Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Tìm hiểu đời sống văn hoá giáo dục nhật bản trong thời kì minh trị 1868 1912

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (933.59 KB, 75 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

KHOA LỊCH SỬ
-------------

PHAN ĐẠI NGHĨA

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

TÌM HIỂU ĐỜI SỐNG VĂN HỐ - GIÁO DỤC
NHẬT BẢN TRONG THỜI KỲ MINH TRỊ (1868 1912)

CHUYÊN NGÀNH : LỊCH SỬ THẾ GIỚI
KHOÁ 1999 - 2004
LỚP : 40E1

Giáo viên hướng dẫn: GVC TS. PHẠM NGỌC TÂN

1


MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1

1. Lý do chọn đề tài
1
2. Lịch sử vấn đề
2


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4
4. Nguồn tài liệu và phạm vi nghiên cứu
5
5. Bố cục khoá luận
5
PHẦN 2: NỘI DUNG
6
CHƢƠNG 1: NHẬT BẢN THỜI KỲ TƠCƯGAOA VÀ SỰ KHƠI PHỤC
QUYỀN LỰC
CỦA THIÊN HỒNG.

6
1.1: Nhật Bản thời kỳ Tơcƣgaoa.
1.1.1: Về kinh tế .
1.1.2: Về chính trị.
1.1.3: Về văn hố - giáo dục.
1.2: Sự khơi phục quyền lực của Thiên Hoàng.
1.2.1: Sự xâm nhập của các nƣớc phƣơng Tây vào Nhật Bản và đối sách

6
6
13
16
19

của Mạc phủ Tơcƣgaoa.
1.2.2: Cuộc đấu tranh chống chính quyền Mạc phủ và sự khơi phục
quyền lực của Thiên hồng.


23

CHƢƠNG 2: VĂN HỐ NHẬT BẢN DƢỚI THỜI KỲ MINH TRỊ.
2.1: Chính sách của Minh Trị trong lĩnh vực văn hoá.
2.2: Sự phát triển văn hố Nhật Bản dƣới thời Minh Trị.
2.2.1. Tơn giáo, tín ngƣỡng.
2.2.2.Văn học, nghệ thuật.
CHƢƠNG 3: GIÁO DỤC NHẬT BẢN DƢỚI THỜI MINH TRỊ.
3.1: Chính sách của Minh Trị trong lĩnh vực giáo dục.
3.2: Sự hình thành hệ thống giáo dục hiện đại.
3.2.1. Trƣờng tiểu học.
3.2.2. Trƣờng trung học phổ thôngvà trƣờng chuyên nghiệp.
3.2.3. Giáo dục cao đẳng và đại học.
3.2.4. Trƣờng sƣ phạm và vấn đề đào tạo giáo viên.
54
3.3: Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế của Nhật Bản.

29
29
31
31
34
42
42
45
45
48
50

2


57


PHẦN 3: KẾT LUẬN.
64TÀI LIỆU THAM KHẢO.

67

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự
cố gắng của bản thân. Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc
tới thầy giáo- TS. Phạm Ngọc Tân. Người thầy đã gợi ý đề
tài và hướng dẫn tận tình, chỉ bảo ân cần trong suốt quá
trình làm luận văn.
Và nhân dịp này tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới
tất cả các thầy cô giáo trong khoa. Nhất là các thầy cô
trong tổ lịch sử thế giới. Những người thầy nghiêm khắc,
mẫu mực đã giành cho tôi sự chỉ bảo ân cần và đầy lòng
nhân ái trong suốt q trình học tập.
Một lần nữa, tơi xin cảm ơn thầy giáo hướng dẫn, các
thầy cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên
tơi hồn thành luận văn này.
Vinh, ngày 10 tháng 5 năm 2004
Sinh viên.

Phan Đại Nghĩa.
3



4


Phần 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Vào giữa thế kỷ XIX, chính quyền Mạc phủ liên tiếp phải ký các hiệp
ƣớc bất bình đẳng với các nƣớc phƣơng Tây. Đất nƣớc Nhật Bản đứng trƣớc
nguy cơ trở thành thuộc địa của nƣớc ngồi. Có lẽ trong những ngày đó, ngay
cả những ngƣời Nhật lạc quan nhất cũng khơng nghĩ rằng họ sẽ có đƣợc đất
nƣớc giàu có nhƣ ngày hôm nay. Nhƣng rồi trải qua một thế kỷ với cải cách
Minh Trị, với sự phát triển "thần kỳ" sau chiến tranh thế giới thứ 2, vào năm
1968, GDP của Nhật Bản đã vƣợt Đức, vƣơn lên đứng hàng thứ hai thế giới tƣ
bản, sau Mỹ. Từ một quốc gia phong kiến, dựa vào nông nghiệp, Nhật Bản trở
thành một cƣờng quốc công nghiệp. Họ đã thực hiện đƣợc trọn vẹn khẩu hiệu
mà thế hệ Thiên hoàng Minh Trị vạch ra có vẻ nhƣ duy ý chí vào thời điểm
của năm 1868 là “học tập phƣơng Tây, đuổi kịp phƣơng Tây và vƣợt phƣơng
Tây.”
Sự phát triển “ thần kỳ ” của quốc gia phƣơng Đông duy nhất lúc này đã
khiến cho ngƣời phƣơng Tây ngạc nhiên và từ đó Nhật Bản trở thành đối
tƣợng nghiên cứu của các học giả, các nhà chính trị, các nhà sử học, kinh tế ...
trên tồn thế giới.
Việc nghiên cứu những thành cơng trong cải cách của Nhật Bản dƣới
thời Minh Trị sẽ góp phần vào việc nhìn nhận một cách trực diện hơn những
yếu tố làm biến đổi không ngừng nƣớc Nhật, từ vị trí gần nhƣ “ bị bỏ quên”
trong con mắt ngƣời phƣơng Tây, trở thành một đất nƣớc có ảnh hƣởng tồn
diện trên quy mơ thế giới.
Những thành cơng của Nhật Bản trên lĩnh vực kinh tế để biến nƣớc này
từ một nƣớc với nền nông nghiệp lạc hâu trở thành cƣờng quốc kinh tế thứ hai
thế giới, có nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣng chúng ta không thể không kể

