Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm về sinh trưởng và năng suất của hai giống lạc v79 và lvt ở huyện nghi lộc nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (823.13 KB, 47 trang )

Khoá luận tốt nghiệp
học

Vũ Văn Thanh 41A – Sinh
MỤC LỤC
Trang

LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................. 2
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 3
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VỀ CÂY LẠC.................... 5

1.1. Nguồn gốc cây lạc ................................................................................. 5
1.2. Giá trị về cây lạc .................................................................................... 6
1.3. Tình hình sản suất lạc trên thế giới, Viêt Nam và Nghệ An .................. 8
1.4. Sinh trưởng và phát triển của cây lạc ................................................... 11
1.5. Sinh thái học của cây lạc ...................................................................... 13
CHƢƠNG II: ĐỐI TƢỢNG-MỤC ĐÍCH-NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ...................................................................................................................... 16

2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................... 16
2.2. Mục đích và nội dung nghiên cứu ........................................................ 17
2.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 18
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 25

3.1. Kết quả xác định các yếu tố liên quan đến năng suất của hai giống
lạc V79 và LVT .......................................................................................... 25
3.2. Tỉ lệ nảy mầm của hai giống lạc nghiên cứu ....................................... 26
3.3. Cường độ hô hấp của hai giống lạc ở các gia đoạn sinh trưởng
khác nhau..................................................................................................... 27
3.4. Cường độ quang hợp của hai giống lạc ở các giai đoạn khác nhau ..... 29
3.5. Hàm lượng diệp lục tố của hai giống lạc qua các giai đoạn ................ 32


3.6. Mối tương quan giữa cường độ quang hợp và hàm lưọng diệp lục ..... 34
3.7. Tốc độ sinh trưởng của cây lạc qua các giai đoạn ............................... 35
3.8. Kết quả định lượng hàm lượng dầu của hai giống lạc ......................... 37
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 39

1


Khoá luận tốt nghiệp
học

Vũ Văn Thanh 41A – Sinh

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành được khố luận tốt nghiệp này, ngồi sự nổ lực của bản
thân, tơi cịn nhận được sự giúp đỡ tận tình của thâỳ giáo Nguyễn Đình Châu
người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt q trình làm việc. Đồng
thời tơi muốn tỏ lịng biết ơn đến các thầy cô giáo trong tổ Di truyền -Phương
pháp -Vi sinh trong khoa Sinh học, các thầy cô giáo phụ trách phịng thí nghiệm
cùng với sự ủng hộ, giúp đỡ, động viên của các bạn trong lớp 41A sinh học.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các bạn đã giúp tơi hồn
thành luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn !

Vinh, tháng 5-2004
Tác giả: VŨ VĂN

THANH.


2


Khoá luận tốt nghiệp
học

Vũ Văn Thanh 41A – Sinh
MỞ ĐẦU

Cây lạc còn được gọi là cây đậu phộng (Arachis hypogeae L.) thuộc bộ
đậu (Fabaceae), là cây công nghiệp ngắn ngày, cây lấy dầu có giá trị kinh tế cao
và là cây thực phẩm cho người và gia súc, nó chiến một vị trí quan trọng của
Nghệ An nói riêng và của Việt Nam nói chung. Vì vậy việc phát triển cây lấy
dầu trong đó chủ yếu là cây lạc đã được Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn xác định là một trong những vấn đề trọng điểm trong chương trình phát
triển nơng nghiệp và nơng thơn nước ta.
Trong những năm gần đây cây lạc đang được quan tâm ở nước ta, do
những giá trị kinh tế và những giá trị dinh dưỡng của nó, tiềm năng phát triển
cây lạc cịn rất lớn: diện tích lạc của nước ta có thể lên đến 40-50 vạn ha và đặc
biệt tiềm năng tăng năng suất còn nhiều, với nhiều biện pháp tiến bộ như: cải
tiến kỹ thuật, canh tác giống mới, …
Cây lạc là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng cho người, hạt lạc chiếm 4456% lipít (dầu), 20-25% prơtêin, ngồi ra có nhiều vitamin và khống chất. Dầu
lạc là loại lipít dễ tiêu hố, nó là loai dầu ăn tốt, prơtêin của lạc có nhiều axit
amin quý như Lizin (loại axit amin mà trong hạt ngũ cốc khơng có ),… ở nước
ta lạc thường được dùng làm nguồn bổ sung đạm và prôtêin khá quan trọng.
Cây lạc là nguồn thức ăn tốt cho chăn nuôi: thân và lá lạc tươi chứa 0,3%
prôtêin vừa là nguồn thức ăn tốt cho gia súc, vừa là nguồn phân xanh có giá trị
về số lượng và chất lượng, khô dầu lạc là nguồn thức ăn tốt cho bò sữa và lợn.
Lạc sau khi thu hoạch để lai cho đất một lượng đạm khá lớn do nốt sần
của bộ rễ có chứa vi khuẩn cố định đạm Rhizobium có khả năng cố định đạm khí

trời (N2), góp phần cải tạo đất và tạo sự cân bằng sinh thái nơng nghiệp.
Lạc cịn là cây trồng dễ canh tác, dễ chăm bón, có thể trồng trên nhiều loại
đất khác nhau, đặc biệt đối với vùng đồi dốc có tác dụng hạn chế xói mịn và cải
tạo đất tốt, cây lạc có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn nên có khả năng tăng
vụ và có thể trồng luân canh, xen canh với các cây trồng khác như: ngô, mía, …

3


Khoá luận tốt nghiệp
học

Vũ Văn Thanh 41A – Sinh

So với tiềm năng của giống lạc thì sự tăng trưởng về năng suất sản lượng
lạc còn chậm, hiện nay mới chỉ đạt 1 tấn/ha và có sự chênh lệch giữa các vùng
tương đối lớn.
Cũng như các cây trồng khác, các chỉ tiêu về sinh trưởng của cây lạc có
quan hệ mật thiết với năng suất và phẩm chất của lạc, sức nảy mầm và tỷ lệ nảy
mầm có quan hệ nhiều đến năng suất.
Xuất phát tứ những lý do trên đây, chúng tôi đã chọn đề tài "Nghiên cứu
một số đặc điểm về sinh trưởng và năng suất của hai giống lạc V79 và lạc LVT
ở huyện Nghi Lộc - Nghệ An" .

