Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Vấn đề phụ nữ trong một số bài thơ của bạch cư dị và thơ chữ hán của nguyễn du

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (507.83 KB, 51 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận này, ngồi sự nỗ lực, cố gắng của bản thân,
tơi cịn nhận được sự giúp đỡ tận tình chu đáo của thầy giáo Nguyễn Văn
Tri cũng như các thầy cô trong tổ văn học nước ngồi, khoa Ngữ văn, sự
góp ý chân thành của bạn bè và những lời động viên quý báu của gia đình,
người thân. Nhân dịp này, cho phép tơi được gửi tới các thầy cơ giáo và
tồn thể mọi người lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất.
Vinh, tháng 5 năm 2004.
Sinh viên: Hồ Thị Huế

MỞ ĐẦU
1. Lịch sử vấn đề

1


Khi chúng tơi chọn đề tài này, chưa có một cơng trình nào nghiên
cứu về nó như một vấn đề chun biệt. Nhưng như thế khơng có nghĩa là
vấn đề này chưa được đề cập tới mà ít nhiều đã có những nhận định sơ
lược, khái quát.
* Về tác giả Bạch Cư Dị:
- Trong cuốn Văn học Trung Quốc (Giáo trình - tập 1) - Trương
Chính (Nguyễn Khắc Phi) - Nxb GD - 1987 - trang 226 có viết: "Bạch Cư
Dị là nhà thơ rất quan tâm đến số phận của người phụ nữ, khơng những
thế, ơng cịn có cách nhìn, cách nghĩ khá mới mẻ".
- Trong lời giới thiệu cuốn "Thơ Đường" (Tập 2) (Tuyển tập thơ) Nxb Văn học - H.1987, Giáo sư Trương Chính cũng đã đánh giá: "Bạch Cư
Dị là nhà thơ đề cập tới vấn đề người phụ nữ một cách tương đối tồn
diện. Ơng đã nói lên sự bất cơng của xã hội phong kiến đối với các chị em,
bạn gái…"
- Trong cuốn "Diện mạo thơ Đường" của Giáo sư Lê Đức Niệm Nxb Văn hóa thơng tin - 1995, tác giả nhận xét: "Có lẽ Bạch Cư Dị là
người đầu tiên dùng thơ ca lớn tiếng nêu lên vấn đề người phụ nữ trong


nhiều bài thơ với một tinh thần nhân đạo cao quý".
Ngoài những nhận xét, đánh giá khái quát của các cơng trình nghiên
cứu, cịn có những nhận định, đánh giá tác phẩm cụ thể, chẳng hạn: Trường
hận ca, Tỳ bà hành…
* Về tác giả Nguyễn Du:
- Trong báo Văn nghệ tháng 11/1965, tác giả Bùi Xuân Quý đã viết:
"Người ta thường nói tới thái độ của Nguyễn Du đối với người phụ nữ,
nhất là đối với người ca kỹ - những hạng người bị khinh rẻ nhất trong xã
hội cũ. Khơng bao giờ Nguyễn Du nhìn thấy những người phụ nữ như
những thứ đồ chơi mà ln ln có thái độ trân trọng, đồng tình, đồng điệu
với họ".

2


Những bài: Long thành cầm giả ca, Điếu La Thành ca giả, Độc Tiểu
Thanh ký… là những bằng chứng rõ rệt và đó chính là chỗ vĩ đại của
Nguyễn Du.
- Trong lời nói đầu cuốn "Nguyễn Du tồn tập" - Nxb Văn học 1996, tác giả Mai Quốc Liên viết: ""Long Thành cầm giả ca" là một bài
thơ tiêu biểu cho một loạt bài về số phận bi kịch của người phụ nữ. Nó
được viết trên một câu chuyện có thực, theo truyền thống "Tỳ bà hành" của
Bạch Cư Dị, nhưng nó khác "Tỳ bà hành"…"
- Cũng như vậy, trong tập bài viết nhân dịp kỷ niệm 200 năm ngày
sinh Nguyễn Du - Nxb Khoa học xã hội - 1967, đồng chí Trường Chinh đã
khẳng định: "Cùng với "Truyện Kiều", "Văn tế thập loại chúng sinh", thơ
chữ Hán của Nguyễn Du đã tố cáo, phản kháng và phê bình một cách sắc
bén những bất công trong xã hội phong kiến và tỏ tình thương xót những
con người bị chà đạp, áp bức trong xã hội đó, nhất là đối với phụ nữ".
Trên kia, chúng tôi vừa mới điểm qua một số nhận định khái quát
của các tác giả khi nghiên cứu thơ ca viết về người phụ nữ của hai tác giả.

Mặc dù vậy, việc nghiên cứu vấn đề người phụ nữ trong thơ ca hai người
trên cái nhìn so sánh một cách tổng thể thì chưa ai làm.
Nhìn chung, những nhận định khái quát của các nhà nghiên cứu chưa
đi sâu so sánh vấn đề người phụ nữ một cách chuyên biệt. Nhưng đây là
những ý kiến tạo tiền đề cho chúng tơi đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu sâu rộng
hơn vấn đề người phụ nữ trong thơ Bạch Cư Dị và thơ chữ Hán Nguyễn Du
qua cái nhìn so sánh một cách tồn diện, trực tiếp và có hệ thống.
2. Lí do chọn đề tài
Bạch Cư Dị và Nguyễn Du là hai nhà thơ lớn của hai đất nước Trung
Quốc và Việt Nam. Thơ ca của họ có tác động sâu sắc tới tâm hồn, tình
cảm cũng như nhận thức của độc giả trong nước và trên thế giới.
Bạch Cư Dị (772 - 846) là nhà thơ hiện thực lớn của Trung Quốc đời
Đường.
3


Nguyễn Du (1765 - 1820) là đại thi hào của dân tộc Việt Nam.
Cả hai nhà thơ đều là những "cây đại thụ" của nền thơ ca mỗi nước.
Thơ ca của họ chứa đựng giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo to lớn. Một
trong những nội dung sáng tác góp phần tạo nên vị trí xứng đáng cho hai
ơng là thơ ca viết về người phụ nữ. Ở những tác phẩm mang nội dung này,
cả hai ông đều đạt được những thành công nhất định. Chẳng hạn khi nhắc
tới Bạch Cư Dị, không ai lại không biết tiếng vang của "Tỳ bà hành"; nhắc
tới Nguyễn Du, người ta nghĩ ngay tới "Truyện Kiều", tới "Độc Tiểu Thanh
ký".
Chọn đề tài này, trước hết chúng tôi bày tỏ sự yêu mến và ham thích
thơ ca của hai ơng, từ đó mà tạo nguồn động lực thơi thúc việc tìm hiểu
điểm tiến bộ trong nhân sinh quan, thế giới quan về người phụ nữ trong thơ
ca hai ông. Đồng thời thấy được chủ nghĩa nhân đạo là mạch ngầm thâu
suốt nội dung tư tưởng trong thơ ca viết về người phụ nữ của hai ông.

