Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Tìm hiểu một số tư tưởng giáo dục việt nam trong giai đoạn lịch sử dân tộc từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (766.95 KB, 60 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC
---*--BÁO CÁO
TỔNG KẾT ĐỀ TÀI

TÌM HIỂU MỘT SỐ TƢ TƢỞNG GIÁO DỤC VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ DÂN TỘC
TỪ THẾ KỶ X ĐẾN NỬA THẾ KỶ XIX
Mã số:B96-49-35

Chủ nhiệm đề tài : NGUYỄN ĐĂNG TIẾN
Thư ký đề tài : HỒ THỊ HỒNG

Hà Nội, 1997


MỤC LỤC
Trang
PHẦN THỨ NHẤT .................................................................................................. - 1 1. Nhiệm vụ nghiên cứu. ................................................................................... - 1 2. Lý do chọn đề tài: ......................................................................................... - 1 3. Mục tiêu đề tài: ............................................................................................. - 1 4. Nhiệm vụ đề tài: (Những chỉ tiêu cụ thể). .................................................... - 1 5. Phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản. .................................................................. - 2 6. Tổ chức nghiên cứu....................................................................................... - 2 7. Kinh phí đề tài năm 1997. ............................................................................. - 3 PHẦN THỨ HAI: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .......................................... - 4 I - VÀI VẤN ĐỀ THUỘC PHƢƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU. ................ - 4 II - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. ............................................................................ - 7 1. Những sản phẩm đã nghiên cứu. ................................................................... - 7 2. Một số tƣ tƣởng giáo dục cơ bản qua nghiên cứu nền giáo dục phong kiến Việt
Nam từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XIX. ................................................................... - 8 2.1. Bản chất, chức năng, vị trí giáo dục trong sự nghiệp đào tạo con ngƣời
trong xã hội phong kiến Việt Nam. ........................................................................... - 8 2.2. Những nội dung tƣ tƣởng giáo dục cơ bản trong xã hội phong, kiến Việt
Nam. ........................................................................................................................ - 18 2.3. Tƣ tƣởng, giáo dục nho giáo - tƣ tƣởng chiếm địa vị độc tôn trong xã hội
phong kiến nƣớc ta. ................................................................................................. - 24 2.4. Tƣ tƣởng xây dựng một nền giáo dục độc lập, tự chủ. ........................ - 31 2.5. Tƣ tƣởng, về quản lý giáo dục. ............................................................ - 33 2.6. Hiếu học - một tƣ tƣởng giáo dục truyền thống của dân tộc................ - 37 2.7. Coi trọng giáo dục gia đình-một tƣ tƣởng truyền thống của dân tộc. .. - 40 III - KẾT LUẬN: TIẾP THU, VẬN DỤNG SÁNG TẠO, CHỌN LỌC NHỮNG
TƢ TƢỞNG GIÁO DỤC XƢA . ................................................................................... - 43 -


-1-

PHẦN THỨ NHẤT
1. Nhiệm vụ nghiên cứu.


1.1. Tên đề tài: "Tìm hiểu một số tƣ tƣởng giáo dục Việt Nam trong giai đoạn lịch sử
dân tộc từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XIX".
1.2. Mã số : B96 - 49 - 35.
1.3. Thời gian thực hiện: Từ 1 - 1996 đến 12 - 1997.
1.4. Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Đăng Tiến.

2. Lý do chọn đề tài:
Trƣớc và sau Cách mạng tháng Tám 1945, nhiều công trình đã đề cập đến vấn đề giáo
dục trong thời kỳ phong kiến, song chủ yếu là ở mức độ lịch sử giáo dục. Về tƣ tƣởng giáo
dục, rải rác có đề cập đến, song chƣa có tài liệu, sách vở nào nghiên cứu có hệ thống.
Trong hai chu kỳ trƣớc, chúng tôi đã nghiên cứu hai đề tài cấp Bộ với tên nhƣ sau:
- Tƣ tƣởng giáo dục Việt Nam thời Lê sơ (1992 – 1993).
- Đặc trƣng giáo dục thời Lý - Trần - Hồ (1994 -1995).
Đề tài này là sự tiếp nối và phát triển hai đề tài trên ở mức độ tƣ tƣởng giáo dục cao
hơn một bƣớc trong thời kỳ phong kiến Việt Nam.

3. Mục tiêu đề tài:
Bƣớc đầu tìm hiểu một số nội dung tƣ tƣởng giáo dục Việt Nam tiêu biểu trong thời
kỳ phong, kiến (từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XIX).

4. Nhiệm vụ đề tài: (Những chỉ tiêu cụ thể).
4.1. Những tƣ tƣởng về bản chất, chức năng của giáo dục thời phong kiến.
4.2. Những tƣ tƣởng cơ bản về nội dung giáo dục (Nho, Phật, Đạo).
4.3. Những tƣ tƣởng về quản lý giáo dục.


-2-

5. Phương pháp nghiên cứu cơ bản.
5.1. Phƣơng pháp - lô gích - lịch sử.

5.2. Phƣơng pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá.
5.3. Phƣơng pháp chuyên gia.

6. Tổ chức nghiên cứu.
6.1. Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Đăng Tiến
6.2. Lực lƣợng nghiên cứu.
- Các cán bộ nghiên cứu lịch sử giáo dục đƣơng chức hoặc đã nghỉ hƣu thuộc trung
tâm giáo dục học, bao gồm các đồng chí :
+ Hồ Thị Hồng (đang công tác)

Tham gia chính

+ Nguyễn Tiến Doãn (đã nghỉ hƣu)

thức vào các

+ Hoàng Mạnh Kha (đã nghỉ hƣu)

chỉ tiêu.

- Các cán bộ, chuyên viên khác thuộc trung tâm giáo dục học, Viện KHGD.
+ Nguyễn Thanh Bình

Đóng góp ý kiến, hoặc

+ Đặng Thành Hƣng

viết bài.

+ Trần Kiếm v.v .. .

- Các cơ quan cộng tác: Viện Hán nôm

Cung cấp ý

Viện sử học

kiến, tƣ liệu.

6.3. Tiến độ nghiên cứu:
Năm 1996:
+ 6 tháng đầu năm: Sƣu tầm tƣ liệu, phác thảo đề cƣơng chung và các đề cƣơng chi
tiết. Thảo luận phƣơng pháp luận nghiên cứu, góp ý hoàn chỉnh đề cƣơng.
+ 6 tháng cuối năm:
- Tổ chức các xêmina, sinh hoạt khoa học mở rộng.
- Phác thảo văn bản các báo cáo khoa học.


