Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Yếu tố hiện thực và lãng mạn trong truyện và ký của nguyễn đình thi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (603.96 KB, 55 trang )

LỜI CẢM ƠN
Qua một thời gian nghiên cứu, được sự giúp đỡ và chỉ
bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn, thầy giáo phản biện
và sự chân thành của các thầy cô giáo trong tổ bộ môn văn
học Việt Nam, đến nay luận văn đã được hoàn thành .
Nguyễn Thi là một tác giả lớn có nhiều cống hiến cho
dịng văn học kháng chiến của nước nhà. Nghiên cứu về ông,
đặc biệt là yếu tố hiện thực và lảng mạn được thể hiện trong
những tác phẩm truyện và ký của ông đó là một vấn đề
không đơn giản.

Do khuôn khổ thời gian và năng lực có

hạn. chắc chắn đề tài luận văn sẽ khơng tránh khỏi những
khiếm khuyết. Kính mong q thầy cơ giáo và các bạn đồng
nghiệp góp ý kiến để luận văn hoàn thiện hơn.
Qua đây em xin bày tỏ lịng biết ơn thầy Ngơ Thái Lễ,
các thầy cô giáo khoa Ngữ Văn- trường Đại Học Vinh và bạn
bè đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn
Vinh, tháng 4 năm 2004
Sinh viên: PHẠM THỊ HỒNG QUYÊN

1


MỤC LỤC

Mở Đầu:

trang


1. Lý do chọn đề tài

3

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

6

3. Giới hạn và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

10

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

12

5. Cấu trúc luận văn

13

Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến đề tài

14

1.1 Một vài nét khái quát về chủ nghĩa hiện thực

14

1.1.1 Về thuật ngữ chủ nghĩa hiện thực


14

1.1.2 Yếu tố hiện thực đƣợc thể hiện rỏ nét ở thể loại truyện và ký

15

1.2 Một vài khái quát về chủ nghĩa lãng mạn

16

1.2.1 Về thuật ngữ chủ nghĩa lãng mạn

16

1.2.2 Yếu tố lãng mạn đƣợc thể hiện trong truỵên và ký

17

1.3 thuật ngữ truyện và ký

17

Chương II: Vị trí văn học sử của Nguyễn Thi trong nền văn học
Việt Nam hiện đại

19

Chương III :Yếu tố hiện thực và lãng mạn trong truyện và ký của
Nguyễn Thi


26

3.1 Ảnh hƣởng của thời đại đối với sáng tác của Nguyễn Thi

27

3.2 Yếu tố hiện thực trong truyện và ký của Nguyễn Thi

31

3.2.1 Tập trung ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng

33

3.2.2 Truyện và ký, Nguyễn Thi đề cập tới sự sàng lọc nghiêm khắc
của chiến tranh và sự phân hoá dữ dộ trong hàng ngũ cách mạng

46

3.3 Yếu tố lãng mạn đƣợc thể hiện trong truyện và ký của Nguyễn Thi 54
3.4 Hình thức biểu hiện

56

3.5 Hạn chế trong sáng tác của Nguyễn Thi

61

Kết luận


64

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
2


1.1 .Nền văn học cách mạng Miền Nam gắn liền với cuộc chiến tranh
cách mạng vĩ đại ngay trên mảnh đất Miền Nam “ Thành đồng tổ quốc”. Ra
đời từ trong lòng của cuộc chiến tranh tàn khốc, quật cƣờng, đầy nghiệt ngã
với nhiều hy sinh mất mát và co khơng ít những chiến cơng hào hùng nhƣng
nền văn học cách mạng Miền Nam vẫn thu đƣợc những thành tựu to lớn
đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Điều này đã đƣợc khẳng
định tại Đại hội Đại biểu toàn Quốc lần thứ IV của Đảng: “với những thành
tựu đã đạt được chủ yếu trong việc phản ánh hai cuộc chiến tranh vĩ đại của
dân tộc văn học nghệ thuật nước ta xứng đáng vào hàng ngủ tiên phong của
những nên văn học nghệ thuật chống đế quốc trong thời đại ngày nay”[3]
Trong sự phát triển của nền văn học cách mạng Miền Nam, các nhà văn giải
phóng đã trƣởng thành nhanh về nhiều mặt và đã trở thành một đội ngũ
đông đảo sung sức gồm nhiều thế hệ đến từ nhiều nơi khác nhau và từ nhiều
nguồn khác nhau. Do đó, họ đã đem vao sáng tác của mình những cách
nhìn, những lời cảm nghĩ và những phong cách thể hiện của họ cũng khác
nhau. Đặc biệt, trong mỗi sáng tác của lớp nhà văn cách mạng luôn đƣợc đặt
ra trong mối tƣơng quan giữa sáng tác hiện thực và lãng mạn, dễ đƣợc
ngƣời đọc chấp nhận đó là:”văn xi đã trở thành bức tranh chân thực của
cuộc sống và con ngƣời Việt Nam trong một thời kỳ quyết liệt và vẻ vang
nhất của lịch dân tộc.Từ đó, họ đã đóng góp riêng cho thành tựu văn học
cách mạng Miền Nam với nhiều thể loại phong phú, với những tìm tịi đổi
mới khơng ngừng về nội dung cũng nhƣ hình thức
1.2 Để hiểu rỏ nền văn học cách mạng Miền Nam và những tác giả, tác

phẩm tiêu biểu thuộc giai đoạn này. Nhƣng, do thời gian cung nhƣ trình độ
tƣ duy cịn hạn chế, ngƣời viết xin đi sâu nghiên cứu một tác giả tiêu biểu,
độc đáo của văn học cách mạng Miền Nam là Nguyễn Thi .
Cuộc đời nhà văn Nguyễn Thi diễn ra rất ngắn ngủi, ông hy sinh ở độ tuổi
40, số lƣợng tác phẩm của Nguyễn Thi để lại cho văn học cách mạng cũng
khơng nhiều, thậm chí có nhiều tác phẩm đang ở dạng phác thảo dang dở.
Nhƣng ơng có nhiều đóng góp lớn lao bởi vì mỗi tác phẩm của ơng tràn đầy
chất hiện thực và lãng mạn, giúp cho thế hệ sau hiểu đƣợc cả một giai đoạn
chiến tranh ác liệt nhƣng cũng rất hào hùng của lịch sử dân tộc. Mặc dầu
vậy, toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Thi đƣợc đánh giá cao. Ông
đƣợc xem là một kiểu mẩu cho lớp nhà văn chiến sĩ.
3


1.3 Tìm hiểu yếu tố hiện thực và lãng mạn trong truyện và ký của
Nguyễn Thi là tìm hiểu những nét đời sống trong sáng tác của ông. Nguyễn
Thi tiêu biểu cho lực lƣợng cầm bút trẻ, sớm đƣợc chuẩn bị một cách tích
cực từ trong cuộc kháng chiến chơng pháp và thực sự trƣởng thành trong
khói lửa của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nƣớc. Đồng thời ông cũng là
một trong những nhà văn có tên tuổi đã góp phần làm rạng rở sức sống của
nền văn học cách mạng Miền Nam .
Để khẳng địng vị trí của Nguyễn Thi khơng thể thiếu trong dịng văn
học
cách mạng Miền Nam, khi ơng hy sinh đã có nhận định rằng: Nguyễn Thi
đã ngã xuống, nhiều lớp trẻ phải tập hợp lại mới đứng đầy khoảng cách
dưới chân anh vừa bị bỏ trống. Cho đến mãi sau này khi xuân Diệu mất mới
đƣợc đánh giá nhƣ thế:”Xuân Diệu như cây đại thụ mà khi ngã xuống để
trống cả một vùng trời" ( Vũ Quần Phƣơng).
- Đội ngũ các nhà văn giải phóng rất đơng đảo, mổi ngƣời một cách đóng
góp riêng cho thành tựu văn học.Cũng một đề tài phản ánh cuộc chiến tranh

giải phóng dân tộc nhƣng anh Đức thì khác,nguyễn Trung Thành khác, Trần
Minh Hiếu khác... Ngƣời thì hấp dẫn chúng ta bằng chất trử tình mồng thắm
của thơ,ngƣời thì gây hứng thú bằng những căng thẳng đầy kịch tính hoặc
với cái bộn bề hùng tráng cả dáng dấp sử thi… Nhƣng Nguyễn Thi lại khác
có nét độc đáo riêng, ông mô tả và đi vào thế giới nội tâm nhân vật bằng
ngòi bút sắc sảo lời văn giản di mang đậm chất hiện thực và lãng mạn.
1.4 Đối với Nguyễn Thi, ông đã thể hiện cuộc sống trong mọi màu
sắc,âm điệu, cung bặc khác nhau của nó. Đó cũng là một nét đặc sắc trong
tài năng và phong cách Nguyễn Thi. Vì vậy, khi nói về Nguyễn Thi chúng
ta có thể nói về một cuộc sống rầt mực dữ dội bên cạnh một chiều sâu êm
dịu lặng lẻ của tâm tình, nói về sự phong phú của một chất thơ trong suốt
bên cạnh cái bộn bề hùng tráng của sử thi;nói về một bút pháp trử tình đơn
hậu bên cạnh khơng ít âm diệu trào phúng sâu cay.Tóm lại, nói về Nguyễn
Thi là nói về một phong cách đa dạng.
Quả là thế và hoàn toàn dể hiểu, khi ngƣời viết đó là Nguyễn Thi và
khi đối tƣợng miêu tả đó là hiện thực Miền Nam. Cho nên, có thể nói đóng
góp nhiều nhất của Nguyễn Thi cho nền văn học cách mạng Miềm Nam là
yếu tố hiện thực và lãng mạn trong truyện và ký của ông , một phong cách
4


ln gắng đạt đến mức tối đa để có thể thâu tóm cuộc sống ở dạng đúc kết
nhất.
Nhƣ vậy, nghiên cứu đề tài nay sẻ giúp chúng ta hiểu và đánh giá vị
trí của Nguyễn Thi trong dịng văn học cách mạng. ở đề tài này nghiên cứu
đến yếu tố hiện thực và lãng mạn là liên quan đế li luận văn học và kiến
thức văn học sử. Do vậy, sẻ giúp ngƣời viết cũng cố thêm kiến thức về lí
luận văn học và văn học sử.
Một lí do nửa để ngƣời viết tìm đến với đề tài này bởi Nguyễn Thi là
một tác giả có những tác phẩm đƣợc đƣa vào học ở trƣờng phổ thông.