Hơn thế, chọn đề tài này, chúng tôi cũng muốn góp phần vào việc
nhận diện sắc thái giống và khác, nguyên nhân của sự giống nhau và khác
nhau đó trong thơ ca của Bạch Cư Dị và thơ chữ Hán Nguyễn Du khi đề
cập tới vấn đề người phụ nữ. Đồng thời, khẳng định một cách sơ lược sự
ảnh hưởng của thơ Đường tới văn học trung đại Việt Nam và tới Nguyễn
Du.
Mặt khác, chúng tôi cũng nhận thấy rằng: trong những năm gần đây,
những tác phẩm viết về người phụ nữ được đưa vào giảng dạy trong
chương trình văn học phổ thơng ngày càng nhiều. Đặc biệt đối với hai tác
giả, cũng đã có một số tác phẩm như: "Tỳ bà hành" của Bạch Cư Dị, "Độc
Tiểu Thanh ký", "Long thành cầm giả ca" của Nguyễn Du.
Điều đó cũng đã chứng tỏ phần nào giá trị tư tưởng và giá trị nghệ
thuật những sáng tác viết về người phụ nữ của hai ông. Chọn đề tài này,
chúng tơi cũng muốn vừa đi sâu tìm hiểu từng tác phẩm cụ thể, vừa muốn

4


có một cái nhìn tổng diện, khái qt trong thơ viết về người phụ nữ của họ
để giúp cho việc ứng dụng giảng dạy sau này.
Cuối cùng, chọn đề tài chưa được ai quan tâm như một vấn đề
chuyên biệt này ngồi việc giúp cho bản thân có sự tích lũy vốn liếng kiến
thức, chúng tôi cũng được nhận thức sâu hơn một số vấn đề lý luận như:
giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, loại văn học, thể loại văn học, một số vấn
đề về lý thuyết, văn học so sánh.
3. Giới thuyết vấn đề
Đề tài đã xác định rõ "Vấn đề người phụ nữ trong một số bài thơ
của Bạch Cư Dị và thơ chữ Hán Nguyễn Du".
Như vậy, trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi chỉ
đề cập tới một số bài thơ có nội dung viết về người phụ nữ của hai tác giả.

ở Nguyễn Du, chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát, nghiên cứu trong mảng thơ
chữ Hán.
Có một thực tế đối với việc thu thập, gom nhặt tài liệu của chúng tơi,
đó là: thơ viết về người phụ nữ của Bạch Cư Dị khơng được bố trí, sắp đặt
tập trung trong một tư liệu cụ thể mà lại nằm rải rác trong nhiều tuyển tập
khác nhau, hơn thế, dù sáng tác khá nhiều thơ về người phụ nữ nhưng việc
dịch ra tiếng Việt vẫn chưa hết, chỉ hạn chế trong một số bài.
Mặc dù vậy, trong khuôn khổ giới hạn của luận văn này cùng với kết
quả tra khảo tìm kiếm chúng tôi thu thập thống kê được một số lượng thơ
viết về người phụ nữ như sau:
- Bạch Cư Dị: 11 bài.
- Nguyễn Du: 8 bài
Dĩ nhiên, thơ viết về người phụ nữ của Bạch Cư Dị không dừng lại ở
con số đó, vẫn cịn một số tác phẩm chưa được dịch ra tiếng Việt, hiện còn
nằm trong "Bạch thị trường khánh tập".

5


Chúng tôi tiến hành thống kê khảo sát trong các tài liệu:
1. Thơ Đường (2 tập), Nxb Văn học, H.1987
2. Thơ chữ Hán Nguyễn Du (Lê Thước, Trương Chính)NXB Văn
học, 1978
3. Giáo trình văn học Trung Quốc - Đại học tổng hợp, 1958
* 11 bài thơ viết về người phụ nữ của Bạch Cư Dị cụ thể là:
1. Hậu cung từ.
2. Mẫu tử biệt.
3. Đại mãi tân nữ tặng Chư Kỹ.
4. Tỉnh để dẫn ngân bình.
5. Nghị hơn.

6. Lăng viên thiếp.
7. Quan nghệ mạch.
8. Phụ nhân khổ.
9. Thượng dương bạch phát nhân.
10. Tỳ bà hành.
11. Trường hận ca.
Đối với thơ chữ Hán Nguyễn Du chúng tôi đã tập hợp được 8 bài thơ
trong Tuyển tập “Thơ chữ Hán Nguyễn Du" (Lê Thước – Trương Chính),
NXB Văn học 1978. Cụ thể là:
1. Điếu La Thành ca giả.
2. Vọng phu thạch.
3. Ngộ gia đệ cựu ca cơ.
4. Dương phi cố lý.
5. Tạm liệt miếu.
6. Độc Tiểu Thanh ký.
7. Sở kiến hành.
6


8. Long Thành cầm giả ca.
Mặt khác, đi sâu tìm hiểu đề tài này, chúng tôi không giải quyết vấn
đề lý thuyết văn học so sánh mà chỉ vận dụng nó như một yếu tố bổ trợ cho
việc nghiên cứu làm sáng rõ điểm giống nhau và khác nhau của vấn đề
người phụ nữ trong thơ Bạch Cư Dị và thơ chữ Hán Nguyễn Du.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài "Vấn đề người phụ nữ trong thơ Bạch Cư Dị và
thơ chữ Hán Nguyễn Du" chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp khác nhau
như phương pháp đối chiếu, so sánh, phân tích, tổng hợp, khảo sát thống kê
và một số phương pháp hỗ trợ khác. Trong đó, chủ yếu vẫn là phương pháp
đối chiếu so sánh.


