Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Khảo sát việc làm của cựu sinh viên khóa k8d (2014 2019) trường đại học phenikaa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 45 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay cạnh tranh để phát triển
như một kim chỉ nam cho tất cả các hoạt động trong mọi lĩnh vực, từ cạnh tranh
trong kinh doanh cho đến cạnh tranh trong ngành học rồi cả cạnh tranh trong
việc tìm kiếm việc làm. Có một cơng việc ổn định là mong muốn của tất cả mọi
người, đặc biệt là những sinh viên tốt nghiệp mới ra trường, những con người
đang háo hức cho bước ngoặt của mới của đời mình.
Nặng nỗi lo là vậy, nhưng một điều cũng không kém làm cho biết bao
sinh viên, cả gia đình nhà trường và xã hội trăn trở, đó là làm đúng ngành nghề
đã được đào tạo. Có rất nhiều sinh viên ra trường, cầm tấm bằng loại ưu trong
tay nhưng khơng tìm cho mình một cơng việc phù hợp, đúng ngành học, kết quả
họ phải làm những cơng việc ít liên quan có khi trái ngược nghề, gây lãng phí
chất xám cho xã hội và chính bản thân họ nữa. Hiện tượng này đang trở thành
vấn nạn của chung tất cả các trường Đại học ở Việt Nam .
Đối với Trường Đại học Phenikaa từ khi thành lập trường đến nay đã có
một khóa chính quy chun ngành dược tốt nghiệp. Họ là những thế hệ được
đào tạo tại một khoa Dược còn non trẻ của ngôi trường đại học vừa kỉ niệm lăm
năm thành lập khoa Dược. Tuy nhiên, so với các trường chuyên về Dược của
các trường lâu năm khác, họ cũng đã được trau dồi những kiến thức chuyên
ngành với chương trình đào tạo tương đương .
Chính vì là những thế hệ sinh viên đầu tiên mà trường vừa đào tạo qua,
nên việc làm hiện nay của các cựu sinh viên này là một trong những sự kiện
quan tâm hàng đầu của Ban giám hiệu, những thầy cô làm công tác đào tạo tại
trường, đặc biệt là các thầy cô công tác tại khoa Dược trường Phenikaa. Sau khi
tốt nghiệp cựu sinh viên khoa Dược đã có cơng việc như thế nào? Có đúng
chun ngành được đào tạo khơng? Mức thu nhập ra sao? Khả năng thăng tiến
của họ như nào?
1


Đáp án của những câu hỏi này một phần nào đó sẽ phản ánh được kết quả


đào tạo chuyên ngành Dược tại trường. Bên cạnh đó kết quả nghiên cứu đem lại
giá trị tham khảo rất lớn cho những sinh viên khóa hai chuẩn bị ra trường thậm
chí cả những thế hệ sinh viên kế tiếp.
Là một sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp ra trường nên em có mối quan tâm
sâu sắc đối với vấn đề trên, chính điều này là cơ sở thiết thực cho việc hình
thành đề tài “Khảo sát việc làm của cựu sinh viên khóa k8D (2014-2019)
Trường Đại học Phenikaa” mà em đang thực hiện. Với mục tiêu chính là.
1. Cung cấp một bức tranh tổng quát về tình trạng việc làm của các cựu
sinh viên ngành Dược, trường Đại học Phenikaa thông qua các chỉ số về tỉ lệ có
việc làm, tỉ lệ làm đúng ngành nghề được đào tạo, mức thu nhập, khả năng thăng
tiến…
2. Phản ánh chính xác chất lượng đào tạo của khoa Dược trường Đại học
Phennikaa
Ý nghĩa nghiên cứu
Với những mục tiêu mà đề tài hướng đến, hi vọng qua bài nghiên cứu này
sẽ cung cấp đến các đối tượng tương ứng những ý nghĩa thiết thực như.
Cung cấp kinh nghiệm cho sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp ra trường, sinh
viên đang theo học và các bạn chuẩn bị thi vào khoa Dược trường Đại học
Phenikaa, tạo cho các bạn một bước đệm thật tốt để nhảy vọt cho nghề nghiệp
sau này.
Với những ý kiến phản hồi từ các cựu sinh viên, lấy làm cơ sở tham khảo
cho kế hoạch đào tạo cũng như giảng dạy của trường Phenikaa, đặc biệt là khoa
Dược trong tương lai.

2


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. Vài nét về chuyên ngành khoa Dược, Trường đại học Phenikaa
1.1.1. Tổng quan về Khoa Dược

Khoa Dược, Trường Đại học Phenikaa đào tạo theo mơ hình tiên tiến, gắn
liền việc đào tạo lý thuyết với thực tiễn của ngành. Sinh viên Khoa Dược – Đại
học Phenikaa không chỉ được đào tạo các kiến thức về dược lâm sàng, cung ứng
quản lý thuốc, mà còn được đào tạo về các kỹ năng giao tiếp, ứng xử, tư vấn sử
dụng thuốc. Sinh viên cũng sẽ được đào tạo ngoại ngữ theo chuẩn quốc tế. Vì
vậy, sinh viên tốt nghiệp sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn cơng việc khác nhau trong
ngành Dược và hồn tồn có cơ hội trở thành một doanh nhân thành đạt, một
nhà khoa học hoặc một nhà quản lý giỏi. Đào tạo con người tồn diện, hài hịa,
giỏi chun mơn, có phẩm chất đạo đức tốt và khả năng hội nhập quốc tế cao là
mục tiêu Ngành Dược – Đại học Phenikaa
1.1.2. Các kiến thức và kĩ năng cử nhân ngành Dược được đào tạo
 Sinh viên có kiến thức chun mơn về bào chế, sản xuất đảm bảo chất
lượng, cung ứng, tư vấn sử dụng thuốc
 Sinh viên có khả năng khoa học cơ bản, Y dược học cơ sở và có phương
pháp luận trong nghiên cứu khoa học.
 Nắm vững được các chủ trương, chính sách và các quy định của pháp luật
liên quan đến cơng tác Dược.
 Có kiến thức bổ trợ về một số lĩnh vực như: Công nghiệp dược (phát
triển, sản xuất nguyên liệu làm thuốc, xây dựng công thức bào chế, sản xuất các
chế phẩm thông thường), Dược lâm sàng (hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý trong
bệnh viện và cộng đồng), Quản lý và kinh tế dược (quản lý, cung ứng, kinh
doanh trong lĩnh vực dược), Đảm bảo chất lượng thuốc (đảm bảo chất lượng
thuốc, các phương pháp đánh giá chất lượng nguyên liệu và các chế phẩm trong
lĩnh vực dược), Dược liệu và dược cổ truyền (bảo tồn, khai thác, nuôi trồng, chế
biến, sản xuất, tư vấn dược liệu và các chế phẩm có nguồn gốc dược liệu).
3


