Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Đặc điểm lời thoại nhân vật nữ trong truyện ngắn nguyễn minh châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (733.26 KB, 70 trang )

TRẦN HIỀN

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

K41
LỜI CẢM ƠN
Khố luận này đƣợc hoàn thành nhờ sự giúp đỡ và hƣớng dẫn tận tình của
PGS. TS. Đỗ Thị Kim Liên, sự góp ý chân tình của thầy giáo phản biện và các
thầy cơ bộ môn ngôn ngữ cùng bạn bè đồng nghiệp.
Nhân đây cho phép chúng tơi xin đƣợc bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới cô
giáo Đỗ Thị Kim Liên, các thầy cô giáo trong bộ môn ngôn ngữ và bạn bè đã
động viên, giúp đỡ chúng tơi hồn thành khố luận này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song trong một thời gian ngắn việc thu thập,
tìm hiểu tài liệu chƣa đƣợc kỹ lƣỡng và phong phú, hơn nữa khoá luận này chỉ là
bƣớc đầu tập dƣợt nghiên cứu khoa học nên khơng tránh khỏi những thiếu sót.
Kính mong nhận đƣợc sự góp ý q báu của thầy cơ và các bạn.
Vinh, tháng 5 năm 2004
TÁC GIẢ KHOÁ LUẬN

Đặc điểm lời thoại nhân vật nũ trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu


TRẦN HIỀN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

K41
MỤC LỤC

Trang


Mục lục .... . ... …
PHẦN MỞ ĐẦU

1.

Lý do chọn đề tài
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.
3.

Lịch sử vấn đề

4.

Phương pháp nghiên cứu

5.

Cái mới của đề tài

6.

Bố cục khoá luận
PHẦN NỘI DUNG

Chƣơng I

Một số vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài
1.


Hội thoại

2.

Nhân vật trong hội thoại

3.

Ngôn ngữ nhân vật trong hội thoại

3.1

Khái niệm ngôn ngữ nhân vật trong hội thoại

3.2

Chức năng của ngơn ngữ nhân vật

3.2.1 Chức năng cá thể hố tính cách nhân vật
3.2.2 Chức năng bộc lộ vấn đề trung tâm của cốt truyện
3.2.3 Chức năng giao tiếp bộc lộ thái độ và phong cách tác giả
3.2.4 Chức năng làm cho giọng điệu tác phẩm thêm đa dạng, phong phú
4.
4.1

Ngữ cảnh
Khái niệm ngữ cảnh

4.2


Không gian hội thoại

4.3

Thời gian hội thoại

Đặc điểm lời thoại nhân vật nũ trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu

3


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

TRẦN HIỀN

K41
5

Các dạng hội thoại thƣờng gặp trong truyện ngắn Nguyễn
Minh Châu

5.1 Độc thoại
5.2 Đơn thoại
5.3

Song thoại

5.4 Đa thoại

Chƣơng II

Đặc điểm từ ngữ qua lời thoại nhân vật nữ trong
truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
2.1 Lời thoại nhân vật sử dụng từ ngữ gắn với giới tính
2.2 Lời thoại giàu sắc thái khẩu ngữ.
2.2.1. Dùng cách nói so sánh giàu hình ảnh
2.2.2.

Dùng những từ ngữ quen thuộc, bình dị trong đồi sống thƣờng nhật

2.2.3. Dùng từ ngữ đậm sắc thái địc phƣơng
2.2.4. Dùng đại từ nhân xƣng với tần số cao
2.3 Lời thoại sử dụng nhiều từ ngữ mang nghĩa tình thái
2.3.1 Khái niệm nghĩa tình thái
2.3.2

Nghĩa tình thái qua lời thoại nhân vật mnữ trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu

2.3.2.1

Tình thái nghi vấn

2.3.2.2

Tình thái khẳng định

2.3.2.3


Tình thái than phiền trách móc

2.3.2.4

Tình thái ngạc nhiên

2.4

Tiểu kết

Chƣơng III
Đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa lời thoại nhân vật nữ
trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu.
3.1

Đặc điểm cấu trúc.

Đặc điểm lời thoại nhân vật nũ trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu


KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

TRẦN HIỀN

K41
3.1.1

Đặc điểm lời thoại có cấu trúc ngắn


3.1.1.1

Lời thoại ngắn có cấu trúc đầy đủ C - V

3.1.1.2

Lời thoại đƣợc nhân vật nữ sử dụng có cấu trúc đặc biệt

3.1.2

Lời thoại có xen câu dẫn của tác giả ở giữa

3.1.3

Tiểu kết

3.2

Đặc điểm ngữ nghĩa

3.2.1
3.2.2

Lời dẫn
Lời thoại phản ánh một cách sinh động, đầy đủ , chân xác phẩm
chất tính cách của ngƣời phụ nữ

3.2.3

Lời thoại phản ánh đa chiều mối quan hệ của ngƣời phụ nữ


4

Một số nhận xét về phong cách ngôn ngữ hội thoại nhân vật nữ
trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu

4.1

Lời thoại giàu tính biểu cảm cảm xúc

4.2

Lời thoại tự nhiên, cụ thể, sinh động, gần gũi với cuộc sống ngƣời
phụ nữ

4.3

Lời thoại đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu

4.4

Lời thoại giàu chất tự sự chất, hiện thực
Phần III kết luận
Tài liệu tham khảo

Đặc điểm lời thoại nhân vật nũ trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu


TRẦN HIỀN


KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

K41

PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Trong các nhà văn hiện đại, Nguyễn Minh Châu đƣợc nhiều ngƣời biết
đến bởi sự thành công trong việc lựa chọn, thể hiện đề tài chiến tranh trong đó
có nhiều nhân vật nhƣng nổi bật nhất và có những nét riêng đặc sắc đó là nhân
vật ngƣời phụ nữ.
2.Trong tất cả các tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Minh Châu, dù nhân vật
phụ nữ ở bất cứ cƣơng vị nào, hoàn cảnh nào, lứa tuổi nào, họ đều là những
nhân vật có số phận văn học khó quên. Đó là Quỳ trong “Ngƣời đàn bà trên
chuyến tàu tốc hành”, thiếu nữ Nguyệt trong “Mảnh Trăng”, ngƣời mẹ và cô
con gái trong “ Mẹ con chị Hằng”, mẹ Lân trong “Ngƣời mẹ xóm nhà thờ”…
Đối với các nhân vật nữ, Nguyễn Minh Châu đều có cái nhìn ấm áp, nhân
hậu, luôn chăm chú phát hiện những vẻ đẹp của ngƣời phụ nữ Việt Nam nhiều
chiều, nhiều hƣớng khác nhau biểu hiện trong chiến tranh và trong thời kỳ hồ
bình. Vẻ đẹp của họ tốt ra từ khn mặt, từ vóc dáng, đặc biệt là sự biểu hiện
qua ngơn ngữ đối thoại, đó là ngơn ngữ dung dị, mộc mạc, rất đời. Điều này tạo
nên những dấu ấn riêng cần đƣợc đi sâu tìm hiểu một cách kỹ lƣỡng .
3.Việc tìm hiểu đặc điểm lời thoại nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn
Minh Châu giúp chúng ta khám phá vẻ đẹp tâm hồn của ngƣời phụ nữ Việt
Nam ở vào một giai đoạn lịch sử nhất định, qua đó góp phần khẳng định tài
năng, sự đóng góp của Nguyễn Minh Châu trong thể loại truyện ngắn
II. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.