-3Năm 1997:
+ 6 tháng đầu năm:
- Tiếp tục nghiên cứu nhằm sửa chữa, bổ sung, hoàn chỉnh, các báo cáo khoa học.
+ 6 tháng cuối năm:
- Tổ chức các xêmina, hội thảo.
- Sửa chữa, hoàn chỉnh lần cuối các bản thảo.
- Đánh máy, in ấn tài liệu.
Năm 1998: Quí I: * Nghiệm thu đề tài cấp cơ sở và cấp Bộ

7. Kinh phí đề tài năm 1997.
- Kinh phí đƣợc cấp: 7.000.000 đ,0
- Đã chi hết.



-4-

PHẦN THỨ HAI: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .
I - VÀI VẤN ĐỀ THUỘC PHƢƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU.
Trong hai chu kỳ trƣớc, chúng tôi đã triển khai và hoàn thành hai đề tài cấp Bộ là:
- Tƣ tƣởng giáo dục Việt Nam thời Lê sơ (1992 - 1993).
- Đặc trƣng giáo dục thời Lý - Trần - Hồ (1994-1995).
Cuốn "Lịch sử giáo dục Việt Nam trƣớc cách mạng tháng Tám năm 1945 "(1)cũng
đƣợc xuất bản vào tháng 12 - 1996.
Những công trình trên, mặc dù ít nhiều có đề cập đến vấn đề tƣ tƣởng giáo dục Việt
Nam, song chủ yếu là nhằm phác hoạ ra , mô tả lại toàn bộ nền giáo dục xƣa trong khoảng
ngàn năm dƣới các triều đại phong kiến.
Vẽ lại bức tranh lịch sử là điều cần thiết và bổ ích, song quan trọng hơn là làm sao tìm
ra và phân tích đƣợc những quan niệm, suy tƣ của ngƣời xƣa về giáo dục, về con ngƣời
những tƣ tƣởng đã khiến cho giáo dục thực sự phục vụ đƣợc cho mục tiêu chính trị, quân sự,
ngoại giao... và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc?
Phải chăng chính, những tƣ tƣởng giáo dục đó - mặc dù không đƣợc hệ thống thành
sách vở, lý luận, mặc dù chúng tản mạn đó đây xuyên suốt thời gian qua lời nói, tác phẩm,
qua các biện pháp tiến hành - đã giúp cho nền giáo dục phong kiến đào tạo đƣợc nên những
nhân tài kiệt xuất cho dân tộc ở nhiều lĩnh vực nội trị, ngoại giao, trong toàn bộ công cuộc
giữ nƣớc và dựng nƣớc?

(1)

Tập thể tác giả: Nguyễn Đăng Tiến (chủ biên) , Nguyễn Tiến Doãn, Hồ Thị Hồng, Hoàng Mạnh
Kha. "Lịch sử giáo dục Việt Nam trƣớc cách mạng tháng 8.1945” Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội , 1996.


-5Tìm hiểu rõ đƣợc tƣ tƣởng, giáo dục mới thật sự đem lại lợi ích cho hôm nay, nhất là

khi nền giáo dục của chúng ta đang đi vào thời kỳ đổi mới.
Nhƣng tƣ tƣởng giáo dục là gì? Chƣa thấy tài liệu, sách vở nào định nghĩa về khái
niệm này. Tuy vậy, trên các bình diện triết học, tâm lý học, giáo dục học ... ta có thể tìm thấy
nội hàm của khái niệm tƣ tƣởng và tƣ tƣởng giáo dục.
Khái niệm tƣ tƣởng có thể hiểu theo hai mức độ thông thƣờng và triết học.
Theo từ điển tiến việt

(1)

tƣ tƣởng (

pensée;

thought;

idea;

comception) có hai nghĩa.
- Sự suy nghĩ hoặc ý nghĩa.
- Quan điểm và ý nghĩa chung của con ngƣời đối với hiện thực khách quan và đối với
xã hội.
Theo từ điển triết học(2), tƣ tƣởng (quan niệm) là phản ánh của hiện thực trong ý thức,
là biểu hiện của quan của con ngƣời đối với thể giới xung quanh. Bất cứ một tƣ tƣởng nào
cũng đều do chế độ xã hội, điều kiện sinh hoạt vật chất của con ngƣời qui định. Trong xã hội
có giai cấp, tƣ tƣởng bao giờ cũng mang tính giai cấp, biểu hiện lợi ích vật chất của các giai
cấp khác nhau trong xã hội. Tƣ tƣởng có thể vùn có tác dụng tích cực, tiến bộ, vừa có tác
dụng tiêu cực; lạc hậu, thâm chí phản động.
Nó có tác dụng tích cực, tiến bộ, cách mạng khi nó chống lại cái lạc hậu, suy tàn của
chế độ cũ, biểu thị những nhu cầu mới của xã hội trong quá trình phát triển lịch sử. Do đó nó
có ý nghĩa quan trọng, có vai trò tổ chức, động viên và


(1)

Viện khoa học và xã hội Việt Nam - Viện ngôn ngữ học - “ Từ điển tiếng Việt” - trung tâm từ điển
ngôn ngữ, Hà Nội 1992, trang 1952
(2)
M.M.Rô-den-tan ”Từ điển triết học “ - NXBST, Hà Nội 1976, trang 887.


-6cải tạo xã hội. Ngƣợc lại, tƣ tƣởng sẽ trở nên tiêu cực khi nó không còn đáp ứng những nhu
cầu vật chất và tinh thần của sƣ phát triển xã hội nữa.
Từ đó, ta có thể nói tƣ tƣởng giáo dục là sự phản ánh trong ý thức về hiện tƣợng giáo
dục, về đào tạo bồi dƣỡng con ngƣời. Tƣ tƣởng giáo dục còn là quan niệm về hoạt động giáo
dục, về hành động tác động vào việc đào tạo, giáo dục con ngƣời nhằm thực hiện những kết
luận đã khái quát thành lý luận, thành qui luật. Trong mỗi thời kỳ lịch sử, những tƣ tƣởng
giáo dục nhất định bao gồm những tri thức về các qui luật của giao dục, những kinh nghiệm
tổ chức thực hiện và điều khiển qúa trình giáo dục theo những qui luật đó, những thái độ đối
với những hoạt động giáo dục phù hợp với các qui luật (1).
Nhìn lại nền giáo dục phong kiến Việt Nam, không thấy có tài liệu gì về lý luận giáo
dục mà chỉ giảng dạy theo kinh sử của thánh hiền xƣa. Có thể do nhiều nguyên nhân :
- Những cuộc chiến tranh vệ quốc liên miên khiến cho từ thiên tử đến sĩ phu và thứ
dân luôn luôn phải suy tƣ, lo lắng đến việc giữ nƣớc hơn là cho xây dựng hoà bình, cho
nghiên cứu học thuật.
- Ảnh hƣởng lớn lao của nền văn hoá khổng lồ Trung Quốc.
Tuy nhiên, căn cứ vào kết quả đào tạo, những sản phẩm vật chất và tinh thần, nhƣng
di sản về nhiều truyền thống còn lƣu giữ đến tận ngày nay v.v..., có thể suy đoán, phân tích,
khái quát đƣợc những tƣ tƣởng, quan niệm của ngƣời xƣa vì giáo dục.
Bởi vậy, để tìm hiểu những tƣ tƣởng giáo dục phong kiến Việt Nam xƣa, mọi công
trình, sách vở cổ kim đều là những


(1)

Xem thêm: Đặng Thành Hƣng: "Tìm hiểu thuật ngữ tƣ tƣởng giáo dục trong nghiên cứu lịch sử".


