Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Cau tao co quan sinh duc trong o nu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.77 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Cấu tạo cơ quan sinh </b>


<b>dục trong ở nữ</b>



<b>Cùng với sự thay đổi của các bộ phận sinh dục bên </b>
<b>ngoài, bên trong cơ thể, âm đạo, tử cung cũng lớn </b>
<b>lên. Hai buồng trứng bắt đầu thực hiện chức năng </b>
<b>tiết hóc mơn sinh dục và phóng nỗn (rụng trứng). </b>
<b>Niêm mạc tử cung bắt đầu tăng trưởng và tự thải </b>
<b>theo chu kỳ (hành kinh). </b>


<b>Âm đạo</b>


Phía dưới âm vật và lỗ tiểu là cửa âm đạo. Cửa âm đạo dẫn vào đường sinh dục
trong. Âm đạo là một khoang rỗng, dài, xẹp lép và có dạng đường ống nằm giữa
âm hộ và cổ tử cung giống như một khoang ảo. Bình thường các thành của nó
chạm sát vào nhau và chỉ tách rời nhau ra nhờ một màng dịch ở giữa. Thành âm
đạo bao gồm một số sợi cơ có tính đàn hồi, chúng sẽ giãn ra để chứa dương vật
trong lúc giao hợp và giãn rộng trong lúc sinh để đưa em bé ra ngoài.


Lối vào âm đạo nằm ngay bên dưới niệu đạo, được hai đôi môi lớn và môi bé che
chở và bảo vệ. Chiều dài của âm đạo khác nhau tuỳ theo từng người, trung bình
khoảng 10 cm.


Âm đạo tự làm sạch bằng cách tiết ra một chất dịch nhầy có tác dụng dọn sạch
những tế bào đã chết cũng như máu và các tế bào do tử cung thải ra trong chu kỳ
kinh nguyệt.


<i><b>Dịch tiết âm đạo</b></i>


Bước vào tuổi dậy thì, bạn gái thấy cơ quan sinh dục nhiều khi ướt át, quần lót có
dịch dính. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể. Chất dịch này xuất


hiện ở cửa âm đạo nên thường gọi là “dịch tiết âm đạo”, nhưng vì xuất xứ từ cổ tử
cung nên nó cịn có tên gọi là “dịch tiết cổ tử cung”. Dịch thường có màu trắng
trong, trắng đục hoặc hơi ngả vàng, có thể nhiều hay ít tùy từng cơ thể.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

nhập đó khi khơng có trứng đợi tinh trùng. Do đó nó thay đổi theo thời gian trong
chu kỳ.


Sau khi hết đợt hành kinh, bạn gái có thể thấy khơ ở âm đạo và khơng có dịch tiết
hoặc có thể thấy một trong hai dạng chất dịch: đặc dính hoặc lỗng ướt. Tuy
nhiên, ở khoảng thời gian giữa của một chu kì (giữa hai đợt hành kinh), bạn cũng
có thể thấy dịch tiết nhiều hơn, lỗng hơn, ướt át hơn. Nó trong như lịng trắng
trứng, có thể hơi hồng. Cầm giữa hai ngón tay, bạn có thể kéo dài ra được. Trứng
thường rụng trong khoảng thời gian này. Khi thấy dịch tiết nhiều trong khoảng
thời gian này, nhiều bạn nghĩ mình bị bệnh, như vậy là nhầm đấy.


Sau khi rụng trứng, dịch tiết dần mất đi độ ướt, trở nên đặc dính. Ở một số bạn nó
biến mất hẳn. Một số bạn có dịch đặc cho đến tận kỳ kinh sau. Một số bạn khi sắp
hành kinh lại có dịch lỗng nên cảm thấy ướt át ở âm đạo.


Đó là những thay đổi thơng thường của dịch tiết âm đạo. Cịn nếu bạn bị viêm
nhiễm ở đường sinh dục, chất dịch sẽ có biểu hiện bất thường, như màu vàng sậm,
màu xanh, mùi hơi tanh khó ngửi, tiết ra nhiều hơn bình thường, kèm theo ngứa
ngáy cơ quan sinh dục. Lúc đó bạn cần đi khám.


Một điều nữa, bạn đừng nhầm dịch tiết âm đạo với dịch sinh dục. Dịch sinh dục là
chất nhờn tiết ra khi có kích thích tình dục (có thể là kích thích về tâm lý, có thể
do cơ quan sinh dục được kích thích), có chức năng bôi trơn đường sinh dục giúp
cho việc giao hợp được dễ dàng hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Có cấu tạo gồm hai phần chính là thân và cổ tử cung, nối giữa hai phần này là eo


tử cung.


<i><b>Cổ tử cung</b></i>


Là một cơ quan sinh sản, có vai trị riêng của mình đối với khả năng sinh sản của
người phụ nữ. Bình thường cổ tử cung là một lỗ rất bé, đường kính chỉ khoảng 1-2
mm, nhưng khi sinh nở có thể mở rất rộng để em bé trong tử cung ra được bên
ngoài.


Một số tế bào của cổ tử cung sinh ra dịch nhầy, với liều lượng thay đổi theo sự lên
xuống của tình trạng nội tiết.


Trong một phần thời gian của chu kỳ kinh nguyệt, chất dịch nhầy này phong toả
khơng cho tinh trùng đi vào tử cung, cịn trong thời gian có khả năng thụ thai (thời
kỳ rụng trứng) của chu kỳ kinh nguyệt thì dịch nhầy thay đổi để cho tinh trùng đi
qua một cách dễ dàng.


