Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và chức năng của đoạn văn trong truyện ngắn nguyễn khải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (883.07 KB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

CAO THỊ KIM ANH

TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA
ĐOẠN VĂN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢI

LUẬN VĂN THẠC SỸ NGỮ VĂN

VINH – 2004


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

--------o0o--------

CAO THỊ KIM ANH

TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ CHỨC
NĂNG
CỦA ĐOẠN VĂN TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN KHẢI

Chuyên ngành: LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
Mã số
:
5. 04. 08
LUẬN VĂN THẠC SỸ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học:


PGS-TS PHAN MẬU CẢNH

VINH – 2004

2


LỜI NÓI ĐẦU
Nguyễn Khải là nhà văn nhiều tài năng, thường có mặt ở vị trí hàng đầu
của đời sống văn học. Với sức lao động bền bỉ, khả năng sáng tạo dồi dào, một
phong cách độc đáo, lối viết trí tuệ giàu tính triết lí, khả năng phân tích tâm lí sắc
sảo Nguyễn Khải đã để lại dấu ấn của mình trên từng trang viết và trong lịng
độc giả.
Trong các sáng tác của mình, Nguyễn Khải đã dành cơng sức và tâm huyết
rất lớn cho thể loại truyện ngắn vì thế ở mảng này có một sức hấp dẫn đặc biệt,
thu hút nhiều sự chú ý từ giới nghiên cứu, phê bình văn học. Ở đề tài này chúng
tơi cũng đi tìm hiểu truyện ngắn của ơng nhưng dưới một góc độ mới hơn - góc
độ ngơn ngữ: “Đặc điểm cấu tạo và chức năng đoạn văn trong truyện ngắn
Nguyễn Khải” với mong muốn làm rõ đặc trưng của đơn vị này và qua đó hiểu
thêm những nét riêng trong phong cách của ông ở thể loại truyện ngắn.
Ở đề tài này, bản thân người nghiên cứu đã hết sức cố gắng nhưng vì thời
gian có hạn và những hạn chế chủ quan nên không tránh khỏi những khiếm
khuyết. Chúng tơi mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo để khắc phục trong
nghiên cứu khoa học.
Nhân dịp này, chúng tơi xin đặc biệt bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới
PGS- TS Phan Mậu Cảnh- người trực tiếp hướng dẫn tận tình, cảm ơn các thầy,
cơ giáo đã trực tiếp giảng dạy, các bạn bè đồng nghiệp đã góp ý, động viên để
chúng tơi hồn thành luận văn này.

Vinh, tháng 12 năm 2004

Tác giả
Cao Thị Kim Anh

3


MỤC LỤC
Mở đầu

Trang

1. Lý do chọn đề tài

4

2. Lịch sử vấn đề

4

3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu

6

4. Phương pháp nghiên cứu

7

5. Cấu trúc luận văn

7


Chương I: Những giới thuyết chung

8

1. Vài nét về tác giả và tác phẩm của Nguyễn Khải

8

2. Đoạn văn và việc phân loại đoạn văn trong truyện ngắn

14

3.Tiểu kết

34

Chương II: Các kiểu đoạn văn xét về cấu tạo trong truyện ngắn Nguyễn Khải

35

1. Khảo sát các kiểu đoạn văn về cấu tạo trong truyện ngắn Nguyễn Khải

35

2. Nhận xét các kiểu đoạn văn về cấu tạo trong truyện ngắn Nguyễn Khải

56

3. Tiểu kết


61

Chương III: Các kiểu đoạn văn xét về chức năng trong truyện ngắn Nguyễn Khải

64

1. Khảo sát các kiểu đoạn văn chức năng trong truyện ngắn Nguyễn Khải

64

2. Nhận xét các kiểu đoạn văn chức năng trong truyện ngắn Nguyễn Khải

88

3. Tiểu kết

93

Kết luận

94

Tài liệu tham khảo

98

4



MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Nguyễn Khải là gương mặt văn xuôi tiêu biểu, sắc sảo, đa dạng, ông
thường có mặt ở vị trí hàng đầu trong đời sống văn học. Nguyễn Khải thuộc số ít
nhà văn sớm xác định cho mình một quan điểm độc đáo về nghệ thuật, về vai trò
của văn học và trách nhiệm của người cầm bút. Với sức viết dẻo dai, bền bỉ, khả
năng sáng tạo dồi dào, ông đã để lại dấu ấn của mình trên từng trang viết và
trong lịng độc giả. Nói đến Nguyễn Khải người ta thường nói đến một nhà văn
hiện thực với phong cách mang tính triết lí sắc sảo, có khả năng đi sâu khám phá
những bí ẩn của đời sống và những khía cạnh phức tạp của tâm lí con người.
Bên cạnh các thể loại khác, Nguyễn Khải có khoảng 100 truyện ngắn
trong đó có khá nhiều tác phẩm đạt đến trình độ mẫu mực về nội dung và nghệ
thuật, đạt được những giải thưởng cao trong các cuộc thi của Hội Văn nghệ Việt
Nam. Đặc biệt truyện ngắn “Mùa lạc” của ông đã được đưa vào giảng dạy ở một
vị trí quan trọng trong chương trình PTTH. Truyện ngắn của ơng thực sự đã vượt
qua thử thách của thời gian, thẩm định của công chúng độc giả và sẽ cịn có ý
nghĩa đến nhiều thế hệ mai sau. Vì thế tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Khải là một
vấn đề cần thiết đem lại nhiều lợi ích trong cơng tác nghiên cứu và giảng dạy.
Với đề tài “Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và chức năng của đoạn văn trong
truyện ngắn Nguyễn Khải” chúng tôi mong muốn góp phần làm rõ sự độc đáo
trong quan điểm nghệ thuật của ông qua cách xây dựng đoạn văn. Đồng thời
góp thêm một phần vào cơng việc giảng dạy môn làm văn, rèn luyện khả năng sử
dụng tiếng Việt được tốt hơn và có thể bình giá, thẩm định đoạn văn trong truyện
ngắn nói chung và đoạn văn trong truyện ngắn Nguyễn Khải nói riêng được
chính xác và có căn cứ khoa học hơn.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Theo dõi những cơng trình bàn về thể loại truyện ngắn của Nguyễn Khải
từ trước đến nay, chúng tôi nhận thấy tác phẩm của ông thu hút được khá nhiều

bài nghiên cứu theo những hướng khác nhau.