-7nguồn tƣ liệu qui báu cần phải quan tâm khai thác. Trên cơ sở đó, chúng tôi sử dụng một số
phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Phƣơng pháp lô gich - lịch sử.
- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh.
- Phƣơng pháp chuyên gia.
Sau hai năm nghiên cứu (1996 -1997), chúng tôi đã thu đƣợc một số kết quả bƣớc đầu
nhƣ sẽ trình bày ở mục II dƣới đây.

II - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
1. Những sản phẩm đã nghiên cứu.
Sau 2 năm nghiên cứu, chúng tôi đã hoàn thành các báo cáo khoa học phục vụ cho đề
tài nhƣ sau:
1.1. Một số ý kiến về tƣ tƣởng giáo dục - Trần Kiểm.
1.2. Khái niệm tƣ tƣởngvà tƣ tƣởng giáo dục - Nguyễn Thanh Bình.
1.3. Tìm hiểu thuật ngữ Tƣ tƣởng giáo dục trong nghiên cứu lịch sử - Đặng Thành
Hƣng.
1.4. Một số khái niệm cơ bản: Giáo dục, tƣ tƣởng và tƣ tƣởng giáo dục. Nguyễn Đăng
Tiến.
1.5. Hệ thống hóa tƣ liệu, bảng biểu về nền giáo dục phong kiến Việt Nam - Hồ Thị
Hồng.
1.6. Thứ tìm hiểu một số vấn đề về quản lí giáo dục - Hồ Thị Hồng.
1.7. Tìm hiểu tƣ tƣởng chỉ đạo về giáo dục của nhà nƣớc phong kiến. Hoàng Mạnh
Kha.
1.8. Xác định vị trí, mục đích của nho giáo, vấn đề cốt lõi của quản lí giáo dục thời
phong kiến - Hoàng Mạnh Kha.

1.9. Giả định về "Tƣ tƣởng quản lí giáo dục thời phong kiến - Hoàng Mạnh Kha.
1.10. Các quan điểm về ngƣời thầy nho học trong lịch sử. Hoàng Mạnh Kha.


-81.11. Tƣ tƣởng giáo dục của Lão tử qua Đạo đức kinh - Nguyễn Đăng Tiến.
1.12. Quan điểm giáo dục của Khổng tử - Nguyễn Đăng Tiến
1.13. Nội dung giáo dục về giảng dạy trong nhà trƣờng phong kiến Việt Nam Nguyễn Đăng Tiến.
1.14. Sự hình thành và phát triển tính cách con ngƣời Việt Nam qua tiến trình lịch sử
dân tộc - Nguyễn Đăng Tiến
1.15. Một số luận điểm về quốc sách giáo dục dƣới các triều đại phong kiến Việt Nam
đƣợc phản ánh trong giáo học luận trƣớc thế kỷ XIX - Nguyễn Tiến Doãn.
1.16. Báo cáo tổng hợp đề tài - Nguyễn Đăng Tiến 1.17. Báo cáo nghiệm thu đề tài :
Nguyễn Đăng Tiến v.v...

2. Một số tư tưởng giáo dục cơ bản qua nghiên cứu nền giáo dục phong
kiến Việt Nam từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XIX.
2.1. Bản chất, chức năng, vị trí giáo dục trong sự nghiệp đào tạo con ngƣời trong xã
hội phong kiến Việt Nam.
Ngày nay, khi bàn về giáo dục, ngƣời ta định nghĩa khái niệm đó nhƣ sau: "Giáo dục
là quá trình đào tạo con ngƣời một cách có mục đích, nhằm chuẩn bị con ngƣời tham gia đời
sống xã hội, tham gia lao động sản xuất bằng cách truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm
lịch sử - xã hội của loài ngƣời.
Từ định nghĩa trên, ngƣờỉ ta nêu ra 4 đặc trƣng chủ yếu của giáo dục:
e) Đó là quá trình đào tạo con ngƣời, hình thành những sức mạnh bản chất của con
ngƣời, tác động đến sự phát triển của con ngƣời.
b) Nó không phải là một quá trình, tự phát mà là một quá trình tự giáo, có mục đích,
đƣợc ý thức trƣớc.
c) Đó là quá trình chuẩn bị con ngƣời tham gia cuộc sống xã hội, tham gia các lĩnh
vực khác nhau của đời sống xã hội, chủ yếu là lao động sản xuất.



-9d) Quá trình đó đƣợc tiến hành bằng nhiều con đƣờng nhiều phƣơng tiện và biện pháp
khác nhau, song tất cả đều phải nhằm tổ chức ngƣời dạy và ngƣời học truyền thụ và lĩnh hội
những kinh nghiệm đã tổng kết trong lịch sử xã hội của loài ngƣời.
Mọi hoạt động của ngƣời dạy và ngƣời học trong quá trình giáo dục đều chịu sự chi
phối của những tƣ tƣởng giáo dục nhất định.v.v...
Nhìn lại nền giáo dục phong kiến Việt Nam, chúng ta không thể tìm thấy những tƣ
tƣởng giáo dục, khái niệm giáo dục đƣợc sắp xếp thành hệ thống hoặc thái quát hoá thành lý
luận giáo dục nhƣ các tài liệu giáo dục học ngày nay.
Tuy nhiên, qua các kinh, truyện, tử, sử còn để lại, có thể tìm thấy những luận điểm
sâu sắc về giáo dục. Nó không chỉ đƣợc biểu hiện bằng ngôn ngữ từ trong các sách vở, tài
liệu thanh văn mà còn ở việc tổ chứ, quản lý nền giáo dục, và ở thành phẩm của giáo dục tức
là phẩm chất, nhân cách của những con ngƣời đƣợc đào tạo ra từ nền giáo dục phong kiến.
Khái niệm giáo dục ít đƣợc dùng trong nền giáo dục phong kiến . Các nhà nho xƣa
thƣờng dùng các từ Hán - Việt nhƣ Giáo, giáo dƣỡng, giáo hoá v.v...
Giáo chỉ sự dạy dỗ của thầy đối với trò trên lớp học. Hoạt động của thầy chủ yếu là
thuyết lý, giảng giải tài liệu dạy học nhằm làm cho học trò nắm và viết đƣợc chữ Hán, hiểu
đƣợc các nghĩa của các chữ ấy càng nhiều càng tốt. Thậm chí nhữnh năm đầu, trò chỉ cần học
thuộc lòng những điều thầy dạy là đủ. Dần dà, càng học càng vỡ dần xa, càng học càng tự suy
ra ý nghĩa sâu sắc của câu chữ, nghĩa lý của đạo thánh hiền, của đạo làm ngƣời trong xã hội
phong kiến. Có lẽ cha ông ta xƣa hiểu dạy học là dạy chữ, dạy chữ là dạy ngƣời. Đơn giản và
cô đọng, không cần chi tiết hóa mà vẫn có lý.
Giáo dƣỡng là chỉ sự dạy và nuôi. Ngƣời xƣa rất đúng khi quan niệm rằng nuôi con
ngƣời là phải dạy dỗ. "Cha sinh