4


Khoá luận tốt nghiệp
học


Vũ Văn Thanh 41A – Sinh

Chƣơng I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc cây lạc (Archis hypogeae L.)
Cho đến nay đã có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc cây lạc.
Cho đến cuối thế kỷ XIX nhiều tác giả vẫn lầm tưởng nguồn gốc cây lạc là
từ Châu Phi, căn cứ vào sự mô tả của Theophraste và Phine, họ đã dùng từ Hy
Lạp Arakos và Iatinarachidua để gọi một cây thuộc bộ đậu có bộ phận dưới đất
ăn được và được trồng ở Ai Cập và một số vùng Địa Trung Hải [7].
Tới đầu thế kỷ XIX người ta mới khẳng định cây được gọi là Arakos và
Arachidua trước đây không là cây lạc mà là cây Ltyrus tuberosa[7].
Một dẫn chứng khách quan đầu tiên về nguồn gốc cây lạc ở châu Mĩ là
năm 1875 E.G.Squier đã tìm thấy trong các ngơi mộ cổ ở Ancon pachacamae và
nhiều nơi khác thuộc Pêru, những hạt và quả giống như những hạt và quả lạc
đang trồng lúc đó ở Pêru [7].
Năm 1576 Nicolas Monarder một nhà vật lý đã mô tả cây lạc và ghi chú
giống cây này "được gửi cho tôi từ Pêru"[9] .
Quả lạc được vẽ hình đầu tiên trong cuốn sách của Jandelaet (1529). Một
số tác giả như Maregraue đã mô tả nhầm là quả lạc được phát sinh từ rễ, một số
tác giả khác lại mô tả quả lạc được phát sinh từ hoa như: Poitran (1806), Richard
(1823) [6].
Ngày nay, căn cứ trên các tài liệu về khảo cổ học, về thực vật, về dân tộc
học, về ngôn ngữ học, về sự phân bố các kiểu giống lạc, mặc dù trên thế giới
hiện nay khơng tìm thấy loại Arachis hypogeae (lạc trồng) ở trạng thái hoang
dại, người ta đã khẳng định Arachis hypogeae có nguồn gốc từ Nam Mỹ [7].
Đầu thế kỷ XVIII Nisole đã trồng lạc trong vườn thực vật Montpellier và
năm 1723 đã thông báo cho viện hàn lâm Pháp. Năm 1753 C.line đã mơ tả cụ thể
và phân loại nó, đồng thời đặt tên khoa học là arachis hypogeae L. [12].
Từ đầu thế kỷ XVI người Bồ Đào Nha đã nhập cây lạc vào bờ biển tây Phi

do các thuyền buôn bán nô lệ từ đây lạc lan sang Trung Quốc, Nhật Bản, Đơng
Nam Á, Ấn Độ và bờ biển phía đông Austraylia [7].
5


Khoá luận tốt nghiệp
học

Vũ Văn Thanh 41A – Sinh

Cây lạc vào nước ta bằng con đường nào và từ lúc nào thì cho đến nay vẫn
chưa có ai quan tâm nghiên cứu .
Năm 1961, Nguyễn Hữu Quán đã đưa ra một nhận định khơng có dẫn
chứng chứng minh là "lạc vào nước ta từ Trung Quốc vào đầu thế kỷ XIX".
Sách "Vân đài loại ngữ " của Lê Quý Đôn cũng chưa đề cập đến. Nhưng
căn cứ vào tên gọi mà xét đốn thì danh từ "lạc" có thể do từ hán "lạc hoa sinh "
là từ của người Trung Quốc thường gọi cho cây lạc. Vì vậy có thể cây lạc đến
nước ta từ Trung Quốc vào khoảng thế kỷ XVIII [2].
Nếu xét về mặt địa lý thì có khả năng cây lạc truyền về Việt Nam từ
Philipin, Malixia, Indonexia theo các nhà buôn bán, nhà truyền giáo châu Âu vào
giữa thế kỷ XVI [15].
1.2. Giá trị về cây lạc:
1.2.1. Giá trị dinh dƣỡng:
Quả lạc gồm có vỏ quả, vỏ lụa, mầm và lá mầm. Tỷ lệ phần trăm cấu tạo
quả thay đổi theo giống và điều kiện ngoại cảnh:
Theo Nguyễn Danh Đơng [7]:
+ Vỏ quả gồm có : Gluxit chiếm : 80-90%
Protein
: 4-7%
Lipit

: 2 - 3%
+ Vỏ lụa: Thành phần vỏ lụa của lạc gần giống với cám của các hạt
ngủ cốc. Thành phần trung bình gồm có:
Protein chiếm : 13%
Xenlulơ
: 18%
Lipit
: 1%
Khống
: 2%
Sắc tố và tanin : 7%
+ Mầm lạc: Mầm lạc tuy chỉ chiếm một phần rất nhỏ của hạt (2-4%)
nhưng lại chiếm tới:
42% : Lipit
27% : Protein

6


Khoá luận tốt nghiệp
học

Vũ Văn Thanh 41A – Sinh

+ Lá mầm: là bộ phận chính của hạt lạc
50% : Lipit
30% : Protein
Theo tác giả Lê Doãn Diên (1993) [4]
+ Vỏ quả: Gluxit :10,6-21,2%
Xơ thô : 65,7-79,3%