 Có trình độ tin học, tiếng Anh tốt, để làm việc, đọc thông thạo các tài liệu
chuyên môn, đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

 Có các kỹ năng mềm cần thiết giúp quản lý, tổ chức công việc hiệu quả,
phát triển được bản thân như: kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, tổ chức cơng việc,
làm việc nhóm…
1.1.3 Đội ngũ giảng viên khoa Dược trường Đại học Phenikaa
Khoa Dược có đội ngũ giảng viên nịng cốt giàu kinh nghiệm gồm Giáo
sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ khoa học, Tiến sỹ chuyên ngành được đào tạo từ nhiều
nước trên thế giới, đã từng giảng dạy ở các trường đại học Y – Dược hàng đầu
trong cả nước, kết hợp với đội ngũ giảng viên trẻ giàu nhiệt huyết, là nhân tố
quan trọng để đảm bảo chất lượng đầu ra.
1.1.4. Cơ hội nghề nghiệp của Dược sĩ
Sinh viên sau khi tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng Dược trở thành Dược sĩ
có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp để lựa chọn Làm:
Việc tại Bệnh viện: Dược sĩ phải có trách nhiệm cung ứng và đảm bảo
chất lượng thuốc cả về chất lượng và số lượng. Đồng thời tham gia tư vấn với
bác sĩ trong việc kê toa và cảnh báo tương tác đồng thời hướng dẫn dùng thuốc
cho những đối tượng đặc biệt.
Làm việc tại cơ sở sản xuất, Dược sĩ sẽ đảm nhận vị trí nghiên cứu quy
trình sản xuất các công thức và dạng bào chế, các hoạt chất mới để theo dõi quy
trình sản xuất, đảm bảo thuốc sản xuất ra đạt chất lượng, chiết xuất dược liệu.
Làm việc tại các trường Y Dược, công tác tại khoa dược của các trường Y Dược
với vai trò là giảng viên, kỹ thuật viên. Làm việc tại viện, trung tâm kiểm
nghiệm, Dược sĩ có vai trị kiểm tra chất lượng thuốc, phát hiện thuốc giả, thuốc
kém chất lượng.
Tại cơ sở kinh doanh: Dược sĩ làm việc tại các cơ sở bán lẻ (Nhà thuốc),
bán buôn (công ty phân phối) hay công ty nhập khẩu.

4


1.2. Cơ sở lí thuyết

1.2.1. Việc làm là gì, tầm quan trọng của việc làm trong đời sống con
người
Việc làm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi người vì nhờ nó con
người có điều kiện tạo thu nhập để đảm bảo các nhu cầu vật chất, tinh thần của
mình và các thành viên trong gia đình, đồng thời là điều kiện để con người tham
gia vào các hoạt động xã hội, quan hệ xã hội, qua đó khẳng định vai trị, giá trị
xã hội của mình.
Việc làm là một hiện tượng xã hội đặc biệt, được nhìn nhận dưới nhiều
góc độ khác nhau, thí dụ: “Việc làm là một quan hệ sản xuất nảy sinh do có sự
kết hợp giữa cá nhân người lao động kinh tế của một xã hội, nghĩa là tất cả
những gì quan hệ đến cách thức kiếm sống của con người, kể cả các quan hệ xã
hội và các tiêu chuẩn hành vi tạo khn khổ của q trình kinh tế”.
Điều 9, Bộ luật lao động, việc làm được định nghĩa: “Việc làm là hoạt
động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm” [1]. Với định nghĩa
này, việc làm được hiểu đầy đủ hơn, làm thay đổi nhận thức chật hẹp trước đây,
tạo yếu tố thuận lợi về tâm lý, tránh sự mặc cảm hoặc thái độ không đúng với
một số công việc cần thiết trong đời sống hàng ngày.
1.2.2. Thế nào là một việc làm tốt
Để tìm đáp án lời cho câu hỏi này vừa dễ nhưng cũng rất khó. Dễ là ai
cũng có thể trả lời được nhưng khó chính là rút ra được một định nghĩa chính
xác về nó. Đối với mỗi người là mỗi cảm nhận khác nhau, có người cảm thấy
cơng việc phải đáp ứng đầy đủ những yếu tố này mới là một cơng việc tốt nhưng
đối với người kia thì phải có thêm những yếu tố khác và càng hỏi chúng ta chắc
chắn sẽ khơng bao giờ có thể tìm được điểm dừng của câu trả lời.
Nhưng để giải thích rõ một số cơ sở lý luận cho đề tài này, tôi đã tiến
hành tham khảo ý kiến của những người đang làm việc và một số sinh viên
năm cuối tại trường Đại học Phenikaa về khái niệm này và có thể tóm tắt ở một
5