- 10 mẹ dƣỡng", trong cái "dƣỡng" đã có "giáo" rồi vậy. Ngay sách giáo khoa của trẻ mới khai
tâm đã ghi "Dƣỡng bất giáo, phụ chi quá" nghĩa về là nuôi mà không dạy dỗ chu đáo là tội lỗi
của ngƣời cha.
Văn giáo là dạy cái văn hoá cho con ngƣời. Ở đây, văn hoá mang một hàm rất sâu

rộng, thể hiện quan niệm chính xác và cao sâu về giáo dục.
Khái niệm Học một mặt chỉ sự hoạt động của ngƣời học trò, mặt khác nói về hoạt
động giáo dục của một triều đại, một quốc gia.
Nhiều từ ngữ nói về nghĩa rộng này nhƣ học chế (chế độ giáo dục), học quan (quan lại
trông coi việc học), quan học (giáo dục công lập) v.v...
Giáo hoá là dạy học đi tạo nên sự biển đổi con ngƣời theo hƣớng tốt đẹp hơn, cao hơn
vì nhân cách. Ở đây có thể thấy quan niệm của ngƣời xƣa, cho rằng dạy dỗ con ngƣời không
giống làm ra các sản phẩm vật chất, đôi khi con ngƣời đƣợc đào tạo ra biến đổi bản chất đến
mức những dấu vết ban đầu không còn tồn tại mà đƣợc thay thế hoàn toàn để tạo xa con
ngƣời hoàn toàn mới.
Tuy nhiên, sự biến đổi nhân cách con ngƣời lại không chỉ phụ thuộc vào mục tiêu
giáo dục chính qui, vào sự kỳ vọng của ngƣời làm giáo dục, vào sách vở, ông thầy. Trình độ
tiếp thu, cá tính của mỗi con ngƣời khác nhau, lại chịu ảnh hƣởng của hoàn cảnh; môi trƣờng
khác nhau nên sự tiếp nhận giáo dục ở mỗi cá thể cũng khác nhau.
Ngay học thuyết của các triết gia, học giả bàn về giáo dục ở các thời đại cũng không
hoàn toàn nhất trí, thậm chí còn đối lập nhau về bản chất con ngƣời.
Khống tử - bậc thánh nho mà đời sau tôn là "Vạn thế sƣ biểu" trong suốt nửa thế kỷ
dạy dỗ học trò đã nêu lên nhiều


- 11 quan điểm giáo dục và giảng dạy nổi tiếng, trong đó có nguyên tắc "Tùy tài mà dạy" (Nhân
tài thi giáo)(1).
Phát triển hoc thuyết của Khổng Tử, Mạnh Tử đề ra luận điểm "Nhân chi sơ, tính bản
thiện", còn Tuân tử lại nói "Nhân chi sơ, tính bản ác". Trong khi đó Cáo tử lại cho rằng con
ngƣời khi sinh ra " Tính vô thiện vô bất thiện" (Tính con ngƣời là không thiện và cũng không
ác. Nhiều học giả về sau cũng bàn khá nhiều về bản chất con ngƣời, về tính con ngƣời (2) nhƣ
Mặc Tử, Đái Chấn,Vƣơng Phu Chi, Chu Hy...
Nêu lên một số luận điểm trên để thấy rằng ngay từ thời cổ đại tới sao này, các triết
gia, nho gia, Trung Quốc đã lấy con ngƣời, làm trung tâm để tìm ra các luận điểm giáo dục.
Các tầng lớp trí thức nho học Việt Nam, qua các triều đại, thông hiểu rất sâu sắc kinh

điển và các học thuyết nho giáo, chắc hẳn cũng tiếp cận đƣợc quan điểm về bản chất của giáo
dục, khả năng to lớn của quá trình giáo dục nhằm cái tạo con ngƣời. Tuy nhiên, cha ông ta
cũng không hề tuyệt đối hóa sức mạnh của giáo dục. Không phải vô cớ mà các câu tục ngữ
"Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng", "Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài" đƣợc lƣu truyền mãi đến
ngày nay. Điều đó cho thấy việc dạy học trên lớp - dù rằng đó là phƣơng cách chủ yếu và
quan trọng - chỉ là một phần trong toàn bộ sự hình thành và phát triển nhân cách con ngƣời.
Vì vậy, nhấn mạnh tính nhân văn trong hoạt động giáo dục, coi nhiệm vụ dạy học là bồi
dƣỡng, đào tạo, làm cải hóa con ngƣời theo hƣớng tiến độ tốt đẹp hơn là thái độ nhất quán
của giới trí thức phong kiến Việt Nam.
Những quan niệm, tƣ tƣởng về vai trò , vị trí của giáo dục có thể tìm thấy ở mọi thời
đại qua các bút tích trong sách vở, văn bia, đặc biệt ở thời kỳ thịnh trị của nho giáo.

(1)

Xem thêm : Nguyễn Đăng Tiến Quan điểm giáo dục của Khổng Tử". Tajp chí " Thế giới trong ta" số

11 và 12.
(2)

Xem Thêm: Nguyễn Đăng Tiến "Triết học phƣơng Đông bàn về con ngƣời và phát triển" - Báo cáo
khoa học - Đề tài cấp Nhà nƣớc - KHXH 04-04-1997.


- 12 Đào Cử, Hộ bộ thƣợng thƣ thời Lê Thánh Tông, năm Quang Thuận thứ tƣ (1463) , đã
viết trong văn bia nhƣ sau :
"Thánh Thiên tử lên ngôi báu đến năm thứ tƣ, vận sáng tựa sao Khuê, nhân tài đông
nhƣ mây hợp. Nay Hoàng thƣợng khôi phục cơ đồ (của Thái tổ, Thái tông, Nhân tông)... văn
trị, võ công rỡ ràng sau trƣớc. Nền đại hóa đến thế thật tốt đẹp. Vầng nguyên khí đến vậy thật
bao la. Mênh mông thay Văn giáo lan ra rộng khắp. Bừng bừng thay nho phong mạnh mẽ
chấn hƣng..."(1)