Protein : 4,8-7,2%
Lipit
: 1,2- 2,18%
Tinh bột : 0,7%
Khoáng : 21%
+ Vỏ hạt: Protein : 11-13,4%
Lipit
:0,5-1,9%
Xơ thơ : 1,4-34,9%
Gluxit
: 48,3-52,2%
Khống : 21%
+ Lá mầm: Protein : 43,2%
Gluxit :31,2%
Lipit
: 16,6%
Khoáng : 6,3%
Thành phần hoá học của hạt lạc trung bình khoảng 22-26% protein, 4550% dầu (lipit) là nguồn bổ sung đạm, chất béo quan trọng cho con người.
Lạc trên thế giới có tới 80% dùng để chế biến dầu ăn, trên 12% dùng để
chế biến bánh, mứt, bơ, kẹo, khoảng 6% dùng cho chăn nuôi .
Ở Việt Nam lạc dùng cho xuất khẩu khoảng 70% là cây trồng thu ngoại tệ
quan trọng.
Khô dầu lạc là nguồn bổ sung chất béo quan trọng trong chế biến thức ăn
gia súc tổng hợp, thân lá lạc dùng làm thức ăn cho trâu, bị hoặc làm phân bón
hữu cơ.
1.2.2. Vai trị của cây lạc trong hệ sinh thái:

7



Khoá luận tốt nghiệp
học

Vũ Văn Thanh 41A – Sinh

Theo Lê Minh Dụ (1993), trồng cây họ đậu ở một số loại đất dốc ổn định,
làm tăng nguồn hữu cơ với kháng, sắt di động và khoáng di động, tăng hàm
lượng lân dễ tiêu trong đất, làm cho hàm lượng phốt phát trong đất có sự biến
đổi, nhóm phốt phát canxi tăng lên, nhóm phốt phát sắt và nhơm giảm xuống.
Vai trò quan trọng của cây lạc trong hệ sinh thái là cây lạc có khả năng
tổng hợp được đạm từ nitơ tự nhiên trong khí trời, nhờ đó mà có khả năng cải tạo
đất, làm tăng hàm lượng đạm trong đất, do rễ lạc có các nốt sần chứa loại vi
khuẩn cố định đạm Rhizobium, nó làm tăng lượng đạm dự trữ trong đất, làm
giàu thêm nguồn dinh dưỡng cho đất trồng.
1.3. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới, Việt Nam và Nghệ An
1.3.1.Tình hình sản xuất lạc trên thế giới
Khoảng 90% diện tích trồng lạc trên thế giới tập trung ở lục địa Á Phi, ở
Châu Á (60%) và châu Phi (30%). Châu Á bao giờ cũng đứng đầu thế giới về
sản lượng lạc (chiếm trên 70% sản lượng lạc trên thế giới trong thời gian trước
Đại hội chiến thế giới thứ hai và trên 50% trong thời gian gần đây), sau đấy là
tới châu Phi và Nam Mỹ. Trên 60% sản lượng lạc thuộc về 5 nước sản xuất
chính (Ấn Độ, Trung Quốc, Xênigan, Nigiêria, Mỹ) [7].
Năm 1995 diện tích trồng lạc trên thế giới là 20.573 nghìn ha, trong đó 6
nước có diện tích trồng lạc lớn nhất là:
Ấn Độ
: 8.450 nghìn ha
Trung quốc : 2.988 nghìn ha
Xênêgan : 925 nghìn ha
Suđăng
: 762 nghìn ha

Nigiêria
: 1000 nghìn ha
Mỹ
: 688 nghìn ha
Năng suất cao nhất là ở Arhentina đạt 2.888 kg/ha, sau đó là Mỹ: 2,261
kg/ha và Trung Quốc đạt:2.201 kg/ha [14].
Bảng1: một số nƣớc có diện tích cao nhất thế giới về trồng lạc (đơn vị là
nghìn ha) [14]:

8


Khoá luận tốt nghiệp
học

Vũ Văn Thanh 41A – Sinh

Năm
1979-1981

1991

1992

1993

Tên nước
Ấn Độ

7132


8297

8350

8600

Trung Quốc

2346

2941

3060

2655

Nigiêria

572

1000

1046

1000

Xênêgan

1053


914

877

926

Mỹ

595

732

816

684

Đến năm 2000 diện tích trồng lạc trên thế giới là 21,35 triệu ha, năng
suất bình quân đạt 1,43 tấn/ha [14].
1.3.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam
Ở châu Á, trong số 25 nước trồng lạc,Việt Nam là nước đứng thứ 5 về sản
xuất lạc, sau Ấn Độ, Trung Quốc, Inđơnêxia, Mianma [9].
Trong những năm 1985-1990, diện tích lạc của cả nước đạt khoảng 212,7
đến 201,4 nghìn ha, với năng xuất bình quân đạt 9,5-10,6 tạ/ha (1990).
Sản xuất lạc ở Việt Nam có thể chia thành 5 vùng chính: vùng Bắc Bộ (50
nghìn ha), khu IV cũ và Duyên Hải Trung Bộ (65 nghìn ha), Tây Nguyên (20
nghìn ha) [12]. Ở Việt Nam theo niên giám thống kê Việt Nam thì tình hình sản
xuất lạc như sau:
Bảng 2: Diện tích, năng suất và sản lƣợng lạc ở Việt Nam (1985-1998):
Năm

Chỉ tiêu
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)