5


đến vai trị của văn hố, giáo dục. Trong cơng cuộc Duy tân với phƣơng châm
"Giáo dục là quốc sách " chính phủ Minh Trị đã tạo cơ sở cho sự phát triển
của Nhật Bản trên tất cả các lĩnh vực. Có thể nói rằng, những thành tựu mà
Nhật Bản đã đạt đƣợc đều xuất phát từ giáo dục, từ sự quan tâm đến học vấn
của mọi ngƣời.
Cho đến nay, những chính sách của Minh Trị về văn hố giáo dục cũng
nhƣ những thành tựu của Nhật Bản trên lĩnh vực này vẫn là bài học, là đối
tƣợng nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới. Đặc biệt đối với những
nƣớc đang trong q trình cơng nghiệp hố, nhƣ Việt Nam, thì những bài học
của Nhật Bản, dù đã 150 năm, vẫn giữ nguyên giá trị. Bởi vậy, nghiên cứu
chính sách văn hố- giáo dục của Minh Trị và tìm hiểu đất nƣớc Nhật Bản
trên lĩnh vực này đối với các học giả Việt Nam là điều hết sức cần thiết.
Là sinh viên khoa sử, từ lâu tìm hiểu Nhật Bản là niềm ham thích của
chúng tơi. Đặc biệt, lịch sử Nhật Bản trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX- những năm Nhật Bản chuyển mình dƣới tác động của Minh Trị
Duy tân, đã lơi cuốn chúng tôi. Qua những hiểu biết bƣớc đầu của mình về
thời kỳ này, chúng tơi hiểu rằng, một trong những cội nguồn của những thành
tựu của Nhật Bản thời kỳ Minh Trị là chính sách văn hố - giáo dục và sự phát
triển của Nhật Bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, phải nói trƣớc hết trên lĩnh
vực văn hố - giáo dục. Bởi vậy, chúng tơi đã lựa chọn vấn đề "Tìm hiểu đời
sống văn hố- giáo dục Nhật Bản trong thời kỳ Minh Trị (1868- 1912)"
làm đề tài khố luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử vấn đề.
Ngƣời Việt Nam đã biết đến công cuộc Duy tân Minh Trị từ cách đây
hơn một thế kỷ. Ngay cả cuối thế kỷ XIX, qua sách báo Trung Quốc, các sỹ
phu Việt Nam yêu nƣớc đã bƣớc đầu hiểu về cuộc cải cách ở Nhật Bản. Đất
6



nƣớc mặt trời mọc trở thành niềm tin, niềm hy vọng của những ngƣời dân Việt
Nam mất nƣớc.
Có thể nói Phan Bội Châu là một tác giả Việt Nam đầu tiên đề cập đến
Minh Trị Duy tân. Trong tác phẩm "Tân Việt Nam" (1908) cụ đã đề cập nhiều
đến cuộc cải cách này. Về sau có một số cơng trình nghiên cứu của các tác giả
nhƣ : Đoàn Văn An "Giáo dục Nhật Bản hiện đại" (Bộ giáo dục Sài Gòn, xuất
bản, 1965, Nguyễn Khắc Ngữ: "Nhật Bản Duy tân dưới thời Minh Trị Thiên
hồng" (Nxb Trình bày - Sài Gịn, 1969), Vĩnh Sính : "Nhật Bản cận đại"
(NxbTP.Hồ Chí Minh, 1991). Các cơng trình trên đã trình bày tình hình Nhật
Bản trƣớc khi cơng cuộc Duy Tân, cũng nhƣ nội dung cải cách Minh Trị một
cách có hệ thống.
Trong những năm gần đây có thể kể đến các tác phẩm của các tác giả :
Nguyễn Văn Hồng "Lịch sử giáo dục thời Minh Trị Duy tân"(Nxb Giáo dục,
1994); Phan Ngọc Liên "Lịch sử Nhật Bản" (Nxb VHTT 1997). Bên cạnh đó
có một số tác phẩm của tác giả nƣớc ngoài đã đƣợc dịch ra tiếng Việt nhƣ :
Edwen O Reis. Chauer "Nhật Bản quá khứ và hiện tại" (Nxb KHXH, Hà Nội,
1994); M.Morishima "Tại sao Nhật Bản thành công? cơng nghệ phương Tây
và tính cách Nhật Bản"( Nxb KHXH, hà Nội, 1991)… Với những tác phẩm
trên các lĩnh vực văn hoá, giáo dục Nhật Bản trong thời Minh Trị đã đƣợc đề
cập đến.
Ngồi ra, trên các tạp chí chun ngành những năm gần đây cũng đăng
tải nhiều bài viết của các tác giả có liên quan đến đề tài nhƣ: Hoàng Minh Hoa
"Từ hiến pháp 1889 đến hiến pháp 1946 của Nhật Bản"(Tạp chí nghiên cứu
lịch sử số 1, 1994); "Giáo dục Minh Trị Duy tân chìa khố thành công của
công cuộc canh tân đất nước và công nghiệp hố Nhật Bản". (Thơng báo khoa
học trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội, số 3, 1992).
7



Vấn đề văn hoá, giáo dục trong cải các Minh Trị cũng đã trở thành đối
tƣợng nghiên cứu của một luận án, khoá luận tốt nghiệp. Nhƣ Đặng Xuân
Kháng "Cải cách giáo dục và những tác động chủ yếu đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội Nhật bản"( Luận án tiến sĩ sử học, trƣờng Đại học KHXH &
Nhà Văn - 2003); Hồ Hồng Hoa "Bước đầu tìm hiểu những nét khái quát về
quá trình phát triển và những đặc điểm chung của văn hoá Nhật Bản qua các
thời kỳ xã hội" (Khoá luận tốt nghiệp Đại học - 1999).
Nhìn chung, các cơng trình này đã đi vào nghiên cứu những khía cạnh
khác nhau của cải cách Minh Trị trên lĩnh vực văn hoá, giáo dục cũng nhƣ có
đề cập ít nhiều đến đời sống văn hố, giáo dục Nhật Bản trong thời kỳ Minh
Trị. Đó là nguồn tƣ liệu quý để chúng tôi tiếp cận khi thực hiện đề tài này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
Với đề tài "Tìm hiểu đời sống văn hố, giáo dục Nhật Bản trong thời
kỳ Minh Trị (1868-1912)" chúng tôi xác định phạm vi nghiên cứu từ 18681912. Tuy nhiên để có một cái nhìn tồn diện, có hệ thống và logic thì cần tìm
hiểu tình hình xã hội Nhật Bản cuối thời kỳ Tôcƣgaoa.
Từ phạm vi trên, đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Khái quát tình hình xã hội Nhật Bản thời kỳ Tơcƣgaoa và sự khơi
phục quyền lực của Thiên hồng.
- Tìm hiểu đời sống văn hoá của Nhật Bản dƣới thời Minh Trị.
- Giáo dục Nhật Bản thông qua công cuộc cải cách của MinhTrị.
Do hạn chế về mặt thời gian và nguồn tƣ liệu, cho nên chúng tơi chƣa
có điều kiện đi sâu vào các lĩnh vực khác. Khoá luận cũng chỉ mới dừng lại
những nghiên cứu bƣớc đầu về đời sống văn hoá - giáo dục Nhật Bản dƣới
thời Minh Trị. Chúng tơi hy vọng rằng, sau này khi có điều kiện chúng tôi sẽ
tiếp tục nghiên cứu lĩnh vực này một cách hoàn chỉnh hơn.
8


4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu.