Trƣớc đó, Thƣợng thƣ bộ Lại Thân Nhân Trung đã đề cao rất mực thái độ của vua Lê
Thái Tông về việc chăm lo giáo hóa : "
" ... Vẻ vang thay ! Đức Thái tông Văn Hoàng đế nối tiếp nghiệp lớn, làm rạng nếp
xƣa, xem xét nhân văn giáo hóa thiên hạ, coi trọng việc sùng nho là Đạo hàng đầu, cho cầu
hiền, kính trời là mƣu kế tốt. Ngƣời cho rằng mở khoa thi chọn kẻ sĩ là việc phải làm trƣớc
hết trong việc trị nƣớc. Tô điểm cơ đồ, mở mang giáo hoá cho đời thịnh trị là nhờ ở đó. Sửa
sang chích trị, sắp đặt mọi việc giáo hóa nhân dân, gây phong tục tốt cũng nhờ ở đó. Các bậc
đế vƣơng xƣa, làm nên sự trị bình không ai không theo con đƣờng đó ..."(2).
Trƣớc thế kỷ thứ XI, đất nƣớc ta chƣa có một nền giáo dục chính thống, có tổ chức.
Tuy nhiên dân tộc ta đã có một truyền thống văn hiến lâu đời, trong đó nền giáo dục dân gian
vẫn thƣờng xuyên đƣợc tiến hành qua mỗi gia đình, trong các cộng đồng làng xa về cuộc
sống xã hội.
Từ thế kỷ I SCN thế kỷ X, trong khoảng 1000 năm Bắc

(1)

"Tuyển tập văn bia Hà Nội" - Quyển I - Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1978 - trang 69.
Xem thêm các báo cáo khoa học của đề tài cấp Bộ "Đặc trƣng giáo dục - thời Lý - Trần - Hồ". Mã
số: B94 - 37 - 23. Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Đăng Tiến và các tác giả Nguyễn Tiến Doãn - Hồ Thị Hồng Hoàng Mạnh Kha.
(2)


- 13 thuộc, giai cấp phong kiến Trung Quốc - thông qua các quan lại cai trị bản địa tổ chức việc
học nho giáo, song không phát triển mạnh mẽ, sâu rộng đƣợc do nhiều lý do.
Thế kỷ X, dƣới các thời Ngô, Đinh, Tiền Lê, các triều đại chƣa đƣợc ổn định, luôn
phải lo việc chống thù trong, giặc ngoài nên chƣa có điều kiện xây dựng một nền giáo dục
chính qui. Tuy vậy nền văn hóa dân tộc vẫn không ngừng phát triển. Đặc biệt, Phật giáo phát
triển sâu rộng, chiếm ƣu thế trong xã hội với các thiền sƣ nổi tiếng học rộng, tài cao. Nhà
chùa ở nhiều nơi là các trƣờng học nhằm giáo dục Phật giáo bằng chữ "Phạn, chữ Hán. Nho
học vẫn phát triển, song còn lả tả, chậm chạp, chƣa có vị trí đáng kể(1).

Sau khi Lý Công Uẩn lên ngôi (1009), triều Lý bắt tay vào xây dựng chế độ phong
kiến trung ƣơng tập quyền.
Từ thế kỷ XI đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, các triều đại phong kiến Việt Nam
kế tiếp nhau trị vì, có lúc thịnh, lúc suy, song vƣơng triều nào cũng nhận thức rõ giáo dục có
vai trò cực kỳ quan trọng, có quan hệ đến sự tồn vong của mỗi vƣơng triều cũng nhƣ của
quốc gia.
Tƣ tƣởng đó quán triệt trên mọi mặt của giáo dục : mục tiêu, nội dung, tổ chức quản lí
việc học, việc thi, trong việc đào tạo, sử dụng và đãi ngộ hiền tài.
Thay thế một triều đại cũ hoặc xây dựng đất nƣớc sau chiến tranh, vƣơng triều nào
cũng đều đặt ra 2 mục tiêu giáo dục :
1. Đào tạo đƣợc một đội ngũ quan lại đông đảo từ trung ƣơng địa địa phƣơng.
2. Tuyển chọn đƣợc các hiền tài để giúp vua, trị nƣớc an dân.

(1)

Xem thêm các báo cáo khoa học của đề tài cấp Bộ "Đặc trƣng giáo dục thời Lý - Trần - Hồ". Mã số :
B94 - 37 - 23 Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Đăng Tiến và các tác giả Nguyễn Tiến Doãn- Hồ Thị Hồng - Hoàng
Mạnh Kha.


- 14 Chủ trƣơng xây dựng một nhà nƣớc phong kiến trung ƣơng tập quyền đã hình thành
từ thế kỷ X, kể từ khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp tan thập nhị sứ quân, song các triều đại Ngô, Đinh,
Tiền Lê không lúc nào ổn định trƣớc nạn thù trong, giặc ngoài nên không có điều kiện chăm
lo đến giáo dục.
Lý Công Uẩn lên ngôi đã mở ra một kỷ nguyên mới. Thực tế đã đến lúc đòi hỏi xã hội
muốn ổn định và phát triển nhất thiết phải xây dựng và củng cố chế độ phong kiến trung
ƣơng tập quyền.
Song đội ngũ quan lại có đủ sức tài đó tìm ở đâu? Ban đầu có ba cách :
- Quan lại hoặc ngƣời có uy tín biết trong nƣớc ai là ngƣời có tài đức thì tiến cử lên
vua và triều đình xem xét và sử dụng, hoặc sử dụng con em các quan lại vào các chức vụ

trong bộ máy nhà nƣớc tùy theao tài năng, đức độ gọi là nhiệm tử. Bên cạnh đó vua hạ chiều
cầu hiền để ai thấy có năng lực có thể tự mình xin ra, giúp vua, cứu nƣớc.
Nhƣng ba cách này tuyển chọn không đƣợc là bao, vì vậy để có thể tuyển dụng một số
lƣợng quan lại đông đảo, triều đình phong kiến phải "tổ chức qui mô việc học và mở các kỳ
thi từ địa phƣơng đến trung ƣơng. Việc tuyển chọn nhân tài bằng khoa cử ban đầu chƣa thành
lệ, nhƣng càng ngày càng đi vào qui củ, chặt chẽ.
Vào cuối thế kỷ X, đầu thế kỷ XI, xã hội nƣớc ta chịu ảnh hƣởng của 3 ý thức hệ tƣ
tƣởng Phật, Lão, Nho, trong đó Phật giáo chiếm địa vị cao nhất; Triều Lý đứng trƣớc một vấn
đề: Lựa chọn nền giáo dục nào để củng cố vƣơng triều ?
Đạo Phật lúc này đƣợc cả xã hội sùng bái, từ vua quan đến thƣờng dân. Chùa chiền
mọc lên nhƣ nấm và thƣờng là nơi giảng đạo, dạy học. Song quan điểm "từ bi , bác ái" của
đạo Phật không phải là chỗ dựa của chế độ phong kiến.
Đạo giáo với tƣ tƣởng "vô vi", "bất tranh", "xa lánh cuộc đời" càng không thể là chỗ
dựa cho chế độ phong kiến