5


Hướng nghiên cứu chung các sáng tác của Nguyễn Khải bao gồm: tiểu
thuyết, truyện vừa, kịch, tạp văn trong đó có cả truyện ngắn. Ở hướng này có
những bài viết tiêu biểu sau:
“Đặc điểm ngòi bút hiện thực của Nguyễn Khải” của tác giả Chu Nga
(Tạp chí văn học số 2.1974); “Vài đặc điểm phong cách nghệ thuật Nguyễn
Khải” trích chương XV sách Văn học Việt Nam 1954 - 1975 tập II - Nhà xuất
bản Giáo dục, H, 1990; Ở bài “Cảm nhận về con người trong sáng tác của
Nguyễn Khải những năm gần đây” của Nguyễn Thị Hụê (Tạp chí Diễn đàn Văn
nghệ Việt Nam, tháng 10 - 1999); “Thế giới nhân vật của Nguyễn Khải trong
cảm hứng nghiên cứu phân tích” của Đào Thủy Nguyên (Tạp chí Văn học, số
11, 2001) và một số bài nghiên cứu của tác giả khác. Điểm chung của những bài
viết này là thường nghiên cứu sáng tác của Nguyễn Khải dưới góc độ lý luận văn
học. Chúng tơi trích dẫn một vài nhận xét sau: “Ở Nguyễn Khải nổi bật lên
khuynh hướng văn xi hiện thực tỉnh táo giàu yếu tố chính luận và tính thời sự.
Cách viết của Nguyễn Khải nói chung là linh hoạt, năng động khơng bị gị bó,
phụ thuộc nhiều vào khn mẫu sẵn có”.[17]
Hướng nghiên cứu riêng về thể loại truyện ngắn của Nguyễn Khải:
Hướng này cũng có một số bài nghiên cứu và cũng chỉ dừng lại ở góc độ
lý luận văn học. Có thể kể tên những bài viết sau: “Giọng điệu trần thuật trong
truyện ngắn Nguyễn Khải” của Bích Thu(Tạp chí Văn học, số 10,1997); Hay ở
mục riêng dành cho truyện ngắn trong bài nghiên cứu “Đọc truyện ngắn và tạp
văn của Nguyễn Khải” của Nguyễn Hữu Sơn (Báo Nhân dân,1999). Và một số
bài nghiên cứu các truyện ngắn cụ thể như: “Mùa lạc” của Hà Minh Đức (Bình
giảng và Phân tích, Nhà xuất bản Văn học Hà Nội,2001); “Mùa lạc một thành
công mới của Nguyễn Khải” của tác giả Nguyễn Thành Duy (Tạp chí nghiên cứu

Văn học, số6,1961); “Phương pháp tìm tịi của Nguyễn Khải qua tập Mùa lạc”
của Như Phong (Bình luận Văn học, Nhà xuất bản Hội Nhà văn Hà Nội,1977).
Chẳng hạn có tác giả nhận xét về truyện ngắn Nguyễn Khải như sau: “Văn
Nguyễn Khải không màu mè, không thiên về tả trời mây non nước. Bắt đầu vào
trang viết là gặp ngay nhân vật, biến cố , sự kiện theo đó là sữ giăng sắc suy
tưởng, ký ức, cảnh ngộ, những lẽ đời, lịng mình và lịng người. Văn ông vì thế
thật giàu chiêm nghiệm sự lịch lãm trải đời”.[36]

6


Tuy chưa hẳn có một cơng trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ toàn
diện về truyện ngắn của Nguyễn Khải, đặc biệt ở phương diện ngôn ngữ. Song
qua các bài viết trên, chúng tôi nhận thấy tác phẩm của ông đã thu hút được khá
nhiều nhà nghiên cứu và họ đã nhận ra những nét đặc sắc, độc đáo trong các sáng
tác của ơng nói chung và truyện ngắn nói riêng. Trên cơ sở đánh giá của những
người đi trước, chúng tôi thấy cần thiết phải nghiên cứu thêm về truyện ngắn
Nguyễn Khải để góp một tiếng nói cụ thể khẳng định tài năng của ông trong thể
loại này. Cụ thể là “Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và chức năng đoạn văn trong
truyện ngắn Nguyễn Khải”.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Trên cơ sở vận dụng các kiến thức lý thuyết ngôn ngữ, lý luận văn học,
chúng tôi tập trung nghiên cứu đặc điểm đoạn văn ở 25 truyện ngắn tiêu biểu rút
trong “Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Khải” nhà xuất bản Hội Nhà văn 2002
bao gồm các truyện sau:
1. Mùa lạc

14. Sống giữa đám đơng


2. Tầm nhìn xa

15. Nơi về

3. Hai ơng già ở Đồng Tháp Mười

16. Những người già

4. Nắng chiều

17. Mẹ và bà ngoại

5. Một người Hà Nội

18. Thầy Minh

6. Đời khổ

19. Ông cháu

7. Người ngu

20.Lãng tử

8. Luật trời

21.Một bàn tay và chín bàn tay

9. Cặp vợ chồng ở chân động Từ Thức


22.Đàn ơng

10. Hậu duệ dịng họ Ngơ Thì

23.Đàn bà

11. Chuyện tình của mỗi người

24. Chị Mai

12. Anh hùng bĩ vận

25. Sư già Chùa Thắm và ông đại tá về hưu

13. Đổi đời

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

7


Có nhiều vấn đề đặt ra cần tìm hiểu về đoạn văn, nhưng trong khuôn khổ
luận văn này, chúng tôi xác định nhiệm vụ giới hạn khảo sát đoạn văn vào 2 nội
dung cơ bản:
- Khảo sát, phân tích các đặc điểm về mặt cấu tạo của các loại đoạn văn
trong truyện ngắn Nguyễn Khải. Đồng thời tìm hiểu một số kiểu đoạn văn có
chức năng mở đầu, triển khai, chuyển tiếp, kết thúc trong truyện ngắn của ông.
- Luận văn cũng bước đầu so sánh đặc điểm đoạn văn trong truyện ngắn
Nguyễn Khải với đoạn văn của một số nhà văn khác cùng thời.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp thống kê phân loại.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp so sánh đối chiếu.
5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Những giới thuyết chung.
Chương II: Các kiểu đoạn văn xét về cấu tạo trong truyện ngắn Nguyễn Khải.
Chương III: Các kiểu đoạn văn xét về chức năng trong truyện ngắn
Nguyễn Khải.

8


CHƯƠNG I
NHỮNG GIỚI THUYẾT CHUNG
1. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

1.1 Về tác giả Nguyễn Khải
Nguyễn Khải tên khai sinh là Nguyễn Mạnh Khải. Ông sinh ngày 3 tháng 12
năm 1930 tại Hà Nội, trong một gia đình viên chức. Quê nội ông ở phố Hàng Than,
thành phố Nam Định; quê ngoại ở xã Hiếu Nam, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.
Theo Nguyễn Khải, ông vốn là "một giọt máu" nhà quan nhưng là "giọt
máu rơi" bởi ông là một đứa con thêm bị sỉ nhục, bị bỏ rơi bởi một ơng bố thiếu
tình thương và trách nhiệm. Tuổi thơ của Nguyễn Khải cũng lắm điều cay đắng.
Nhưng cuộc đời của ông đã bước sang một trang mới khi cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp bùng nổ. Ông tham gia kháng chiến rồi trở thành một y tá
lúc 18 tuổi. Trong thời gian này, ông đã thử viết bài cho tờ "Dân quân Hưng

Yên". Nhờ chút năng khiếu ấy, năm 19 tuổi, ơng được điều lên làm phóng viên
cho tờ báo này. Cũng từ đó, Nguyễn Khải đã được nhiều lần cử đi dự các lớp
nghiên cứu văn nghệ, ở đây ông được gặp và làm quen nhiều nhà văn lớn như
Nguyễn Tuân, Nam Cao, Nguyễn Huy Tưởng... họ đã trở thành người thầy,
người bạn văn chương tâm huyết của ơng. Người săn sóc, động viên, chỉ bảo trên
từng trang viết cho ông trong những ngày chập chững vào nghề đó là nhà văn
Nguyễn Tuân. Năm 26 tuổi Nguyễn Khải được điều về cơng tác tại tổng cục
chính trị (sau 1956 là tạp chí Văn nghệ Quân đội). Liên tục trong hai năm (1957
- 1958) ông lần lượt đưa in các tập trong phần đầu của tiểu thuyết "Xung đột" một tác phẩm được đánh giá cao. Với tác phẩm này, Nguyễn Khải "bắt đầu ý
thức về chức năng người cầm bút và thật sự bước vào con đường viết truyện".
Nguyễn Khải trở thành hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957 1989), là uỷ viên BCH rồi uỷ viên thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1985
và năm 1988 ông nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 2000 nhận
giải thưởng văn học ASEAN. Đặc biệt ngày 1 - 9 - 2000 Nguyễn Khải đã được
phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt II) cho chùm tác phẩm "Gặp gỡ cuối
năm, Xung đột, Cha và con và ...".