7


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: NHỮNG NÉT TƢƠNG ĐỒNG CỦA VẤN ĐỀ PHỤ NỮ

TRONG THƠ BẠCH CƢ DỊ VÀ THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU
1.1. Đối tƣợng và nội dung phản ánh
Viết về người phụ nữ là cảm hứng nhân văn tuôn chảy trong thi ca
mọi thời đại, vì thế mà vấn đề người phụ nữ trở thành mảnh đất quen thuộc,
màu mỡ để các tác giả từ Đông sang Tây, từ Phục Hưng tới Châu Âu thể
hiện nhận thức, tài năng, tư tưởng, thái độ, tình cảm của mình trong những
sáng tác viết về cuộc đời, số phận người phụ nữ.
Từ thơ Đường (618 - 907) tới văn học trung đại Việt Nam, nói hẹp
hơn là từ Bạch Cư Dị tới Nguyễn Du, mạch nguồn cảm xúc người phụ nữ
bám rễ từ hiện thực xã hội, nảy nở thành những "hoa", những "quả". Đó
chính là những tác phẩm cụ thể có giá trị.
Cuộc đời, số phận, phẩm chất của người phụ nữ trong thơ Bạch Cư
Dị và thơ chữ Hán Nguyễn Du trở thành đặc trưng, thành điểm sáng thẩm
mĩ trong sáng tác thơ ca của hai ơng. Góp phần làm nên đóng góp to lớn
của hai ơng đối với thơ ca mỗi nước trên thế giới. Viết về người phụ nữ,
Bạch Cư Dị và Nguyễn Du cùng đề cập tới nỗi khổ của họ: Khổ vì áp bức
bóc lột giai cấp, khổ vì chế độ nam quyền, khổ vì những quy định bất cơng,
bất hợp lí trong tình u và hơn nhân, có tài sắc thì bị ruồng rẫy, vùi dập…
Bạch Cư Dị đã khái quát:
"Nhân sinh mạc tác phụ nhân thân
Bách niên khổ lạc do tha nhân"
(Người ta sinh ra chớ nên làm con gái
Trăm năm sướng khổ do người khác quyết định).

Trong "Văn chiêu hồn", một thi phẩm viết bằng chữ Nơm nổi tiếng
của Nguyễn Du, cũng có sự khái quát tương tự:
"Đau đớn thay phận đàn bà
Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu".
8


Người phụ nữ trong xã hội phong kiến là nạn nhân, người gánh chịu
nặng nề nhất từ biến động xã hội tới những quy định, luật lệ phi lí, tàn
khốc. Nỗi khổ của những người phụ nữ ấy là hiện thực đi vào trong thơ
Bạch Cư Dị và thơ chữ Hán Nguyễn Du, trở thành điểm chung của lòng
nhân đạo và giá trị tố cáo sâu sắc.
Trong thơ Bạch Cư Dị và thơ chữ Hán Nguyễn Du, đối tượng người
phụ nữ được cả hai tác giả đề cập tới là đối tượng phụ nữ lao động nghèo;
đối tượng phụ nữ là cung phi; đối tượng phụ nữ là ca nhi kĩ nữ.
1.1.1. Hình tƣợng phụ nữ lao động nghèo
Họ là người chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ bóc lột tô thuế, ruộng
đất cộng với thiên tai, mất mùa đẩy họ vào hoàn cảnh túng quẫn, khổ sở.
Bạch Cư Dị nói tới bà mẹ vừa địu con trên lưng, vừa lầm lũi cặm cụi
mót những hạt lúa cịn sót lại trên đồng trong cái nắng như thiêu như đốt và
trong khung cảnh lao động vất vả của những người nông dân. Đó là hình
ảnh bà mẹ trong bài "Quan nghệ mạch":
"Phục hữu bần phu nhân
Bão tử tại kì bàng
Hữu thủ bỉnh di tuệ
Tả tý huyền tuệ khng".
(Lại có một bà nghèo
Bế con đứng bên cạnh
Tay phải cầm những bông lúa mót được
Cánh tay trái đeo cái giỏ rách).

[13 - 336]
Câu chuyện người đàn bà kể khắc sâu nỗi tủi khổ, sự thảm thương
đầy nghịch lý - bà rơi vào cảnh ngộ ấy là vì:
"Gia điền thâu thuế tận
Thập thử sung cơ trường"
(Ruộng nhà nộp thuế hết
9


Mỗi chút này ăn cho đỡ đói lịng).
Trong khung cảnh lao động cực nhọc, thấm tháp mồ hôi, tác giả đưa
vào hình ảnh bà mẹ nghèo địu con đi mót lúa khiến chúng ta liên tưởng
thấy dấu vết chung trong “Sở kiến hành” của Nguyễn Du và hình ảnh bà
mẹ ăn xin:
“Hữu phụ huề tam nhi
Tương tương tọa đạo bàng
Tiểu dạ tại hồi trung
Đại giả trì trúc khng”
(Một mẹ cùng ba con
Lân la bên vệ đường
Đứa bé ơm trong lịng
Đứa lớn tay mang giỏ).
[15 – 449]
Sự xuất hiện trên đường cảnh “Một mẹ cùng ba con” dật dờ, xiêu
vẹo, “lần phố xin miếng ăn” để rồi hứa hẹn một cái chết thảm thương nơi
đầu sông cuối rãnh tác động mạnh mẽ tới tâm lí, tình cảm của người đọc.
Tác giả quan sát kỹ từ dáng điệu đến nét mặt, quần áo đến chiếc giỏ,
tất cả đều gợi lên một sự tàn tạ, xơ xác đến khổ sở:
“Khuông trung hà sở thịnh
Lê hoắc tạp kỳ khang

Nhật án bất đắc thực
Y quần hà khng nhương”.
(Trong giỏ đựng những gì
Mớ rau lẫn tấm cám
Nửa ngày bụng vẫn không
Quần áo vẻ co dúm).
[15 – 449]

10


Người phụ nữ trong bài thơ chịu hậu quả trực tiếp của mất mùa, đói
kém, có nguyên nhân từ sự bóc lột thậm tệ của bọn quan lại. Gần cuối bài
thơ, tác giả đã vẽ lại cảnh tiệc tùng, ăn uống xa xỉ của bọn quan lại. Đó là
sự đối lập, tương phản gay gắt và thảm khốc:
“Lộc câu tạp ngư xú
Mãn trác trần tư dương
Trưởng quân bất hạ tự
Tiểu môn chỉ lược thường”.
(Vây cá hầm gân hươu
Lợn dê mâm đầy ngút
Quan lớn không gắp qua
Các thầy chỉ nếm chút).
[15 – 499]
Dẫn ra sự đối lập đến tàn nhẫn này, giọng thơ trở nên gay gắt, thể
hiện sự bất bình cao độ:
“Bát khí vơ cổ tích
Lân cẩu yếm cao lương
Bất tư quan đạo thượng
Hữu thử cùng nhi nương”.

