Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Quỳnh lưu trong hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc mỹ 1965 1973

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (598.81 KB, 77 trang )

PHẦN A: DẪN LUẬN .
1. Lý do chọn đề tài.
Với đại thắng mùa xuân 1975 đã đánh dấu mốc son chói lọi trong lịch
sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, đánh bại hoàn toàn tên đế quốc
hùng mạnh trên thế giới, non sơng gấm vóc thu về một mối . Đồng thời với
thắng lợi này đã mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc ta, kỷ nguyên đất
nước được độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội. Đến nay đã trải qua 29
mùa xuân, song những thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ không bị lu mờ, mai một bởi thời gian, ngược lại nó được
nâng lên với một tầm vóc mới.
Hồ vào những thắng lợi to lớn của nhân dân cả nước, Quỳnh Lưu tiến
hành cuộc khánh chiến chống Mỹ vô cùng oanh liệt. Với vị thế là huyện điạ
đầu của tỉnh Nghệ An, nơi đây án ngự các huyết mạch giao thông: đường sắt,
đường biển và đường bộ có tính chiến lược Bắc - Nam. Vì thế Quỳnh Lưu trở
thành địa bàn chiến lược quan trọng trong hai cuộc chiến tranh phá hoại của
đế quốc Mỹ đối với miền Bắc. Trong thời kỳ (1965 -1973), đế quốc Mỹ đã
cho máy bay và tàu chiến đánh phá ác liệt trên địa bàn huyện. Nhiều loại bom
đạn có tính chất huỷ diệt được Mỹ sử dụng phá hoại nhiều cơ sở kinh tế quốc phòng, gây nên biết bao hi sinh tổn thất cho huyện. Nhưng bom đạn Mỹ
khơng thể huỷ diệt sức mạnh, ý chí đấu tranh của nhân dân Quỳnh Lưu .
Trong bối cảnh chiến tranh ác liệt, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
Việt Nam, nhân dân Quỳnh Lưu phát huy cao độ truyền thống đấu tranh anh dũng
kiên cường, cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất, đánh bại hành động phá hoại
của giặc Mỹ, góp phần chi viện ngày càng lớn cho chiến trường miền Nam.

** 1 **


Những thắng lợi to lớn của nhân dân Quỳnh Lưu trong hai cuộc chiến
tranh phá hoại đã để lại cho thế hệ mai sau những bài học kinh nghiệm quý
báu, những tấm gương anh hùng cách mạng gắn với những địa danh lịch sử
trong quá trình đấu tranh bảo vệ quê hương Quỳnh Lưu cũng như dân tộc Việt


Nam. Đồng thời những thắng lợi này góp phần làm rạng rỡ thêm những trang
lịch sử huyện Quỳnh Lưu, luôn xứng đáng với lời ca ngợi "Quỳnh Lưu đất
mẹ anh hùng". Chính vì thế việc nghiên cứu lịch sử Quỳnh Lưu trong hai
cuộc chiến tranh phá hoại đang là vấn đề đặt ra trên cả hai phương diện lý
luận và thực tiễn.
Là sinh viên học chuyên ngành Lịch Sử Việt Nam, tôi mạnh dạn chọn
đề tài "Quỳnh Lưu trong hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (1965
- 1973)" làm khố luận tốt nghiệp đại học, với hi vọng góp một phần nhỏ bé
của mình vào việc nghiên cứu lịch sử quê hương.
2. Lịch sử vấn đề.
Về vấn đề "Quỳnh Lưu trong hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc
Mỹ (1965 - 1973)". Cho đến thời điểm hiện nay chưa có một cơng trình
chun sâu nghiên cứu, song tản mạn trong một số cuốn sách viết về Quỳnh
Lưu cũng có đề cập đến một khía cạnh nào đó của vấn đề, chẳng hạn như :
+ Trong cuốn "Quỳnh Lưu huyện địa đầu xứ Nghệ" của Hồ Sĩ Giàng
nhà xuất bản Nghệ Tĩnh, Vinh 1990. Tác giả có nêu lên một cách chung
chung về thành tựu của nhân dân Quỳnh Lưu trong cuộc chiến đấu chống
chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ .
+ Cuốn "lịch sử Đảng bộ huyện Quỳnh Lưu " huyện uỷ UBND huyện
Quỳnh Lưu biên soạn, nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội 2000.Tác
phẩm có đề cập đến thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của nhân dân Qùynh
Lưu dưới dạng khái quát.

** 2 **


+ Cuốn "Quỳnh Lưu cải tiến sự lãnh đạo và chỉ đạo nơng nghiệp trong
hồn cảnh vừa sản xuất vừa chiến đấu " của Trương Văn Kiện .Trong đó có
đề cập đến một số thắng lợi của nhân dân Quỳnh Lưu trong chiến đấu và sản
xuất từ năm (1965 -1968).

Ngoài ra một số báo cáo, tổng kết các nghị quyết và tập san đặc biệt
của Đảng uỷ, HĐND huyện, đã đánh giá tổng kết sơ lược những thành tựu
của Quỳnh Lưu trong thời kỳ(1965 - 1973 ).
Nhìn chung các tác phẩm và tài liệu trên chỉ mới đề cập được từng khía
cạnh riêng lẻ cuả vấn đề đang cịn dưới dạng sơ lược, chưa làm nổi bật được
những thắng lợi, những đóng góp to lớn của Quỳnh Lưu trong cuộc chiến đấu
chống chiến tranh phá hoại của Mỹ. Để có một cơng trình chun khảo về
"Quỳnh Lưu trong hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ(19651973)", đòi hỏi cần phải có sự đầu tư cơng phu và chu đáo hơn, đầu tư thời
gian nghiên cứu một cách sâu sắc toàn diện về Quỳnh Lưu trong giai đoạn
lịch sử oanh liệt và hào hùng này, nhằm làm toát lên những thắng lợi và đóng
góp to lớn của nhân dân Quỳnh Lưu trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước.
Trong khoá luận này, tơi cố gắng hệ thống hố nguồn tài liệu thu thập được
để phần nào tái hiện lại những thắng lợi và đóng góp của nhân dân Quỳnh
Lưu trong hai cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu.
Đề tài "Quỳnh Lưu trong hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ
(1965 - 1973)". Nhằm đi sâu nghiên cứu những đóng góp và thắng lợi của
nhân dân Quỳnh Lưu trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của đế quốc
Mỹ(1965 - 1973).
Với mục đích đó, trước hết khố luận đề cập đến những điều kiện tự
nhiên, điều kiện lịch sử của huyện Quỳnh Lưu và những tiền đề về chính trị -

** 3 **


kinh tế - xã hội của huyện trong 10 năm xây dựng Quỳnh Lưu theo định
hướng xã hội chủ nghĩa từ (1954 - 1964), là những yếu tố có tác động mạnh
mẽ đến cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của nhân dân Quỳnh Lưu.
Trọng tâm nghiên cứu của khố luận chủ yếu đi sâu tìm hiểu những
đóng góp, những thắng lợi to lớn của nhân dân Quỳnh Lưu được thể hiện trên

các mặt: chiến đấu và phục vụ chiến đấu, sản xuất, đảm bảo giao thông vận
tải, phát triển văn hoá - giáo dục - y tế và chi viện sức ngừơi, sức của cho
chiến trường miền Nam trên địa bàn huyện trong thời kỳ chống chiến tranh
phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ.
4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu.
Để nghiên cứu "Quỳnh Lưu trong hai cuộc chiến tranh phá họai của đế
quốc Mỹ(1965 - 1973)" chúng tôi tập trung khai thác các nguồn tài liệu sau
đây:
Các tài liệu thành văn: gồm những tác phẩm viết về Quỳnh Lưu của các
nhà nghiên cứu lịch sử và các đồng chí hoạt động chính trị, quân sự. Một số
báo cáo tổng kết của Đảng bộ huyện qua các kỳ đại hội trong thời kỳ chiến
tranh phá hoại, được lưu tại phòng tuyên giáo huyện. Một số cuốn "lịch sử
văn hoá truyền thống" của các xã, đặc biệt là các xã ven biển, dọc tuyến quốc
lộ 1A, nơi chiến tranh xảy ra ác liệt.
Tài liệu dưới dạng hồi ký của những người tham gia cách mạng, các
đồng chí trong ban lãnh đạo huyện thời kỳ (1965 - 1973) đã ghi lại hoạt động
của mình.
Tài liệu điều tra điền dã, là kết quả của quá trình tiếp cận những nhân
chứng lịch sử, những đồng chí nguyên là lãnh đạo của huyện trong thời kỳ
chống chiến tranh phá hoại .