1985

1990

1991

1995

1996

1998

217,7

201,4 210,9 217,3 240,0 259,9

296,4

269,14

9,5


10,6

14,3

14,3

356,75

385,24

11,9

1992

10,4

1993

10,7

12,8

202,06 213,8 234,8 226,7 239,7 322,6

9


Khoá luận tốt nghiệp
học


Vũ Văn Thanh 41A – Sinh

Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam [14]
Năm 1998, diện tích trồng lạc của nước ta cao nhất đạt 269,4 nghìn ha,
năng suất bình qn đạt 14,3 tạ/ha.
Tây Ninh là tỉnh có diện tích trồng lạc lớn nhất (40 nghìn ha) sau đó là
Nghệ An (26 nghìn ha), các tỉnh: Long An, Trà Vinh, Bến Tre, Hải Phịng và
Thái Bình có diện tích trồng lạc đạt 18,2 nghìn ha, năng suất đạt bình qn là
19,5 tạ/ha. Các tỉnh có năng suất bình quân đạt 20 tạ/ha như tỉnh Sóc Trăng, An
Giang, Hà Nam, Nam Định, tại Vĩnh Lộc (Thanh Hoá ) với diện tích 10 ha, năng
suất đạt 32,8 tạ/ha. Chương Mỹ (Hà Tây) năng suất đạt 40 tạ/ha trên diện tích 9
ha [14].
Theo kế hoạch nhà nước dự kiến đưa sản lượng lạc cả nước ta lên 900
nghìn tấn năm 2010 nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Muốn như
vậy chúng ta phải mở rộng diện tích của cả nước lên tới 400 nghìn ha vào năm
2005 và 2010 với năng suất đạt bình quân từ 15-20 tạ/ha. Ở vùng có điều kiện
thâm canh phải đạt từ 25-30 tạ /ha.
1.3.3. Tình hình sản xuất lạc ở Nghệ An
Hai vùng trồng lạc hàng hoá lớn nhất nước ta là Nghệ Tĩnh và Đông Nam
Bộ [12].
Trong 10 năm qua (1991-2000) sản lượng lạc của Nghệ An tăng khoảng 1
vạn tấn, thể hiện qua bảng sau:
Bảng3: Tình hình sản xuất lạc của Nghệ An trong 10 năm qua [20]
Năm
Chỉ tiêu
Diện tích(ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(tấn)


1991-1995

1996

1997

1998

1999

22853

26349

25364

28024

29075

9,85

10,9

13,0

13,86

10,88


22510,2

28720,4

32973,2

38841,3

31633,6

Vụ đơng xn 2000 diện tích trồng lạc chiếm 24082 ha, năng suất đạt 14,2
tạ/ha, sản lượng đạt 34259 tấn.
10


Khố luận tốt nghiệp
học

Vũ Văn Thanh 41A – Sinh

Bình qn 5 năm (1995-1999) năng suất lạc đạt cao nhất ở Nam Đàn
(15,39 tạ/ha), Diễn Châu (14,14 tạ/ha), Nghi Lộc (13,73 tạ/ha) [20].
Theo điều tra năm 2001 của sinh viên Trịnh Thị Thuỳ qua đề tài "Thực
trạng một số giống lạc đang trồng tại Hưng Nguyên và Nam Đàn, Nghệ An" như
sau:
Bảng 4 : Tình hình sản xuất lạc của hai huyện Nam Đàn và Hƣng Nguyên
2001 [17].
Chỉ tiêu


Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

Huyện
Nam Đàn

2000

16,9

3.384

Hưng Nguyên

546

16,5

900,9

11


Khoá luận tốt nghiệp
học

Vũ Văn Thanh 41A – Sinh


1.4. Sinh trƣởng và phát triển của cây lạc
Sự sinh trưởng của và phát triển của cây lạc được chia làm nhiều giai
đoạn, bắt đầu từ giai đoạn hạt nẩy mần, lạc chuyển từ giai đoạn tiềm sinh
sang trạng thái sinh trưỏng.
1.4.1. Sự nảy mầm của hạt
Thời kỳ nảy mầm của hạt cũng trải qua ba giai đoạn:
+ Sự hút nước của hạt: hạt lạc hút nước để hoạt hoá các men hạt lạc có thể
hút lượng nước bằng 60-65% trọng lượng hạt, điều kiện tốt nhất cho hạt nẩy
mầm là độ ẩm 100%, nhiệt độ khoảng 300C (theo Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội
) [7], [6].
+ Hoạt động của các men phân giải:
Sau khi hút đủ nước thì các enzim bắt đầu hoạt động, enzim hoạt động chủ
yếu là Lipaza và protein, lipaza thủy phân lipit sau đó chuyển hố thành đường
glucoza, sự phân giải chủ yếu xảy ra ở nội nhũ của hạt để tổng hợp protein cấu
tạo nên cây con và giải phóng năng lượng để sử dụng trong hoạt động sống.
Quá trình tạo thành glucoza từ lipit địi hỏi lượng lớn oxi, nguồn oxi ngồi
lấy từ glucoza và lipit nó cịn lấy từ mơi trường nhờ q trình hơ hấp của hạt [6],
[7].
+ Sự nảy mầm của hạt lạc:
Nhờ có phản ứng hố sinh mà hạt nảy mầm được, biểu hiện là trục phôi
dài ra đâm thủng vỏ hạt lộ ra ngoài, trong điều kiện thuận lợi chỉ khoảng 30-40
giờ sau khi gieo đã có thể quan sát được trục phôi này. Trục phôi này sau 4 ngày
có thể đạt 2-3 cm và thấy rõ phần cổ rễ, ở lạc sự nảy mầm diễn ra theo kiểu nâng
hạt [7].
Sức nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm có quan hệ nhiều đến năng suất của lạc.
[6], [9].
1.4.2. Sự phát triển thân cành
Thân lạc tương đối cao có thể đạt tới 2m, chiều cao thân phụ thuộc nhiều
vào đặc điểm di truyền của giống và điều kiện ngoại cảnh, chăm sóc.