Đặc điểm lời thoại nhân vật nũ trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu



KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

TRẦN HIỀN

K41
1. Đối tƣợng:
Đối tƣợng mà chúng tôi khảo sát trong đề tài này gồm 10 truyện ngắn
tiêu biểu trong “Nguyễn Minh Châu toàn tập”(Nhà xuất bản văn học - 2001)
1 “Ngƣời mẹ xóm nhà thờ”; 2 “Bến quê”; 3 “Bức tranh”; 4 “Cỏ lau”; 5 “Cơn
giông”; 6 “Chiếc thuyền ngoài xa”; 7 “Hƣơng và phai”; 8 “Mảnh trăng”; 9 “Mẹ
con chị Hằng”; 10 “Ngƣời đàn bà trên chuyến tàu tốc hành”
2. Phạm vi
- Nguyễn Minh Châu sáng tác trên nhiều thể loại nhƣng trong giới hạn khố
luận này, chúng tơi nghiên cứu mảng truyện ngắn.
- Đi sâu tìm hiểu những biểu hiện về hình thức và nội dung lời thoại nhân vật
trong 10 truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu.
III. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:
Nhà văn Nguyễn Minh Châu sinh ngày 20/10/1930 tại làng Thơi, xã Quỳnh
Hải, huyện Quỳnh Lƣu, tỉnh Nghệ An.
Sinh ra ở một vùng quê giàu truyền thống cách mạng, gắn bó với sự nghiệp cầm
bút của một ngƣời lính, Nguyễn Minh Châu có dịp đi và tiếp xúc nhiều với thực tế
sinh động của cuộc sống. Ông đã cùng đồng đội trải qua những năm tháng ác liệt
của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc. Ở con ngƣời ông nổi bật niềm đam mê
sáng tạo, sự dũng cảm đáng quý của một nhân cách nhà văn có tình u sâu nặng
đối với cuộc sống, con ngƣời, quê hƣơng, đất nƣớc. Tác phẩm của Nguyễn Minh
Châu không đồ sộ nhƣng đa dạng về thể loại,bao gồm: truyện ngắn, truyện vừa,
tiểu thuyết, bút ký, phê bình…khi miêu tả khơng khí hào hùng và phẩm chất cao
đẹp của con ngƣời Việt Nam trong chiến đấu; khi bộc lộ niềm khắc khoải và khát

vọng thức tỉnh lƣơng tâm trong cảm hứng nhân văn mãnh liệt. Sau 1975, nhất là
sau Đại hội đảng tồn quốc lần VI, ngịi bút của ông luôn thể hiện sự trăn trở, bản
lĩnh và nhiệt thành với cơng cuộc đổi mới đất nƣớc nói chung và đổi mới văn học

Đặc điểm lời thoại nhân vật nũ trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu


KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

TRẦN HIỀN

K41
nói riêng. Nguyễn Minh Châu là nhà văn tài năng và giàu tâm huyết, một nhà văn
có tƣ tƣởng đổi mới và phong cách sáng tạo riêng.
Tác phẩm của Nguyễn Minh Châu ngay từ khi xuất hiện đã đƣợc cơng chúng
hào hứng đón nhận. Đến nay đã có khoảng 150 cơng trình nghiên cứu lớn nhỏ,
hàng chục cuộc hội thảo về Nguyễn Minh Châu trên mọi phƣơng diện. Tìm đọc
các cơng trình ấy, chúng tơi nhận thấy có những xu hƣớng nghiên cứu sau:
1. Gắn việc nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Minh Châu với toàn bộ tác phẩm
khác của ông. Đi theo hƣớng nghiên cứu này, nổi bật là tác giả Tôn Phƣơng Lan
với nhiều công trình khá cơng phu nhƣ: “Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh
Châu”, “Nguyễn Minh Châu con ngƣời và tác phẩm”, “Nhà văn Nguyễn Minh
Châu”. Cùng với bà, cịn có các tác giả khác nhƣ Vƣơng Trí Nhàn, Ngơ Thảo, Mai
Thục…
2. Chỉ nghiên cứu riêng truyện ngắn Nguyễn Minh Châu.
Có thể nói, truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu là “một mảnh đất màu
mỡ” thu hút sự chú ý của nhiều tác giả, nhiều nhà nghiên cứu. Họ tìm hiểu truyện
ngắn của ơng ở nhiều phƣơng diện. Tác giả Bùi Việt Thắng nghiên cứu vấn đề
tình huống, tác giả Ngọc Trai qua truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu đi tìm sự

khám phá về con ngƣời Việt Nam. Tác giả Trịnh Thu Tuyết đi sâu nghiên cứu
nghệ thuật xây dựng truyện ngắn và kiểu loại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn
Minh Châu…
Đặc biệt, tuần báo Văn Nghệ tổ chức hẳn cuộc trao đổi về truyện ngắn Nguyễn
Minh Châu quy tụ nhiều cây bút, nhiều nhà nghiên cứu tên tuổi nhƣ: Tơ Hồi,
Phan Cự Đệ, Bùi Hiển, Đào Vũ, Phong Lê, Lê Lựu…và cùng với sự góp mặt của
chính nhà văn Nguyễn Minh Châu.
3. Nghiên cứu tác phẩm của Nguyễn Minh Châu trong tƣơng quan với dòng
văn học dân tộc, với thời đại mà tác giả sống.

Đặc điểm lời thoại nhân vật nũ trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

TRẦN HIỀN

K41
Tiêu biểu cho hƣớng nghiên cứu này có tác giả Nguyễn Đức Thọ, Nguyễn Đăng
Mạnh, Vƣơng Trí Nhàn, Trung Trung Đỉnh, Nguyễn Khải, Mai Hƣơng.
Tác giả Nguyễn Khải đã từng nhận xét: “Nguyễn Minh Châu là ngƣời kế tục xuất
sắc những bậc thầy nền văn xuôi Việt Nam và cũng là ngƣời mở đƣờng rực rỡ cho
những cây bút tài năng sau này”.
Còn tác giả Mai Hƣơng trong cơng trình “Nguyễn Minh Châu và di sản văn
học của ông” đã khẳng định: Nguyễn Minh Châu là cây bút tiêu biểu của nền văn
xuôi chống Mỹ đồng thời cũng là ngƣời mở đƣờng “tinh anh và tài năng”, ngƣời
đã “đi đƣợc xa nhất” trong cao trào đổi mới của văn học Việt Nam đƣơng đại.
Qua việc tìm hiểu tác phẩm của Nguyễn Minh Châu và bài viết các cơng trình
của nhiều nhà nghiên cứu kể trên, chúng tơi nhận thấy những tác giả đi trƣớc có

nhiều bài viết về góc độ văn học, cịn ít những cơng trình quan tâm đến góc độ
ngơn ngữ. Khố luận này khảo sát điều đó.
IV. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng đồng thời các phƣơng
pháp nhƣ:
1. Phƣơng pháp thống kê - phân loại:
Khảo sát 10 truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Minh Châu, thống kê phân loại
các lời thoại của nhân vật nhằm khảo sát nội dung, ngữ nghĩa của lời và hình thức
biểu thị chúng.
2. Phƣơng pháp so sánh - đối chiếu.

