Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Nghệ thuật diễn tả tâm trạng người cung nữ trong cung oán ngâm khúc của nguyễn gia thiều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (520.06 KB, 58 trang )

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn – Thạc sỹ Thạch Kim
Hương, các thầy - cô giáo trong tổ văn học Việt Nam I cùng các bạn đã
giúp đỡ tận tâm, nhiệt tình để tơi hoàn thành luận văn này.
Sinh viên:
Phạm Thị Vân

0


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết, chế độ cung tần là một trong muôn nghìn tai
họa của người phụ nữ thời Phong Kiến. Nó là đỉnh cao nhất, dã man nhất
của chế độ đa thê. Người cung nữ sau khi bị bắt vào cung phải sống một
cuộc đời rất khổ cực. Hạnh phúc tuổi trẻ của họ bị vua chúa cướp đoạt, vì
“thân phận cái én ba nghìn”, và vì bản chất “chơi hoa cho rữa nhị dần rồi
thôi” của vua chúa; làm sao tất cả mọi người trong số họ đều được vua
chúa lưu ý tới. Tuyệt đại đa số cung nữ không hề biết đến hạnh phúc yêu
đương. “Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều ra đời trên cơ sở
những thực tế thảm thương của chế độ đó.
Cùng với bản dịch “Chinh phụ ngâm” - Đồn Thị Điểm, “Cung ốn
Ngâm khúc” của Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều được coi là hai hạt ngọc
trong tác phẩm văn học chữ Nôm thuộc dòng văn học cổ điển Việt Nam
giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX. Khác với những thế
kỷ trước các tác giả của các tác phẩm song thất lục bát của thế kỷ XVIII
đưa thể thơ này vào chức năng phản ánh nội dung tâm trạng có tính chất bi
kịch. Trong những tác phẩm đó, “Chinh phụ ngâm” và “Cung oán ngâm
khúc” được đánh giá là những tác phẩm viết theo thể song thất lục bát có
thành tựu nghệ thuật lớn lao nhất đối với sự phát triển của văn học. Thông


qua các tác phẩm ấy lần đầu tiên văn học Việt Nam hướng đến tâm tư, số
phận của những con người cụ thể mà “Cung oán ngâm khúc” cùng với
“Chinh phụ ngâm” trở thành cái mốc đánh dấu sự đổi mới về lí tưởng thẩm
mĩ của thời đại và khơi gợi nhiều cảm hứng mới mẻ cho các nhà thơ, nhà
văn sau này.

1


Song song với việc khúc ngâm ra đời, tính phi ngã trong văn học cổ
truyền bắt đầu đầu bị phá vỡ, để văn học chuyển mình trong một giai đoạn
mới rực rỡ, con người tồn tại với tư cách là cá nhân ngày càng xuất hiện
nhiều hơn, đậm nét hơn trong văn chương. Con người trong văn học cổ là
con người bị phủ nhận phần cá nhân của nó, cái tơi cá nhân phải kìm nén
mọi tình cảm, ước muốn của bản thân để hoà nhập với cái ta của cộng
đồng, của xã hội. Chính vì vậy cuộc sống con người trở nên đơn điệu, tẻ
nhạt và khuôn sáo. Cùng với sự trỗi dậy của con người cá nhân, văn học
chú ý phản ánh đời sống bên trong của con người, với những khát vọng
hạnh phúc lứa đôi, vấn đề quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc trần thế
được biểu hiện một cách rõ ràng, cụ thể, sâu sắc.
Viết về đề tài “cung nữ”, “cung ốn” khơng phải là hiếm trong văn
học. Chỉ tính riêng khoảng thời gian nửa cuối thế kỷ XVIII văn học Việt
Nam đã có trên dưới 6 tác phẩm lên án chế độ vô nhân đạo ấy. Các nhân
vật trong tác phẩm đã phải trải qua số phận đau khổ; nhưng có lẽ khơng ai
có số phận bi kịch và thảm thương như người cung nữ của Nguyễn Gia
Thiều. Tiếng than của nàng là tiếng nói của con người đau khổ nhưng thiết
tha nguyện cầu hạnh phúc và sớm bị chôn vùi tuổi trẻ nơi cung cấm.
“Cung ốn ngâm khúc” là tác phẩm có vị trí đặc biệt trong nền văn
học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX. Kể
cũng hiếm có tác phẩm nào nói lên cái khát khao thoả mãn cuộc sống ái ân

vừa táo bạo, quyết liệt, vừa mạnh mẽ như “Cung oán ngâm khúc”.
Bản thân đã được nghe đến tác phẩm từ lâu. Ngay từ khi cịn là học
sinh THPT đã được đọc ở chương trình văn học lớp 10, nhưng chưa có điều
kiện tìm hiểu kỹ, do đó chưa hiểu đúng giá trị của tác phẩm. Đây là cơ hội
tốt nhất để bản thân đi sâu tìm hiểu khám phá.
“Cung ốn ngâm khúc” là tác phẩm từ trước đến nay đã có nhiều bài
viết chuyên luận, đề tài đề cập đến. Nhưng vấn đề “Nghệ thuật diễn tả tâm

2


trạng một người cung nữ” chưa được tìm hiểu kỹ, chưa được quan tâm
đúng mức, cịn có chỗ để đi sâu tìm hiểu và cần phải bàn đến.
Đây là tác phẩm không được đưa vào giảng dạy trong các buổi học
chính khố ở trường THPT, nhưng việc lựa chọn đề tài sẽ giúp ích cho
chúng tơi rất nhiều trong việc hiểu được nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật
của các tác giả Văn học Việt Nam trung đại. Quá trình hồn thành luận văn
có ý nghĩa thiết thực đối với bản thân trong công tác giảng dạy văn học sau
này, đặc biệt là với việc phân tích những tác phẩm văn học cổ nói chung.
Cái làm nên đặc sắc, độc đáo của “Cung oán ngâm khúc” trước hết phải kể
đến “Nghệ thuật diễn tả tâm trạng người cung nữ” của Nguyễn Gia
Thiều.
2. Lịch sử vấn đề:
Kể từ lúc “Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều ra đời cho
đến nay, ở thời kỳ nào, giai đoạn nào cũng có bài viết về nó, bàn luận,
nghiên cứu,… và ca tụng nó.
2.1. Tên các cơng trình, chun luận viết về “Cung oán ngâm khúc”:
+ Nguyễn Văn Luận, “Bình luận về Cung oán ngâm khúc”, Nam
Phong, H, số 50, 1921.
+ Đinh Xuân Hội (khảo đính, chú giải), “Cung ốn ngâm khúc”,

NXB H, 1931.
+ Nguyễn Văn Hoàn, Lịch sử văn học Việt Nam tập 1, NXB KHXH,
H, 1980, cũng có bài viết bình về nỗi buồn tủi, giận hờn của người cung nữ
khi bị vua ruồng bỏ.
+ “Nguyễn Gia Thiều và Cung oán ngâm khúc” của Đặng Thanh
Lê.
+ “Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Lộc.
+ “Cung oán ngâm khúc” của Phạm Luận.
+ “Cung oán ngâm khúc” của Trần Thị Băng Thanh.

