Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Phương tiện tu từ ngữ nghĩa trong thơ chế lan viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 102 trang )

Phương tiện tu từ ngữ nghĩa trong thơ Chế Lan Viên

1

LỜI NĨI ĐẦU
Phương tiện tu từ có vai trị hết sức quan trọng đối với tác phẩm
nghệ thuật nói chung và đặc biệt là với thơ nói riêng. Đó là phương tiện để
nhà thơ có thể đảm bảo phẩm chất quan trọng của thơ: cơ đọng, hàm súc, lời
ít, ý nhiều. Nếu muốn cảm nhận, chiếm lĩnh giá trị đích thực của tác phẩm
văn học không thể không nắm vững và đánh giá được chức năng vai trò của
các phương tiện tu từ, những yếu tố tạo nên giá trị thẩm mỹ. Phân loại, phân
tích, đánh giá được các phương tiện tu từ là nắm chắc chìa khố để mở cánh
cửa đi vào cảm thụ giá trị tư tưởng ngôn ngữ của tác phẩm văn chương.
Gần nửa thế kỷ, thơ Chế Lan Viên được đưa vào giảng dạy trong nhà
trường; nhưng cho đến nay, việc giảng dạy học tập thơ Chế Lan Viên gặp
khơng ít khó khăn bởi Chế Lan Viên có một phong cách thơ khá phức tạp.
Sự phức tạp đó đã cuốn hút nhiều nhà nghiên cứu đi vào tìm hiểu thơ ơng.Vì
vậy, chúng tơi mạnh dạn bước vào khám phá thế giới thơ Chế Lan Viên trên
phương diện các phương tiện tu từ trong thơ ông (một yếu tố quan trọng góp
phần tạo nên phong cách thơ Chế Lan Viên); chủ yếu là khảo sát, phân tích,
nghiên cứu, đánh giá ba nhóm:so sánh tu từ, ẩn dụ tu từ và hoán dụ tu từ.
Luận văn này mong đóng góp một phần nhỏ bé vào việc nghiên cứu
thơ Chế Lan Viên để thấy được sự cống hiến của nhà thơ cho nền thơ caViệt
Nam.
Nhân dịp này, chúng tôi xin chân thành cảm ơn TS. Trần Văn Minh
- người trực tiếp hướng dẫn khoa học. Xin cám ơn PGS. TS. Đỗ Thị Kim
Liên, PGS. TS. Nguyễn Nhã Bản, PGS.TS. Phan Mậu Cảnh, TS. Hoàng
Trọng Canh, ... những người đã trực tiếp giảng dạy, góp ý, chỉ bảo, trong q
trình học tập cũng như cho luận văn này; cám ơn sự động viên, cổ vũ của tất
cả các bạn đồng mơn và người thân để luận văn hồn thành.
Lần đầu làm quen và tiếp cận với nghiên cứu, hẳn nhiên sẽ khơng


tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Chúng tơi rất mong nhận được sự góp ý
của các quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp.


Phương tiện tu từ ngữ nghĩa trong thơ Chế Lan Viên

2

Vinh, tháng 12 năm 2004
Người thực hiện
CAO THỊ CHÂU THUỶ

MỤC LỤC
Trang

Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
4
2. Đối tượng khảo sát và nhiệm vụ nghiên cứu
5
3. Lịch sử liên quan đến đề tài
6
4. Phương pháp nghiên cứu
9
5. Sự đóng góp - cái mới của đề tài
10
Chương 1. Nhưỡng giới thuyết liên quan đến đề tài
11
1.1 Chế Lan Viên - đời và thơ
11

1.1.1 Những nét chung về cuộc đời
11
1.1.2 Những nét chính về sự nghiệp thơ văn
13
1.1.3 Thơ Chế Lan Viên trong thơ ca hiện đại
16
1.2 Dẫn nhập về phong cách học
19
1.3 Phương tiện tu từ ngữ nghĩa
19
1.3.1 Nhóm so sánh tu từ
20
1.3.2 Nhóm ẩn dụ tu từ
22
1.3.3 Nhóm hốn dụ tu từ
26
Chương 2. Phương tiện tu từ ngữ nghĩa trong thơ Chế Lan Viên
28
2.1 So sánh tu từ
28
2.1.1 Cấu trúc so sánh [A như B]
28
2.1.1.1 Các kiểu cấu trúc so sánh [A như B]
30
2.1.1.2 Hiệu quả nghệ thuật của cấu trúc so sánh [Anhư B]
35
2.1.2 Cấu trúc so sánh [A(hoá) thành B]
39



Phương tiện tu từ ngữ nghĩa trong thơ Chế Lan Viên

3

2.1.2.1 Các kiểu cấu trúc so sánh [A (hoá) thành B]
40
2.1.2.2 Hiệu quả nghệ thuật của cấu trúc so sánh [A (hoá) thành B]
43
2.1.3 Cấu trúc so sánh [A là B]
46
2.1.3.1 Các kiểu cấu trúc so sánh [A là B]
46
2.1.3.2 Hiệu quả nghệ thuật của cấu trúc so sánh [ A là B]
50
2.1.4 Cấu trúc so sánh [A/B]
53
2.1.5 Sự phối hợp các kiểu cấu trúc so sánh tu từ trong thơ Chế Lan Viên
55
2.1.6 Hình ảnh so sánh trong thơ Chế Lan Viên
57
2.2 Ẩn dụ tu từ
62
2.2.1 Ẩn dụ
62
2.2.2 Nhân hoá
66
2.2.3 Ẩn dụ tượng trưng
72
2.3 Hoán dụ tu từ
80

2.3.1 Cải số
80
2.3.2 Cải dung
82
2.3.3 Hoán dụ
84
Kết luận
90
Danh mục tài liệu tham khảo
93


Phương tiện tu từ ngữ nghĩa trong thơ Chế Lan Viên

4

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Phương tiện tu từ là một trong những khái niệm cơ bản của phong
cách học. Phương tiện tu từ có vai trị hết sức quan trọng đối với tác phẩm
nghệ thuật ngơn từ nói chung và đặc biệt với thơ nói riêng. Đó là phương
tiện để nhà thơ có thể đảm bảo phẩm chất quan trọng của thơ: cơ đọng, hàm
súc, lời ít, ý nhiều. Nếu muốn cảm nhận, chiếm lĩnh giá trị đích thực của t ác
phẩm văn học không thể không nắm vững và đánh giá đựơc chức năng, vai
trò của các phương tiện tu từ, những yếu tố quan trọng tạo nên giá trị thẩm
mỹ. Phân loại, phân tích đánh giá được các phương tiện tu từ là nắm chắc
chìa khố để mở cánh cửa đi vào cảm thụ gía trị tư tưởng nghệ thuật của tác
phẩm văn chương.
Chế Lan Viên là một nhà thơ lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam,

một nhà thơ tài hoa và giàu trí tụê. Thơ của ông là một minh chứng cho sức
nghĩ, sức cảm của một tâm hồn thơ không ngừng toả sáng trong suốt cuộc
đời từ những vần thơ tài năng tuổi mười sáu cho đến những trang Di cảo cuối
đời.
Trong thơ của mình, Chế Lan Viên sử dụng rất nhiều phương tiện tu
từ. Có thể nói thơ Chế Lan Viên có mật độ tu từ đậm đặc. Đây cũng là dấu
hiệu nổi bật của ngôn ngữ thơ Chế Lan Viên. Qua bàn tay nhà thơ tài năng,


Phương tiện tu từ ngữ nghĩa trong thơ Chế Lan Viên

5

ngơn ngữ như được tu sức, ''sáng bóng'' lên. Thế nhưng cho đến nay các
cơng trình nghiên cứu về thơ Chế Lan Viên chủ yếu mới nghiêng về mặt tìm
hiểu, khảo sát, đánh góc thơ ơng ở góc độ nội dung, tư tưởng, tình cảm, tứ
thơ, hình tượng,... Mặt ngơn từ trong thơ ơng cịn ít người đề cập đến. Các
phương tiện, và cách thể hiện các phương tiện tu từ trong thơ Chế Lan Viên
được quan tâm chưa nhiều, mới ở mức độ khái quát, chưa đi sâu vào tìm hiểu
cụ thể, chi tiết. Chúng tơi mạnh dạn nối tiếp những người đi trước nhằm tìm
ra những giá trị thẩm mỹ, những đặc điểm của các phương tiện tu từ: so
sánh, ẩn dụ, hoán dụ trong thế giới thơ của Chế Lan Viên.