Trên cơ sở những vấn đề đã thống kê phân loại, chúng tôi so sánh với lý thuyết
hội thoại thông thƣờng để tìm ra những nét tƣơng đồng và khác biệt.
3. Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp.

Đặc điểm lời thoại nhân vật nũ trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

TRẦN HIỀN

K41
Từ sự phân loại, thống kê, so sánh, chúng tơi phân tích ngơn ngữ hội thoại trên
hai bình diện: Đặc điểm hình thức và nội dung của lời. Qua đó tổng hợp, khái quát
lên thành những đặc điểm phong cách Nguyễn Minh Châu khi viết về nhân vất nữ.
V. CÁI MỚI CỦA ĐỀ TÀI.
Nghiên cứu về hội thoại đã có, nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Minh Châu
cũng đã nhiều, song đề tài “Đặc điểm lời thoại nhân vật nữ trong truyện ngắn

Nguyễn Minh Châu” có thể xem là cơng trình độc lập đầu tiên nghiên cứu về
truyện ngắn Nguyễn Minh Châu từ góc độ dụng học, qua đó khẳng định những
đặc điểm về cấu trúc, ngữ nghĩa của lời thoại nhân vật nữ trong tác phẩm của ơng,
tìm ra những mạch ngầm ý nghĩa thể hiện mối quan hệ giữa các nhân vật. Hƣớng
đi này sẽ góp phần chỉ ra cái mạch ngữ nghĩa tiềm ẩn mà Nguyễn Minh Châu đã
gửi gắm trong tác phẩm.
VI . BỐ CỤC CỦA KHỐ LUẬN
-Ngồi phần mở đầu, phần kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, nội dung
khố luận có ba chƣơng:
Chƣơng I : Một số vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài .
Chƣơng II : Đặc điểm từ ngữ qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu
Chƣơng III : Đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa lời thoại nhân vật nữ trong
truyện ngắn Nguyễn Minh Châu

Đặc điểm lời thoại nhân vật nũ trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu


TRẦN HIỀN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

K41
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1. Hội thoại
Hội thoại là một trong những khái niệm trung tâm của ngữ dụng học. Cho

đến nay, đã có nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ học nhƣ Đỗ Thị Kim Liên, Đỗ
Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Đức Dân, Lê Đông, Trần Thị Thìn,
Nguyễn Thị Thanh Hƣơng...nghiên cứu sâu về vấn đề hội thoại và đều thừa
nhận: Hội thoại là hoạt động giao tiếp căn bản nhất, phổ biến nhất của sự hành
chức ngơn ngữ. Các tác giả nói trên trong khi tìm hiểu về khái niệm hội thoại,
đều đã nhấn mạnh đến ba đặc điểm cơ bản của hội thoại:
1. Có nhân vật giao tiếp
2. Có hoạt động giao tiếp bằng ngơn ngữ
3. Có sự tƣơng tác lẫn nhau
Vậy, hội thoại là một trong những hoạt động ngôn ngữ thành lời giữa hai
hoặc nhiều nhân vật trực tiếp, trong một ngữ cảnh nhất định mà giữa họ có sự
tƣơng tác qua lại về hành vi ngôn ngữ hay hành vi nhận thức nhằm đi đến một
đích nhất định.

2. Nhân vật trong hội thoại
Nhƣ chúng ta đã biết, nói đến nhân vật văn học là muốn nói đến con ngƣời
đƣợc miêu tả, đƣợc phản ánh trong tác phẩm văn học. Nhân vật ấy đƣợc tác giả
thể hiện bằng hành động, cử chỉ, lời nói trong hồn cảnh, tình huống nhất định
nào đó.
Đối với các cuộc hội thoại, điều kiện tiên quyết, điều kiện hàng đầu là phải
có nhân vật trong hội thoại.
Nếu khơng có nhân vật hội thoại thì khơng thể có bất cứ cuộc giao tiếp nào,
không thể tiến hành đƣợc mọi sự giao tiếp. Tuy nhiên, trong một cuộc hội

Đặc điểm lời thoại nhân vật nũ trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu


KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP


TRẦN HIỀN

K41
thoại, nhân vật khơng phải là tất cả. Để có một cuộc hội thoại diễn ra, ngồi
nhân vật là nhân tố chính, có bốn nhân tố khác nữa, đó là: Nội dung lời trao đáp, mục đích giao tiếp, thái độ giao tiếp và sự tƣơng tác lẫn nhau. Sự kết hợp
giữa năm yếu tố đó trong hội thoại không phải là những dấu cộng lạnh lùng mà
là một sự kết hợp hữu cơ, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chẳng hạn,
mục đích giao tiếp sẽ quyết định nội dung lời trao - đáp, nội dung ấy biểu thị
thái độ giao tiếp, nhƣng bất kỳ ở đâu và bao giờ nhân tố nhân vật hội thoại cũng
có tác dụng chi phối những nhân tố cịn lại trong cuộc thoại.
Bởi vậy, tìm hiểu, khảo sát, nghiên cứu các cuộc hội thoại trƣớc hết phải
quan tâm, chú ý đến nhân tố hàng đầu: Nhân vật trong hội thoại. Giáo sƣ Đỗ
Hữu Châu đã nói rõ khái niệm nhân vật trong hội thoại: “Nhân vật trong hội
thoại là những ngƣời tham gia vào một cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ, dùng
nhân vật để tạo ra các lời nói, qua đó mà tác động vào nhau. Đó là sự tƣơng tác
bằng ngôn ngữ.” (2,515)
Từ cuộc đời thực bƣớc vào trang sách, thông qua ngôn ngữ, nhân vật sẽ để
lại nhiều dấu ấn trong lịng độc giả.