4.1. Nguồn tài liệu.
Nghiên cứu đời sống văn hoá- giáo dục Nhật Bản trong thời kỳ Minh
Trị chúng tôi chủ yếu dựa vào các sách về Nhật Bản đã xuất bản trong thời
gian gần đây và một số bài viết trên các tạp chí chun ngành.
4.2. Phương pháp nghiên cứu.
Cơng cuộc cải cách của Minh Trị Duy Tân diễn ra trong bối cảnh quốc
tế và trong nƣớc khác nhau. Yếu tố thời đại ln giữ một vai trị hết sức quan
trọng. Vì vậy phƣơng pháp lịch sử đã đƣợc sử dụng xuyên suốt trong luận văn,
và là cơ sở để đánh giá các sự kiện một cách khách quan.
Đây là một đề tài khoa học xã hội thuộc lĩnh vực chuyên sử nên chúng
tôi sử dụng phƣơng pháp tổng hợp, kết hợp với sƣu tầm, chọn lọc và xử lý tƣ
liệu với phƣơng pháp lơgíc và phƣơng pháp so sánh.
5. Bố cục của khố luận.
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
của khoá luận gồm ba chƣơng:
Chƣơng 1: Nhật Bản thời kỳ Tôcƣgaoa và sự khơi phục quyền lực của
Thiên hồng.
Chƣơng 2: Văn hố Nhật Bản dƣới thời kỳ Minh Trị.
Chƣơng 3: Giáo dục Nhật Bản dƣới thời Minh Trị
Thực hiện khoá luận này do hạn chế về tƣ liệu, thời gian và nhất là do
năng lực cá nhân, nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tơi
rất mong nhận đƣợc sự chỉ bảo, góp ý kiến của thầy cơ giáo và bạn bè đồng
nghiệp để cơng trình nghiên cứu của mình đƣợc hoàn chỉnh hơn.

9


Phần 2: NỘI DUNG
Chƣơng 1
NHẬT BẢN THỜI KỲ TÔCƢGAOA VÀ SỰ KHƠI PHỤC

QUYỀN LỰC CỦA THIÊN HỒNG
1.1.Nhật Bản thời kỳ Tôcƣgaoa.
1.1.1.Kinh tế.
Về nông nghiệp.
Là một nƣớc nông nghiệp lúa nƣớc, chịu sự chi phối của Hệ sinh thái
chuyên biệt (Specialized ecosystem), khơng có đƣợc thế mạnh của Hệ sinh
thái phổ tạp (general ecosystem) nhiệt đới với khả năng tái sinh nhanh và chỉ
số đa dạng về giống, cƣ dân nông nghiệp Nhật Bản từ xƣa đã phải thƣờng
xuyên đối chọi với những điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên để bảo tồn và
phát triển cuộc sống.
Khác với nhiều nƣớc châu Á, về căn bản nông nghiệp Nhật Bản là nền
kinh tế nơng nghiệp thung lũng, khó cung cấp nƣớc, đất gieo trồng hạn hẹp,
thiếu những đồng bằng lớn và cũng không thuận lợi cho việc khai phá vùng
đất ven biển để mở rộng không gian sinh tồn. Nguyên nhân chủ yếu là Nhật
Bản khơng có đƣợc những dịng sơng lớn với thuỷ lƣợng cao, giàu chất phù sa
để có thể tạo nên đồng bằng châu thổ phì nhiêu nhƣ ở Trung Quốc hay nhiều
quốc gia Đông Nam Á khác.
Vào thời Edo, nơng nghiệp Nhật Bản đã có sự tăng trƣởng vƣợt bậc trên
các phƣơng diện: diện tích canh tác, sản lƣợng và loại hình sản phẩm. Do đẩy
mạnh khai hoang mà diện tích đất trồng trọt khơng ngừng đƣợc mở rộng.
Nhiều vùng đất khô cằn, đầm lầy trƣớc đây đã đƣợc cải tạo thành đất canh tác
cùng với quá trình xây dựng mới và khơng ngừng hồn thiện hệ thống tƣới
10


tiêu. Để tăng năng suất, nhiều loại phân bón từ động, thực vật đã đƣợc sử dụng
và trở thành tập quán quen thuộc của nông dân Nhật Bản thời kỳ này. Thóc
giống cũng đƣợc cải tạo và việc Nhật Bản nhập về một số loại giống mới đã
giúp cho nông dân ở nhiều nơi cấy đƣợc hai vụ lúa. Kết quả là, diện tích canh
tác đã tăng lên trong suốt thời kỳ Edo. Nếu so sánh, vào đầu thế kỷ X diện tích

đất canh tác ở Nhật Bản mới chỉ đạt 860.000 ha, giữa thế kỷ XV là 950.000
ha, năm 1600 vƣợt lên khoảng 1.640.000 ha thì đến năm 1720 đã tăng lên
2.970.000 ha.
Thời Tơcƣgaoa, Nhật Bản có khoảng 63000 làng. Quy mô của các làng
rất khác nhau tuỳ theo thời gian vào khu vực địa lý nhƣng làng Nhật thƣờng
có từ 50- 70 hộ với chừng 400 khẩu, thu nhập bình quân 400 koku. Thời Edo,
làng là đối tƣợng quản chế trực tiếp của các lãng chúa nhƣng chính quyền
không bao giờ (và hẳn là không thể ) can thiệp quá sâu vào cơ chế tự quản vốn
có của làng. Do đó, mọi hoạt động của làng chủ yếu là đƣợc điều hành bởi ba
cấp chức dịch mà ngƣời ta gọi là jikata hay Sanyaku. Ngƣời đứng đầu làng là
Nanushi (ở miền Đông), shoya hoặc himoiri (ở miền Tây). Thứ đến là các
trƣởng Kumi gashira, toshiyori, otona-bya kusho (với nhiều chức năng tƣơng
hợp nhƣ tổ chức Giáp trong làng Việt) và cuối cùng là hya kushodai ( đại diện
dân làng ).
Trong sự phát triển tƣơng đối độc lập của các lãnh chúa thời Edo, làng
là điểm nút cuối cùng của hệ thống quản chế đồng thời cũng là thực thể quan
trọng nhất để các cấp chính quyền có thể kiểm nghiệm tính thiết thực, hiệu
quả của những chính sách ban ra. Sự phát triển của kinh tế hàng hoá và những
nhân tố xã hội mới đã khiến cho không gian kinh tế cũng nhƣ cơ tầng xã hội
nông thôn truyền thống không ngừng biến đổi. Tiền tệ ngày càng xâm nhập
mạnh vào kinh tế nông nghiệp và đời sống nơng thơn. Trong điều kiện đó “ thì
11


nền nông nghiệp kiểu mẫu của nƣớc Nhật sẽ chấm dứt. Những điều kiện sinh
hoạt kinh tế chật hep của nền nông nghiệp ấy sẽ bị tan rã”. Và đƣơng nhiên,
chuyển biến đó đã làm chấn động thể chế chính trị Mạc phủ đƣợc xây dựng
trên cơ sở kinh tế nơng nghiệp.
Chế độ thuế khố dƣới thời Tơcƣgaoa khá phức tạp. Mỗi cơng quốc đều
có chính sách thuế của riêng mình, thậm chí trong một cơng quốc mức thuế ở