** 4 **


Trên cơ sở những nguồn tài liệu đó, thực hiện khố luận này chúng tơi
dùng phương pháp lịch sử và phương pháp logic, đồng thời áp dụng những
phương pháp điều tra, phân tích, thống kê, đối chiếu, so sánh... khố luận
được kết hợp chặt chẽ giữa tư liệu thành văn và tư liệu thực tế để góp phần
làm rõ những thắng lợi, những đóng góp của nhân dân Quỳnh Lưu trong cuộc
chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (1965 - 1973).


5. Bố cục của đề tài.
Khoá luận tốt nghiệp được trình bày trong 70 trang, gồm 3 phần, trong
đó ngồi phần dẫn luận và kết luận, nội dung khố luận được trình bày trong
ba chương:
Chƣơng I: khái quát về mảnh đất, con người Quỳnh Lưu và những tiền
đề về chính trị - kinh tế - xã hội của huyện trước cuộc chiến tranh phá hoại
của đế quốc Mỹ.
Chƣơng II: Quỳnh Lưu trong cuộc chiến tranh phá hoại thứ nhất của
đế quốc Mỹ(1965 - 1968).
Chƣơng III : Quỳnh Lưu sản xuất và chiến đấu chống chiến tranh phá
hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ(1969 – 1/1973)
Hoàn thành khố luận này tơi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của
ban tuyên giáo huyện uỷ Quỳnh Lưu đã giúp đỡ tôi về mặt tư liệu. Tôi xin
chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo huyện, các thầy cơ giáo trong khoa
đã tận tình chỉ dẫn. Khố luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp
của Thạc Sỹ Nguyễn Khắc Thắng, cán bộ giảng dạy khoa lịch sử trường Đại
Học Vinh.
Do khả năng nghiên cứu còn hạn chế, điều kiện tư liệu và thời gian có
hạn ,chắc chắn khố luận sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tơi xin

** 5 **


chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của tất cả mọi người quan tâm đến vấn
đề này.

PHẦN B: NỘI DUNG.
CHƢƠNG I:
KHÁI QUÁT VỀ MẢNH ĐẤT, CON NGƢỜI QUỲNH LƢU VÀ

NHỮNG TIỀN ĐỀ CHÍNH TRỊ - KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN
TRƢỚC CUỘC CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI CỦA ĐẾ QUỐC MỸ.
1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên .
Quỳnh Lưu huyện địa đầu xứ Nghệ, thuộc phía Bắc của tỉnh Nghệ An,
khoảng cách từ huyện lỵ Cầu Giát đến tỉnh lỵ Thành phố Vinh khoảng 60 km.
Phía Bắc giáp huyện Tĩnh Gia (Thanh Hoá), với ranh giới tự nhiên là khe
nước lạnh dài 24 km. Phía Nam và Tây Nam giáp huyện Diễn Châu và Yên
Thành với ranh giới khoảng 31 km. Phía Tây giáp huyện Nghĩa Đàn với ranh
giới 33 km. Phía Đơng giáp biển với đường bờ biển dài 34 km. Huyện có diện
tích đất tự nhiên là 586,4 km2 chiếm 38,5% diện tích đất tồn tỉnh. Địa hình
Quỳnh Lưu thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đơng. Đó là địa hình
đa dạng, đất đai tự nhiên được cấu tạo khác nhau, tạo thành 3 vùng rõ rệt.
Vùng ven biển: từ Đồng Hồi xã Quỳnh Lập đến xã Quỳnh Thọ, đây là
vùng đất hẹp ven biển, được ngăn cách tự nhiên bởi bờ biển đến kênh nhà Lê.
Địa hình vùng có độ chênh thấp dần từ Tây sang Đơng, có độ cao trung bình
khoảng 3m so với mực nước biển. Đất đai phân làm 2 loại rõ rệt: chủ yếu là

** 6 **


đất phù sa và đất sét nên dễ bị bào mịn hàng năm do thiên tai. Tính chất thổ
nhưỡng như vậy tạo điều kiện cho vùng trồng màu và cây cơng nghiệp ngắn
ngày, ngồi ra cịn có thể phát triển nghề muối và nuôi trồng thuỷ sản.
Vùng đồng bằng: được tính từ lãnh thổ xã Quỳnh Xuân đến xã Quỳnh
Giang, đây là vùng đất thuộc 15 xã nằm hai bên quốc lộ 1A. Vùng đất tương đối
bằng phẳng, có độ cao trung bình 4m so với mực nước biển , rất thuận lợi cho
việc sản xuất nông nghiệp trồng luá nước và được coi là vựa thóc của tồn huyện
Vùng rừng núi trung du và bán sơn địa, chạy dài theo triền Bắc và Tây
của huyện, chiếm hơn 70% diện tích tồn huyện. Với hai hệ thống núi và đồi
chạy thoải dần xuống phía Đơng và phía Nam tạo nên vùng bán sơn địa: Tân

Sơn, Quỳnh Tam, Quỳnh Châu, Quỳnh Thắng. Vùng đồi núi chủ yếu là đất đỏ
bazan và một phần đất đá vơi ở chân núi nên có thể hình thành ở đây vùng
chun canh cây cơng nghiệp, cây ăn quả, ngồi ra cịn có thể trồng cây lương
thực, rau màu. Nhìn chung đồi núi Quỳnh Lưu là nơi chứa đựng nhiều tập đoàn
cây rừng cũng như các loại động vật quý. Song trải qua nhiều biến thiên, trử
lượng rừng cũng như các loại động vật tự nhiên của huyện giảm đi đáng kể.
Hệ thống sơng ngịi Quỳnh Lưu khá phong phú, Sông Thái bắt nguồn
từ Bào Giang ở phía Tây của huyện chạy về phía Đơng đổ ra cửa biển Lạch
Thơi. Sơng Hồng Mai có thượng nguồn từ xã Quỳnh Thắng phía Tây - Bắc
rồi đổ ra cửa Lạch Cờn. Huyện cịn có hệ thống kênh mương dày đặc như:
kênh nhà Lê, kênh Mơ… các cửa sông ở Quỳnh Lưu tạo ra thế gắn bó giao
lưu giữa vùng đồng bằng, bán sơn địa với vùng biển, đồng thời tạo nguồn
thuỷ sản phong phú. Với 3 cửa lạch: Lạch Cờn, Lạch Quèn và Lạch Thơi, các
cửa lạch này thuộc loại bồi lắng hàng năm và nước mặn dâng lên xa, có nhiều
dãy núi ăn lan ra biển tạo cho Quỳnh Lưu những bãi cát dài bằng phẳng, là
điều kiện để phát triển ngành du lịch.