3


+ “Tiếng khóc nhân loại trong tiếng khóc Nguyễn Gia Thiều”
Vũ Khiêu.
+ “Mấy vấn đề đặt ra từ hội thảo khoa học về Nguyễn Gia Thiều và
Cung oán ngâm khúc” – Nguyễn Huệ Chi.
+ “Giá trị hư ảo vô nghĩa của cá nhân con người trong Cung oán
ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều” – Trần Đình Sử.
+ “Nỗi buồn tủi giận hờn của người cung nữ” Hoàng Hữu Yên.
2.2. Các ý kiến khác nhau về nghệ thuật xây dựng tác phẩm, cũng như
nghệ thuật miêu tả tâm trạng người cung nữ trong “Cung oán ngâm
khúc” của Nguyễn Gia Thiều.
+ Dương Quảng Hàm, “Việt Nam văn học sử yếu”, xuất bản năm
1950 viết: “…Tác giả làm ra lời một cung phi có tài có sắc trước được nhà
vua yêu chuộng, nhưng không bao lâu bị chán bỏ, than thở về số phận của
mình. Lời văn thì rõ là của bậc túc nho uẩn khúc… thật tả hết nỗi đau khổ,
bực dọc của một người đàn bà còn trẻ mà bị giam hãm trong cảnh lẻ loi,
lạnh lùng” [15 – 226].
+ Hoàng Ngọc Phách, Lê Thước, Vũ Đình Liên (Bình luận, hiệu

đích, chú thích), “Cung ốn ngâm khúc”, Bộ giáo dục xuất biên, H, 1957,
đã nêu lên được nội dung nhân đạo của tác phẩm, đó là: “Cung ốn ngâm
khúc đã diễn tả một cách sâu sắc, mạnh mẽ những nỗi đau khổ của người
cung nữ nói riêng và phụ nữ nói chung dưới chế độ Phong kiến, không
những ở Việt Nam mà còn ở tất cả các nước, giam cầm hàng trăm người
phụ nữ trong thâm cung để thoả mãn tình dục của chúng đã được tác phẩm
phơi bày và gián tiếp tố cáo trong khúc ngâm ca này” [15 – 226].
+ Nguyễn Lộc, văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa cuối
thế kỷ XIX, NXB ĐH và THCN, H, 1978 đã khẳng định: “Trong Cung oán
ngâm khúc tác giả đã đả kích trực tiếp chế độ cung nữ và bọn vua chúa ăn
chơi trụy lạc” [15 – 225].

4


+ Hà Như Chi trong “Việt Nam thi giảng luận”, NXB tổng hợp
Đồng Tháp, 1994 cũng đã có sự nhận xét đánh giá về con người cung nữ.
+ Ở bài viết “thể loại ngâm và Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia
Thiều” – N.I.Niculin đã khẳng định: “Ngâm tập trung vào việc miêu tả con
người cá nhân riêng lẻ mà số phận của nó do bức tranh tồn cảnh xã hội
rộng lớn được phản ánh trong tác phẩm quy định”. Và ông khẳng định: “
Tác phẩm trước hết nhằm kể về những tâm trạng buồn đau sầu não nhưng
trong đó nó cũng nói lên niềm vui, hạnh phúc , có cơn giận dữ và cũng có
tia hy vọng” [10 – 93, 94].
+ Đặng Thanh Lê là người có khá nhiều bài viết về “Cung oán ngâm
khúc” và ở SGK văn 10, NXB GD 1998, bà viết: “…Người cung phi bị
ruồng bỏ đã trải qua những tâm trạng khắc khoải mong chờ, buồn tủi, giận
hờn vì tuyệt vọng, buồn tủi và giận hờn đi đến cực độ…” [1 – 153].
+ Ở giáo trình “văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu
thế kỷ XIX”, Nguyễn Lộc tìm hiểu bút pháp nghệ thuật trong “Cung oán

ngâm khúc” là bút pháp có tính chất ước lệ tượng trưng đậm nét.
Theo ông, “Trong tác phẩm tất cả đều mang màu sắc ước lệ từ cách
miêu tả sắc đẹp, tài năng của người cung nữ, tâm trạng khao khát day dứt
của nàng, đến cách miêu tả cách ăn chơi trong cung cấm khơng có gì là cụ
thể xác thực, mà đều được phóng đại, được mĩ hố, được cách điệu” [7 –
192].
+ Tiếp tục đề cập đến vấn đề này, Nguyễn Thuý Hồng trong cơng
trình “Hai hệ thống ngơn ngữ trong câu thơ Cung oán ngâm khúc của
Nguyễn Gia Thiều” khẳng định: “Bên cạnh việc miêu tả cụ thể chi tiết bằng
ngôn ngữ thuần Việt… thì Nguyễn Gia Thiều dùng nhiều từ láy trong tác
phẩm (94 từ)”. Theo Nguyễn Thuý Hồng… “Hệ thống từ láy của tác phẩm
đã biểu đạt rất nhiều sắc thái tâm tư, khi thì “tê tái”, lúc âm thầm, khi thì
“bâng khng”… chính các từ láy đó giúp độc giả thấy được mức độ sâu
hay nông của tâm tư nhân vật” [10 – 136].
5


Và Nguyễn Th Hồng cũng khơng qn nêu lên hình ảnh “thiên
nhiên trong tác phẩm là thiên nhiên được thẩm thấu qua tâm trạng nhân
vật người cung nữ bị bỏ rơi sầu khổ, một thiên nhiên mang đậm tình
người” [10 – 136].
+ Hồng Hữu n thì cho rằng: “Cung ốn ngâm khúc là tiếng nói
độc thoại vang lên đầy ai oán, khi thẫn thờ da diết và cuối cùng là nỗi bực
bội giận hờn thì tác giả mượn bút pháp tả cảnh ngụ tình. Ngịi bút lách vào
những miền sâu thẳm của tâm tư, ý nghĩa của nhân vật…” [18 – 193].
Trải qua một thời gian tìm hiểu, phát hiện những tài liệu có ý nghĩa
phục vụ cho đề tài, chúng tơi nhận thấy rằng đã có nhiều cơng trình nghiên
cứu tác phẩm “Cung ốn ngâm khúc”. Nhưng nhìn chung chưa có cơng
trình nào đi sâu vào tìm hiểu nghệ thuật diễn tả tâm trạng người cung nữ
trong “Cung oán ngâm khúc” của Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều như một

cơng trình nghiên cứu khoa học có hệ thống hồn chỉnh, mà người ta chỉ đề
cập sơ lược hoặc tổng qt về vấn đề đó khi đi vào phân tích giá trị nghệ
thuật của tác phẩm. Như vậy, ở phương diện nghệ thuật diễn tả tâm trạng
người cung nữ trong “Cung oán ngâm khúc” là một phương diện quan
trọng nhưng chưa được giới nghiên cứu quan tâm đúng mức. Điều này vừa
là khó khăn, vừa là thuận lợi cho chúng tơi trong q trình hồn thành luận
văn. Khó khăn vì sự ít ỏi về tài liệu thì việc xác định hướng đi của đề tài thì
quả thật khơng dễ dàng gì, tài liệu ít chúng tơi khó có thể tham khảo các
cách viết, các quan niệm của nhiều người để lựa chọn ý tưởng hay. Mặt
khác, chính vì sự khó khăn đó buộc chúng tơi phải tự cố gắng để phát huy
khả năng, năng lực sáng tạo của bản thân mình.
Mặc dù nghệ thuật diễn tả tâm trạng người cung nữ trong khúc ngâm
chưa được giới nghiên cứu khảo sát một cách đầy đủ có hệ thống khoa học.
Song những bài viết chúng tôi tham khảo đã được nêu lên những vấn đề cốt
lõi của đề tài. Từ những công trình ấy chúng tơi tập hợp được nhiều ý kiến
hết sức quý báu để trên cơ cở đó phát triển đề tài sâu rộng hơn, toàn diện
6