số nội dung chính sau: Một cơng việc tốt là một công việc phải đảm bảo các yếu
tố sau:
+ Nội dung cơng việc phải phù hợp sở thích
+ Nội dung cơng việc phù hợp với năng lực
+ Có điều kiện phát triển năng lực cá nhân
+ Có điều kiện thăng tiến
+ Thu nhập thỏa đáng
+ Ý kiến của tất cả mọi người đều được tơn trọng.
+ Khơng khí làm việc hịa nhã, năng động, đồn kết.
1.2.3. Định nghĩa và đặc điểm của nghề nghiệp
Nghề là một dạng xác định của hoạt động lao động trong hệ thống phân
công lao động, nó là tổng hợp những kiến thức và kỹ năng trong lao động mà
con người tiếp thu được do kết quả đào tạo chun mơn và tích lũy kinh nghiệm
trong cơng việc. Nghề có những đặc điểm:
+ Là một cơng việc chuyên làm.
+ Là phương tiện sinh sống gắn với cả hoặc phần lớn cuộc đời.
+ Theo nghĩa rộng bao hàm cả lao động trí óc và lao động chân tay.
+ Phù hợp cho xã hội và có ích cho xã hội.
Theo ý kiến của chúng tôi và tham khảo ý kiến của một số cá nhân đã
từng đi xin việc, trong tất cả các yếu tố để người lao động đi đến quyết định lựa
chọn nghề nghiệp cho mình, có ba yếu tố quan trọng đó chính là thu nhập, môi
trường làm việc và cơ hội thăng tiến.
1.2.4. Lý thuyết giả định về khả năng tìm được việc làm tốt
Thế nào là thành công và như thế nào là chưa thành cơng? Rất khó để có
thể đưa ra kết luận này vì đây là nhưng biến định tính, khoảng cách giữa chúng
không phải là các con số như các biến định lượng nên trong đánh giá này, để tạo
một khoảng cách tương đối giữa các mức độ thành công, chúng tôi đưa ra các
giả thiết sau.
6



 Rất thành công: làm đúng nghề + thu nhập trên 10 triệu + chức vụ là quản
lý + hài lịng với cơng việc hiện tại.
 Tương đối thành cơng: làm đúng nghề + thu nhập từ 8 triệu trở lên + hài
lịng hoặc tạm hài hịng với cơng việc hiện tại.
 Bình thường: có việc làm (cả đúng lẫn khơng đúng nghề) + hài lịng hoặc
tạm hài lịng với cơng việc hiện tại.
 Chưa thành cơng: có việc + khơng hài lịng với cơng việc hoặc thất nghiệp
1.3. Thực trạng việc làm của xã hội nói chung và ngành Dược nói riêng
Trong điều kiện kinh tế thị trường, thất nghiệp là vấn đề mang tính tồn
cầu, khơng loại trừ một quốc gia nào, cho dù quốc gia đó là nước đang phát triển
hay nước có nền cơng nghiệp phát triển. Do vậy, giảm tỷ lệ thất nghiệp, bảo đảm
việc làm, ổn định đời sống cho người lao động trở thành mục tiêu quan trọng
của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam [7].
Đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa, Việt Nam luôn là điểm sáng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài như Hàn
Quốc, Đài Loan, và đặc biệt là Nhật Bản. Là bộ phận trực tiếp tham gia vào các
quy trình sản xuất vì thế mà việc phát triển nguồn nhân lực cũng đóng vai trị hết
sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế của doanh nghiệp. Theo số liệu
thống kê của Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Dỗn Mậu Diệp cho biết, q I/2019,
cả nước có 1.059 nghìn người trong độ tuổi thất nghiệp, giảm 3,28 nghìn người
so với quý IV/2018 và giảm 7,98 nghìn người so với quý I/2018. Tỷ lệ thất
nghiệp của lao động trong độ tuổi là 2,17%, không thay đổi so với quý trước
nhưng thấp hơn so với cùng kỳ năm 2018. Tỷ lệ thất nghiệp giảm mạnh nhất ở
nhóm có trình độ cao đẳng (giảm 0,82 điểm phần trăm so với quý IV/2018 và
1,17 điểm phần trăm so với quý I/2018). Các nhóm cịn lại mức độ giảm khơng
nhiều. Đó là một con số đáng mừng đối với thực trạng việc làm nước ta hiện nay
[6].

7



Thực trạng trạng việc làm chung của đất nước ta hiện nay là vậy. Còn đối
với ngành sức khỏe của chúng ta hiện nay.
Các nhà quản lý sức khỏe được định nghĩa chính xác là các chuyên gia
thực hiện giám sát, phân tích, đánh giá và tư vấn sức khỏe, tư vấn và can thiệp
yếu tố có khả năng gây nguy cơ cho sức khỏe của cá nhân hoặc một nhóm
người.Nhân lực trong ngành này hiện đang khơng q nhiều, mặt khác mọi
người lại đang càng ngày càng có ý thức hơn đến sức khỏe của bản thân, vì vậy,
đây là một trong những ngành nghề được dự đoán được rất nhiều người quan
tâm.
Nghề Dược sĩ là một trong các nghề về sức khỏe. Đây cũng là ngành có
thu nhập cao TOP 10 ngành nghề trong xã hội hiện nay, khi học Dược ra có thể
làm nhiều cơng việc khác nhau.
Có thể nói ngành Dược là một ngành đầy thách thức nhưng cũng đầy hứa
hẹn.
Nhu cầu về nhóm ngành sức khỏe đang là một xu thế chung trên toàn thế
giới, cần phải tiếp tục được mở rộng và đầu tư mọi mặt. Theo đó, lao động
ngành Dược và Điều dưỡng trở thành 1 trong 8 nhóm ngành có thể tự do di
chuyển và xin việc trong khối ASEAN. Nếu như Dược sĩ hoặc Điều dưỡng viên
thông thạo một ngoại ngữ thì cơ hội việc làm việc và thu nhập rất cao.
Khơng chỉ các cơ sở chăm sóc sức khoẻ cộng đồng mà ngay cả các doanh
nghiệp dược phẩm cũng cần nguồn nhân lực chất lượng cao, chứ không nhất
thiết phải là bằng cấp cao. Đội ngũ lao động được yêu cầu phải có kỹ năng nghề
nghiệp, thành thạo những kỹ năng mềm thực tế… Có lẽ đây là một trong những
nguyên nhân lý giải hiện tượng trình độ trung cấp có tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn
so với thạc sĩ, cử nhân. Trong hệ thống Y tế có các cơng việc đặc thù như: Y sĩ,
Y học Cổ truyền, kỹ thuật viên xét nghiệm, chẩn đốn hình ảnh, Dược sĩ, vật lý
trị liệu-phục hồi chức năng, Y tế học đường, hộ sinh, điều dưỡng nha khoa, dinh
dưỡng, trình Dược viên, … là những ngành nghề có cơ hội việc làm rất cao. Sau

