Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Khảo sát việc thực hiện tư vấn và bán thuốc kháng sinh, thuốc corticoid tại các nhà thuốc trên địa bàn quận hai bà trưng hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA

“KHẢO

SÁT VIỆC THỰC HIỆN TƯ VẤN VÀ BÁN
THUỐC KHÁNG SINH, THUỐC CORTICOID
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HAI BÀ TRƯNG HÀ NỘI”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SỸ ĐẠI HỌC

LÊ THỊ TUYÊN
Giáo viên hướng dẫn : T.S TRẦN ĐỨC LONG

HÀ NỘI 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA

“KHẢO

SÁT VIỆC THỰC HIỆN TƯ VẤN VÀ BÁN
THUỐC KHÁNG SINH, THUỐC CORTICOID
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HAI BÀ TRƯNG HÀ NỘI”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SỸ ĐẠI HỌC

LÊ THỊ TUYÊN
Giáo viên hướng dẫn: T.S TRẦN ĐỨC LONG


Nơi thực hiện đề tài: Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội
Thời gian thực hiện: từ 10/11/2019 đến 20/02/2020

HÀ NỘI 2020


LỜI CẢM ƠN
Năm năm học tập đối với các bạn học sinh vừa rời ghế nhà trường THPT
có thể khơng ngắn cũng không dài, nhưng đối với 1 người đã bước sang tuổi 30
như tôi quả thật là một khoảng thời gian có thể làm thay đổi rất nhiều thứ. Hơm
nay khi ngồi đây, viết những dịng cảm ơn trong khóa luận tốt nghiệp của mình,
tâm trạng tơi vơ cùng xúc động, tôi đang bước những bước cuối trong chặng
đường năm năm của mình.
Trước tiên xin cho phép tơi được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng
dẫn của tôi DS.TS. Trần Đức Long, người đã dạy tôi những kiến thức về ngành
nghề, chỉ bảo tôi đạo đức hành nghề, đồng thời cũng là người tỉ mẩn sửa cho tôi
từng trang báo cáo.
Cho phép tôi được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong bộ môn kinh
tế dược cũng như các thầy cô giáo trong khoa dược trường đại học Phenikaa mà
tiền thân là trường đại học Thành Tây.
Xin cảm ơn ban lãnh đạo khoa, trường, các nhà đầu tư, chủ đầu tư của
trường đại học Phenikaa (tiền thân là đại học Thành Tây) đã mở ra một môi trường
học tập lành mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại để tơi có cơ hội được học tập.
Xin cảm ơn các bạn học lớp K9D2B khoa dược đại học Phenikaa đã giúp
đỡ tôi rất nhiều trong những năm tháng học tập vừa qua. Cảm ơn các bạn đồng
nghiệp dược sĩ đã chỉ bảo cho tôi rất nhiều những kiến thức thực tế bổ ích. Cảm
ơn các anh chị, cơ dì chú bác và gia đình đã ln động viên tơi trong q trình học
tập.
Cuối cùng để hồn thành được khóa luận này tơi xin chân thành cảm ơn các
nhà thuốc, các bạn nhân viên nhà thuốc hoạt động trên địa bàn quận Hai Bà Trưng

Hà Nội đã hợp tác, giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện đề tài khóa luận.
Tơi rất mong nhận được sự đóng góp, phê bình của q Thầy Cơ, độc giả
và các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU CỦA BÁO CÁO
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN .................................................................................. 4
1.1 Tổng quan về GPP ................................................................................ 4
1.1.1 GPP là gì? ......................................................................................... 4
1.1.2 Tại sao phải thực hiện GPP ............................................................. 5
1.2 Tư vấn dùng thuốc hay tư vấn thuốc chuyên nghiệp ............................ 6
1.2.1 Tổng quan về tư vấn thuốc chuyên nghiệp ..................................... 6
1.2.2 Các bước cần thực hiện để thực hiện tốt tư vấn thuốc chuyên
nghiệp ........................................................................................................ 8
1.3.Tổng quan về thuốc kháng sinh ........................................................... 12
1.3.1 Thuốc kháng sinh là gì? ................................................................. 12
1.3.2 Phổ điều trị của kháng sinh ........................................................... 12
1.3.3 Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh .......................................... 13
1.3.4 Tình hình mua thuốc kháng sinh tại việt nam .............................. 13
1.3.5 Tình hình kháng kháng sinh tại việt nam và trên thế giới ........... 14
1.4.Tổng quan về thuốc corticoid ............................................................... 16
1.4.1 Thuốc corticoid là gì ? ................................................................... 16
1.4.2 Nguyên tắc sử dụng và các lưu ý khi sử dụng thuốc corticoid..... 19
1.4.3 Hậu quả khi lạm dụng corticoid .................................................... 19
1.4.4 Tình hình sử dụng corticoid tại việt nam và trên thế giới ........... 20

1.4.5 Tình hình nghiên cứu về việc sử dụng thuốc corticoid................. 21
1.4.6 Các quy định về việc tư vấn và bán thuốc kháng sinh, thuốc
corticoid ................................................................................................... 21
1.5. SOP về việc tư vấn và bán thuốc kháng sinh, corticoid tại nhà thuốc
..................................................................................................................... 21
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu : ........................................................................ 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 23
Chương 3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ NHẬN XÉT ....................................... 26
3.1. Kết quả khảo sát nhà thuốc ................................................................. 26
3.1.1 Cơ sở vật chất nhà thuốc................................................................. 26
3.1.2 Nhân sự nhà thuốc : ....................................................................... 27


3.1.3 Về thực hiện một số quy định chuyên môn ..................................... 28
3.1.4 Các mặt hàng được bán tại nhà thuốc ............................................ 28
3.2. Kết quả khảo sát người mua thuốc ..................................................... 29
3.2.1 Kết quả khảo sát việc mua thuốc có đơn khi mua thuốc của người
mua thuốc ................................................................................................ 29
3.2.2 Việc mua thuốc của những khách hàng đến nhà thuốc khơng có
đơn ........................................................................................................... 30
3.2.3 Việc nhận được cảnh báo về ADR của thuốc từ các nhân viên nhà
thuốc ........................................................................................................ 31
3.2.4 Đối với việc yêu cầu phản hồi lại hiệu quả quá trình sử dụng thuốc
của nhà thuốc đối với khách hàng .......................................................... 32
3.2.5 Ý thức phản hồi hiệu quả điều trị và ADR thuốc của khách hàng
mua thuốc ................................................................................................ 33
3.3 Kết quả khảo sát nhân viên bán thuốc ................................................ 34
3.3.1 Các nội dung nhà thuốc thường hỏi khi khách đến mua thuốc ..... 34
3.3.2 Căn dặn của nhân viên nhà thuốc đối với khách hàng .................. 35