9


Cho đến bây giờ Nguyễn Khải vẫn tâm niệm và bày tỏ lòng biết ơn sâu xa
đối với cách mạng (trong hồi ký và tự truyện của ông) "Nếu không có cách mạng
thì mãi hắn sẽ bị ám ảnh là một đứa trẻ bị ruồng bỏ... chỉ xứng đáng có một thân
phận hèn mọn. Chính cách mạnh đã cho hắn có lịng tự tin, biết lãng mạn, biết
mộng mơ và biết xây đắp chí hướng". Và Nguyễn Khải khơng những đã vươn
lên, khẳng định mình mà cịn để lại danh tiếng của mình cho hậu thế.

1.2 Về tác phẩm và truyện ngắn Nguyễn Khải
1.2.1. Về tác phẩm Nguyễn Khải
Hơn 50 năm cầm bút, với sức lao động bền bỉ Nguyễn Khải đã có một sự
nghiệp văn chương khá đồ sộ. Ông sáng tác trên nhiều thể loại và ở thể loại nào

cũng để lại dấu ấn của mình trên từng trang viết và trong lịng độc giả. Có thể
phân chia các sáng tác của ông thành 2 mảng: mảng tác phẩm văn chương và
mảng văn nghị luận.
- Các tác phẩm văn chương của Nguyễn Khải bao gồm các thể loại: tiểu
thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, kịch, bút ký, tuỳ bút…
Đây là mảng văn chương chiếm ưu thế về số lượng và thể hiện rõ nhất
phong cách của Nguyễn Khải - một “Chế Lan Viên trong văn xi”. Tính từ tác
phẩm xuất bản đầu tay của ông là truyện ngắn “ Ra ngoài ” ( 1951) cho đến nay
với cuốn tiểu thuyết “ Thượng Đế thì cười” (2004) Nguyễn Khải đã có khoảng:
100 truyện ngắn và truyện vừa, trên 10 cuốn tiểu thuyết, 50 bài bút kí và tùy bút,
10 vở kịch…
Có thể kể tên một số tác phẩm xuất sắc và đạt giải cao của ông:
+ Xây dựng: Truyện vừa - giải khuyến khích về truyện và kí 1951 - 1952
của Hội Văn Nghệ Việt Nam.
+ Mùa lạc: Truyện ngắn (1959) đã được đưa vào chương trình sách giáo
khoa Văn 12.
+ Một cặp vợ chồng: Truyện ngắn - giải nhất cuộc thi truyện ngắn báo
Văn học (1959-1960).
+ Gặp gỡ cuối năm : Tiểu thuyết - giải A, giải thưởng về văn xuôi của Hội
Nhà văn Việt Nam.

10


+ Nhiều tập truyện ngắn giai đoạn 1990-1996: “Một người Hà Nội”; “Sư
già chùa Thắm và ông đại tá về hưu”; “Một thời gió bụi”.
+ Đất mỏ: Truyện ngắn nhận giải thưởng năm 1996 của báo Văn nghệ Quân đội.
+ Truyện ngắn và tạp văn - giải B, giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1998.
+ Đàn bà: Truyện ngắn - giải nhất cuộc thi truyện ngắn và ký, giải cây bút
vàng do Bộ nội vụ và Hội Nhà văn Việt Nam đồng tổ chức.

+ Chùm tác phẩm : Gặp gỡ cuối năm, xung đột, cha và con và … nhận giải
thưởng Hồ Chí Minh năm 2000.
+Thượng Đế thì cười (2004): Tiểu thuyết đang được giới nghiên cứu và
bạn đọc quan tâm.
- Mảng văn nghị luận
Ở mảng này cũng là một thế mạnh của Nguyễn Khải. Theo thống kê chưa
thật đầy đủ thì ơng có khoảng trên 100 bài báo, tham luận, báo cáo, các ý kiến,
thư ngỏ, trả lời phỏng vấn…được đăng trên các tờ báo thuộc chuyên ngành văn
học nghệ thuật.
Các ý kiến, các lời đề xuất, các nhận định của ông được nhiều người đánh giá
cao, đồng tình và ủng hộ. Có thể kể tên một số bài tiêu biểu trong mảng sáng tác này.
+ Nhìn lại những trang viết của mình: bài tham luận trong hội thảo Việt
Nam - nửa thế kỷ văn học (1995).
+ Hãy biết cống hiến bạn đọc cái phần mạnh nhất của mình (1998).
1.2.2. Về truyện ngắn Nguyễn Khải
Trong các sáng tác của mình, Nguyễn Khải đã dành cơng sức và tâm huyết
rất nhiều cho thể loại truyện ngắn. Khoảng 100 truyện ngắn ra đời trong quãng
thời gian hơn 50 năm cầm bút. Trong đó, có nhiều tác phẩm đạt giải cao trong các
cuộc thi viết truyện ngắn hay của Hội nhà văn, có nhiều tác phẩm khi ra đời đã
khơi gợi được hứng thú tranh luận, trở thành nơi “nơi giao tiếp đối thoại” của
đông đảo bạn đọc và giới nghiên cứu. Đặc biệt tác phẩm “Mùa lạc” của ông đã
được nhiều thế hệ bạn đọc biết đến khi đưa vào giảng dạy ở trường PTTH. Truyện
ngắn Nguyễn Khải cũng như các tác phẩm trong các thể loại khác của ông thường

11


giàu tính triết lí. Có những nhận xét, đánh giá đặt ra trong truyện ngắn đã trở thành
những “tuyên ngôn về lẽ sống” làm cho người đọc vỡ lẽ ra được nhiều điều.
Chẳng hạn “sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong

những hi sinh, gian khổ, ở đời này khơng có con đường cùng, chỉ có những ranh
giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy”. (Mùa
lạc)
Những điều may mắn ấy không phải đến với ông ngay từ đầu, mà khi bắt
đầu viết truyện ngắn, tác phẩm của ơng khơng mấy thành cơng, bạn đọc ít chú ý
thậm chí có những tác phẩm sau này Nguyễn Khải nhìn lại cũng thấy “non nớt”
vơ cùng như truyện ngắn “Ra ngoài” (1951), “Gặp mẹ” (1952) “Người con gái
quang vinh” (1956). Khi đó Nguyễn Khải cảm thấy mình khơng có chút duyên
nào với nghề văn chương.
Nhưng sự kiên nhẫn, bền bỉ của Nguyễn Khải đã mang lại thành công khi
truyện ngắn “Nằm vạ” và tiểu thuyết “Xung đột” ra đời (1956). Ơng xem đó là
bước khởi nghiệp cho nghề văn của mình.
Rồi các truyện ngắn khác của ơng lần lượt ra đời. Có những loạt tác phẩm
là kết quả của những chuyến đi thực tế (Mùa lạc, Đứa con nuôi, Hai ơng già ở
Đồng Tháp Mười…), có những loạt tác phẩm là những câu chuyện viết về người
thân bạn bè của ông (Một người Hà Nội, Nắng chiều, Mẹ và bà ngoại…), có
những tác phẩm lại phản ánh những vấn đề mang tính thời sự của xã hội (Người
ngu, Đổi đời, Anh hùng bĩ vận…).
Một đặc điểm rất riêng trong truyện ngắn của ơng là nhân vật Nguyễn
Khải - chính nhân vật nhà văn ln thấp thống trong mỗi tác phẩm. Nguyễn
Khải viết văn không bao giờ bắt đầu từ sự tưởng tượng hư cấu về những điều
chưa “mắt thấy tai nghe”, ơng chỉ có thể đặt bút viết khi được chạm vào người,
vào việc, những cảnh ngộ có thật trong cuộc sống. Vì thế các nhân vật, các sự
kiện…trong truyện đều “dính líu” ít nhiều đến tiểu sử của ông. Đó là những kỉ
niệm, những khao khát, mơ ước thời trai trẻ, những băn khoăn day dứt vì cuộc
sống hơm nay… “Tơi chỉ mượn có cái vỏ, cái xác của người này người kia còn
cái hồn phải là của chính mình”. Ở cơ Đào (Mùa Lạc), cái Tấm (Đứa con ni),
Hịa (Bố con) đều có một phần tơi trong đó. Trong truyện ngắn “Hai ơng già ở
Đồng Tháp Mười” phần nào ao ước của tôi là ông già trưởng trạm máy kéo,


12


phần đã có những năm tháng trải qua là ơng già thư kí gặp nhiều bất hạnh.
Trong “Lãng tử”, hình ảnh một anh chàng lãng du, thích sống cuộc đời phiêu
lưu, tự do, nhàn tản cũng là tôi nốt nhưng là cái tôi của ao ước, của mộng mơ
bởi cuộc sống hàng ngày quá buồn quá nhạt …” [1,7]
Truyện ngắn của Nguyễn Khải có một phong cách riêng, khơng phải bạn
đọc nào cũng thích, nói chung truyện của ơng kén người đọc. Chỉ ở những người
ưa thích sự tìm tịi, khám phá những bí ẩn của lịng mình lịng người và cuộc
sống…thì mới cảm thụ tốt tác phẩm của ơng. Bởi văn ơng thấm đượm chất triết
lí, những chiêm nghiệm về lẽ đời, về thời cuộc hôm nay và hôm qua.

1.3. Những đánh giá về tác phẩm của Nguyễn Khải
Năm 2000, Nguyễn Khải được vinh dự nhận giải thưởng Hồ Chí Minh
(đợt 2) - giải thưởng cao quí nhất đối với giới văn nghệ sĩ. Điều đó đã khẳng
định, tơn vinh vị trí và những kết quả sáng tạo nghệ thuật của ông trong nền văn
học nước nhà. Các sáng tác của ơng kể cả trước và sau thời kì đất nước hịa bình
ln nhận được sự quan tâm chú ý từ phía bạn đọc và giới nghiên cứu. Các ý
kiến đánh giá có cả khen lẫn chê, nhưng dù khen hay chê thì tác phẩm của ơng
vẫn hấp dẫn người đọc bởi văn của ơng có một sự độc đáo không lẫn với ai
được. Những ý kiến đánh giá về tác phẩm của Nguyễn Khải xuất hiện ở các ấn
phẩm khác nhau: tạp chí Văn học, tạp chí Ngơn ngữ, báo Văn nghệ… Đặc biệt
trong cuốn “Nguyễn Khải về tác gia và tác phẩm” đã tập hợp tương đối đầy đủ
các bài nghiên cứu, ý kiến phê bình bàn về nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật
trong sáng tác của Nguyễn Khải từ những năm 60 của thế kỉ XX cho đến nay.
Trong lời giới thiệu về tác phẩm, cuốn sách đã có nhận định khái quát về tác
phẩm Nguyễn Khải như sau: “Nguyễn Khải thường hướng cho sáng tác của
mình thể hiện những mảng hiện thực lớn có ý nghĩa tiêu biểu cho hiện thực đời
sống cách mạng của đất nước. Tác phẩm của ông thường gắn với những vấn đề

thời sự - chính trị, thường bám sát những nhiệm vụ cơ bản của mỗi một giai
đoạn cách mạng đồng thời lại đi sâu nghiên cứu, khám phá những bí ẩn của
cuộc sống và những khía cạnh phức tạp của tâm lí con người. Thế giới nhân vật
của ông thực sự phong phú, đa dạng. Với cái nhìn sắc sảo, tinh tế và sự nhạy
cảm của một nghệ sĩ, Nguyễn Khải luôn luôn thể hiện trong tác phẩm những vấn
đề của hơm nay và từ đó rút ra những ý nghĩa mang tính triết lí sâu sắc về cuộc

13


sống con người. Tác phẩm của ơng vì thế thường mang tính vấn đề, giàu tính
triết luận…” [16,5]
Có nhiều nhà nghiên cứu lại đi vào đánh giá những phương diện khác như:
phong cách, đề tài, giọng điệu, cốt truyện, ngôn ngữ, nhân vật…Đoàn Trọng Huy
(1990) đã bàn về đặc điểm phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải: “Ở Nguyễn Khải,
người ta thấy nổi bật lên khuynh hướng văn xuôi hiện thực tỉnh táo, giàu yếu tố
chính luận và tính thời sự. Ở Nguyễn Khải khơng bao giờ hồn tồn chịu sáng tác
với ý đồ minh họa mà lại cảm thụ cuộc sống với một thái độ nghiên cứu, phân tích
nghiêm túc. Tác phẩm của ơng vì vậy là một sự nhận thức, một sự khám phá, phát
hiện cuộc sống…Cái tạo nên sự hấp dẫn trong tác phẩm của ông là sức thuyết
phục của lí lẽ. Nguyễn Khải khơng có ý định làm người đọc đắm chìm trong cảm
xúc, mê muội đi về tình cảm mà chú ý đánh thức trí tuệ họ. Nên nhiều khi ta có
cảm tưởng như nhân vật Nguyễn Khải chuyên chở một triết lí nhân sinh nào đó.
Các nhân vật thường hay tranh cãi, lí sự, suy đốn, phán xét, bình luận, bình
phẩm…Và nhân vật có mặt trong tác phẩm, quan hệ với nhau cũng bằng lí lẽ. Vì
thế nhân vật Nguyễn Khải dù sắc sảo nhưng đôi khi vẫn gây nên cảm giác nặng nề
cho người đọc. Nói chung các sáng tác của Nguyễn Khải có quy mô vừa và nhỏ,
cách viết linh hoạt năng động, khơng bị gị bó, phụ thuộc nhiều vào khn mẫu đã
có. Kết cấu truyện kí thường thường gây ấn tượng khơng có kết thúc hoặc kết thúc
bỏ ngỏ, nhiều khi không tránh khỏi sự hụt hẫng cho người đọc. Ngôn ngữ Nguyễn