Nghiên cứu đề tài này giúp ích cho việc nghiên cứu và giảng dạy sau nay.
Về Nguyễn Thi, từ trƣớc đến nay đã có nhiều tác giả đề cập trên các
báo, tạp chí văn học ...dƣới nhiều góc độ khác nhau, nhƣng chƣa có một
tác giả nào đi sâu nghiên cứu yếu tố hiện thực vạ lãng mạn trong truyện và
ký của ông.
Với những lí do trên ttơi chọn đề tài luận văn này là:”Yếu tố hiện
thực và lãng mạn được biểu hiện trong truyện và ký của Nguyễn Thi”.
Với đề tài này chúng tơi chỉ tập trung đi sâu tìm hiểu một ytong
những nét đặc sắc của ơng đó là yếu tố hiện thực và lãng mạn đƣợc thể
hiện qua các tác phẩm của ơng.Chúng tơi hy vọng luận văn này sẻ góp
phần khẳng định vị trí xứng đáng của tác giả-một nhà văn có tầm vóc, một
phong cách riêng biệt.Tác phẩm cũng nhƣ cuộc đời của Nguyễn Thi là một
trang đẹp trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.
Có thể nói Nguyễn Thi đã dành cho chúng ta những trang sách thạt
q.Nói về thành cơng của nhà văn dỉ nhiên, phải kể nhiều yếu tố.Song,
điều quan trong nhất vẩn là tâm hồn của tác giả.Nguyễn Thi là một tâm
hồn tha thiết yêu thƣơng và căm thù mảnh liệt.Điều đó khiến những trang
viết của ơng giàu về hình tƣợng và mổi hình tƣợng đều làm cho chúng ta
rung động và để lại dấu ấn sâu sắc.Rỏ ràng ả là hiếm có ngƣời viết nào chỉ
với số trang ssó dịng ít ỏi lại dựng đƣợc chân dung nhƣ Nguyễn Thi nói là
kết quả sự trải đời hiểu ngƣời thật phong phú.
Vì vậy, khi nói tới Nguyễn Thi là ta ln hình dung tới đối tƣợng
đƣợc miêu tả đó là hiện thực Miền Nam.Một hiện thực đƣợc phản ánh
5


theo phong cách Nguyễn Thi – Một phong cách luôn đạt đến mức tối đa để
thâu tóm ở dạng đúc kết nhất.
Nguyễn Thi là một cây bút độc đáo và trƣởng thành trong cuộc kháng

chiến chống Mỹ cứu nƣớc. Nguyễn Thi đƣợc giới phê bình nghiên cứu
cũng nhƣ đơng đảo bạn đọc nồng nhiệt quan tâm, dành cho ông sự cảm
phục chân thành và lòng mến mộ nhất định. Cho đến nay, ở các báo chí
trung ƣơng và địa phƣơng có nhiều bài phê bình , nghiên cứu của bạn bè
viêt về ông , về tác phẩm của ông. Đặc biệt là cơng trình của tác giả Nhị
Ca viết về đời riêng và tác phẩm của ông mang tên “Gương mặt cịn lại
Nguyễn Thi”. Mỗi ngƣời mỗi tác giả góp vào làm sáng tỏ những thành
công cũng nhƣ hạn chế của ơng.
Cố nhiên, ở đây chúng tơi khơng có ý đínhăp xếp đầy đủ một thƣ mục
về nghiên cứu Nguyễn Thi mà chỉ có tính chất điểm xuyết những ý kiến
tiêu biểu gắn với vấn đề đặt ra với tiểu luận.
Trƣớc tiên dẫn lời của giáo sƣ Phong Lê trong bài “Đặc sắc của
Nguyễn Thi” : “Nguyễn Thi viết ít, vài tuỳ bút, mười truyện ngắn, một
truyện vừa hoàn chỉnh , v phác thảo ký, truyện dài cịn dang dở. Thế
nhưng, đọc tác phẩm anh ai là không cảm nhận một nỗi xôn xao, day dứt
về “những điều trông thấy” và cũng xôn xao không kém là dữ dội, tiếng
vang của cuộc đời ấy trong chính tâm hồn mình” (7,49) .
Phải chăng “những điều trong thấy” đó là hiện thực của cả cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc của nhân dân ta ở miền nam qua những
trang viết của Nguyễn Thi .
Nhị Ca nhấn mạnh: “chiến tranh không bao giờ là một trị chơi dễ
dàng, mơ tả nó mà né tránh khía cạnh mất mát đau thương chỉ làm giảm giá
vinh quang của đau khổ vượt qua dủng cảm phấn khởi thắng lợi để rất thật
không kém các thất bị hi sinh trong chiến đấu Nguyễn Thi nói khá trọn vẹn
điều đó ngay giửa lúc đang nổ sung bảo vệ tính hiện thực nghiêm túc của
văn học nhìn mọi tổn thất khơng bị luỵ tác giả cũng khơng trình bày thắng
lợi xuôi chiều, vui vẻ. Chẳng cần leo lên mấp mé bờ vực Thắm khơng chon
tình huống gây cấn dử vững khiếu thẩm mỹ chân chính Anh đề cập tới

6



những trường hợp phổ biến nhìn chung vẻ được cân bằng hai mặt đen trắng
và các màu sắc trung gian của hiện tượng" [1,249].
Vủ Đức Phúc khi bàn về “truyện ngắn của Nguyển Ngọc Tấn”Ơng
viết: ‟‟Chúng ta có rất nhiều truyện ngắn hay và khá nhiễu tác giả suất sắc
về truyện ngắn trên tờ tạp chí này,đã có nhiều bài về truyện ngắn của Bùi
Viển, Bùi Đức ái, Nguyển Khải, Vủ Thị Thường, Nguyển Đinh Dủng, Anh
Đúc, Nguyển Trung Thành....không nói tới Nguyễn Ngọc Tấn là một thiếu
sót về cách nhìn và cách thể hiện cuộc sống mới, về phong cách dân tộc về
nhiều mặt khác của nghệ thuật viết truyện, tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tấn
đều có những khám phá khiến người ta khơng thể qn được" (11,45)
Qua đó, cũng có thể khẳng định đƣợc ngịi bút của Nguyển Thi rất
thành công trên lỉnh vực mô tả hiện thực.Viết về "sức sống của ngòi bút
Nguyển Thi‟‟, Nguyển Đăng Mạnh có kết luận "Khơng chỉ cuộc đời anh
dủng mà chính những trang viết của anh đã làm bằng chứng cho một cây
bút khơng bao giờ chịu đứng ngồi hay tụt lại đằng sau trong cuộc hành
quân vỉ đại của nhân dân ta để „‟đa phương hoá „‟,‟‟tiểu thuyết hoá „‟cuộc
đời anh đã bám riết lấy nó cho đến phút cuối cùng trên những mủi nhọn
nhất và những đỉnh cao nhất của nó bằng cả thể xác lẩn tâm hồn,để quan
sát,để ghi chép ,để suy nghĩ khám phá sáng tạo trong những ngôn ngữ chắt
lọc luôn từ cuộc sống ấy. Bới vậy, những tác phẩm anh để lại không phải là
những thứ nghệ thuật mỏng manh, mà thời gian dể dàng làm cho hư nát. Đó
là hiện thực cách mạng tự biểu hiện trong cái gân guốc, mảnh liệt nhất của
nó [10,239].
Mục đích của Nguyễn Thi là „‟Nhà văn muốn đứng trên hai bàn chân
bám chắc vào đất, vào hiện thực và lảng mạn. Từ bỏ mọi khoa trương, Nhà
văn hết sức cố gắng để chi tiết, hình ảnh ngơn từ ...tất cả phải như nó vốn
có ở đời, dẩu sự thực ở đời lấm khi tàn nhẩn‟‟[5].
Do vậy, ở tác phẩm ‟‟Những đứa con trong gia đình‟‟có ngƣời đã

trách Nguyển Thi là đã dựng lên những chi tiết ghê khiếp q nhƣ cảch địi
đầu với hình ảnh thằng Bé Việt „‟Đầu ba dưới đất không lượm,cứ nhè cái
thằng liệng đầu mà đá...‟’,hình ảnh một ngƣời vợ bồng con cắp rổ đi theo
giặc địi đầu chơng. Quả là ngịi bút của Nguyển Thi rất dử dội khi dựng lên
những hình ảnh kinh khủng nhƣ thế.Nhƣng tại sao phải né tránh sự dử dội,
kinh khủng nếu đúng đấy là hiện thực?
7