Trong chương trình Văn - Tiếng Việt ở Trung học phổ thông, Chế
Lan Viên là một tác giả lớn, có nhiều tác phẩm được đưa vào giảng dạy.
Việc đi vào tìm hiểu đặc điểm, giá trị của các phương tiện tu từ trong
thơ ông là một việc làm bổ ích, thiết thực khơng chỉ ở phương diện lý
thuyết mà cả trong thực tế giảng dạy Văn và Tiếng Việt.
2. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN


2.1 Đối tượng khảo sát:
Luận văn tập trung khảo sát, tìm hiểu các phương tiện tu từ (bao gồm so
sánh, ẩn dụ, hoán dụ) trong thơ Chế Lan Viên qua 160 bài ở tập thơ tuyển:
Điêu tàn (20 bài)
Gửi các anh (1 bài)
Ánh sáng và phù phù sa (22 bài)
Hoa ngày thường, chim báo bão (9 bài)
Những bài thơ đánh giặc (1 bài)
Đối thoại mới (10 bài)
Hoa trước lăng Người (13 bài)
Hái theo mùa (7 bài)
Hoa trên đá (4 bài)
Ta gửi cho mình (5 bài)
Di cảo I (27 bài)


Phương tiện tu từ ngữ nghĩa trong thơ Chế Lan Viên

6

Di cảo II (24 bài)
Di cảo III (26 bài)
(Nguyễn Bá Thành tuyển NXB giáo dục năm 1999 ).
2.2 Nhiệm vụ của luận văn
1. Giới thuyết chung về Chế Lan Viên - thơ và đời và về các phương
tiện tu từ, vai trò của các phương tiện tu từ trong tác phẩm thơ.
2. Khảo sát và phân loại các phương tiện tu từ so sánh, ẩn dụ, hoán dụ
trong thơ Chế Lan Viên.
3. Miêu tả các cách thức biểu hiện, sử dụng và giá trị thẩm mỹ của các
phương tiện tu từ so sánh, ẩn dụ, hoán dụ trong thơ Chế Lan Viên.

3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Đã từ lâu, trên văn đàn nước ta, Chế Lan Viên được coi là một trong
những nhà thơ nổi tiếng của phong trào Thơ Mới trước Cách mạng Tháng
Tám, và cho đến nay ông vẫn được xem là một trong những cây đại thụ thơ
toả bóng mát sum xuê trong khu rừng lớn của văn học Việt Nam thế kỷ XX.
Hơn nửa thế kỷ đã đi qua, như một con ong cần mẫn và tận tuỵ hút nhuỵ
cuộc đời để làm nên mật ngọt, Chế Lan Viên đã gom góp, chắt lọc và dâng
hiến những gì tinh tuý nhất của cuộc đời ông, của tâm hồn ông cho bạn đọc,
cho nhân dân, cho Tổ quốc mà ông xiết bao yêu mến. Sau hơn năm mươi
năm sáng tác, nhà thơ đã để lại khoảng 30 tập thơ văn và những Di cảo thơ
chưa công bố hết. Sinh thời Chế Lan Viên, đã có nhiều bài phê bình, tiểu
luận, nghiên cứu về thơ của ông. Từ khi các tập Di cảo thơ được cơng bố
tiếp, tục có nhiều bài viết và phê bình nghiên cứu về thơ Chế Lan Viên xuất
hiện. Số lượng bài viết về thơ Chế Lan Viên nhìn chung khá lớn, gồm các
loại bài: phê bình, nghiên cứu, chân dung văn học hoặc nửa chân dung văn
học (kết hợp cả phê bình và nghiên cứu). Những bài viết bàn trực diện và có


Phương tiện tu từ ngữ nghĩa trong thơ Chế Lan Viên

7

giá trị về thơ có khoảng trên 40 bài. Nhìn chung có thể thấy những bài viết
này tập trung vào ba hướng chính:
Nghiên cứu thơ Chế Lan Viên trong thành tựu chung của thơ ca hiện
đại.
Nghiên cứu thơ Chế Lan Viên trong mối quan hệ với tác phẩm, tác
giả.
Nghiên cứu nhận xét nghệ thuật thơ của Chế Lan Viên

Vấn đề nghiên cứu nghệ thuật thơ:
Ngay từ tập thơ đầu tiên (Điêu tàn), ra đời cách đây nửa thế kỷ, Chế Lan
Viên ''đã đột ngột xuất hiện ra giữa làng thơ Việt Nam như một niềm kinh dị"
(Thi nhân Việt Nam - Hoài Thanh).

Đến những năm 60, với sự xuất hiện "Ánh sáng và phù sa" và "Hoa
ngày thường, chim báo bão", đã có nhiều bài viết phê bình. Trong số đó một số
bài viết đáng lưu ý là ''Dao có mài mới sắc" của Xuân Diệu, Hà Minh Đức với
''Nhà văn và tác phẩm'', hay ''Đường vào thơ - văn học'' của Lê Đình Kỵ. Các
bài này đều khẳng định thành tựu của tác phẩm, đặc biệt nhấn mạnh sự chuyển
biến tư tưởng của Chế Lan Viên. Xuân Diệu đã phát hiện khả năng xây dựng
hình ảnh của "Ánh sáng và phù sa", Hà Minh Đức, Lê Đình Kỵ lưu ý độ chín
tới của tài năng nghệ thuật và khuynh hướng một phong cách thơ đã rõ nét.
Những năm 70 là sự ra đời những tập thơ của Chế Lan Viên giàu
tính chiến đấu, đậm đà phong cách chính luận như "Những bài thơ đánh giặc",
"Đối thoại mới", "Hoa trước lăng Người" và "Hái theo mùa". Các bài viết phê
bình đã bàn thêm những nét nghệ thuật nội bật như xu thế khái quát trong tư
duy, khuynh hướng mở rộng câu thơ, sáng tạo ''hình ảnh màu sắc chói lọi" (như
Nguyễn Xuân Nam đã nhận xét trong bài viết ''Những bài thơ đánh giặc của
Chế Lan Viên''). Đặc biệt, một số tác giả khác đã chú ý nêu thêm nét phong
cách nghệ thuật, nhất là chất trí tụê "Một phong cách thơ đa dạng giàu trí tuệ''
(Chế Lan Viên - Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ).
Ở những năm 80, nhà thơ chuyển sang một thời kỳ sáng tác mới, với
khuynh hướng tư duy và cảm hứng chủ đạo khác trước, cùng với sự tìm tịi