3.Ngơn ngữ nhân vật trong hội thoại.
3.1. Khái niệm ngôn ngữ nhân vật trong hội thoại
Trong các tác phẩm văn học, qua các cuộc thoại, nhân vật dần dần tự bộc lộ
mình. Ở đây, lời thoại nhân vật cần đƣợc hiểu nhƣ là các lời phát ngôn của nhân
vật tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào q trình giao tiếp. Nói đến lời thoại
của nhân vật là chúng tơi muốn nói đến ngơn ngữ nhân vật. Ngơn ngữ nhân vật
chính là lời nói trực tiếp của nhân vật trong tác phẩm văn học đƣợc biểu đạt
bằng các tín hiệu ngơn ngữ nhằm mục đích thể hiện một cách sinh động tính
cách, quan điểm nhân vật. Ngôn ngữ nhân vật là một phƣơng diện trong đó tƣ
tƣởng, tâm lý, tính cách, đặc điểm… của nhân vật đƣợc bộc lộ một cách trực
tiếp nhất, tinh tế nhất. Ở đây, khái niệm ngôn ngữ nhân vật, lời nói nhân vật cần

đƣợc hiểu theo một nội hàm rộng. Theo các nhà ngữ dụng học, trong tác phẩm

Đặc điểm lời thoại nhân vật nũ trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

TRẦN HIỀN

K41
văn học lời thoại của nhân vật có những dạng biểu hiện rất phong phú, lời thoại
không chỉ bao gồm những lời chúng ta nghiên cứu đƣợc mà còn là những lời
độc thoại nội tâm của nhân vật.
3.2. Chức năng của ngôn ngữ nhân vật.
3.2.1. Chức năng cá thể hố tính cách nhân vật
Đây là chức năng rất quan trọng của ngôn ngữ nhân vật, một chức năng cần
phải đƣợc nhắc đến đầu tiên. Điều đó đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu khẳng
định. “Ngôn ngữ nhân vật là một trong những phƣơng tiện quan trọng đƣợc nhà
văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và cá tính nhân vật.” (24,183)
Biêlinxki, nhà phê bình văn học nổi tiếng của Nga đã xác nhận: “Thông qua
ngôn ngữ, nhân vật tự bộc lộ một cách rõ ràng nhất tính cách, tâm lý của mình”.
Điều đó đã đƣợc chứng minh qua các tác phẩm văn học. Khi một nhân vật
bắt đầu sử dụng lời thoại, sử dụng ngôn ngữ, tức là nhân vật ấy bắt đầu bộc lộ
chân dung của mình, bắt đầu tự giới thiệu với đồng loại về chính bản thân mình
qua những đƣờng nét cụ thể nhất, chi tiết nhất, đồng thời tổng hợp nhiều nét cụ
thể, chi tiết ấy của toàn bộ tác phẩm, ngƣời đọc sẽ thấy đƣợc cái giai cấp, cái
tầng lớp, cái lớp ngƣời mà nhân vật ấy đại diện. Nói cách khác, ngơn ngữ nhân
vật bộc lộ nhân vật ở hai góc độ: Cá thể hoá và khái quát hoá, bộc lộ những đặc
trƣng của nhân vật điển hình.

Trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, tính cách riêng của từng nhân vật thể
hiện rất rõ ràng qua lời thoại của họ. Nguyệt “Mảnh trăng” là một ví dụ. Trong
cuộc gặp gỡ tình cờ giữa Lãm và Nguyệt, cuộc đối thoại đầu tiên, cuộc đối
thoại nhát gừng giữa Lãm (Ngƣời lái xe) và Nguyệt (Ngƣời đi nhờ xe) đã cho
ngƣời đọc thấy rõ một số nét tính cách của Nguyệt: Cứng cỏi, mạnh dạn, linh
hoạt, trẻ trung, sôi nổi và pha chút tinh nghịch:
“- Có ai ngồi sau đó? - Tơi nhắc lại câu hỏi, lần này giọng đỡ gay gắt hơn.
- Tôi đây… Tơi nhờ đồng chí lên cầu Đá Xanh một tẹo.

Đặc điểm lời thoại nhân vật nũ trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu


TRẦN HIỀN

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

K41
Quả tơi đốn chẳng sai. Rõ ràng tiếng trả lời của một người đàn bà, một
cô gái, tiếng nói trong lắm và rất bình tĩnh, cứng cỏi nữa là khác.
Mặc, tôi vẫn hỏi gặng:
- Đàn ông hay đàn bà ?
- Đàn ông !
- Thôi đi cô, đáng lý tôi đã mời cô xuống. Đây là xe chở hàng qn sự. Cơ
lên cầu Đá Xanh có việc gì ?
- Em là cơng nhân giao thơng. Anh gì ban nãy đã xem chứng minh thư rồi.
Em về trên đơn vị có chút việc.
Tơi hỏi bừa một câu cho vui:
- Việc gì ? Hay là cơ đi thăm chồng hay người yêu.
- Em đi thăm người yêu đây !

Tôi vội nổ máy và trong bụng cũng đã phát hoảng lên vì cái cách con gái ăn
nói đối đáp bạo dạn nhường ấy.
Nhưng nghe giọng nói, chẳng phải giọng một câu nói đùa. Biết đâu đấy,
biết đâu cơ ta nói thật ?
(Mảnh trăng- 116)
3.2.2. Chức năng bộc lộ vấn đề trung tâm của cốt truyện.
Nhƣ chúng ta đã biết, cốt truyện là một phƣơng diện nghệ thuật rất phức
tạp của tác phẩm tự sự nói chung, của tiểu thuyết và truyện ngắn nói riêng. Nó
vừa có tính đặc trƣng cho mỗi dân tộc, mỗi thời đại, vừa thể hiện đƣợc tài năng,
phong cách và quan niệm nghệ thuật của tác giả.
Trong truyện ngắn và tiểu thuyết, việc bộc lộ vấn đề trung tâm của cốt
truyện, việc bộc lộ mâu thuẫn trong hiện thực, mâu thuẫn giữa các nhân vật, các
tuyến nhân vật, mâu thuẫn giữa các sự kiện, giữa các chuỗi sự kiện bao giờ
cũng song hành, đi đôi với sự phát sinh, sự phát triển, với con đƣờng diễn biến
của cốt truyện. Với một cốt truyện, mâu thuẫn của bản thân nó bao giờ cũng
đƣợc hình thành và bộc lộ từ ngơn ngữ nhân vật với những tính cách, tâm lý,

Đặc điểm lời thoại nhân vật nũ trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

TRẦN HIỀN

K41
hành động…của nhân vật ấy, trong số đó, nhân tố trực tiếp góp phần hình thành
thể hiện mâu thuẫn chính là ngơn ngữ nhân vật. Ngơn ngữ nhân vật khơng
những làm manh nha, hình thành, hiện diện cốt truyện mà cịn góp phần quan
trọng, quyết định trong quá trình vận động và phát triển của cốt truyện. Q