Đọc những tác phẩm truyện và ký của Nguyển Thi ta thấy nhà văn
luôn bám sát với hiện thực cuộc sống và những yếu tố lảng mạn,tác giả
thƣờng thể hiện trung thành với những nguyên mẫu đã đƣợc lựa chọn trong
thực tại. Chính những trang viết của anh đã làm bằng chứng cho một cây bút
khơng bao chịu đứng ngồi hay tụt lại đằng sau trong cuộc hành quân vĩ đại
của nhân dân ta.
Khi đọc những tác phẩm chính nhƣ „‟Những đứa con trong gia
đình‟‟,‟‟Người mẹ cầm súng‟‟,‟‟Mẹ vắng nhà‟‟...và những tác phẩm còn
dang dở nhƣ’ ‟Ở xã trung nghĩa‟‟,‟‟Ước mơ của đất‟‟,‟‟Cơ gái đất Ba
Dừa‟‟và nhất là‟‟Sen trong đầm‟‟có thể coi đó cơng tác chuẩn bị cho một
nhà văn tƣơng lai thực sự có tầm vóc lớn với những tác phẩm còn dang dở.
Nguyển Thi đã đạt đƣợc những rãnh cây kin mở đầu cho một phƣơng thức
canh tác mới,hứa hẹn một kết quả bội thu. Nhƣng mãi mãi ông đã nằm lại
nơi đỉnh xuất phát. Chiến tranh là vậy,hang triệu con chim vổ cánh mà
không bay đƣợc.
Viết về Nguyển Thi từ trƣớc đến nay đã có một số ngƣời quan tâm.
Thế nhƣng dẩu sao đó cũng là những bài viết nhỏ.Có tính chất tổng hợp
chung chung về cuộc đời cũng nhƣ sự nghiệp, chƣa có ai phát hiện đầy đủ
và thật đúng mực về Nguyển Thi cũng nhƣ chƣa thật đi sâu vào những vấn
đề cụ thể và khoa học.Là ngƣời của hậu thế,sự quan tâm đến con đƣờng vẻ
vang của một nhà văn-chiến sỹ, nhà văn chủ nghĩa anh hùng cách mạng đã

khiến chúng tôi đến với đề tài này.
Việc nghiên cứu ‟‟Yếu tố hiện thực và lảng mạn qua truyện và ký của
Nguyễn Thi‟‟qua đó để đánh giá đúng vị trí của Nguyễn Thi là hết sức quan
trọng.
Với tƣ cách là một tiểu luận khoa học, chúng tôi một mặt muốn gom
và tiếp tục những ý nghĩa những phác thảo của nhà nghiên cứu trƣớc.Tuy
nhiên, đây khơng phải là một sự lặp lại mà có kế thừa trên nguyên tắc đi sâu
vào vấn đề chính, từ đây cố gắng tìm ra những kiến giải của mình.
3. Giới hạn và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.
3.1 Giới hạn của vấn đề.
Đây là một đề tài mang tính tiểu luận nên chúng tơi khơng có tham
vọng nghiên cứu về tồn bộ những sáng tác của ơng.ở đây chúng tôi chỉ đi
8


sâu tìm hiểu ‟‟Yếu tố hiện thực và lảng mạn qua truyện và ký của Nguyễn
Thi‟‟.
Đề tài này có hai phƣơng diện cần đề cập:
Về lý luận: tìm hiểu yếu tố hiện thực và lãng mạn qua truyện và ký.
Về văn học sử: Chủ yếu là những tác phẩm của Nguyễn Thi.
Do đề tài mang tính văn học sử,có chú ý đến những vấn đề lý luận
nhƣng không phải là vấn đề chính.
3.1.1 Sáng tác của Nguyễn Thi chia làm 3 thời kỳ.
-Thời kỳ đầu với những bài thơ đầu tay- lối vào văn học của Nguyễn
Ngọc Tấn cho tới nay hầu nhƣ chẳng ai biết đến thơ Nguyễn Ngọc Tấn
nhƣng quả là Tấn đã từng bắt đầu bằng làm thơ.
- Thời kỳ thứ hai: đƣợc đánh dấu bằng những truyện ngắn của Nguyễn
ngọc Tấn ở những năm 60 ở miền Bắc với 7 truyện ngắn : Quê hương, Làm
việc,Xuông núi, Lao động quang vinh,Ttrăng sáng, Về nam, Món quà tết.
Nổi lên trên tất cả,bằng bạc suốt cả tập truyện là long thƣơng nhớ Miền

Nam.
-Thời kỳ thứ 3: Với bút danh Nguyễn Thi qua các tác phẩm thế kỷ.
Đây là chặng đƣờng mà Nguyễn Thi đạt đƣợc nhiều thành công xuất sắc
nhất. Do vậy, ở đề tài này phạm vi chúng tôi nghiên cứu chủ yếu từ giai
đoạn Nguyễn Thi vào Nam(1961) cho đên lúc hy sinh(1968), nghĩa là thời
kỳ chống Mỹ cứu nƣớc qua truyện và ký. Mặc dầu vậy, trong q trình
nghiên cứu, đây đó chúng tơi vẫn có sự so sánh giữa các thời kỳ sáng tác
khác nhau.
3.1.2. Khi đi sâu tìm hiểu chất hiện thực và lãng mạn chũng tôi tập
trung vào giai đoạn chống Mỹ cứu nƣớc qua các tác phẩm truyện và ký của
Nguyễn Thi thời kỳ này, cụ thể là:
Truyện ngắn :
Chuyện xóm tơi
Mùa Xn
Những đứa con trong gia đình
Mẹ vắng nhà
Dịng kinh Quê hƣơng
Ký:
Ngƣời mẹ cầm súng
Ƣớc mơ của đất
Sen trong đầm
9


Tiểu thuyết:

Cô gái đất Ba Dừa
Ở xã Trung Nghĩa

3.2 . Nhiệm vụ của đề tài:

Đề tài này đi sâu vào tìm hiểu yếu tố hiên thực và lãng mạn trong
truyện và ký của Nguyễn Thi. Yếu tố hiện thực và lãng mạn là một nét đặc
sắc trong sáng tác của ông. vậy yếu tố hiện thực và lãng mạn đó đƣợc biểu
hiện nhƣ thế nào? trên những phƣơng diện nào? đó là vấn đề mà độc giả và
những ngƣời nghiên cứu rất quan tâm. Bởi vì có hiểu rỏ chât hiện thực và
lãng mạn đó thì ngƣời ta có thể soi chiếu từ nhiều phía, giữ lại cho bạn về
sau biết bao bằng chứng sống, những xúc cảm tƣơi mát chân thực, những
dấu vết sốt dẻo mà đối vơí tƣơng lai lâu dài sau này hẳn là vốn quý không gì
thay đổi đƣợc.
Thành cơng của các nhà văn chống Mỹ cứu nƣớc trong đó có Nguyễn
Thi là thành cơng của ý thức phấn đấu bám sát hiện thực và lãng mạn ,
thành công của tinh thần trách nhiệm ngƣời viết nhằm làm ngƣời thƣ ký,
ngƣời chép sử của thời đại. Và chắc chăn đó sẽ là một trong những khởi
điểm quan trọng cho những khái quát nghệ thuật lớn, không chỉ là bây giờ
mà còn cho lâu dài sau này.
4. Phương pháp nghiên cứu
Tìm hiểu yếu tố hiện thực và lãng mạn trong truyện và ký của
Nguyễn Thi có sử dụng các biểu thức của lí luận văn học và văn học sử. Do
vậy, phƣơng pháp mà chúng tôi tiến hành ở đây là phân tích tơng hợp.
Trong đó có sự kết hợp của các phƣơng pháp khác nhƣ:
- Phƣơng pháp phân tích tác phẩm, cụ thể là loại truyện
- Phƣơng pháp phân tích lịch sử (có quan điểm lịch sử cụ thể trong
việc nhìn nhận đánh giá)
- Phƣơng pháp thống kê( qua những tác phẩm nhƣ:”ngƣời mẹ cầm
súng”,”những đứa con trong gia đình”...).
- Phƣơng pháp đối chiếu so sánh: so sánh Nguyễn Thi với các tác giả
khác nhƣ: Anh Đức, Nguyễn Trung Thành...
5. Cấu trúc luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, lời cảm ơn và danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung chính của luận văn sẽ đƣợc triển khai trong 3 chƣơng:

10


Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến đề tài.
Chương 2: Vị trí văn học sử của Nguyễn Thi trong nền văn học Việt
Nam hiện đại.
Chương 3: yếu tố hiên thực và lãng mạn trong truyện và ký của
Nguyễn Thi