Khải giàu chất sống, chất văn xuôi là ngôn ngữ hiện thực. Đặc biệt là tính chất
nhiều giọng. Chữ nghĩa thường chứa ngầm nhiều ngụ ý và sắc thái khá phong
phú. (Văn học Việt Nam 1945- 1975 tập II nhà xuất bản Giáo dục, H, 1990).
Các tác giả Lại Nguyên Ân, Trần Đình Sử (1983) nhận xét:
"Đề tài nhằm thẳng vào đời sống hiện tại - đó là điều kiện đầu tiên khiến
cho sáng tác của anh có độc giả. Tác phẩm của anh trở thành nơi giao tiếp đối
thoại với bạn đọc, những người đang sống cùng thời với tác giả. Cũng viết về đề
tài như các nhà văn khác nhưng sáng tác của Nguyễn Khải có được thành cơng
hơn có lẽ do 2 đặc điểm chính của anh với tư cách một nghệ sĩ: cảm hứng
nghiên cứu và sự phân tích tâm lý. Tinh thần nghiên cứu khác hẳn với cảm hứng
minh họa... nó có nội dung nhận thức sắc sảo và đến nay vẫn còn ý nghĩa... Tơi
thấy văn xi ở nước ta có nhiều nhà văn miêu tả tâm lí giỏi, nhưng phân tích

14


tâm lí thì ít ai làm được như anh Khải. Đi trước anh, về mặt này, có thể chỉ là
Nam Cao... Ngôn ngữ của Nguyễn Khải rất đặc sắc, ngôn ngữ văn xi: nó
khơng ưa nống lên thống thiết mà thường pha ngang sang giọng tưng tửng, đùa
đùa. Thêm nữa là tính chất nhiều giọng. Cách viết của anh Khải thường là nói
các lí lẽ, ý kiến nhiều hơn là kể việc và cũng thường có nguy cơ đơn điệu... Tác
phẩm của Nguyễn Khải thường không phức tạp về mặt hư cấu...”(Văn học và
Phê bình, nhà xuất bản Tác phẩm mới, Hà Nội,1994).
Tóm lại: Tác phẩm của Nguyễn Khải giàu chất trí tuệ. Văn phong của ơng
tạo nên phong cách giàu tính triết lý. Vì thế có nhiều người đồng tình với nhận
xét “Nguyễn Khải là một Chế Lan Viên trong văn xuôi”.
2. ĐOẠN VĂN VÀ VIỆC PHÂN LOẠI ĐOẠN VĂN TRONG TRUYỆN NGẮN

2.1 Đoạn văn
Đoạn văn là đơn vị trực tiếp, cùng với câu tạo lập thành văn bản. Khi bàn

tới đơn vị này các nhà ngôn ngữ học chưa đi đến một khái niệm thống nhất. Sỡ
dĩ xảy ra điều đó là bởi có sự khác nhau giữa các tiêu chí khi đưa ra để nghiên
cứu về đoạn văn.
- Tiêu chí dựa vào hình thức:
Đại diện hướng này có Diệp Quang Ban, ơng cho rằng “Đoạn văn thơng
thường được hiểu là một phần của văn bản tách từ chỗ viết hoa, thường lui vào
ở đầu dòng cho đến chỗ chấm xuống dòng”. [19,203]
Và trong cuốn Từ điển - sách tra cứu các thuật ngữ ngôn ngữ học do Nhà
xuất bản Giáo dục Liên Xô ấn hành, đoạn văn được định nghĩa “Là một đoạn
của văn bản viết hoặc in nằm giữa hai chỗ thụt đầu dòng, thường bao gồm một
chỉnh thể trên câu hoặc một bộ phận của nó, đơi khi bao gồm một câu đơn hoặc
một câu phức”. [20,127]
- Tiêu chí dựa vào nội dung:
Giáo trình cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt (Bùi Tất Tươm, Nguyễn Văn
Bằng, Hoàng Xuân Tâm - Nhà xuất bản Giáo dục 1997) quan niệm: “Đoạn văn
là một tập hợp nhiều câu thể hiện một chủ đề.”
- Tiêu chí dựa vào hình thức và nội dung:

15


Hướng này có nhiều nhà ngơn ngữ nhất trí. Trần Ngọc Thêm cho rằng
“Đoạn văn là một bộ phận của văn bản, gồm một chuỗi phát ngôn được xây
dựng theo một cấu trúc và mang một nội dung nhất định (đầy đủ hoặc không đầy
đủ), được tách ra một cách hồn chỉnh về hình thức: ở dạng nói, nó có kiểu ngữ
điệu nhất định và kết thúc bằng quãng ngắt hơi dài; ở dạng viết, nó bắt đầu bằng
dấu mở đoạn (gồm thụt đầu dòng, viết hoa) và kết thúc bằng dấu ngắt đoạn (gồm
dấu ngắt phát ngôn)”. [21]
Theo Phan Mậu Cảnh : “Đoạn văn là một bộ phận của văn bản do câu tạo thành
theo một cấu trúc nhất định, biểu thị một nội dung tương đối độc lập, có hình thức

tương đối rõ ràng”.[41, 21]
Trong văn bản nghệ thuật, đoạn văn có biểu hiện rất đa dạng và phức tạp đặc
biệt là về mặt kích thước và cấu tạo. Việc chia tách đoạn văn ngắn dài khác nhau
nhằm tạo ý nghĩa sắc thái bổ sung có tính chất tu từ học, tức là thông qua việc chia
tách đoạn văn mà đưa thêm vào văn bản những “ý ngoài lời”, những sắc thái ý
nghĩa tình cảm hoặc nhận thức không được diễn đạt bằng từ ngữ tường minh.
Trong văn bản nghệ thuật cịn có những phần thoại (là lời trao đáp của các
nhân vật và cả lời của tác giả). Trong phần thoại có nhiều đoạn, một lượt lời có
dấu hiệu hình thức nằm giữa hai chỗ ngắt dịng được tính là một đoạn. Do đặc
thù của thể loại truyện ngắn nên chúng tôi quan niệm một phần thoại được tính là
một đoạn văn dù trong đó có một hay nhiều lượt lời. Trong khuôn khổ luận văn
này, chúng tôi vẫn thống kê phần đoạn như thế trong tổng số đoạn được tính đến
ở truyện ngắn Nguyễn Khải.
Như vậy, là đơn vị có tính chất trung gian giữa câu và văn bản, đoạn văn
có hình thức xác định (lùi vào trong phần đầu của dòng chữ, ngắt dòng cuối
đoạn; một hoặc tổ hợp câu nằm giữa hai chỗ ngắt dịng), diễn đạt một nội dung
nhất định. Đoạn văn ln định hướng về đích giao tiếp và quan hệ chặt chẽ với
tổng thể văn bản.
Tóm lại có thể hiểu cách chung nhất về đoạn văn như sau:
Đoạn văn là một bộ phận của văn bản gồm một câu hoặc một chuỗi
câu được xây dựng theo một cấu trúc và mang nội dung nhất định (đầy đủ
hoặc không đầy đủ), được tách ra một cách rõ ràng về mặt hình thức.