trình vận động và phát triển ấy sẽ khơng thể diễn ra nếu khơng có ngơn ngữ
nhân vật trong tác phẩm văn học.
Chẳng hạn, trong các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu, cốt truyện trong
“Hƣơng và Phai” là sự tái hiện những mảnh đời tỉ mỉ, vụn vặt, bình thƣờng,
giản dị. Ngôn ngữ nhân vật trong những câu chuyện tầm phào ở trong cái xó
bếp, bên góc học tập, nơi vịi nƣớc cơng cộng…đƣợc tái hiện lại qua góc nhìn
của “hai con nhóc” nhƣ những lát cắt dở dang của cuộc sống. Cốt truyện đƣợc
hình thành phát triển thơng qua ngơn ngữ nhân vật từ những tình huống đầy
nghịch lý, mâu thuẫn. Thông qua ngôn ngữ nhân vật, ngƣời đọc nhận ra rằng
mỗi con ngƣời có khi có thể tạo ra những bất ngờ làm thay đổi cả một đời
ngƣời nhƣng có lúc lại hồn tồn tuyệt vọng, đầu hàng hồn cảnh. Trong chiều
hƣớng hình thành, vận động, tiến triển của cốt truyện, ngơn ngữ nhân vật đã có
vai trò to lớn. Và đây là đoạn hội thoại cuối của truyện ngắn ấy:
“Cái Hương chạy đến trước một hàng bán bún rêu cua.
- Phai, mày làm gì ở đây ?
- Tao mua một bát cho chị Phấn.
- Con này, ở nhà bao nhiêu là cỗ bàn ?
- Mày chẳng biết gì cả, chị ấy khơng ăn được.
- Đau cổ hả ?
- Thơi, về đi !
Có lẽ suốt đời cho đến già Phấn và hai đứa em gái của Phấn sẽ không bao giờ
quên bát rêu cua trong cái ngày trọng đại ấy của đời Phấn. Hai đứa trẻ phải
thay nhau bưng thật cẩn thận để khỏi sánh ra dọc đường. Nếu như trước đây
nửa năm, chúng bố trí “cái vụ mua máy khâu” cơng phu như thế nào thì đến

Đặc điểm lời thoại nhân vật nũ trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu


TRẦN HIỀN


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

K41
nay chúng bưng được một bát rêu cua - món ăn mà chúng biết chị Phấn ưa
thích - về được đến nhà cũng cơng phu như thế.
- Chị Phấn, chị ăn đi !
Nghe xong câu ấy và cúi nhìn xuống thấy hai đứa em đang đứng ngay trước
mặt, cái “ bức tượng”đã tự đập tan mình ra để trở lại làm người. Phấn giơ hai
bàn tay đeo đơi găng trắng đón lấy đơi đũa và chiếc bát nhưng chị cảm động
quá - và cái Phai cùng cái Hương cũng vậy - những bàn tay của ba chị em đều
run lẩy bẩy khiến cả cái bát rêu cua đổ ụp xuống.
Chao trời đất ơi, tất cả áo xống của Phai đã lấm ướt bê bết. Cả chiếc áo cưới
dính đầy từng tảng rêu cua và lẫn cả hành, rau rút…
- Đừng sợ, đừng sợ !
Phấn vội vàng trấn an tinh thần hai đứa trẻ lúc ấy đang chực khóc - có việc gì
quan trọng đâu các em !”
(Hƣơng và Phai - 422,423)
Từ dòng đời trong cốt truyện, ngôn ngữ nhân vật của Nguyễn Minh Châu
không những bộc lộ những vấn đề trung tâm của cốt truyện mà cịn thúc đẩy
tiến trình vận động của cốt truyện, giúp ngƣời đọc có thêm những thơng tin mới
lạ để chiêm nghiệm cuộc đời.
3.2.3. Chức năng gián tiếp bộc lộ thái độ và phong cách tác giả.
Khi cầm bút viết nên một tác phẩm văn học, bao giờ tác giả cũng muốn gửi
gắm vào đó cõi lịng mình, tiếng nói của trái tim mình. Qua từng cảnh ngộ, sự
việc, ngƣời đọc có thể thấy đƣợc tƣ tƣởng, tình cảm, thái độ, cách nhìn của nhà
văn, nhà thơ…đối với từng chủ đề, từng sự kiện, từng nhân vật. Theo đó, tác
giả đồng tình hay bất bình, tán thành hay phản đối, khinh thị hay ngợi ca… Tất
cả những điều đó bộc lộ rõ nhất qua một trong những nhân tố quan trọng nhất là
ngôn ngữ nhân vật. Bởi ngôn ngữ nhân vật là phƣơng tiện hiệu quả nhất, công

cụ hữu hiệu nhất, đắc lực nhất để bộc lộ đặc điểm, bản chất, tính cách, tƣ tƣởng
nhân vật. Ví dụ để bày tỏ tình thƣơng của mình với một ngƣời phụ nữ nhẫn

Đặc điểm lời thoại nhân vật nũ trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu


TRẦN HIỀN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

K41
nhục, cam chịu khi phải sống bên một ngƣời chồng vũ phu, trong truyện “Chiếc
thuyền ngoài xa”, Nguyễn Minh Châu viết:
“- Ở trên thuyền có bao giờ lão đánh chị không ? Tôi hỏi.
- Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông
thuyền khác uống rượu…giá mà lão uống rượu … thì tơi cịn đỡ khổ…sau này
con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão đưa tôi lên bờ mà đánh…
- Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được ! Đẩu và tôi cùng một
lúc thốt lên.
- Là bởi vì các chú khơng phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế
nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền khơng có đàn ơng…
- Phải, phải, bây giờ tôi đã hiểu
Bất ngờ Đẩu trút một tiếng thở dài đầy chua chát
- Trên thuyền phải có một người đàn ông… dù hắn man rợ, tàn bạo
- Phải - người đàn bà đáp
- Cũng có khi biển động chứ chú. Lát sau mụ nói tiếp: - Mong các chú cách
mạng thông cảm cho đám đàn bà hàng chài. ở thuyền, chúng tơi cần phải có
người đàn ơng chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng một sắp
con nhà nào cũng trên chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con,

rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở
thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ khơng thể sống cho mình như ở trên
đất được ! Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu.”
(Chiếc thuyền ngoài xa - 512,513)
Ở đây, đằng sau cuộc thoại của các nhân vật lấp lánh đôi mắt đầy thiện cảm,
nụ cƣời nhân hậu, thái độ bao dung, chất chứa sự thơng cảm của nhà văn.Có thể
nói, Nguyễn Minh Châu đã hoá thân vào nhân vật và thái độ của tác giả đã bộc
lộ rõ qua lời thoại của nhân vật.
Mặt khác, ngôn ngữ là cái chung, nhƣng vận dụng ngôn ngữ là cái riêng của
từng ngƣời. Mỗi nhà văn, nhà thơ, do sở trƣờng, thị hiếu, tâm lý, cá tính, tập

Đặc điểm lời thoại nhân vật nũ trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu


TRẦN HIỀN

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

K41
qn, do cơng phu rèn luyện mà hình thành những cách diễn đạt khác nhau. Đó
chính là xu hƣớng cá thể hố của ngơn ngữ trong các tác phẩm văn học. Đó
cũng chính là những con đƣờng dẫn đến những phong cách riêng.
Trong sáng tác văn học, dù ngƣời nghệ sỹ phải luôn tôn trọng những quy
luật của thế giới khách quan mang sắc thái cá thể hố, phong cách ngơn ngữ của
nghệ sỹ vẫn đƣợc bộc lộ một cách rõ nét. Phong cách nhà văn là nét độc đáo
mang tính chất thẩm mỹ cao, đƣợc kết tinh trong sự sáng tạo của nhà văn thông
qua một trong những biểu hiện quan trọng của nó là ngơn ngữ nhân vật. Dĩ
nhiên, con đƣờng tìm kiếm một phong cách chức năng đặc sắc là cuộc hành
trình đầy khó khăn, gian khổ và trên con đƣờng chơng gai vạn dặm đó, hạnh