Chương I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. Một vài nét khái quát về chủ nghĩa hiện thực:
1.1.1. Về thuật ngữ chủ nghĩa hiện thực:
Theo nghĩa rộng: chủ nghĩa hiện thực dùng để xác định mối quan hệ
giữa tác phẩm và hiện thực. Với khái niệm này, chủ nghĩa hiện thực gần nhƣ
đồng nghĩa với khái niệm sự thật đời sống vì tác phẩm nào cũng phản ánh
đời sống [16, 54]. (Cách hiểu này hiện nay khơng cịn đƣợc lƣu hành nữa).
Theo nghĩa hẹp: Thuật ngữ chủ nghĩa hiện thực đƣợc dùng để chỉ một
phƣơng pháp hiện thực hoặc một khuynh hƣớng, một trào lƣu văn học có
nội dung chặt chẽ xác định trên cơ sở nguyên tắc mĩ học sau đây:
- Mơ tả cuộc sống bằng hình tƣợng tƣơng ứng với bản chất của những
sự kiện của chính cuộc sống và bằng phƣơng thức điển hình hố các sự kiện
của sự sống.
- Thừa nhận sự tác động đôi bên giữa con ngƣời và hồn cảnh.
- Địi hỏi sự tái hiện chân thực "Những tính cách điển hình trong hồn
cảnh điển hình" [8] bên cạnh việc tái hiện chân thực các chi tiết.
Nhƣ vậy, việc nắm vững thuật ngữ chủ nghĩa hiện thực rất quan trọng
giúp chúng ta hiểu đƣợc hiện thực trong mệnh đề văn học phản ánh hiện
thực mà chúng ta ln nhắc đi nhắc lại. Điều đó phải đƣợc hiểu là cuộc sống

của con ngƣời với tất cả sự phong phú đa dạng của nó, bản chất và quy luật

11


phát triển của nó, chứ khơng phải chỉ là trong sự kiện, hiện tƣợng, chi tiết
ngẫu nhiên hoạt động bên ngoài của con ngƣời.
Trong cuốn "Về một số vấn đề lý luận cơ bản đang được tranh luận
trong cuộc sống đổi mới" do giáo sƣ Lê Bá Nhẫn chủ biên cũng cho rằng:
Mối quan hệ giữa văn học và hiện thực rất phức tạp. Một mặt, đó là tiếng
nói, cách nhìn của nhà văn về hiện thực, mặt khác là bản thân hiện thực
đƣợc phản ánh, ghi lại trong tác phẩm. Tính chân thực trong văn học, do đó
cũng khơng phải chỉ là tính chân thực của sự phản ánh, mà cịn là tính chân
thực lịch sử của thái độ, cách đánh giá và sự trung thực của nhà văn [4].
Cố Tổng bí thƣ Trƣờng Chinh cũng đã từng nói tác phẩm văn nghệ
phải thể hiện sự sống "Thật hơn sự sống thường là như thế" [2, 97]. tính
chân thực của hiện thực đƣợc phản ánh trong tác phẩm văn học nghệ thuật
đã trở thành một trong những đặc trƣng cơ bản của chủ nghĩa hiện thực xã
hội chủ nghĩa.
Văn học Việt Nam hiện đại từ chỗ phản ánh hiện thực một cách sơ sài,
khi bắt đầu tiếp xúc với chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa đã ngày càng
phản ánh hiện thực một cách sâu sắc nhất, trong những tác phẩm tiêu biểu
nhiều nhà văn trƣởng thành về tƣ tƣởng, tâm hồn và nghề nghiệp.
1.1.2. Yếu tố hiện thực thể hiện rõ nét ở thể loại Truyện và Ký:
Truyện và Ký viết về ngƣời thật việc thật đều có một tính chất chung là
viết về những sự việc xảy ra trong cuộc đời và những con ngƣời có thật, tên
tuổi khi vào tác phẩm cũng không thay đổi. Có thể nói Ký cũng rất gần gũi
với Truyện nhƣng khác với Truyện, Ký có quan điểm thể loại là tôn trọng
sự thật khách quan của cuộc sống, không hƣ cấu. "Nhà văn viết Ký ln chú
ý đảm bảo tính xác thực của hiện thực đời sống được phản ánh trong tác

phẩm. Sự việc và con người trong Ký phải xác thực hồn tồn có địa chỉ
hẳn hoi. Đó là vì Ký dựng lại sự thật đời sống cá biệt một cách sinh động
chứ khơng xây dựng các hình tượng mang tính khái quát: Tính khái quát do
tác giả thể hiện bằng suy tưởng [16].
Trong thể loại truyện trọng đặc biệt là tiểu thuyết thƣờng chú ý toí tính
khái quát cịn trang ký thƣờng chú ý đến tính cá thể hoá, chẳng hạn những
tác phẩm "Sống như Anh". "Người mẹ cầm súng" đã làm xúc động lòng
ngƣời. Đúng nhƣ Chế Lan Viên đã có lần viết "Đọc nhiều lần mà lần nào
12


cũng rưng rưng nước mắt". Vì đâu có những tác phẩm lôi cuốn chúng ta đọc
nhiều lần và gây cho chúng ta những xúc động mạnh mẽ đến thế ? Đó là
những tác phẩm viết về ngƣời thật, việc thật và đều thuộc thể Ký.
1.2. Một vài khái quát về chủ nghĩa lãng mạn:
1.2.1. Về thuật ngữ chủ nghĩa lãng mạn:
Trong đời sống, chƣc láng mạn đƣợc dùng với hai nghĩa:
- Chỉ những mơ ƣớc viển vông, xa thực tế, những điều khơng có thực.

- Chỉ những tƣ tƣởng lý tƣởng hoá hiện thực và khát vọng hƣớng đến
một tƣơng lai huy hồng dù đang cịn xa với hiện tại.
Trong nghiên cứu văn học và nghệ thuật học, thuật ngữ chủ nghĩa lãng
mạn nhằm chỉ một trào lƣu tƣ tƣởng nghệ thuật và phƣơng pháp sáng tác
của trào lƣu lúc đó đối lập với chủ nghĩa cổ điển. Trào lƣu này ra đời ở Tây
Âu sau cách mạng 1789, phát triển mạnh mẽ ở Châu Âu vào thế kỷ XVIII
đầu thế kỷ XIX. Chủ nghĩa lãng mạn phản ánh tâm trạng nhiều tầng lớp ở
Tây Âu nhƣ Anh, Pháp, Đức.
Chủ nghĩa lãng mạn ngoài cách hiểu là phƣơng pháp sáng tác của trào
lƣu văn học có tên gọi tƣơng ứng, còn đƣợc xem là một kiểu sáng tác tái tạo
(hay còn gọi là phƣơng thức sáng tác tái tạo) đối lập vơí kiểu sáng tác tái

hiện, tức là kiểu sáng tác hiện thực thiên về mô tả thế giới khách quan. Kiểu
sáng hiện thực (tái hiện) có thể bao gồm chủ nghĩa hiện thực thời kỳ phục
hƣng, chủ nghĩa hiện thực thời cổ điển, chủ nghĩa hiện thực phê phán, chủ
nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa… kiểu sáng tác lãng mạn (tái tạo) có thể
gồm phƣơng pháp sáng tác trong thần thoại, trong chủ nghĩa lãng mạn…
Khái niệm kiểu sáng tác rộng hơn khái niệm phƣơng pháp sáng tác.
Chủ nghĩa lãng mạn trong văn học nghệ thuật là sự phản ứng của nghệ
sĩ với chế độ đƣơng thời, nhƣng tuỳ theo thái độ phản ứng và cách thức tìm
hƣớng giải thoát của nghệ sĩ, chủ nghĩa lãng mạn sẽ thành hai hƣớng riêng,
khác nhau.

13


- Khuynh hƣớng tiêu cực với thái độ bi quan với thực tại, tình cảm
chán chƣờng và hồi niệm q khứ. Các đại diện xuất sắc của khuynh
hƣớng này là Satơbriăng, Lamactin, Avinhi.
- Khuynh hƣớng tích cực tràn trề niềm tin vào hiện tại và tƣơng lai, lạc
quan về nhân thế và khả năng cải tạo đời sống. Tiêu biểu cho khuynh hƣớng
này là V.Huy Gô, AMuytxê, G.Xăng. Họ nuôi dƣỡng cho ngƣời đọc hoài
vọng với lý tƣởng tự do, bình đẳng, bác ái gợi ra một thế giới tốt đẹp mà
mọi ngƣời đều sống trong sự hồ hợp vì tình thƣơng u.
Tóm lại, chủ nghĩa lãng mạn dù lãng mạn tiêu cực hay lãng mạn tích
cực đều có những điểm chung giống nhau. Bất mãn với thực tại, từ chối
thực tại vì họ quan niệm đó là một thực tại phi thẩm mỹ.

1.2.2. Yếu tố lãng mạn được thể hiện trong Truyện và Ký:
Truyện và Ký trong sáng tác của Nguyễn Thi đã phản ánh đƣợc hiện
thực cuộc sống. Cụ thể qua tác phẩm "Người mẹ cầm súng" miêu tả chị Út
Tịch, hình tƣợng hố ngƣời anh hùng là lãng mạn.