8


khi tốt nghiệp, người học có thể làm việc tại các Khoa, phịng khám Đơng y các
bệnh viện, trạm Y tế, các trung tâm Y tế, Bệnh viện, công ty Dược, Trường học,
Xí nghiệp dược, Nhà thuốc, Viện dưỡng lão, Phòng khám tư nhân…
1.4. Nhu cầu của thị trường đối với việc làm ngành Dược
Ngoài phải nắm vững kiến thức chuyên ngành về ngành Dược trước khi ra
trường thì nhu cầu của thị trường hiện nay còn yêu cầu các kĩ năng mềm cơ bản
của một sinh viên dược sau khi ra trường .
Sau đây là bảy kĩ năng cơ bản cần có của một sinh viên Dược.
1.4.1. Nắm vững kiến thức về ngành về nghề trước khi ra trường
Kỹ năng cần có của một sinh viên Dược đầu tiên đó là nắm vững kiến
thức về ngành về nghề của mình. Ngành nghề ở đây chính là những kiến thức,
những môn học về ngành Dược mà bạn được cung cấp trong quá trình học tại
trường. Bạn cần phải nắm rõ các kiến thức như quy trình sản xuất thuốc, kiểm
tra thuốc, quản lý quy trình sản xuất thuốc, marketing dược.
Bởi những kiến thức này sẽ quyết định đến việc làm của bạn sau khi ra
trường. Một sinh viên ngành Dược mà không nắm được những kiến thức này sẽ
không thể xin được việc làm. Không một nhà tuyển dụng nào tiếp nhận một
người khơng có một chút kiến thức nào về ngành Dược .
1.4.2. Phẩm chất đạo đức của một Dược sĩ
Phẩm chất đạo đức là 1 trong 7 kỹ năng cần có của một sinh viên Dược.
Khơng chỉ sinh viên ngành Dược, mà các bạn sinh viên nằm trong hệ thống
ngành Y tế phải có phẩm chất đạo đức của một Y bác sĩ. Bởi ngành Y tế liên
quan đến tính mạng, sức khỏe của con người. Thế nên, phẩm chất đạo đức đóng
một vai trị quan trọng khơng thể thiếu .
Vì vậy, là một người làm trong lĩnh vực Y tế, các bạn sinh viên ngành
Dược cần giữ cho mình một phẩm chất đạo đức tốt. Đừng vì lợi ích bản thân, vì
tiền mà làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của con người. Chỉ một sai lầm


9


nhỏ có thể khiến hàng trăm, hàng nghìn thậm chí hàng triệu người rơi vào tình
trạng nguy hiểm.
Do đó phẩm chất đạo đức là kỹ năng cần thiết đối với sinh viên dược khi
ra trường, mà bạn cần phải xây dựng và gìn giữ.
1.4.3. Tư duy sáng tạo và khả năng phân tích
Kỹ năng mềm của sinh viên ngành Dược hiện nay cần có là gì? đó là khả
năng tư duy và khả năng phân tích. Điều đó là điều cần có và cần thiết. Với một
sinh viên ngành Dược có khả năng tư duy và khả năng phân tích sẽ có lợi thế rất
nhiều, nhất là khi đi xin việc và làm việc sau khi ra trường.
Không chỉ ngành Dược mà hầu hết tất cả các ngành nghề đều cần phải có
kỹ năng tư duy sáng tạo và khả năng phân tích. Nếu bạn khơng có kỹ năng này
bạn mãi chỉ dậm chân một chỗ mà khơng có sự thay đổi nào. Thậm chí bạn có
thể bị sa thải.
Kỹ năng tư duy sáng tạo và phân tích là một lợi thế lớn để các bạn sinh
viên ngành Dược khẳng định được bản thân, khả năng, vị thế của mình trong
quá trình học cũng như sau khi ra trường đi làm.
1.4.4. Nắm bắt công nghệ, hội nhập tốt
Nắm bắt công nghệ, hội nhập tốt – là 1 trong 7 kỹ năng cần có của một
sinh viên Dược
Đây là kỹ năng thứ 4 trong 7 kỹ năng cần có của một sinh viên Dược.
Như chúng ta đã biết, ngành Dược là một trong những ngành có nhiều cạnh
tranh. Nhất là khi Việt Nam gia nhập vào Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình
Dương (TPP). Hàng loạt hãng thuốc nổi tiếng từ thế giới được nhập vào Việt
Nam, đây chính là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty, doanh nghiệp sản
xuất thuốc trong nước.
Chính vì vậy, các bạn sinh viên học chuyên ngành Dược cần được tiếp thu

các giáo trình mới nhất, học hỏi các quy trình tổng hợp thuốc hiện đại từ các
nước tiên tiến khác, được tiếp xúc các công nghệ sản xuất thuốc hiện đại.
10