hơn. Quá trình tiến hành nghiên cứu đề tài này chúng tơi mới có dịp đi sâu
tìm hiểu khám phá một cách có hệ thống trực tiếp và tồn diện. Với sự nỗ
lực hết mình chúng tơi mong sao luận văn sẽ góp phần khơng nhỏ để giúp
người đọc có được cái nhìn khái quát, sâu sắc khi đến với tác phẩm “Cung
oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều.
Đây chỉ là luận văn tốt nghiệp của một sinh viên mới bắt đầu tìm tịi,
thể nghiệm trên con đường nghiên cứu khoa học. Dù đã cố gắng hết mình,
nhưng do năng lực có hạn, vì vậy sẽ có những khiếm khuyết… Rất mong
được sự góp ý giúp đỡ của các thầy – cô giáo trong khoa và các bạn.
3. Phương pháp nghiên cứu
“Cung oán ngâm khúc” là tác phẩm kết tinh nhiều thành công, sáng

tạo nghệ thuật của Nguyễn Gia Thiều, trong đó “Nghệ thuật diễn tả tâm
trạng người cung nữ” là phương diện thành cơng nhất. Hêghen từng nói:
“Phương pháp tương ứng với đối tượng”, để có cách tiếp cận với vấn đề
sâu sắc hơn, khoa học hơn, chính xác hơn chúng tôi sử dụng những phương
pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp liệt kê.
- Phương pháp bình giảng.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu…
Tất cả những phương pháp trên đây đều được quán triệt theo quan
điểm lịch sử: Một tác phẩm văn học không những là con đẻ của nhà văn,
của một truyền thống văn học… mà cịn là tác phẩm một hồn cảnh lịch sử
– kinh tế xã hội nhất định. Cho nên tìm hiểu mảnh đất sinh ra nó đã trở
thành điều kiện cơ bản đảm bảo cho việc phân tích, đánh giá tác phẩm
chính xác. Vì vậy, khi nghiên cứu tác phẩm văn học dù ở phương diện hình
thức hay nội dung cũng phải trả tác phẩm đó nó về nơi phát sinh ra nó.
4. Giới hạn đề tài

7


Đến với tác phẩm “Cung oán ngâm khúc” chúng ta có thể tìm hiểu
trên nhiều phương diện, khía cạnh khác nhau. Nhưng ở đây với đề tài này
chúng tôi tập trung đi sâu vào khai thác nghệ thuật diễn tả tâm trạng người
cung nữ trong “Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều. Có nghĩa là
chúng tơi đi sâu vào tìm hiểu, phân tích… những biện pháp nghệ thuật mà
tác giả sử dụng để làm nổi bật những trạng thái tâm hồn, cảm xúc nhân vật
người cung nữ.

PHẦN NỘI DUNG

1. Vài nét về tác giả và tác phẩm
1.1. Tác giả Nguyễn Gia Thiều (1741 – 1798)
Ôn Như Hầu – Nguyễn Gia Thiều biệt hiệu Hi Tôn Tử và Như Ý
Thiền, được phong tước hầu Ôn Như nên thường gọi là Ôn Như Hầu
Nguyễn Gia Thiều.
Nguyễn Gia Thiều sinh năm 1741, ở làng Liễu Ngạn, tổng Liễu Lâm,
huyện Siêu Loại, phủ Thuận Thành, xứ Kinh Bắc (nay là huyện Thuận
Thành, tỉnh Bắc Ninh), trong một gia đình đại q tộc, có nhiều người làm
tướng, làm quan cho triều đình.
Ơng thân sinh của Nguyễn Gia Thiều là Nguyễn Gia Cư, một võ
quan cao cấp được phong tước hầu. Mẹ Nguyễn Gia Thiều là công chúa
Quỳnh Liên. Con gái An Đồ Vương Trịnh Cương. Nguyễn Gia Thiều gọi
chúa Trịnh Doanh đang cầm quyền lúc bấy giờ là cậu một, và là con cô cậu
với chúa Trịnh Sâm.
Từ nhỏ Nguyễn Gia Thiều đã bộc lộ tư chất thơng minh, đĩnh ngộ.
Ngồi văn chương ơng cịn theo võ và tinh thơng kiếm. Năm 19 tuổi, ông
được tuyển dụng vào trong cung làm chức hiệu Uý Quan Binh Mã, do lập
nhiều công nên được phong tước Ôn Như Hầu.

8


Thế nhưng, vốn là con người phóng khống, có tâm hồn nghệ sĩ, ơng
khơng mấy chun chú vào triều đình mà lại thích nghiên cứu văn chương,
triết lí, khảo cứu, đạo giáo, giao du cùng các thi sĩ, nhà triết học,… cùng
nhau ngâm phong ngợi nguyệt, không màng lắm chuyện công hầu nên dần
bị thất sủng.
Khi Tây Sơn diệt Trịnh, Nguyễn Gia Thiều lui về ở ẩn và mất vào
năm 1798, lúc ấy mới 58 tuổi.
Nguyễn Gia Thiều sinh trưởng trong một hồn cảnh đặc biệt. Những

sóng gió nửa cuối thế kỷ của xã hội Việt Nam đã ảnh hưởng khơng ít đến
tư tưởng, tình cảm của Nguyễn Gia Thiều. Đến giữa thế kỷ XVIII, nhà
nước Phong kiến Việt Nam sau thời cực thịnh (ở thế kỷ XV) đã thực sự
xuống dốc. Nhà nước này khơng chỉ suy thối theo nghĩa bình thường mà
nó trở nên khủng hoảng, bế tắc trầm trọng khơng lối thốt. Những mâu
thuẫn chất chứa trong lòng xã hội phong kiến bộc lộ gay gắt và bùng nổ
nhưng cuộc đấu tranh xã hội quyết liệt. Cuộc khởi nghĩa của quần chúng
nơng dân nổi đậy đã góp phần vào làm suy yếu chế độ Phong kiến lúc bấy
giờ. Bên cạnh đó cịn có sự phát triển trong một chừng mực nhất định của
nền kinh tế hàng hoá. Điều đó góp phần làm suy yếu tư tưởng xã hội Phong
kiến lúc bấy giờ.
Có thể nói chưa bao giờ chế độ Phong kiến, giai cấp Phong kiến Việt
Nam lại bộc lộ bản chất tiêu cực, phản động của nó một cách trắng trợn, lộ
liễu và toàn diện như lúc này. Trong sinh hoạt đạo đức, đây là lúc xuất hiện
những bạo chúa khét tiếng tàn ác, ô dâm, lộng quyền như Trịnh Giang
(1722 – 1740), Trịnh Sâm (1767 – 1782), những quyền thần chuyên vơ vét
của dân như Trương Phúc Loan ở Đàng Trong, những hồng thân q thích
đáng ghê sợ như Đặng Mậu Lân ở Đàng Ngoài.
Nguyễn Gia Thiều từng được nuôi nấng trong cung từ nhỏ đến lớn.
Khi làm quan cũng giữ chức vụ trong phủ Chúa, cuộc sống trụy lac của giai
cấp Phong kiến lộ liễu hơn bao giờ hết. Ngoài Đặng Thị Huệ người cung
9


phi sùng ái của Trịnh Sâm, Nguyễn Gia Thiều còn được biết về chế độ
cung tần trong cung vua Lê chúa Trịnh. Chính điều này ảnh hưởng lớn
trong các sáng tác của Nguyễn Gia Thiều.
Mặt khác giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX
cũng là giai đoạn rực rỡ nhất của văn học dưới chế độ Phong kiến. Những
đặc điểm về kinh tế, chính trị, xã hội… chính là nguồn gốc sâu xa quyết