Chất lãng mạn còn thể hiện rất rõ trong các tác phẩm nhƣ "Những đưa
con trong gia đình", "Ước mơ của đất", "Sen trong đồng", "Người mẹ cầm
súng", "Dòng kênh quê hương", "Mẹ vắng nhà".
1.3. Thuật ngữ Truyện và Ký:
Ở đây thuật ngữ này mang tính chất giữa Truyện và Ký.
- Ký thì nghiên về ngƣời thật, việc thật, giá trị của Ký khơng chỉ mang
tính xác thực lịch sử mà nhất là ở chỗ nó mang tính xác thực điển hình.
những sự kiện, con ngƣời, tâm trạng… đƣợc nêu trong ký thƣờng là những
sự kiện, con ngƣời, tâm trạng có chọn lựa, có ý nghĩa khái quát đến một
mức nào đó.
- Truyện thì bào giờ cũng có cấu trúc bố cục rõ ràng là bao giờ cũng
gắn liền với nó cũng phải có cột truyện và gắn liền với cốt truyện là một hệ
thống nhân vật.
Nhƣ vậy, Nguyễn Thi đã chọn thể loại Truyện ký vì nó phản ánh đƣợc
nhiều mặt hiện thực và lãng mạn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc
14


ở miền Nam. Nghiên về thể loại Truyện và Ký, một trong những thế mạnh
của Nguyễn Thi.
Trong văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng tám, Ký giữ một vai
trị đặc biệt quan trọng. Nhiều tác phẩm Ký có giá trị lần lƣợt xuất hiện, góp
phần tạo nên bộ mặt đa dạng của đời sống văn học. Những tác phẩm ấy đã
phản ánh kịp thời, nhiều mặt của đời sống, bề bộn, phong phú, xứng đáng là
"Bộ đội tiền tiêu" của văn học nghệ thuật.

Chương II
VỊ TRÍ VĂN HỌC SỬ CỦA NGUYỄN THI TRONG NỀN VĂN HỌC
VIỆT NAM HIỆN ĐẠI


Có một triết gia đã từng nói rằng: Mọi cái chết đều giống nhau nhưng
khác nhau đó là cái cịn lại cho đời là những gì ? Nguyễn Thi của chúng ta
cũng sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, ở độ chín của tài năng nhƣng những sáng
tác của ơng để cho đời chứng tỏ chất lƣợng, bản lĩnh, sức mạnh nghệ thuật
hiện thực và lãng mạn đặc biệt của Nguyễn Thi đã làm cho tác phẩm của
ơng có một sức bao trùm, sức cảm, sức động viên lớn.
Không là danh nhân nhƣng có những con ngƣời mà cuộc đời và sự
nghiệp của họ mỗi lần có dịp nhìn lại, ta vẫn phát hiện đƣợc nét mới mẻ,
hiện đại của Nguyễn Thi - Nhà văn mặc áo lính, ngƣời lính viết văn đi đến
tận cùng cuộc đời binh nghiệp trong vị thế chiến sĩ xung kích gần 30 năm, là
thuộc không nhiều những con ngƣời nhƣ thế.
Nguyễn Thi là một nhà văn tuổi đời khơng dài, nhƣng vị trí văn học
của ông lại quan trọng. Bằng những tác phẩm văn học thành cơng, ơng có
nhiều đóng góp cho sự phát triển của Truyện, Ký và sớm minh chứng đƣợc
sự đúng trong đƣờng lối văn nghệ của Đảng, đƣờng lối hƣớng nhà văn đến
15


những mũi nhọn của cuộc sống, để có thể cầm bút với tƣ cách là một nhà
văn chiến sĩ, đánh giặc bằng vũ khí văn học lợi hại.
Ơng đi theo cách mạng với tƣ cách là một chiến sĩ và một nghệ sĩ,
chiến sĩ, có lần ơng đã thực sự đối diện với quân giặc và đã tự tay nổ súng
đánh trả. Ơng cịn viết báo, làm diễn ca, góp lời cho nhạc, làm những việc
tuyên truyền hàng ngày, cùng với sự say mê tận tuỵ của một nghệ sỹ. Là
nghệ sỹ, ông quan niệm sáng tác là một phần biểu hiện vật chất của cái hồn,
cái lõi của chiến sĩ trên. Hai con ngƣời, nghệ sỹ và chiến sỹ đó khơng hề
tách rời mà chuyển hố vào nhau.
Cũng nhƣ mỗi ngƣời dân Việt Nam khác, chiến đấu để dành quyền độc
lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc mình, Nguyễn Thi cũng có lịng
căm thù sâu sắc bọn cƣớp nƣớc và bán nƣớc. Ông đã tham gia và hoạt động

kháng chiến bằng khả năng và sức lực của mình. Là chiến sỹ, là nghệ sỹ,
ơng thấy đƣợc thực trạng và bản chất của cuộc chiến tranh, đứng về phía
bên ta lẫn về phía bên địch. Vì thế ơng đã chắt chiu, nâng niu những tình
cảm nhỏ và khí phách cao độ, từng hành động nhỏ mà anh dũng tuyệt với
của mọi lứa tuổi, mọi con ngƣời, ở mọi tầng lớp nhân dân ta, cũng nhƣ thấy
đƣợc sự hèn hạ man rợ, nham hiểm của kẻ địch. Nguyễn Thi là nhà văn rất
xơng xáo, có tinh thần trách nhiệm cao, ln có mặt kịp thời ở mũi nhọn
kháng chiến. Do đó, nhà văn rất am hiểu cuộc sống, đã đi vào cuộc sống để
lấy đề tài và cảm hứng sáng tác. Không phải Nguyễn Thi ngồi trong phịng
kín để tƣởng tƣợng ra, viết nên những tác phẩm của mình. Nếu nhƣ khơng
lặn lội ở chiến trƣờng, khơng nắm chắc đƣợc thực tế ở miền Nam, không đi
nhiều nơi tiếp xúc nhiều ngƣời thì làm sao Nguyễn Thi dựng nên đƣợc một
cuộc sống oi ngột nhƣ "Ở xã Trung Nghĩa" làm sao thấy đƣợc mâu thuẫn
trong nội bộ "Cơ gái đất Ba Dừa", hay sự phân hố dữ dội trong lòng hàng
ngũ của ta "Sen trong đồng".
Đứng vững trên cƣơng vị một ngƣời Việt Nam yêu nƣớc chân chính,
cảm nhận trên mảnh đất quê hƣơng Nam Bộ, Nguyễn Thi đã đem tồn bộ
cuộc đời mình đặt vào cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc. Ơng sống gắn liền
với mồ hôi xƣơng máu của nhân dân, nhất là với bộ đội, nông dân. Sức
mạnh và niềm tự hào của ngịi bút ơng chính là ở đó. Có thể nói những trang
viết của Nguyễn Thi không chỉ là kết quả của sự quan sát thông minh, công
16


phu mà trƣớc hết là tinh tuý của một cuộc đời, một chiến sĩ sẵn sàng hy sinh
trọn vẹn vì cách mạng, của một tấm lòng, một trái tim nhà văn - nhà nghệ
sỹ chan chứa tình cảm, tình yêu thƣơong trong sáng và căm thù mãnh liệt.
Là nhà văn - chiến sỹ, Nguyễn Thi có một cuộc đời hoạt động thật sôi
nổi. Ở ông luôn tồn tại hai mặt đối lập: Giàu tình cảm, tha thiết, đằm thắm
với bạn bè đồng chí, gia đình và cả những phong cách thiên nhiên… đồng

thời lại có một cài gì trầm mặc, quyết liệt không khoan nhƣợng. Cả hai mặt
trên đều đƣợc thể hiện một cách tự nhiên, chân thực. Con ngƣời nghệ sỹ
giàu xúc động, sống mãnh liệt và luôn vƣơn lên tầm cao và những suy
tƣởng và hnàh động mà ông cho là đúng nhất, cần thiết nhất ấy ở Nguyễn
Thi đã đƣợc biểu hiện một cách khá rõ qua thơ văn ông và cũng làm nên
những nét đặc sắc trong nghệ thuật của ơng.
Sáng tác của Nguyễn Thi có 3 giai đoạn.
Hồi tham gia du kích ở ngoại thàn
h Sài Gòn (Xã Tân Thời Tứ) và bộ đội miền Đơng Nam bộ, ơng đã viết
nhƣng chƣa có gì thành công lắm.
Khoảng những năm 1956 - 1962 làm việc ở Tạp chí văn nghệ qn đội,
ơng viết nhiều cả văn và thơ, tập hợp ở "Trăng sáng" (1969) và "Đôi bạn"
(1962) hai truyện ngắn này ông đã bộc lộ nghệ thuật dựng truyện tự nhiên,
một cách miêu tả tâm lý khéo léo, lối diễn đạt trong sáng, thể hiện một tấm
lịng thƣơng nhớ miền Nam, nơi bao đồng chí của ta đang quằn quại dƣới sự
tàn sát của quân thù, nơi ơng có ngƣời vợ trẻ và đƣa con gái bé nhỏ của ông
chƣa hề biết mặt.
Những mầm sống tài năng trên của Nguyễn Thi thực sự đƣợc phát triển
mạnh mẽ kể từ giai đoạn ông về Nam chiến đấu và sáng tác ở tạo chí văn
nghệ Quân đội giải phóng từ 1962 cho đến lúc hy sinh. Thời gian này ông
thƣờng xuống các đơn vị chiến đấu hay đến với phong trào du kích để đƣợc
gần gũi chiến sỹ và đồng bào.
Thực tế chiến trƣờng khiến ông trăn trở nhiều về nghề nghiệp. Ông tâm
sự với Nhà văn Nguyễn Trọng Oánh: "Viết đi, kinh nghiệm ở chiến trường
là phải làm liền, khơng viết nhanh thì người mới việc mới ào tới, chuyện sự
vụ chồng chất, cuối cùng tất cả mãi mãi sẽ là dự định". Trong khoảng thời
17