Phương tiện tu từ ngữ nghĩa trong thơ Chế Lan Viên

8


chuyển đổi thể tài và những phương tiện biểu hiện nghệ thuật trong đó vừa có
sự tiếp nối và vừa có sự đổi mới (như "Hoa trên đá", "Ta gửi cho mình" và
những tập "Di cảo" gần đây). Hầu hết những bài viết phê bình các tập thơ của
ơng đều khẳng định sự chuyển biến của sáng tác thơ Chế Lan Viên đặc biệt về
thể tài. Một số bài viết nhận xét về thể loại nhất là thơ tứ tuyệt trong đó đáng
lưu ý có bài của Nguyễn Xuân Nam (tổng hợp được nhiều ý kiến của các tác
giả Nguyễn Anh Tuấn, Hà Minh Đức và Vĩnh Quang Lê) đã tổng kết và nhấn
mạnh hai thể thành công nhất: tự do và tứ tuyệt. Một số cơng trình của Vũ Anh
Tuấn như ''Thơ đánh Mỹ của Chế Lan Viên'', Nguyễn Xuân Nam với ''Lời giới
thiệu về Chế Lan Viên'' hay ''Chế Lan Viên '' của Nguyễn Văn Long,... đã gặp
nhau trên một số điểm lớn về những vấn đề liên quan đến nghệ thuật thơ của
Chế Lan Viên.
- Về tư duy thơ: nhiều ý kiến nhận xét đối lập như một nét chính yếu
''hình thức cơ bản phổ biến trong tư duy nghệ thuật là sự đối lập ''
- Về hình ảnh: các ý kiến đều nhất trí về tính đa dạng. Vũ Tuấn Anh và
một số tác giả cho rằng trong thơ Chế Lan Viên cịn có ''hình ảnh tượng trưng"
và " hình ảnh liên kết xâu chuỗi"
- Về ngôn ngữ: ý kiến nhận xét riêng về ngôn ngữ thơ là rất ít, thường
là những nhận xét thống qua. Tuy nhiên cũng có một số ý kiến đáng lưu ý như
Hà Minh Đức trong chuyên luận thơ nhận xét ''ngôn ngữ thơ Chế Lan Viên sắc
sảo độc đáo trong cách vận dụng nhiều liên tưởng đột xuất, sáng tạo ''; hay
Vương Trí Nhàn khi nhận xét 40 năm phát triển ngơn ngữ văn học có nêu ý
kiến về ngơn ngữ thơ Chế Lan Viên ''Tiếng Việt văn học thêm một phẩm chất
duy lý", ... .
Để biểu đạt được tư tưởng, ý đồ nghệ thuật của mình, Chế Lan Viên đã
sử dụng phương tiện nghệ thuật như một phương tiện quan trọng. Ơng đặc biệt
dụng cơng trong việc sử dụng các phương tiện tu từ so sánh, ẩn dụ, hoán dụ. Có
một số bài viết đề cập đến vấn đề này:
- Chế Lan Viên và những tìm tịi trong nghệ thuật thơ
(Nguyễn Lộc)


- Chế Lan Viên với cái nhìn nghệ thuật trong thơ


Phương tiện tu từ ngữ nghĩa trong thơ Chế Lan Viên

9

(Huỳnh Văn Hoa)

- Hình thức nghệ thuật thơ Chế Lan Viên
(Hồ Thế Hà)

Trong ''Chế Lan Viên và những tìm tịi trong nghệ thuật thơ'', Nguyễn
Lộc đã đưa ra nhận xét ''cách sử dụng hình ảnh có tính chất tượng trưng, hình
ảnh trong thơ Chế Lan Viên được sử dụng bao giờ cũng có sự cân nhắc, chọn
lọc. Mối liên hệ của những hình ảnh thường rất đột ngột, bất ngờ'' . Ơng cho
rằng hình ảnh Chế Lan Viên sử dụng trong thơ có hai loại; một loại hình ảnh có
tính chất hiện thực và một loại có tính chất tượng trưng. Ngồi ra ơng cịn sử
dụng một loại hình ảnh khác vừa có nghĩa tự thân vừa có ý nghĩa ẩn dụ, vừa có
tính hiện thực vừa có tính mở rộng và có khi mặt thứ hai là chủ yếu. Trong bài
viết này Nguyễn Lộc đưa ra nhận xét mang tính khái qt cách sử dụng hình
ảnh so sánh và ẩn dụ chủ yếu từ hai tập "Ánh sáng và phù sa" và "Hoa ngày
thường - chim báo bão".
Đến năm 1994, Huỳnh Văn Hoa trong bài ''Chế Lan Viên với cái nhìn
nghệ thuật trong thơ" cũng dựa vào những nhận xét trên để đi vào phân tích
một số hình ảnh trong các tập thơ khác như "Điêu tàn" hay "Di cảo" để thấy
được mặt mạnh của các loại hình ảnh này trong sự so sánh với hình ảnh trong
thơ Tố Hữu.
Hồ Thế Hà trong bài ''Hình thức nghệ thuật thơ Chế Lan viên'' (1998) đã

đề cập đến hai biện pháp nghệ thuật nổi bật trong thơ Chế Lan Viên: biện pháp
đối lập và biện pháp so sánh. Ở đây Hồ Thế Hà đã đi vào phân loại, phân tích
các dạng so sánh trong thơ ông và đã đưa ra những giá trị của các kiểu so sánh
một cách khái quát. Nhưng trong bài viết này ông chưa đi vào phân loại cụ thể,
chi tiết từng loại cấu trúc của phương tiện. Những nhận xét đưa ra chỉ mới
dừng ở mức độ chung cho tất cả các câu thơ, đoạn thơ có sử dụng biện pháp
này mà chưa nêu lên được hiệu quả nghệ thuật của từng kiểu cấu trúc, từng tiểu
loại trong biện pháp tu từ so sánh. Tác giả chưa đi vào phân tích cấu tạo của
từng yếu tố trong các cấu trúc ấy để thấy được điểm độc đáo của Chế Lan Viên
khi sử dụng sáng tạo phương tiện nghệ thuật vốn không phải mới này.


Phương tiện tu từ ngữ nghĩa trong thơ Chế Lan Viên

10

Như vậy các tác giả đã chú ý các phương tiện tu từ so sánh, ẩn dụ, hoán
dụ nhưng chỉ mới dừng ở mức khái quát chung, chưa đi vào phân tích chu đáo
dưới góc độ ngơn ngữ học và đúng hơn là phong cách học tiếng Việt. Có những
nhận xét sắc sảo nhưng quá ngắn gọn, dẫn chứng ít, chưa đầy đủ luận cứ và
chưa phân tích, rõ nhất là thiếu thống kê phân loại. Luận văn này, trên cơ sở kế
thừa, đi sâu vào nghiên cứu thơ Chế Lan Viên ở lĩnh vực ít được quan tâm, đó
là: Phương tiện tu từ so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, trong thơ Chế Lan Viên, nhằm
giải mã phần nào thế giới nghệ thuật thơ Chế LanViên dưới góc độ ngơn ngữ
học, phong cách học.
4. PHƯƠNG PHÁP NGIÊN CỨU

Để thực hiện tốt nhiệm vụ và xây dựng hoàn chỉnh nội dung luận
văn, chúng tôi kết hợp sử dụng xen kẽ các phương pháp chủ yếu sau đây:
4.1 Phương pháp thống kê, phân loại

Vận dụng trong quá trình thu thập phiếu ngữ liệu từ 160 thi phẩm
thuộc thơ tuyển của Nguyễn Bá Thành. Đồng thời, tiến hành phân loại các
phương tiện tu từ cần nghiên cứu. Sau đó phân loại thành những kiểu cấu
trúc, các nhóm, các kiểu nhỏ trong mỗi phương tiện tu từ để thấy được
những nét đặc biệt trong cách sử dụng các phương tiện tu từ của tác giả.
4. 2 Phương pháp so sánh, miêu tả, đối chiếu
Trên cơ sở cứ liệu thu được, chúng tôi tiến hành so sánh, miêu tả, đối
chiếu các kiểu loại phương tiện tu từ được xuất hiện trong các thi phẩm khác

n hau để phần nào đó hình dung được cách tư duy nghệ thuật của Chế Lan
Viên khác biệt ra sao so với các nhà thơ cùng thời khác.
4. 3 Phương pháp phân tích, tổng hợp
Cùng với sự phân tích nhằm bình phẩm các giá trị nghệ thuật, chúng
tơi đi đến khái quát những nét cơ bản mang tính quy luật chung chủ yếu
được dùng ở các tiểu kết và phần kết của luận văn.
5. SỰ ĐÓNG GÓP - CÁI MỚI CỦA ĐỀ TÀI


Phương tiện tu từ ngữ nghĩa trong thơ Chế Lan Viên

11

Trên cơ sở tiếp thu thành tựu của những tác giả đi trước đối với cách
sử dụng các phương tiện tu từ trong thơ ca nói chung và các phương tiện tu
từ trong thơ Chế Lan Viên nói riêng, cùng với việc vận dụng tri thức ngôn
ngữ học, phong cách học, luận văn sẽ khảo sát, phân loại, đưa ra số liệu
thống kê cụ thể, miêu tả, phân tích, đánh giá một số phương tiện tu từ và giá
trị thẩm mỹ của chúng trong việc biểu đạt nội dung để nhằm hiểu thêm phần
nào thế giới thơ Chế Lan Viên.