từng vùng cũng khác biệt. Nhƣng nhìn chung nơng dân phải trả 5 loại thuế:
denso (thuế đất) là loại thuế nặng nhất (còn gọi là hon nengu) thƣờng chiếm
khoảng 25 đến 30% thu nhập. Loại thuế này có hai kiểu thu, thu theo định
mức và thu theo thu nhập thực tế. Loại thứ hai là Komono-naRi (thuế phụ thu)
đánh vào các khoản khai thác lâm thổ sản, đất hoang, sông, hồ, đánh cá, cắt
cỏ... Thứ ba là KatagaRi-mono (thuế đặc biệt) đánh vào việc tu sửa đƣờng xá,
chi phí cho việc đi về Edo của lãnh chúa, dự phòng việc mất mùa. Thứ tƣ là
Kunixaku (thuế cho công quốc) dùng cho việc mở mang hệ thống thuỷ lợi,
chống hoả hoạn, duy trì an ninh và cuối cùng là Bayaku (thuế phục vụ) chủ
yếu là lao động cơng ích, cung cấp phƣơng tiện, vật dụng, ngựa. Ngồi ra,
nơng dân cịn phải đóng góp nhiều khoản chi phí khác nữa bằng hiện vật hay
bằng tiền khi đƣợc yêu cầu. Thời Tôcƣgaoa, ở nhiều vùng các khoản thuế
đóng góp của nơng dân chiếm tới 60-70% thu nhập của các lãnh chúa trong
khi đó số thuế của thƣơng nhân, thợ thủ công chỉ chiếm khoảng 5-6% mà thôi.
Do cây trồng chủ yếu của nông nghiệp Nhật Bản là lúa nên tạo nguồn
nƣớc tƣới và giữ nƣớc trong ruộng là nhu cầu thƣờng xuyên và hết sức cần
thiết. Cùng với những thành tựu về khai hoang, việc xây dựng mới và hồn
thiện khơng ngừng hệ thống thuỷ lợi là kết quả nổi bật nhất của kinh tế nơng
nghiệp Nhật Bản thời kỳ này. Để có đủ nƣớc canh tác, bản thân một hộ hay
một số hộ nông dân không thể tự xây dựng đƣợc hệ thống thuỷ lợi trong điều
12


kiện đất canh tác chủ yếu nằm ở khu vực thung lũng có bình độ cao thấp khác
nhau.
Nhƣ vậy, do có hệ thống thuỷ lợi khơng ngừng đƣợc hồn thiện mà
nhiều diện tích đất vốn rất khơ cằn hoặc là đầm lầy, đất chua mặn ven biển
trƣớc đây đã đƣợc cải tạo thành đất canh tác. Kỹ thuật “ đao canh thuỷ nậu”,
“đao canh hoả chủng” đƣợc áp dụng phổ biến. Thêm vào đó, những tiến bộ
trong cải tạo giống và việc gieo trồng một số loại giống mới cũng làm thay đổi

chu kỳ sản xuất, rút ngắn thời vụ. Ở nhiều nơi, đặc biệt là vùng Tây - Nam có
khí hậu tƣơng đối ấm, nơng dân đã cấy đƣợc hai vụ lúa. Trong thời gian này,
một số giống lúa đƣợc nhập từ Đông Nam Á nhƣ lúa Champa, chịu đƣợc khô
hạn, sâu bệnh, cũng đƣợc gieo cấy nhiều ở Kyuhu, Chogaku và Shikoku.
Sự phát triển của kinh tế nông nghiệp mang tính chất thƣơng mại đã tạo
ra một chu trình mới cho sản xuất nơng nghiệp, thúc đẩy nhanh chóng q
trình tạo ra sản phẩm hàng hố. Từ cuối thế kỷ XVII, nông thôn Nhật Bản
đang đứng trƣớc một sự chuyển mình lớn. Nhiều nơi nơng dân khơng sản xuất
nông nghiệp nữa mà chuyển sang làm hàng thủ công hay chế biến nhƣng sản
phẩm nổi tiếng của địa phƣơng. Mối liên hệ giữa các thành phần kinh tế trong
bản thân mỗi làng và từng làng với “liên làng”, giữa các làng nông nghiệp với
các làng thủ công nghiệp và làng buôn cũng nhƣ quan hệ giữa các làng buôn
với nhau khơng ngừng đƣợc mở rộng. Quan hệ đó đã tạo ra một mạng lƣới
liên kết kinh tế trong nông thơn, từ đó hình thành nên mỗi trƣờng kinh tế vùng
và sự liên kết vừa tƣơng hỗ vừa phụ thuộc giữa các vùng kinh tế. Chính các
vùng kinh tế đó là cơ sở để dẫn tới sự gắn kết chặt chẽ giữa kinh tế nông thôn
và kinh tế thành thị cũng nhƣ với mạng lƣới kinh tế chung của cả nƣớc. Trên
cơ sở những chuyển biển đó, thủ cơng nghiệp và thƣơng nghiệp đã tách dần ra
khỏi kinh tế nông nghiệp và trở thành ngành kinh tế độc lập.
13


Về công-thương nghiệp.
Từ cuối thế kỷ XVII, ở Nhật Bản, bên cạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp
truyền thống cũng đã hình thành một cơ cấu kinh tế cơng thƣơng nghiệp với
thành thị làm trung tâm. Từ chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp và nhu cầu
tiêu dùng của xã hội đã kích thích sản xuất thủ cơng nghiệp đạt đến trình độ
phát triển vƣợt bậc. Trên cả nƣớc đã hình thành nhiêù trung tâm thủ cơng
nghiệp lớn. Có cơng trƣờng thủ cơng thu hút tới hàng trăm thậm chí tới hàng
nghìn lao động nhƣ khu mỏ Besshi của gia tộc Sumimoto ở Shikoku. Điều

đáng chú ý là, phần lớn các cơ sở này là do chủ tƣ nhân đứng ra bao thầu,
quản lý sản xuất và có trách nhiệm đóng thuế cho chính quyền sở tại hoặc
Mạc phủ. trong các cơng trƣờng đó, hình thức lao động phân tán đƣợc tổ chức
theo hộ gia đình chiếm giữ vị trí quan trọng. Tuy nhiên, nhiều công trƣờng thủ
công tập trung cũng đã xuất hiện. Tại các cơng trƣờng đó, quy trình sản xuất
đƣợc chia ra thành các cơng đoạn khác nhau. Mỗi cơng đoạn do một nhóm
nhân cơng đảm nhiệm.
Cuối thời Tôcugaoa, các ngành thủ công nghiệp thu hút hơn 20% lực
lƣợng lao động trên tồn quốc. Nhờ có chun mơm hố và đầu tƣ, cải tiến kỹ
thuật mà nhiều mặt hàng thủ cơng của nhật Bản lúc đó đã đạt đến độ tinh xảo
nổi tiếng nhƣ : lụa, luyện kim, sơn mài, đồ sứ...
Quá trình tập trung những nguồn của cải lớn trong tay một nhóm
thƣơng nhân, chủ xƣởng có thế lực là minh chứng rõ rệt nhất cho thấy sự xuất
hiện của những nhân tố kinh tế tƣ bản chủ nghĩa trong xã hội phong kiến Nhật
Bản. Giới cơng thƣơng Nhật Bản qua q trình sản xuất, bn bán đã từng
bƣớc tích luỹ đƣợc nguồn tƣ bản và từ đó đã mở rộng đầu tƣ sang các lĩnh vực
kinh tế khác nhƣ : đóng tàu, khai thác mỏ, vận tải, kinh doanh tiền tệ, ngân
14