định sự phát triển nền văn học Việt Nam thế kỷ XVIII, và đây cũng là giai
đoạn phát triển rực rỡ với những tác giả nổi tiếng và những tác phẩm đạt
đến giá trị cổ điển, trong đó khơng thể khơng kể đến tác giả Ôn Như Hầu
Nguyễn Gia Thiều với tác phẩm “Cung oán ngâm khúc”.
* Về sáng tác:
Nguyễn Gia Thiều có hai tập thơ chữ hán là “Ơn Như thi tập” có
đến nghìn bài (hiện khơng tìm thấy).
Phần viết bằng chữ Nơm, ngồi “Cung ốn ngâm khúc ” - là tác
phẩm nổi tiếng nhất, Nguyễn Gia Thiều cịn có “Tây Hồ thi tập” và “Tứ
Trai thi tập” hiện cũng chỉ còn vài ba bài chép trong “Tạp ký” của Lý Văn
Phức.
Chính nhờ hồn cảnh xuất thân từ trong cung vua phủ chúa, Nguyễn
Gia Thiều đã từng trải với bối cảnh cung đình, cuộc sống phong lưu, nên có
điều kiện hiểu một cách sâu sắc cuộc sống xa hoa, hưởng lạc hàng ngày của
tầng lớp quyền thế trong phủ chúa, cũng như chứng kiến sự khủng hoảng,
suy tàn và tan vỡ của giai cấp Phong kiến. Ơng cũng có điều kiện hiểu một
cách sâu sắc những chuyện thương tâm về cuộc đời những người cung nữ
và nhận ra sự bất công tàn bạo của chế độ cung tần. Nguyễn Gia Thiều cảm
thơng và thương xót cho số phận của họ. Hơn nữa trong tâm tư giữa “kẻ
hồng nhan bạc phận” với “người tài tử thăng trầm” dường như đồng điệu
một nỗi niềm cay đắng trước cuộc đời đầy đau khổ, bế tắc. Nguyễn Gia
Thiều chọn người cung nữ làm nhân vật thể hiện tư tưởng nghệ thuật của
10


mình và ơng viết “Cung ốn ngâm khúc” dưới hai sự thơi thúc, vừa muốn
tố cáo tính chất vơ nhân đạo của chế độ cung nữ trong xã hội Phong kiến,
vừa muốn qua đó bộc bạch tâm sự của bản thân về cuộc đời và ông đã
“đem đến cho văn chương một tiếng nói gay gắt, quyết liệt” (Nguyễn Lộc)
về hiện thực cuộc đời người cung nữ.

1.2. Tác phẩm “Cung oán ngâm khúc”
“Cung oán ngâm khúc” là một trong những tác phẩm có giá trị trong
kho tàng văn học Việt Nam và là tác phẩm giữ vị trí chủ yếu trong sự
nghiệp sáng tác của Nguyễn Gia Thiều.
Hai chữ “Cung oán” tức là sự oán hờn nơi cung cấm của các cung
phi, cung tần đã được Vua yêu rồi lại ghét bỏ. “Cung oán ngâm khúc” là
khúc ngâm về nỗi oán hờn của người cung nữ mà Ôn Như Hầu đã mượn
tình cảnh này để phản ánh những bất cơng của chế độ Phong kiến, đồng
thời nói lên tâm sự, thân phận của chính mình.
Chế độ cung tần là một trong muôn vàn tai hoạ để doạ người phụ nữ
thời phong kiến. Chế độ này có từ lâu ở Châu Á, ARập, Ba Tư có chế độ
Ha – rem của chế độ Hồi giáo. Trung Quốc là một nước mà quy mô của
chế độ cung tần đạt đến mức phi thường. Đời Tần Thuỷ Hồng, đời Minh
Hồng đều có đến hàng nghìn cung nữ.
Ở Việt Nam chế đơh cung tần có từ đời tiền Lê. Đến đời Trịnh số
cung nữ bị bắt vào chắc phải nhiều hơn, vì ngồi cung vua cịn có phủ
Chúa. Trịnh Giang, Trịnh Sâm đều là những tay ăn chơi khét tiếng.
Trong văn học cổ (Trung Quốc cũng như Việt Nam) đề tài cung oán
là một đề tài phổ biến, chỉ riêng khoảng thời gian trước – sau nửa cuối thế
kỷ XVIII đã xuất hiện một loạt tác phẩm như “Cung oán quốc âm thi” của
Nguyễn Bạch Liên, “Cung oán thi tập” của Vũ Trinh, “Cung oán thi” của
Nguyễn Huy Lượng, “Cung oán thi” của Nguyễn Hữu Chỉnh… tất cả đến
mấy trăm bài. Nhưng có lẽ khơng có tác phẩm nào nói đến cuộc đời của

11


người cung nữ một cách bi đát, giận dữ và đầy đủ như “Cung oán ngâm
khúc” của Nguyễn Gia Thiều.
“Cung oán ngâm khúc” là tác phẩm trữ tình trường thiên gồm 356

câu thơ song thất lục bát, miêu tả những trạng thái tâm hồn, cảm xúc…,
những diễn biến tâm trạng của người cung nữ sau những tháng ngày hạnh
phúc ngắn ngủi bên vua phải chịu một cuộc sống cô đơn, đợi chờ, buồn tủi
vì bị nhà vua ruồng bỏ. Tác phẩm viết về nỗi oán hờn của người cung nữ
trước sự đối xử “ghẻ lạnh” của “đấng chí tơn”. Lời than ấy bắt đầu trong
một đêm thu lạnh. Người cung nữ đau đớn vì cuộc sống cơ đơn nơi cung
cấm. Nàng hồi tưởng lại thời trẻ tuổi hồn nhiên với ý thức về sắc đẹp kiêu
sa và tài năng vượt bậc của mình. Rồi nàng được tuyển vào cung, người
cung nữ kiêu hãnh thuật lại khoảng thời gian hạnh phúc, được vua yêu dấu.
Nhưng nàng bị ruồng rẫy, lãng quên một cách tàn nhẫn, người cung nữ
sống âm thầm với nỗi thất vọng, nhớ tiếc “thời vàng son” đã qua. Và hi
vọng đợi chờ bóng xe vua với một tâm trạng cơ đơn, buồn tủi… Có khi
nàng bật lên những lời ốn hận, bất bình. Đó là một cuộc đời bế tắc, mịn
mỏi, cơ đơn nơi cung quế lạnh lẽo… Khúc ngâm kết thúc với khung cảnh
một đêm mưa gió lạnh lùng, người cung nữ quay về mơ màng, khắc khoải
chờ ngày được vua đối thương trở lại.
Chủ đề chính của “Cung oán ngâm khúc” là số phận của người cung
nữ. Người cung nữ trong tác phẩm là một con người rất thiết tha với cuộc
sống, khát khao hạnh phúc u đương, tình u đơi lứa. Khi bị ruồng rẫy,
nàng luyến tiếc hạnh phúc với tất cả tấm lòng thèm khát tội nghiệp. Văn
học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX “bùng nổ” đề
tài tình yêu và số phận người phụ nữ. Các nhân vật nữ trong tác phẩm
thường trải qua một cuộc đời đau khổ. Nhưng khơng có ai trong số họ có số
phận bi kịch và thảm thương như người cung nữ của Nguyễn Gia Thiều.
Tiếng than của nàng là tiếng nói của con người đau khổ thiết tha nguyện
cầu hạnh phúc nhưng sớm bị chôn vùi tuổi trẻ và khát vọng nơi cung cấm.
12