- 15 trung ƣơng tập quyền, Triều Lý và mọi triều đại tiếp theo đã dựa vào nho giáp với tính chất
một học thuyết chính trị đạo trị để xây dựng, củng cố các vƣơng triều.
Sự quan tâm đến giáo dục trƣớc hết thể hiện ở mục tiêu đào tạo mẫu ngƣời của nho
giáo.
Mở đầu phần Khoa mục chí trong tác phẩm "Lịch triều hiến chƣơng loại chí", Phan
Huy Chú đã nêu rõ ý này nhƣ sau:
"Con đƣờng tìm ngƣời giỏi, trƣớc hết là khoa mục. Phàm muốn thu hút tài năng, tuấn
kiệt vào trong phạm vi của mình, thì ngƣời làm vua một nƣớc không thể nào không có khoa
cử"

(1)

. Tƣ tƣởng cầu hiền này đƣợc phép quán triệt xuyên suốt tiến trình lịch sử từ đời Lý


đến đời Nguyễn sau này, kéo dài hơn 800 năm.
Thật vậy, ngay từ tháng 2 năm Thái ninh thứ 4 (1075) Lý Nhân Tông đã hạ chiếu
chọn những ngƣời giỏi kinh học rộng và thi nho học tam thƣờng.
Song suốt triều Lý và đầu thời Trần, quan niệm nhân tài ở đây là những ngƣời thông
hiểu cả tam giáo - Phan Huy Chú đƣa ra ý kiến của mình :
" Đời Lý đời Trần đều tôn chuộng Phật giáo và Đạo giáo cho nên buổi ấy chọn ngƣời
muốn đƣợc thông cả hai giáo ấy, dù là chính đạo hay dị đoan, đều tôn chuộng không phân
biệt, mà học trò đi thi khoa ấy, nếu không học rộng biết nhiều thì cũng không thể đỗ đƣợc"(2).
Tuy nhiên, ông cho rằng Đạo Phật, Đạo giáo không sao sánh đƣợc với Đạo nho tức là
đạo thánh lớn rộng - Bởi vậy ngƣời Chân nho là ngƣời không thể bỏ thiết thực, chuộng phù

(1)

Phan Huy Chú - "Lịch triều hiến chƣơng loại chín" Tập II, trang 149- NXB Khoa học xã hội, Hà

(2)

Sách đa dẫn, trang 152,

Nội.


- 16 hoa, bỏ gốc theo ngọn bởi vì "những, nhà nho chỉ chăm chăm về Chƣơng cú thì e không thể
trông cậy ở họ giúp nên công việc bình trị đƣợc " (1)
Đến Lê sơ - tức từ thế kỷ XV - nho giáo ngày một phát triển và chiếm địa vị độc tôn,
đƣợc triều đại coi là quốc giáo.
Ngay sau khi phục quốc, Lê Thái Tổ liên tục mở các khoa thi để tuyển chọn nhân tài :
1428 mở khoa thi lấy đỗ 32 ngƣời, 1429 hạ chiếu cho quân nhân các lộ va những ngƣời ẩn
dật ở rừng rú, các quan từ tứ phẩm trở xuống, ai tinh thông kinh sử thì đến sảnh đƣờng để thi.
Đó là khoa Minh kinh


(2)

. Năm 1431 mở khoa Hoành từ (3). Năm 1431 vua lại thân mở khoa

thi Văn sách.
Năm 1434, Lê Thái Tông, năm Thuận bình thứ nhất, đã định pháp thi chọn kẻ sĩ.
Trong chiếu có ghi :
"Muốn có nhân tài, trƣớc hết phải chọn ngƣời có học, phƣơng pháp chọn ngƣời có
học thì thi cử là đầu ... Ta nói theo chí tiên đế, muốn cầu đƣợc ngƣời hiền tài để thoả lòng
mong đợi ..." (4)
Và giai đoạn thịnh trị nhất của nho giáo - thời Lê Thánh Tông - đƣợc đánh giá rất cao
vì việc kén chọn hiền tài
"Khoa cử thịnh nhất là đời Hồng Đức", các đời sau không thể theo kịp bởi lẽ lúc đó
"Trong nƣớc không để sót nhân tài; triều đình không dùng làm ngƣời kém", (5)
Mãi đến đầu thể kỷ XIX, sau 3 thế kỷ suy thoái, nho giáo lại đƣợc triều Nguyễn phục
hồi. Các vua từ Gia Long, Minh Mệnh đến Thiệu Trị, Tự Đức đều vẫn duy trì tƣ tƣởng của
các triều đại trƣớc (6).

(1)

SSD trang 152
Minh Kinh : Hiểu rõ nghĩa các kinh. Thi Minh kinh để chọn ngƣời hiểu nghĩa sách chắc chắn.
(3)
Hoành từ : Lời văn dồi dào, rộng rãi, tỏ ra có học lực cao sau Thi hoành từ để chọn ngƣời văn hay
học rộng.
(4)
Sách đa dẫn, trang 155.
(5)
Sách đa dẫn , trang 160.

(6)
Xem thêm : Nguyễn Đăng Tiến, tập thể tác giả "Lịch sử giáo dục Việt Nam trƣớc CM tháng 8.1945 NXBGD - Hà Nội, 1996, tr 135, 136.
(2)


- 17 Với chủ trƣơng chống lại sự bất bình đẳng trong học tập. Khổng tử ngay từ đầu đã
quan niệm "ai cũng đƣợc học" (hữu giáo vô loại). Tuy nhiên, Khổng Tử lại tự mâu thuẫn với
chính, mình khi phân biệt con ngƣời trong xã hội thành, hai loại là "thƣợng trí" và "hạ ngu".
Ở Trung Quốc, các nhà tƣ tƣởng đại biểu cho giai cấp thống trị cũng thƣờng chia tính ngƣời
thành 3 loại nhƣ thánh nhân, trung dân, đấu thƣng (Đổng Trọng Thƣ ) hoặc tam phẩm nhƣ
thƣợng phẩm, trung phẩm, hạ phẩm (Hàn Dữ ) v.v... Họ muốn phân biệt có hạng ngƣời bản
chất trời phú đã tốt đẹp, có hạng ngƣời có thể giáo dục để thành tốt, và có hạng ngƣời không
thề giáo dục hoặc rất khó giáo dục thành ngƣời tốt. Điều đó hạn chế rất nhiều đến việc phổ
cập giáo dục cho tất cả cộng động.
Ở Việt Nam, các triều đại phong kiến không thấy có sắc chỉ hay văn bản nào hạn chế
việc học hay việc mở trƣờng,
Duy điều lệ các kỳ thi chỉ nêu một số hạng ngƣời không đƣợc dự thi : con cái các đình
hát xƣớng (do quan niệm xƣớng ca vô loài), những ngƣời bất hiếu, bất mục, loạn luân, điêu
toa, những ngƣời phạm tội hoặc nghịch đảng, ngụy quan và ngƣời có tiếng xấu thì bản thân
và con cháu đều không đƣợc đi thi. Chính vì vậy mà không chỉ con em vua chúa, quan lại
đƣợc học mà con em quân dân thƣờng đều có quyền học tập. Bởi vậy, ở các làng xã việc mở
trƣờng, mở lớp là do dân tự liệu, không bị khó khăn, cản trở gì.
Tất nhiên, tính chất "dân chủ" này mang nặng hình thức vì cuộc sống ngƣời dân
thƣờng rất : nghèo khổ, không mấy ai có đủ điều kiện cho con học đến công thành danh toại,
mặt khác nhà nƣớc phong kiến không đầu tƣ, giúp đỡ gì về vật chất.
Sự quan tâm đến việc học của nhà nƣớc phong kiến còn thể hiện sâu kín hơn ở mặt
khác, truyền bá, nội dung tƣ tƣởng nho giáo đến từng xã, từng nhà, đến mỗi con ngƣời, ngõ
hầu tạo ra một cộng đồng phục tùng, trung thành tuyệt đối với chế độ, với vƣơng triều. Hơn
nữa, bất kỳ ai có điều kiện