Vì vậy, kỹ năng nắm bắt cơng nghệ, hội nhập là kỹ năng thứ 4 mà bạn cần
phải có. Và kỹ năng này đang được các trường Đại học, Cao đẳng chọn làm mục
tiêu đầu ra của trường. Nhằm mục đích, giúp sinh viên có thể xin việc và làm
được việc tại các công ty, doanh nghiệp sản xuất thuốc.
1.4.5. Đam mê nghiên cứu và yêu công nghệ
Đam mê nghiên cứu và yêu công nghệ là kỹ năng thứ 5 mà sinh viên
Dược cần có. Nhất là trong thời đại công nghệ 4.0 như thế này. Từ khi công
nghệ 4.0 ra đời đã thúc đẩy rất nhiều lĩnh vực phát triển, trong đó có ngành
Dược. Như chúng ta thấy, việc áp dụng cơng nghệ 4.0 và q trình sản xuất
thuốc rất hiệu quả.
Vì vậy, là một sinh viên học chuyên ngành Dược bạn cần tìm hiểu về
cơng nghê, đam mê nghiên cứu. Bởi hiện nay, ở tất cả các công ty, doanh nghiệp
sản xuất thuốc đều áp dụng dây chuyển sản xuất thuốc cơng nghệ cao, hiện đại.
Đó là lý do tại sao, đam mê công nghệ là kỹ năng cần có của một sinh viên
Dược.
1.4.6. Có kinh nghiệm trong ngành dược
Tích lũy kinh nghiệm khi cịn là sinh viên ngành Dược rất cần thiết. Kinh
nghiệm liên quan trong ngành Dược là một trong những kỹ năng cần thiết đối
với sinh viên Dược khi ra trường. Bởi có tới 23% nhà tuyển dụng đều nói rằng.
Đối với các ứng viên tham gia tuyển dụng có kinh nghiệm là một trong những
yếu tố quyết định đến cơ hội bạn có trúng tuyển hay khơng. Thế nhưng, vẫn cịn
rất nhiều sinh viên khơng quan tâm đến vấn đề này.
Chính vì vậy. Các bạn cần tìm cho mình những cơng việc liên quan đến
ngành Dược để tích lũy kinh nghiệm, nó khơng chỉ tốt cho việc học mà cịn tốt
cho cơng việc của các bạn sau này khi ra trường. Nếu khơng tìm được cơng việc

phù hợp, các bạn có thể tích lũy kinh nghiệm trong các buổi thực hành, các
tháng đi kiến tập, thực tập.

11


1.4.7. Kỹ năng giao tiếp bán hàng
Kỹ năng giao tiếp bán hàng là kỹ năng mềm cho sinh viên Dược. Bởi khi
các bạn sau khi ra trường, làm việc tại các quầy thuốc, nhà thuốc tư nhân, hay
đảm nhận các vị trí tư vấn, giới thiệu sản phẩm cho các Bệnh viện, nhà thuốc,
trung tâm Y tế. Đều rất cần đến kỹ năng này, khơng những rất cần mà cịn khơng
thể thiếu, bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội việc làm cũng như cơ hội
thăng tiến sau này của mỗi chúng ta.
1.5. Khả năng đáp ứng của sinh viên Dược với thị trường hiện nay như nào
Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tính đến quý II
năm 2018, số lao động thất nghiệp ở trình độ đại học là khoảng 126 ngàn người
mặc dù trên thực tế, thị trường lao động đã và vẫn có nhu cầu sử dụng số lượng
lao động có trình độ đại học trở lên. Sở dĩ có tình huống “trớ trêu” này là do
cơng tác dự báo cung - cầu lao động chưa được chú trọng, dẫn đến việc định
hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên cịn hạn chế. Một ngun nhân nữa
dẫn đến tình trạng này, theo nhiều doanh nghiệp, là do một bộ phận lớn sinh
viên còn thiếu nhiều kiến thức và kỹ năng làm việc, tìm việc. Thơng tin từ Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổng cục Thống kê cho thấy, gần 94%
sinh viên mới tốt nghiệp cần được đào tạo lại để có thể đáp ứng được yêu cầu
của nhà tuyển dụng và doanh nghiệp [2].
Số liệu trên cho ta thấy khả năng đáp ứng với thị trường của tồn thể sinh
viên nói chung và sinh viên ngành Dược nói riêng là chưa đủ
Thực tế cho thấy khi lựa chọn nhân viên, nhà tuyển dụng xem xét một số
tiêu chí như kiến thức, kỹ năng và thái độ. Về kiến thức, để chọn đúng người,
nhà tuyển dụng yêu cầu người dự tuyển phải có khả năng vận dụng kiến thức

học được vào công việc thực tiễn, qua đó có thể phát huy tính sáng tạo, chủ
động trong công việc, làm việc độc lập trong môi trường áp lực cao. Về kỹ năng,
có thể nói các kỹ năng hỗ trợ chuyên môn của nhiều ứng viên rất yếu. Đây là
phần yếu nhất của sinh viên vì thiếu sự rèn luyện. Sinh viên không tư duy độc
12