16


2.2 Việc phân loại đoạn văn trong truyện ngắn
Truyện ngắn cũng là một loại văn bản - nhưng là văn bản nghệ thuật. Vì
thế đoạn văn trong truyện ngắn vừa mang những đặc điểm của loại văn bản nói
chung vừa mang những đặc điểm riêng mà chỉ ở loại văn bản nghệ thuật mới có.

Việc phân loại đoạn văn trong truyện ngắn dựa vào các tiêu chí như cấu tạo,
quan hệ, chức năng, kiểu lời…
2.2.1 Dựa vào cấu tạo: Xét về mặt cấu tạo của bản thân đoạn văn ta có thể
nhận thấy hai kiểu: Đoạn văn bình thường và đoạn văn đăc biệt.
2.2.1.1 Đoạn văn bình thường
Là đoạn văn có nội dung tương đối trọn vẹn và có hình thức tương đối ổn
định (có từ hai câu trở lên). Đoạn văn bình thường chiếm số lượng chủ yếu trong
thể loại truyện ngắn.
Ví dụ:
“Cái nhà anh Hồng ở nhờ có thể gọi là rộng rãi. Ba gian nhà gạch sạch
sẽ. Hàng hiên rộng ở ngoài, sân gạch, tường hoa. Một mảnh vườn giồng rau
tươi rười rượi, xinh xắn lắm”.
(Đôi mắt - Nam Cao)
Trong đoạn văn bình thường, các câu có cấu tạo đa dạng : câu phức, câu
đơn, câu đặc biệt (như đọan văn trên), câu ghép…
Giữa các câu trong đoạn văn bình thường có mối liên hệ chặt chẽ theo những
kiểu cấu trúc nhất định. Xét từ góc độ quan hệ đó ta có thể thấy loại đơn vị ngơn ngữ
này gồm có các kiểu: song hành, móc xích, diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp .
- Đoạn văn song hành
Là đoạn văn mà các câu trong đoạn ngang hàng với nhau về mặt nội dung
và giống nhau về mặt chức năng đều hướng tới bộc lộ một tiểu chủ đề. Đây là
đoạn văn khơng có câu chủ đề vì thế mỗi câu trong đoạn có độ độc lập khá cao.
Ví dụ:
“Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm
mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại…Mị rút con dao

17


nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè phè từng hơi, không biết mê hay

tỉnh. Lần lần đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng,
Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay…” rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khụy
xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại
quật sức vùng lên, chạy”.
(Vợ chồng A Phủ - Tơ Hồi)
Đây là đoạn văn mà các câu trong đó sắp xếp theo kiểu liệt kê diễn đạt
quan hệ thời gian trước sau. Các câu trong đoạn văn có vai trị ngang nhau và
đều hướng tới bộc lộ tiểu chủ đề: bằng lòng thương cảm và khát vọng sống mãnh
liệt đã thôi thúc Mị giải thốt cho A Phủ.
Ngồi kiểu liệt kê diễn đạt quan hệ thời gian cịn có kiểu liệt kê diễn đạt
quan hệ đồng thời, liên tưởng…
- Đoạn văn móc xích
Là đoạn văn mà một hoặc một số bộ phận ở câu trước sẽ được lặp lại ở câu
sau. Sự lặp lại đó được biểu hiện bằng phép lặp từ hoặc phép thế đại từ. Với kiểu
đoạn này các câu dường như móc nối vào nhau, câu sau làm nhiệm vụ phát triển
tư tưởng cho những câu trước.
Ví dụ:
“Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn, đã thành lệ, mỗi
ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm hoặc xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối,
hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu
cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây khơng có cây nào khơng bị
thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận
bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè
gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quện lại thành từng cục máu lớn”.
(Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành)
Cũng như đoạn văn song hành, đoạn văn móc xích khơng có câu chủ đề.
Các câu ở đoạn văn trên móc nối với nhau bằng các phép thế, phép lặp. Câu sau
triển khai ý, bổ sung hoặc giải thích ý cho câu trước và đều hướng tới bộc lộ tiểu

18



chủ đề: sức sống tràn trề, mãnh liệt của rừng xà nu dù phải chịu sự tàn phá khốc
liệt bởi đạn đại bác của giặc.
- Đoạn văn diễn dịch
Là đoạn văn trình bày theo cách đi từ khái quát đến cụ thể, từ cái chung
đến cái riêng. Câu đầu là nòng cốt, là câu chủ đề, là đầu mối của mọi liên kết
(nhất là nội dung) trong toàn đoạn. Những câu sau là sự phát triển chủ đề theo
hướng cụ thể hóa.
Ví dụ:
“Tơi thương hai cơ như hai con vật ngẩn ngơ trong rừng lạnh, khi chiều
giăng lưới qua muôn gốc cây.(1) Buổi chiều của hai cô mờ nhạt và kéo dài; hai cô
lẫn trong mù sương.(2) Đáng tội nghiệp nhất là hai cơ khơng sầu tư, khơng có
một nỗi buồn chán nản ghê gớm, nó xui ta cầu xin cái chết.(3) Không hai cô là hai
cô gái, chỉ biết buồn mờ , buồn lặng nhưng buồn lâu.(4) Hai cô là hai cánh
đồng”.(5)
(Tỏa nhị Kiều - Xuân Diệu)
Ở đoạn văn trên, câu đầu tiên là câu chủ đề, câu khái qt nội dung tồn
đoạn: “Tơi thương hai cơ như hai con vật ngẩn ngơ trong rừng lạnh, khi chiều
giăng lưới qua mn gốc cây.” Đó là nỗi lịng thương cảm của Xuân Diệu trước
cuộc sống buồn tẻ, mờ nhạt của hai cô gái. Các câu sau làm nhiệm vụ triển khai
làm rõ cho nội dung này. Trong đó có những từ ngữ biểu hiện rõ nhất để hướng
tới chủ đề như: mờ nhạt và kéo dài; lẫn trong mù sương(2); đáng tội nghiệp nhất,
khơng sầu tư, khơng có một nỗi buồn chán nản ghê gớm, xui ta cầu xin cái
chết(3); buồn mờ, buồn lặng, buồn lâu(4); hai cánh đồng(5).
- Đoạn văn quy nạp
Đoạn văn quy nạp được thiết lập ngược chiều với đoạn văn diễn dịch.
Nghĩa là những ý nghĩa riêng, cụ thể được trình bày ở những câu đứng trước.
Câu cuối cùng là tiêu điểm hướng về của các câu trước nó. Như vậy câu cuối
cùng là câu chủ đề là câu nịng cốt.

