Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Một số nội dung cơ bản về giáo dục ý thức nghề nghiệp cho học sinh trung cấp nghề ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 6 trang )

VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 490 (Kì 2 - 11/2020), tr 8-13

ISSN: 2354-0753

MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ GIÁO DỤC Ý THỨC NGHỀ NGHIỆP
CHO HỌC SINH TRUNG CẤP NGHỀ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Nguyễn Đình Tú

Article History
Received: 10/8/2020
Accepted: 16/9/2020
Published: 20/11/2020
Keywords
legal awareness, vocational
intermediate, career
consciousness, student,
practical skills.

Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh,
Thành phố Hồ Chí Minh
Email:
ABSTRACT
Career conscious education for students in vocational secondary schools is
now a very important content in our Party's human education-training
strategy. The article focuses on researching the main contents of career
awareness education for vocational secondary school students in the current
context, specifically educating the sense of law observance; industrial style
education; educating a sense of responsibility and progressive spirit;
educating the sense of labor discipline and learning; training skills for


students... The above contents will help students of vocational secondary
schools raise awareness, creative thinking capacity, fostering a sense of
careers for students; educate them to love the job; have solid morality and
bravery; have creative thinking and good practice capacity; have integration
skills and a sense to rise up in study, practice to establish a body, establish a
career; always active, acutely absorbing new scientific knowledge,
contributing to bringing the country more and more quickly into the path of
world economic integration.

1. Mở đầu
Giáo dục ý thức nghề nghiệp (YTNN) cho học sinh (HS) trung cấp nghề hiện nay là giúp các em có được nhận
thức đúng đắn, biểu hiện bằng thái độ, hành động trong nghề nghiệp của mình. Các nhà khoa học cũng như các nhà
quản lí nhân sự ở nước ta thời gian qua đã dự báo tình trạng “thừa thầy kém, thiếu thợ giỏi” và đã có những giải pháp
để khắc phục. Nhưng cho đến nay, theo kết quả điều tra xã hội học của các Trung tâm hướng nghiệp giáo dục thì số
lượng những HS phổ thơng lựa chọn con đường học nghề còn rất thấp, hầu hết nguyện vọng của các em là học lên
đại học; khi không vào được đại học, các em mới chuyển sang học nghề. Tuy nhiên, dù đã học nghề nhưng một số
em vẫn chưa yên tâm với tương lai của mình. Do đó, Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng
sản Việt Nam đã chỉ rõ: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt
Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế
quản lí giáo dục… Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng dạy nghề và giáo dục chuyên nghiệp, phát triển đội ngũ
giáo viên và cán bộ quản lí là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng GD-ĐT, coi trọng giáo dục đạo đức,
lối sống, năng lực sáng tạo, kĩ năng thực hành, khả năng lập nghiệp” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011, tr 51-52).
Hiện nay, dạy nghề ở Việt Nam đang chuyển mạnh từ đào tạo chủ yếu “cung” sang đào tạo theo “cầu” của thị
trường lao động trong nước, đồng thời tăng sức cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế. Mỗi năm, có hàng nghìn
HS, sinh viên học nghề ra trường đóng góp năng lực, trí tuệ của mình vào công cuộc đổi mới đất nước. Tuy nhiên,
trong xu hướng tồn cầu hố, điều kiện để nguồn nhân lực Việt Nam tham gia vào thị trường lao động là những
chuẩn mực về giá trị lao động, đặc biệt là YTNN, trình độ chun mơn kĩ thuật - cơng nghệ, đạo đức nghề nghiệp
cũng như cách ứng xử với tập thể và quan hệ của người lao động với sản phẩm làm ra. Đây vừa là cơ hội, vừa là thử
thách đối với người lao động Việt Nam.
Sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước đã đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên, nền kinh tế

