BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
Lấ THỊ KHÁNH CHI
VẦN VÀ NHỊP TRONG THƠ XUÂN
QUỲNH
LUẬN VĂN THẠC SỸ NGỮ VĂN
Chuyờn ngành: Lý luận ngụn ngữ
Mó số
: 5.04.08
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Nhó Bản
VINH - 2004
1
Lời cảm ơn
Em xin trân trọng cảm ơn
BẢN
PGS.TS. NGUYỄN NHÃ
đã hướng dẫn tận tình trong quá trình viết
luận văn. Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các
thầy giáo, cô giáo đã dạy dỗ, chỉ bảo chu đáo
và cảm ơn sự giúp đỡ của các đồng nghiệp,
bè bạn, người thân đã giúp tơi hồn thành
luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn tất
cả!
Tác giả
Lê Thị Khánh Chi
2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1
3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2
4. Phương pháp nghiên cứu
5
5. Cái mới của đề tài
5
6. Cấu trúc của luận văn
5
NỘI DUNG
Chương 1: Một số vấn đề lý thuyết về vần và nhịp trong thơ ca.
1.1. Về vần thơ
1.1.1. Khái niệm vần trong thơ ca
1.1.2. Cách phân loại vần thơ và các loại vần trong các thể thơ Việt
Nam.
1.1.3. Vai trò, chức năng của vần trong thơ.
1.2. Về nhịp thơ .
1.2.1. Khái niệm nhịp thơ.
1.2.2. Các nguyên tắc ngừng nhịp trong thơ .
1.2.3. Vai trò, chức năng của nhịp trong thơ .
1.3. Mối quan hệ giữa vần và nhịp trong thơ ca.
1.3.1. Nhịp là tiền đề của hiện tượng gieo vần.
1.3.2. Vần là tiêu chí của sự ngừng nhịp.
1.3.3. Giá trị biểu cảm của mối quan hệ giữa vần và nhịp trong thơ
(tính nhạc)
Chương 2: Đặc trưng về vần và nhịp trong thơ Xuân Quỳnh.
2.1. Tiểu dẫn.
6
6
7
7
8
21
24
24
25
33
35
36
36
37
40
40
3
2.2. Đặc trưng về vần trong thơ Xuân Quỳnh.
40
2.2.1. Vần - xét theo vị trí hiệp vần.
42
2.2.1.1. Loại vần lưng .
42
2.2.1.2. Loại vần chân.
46
2.2.2. Vần - xét theo mức độ hồ âm.
50
2.2.2.1. Vần chính.
51
2.2.2.2. Vần thơng.
52
2.2.2.3. Vần ép.
2.2.3. Vần trong sự kết hợp với thanh điệu
54
56
2.2.3.1. Thể thơ lục bát
57
2.2.3.2. Thể thơ 5 chữ
57
2.2.3.3. Thể thơ tự do.
57
2.2.3.4. Các thể thơ khác
58
2.2.4. Vai trò của vần trong thơ Xuân Quỳnh.
58
2.3. Đặc trưng về nhịp trong thơ Xuân Quỳnh.
61
2.3.1. Nhịp thơ của các thể thơ Xuân Quỳnh.
62
2.3.1.1. Thơ lục bát.
62
2.3.1.2. Thơ 5 chữ .
65
2.3.1.3. Thơ tự do.
69
2.3.1.4. Các thể thơ khác.
2.3.2. Các dấu hiệu ngừng nhịp thường gặp trong
Quỳnh.
78
thơ Xuân
82
92
2.3.3. Vai trò của nhịp trong thơ Xuân Quỳnh.
2.4. Mối quan hệ giữa vần và nhịp trong thơ Xuân Quỳnh.
2.5. Tiểu kết
Kết luận
Tài liệu tham khảo
93
100
101
102
4
MỞ ĐẦU
1- Lý do chọn đề tài
“Nhạc tính “nguyên là cái xe chở hồn cho thơ”, là sự sống, là sức mạnh khơn
lường của thơ”(Hồng Cầm). Để tạo nên tính nhạc ấy trong thơ ca, vần và nhịp là
những yếu tố có vai trị và vị trí hết sức quan trọng. Vì vậy, việc nghiên cứu vần và
nhịp trong ngơn ngữ thơ ca nói chung, trong ngơn ngữ thơ của một tác giả nói riêng
là một hướng đi đúng đắn, một việc làm hết sức cần thiết của ngành ngôn ngữ học
hiện nay.
Thuộc thế hệ các nhà thơ sống và trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước, Xuân Quỳnh được xem là hiện tượng độc đáo, một gương mặt thơ
tiêu biểu cho những cây bút nữ của nền văn học Việt Nam hiện đại. Với năng lực
sáng tạo dồi dào, chị đã đóng góp đáng kể cho sự nghiệp văn học của dân tộc. Từ
khi xuất hiện cho đến ngày hơm nay, với phong cách riêng của mình, Xuân Quỳnh
trở thành một hiện tượng hấp dẫn đối với giới phê bình nghiên cứu văn học. Đã có
hàng chục những cơng trình, bài viết nghiên cứu về chị song thực tế thấy rằng hiện
tượng Xuân Quỳnh vẫn còn những khoảng trống, đặc biệt vấn đề vần và nhịp trong
thơ chị thì ít được đề cập đến.
Vì thế, đề tài nghiên cứu “Vần và nhịp trong thơ Xuân Quỳnh” của chúng tơi
sẽ là những đóng góp có ý nghĩa về mặt lý luận cũng như thực tiễn sáng tác, phê
bình nghiên cứu, học thuật, giảng dạy… Vấn đề này vừa mang tính chuyên sâu vừa
mang tính liên ngành hiện nay.
2- Nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Giới thuyết về khái niệm vần và nhịp, vai trò và chức năng của chúng trong
thơ ca.
- Từ những vấn đề lý thuyết, chúng tôi đi sâu vào khảo sát phân loại, rút ra
những đặc trưng về vần và nhịp trong thơ Xuân Quỳnh, phân tích mối quan hệ giữa
chúng.
- Từ đó, chúng tơi tìm hiểu, xác định những đóng góp của Xuân Quỳnh cho
lịch sử văn học dân tộc qua cách sử dụng vần và nhịp trong thơ tác giả.
2.2. Đối tượng nghiên cứu.
Xuân Quỳnh là một hiện tượng độc đáo. Tuy nhiên trong luận văn này,
chúng tơi khơng có tham vọng sẽ đi sâu vào việc nghiên cứu những vấn đề khác
5
xung quanh thơ Xuân Quỳnh mà chỉ đi sâu khảo sát, nghiên cứu một vấn đề cụ thể
đó là "vần và nhịp trong thơ Xuân Quỳnh" để đạt được những nhiệm vụ đã đề ra.