lập. Hệ quả, đã có khơng ít sinh viên mới ra trường rất yếu ở kỹ năng giao tiếp,
thuyết trình, làm việc đội nhóm, viết sai lỗi chính tả, khơng soạn thảo được một
văn bản ở dạng đơn giản nhất. Riêng thái độ, được thể hiện qua tinh thần cầu
tiến, ham học hỏi, dám chịu trách nhiệm của ứng viên, nhiều bạn trẻ bị hạn chế,
ảnh hưởng không nhỏ cho việc giữ chỗ làm, thăng tiến trong cơng việc.
Vì vậy đầu tiên là bản thân sinh viên cũng phải chủ động tìm hiểu, tự
đánh giá bản thân trước để có kế hoạch phù hợp, phải nghiêm túc với hoạt động
ngoại khóa, năng động tích lũy kinh nghiệm để phục vụ nghề nghiệp trong
tương lai, tích cực ứng dụng những kiến thức và kỹ năng trong quá trình học tập
tại trường đại học, phát triển các kỹ năng mềm cho bản thân... Phải hiểu nhà
tuyển dụng cần gì ở mình để có sự tự tin khi đến với họ. Cách tốt nhất là phải
chủ động tham gia các cuộc thi liên quan đến kỹ năng như viết công văn chuyên
nghiệp, ứng xử tình huống phỏng vấn hay nhất, khả năng thuyết trình trước đám
đơng, các hoạt động ngoại khóa, hoạt động Đoàn Hội, tiếp nữa là sinh viên cần
chủ động thiết lập mối quan hệ với doanh nghiệp để tìm hiểu, học hỏi công việc
thực tế, tham gia các hoạt động xã hội, các cơng việc bán thời gian để tích lũy
kinh nghiệm hoặc thông qua các công việc thực tập.
1.6. Thực trạng đã nghiên cứu và sự khác nhau giữa Đề tài nghiên cứu với
các Đề tài đã nghiên cứu khảo sát trước
Hiện nay, đề tài nghiên cứu phân tích về thực trạng khả năng tìm việc làm
của sinh viên dược tốt nghiệp tại khoa Dược cịn ít, chỉ có một vài bài về khảo
sát khả năng tìm việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp khoa Dược tại các trường
Đại học – Cao đẳng Y dược. Riêng khoa Dược trường Phenikaa hiện nay chưa

có đề tài nào nghiên cứu về việc khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng khả
năng sinh viên tìm việc làm của sinh viên dược tốt nghiệp khoa Dược Trường
Đại học Phenikaa.

13


CHƯƠNG II:
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng khảo sát
Cựu sinh viên khoa Dược Trường Đại học Phenikaa Khóa k8 chính quy ra
trường năm 2019.
2.1.2. Không gian nghiên cứu
Do đặc điểm phân tán về địa bàn làm việc và cư trú của sinh viên Khoa
Dược sau khi tốt nghiệp, hầu hết các cuộc tiếp cận thu thập thông tin được tiến
hành thông qua gửi phiếu khảo sát qua email, facebook, zalo.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 11/2019-2/2020
2.2. Mơ hình nghiên cứu
(1) Tình trạng việc làm của cựu
sinh viên :
+Tỷ lệ làm đúng ngành/tổng mẫu

+Thu nhập
+Nơi cơng tác
+Khả năng hịa nhập
+Mức độ hài lòng
+Mức độ thăng tiến
(2) Đánh giá của cựu sinh viên về

chương trình đào tạo.
(3) Kiến nghị và chia sẻ của cựu
sinh viên.

Hình 1.1 Mơ hình nghiên cứu

14

(4) Đánh
giá và
kiến nghị
của bản
thân qua
nghiên
cứu.


Các bước tiến hành nghiên cứu được nghiên cứu theo số thứ tự đã được đánh số.
(1) Nêu lên được khái quát tình trạng của cựu sinh viên dược hiện nay
(2) Đánh giá của cựu sinh viên về chương trình đào tạo
(3) Cựu sinh viên chia sẻ kinh nghiệm với các sinh viên đang và sẽ theo học
ngành Dược
(4) Thông qua tất các các bước nghiên cứu (1), (2), (3) nêu lên các nhận định
của mình qua bước (4)
2.3. Phương pháp nghiên cứu
a. Nghiên cứu các dữ liệu thứ cấp:
Xem xét các thông tin về số lượng sinh viên, tỷ lệ tốt nghiệp, tỷ lệ xếp loại tốt
nghiệp của các khóa 1,2 lưu trữ tại văn phịng khoa và phịng đào tạo của
trường.
b. Nghiên cứu định tính –khám phá:

Đây là những bước chuẩn bị đầu tiên cho quá trình nghiên cứu. Tuy chỉ là những
nghiên cứu sơ bộ ban đầu nhưng những thơng tin do nghiên cứu này đem lại
chính là nền tảng cơ sở cho tiến hành các nghiên cứu tiếp theo.
Mục tiêu: từ những thông tin thu thập, có thể tiến hành thiết lập bản câu hỏi
c. Phương pháp thu thập dữ liệu: Gọi điện phỏng vấn chuyên sâu, gửi
phiếu khảo sát qua Email, Facebook, Zalo. Trao đổi với một số cựu sinh viên,
chuyên gia về các vấn đề dự định nghiên cứu, các lĩnh vực chính cần xốy sâu.
d. Phương pháp phân tích dữ liệu: Tổng hợp, sắp xếp các dữ liệu thu thập
được theo từng nhóm.
2.3.1. Nghiên cứu định lượng – chính thức
Mục tiêu: Đây là bước cuối cùng nhưng vô cùng quan trọng, tại đây các
thơng tin được thu thập qua việc phát hành chính thức bản câu hỏi. Các dữ liệu
sau khi tổng hợp sẽ được xử lý bằng các phần mềm chuyên dụng để cho ra các
kết quả mà mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.
Lập bảng số liệu: Lập bảng số liệu gốc hoặc bảng số liệu đã qua xử lý.
15


Phương pháp vẽ biểu đồ: Dùng biểu đồ hình cột, biểu đồ diện tích, biểu
đồ hình trịn để thể hiện các chỉ tiêu hoặc so sánh các chỉ tiêu.
Xử lý số liệu: Bằng tính tốn tỷ lệ, phần mềm Microsoft Excel.