Phương tiện tu từ ngữ nghĩa trong thơ Chế Lan Viên

12

CHƯƠNG I
NHỮNG GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1 CHẾ LAN VIÊN - ĐỜI VÀ THƠ

1.1.1 Những nét chung về cuộc đời
Ngày 14 tháng 1 năm 1920, tại một gia đình viên chức nhỏ ở xã Cam
An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, cậu bé Chế Lan Viên ra đời với tên khai
sinh Phan Ngọc Hoan. Suốt thời trẻ, ông lại sống ở Quy Nhơn (Bình Định)
nên nơi đây được coi là quê hương thứ hai của Chế Lan Viên. Cậu bé Phan
Ngọc Hoan học tiểu học ở An Nhơn rồi xuống Quy Nhơn học tiếp bậc Thành
Chung. Năm 1939, Chế Lan Viên ra Hà Nội học tiếp trung học, sau đó vào
Sài Gịn làm báo và dạy học ở Thanh Hố và Huế.
Vùng Quy Nhơn, Bình Định đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong tâm
trí của người thiếu niên giàu trí tưởng tượng Chế Lan Viên. Đây từng là nơi
trung tâm của Vương quốc Chiêm Thành xưa, những dấu tích của quốc gia
phong kiến, từng có thời huy hồng, nay đã tàn vong, cịn có thể bắt gặp ở
mọi nơi, mà biểu tượng tiêu biểu nhất là những tháp Chàm, những cơng trình
kiến trúc độc đáo và vững chắc.
Hàng ngày, từ ngơi nhà ở trong thành Bình Định và trên con đường ra
Quy Nhơn học, Chế Lan Viên nhìn thấy tháp Chàm, đi qua những bãi tha ma
hoang vắng. Rồi những câu chuyện về ma Hời đầy bí ẩn vẫn lưu truyền tr ong
vùng. Những điều đó đã gợi lên trong tâm hồn trẻ tuổi vốn giàu trí tưởng
tượng một sự đồng cảm sâu sắc với số phận của đất nước Chiêm Thành trong
tâm trạng buồn đau của thế hệ thanh niên sống trong cảnh mất nước đương
thời. Tập Điêu Tàn (1937) được viết và xuất bản lúc Chế Lan Viên còn là

học sinh trung học (17 tuổi). Vào những năm đen tối của đất nước, từ 1940,
trong tình trạng bế tắc về tư tưởng nghệ thuật, Chế Lan Viên tìm đến các
triết học duy tâm, siêu hình và các tơn giáo mong tìm một lối thốt "nỗi buồn
ghê gớm nhất, những hư vô sâu thẳm nhất để lại cho tơi chính do cái nền tơn
giáo. Mở đầu tơi u Chúa, rồi tơi u Phật. Tơi tìm Chúa qua các giáo lý


Phương tiện tu từ ngữ nghĩa trong thơ Chế Lan Viên

13

của đạo Cơ Đốc, đạo Tin Lành và tơi tìm Phật nơi bàn thờ Phật của cha tôi,
ở kinh các chùa và ở ngoài chùa nữa" ( Chế Lan Viên - Nỗi đau riêng được niềm
vui chung, báo Văn Nghệ số 39 - 1976 ). Sau này khi nhìn lại những năm tháng
ấy, nhà thơ xót xa:
Tơi ở đâu? đi đâu? tơi đã làm gì?
Đời thấp thống sau những trang sách Phật
Đất nước đau dưới gót bầy ngựa Nhật
Lạc giữa sao trời, tơi vẫn cịn mê.
(Người thay đổi đời tơi, người thay đổi thơ tơi)

Giữa lúc nhà thơ đang chìm sâu trong sự bế tắc ấy thì cách mạng tháng
Tám bùng nổ. Mặc dù chưa hiểu gì nhiều về cách mạng, Chế Lan Viên vẫn
hăng hái tham gia phong trào Việt Minh ở thị xã Quy Nhơn, rồi ra Huế làm
báo Quyết Thắng của Việt Minh Trung Bộ. Suốt cuộc kháng chiến chống
Pháp, Chế Lan Viên hoạt động văn nghệ và làm báo ở Liên khu IV, là
thường vụ chi hội văn nghệ Liên khu IV. Ơng đã có hai chuyến đi vào chiến
trường Bình - Trị - Thiên ác liệt. Tại đó năm 1949, ơng đã được kết nạp vào
Đảng cộng sản sau một chuyến đi cùng bộ đội trong một chiến dịch. Cách
mạng và kháng chiến đã giúp cho nhà thơ có những biến đổi sâu sắc, quan

trọng trong tư tưởng và con đường nghệ thuật của mình. Sau 1951, Chế Lan
Viên ra Hà Nội làm biên tập viên báo Văn học, công tác ở hội nhà văn, tham
gia ban chấp hành và Ban thường vụ hội, từ 1983 là uỷ viên ban thư ký của
ban chấp hành hội nhà văn khố III.
Chế Lan Viên cịn là một nhà hoạt động xã hội tích cực. Ơng là đại
biểu quốc hội từ khoá III đến khoá VII tham gia vào các uỷ ban văn hố đối
ngoại, có mặt ở nhiều diễn đàn văn hoá quốc tế Tây Âu, Liên Xô, Pháp, Nam
Tư, Ấn Độ, ... trong những năm chống Mỹ cứu nước. Những hoạt động ấy
giúp ơng có nhiều thay đổi trong dịng thơ của mình, cũng như sáng tác các
thể loại văn xuôi khác như bút ký, tiểu luận phê bình văn học.
Sau thống nhất đất nước, ơng vào công tác ở miền Nam và mất tại
thành phố Hồ Chí Minh ngày 19-6-1989. Năm 1996 nhà thơ Chế Lan Viên


Phương tiện tu từ ngữ nghĩa trong thơ Chế Lan Viên

14

đã vinh dự được nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trao giải
thưởng Hồ Chí minh đợt đầu.
1.1.2 Những nét chính về sự nghiệp thơ văn Chế Lan Viên
Chế Lan Viên làm thơ từ lúc 12, 13 tuổi, thời kỳ đang sống và đi học ở
huyện lỵ An Nhơn. Ơng có thơ, truyện ngắn đăng trên các báo Tiếng Trẻ,
Khuyến Học, Phong hoá từ những năm 1935-1936. Giữa lúc phong trào Thơ
Mới đang ở giai đoạn cực thịnh thì tập thơ "Điêu tàn" của cậu bé 17 tuổi
''đột ngột xuất hiện giữa làng thơ như một niềm kinh dị'' (Hoài Thanh, Hoài
Chân - Thi nhân Việt Nam) gây được sự chú ý đặc biệt trong phong trào thơ
mới. "Kinh dị'' khơng phải lúc đó tác giả cịn nhỏ tuổi (lúc viết "Điêu tàn"
anh mới 15, 16 tuổi học năm thứ hai bậc trung học). "Kinh dị'' chính là vì
nội dung tập thơ. Trong những giọng buồn quen thuộc của thơ ca lãng mạn