2.3. Phạm vi nghiên cứu:
Để thực hiện các nhiệm vụ vừa nêu, nguồn tư liệu mà chúng tôi khảo sát là
tập sách Xuân Quỳnh – Thơ và đời, trong đó tập hợp gồm 49 bài thơ. Đây là
những sáng tác tiêu biểu, xuất sắc được trích từ các tập thơ chính của tác giả Xuân
Quỳnh:
- Tơ tằm - Chồi biếc
(in chung với Cẩm Lai) (1963)
- Hoa dọc chiến hào
(1968)
- Gió Lào cát trắng
(1974)
- Lời ru trên mặt đất
(1978)
- Sân ga chiều em đi
(1984)
- Tự hát
(1984)
- Hoa cỏ may
(1989)
3- Lịch sử vấn đề nghiên cứu
3.1. Vần và nhịp là hai hiện tượng khác nhau nhưng có mối quan hệ gắn bó
hữu cơ với nhau. Chúng bổ sung cho nhau tạo nên bộ mặt hồn chỉnh của hình thức
thơ ca. Và đây cũng chính là những yếu tố có vai trị quyết định tạo nên tính nhạc "năng lượng cơ bản" của thơ. Vì thế, việc nghiên cứu vần và nhịp là một việc làm
hết sức cần thiết.
Từ trước tới nay, vần và nhịp đã được nghiên cứu khá nhiều. Song thực tế
thấy rằng, chúng vẫn chỉ mới được tìm hiểu ở mức độ là nhắc qua, nếu khơng thì
cũng chỉ mới nghiên cứu hoặc về vần, hoặc về nhịp, hoặc cả về vần và nhịp ở
những khía cạnh, góc độ nào đó. Tuy nhiên, những năm gần đây đã có một số
chuyên luận nghiên cứu khá kỹ về chúng.Có thể kể tên một số cơng trình, bài viết
tiêu biểu sau :
- Dương Quảng Hàm : "Việt Nam văn học sử yếu", NXB Bộ quốc gia giáo
dục, Hà Nội, 1950.
- Nguyễn Lương Ngọc : Mấy vấn đề nguyên lý văn học (T2), NXB GD, Hà
Nội, 1962.
- Lê Bá Hán (chủ biên) : Thuật ngữ nghiên cứu văn học, NXB ĐHSP Vinh,
1974.
- Văn Tân (chủ biên) : Từ điển tiếng Việt, NXB KHXH, Hà Nội, 1977.
6
- Mai Ngọc Chừ : Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học, NXB ĐH
và GDCN, Hà Nội, 1991.
- Nguyễn Quốc Tuý: Thơ mới - Bình minh thơ Việt Nam hiện đại, NXB
Văn học, Hà Nội, 1995.
- Bùi Quốc Hùng : Tiếp cận nghệ thuật thơ ca, NXB VH - TT, Hà Nội, 2000.
- Bùi Văn Nguyên - Hà Minh Đức: Thơ ca Việt Nam - hình thức và thể loại,
NXB ĐHQG, Hà Nội , 2003.
- Mai Ngọc Chừ : Nguyên tắc ngừng nhịp trong thơ ca Việt Nam. Tạp chí
"Ngơn ngữ", số phụ 1, 1984.
- Nguyễn Phan Cảnh : Mơ hình cơ cấu ngữ âm học của vần hiệp trong
"Truyện Kiều" - Thông báo khoa học, Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1969.
- Lê Anh Hiền : Vần thơ và cái nền của nó trong thơ ca Việt Nam, Tạp chí
"Ngơn ngữ " số 4, 1973.
- Võ Bình : Bàn thêm một số vấn đề vần thơ , Tạp chí "Ngơn ngữ " số 3,
1973.
- Võ Bình : Bước thơ, Tạp chí "Ngơn ngữ " số phụ 2, 1984.
- Nguyễn Thế Lịch : Nhịp thơ, Tạp chí "Ngôn ngữ " số 1, 2004.
- Đào Thản: Nhịp chẵn, nhịp lẻ trong thơ lục bát, Tạp chí "Ngơn ngữ"số 3,
1990.
- Nguyễn Nhã Bản, Ngô Thu Hiền : Mối quan hệ giữa vần và nhịp trong thơ
hiện đại, Tạp chí "Văn học" số 1, 1994.
3.2. Sinh ra ở thập kỷ 40, Xuân Quỳnh bắt đầu làm thơ từ những năm 60.
Mặc dù cuộc đời ngắn ngủi nhưng những gì mà chị để lại cho đời là điều không thể
phủ nhận. Đó là một phong cách thơ mới lạ, độc đáo, duyên dáng và đầy nữ tính;
một khối lượng các tác phẩm văn học phong phú, đa dạng về nội dung tư tưởng và
nghệ thuật biểu hiện… Những đóng góp ấy của chị đã được ghi nhận một cách
xứng đáng. Xuân Quỳnh hai lần được nhận giải thưởng Văn học của Hội nhà văn
Việt Nam, giải thưởng Nhà nước (đợt 1) cho các sáng tác của mình.
Là nhà thơ nữ có phong cách và bản sắc riêng khá rõ nét, Xuân Quỳnh cũng
như thơ chị đã, đang và sẽ là đối tượng của các nhà phê bình, nghiên cứu văn học.
Về lịch sử nghiên cứu thơ Xuân Quỳnh, chúng tôi chia làm hai giai đoạn: Trước
năm 1988 và sau năm 1988 (tạm lấy mốc năm 1988 - năm Xuân Quỳnh qua đời).
3.2.1. Trước năm 1988
7
Kháng chiến chống Pháp thắng lợi, lịch sử dân tộc bước sang một trang sử
mới. Xuân Quỳnh và những tác giả cùng thời đã “thầm lặng” dồn hết sức lực cho
một cuộc cách tân thơ trong giai đoạn mới. Với những sáng tạo của mình, chị nổi
lên như một hiện tượng thơ đặc biệt được nhiều người biết đến và u thích. Tuy
nhiên nghiên cứu và phê bình về thơ chị ở giai đoạn này chưa thật đáng kể.
- Thiếu Mai : Thơ Xuân Quỳnh, Tạp chí "Văn học" số 1, 1983.
- Nguyễn Xuân Nam : Vẻ đẹp thơ Xuân Quỳnh (Thơ, tìm hiểu và thưởng
thức), NXB tác phẩm mới, 1985.
- Vương Trí Nhàn : Ý thức về thời gian, cảm giác về hạnh phúc (Bước đầu
đến với văn học), NXB TPM, 1986.
- Nguyễn Đức Quyền : Sóng (Những vẻ đẹp thơ), NXB VH TPHCM, 1987.
Nhìn chung, ở giai đoạn này, Xuân Quỳnh đã được công nhận trên văn đàn.