Ví dụ:

19


“Tràng cầm đôi đũa, gợt một miếng bỏ vội vào miệng.(1) Mặt hắn chun
ngay lại, miếng cám đắng chát và nghẹn bứ trong cổ.(2) Bữa cơm từ đấy khơng
ai nói câu gì, họ cắm đầu ăn cho xong lần, họ tránh nhìn mặt nhau.(3) Một nỗi
tủi hờn len vào tâm trí mọi người”.(4)
(Vợ nhặt - Kim Lân)
Câu cuối của đoạn văn trên mang ý nghĩa khái quát nội dung toàn đoạn.
“Một nỗi tủi hờn len vào tâm trí mọi người”. Ba câu trước là những biểu hiện cụ
thể “nỗi tủi hờn” của các thành viên trong gia đình ấy: câu (1),(2) là của Tràng;
câu (3) là của cả 3 người. Những từ ngữ ở 3 câu trên biểu hiện rõ nhất cho nội
dung ở câu chủ đề là: gợt một miếng bỏ vội vào miệng (1); mặt hắn chun ngay
lại, miếng cám đắng chát, nghẹn bứ trong cổ (2); không ai nói câu gì, cắm đầu ăn
cho xong lần, tránh nhìn mặt nhau(3).
- Đoạn văn tổng - phân - hợp
Kiểu trình bày của đoạn văn này bắt đầu bằng việc nêu vấn đề có tính chất
tổng hợp, khái qt (tổng), tiếp theo là lời phân tích hoặc giải thích hoặc nêu ra
các dẫn chứng minh họa cụ thể (phân), cuối cùng lại tổng hợp khái quát nâng cao
hoặc mở rộng thêm vấn đề được nêu ra ban đầu (hợp). Như thế ở đoạn văn tổng phân - hợp sẽ có trên 2 câu chủ đề. Các câu chủ đề được sắp xếp liên tiếp hoặc
gián cách. Tuy nhiên các câu chủ đề này khơng hồn tồn giống nhau về ý mà câu
chủ đề sau thường được mở rộng và khái quát hơn về ý so với câu nêu chủ đề
trước.
Ví dụ:
“Tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn cịn cơ độc.(1) Buồn thay cho đời!(2)
Có lí do nào như thế được?(3) Hắn đã già rồi hay sao?(4) Ngoài bốn mươi tuổi
đầu…(5) Dẫu sao, đó khơng phải tuổi mà người ta mới bắt đầu sửa soạn.(6) Hắn
đã tới cái dốc bên kia cuộc đời.(7) Ở những người như hắn, chịu đựng biết bao

nhiêu là chất độc, đày đọa cực nhọc, mà chưa bao giờ ốm, một trận ốm có thể
gọi là dấu hiệu báo rằng cơ thể đã hư hỏng nhiều.(8) Nó là một cơn mưa gió
cuối thu cho biết trời gió rét, nay mùa đơng đã đến.(9) Chí Phèo hình như đã
trơng trước thấy tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cơ độc, cái này cịn
đáng sợ hơn đói rét và ốm đau.’’(10)

20


(Chí Phèo - Nam Cao)
Trong đoạn văn trên câu đầu tiên “Tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn cịn
cơ độc” là câu mang nội dung khái quát. Những câu tiếp theo (từ câu (2) đến câu
(9)) có nhiệm vụ phân tích, giải thích cho câu đầu. Cịn câu cuối cùng “Chí Phèo
hình như đã trơng trước thấy tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cơ độc, cái
này cịn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau” có nhiệm vụ tổng hợp lại và mở rộng
thêm nội dung mà câu đầu đã nêu. Ngoài nỗi sợ già nua và cơ độc Chí cịn sợ đói
rét ốm đau và trong những cái đó thì cái đáng sợ nhất là cô độc. Câu chủ đề này
vừa để mở rộng ý vừa để nhận xét đánh giá. Như vậy, đoạn văn trên có 2 câu chủ
đề: câu(1) và câu (10). 2 câu này không phải thể hiện 2 chủ đề mà cùng thể hiện
một chủ đề Chí Phèo đã thức tỉnh về mặt tâm lí Chí đã biết sợ: già nua, đói rét,
ốm đau và cơ độc.
Trong các văn bản khác như văn bản khoa học, văn bản nghị luận …
người ta hay sử dụng đoạn văn kiểu này còn ở văn bản nghệ thuật mà cụ thể
trong thể loại truyện ngắn các nhà văn rất ít sử dụng đoạn văn tổng - phân - hợp.
Bởi trong đoạn văn kiểu này thường thể hiện chất “lí trí”, sự chính xác nhiều hơn
là những cảm xúc mang tính đặc trưng của văn chương.
2.2.1.2. Đoạn văn cấu tạo đặc biệt
Khác với đoạn văn bình thường, đoạn văn đặc biệt chỉ được cấu tạo từ 1
câu: câu bình thường hoặc câu đặc biệt ( câu đặc biệt này cấu tạo từ 1 cụm từ
hoặc 1 từ) đứng tách ra trong hình thức một đoạn văn. Trong văn bản chúng xuất

hiện bất thường, đứng tách biệt nhằm những mục đích khác nhau của người viết.
Đoạn văn này xuất hiện nhiều nhất trong văn bản nghệ thuật và thường mang
đậm màu sắc phong cách của tác giả.
- Đoạn văn đặc biệt một câu
Ví dụ:
“Cánh cửa đề lao mở rộng.
Sáu người né mình tiến vào như một bọn thợ nề, thận trọng khiêng cái
thang gỗ đặt ngang trên vai.

21


Trái với phong tục nhận tù mỗi ngày, hôm nay viên quan coi ngục nhìn sáu tên tù
mới vào với cặp mắt hiền lành. Lòng kiêng nể tuy cố giữ kín đáo mà cũng đã rõ quá rồi.
Khi kiểm điểm phạm nhân, ngục quan lại cịn có biệt nhỡn đối riêng với Huấn Cao...”
(Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)
Ví dụ trên có 3 đoạn văn. Hai đoạn văn đầu là hai đoạn văn đặc biệt - cấu
tạo từ một câu bình thường (đoạn văn thứ nhất cấu tạo từ 1 câu đơn 2 thành
phần, đoạn văn thứ 2 được cấu tạo từ 1 câu ghép). Dụng ý nghệ thuật đằng sau
việc tách thành hai đoạn văn là để nhấn mạnh sự đối lập giữa hoàn cảnh tù đày
“cánh cửa đề lao mở rộng” với tư thế đàng hồng bình thản của sáu người tù
“sáu người tù né mình tiến vào như một bọn thợ nề, thận trọng khiêng cái thang
gỗ đặt ngang vai”. Nghệ thuật tương phản, đối lập được Nguyễn Tuân sử dụng
triệt để ngay cả ở cách dùng đoạn văn đặc biệt nhằm mục đích đề cao khí phách
của Huấn Cao.
Như vậy trong văn bản có sự đan xen giữa đoạn văn bình thường và đoạn
văn đặc biệt (như ví dụ trên). Sự xuất hiện ít hoặc nhiều một kiểu loại đoạn văn
xét về mặt cấu tạo là do sự chi phối của đặc trưng thể loại và phong cách tác giả.
- Đoạn văn đặc biệt là một câu đơn đặc biệt
Chẳng hạn, có những đoạn văn được cấu tạo là một câu đặc biệt có dạng

là một cụm từ (cụm danh từ, cụm tính từ, cụm động từ…).
Ví dụ:
“Vì thế mà sinh sự đánh nhau ở Hồng Ngài.
Khi đó đang đói rừng. Hổ, gấu cứ từng đêm ra phá rừng, bắt mất nhiều bò
ngựa. Nhà thống lí Pá Tra lúc nào cũng đầy ngựa trong tàu trước cửa, đầy lưng
trâu bò đứng chen chân trong cột cửa, và dê, chó, lợn nằm quanh nhà, ngày nào
cũng lũ lượt hàng mấy chục con đi nương ăn, bây giờ gặp khi rừng đói thế này,
mỗi khi bị ngựa đi nương, A Phủ phải ở lại trông. A Phủ phải ở lều ln hàng
tháng ngồi nương, đêm đến lại dồn bò ngựa về nằm chầu nhau ngủ xung quanh
lều”.
(Vợ chồng A Phủ - Tơ Hồi)