- 18 theo học đạo thánh hiền đều có thể tiếp tục học ở bậc cao hơn nếu có năng lực và sau nhiều
năm đèn sách, gian khổ có thể đổi đời trong gang tấc. Những đặc ân, những sự đãi ngộ đặc
biệt đối với những ngƣời đỗ đạt cũng là" động cơ quan trọng thúc đẩy, động viên ngƣời ta
vƣợt mọi khó khăn để vƣơn tới đích.
Có thể nói, sự quan tâm đến việc học của các triều đại phong kiến "thể hiện sự mất
còn của chế độ, của đất nƣớc, song về khách quan lại giúp cho nhiều nhân tài kiệt xuất sinh ra
trong suốt các thời kỳ lịch sử dụng nƣớc và giữ nƣớc.
2.2. Những nội dung tƣ tƣởng giáo dục cơ bản trong xã hội phong, kiến Việt Nam.
Nét đặc trƣng vì tƣ tƣởng nói chung và tƣ tƣởng giáo dục nói riêng ở nƣớc ta là sự
hoà quyện giữa ba ý thức hệ tƣ tƣởng lớn là Phật, Đạo, Nho.
Phật giáo du nhập vào nƣớc ta rất sớm và đƣợc cộng đồng xã hội tiếp nhận dễ dàng.
Trên bình diện triết học, tƣ tƣởng Phật giáo xoay quanh học thuyết lớn-"Tứ diện đế" bao gồm
khổ đế - Tập đế - Diệt đế và Đạo đế"

(1)

. Học thuyết này cho rằng đời là bể khổ vì ai cũng

phải qua cuộc sống sinh, lão, bệnh , tử , khổ vì dục vọng của con ngƣời là vô tận không bao
giờ đạt đƣợc. Từ đó, học thuyết giải thích nguồn gốc của khổ não, cần phải tiêu diệt nó và
muốn thế phải theo 8 ngả đƣờng (bát chính đạo) dắt đến sự giải thoát, vƣợt khỏi vòng luân
hồi. để tới coi niết bàn.
Để giải thích cụ thể hai chân lý đầu ( khổ đế và tập đế), đạo Phật đƣa ra 12 nhân
duyên đã gây ra nghiệp luân hồi (thập nhị nhân duyên), cùng với thập nhị nhân duyên lại có
ngũ uẩn để giải thích hai chân lý sau ( diệt đế và đạo đế ).

(1)

Xem thêm "Nguyễn Đăng Tiến "Vài nét về Phật giáo" - Báo cáo khoa học, đề tài cấp Bộ. Mã số

B94 - 37 - 23.


- 19 Mƣời hai nhân duyên bao gồm :
1. Vô minh
2.
Hành
3.
Thức
4. Danh sắc
5.
Lục nhập
6.
Xúc
7. Thụ
8.
Ái
9.
Thú
10. Hữu
11. Sinh
12. Lão - Tử
Cái gốc của mọi nỗi khổ đau là Vô minh. Tiêu diệt đƣợc Vô minh, Con ngƣời sẽ thoát
khỏi vòng luân hồi sinh tử.
Còn ngũ uẩn bao gồm 5 thuộc tính là sắc, thọ, tƣởng, hành, thức . Khi con ngƣời chết,
ngũ uẩn tan đi, nhƣng cái "nghiệp" lại buộc ngũ uẩn kết hợp lại lần nữa rồi Vãng sinh. Ở đây,
nghiệp là những việc làm và những ý thức của mình khiến mình phải luân hồi mãi mãi, Diệt
đƣợc nghiệp thì hết luân hồi và trở thành, chính quả để đi vào cõi niết bàn.
Giáo lý của phái Đại thừa, nhất là phái Thiền tông phát "triển mạnh ở nƣớc với quan
niệm vạn vật đều là "sắc không" , là giả tƣởng.

Muốn thoát khỏi vòng nghiệp chƣớng, con ngƣời phải từ bỏ mọi thứ của cuộc đời,
phải xuất thế tu hành để đắc đạo. Bàn về ý nghĩa của đạo Thiền, sƣ Huệ sinh đã nói :
" Chỗ tột cùng của đạo Thiền là im lặng, nhƣ bóng trăng trên núi Láng già, hƣ không
nhƣ chiếc thuyền vƣợt biển khơi". ( Tịch tịch lăng già nguyệt Không không độ hải chu ...)
Triết lý Phật giáo là nhƣ vậy, song các thiền sƣ ở nƣớc ta lại không hề quay lƣng với
thực tế, trái lại rất tích cực nhập thế, tham gia vào công cuộc giữ nƣớc, dựng nƣớc, lo toan
việc đời. Mặt khác, về nhân sinh quan, Phật giáo chủ trƣơng con ngƣời sống phải "từ bi bác
ái" phải "bình đẳng" với nhau. Quan điểm này phù hợp với truyền thống nhân ái, thƣơng
ngƣời vốn có của nhân dân ta nên dễ dàng hòa nhập trong cuộc sống cộng đồng và trong việc
giáo dục nhân cách của con ngƣời.