Các tác giả đánh giá cao những đóng góp ban đầu của chị cả về nội dung tư tưởng
lẫn hình thức thể hiện, đặc biệt là mảng thơ viết cho thiếu nhi, viết về đề tài tình
yêu. . . Theo họ, Xuân Quỳnh đã đóng góp cho thi đàn một điệu thơ “hồn nhiên”,
“trẻ trung”, “thông minh”, “dân dã” (Thiếu Mai), “chân thật”, “tự nhiên”, “sâu
lắng” và “đầy nữ tính” (Mai Hương)…Tuy vậy, đây "chưa phải lúc tổng kết về thơ
Xuân Quỳnh vì tác giả đang viết, nhưng có thể tin với những bài thơ hơm nay,
Xn Quỳnh có những điều cần thiết nhất với một tác giả thơ, một cách nghĩ, một
cách nói của riêng mình"(Vương Trí Nhàn - Bước đầu đến với văn học, trang 79).
Bởi chị là “cây bút nữ có năng lực sáng tạo dồi dào nhất hiện nay” [37; 64].
3.2.2. Sau năm 1988
Cái chết đột ngột (cùng chồng và con trai út) của Xuân Quỳnh đã khiến cho
bao người yêu thơ chị xót thương, nuối tiếc. Giới nghiên cứu, phê bình văn học
cũng dành cho nhà thơ một sự quan tâm đặc biệt với sự ra đời của một loạt các bài
viết, cơng trình nghiên cứu về cuộc đời và sáng tác của chị. Các công trình sau đã
chọn lọc, tập hợp được các sáng tác, các bài viết nghiên cứu về thơ và đời của tác
giả.
- Kiều Vân, Nam Tuấn (tuyển chọn) : Thơ Xuân Quỳnh, NXB Đồng Nai,
1997.
- Ngô Thị Thịnh (tuyển chọn): Thơ Xuân Quỳnh, NXB Hà nội, 1996.
- Vũ Tiến Quỳnh (tuyển chọn): Phê bình, bình luận văn học, NXB Văn nghệ,
TPHCM, 1998.
8
- Vân Long (tuyển chọn): Xuân Quỳnh - Thơ và đời, NXB VHTT, Hà Nội,
2004.
- Ngân Hà (tuyển chọn): Thơ Xuân Quỳnh và những lời phê bình, NXB
VHTT, Hà Nội, 2003.
- Vân Long : Ngòi bút với thời gian, NXB LĐ, Hà Nội, 1996.
- Lưu Khánh Thơ - Đông Mai (tuyển chọn) ; Xuân Quỳnh - Cuộc đời và tác
phẩm.
Ngoài ra cịn có nhiều bài viết được in rải rác trên các sách báo, tạp chí khác
… Ở giai đoạn này , các tác giả đều công nhận những thành cơng, đóng góp của
Xn Quỳnh cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Các tác giả như Lại Nguyên Ân,
Lưu Khánh Thơ, Lê Trí Viễn, Chu Văn Sơn. . . đánh giá cao mảng thơ viết về tình
yêu của Xuân Quỳnh. Một số tác giả khác lại không ngần ngại khi so sánh, đặt chị
ngang hàng với "bà chúa thơ Nơm" - Hồ Xn Hương như Vương Trí Nhàn, Lê Trí
Viễn, Lại Ngun Ân… Hầu hết họ đều cơng nhận ở chị một phong cách thơ độc
đáo, một hồn thơ "dung dị", "hồn hậu", “tươi trẻ”…
Tuy nhiên, các nhà phê bình chỉ mới đánh giá, nghiên cứu về thơ Xuân
Quỳnh ở một số bình diện chứ chưa có được một cái nhìn tổng qt, tồn diện từ
góc độ ngơn ngữ học. Đặc biệt là vấn vần và nhịp trong thơ chị hầu như chưa được
đề cập tới.
4- Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra, trong quá trình khảo sát, luận văn sử
dụng các phương pháp như thống kê, phân loại các câu thơ, bài thơ có chứa vần và
nhịp trong thơ Xuân Quỳnh. Từ đó miêu tả, phân tích, tổng hợp các đặc trưng của
vần và nhịp; đồng thời rút ra những nhận xét cụ thể về vần và nhịp trong thơ Xuân
Quỳnh.
5- Cái mới của đề tài
Luận văn cố gắng để đưa đến một cái nhìn có hệ thống về vần và nhịp trong
thơ Xuân Quỳnh (bằng các số liệu, dẫn chứng cụ thể) , cũng như mối quan hệ giữa
chúng. Từ đó góp phần hữu ích cho việc phê bình nghiên cứu, giảng dạy và học tập
về thơ Xuân Quỳnh trong nhà trường.
6- Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu (đã nêu) và phần Kết luận, cấu trúc luận văn gồm các
chương như sau :
Chương 1: Một sốvấn đề lý thuyết về vần và nhịp trong thơ ca
9
Chương 2 : Đặc trưng về vần và nhịp trong thơ Xuân Quỳnh
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ VẦN VÀ NHỊP TRONG THƠ CA
Thơ ca là một loại hình nghệ thuật phản ánh được nhiều mặt của đời sống xã
hội, của con người. Để diễn tả được mọi “ngõ ngách” trong cuộc sống, trong tư
tưởng, tình cảm của con người, thơ ca cần đến ngôn ngữ. Vậy ngôn ngữ thơ là gì?
Nó khác với ngơn ngữ văn xi ở chỗ nào? Đây luôn là một vấn đề phức tạp được
nhiều nhà nghiên cứu văn học quan tâm. Và đã có hàng trăm định nghĩa về ngơn
ngữ thơ với nhiều cách hiểu khác nhau.
Khác với ngôn ngữ văn xuôi, thơ ca chỉ dùng một lượng ngôn ngữ hữu hạn
để biểu hiện vô hạn cái cảm xúc, suy nghĩ của con người trước cuộc sống. Người
làm thơ phải dùng một số lượng các đơn vị ngơn ngữ có hạn để tạo nên được vô số
những bức tranh sinh động về thế giới khách quan cũng như thế giới nội tâm của
con người. Sự khác biệt giữa thơ với văn xuôi chính là ở cách sử dụng ngơn ngữ
đặc biệt, “qi đản” ấy, như Giáo sư Phan Ngọc đã nhận xét: “Thơ là một cách tổ
chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc và
phải suy nghĩ do chính hình thức ngơn ngữ này” 23; 29,30]. Đúng như vậy, ngôn
ngữ thơ ca phải là một thứ ngôn ngữ đặc biệt được trau chuốt, cô đọng, tinh luyện
để mang lại hiệu quả biểu cảm tối đa. Maiacơpxki đã từng khẳng định: “Q trình
sáng tạo ngôn ngữ thơ ca cũng giống như người lọc quặng rađium, lọc lấy tinh
chất, tìm ra trong cái bề bộn của những tấn quặng những từ đẹp, ánh sắc kim
cương” [10; 362]. “Thơ ca chính là cái tinh hoa tối cao của ngôn ngữ, là cái ánh
ngời phi thường của nó” [10;362].