** 7 **


Quỳnh Lưu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, đồng thời lại chịu ảnh
hưởng khí hậu biển thường xun có gió mùa Đơng - Bắc, lạnh vào mùa Đơng,
ảnh hưởng gió Lào thổi mạnh nhất từ tháng 5 đến tháng 8. Quỳnh Lưu có 4 mùa
: Xuân - Hạ - Thu - Đơng rõ rệt , cịn gọi là mùa nóng và mùa lạnh. Mùa nóng
kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình 30oC. Mùa này cũng là mùa
giơng tố, bão và hay xảy ra gió xoáy gây nhiều thiệt hại. Mùa lạnh từ tháng 11
năm trước đến tháng 4 năm sau, thường có gió mùa Đơng - Bắc lạnh, mưa ít bầu
trời nhiều mây, buổi sáng thường có sương mù, sương muối. Lượng mưa trung
bình hàng năm 1599 ml, nhiệt độ là 23,80C, độ ẩm 87% [2 , 19].
Hệ thống đường giao thông ở Quỳnh Lưu khá dày và phong phú.

Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua địa bàn huyện với chiều dài 30 km.
Ngồi ra cịn có tuyến đường sắt Tây - Bắc chạy từ Cầu Giát lên Nghĩa Đàn
dài 15 km. Đường bộ ngồi tuyến quốc lộ 1A lớn nhất, cịn có quốc lộ 48
chạy qua phía Tây của huyện, tỉnh lộ 37 từ Lạch Quèn đến Tuần nối với quốc
lộ 48. Đồng thời giữa các xã đều có tuyến đường giao thơng xun suốt có ý
nghĩa lớn cho sự phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng như : đường từ Quỳnh
Bá đến An Hoà(7km), từ Tiến Thuỷ lên Quỳnh Phương (10km).
Như vậy, quanh trục quốc lộ 1A đường ở Quỳnh Lưu đã tạo ra hệ thống
"đường xương cá", từ hệ thống đường xương cá này lại tạo ra đường "bàn cờ
" tức là đường liên xã liên thôn (hiện nay có khoảng 200 đường). Bên cạnh đó
các tuyến đường sơng đường Biển cũng đã góp phần khơng nhỏ cho nhân dân
giao lưu giữa các vùng, các xã và giao lưu với các tỉnh phía Bắc, phía Nam.
Với hệ thống sơng ngịi khá dày cho nên ở Quỳnh Lưu có nhiều cầu
như : Cầu Khe Son, Cầu Giát, Cầu Quỳnh Nghĩa... đây là những trọng điểm,
những "chảo lửa " đánh phá ác liệt của Mỹ trong thời kỳ chiến tranh phá hoại.

** 8 **


Nhìn một cách tổng quát, điều kiện tự nhiên của Quỳnh Lưu nổi lên
những đặc điểm sau đây:
Quỳnh Lưu có vị trí quan trọng về cả kinh tế và an ninh quốc phịng,
bởi vì huyện ở vào vị thế "Nam Thanh - Bắc Nghệ" có các đường giao thơng
chiến lược chạy qua, có địa thế thơng ra biển đơng và là bàn đạp ra Bắc, vào
Nam. Có các cửa biển quan trọng tạo tính chiến lược về quân sự, án ngự
đường biển Bắc - Nam. Có thể nói Quỳnh Lưu đã nhiều lần trở thành nơi
chiến địa, người xưa đã có câu "Quỳnh Lưu chiến địa, Mai Giang huyết hồng"
.
Điều kiện tự nhiên Quỳnh Lưu nhìn chung có nhiều mặt thuận lợi cho
việc phát triển kinh tế. Với địa hình đa dạng có rừng núi, biển, sơng ngịi, có

các vùng đất khác nhau và hệ thống giao thông thuỷ bộ thuận tiện. Chính vì
thế đã tạo cho Quỳnh Lưu có điều kiện để phát triển nhiều loại cây trồng vật
nuôi, cũng như phát triển nhiều ngành nghề trên địa bàn huyện. Quỳnh Lưu
có nhiều danh lam thắng cảnh nổi lên một tiềm năng du lịch đang được đầu
tư tồn tạo, khai thác.
Bên cạnh những tiềm năng, thế mạnh Quỳnh Lưu cũng như nhiều
huyện khác của miền Trung, ở vào vùng thời tiết khắc nghiệt. Quỳnh Lưu
không phải là huyện thuần đồng bằng mà là rừng biển gần nhau dễ bị gây ra
ngập úng về mùa mưa và hạn hán về mùa khô. Quỳnh Lưu là huyện ở cuối
nguồn thuỷ lợi nên đất chua mặn, hay bị bào mịn, rửa trơi, có 3 cửa biển
nhưng lại khơng thành thương cảng.
Những nét cơ bản về đặc điểm tự nhiên trên đây, chứng tỏ huyện
Quỳnh Lưu có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng một nền kinh tế đa
ngành, phát triển sản xuất, đem lại đời sống ấm no cho nhân dân địa phương.
Nhờ có điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng với sự quan tâm chỉ đạo của Đảng

** 9 **


bộ huyện sẽ là cơ sở để xây dựng Quỳnh Lưu thành một huyện giàu mạnh
trong tỉnh.
1.2. Đặc điểm lịch sử xã hội.
Quỳnh Lưu là vùng đất cổ cư dân sinh sống từ lâu đời, qua một số phát
hiện của khảo cổ học đã minh chứng điều đó. Di chỉ văn hố Quỳnh Văn đã
ghi lại dấu tích con người đã sống quần tụ ở vùng biển Quỳnh Lưu cách ngày
nay khoảng 6 nghìn năm [2 , 25]. Cư dân nguyên thuỷ Quỳnh Lưu đã sống
thành từng bộ lạc ở những vùng lõm, đầm lầy dọc biển. Với phương thức hái
lượm và săn bắn, những cư dân cổ đã từng bước hồn thiện bản thân mình,
cùng với sự phát triển của công cụ sản xuất, đời sống của cư dân được nâng
cao, xuất hiện ngành trồng trọt, chăn ni, ngồi ra họ cịn biết dệt vải.

Chính bằng lao động, những chủ nhân cổ xưa trên mảnh đất Quỳnh
Lưu đã "khai thiên phá thạch ", vật lộn với thiên nhiên tạo nên một kỳ tích
hình thành vùng đất và hình thành cộng đồng cư dân xa xưa.
Cái tên "Quỳnh Lưu" xuất hiện vào thế kỷ thứ XV thời nhà Lê (1430)
có cương vực từ biển Đông lên tận Quỳ Châu gồm 7 tổng ở phía trên (thuộc
huỵên Nghĩa Đàn ngày nay ) và 4 tổng thuộc Quỳnh Lưu ngày nay.
Từ năm 1430 đến đời nhà Nguyễn, dưới thời vua Minh Mệnh thứ 12,
Quỳnh Lưu là một đơn vị hành chính thuộc phủ Diễn Châu của tỉnh Nghệ An
gồm 11 tổng. Từ năm Minh Mệnh thứ 21 (1840) về đại thể lãnh thổ Quỳnh
Lưu giống như hiện nay thuộc phủ Diễn Châu. Đến thời kỳ thực dân Pháp đô
hộ nước ta, năm 1919 Quỳnh Lưu trở thành đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh.
Sau cách mạng tháng 8/1945 địa giới Quỳnh Lưu cho đến ngày nay về cơ bản
khơng có gì thay đổi lớn .
Hiện nay huỵên Quỳnh Lưu gồm 43 đơn vị hành chính cơ sở (42 xã và
một thị trấn), dân số của huyện là 340725 người trong đó 168784 nam và