1932-1945, đây là giọng buồn có pha chút ảo não, có pha chút huyền bí.
Cùng thời gian này, Chế Lan Viên tham gia nhóm thơ Bình Định cùn g
với nhiều nhà thơ có tên tuổi như Hàn Mặc Tử, Quách Tấn, Bích Khê, Yến
Lan...và một số nhà thơ khác. Năm 1942, ông cho xuất bản tập văn xuôi
"Vàng Sao" và viết một tập truyện ngắn triết lý "Gai lửa" (chưa xuất bản) thể
hiện những tư tưởng thần bí, siêu hình.
Đang bế tắc về tư tưởng thì Cách mạng Tháng Tám nổ ra và Chế Lan
Viên đã hăng hái tham gia. Con người công dân trong Chế Lan Viên đã dứt
khoát đi với cách mạng và kháng chiến nhưng con người nghệ sĩ vẫn cịn
khơng ít nhiều băn khoăn, vướng mắc xung quanh vấn đề nghệ thuật và cách
mạng. Nhờ tham gia tích cực vào các hoạt động kháng chiến, đi vào đời sống
nhân dân, tư tưởng và tình cảm của Chế Lan Viên dần dần thay đổi cơ bản.
Không kể một vài bài thơ hồi đầu cách mạng, phải đến năm 1950, Chế Lan
Viên mới thực sự trở lại với thi đàn.
"Gửi các anh" (1955) gồm 14 bài thơ làm trong kháng chiến chống
Pháp. Tuy chưa hay nhưng đã có hướng tốt. Tập thơ đã ghi lại được những
hình ảnh chân thực của cuộc sống kháng chiến ở Bình Trị Thiên, Liên khu
IV. Nhà thơ đã rời bỏ những băn khoăn siêu hình và bế tắc về cái "tôi" và
cuộc sống để cảm nhận được những vẻ đẹp, những hy sinh to lớn và những


Phương tiện tu từ ngữ nghĩa trong thơ Chế Lan Viên

15

tình cảm cao quý của nhân dân. Nhà thơ xúc động trước những hy sinh thầm
lặng của những cán bộ và bộ đội trên dải Trường Sơn thăm thẳm (Trường
Sơn), căm giận tố cáo những tội ác dã man của kẻ thù với đồng bào ta (Nhớ
lấy để trả thù), vui với niềm vui bình dị của xóm nghèo đã được cách mạng
đổi đời (Đời xóm nhỏ, Bữa cơm thường trong bản nhỏ), xúc động trước tấm

lòng của người mẹ kháng chiến (Đưa con ra trận, Gửi mẹ trong vùng giặc
chiếm). Trong "Gửi các anh", Chế Lan Viên đã tìm đến những cách diễn đạt
gần gũi với quần chúng, những thể thơ dân tộc như thể năm tiếng, lục bát,...
"Gửi các anh" đã đánh dấu một giai đoạn tìm đường chuẩn bị cho tài năng nở
rộ sau này.
Tập thơ "ánh sáng và phù sa" (1960) là một thành công xuất sắc của
Chế Lan Viên trên chặng đường thơ cách mạng. "ánh sáng dọi soi tôi và phù
sa bồi đắp tôi, ánh sáng tinh thần và phù sa vật chất của lý tưởng tơi " - Chế
Lan Viên đã giải thích về nhan đề của tập thơ như thế. "Ánh sáng và phù sa"
trình bày cuộc phấn đấu trong tâm hồn và tư tưởng nhà thơ để vượt qua
những nỗi đau riêng hoà hợp với niềm vui chung. Tập thơ thấm thía niềm tin
u, lịng biết ơn và sự gắn bó sâu sắc của nhà thơ với nhân dân, đất nước và
Đảng. Chính ở tập thơ này ghi nhận những thành công vững vàng của Chế
Lan Viên về nghệ thuật thơ.
Những năm kháng chiến chống Mỹ đã đưa đến một bước phát triển
mới trong thơ Chế Lan Viên. "Ánh sáng và phù sa" đã giải quyết được căn
bản vấn đề "riêng chung", nhà thơ đã chọn hành trình "từ chân trời của một
người đến chân trời của tất cả" (Phôn Eluya). Bước vào những năm chống
Mỹ, Chế Lan Viên đã làm một cuộc "chuyển quân", đưa thơ đến sát những
"chiến hào" của cuộc chiến đấu. Mạch trữ tình suy tưởng quen thuộc của thơ
Chế Lan Viên đã được kết tụ và nâng lên trên những cảm hứng lớn của cuộc
chiến đấu của dân tộc, của Miền Nam. Ý nghĩa thời đại và tư tưởng của
Đảng đã tạo được những thành công xuất sắc trong dịng thơ chống Mỹ của
ơng. Thời kỳ này, các tập thơ của ông liên tiếp xuất hiện trên thi đàn như
"Hoa ngày thưòng - chim báo bão" (1967), "Những bài thơ đánh giặc" (1972)
hay "Đối thoại mới" (1973). Các tập thơ đều đậm chất chính luận, thời sự và


Phương tiện tu từ ngữ nghĩa trong thơ Chế Lan Viên


16

âm hưởng sử thi hào hùng, mang khí thế cuộc chiến đấu vĩ đại của dân tộc
nhưng đồng thời vẫn có một mạch thơ về tình cảm gia đình, tình yêu, thiên
nhiên,... như những bài trong "Hoa ngày thường" tô điểm và minh chứng cho
vẻ đẹp trong trẻo, dịu mát của tâm hồn con người ngay trong những năm
tháng dữ dội, khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh.
Sau 1975, thơ Chế Lan Viên một mặt tiếp tục phương hướng đã mở ra
trong giai đoạn thơ chống Mỹ, mặt khác hồn thơ ơng có phần lắng lại, hướng
về những vấn đề của cuộc sống hàng ngày. Năm 1976, tập thơ "Hoa trước
lăng Người" viết về Hồ Chí Minh được xuất bản. Tiếp đó, ở "Hái theo mùa"
(1977) và nhất là "Hoa trên đá" (1984), "Ta gửi cho mình" (1986) chất trữ
tình đậm nét hơn - cái trữ tình của một tâm hồn đã từng trải nhiều được
"thanh lọc qua nhiều thử thách nhưng cũng chính vì thế mà giàu chất nhân
tình hơn. Đồng thời ý thức được cái nghiệt ngã của thời gian và tuổi tác nhà
thơ đã khẳng định nỗ lực của mình".
Đời vào tuổi năm mươi
Mong gì hương sắc lạ
Mọc chùm hoa trên đá
Mùa xuân không chịu lùi
Tập "Hoa trên đá" đã được giải thưởng thơ của Hội Nhà văn năm 1995,
"là một thành công của Chế Lan Viên và cũng là một bước trưởng thành,
một sự tự tin của nền thơ Việt Nam xã hội chủ nghĩa" (Vũ Quần Phương).
Ba tập "Di cảo" I, II và III đồ sộ với khoảng 600 bài thơ, gần tám trăm
trang sách được xuất bản sau khi Chế Lan Viên qua đời là một niềm kinh
ngạc mới. Kinh ngạc về sức lao động nghệ thuật của ông, ngỡ ngàng trước
những bức chân dung tinh thần mới của nhà thơ trước đây còn chưa được
biết đến cho ta có một hình dung đầy đủ hơn về nhà thơ Chế Lan Viên.
Bên cạnh sáng tác thơ, Chế Lan Viên còn là cây viết văn xuôi sắc sảo
với nhiều tập tuỳ bút, bút ký và phê bình văn học. Trước Cách mạng Tháng

Tám, Chế Lan Viên có tập văn xi triết lý "Sao vàng" (1942) bộc lộ những
tìm tịi, những bế tắc của nhà thơ, về tư tưởng nghệ thuật, lạc xa vào những
suy nghiệm siêu hình, hư vơ về bản thể. Trong kháng chiến chống Pháp, do