Như vậy, hình thức ngơn ngữ thơ ca ngồi những đặc điểm của ngơn ngữ
văn học, nó cịn mang những đặc trưng riêng, khác biệt. Để làm nên diện mạo và
hình thức riêng biệt ấy, vần và nhịp là những yếu tố khơng thể thiếu. Vì thế, muốn
hiểu được tổ chức ngôn ngữ thơ ca và giá trị của nó, cũng như các yếu tố vần và
10
nhịp trong thơ Xuân Quỳnh thì trước hết phải hiểu rõ về vần và nhịp trong thơ nói
chung. Ở Chương 1 này, luận văn chúng tôi sẽ khái quát một số vấn đề lý thuyết về
vần và nhịp trong thơ ca.
1.1. VỀ VẦN THƠ
Khi bàn về thơ, chúng ta không thể không nhắc tới một yếu tố hết sức quan
trọng, đó là vần thơ. Vần thơ là gì? Nó có vai trò và chức năng như thế nào trong
thơ ca? Từ trước đến nay, các nhà phê bình, nghiên cứu văn học luôn quan tâm, lý
giải để làm sáng tỏ vấn đề này. Song, cùng một đối tượng nghiên cứu là vần thơ
nhưng mỗi người có một hướng tiếp cận riêng, khác nhau mà không hẳn là tất cả
mọi người đều có được cái nhìn thoả đáng, chính xác và toàn diện về hiện tượng
vần thơ vốn tồn tại “ khách quan và hiển nhiên” như thế. Sau đây, luận văn sẽ
trình bày sơ lược một số quan điểm, cách nhìn nhận, đánh giá của các tác giả khi
nghiên cứu về vần thơ.
1.1.1. Khái niệm vần trong thơ ca
Từ khi con người biết làm thơ, vần đã xuất hiện và tồn tại nghiễm nhiên như
một yếu tố không thể thiếu. Đây chính là yếu tố quan trọng nhất để phân biệt thơ
với văn xuôi. Dương Quảng Hàm, khi nghiên cứu về hiện tượng vần thơ, cho rằng:
“vần là những tiếng thanh âm hoà hiệp đặt vào hai hoặc nhiều câu văn để hưởng
ứng nhau [6;13]. Với định nghĩa này, tác giả chỉ mới quan tâm đến đặc điểm hoà
âm của vần. Cũng chú ý đến sự hoà phối âm thanh giữa các âm tiết hiệp vần, Bùi
Công Hùng khẳng định “vần có ý nghĩa về phương diện ngữ âm như một sự lặp lại
âm thanh và có ý nghĩa vần luật tạo nên giới hạn của một loạt dãy âm trong một
câu thơ” [16;160].
Khác với Dương Quảng Hàm, Nguyễn Lương Ngọc lại chú ý nhấn mạnh vai
trò của thanh điệu và chức năng của vần mà chưa thấy được sự hồ âm của vần thơ.
Ơng định nghĩa: “vần là sự lặp lại những thanh đọc theo một âm ở cuối hay quãng
giữa dòng thơ để tăng tiết tấu và sự biểu hiện của từ” [6;14].
“Thuật ngữ nghiên cứu văn học” lại cho rằng: “vần là sự lặp lại những
khuôn âm giống nhau hoặc tương tự ở giữa hay cuối dòng thơ để tăng sự liên tưởng
và sức gợi cảm của câu thơ” [12; 277] .
Như vậy, khi nghiên cứu về vần, các tác giả chỉ mới chú ý đến một vài
phương diện của vần thơ và đều chưa nói được chức năng liên kết - chức năng cơ
11
bản nhất của vần. Khắc phục những nhược điểm trên, Nguyễn Xuân Nam cho rằng:
“vần là sự lặp lại những âm thanh giống nhau hoặc tương tự ở giữa hay ở cuối
dòng thơ nhằm để tăng sự liên kết và sức gợi cảm của lời thơ” [21;44] .
Hai tác giả Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức cũng đồng quan điểm khi xem
vần có một chức năng là lặp lại ngữ âm, để làm tăng sự nhịp nhàng của câu thơ và
để làm cho mạch thơ gắn chặt với nhau, dòng này chuyển sang dòng khác, ý này
nối sang ý kia” [24;16]. Điều này cũng đã được Maiacốpxki khẳng định: “Vần điệu
khiến chúng ta quay trở về với các dòng trước, bắt chúng ta phải nhớ đến nó, bắt
tất cả những dịng trình bày một tư tưởng phải gắn lại với nhau” [24;16].
Cũng nhấn mạnh chức năng liên kết của vần, các tác giả trong “Từ điển
thuật ngữ văn học” định nghĩa: “vần thơ là phương tiện tổ chức văn bản thơ dựa
trên cơ sở lặp lại khơng hồn tồn giữa các tiếng ở những vị trí nhất định của dịng
thơ nhằm tạo nên tính hài hồ và liên kết của dịng thơ và giữa các dịng thơ”
[25;292].
Nhìn chung, các định nghĩa trên đều xét vần ở phương diện ngữ âm. Các tác
giả đều cho rằng, vần như là một sự lặp lại âm thanh trong một tập hợp âm nối giữa
các dòng thơ và kéo dài đến cuối bài thơ. Đó cũng chính là chức năng liên kết của
vần. Tuy nhiên, họ lại chưa thực sự quan tâm đến sự hoà phối âm thanh giữa các
âm tiết hiệp vần như Dương Quảng Hàm và Bùi Công Hùng đã lý giải. Để khắc
phục những hạn chế trên, Đinh Trọng Lạc và Lê Xn Thại đã có một định nghĩa
khá tồn diện: “vần là sự hoà âm, sự cộng hưởng âm thanh giữa các đơn vị ngơn
ngữ trên những vị trí nhất định nhằm liên kết các vế tương đương: bước thơ, dịng
thơ, khổ thơ. . . Vần có tác dụng liên kết và tạo nên hiện tượng hoà âm” [41;177].
Từ các quan điểm, các định nghĩa đã nêu trên, chúng ta có thể thấy vần là
một hiện tượng phổ biến trong thơ ca và luôn là đối tượng của giới phê bình nghiên
cứu văn học Đơng Tây từ xưa đến nay. Dù đã được đánh giá, nhìn nhận dưới nhiều
góc độ, bình diện khác nhau nhưng chủ yếu các tác giả đều thống nhất vần là một
yếu tố thẩm mỹ, là sự lặp lại các yếu tố ngôn ngữ tạo nên sự hồ kết âm thanh
trong câu thơ, bài thơ. Chính nó là yếu tố tạo nên đặc trưng riêng biệt của thơ ca.