** 10 **


171941 nữ (theo số liệu điều tra ngày 1/4/1999) [2 , 29]. Quỳnh Lưu có
khỏang 1590 người thuộc dân tộc thiểu số, chủ yếu là dân tộc Thái sống ở
phía Tây của huyện. Đồng thời với cộng đồng cư dân bản địa thì ở Quỳnh
Lưu có nhiều cư dân ở nơi khác đến định cư ở đây. Dù nguồn gốc từ đâu,
nhưng đã sống trên đất này, cộng đồng cư dân mang một sắc thái bản địa rõ
rệt, một tình cảm quê hương sâu nặng của đất Quỳnh xứ Nghệ, tạo nên ở
Quỳnh Lưu một nền kinh tế đa dạng, trong đó sản xuất nơng nghiệp là thế
mạnh của huyện từ lâu đời. Các ngành kinh tế khác cũng có xu thế phát triển
như kinh tế biển, đó cũng là một trong những lợi thế của huyện do có đường
bờ biển dài và 3 cửa lạch quan trọng. Việc khai thác nguồn hải sản từ biển đã
mang lại hiệu quả kinh tế cao, nói đến kinh tế biển khơng thể khơng nói đến

ngành Diêm Nghiệp, sản phẩm được trao đổi khắp cả nước. Bên cạnh đó nghề
thủ cơng rất phong phú như : nghề làm muối, dệt vải, đan lát , nghề mộc, gạch
ngói...
Nằm vào vị thế giao thơng thuận lợi cho nên việc bn bán sớm được
hình thành và phát triển, xuất hiện nhiều phường buôn bán lớn như Cầu Giát,
Quỳnh Xuân, Quỳnh Văn, hàng hoá được đem đi trao đổi nhiều nơi tạo nên
các chợ làng, chợ huyện thêm sầm uất.
Quỳnh Lưu là huyện có nhiều thành phần cư dân sinh sống, có cả người
theo đạo Phật và đạo Thiên Chúa Giáo. Song họ sống gần gũi, đùm bọc tạo
nên khối đồn kết cộng đồng sâu đậm tình làng nghĩa xóm. Cuộc sống bình
lặng dưới những luỹ tre xanh, chân núi và làng chài sóng vỗ quanh năm,
người dân Quỳnh Lưu bao thế hệ đã chung lưng đấu cật tạo nên một nền văn
hoá bản địa sâu sắc. Các sáng tác và sinh hoạt văn hoá dân gian như một dòng
chảy nối liền quá khứ với hiện tại, tương lai, nó như bầu sữa mẹ truyền vào
các thế hệ con người Quỳnh Lưu, làm nên tính cách : cần cù, thông minh,
quảng giao mến khách.

** 11 **


Từ lâu Quỳnh Lưu đã nỗi tiếng là đất học với những kỳ danh khoa
bảng, những "ông đồ xứ Nghệ " lừng danh trong Nam ngoài Bắc. Đất học nổi
tiếng nhất và đỗ đạt cao qua các kỳ thi dưới thời phong kiến là xã Quỳnh Đôi.
Truyền thống hiếu học, tơn sư trọng đạo được giữ gìn và phát triển qua các
thời kỳ lịch sử, Quỳnh Lưu có hàng nghìn người thi đậu từ bậc tú tài đến tiến
sĩ (trong đó có 19 người đậu đại khoa). Dưới thời Nguyễn, Quỳnh Lưu có 87
người đậu cử nhân, đặc biệt xã Quỳnh Đơi tính từ thời Lê Thánh Tơng đến
thời Nguyễn có trên 1 nghìn người đậu tú tài trở lên [2 , 37], đồng thời Quỳnh
Lưu có nhiều vị tướng tài. Dưới thời phong kiến nhiều Nho đồ Quỳnh Lưu
rong ruổi và có mặt trên khắp các nẻo đường đất nước, đem nguồn trí thức,

ánh sáng văn hố truyền đạt cho nhiều thế hệ học trị ở vùng thơn q. Bên
cạnh việc dạy chữ họ còn dạy cả đạo lý làm người, truyền thống yêu quê
hương đất nước.
Trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, nhân dân Quỳnh Lưu đã cùng
với nhân dân cả nước lập nên những chiến công hiển hách bảo vệ quê hương,
giữ gìn và lưu truyền bản sắc văn hoá.
Sau khi nước ta rơi vào ách thống trị của các thế lực phong kiến
phương Bắc, suốt nghìn năm Bắc thuộc, nhân dân Quỳnh Lưu cùng với nhân
dân vùng lân cận tham gia nhiều cuộc khởi nghĩa chống lại sự chiếm đóng của
giặc ngoại xâm. Trong cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan năm 722 chống
ách đô hộ của nhà Đường, nhân dân đã hưởng ứng tham gia xây dựng Thành
Vạn An và các cơng trình phịng ngự, đấu tranh bảo tồn nền văn hoá bản địa.
Đến thời kỳ đầu độc lập, Quỳnh Lưu giữ vai trò quan trọng là nơi cung
cấp quân lương cho một số cuộc kháng chiến. Từ địa bàn huyện có thể ứng
phó kịp thời cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, đặc biệt là chống
quân xâm lược Tống , đồng thời đây cũng là nơi xuất phát cho cuộc đấu tranh
chống xâm lấn đất đai của phong kiến phương Nam.

** 12 **


Dưới thời Lý - Trần, Quỳnh Lưu đã góp sức xây dựng hàng chục kho tàng
cất giữ quân lương, kho vũ khí và là nơi luyện quân chuẩn bị cho cuộc kháng
chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông. Năm 1285, trong cuộc kháng chiến
chống Nguyên - Mông lần thứ hai, quân dân Quỳnh Lưu đã lập chiến công
chống quân của Toa Đơ kéo từ phía Nam ra ở cảng Xước (Quỳnh Lập).
Thế kỷ XV dưới ách thống trị của giặc Minh, nhân dân Quỳnh Lưu đã thực
hiện lối đánh du kích, phục kích tiêu hao quân địch. Khi Lê Lợi phát động cuộc
khởi nghĩa tại Lam Sơn Thanh Hoá năm 1814, hưởng ứng cuộc khởi nghĩa, quân
dân Quỳnh Lưu rầm rộ đứng lên phá phủ, ủng hộ nghĩa quân cả về nhân lực và

vật lực. Nhiều người con Quỳnh Lưu đã trở thành tướng lĩnh tài ba của cuộc khởi
nghĩa như : Nguyễn Bá Lai, Hồ Hán, Nguyễn Tu, Hoàng Lữ ...
Đến thế kỷ thứ XVIII phong trào Tây Sơn bùng nổ, nhân dân Quỳnh
Lưu đã góp sức cùng với nghĩa quân kéo ra Bắc đánh tan gần 20 vạn quân
Thanh, giải phóng thành Thăng Long, đất Bắc Hà.
Cuối thế kỷ thứ XIX đầu thế kỷ XX, tiếp thu các phong trào như phong
trào "Đông Du" của Phan Bội Châu và phong trào "Duy Tân" của Phan Châu
Trinh. Năm 1905 Quỳnh Lưu đã có phân hội "Triều Dương Thương Quán"
đặt tại Cầu Giát, tiêu biểu trong phong trào xuất dương tìm đường cứu nước ở
Quỳnh Lưu có Hồ Ngọc Lâm, Hồ Tùng Mẫu... sau này đều trở thành những
nhà cách mạng cốt cán của đất nước.
Ngày20/4/1930 tại Sơn Hải, Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam
huyện Quỳnh Lưu ra đời. Sự ra đời của Đảng bộ huỵên đánh dấu một bước
ngoặt đối với phong trào cách mạng Quỳnh Lưu. Dưới sự lãnh đạo của
Đảng, nhân dân Quỳnh Lưu tiếp tục đấu tranh dành thắng lợi lớn. Trong
thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, nhân dân Quỳnh Lưu đã lập nên
thành tích xuất sắc.Tháng 8 /1945, tồn dân nổi dậy cướp chính quyền ở