3.3.3 Yêu cầu khách hàng phản hồi hiệu quả điều trị ............................ 35
3.3.4 Phản ứng khi nhận được phản hồi của khách hàng về ADR gặp
phải khi dùng thuốc ................................................................................. 36
3.3.5 Thực trạng bán thuốc kháng sinh của các nhà thuốc .................... 36
3.3.6 Thực trạng bán thuốc corticoid tại các nhà thuốc .......................... 39
3.4. Các kết quả đã đạt được ...................................................................... 42
3.4.1 Kết quả về thực hiện GPP tại các nhà thuốc nhà thuốc ................. 42
3.4.2 Kết quả về việc tư vấn thuốc : ......................................................... 43
3.4.3 Kết quả đạt được về dặn dò, lưu ý khi sử dụng thuốc .................... 44
3.4.4 Kết quả về việc theo dõi sau khi sử dụng thuốc .............................. 44
3.5 Hạn chế của đề tài ................................................................................. 45
Chương 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT ................................. 46
4.1 Kết luận ................................................................................................. 46
4.2 Một số nguyên nhân được đưa ra ........................................................ 46
4.3 Kiến nghị và đề xuất ............................................................................. 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 49
Phụ lục


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO
STT

Chữ viết tắt Nguyên nghĩa

1

WHO

Tổ chức y tế thế giới


2

NSAID

Các thuốc giảm đau hạ sốt không steroid

3

GPP

Thực hành tốt nhà thuốc

4

GMP

Thực hành tốt sản xuất thuốc

5

GLP

THực hành tốt phịng thí nghiệm

6

GSP

Thực hành tốt bảo quản thuốc


7

GDP

Thực hành tốt phân phối thuốc

8

TƯQĐ

9



10

ADN

11

ECDC

Trung tâm phòng chống bệnh tật Châu Âu

12

ESBL

Vi khuẩn tiết kháng thuốc


13

SOP

Quy trình thao tác chuẩn

14

ADR

Tác dụng khơng mong muốn của thuốc

Trung ương quân đội
Trung ương
Acid deoxyribonucleic


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU CỦA BÁO CÁO
STT
Tên bảng
1 Bảng 3.1 Kết quả tiêu chuẩn về xây dựng và thiết kế nhà thuốc
2 Bảng 3.2 Tổng hợp kết quả khảo sát về nhân sự nhà thuốc.

Trang
26
27

Bảng 3.3 Tổng hợp kết quả khảo sát về thực hiện một số quy
3


định về chuyên môn tại nhà thuốc.

28

Bảng 3.4 Tổng hợp kết quả khảo sát số người có đơn thuốc khi
4

đi mua thuốc tại nhà thuốc.

29

Bảng 3.5 Tổng hợp kết quả khảo sát việc mua thuốc của các
5

khách hàng khơng có đơn.

30

Bảng 3.6 Tổng hợp kết quả khảo sát việc nhận được các cảnh
6

báo về ADR và hướng dẫn sử dụng thuốc của nhân viên nhà

31

thuốc cho các khách hàng.
7

Bảng 3.7 Tổng hợp kết quả khảo sát yêu cầu phản hồi hiệu quả
điều trị của nhà thuốc đối với khách hàng

Bảng 3.8 Tổng hợp về việc phản hồi hiệu quả điều trị và ADR

32

8

thuốc của khách hàng mua thuốc

33

9

Bảng 3.9 Các câu hỏi thường gặp ở nhà thuốc

34

10

Bảng 3.10 Các dặn dò của nhân viên nhà thuốc đối với khách
mua thuốc
Bảng 3.11 Tổng hợp phản ứng của nhân viên nhà thuốc khi nhận

35

11

được phản hồi ADR thuốc của khách hàng

36


Bảng 3.12 Tổng hợp những dặn dò của nhân viên nhà thuốc cho
12

khách hàng mua thuốc kháng sinh

37

Bảng 3.13 Tổng hợp kết quả khảo sát về việc bán thuốc kháng
13

sinh đầu tay cho người bệnh

38

Bảng 3.14 Tổng hợp những dặn dò của nhân viên nhà thuốc cho
14

khách hàng mua thuốc corticoid

39


15

Bảng 3.15 Tổng hợp việc kê đơn thuốc corticoid cho bệnh nhân

40

Bảng 3.16 Tổng hợp sự quan tâm của các nhân viên nhà thuốc
16


đến tình trạng, tiền sử bệnh lý của bệnh nhân khi kê đơn thuốc
corticoid

41


ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), kháng thuốc ngày nay đã
trở thành vấn đề toàn cầu, đặc biệt nổi trội ở các nước đang phát triển, trong đó
có Việt Nam. Mỗi năm, thế giới có hàng trăm nghìn người chết do kháng thuốc
và phải chi phí hàng trăm tỷ Đơ la Mỹ cho kháng thuốc. Nhiều chủng vi khuẩn đã
kháng nhiều loại kháng sinh kể cả kháng sinh thế hệ mới. Trong khi đó, việc phát
triển các kháng sinh mới đã chững lại. Từ hơn 30 năm nay chỉ có một vài kháng
sinh mới ra đời.
Theo kết quả khảo sát về việc bán thuốc kháng sinh ở các hiệu thuốc vùng
nông thôn và thành thị các tỉnh phía Bắc ở nước ta cho thấy, nhận thức về kháng
sinh và kháng kháng sinh của người bán thuốc và người dân còn thấp đặc biệt ở
vùng nông thôn.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa Việt Nam vào nhóm các nước có tỷ lệ
kháng kháng sinh cao nhất thế giới. Bản đồ Sử dụng kháng sinh năm 2015 của Tổ
chức IMS Health cũng cho thấy Việt Nam thuộc nhóm nước sử dụng nhiều kháng
sinh.
Trong khi nhiều quốc gia phát triển sử dụng kháng sinh thế hệ 1 vẫn hiệu
quả thì Việt Nam đã phải dùng tới kháng sinh thế hệ 3 và 4. Đáng lo ngại hơn,
nước ta đã xuất hiện một số loại siêu vi khuẩn kháng tất cả các loại kháng sinh.
Phổ biến nhất là nhóm vi khuẩn gram âm đường ruột.
Tình trạng kháng kháng sinh bắt nguồn từ thói quen mua thuốc khơng cần
đơn của người dân. Thậm chí, các bác sĩ cũng sử dụng kháng sinh không hợp lý.
Song song với việc sử dụng kháng sinh có thể nói là vơ tội vạ, một nhóm