1.1.2. Cách phân loại vần thơ và các loại vần trong thể thơ Việt Nam
1.1.2.1. Đối với thơ ca truyền thống, vần là yếu tố hết sức quan trọng, khơng
có vần khơng thể gọi là thơ. Bởi thế mà hiệp vần trong thơ xưa đã trở thành luật lệ,
12
quy tắc, buộc người làm thơ phải tuân theo. Chẳng hạn trong thơ cách luật, cụ thể
như thể thơ thất ngơn bát cú thì phải có 5 vần ở các câu 1,2,4,6 và 8.Ví dụ:
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa. . .
Lác đác bên sông chợ mấy nhà. . .
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia . . .
Một mảnh tình riêng ta với ta.
(Qua đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan)
Hay:
Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương mới quệt rồi
Có phải dun nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá, bạc như vôi.
(Mời trầu – Hồ Xuân Hương)
Trong bài thơ tứ tuyệt này, Hồ Xuân Hương đã bắt vần ở các âm tiết cuối
của các câu thơ: 1, 2 và 4. Hay trong thơ lục bát, ngoài hiệp vần ở âm tiết cuối
dịng thơ ( vần chân) thì cịn có nguyên tắc hiệp vần lưng ở âm tiết thứ 6 của câu
lục với âm tiết thứ 6 ở câu bát .Ví dụ:
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du).
Kể cả trong ca dao, một thể thơ dân gian, vần cũng là yếu tố không thể thiếu:
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
Thơ Mới ra đời, cùng sự xuất hiện của các hình thức thơ tự do, thơ văn xi,
vần khơng cịn là dấu hiệu đặc trưng của thơ nữa. Tuy vậy khơng có nghĩa là thơ
Mới khơng cần có hiện tượng gieo vần mà ngược lại, vần trong thơ hiện đại càng
trở nên phong phú, đa dạng, mềm mại và uyển chuyển hơn. Hiệp vần khơng cịn là
13
quy tắc, luật lệ máy móc mà nó gắn với tài năng, phong cách của từng cá nhân nhà
thơ:
Em ơi, Ba Lan. . . Mùa tuyết tan
Đường bạch dương sương trắng, nắng tràn
Anh đi nghe tiếng người xưa vọng
Một giọng thơ ngâm, một giọng đàn
( Em ơi. . . Ba Lan – Tố Hữu).
Bên cạnh cách hiệp vần quen thuộc: tan - tràn - đàn, hay vần lưng: vọng –
giọng, cả khổ thơ là hàng loạt các cặp vần cùng dòng: lan – tan, dương – sương,
trắng – nắng. Đây là một sáng tạo độc đáo của Tố Hữu, tạo nên hiệu quả nghệ
thuật cao, vang vọng trong trí tưởng tượng của người đọc âm thanh của tiếng đàn ,
cảnh tuyết tan . . .
Hay:
Xao xác tiếng gà. Trăng ngà lạnh buốt.
(Lời kỹ nữ - Xuân Diệu)
Nhờ sự hiệp vần âm tiết “gà - ngà” trong một dòng nên khi đọc câu thơ lên, ta
cảm nhận được cái lạnh buốt xuyên suốt bài thơ, chạy dọc trong thịt da và xương
sống của ta. Điều này không phải ai cũng làm được như Xuân Diệu.
Bởi vần là một trong những yếu tố tạo nên nhạc điệu, âm hưởng thơ như vậy
nên các nhà thơ đều chú ý đến việc hiệp vần. Chính vì thế mà vần trong thơ ca Việt
Nam từ trước đến nay cũng khá phong phú, đa dạng. Và khi bàn về vần thơ đã có
nhiều cách phân loại khác nhau và điều này tuỳ thuộc vào cách phân loại của từng
người nghiên cứu vần thơ chọn lựa có thể nhấn mạnh mặt này hoặc mặt kia.
Trong “Tiếp cận nghệ thuật thơ ca”, Bùi Công Hùng đã phân loại vần thơ
dựa vào các dấu hiệu sau đây:
- Xét ở vị trí của câu thơ, vần có 3 kiểu:
Vần đầu ( âm tiết cuối câu này hiệp vần với âm tiết đầu câu kia)
Vần giữa ( vần lưng)
Vần cuối ( vần chân).
- Xét theo sự sự cấu tạo âm thanh, vần gồm có:
14
Vần khớp hồn tồn ( trùng âm điệu, âm chính, âm cuối và thanh điệu).
Vần khơng khớp hồn tồn ( trong khn vần có những nét khác biệt)
Trong vần khơng giống nhau hồn tồn, ơng cho rằng có vần khác thanh nhưng
trùng âm, có vần giống nguyên âm nhưng khác phụ âm cuối và cuối cùng là vần
không giống nguyên âm khơng giống phụ âm nhưng có âm thanh gần giống nhau.
Khi xét vị trí của vần trong đoạn, ơng chia vần thành hai loại: vần liền ( vần liền
ở các câu thơ liên tiếp nhau ) và vần cách 1, 2, hoặc 3 câu thơ.
Khác với Bùi Công Hùng, Ngơ Quốc T trong “ Thơ Mới – bình minh thơ
Việt Nam hiện đại” lại cho rằng ngoài những loại vần trong thơ truyền thống thì
thơ Mới cịn có hiện tượng hiệp vần khá phổ biến giữa các âm tiết cùng dịng. Vần
cùng dịng có hai kiểu: vần liền ( 2 âm tiết hiệp vần đi liền với nhau) và loại vần
cách nhau một vài âm tiết. Theo Ngô Quốc Tuý, vần cùng dòng là một sáng tạo
độc đáo và đặc biệt thành công về vần điệu của thơ Mới. Tuy nhiên, cách gieo vần
này, các tác giả đã kế thừa từ những câu tục ngữ xưa:
Ăn vóc, học hay
Hay:
Mẹ trịn, con vng
Cịn theo Hà Minh Đức, ngồi cách gieo vần lưng và vần chân theo hình thức
gieo vần của thơ cũ, thơ Mới có nhiều cách hiệp vần khác nhau ở loại vần chân:
vần liên tiếp, vần gieo từng cặp một, vần gián cách, vần ôm nhau và vần hỗn hợp.
Riêng đối với một số tác giả như Võ Bình, Lê Anh Hiền, Mai Ngọc Chừ cịn đề
cập đến một loại vần mới đó là vần ép.
Nhìn chung, hệ thống vần của thơ ca dân tộc ta rất phong phú và đặc sắc tạo nên
sự hài hoà, cân đối cho thơ. Nó chiếm một ví trí rất quan trọng. Qua một quá trình
lý giải, tìm hiểu, nghiên cứu các loại vần thơ Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã
thống nhất được 2 cách phân loại vần như sau: dựa theo vị trí hiệp vần và theo mức
độ hồ âm giữa các âm tiết tham gia hiệp vần.
Xét theo vị trí hiệp vần, từ trước đến nay trong thơ cũ cũng như thơ hiện đại, có
2 lối gieo vần cơ bản: vần lưng và vần chân.