** 13 **


Quỳnh Lưu, góp phần khai sinh ra nuớc Việt Nam dân chủ cộng hoà. Thời
kỳ toàn quốc kháng chiến, thế hệ thanh niên Quỳnh Lưu nô nức lên đường
chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước, anh dũng chiến đấu trên khắp các
chiến trường, đặc biệt tháng 10/1949 làm nên chiến thắng vĩ đại đánh bại
trận càn của Pháp trên đất Quỳnh Lưu. Sau này mặc dù đế quốc Mỹ với
một tiềm lực kinh tế, quân sự hùng mạnh trong hai lần chiến tranh phá hoại
ở miền Bắc, nhưng nhân dân Quỳnh Lưu đã cùng với nhân dân miền Bắc
đánh bại chúng góp phần chi viện cho chiến trường Miền Nam, hoàn thành
sự nghiệp thống nhất nước nhà.

Như vậy, mảnh đất Quỳnh Lưu vốn "địa linh nhân kiệt ", con người
Quỳnh Lưu được tắm mình trong truyền thống dựng nước và giữ nước oanh
liệt của dân tộc từ bao đời, lại được rèn đúc trong quá trình xây dựng quê
hương đã sớm tạo cho con người Quỳnh Lưu đức tính dũng cảm, chịu thương,
chịu khó và nhạy bén trước thời cuộc. Nơi đây đã sản sinh ra những nhân tài
cho đất nước như : Hồ Quý Ly, Hồ Xuân Hương, Hồ Tùng Mẫu... Với truyền
thống tốt đẹp đó sẽ là tiền đề vững chắc cho nhân dân Quỳnh Lưu trong thời
kỳ lịch sử mới.

1.3. Những tiền đề về chính trị - kinh tế - xã hội Quỳnh Lƣu trƣớc khi
bƣớc vào cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (5/1954), hiệp định Giơnevơ được ký
kết (7/1954), miền Bắc chuyển sang làm cách mạng xã hội chủ nghĩa, miền
Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Trong những năm từ 1954 - 1964 cùng với miền Bắc, nhân dân Quỳnh
Lưu bước vào thực hiện nhiệm vụ cách mạng mới: cách mạng xã hội chủ
nghĩa trong điều kiện hồ bình, chính quyền cách mạng ngày càng trưởng

** 14 **


thành và được tôi luyện trong chiến tranh . Bên cạnh những thuận lợi đó,
Quỳnh Lưu cịn phải đương đầu với những khó khăn thách thức, tuy khơng
phải là chiến trường trực tiếp song Quỳnh Lưu bị máy bay địch đánh phá
nhiều trận gây tổn thất lớn, làm đảo lộn cuộc sống nhân dân. Việc khắc phục
khó khăn đó khơng phải là một sớm một chiều mà đòi hỏi phải có nhiều thời
gian và sức lực, thêm vào đó thiên tai mất mùa xảy ra thường xuyên, ngay sau
khi hoà bình lập lại các thế lực thù địch bên ngồi cấu kết chống phá, lật đổ
chính quyền cách mạng.
Quỳnh Lưu vốn là huyện có thành phần cư dân phức tạp, số người theo

đạo Thiên Chúa đông, các thế lực thù địch đã dựa vào đây để chia rẽ khối
đoàn kết trong cộng đồng cư dân, gây nên mâu thuẫn giữa giáo - lương. Năm
1954 chúng đã lợi dụng chính sách tập kết của chính phủ ta để xúi dục đồng
bào Thiên Chúa Giáo di cư vào miền Nam theo chiêu bài "Chúa đã vào
Nam". Ở Quỳnh Lưu khơng ít người đã nghe theo, tập kết tại Quỳnh Nghĩa để
vào Nam, đã gây nên những xáo trộn nghiêm trọng trong xã hội. Trước tình
hình đó, Đảng bộ huyện phối hợp với bộ đội địa phương và lực lượng an ninh
đập tan âm mưu kẻ thù, trấn an quần chúng.
Năm 1955, cùng với 3 huyện khác trong tỉnh Nghệ An, huyện Quỳnh
Lưu thực hiện cải cách ruộng đất đợt 3 và đã thu được nhiều thắng lợi. Tịch
thu một khối lượng lớn tài sản, hàng ngàn mẫu ruộng của địa chủ được chia
cho dân cày nghèo khơng có ruộng. Bà con nơng dân đã hồ hởi nhận ruộng và
chăm lo sản xuất trên những thửa ruộng của mình. Trong sản xuất dấy lên
phong trào "khai hoang phục hoá" trên cả 3 vùng: đồng bằng, ven biển, miền
núi, đưa diện tích canh tác tăng thêm 1680 ha (1957). Bên cạnh đó việc áp
dụng kỷ thuật mới trong sản xuất được chú trọng, công việc làm thuỷ lợi trở
thành khâu then chốt nhằm đảm bảo tưới tiêu cho nhiều cánh đồng lúa và hoa
màu trong huyện. Thời kỳ này hệ thống thuỷ lợi từ đập hồ đến kênh mương

** 15 **


được tu sửa và làm thêm nhiều hồ chứa nước ở vùng bán sơn địa: Quỳnh
Châu, Quỳnh Tam, Quỳnh Thắng. Nhờ vậy sản lượng lương thực tăng lên góp
phần khắc phục nạn đói diễn ra thường xuyên ở huyện.
Thực hiện nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ 14 năm 1958,
về việc cải tạo chủ nghĩa xã hội và kế hoạch 3 năm phát triển kinh tế(1958 1960). Cùng với các địa phương khác trong tỉnh, nhân dân Quỳnh Lưu bước
vào thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế - văn hoá, Quỳnh Lưu đã thành lập
được các hợp tác xã trong nông nghiệp và thủ công nghiệp, hầu hết các xã
trong huỵên đều có hợp tác xã thu hút sự tham gia của đơng đảo nơng dân.

Tính tồn huyện có đến 10567 hộ vào hợp tác xã chiếm 85%, ở vùng ven biển
thành lập hợp tác xã đánh cá và hợp tác xã làm muối [1 , 113]. Các trung tâm
thương nghiệp của huyện như : Cầu Giát, Hoàng Mai đã thành lập hợp tác xã
theo ngành nghề. Chính con đường làm ăn tập thể dưới hình thức hợp tác xã
dẫn đến quan hệ sản xuất mới được hình thành, đưa năng suất lao động tăng
lên. Năm 1959 năng suất lúa bình quân ở Quỳnh Lưu đạt 3 tấn/ha/năm, năm
1960 tăng lên 4 tấn /ha /năm, đã đưa sản lượng lúa toàn huyện từ 28438 tấn
lên 33761 tấn, sản lượng muối không ngừng tăng lên từ 22000 tấn (1959) lên
23600 tấn (1960) [2 , 173].
Cùng với những thắng lợi trên mặt trận sản xuất, công tác giáo dục y tế
cũng có những bước tiến đáng kể, nạn mù chữ được đẩy lùi trên tồn huyện,
ngành bình dân học vụ có nhiều thành tích được huyện uỷ khen thưởng. Hệ
thống trường lớp được xây dựng khang trang, ở các xã đều có trường cấp I,
đến năm 1960 tồn huyện có 3 trường cấp II quốc lập và 1 trường tư thục ở xã
Quỳnh Tiến hồn chỉnh chương trình học từ lớp 5 đến lớp 7. Bên cạnh đó
cơng việc chăm lo sức khoẻ cho nhân dân được quan tâm hơn, năm 1958,
bệnh viện huyện được khởi công xây dựng, đồng thời ở các xã đều có trạm
xá, nhà hộ sinh. Phong trào vệ sinh phòng bệnh được tuyên truyền và thực