hàng... Việc hình thành một đội ngũ thƣơng nhân chuyên nghiệp là một nhân
tố quan trọng khác nữa thúc đâỷ kinh tế phát triển. Nếu nhƣ đầu thế kỷ XVII,
kinh tế Nhật Bản vẫn cịn bị bó hẹp trong phạm vi cơng quốc thì nửa sau thế
kỷ XVII trở đi, đã có những thay đổi về chất trong cả nội dung và cơ cấu. Mặc
dù nơng nghiệp vẫn cịn là cơ sở kinh tế cơ bản của đất nƣớc nhƣng sản xuất
thủ cơng, thƣơng nghiệp ngày càng đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân. Đến năm 1738, qua phân loại đân số, thƣơng nhân chiếm tỉ lệ
12,2% so với 7,7% thuộc về đẳng cấp Samurai.
Thời Tôcƣgaoa, thƣơng nhân bao gồm rất nhiều loại. Loại có thế lực
nhất gọi là tonya là những ngƣời chuyên buôn bán lớn, có quyền lợi gắn chặt

với giới chính trị. Họ thƣờng mua hàng từ các vùng sản xuất, công xƣởng rồi
bán lại cho thƣơng nhân trung gian (nakagai) và từ đó lại phân chia cho những
ngƣời bán lẻ, bán dạo. Mặc dầu các thƣơng nhân trung gian nhƣng nakagai
cũng đồng thời là các nhà đầu tƣ cho việc sản xuất hàng hoá nhất là một số
mặt hàng thiết yếu nên qua đó cũng thu đƣợc nguồn lợi lớn. Bên cạnh tầng lớp
nakagai cịn có một loại thƣơng nhân đặc biệt khác nữa là nakadachinin. Họ là
những thƣơng nhân mua đi, bán lại hàng hoá giữa ngƣời sản xuất và tonxa,
giữa tonxa với nakagai và thậm chí giữa nakagai với những ngƣời bán lẻ. Mối
quan hệ đa chiều đó cùng với trí thức về một số mặt hàng tinh xảo, sự nhạy
bén về giá cả thị trƣờng đã đem lại lợi nhuận cho tầng lớp thƣơng nhân này.
Sự xuất hiện những hình thức kinh doanh mới, với nhiều loại thƣơng
nhân khác nhau vừa là hệ quả của những hoạt động kinh tế đa dạng thời kỳ
này, vừa cho thấy những phát triển mang tính chất nối tiếp từ các giai đoạn
lịch sử trƣớc trong đó phải kể đến vai trị của những phƣờng hội buôn bán.
Một số ngƣời cho rằng phải đến thế kỷ XVIII, phƣờng buôn mới (za) ra đời ở

15


Nhật Bản nhƣng trên thực tế từ thời Mạc phủ Kamakura (1185-1333) các za
đã xuất hiện trên cơ sở những nhóm thƣơng nhân bán chuyên nghiệp.
Nhật Bản đã tiếp thu đƣợc nhiều thành tựu kỹ thuật, kinh nghiệm sản
xuất, buôn bán hết sức quý giá. Tất cả những nhân tố đó đã đêm lại một luồng
sinh khí mới cho kinh tế Nhật Bản. Cùng với những tác động của các chính
sách, cơ chế chính trị thì năng lực và sự vận hành của nhiều ngành kinh tế vốn
đã từng sản xuất hàng hoá xuất khẩu cũng nhƣ nhu cầu của một thị trƣờng đã
quen dùng các sản phẩm có chất lƣợng cao là những nhân tố quan trọng giữ
cho nhịp độ kinh tế vẫn đạt đƣợc mức tăng trƣởng ngay cả trong điều kiện đất
nƣớc đóng cửa.
Trong bối cảnh đó, từ giữa thế kỷ XVII, ở Nhật Bản đã xuất hiệt một

khuynh hƣớng liên kết tự phát giữa những ngƣời sản xuất, doanh thƣơng tham
gia vào các hiệp hội (nakama) nhằm hạn chế tình trạng cạnh tranh, đem lại sự
ổn định cho sự phát triển kinh tế. Nakama có cấu trúc theo chiều dọc, tức là tổ
chức của những ngƣời cùng nghề. Chức năng của nó là duy trì sự phát triển ổn
dịnh của mỗi thành viên, tăng cƣờng sức mạnh kinh tế và khả năng tài chính,
chống lại khuynh hƣớng mƣu lợi cá nhân và cạnh tranh tự do giữa các doanh
thƣơng. Nakama đƣợc lập ra còn là để tránh sự thâm nhập của những thành
viên bên ngoài, khống chế giá cả, điều tiết khối lƣợng và chủng loại hàng hố
bn bán trên thị trƣờng, kiểm tra chất lƣợng hàng hoá, bảo vệ quyền lợi
thành viên trƣớc các con nợ, củng cố lịng tin giữa những ngƣời bn bán và
giữa những ngƣời sản xuất, buôn bán với ngƣời tiêu dùng.
Lịng tin của khách hàng đối với uy tín của hiệp hội và sự trung thành
giữa các thành viên đƣợc coi là nguyên tắc sống còn của nakama. Để bảo vệ
nguyên tắc đó, nakama đã đặt ra nhiều quy định cho cơ chế hoạt động của

16


mình. Cơ sở cho việc đề ra các luật định đó là kinh nghiệm hoạt động thực
tiễn của các thƣơng nhân, nhất là các thƣơng nhân có uy tín.
Thời Tơcƣgaoa, nhiều nakama cịn có tàu bn, nhà kho và những tài
sản chung khác. Nakama đã đóng vai trị tích cực trong việc truyền dạy nghề
cho thế hệ thƣơng nhân trẻ, góp phần làm cho quan hệ thƣơng mại trở nên
hồn hảo, kinh tế hơn. Thông qua các hoạt động kinh doanh, nakama đã kích
thích nhiều ngành sản xuất phát triển. Với quy mơ làm ăn, bn bán lớn,
nakama đã góp phần làm hiện đại hoá hoạt động của hệ thống kinh doanh tiền
tệ và tín dụng, đáp ứng những nhu cầu đa dạng của đời sống đồng thời thúc
đẩy quá trình tích tụ tƣ bản ở Nhật Bản.
Do vậy, từ năm 1721, Mạc phủ đã chính thức cho phép nakama hoạt
động và yêu cầu thƣơng nhân, thợ thủ công... phải đăng ký là thành viên trong

một nakama nhất định. Chính sách này là một phần quan trọng trong cải cách
Kyoho của Yoshimuse (1677-1751), Sôgun thứ tám của triều đại Tôcƣgaoa.
Đƣợc sự ủng hộ của chính quyền trên khắp Nhật Bản, nhất là ở những trung
thƣơng mại lớn, hàng loạt hiệp hội buôn bán, sản xuất đã đƣợc thành lập. Một
số nghiệp đồn bn bán lớn nhƣ “ nhóm 10 nhà bán sỉ ” ở Edo và “nhóm 24
nhà bán sỉ” ở Osaka đã ra đời với sự tham gia của nhiều thƣơng nhân giàu có
nhất.
Tuy vậy, trên thực tế, hoạt động của các phƣờng hội nói chung hay các
doanh thƣơng nói riêng hết sức đa dạng và phức tạp. Mặc dầu nakama là sự
phát triển điển hình về chất trong cơ cấu kinh tế Nhật Bản thời kỳ Tôcƣgaoa,
nhƣng không phải bao giờ vị thế kinh tế của nó cũng có ý nghĩa và tầm quan
trọng nhƣ nhau. Ngay trong mỗi nakama tiềm lực của các thành viên cũng rất
khác nhau, con đƣờng đi tới sự hợp thành cũng không giống nhau, đặc tính
của nakama ở mỗi địa phƣơng, mỗi ngành cũng không phải là đồng nhất. Bên
17