thuốc cũng được các bệnh nhân lạm dụng sử dụng vì các tính năng ưu việt của nó
mà khơng để ý đến hậu quả hay biến chứng sau khi sử dụng là thuốc corticoid.
Các biến chứng mà corticoid gây ra tuy ít gây tử vong nhưng gây cho con
người những ảnh hưởng phải gánh chịu (các bệnh tim mạch, làm xương xốp do
giảm hấp thu calci, thoái biến protid nên dễ gây teo cơ, tiểu đường) .... Nhóm bệnh
1


lý này tác động lớn về kinh tế, xã hội. Nó cịn ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý, tình
cảm của con người. Với người già trở thành gáng nặng cho gia đình, xã hội. Đối
với trẻ em gây nên sự chậm phát triển về thể chất và khả năng nhận thức.
Thực tế cho thấy, khi dùng thuốc kéo dài, liều cao vượt quá liều sinh lí đã
gây nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng dẫn đến những quan điểm khác nhau về vai
trị của cortico- steroid (corticoid) trong sinh lí bệnh và điều trị các bệnh khớp.
Tuy vậy việc sử dụng cortico-steroid vẫn là biện pháp quan trọng trong điều trị
một số bệnh khớp, vì tác dụng mạnh của thuốc trong nhiều trường hợp mà chưa
có thuốc chống viêm nào vượt được.
Đây là nhóm thuốc được sử dụng khá rộng rãi trong điều trị nhưng có rất
nhiều tác dụng phụ, nếu không cẩn thận dễ gây ra những tác dụng không mong
muốn, những tai biến đáng tiếc. Trong thực hành lâm sàng, việc lựa chọn sử dụng
corticoid để điều trị triệu chứng ngắn ngày thường không nguy hiểm nhưng nếu
sử dụng dài hạn trên bệnh mạn tính (thấp khớp, viêm xương - khớp, hen suyễn...)
thì cần xem xét nhiều yếu tố trước khi chọn thuốc.
Thực trạng sử dụng thuốc corticoid hiện nay được coi là lạm dụng tới mức
phổ biến. Corticoid không chỉ được dùng tại các cơ sở y tế mà còn được sử dụng
tràn lan tại các nhà thuốc, hiệu thuốc khi khơng có đơn của bác sĩ. Dạng thuốc
uống được sử dụng nhiều nhất (trên 50% số lần dùng) và cũng là dạng gây tai biến
với tỉ lệ cao do dùng thuốc bất hợp lý, làm bệnh nhân bị hội chứng cushing (mặt
tròn như mặt trăng), đau loét vùng thượng vị, dạ dày. Thậm chí một số nơi còn
phối hợp thuốc corticoid với các thuốc NSAID khác, làm tăng nguy cơ chảy máu

đường tiêu hóa.
Trước thực tại sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc corticoid như vậy, yêu
cầu đặt ra là cần chấn chỉnh lại việc sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc corticoid.
Muốn thực hiện được điều này, trước tiên tại các nhà thuốc (nơi đa số người bệnh
tiếp cận đầu tiên trước khi đến phòng bệnh khám bệnh, và là nơi kê đơn cho những

2


bệnh nhẹ, bệnh thông thường…) cần nghiêm chỉnh thực hiện GPP theo đúng yêu
cầu của pháp luật và thực hiện tốt việc tư vấn sử dụng thuốc chuyên nghiệp.
Trước tình hình đó chúng tơi tiến hành đề tài “ khảo sát việc thực hiện tư
vấn và bán thuốc kháng sinh, thuốc corticoid tại các nhà thuốc trên địa bàn quận
Hai Bà Trưng Hà Nội”
Mục tiêu của đề tài:
+ Khảo sát việc thực hiện các quy định về thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc
(GPP) trên địa bàn quận Hai Bà Trưng.
+ Khảo sát và phân tích việc tư vấn, bán thuốc kháng sinh, thuốc corticoid
trên địa bàn quận Hai Bà Trưng từ đấy đưa ra giải pháp giúp sử dụng thuốc kháng
sinh và corticoid đúng theo quy định.

3


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về GPP
1.1.1 GPP là gì?
GPP là thuật ngữ viết tắt của cụm từ Tiếng Anh “Good Pharmacy Practice”. Dịch
đầy đủ theo


nghĩa

Tiếng Việt



“Thực

hành

tốt

nhà

thuốc”.

Theo nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” (Ban hành kèm theo Quyết
định số 11/2007/QĐ-BYT ngày 24 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế):
"Thực hành tốt nhà thuốc" (Good Pharmacy Practice, viết tắt: GPP) là văn bản
đưa ra các nguyên tắc, tiêu chuẩn cơ bản trong thực hành nghề nghiệp tại nhà
thuốc của dược sỹ và nhân sự dược trên cơ sở tự nguyện tuân thủ các tiêu chuẩn
đạo đức và chuyên môn ở mức cao hơn những yêu cầu pháp lý tối thiểu.
Khi xây dựng một nhà thuốc đạt chứng nhận “Thực hành tốt nhà thuốc-GPP” phải
đảm bảo thực hiện các nguyên tắc :
-Đặt lợi ích của người bệnh và sức khoẻ của cộng đồng lên trên hết.
-Điều kiện, môi trường trong nhà thuốc phải đảm bảo điểu kiện bảo quản của sản
phẩm
- Bố chí, sắp xếp phải phù hợp theo quy định, đảm bảo hạn chế nhầm lẫn.
- Cung cấp thuốc đảm bảo chất lượng kèm theo thơng tin về thuốc, tư vấn thích
hợp cho người sử dụng và theo dõi việc sử dụng thuốc của họ.