** 16 **


hiện ở nhiều xã, có một số xã đạt kết quả tốt như: Cầu Giát, Quỳnh Giang,
Quỳnh Bá. Quỳnh Lưu luôn chú ý đến công tác xây dựng và kiện tồn bộ máy
chính quyền các cấp, các ban ngành đồn thể ,xây dựng khối đoàn kết trong
Đảng, thường xuyên tổ chức các lớp huấn luyện bồi dưỡng tư tưởng, đạo đức
cho những đoàn viên ưu tú kết nạp vào Đảng, kiên quyết loại bỏ Đảng viên
thái hoá, biến chất. Nhờ đó niềm tin của nhân dân đối với Đảng ln được giữ
vững, chủ trương đường lối của Đảng được toàn dân hưởng ứng thực hiện.
Trong việc thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất từ 19611965, nhân dân Quỳnh Lưu đã hăng hái sản xuất, tiếp tục đẩy mạnh công tác

thuỷ lợi, phân bố nguồn lao động trên địa bàn huyện. Vì thế nhiều vùng đất bỏ
hoang ở miền Tây của huyện được khai hoang đưa vào sản xuất với 1425 ha.
Đồng thời kết hợp với việc vận động quản lý các hợp tác xã, huấn luyện bồi
dưỡng trình độ kỷ thuật cho cán bộ và nhân dân. Năng suất lúa năm 1965 đạt
4,3 tấn /ha, diện tích canh tác được mở rộng từ 16330 ha (1961) lên 16725 ha
(1965). Tổng sản lượng lương thực quy ra thóc năm 1965 đạt 32192 tấn [2 ,
116]. Ngồi ra một số ngành thủ cơng bước đầu sản xuất có hiệu quả, trong
hợp tác xã thủ công nghiệp thu hút sự tham gia của đông đảo nhân dân.
Công tác giáo dục có bước khởi sắc, năm 1961 huyện xây dựng được
một trường cấp III đóng trên địa bàn Cầu Giát. Nhiều xã có trường cấp II,
bình qn cứ 2 đến 3 xã thì có một trường cấp II. Huyện tổ chức bồi dưỡng
các lớp bổ túc văn hoá cả cấp II và cấp III, hoàn thành kế hoạch phổ cập cấp I
cho toàn dân. Mạng lưới y tế được mở rộng, mỗi trạm y tế hộ sinh ở xã có từ
2 đến 3 cán bộ chuyên trách.
Trong khi đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - văn hố,
Quỳnh Lưu ln coi trọng nhiệm vụ bảo vệ và cũng cố quốc phòng, trật tự trị
an, tăng cường xây dựng cơ sở Đảng ở trong nông thôn, tăng cường công tác

** 17 **


kiểm tra canh gác, động viên huấn luyện lực lượng dân quân dự bị tại địa
phương, sẵn sàng đối phó với tình hình mới trong mọi tình huống.
Trong 10 năm (1954 - 1964) xây dựng hậu phương toàn diện về mọi
mặt, trong đó xây dựng kinh tế - chính trị - xã hội là nhiệm vụ hàng đầu, đã
tạo cho Quỳnh Lưu thế và lực mới vững vàng bước vào cuộc chiến đấu gay
go, quyết liệt với gịăc Mỹ trong hai cuộc chiến tranh phá hoại trên quê hương,
đồng thời làm tròn nhiệm vụ hậu phương lớn đối với tiền tuyến miền Nam.

** 18 **



CHƢƠNG II:
QUỲNH LƢU TRONG CUỘC CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN THỨ
NHẤT CỦA ĐẾ QUỐC MỸ (1965-1968).
2.1. Tình hình chính trị - xã hội, yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng
đặt ra cho huyện Quỳnh Lƣu .
Đầu năm 1965 ,chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của Mỹ có nguy cơ
phá sản hồn tồn. Để cứu vãn tình thế, chúng quyết định tăng cường lực
lượng quân viễn chinh cùng với vũ khí và phương tiện chiến tranh vào miền
Nam nhằm thực thi chiến lược "chiến tranh cục bộ", đồng thời tiến hành chiến
tranh phá hoại miền Bắc nhằm cắt đứt nguồn chi viện của hậu phương miền
Bắc cho chiến trường miền Nam .
Áp dụng chiến lược"chiến tranh cục bộ", Mỹ hi vọng sẽ đè bẹp được
miền Nam Việt Nam, nhưng Mỹ không thoát khỏi "vết xe đổ" đã liên tiếp thất
bại. Thua ở miền Nam, ngày 05/8/1964 bằng việc dựng lên sự kiện vịnh Bắc
Bộ, chúng bắt đầu đưa máy bay, tàu chiến đánh phá ra miền Bắc bằng chiến
dịch "sấm rền" (02/1965 ). Ngày 03/2/1965 máy bay Mỹ ném bom bắn phá từ
khu vực Vĩnh Linh đến đảo Cồn Cỏ và các địa điểm khác của tỉnh Nghệ An .
Sau hơn 10 năm hồ bình cùng với nhân dân miền Bắc, quân và dân Nghệ
An phải bước vào cuộc chiến tranh mới với những nhiệm vụ cách mạng mới.
Là một trong những địa bàn xung yếu của tỉnh Nghệ An đối với Quỳnh
Lưu, giặc Mỹ có những hoạt động khiêu khích phá hoại từ trước đó. Chỉ tính
riêng 1963 đã có tới 47 lần máy bay Mỹ xâm nhập vùng trời Quỳnh Lưu và
17 lần Mỹ cho tàu chiến xâm phạm vùng biển quấy rối thuyền đánh cá [18 ,
15]. Đầu năm 1965, Mỹ ném bom ồ ạt miền Bắc, Quỳnh Lưu là một trong
những trọng điểm bắn phá của chúng.Từ đó cho đến năm 1968, khơng cịn xã
nào, làng nào không bị máy bay Mỹ bắn phá. Cả Quỳnh Lưu trở thành một