Giá trị nhân văn của tác phẩm chính là sự lên án, tố cáo chế độ cung

nữ dã man của bọn vua chúa đã giam cầm, giết chết tuổi trẻ, tài sắc của biết
bao nhiêu phụ nữ dưới chế độ Phong kiến. Tác phẩm góp thêm tiếng nói tố
cáo, lên án xã hội Phong kiến bất công tàn bạo, đồng thời cũng góp thêm
tiếng nói mạnh mẽ địi cho con người được quyền yêu đương, được thoả
mãn cuộc sống ái ân. Phải thừa nhận rằng hiếm có tác phẩm nào nói đến cái
khát khao thoả mãn cuộc sống ái ân chồng vợ vừa tào bạo, vừa mạnh mẽ và
có tính chất nhục cảm như “Cung ốn ngâm khúc”.
Có thể nói “Cung oán ngâm khúc” là tiếng than, tiếng kêu thương
của người cung nữ luôn thiết tha “nguyện cầu hạnh phúc” nhưng lại sớm
bị chôn vùi tuổi trẻ nơi cung cấm. Thơng qua những dịng tâm trạng đó,
Nguyễn Gia Thiều đã phơi bày sự thật về cuộc sống xa hoa, trụy lạc của
vua chúa thời bấy giờ, tác phẩm đã lên tiếng tố cáo chế độ cung tần “đỉnh
cao nhất và dã man nhất của chế độ đa thê” (Đặng Thanh Lê), đồng thời
góp thêm một tiếng nói mạnh mẽ địi quyền hạnh phúc cho con người trong
cuộc đời. Đó chính là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.
2. Nghệ thuật diễn tả tâm trạng người cung nữ
2.1. Tả cảnh ngụ tình:
Trong quan niệm của người Phương Tây, thiên nhiên bao giờ cũng
tồn tại khách quan, ngoài con người, là đối tượng trực giác để con người
khám phá, chinh phục, chiếm lĩnh. Chính vì thế, họ miêu tả thiên nhiên với
tư cách là một khách thể tách biệt với thế giới nội tâm của con người.
Ở Phương Đơng thì ngược lại, do hồn cảnh sống, trí tuệ của người
Phương Đông đã ảnh hưởng đến cách cảm nhận về thiên nhiên. Không biết
từ bao giờ thiên nhiên và con người đã gắn bó mật thiết, hồ quyện với
nhau. Thiên nhiên là người bạn, là nơi để con người gửi gắm nỗi niềm thầm
kín của mình; và cao hơn thiên nhiên là phương tiện để các nhà văn, nhà
thơ diễn tả tâm trạng nhân vật. Thiên nhiên luôn gắn bó mật thiết, hồ

13



quyện với con người, là nơi để con người gửi gắm những ưu tư, phiền
muộn cũng như làm khuây khoả nỗi lòng con người.
Đã từ rất lâu, thiên nhiên trở thành phương tiện đắc lực và quan
trọng trong việc phản ánh nội tâm con người. Nó trở thành thiên nhiên của
tâm trạng, thiên nhiên trữ tình, biết đau khổ, buồn – vui, day dứt, băn khoăn
cùng nhân vật.
Ngay từ thế kỷ XV, nhà thơ Nguyễn Trãi đã tìm đến thiên nhiên để
bày tỏ đối với cuộc sống, với xã hội đương thời:
“Non lạ nước tiên làm dấu
Đất phàm cõi tục tránh xa”
Ông đến với thiên nhiên, coi thiên nhiên như là người bạn vỗ về,
chia sẽ nỗi buồn cùng ơng:
“Cị nằm Hạc lặn nên bầu bạn
Ấp ủ cùng ta nặng cái con”.
Như vậy thủ pháp “tả cảnh ngụ tình” trong thơ đã có từ trước, thơng
qua việc tả cảnh để tác giả gửi gắm tình cảm, tâm sự của mình, thiên nhiên
hồ quyện gần gũi với con người, có sự tương ứng với con người, nỗi niềm
con người tràn ra cảnh vật, cảnh vật nói hộ tâm trạng con người.
Bước sang thế kỷ XVIII, tính phi ngã trong văn học cổ truyền bị phá
vỡ, con người cá nhân xuất hiện. Lần đầu tiên văn học Việt Nam hướng
đến tâm tư, số phận của những con người cụ thể, riêng biệt, văn học lúc này
chú ý phản ánh đời sống bên trong của con người. Cùng với sự chuyển
mình của văn học, thiên nhiên lúc này đi vào thơ ca không chỉ để tỏ chí, tỏ
lịng, hay chỉ để thể hiện thái độ của tác giả trước cuộc đời, trước xã hội.
Thiên nhiên lúc này xuất hiện với tư cách vừa là đối tượng thẩm mĩ, vừa để
thực hiện chức năng thi pháp. Nghĩa là thiên nhiên bắt đầu được tồn tại với
tư cách là một hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật riêng biệt, góp phần thể hiện
nội tâm sâu kín của con người. Bấy giờ thiên nhiên góp phần thể hiện, nói
hộ tâm trạng nhân vật. Tả cảnh khơng chỉ để tỏ chí, tỏ lịng, tức cảnh sinh