12


Khoá luận tốt nghiệp
học

Vũ Văn Thanh 41A – Sinh

Tốc độ sinh trưởng chiều cao thân của cây lạc tăng dần từ khi mọc đến khi
đâm tia rộ- hình thành quả, sau đó thì giản dần đến khi thu hoạch.
Chiều cao thân có thể là chỉ tiêu để đánh giá sinh trưởng và khả năng cho
năng suất của lạc, cây lạc sinh trưởng tốt thường có chiều cao thích hợp, cân đối,
thân khơng đổ và đốt thân phía dưới ngắn, thân mập, cứng.
Sự phân cành của lạc khá sớm, những giống lạc như thân bị có thể đạt tới
4-7 cấp cành, với tổng số cành có thể lên tới 25-30 cành, ở nước ta chủ yếu lạc
chỉ đạt 2 cấp cành với tổng số khoảng 6-10 cành [7].
1.4.3. Sự phát triển của bộ lá và bộ rễ
Thân chính có thể chứa 20-28 lá, tổng số lá trên cây có thể đạt 50-80 lá.
Nhưng số lá xanh trên cây thường cao nhất khoảng 40-60 lá, vào thời kỳ đâm tia
hình thành quả.
Theo kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Nông Nghiệp I, đối với
giống lạc V79 trong điều kiện vụ xuân diện tích lá cao nhất đạt vào thời kỳ hình
thành quả.
Rễ của lạc là rễ cọc, trọng lượng của rễ biến thiên theo nhịp điệu tăng diện
tích lá nhưng sớm hơn, số lượng của rễ phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh [7].
1.4.4. Sự hình thành nốt sần
Nốt sần ở lạc xuất hiện bắt đầu ở giai đoạn lạc được 4-5 lá trên than chính
tức là sau từ 25-30 ngày sau khi gieo [7].
Nhưng theo điều tra của Hoàng Văn Thân thì sau 12 ngày gieo đã có nốt

sần xuất hiện (đề tài luận văn).
Lượng nốt sần tăng nhanh từ thời kỳ ra hoa đến khi đâm tia hình thành
quả, lượng nốt sần cao nhất có thể đạt được là từ 800-4000 nốt sần/cây vào thời
kỳ hình thành quả [7]
1.4.5. Sự ra hoa, đâm tia và hình thành quả lạc
Hoa lạc được mọc từ mắt của các cành, ở mỗi mắt có thể mọc được từ 3-5
hoa, số lượng hoa có thể thay đổi từ 50-200 hoa, hoa lạc ra nhiều nhất là ở cành
1;2 của cành cấp hai, chiếm 60-80% tổng số hoa, thời gian ra hoa kéo dài từ 25-

13


Khoá luận tốt nghiệp
học

Vũ Văn Thanh 41A – Sinh

40 ngày tuỳ giống và điều kiện sinh trưởng, có khi hoa ra kéo dài 15-20 ngày và
trung bình từ 5-10 hoa/ngày/cây.
Trong ngày hoa nở từ 7-9 giờ sáng sự thụ phấn được tiến hành trước khi
hoa nở 7-10 giờ trước đó, tức là khoảng nửa đêm.
Ở lạc chủ yếu là tự thụ phấn, trong tự nhiên tỷ lệ giao phấn chỉ khoảng
0,5-1%, sau khi thụ tinh tế bào cuống hoa phát triển thành tia, từ đó tia quả vươn
dài, đâm xuống đất, khi xuống đất, tia phình to hình thành quả, điều kiện phù
hợp nhất cho việc hình thành quả là tối và độ ẩm.
Quá trình hình thành quả gồm các giai đoạn sau: sau khi đâm tia xuống
đất:
5-6 ngày: Đầu mút tia bắt đầu phình ngang.
9 ngày : Quả lớn nhanh, thấy rõ hạt ở gần cuống.
12 ngày: Quả tăng kích thước gấp 2 lần khi 9 ngày.

20 ngày: Quả đã định hình, vỏ quả mọng nước, hai hạt thấy rõ.
30 ngày: Vỏ quả cứng, hạt định hình.
45 ngày: Vỏ quả khơ, có gân rõ, vỏ hạt mỏng dần và bắt đầu mang màu
sắc.
60 ngày: Hạt chín hồn tồn. [7]
1.5. Sinh thái học cây lạc
1.5.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ có tương quan chặt chẽ với các thời kỳ sinh trưởng và phát triển
của cây lạc [7].
Lạc sinh trưởng thích hợp với khí hậu nóng và ổn định, nhiệt độ thích hợp
nhất là từ 24-33oC, nhiệt độ tối thiểu cho sự nảy mầm của hạt lạc là 12 oC, cho sự
thụ tinh là 17 oC [12].
Nếu nhiệt độ dưới 18 oC mầm không vượt lên khỏi mặt đất, tốc độ nẩy
mầm của hạt lạc nhanh nhất ở nhiệt độ 32-330C, nhiệt độ tối cao cho sự nảy mầm
của hạt là 41- 45 oC, hạt hoàn toàn mất sức nảy mầm ở 540C [7].

14


Khoá luận tốt nghiệp
học

Vũ Văn Thanh 41A – Sinh

Nhiệt độ tối thích cho sự sinh trưởng sinh dưỡng là giữa 27-30 oC [9]. Nếu
nhiệt độ vượt quá 34-35 oC là giảm số lượng hoa có ích, thời kỳ chín u cầu về
nhiệt độ giảm hơn so với thời kỳ trước, nhiệt độ thích hợp là 25-28 oC [7].
1.5.2. Ánh sáng
Lạc là cây không mẫn cảm với chiều dài ngày (cây C3) nên ánh sáng ảnh
hưởng đến cả quang hợp và hơ hấp, cây lạc phản ứng tích cực với cường độ ánh