** 19 **



"toạ độ lửa khốc liệt". Thị trấn Cầu Giát và 17 làng của 43 xã bị đánh phá
nặng, trong đó có 4 làng bị phá huỷ rất nặng, 8 xã ở Hoàng Mai và các xã ở
trục đường sắt, quốc lộ 1A, các cầu cống, các cơng trình cơng cộng bị bắn phá
hư hỏng nặng. Bệnh viện phong ở Quỳnh Lập, nhà thờ Thiên Chúa Giáo ở
Quỳnh Tam bị san phẳng. Tính ra ở Quỳnh Lưu từ năm 1965 - 1968 mỗi ngày
phải chịu 12 trận đánh phá bằng máy bay và pháo kích, cứ 5 người dân phải
chịu 1 quả bom và 2434 người của Quỳnh Lưu bị bom giết hại [1 , 118].
Tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, kẻ thù muốn dùng sức
mạnh tàn bạo để bắt nhân dân ta phải khuất phục, Mỹ đã huy động tất cả vũ
khí chiến tranh hiện đại tối tân, tiến hành đánh phá suốt ngày đêm. Ngoài việc
đánh tập trung các mục tiêu có chọn lọc, chúng đánh phong toả khắp nơi gây
ra tổn thất lớn, đồng thời thủ đoạn chiến tranh tâm lý cũng được chúng ráo
riết thực hiện. Bằng các phương tiện thông tin hiện đại, chủ yếu là phát sóng
truyền thanh kết hợp với máy bay rải truyền đơn, hàng tâm lý, xuyên tạc chủ
trương đường lối của Đảng, hòng làm cho nhân dân ta giảm lòng tin đối với
Đảng, ca ngợi sức mạnh quân sự "bất khả xâm phạm " của Hoa Kỳ. Dùng thủ
đoạn trên rõ ràng Mỹ muốn kéo miền Bắc trở lại thời kỳ đồ đá. Nhưng Mỹ đã
lầm! Dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo kịp thời của Đảng, nhân dân miền Bắc nói
chung và nhân dân Quỳnh Lưu nói riêng đã cùng nhau đồn kết chung sức
chung lịng cùng với nhân dân miền Nam từng bước đánh bại giặc Mỹ.
Cuộc chiến tranh không quân và hải quân nhằm phá hoại miền Bắc của
Mỹ đã làm cho tình hình một nửa nước có chiến tranh, một nửa nước có hồ
bình biến thành tình hình cả nước có chiến tranh với hình thức và mức độ
khác nhau ở mỗi miền. Đứng trước tình hình mới, Ban chấp hành trung ương
Đảng đã họp hội nghị lần thứ 11(27/3/1965), hội nghị lần thứ 12 ( 12
/12/1965), khẳng định: "quyết tâm đánh bại chiến tranh xâm lược của đế quốc
Mỹ trong bất kỳ tình huống nào... hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ


** 20 **


nhân dân trong cả nước, tiến tới thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà" [21
, 65]. Đồng thời chỉ rõ nhiệm vụ cấp bách của miền bắc lúc này là: " phải ra
sức xây dựng chủ nghĩa xã hội và tăng cường lực lượng quốc phòng, kịp thời
chuyển hướng nền kinh tế, ra sức tăng cường phòng thủ trị an, bảo vệ miền
Bắc, kiên quyết đánh bại kế hoạch ném bom bắn phá, phong toả miền Bắc, ra
sức chi viện cho cách mạng miền Nam" [21 , 113] . Phương châm xây dựng
và bảo vệ miền Bắc lúc này là: vừa xây dựng kinh tế, vừa chiến đấu .
Trong tình hình và điều kiện của cách mạng cả nước ngày 21/1/1965,
tỉnh uỷ Nghệ An thông qua đề án "chuyển hướng xây dựng kinh tế 3 năm
1965- 1967" .Đề án nêu rõ cần "hết sức coi trọng xây dựng cơ sở vật chất, kỷ
thuật của chủ nghĩa xã hội, tiếp tục củng cố quan hệ sản xuất, đẩy mạnh kinh
tế, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, tăng cường tiềm lực quốc phòng, xây
dựng hậu phương vững mạnh" [19 , 134]. Tiếp đó ngày 27/2/1965 ban
thường vụ tĩnh uỷ Nghệ An ra chỉ thị tăng cường công tác tư tưởng và tổ
chức ra sức chuẩn bị chiến đấu và chiến đấu thắng lợi trong mọi tình huống.
Dưới ánh sáng của nghị quyết trung ương Đảng, thực hiện chủ trương
của tỉnh uỷ cùng với các huyện khác trong tỉnh, Quỳnh Lưu đã nhanh chóng
chuyển mọi hoạt động trên địa bàn huyện từ thời bình sang thời chiến. Huyện
uỷ Quỳnh Lưu đã mở các hội nghị đi sâu nghiên cứu nắm vững thực tiễn địa
phương, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối chủ trương của Đảng để đẩy
mạnh sản xuất, bảo đảo làm tròn nghĩa vụ trước những yêu cầu ngày càng lớn
lao của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. Theo sự chỉ đạo của tỉnh uỷ Nghệ An,
Huyện uỷ Quỳnh Lưu đã xác định rõ hơn đặc điểm của huyện để đề ra nhiệm
vụ phù hợp với ba vùng: đồng bằng, miền biển, miền núi và bán sơn địa, trên
cơ sở nhiệm vụ chung nhất là phát triển sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh thâm
canh, tăng năng suất cây trồng vật nuôi .


** 21 **


Đại hội đại biểu Đảng bộ Quỳnh Lưu lần thứ X (23/9/1967) đã xác định
rõ những nhiệm vụ cụ thể của huyện trong thời kỳ này là:
+ Tổ chức chiến đấu cũng như phòng tránh máy bay địch ném bom bắn
phá nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, đồng thời bảo vệ sản suất.
+ Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất - kỷ thuật cho nơng
nghiệp nhất là các cơng trình thuỷ lợi, đồng thời đẩy mạnh thâm canh.
+ Xúc tiến điều chỉnh sức lao động giữa các vùng trong huyện, ra sức
nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp.
Ba nhiệm vụ này có mối quan hệ biện chứng với nhau trong lúc cách
mạng thời bình chuyển sang thời chiến, vừa đẩy mạnh sản xuất vừa chiến đấu,
tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội, chi viện cho miền Nam, cần phải tăng
cường cơ sở vật chất, tăng cường quốc phịng. Q trình phát triển kinh tế trong
thời chiến, vấn đề đặt ra là: sản xuất, bảo vệ thành quả lao động, bảo vệ thành
quả xây dựng kinh tế, với ý nghĩa đó Quỳnh Lưu đề ra chủ trương phù hợp.
2.2. Quỳnh Lƣu trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của
đế quốc Mỹ (1965 - 1968).
2.2.1.Trên mặt trận chiến đấu và phục vụ chiến đấu.
Trước sự phá sản của chiến lược "chiến tranh đặc biệt ", Giơn Xơn
nhanh chóng đưa ra kế hoạch mới, chiến lược "chiến tranh cục bộ" với sự
tham gia trực tiếp của quân Mỹ trên chiến trường miền Nam và tiến hành
cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân ra miền Bắc. Nghệ An là một
trong những địa điểm nằm trong tầm ngắm chiến lược của Mỹ. Nơi đây được
xem là "cổ họng " nối liền Nam - Bắc, mà Quỳnh Lưu là huyện địa đầu của
tỉnh giữ một vị trí quân sự quan trọng, trở thành túi bom của Mỹ trong quá
trình chiến tranh leo thang ra miền Bắc. Chính vì vậy mà giặc Mỹ đã trút
xuống đây hàng ngàn tấn bom đạn các loại, tàn phá nặng nề, 43 xã trong