(Thức ăn thừa đổ đi
Quanh xóm no đàn chó
Biết đâu trên đường quan
Có mẹ con khổ).
[15 – 449]
Trong “Quan nghệ mạch”, Bạch Cư Dị đã có sự liên hệ của bản thân
dựa trên hoàn cảnh của bà mẹ trong bài thơ. Thực chất, đó là sự phản ánh
thực tại và là sự day dứt, băn khoăn về số phận con người, đặc biệt là người
phụ nữ.

11


Dường như ông đã thấy rõ sự vô lý, đối xử tàn tệ của xã hội đối với
người phụ nữ - Mặc dù họ cũng là lực lượng lao động quan trọng, quanh
năm bươn bả, lam lũ, thế nhưng những gì họ thu nhận được là con số 0, họ
rơi vào thảm cảnh đói khổ. Tác giả như cũng bất bình với thực trạng vơ lý
ấy:
“Kim ngã hà cơng đức
Tằng bất sự nông trang
Lại lộc tam bất thanh
Tuế án hữu dư lương”
(Nay mình có cơng đức gì
Cha từng mó tay vào việc nông trang
Thế mà lương làm quan đến ba trăm thạch
Hết năm ăn vẫn còn thừa”.
[13 - 336]
Như vậy, cả Bạch Cư Dị và Nguyễn Du đều đã có sự đề cập và thể
hiện sâu sắc tới đối tượng người phụ nữ lao động nghèo. Nhưng không
dừng lại ở đấy, cả hai ơng cũng đều đã có sự tiếp cận với hiện thực có liên

quan đến đối tượng người phụ nữ khác. Đó chính là đối tượng người cung
phi.
1.1.2. Hình tƣợng cung phi
Viết về đối tượng phụ nữ này, Bạch Cư Dị có “Trường hận ca”,
Nguyễn Du của chúng ta thì viết “Dương phi cố lý”. Tất nhiên cùng nói tới
một đối tượng có thật trong lịch sử Trung Quốc là Dương Quý Phi, nhưng
“Dương phi cố lý” lại là cảm thức chủ quan của Nguyễn Du đối với hiện
thực lịch sử Trung Quốc – hiện thực có liên quan tới nhân vật Dương Quý
Phi.
Chế độ xã hội phong kiến tập trung quyền lực cao nhất vào tay một
người. Đó chính là ơng Hồng (ơng vua). Dưới người ấy có hàng loạt cung
tần, mĩ nữ. Những người phụ nữ được tuyển vào cung giống như “cá chậu
12


chim lồng”, suốt đời bị trói buộc trong cung cấm “chưa chết thì thân chẳng
được ra”.
Cả “Trường hận ca” và “Dương phi cố lý” đều là cái nhìn mới mẻ,
nhân đạo, rộng lượng của Bạch Cư Dị và Nguyễn Du đối với người đàn bà
(Dương Quý Phi) từng bị lịch sử lên án. Cả hai tác giả đều đã nhìn thấy
phần “đáng thương” hơn “đáng tội” của người phụ nữ này: cái chết của
Dương Quý Phi được Nguyễn Du diễn tả trong mối thương cảm ngầm chứa
sâu kín dưới lớp vỏ ngôn từ:
“Lang tạ đàn hồng vô mịch xứ
Đông phong thành hạ bất thăng bình”
(Khơng tìm thấy đâu những cánh hoa hồng tàn rơi bừa
bãi.
Dưới thành gió thổi tình khơn xiết).
Bạch Cư Dị viết:
“Uyển chuyển nga mi mã tiền tử

Hoa điền ủy địa vô nhân thu
Thúy Kiều kim trước ngọc tao đầu”
(Gái mày ngài phải quằn quại chết trước đầu ngựa
Bơng hoa vàng, cành thúy liễu, hình kim tước và trâm
ngọc cài đầu, rơi rắc trên mặt đất chẳng còn ai nhặt).
[13 – 153]
Trong hai tác phẩm thơ này, Bạch Cư Dị và Nguyễn Du đã nhìn thấy
nhân vật Dương Quý Phi không phải là “tội nhân” mà là nạn nhân của lịch
sử. Cái chết của Dương Quý Phi như là một nỗi oan lớn, như dấu chấm
than về cuộc đời của một trang tuyệt sắc, là dấu chấm hỏi chĩa thẳng vào xã
hội:
“Tự thị cử triều không lập trượng
Uổng giao thiên cổ tội khuynh thành”
(Trách kẻ đầy triều đồ đứng phỗng
13


Oan ai nghìn thuở thội khuynh thành).
[15 – 292]
Như vậy, thông qua nhân vật Dương Quý Phi, hai tác giả cũng đã
phần nào thể hiện một cách sâu sắc thái độ, tình cảm của mình đối với số
phận của người phụ nữ mà tác giả cho đó là người có “nỗi oan thiên cổ”.
Tuy nhiên, xét về đối tượng và nội dung phản ánh, đề cập tới hình
tượng người phụ nữ là cung phi chưa phải là tất thảy của cái chung đối với
hai tác giả mà sự gặp gỡ của hai ơng cịn thể hiện thơng qua đối tượng
người phụ nữ là ca nhi, kỹ nữ.
1.1.3. Hình tƣợng ca nhi, kỹ nữ
Nguyễn Du đề cập tới đối tượng phụ nữ này trong nhiều bài thơ,
nhưng tiêu biểu là “Long Thành cầm giả ca”. Bạch Cư Dị cũng có một
“viên ngọc thơ” tuyệt tác là “Tỳ bà hành”. Bài thơ này được xem là đỉnh