phúc sẽ mỉm cƣời với những ai dũng cảm, kiên trì trong lao động sáng tạo.
Trong văn học Việt Nam đƣơng đại, Nguyễn Huy Thiệp nổi lên nhƣ một nhà
văn có phong cách. Ngơn ngữ hội thoại của nhân vật đầy độc đáo, trong đó bộc
lộ ra những nhân vật đầy cá tính, góc cạnh, phản ánh đƣợc một thực tại chứa
đựng nhiều quẩn bách, bế tắc, mâu thuẫn.
Cha tôi bảo:
- Anh nhu nhược. Duyên do là anh đếch sống được một mình
TơI bảo :
- Khơng phải, cuộc đời nhiều trị đùa lắm.
Cha tơi bảo :
- Anh cho là trị đùa à?
Tơi bảo :
- Khơng phải trị đùa nhưng cũng không phải là nghiêm trọng
(Nguyễn Huy Thiệp - “Tƣớng về hƣu” - 48)
3.2.4. Chức năng làm cho giọng điệu tác phẩm thêm đa dạng, phong phú.
Nhƣ chúng ta đã biết, truyện ngắn và tiểu thuyết có khả năng chiếm lĩnh
cuộc sống ở một tầm khái quát, tổng hợp cao, qua đó tái hiện đƣợc hiện thực
trong trạng thái đầy biến động khiến cho các nhân vật trong đó ln ln hoạt

Đặc điểm lời thoại nhân vật nũ trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu


TRẦN HIỀN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

K41
động với cƣờng độ cao, quyết liệt, đan chéo, xen cài nhau trong những xung đột
có khi hết sức gay gắt nhằm bộc lộ hết bản chất, sáng tạo đƣợc những kiểu

ngƣời, thể hiện đƣợc nhiều tình huống, hồn chỉnh đƣợc bộ mặt xã hội. Bởi
vậy, tính chất đa thanh, đa giọng là một trong những đặc điểm nổi bật của
truyện ngắn và tiểu thuyết hiện đại. Ngơn ngữ nhân vật trong tác phẩm sẽ góp
phần đáng kể trong việc làm đa dạng thêm cho giọng điệu, lời văn của tác
phẩm. “Sẽ buồn chán biết bao nếu mỗi tác phẩm nghệ thuật chỉ chứa đựng
trong mình nó một giọng điệu.” (Bi-ê-lin-xki). Ngƣời nghệ sỹ tài hoa là ngƣời
biết chọn lọc đƣa vào trang viết của mình nhiều cung bậc ngôn ngữ, nhiều kiểu
giọng điệu một cách hài hồ, hữu cơ, từ đó tạo ra nhiều góc độ để ngƣời đọc
tiếp nhận đƣợc tác phẩm.
Trên đây, tác giả khoá luận đã đề cập đến những vấn đề thuộc chức năng
của ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật. Có thể nói, thơng qua ngơn
ngữ nhân vật, ngƣời đọc có thể thấy rõ chân dung nhân vật ở nhiều phƣơng
diện: Vị trí xã hội, nghề nghiệp, cá tính, sở thích, sở trƣờng, sở đoản, những đặc
điểm về giới tính… Đặc biệt, thơng qua nhân vật nữ, vấn đề lời thoại gắn với
giới tính sẽ đƣợc chúng tơi trình bày ở chƣơng tiếp theo của cơng trình này.
4. Ngữ cảnh.
4.1. Khái niệm ngữ cảnh.
Ngữ cảnh là một trong những khái niệm cơ bản của ngữ dụng học. Tuy
nhiên, trong các cơng trình nghiên cứu, khái niệm ngữ cảnh đƣợc các tác giả
trình bày khơng hồn tồn đồng nhất với nhau. Có tác giả nghiên cứu ngữ cảnh
theo nghĩa rộng, theo đó, trong khái niệm ngữ cảnh sẽ bao gồm ba yếu tố:
1. Bối cảnh không gian, thời gian
2. Quan hệ giữa các chủ thể đối thoại, trạng thái tâm lý của họ, giữa tri thức
bách khoa của các chủ thể đối thoại.
3 .Lời nói trƣớc và sau lời đang xét.
(20,45)

Đặc điểm lời thoại nhân vật nũ trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu



TRẦN HIỀN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

K41
Với tác giả ở trung tâm từ điển thì khái niệm ngữ cảnh đƣợc hiểu theo nghĩa
hẹp. Theo họ, “ngữ cảnh là tổng thể nói chung những đơn vị đứng trƣớc và sau
một đơn vị ngôn ngữ đang xét, quy định ý nghĩa và giá trị cụ thể của đơn vị đó
trong chuỗi lời nói”
(23,135)
Tác giả Đỗ Thị Kim Liên cho rằng, ngữ cảnh bao gồm hai phần:
- Phần 1: Ngữ cảnh chính là thời gian, khơng gian, cảnh huống bên ngồi
cho phép một câu nói trở thành hiện thực, nói đƣợc hay khơng nói
đƣợc, đồng thời giúp chúng ta xác định đƣợc tính đơn nghĩa của
phát ngôn.
- Phần 2: Ngữ cảnh gắn chặt với quá trình hội thoại. Trong những trƣờng
hợp này, ngữ cảnh cịn đƣợc gọi là ngơn cảnh. Ngơn cảnh chính là điều
kiện trƣớc và sau phát ngôn để cho phép hiểu đúng nghĩa của từ hay phát
ngôn cụ thể.
(12, 27)
Nhƣ vậy, dù cịn có chỗ chƣa đồng nhất nhau trong quan niệm ngữ cảnh
nhƣng chúng ta vẫn thấy rõ là các tác giả đều thống nhất ở chỗ coi ngữ cảnh là
nhân tố chi phối nội dung ngôn ngữ nhân vật.
4.2. Không gian hội thoại
Không gian hội thoại là một trong những nhân tố cơ bản của ngữ cảnh có
tác động, ảnh hƣởng một cách đậm nét nhất đến nội dung ngôn ngữ nhân vật
trong truyện ngắn, qua đó góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm.
Với 10 truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, chúng tơi thấy có hai khơng gian để
nhân vật bộc lộ lời thoại.

a, Không gian rộng là không gian rừng núi, không gian nông thôn, không gian
“bến quê”.
Trong truyện “Cỏ lau”, “Mảnh trăng”, “Ngƣời đàn bà trên chuyến tàu tốc
hành”, không gian hội thoại là không gian rừng núi. Đó là khơng gian heo hút,

Đặc điểm lời thoại nhân vật nũ trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu


TRẦN HIỀN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

K41
quạnh vắng của một bãi tha ma trong rừng làm nền cho cuộc thoại của một cơ
bé và một ngƣời lính già.
Khoảng mấy phút sau, con bé q ngỗ nghịch bỗng hiền khơ, đầy trang
trọng, nó dắt tôi đi vào giữa một bãi tha ma... đưa tôi đến trước một ngôi mộ.
- Đây là hai ngôi mả của nhà con - bỗng con bé liến thoắng cái này với lại
cái này.
Con bé đó cịn phàn nàn với tơi:
- Mả nhà con ít lắm. Nhà bọn chúng nó có nhiều hơn.
Tơi hỏi nó:
- Cháu lại thích nhiều ư ?
- Con thích nhiều.
- Đấy là những ngơi mả của ai, cháu biết khơng ? Tơi hỏi.
- Có chứ ông. Đây là những ngôi mả má con mới đưa từ dưới làng lên. Đây
là ngôi mả của cha con, còn đây mả chú Hệ. Mạ con dặn bốn anh em con thế.
(Cỏ lau - 708,709)
b. Không gian hẹp là không gian một đêm trăng trong rừng:

“Trên đầu chúng tôi, khoảng trời đêm cao vợi trở nên trong vắt, cao lồng
lộng, trong khoảng sâu thẳm nổi lên một tiếng chim mơ hồ. Nhưng ở lưng các
cánh rừng, sương trắng không biết từ đâu đùn ra mãi. Dịng sơng bên trái
đường phút chốc biến mất, chỉ còn lại là sương trắng phủ kín... xe tơi chạy trên
lớp sương bồng bềnh. Mảnh trăng khuyết đứng yên ở cuối trời, sáng trong như
một mảnh bạc.”
(Mảnh trăng - 125)
Cuộc thoại giữa Lãm -ngƣời lái xe- và Nguyệt -ngƣời đi nhờ xe- diễn ra
trong không gian này.
Khơng gian ở góc bếp, trong gia đình, ở túp lều trơng vó bè hay khơng gian
bên ụ súng (Ngƣời mẹ xóm nhà thờ), khơng gian hẹp ở thùng xe “tối mò nhƣ
hũ nút” trong truyện “Mảnh trăng”, hay không gian trên “chiếc phản gỗ”, trong

Đặc điểm lời thoại nhân vật nũ trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu


TRẦN HIỀN

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

K41
“căn phịng chật hẹp” ở “Bến q”. Đó cịn là khơng gian của “trần nhà” bé xíu,
nơi hai cơ bé Hƣơng và Phai leo lên để bàn chuyện:
“Trên trần nhà, hai đứa em gái đang nhìn như dán vào cái khuôn mặt bầu
bĩnh mỗi lúc một cứng đơ ra của chi Phấn...
- Ăn đi mày ! Cái Phai nhón tay bốc một lát giị bỏ vào miệng và mời bạn.
- Ừ, mà kể cũng lạ - cái Hương bỗng thốt lên - kể cũng lạ mày nhỉ, chúng
mình chỉ nói đùa vậy mà họ lấy nhau thật.
- Ừ nhỉ - cái Phai liền tán đồng - Thế mà họ thành vợ thành chồng thật.

Cái trần nhà với một làn bóng tối nhờ nhờ bao quanh gợi lên trong đầu chúng
những pha ly kỳ có những nhân vật ẩn núp trong vô vàn bộ phim.”
(Hƣơng và Phai - 406,407)
Ở những không gian nhỏ bé, cụ thể này những câu nói mộc mạc, bình dị
trong cuộc sống đời thƣờng đều đƣợc tác giả vận dụng vào trong ngôn ngữ của
nhân vật. Và đến lƣợt nó, thơng qua lời thoại các lớp nhân vật trong những
không gian cụ thể đã bộc lộ rõ đặc điểm, tính cách, phẩm chất, bản lĩnh... của
mình trong một hiện thực đan cài nhiều kịch tính.
4.3. Thời gian hội thoại.
Cùng với khơng gian hội thoại, thời gian hội thoại cũng là một trong những
nhân tố quan trọng chi phối ngơn ngữ nhân vật. Đó có thể là thời gian đồng
hiện, thời gian hồi tƣởng, có thể là thời gian kéo dài, thời gian tức thời, thời
gian khoảnh khắc.
Khoảng thời gian mà nhân vật nhớ lại thơng qua những kỷ niệm, những hồi
tƣởng thì gọi là thời gian hồi tƣởng. Thƣờng thì thời gian hồi tƣởng, đó là điểm
nhấn trong cả cuộc đời nhân vật, những tia chớp rực rỡ hoặc những kỷ niệm xót
xa trong quá khứ, khi sử dụng nó, tác giả muốn nhấn mạnh một cảnh ngộ nào
đó của nhân vật trong tác phẩm.
VD:
“- Ba giờ sáng hôm sau anh ấy mất.

Đặc điểm lời thoại nhân vật nũ trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu


TRẦN HIỀN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

K41

Chiến sĩ và người cán bộ trung đoàn K bươn rừng lũ lượt kéo về đứng kín xung
quanh hai mái lán che....Mọi người đều rất lấy làm ngạc nhiên khi thấy chúng
tơi khơng có mặt trong lúc đưa anh ấy đến nơi an nghỉ cuối cùng. Như một con
chim đã mất bạn, tôi rúc vào một xó nhà, leo lên một tấm sạp nằm ken bằng
thân cây sậy của cơ y tá, tơi trùm chăn kín mít. Tơi rúc sâu vào trong tấm chăn,
chưa bao giờ sống ở trên đời tôi cảm thấy lẻ loi, cô độc như vậy, măc dầu anh
chị em xung quanh lúc này ai cũng thương tôi. Đến bây giờ tôi mới thực sự hiểu
tình u là cái gì, đồng chí ạ. Tơi nằm im mà tâm hồn tơi vật vã. Hình như đến
bây giờ tôi mới thực sự yêu anh ấy. Đến bây giờ tôi mới hiểu được trong tất cả
mọi sự mất mát, thì mất một con người là khơng có gì bù đắp được, khơng sao
lấy lại được.... Anh ấy đã chết rồi, còn đâu ?”
(Ngƣời đàn bà trên chuyến tàu tốc hành - 235)
Về thời gian đồng hiện, nêu lên các sự việc diễn ra vào thời điểm sinh sống
của nhân vật
“Chờ khi đứa em trai đã bưng thau nước xuống nhà dưới, anh hỏi Liên:
- Đêm qua, lúc gần sáng em có nghe thấy tiếng gì khơng?
Liên giả vờ như không nghe câu chồng vừa hỏi, trước mặt chị hiện ra một cái
bờ đất lở dốc đứng của bờ bên này và đêm đêm cùng với con lũ nguồn đã bắt
đầu dồn về, những tảng đất đổ oà vào giấc ngủ.
- Hôm nay đã là ngày mấy rồi em nhỉ ?
Liên vẫn không đáp và biết chồng đang nghĩ gì.”
(“Bến quê” - 480).
5. Các dạng hội thoại thƣờng gặp trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu.
5.1.Độc thoại:
Độc thoại là những suy nghĩ ở nội tâm nhân vật, không đƣợc biểu hiện thành
lời nói cụ thể, là kết quả tƣ duy của nhân vật về một sự việc, vấn đề ... gì đó.
Trong những trƣờng hợp này, ngƣời đọc có cảm giác nhƣ nhân vật đang nói
thầm với chính mình.