14


tình, mà lúc này thiên nhiên đi vào văn học như là một tiếng nói riêng để
bộc lộ nội tâm nhân vật. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là một trong những
biện pháp quan trọng để diễn tả tâm trạng nhân vật người cung nữ trong
“Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều.
Đến với “Cung oán ngâm khúc”, ta thấy tác giả vừa kế thừa hệ
thống thi pháp cổ ấy, vừa có sự cách tân đã tạo nên nét riêng, độc đáo. Ở
đây, tác giả sử dụng thiên nhiên như một thứ ngôn ngữ nghệ thuật đặc biệt
để chuyển tải tâm tư, tình cảm của người phụ nữ. Điều đó dễ nhận ra khi
đọc khúc ngâm chúng ta khó bắt gặp chi tiết, hình ảnh miêu tả ngoại hình,
tính cách của nhân vật người cung nữ, mà chủ yếu là gắn liền nhân vật với
thiên nhiên trong cung cấm, qua đó làm nổi lên tâm trạng bế tắc, cơ đơn,
buồn chán, thất vọng của người cung nữ. Nàng hầu như khơng quan hệ với
ai, mà chỉ một mình đối diện với lịng mình trước bức tranh thiên nhiên
rộng lớn. Đến với khúc ngâm, người đọc chỉ bắt gặp hình ảnh người cung
nữ nhỏ nhoi, đơn chiếc trong những đêm mùa thu cô đơn, lạnh lùng nơi
cung cấm với tâm trạng buồn tủi, giận hờn và hồn tồn bế tắc. Chính vì
thế thiên nhiên đã góp phần hết sức quan trọng trong việc khắc hoạ nỗi
lịng người cung nữ. Tiếng nói thiên nhiên trở thành tiếng nói nội tâm, là
tiếng “nhạc lòng” của người cung nữ trẻ nhưng sớm phải chịu cảnh đơn lẻ
trong hạnh phúc lứa đôi.
Khi diễn tả tâm trạng người cung nữ, tác giả không chỉ trực tiếp sử
dụng ngôn ngữ thông thường để miêu tả các trạng thái, cảm xúc con người,
mà thông qua thiên nhiên được mơ tả, người đọc có thể cảm nhận được thế
giới nội tâm phong phú của con người. Thiên nhiên – tiếng lịng của con
người; thiên nhiên trong “Cung ốn ngâm khúc” là ngơn ngữ riêng để nói
lên tâm trạng người cung nữ, nó hồ quyện thống nhất với nỗi lịng con
người. Cảnh gợi tình và tình phủ lên cảnh, gán cho cảnh những nỗi lòng

của con người.

15


Thiên nhiên chỉ xuất hiện khi tâm trạng nhân vật có nhiều điều khó
bộc lộ, khó diễn đạt. Lúc đó tâm hồn con người như muốn tràn ra khỏi
mình, hồ lẫn vào một cái khác. Đại thi hào Nguyễn Du đã từng viết:
“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.
Bức tranh thiên nhiên trong tác phẩm như có linh hồn. Có tiếng nói,
và mỗi cảnh khác nhau thì được gắn với nỗi lịng, những cảm xúc, những
trạng thái tâm hồn khác nhau của người cung nữ.
Ban đầu, khi mới được tuyển vào cung vua, người cung nữ sung
sướng hạnh phúc và rất đỗi tự hào về điều đó. Niềm vui, niềm hạnh phúc
đó của người cung nữ như lây lan sang cảnh vật; cảnh vật, thiên nhiên như
reo cười cùng nàng:
“Sân đào lí giâm lồng man mác
Nền đỉnh chung nguyệt gác mơ màng”
Dưới con mắt của nàng, cảnh vật tất cả đều có tâm hồn và như đang
hân hoan chào đón nàng, sung sướng hạnh phúc với nàng:
“Khoa thược dược mơ mịng thụy vũ
Đố hải đường thức ngủ xn tiêu
Cành xn hoa chúm chím chào
Gió đông thôi đã cợt đào ghẹo mai”
Thời gian người cung nữ được kề cận “đấng chí tơn” là những ngày
tuyệt đẹp và hạnh phúc. Nguyễn Gia Thiều quả là thành công khi mô tả
cảnh tượng tưng bừng, lộng lẫy trong cung cấm qua một đêm vui:
“Xiêm ghê trọ tả tơi trước gió
Áo vũ kia lấp ló trong trăng

Sanh ca mấy khúc vang lừng
Cái thân Tây Tử lên chừng điện Tô”.

16


Những câu thơ tả cảnh cho thấy bút pháp nghệ thuật của tác giả vượt
ra ngồi khn khổ của văn chương Phong kiến. Đây không chỉ là vẻ đẹp
của người cung nữ mà đằng sau những từ ngữ đầy tính gợi hình đó là cả
tâm hồn chơi vơi hân hoan trong muôn niềm hạnh phúc của nàng trong
đêm vui. Nàng đã thật hạnh phúc bên “cửu trùng” trong những ngày đầu
vào cung:
“Đệm hồng th thơm tho mùi xạ
Bóng bội hồn lấp ló trăng thanh
Mây mưa mấy giọt chung tình
Đình trầm hương khoá một cành mẫu đơn”.
Tất cả những từ chỉ cảnh vật như “thơm tho”, “lấp ló”,…để nói lên
sự rộn ràng, niền hạnh phúc, sung sướng hân hoan của người cung nữ khi
được tận hưởng giây phút hạnh phúc bên “đấng chí tơn” – chồng nàng.
Những ngày đầu ở cạnh quân Vương, được nhà vua thương yêu,
chiều chuộng, người cung nữ thực sự mãn nguyện, sung sướng, hạnh phúc.
Dưới ánh mắt của nàng, cảnh vật trong vườn Thượng Uyển - lâu đài hạnh
phúc cũng như đang say đắm chứa chan tình yêu:
“Vườn Thượng Uyển khúc trùng thanh dạ
Gác Lâm xuân điệu ngả đình hoa
Thừa ân một giấc canh tà
Tờ mờ nét ngọc lập lòa vẻ son”.
và nàng tự nhủ lòng mình: “Cũng cam một tiếng thuyền qun với đời”.
Khơng chỉ có con người yêu nhau, say đắm nhau mà cảnh vật xung
quanh cũng có tình với nhau, hồ quyện vào nhau thành từng cặp từng đơi:

“Tranh tỉ dực nhìn ưa chim nọ
Đồ liên chi lần trỏ hoa kia
Chữ đồng lấy đó mà ghi
Mượn điều thất tịch mà thề bách niên”.

17


Thế nhưng cung vua, phủ chúa là nơi có đến hàng trăm nghìn người
con gái đẹp, là nơi “Mn hồng nghìn đố đua tươi”. Nhà vua chỉ quan
tâm chăm sóc người cung nữ trong một trời gian rất ngắn, sau đó nhà vua
đã chán nản, bỏ rơi nàng. Những tháng ngày sống bên cửu trùng nàng đã
sung sướng hạnh phúc biết bao để đến khi bị bỏ rơi, ruồng bỏ, một mình
trong thâm cung lạnh lẽo, nàng đã thất vọng chán chường cho số kiếp của
mình.
Khi ngồi một mình trong phịng tiêu lạnh lẽo đối diện với chính lịng
mình, nàng cung nữ đã nghĩ về cuộc đời mình, số kiếp mình với sự liên
tưởng:
“Chiếc thuyền bào ảnh lơ xơ gập ghềnh”
Sự thất vọng chán chường đã khiến nàng có ý nghĩ trái ngược với
ban đầu khi nghĩ về kiếp con người:
“Lò cừ nung nấu sự đời
Bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương”
Trở lại với những câu thơ đầu khúc ngâm, chúng ta như có dự cảm
về số kiếp long đong của người cung nữ trong cuộc đời, về con người trong
xã hội cũ; đó là một chế độ xã hội đã đi vào suy tàn, đổ nát:
“Đền Vũ tạ nhện giăng cửa mốc
Thú ca lâu dễ khóc canh dài
Đất bằng bỗng rấp chông gai
Ai đem nhân ảnh nhuốm mùi tà dương”.