cạnh sự tiến bộ đó cịn có những hạn chế, cản trở sự phát triển kinh tế, gây trở
ngại cho hoạt động thƣơng nhân tự do và không thể tránh đƣợc khuynh hƣớng
phát triển độc quyền.
1.1.2. Chính trị.
Đến những năm 30 của thế kỷ XVII, từ nhiều nguyên nhân khác nhau,
Mạc phủ Tôcƣgaoa đã từng bƣớc hạn chế quan hệ của Nhật Bản với bên
ngồi. Mơi trƣờng bn bán, trao đổi tƣơng đối tự do trƣớc đây khơng cịn
nữa. Quan hệ thƣơng mạI với bên ngồI bị chính quyền Mạc phủ kiểm sốt
nghiêm ngặt. Sự thay đổi đó trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản gắn liền
với tình hình chính trị trong nƣớc đồng thời thể hiện tầm nhìn của giới cầm
quyền Mạc phủ trƣớc những chuyển biến diễn ra trên thế giới lúc bấy giờ.
Sau sự kiện Shimabara, chính quyền Edo đã tỏ thái độ dứt khốt với
vấn đề Thiên chúa giáo và lập tức áp dụng những biện pháp gay gắt trục xuất

các lái buôn, giáo sĩ Bồ Đào Nha ra khỏi Nhật Bản. Trong quan hệ với các
nƣớc châu Á, tuy chính quyền Tơcƣgaoa khơng thi hành những biện pháp gắt
gao nhƣ với một số nƣớc châu Âu nhƣng những hoạt động buôn bán của
thƣơng nhân Trung Quốc, Triều Tiên và Đông Nam Á cũng bị tác động mạnh
bởi chính sách hạn chế ngoại thƣơng mà Nhật Bản thi hành. Về chiến lƣợc,
Mạc phủ vẫn muốn duy trì quan hệ với các nƣớc này để thực hiện đa phƣơng
hoá quan hệ quốc tế, tránh sức ép ngày càng tăng của các nƣớc phƣơng Tây.
Mặc dù bị đặt dƣới sự quản chế trực tiếp của chính quyền nhƣng nhờ có
vị trí là trung tâm kinh tế đối ngoại của Nhật Bản mà Nagasaki vẫn đạt đƣợc
những bƣớc phát triển nhanh chóng. Năm 1590, dân thành phố mới khỏang
2000 ngƣời thì đến đầu thế kỷ XVII đã tăng lên đến 20.000 ngƣời. Khu vực
này đồng thời là nơi đạo Thiên chúa dến sớm và phát triển mạnh nhất. Và nhƣ
vậy, việc các lãnh chúa phong kiến trở thành tín đồ Thiên chúa giáo là một
18


hiện tƣợng đáng chú ý trong lịch sử Nhật Bản và vấn đề đó hầu nhƣ khơng xảy
ra ở các nƣớc châu Á khác cùng thời.
Thể chế chính trị của chính quyền Tơcƣgaoa tuy vẫn mang những đặc
tính của một xã hội phong kiến nhƣng nó đã tạo dựng đƣợc những nguyên tắc
căn bản cho sự vận hành một cơ chế chính trị thống nhất đủ sức xử lý các vấn
đề trong nƣớc và quốc tế. Mạc phủ cũng đồng thời xác lập đƣợc những cơ sở
pháp lý cho mối quan hệ chính trị ba cực rất tế nhị và phức tạp gồm: Thiên
hồng (Kyoto) với Sơgun (Edo) và các Đaimiô (địa phƣơng). Đối với từng
mối quan hệ, Mạc phủ đã đề ra chính sách phù hợp nhằm tránh khơng để xảy
ra bất cứ một sự đứt gãy nào. Do vậy, cơ chế chính trị giữa Mạc phủ và các
han, mà lịch sử gọi là Bakufu taisei (Mạc phiên thể chế) đƣợc coi là xƣơng
sống của cơ chế chính trị thời kỳ này.
Thời Tôcƣgaoa, Mạc phủ Edo không chỉ duy trì đƣợc lãnh địa, vị trí
thống trị của mình mà còn đảm bảo đƣợc sự ổn định, thống nhất của đất nƣớc

Nhật Bản suốt hơn hai thế kỷ. Thực tế đó vừa cho thấy uy lực của chính quyền
trung ƣơng vừa chứng minh tính thực tiễn, hiệu quả của cơ chế chính trị này
trong điều kiện cụ thể lúc bấy giờ. Mạc phủ luôn giữ đƣợc mối quan hệ chặt
chẽ với các địa phƣơng đồng thời duy trì đƣợc “tình thế năng động của thể chế
phong kiến và cơ chế quan liêu giữa phân quyền với tập trung quyền lực”.
Dựa vào quyền lực của mình, Mạc phủ Tơcƣgaoa đã đề ra những chính sách
có tính chất áp đặt đối với tất cả các lãnh chúa. Tình trạng đó kéo dài trong
suốt 50 năm đầu của triều đại Tôcƣgaoa. Nhƣng sau khi Sơgun thứ ba Iemitsu
qua đời, một khơng khí tự do, cởi mở hơn dƣờng nhƣ mới đƣợc phục hồi trở
lại ở nhiều lãnh đại. Trong khung cảnh chính trị mới, do tác động của nền kinh
tế ngày càng phát triển, sự liên hệ giữa các địa phƣơng với những trung tâm
kinh tế lớn ở Nhật Bản mới trở nên thƣờng xuyên và dễ dàng hơn.
19


Cùng với việc thiết chế hoá bộ máy quản lý nhà nƣớc thông qua hệ
thống pháp luật nhăm xác định mối quan hệ cơ bản với các Đaimiô. Mạc phủ
Edo cũng đặc biệt chú tâm giải quyết mối quan hệ với Thiên hồng và triều
đình Kyoto. Đây cũng là một khâu then chốt trong trật tự chính trị phong kiến
thời Tôcƣgaoa. Do những vấn đề lịch sử để lại, quyền lực chính trị tối cao ở
Nhật Bản ln nằm trong tay hai chính quyền. Sự gắn kết chặt chẽ giữa triều
đình Kyoto với Mạc phủ Edo là sự thể hiện nguyên tắc trung thành truyền
thống của xã hội Nhật Bản.
Bằng việc thực hiện những chính sách thích hợp với Thiên hoàng và các
lãnh chúa, đề cao những giá trị văn hoá và tinh thần đân tộc, Mạc phủ Edo đã
xử lý thành cơng nhiều vấn đề phức tạp có thể dẫn đến nguy cơ mất ổn định
chính trị, phá vỡ sự thống nhất đất nƣớc. Hơn thế nữa, do thiết lập đƣợc một
thiết chế chính trị mạnh mà chính quyền Edo đã đủ sức duy trì đƣợc sự phát
triển độc lập của Nhât Bản trƣớc sức ép nhiều mặt của thế giới phƣơng Tây.
1.1.3. Văn hoá - giáo dục.