15
Vần chân là những vần được gieo vào cuối dòng thơ, đánh dấu sự kết thúc của
dòng thơ và tạo nên mối liên kết giữa các dịng thơ. Đó là một hiện tượng phổ biến
của thơ ca các dân tộc. Trong thơ ca Việt Nam, hình thức gieo vần này được thể
hiện khá đa dạng có khi vần được gieo liên tiếp từng cặp một, có khi gieo gián
cách, khi ôm nhau hoặc có khi hỗn hợp các loại vần. Chẳng hạn:
Vần liền:
Em không nghe mùa thu
Lá thu rơi xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô
(Tiếng thu – Lưu Trọng Lư)
Vần ơm nhau:
Trơng khóm đào, mai bán khắp đường
Ta cười tưởng nhớ cảnh quê hương
Bồng lai muôn thuở vườn xuân thắm
Sán lạn, u huyền, trong khói sương
(Mưa hoa – Thế Lữ).
Vần gián cách:
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.
(Ơng đồ – Vũ Đình Liên )
Các cặp vần chân trong bài thơ khơng chỉ có vai trị tách biệt các dòng thơ
và tạo nên sự liên kết giữa chúng với nhau mà còn tạo âm hưởng, tiếng vang trong
thơ. Đặc biệt, vần tạo tâm thế “chờ đợi vần” đối với các tiếng xuất hiện sau đó ở vị
trí nhất định nhằm làm nổi bật ý nghĩa của các từ hiệp vần.
Vần lưng là vần được gieo vào giữa dòng thơ, thường được sử dụng trong
thể thơ lục bát, song thất lục bát, thơ 8 chữ, thơ tự do. . . Đây là một hiện tượng đặc
16
biệt của vần thơ Việt Nam, tạo nên tính chất giàu nhạc điệu của câu thơ tiếng Việt.
Vần lưng có thể hiệp trong câu và cũng có thể hiệp giữa các câu thơ với nhau:
Thơn Đồi ngồi nhớ thơn Đơng
Cau thơn Đồi nhớ trầu khơng thơn nào?
(Tương tư – Nguyễn Bính)
Hoặc:
Em nhỏ ngây thơ đơi mắt biếc
Gói trịn thương tiếc, chiếc khăn tay
(Tống biệt hành – Thâm Tâm)
Cách hiệp vần chân và vần lưng như trên thường xuất hiện trong thơ ca Việt
Nam truyền thống ở tất cả các bài thơ có vần của dân tộc ta. Bất kỳ một tác giả nào
khi gieo vần trong thơ đều sử dụng 2 cách hiệp vần này. Trong thơ ca truyền thống
cũng cịn có những cách gieo vần chân hỗn hợp, liên tiếp và gián cách. Vần lưng
được sử dụng nhiều trong thơ lục bát và song thất lục bát. Sau này, các nhà thơ
hiện đại vẫn tiếp tục kế thừa, nhưng mặt khác, họ sáng tạo, biến đổi rất linh hoạt để
dễ dàng chuyển tải được hiện thực cuộc sống cũng như mọi cảm xúc của tâm hồn
mình. Khi họ sử dụng vần chân hay vần lưng “tuy có khác nhau về vị trí trong câu
thơ, nhưng đều có một chức năng là lặp lại ngữ âm, để làm tăng sự nhịp nhàng của
câu thơ và để cho mạch thơ gắn chặt với nhau, dòng này chuyển sang dòng khác, ý
này nối sang ý kia” [24; 15].
Xét theo mức độ hoà âm, vần cũng được chia thành 3 loại: vần chính, vần
thơng và vần ép.
Vần chính là vần mà “sự hồ phối âm thanh ở mức độ cao giữa các tiếng
được gieo vần, trong đó bộ phận vần cái (kể từ ngun âm chính đến cuối âm tiết )
hồn tồn trùng hợp. Phụ âm đầu các tiếng gieo vần phải khác nhau” [25; 293].
Ví dụ:
Trời mưa áo ướt làm gì?
Năm mười bảy tuổi chị đi lấy chồng
Người ta pháo đỏ rượu hồng
Mà trên hồn chị một vòng hoa tang
17
( Lỡ bước sang ngang – Nguyễn Bính )
Trong đoạn thơ trên, chồng – hồng bắt vần với nhau. Chúng khác nhau ở
thành phần âm đầu, các bộ phận khác hồn tồn đồng nhất.
Vần thơng là “loại vần được tạo nên bởi sự hoà phối âm thanh giữa các tiếng
được gieo vần, trong đó bộ phận vần cái ( kể từ ngun âm chính đến cuối âm tiết )
khơng lặp lại hồn tồn mà có thể khác nhau chút ít. Hay nói cách khác, vần thơng
là vần mà phần vần hai âm tiết giống nhau ở mức độ nào đó. Đó là kiểu vần mà âm
chính có sự hiệp vần của các nguyên âm cùng dòng và của các nguyên âm cùng độ
mở; âm cuối hoặc là hoàn toàn trùng lặp, hoặc là phụ âm mũi: m, n, ng (nh) hay
vùng phụ âm tắc vô thanh: p, t, c, ch” [25;293].
Ví dụ:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
(Đồng chí – Chính Hữu).
Muối – tới có sự đồng nhất ở âm cuối và thanh điệu, nguyên âm chính chỉ
gần giống nhau. /0/ - /〥?/ xét vào độ dài ngắn của âm lượng đều nằm trong nhóm
nguyên âm đơn dài.
Chỉ cịn anh và em
Cùng tình u ở lại
- Kìa bao người yêu mới
Đi qua cùng heo may
(Thơ tình cuối mùa thu – Xuân Quỳnh)
Ở khổ thơ trên, Xuân Quỳnh đã hiệp vần ở 2 âm tiết lại và mới. Hai âm tiết
hiệp vần này khác nhau ở phụ âm đầu, ngun âm chính cùng nằm trong nhóm
trầm vừa; đồng nhất hoàn toàn ở âm cuối và thanh điệu (đều thuộc nhóm thanh
trắc).
Ngồi ra cịn có một loại cần được một số tác giả thừa nhận - đó là vần ép
(còn gọi là khổ vận). Đây là loại vần mà trong đó âm gốc ( ngun âm chính)
khơng hề có quan hệ âm vị học, riêng âm cuối và thanh điệu vẫn đảm bảo các
nguyên tắc hiệp vần.
18
Ví dụ:
Ơi cánh chuồn gợi những buồn vui
Cánh chuồn nào bay vào trong nỗi nhớ?
Ngọn sào thưa cánh buồm ai ngái ngủ
Những cánh chuồn mỏng mảnh như tình yêu!