gian không dài, vừa xây dựng căn cứ, lực lƣợng, vừa chiến đấu, sản suất,

vừa nắm tình hình, vừa phải viết tranh thủ ở dƣới hầm, ở trên xuống lúc đi
công tác… là cây bút cần mẫn, tƣởng nhƣ mỗi trang viết của Nguyễn Thi
đều rút ra từ sổ tay ghi chép, để nhƣ thửa đất trồng cây những rãnh mạ tốt
cây nhổ lên từ chân ruộng màu mỡ. Do vậy, ông đã cho ra đời một khối
lƣợng tác phẩm không nhỏ, gồm các thể loại: Truyện, Ký, Thơ, Hoạ, Ca
khúc. Nhiều tác phẩm trong số đó đã đạt tới giá trị tƣ tƣởng và nghệ thuật
cao: Ngƣời mẹ cầm súng, Chuyện xóm tơi, Mẹ vắng nhà, Những đƣa con
trong gia đình, Dịng kênh q hƣơng, Sen trong đồng, Ƣớc mơ của đất, Ở
xã Trung Nghĩa. Các truyện này về sau đƣợc in trong tập "Truyện và Ký
Nguyễn" [18].
Một ngƣời bạn chiến đấu, một ngƣời bạn văn - Nguyễn Trọng Oánh đã
viết về Nguyễn Thi nhƣ sau: "Nguyễn Thi là nhà văn trưởng thành từ chiến
đấu. Trước khi cầm bút anh cầm súng. Anh mồ côi cha từ nhỏ sớm tham gia
cách mạng. cuộc sống tự lập, cuộc đấu tranh chịu đựng, gạt bỏ những mất
mát riêng tư trong tình cảm để lăn sâu vào chiến đấu đã làm cho anh sớm
có bản lĩnh tạo ra một Nguyễn Thi, và sau này một phong cách Nguyễn Thi
trong tác phẩm của anh. Lịch sử cả cuộc đời đã đánh dấu ấn rất rõ trên
những trang tác giả của anh để lại những thành công và hạn chế".
Dƣờng nhƣ đọc tác phẩm của Nguyễn Thi, ta có cảm giác thoả mãn
đầy đủ của ngƣời đƣợc ăn cây chín bày trên bàn tiệc. Đọc sổ tay ta lại tò
mò, ngạc nhiên nhƣ lạc vào khu rừng rậm, nếm các loại quả xanh. Tác giả
ham hiểu biết, miệt mài thu lƣợm kiến thức từ trong cuộc sống, tích luỹ cho
mình một cái vốn bách khoa, ln giàu mạnh hơn đề tài, trau dồi thói quen
suy nghĩ bằng hình tƣợng, nói năng bằng giọng điệu bình dân. Ơng tìm cách
mở thêm khu cửa mới, nhìn cuộc đời theo nhiều góc cạnh bằng con mắt của
đủ hạng ngƣời, biết cả mặt phải lẫn mặt trái của sự kiện, từ đó so sánh đánh
giá chính xác sự thật, miêu tả đúng tâm lý, tự mình phân định yêu ghét minh
bạch.
Quả vậy, khi đọc Nguyễn Thi, ngƣời đọc sẽ luôn bị bất ngờ, bị ngạc
nhiên đến sửng sốt bởi đấy khơng phải là do Nguyễn Thi cố tìm những chi

tiết hấp dẫn ngoài đọc bằng một thị hiếu tầm thƣờng. Ngƣợc lại, trong tác
phẩm mình, Nguyễn Thi chọn lọc đƣợc nhiều chi tiết rất thực trạng đời
18


sống. Những chi tiết rất thực trong cuộc sống. Những chi tiết ấy thỉnh
thoảng ta vẫn gặp, vẫn biết nhƣng lại ít chú ý. Dƣới ngịi bút Nguyễn Thi
những chi tiết ấy "Cộm" lên trƣớc mắt chúng ta khiến chúng ta ngỡ ngàng
tƣởng nhƣ mình vừa gặp một cái gì rất lạ, nhƣng rất đỗi thân quen. Nếu nhƣ
khơng có con mắt của một nhà văn lăn lộn nhiều với cuộc sống. Biết phát
hiện, biết khám phá và đặt những chi tiết ấy thật đúng chỗ thì tất cả những
gì ngƣời viết đƣa ra sẽ trở nên nhạt nhẽo, vô vị hoặc gƣợng gạo, giả tạo.
Và cái nhìn của Nguyễn Thi đối với cái cuộc sống và chiến đấu của
nhân dân mình là cái nhìn sắc sảo nhƣng lại rất nhân hậu, thấy đƣợc mọi
gian khổ , hy sinh nhƣng lại rất lạc quan.
Dẫu rằng, hạn chế là điều không thể tránh khỏi nhƣng những thành
công của Nguyễn Thi đã đạt đƣợc và để lại cho bây giờ, xứng đáng đứng
trong hàng ngũ các văn nghệ sỹ có tên tuổi nhƣ: Anh Đức, Nguyễn Trung
Thành, phan Tứ, Trần Đăng, Trần Hiếu Minh.. Tên tuổi họ không thể thiếu
vắng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Bởi : "Những trang viết, trang
vẽ của các anh không phải chỉ viết, chỉ vẽ bằng mực và máu. Các thế hệ nhà
văn mai sau, sống trong hồ bình bền vững sẽ viết tiếp về chiến tranh, họ có
thể viết hay hơn nhưng chắc chắn không bao giờ quên những giọt máu của
những người đi trước đổ xuống hơm nay, vun bón cho cánh đồng văn học
đang cày vỡ" [1].
Cùng với đồng đội, Nguyễn Thi chiến đấu với kẻ thù cho đến hơi thở
cuối cùng. Ông đã hy sinh ngày 25 tháng 5 năm 1968 để lại cho nền văn học
Việt Nam hiện đại một khoảng trống khá lớn khó bù đắp nổi. Cái chết anh
dũng của nhà văn trong tƣ thế cầm súng ở cửa ngõ thành phố mang tên Bác,
cùng với thời gian, hiện lên nhƣ một biểu tƣợng giàu ý nghĩa, nói với hậu

thế về vị trí nhà văn trong cuộc chiến đấu giành độc lập của dân tộc về đóng
góp của những ngƣời nghệ sỹ trong cuộc kháng chiến và tầm vóc của những
nhà văn chiến sỹ thời đại chúng ta.
Các tác phẩm của ơng cịn lại nhƣ một tƣợng đài đẹp về chiến công bất
tử của nhân dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nƣớc dƣới sự lãnh đạo tài
tình của Đảng.
Có thể nói cuộc đời của Nguyễn Thi gắn liền với văn học. Ông là một
định nghĩa chuẩn mực về khái niệm nhà văn chiến sỹ. Một lần nữa khẳng
19


định lại rằng sáng tác của Nguyễn Thi đã in một dấu son đậm trong nền văn
học xã hội chủ nghĩa của chúng ta.
Khi nghĩ đến Nguyễn Thi là nghĩ đến một liên hệ giữa nhà văn và cuộc
sống, nhà văn và quần chúng. Nghĩ về Nguyễn Thi là nghĩ về văn mạch dân
tộc, đi từ nguồn và nằm trong dịng chảy của Ngơ Tất Tố, Nam Cao… Nghĩ
về Nguyễn Thi là nghĩ về sự thống nhất về tâm hồn và tài năng tâm hồn
nuôi dƣỡng tài năng và tài năng bồi đắp cho tâm hồn, nghĩ về Nguyễn Thi là
nghĩ về sự kết hợp thành công giữa nội dung vừa dân tộc vừa hiện đại trong
một hình thức vừa quen thuộc vừa đổi mới. Chắc chắn là bạn đọc nhiều nơi,
từ nay về sau sẽ còn đọc tác phẩm của anh với niền hứng thú về những gì
mà đời sống và đời văn của anh sẽ còn tiếp tục gợi ra cho họ.