Phương tiện tu từ ngữ nghĩa trong thơ Chế Lan Viên

17

cơng tác báo chí, Chế Lan Viên viết một số bút ký, phóng sự ghi lại những
hình ảnh kháng chiến ở liên Khu 4. Sau tập bút ký "Thăm Trung Quốc"
(1963), Chế Lan Viên ít viết bút ký mà chuyển sang thể tài tuỳ bút - chính
luận. Ở thể tài này, cây bút văn xuôi Chế Lan Viên đã bộc lộ rõ hơn những
đặc sắc của mình. Tuỳ bút Chế Lan Viên được tập hợp trong các tập "Những
ngày nổi giận" (1966), "Giờ của số thành" (1977) và rải rác trong các tập
"Suy nghĩ và bình luận" (1972), "Bay theo đường dân tộc đang bay" (1977),
"Nghĩ cảnh dòng thơ" (1981). Tuỳ bút của Chế Lan Viên thường được viết
trong những bước ngoặt của đời sống dân tộc, đất nước. Những thời điểm
"chói sáng", "đột biến"của lịch sử, đã nâng đơi cánh của cảm xúc vào suy
nghĩ của ông trong các tác phẩm. Nếu như thơ Chế Lan Viên có tầm rộng của
văn xi, thì văn xi của ơng lại có tính cơ đúc và gợi cảm của thơ. Có thể
thấy khá rõ sự giao lưu mở rộng sang nhau giữa thơ và văn xuôi Chế Lan
Viên trong ý tuởng, trong phong cách. Người ta có thể nhận ra ngay cách
nghĩ, lối nói, giọng văn của ơng trên mỗi trang văn, chứng tỏ trong văn xi,
ơng là một cây bút có phong cách rõ nét.
Khao khát sống hết mình cùng thời đại, cộng với tài năng thiên phú và
lao động sáng tạo không ngừng trong suốt cuộc đời, Chế Lan Viên đã để lại
phía sau con đường nghệ thuật của mình những tác phẩm đỉnh cao, đứng vào
những thành tựu hàng đầu của văn học Việt Nam hiện đại.
1.1.3 Thơ Chế Lan Viên trong thơ ca hiện đại

Thế kỷ XX - thế kỷ của nhiều sự kiện và biến động chính trị lớn lao, là
thế kỷ mà lịch sử Việt Nam và thế giới bước sang những trang mới và cũng
là thế kỷ văn học Việt Nam có những thành tựu và chứng kiến những đổi
thay rất đặc sắc.
Có thể nói ngay từ đầu thế kỷ xx cho đến năm 1990 khơng năm nào là
năm thật sự bình n đối với nhân dân Việt Nam. Nhưng lạ thay, thế kỷ xx là
thế kỷ mà người Việt Nam làm nhiều thơ nhất. Hàng nghìn tập thơ được xuất
bản, hàng trăm nhà thơ nổi tiếng, có hàng chục nhà thơ xưng đáng được xếp
vào bậc thi bá, thi hào. Đã gọi là thi bá, thi hào thì phải là những người làm
thơ tiêu biểu cho thời đại, cho dân tộc, hàng trăm năm sau khi sáng tác,


Phương tiện tu từ ngữ nghĩa trong thơ Chế Lan Viên

18

những bài thơ của họ vẫn được nhiều công chúng hâm mộ. Chúng ta đã có
Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn
Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Tú Xương,... đều có thể gọi là những bậc thi
hào của dân tộc. Tuy nhiên tầm vóc dân tộc thời đại của mỗi người có khác.
Nhưng trong những bài thơ của mình, họ đã ghi lại được những hình ảnh tiêu
biểu, những tình cảm tiêu biểu, những tâm trạng có tính điển hình, với một
hình thức nghệ thuật ngơn ngữ độc đáo điêu luyện.
Thế kỷ XX chúng ta có rất nhiều nhà thơ tiêu biểu cho dân tộc cho thời
đại như thế. Tại sao lại có thể nói được như vậy? Phan Bội Châu, Tản Đà,
Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Nguyễn Đìn h
Thi, Hồng Cầm, Nguyễn Khoa Điềm, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật,...và
nhiều tác giả khác nữa là những nhà thơ mà tên tuổi của họ chắc sẽ được lưu
danh. Bởi vì các nhà thơ này đã có vinh dự được sống và làm thơ trực tiếp về
đất nước và con ngườiViệt Nam ở thế kỷ bão táp nhất, sôi động nhất của lịch

sử Việt Nam. Đặc biệt là trong các bài thơ của mình, họ đã ghi lại được
những mảnh vụn của đời sống chính trị, xã hội và tâm hồn con người Việt
Nam trong thế kỷ vĩ đại này bằng những hình thức độc đáo của nghệ thuậ t
ngơn từ.
Góp phần làm nên cái "thời đại thi ca" đó, Chế Lan Viên là một gương
mặt tiêu biểu, đã xuất sắc hoàn thành sứ mệnh thi nhân của mình. Thơ ơng
đã nói lên được những đau thương, quyết liệt, chói lọi, huy hồng của dân
tộc và của cá nhân ông. Đọc thơ Chế Lan Viên từ những bài thơ, những tập
thơ hay mà chúng ta xem là các bản anh hùng ca dân tộc và thời đại cho đến
những bài có tính chất thử nghiệm thì ơng đều viết hết mình. Thơ của ông
độc đáo mà sâu sắc, thẳng thắn mà chân tình. Sau khi qua đời ông đã để lại
một gia tài đồ sộ thơ cho đời sau.
Thứ nhất ta thấy Chế Lan Viên nổi bật lên chủ yếu là vì thơ ông đã đi
đúng vào nguồn mạch chính của đời sống tinh thần dân tộc và thời đại.
Lý do thứ hai chính là vì thơ ơng là thứ thơ triếtlý, giàu màu sắc nh ận
thức luận, một thứ thơ "không chỉ đưa ru mà cịn thức tỉnh, khơng chỉ ơ hời
mà còn đập bàn quất tháo lo toan" (Chế Lan Viên). Đó là loại thơ tranh luận,


Phương tiện tu từ ngữ nghĩa trong thơ Chế Lan Viên

19

hùng biện, thơ chính luận đánh giặc rất tiêu biểuđược Chế Lan Viên sử dụng
rất thành công.
Lý do thứ ba như đã nói, thơ Chế Lan Viên khơng chỉ phản ánh lịch
sử, phản ánh thời đại mà con phản ánh bản thân tiến trình thơ ca dân tộc thế
kỷ XX. Lịch sử thơ ca Việt Nam ở thế kỷ XX trải qua ít nhất là ba thời kỳ
sơi động với ba cuộc cách mạng lớn. Cuộc cách mạng của thơ (1932- 1945),
cuộc cách mạng dân tộc (1945-1975) và cuộc cách mạng có tính tồn cầu

(sau 1985). Trong cả ba thời kỳ đó Chế Lan Viên thường chiếm lĩnh đỉnh
cao. Thời kỳ Thơ Mới - thời kỳ "một cưộc cách mạng trong thơ ca" "Điêu
tàn" của Chế Lan Viên xuất hiện giữa làng thơ như một "niềm kinh dị " (từ
dùng của Hoài Thanh). Thời kỳ "ba mươi năm dân chủ cộng hồ", Chế Lan
Viên có "Ánh sáng và phù sa", "Hoa ngày thường - chim báo bão", " Những
bài thơ đánh giặc" đã làm sôi động văn đàn, làm vẻ vang cho nền văn học
chiến đấu chống ngoại xâm. Thời kỳ đổi mới, thời kỳ cả văn học và dân tộc
tiến lên hoà nhập cùng nhân loại, Chế Lan Viên để lại hàng trăm bài thơ đặc
sắc trong "Di Cảo I", "Di Cảo II" và"Di Cảo III".
Lý do thứ tư, Chế Lan Viên là nhà thơ dùng thơ để bàn luận về nghề
nghiệp làm thơ một cách say sưa nhất, đầy đủ nhất. Từ quan niệm về "thơ
loạn", "thơ điên" đến thơ có ích, thơ hay, thơ dở, từ trách nhiệm công dân
đến thiên chức nghệ sỹ của người làm thơ, từ tư tưởng đến cảm xúc, hình
ảnh, ngơn ngữ, và trí tuệ sáng tạo, Chế Lan Viên đều đề cập tới đủ. Những
quan niệm thơ đó được diễn đạt bằng một thứ ngôn ngữ sinh động và tài hoa,
giàu chất thơ và có tính triết lý, vừa phản ánh quan điểm thơ của chính tác
giả vừa phản ánh quan điểm thơ của mỗi một thời kỳ lịch sử. Chẳng hạn
những câu thơ sau đây:
Thơ xưa chỉ than mà ít hỏi
Đảng dạy ta phải biết trả lời