sáng yếu đến ánh sáng toàn phần [9].
Trong thời kỳ hạt nảy mầm, ánh sáng làm giảm tốc độ hút nước của hạt và
giảm sự sinh trưởng của rễ phôi và trục phôi. Trong thời kỳ lạc kết quả thì quả
thì quả chỉ phát triển trong bóng tối [7].
Lượng hoa lạc phụ thuộc nhiều vào số giờ nắng, vụ thu ở miền Bắc do số
giờ nắng nhiều kết hợp với nhiẹt độ cao nên lạc ra hoa nhiều và cho nhiêù quả
hơn hẳn vụ lạc xuân [12].
1.5.3. Lƣợng nƣớc và độ ẩm
Lạc chỉ có khả năng tương đối chịu hạn ở một thời kỳ sinh trưởng nhất
định, ngoài ra thiếu nước ở các thời kỳ khác đều có ảnh hưởng xấu đến năng
suất.
Thời kỳ trước ra hoa, nhu cầu về nước của cây lạc không lớn lắm, lạc chịu
được hạn nhất ở thời kỳ trước ra hoa, độ ẩm đất thích hợp cho thời kỳ này là
khoảng 60-65%.
Thời kỳ hình thành quả độ ẩm đất thích hợp khoảng 70-75%.
Thời kỳ chín độ ẩm đất chỉ khoảng 65-70%, độ ẩm quá cao trong thời kỳ
này (trên 90%) thường dẫn đến lốp đổ, thối quả, nảy mầm tại ruộng [7]. Nếu hạn
vào lúc ra hoa làm giảm số hoa, quả và nếu hạn vào lúc hình thành quả sẽ làm
giảm đi trọng lượng quả, hạt, giảm tỷ lệ nhân [12].
1.5.4. Đất
Do quá trình hình thành quả dưới đất nên thành phần cơ giới của đất quan
trọng hơn độ phì của đất. Đất cát ven biển, ven sông, đất đỏ bazan, đất xám đều
thích hợp cho cây lạc.

15


Khoá luận tốt nghiệp
học


Vũ Văn Thanh 41A – Sinh

Lạc là cây chịu chua giỏi có thể trồng lạc ở nơi có nồng độ Ph = 4,5, tuy
nhiên thích hợp nhất là nơi đất có nồng độ Ph = 6-7 [12].
Theo York và Codwell (1951) thì đất lý tưởng cho việc trồng lạc là đất
thoát nước, màu sáng và tơi xốp, phù sa cát đủ canxi và một lượng chất hữu cơ
[2].
1.5.5. Dinh dƣỡng khoáng [7], [5]
Đạm:
Nhu cầu về đạm của lạc nhìn chung cao hơn nhiều so với các loại cây ngũ
cốc vì hàm lượng protein trong hạt lạc chiếm tới 23-25%, cao hơn 1,5 lần ở ngũ
cốc. Yêu cầu đạm về ba phương diện quyết định năng suất của lạc là: hình thành
cơ quan sinh trưởng, hình thành cơ quan sinh sản, sản phẩm quang hợp để hình
thành hạt.
Để cung cấp cho cây sinh trưởng, cần bón 15-20 kg đạm/ha lúc gieo. Lạc
hấp thu 10% tổng nhu cầu đạm trong thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng, 40-50%
trong thời kỳ ra hoa và quả chín.
Lân:
Sự thiếu hụt lân sẽ làm giảm số lượng nốt sần và khả năng cố định đạm.
Sự thiếu hụt phốt pho biểu hiện sau 4 tuần cây còi cọc, lá nhỏ, dầy lên, lá
già đậm lại, vàng, cứng và cuối cùng là rụng.
Thời kỳ tạo quả, lân sẽ thúc đẩy quả và làm giảm tỉ lệ quả lép.
Kali:
Kali cần thiết cho quá trình quan hợp và hình thành quả, nếu thiếu kali
xuất hiện nhiều quả một hạt.
Những triệu chứng thiết kali: vào đầu thời gian sinh trưởng, cây có dáng
hơi rậm, lá sẫm màu.
Nếu lượng K2O quá nhiều sẽ làm giảm năng suất của những giống lạc
đứng, chín sớm .
Canxi:


16


Khoá luận tốt nghiệp
học

Vũ Văn Thanh 41A – Sinh

Canxi ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của lạc, đặc biệt là sau khi
hoa thụ phấn, hình thành tia quả đâm vào đất.
Thiếu canxi làm cho quả không mẩy, vỏ quả giòn , làm giảm tỉ lệ hoa đậu
quả, khi bi thiếu canxi nghiêm trọng, cây lạc bị bệnh úa vàng.
Ngồi ra, một số yếu tố khống chất khác như: Cu, Zn, Mn, Mo,…điều có
ảnh hưởng nhất định đến năng suất và chất lượng của lạc.

17


Khoá luận tốt nghiệp
học

Vũ Văn Thanh 41A – Sinh
Chƣơng II

ĐỐI TƢỢNG - MỤC ĐÍCH- NỘI DUNG- PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu
2.1.1.1. Giống lạc LVT

Nguồn gốc:
Giống lạc LVT là giống lạc nhập nội từ Trung Quốc vào Việt Nam do
giáo sư- tiến sĩ Trần Hồng Uy, phó tiến sĩ- Đào Quang Vinh, phó tiến sĩ Chu Thị
Ngọc Viên- Viện nghiên cứu ngô chọn lọc năm 1992.
Giống LVT được khu vực hố năm 1996 và cơng nhận là giống lạc tiến bộ
kỹ thuật năm 1998.
Đặc điểm:
- Cây sinh trưởng khoẻ, thân dạng đứng, thân chính khơng mang hoa, màu
xanh nhạt, phân cành trung bình, lá xanh đậm, thân cao từ 56-63 cm.
- Hoa tập trung quanh gốc.
- Thời gian sinh trưởng: Vụ xuân 125-132 ngày.
Vụ hè thu 110-120 ngày.
- Năng suất bình quân 19 tạ/ha, cao nhất từ 23-26 tạ/ha.
- Quả: hình dạng khơng cân đối, quả to, vỏ dầy, mỏ quả lồi, gân, eo quả
trung bình.
- Hạt to trung bình, vỏ lụa trắng hồng.
- Tính chống chịu: chịu rét khá, ít bị thối thân, thường bị nhiễm đốm nâu
vào giai đoạn cuối vụ.
2.1.1.2. Giống lạc V79
Nguồn gốc:
Giống V79 do phó tiến sĩ Lê Song Dự - Trường Đại Học Nông Nghiệp I
Hà Nội và kỹ sư Trần Nghĩa - Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Việt Nam
tạo ra bằng cách dùng tia rơngen gây đột biến trên giống Bạch Sa của Trung
Quốc.
18