22


Đoạn văn thứ nhất được cấu tạo từ một câu đơn đặc biệt chỉ có 1 cụm
động từ “sinh sự đánh nhau ở Hồng Ngài”, và có thêm quan hệ từ “ vì thế mà”
đứng trước. Đó là một câu đặc biệt đứng tách ra thành một đoạn văn phục vụ cho
ý đồ nghệ thuật của tác giả. Việc “sinh sự đánh nhau ở Hồng Ngài” vừa là kết
quả của “mâu thuẫn” của trai làng này làng khác. Vừa để người đọc ghi nhớ tới
nguyên nhân khiến A Phủ phải đi ở trừ nợ. Đồng thời ẩn ý sự thua thiệt của
người dân trong mối quan hệ với kẻ thống trị.
Có thể, đoạn văn đặc biệt có dạng là một từ
Đây là đoạn văn có cấu tạo với hình thức câu là một từ: từ đơn, từ ghép, từ
láy… đứng tách ra dưới hình thức một câu - đoạn văn.
Ví dụ:
“Từ chiều, lại bắt đầu trở rét.
Gió.
Mưa…
Não nùng”.

(Anh Sẩm - Nguyễn Cơng Hoan)
Ví dụ trên có 4 đoạn văn thì 3 đoạn văn sau là đoạn văn đặc biệt câu - một
từ. Trong đó, có hai đoạn văn được cấu tạo từ một câu - một từ đơn “Gió”,
“Mưa” và một đoạn văn được cấu tạo từ một câu đơn đặc biệt - một từ láy “Não
nùng”. Dụng ý của tác giả là muốn tập trung khắc họa về sự khắc nghiệt, lạnh
giá, não nùng của mưa của gió của thiên nhiên nhằm gây ấn tượng cho người đọc
ngay từ đầu tác phẩm về một điều gì đó khơng bình thường sẽ xảy ra. Đó là dự
cảm về cuộc mưu sinh khốn khổ bi đát của anh Sẩm mù trong một xã hội thiếu
tình người.

2.2.2 Dựa vào chức năng đoạn văn
Mỗi văn bản thường chứa nhiều đoạn văn. Trong đó có những đoạn văn
chỉ giữ một chức năng riêng, nhưng cũng có nhiều đoạn văn cùng thực hiện một

23


chức năng nhất định. Chức năng của đoạn văn phụ thuộc vào vị trí, vào dụng ý
nghệ thuật của tác giả. Nhìn chung, nhiều nhà ngơn ngữ học đồng ý với cách
phân loại đoạn văn trong văn bản nói chung và trong văn bản nghệ thuật nói
riêng (trong đó có truyện ngắn) là: đoạn văn mở đầu, đoạn văn triển khai, đoạn
văn chuyển tiếp và đoạn văn kết thúc.
2.2.2.1 Đoạn văn mở đầu
Đoạn văn mở đầu là nơi mở ra thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Ấn tượng
ban đầu của người đọc đối với tác phẩm chính là đoạn mở đầu. Khơng chỉ có
chức năng tạo ấn tượng như tạo tình huống đặc biệt, dẫn dắt câu chuyện có
dun… gợi sự hứng thú khám phá cho người đọc mà câu đoạn mở đầu cịn có
chức năng tạo khung - nền chung cho truyện (giới thiệu hoàn cảnh, khung cảnh,
sự kiện, nhân vật…).
- Các kiểu mở trong đoạn văn mở đầu

Thông thường ở thể loại truyện ngắn, đoạn văn mở đầu có hai kiểu: kiểu
mở đầu trực tiếp và kiểu mở đầu gián tiếp.
+ Kiểu mở trực tiếp
Là kiểu mở truyện đi thẳng vào vấn đề của cốt truyện. Ở kiểu này đoạn
mở đầu có thể trùng với phần trình bày của cốt truyện như phần cao trào của
truyện, điểm mở nút của truyện, hay một thời điểm đặc biệt nào đó của nhân
vật…
Ví dụ:
“Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt
đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế
cũng chả sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả
làng Vũ Đại, nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “chắc nó trừ mình ra!”. Khơng
ai lên tiếng cả. Tức thật!…Có trời mà biết! Hắn khơng biết, cả làng Vũ Đại cũng
khơng ai biết…”
(Chí Phèo - Nam Cao)
Đây là đoạn văn mở đầu theo lối vào ngay cao trào của cốt truyện. Đi vào
độ căng nhất của cốt truyện. Chí Phèo đã rơi vào “vịng trịn bội bạc” hắn không

24


cịn là con người và hắn khơng nhận ra sự tồn tại xung quanh hắn. Cách đặt vấn
đề ở đoạn mở đầu như thế vừa tạo được sự chú ý đặc biệt của người đọc và giúp
người đọc nhanh chóng nhận ra những vấn đề mà tác giả muốn đề cập.
Nội dung trong đoạn văn mở trực tiếp thường gắn bó chặt chẽ với chủ đề
của truyện mà đoạn văn trên là một ví dụ.
+ Kiểu mở gián tiếp
Là kiểu mở không đi thẳng vào vấn đề của cốt truyện mà dẫn dắt người
đọc bằng những lời giáo đầu, bằng dịng suy tưởng của nhân vật, những sự kiện,
tình huống, bối cảnh, thiên nhiên... có tính chất làm nền chung cho truyện.

Ví dụ:
“Vào một chiều trung tuần tháng giêng, chàng trai ấy lang thang trong
những ngỏ hẻm trong làng. Chàng đi khơng mục đích, hồn lặng thấm cái êm ả
của những cuối ngày thôn dã. Chàng đi và nghĩ đến trăm điều vu vơ, những ý
nghĩ thống qua trong trí rồi vỗ cánh bay đi, như những con bướm đa tình vội
hơn đóa hoa này để đến với hoa kia”.
(Chiều sương - Bùi Hiển)
Truyện ngắn “Chiều sương” của Bùi Hiển miêu tả về cuộc lao động kiếm
sống trên biển vô cùng nhọc nhằn nguy hiểm của người dân chài. Mở đầu tác giả
không đi ngay vào cốt truyện ấy mà chỉ giới thiệu về thời gian, không gian, cảnh
thiên nhiên và những ý nghĩ vu vơ của người dẫn truyện. Vậy mục đích của đoạn
văn mở đầu này là tạo ấn tượng cho người đọc về một câu chuyện hấp dẫn sắp
được kể ra.
- Kiểu cấu tạo trong đoạn văn mở đầu
Để tạo ấn tượng cho người đọc ngay ở đoạn mở đầu, các nhà văn không
chỉ chú ý ở phần trình bày nội dung, cách sử dụng từ ngữ… mà các nhà văn cũng
chú ý đến cấu tạo của nó. Có những tác phẩm mở đầu bằng một đoạn văn có cấu
tạo đặc biệt, có những tác phẩm mở đầu bằng đoạn văn bình thường. Vậy cấu tạo
đoạn văn bình thường hay đặc biệt đều có tính mục đích nghệ thuật.
+ Đoạn mở đầu có cấu tạo bình thường

25


×