cao của thơ ca và đỉnh cao trong loại thơ viết về người phụ nữ của tác giả.
Hình tượng người phụ nữ trong bài thơ tiêu biểu cho rất nhiều những
người phụ nữ có hồn cảnh tương tự.
Trong xã hội phong kiến, phụ nữ bị khinh rẻ, ca nhi, kỹ nữ bị coi như
là một thứ đồ chơi. Khi đã tàn phai nhan sắc, họ bị vứt ra ngồi lề cuộc
sống, chịu những va động xơ đẩy của cuộc sống, sống trong cảnh cô đơn,
lạnh lẽo.
Người phụ nữ trong “Tỳ bà hành” vừa có tài, vừa có sắc, vừa có
tình. Người như thế đáng lẽ phải được hưởng một cuộc sống hạnh phúc nhưng xã hội phong kiến là xã hội “ghét tài, ghét đẹp, vùi dập cơng lý, chính
nghĩa” [4 – 123]. Từ hiện thực tàn nhẫn, phi lý ấy, Bạch Cư Dị đã xây
dựng thành cơng hình tượng người phụ nữ đánh đàn. Cuộc đời tâm sự của
nhân vật này dường như được biểu thị qua tiếng đàn và rõ nhất, trực tiếp
nhất qua lời tự thuật của nàng: Xưa kia vốn là người kẻ chợ, trú ở lân la,
học đàn từ thuở 13, năm 18 tuổi đã nổi tiếng:
“Khúc bại thường giáo thiện tài phục
14


Trang thành mỗi bị thu nương đố
Ngũ lăng niên thiếu tranh triền đầu
Nhất khúc hồng tiêu bất tri số”.
(Gã thiện tài sợ phen dừng khúc
Ả thu nương ghen lúc điểm tô
Ngũ Lăng chàng trẻ ganh đua
Biết bao the thắm chuốc mua tiếng đàn).
[13 – 153]
Người phụ nữ ấy đã từng là người nổi tiếng, mua vui cho bao nhiêu
khách nhưng lại cô đơn, lạnh lẽo lúc về già. Những ba động của cuộc đời
xô đẩy tới bước giang hồ lưu lạc:
“Khứ lai giang khẩu thủ không thuyền

Nhiễu thuyền minh nguyệt giang thủy hàn”
(Thuyền không đậu bến mặc ai
Quanh thuyền trăng dãi nước trôi lạnh lùng)
[13 - 153]
Cuộc đời, số phận của người kỹ nữ trong bài thơ là thực tại được
phản ánh. Hiện thực phản ánh cũng quan trọng, nhưng quan trọng hơn là
thái độ của tác giả đối với hiện thực ấy. Bài thơ là những nét hiện thực sâu
sắc về xã hội phong kiến trung Đường. Số phận người kỹ nữ trong bài thơ
tiêu biểu cho lớp ca nhi, kỹ nữ bấy giờ. Đồng thời tác phẩm cũng là sự thể
hiện tâm tư, tình cảm, thái độ của tác giả trước cảnh ngộ đáng thương của
người kỹ nữ.
Tác giả Nguyễn Du của chúng ta cũng có một thi phẩm có nội dung
ý nghĩa tương tự. Đó là bài “Long Thành cầm giả ca”, bài thơ vừa khái
quát những biến động xã hội và những biến động trong cuộc đời cả một người phụ nữ tài hoa, vừa thể hiện sự suy ngẫm sâu sắc của tác giả trước hiện
thực xơ đẩy người phụ nữ vào hồn cảnh ấy. Cách cấu tứ ở việc xây dựng
hình tượng người phụ nữ đánh đàn của hai bài thơ “Tỳ bà hành” (Bạch Cư
15


Dị) và “Long Thành cầm giả ca” (Nguyễn Du) là tương tự nhau. Có khác
nhau chăng chỉ là ở thời điểm gặp gỡ và hoàn cảnh cụ thể của nhân vật.
Trong lời tựa, Nguyễn Du viết “Người gảy đàn đất Long Thành ấy
khơng rõ họ tên là gì nghe nói thuở nhỏ nàng học đàn Nguyễn trong đội nữ
nhạc ở cung vua Lê, quân Tây Sơn kéo ra, các đội nữ nhạc kẻ chết, người
bỏ đi, nàng lưu lạc ở các chợ, ôm đàn hát rong”.
Người phụ nữ ấy đã từng tài sắc lừng danh một thời nhưng sau 20
năm gặp lại người con gái năm xưa tác giả đã gặp nay đã biến đổi khác
hẳn: Tàn phai nhan sắc, tàn tạ dáng hình, đau đớn ở chỗ tồn tại mà như
không tồn tại:
“Tịch mạt nhất nhân phát bán hoa

Nhan sắc thần khơ hình lược tiểu
Lang tạ tàn mi bất sức trang
Thùy tri, tựu thị, đương thời thành trung đệ nhất diện”.
(Phía cuối chiếu một người tóc hoa râm
Nét mặt võ vàng, thần sắc khô khan
Môi mày phờ phạc không điểm tơ
Ai biết đó là người kỳ diệu nhất bậc kinh thành lúc bấy giờ).
[15 – 231]
Hình tượng người phụ nữ trong bài thơ là sự khái quát từ rất nhiều
người phụ nữ đáng thương như thế. Nguyễn Du đã đứng cao hơn những
người cùng thời ở cái nhìn nhân đạo đối với người phụ nữ.
Do đó, điểm gặp gỡ, tương đồng của Bạch Cư Dị và Nguyễn Du
cũng chính là điểm gặp gỡ của lòng nhân đạo thống thiết đối với cuộc đời,
số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Như vậy, ở đối tượng và nội dung phản ánh, hai tác giả đã có sự nhìn
nhận và phản ánh chung về các đối tượng: Phụ nữ lao động nghèo, phụ nữ
cung phi, ca nhi kỹ nữ. Đề cập tới những đối tượng này, hai ông tuy ở hai
thời đại, hai đất nước khác nhau, song cũng đã có cái nhìn, quan điểm tiến
16


bộ thể hiện trong việc mơ tả, bày tỏ tình cảm thái độ đối với cuộc đời, số
phận của những người phụ nữ bị xã hội chà đạp, vùi dập một cách không
thương tiếc.
Song điểm tương đồng của hai tác giả khi đề cập tới vấn đề phụ nữ
không dừng lại ở đó.
1.2. Nghệ thuật biểu hiện
Vấn đề hình thức (nghệ thuât) thể hiện nội dung là vấn đề có liên
quan tới tài năng, cá tính sáng tạo của nhà văn. Trong một tác phẩm nghệ
thuật bao giờ cũng tồn tại hai phương diện: nội dung và hình thức vì “nội