(Cánh chuồn báo bão – Xuân Quỳnh)
Hai âm tiết nhớ và ngủ hiệp vần với nhau, đồng nhất ở đặc trưng tuyền điệu
(thuộc nhóm thanh trắc), cịn ngun âm chính khơng hề có bất cứ sự ràng buộc
nào về mặt ngữ âm.
Đối với loại vần ép, hiệu quả thẩm mỹ và mức độ hoà âm kém hơn rất nhiều
so với loại vần chính và vần thơng.
Bên cạnh các tiêu chí phân loại vừa nêu, cũng có thể tuỳ thuộc vào tính chất
của thanh điệu để phân loại vần thành vần bằng hoặc vần trắc.
Vần bằng là những khuôn vần mang thanh ngang (thanh khơng dấu) và
thanh huyền ( \ ).
Ví dụ:
Rồi, hóng mát thuở ngày trường
Hoè lục đùn đùn tán rợp trương.
(Bảo kính cảnh giới số 43 – Nguyễn Trãi)
Vần trắc là những vần ở các âm tiết có dấu thanh là sắc ( / ), hỏi (ʔ), ngã ( ~ )
và nặng (. ). Chẳng hạn như:
Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng
Đị biếng lười nằm mặc dưới sơng trơi
Qn tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chịm xoan hoa tím rụng tơi bời.
(Chiều xuân – Anh Thơ )
Ở ví dụ trên, tác giả đã sử dụng cách gieo vần hỗn hợp, kết hợp cả vần bằng
lẫn vần trắc: trôi – bời, vắng – lặng.
19
1.1.2.2. Như chúng ta đã biết, trong thơ, âm tiết ( tiếng) chính là đơn vị cơ sở
tối thiểu để cấu tạo nên các câu thơ. Và để phân loại các thể thơ, số lượng tiếng
trong cấu trúc của các câu thơ chính là tiêu chí cơ bản.
Ví dụ, thơ lục bát bao giờ cũng đi thành từng cặp: câu trên 6 tiếng, câu dưới
8 tiếng:
Âu đành quả kiếp nhân duyên (6)
Cũng người một hội, một thuyền đâu xa.(8)
(Truyện Kiều – Nguyễn Du )
Hay thơ song thất lục bát là sự kết hợp giữa 2 câu 7 tiếng và một cặp lục bát
6/8:
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong
Cảnh buồn người thiết tha lòng
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.
(Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Cơn )
Theo sự phân tích của các nhà ngơn ngữ học, âm tiết tiếng Việt gồm có các
phần sau: phụ âm đầu, thanh điệu và phần vần. Phần vần ở đây chính là khn vần
và thanh điệu trong cấu trúc âm tiết của tiếng Việt. Sự liên kết các khuôn vần ấy
trong văn bản được gọi là sự hiệp vần (hay cách gieo vần). Cách gieo vần được
xem là chỉnh khi các âm tiết đảm bảo được nguyên tắc sao cho có sự đồng nhất cả
về khn vần lẫn thanh điệu ( tức là các âm tiết ấy phải có khn vần giống nhau
và thanh điệu cùng bằng hoặc cùng trắc). Nếu khi khn vần có âm chính khơng
đồng nhất, cùng dịng lại cùng có thanh điệu thì ta vẫn hiệp vần được mặc dù
không xuôi lắm - đây chính là lối hiệp vần ép ( khổ vận) đã nêu ở trên.
Vần thơ khi đi vào các thể thơ cụ thể được thể hiện khác nhau:
Với thể thơ 4 chữ, người làm thơ thường không sử dụng vần lưng hoặc
khơng gieo vần nối đi của thể nói lối mà chủ yếu là dùng vần chân. Trong thơ tứ
tuyệt truyền thống, một bài thơ có thể có 3 vần ở câu 1, 2 và 4 hoặc chỉ có 2 vần ở
câu 2 và 4 . Ví dụ:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
20
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lịng son.
(Bánh trơi nước – Hồ Xuân Hương)
Ở thơ hiện đại, bài tứ tuyệt được phát triển thành một khổ trong bài thơ
nhiều khổ và được phân bố rộng rãi, đa dạng hơn. Có khi một khổ có 4 vần hoặc
cũng có thể là 2 vần ở câu 2 và 3. Tuy nhiên thường là vần ở câu lẻ bắt vần với câu
lẻ, câu chẵn bắt vần với câu chẵn:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sóng khơng hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể.
(Sóng – Xn Quỳnh)
Ở đây êm và mình , lẽ và bể bắt vần gián cách, đan chéo nhau.
Cũng có khi trong một khổ, câu thứ 2 bắt vần với câu thứ 3, câu 1 bắt vần
với câu 4 khiến cho các câu thơ ôm gọn nhau:
Gọi ngàn lần tên anh vẫn là không
Chỉ lá rụng dạt dào trên lối phố
Dẫu em biết rằng anh, anh cũng nhớ
Nhưng lịng em nào có lúc ngi qn.
(Dẫu em biết chắc rằng anh trở lại- Xuân Quỳnh)
Hoặc có khi là các vần liên tiếp nhau: câu 1 bắt vần với 2, câu 3 bắt vần với
4:
Buồn hơn cây đào xin hơi xn
Buồn sang cây tùng thăm đơng qn
Ơ hay buồn vương cây ngô đồng
21
Vàng rơi ! Vàng rơi thu mênh mông.
( Tỳ bà - Bích Khê)
Thơng thường, một khổ bốn câu có bốn vần thì có cả vần bằng lẫn vần trắc:
bằng bắt vần với bằng, trắc bắt vần với trắc. Ví dụ: phố – nhớ, khơng – qn, êm –
mình, lẽ – bể. . . Rất ít khi chúng ta bắt gặp những câu thơ như của Bích Khê. Ở
trong bài thơ đặc biệt này, tác giả dụng ý chỉ sử dụng vần bằng để tạo nên một lối
thơ êm đềm, giàu sức gợi cảm, diễn tả mối tương tư đang dâng cao, ngập tràn trong
tâm hồn chơi vơi của mình.
Trong một bài thơ nhiều khổ, giữa các khổ tứ tuyệt có thể có vần liên kết
chúng lại với nhau, cũng có thể không:
Tôi về trong mái nhỏ
Sau mỗi lần gian nan
Như tìm đến bên anh
Sau mỗi niềm cay đắng
*
*
Dưới mái nhà thầm lặng
Nghe nắng trời ngoại ơ
Nghe gió mạnh về xơ
Niềm xạc xào của lá.
(Mái phố – Xuân Quỳnh )
Hoặc:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dịng.
*
*
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
22
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót
Sơng dài, trời rộng, bến cơ liêu.