<i><b>Thân tử cung</b></i>


Là một cơ quan hình quả lê, bên trong rỗng, nằm giữa bàng quang và trực tràng.
Trước lần có thai đầu tiên, thân tử cung có kích thước khoảng 6 x 4 cm, trong thời
kỳ mang thai, thân tử cung tăng dần kích thước để trở thành một ổ nằm thoải mái
cho một thai nhi nặng khoảng 3 kg.


Sau khi sinh con, thân tử cung nhanh chóng co lại, nhưng sẽ to hơn một chút sau
mỗi lần sinh, những phụ nữ sinh đẻ nhiều lần, kích thước của tử cung có thể lên
tới 7 – 8 x 5 cm.


Kích thước thân tử cung có thể thay đổi như vậy là do thành tử cung có cấu trúc
cơ khoẻ, có thể đàn hồi. Nó được cung cấp máu rất đầy đủ và có một lớp niêm


mạc bên trong (gọi là nội mạc tử cung), có thể thay đổi vào mỗi kỳ kinh nguyệt
cũng như vào lúc sinh đẻ.


Thân tử cung được gắn chặt với cổ tử cung và âm đạo. Thân tử cung được giữ
nguyên ở một chỗ nhờ giải mơ rộng và có tính đàn hồi, treo giữa thành ngoài của
tử cung và thành trong của tiểu khung.


<b>Buồng trứng</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

mơ có tác dụng giữ cho tử cung treo ở đúng vị trí của nó) và nối với tử cung bởi
dây chẳng riêng của buồng trứng.


Kích thước buồng trứng ở người trưởng thành là 2,5 – 5 x 2 x 1 cm và nặng 4 –
8g. Trọng lượng của chúng thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt.


Các buồng trứng không sản xuất ra các tế bào trứng, mà nhiệm vụ của nó là ni
dưỡng trứng. Trứng đã có sẵn ở buồng trứng ngay từ khi bé gái được sinh ra. Mỗi
trứng được lưu giữ trong một túi nhỏ, gọi là nang trứng, bé gái mới sinh có
khoảng 400,000 nang trứng. Tuy nhiên, nang trứng ở em bé mới sinh chưa thể thụ
thai được mà phải được ni dưỡng để lớn lên và “chín”. Chỉ có các nang trứng đã
“chín” mới có thể thụ thai. Q trình nang trứng “chín” chỉ xảy ra từ tuổi dậy thì.
Các nang trứng khơng cùng “chín” một lúc. Hàng tháng, sẽ có vài nang trứng
được kích hoạt để phát triển đến gần giai đoạn “chín” nhưng chỉ có duy nhất một
nang trứng được cơ thể tự chọn để phát triển đến “chín” hẳn. Nang này chứa
nhiều dịch và một tế bào làm chức năng sinh sản gọi là nỗn. Khi đường kính của
nang này lớn khoảng 20 mm (nang chín), nó tự vỡ để giải phóng nỗn (được gọi là
phóng nỗn hay là rụng trứng). Nỗn được hút vào vịi trứng, sẵn sàng cho q
trình thụ thai. Nếu gặp tinh trùng, chúng sẽ kết hợp với nhau (gọi là thụ tinh), rồi
phát triển thành thai nhi.



Bình thường, sau khi đã phóng nỗn, nang trứng cịn lại lớp vỏ bên ngoài gọi là
hoàng thể. Hoàng thể sẽ tiết ra progesteron làm cho niêm mạc tử cung dày lên, sẵn
sàng đón nhận nỗn đã được thụ tinh đến làm tổ và phát triển. Nếu nỗn khơng
được thụ tinh thì hoàng thể sẽ tự teo đi, làm cho lượng progesteron giảm xuống,
lớp niêm mạc tử cung bong ra, cùng với sự co bóp của tử cung sẽ đẩy chúng ra
ngồi, gây ra hiện tượng chảy máu kinh.


Các nang trứng khơng “chín hẳn” và nỗn đã được phóng vào vịi trứng nếu
khơng được thụ tinh cũng sẽ thối hố dần.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>Vòi trứng</b>


Là cơ quan nối giữa các buồng trứng với tử cung, nằm ở bên phải và bên trái tử
cung, uốn cong quanh buồng trứng. Một đầu của vòi trứng dẫn vào tử cung, còn
đầu kia để mở, kết thúc bằng những sợi tua có thể di chuyển một cách dễ dàng gọi
là loa vòi trứng.


Khi một nỗn trưởng thành được giải phóng khỏi nang trứng thì các sợi tua có thể
di chuyển ở đầu mở của vịi trứng tóm lấy nó và chuyển vào bên trong vịi trứng.
Sự thụ tinh giữa nỗn và tinh trùng diễn ra bên trong vịi trứng (thường ở 1/3 phần
ngồi của loa vịi). Chính tại đây, nỗn được thụ tinh phát triển những bước đầu
tiên. Như vậy, vịi trứng có vai trị quan trọng trong q trình sinh sản, phải "thơng
suốt" để tinh trùng có thể di chuyển vào gặp trứng cũng như đảm bảo q trình thụ
tinh của nỗn và sự phát triển của phôi thai trước khi phôi thai di chuyển vào làm
tổ trong tử cung.


</div>

<!--links-->

×