16


CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tỉ lệ có việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp
3.1.1. Tỉ lệ có việc làm
Xã hội càng phát triển thì nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của con người
ngày càng tăng cao. Hiện nay, tại Việt Nam, nhu cầu tuyển dụng về Dược sỹ, Y

tá, kỹ thuật viên là rất lớn. Ngành Dược vì thế cũng được xem là một ngành hấp
dẫn và mang lại nhiều cơ hội việc làm. Chính vì vậy mà tỷ lệ sinh viên tốt
nghiệp ngành Dược có việc làm là rất cao, số liệu cụ thể được thể hiện trong
bảng 3.1
Bảng 3.1 Tỉ lệ sinh viên có việc làm trên tổng mẫu nghiên cứu
Số lượng

%

Có việc làm

101 người

90

Khơng có việc làm

11 người

10

Tổng

112 người

100

Việc làm

ĐÃ CĨ VIỆC LÀM


CHƯA CĨ VIỆC LÀM

10%

90%

Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ có việc làm trên tổng mẫu nghiên cứu
17


Hiện nay có được việc làm là khơng dễ dàng chút nào nhưng con số 90%
sinh viên tốt nghiệp ngành Dược có việc làm (cao hơn rất nhiều so với con số
70 % trung bình tồn quốc) đã thật sự gây ấn tượng. Điều này có một ý nghĩa rất
lớn đối với những người làm công tác giáo dục tại trường Đại học Phenikaa nói
chung và Khoa Dược nói riêng. Những thế hệ đầu tiên tốt nghiệp tại trường đã
có thể ứng dụng kiến thức thực tế, kiếm ra đồng tiền ni sống bản thân, gia
đình và giúp ích cho xã hội, và số lượng cựu sinh viên Dược, ĐH Phenikaa làm
được điều này là không nhỏ. Tỷ lệ thất nghiệp là 10%, nhưng trong đó khơng
phải là thất nghiệp hoàn toàn. Một số đang tập trung theo học lớp bồi dưỡng thi
cao học để tìm kiếm một cơ hội làm việc cao hơn, một số thuộc đối tượng thất
nghiệp tạm thời, đang chờ câu trả lời từ phía nhà tuyển dụng và chỉ có thiểu số
cịn lại là chưa có ý định tìm kiếm việc làm.
3.1.2. Tỷ lệ làm đúng ngành đào tạo
Bảng 3.2 Tỉ lệ sinh viên làm đúng ngành đào tạo trên tổng mẫu nghiên
cứu
Ngành đào tạo

Số lượng


%

Đúng ngành

92

91

Không đúng ngành

9

9

Tổng

101

100%

Qua tham khảo ý kiến chuyên gia, những ngành nghề có thể xét là đúng
và gần đúng ngành Dược là: Làm việc tại hệ thống bệnh viện, trung tâm y tế,
những Trung tâm kiểm nghiệm. Dược sĩ lâm sàng chịu trách nhiệm cung ứng
thuốc, hoặc làm việc tại những cơ sở sản xuất, công ty dược phẩm, làm việc tại
những trường y dược, đảm nhận công tác giảng dạy hay kỹ thuật viên…(bảo
hiểm, bác sĩ, kế toán…). Ngồi ba lĩnh vực trên, có thể xem là làm không đúng
ngành nghề đào tạo.
18



Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ làm đúng ngành nghề đào tạo
Theo các phiếu điều tra thì tỷ lệ cựu sinh viên làm đúng ngành là 91%, chỉ
có 9% là phải làm những công việc khác như nhân viên CEO, bán thiết bị vệ
sinh…So với con số chỉ có 30% làm đúng ngành nghề của cả nước thì 91% thật
sự là con số tốt. Điều này, một phần nào đó cũng cho thấy nhu cầu về ngành
Dược rất cao và đặc biệt là trong thời kì xã hội phát triển, nhu cầu chăm sóc sức
khỏe tăng cao.
3.1.3. Thu nhập tổng thể nghiên cứu
Bảng 3.3 Mức thu nhập của sinh viên
Mức thu nhập

Số lượng

%

Dưới 5 triệu

9

9

Từ 5 đến 8 triệu

80

80

Trên 8 triệu

12


11

Tổng

101

100%

19


Biểu đồ 3.3 Mức thu nhập hiện nay của các cựu sinh viên
Biểu đồ cho ta thấy ấn tượng về con số từ 5 đến 8 triệu ( chiếm 80% tổng
số cựu sinh viên được khảo sát). Trung bình thu nhập bình quân hằng tháng của
người lao động Việt Nam là 5,5 triệu năm 2018 (Đây là kết quả khảo sát về tình
hình lao động, tiền lương, thu nhập, chi tiêu, đời sống của người lao động trong
các doanh nghiệp năm 2018 vừa được Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam công bố
chiều 12-7.) nhưng các cựu sinh viên chúng ta đã đạt cao hơn ngưỡng đó rất
nhiều. Với mức thu nhập như vậy cựu sinh viên có thể đảm bảo được cho cuộc
sống bản thân và gia đình mình. Thậm chí có nhiều sinh viên đạt mức trên 8
triệu (11%).
3.2. Đánh giá sự hài lịng về cơng việc của cựu sinh viên
3.2.1. Đánh giá mức độ hài lòng của cựu sinh viên đối với mức thu nhập
hiện tại và tỉ lệ mức độ hài lòng với thu nhập so với giới tính