Xưa tôi hát mà bây giờ tập nó i
Chỉ nói thơi mới nói hết được đời
hoặc


Phương tiện tu từ ngữ nghĩa trong thơ Chế Lan Viên

20


Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến sỹ
Bên những chiến sĩ đuổi xe tăng ngoài đồng và hạ
trực thăng rơi
Lý do thứ năm, khi đi vào thế giới thơ Chế Lan Viên, chú ng ta thấy
những nét đặc sắc về phương tiện hình thức nghệ thuật mà ơng sử dụng, từ
đó thấy được phần nào sự phát triển của thơ Việt Nam hiện đại về mặt hình
thức nghệ thuật.
Nhưng cũng chính những sự sáng tạo độc đáo sâu sắc này đã tạo ra
những đánh giá, bình giá vế tác phẩm Chế Lan Viên có nhiều khác biệt giữa
các ý kiến. Dù các ý kiến đánh giá khen chê về văn chương Chế Lan Viên
chưa thống nhất. Nhưng với tất những gì đã viết và đã xuất bản trong hơn 60
năm qua về Chế Lan Viên, trong ta có thể khẳng định rằng ông thực sự là
nhà thơ không chỉ tiêu biểu cho thời đại ta, dân tộc ta, mà tài danh của ơng
cịn vang vọng mãi tới nhiều dân tộc và nhiều thế kỷ sau này.
1.2 DẪN NHẬP VỀ PHONG CÁCH HỌC

Phong cách học là một khoa học nghiên cứu sự vận dụng ngơn ngữ
khoa học về các luật nói viết có hiệu lực cao, tức là nói viết có được tính
chính xác, tính đúng đắn và tính thẩm mỹ trong mọi phạm vi hoạt động của
giao tiếp xã hội. ''Phong cách học là một bộ phận của ngôn ngữ học nghiên
cứu nguyên tắc quy luật lựa chọn và hiệu qủa lựa chọn, sử dụng tồn bộ các
phương tiện ngơn ngữ nhằm biểu hiện một nội dung tư tưởng, tình cảm nhất
định trong những phong cách chức năng nhất định'' ( Cù Đình Tú. Phong cách
học và đặc điểm tu từ).

Phong cách học có vai trị to lớn trong việc nghiên cứu, xác định cái
đẹp của ngôn ngữ, nghiên cứu tác dụng trở lại của hình thức ngơn ngữ đối
với nội dung diễn đạt tức là nghiên cứu sự lựa chọn, sử dụng các phương
tiện ngôn ngữ phù hợp nhất với nội dung tư tưởng, tình cảm trong những
điều kiện hoàn cảnh giao tiếp nhất định.

Muốn hiểu cảm cái hay cái đẹp của ngôn ngữ, cần xác định phân loại
miêu tả có hệ thống phương tiện tu từ và biện pháp tu từ được sử dụng trong


Phương tiện tu từ ngữ nghĩa trong thơ Chế Lan Viên

21

tác phẩm văn học. Từ đó ta mới thấy được giá trị nghệ thuật củ a các phương
tiện tu từ ấy trong việc biểu hiện tư tưởng, cảm xúc của tác phẩm văn học.
1.3 PHƯƠNG TIỆN TU TỪ NGỮ NGHĨA

Những phương tiện tu từ ngữ nghĩa là những định danh thứ hai mang
màu sắc tu từ của sự vật, hiện tượng. Dựa trên nét tương đồng (ẩ n dụ, so
sánh), nét nghĩa tiếp cận (hoán dụ) người ta xây dựng những hình ảnh, những
cách nói nhằm diễn tả bằng hình tượng một lối cảm nhận mới mẻ về đối
tượng.
Những phương tiện tu từ ngữ nghĩa còn được gọi là những phương tiện
được tu sức về mặt tu từ, những phương tiện được đánh dấu về mặt tu từ.
Những phương tiện tu từ ngữ nghĩa khác biệt đối lập tu từ học với những
phương tiện trung hồ ngữ nghĩa.
Có thể chia các phương tiện tu từ ngữ nghĩa thành ba tiểu nhóm:
Nhóm so sánh tu từ
Nhóm ẩn dụ tu từ
Nhóm hốn dụ tu từ
1.3.1 Nhóm so sánh tu từ (nhóm tỉ dụ)
So sánh là phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu
với sự vật khác, miễn là giữa hai sự vật có một nét tương đồng nào đó để gợi
ra những hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mỹ trong nhận thức của
người đọc. Ví dụ:

1. Thiếp nhớ chàng như cà nhớ muối
Chàng nhớ thiếp như cuội nhớ trăng
2. Thương ai rồi lại nhớ ai
Mặt buồn rượi rượi như khoai mới trồng
So sánh tu từ học khác với so sánh lơgích ở tính hình tượng, tính biểu
cảm và tính dị loại (khơng cùng loại) của sự vật. Cơ sở của phép so sánh
lơgích dựa trên tính đồng chất, đồng lồi của các sự vật hiện tượng. Ví dụ:
1. Phúc học tốn kém hơn Nghĩa


Phương tiện tu từ ngữ nghĩa trong thơ Chế Lan Viên

22

2. Cô Thảo béo hơn cô Mai
Trong ngôn ngữ vế được so sánh có một tiền giả định làm chuẩn mực
đã được khẳng định, khơng hồn tồn đồng nhất với cái được so sánh. Vì vậy
mọi so sánh trong ngơn ngữ đều khập khiễng. Đó chính là hiện tượng khúc
xạ của ngôn ngữ. Trong so sánh tu từ hiện tượng khúc xạ cịn tăng lên nhiều
lần vì mang sắc thái chủ quan của người so sánh. Chính vì sự thái quá của
cảm xúc đã nâng hình tượng vượt hẳn lên mức độ của sự so sánh thơng
thường. Ví dụ:
Nhớ chàng như vợ nhớ chồng
Như chim nhớ tổ như rồng nhớ mây
Hình thức đầy đủ nhất của phép so sánh gồm 4 yếu tố, gồm cái được
so sánh, cơ sở so sánh, từ so sánh và cái so sánh. Ví dụ:
1. Cái được so 2.Cơ
sở
so 3. Từ so sánh
sánh

sánh
Mình em
cịn ngun
như
Gái
khơng chồng
như
Lòng ta
vẫn vững
như
Tiếng rơi
rất mỏng
như là

4. Cái so sánh
tấm lụa đào
phản gỗ long đinh
kiềng ba chân
rơi nghiêng

Tuỳ theo từng trường hợp có thể đảo trật tự so sánh hoặc bớt một số
yếu tố trong mơ hình trên. Chẳng hạn:
Đảo ngược trật tự so sánh
Chịng chành như nón khơng quai
Như thuyền khơng lái như ai khơng chồng
Bớt cơ sở (thuộc tính) so sánh
Anh như chỉ gấm thêu cờ
Em như rau má mọc bờ giếng khơi
Bớt từ so sánh
Người giai nhân: bến đợi dưới cây già