Hình ảnh ánh chiều tà ở đây dường như đã nhuốm màu lên vạn vật
làm cho mọi vật trở nên võ vàng. Đây không đơn thuần chỉ là những câu
thơ tả cảnh mà đằng sau đó là nỗi lịng con người, tâm trạng bế tắc, thất
vọng, cô đơn của con người trước thảm cảnh sụp đổ của vàng son tráng lệ.
Trong sự thất vọng, chán chường do tình cảnh lẻ loi đơn chiếc của
mình, thế nhưng người cung nữ vẫn khơng ngi hi vọng đợi chờ bóng nhà

18


vua, nàng tìm đến những nơi đã cùng nhà vua thề non hẹn biển, hy vọng
phần nào nguôi đi nỗi nhớ mong đó:
“Nào lối dạo vườn hoa năm ngối”.
“Nào lúc tựa lầu Tần hơm nọ”.
Một âm thanh (trận gió), một hình bóng (bóng thỏ), cũng làm bừng
tỉnh niềm hy vọng le lói thường trực trong người cung nữ:
“Đè chừng nghĩ tiếng tiểu địi
Nghiêng bình phấn mốc mà nhồi má nheo”.
Những cảnh vật đó nói lên niềm hi vọng chờ đợi của người cung nữ
đã khiến nàng rơi vào trạng thái hoang tưởng. Những câu thơ đó vừa thể
hiện tâm trạng bế tắc, “hoảng loạn” của người cung nữ, vừa là thái độ lên
án mạnh mẽ của tác giả đối với chế độ đa thê trong xã hội Phong kiến
đương thời.
Người cung nữ mong chờ bóng dáng cửu trùng đến để xua đi cái tĩnh
mịch cô liêu của màn đêm, để sưởi ấm con tim cô đơn, lạnh giá giữa đêm
thu dài dằng dặc. Nhưng càng chờ đợi thì càng mất hút, càng chờ đợi, càng
hy vọng bao nhiêu thì thất vọng bấy nhiêu. Giờ đây nàng thật sự thấm thía
nỗi cô đơn buồn tủi đến cùng cực. Những cảnh vật đẹp đẽ nên thơ đã từng
chứng kiến sự sum vầy hạnh phúc, đã từng chứng kiến lời thề non hẹn biển
của “bậc chí tơn” với nàng…tất cả như đang giễu cợt, mỉa mai nàng, tất cả

trở thành vật “cợt phường lợi danh”.
Ngịi bút của nhà thơ thật tài tình khi thể hiện sự cô đơn, lẻ loi của
nàng trước thiên nhiên rộng lớn hoang vắng, lặng lẽ và tĩnh mịch. Một
mình đối diện với khơng gian thâm cung rộng lớn, vắng lặng càng nổi bật
hơn sự cơ quạnh, vị võ, cô đơn nhỏ bé của người cung nữ.
Thông thường con người ta ai cũng vậy, lúc về đêm là lúc ta sống
thật với mình nhất, bởi đó là lúc mình có thể cởi bỏ hết tất cả những gì
thuộc về bổn phận, nghĩa vụ để trở về với chính mình, sống với con người
thực của mình. Ở đây, người cung nữ cũng vậy, nỗi nhớ chồng ban ngày
19


không buông tha nàng, ban đêm càng ập tới và chính ban đêm là lúc tất cả
những gì tích luỹ trong lịng bị kìm hãm chờ đến lúc tự do, phá vỡ những
cái đê ngăn giữ nó:
“Trong cung quế âm thầm chiếc bóng
Đêm năm canh trơng ngóng lần lần”.
Chúng ta đã từng bắt gặp nỗi lịng trống trải mong ngóng của người
chinh phụ trong tác phẩm “Chinh phụ ngâm” (Đặng Trần Cơn - Đồn Thị
Điểm dịch) khi tiễn đưa chồng ra trận để rồi khi đêm về một mình nàng
phải chịu cảnh:
“Trời hơm tựa bóng ngẩn ngơ
Trăng khuya nương gối bơ phờ tóc mai”.
Nỗi cơ đơn, trống trải của người cung nữ ở đây dường như đã phủ
lên tất cả cảnh vật xung quanh:
“Lầu đãi nguyệt đứng ngồi dạ vũ
Gác thừa lương thức ngủ thu phong
Phòng tiêu lạnh ngắt như đồng
Gương ban bẻ nửa, dải đồng xẻ đơi”.
Hình ảnh người cô phụ ở đây tách ra khỏi sự giao tiếp với mọi người,

với xã hội và trở về với chính mình, giao tiếp với nội tâm của mình. Lúc
này đây ngôn từ của con người không đủ khả năng để diễn đạt những cảm
xúc, những nỗi lịng tê tái, cơ đơn buồn tủi của nàng. Thế giới nội tâm vốn
là một thế giới huyền bí, bí ẩn vơ thuỷ, vơ chung khơng thể nắm bắt được
hết. Nó khơng phải là thế giới của sự chia cắt rạch ròi mà là sự hợp lưu của
vô số cảm nghĩ. Như thế ta mới hiểu vì sao thiên nhiên thường xuyên xuất
hiện trong cuộc sống cô đơn, lẻ bạn, trống trải của người cung nữ. Khơng
một mối dây liên hệ với bên ngồi, với xã hội, nàng chỉ có thiên nhiên là
bạn, ln hiển hiện bên nàng chứng kiến nỗi cô đơn dày vò, chứng kiến sự
buồn tủi cùng cực của đời nàng:
“Lấy gió mát trăng thanh kết nghĩa
20


Mượn hoa đàm đuốc tuệ làm duyên”.
Phải thừa nhận rằng bút pháp nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình” mà
Nguyễn Gia Thiều sử dụng đã dựa trên cơ sở truyền thống có sẵn của văn
học Trung Quốc cũng như văn học Việt Nam trước đó. Ở đây cảnh xen vào
tâm trạng của người cung nữ để làm nổi bật tâm trạng ấy, nên nhiều khi tác
giả không trực tiếp miêu tả nội tâm nhân vật mà thông qua cảnh vật để gợi
lên tâm trạng, để nói lên tâm trạng.
Tình cảnh cơ đơn lẻ loi của người cung nữ được thể hiện qua câu
thơ:
“Thâm khuê vắng ngắt như tờ
Cửa Châu gió lọt rèm ngà sương gieo”.
Không gian vắng lặng, hiu quạnh trong một đêm thu buồn càng làm
nổi bật lên sự khắc khoải chờ đợi bóng xe vua, hy vọng hình bóng nhà vua
sẽ đến với mình. Nhưng thực tế mong đợi đó chỉ là vơ vọng. Thật tội
nghiệp cho nàng, thật hồi cơng chờ đợi của nàng, bởi trong đêm vắng,
trước sự chờ đợi khát khao đằng đẵng, tha thiết của nàng chỉ có gió lọt qua

cửa, sương gieo vào rèm. “Gió – sương” lúc này như khơi sâu, khoét
mạnh, bào mịn chút nghị lực chờ đợi cịn sót lại trong lòng nàng. Tất cả
ghé thăm nàng như để cười cợt, khiêu khích, thương hại cho nàng: Lúc này
điều người cung nữ sợ nhất là sự cô độc. Trong đêm vắng một mùi hương,
một bóng đèn cũng chỉ gợi thêm cảm giác u buồn, lạnh lẽo mà thôi:
“Ngày sáu khắc tin mong nhạn vắng
Đêm năm canh tiếng lắng chuông rền
Lạnh lùng thay giấc cơ miên
Mùi hương tịch mịnh bóng đèn thâm u”…
Hình ảnh người cung nữ hiện lên yếu ớt, tội nghiệp, nàng nhận ra sự
cô đơn đến ghê rợn và tự thấy rằng mình sẽ chết dần chết mịn trong đau
khổ. Thời gian chờ đợi hình bóng hạnh phúc của cứ nàng đằng đẵng, da
diết và khứa sâu vào tâm can nàng. Nàng ngồi đến từng khắc giờ chờ đợi.
21