** 22 **


huyện đều bị bom đạn Mỹ giày xéo, có xã bị san phẵng hồn tồn. Chúng
khơng kể ngày hay đêm, thời tiết tốt hay xấu, tiếng máy bay gầm rú, quần
đảo liên tục trên bầu trời Quỳnh Lưu. Những trận mưa bom của Mỹ đã tàn
phá nặng nề, gây thiệt hại lớn về của cải vật chất và cướp đi hàng nghìn
sinh mạng con người, sự sống và cái chết chỉ là trong khoảng khắc, khơng
khí cuộc chiến tranh bao phủ toàn huyện. Nhân dân Quỳnh Lưu lại tiếp tục
bước vào một cuộc chiến đấu mới.
Đứng trước tình hình đó, nhiệm vụ đặt ra cho Đảng bộ và nhân dân
Quỳnh Lưu là phải đứng lên chiến đấu đánh trả máy bay và tàu chiến Mỹ, bảo
vệ quê hương, góp phần cùng với nhân dân miền Bắc làm tròn nhiệm vụ hậu
phương đối với tiền tuyến lớn.
Nhận rõ sứ mệnh của mình cùng với sự chỉ đạo kịp thời, sáng tạo của
Đảng bộ huyện, quân dân Quỳnh Lưu nhanh chóng chuyển mọi hoạt động từ
thời bình sang thơì chiến. Cơng tác đầu tiên và hết sức quan trọng là chuẩn bị
chiến đấu và chiến đấu, vừa đề ra phương án đánh trả địch, đồng thời phải
biết cách phòng tránh nhằm hạn chế tổn thất cho nhân dân. Bằng cách khảo
sát thực tế địa phương, huyện uỷ Quỳnh Lưu đã xác định các địa điểm có tính
chiến lược trên địa bàn huyện. Từ đó chỉ thị cho các xã bố trí trận địa chiến
đấu, các đơn vị pháo cao xạ, 75 ly, súng máy 12 ly7 được bố trí kiên cố tại địa
điểm xung yếu như : Rú Rồng (Quỳnh Nghĩa), Hoàng Mai, dọc tuyến quốc lộ
1A và các xã ven biển: Quỳnh Long, Quỳnh Thuận, Quỳnh Liên. Tại các
điểm có độ cao có thể phát hiện và đánh trả địch như: mỏ đá Hoàng Mai, Rú
Vin (Quỳnh Giang) đều được đặt đài quan sát báo hiệu kịp thời và xây dựng
trận địa pháo. Mỗi xã trong huyện được xem là một trận địa chiến đấu có
trang bị vũ khí và xây dựng lực lưỡng chiến đấu thành các trung đội dân quân
"vừa sản xuất vừa chiến đấu". Lực lượng dân quân này khi khơng có máy bay
địch đánh phá, họ bám đồng bám ruộng hăng say sản xuất, ngoài ra họ còn tập


** 23 **


trung luyện tập chiến đấu vào buổi tối, hầu hết được trang bị súng trường.
Mỗi khi máy bay địch đến gây rối họ sẵn sàng bước vào hàng ngũ chiến đấu,
trên trận tuyến dân quân phối hợp chặt chẽ với bộ đội địa phương lập nhiều
chiến công xuất sắc.
Xác định cuộc chiến đấu khốc liệt và lâu dài, những tổn thất hy sinh do
kẻ thù gây ra không kể xiết. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả chiến đấu, công
tác huấn luyện và trang bị vũ khí cho nhân dân luôn là vấn đề được quan tâm
hàng đầu của Đảng bộ huyện. Nhiêù đồng chí cán bộ huyện cùng với các
chiến sĩ bộ đội thường xuyên tổ chức hướng dẫn nhân dân cách sử dụng các
loại vũ khí chiến đấu. Nhờ đó trong thời kỳ (1965-1968), hầu hết dân quân
các xã đã sử dụng thành thạo các loại vũ khí tương đối nặng, một số xã đã biết
sử dụng súng máy 12 ly 7. Công tác vũ trang trong nhân dân được thực hiện
tốt đã tạo điều kiện để nhân dân Quỳnh Lưu vững vàng trong chiến trận lập
nên những chiến công to lớn ngay trên mảnh đất quê hương .
Trong cuộc chiến này Mỹ đã sử dụng nhiều loại vũ khí hiện đại có sức
cơng phá lớn, các loại máy bay tàu chiến như : " thần sấm" "con ma " chở
khối lượng lớn bom đạn trút xuống miền Bắc. Đế quốc Mỹ đã từng rêu rao
"sức mạnh không lực Hoa Kỳ ", song dưới bầu trời Quỳnh Lưu chúng bị đánh
bại nhiều trận. Nhân dân Quỳnh Lưu với vũ khí thơng thường, thơ sơ: súng
trường, súng bộ binh và các công cụ sản suất hàng ngày của người nông dân
cũng được dùng để bắt sống giặc lái. Dù thua kém kẻ thù về nhiều mặt nhưng
với phương châm: lấy ít đánh đơng ,lấy thơ sơ đánh hiện đại, bám thắt lưng
địch mà đánh. Nhân dân Quỳnh Lưu không quản hi sinh gian khổ anh dũng
chiến đấu lập nên chiến công lừng lẫy, hạ nhiều máy bay, bắt sống giặc lái
ngay trên mảnh đất quê hương.
Trong thời gian từ 1965 - 1968 bộ đội địa phương và dân quân Quỳnh

Lưu đã bắn tan xác 101 máy bay, bắn cháy 6 tàu chiến và làm nhiều tàu khác

** 24 **


bị thương, riêng dân quân tự vệ đã bắn rơi 9 chiếc máy bay và bắt sống 13 tên
giặc lái [1 , 120]. Nhân dân các xã hăng hái xông pha trận mạc, bằng súng bộ
binh bắn rơi máy bay Mỹ trở thành một kỳ tích trong lịch sử, điển hình như
các xã Quỳnh Trang, Quỳnh Thiện, Quỳnh Hồng, Quỳnh Long, Quỳnh
Thuận, Quỳnh Lập, Quỳnh Hưng, Quỳnh Nghĩa. Ngày càng có nhiều máy bay
Mỹ bị bắn rơi trên đất liền, vùng lãnh hải của huyện tàu chiến Mỹ đánh phá ác
liệt, nhân dân các xã ven biển phối hợp với các đơn vị pháo cao xạ, pháo 75 ly
dọc bờ biển đánh trả quyết liệt dành thắng lợi lớn.
Bước sang năm 1966, cuộc chiến ngày càng ác liệt trong Nam cũng
như ngoài Bắc, máy bay và tàu chiến Mỹ đánh phá với mức độ ác liệt hơn
nhiều, chỉ tính đầu năm 1966 số lượng bom đạn Mỹ trút xuống bằng cả năm
1965. Nhận thấy đánh vào ban ngày bị ta bắn rơi nhiều, địch chuyển rang
đánh vào ban đêm là chủ yếu, chỉ cần phát hiện thấy một ánh sáng le lói ở một
địa điểm nào đó, ngay lập tức chúng cho máy bay ném bom, xả đạn ồ ạt.
Thông thường cứ theo sau những lần đánh bom của máy bay là những đợt
pháo kích từ biển vào, tàn phá nhà cửa, làng mạc các xã ven biển. Hành động
phá hoại dồn dập của kẻ thù hòng gây nên tâm lý căng thẳng, mệt mỏi trong
nhân dân. Trong chiến tranh đau thương mất mát là thường, nhân dân Quỳnh
Lưu quyết tâm biến đau thương thành hành động cách mạng. Toàn huyện dấy
lên phong trào "nhằm thẳng máy bay địch mà bắn", phấn đấu hạ nhiều máy
bay, bắt sống nhiều tên giặc lái. Ngoài các đơn vị trực chiến, các trận địa pháo
cao xạ và các đơn vị dân quân, nhân dân các xã đều tự trang bị vũ khí sẵn
sàng đánh trả máy bay địch khi chúng đến phá hoại quê hương. Vì thế, trong
cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ lần thứ nhất nhiều đơn vị
dân quân cùng với nhân dân các xã lập nên những chiến cơng to lớn.

Ngày 9/4/1965, tại Hồng Mai trận địa pháo cao xạ phối hợp với dân
quân và nhân dân các xã đánh trả cuộc tấn công của máy bay Mỹ, với 185 quả

** 25 **


×