Phương tiện tu từ ngữ nghĩa trong thơ Chế Lan Viên

23

Tình du khách: thuyền qua khơng bến đợi
Thêm ''bao nhiêu '', ''bấy nhiêu ''
Sơn lâm bấy cội tương vàng
Cành bao nhiêu lá thương chàng bấy nhiêu
Dùng ''là '', ''bằng ''làm từ so sánh
Nghe tin anh gióng giả ra về
Cũng bằng lửa đốt tứ bề lưng em
Do mang chức năng nhận thức và chức năng biểu cảm - cảm xúc và
do cấu tạo đơn giản nên so sánh tu từ được dùng trong nhiều phong cách
chức năng của tiếng Việt (phong cách chính luận - so sánh tăng cường sức
mạnh bình giá; phong cách sinh hoạt - so sánh làm người nghe hiểu nhanh
điều mình nói bằng một sự so sánh cụ thể), nhưng được dùng nhiều nhất là
trong lời nói nghệ thuật.
Trong các tác phẩm văn học, so sánh là phương thức tạo hình,
phương thức gợi cảm. Một so sánh đẹp là một so sánh phát hiện những gì
người thường khơng nhìn ra, khơng nhận thấy. So sánh tu từ là một phương
thức giúp người đọc nhận thức, hiểu biết sâu sắc hơn về một khía cạnh,
phương diện nào đó của sự vật, sự việc, hành động thông qua so sánh tu từ,
sự nhận thức của người đọc về đối tượng được cụ thể hố hơn, do đó lượng
thơng tin nhiều hơn. Đúng như ý kiến của Paolơ "Sức mạnh của so sánh là
nhận thức, còn sức mạnh của ẩn dụ là biểu cảm '' .
Ví dụ:
Đời tươi mát như ao sen mùa hạ
(Chế Lan Viên)


Ví dụ:
Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống
Ở đây nếu khơng có hình ảnh "ao sen mùa hạ" thì khó mà hình dung được
thế nào là vẻ đẹp tươi mát của cuộc đời, khơng có hình ảnh "gió vào nhà
trống" thì thật khó thấy được cái cụ thể của tình cảnh tiền vào nhà khó ra
sao. Rõ ràng sự cụ thể hố vế cái so sánh đã góp phần quan trọng làm cho
người đọc hiểu rõ hơn cụ thể hơn về điêu tác giả định nói đến (khơng chỉ ở
bên ngồi mà cả ở trong bản chất). Tài nghệ của người sáng tạo là ở chỗ phát
hiện ra nét giống nhau, chính xác, bất ngờ, người khác khơng nhìn thấy,


Phương tiện tu từ ngữ nghĩa trong thơ Chế Lan Viên

24

nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối cảm nhận mới mẻ về đối tượng, qua đó
biểu hiện một tình cảm, một thái độ đánh giá. So sánh tu từ có sức mạnh gợi
cảm, đưa lại hứng thú bay bổng trong tưởng tượng. Nói đến văn chương là
nói đến so sánh "Tính hình tượng là gì? Chính là sự so sánh'' (A Phơ răng
xơ). "Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn từ của sự liên hội và so sánh nghệ thuật
là đôi cánh giúp chúng ta bay vào thế giới của cái đẹp, của tưởng t ượng hơn
là đến ngưỡng cửa lơgích học" (Nguyễn Thái Hồ 1993)
1.3.2 Nhóm ẩn dụ tu từ
Nhóm ẩn dụ bao gồm các kiểu nhóm: ẩn dụ, ẩn dụ bổ sung, nhân hoá,
vật hoá ... , trong đó ẩn dụ là phương thức tiêu biểu.
a. Ẩn dụ
Ẩn dụ thực chất là so sánh ngầm, trong đó vế so sánh giảm lược đi, chỉ
còn lại vế được so sánh. Phép ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa của một
đối tượng này thay cho đối tượng khác khi hai đối tượng có một nét nghĩa

tương đồng nào đó.
Vơ dun mua phải gương mờ
Bao giờ gương vỡ mà mua gương lành.
Tác giả dân gian nói tới ''gương'' mà chẳng phải nói "gương". Bài ca
dao thơng qua sự than thân trách phận của nhân vật trữ tình khi mua phải
"gương mờ" và mong ước được mua gương tỏ khác để dẫn điều quan trọng
hơn cả là thể hiện ý nghĩa khái quát, sự chuyển nghĩa mới. Đâu phải quan
trọng ở "gương mờ" gương tỏ mà là chuyện tình cảm, chuyện cuộc đời. Đây
có thể là lời than thân của người vợ ngán ngẫm nỗi chán chường về đức ông
chồng hoặc ngược lại, lời của người chồng âm thầm cay đắng nghĩ về người
vợ hoặc, cũng có thể là lời mẹ chồng chì chiết bóng gió nàng dâu đoảng vị,
rộng hơn có thể là một ''hợp đồng'' nào đó vơ hình ràng buộc con người mà
họ mong ước huỷ bỏ.
Nói đến ẩn dụ phải nói đến thơ ca, đặc biệt là thơ ca trữ tình. Thơ trữ
tình là ''vương quốc của ẩn dụ''. Ở đây là địa hạt khai phá không bao giờ mịn
cũ bởi vì mỗi bài thơ là một tâm trạng, mỗi bài thơ có cái riêng của nó, do đó


Phương tiện tu từ ngữ nghĩa trong thơ Chế Lan Viên

25

nghĩa của từ dùng rất phong phú, đa dạng tuỳ văn cảnh, dụng ý nghệ thuật
của chủ thể trữ tình. Cùng một đối tượng ta có thể diễn đạt khác nhau (hình
ảnh dùng làm biểu tượng diễn đạt đơi lứa: Thuyền - biển, mận - đào, núi
Mường Hung - dòng sơng Mã, non - nước,...). Một ẩn dụ có thể dùng cho
nhiều đối tượng khác nhau.
Ẩn dụ khơng chỉ có giá trị hình tượng, phương tiện xây dựng hình
tượng mà cịn hàm chứa sức mạnh biểu cảm, sức mạnh bình giá khen chê. Ẩn
dụ thể hiện những hàm ý mà người đọc phải suy ra mới hiểu được. ''Một thi

phẩm là một bí mật mà để mở bí mật đó, độc giả có chìa khố trong tưởng
tượng của mình''. Nghệ thuật của ngôn ngữ trước hết là nghệ thuật tạo nên
những liên tưởng giữa các yếu tố riêng lẻ làm thành tác phẩm, nhằm sử dụng
một cách mỹ học chiều dày của chất liệu ngôn ngữ. Bản chất của phương
thức chuyển nghĩa có tính chất ẩn dụ chính là cách ''tổ chức kép lượng ngữ
nghĩa: kỹ năng dựa vào sức liên tưởng của người nhận đem liên kết các tín
hiệu ngôn ngữ hoặc cùng xuất hiện trên thông báo (phép so sánh tu từ) hoặc
chỉ xuất hiện trên thông báo và tồn tại trong mã ngôn ngữ (phép ẩn dụ tu từ)
để kiến lập những chỉnh thể không phân lập về mặt mỹ học nhằm tạo nên ý
ngầm bằng chiều dày của các câu chữ'' (Nguyễn Phan Cảnh1971). Ẩn dụ trở
thành một kiểu mã hóa cơ bản của phuơng thức tổ chức kép các lượng ngữ
nghĩa nên thể hiện được phong cách sáng tạo nghệ thuật của tác giả, phong
cách thời đại và phong cách dân tộc. Ẩn dụ trong ca dao khác ẩn dụ của
Truyện Kiều, của thơ Hồ Xuân Hương, của Lục Vân Tiên,... . Ẩn dụ của Huy
Cận khác Chế Lan Viên, Chế Lan Viên khác Tố Hữu,... . Nghiên cứu các tác
giả ta sẽ thấy những ''trường phong cách'' khác nhau và có thể bao quát thế
giới nghệ thuật thơ ca của tác giả đó.
b.Ẩn dụ bổ sung (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác)
"Ẩn dụ bổ sung là sự thay thế một cảm giác này bằng một cảm giác
khác trong nhận thức cũng như trong biểu đạt" (Đinh Trọng Lạc). Ví dụ: thấy
ngọt, tiếng nghe sắc nhọn, giọng nghe trong sáng ...
Trong văn xuôi nghệ thuật, ẩn dụ bổ sung trở thành một phượng tiện
tu từ có tính chất tạo ra những hình ảnh nghệ thuật, gợi lên những cảm giác


×