Đặc điểm lời thoại nhân vật nũ trong truyện ngắn

Nguyễn Minh Châu


TRẦN HIỀN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

K41
Chẳng hạn, ở truyện ngắn “Bức tranh”, tác giả để cho nhân vật hoạ sỹ tự
dày vị, chì chiết, nguyền rủa bản thân mình khi chính sự giả dối, hèn nhát của
mình đã gây nên bi kịch cho một gia đình ngƣời lính đáng thƣơng:
“Đồ dối trá, mày hãy nhìn coi, bà mẹ tao khóc đã lồ cả hai mắt kia ! Bây
giờ thì tấm hình tao đã được trưng trên các tạp chí hội hoạ của khắp các nước.
Người ta đã trân trọng ghi tên mày bên dưới, bên cạnh mấy chữ: "Chân dung
chiến sĩ giải phóng”. Thật là danh tiếng q!
Tơi là một nghệ sĩ chứ có phải là một anh thợ vẽ truyền thần, công việc
người nghệ sĩ là phục vụ cả một số đông người ! Anh chỉ là một cá nhân, với
một cái chuyện riêng của anh, anh hãy chịu để cho tơi qn đi, để phục vụ cho
cái đích lớn lao hơn. Anh đã thấy đấy, bức "Chân dung chiến sĩ giải phóng" đã
đóng góp đơi chút vào cơng việc làm cho thế giới hiểu cuộc kháng chiến của
chúng ta.
A ha! Vì mục đích phục vụ số đơng của người nghệ sĩ cho nên anh qn tơi
đi hả ...có quyền lừa dối hả ? Thôi, bước ra khỏi mắt tôi đi. Anh cút đi !
Giá lúc đó, sau khi cắt tóc xong, anh bảo tơi hãy ngồi lại để hỏi cái món nợ
tám năm về trước thì có thể sau đó tơi khơng bao giờ trở lại cái qn cắt tóc ấy
nữa cũng nên.Thế nhưng anh vẫn làm như khơng hề bao giờ quen biết tôi. Khi
tôi ra về, anh chào tôi một cách thân mật, nhã nhặn sau khi nhận tiền cắt tóc.
(Bức tranh - 187)
... "Trong con người tôi đang sống lẫn lộn người tốt, kẻ xấu, rồng phượng lẫn
rắn rết, thiên thần và ác quỷ ?....”

(Bức tranh - 195)
5.2. Đơn thoại
Đơn thoại là một dạng hội thoại trong đó lời thoại của nhân vật phát ra
hƣớng tới ngƣời nghe. Điều đáng chú ý ở đây là không thấy ngƣời nghe đáp lại
bằng ngôn ngữ mà chỉ thấy “một sự tiếp nhận không lời” của ngƣời nghe, một

Đặc điểm lời thoại nhân vật nũ trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu


TRẦN HIỀN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

K41
sự đáp lại bằng hành động của ngƣời nghe. Thƣờng trong văn xuôi,dạng đơn
thoại chủ yếu thể hiện ở câu mệnh lệnh, cầu khiến.
VD:
“-Chị Phấn, chị ăn đi !
Nghe xong câu ấy và cúi nhìn xuống thấy hai đứa em đang đứng ngay trước
mặt, cái "bức tượng" đã tự đập tan mình ra để trở lại làm người. Phấn giơ hai
bàn tay đeo đôi găng trắng đón lấy đơi đũa và chiếc bát nhưng chị cảm động
quá - và cái Phai cùng cái Hương cũng vậy - những bàn tay của ba chị em đều
run lẩy bẩy khiến cả cái bát rêu cua đổ ụp xuống.
Chao trời đất ơi, tất cả áo xống của Phai đã lấm ướt bê bết. Cả chiếc áo cưới
dính đầy từng tảng rêu cua và lẫn cả hành, rau rút…
- Đừng sợ, đừng sợ !
Phấn vội vàng trấn an tinh thần hai đứa trẻ lúc ấy đang chực khóc - có việc gì
quan trọng đâu các em !
Lần ấy Phấn đã bước lên xe hoa về nhà chồng với chiếc áo cánh trắng viền

hoa chanh nhỏ li ti....”
(Hƣơng và Phai - 423)
5.3. Song thoại
Song thoại là dạng hội thoại diễn ra giữa hai nhân vật trong cùng một hồn
cảnh ,một tình huống giao tiếp nào đó. Song thoại thƣờng gồm ba yếu tố: Lời
trao, lời đáp và sự tƣơng tác.
VD:
“Sau một vài câu chuyện, tôi mạnh bạo, thẳng thắn hỏi chị:
- Như đồng chí...xin lỗi, tại sao lại phải nằm viện?
Khơng thể ngờ câu trả lời rất nhanh nhẹn và thoải mái:
- Các anh ấy bảo rằng tôi mắc bệnh mộng du. Đồng chí chắc khơng hiểu
hả? Tức là cũng một dạng của thần kinh. Bất kể ban ngày hay ban đêm hễ khi

Đặc điểm lời thoại nhân vật nũ trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

TRẦN HIỀN

K41
nào phát bệnh lên là đi lang thang và sống trong một tâm trạng tưởng tượng
gây ra do ảo giác.
Tôi không khỏi bật cười:
-Vậy mà thần kinh với lại tâm thần! Tôi nghĩ, trên đời này khó có ai hiểu rõ
mình cặn kẽ như chị.
Người nữ bệnh nhân cười rất duyên dáng và ý tứ khẽ đặt một bàn tay lên bàn
tay tôi:
- Xin lỗi, đồng chí ... cũng là một người biết nói chuyện đấy !”

(Ngƣời đàn bà trên chuyến tàu tốc hành - 205,206.)
Song thoại là dạng hội thoại thƣờng xuất hiện với tần số cao trong truyện
ngắn Nguyễn Minh Châu nói riêng, trong các tác phẩm văn chƣơng nói chung
và trong các hoạt động giao tiếp. Nó là dạng hội thoại cơ sở để từ đó hình
thành, phát triển các dạng hội thoại khác. Song thoại là dạng hội thoại chính,
dạng hội thoại cơ bản trong sự hành chức ngôn ngữ cho nên song thoại đƣợc
ngữ dụng quan tâm nghiên cứu nhiều.
5.4. Đa thoại
Đa thoại là dạng hội thoại trong đó có sự đan xen ngơn ngữ (lời nói) của ba
hoặc nhiều nhân vật trong một ngữ cảnh cụ thể.
VD:
“Anh Quang và anh Định này - sắp kết thúc bữa tiệc chè, cái Hương nói với
hai ơng anh - cân khế và nửa cân đường này mà vào tay chị Phấn - chị cái
Phai, thì ...khơng đến nỗi nào .
Đang bê chồng bát trên tay, sẵn miệng cái Hương nói ln:
- Hay là anh Quang lấy quách chị Phấn về chị ấy nấu mứt khế cho. Tao với
mày làm bà mối, Phai nhỉ ?”
Cái Phai chưa kịp gật đầu thì anh Định đang ngồi xếp bằng trên chiếc dép giữa
nền nhà bếp, vội hớn hở nắm lấy tay cái Phai:
- Phần anh, phần anh !

Đặc điểm lời thoại nhân vật nũ trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu


×