thị trường trong quá trình hội nhập đã gây ra những mặt trái đối với xã hội Việt Nam, như: lối sống thực dụng, thờ
ơ, vô cảm, xa hoa, lãng phí và kéo theo nhiều tệ nạn xã hội khác. Đặc biệt đối với thế hệ trẻ, đã xuất hiện sự sa sút
về YTNN. Bên cạnh những HS, sinh viên siêng năng, cần cù, sáng tạo, sống có hồi bão, lí tưởng nghề nghiệp thì
vẫn cịn khơng ít các em tỏ ra thờ ơ, ăn chơi, đua đòi, hưởng thụ, lười nhác, sống dựa dẫm... Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XII của Đảng đã đưa ra những hoạch định: “…Đẩy mạnh dạy nghề và gắn kết đào tạo với doanh nghiệp.
Phân cấp quản lí hợp lí trong đào tạo nghề. Quan tâm phát triển giáo dục, dạy nghề trong đồng bào dân tộc thiểu

8


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 490 (Kì 2 - 11/2020), tr 8-13

ISSN: 2354-0753

số và các vùng khó khăn. Đẩy mạnh đào tạo nghề theo nhu cầu phát triển của xã hội; có cơ chế và chính sách thiết
lập mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với cơ sở đào tạo...” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016, tr 296-297).
Cùng với đó, chất lượng lao động nghề cịn thấp, chưa ngang tầm khu vực, chưa đáp ứng được nhu cầu của CNH,
HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế; vẫn cịn khoảng cách giữa trình độ tay nghề của HS mới ra trường và nhu cầu của
các doanh nghiệp. Trước tình hình đó, mục tiêu của giáo dục YTNN là bên cạnh việc đào tạo người lao động có đạo
đức, lương tâm nghề nghiệp còn phải chú ý đến việc giáo dục kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp, ý thức kỉ luật, tác
phong cơng nghiệp. Vì vậy, bài báo tập trung nghiên cứu các nội dung chủ yếu của công tác giáo dục YTNN cho HS
các trường trung cấp nghề nhằm đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi của đất nước trong bối cảnh hiện nay.
2. Kết quả nghiên cứu
2.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1. Khái niệm “ý thức”
Theo giáo trình Triết học Mác - Lênin: “Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con
người thông qua lao động, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội. Ý thức là sản phẩm xã hội, là một hiện tượng xã hội”
(Hội đồng Trung ương, 1999, tr 87). Ý thức là hình thức cao nhất của sự phản ánh thế giới hiện thực; ý thức chỉ