Khoá luận tốt nghiệp
học


Vũ Văn Thanh 41A – Sinh

Giống V79 được hội đồng của Bộ Nông Nghiệp và Công Nghiệp Thực
Phẩm công nhận là giống lạc quốc gia năm 1995.
Đặc điểm :
- Năng suất đạt 28-30 tạ/ha. Vỏ quả mỏng, tỷ lệ nhân/quả cao, chịu hạn tốt
nên thích nghi với vùng đất cát ven biển. Dễ nảy mầm do vỏ mỏng.
- Thời gian sinh trưởng tương tự như Sen Nghệ An, Sư Tuyển của Trung
Quốc.
- Thân dạng đứng, thân chính mang hoa, màu xanh nhạt.
- Quả: Vỏ quả mỏng, gân mờ, eo quả trung bình, hạt màu trắng hồng.
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm:
- Xã Nghi Liên, Nghi Lộc- Nghệ An.
- Phịng thí nghiệm Di Truyền Khoa Sinh học Trường Đại Học Vinh.
Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 7-2003 đến tháng 4-2004.
2.2. Mục đích và nội dung nghiên cứu
2.2.1. Mục đích của đề tài
Đề tài này nhằm góp phần nghiên cứu một số đặc điểm về sinh trưởng và
một số chỉ tiêu về năng suất của hai giống lạc LVT và V79 đang trồng ở Nghi
Liên - Nghi Lộc, Nghệ An.
Qua việc thực hiện đề tài này, rèn luyện các kỹ năng thực hành, thí
nghiệm. Làm quen với các phương pháp nghiên cứu khoa học.
2.2.2. Nội dung nghiên cứu
Xác định các yếu tố liên quan đến năng suất của hai giống lạc LVT
và V79.
Định lượng hàm lượng dầu trung bình của hai giống LVT và V79.
Xác định tỷ lệ nảy mầm của hai giống lạc .
Xác định cường độ hô hấp qua các giai đoạn khác nhau của hai

giống lạc LVT và V79.

19


Khoá luận tốt nghiệp
học

Vũ Văn Thanh 41A – Sinh

Xác định cường độ quang hợp của hai giống lạc ở các giai đoạn
khác nhau.
Xác định hàm lượng diệp lục của hai giống lạc ở các thời kỳ khác
nhau .
Xác định tốc độ sinh trưởng của hai giống lạc qua các thời kỳ sinh
trưởng khác nhau.
2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phƣơng pháp xử lý hạt giống trƣớc khi gieo [9]
Chọn các hạt giống có độ đồng đều nhau, ngâm vào nước ấm (3 sôi + 2
lạnh) trong khoảng thời gian 3-4 giờ, sau đó cắt ngang hạt thấy nước ngấm 2/3
hạt là được, biện pháp xử lý tốt nhất ở 500 C. Sau khi xử lý, ủ hạt vào đĩa petri có
giấy lọc phủ hai mặt để giữ ẩm, rồi cho vào tủ giữ ấm 30 0 C. Khi hạt xuất hiện
mầm thì đem gieo, xác định tỷ lệ nảy mầm và cường độ hô hấp của hạt.
2.3.2. Phƣơng pháp xác định cƣờng độ hô hấp của hai giống lạc
(Theo Phương pháp Boysen-Jensen về xác định cường độ hô hấp của thực
vật) [10], [11], [16].
Nguyên tắc:
Dựa vào hàm lượng CO2 bay ra và trung hồ CO2 bằng kiềm dư.
Phương pháp:
Dùng hai bình tam giác hay bình cầu có đáy bằng, dung tích 250 ml (500

ml), đưa đi đưa lại trong khơng khí để thành phần khơng khí trong bình đều
giống nhau .
Cho vào mỗi bình 20 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1 N, cho thêm vào mỗi
bình 3-5 giọt phênolphtalêin, đậy nút thường.

Cân nguyên liệu hô hấp (hạt lạc đang nảy mầm hay lá lạc ), cho vào túi
được may bằng vải màn, treo vào nút cao su có móc, sau đó mở nhanh nút
thường ra, đậy bằng nút cao su có mang nguyên liệu hô hấp (tránh chạm phải

20


Khoá luận tốt nghiệp
học

Vũ Văn Thanh 41A – Sinh

dung dịch kiềm), bình đối chứng cũng mở ra và đậy lại cùng thời điểm với bình
có mẫu.

Đặt cả hai bình vào trong bóng tối trong thời gian 1 giờ (30 phút).

Lấy nhanh mẫu trong bình ra, lắc trong 20 phút (lắc chuyển động trịn) để
CO2 trong bình hồ tan với Ba(OH)2:
BaCO3 + H2O

Ba(OH)2 + CO2

Chuẩn độ lượng Ba(OH)2 dư bằng axit H2SO4 0,1N hoặc axit HCl 0,1N,
cho đến khi mất màu hồng của dung dịch (trong thí nghiệm chúng tơi dùng HCl):

BaCl2 + 2H2O

Ba(OH)2 + 2HCl

Tính cường độ hơ hấp theo cơng thức:
I=

(V1- V2) x 2,2 x 60
txP

Trong đó:
I: Cường độ hô hấp mg CO2/gam nguyên liệu trong 1giờ
V1: Lượng ml axit HCl dùng khi chuẩn độ Ba(OH)2 dư ở bình đối chứng
V2: Lượng ml axit HCl dùng khi chuẩn độ Ba(OH)2 dư ở bình thí nghiệm.
P: Trọng lượng ngun liệu (gam)
t: Thời gian ngun liệu hơ hấp (tính từ khi bỏ mẫu đến khi lấy mẫu ra)
60: Hệ số dẫn
2,2: Hệ số đương lượng gam (cứ 1 ml axit HCl 0,1N chuẩn độ lượng kiềm
dư tương ứng với 2,2 mg CO2)
2.3.3 phƣơng pháp xác định tốc độ sinh trƣởng tƣơng đối của cây lạc
(theo Blachman và Grodzinxki-1981) [8].