dung và hình thức là một cặp phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, ở những tác phẩm văn học chân chính, có giá trị thẩm mỹ cao, hình
thức và nội dung có sự thống nhất hài hồ cao độ. Mối liên hệ biện chứng
đích thực giữa nội dung và hình thức vẫn là một mối tương quan cơ bản
nhất của tác phẩm văn học” [12 – 249].
Trên kia, chúng tôi đã xét điểm tương đồng về đối tượng và nội dung
phản ánh trong thơ của hai tác giả. Bên cạnh đó, xét về hình thức biểu hiện,
thơ viết về người phụ nữ của hai ông cũng có những điểm tương đồng.
Cũng phải thấy rằng, hình thức của tác phẩm văn học là một phạm trù rộng
lớn và phổ quát, tuy nhiên điểm tương đồng cụ thể và rõ nhất trong nghệ
thuật biểu hiện của hai tác giả này khi đề cập tới vấn đề người phụ nữ là:
Hình thức ngơn ngữ, thể thơ, phương thức phản ánh.
1.2.1. Hình thức ngơn ngữ
Có một điều đã rõ rằng: cả hai ông đều viết bằng thứ chữ truyền
thống của dân tộc Trung Quốc là chữ Hán. Nguyễn Du đã sử dụng thứ chữ
này nhuần nhuyễn không kém Bạch Cư Dị. Văn hố Trung Quốc nói
chung, chữ Hán nói riêng ảnh hưởng rất sâu đậm vào xã hội Việt Nam thời
phong kiến nhưng đó là vấn đề mà chúng tơi sẽ trình bày ở chương 3. Điều
cần nói trước hết ở đây dó là: Nguyễn Du cùng với một số tác giả khác của
Việt Nam đã tiếp thu nền văn học viết bằng chữ Hán của Trung Quốc với
17


tinh thần mạnh dạn, đấu tranh chống lại nạn đồng hoá, dị biệt để xây dựng
nền văn học dân tộc đậm đà màu sắc truyền thống.

1.2.2. Thể thơ
Nói tới thơ Đường là nói tới loại thơ sáng tác đời Đường. Đó là loại
thơ có ngơn ngữ nhìn chung trong sáng tinh luyện. Nhà thơ Nguyễn Du đã
tiếp thu sáng tạo thể thơ này, thổi nên “phần hồn” cho những tứ thơ có giá

trị hiện thực “rất Việt Nam”.
Qua việc khảo sát, thống kê, chúng tôi nhận thấy rằng: Khi đề cập tới
vấn đề phụ nữ trong thơ của mình, hai tác giả Bạch Cư Dị và Nguyễn Du
đã sử dụng cả hai thể thơ: Thơ Cổ phong và thơ Đường luật.
Thơ Cổ phong (còn gọi là Cổ thể) là tên gọi thể loại thơ ra đời trước,
trong và sau đời Đường, không chịu sự quy định như thơ Đường luật.
Đặc điểm nổi bật của thơ Cổ Phong là không chịu sự gị bó, trói buộc
về số chữ, niêm, vần, luật. Thể thơ này rất có ưu thế trong việc phản ánh
hiện thực cuộc sống và giải bày tâm tư tình cảm của con người.
Thơ Đường luật là thuật ngữ thi học Trung Quốc thể loại thơ cách
luật được định hình và hoàn thiện ở thời Đường (cũng đựơc gọi là thơ cận
thể để phân biệt với thơ cổ thể), có quy định, luật lệ nghiêm ngặt về câu
chữ, vần, luật. Bạch Cư Dị và Nguyễn Du đều đã sử dụng tối ưu hai hình
thức thể loại này trong việc đề cập, phản ánh hiện thực.
Nói cách khác, đề cập tới nhân vật phụ nữ trong thơ ca của mình, hai
tác giả đã sử dụng nhuần nhụy hai thể thơ: Thơ Cổ Phong và thơ Đường
luật, chẳng hạn như các bài “Hậu cung từ”, “Đại mãi tân nữ tặng chư kỹ”
của Bạch Cư Dị là viết theo thể loại thơ Đường luật (Thất ngôn tứ tuyệt).
Các bài “Quan nghệ mạch”, “Lăng viên thiếp”…lại được viết theo thể thơ
Cổ Phong.

18


Đối với tác giả Nguyễn Du, những tác phẩm viết theo thể thơ Đường
luật “Tam liệt miếu”, “Vọng phu thạch”…Bên cạnh đó cũng có một số tác
phẩm viết theo thể loại thơ Cổ Phong như “Sở kiến hành”, “Long Thành
cầm giả ca”.
Như vậy, xét về hình thức biểu hiện hai tác giả đã cùng có những
điểm tương đồng về việc sử dụng hình thức ngơn ngữ và hình thức thể loại.

Khơng những thế, hai ơng cịn gặp nhau trên cả bình diện phương thức
phản ánh.
1.2.3. Phƣơng thức phản ánh
Các khái niệm tự sự, trữ tình trong lý luận văn học là dùng để chỉ các
loại văn học.
“Tự sự là khái niệm chỉ loại văn học phản ánh hiện thực bằng cách
kể lại sự việc thông qua một cốt truyện tương đối hồn chỉnh” (Từ điển
tiếng Việt).
“Trữ tình là khái niệm chỉ loại văn học phản ánh hiện thực bằng
cách biểu hiện những ý nghĩ, cảm xúc, tâm trạng riêng của con người , kể
cả bản thân người nghệ sĩ trước cuộc sống” (Từ điển tiếng Việt).
Ở đây, chúng tôi chỉ xét đến hai khái niệm tự sự, trữ tình như là
những yếu tố thuộc tính của loại văn học tự sự, trữ tình.
Hiện thực về số phận hồn cảnh, cuộc đời của người phụ nữ trong xã
hội phong kiến là bức tranh ám ảnh tâm thức đối với những tấm lòng nhân
đạo rộng lớn như Bạch Cư Dị, Nguyễn Du.
Hai tác giả đã có sự đề cập, phản ánh chân thực sinh động những ý
nghĩa, sắc thái phong phú, đa dạng của hiện thực có liên quan tới người phụ
nữ. Bạch Cư Dị và Nguyễn Du đều đã sử dụng hình thức tự sự trong thơ
một cách linh hoạt. Khơng chỉ phản ánh hiện thực hai ơng cịn trực tiếp bộc
lộ, bày tỏ cảm xúc, có khi là của nhân vật, có khi là của chính bản thân.