Trƣớc hết là vấn đề đời sống văn hố. Nhìn chung ở thời kỳ Tơcƣgaoa
các cơ hội về giải trí cũng nhƣ cơ hội tiếp xúc văn hoá ở mức độ cao đối với
con ngƣời cịn ít.
Trong các làng, nơI đạI đa số dân thƣờng sinh sống có sự phân biệt rõ
ràng giữa cuộc sống hàng ngày tẻ nhạt với "những ngày hội đặc biệt". Những
trị giải trí thƣờng ngày chỉ giới hạn trong những cuộc đối thoại vui vẻ, ca hát
vào ngày hội làng, tham gia nghi lễ khai thần và trị giải trí, dân trong làng cịn
tham gia các trị chơi, nhảy múa Kagara. Trong thời kỳ Tôcƣgaoa, các làng trở
nên giàu có hơn thì số lƣợng các ngày lễ hội tăng dần lên và phần hình thức
tơn giáo và giải trí của lễ hội cũng có nhiều ấn tƣợng hơn.

20


Trong khi tại các làng giữa công việc và giải trí đƣợc phân tách tạm thời
thì ở thành phố cơng việc và giải trí kết hợp với nhau mặc dù có sự phân tách
về khơng gian lễ hội. Ngồi ra họ còn tới nhà hát để nghe kể các câu chuyện
hài hƣớc, xem nhào lộn và ảo thuật.
So với thời kỳ trƣớc đó, trong thời kỳ Tơcƣgaoa số lƣợng ngƣời
"thƣởng thức" nghệ thuật trong đời sống hàng ngày tăng khá nhanh. Chỉ có
tầng lờp quý tộc linh mục và những ngƣời Samurai cấp bậc cao nhƣ Đaimiơ
mới là ngƣời có dƣ tiền, thời gian nhàn rỗi và cơ hội để thƣởng thức nghệ
thuật tuy đã có hồ bình, có sự tăng trƣởng về kinh tế, có sự truyền bá về sách,
việc đọc và viết sách, nhƣng những đại lễ dành cho việc thƣởng thức nghệ
thuật vẫn ngày càng đông, họ là những Samurai bình thƣờng hoặc là thƣờng
dân lớp trên. Ngồi ra nhiều cơ sở văn hố đƣợc thành lập trong trƣờng phổ
thông.
Nhu cầu về sự đa dạng trong các bộ môn nghệ thuật ngày càng cao
khiến cho số lƣợng những ngƣời kế thừa và sáng tạo nghệ thuật cũng tăng lên.
Đặc biệt số lƣợng chuyên gia tăng khá nhanh cho tới thời kỳ trung cổ bên cạnh

tầng lớp quý tộc và các thầy tu, những diễn viên chuyên nghiệp biểu diễn lƣu
động cũng đóng vai trị quan trọng. Tuy nhiên vào thời kỳ Tơcƣgaoa bắt đầu
có những giáo viên chuyên nghiệp trong nhiều lĩnh vực và một tổ chức mở
rộng với cái tên hệ thống "Yemo" đƣợc thiết lập.
Tuy nhiên, trong thời kỳ Tôcƣgaoa trong số những ngƣời đã nghiên cứu
văn học và ngôn ngữ cổ điển theo cách của riêng mình các tác giả là ngƣời đã
sáng tạo ra phong cách thơ riêng của họ, dạy phong cách đó cho những ngƣời
thƣờng dân và coi đây là phƣơng cách sống của họ.
Cùng với sự phát triển của văn hố thì hệ thống giáo dục thời kỳ
Tơcƣgaoa cũng đã dần dần đƣợc hồn thiện. Trong thời kỳ Tơcƣgaoa và thời
21


kỳ tiếp sau đó việc giáo dục trẻ em một cách tƣờng tận do cha mẹ, anh chị
đảm nhận cùng với việc rèn luyện xã hội, trong các làng, các cơ sở xã hội
đóng vai trị quan trọng. Tuy nhiên một đặc trƣng quan trọng của thời kỳ này
là việc phổ biến giáo dục thông qua hệ thống tƣ nhân.
Đối với các gia đình Samurai, những cậu bé sau khi đƣợc gia đình daỵ
học đọc và viết ở giai đoạn đầu sẽ đƣợc gửi tới các trƣờng đại học tƣ và những
trƣờng trung học do các chuyên gia trong lĩnh vực này thiết lập, tuy nhiên cha
mẹ phải trả tiền học phí cho con của mình, sẽ đƣợc học nghệ thuật quân sự,
văn học, chẳng hạn nhƣ khổng giáo, cách cƣ xử đúng mực, cƣỡi ngựa, kiếm
thuật, bơi.
Trong các Đaimiô, một số đã bắt đầu xây dựng trƣờng học cho các chƣ
hầu của họ vào thế kỷ XIII, số những Đaimiô nhƣ vậy chiếm hơn một nửa
trong tổng số các Đaimiô. Tuy nhiên trong trƣờng hợp này, một phần không
thể thiếu trong hệ thống giáo dục là các trƣờng học tƣ do các giáo viên mở ra
tại nhà của họ . Đối với các cô giáo, mẹ là ngƣời sẽ dạy cho chúng đọc, viết,
thuê thùa, khâu vá và những kỹ năng khác. Ngồi ra gia đình mời các chun
gia để bổ sung kiến thức về âm nhạc… và dạy chúng các kỹ năng cần thiết để

phục vụ cho một Đaimiô với tƣ cách một đầy tớ gái.
Đối với những đối tƣợng chiếm đại đa số trong xã hội, bên cạnh hệ
thống giáo dục tại nhà thì sự có mặt của những nhóm ngƣời cùng làng nhƣ chủ
trang trại và những gia đình thuê ngƣời làm nhƣ trƣờng hợp của các thƣơng
nhân cũng đóng vai trị quan trọng.
Trong các trang trại các thành viên đƣợc chia làm nhiều nhóm tuỳ thuộc
vào lứa tuổi và giới tính, trẻ em, lớp trẻ chƣa có gia đình, phụ nữ chƣa chồng
chủ nhân của ngơi nhà, phụ nữ có gia đình … Một số ít nam nữ làm nhiều