- Tham gia vào hoạt động tự điều trị, bao gồm cung cấp thuốc và tư vấn dùng
thuốc, tự điều trị triệu chứng của các bệnh đơn giản.
- Góp phần đẩy mạnh việc kê đơn phù hợp, kinh tế và việc sử dụng thuốc an tồn,
hợp lý, có hiệu quả.
Việc thực hiện GPP cho nhà thuốc là công việc cuối cùng trong hệ thống đảm bảo
chất lượng của một quá trình sản xuất, lưu thơng, phân phối sản phẩm thuốc.
Trong điều kiện các nhà máy có sự tuân thủ tốt các nguyên tắc GMP, GLP, GSP,
GDP mà các nhà thuốc khơng thực hiện tốt GPP thì rất khó để kiểm soát được
chất lượng sản phẩm khi đến tay người dùng thuốc.
4


1.1.2 Tại sao phải thực hiện GPP
Các nguyên nhân, lý do cần thực hiện theo đúng chuẩn GPP :
- Theo luật dược quy định hệ thống sản xuất lưu thông và phân phối thuốc phải
đạt chuẩn thực hành tốt theo đúng quy định và hệ thống nhà thuốc phải đạt chuẩn
GPP, nhà thuốc tư nhân chuẩn GPP.
- Trong quá trình đảm bảo chất lượng thuốc thì GPP là cơng đoạn cuối cùng.
Nếu như chỉ tập trung công tác quản lý các công đoạn đầu tiên như sản xuất
(GMP), lưu trữ và bảo quản trong kho (GSP) kiểm tra chất lượng sản
phẩm (GLP), nhưng không đề cao tới khâu sau cùng là nhà thuốc, với các quy
trình bảo quản thuốc, cách thức quản lý và trình độ chun mơn của nhà thuốc,
tiến trình hướng dẫn theo quy định, tiến hành giám sát việc sử dụng thuốc…
(tránh tình trạng nhà thuốc cịn lộn xộn như hiện nay) thì quy trình đảm bảo chất
lượng thơi là chưa đủ, khơng có ý nghĩa và lãng phí vì khơng đạt được u cầu,
mục tiêu: đảm bảo chất lượng, hiệu quả, an toàn đến với người dùng. GPP là các
công cụ giúp đánh giá hiệu thuốc đạt chuẩn.
- Vẫn còn nhiều bất cập về hệ thống phân phối thuốc bán lẻ của các nhà thuốc:
nhà thuốc thường xun khơng có sự có mặt của các dược sĩ đại học, để mặc việc
tư vấn sử dụng thuốc cho các tá dược và các dược sĩ trung học, các nhân viên y

tế, hay kể cả những người không có chút chun mơn nào về ngành dược.
- Các loại thuốc được bán một cách tự do, khơng có sự chỉ dẫn, ai cũng có thể
mua được, khơng phân biệt mua thuốc để làm gì, loại nào cũng được, càng nhiều
thì càng tốt, kể cả các loại thuốc cần phải kê đơn, có sự chỉ dẫn của bác sĩ mới
được bán. Một số bác sĩ thoải mái, tự do bán thuốc ngay trong phịng của mình
với một số loại thuốc kém chất lượng, q hạn dùng, khơng bao có bao bì nhãn
hiệu, giá cả khơng theo chuẩn nào cả. Như vậy, người sử dụng dù mua với giá cao
nhưng vẫn đứng trước nguy cơ mua nhầm thuốc, mua không đúng nhu cầu của
bản thân, giá cả cao mà chất lượng thuốc kém so với thực tế. Các tiêu chuẩn nhà
thuốc được GPP đưa ra giúp đánh giá, xác thực nhà thuốc.
5


- Còn một số hiện tượng thuốc nhập lậu, thuốc không được phép lưu hành, những
loại thuốc gây nghiện để lại hậu quả xấu còn tràn lan trên thị trường, những hiện
tượng đó cịn tràn lan trên các nhà thuốc, gây ảnh hưởng xấu tới người sử dụng
và cả xã hội. Nhiều thuốc còn chưa được bảo quản đúng cách, bảo quản tạm bợ,
gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người sử dụng.
1.2 Tư vấn dùng thuốc hay tư vấn thuốc chuyên nghiệp
1.2.1 Tổng quan về tư vấn thuốc chuyên nghiệp
Khái niệm: Tư vấn thuốc chuyên nghiệp là đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an tồn,
có hiệu quả. Đây là một trong hai mục tiêu cơ bản của chính sách Quốc Gia về
Thuốc của Việt Nam.
Một trong 4 nguyên tắc đặc biệt quan trọng mà GPP phải thực hiện là “Tư vấn
dùng thuốc” hay hầu hết mọi người đều muốn là “ Tư vấn thuốc chuyên nghiệp”.
Để thực hiện được nguyên tắc này thì trách nhiệm thuộc về 3 đối tượng là người
kê đơn (bác sỹ điều trị), dược sỹ tư vấn thuốc (dược sỹ tư vấn thuốc chuyên
nghiệp) và người sử dụng thuốc. [16]
Tư vấn thuốc chuyên nghiệp là phải thực hiện được 2 nhiệm vụ:
- Hướng dẫn sử dụng thuốc

- Hướng dẫn theo dõi điều trị
* Hướng dẫn (tư vấn) sử dụng thuốc: là sự truyền đạt bằng lời nói hay chữ viết
của dược sỹ, nhân sự dược tại nhà thuốc (nhân viên có bằng cấp chuyên môn về
dược) nhằm cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho người mua thuốc, cho người
bệnh về thuốc để đảm bảo thuốc được dùng hợp lý, an toàn, hiệu quả. Tư vấn
dùng thuốc tốt là dùng cả phương tiện nói và viết (viết tay lên giấy bao bì hoặc
đánh máy in và gắn lên bao bì). Sau khi tư vấn dùng thuốc phải kiểm tra xem
người nghe đã hiểu chưa bằng cách bắt họ nhắc lại. [7]
Tại nhà thuốc có 2 loại thuốc: Thuốc bán theo đơn và không cần đơn
- Với thuốc bán theo đơn: Dược sỹ phải bán theo đúng đơn thuốc. Trường hợp
phát hiện đơn thuốc có sai sót hoặc có sai phạm về pháp lý, chuyên môn hoặc ảnh
6


hưởng đến sức khỏe người bệnh, dược sỹ cần thông báo cho người kê đơn biết.
- Thuốc bán không cần kê đơn, GPP yêu cầu dược sĩ phải có sự thông tin về thuốc
trong điều trị, về giá cả và tư vấn để người mua lựa chọn thuốc thích hợp đạt mục
tiêu hợp lý, an tồn, có hiệu quả và kinh tế.
Lưu ý: Không được tiến hành các hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc tại nơi
bán thuốc trái với các quy định về thông tin quảng cáo thuốc; khuyến khích người
mua thuốc là hàng hóa thơng thường và khuyến khích người mua mua thuốc nhiều
hơn cần thiết.
* Hướng dẫn theo dõi điều trị: đây là bước giải thích và chỉ dẫn cho bệnh nhân
hoặc người nhà bệnh nhân theo dõi tiến trình điều trị, sử dụng thuốc để đạt hiệu
quả cao nhất, giảm phản ứng có hại của thuốc và tránh tình trạng diễn tiến bệnh
nặng thêm.
Nội dung tư vấn thuốc chuyên nghiệp bao gồm:
- Tên thuốc và các chỉ định dùng.
- Chế độ dùng thuốc.
- Chống chỉ định.