20


Bảng 3.4 Mức độ hài lịng với cơng việc

Mức độ hài lòng với
thu nhập

Nữ

Nam
Số

%

lượng

Số

Tổng
%

lượng

Số

%

lượng

Hài lòng

20

54


19

29

39

37

Tạm được

13

34

39

61

51

51

Chưa hài lòng

5

12

6


7

11

12

Tổng

37

100%

64

100%

101

100%

Biểu đồ 3.4 Mặt bằng chung mức độ hài lòng đối với thu nhập
Nhìn vào biểu đồ, cho thấy 37 % hài lịng với thu nhập hiện có, 51 % cảm
thấy tạm được và còn lại 12% cảm thấy chưa hài lòng. Đa số các cựu sinh viên
đều cảm thấy chưa thoả mãn về vấn đề thu nhập. Khi mà hiện nay gia cả sinh
hoạt ngày càng leo thang theo cấp số nhân nhưng với mức thu nhập chỉ tăng
theo cấp số cộng thì mức độ thoả mãn khơng cao cũng là điều dễ hiểu. Mặt khác
nguyên nhân của vấn đề này còn do thu nhập không tỷ lệ thuận với khối lượng
21



công việc họ phải đảm trách. Con số gần 2/3 số cựu sinh viên khảo sát chưa hài
lòng hoặc thấy tạm được đối với thu nhập mặc dù theo khảo sát thu nhập hiện tại
của các cựu sinh viên cũng không phải là quá thấp, điều này không phải họ quá
tự mãn với năng lực của họ, mà chí muốn các nhà sử dung lao động có cái nhìn
sâu sát hơn về mức độ tương xứng giữa thu nhập và khối lượng công việc mà họ
giao cho người lao động đảm nhận. Thật sự đối với mỗi cá nhân là một suy nghĩ
khác nhau, đối với người này mức thu nhập vậy là ổn, nhưng đối với người kia
như vậy là cịn q thấp, chính vì thế những con số này thiên về tính cảm nhận
của mỗi người.

Biểu đồ 3.5 Tỉ lệ mức độ hài lòng với thu nhập phân theo giới tính
Xem xét mức độ hài lịng đối với mức thu nhập hiện tại phân theo giới
tính cho ra một kết quả rất bất ngờ, đa số nam giới cảm thấy hài lòng với mức
thu nhập còn nữ giới thì lại ngược lại. Điều này khơng phải vì mức thu nhập của
giới nữ thấp hơn nam giới, lại càng không thể do nữ giới phải làm việc nhiều
hơn nam giới. Ngay từ phần trên, tơi đã trình bày, đánh giá mức độ hài lòng là
do cảm nhận của mỗi người. Vì vậy, để lý giải cho điều này chỉ có thể xuất phát
từ yếu tố tâm lý. Vai trị của nữ giới trong gia đình là rất lớn, thường thì họ là
22


những người có trọng trách giữ tài chính của gia đình và trực tiếp chi tiêu cho
các khoản chi phí sinh hoạt, mà chi phí cho các khoản này khơng nhỏ. Chính vì
tốc độ giá cả cứ leo thang từng ngày, họ cảm thấy có sự bất an trong cuộc sống
gia đình tương lai nên đã hình thành trong tâm lý nữ giới cảm giác chưa thoả
mãn đối với mức thu nhập mà họ nhận được.
3.2.2. Loại hình cơng việc mà chủ yếu sinh viên lựa chọn
Bảng 3.5 Tỉ lệ loại hình cơng việc mà sinh viên lựa chọn
Cơng việc


Số lượng

%

Công ty phân phối

32

32

Công ty sản xuất

17

16

Khoa dược bệnh viện nhà

3

3

Nhà thuốc

40

40

khác


9

9

Tổng

101

100%

nước

23


Loại hình cơng việc sinh viên lựa chọn

khác
9%

cơng ty phân phối
32%

nhà thuốc
40%
công ty sản xuất
16%
khoa dược
bệnh viện

3%

Biểu đồ 3.6 Các loại hình cơng việc mà sinh viên lựa chọn
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy tỉ lệ sinh viên làm nhà thuốc 40 % là cao
nhất trong các công việc mà các cựu sinh viên lựa chọn. Điều này thật dễ hiểu vì
sau khi bán thuốc lâu năm các cựu sinh viên có dày dặn kinh nghiệm cho bản
thân. Để sau này các cựu sinh viên có thể tự xây dựng làm chủ nhà thuốc của
mình.
Hiện nay thị trường thuốc rất đa dạng công ty thuốc mọc lên rất nhiều
lương trả khá cao. Chính những chính sách nhân sự có nhiều ưu đãi như chế độ
BHXH, BHYT, phụ cấp, lương hưu nên số lượng cựu sinh viên làm trong ngành
công ty phân phối là 32% và 16% chọn công ty sản xuất. Đây là 1 con số không
hề nhỏ.

24


3.2.3. Khả năng thích nghi cơng việc
Bảng 3.6 Tỉ lệ khả năng hịa nhập cơng việc của cựu sinh viên
Khả năng hịa nhập

Số lượng

%

Rất tốt

27

27%


Tương đối tốt

62

62%

Khó hịa nhập

12

11%

Tổng

101

100%

Khả năng hịa nhập
11%
27%

rất tốt
tương đối tốt
khó hịa nhập

62%

Biểu đồ 3.7 Khả năng hịa nhập của cựu sinh viên

Bạn có hịa nhập công việc khi mới vào làm không? 27% trả lời có, 62%
hịa nhập tương đối và 12% cảm thấy hơi khó khăn khi bắt đầu cơng việc thực
tế. Một kết quả đáng mừng. Sự thích nghi cơng việc nhanh chính là một khởi
đầu thật tốt trong mắt của tất cả các nhà tuyển dụng. Để làm tốt bất kỳ công việc
gì đều phải có một q trình, các sinh viên của chúng ta đã có một bước chuẩn
bị thật tốt cho cơng việc sau ra trường, rút ngắn q trình thích nghi, chính tỷ lệ
hịa nhập cơng việc trên đã phản ánh điều đó.
25


×