Chương III:
YẾU TỐ HIỆN THỰC VÀ LÃNG MẠN TRONG TRUYỆN VÀ KÝ CỦA
NGUYỄN THI

Cũng nhƣ cá nhà văn có tên tuổi của nền văn học cách mạng miền
nam,tài năng của Nguyễn Thi đƣợc ƣơm mầm từ đất bắc , đƣợc tiếp thu một
cách đầy đủ đƣờng lối văn nghệ của đảng , đã kinh nghiệm qua thực tiễn

sáng tác .Khi trở vào Miền Nam ,hạt giống tôt ấy gặp mảnh đất tốt đã sớm
ƣơm hoa kết trái góp phần làm nên cái rực rỡ vƣờn hoa đầy hƣơng sắc của
nền văn học cách mạng Miền Nam.
Chúng ta biết Nguyễn Thi đã thử thách ngòi bút qua nhiều thể loại
khác nhau nhƣng thành công chủ yếu là ở truyện và ký thể loại này tác giả
tập trung và phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc dai dẳng,
khốc liệt ỏ Miền Nam. Truyện và ký của Nguyễn Thi hƣớng vào chủ đề ca
ngợi ý chí quyết đánh thắng mỹ-nguỵ để dành ruộng đất của ngƣời dân nam
bộ,nguyễn thi có xu hƣớng bám sát hiện thực một cách nghiêm ngặt,không
20


chịu thả mình theo những tƣởng tƣợng dễ dãi mà thƣờng trung thành với
nguyên mẫu và ông lựa chọn trong thực tại.Ơng chủ yếu viết về nơng dân
và đặc biệt chú ý đến nông dân trong cách mạng dân tộc dân chủ nóng
bỏng, quyết liệt. Ơng khơng ngần ngại viết về hy sinh gian khổ ln ln
tốt lên khơng khí lạc quan tin tƣởng . Ông đã tạo đƣợc sự hài hoà giữa
chiều sâu hiện thực và tầm cao của lí tƣởng và them mĩ. Nguyễn thi đã
hình thành đƣợc một phong cách nghệ thuật độc đáo. Phong cách dân gian
giàu tính hiện đại,sắc xảo mà trữ tình đậm đà ,ngơn ngữ sinh động trong
sáng , nhân vật đƣợc trình bày trong những mối qua hệ phức tạp và trong sự
vận động phát triển của nó, chi tiết chọn lọc làm chứa một chiều sâu triết lí,
lối kể chuyện tự nhiên nhƣ chính cuộc sống vậy.
Khơng chỉ có thế, chất hiện thực và lãng mạn còn thể hiện trên mỗi
trang viết của ông qua những nhân vật mang tinh cách anh hùng của cả một
thời đại nhƣng nó cũng là mỗi con ngƣời bình thƣờng ở cuộc đời thực .
Hiện thực đƣợc thể hiện qua cái nhìn của Nguyễn Thi mang nét riêng của
tác giả, khác với những nhà văn Anh Đức,Nguyễn Trung Thành, Trần Hiếu
Minh ,cũng từ chất liệu tố ra trên mỗi trang viết ấy ta có thể ngƣợc dịng
thời gian tiếp tục so sánh với Ngơ Tất Tố ,Nam Cao . Đành rằng, mỗi tác

phẩm đều in đậm dấu ấn của nhà văn cũng nhƣ thể hiện cái nhìn của thời
lịch sử . Vậy điều đặc biệt trong sáng tác của Nguyễn Thi ở đây là gì?
3.1. Ảnh hưởng của thời đại đối với sáng tác của Nguyễn Thi .
Phần lớn tác phẩm của Nguyễn Thi đề cập đến cuộc kháng chiến chống
mỹ ác liệt đầy hy sinh anh dungx của nháan dân ta . Tác giả tập trung thể
hiện đấu tranh ở miền nam trong khoảnh khắc , trong giai đoạn đen tối của
cách mạng Miền Nam- nơi ấy là nơi chịu lửa, là nơi thử thách tấm lịng
vàng là thời kỳ miền nam chìm trong biển lửa, máu và nƣớc mắt. Giặc mỹ
hoành hành, gây ra bao tội ác đẫm máu.
Văn học cách mạng miền nam xuất hiện nhiều cây bút viết về thực tế
của chiến tranh ác liệt. Hình ảnh miền nam trong văn xi là hình ảnh
nhƣng đau thƣơng đen tối đến tuột cùng mà nhân dân ta phải trải qua trong
những ngày khắc khổ. Hiện thực cách mạng xuất hiện trên nhiều trang viết
với những đau thƣơng mất mát. Nguyễn Thi cũng nhƣ nhiều nhà văn khác
tiếp nối con đƣờng truyền thống ghi tiếp những trang đau thƣơng mà angh
dũng vô cùng cua nhân dan ta trong sự nghiệp chống ngoại xam,giải phóng
dân tộc. Những trang viết của Nguyễn Thi từ trong cuộc kháng chiến chống
pháp cho đến cuộc nkháng chiến chống mĩ bao giờ cũng đề cập đến hiện
21


thực mất mát và đau thƣơng. Nhà văn đã đi từ thực tế đó là hiện thực đã
đƣợc xây nen với biết bao hy sinh to lớn, bao nhiêu kỳ tích anh hung của
nhân dân, một hiên thực với nhiều sự kiện vĩ đại, bao nhiêu con ngƣời tuyệt
đẹp , bao nhiêu đề tài, âm điệu, bao nhiêu cung bậc tình cảm. Đi từ thực tế,
nhà văn đã am hiểu và đề cập bao quát đến thực tiễn cách mạng Miền Nam.
Nguyễn Thi đã đến với độc giả qua những trang viết nổi tiếng nhƣ:
” Người mẹ cầm súng”,”ước mơ của đất”,với hình ảnh những ngƣời phụ
nữ Việt Nam tuyệt vời anh hùng. Nhƣng trƣớc hết Nguyễn Thi đã đến với
ta trong những truyện kể binh thƣờng nhất về truyện ” Những đứa con

trong gia đình”,”mẹ vắng nhà”,”Truyện xóm tơi”,”ở xã trung ngun”. Và
có phải chính ở nơi đây trên những chuyện đời bình thƣờng nhất, hình ảnh
đám trẻ con nhƣ Đức, Bỉnh (Truyện xóm tơi),chị em con bé gái (Mẹ vắng
nhà), hình ảnh chị em Việt đến hơm bàn nhau truyện khiêng bàn thờ mẹ
sang nhà chú, để ”đến chừng độc lập lại đưa má về” trứơc khi chia tay
nhau (những đứa con trong gia đình)…Lại chứa đựng biết bao nhiêu chất
thép, của thời đại, nói mãi với con tim và suy nghĩ của con ngƣời. Tuổi trẻ
còn là tuổi đùa vui nghịch ngợm những trò vui của Đức và Bỉnh lần lƣợt là
trò rƣợt đuổi một thằng phòng ác ơn, trong tƣởng tƣợng vì hai ơng bố của
chúng cùng bị tổng phòng giết một ngày, cố càng bị chung một giây trói
lớn. Truyện ”Mẹ vắng nhà” là truyện mấy chị em con chị út tịch ,” Tụ
quản” trông nom nhau, nhƣng hãy thử nhì con bé gái, lúc thì trèo cây Dừa
ngóng theo tiếng sóng mà đốn mẹ và các cơ chú đánh địch ở đâu, lúc thì
chui vào hầm để tránh pháo, bốn đứa trẻ chổng mông , mấy cái tai vểnh lên
nhƣ tai nấm để chống hơi bom làm tức ngực, và con chị thì thị tay ra ngồi
hầm quấy bột…
Hẳn khơng phải là khơng có dụng ý nghệ thuật khi Nguyễn Thi nói
nhiều với chúng ta về thế giới trẻ con, vì chính bằng thế giới trẻ con,
Nguyễn Thi đã có thể nói lên một cách thật dung động một thứ chất thơ, để
qua đó di tới khẳng định một thứ chủ nghĩa lạc qua vô cùng dồi dào trong
cuộc sống của chúng ta, đồng thời chứng tỏ cuộc chiến đấu của dân tộc vẫn
còn tiếp diễn… và cũng khơng phải ngẫu nhiên hình ảnh trung tâm và cũng
chính là hình ảnh thành cơng trong tác phẩm Nguyễn Thi lại là hình ảnh
ngƣời phụ nữ, nhất là ngƣời me. Ngƣời mẹ cầm súng. Là vì đối với anh,
ngƣời mẹ việt nam và ở đâu cũng đóng vai trị chỗ dựa về vật chất, tinh thần
cho các con ,lớn hoặc nhỏ, gân hoặc xa, trong gia đình và ra ngồi xã hội, là
nhân vật có khả năng qui tụ vào mình nhiều mối quan hệ có ý nghĩa và cũng
22