- Tương tác của thuốc với các thuốc khác, với thức ăn, đồ uống (nếu có).
- Tác dụng phụ, cách phịng tránh và cách xử lý khi xảy ra.
- Biện pháp thực hiện khi quên hoặc dùng quá liều.
- Các hướng dẫn cách sử dụng với các dạng thuốc đặc biệt.
- Cách lưu trữ, bảo quản.
- Chế độ chăm sóc: ăn uống, vệ sinh…
- Cách theo dõi điều trị. [7]
Kỹ năng cần có của người dược sỹ để tư vấn thuốc chuyên nghiệp:
Muốn điều trị thành công và trở thành 1 dược sỹ tư vấn thuốc chuyên nghiệp,
được người bệnh tin tưởng u q thì ngồi yếu tố nắm vững thuốc và bệnh,
người dược sỹ tư vấn còn phải biết rõ về bệnh nhân và tạo được sự hợp tác của
họ trong điều trị.
7


Để làm được điều đó người dược sỹ cần có các kỹ năng sau:
- Kỹ năng giao tiếp với người bệnh.
- Kỹ năng thu thập thông tin.
- Kỹ năng đánh giá thông tin.
- Kỹ năng truyền đạt thông tin.
Để làm tốt hơn nữa nhiệm vụ tư vấn dùng thuốc và trở thành 1 dược sỹ tư vấn
thuốc chuyên nghiệp, người dược sỹ phải thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên
môn và pháp luật. Có như vậy bệnh nhân sẽ tin tưởng, là nguồn khách hàng truyền
thống và trung thành tạo nên giá trị thương hiệu bền vững của nhà thuốc. Và cao
hơn đóng góp vào mục tiêu sử dụng thuốc hợp lý, an tồn, có hiệu quả của Bộ Y
tế. Góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng. [7]
1.2.2 Các bước cần thực hiện để thực hiện tốt tư vấn thuốc chuyên nghiệp
Dể thực hiện tốt tư vấn thuốc chuyên nghiệp, người dược sĩ, nhân viên y tế và
nhân viên nhà thuốc cần thực hiện tốt các bước:
- Hỏi

- Khuyên
- Hướng dẫn sử dụng thuốc
- Theo dõi kết quả sử dụng thuốc
1. Hỏi
Hỏi là cách để người dược sĩ, nhân viên nhà thuốc thu thập thông tin từ người
bệnh. Muốn thu thập được thơng tin chính xác, có ý nghĩ trong tư vấn thuốc thì
cần phải biết cách hỏi hay nói cách khác là khỏi đúng. Vậy hỏi như thế nào là
đúng?
* Đối với bệnh nhân mua một loại thuốc đã biết
Khi tiếp một người đến yêu cầu xem và mua một loại thuốc được biết trước thì
Dược sĩ khơng được đưa thuốc ngay mà phải hỏi xem người ấy như thế nào, đã
từng dùng thuốc này để điều trị bệnh gì trước đây hay chưa. Nếu người mua nói
được mục đích điều trị của họ đúng như tác dụng của thuốc thì Dược sĩ mới bán
8


và vẫn phải nhắc nhở hay khuyến cáo họ về cách sử dụng và liều dùng an tồn,
hiệu quả.
Thơng thường khách hàng sẽ không cảm thấy phiền phức khi được hỏi nhưng nếu
một số trường hợp khơng thích hỏi nhiều thì các Dược Sĩ phải nhẹ nhàng giải
thích sự cần thiết của những câu hỏi đó cho bệnh nhân giúp họ cảm thấy thoải
mái, dễ chịu và kiên nhẫn trả lời các câu hỏi của bạn.
* Đối với bệnh nhân xin lời khuyên về điều trị các triệu chứng
Trước tiên hãy hỏi bệnh nhân về thời gian xuất hiện các triệu chứng, đã uống
thuốc gì hay đi khám ở đâu chưa. Trong lúc hỏi hãy quan sát kỹ hơn các triệu
chứng của bệnh nhân để xác định xem tình huống này có cần gặp bác sĩ hay khơng.
Dược sĩ có thể thu thập thông tin theo công thức 3W + 1H. Trong đó:
3W là:
-Who: Bệnh nhân là ai, giới tính gì, đang ở độ tuổi nào, điều kiện học hành, làm
việc ra sao?,...

- What: Người bệnh mắc các triệu chứng gì?
- When: Các triệu chứng đó xảy ra khi nào?
1H là: Các triệu chứng đó xảy ra được bao lâu?
Sau đó hãy hỏi thêm bệnh nhân về thuốc gì đang dùng. Ngồi ra đối với một số
nhóm thuốc lưu ý cho một số nhóm đối tượng, cần khai thác tìm hiểu thêm về các
bệnh lý mạn tính (nếu có) của bệnh nhân.
2. Khuyên
- Người già uống thuốc nhiều, cần phải đặc biệt cẩn thận. Nhiều người cao tuổi

mắc nhiều loại bệnh, thường dùng nhiều hoặc thậm chí hàng chục loại thuốc cùng
một lúc, nhưng các cơ quan trong cơ thể của người cao tuổi bị lão hóa, và có nhiều
yếu tố như suy giảm chức năng và khả năng miễn dịch thấp. Nếu uống nhiều thuốc
sẽ có khả năng gây ra nhiều phản ứng bất lợi hơn trong khi nó phát huy hiệu quả.
Một trong những cách quan trọng để giải quyết vấn đề này là giảm liều.
- Cố gắng sử dụng ít thuốc hoặc chọn đúng thuốc
9


Nếu bạn có thể khơng sử dụng thuốc, hãy cố gắng cải thiện lối sống, môi trường,
chế độ ăn uống và các phương pháp khác để kiểm sốt tình trạng sức khỏe của
mình; nếu bạn phải sử dụng thuốc, thì buộc phải thực hiện theo lời khuyên của
bác sĩ lâm sàng, dược sĩ hướng dẫn bệnh nhân sử dụng các loại thuốc cụ thể.
Dựa vào đặc điểm thể chất của từng người bệnh để chọn đơn thuốc mang yếu tố
cá nhân có hiệu quả tốt, hoặc chọn các loại thuốc có tác dụng phụ ít.
- Ngun tắc sử dụng thuốc liều thấp
Người già nên bắt đầu với việc sử dụng thuốc với liều thấp trong quá trình uống
bất kỳ loại thuốc nào, sau đó tăng dần liều tới liều lượng thích hợp dựa trên hiệu
quả và khả năng dung nạp của bệnh nhân.
Đối với các nhóm thuốc dễ bị nhờn thuốc, nên bắt đầu với việc sử dụng thuốc với
liều thấp trong quá trình sử dụng thuốc.

-Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ
Người bệnh nên tuân thủ nghiêm ngặt đơn thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc,
uống thuốc theo liều lượng, quá trình điều trị, thời gian dùng thuốc, chẳng hạn
như quy định uống thuốc khi bụng rỗng thì không được uống sau khi ăn, hay quy
định uống sau khi ăn thì tuyệt đối khơng được uống khi bụng cịn đói. Khơng tự
ý thay đổi liều dùng hoặc dừng thuốc khi thấy các triệu chứng bệnh đã giảm.
-Dùng thuốc kết hợp thì nên thận trọng
Khi người bệnh dùng nhiều thuốc cùng một lúc, giữa các nhóm thuốc có thể có
sự tương tác với nhau, cần chú ý loại tương tác giữa các nhóm thuốc này để có sự
điều chỉnh liều cho phù hợp. Đặc biệt là các nhóm đối tượng: người già, trẻ nhỏ,
phụ nữ có thai, người mắc bệnh mãn tính.
Một số loại thuốc Đơng y tự ý sử dụng thêm vào trong q trình điều trị đơi khi
rất rủi ro và thậm chí gây ra các phản ứng bất lợi nghiêm trọng. Các sản phẩm
chăm sóc sức khỏe (thực phẩm chức năng) không thể thay thế cho thuốc.
Cũng có thể có một số thành phần thuốc trong các sản phẩm chăm sóc sức khỏe,
có thể xung đột với thuốc hoặc dẫn đến sử dụng thuốc nhiều lần.
10


3. Hướng dẫn sử dụng thuốc
Nội dung trong hướng dẫn sử dụng thuốc là hướng dẫn, giải thích cho khách hàng
về:
- Thuốc có tác dụng gì, chỉ định, chống chỉ định của thuốc.
- Tác dụng không mong muốn của thuốc có thể gặp phải. Cách xử lí khi gặp phải
tác dụng không mong muốn.
- Dùng thuốc như thế nào, liều lượng dùng thuốc là bao nhiêu. Cách dùng thuốc
ra sao, trước hay sau ăn. Không dùng kèm đồ ăn, thức uống nào cùng với thuốc
- Điều kiện bảo quản thuốc, đặc biệt với các thuốc yêu cầu điều kiện đặc biệt (nếu
có).
- Cách thức dùng cụ thể đối với các dạng bào chế đặc biệt (nếu có).

- Hướng dẫn đưa ra với mỗi thuốc.
- Cần thận trọng đối với thuốc nào (nếu có).
Dặn bệnh nhân liên hệ ngay với nhà thuốc hoặc bác sỹ nếu có vấn đề về dị ứng
thuốc hoặc gặp các tác dụng không mong muốn của thuốc.
4. Theo dõi kết quả sử dụng thuốc
Đây là bước giải thích và chỉ dẫn cho bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân theo
dõi tiến trình điều trị. Sử dụng thuốc để đạt hiệu quả cao nhất. Giảm phản ứng có
hại của thuốc và tránh tình trạng diễn tiến bệnh nặng thêm.
Theo dõi, phát hiện các tác dụng không mong muốn của thuốc, tai biến sau dùng
thuốc và báo cáo kịp thời cho bác si ̃ điề u tri.̣
Tuy nhiên việc thực hiện bước này hiện chỉ là mục tiêu muốn hướng tới của các
nhà thuốc còn khâu thực hiện thực tế vẫn chưa thể thực hiện được do các yếu tố
khách quan và chủ quan.

11


1.3.Tổng quan về thuốc kháng sinh
1.3.1 Thuốc kháng sinh là gì?
Thuật ngữ kháng sinh theo quan niệm truyền thống được định nghĩa là những chất
do các vi sinh vật (vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn...) tạo ra có khả năng ức chế sự phát
triển hoặc tiêu diệt các vi khuẩn khác.
Ngày nay, kháng sinh không chỉ được tạo ra bởi các vi sinh vật mà cịn được tạo
ra bằng q trình tổng hợp hoặc bán tổng hợp hóa học, do đó kháng sinh được
định nghĩa: là những chất có nguồn gốc vi sinh vật, được tổng hợp hoặc bán tổng
hợp hóa học. Với liều thấp có tác dụng kìm hãm hoặc tiêu diệt vi sinh vật gây
bệnh”. [13]
1.3.2 Phổ điều trị của kháng sinh
a. Phân loại kháng sinh:
- Dựa vào tính nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh người ta chia kháng sinh

thành 2 nhóm: kháng sinh diệt khuẩn và kháng sinh kìm khuẩn.
- Dựa vào cơ chế tác dụng của kháng sinh chia thành các nhóm: Thuốc ức chế
tổng hợp vách tế bào vi khuẩn (beta lactam, vancomycin, bacitracin,
fosfomycin…), Thuốc ức chế hoặc thay đổi tổng hợp protein của vi khuẩn
(cloramphenicol, tetracyclin, macrolid, lincosamid và aminoglycosid…), thuốc ức
chế tổng hợp acid nhân (quinolon, rifampicin…), thuốc ức chế chuyển hóa (co –
trimoxazol…), thuốc làm thay đổi tính thấm của màng tế bào (polymycin,
amphotericin…).
- Dựa vào cấu trúc hóa học chia kháng sinh thành các nhóm: Beta lactam, nhóm
aminoglycosid (aminosid), nhóm macrolid, nhóm lincosamid, nhóm phenicol,
nhóm tetracyclin, nhóm peptid, nhóm quinolon, nhóm co – trimoxazol.
Mỗi vi khuẩn gây bệnh có một đặc điểm cấu trúc không giống nhau. Để tiêu diệt
vi khuẩn gây bệnh cần biết về đặc điểm cấu trúc của vi khuẩn từ đó lựa chọn
kháng sinh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn tốt nhất. Đồng thời cũng tùy thuốc mục
đích điều trị bệnh, đặc điểm của bệnh mà lựa chọn nhóm kháng sinh diệt khuẩn
12