- 20 Chính vì thế, trong thời kỳ thịnh trị ( Tiền Lê, Lý, Trần), Phật giáo đã đƣợc giảng dạy
rộng rãi ở các trƣờng chùa, đƣợc mọi tầng lớp từ vua quan đến dân thƣờng sùng , bái. Ở giai
đoạn sau, dù phảỉ lui bƣớc trƣớc nho giáo, song Phật giáo vẫn tồn tại, bắt rễ sâu vào cộng
đồng xã hội.
Bên cạnh Phật giáo, Đạo giáo cũng Đi vào quần chúng từ lâu. Theo Lão tử, Đạo là cái
nguyên lý tuyệt đối đã có từ khỉ khai thiên lập địa, không sinh, không diệt, không tăng không
giảm. Đạo có hai phƣơng là Vô và Hữu.
Vô thì Đạo là nguyên lí vô hình, nguyên lí của Trời, Đất Hữu thì Đạo là nguyên lí hữu
hình, là Mẹ sinh ra vạn vật Nhƣ vậy, Đạo ở đây không phải là phƣơng tiện, lề lối, con đƣờng
mà là một nguyên lí huyền diệu, không thể suy nghĩ bàn bạc gì đƣợc. Nguyên lí ban sơ ở
những trạng thái hai mặt nhƣ có - không, cao - thấp, phải-trái v.v..., song đó chỉ là hình thức
bên ngoài, thực ra đó là hai mặt của một thực thể thống nhất. Bậc thánh nhân luôn đứng trên
hai cặp mâu thuẫn đó, do đó không bị lệ thuộc vào một bảng giá trị nào c Nhờ thế mà có thái
độ điềm tĩnh, thản nhiên trƣớc mọi biến cố của cuộc đời.
" Hoạ là cho dựa của Phúc; Phúc là chỗ núp của Hoạ". ( Hoạ hề phúc chi sơ ý, Phúc
hề hoạ, chi sở phúc ), đó là quan niệm Tối đại bình đẳng mà sau này Trang tử sẽ phát triển
trong toàn bộ thiên Tề vật luận ở sách Nam hoa kinh.
Từ quan điểm triết học trên, vận dụng vào cuộc sống xã hội, vào nhân sinh quan, Lão

tử và các môn đệ cho rằng kẻ hiểu Đạo và theo Đạo sẽ giống nhƣ "nƣớc" lợi cho vạn vật, lại
không bị "trở lực" nào cả vì đức "bất tranh" của nó. "Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài"; Đƣợc có
thể ứng theo hình dáng của vật dựng nó, song không bao giờ mất tính chất riêng của mình. Từ
quan niệm này, Lão tử và môn đệ quen niệm "nhu nhƣợc tháng cƣơng cƣờng", nhƣng lại dẫn
đến quan niệm "không gì nguy hiểm bằng tranh đấu mà dùng đến bạo động".


- 21 Trong phép xử thế, Đạo giáo khuyên con ngƣời ta nên luôn giữ phần thấp kém hơn
ngƣời, giàu sang mà kiêu ngạo sẽ tự chuốc lấy tai ƣơng, cây mạnh ăn hiếp yếu tất bị gẫy, binh
mạnh không thắng v.v...
Ở đời sở đi có nhiều cạnh tranh, xâu xé, thù oán chập chồng bởi vì ai cũng khoe khôn
cây khéo, ăn trên ngồi trốc, chỉ nghĩ đến mình mà không nghĩ đến ngƣời. Nếu làm theo Đạo
của Lão tử thì cái đức khiêm nhu, bất tranh khiến ta sẽ "huyên đồng" (tức hoà đồng, hoà
nhập) với tất cả mọi ngƣời.
Con ngƣời cần phải biết "Tri túc giả phú" (Biết đủ thì giàu), bỏ lòng tham dục vô
ngần mới không mang hoạ vào thân.
Đạo Trời là lo "bớt chỗ thừa, bù chỗ thiếu" trong lúc con ngƣời lại làm ngƣợc lại
khiến gây bao sự bất chính, bất công. Bởi vậy, Lão tử và đạo giáo khuyên ta một chữ Từ
(nhất viết Từ), tức là một tình thƣơng không dành riêng cho hạng ngƣời nào mà cho tất cả
mọi ngƣời, lành cũng nhƣ dữ ...
Từ những luận điểm trên, Lão Tử và đạo giáo chủ trƣơng thuyết "vô vi" không nên
ham can thiệp đến việc đời.
Ở đây, vô vi không phải là không làm gì cả mà là "làm một cách kín đáo", đem cái tự
nhiên mà giúp một cách tự nhiên không tƣ tâm, không vị ký : ngƣời làm ơn không biết là làm
ơn, ngƣời nhận ơn không biết là nhận ơn.
Lão Tử đã làm đảo lộn cả các hệ thống giá trị thông thƣợng của Khổng tử ( nhân nghĩa - lễ - trí ), của Mặc gia (Kiêm ái).
Ông nói :
"Mất đạo rồi mới có đức, mất đức rồi mới có nhận xét, mất nhân rồi mới có nghĩa,
mất nghĩa rồi mới có Lễ... Lễ chỉ là cái vỏ mỏng che ngoài của lòng trung tín và là cái đầu
mối của hỗn loạn".



- 22 Điều đó cho thấy Lão tử coi trọng đạo đức nhƣng lại coi nhẹ nhân nghĩa.
Về mặt trị nƣớc, ông cho rằng nhà cầm quyền muốn cứu vãn tình thế đồi trụy, không
cần dùng đến trí mƣu, thao lƣợc mà phải tự mình đem cái gƣơng điềm tĩnh vô vi mà cảm hoá.
Càng gia tăng luật pháp, càng nhiều điều cấm kỵ, dân chúng càng bị còng trói khổ sở,
càng sinh tham gian trá ngụy. Muốn dễ dàng trị nƣớc phải làm cho dân ngu, bởi lẽ dân khó trị
vì họ nhiều trí khôn. Bởi vậy, theo ông, kẻ dùng trí mà trị nƣớc là cái tai vạ của nƣớc, kẻ
không lấy trí mà trị nƣớc là cái phúc của nƣớc.
Nhƣng nhƣ thế mới chỉ là trị ngọn mà chƣa trị gốc. Muốn trị gốc, phải làm cho con
ngƣời biết ăn ở giản dị, chất phác, ít tham dục, ít riêng tây, từ bỏ quan điểm nhị nguyên (Ta ngƣời; Thiện - Ác, Vinh - Nhục ; Thị - Phi v.v...) mà trở về với nhất nguyên. Muốn trị nƣớc,
nhà cầm quyền còn phải biết cần kiệm, không nên xa xỉ, không làm cho giàu nghèo quá
chênh lệch trong xã hội.
Ông cũng chủ trƣơng hoà bình, bài bác triệt để chiến tranh dƣới mọi hình thức...
Những tƣ tƣởng của Lão tử đƣợc Trang tử về các môn đệ sau này phát triển khá
phong phú, đƣợc tập hợp lại trong tác phẩm nổi tiếng "Nam hoa kinh ".
Là một triệt học rất khó và siêu hình, "Đạo giáo thần tiễn" chỉ đƣợc một thiểu số tri
thức bên trên có trình độ học vấn uyên thâm tiếp thu. Trong khi đó "Đạo giáo phù thủy" với
nhiều yếu tố dị đoan đã hòa nhập với tín ngƣỡng bản địa cũng mang tính chất ma thuật, trở
thành, việc bói toán; đồng cốt trong các tầng lớp nhân dân bên dƣới.
3.1.3. Nho giáo, với tính chất một học thuyết chính trị, đạo trị, đã đƣợc các triều đại
phong kiến công nhận và dần


×