21


Khoá luận tốt nghiệp
học

Vũ Văn Thanh 41A – Sinh


Đo chiều cao thân ở các thời kỳ (lấy mốc từ cành cấp 1 mọc từ nách lá
mầm).
Tính tốc độ sinh trưởng tương đối của cây lạc theo công thức của
Blachman; Grodzinxki:
(W1- W0) x 100
P=
W0 x t

Trong đó: P: Tốc độ sinh trưởng tương đối (%)
W0: Số đo lần đầu.
W1: Số đo lần sau.
t: thời gian giữa hai lần đo.

22


Khoá luận tốt nghiệp
học

Vũ Văn Thanh 41A – Sinh

2.3.4. Phƣơng pháp xác định cƣờng độ quang hợp (Theo IvanopKơtxơvic) [10], [16].
Lấy hai bình tam giác có dung tích (500 ml) thật sạch, đưa đi đưa lại trong
khơng khí :
Cân a gam nguên liệu (lá lạc), cho nguyên liệu vào bình 1, bình 2 khơng
có mẫu, đậy kín:
Đưa cả hai bình ra ngoài ánh sáng mặt trời trong 1 giờ (30 phút).

Đưa hai bình vào, lấy lá lạc ra thật nhanh và đậy nút lại, bình 2 cũng mở
nút cùng lúc .

Cho vào mỗi bình 20 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1 lắc đều 20 phút để xảy ra
hoàn toàn phản ứng:
BaCO3  + H2O

Ba(OH)2 + CO2

Cho vào mỗi bình vài giọt phênolphtalêin và chuẩn độ HCl 0,1N đến lúc
mất mầu hồng
Tính cường độ quang hợp theo cơng thức sau:

I =
Trong đó:

(V1 - V2) ´ 2,2 ´ 6
0
t´ a

I: Là cường độ quang hợp (mg CO2/gam nguyên liệu/1giờ).
V1: Lượng ml axit dùng khi chuẩn độ bình thí nghiệm.
V2: Lượng ml axit dùng khi chuẩn độ bình đối chứng.
a: Trọng lượng lá lạc tươi (gam).
t: Thời gian nguyên liệu quang hợp
60 : Hệ số dẫn
23


Khoá luận tốt nghiệp
học

Vũ Văn Thanh 41A – Sinh


2,2: Hệ số đương lượng gam.(cứ 1ml axit HCl 0,1N chuẩn độ
lượng kiềm dư tương ứng với 2,2 mg CO2).
2.3.5. phƣơng pháp xác định hàm lƣợng diệp lục (Theo Wintermaus
và Demos 1965) [8], [10], [11].
Ngun tắc : Dùng dung mơi hồ tan (axeton hoặc etanol 960 ) để chiết
rút diệp lục của lá, ở đây chúng tôi dùng dung môi etanol 960 .
Phương pháp:
Cân P(g) mẫu lá lạc tươi vào lúc 8 giờ sáng, không ướt.
Dùng cối sứ để nghiền nát lá (Cho thêm một ít CaCO 3 để trung hồ hết
axit tự do trong lá).
Dùng Etanol 960 chiết diệp lục, dịch chiết được qua bình Bunsen và máy
hút chân khơntg Camopski.
Cho dịch lọc vào bình định mức 20 ml (cho thêm etanol 960 để đạt 20 ml ).
Đo mật độ quang ở bước sóng 665 nm [E665 ] và 649 nm [ E649] bằng máy
quang phổ tử ngoại.
Tính nồng độ diệp lục bằng công thức :
Nồng độ diệp lục a: Ca (mg/l) = 13,70 . E665 – 5,76 . E649 .
Nồng độ diệp lục b: Cb (mg/l) = 25,80 . E649 – 7,60 . E665.
Nồng độ diệp lục a và b: Ca+b (mg/l) = 6,10 . E665 + 20,04. E649.
Tính hàm lượng diệp lục theo công thức sau:
Hàm lượng diệp lục a:
A(a) =

Ca

xV

P x 1000


24


Khoá luận tốt nghiệp
học

Vũ Văn Thanh 41A – Sinh

Hàm lượng diệp lục b:
Cb

A(b) =

xV

P x 1000

Hàm lượng diệp lục tổng số (a+b):
A(a+b) =

Ca+b

xV

P x 1000

Trong đó :

A: Hàm lượng diệp lục (Số mg diệp lục/gam lá tươi )
P : Khối lượng mẫu lá tươi (gam)

V: Thể tích dịch chiết diệp dục ( ml).
(ở thí nghiệm này V=20 ml)
C: Nồng độ diệp lục (mg/g)

2.3.6. Phƣơng pháp cân, đo, đếm, xác định các chỉ tiêu liên quan
đến năng suất và một số chỉ tiêu sinh trƣởng và phát triển của cây lạc
Xác định trọng lượng quả, trọng lượng hạt bằng cân điện tử.
Xác định chiều dài thân bằng thước dây được đo từ cành cấp 1 mọc
từ nách lá mầm thường xuất hiện khi lạc có 3 lá thật.
Đếm 100 hạt, 100 quả, đếm số quả/cây, số quả chắc/cây. Đều thực
hiện 25 lần lặp lại và lấy ngẫu nhiên.
2.3.7. Phƣơng pháp sử dụng thống kê tốn học [3].
Tính giá trị trung
bình cộng theo cơng thức sau :

X=

1

n

ni xi

n
i =1

Trong đó:
: Tổng số các lần nghiên cứu
X : Giá trị trung bình .


xi: Giá trị riêng của tính trạng .

25


×