19


Phải nói rằng, sự kết hợp yếu tố tự sự, trữ tình cũng là điểm chung
khá rõ về nghệ thuật biểu hiện của hai tác giả khi họ đề cập tới vấn đề phụ
nữ trong thơ ca của mình.
Sự kết hợp yếu tố tự sự, trữ tình khơng những là đặc trưng nghệ thuật
trong thơ của hai tác giả mà cịn là yếu tố dẫn tới thành cơng, góp phần

khẳng định tài năng, vị trí của họ trong lịch sử văn học của mỗi nước. Nói
tới sự kết hợp đạt tới mức chuẩn mực, hai yếu tố tự sự, trữ tình, chúng ta
khơng thể khơng nói đến các thi phẩm: "Trường hận ca", "Tỳ bà hành" của
Bạch Cư Dị; "Long Thành cầm giả ca", "Độc Tiểu Thanh ký" của Nguyễn
Du. "Trường hận ca" (viết năm 806) là tác phẩm viết về mối tình giữa
Đường Minh Hồng và Dương Q Phi. Đó là thiên tình sử đã đi vào
truyền thuyết dân gian và được truyền tụng rộng rãi. Từ hiện thực có thật
trong lịch sử, Bạch Cư Dị khái quát lại thành bi kịch tình u giữa Đường
Minh Hồng và Dương Quý Phi - trong đó, tác giả đặc biệt thể hiện lòng
cảm thương sâu sắc đối với nhân vật Dương Quý Phi.
Nhưng trước hết là hiện thực lịch sử gắn liền với nhân vật. Tác giả
kể lại thiên tình sử, đồng thời để cho nhân vật trực tiếp bày tỏ tình cảm của
mình, cụ thể trong bài thơ là tâm trạng nhớ nhung, thương xót của Đường
Minh Hồng với nàng Dương Quý Phi:
“Quân thần tương cố tận triêm y
Đông vọng đơ mơn tín mã quy
Quy lai trì uyển giai y cựu
Phù dung như diện liễu như mi”.
(Đầm vạt áo vua tơi giọt lệ
Gióng dây cương ngựa tế về đơng
Cảnh xưa dương liễu phù dung
Vị cương, thái dịch hồ cung vện mười).
Nói theo thi pháp học hiện đại: lối kể chuyện (hình thức tự sự) trong
bài thơ tuân theo một kết cấu nhất định, đó là kết cấu tuyến tính. Diễn biến
20


của thiên tình sử đẫm lệ ấy có thể khái quát thành các chặng: yêu  chạy
loạn  chia biệt bằng cái chết của Dương Quý Phi  Đường Minh Hồng
nhớ nhung, thương xót. Bên cạnh yếu tố tự sự có ý nghĩa dàn dựng bộ

khung cho tác phẩm, tác giả cịn kết hợp hịa quyện sắc thái trữ tình. Đó
chính là phần “hồn” của tác phẩm. Đan kết hai yếu tố này để người đọc vừa
nhận biết một cách cụ thể sự việc (tri giác), vừa cảm xúc trực tiếp tới nhân
vật (xúc giác).
Yếu tố trữ tình của bài thơ vừa là cảm xúc của nhân vật, vừa là thái
độ tình cảm, cảm xúc của tác giả.
Chẳng hạn, khi tác giả bày tỏ hoàn cảnh chia biệt của hai người và
nỗi đau trong cảnh chia biệt:
“Nhất biệt âm dung lưỡng diểu mang
Chiêu Dương điện lý ân ái tuyệt
Bồng lai cung trung nhật nguyệt trường
Hồi đầu hạ vọng nhân hoàn xứ
Bất kiến Trường An kiến trần vũ”
(Một lần từ biệt đơi ngả cách mặt khuất lời
Tình ân ái ở điện Châu Dương thế là đoạn tuyệt
Ngày tháng trong cung bồng lai dài đằng đẵng
Ngoảnh mặt nhìn xuống cõi đời
Khơng thấy Trường An chỉ thấy bụi trần mù mịt)
[13 – 359]
Sự thương cảm, đồng tình của tác giả là cảm hứng chung thâu suốt
bài thơ: Từ những lời thơ đẹp đẽ ca ngợi mối tình chung thủy của họ tới cả
những câu thơ như khóc, như than cho số phận bi thương của nàng Dương
Quý Phi. Đó là những yếu tố mang lại màu sắc trữ tình cho thiên “Trường
hận ca” này. Bên cạnh “Trường hận ca”, “Tỳ bà hành” của Bạch Cư Dị
cũng được xem là bài thơ hay nhất, đạt tới mức tinh luyện về nghệ thuật kết
hợp tự sự và trữ tình.
21


Yếu tố tự sự của “Tỳ bà hành” thể hiện trước hết ở việc xây dựng

hai câu chuyện. Câu chuyện thứ nhất kể về cuộc gặp gỡ của tác giả và
người kỹ nữ chơi đàn tỳ bà, câu chuyện thứ hai là câu chuyện về cuộc đời
của người kỹ nữ.
Thông qua hai câu chuyện đó, tác giả đã khéo léo kết hợp yếu tố: tâm
tư, tình cảm của nhân vật và của chính mình. Sự tinh tế tới mức tài tình của
tác giả cịn thể hiện ở việc thơng qua hoàn cảnh, tâm sự của nhân vật mà
bày tỏ tâm sự của mình, tạo thành một mối đồng cảm sâu xa thật đáng trân
trọng.
Sự kết hợp yếu tố tự sự, trữ tình cịn thể hiện ở cách miêu tả ngoại
cảnh gắn với nội tâm.
Cảnh thiên nhiên: trăng, sông nước mênh mông, trầm lắng đưa con
người vào thế giới kỳ ảo, cô quạnh, mênh mông:
- “Phong diệp địch hoa thu sắt sắt”
(Quạnh hơi thu lau lách đìu hiu).
- “Biệt thời mang mang giang tẩm nguyệt”
(Nước mênh mông đượm vẻ gương trong).
- “Đông thuyền tây phảng tiễu vô ngôn
Duy kiến giang tâm thu nguyệt bạch”
(Thuyền mấy lá đông tây lặng ngắt
Một vầng trăng trong vắt lịng sơng)
- “Khứ lai giang khẩu thủ không thuyền
Nhiễu thuyền minh nguyệt giang thủy hàn”
(Thuyền không đậu bến mặc ai
Quanh thuyền trăng dãi nước trôi lạnh lùng).
[4 – 359]
Tiếng đàn và tâm sự về cuộc đời của người kỹ nữ là mối đồng cảm
sâu sắc đối với tác giả - chủ thể trữ tình của bài thơ. Đó chính là sự “đồng
thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”.
22