22


nghề khác nhau đƣợc phân chia thành nhiều nhóm trong đơn vị làng, thơng
qua những hoạt động trong các nhóm, họ giúp đỡ lẫn nhau.
Đối với các thƣơng nhân, thông thƣờng họ tới các nơi khác để học việc
buôn bán và các kỹ năng khác, đồng thời họ cũng học cách làm sao để giữ
đƣợc quan hệ giữa họ với ngƣời khác. Các cơ gái của các gia đình thƣơng gia
cũng đã tới học việc trong các gia đình, cƣ xử và phép xã giao đúng mực.
Trong nhiều thành phố, việc dạy những bài học sơ đẳng về đọc, viết, âm nhạc,
nhảy múa… dƣới sự hƣớng dẫn của một giáo viên là hiếm có.
Tuy nhiên nét đặc trƣng lớn nhất của thời kỳ Tôcƣgaoa là thực tế trong
các làng cũng nhƣ trong các thị trấn, quần chúng bắt đầu học đọc, viết và làm
tốn một cách nhiệt tình dƣới sự hƣớng dẫn của các giáo viên. Những kiến
thức đó đƣợc coi là khơng thể thiếu để tìm đƣợc việc tốt hơn trong gia đình
Samurai hoặc trong gia đình thƣơng nhân. Khả năng đọc, viết,làm toán cũng
rất cần thiết để đi vào thị trƣờng nơng nghiệp và có thể tiến hành giao dịch với
các thƣơng nhân. Mặt khác với khả năng đó, tiếng nói của mỗi ngƣời trƣớc
các vấn đề trong làng cũng trở nên có trọng lƣợng hơn.
Trẻ em đƣợc các viên chức trong làng dạy dỗ khi họ rãnh rỗi và cũng có
thể chúng đƣợc các chủ trang trại có hiểu biết về giáo dục cơ sở dạy dỗ, bọn

trẻ cũng có thể tới trƣờng học tƣ, do các giáo viên chun ngành mở. Tuy
nhiên, ngồi chƣơng trình giáo dục cơ sở (đọc, viết, toán) tầng lớp thƣợng lƣu
bắt đầu tiếp nhận văn hoá cao chẳng hạn nhƣ ở Kokugaku (trƣờng Quốc học)
đƣợc học những bài thơ Waka và Juga (học về tƣ tƣởng khổng giáo). Họ là
những ngƣời đƣợc lợi nhất nhờ có bƣớc phát triển kinh tế trong thời kỳ
Tơcƣgaoa.
Tóm lại , trong suốt thời kỳ Tơcƣgaoa, tình hình kinh tế - chính trị có sự
ổn định và phát triển, về văn hố - giáo dục có nhiều chuyển biến. Tuy nhiên,
23


khoảng giữa thế kỷ XIX, chế độ phong

kiến Nhật Bản vào cuối thời

Tôcƣgaoa, sau mấy thế kỷ thống trị đã rơi vào tình trạng bế tắc, suy thối
khơng thể nào đáp ứng đƣợc sự phát triển, không đủ sức chống lại sự xâm
nhập của đế quốc Âu - Mỹ, nên đành nhƣờng lại vai trò lịch sử cho một lực
lƣợng mang tƣ tƣởng tiến bộ hơn đó chính là Thiên hồng.
1.2. Sự khơi phục quyền lực của Thiên hồng.
1.2.1. Sự xâm nhập của các nước phương Tây vào Nhật Bản và đối
sách của Mạc Phủ Tôcưgaoa.
Từ năm 1638, Mạc Phủ Tơcƣgaoa thực chính sách "Toả quốc",khơng
cho phép tàu thuyền nƣớc ngoài cập bến Nhật Bản, trừ cảng Nagaxaki dành
cho Hà Lan buôn bán. Tuy vậy, đến thế kỷ XIX, các cƣờng quốc Âu -Mỹ
khơng dễ dàng chấp nhận chính sách này nên tìm mọi cách để mở toang cánh
cửa Nhật Bản. Phải mất một quá trình lâu dài, các nƣớc phƣơng Tây mới đạt
đƣợc ý định của mình.
Ngay từ những năm 1795 – 1797, tàu buôn của Anh nhiều lần cập bến
Sakhaline đến bờ biển Hokkaido nhƣng đƣợc yêu câù phải rời vùng này ngay

lập tức. Cuối năm 1813 và 1818, một tàu của Anh xin vào vịnh Edo để thông
thƣơng cũng đã bị từ chối. Đặc biệt năm 1824, tàu của Anh đậu tại cảng
Kagoshima để lấy thực phẩm và nƣớc, song thái độ không đẹp của một số
thuỷ thuỷ Anh đã khiến ngƣời dân tại đây phản ứng bằng vũ lực. Kết quả hai
bên đều có ngƣời chết và bị thƣơng.
Sau sự kiện này, Mạc Phủ ban hành sắc lệnh mới (tháng 4/1825), cấm
ngƣời và tàu ngoại quốc vào Nhật Bản. Tháng 7/1846, 2 tàu của Mỹ vào
Uraga xin chuyển quốc thƣ của tổng thống Polk lên Thiên Hồng để xin thơng
thƣơng. Kết quả sau 8 ngày chờ đợi là phía Nhật Bản khơng thể cho Mỹ cũng

24


nhƣ các cƣờng quốc khác vào buôn bán và đồng thời các tàu phải rời khỏi lãnh
hải của Nhật Bản.
Ngày 15/7/1853, tƣ lệnh hạm đội Đông Ấn - thuyền trƣởng Perry đƣa
nhiều tàu đến vịnh Uraga. Sự xuất hiện này làm Mạc Phủ e ngại và đã huy
động quân đội cùng các lãnh chúa chuẩn bị chống lại. Rất đông tàu thuyền
Nhật Bản ra bao vây hạm đội của Perry. Quan chức địa phƣơng đến xin gặp,
song Perry chỉ cho sỹ quan ra tiếp. Phía Nhật Bản địi Perry phải đƣa tàu vào
Nagasaki theo nhƣ luật lệ của nơi này nhƣng không đƣợc chấp thuận. Perry
nhất định ở lại Uraga để đƣa quốc thƣ của tổng thống Fillmore lên Sôgun bằng
mọi cách. Ý định đó cuối cùng đƣợc chính quyền Mạc Phủ chấp thuận và lễ
trao quốc thƣ đƣợc tiến hành ở Uraga ngày 13/7/1852.
Việc xin thông thƣơng của Mỹ làm Mạc Phủ khó giải quyết nên phải
trình lên Thiên hoàng. Sự việc này cho thấy sự bất lực của Mạc Phủ và là một
thắng lợi lớn của phía Hồng gia và Thiên hoàng. Sở dĩ nhƣ vậy bởi việc đó
trái hẳn thơng lệ của Mạc Phủ vì nhiều thế kỷ nay, Mạc Phủ chun quyền
khơng bao giờ trình Thiên hoàng và xin ý kiến của lãnh chúa mà tự mình
quyết định hết thảy.

Về phía Nhật Bản lúc bấy giờ cũng gặp rất nhiều khó khăn về tài chính,
đã vậy lực lƣợng qn đội cùng vũ khí thơ sơ, lạc hậu rất khó chống lại trƣớc
sức ép xâm lƣợc của Mỹ và các nƣớc phƣơng Tây. Trong tình thế rối ren nhƣ
vậy thì ngày 13/1/1854, hạm đội của Perry vào vịnh Uraga (vịnh Tokyo ngày
nay) yêu cầu ký kết thông thƣơng. Phía Nhật trì hỗn và u cầu hạm đội
đóng ở Uraga nhƣng Perry viện lý do an ninh nên đến đóng ở Kanagawa gần
Yokohama. Perry đề nghị Nhật Bản ký với Mỹ một hoà ƣớc tƣơng tự nhƣ hoà
ƣớc Trung Quốc đã ký với Mỹ, đồng thời đòi Nhật Bản mở ba cửa biển
Urruga, Matrumác và Naha cho Mỹ vào buôn bán. Đại diện của Mạc Phủ
25


×