hay kìm khuẩn. Dược sĩ, nhân viên nhà thuốc cần nắm rõ các đặc điểm này để từ
đó tư vấn thuốc kháng sinh đúng, phù hợp nhất cho người bệnh. Việc kê kháng
sinh phù hợp với các viêm nhiễm mắc phải góp phần lớn vào việc chống kháng
kháng sinh đồng thời mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất
b. Phổ điều trị của kháng sinh
Dựa vào phân loại kháng sinh, mỗi kháng sinh có khả năng nhạy cảm với các
chủng vi khuẩn khác nhau. Vì vậy khi sử dụng kháng sinh cần xác định, khoanh
vùng chủng vi khuẩn gây bệnh sau đấy lựa chọn loại kháng sinh phù hợp, nhạy
cảm nhất với vi khuẩn để mang lại hiệu quả tốt nhất. [8]
Dược sĩ, nhân viên nhà thuốc khi tư vấn thuốc cho người bệnh cần lựa chọn kháng
sinh có phổ điều trị phù hợp với bệnh mắc phải. Việc sử dụng kháng sinh không
phù hợp với phổ điều trị sẽ góp phần làm ra tăng tình trạng kháng kháng sinh. Yêu

cầu các dược sĩ, nhân viên nhà thuốc cần nắm rõ phổ điều trị của kháng sinh để
có những tư vấn đúng, thực hiện tốt tư vấn thuốc chuyên nghiệp.
1.3.3 Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh
Khi sử dụng kháng sinh cần tuân thủ các nguyên tắc:
- Chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn.
- Lựa chọn kháng sinh hợp lý.
- Sử dụng kháng sinh đúng liều, đúng cách và đủ thời gian.
- Phối hợp kháng sinh hợp lý.
- Dự phòng kháng sinh hợp lý. [8]
Dự trên các nguyên tắc này, các dược sĩ, nhân viên nhà thuốc sẽ xác định đúng
đối tượng cần sử dụng thuốc kháng sinh và những đối tượng đến nhà thuốc nhưng
không cần sử dụng thuốc kháng sinh. Góp phần hạn chế việc sử dụng kháng sinh
bừa bãi, vơ tội vạ, chống lại tình trạng kháng kháng sinh.
1.3.4 Tình hình mua thuốc kháng sinh tại việt nam
Tại Việt Nam, kết quả của nhiều nghiên cứu và khảo sát chỉ ra rằng: việc vi phạm
quy chế bán thuốc kháng sinh theo đơn đang trở thành một thực trạng chung tại
13


hầu hết các nhà thuốc. Một nghiên cứu sử dụng cuộc phỏng vấn với nhân viên nhà
thuốc và khách hàng, cùng với quan sát giao dịch giữa 2 bên tại Hà Nội, cho thấy
90% các loại thuốc được cung ứng theo yêu cầu mà không cần đơn của bác sĩ.
Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có 70-80% thuốc kháng sinh được mua bởi các
cơ sở bán lẻ thuốc mà không cần đơn thuốc và tư vấn đưa ra rất ít. Đặc biệt việc
tự ý sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ em dưới 5 tuổi diễn ra rất phổ biến. [11]
1.3.5 Tình hình kháng kháng sinh tại việt nam và trên thế giới
a. Sự kháng kháng sinh của vi khuẩn
Vi khuẩn kháng kháng sinh khi kháng sinh đó dùng ở liều tối đa mà người bệnh
còn dung nạp thuốc, bệnh nhiễm khuẩn không khỏi.
Các kiểu kháng kháng sinh của vi khuẩn

* Kháng thuốc giả (kháng thuốc không do di truyền): Thực tế vi khuẩn khơng có
khả năng chống lại kháng sinh nhưng do một số điều kiện khách quan bên ngoài
(hệ thống miễn dịch suy giảm, vi khuẩn tạo vỏ bọc nằm sâu trong tế bào, có các
vật cản làm tuần hoàn bị ứ trệ dẫn đến kháng sinh không tới được ổ viêm…) làm
chúng ta quan sát được bên ngồi là kháng sinh khơng có hiệu quả với vi khuẩn.
[8]
* Kháng thuốc thật
- Kháng thuốc tự nhiên: Là tính kháng thuốc vốn có của một số vi khuẩn đối với
một số kháng sinh. Ví dụ Các vi khuẩn gr (-) luôn kháng vancomycin và pinicilin.
Các vi khuẩn không có vách tế bào như mycoplasma khơng chịu tác dụng của các
kháng sinh ức chế tổng hợp vách tế bào như: Penicilin, cephalosporin,
vancomycin. Escherichia coli không chịu tác dụng của Erythromycin
- Kháng thuốc thu được: Là kháng thuốc do biến đổi di truyền . Vi khuẩn từ chỗ
khơng có trở thành có gen kháng thuốc: ADN của vi khuẩn có khả năng độ biến
gen hoặc nhận gen đề kháng từ vi khuẩn khác truyền cho.

14


- Nhận gen kháng thuốc (kháng thuốc qua Plasmid). Các gen kháng thuốc có thể
truyền từ vi khuẩn này sang vi khuẩn khác qua các hình thức vận chuyển chất liệu
di truyền. [8]
Cơ chế kháng thuốc
- Tạo enzym phân huỷ hoặc biến đổi kháng sinh. Ví dụ: Streptococcus tạo ra Beta–
lactamnse phá huỷ dòng Beta–lactam nên kháng được kháng sinh Beta-lactam.
- Thay đổi tính thấm của màng tế bào. Ví dụ : Tetracyclin, Beta–lactam vận
chuyển tích cực vào tế bào vi khuẩn qua các lỗ lọc (Porin) rồi tập trung thuốc gắn
lên receptor tại tế bào vi khuẩn, các vi khuẩn khơng có kênh porin kháng lại kháng
sinh này.
- Thay đổi đích tác dụng : Các vi khuẩn kháng thuốc có thể thay đổi các recepter