Ngày trôi qua đủ “sáu khắc” không tin tức, đêm trôi qua hết “năm canh”
chỉ nghe tiếng chuông rền. Tiếng chuông vang vọng như không dứt là âm
thanh duy nhất nàng tiếp nhận được nhưng nó chỉ làm cho khơng gian bên
ngoài trở nên mơ hồ, mênh mang, lạnh lẽo. Qua cảm nhận của người cung
nữ, mùi hương chỉ làm cho tiêu phịng thêm vắng vẻ, im ắng; ngọn đèn
khơng tỏ chỉ làm cho không gian thêm sâu tối, hiu quạnh. Lúc này người
cung nữ rùng mình ớn lạnh cho thân kiếp mình và bật lên tiếng kêu:
“Lạnh lùng thay giấc cơ miên”.
Căn phịng đã từng là nơi hạnh phúc biết bao, ấm cúng biết bao. Giờ
đây chỉ còn lại một mình một bóng nơi phịng khơng, nàng cảm thấy mình
đơn chiếc, cơ độc, góa bụa trước sự ghẻ lạnh của nhà vua – chồng nàng.
Hương thơm và ánh sáng chốn nội cung chỉ tăng thêm cảm giác ớn lạnh, sự
lẻ loi của nàng lúc này mà thôi.
Một điều đặc biệt ở đây là không phải chỉ là khi người cung nữ bị bỏ

rơi mới được tác giả đặt vào thời gian của khung cảnh buổi đêm để nàng
bộc lộ tâm trạng, mà xuyên suốt tác phẩm, từ lúc được nhà vua sủng ái,
cũng như đã là “thân câu chõ”, người cung phi cũng mượn thời gian buổi
đêm để kí thác tâm sự và cảnh ngộ vui, buồn của mình. Nào là:
“Cái đêm hơm ấy hơm gì
Bóng dương lồng bóng đồ mi trập trùng”.
Hay:
“Thừa ân một giấc canh tà
Tờ mờ nét ngọc, lập loà vẻ son”.
Đấy là người cung phi đang sống hạnh phúc với niềm vui và sự thoả
mãn cuộc sống ái ân vợ chồng. Cịn giờ đây thì khi đã bị ruồng bỏ thì cũng
thời gian là buổi đêm nhưng lại là:
“Trong cung quế âm thầm chiếc bóng”.
“Đêm năm canh trơng ngóng lần lần”.
Hay:
22


“Khi bóng nguyệt chơng chênh trước ốc”.
Đó là những đêm cô đơn, ảo não. Tâm trạng ngậm ngùi, buồn tủi
đáng sợ của người cung phi như nhuốm lên cảnh vật, tràn ra, lây sang cảnh
vật xung quanh nàng. Nàng dường như ngày một chìm sâu vào tuyệt vọng,
bế tắc khơng lối thoát.
Nguyễn Gia Thiều đã triệt để khai thác các biện pháp tu từ đảo ngữ:
“Tin mong nhạn vắng”.
“Ngày sáu khắc”, “Đêm năm canh”.
“Mùi hương tịch mịch – bóng đèn thâm u”…
Để diễn tả sự cô đơn đến cùng cực của người cung phi trước không
gian rộng lớn, hoang vu và tịch mịch.
Chúng ta đã từng bắt gặp những đêm dài mong nhớ chồng của chinh

phụ trong “Chinh phụ ngâm”:
“Thức mây đôi lúc nhạt nồng
Chuôi sao Bắc Đẩu thôi đông lại đoài”.
Hay bao đêm trằn trọc của bà chúa thơ nơm Hồ Xn Hương khi
nghĩ về tình dun lận đận của kiếp người:
“Tiềng gà văng vẳng gáy trên bom
Oán hận trơng ra khắp mọi chịm”.
(Tự tình)
Thậm chí là sự thảng thốt, vật vã của nàng Kiều khi nghĩ đến thân
phận gái lầu xanh của mình:

“Khi tỉnh rượu lúc tàn canh
Giật mình mình lại thương mình xót xa”.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Liên tưởng đến điều đó để thấy được rằng các nhà thơ cổ điển
thường chọn thời điểm này để nhân vật trữ tình bộc lộ tâm sự, Nguyễn Gia
23


Thiều cũng trên cơ sở kế thừa đó để góp phần tạo nên bút pháp nghệ thuật
tả cảnh ngụ tình tuyệt diệu.
Người cung nữ cảm thấy mình như đang chết dần chết mòn trong
đau khổ, trong sự chờ mong buồn thương đến tuyệt vọng, nàng chỉ còn biết
cách than thở cùng nguyệt, thổ lộ cùng hoa:
“Một mình đứng tủi ngồi sầu
Đã than với nguyệt, lại rầu với hoa”.
Những cảnh vật, âm thanh ở đây như: Tin nhạn, tiếng chuông, mùi
hương, bóng đèn, tranh tố nữ, cửa nghiêm lâu, trăng, hoa, bướm…chỉ là
những hình ảnh tượng trưng ước lệ được nhà thơ sử dụng trong tác phẩm,
nhưng nó có hiệu quả nghệ thuật cao trong việc diễn tả tâm trạng nhân vật,

khắc hoạ tâm trạng nhân vật với nhiều cung bậc, sắc thái khác nhau, nhà
thơ muốn mượn cảnh để tả tình. Tâm trạng người cung phi được khắc hoạ
rõ nét hơn ở việc sử dụng điệp ngữ “đêm năm canh”. Phải khó khăn cho
nàng lắm trong việc chờ đợi từng canh giờ trôi qua và thời gian trôi đi như
chà xát tâm can nàng. Đó là nỗi đau của sự dày vò, niềm khắc khoải chờ
đợi, tâm trạng buồn tủi giận hờn vì bị ruồng bỏ và nàng ốn trách:
“Hoa này bướm nỡ thờ ơ
Để gầy bông thắm, để xơ nhụy vàng”.
Nỗi cơ đơn, thất vọng q lớn lịng người khơng thể chứa đựng nổi
đã tràn ra ngồi, thấm vào cảnh vật, vào không gian. Cảnh vật ở đây dường
như cũng hiểu được tâm trạng cô đơn, sầu tủi của người cung nữ nên lặng
lẽ hơn, tịch mịch hơn… Tất cả như thấu hiểu nàng và không muốn khuấy
động nàng. Cảnh vật vô tri, vô giác đã trở thành một người bạn ln có mặt
bên cạnh nàng, một người bạn lặng im nhưng thấu hiểu tâm trạng nỗi lòng
của con người:
“Chiều tịch mịch đã gầy bóng thỏ
Vẻ tiêu hao lại võ hoa đèn”.
“Vắng tanh nào thấy vân mòng
24


×