Tác giả đã kết hợp một cách uyển chuyển, hài hịa hai yếu tố tự sự,
trữ tình: kể để rồi bộc lộ tình cảm, miêu tả để rồi bày tỏ trực tiếp mối
thương tâm của mình đối với nhân vật. Những giọt nước mắt cuối bài thơ
chính là sự hội ngộ của những người “tri âm, tri kỷ”, những giọt nước mắt
từ một cuộc tri ngộ khơng hề có sự phân biệt kẻ thứ, trên, dưới như sự quy
định, của xã hội phong kiến:
“Thê thê bất tự hướng tiền thanh
Mãn tọa trùng văn giai yểm khấp
Tọa trung khấp hạ thùy tối đa?
Giang Châu Tư mã thanh xan thấp”.
(Điệu đàn sầu ai không giống như ban nãy nữa
Những người nghe thấy đều bưng mặt
Nước mắt của ai trong đám đó nhiều nhất
Ta – Tư mã Giang Châu vạt áo xanh ướt đẫm nước
mắt).
[4 – 153]
Trên kia, chúng tôi đã vừa làm sáng tỏ bút pháp kết hợp tự sự, trữ
tình đạt tới mức điêu luyện, hài hòa của tác giả Bạch Cư Dị.
Để thấy được rằng: trong thơ chữ Hán viết về người phụ nữ, Nguyễn
Du là bậc thầy trong việc sử dụng, kết hợp nhuần nhuyễn, khéo léo và có
hiệu quả hai yếu tố tự sự, trữ tình, chúng ta không thể không nhắc tới
những tác phẩm “Long Thành cầm giả ca” và “Độc Tiểu Thanh ký” của
ông. Dĩ nhiên, bút pháp này khơng dừng lại ở số ít bài thơ như vậy mà
chúng tôi chỉ muốn đưa ra những minh chứng tiêu biểu nhất để có thể thấy
rõ nhất điểm chung, sự tương đồng của hai tác giả về bút pháp kết hợp tự
sự, trữ tình. Đồng thời, khẳng định tài năng, vị trí của cả hai tác giả một
cách cụ thể hơn. Tác phẩm “Long thành cầm giả ca” của Nguyễn Du có
cấu tứ gần giống “Tỳ bà hành” của Bạch Cư Dị, tuy nhiên sự việc, hay nói
cách khác, hiện thực phản ánh trong bài thơ này là hiện thực của Việt Nam.

23


Yếu tố tự sự (câu chuyện về sự biến đổi của thời cuộc, của cuộc đời
nhân vật cô Cầm) kết hợp yếu tố trữ tình (sự bày tỏ mối đồng cảm sâu sắc
của tác giả đối với người phụ nữ đánh đàn sau 20 năm gặp lại).
Yêú tố tự sự của tác phẩm chính là câu chuyện về cuộc gặp gỡ giữa
tác giả sau 20 năm với người đánh đàn tài danh một thời, xoay quanh trục
gặp gỡ ấy, hàng loạt sự kiện, vấn đề được kể ra: sự biến động của cuộc đời
nhân vật gắn liền với sự sự biến động của thời cuộc. Đọc bài thơ chúng ta
bắt gặp những câu thơ giàu màu sắc tự sự:
“Long Thành giai nhân
Ttính thị bất kỳ thanh
Độc thiện Nguyễn cầm
Cử thành chi nhân dĩ cầm danh”
(Đất Long Thành khách giai nhân nọ
Khơng nhớ ra tên họ là gì.
Nguyễn cầm nổi tiếng đương thì
Tên cầm mượn của đàn kia gọi người).
Hoặc là những câu:
“Thử tịch hồi đầu nhị thập niên
Tây Sơn bại hậu dư nam thiên”
(Hai mươi năm tiệc qua nhanh
Tây sơn sụp đổ thì mình về nam).
Cuối bài thơ cũng là những giọt nước mắt khóc cho tài năng, sắc đẹp
bị hủy diệt một cách nhanh chóng:
“Thuấn tức bách niên năng kỷ thi
Thương tâm vãng sự lệ triêm y
Nam Hà quy lai đầu tận bạch
Quái để giai nhân nhan sức quy

Song nhãn trừng trừng không tưởng tượng
Khả liêu đối diện bất tương tri”.
24


(Ngẫm trăm năm thì giờ chợp mắt
Lệ thương tâm ướt vạt tà
Nam về đầu bạc ngẫm ta
Trách gì hương phấn bơng hoa chẳng tìm
Trừng trừng đơi mắt mơ màng
Quen mà hóa lạ nghĩ càng thêm thương).
[15 – 231]
Cuộc gặp gỡ, tri ngộ của tác giả và nhân vật người phụ nữ đánh đàn
kia và việc nhận ra tiếng đàn giống như sự tri âm, tri kỷ, đồng cảm tương
giao giữa Bá Nha và Chung Tử Kỳ. Như vậy, cái “gốc tự sự” làm cho cái
“ngọn trữ tình” của bài thơ vừa “vút cao”, vừa “thấm sâu”.
Qua “Độc Tiểu Thanh ký”, một lần nữa ta lại nhận diện thêm về tài
năng nghệ thuật của Nguyễn Du thông qua việc vừa sử dụng yếu tố tự sự,
vừa khéo léo bộc lộ tâm sự, tình cảm của mình đối với nhân vật. Sự biến
thiên của tạo vật, sự đổi thay của số phận con người tựa như vơ hình ấy cứ
tác động đến những cá nhân cụ thể, những kỳ quan cụ thể. Trên cái nền của
sự tàn phá khốc liệt này, nhà thơ dừng lại nhiều hơn ở nhân vật Tiểu
Thanh:
“Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư
Độc điếu song tàn nhất chỉ thư”
(Hồ Tây cảnh đẹp hóa gị hoang
Thổn thức bên trong mảnh giấy tàn)
[15 – 172]
Cuộc đời của nàng Tiểu Thanh là điển hình của hai nỗi oan lớn: hồng
nhan bạc phận, tài mệnh tương đố, cái chết của Tiểu Thanh là một khái

quát xót xa cho nỗi đau thân phận người phụ nữ
“Son phấn hữu thần lân tử hận
Văn chương vơ mệnh lụy phần dư””
(Son phấn có thần chơn vẫn hận
25


×