gắn thuốc. Ví dụ vi khuẩn kháng aminosid do thay đổi recepter trên tiểu đơn vị
30S, các vi khuẩn kháng macrolid do thay đổi tiểu đơn vị 50S. [8]
b. Xuất hiện các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh tại việt nam
Các vi khuẩn thường gặp trong bệnh viện ở Việt Nam theo báo cáo của ASTS
(Chương trình theo dõi kháng kháng sinh) của nước ta năm 2006 bao gồm các vi
khuẩn: E.coli, trực khuẩn mủ xanh, Klebsiella, A.baumannii, tụ cầu vàng. Tại các
bệnh viện lớn như Bạch mai, Chợ Rẫy, Bệnh viện TƯQĐ 108, Bệnh viện TƯ
Huế… các vi khuẩn nêu trên có tỷ lệ kháng rất cao với các kháng sinh thường
dùng, cụ thể là với E.coli các kháng sinh hay sử dụng để điều trị là gentamicin và
cefotaxim đã bị kháng lần lượt là 51% và 50,3%. Tụ cầu vàng kháng methiciline
là 41,7%, đây chính là các chủng MRSA (2010) (Nhiễm tụ cầu vàng kháng
methicillin). [2]
Đặc biệt với Acinetobacter baumannii, một căn nguyên nhiễm trùng bệnh viện
hàng đầu hiện nay thì tỷ lệ kháng kháng sinh đã ở mức báo động đỏ cụ thể là với
hơn 3000 chủng A. baumannii phân lập được tại 7 bệnh viện lớn, đại diện cho 3
miền Bắc, Trung, Nam Việt Nam. Kết quả cho thấy vi khuẩn này đã có tỷ lệ kháng
cao với hầu hết các kháng sinh thông thường dùng trong bệnh viện (tỷ lệ kháng
15


trên 70% ở 13 trên tổng số 15 loại kháng sinh được thử nghiệm). Trong đó tỷ lệ
kháng với nhóm carbapenem với 2 đại diện imipenem và meropenem lần lượt là:
76,5% và 81,3%. Nhóm cephalosporin kháng trên 80%, trong đó kháng 83,9%
với cefepim, 86,7% với ceftazidin, 88% với cefotaxim, 93,1% với ceftriaxone
(2013). [2]
c. Các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh trên thế giới
Theo báo cáo của trung tâm phòng chống bệnh tật Châu Âu (ECDC), hằng năm ở
Châu Âu có trên 25.000 bệnh nhân chết vì nhiễm phải vi khuẩn đa kháng thuốc.
Các vi khuẩn kháng thuốc như MRSA, vi khuẩn tiết ESBL… tăng lên rõ rệt hằng
năm. Cũng theo ECDC, vi khuẩn tiết ESBL đã tăng 6 lần trong vịng 4 năm từ

2005 đến 2009. [2]
Gần đây, đã có sự lây lan một cách nhanh chóng của các vi khuẩn Gram âm mang
gen kháng kháng sinh mới: gen New Delhi Metallo Beta lactamase 1 (NDM-1)
kháng lại được nhóm kháng sinh mạnh nhất hiện nay là nhóm carbapenem. Lúc
đầu các chủng vi khuẩn có gen NDM-1 chỉ có ở Ấn Độ, nhưng đến này người ta
đã phát hiện được ở nhiều nước trên thế giới như Anh, Mỹ, Nhật Bản… Tại Việt
Nam cũng đã phát hiện được một số vi khuẩn đường ruột có mang gen NDM-1.
[2]
1.4.Tổng quan về thuốc corticoid
1.4.1 Thuốc corticoid là gì ?
a. Khái niệm về thuốc corticoid
Corticosteroid là nhóm chất trong cơng thức có khung steroid và có chung cấu tạo
là ol-21-dion-3,20 pregna-4-en, bao gồm các hormon steroid được sản xuất từ vỏ
thượng thận và các chất tổng hợp tương tự các hormon đó.
Corticosteroid là tên hoạt chất, tên gọi phổ biến là: Corticoid (tên đầy đủ là
glucocorticoid).

16


Glucocorticoid tác dụng chủ yếu lên chuyển hóa glucid, kể cả protid và lipid, điều
hịa sự chuyển hóa carbohydrat, chất béo và protein.
b. Tác dụng chính của thuốc corticoid
Ở nồng độ sinh lý các chất này cần cho cân bằng nội môi, tăng sức chống đỡ của
cơ thể với stress và duy trì các chức năng khác của cơ thể.
Trên chuyển hố Glucocorticoid có tác dụng trên chuyển hố glucid, protid, lipid
và chuyển hố muối nước.
- Glucocorticoid có tác dụng trên chuyển hoá glucid, tăng tạo glycogen ở gan
tăng tạo glucose từ protein và acid amin tăng tổng hợp glucagon, giảm tổng hợp
insulin và đối kháng với tác dụng của insulin khi dùng lâu dài có thể gây tháo

đường và làm nặng thêm bệnh đái tháo đường.
- Glucocorticoid có tác dụng trên chuyển hoá protid: ức chế tổng hợp protid, thúc
đẩy q trình dị hố protid khi dùng glucocorticoid lâu ngày sẽ gây teo cơ, xốp
xương, tổ chức liên kết kém bền vững.
- Chuyển hoá lipid: làm thay đổi sự phân bố lipid trong cơ thể, khi dùng corticoid
lâu dài, mỡ tập trung nhiều ở mặt, nửa thân trên gây hội chứng mặt trăng tròn gù
trâu - “Cushing syndrom”. Glucocorticoid cũng kích thích dị hố lipid trong các
mơ mỡ và làm tăng tác dụng của các chất gây tiêu mỡ khác (chủ yếu ở phần chi),
làm tăng acid béo tự do trong huyết tương và tăng tạo các chất cetonic trong cơ.
- Chuyển hoá muối nước : Glucocorticoid tăng thải kali qua nước tiểu gây giảm
K + máu. Tăng thải calci qua thận, giảm tái hấp thu calci ở ruột làm nồng độ Ca++
máu giảm. Hậu quả là làm xương thưa, xốp, dễ gãy, còi xương, chậm lớn. Tăng
tái hấp thu natri và nước do đó gây phù và tăng huyết áp.
Tác dụng trên các cơ quan và tuyến
-Trên thần kinh trung ương: thuốc gây kích thích như bồn chồn, mất ngủ, ảo giác
hoặc các rối loạn về tâm thần khác.
- Tiêu hoá: tăng tiết dịch vị (acid và pepsin), giảm sản xuất chất nhày (chất bảo
vệ) do đó dễ gây loét dạ dày tá tràng.
17


×