là gốc sinh ra là nguồn ni dƣỡng những tình cảm lớn lao, đằm thắm của
con ngƣời.
Nguyễn Thi đã chọn những vấn đề của lịch sử để phản ánh đó là hiện
thục đen tối của cách mạng Miền Nam với những trận càn, vây, ủi làng cũ
dồn dân vào cuộc chiến lƣợc. Xóm làng ln nặng nề trong vịng kìm cặp
của giặc ”bây giờ trong xã, mỗi gốc tre có một thằng lính, mỗi mơ đất co
một hang song giặc” (ƣớc mơ của đất). Cuộc sống ngột ngạt đến mức đồng
bào Miền Nam phải kêu lên rằng ”chế độ mĩ diệm là một lô sát sinh ma dợ
nhất trên trái đất này”. Mặc dù vậy, sự tam công tỳ bạo của giặc mĩ không
khuất phục đƣợc nhân dân Việt Nam vẫn giàu lòng yêu nƣớc, giàu truyền
thống cách mạng. lại đã có kinh nghiệm đấu tranh với kẻ thù bom đạn, lƣỡi
lê gông cùm của giặc không lay chuyển đƣợc chí kiên cƣờng của nhân dân
Việt Nam. Đúng nhƣ thủ tƣớng Phạm Văn Đồng đã nói: ” khơng có gơng
xiềng nào giam hãm được ý chí đấu tranh, bên ngồi đêm càng tối thì ngọn
lửa căm hờn và ánh sáng của đức tin càng chay rực trong lòng”. Vậy là
một cuộc chiến đấu mới, gay go, quyết liệt lại bắt đầu diễn ra. “Trên những
mảng tre thưa thớt, những đồng hào ngập nước của đồng bằng , trên những
cánh đồng bưng chống mát đã có những người du kích chiến đấu đến viên
đạn cuối cùng”(ƣớc mơ của đất).
Cùng với thực tiễn cách mạng miền nam , Nguyễn Thi đã dành cho ta
những trang sách thật q. Nói về thành cơng của một nhà văn dĩ nhiên
phải kể đến nhiều yếu tố. Song nói gì thì nói, đièu quan trọng nhất vẫn là
tâm hồn tác giả. Nguyễn Thi là một tâm hồn tha thiết yêu thƣơng và căm
thù mãnh liệt. Điều đó khiến những trang viết của anh thật giàu có về hình
tƣợng và mỗi hình tƣợng đề rung động chúng ta sâu sắc. Ta hiểu lòng yêu
quê hƣơng của anh tha thiết nhƣờng nào trong cái lấp lánh cuồn cuộn của
dịng sơng Sài Gịn vào đầu mùa tơm ,nƣớc pha bạc, khi anh bƣớc chân vào
vùng đất thép Củ chi , qua hình ảnh những cây Dừa vời vợi hiên ngang
vƣơn những tàu lá rẽ ngói ra trong nắng giữa bầu trời trong xanh và lộng
gió của vùng Tam Ngãi… không gian và thời gian trong mỗi trang viết của

Nguyễn Thi luôn luôn chứa đầy màu sắc âm thanh và hƣơng vị , tất cả them
đƣợm một cái gì nhƣ là hồn đất nƣớc ,hồn đân tộc từ xƣa vẫn sinh sơng
trong khơng khí ta thở, trong tiếng mái xuồng vừa cặp bến, trong tiếng sáo
hái quả và mùa quả chín, trong tiếng chày đập đất vang vọng trên cánh
đồng hay tiếng hát đƣa em lánh lót trong những trƣa hè…
23


Có một cái gì đó rất Nguyễn Thi trong cảnh vật thiêng liêng này, đó là
hƣơng vị, màu sắc của lòng chung thuỷ : ” Những bãi tràm gân guốc thuỷ
chung “,”những ngơi sao dẫu dài thuỷ chung”(những câu nói ghi trong đại
hội), “Trên cánh đồng bừng rộng ngan ngát mùi thuỷ chung của cỏ và
nước“(ƣớc mơ của đất )…biết bao trìu mến khi anh quan sát ánh nắng lƣớt
trên lƣng bị xoay trịn trên cái bóng trẻ con(ƣớc mơ của đất ):khi anh nhìn
“trơng đàn đom đóm bay ra ,chip lên, toả sáng như những tia mắt người“
(dòng kinh quê hƣơng).
Những nhân vật Nguyễn Thi cũng vậy , thật chan chƣa ân tình. Trong
lửa đạn, họ cùng chắt chiu sự sống. Anh cần, chiến sĩ Củ Chi trƣớc một trận
đánh ác liệt, lại nghĩ thƣơng cho ”những con dế sắp bị vứt đói , những con
ếch sắp bị bể bong và những con ve chỉ con một lát nữa sẽ lăn đùng ra
chết": cịn cơ du kích gần thì sau mõi trận bắn tỉa lại trở về quả thị bé bang
và những chú gà tội nghiệp lạc bầy giữa một vùng vành đai hoang vắng.
Từ thực tiễn của cách mạng Miền Nam - Nguyễn Thi đã có những
trang viết căm thù và đầy xúc đọng. Đối với thằng địch anh có lối ví von
vừa chính xác, vừa thoả thê long căm thù của chúng ta. Anh gọi thằng địa
chủ tổng ác ơn Tổng phịng cố thủ trong đồn giặc là con rắn đẻ nhịn ăn giữ
hang(Mùa xuân). Anh ví cái cằm, cái râu nhẵn nhụn của một thằng hiến
binh nào đó nhƣ đít con nít có tràm (sen trong đầm). Hai con mắt của thằng
mỹ chết anh ví nhƣ hai cái trứng thối vẫn lõ ra (Những đứa con trong gia
đình) và hai con mắt thằng mỹ sống thì loé lên một chút ánh sáng thì ánh

sáng của những vũng nƣớc lỗ chân châu đã bị đạp nhoè nhoẹt mỗi buổi
hồng hơn (những lí sự ở đất thép).
Lịng căm thù đem đến cho Nguyễn Thi nhiều hình ảnh lay đọng sâu
sắc tới tâm trí ngƣời đọc. Chẳng hạn, đoan nói về hai chị em Việt (Những
đứa trẻ trong gia đình) khiêng bàn thờ mẹ bị giặc giiết đem đi gửi , lịng
căm thùi ở đâu nhƣ có hình có khối, có trọng lƣợng thực sự đè nặng trên vai
những nhân vật của anh.
Qua những trang viết của Nguyễn Thi, hiện thực cách mạng Miền
Nam hiện lên qua những trang văn đầy mất mát đau thƣơng nhƣng cũng
đầy hào hùng, bởi vì chính hiện thực khốc liệt và bão táp cách mạng đã tạo
ra họ, những nhân vật sử thi của thời đại ngày nay.
3.2. Yếu tố thực hiện trong truyện và ký của Nguyễn Thi

24


Đây không phải là một đề tài mới mẽ song những đề tài của Nguyễn
Thi vẫn có giá trị vì đã chủ yếu tập trung phán ánh cuộc đấu tranh một mất
một còn của nhân dân để dành lại cuộc sống, miếng đất của mình.
Trong Ký của Nguyễn Thi nếu nhƣ những bài tuỳ bút nói riêng có
thiên về trử tình, tác giả vận dụng cái trử tình để phát biểu thì ở những
Truyện Ký và ghi chép, Nguyễn Thi chủ yếu để cho nhân vật hiện lên một
cách tạo hình, anh vận dụng bút pháp hiện thực sắc sảo nhƣ trong truyện
ngắn và tiểu thuyết của anh. Nhân vật trong truyện ký và ghi chép của anh
đƣợc mô tả gần nhƣ nhân vật tiểu thuyết, vừa đọc khai thác từ chất liệu sống
động của hiện thực kháng chiến và anh hùng của nhân dân miền Nam, vừa
đựơc xây dựng bằng nghệ thuật điển hình hố của tác giả. Chị út, chị Hạnh,
anh Cần, cơ Gần, đều là những hình ảnh thực trong cuộc đời, đƣợc xây dựng
thành những tính cách có thực trong đời sống nghệ thuật.
Nổi bật hơn nhiều nhà văn. Nguyễn Thi không e ngại đi và những

xung đột dữ dội, không trốn tránh việc mô tả bộ mặt kẻ thù. Những mâu
thuẩn, những giao tranh, những trái ngƣợc luôn luôn đƣợc ông dồn đẩy đến
một cái thế tức nhất, khiến cho nhiều ngƣời đọc không sao n đƣợc. Đó là
cái khơng khí “Ở xã Trung Nghĩa”, những tháng năm nhân dân phải sống
trong sự kìm kẹp của kẻ thù. Cảnh ngộ ông Tƣ Trầm, chị Hai Khê trong
truyện có thể xem là sự kết tinh số phận quần chúng bị dồn đẩy đến thế
cùng, qua đó cho ta thấy cả một bóng đêm dày đặc của xã hội, mà tiêu điểm
là hai khuôn mặt cùng một bản chất sát sinh của đại diện Hiếm và cảnh sát
Âu.
Từ bút pháp hiện thực nghiêm nhặt đến cao độ của Nguyễn Thi ta
thấy nơi nào khơng khí cuộc đời lại ngọt ngào và tức bí nhƣ “ Ở xã Trung
Nghĩa” này khơng? Chính từ trong cái sâu thẳm của bóng tối, từ trong oi
ngột của cuộc đời mà chúng ta và nhân loại tiến bộ sẽ có dịp hiểu rõ thế nào
là bộ mặt kẻ thù. Đó là tên sen đầm quốc tế, tên đầu sỏ của chủ nghĩa thực
dân mới - đế quốc Mỹ và tất cả mọi dạng tay sai cặn bã của chúng ở khắp
nơi và có phong trào đấu tranh của nhân dan cho quyền sống của mình.
“Ở xã Trung Nghĩa” cuốn tiều thuyết của Nguyễn Thi viết chƣa xong
nhƣng tác giả đã phản ánh cuộc đấu tranh của nông dân đƣơng đầu với bọn
địa chủ tay sai của Mỹ Diệm. Bọn đại diện nguy quyền Đặng Hiếm, cảnh
sát Âu cấu kết với bọn địa chủ Ba Sồi mƣu cƣớp năm công đất của ông Tƣ
Trầnm đƣợc cách mạng cấp hồi kháng chiến. Xung đột này gắn liền với
25


×