(Tràng Giang – Huy Cận )
Cịn với thể thơ 5 chữ - một thể thơ truyền thống khác của dân tộc có tự xa
xưa trong các thể loại vè, hát đồng dao, thơ cổ phong - các tác giả khi sử dụng
thường gieo nhiều vần bằng, có sự sắp xếp hài hoà giữa tiết tấu và thanh điệu. Bởi
thế nên thơ 5 chữ của thơ Mới có mạch thơ mở rộng hơn, tứ thơ bay bổng và tình ý
thiết tha hơn chứ khơng gị bó như thơ ngũ ngôn trước đây nữa. Thông thường, các
nhà thơ thường tách thành từng khổ 4 câu một, gieo vần từng cặp một chéo nhau,
ôm nhau hoặc gián cách:
Hôm nay đi chùa Hương
Cây cỏ mờ hơi sương
Cùng thầy mẹ em dậy
Em vấn đầu soi gương.
(Chùa Hương – Nguyễn Nhược Pháp)
Trong những bài thơ có khổ, các âm tiết hiệp vần với nhau thường ở gần
nhau. Còn trong những bài thơ hiện đại khơng tách khổ, nhiều khi các từ ở các
dịng khá xa nhau vẫn có thể bắt vần với nhau, tạo nên sự liên hệ chặt chẽ giữa các
dòng thơ trong bài thơ.
Ví dụ:
Trời sinh ra trước nhất
Chỉ tồn là trẻ em
Trên trái đất trụi trần
Không dáng cây ngọn cỏ
Mặt trời cũng chưa có
Chỉ tồn là bóng đêm
Khơng khí chỉ màu đen
Chưa có màu sắc khác.
( Chuyện cổ tích về lồi người – Xuân Quỳnh)
23
Nhất và khác vẫn bắt vần với nhau dù chúng cách nhau tới 6 dòng thơ.
Ở thơ lục bát, các tác giả vẫn tuân theo nguyên tắc hiệp vần từ xưa đến nay.
Họ kết hợp được hai loại vần chân và vần lưng. Thông thường âm tiết hiệp vần
được gieo ở số từ chẵn, hiệp với thanh bằng tạo nên âm hưởng và nhịp điệu riêng
hài hoà, uyển chuyển:
Em ơi, em ở lại nhà
Vườn dâu em đốn, mẹ già em thương
Mẹ già một nắng hai sương
Chị đi một bước trăm đường xót xa.
(Lỡ bước sang ngang – Nguyễn Bính)
Theo Hà Minh Đức, “thơ lục bát có những hạn chế trong việc biểu hiện cái
quyết liệt và sôi nổi của hiện thực khách quan. Cuộc sống với tất cả những sự kiện
xô bồ, chất liệu phong phú và những sắc thái đa dạng nhất cũng gặp khó khăn khi
đưa vào thơ lục bát” [10;123]. Tuy nhiên với mong muốn đem đến sự cách tân cho
thơ ca hiện đại, các nhà thơ mới đã cố gắng biến hoá vần điệu khiến cho những câu
thơ lục bát điệu ngâm ấy không trở nên nhàm chán, nhạt nhẽo bằng cách vận dụng
và tiếp thu nhiều cách gieo vần mới bên cạnh những cách gieo vần trong thơ cũ:
Đêm xưa có một gã khờ
Uống trăng rồi khóc trang thơ đời mình
Uống trăng rồi khóc cuộc tình
Uống tình rồi khóc một mình dưới trăng
(Trương Chi – Quang Vĩnh Khương)
Ngoài những vần lưng ( khờ - thơ, tình -mình) và vần chân ( mình - tình)
quen thuộc giữa các dịng thơ thì ở bài thơ này, tác giả có sử dụng một hình thức
gieo vần lưng giữa các âm tiết trong dịng thơ cuối: tình – mình. Đây là một cách
gieo vần mới trong thơ hiện đại mà trong thơ lục bát truyền thống rất hiếm có.
Các thể thơ khác trong thơ hiện đại đều sử dụng nhiều hình thức gieo vần
phong phú, biến đổi linh hoạt. Các lối gieo vần đã có trong thơ ca dân tộc đều được
vận dụng, khai thác. Ngoài ra, thơ tự do còn tiếp thu nhiều cách gieo vần của thơ ca
nước ngồi, đặc biệt là thơ Pháp. Ví dụ ở thể thơ 7 chữ, 8 chữ hay thơ văn xuôi,
24
các tác giả gieo vần khác nhau ở từng giai đoạn khác nhau. Có khi là gieo theo vần
chân, có khi lại ở vần lưng, có khi liên tiếp, có khi gián cách, có khi là chuỗi vần ở
trong một dịng, có khi lại là vần vắt dịng ở cuối câu này, đầu câu kia. . . Bởi trong
thơ tự do, vần không tuân theo một nguyên tắc hiệp vần nào cả, phụ thuộc vào cảm
xúc của tác giả.
Ngày nay, có người cho rằng thơ mới khơng cần vần nên họ không quan tâm
nhiều đến vần thơ, không thấy được mối quan hệ giữa thơ ca hiện đại và thơ ca
truyền thống. Chúng ta thấy rằng, thơ hiện đại dù thế nào đi chăng nữa thì đó vẵn
là sự tiếp thu, kế thừa từ những truyền thống, từ bản sắc của thơ ca cũ, kể cả trong
cách hiệp vần.
1.1.3. Vai trò, chức năng của vần trong thơ
Thơ ca là một loại hình nghệ thuật hồn chỉnh, thống nhất cả về nội dung lẫn
hình thức. Trong kết cấu của câu thơ, khổ thơ, bài thơ, vần là một yếu tố hết sức
quan trọng, là yếu tố tạo nên dáng vẻ của thơ ca. Thiếu vần, thơ sẽ khó đọc, khó
nhớ. Và để liên kết các mạch thơ, vần (và sự hiệp vần) là yếu tố có vai trị quan
trọng hàng đầu. Nó trở thành tiêu chí để phân biệt giữa thơ ca với văn xuôi.
Trong thơ ca truyền thống, vần là dấu hiệu đặc trưng của thơ. Đã là thơ thì
phải có vần, khơng vần khơng gọi là thơ. Vì thế, hiệp vần là yêu cầu bắt buộc đối
với mọi thể thơ. Mỗi thể thơ có một quy tắc hiệp vần riêng và người làm thơ phải
theo đúng những nguyên tắc đó, khơng được phạm luật. Chính nhờ sự hiệp vần này
đã giúp cho việc đọc thơ, nghe thơ dễ nhớ, dễ thuộc, dễ ngâm ngợi. Nhà thơ Lạc
Nam đã từng khẳng định: “vần như nhịp cầu nối liền cho người ta dễ nhớ, dễ
thuộc, khơng có vần thì rất khó nhớ” [20;18]. Song cũng vì q coi trọng vai trị
của vần trong thơ nên thơ cũ nhiều lúc hiệp vần một cách máy móc, cứng nhắc,
thiếu sáng tạo. Nhưng khơng phải vì thế mà thơ ca truyền thống khơng có những
áng văn, những câu thơ bất hủ:
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng. . .
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
25