nảy sinh ở giai đoạn phát triển cao của thế giới vật chất cùng với sự xuất hiện con người. Ý thức là ý thức con
người, nằm trong con người, khơng thể tách rời con người. Sự hình thành ý thức khơng phải là q trình thu nhận
thụ động, mà đó là kết quả hoạt động chủ động của con người. Ý thức là sự phản ánh và chính thực tiễn xã hội
của con người tạo ra sự phản ánh phức tạp, năng động, sáng tạo của bộ óc.
Để hình thành bản chất người và ý thức của con người, cá nhân phải tiếp thu được những sản phẩm và giá trị tinh
thần được xã hội tạo ra. Song, vì các cá nhân đều có những đặc điểm riêng của mình về xuất thân, sinh hoạt, giao
tiếp, kinh nghiệm, học vấn, năng lực… nên có thể tiếp thu quan điểm này, phản ứng lại quan niệm kia, đã ảnh hưởng
trở lại đối với ý thức xã hội theo những chiều hướng khác nhau. Nếu ý thức xã hội bắt nguồn từ tồn tại xã hội, thì ý
thức cá nhân bắt nguồn từ tồn tại xã hội của mỗi cá nhân. Ý thức của mỗi cá nhân, nhất là của những cá nhân ưu tú,
tiêu biểu nhất tuy mất đi cùng với từng cá nhân, nhưng lại gia nhập vào kho tàng văn hoá chung của nhân loại. Tác
động của ý thức xã hội đối với con người là vô cùng to lớn.
2.1.2. Khái niệm “nghề nghiệp”
Theo Từ điển tiếng Việt: “Nghề nghiệp là công việc chuyên làm theo sự phân công lao động của xã hội; là một
công việc mà người ta thực hiện trong suốt cả cuộc đời” (Hoàng Phê và cộng sự, 2007, tr 836). Theo định nghĩa này,
nghề nghiệp gần như gắn bó cả cuộc đời hoặc phần lớn cuộc đời của người lao động. Như vậy, nghề nghiệp như một
dạng lao động vừa mang tính xã hội (sự phân cơng của xã hội) vừa mang tính cá nhân (nhu cầu bản thân); trong đó,
con người với tư cách là chủ thể hoạt động đòi hỏi để thoả mãn những nhu cầu nhất định của xã hội và của cá nhân.
Nghề nghiệp là một lĩnh vực hoạt động lao động mà nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kĩ
năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội. Nghề nghiệp
khơng chỉ đảm bảo cuộc sống mà cịn tơn vinh con người làm việc trong lĩnh vực nghề nghiệp đó, chẳng hạn: nghề
dạy học, nghề y, nghề kinh doanh… Nói đến nghề nghiệp là đề cập đến tri thức và kĩ năng lao động mà người lao
động có được trong q trình huấn luyện chun mơn hoặc qua thực tiễn, cho phép người đó có thể thực hiện được
một loại hoạt động nhất định trong hệ thống phân công lao động xã hội.
2.1.3. Khái niệm “giáo dục ý thức nghề nghiệp”
Hiện nay, trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, trong nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là
lĩnh vực dạy nghề luôn nhấn mạnh tới thuật ngữ YTNN và xem đó là một yếu tố không thể thiếu để tạo nên chất
lượng nguồn lao động. Tại Đại hội lần thứ XI, Đảng ta đã đưa ra quan điểm: “Phát triển và nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược” (Đảng Cộng sản Việt Nam,
2011, tr 23). Thực tế cho thấy, để đẩy mạnh và phát triển nguồn nhân lực, chúng ta không chỉ chú trọng phát triển
đội ngũ những người lao động lành nghề, giỏi về chun mơn mà cịn phải biết làm việc có ý thức, yêu nghề, có tinh

thần trách nhiệm cao, có óc cầu tiến… tức là có YTNN. Điều 24, Luật Dạy nghề cũng nhấn mạnh đến việc phải chú
trọng quan tâm đến công tác giáo dục YTNN là: “…trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực
thực hành các công việc của một nghề, các khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm, các khả năng
sáng tạo, ứng dụng kĩ thuật, công nghệ vào công việc; giải quyết được các tình huống phức tạp trong thực tế, có đạo
đức, có lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỉ luật, tác phong cơng nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người
học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn” (Quốc
hội, 2006, tr 5).

9


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 490 (Kì 2 - 11/2020), tr 8-13

ISSN: 2354-0753

Như vậy, giáo dục YTNN có nội dung rất đa dạng, phong phú, được thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau
nhưng cơ bản là phải coi trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện sức khoẻ, rèn luyện kĩ năng, nâng cao trình độ học vấn
và tập trung đào tạo năng lực thực hành nghề nghiệp.
2.2. Một số nội dung cơ bản về giáo dục ý thức nghề nghiệp cho học sinh trung cấp nghề trong bối cảnh
hiện nay
2.2.1. Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật
Trong đời sống xã hội, pháp luật giữ một vai trò đặc biệt quan trọng; pháp luật là phương tiện không thể thiếu để
bảo đảm cho sự tồn tại, phát triển của xã hội. Ngồi chức năng là một cơng cụ quản lí Nhà nước hữu hiệu, pháp luật
cịn là thước đo hành vi xã hội của con người và là công cụ để chúng ta kiểm nghiệm nhận thức, điều chỉnh xã hội.
Một trong những đặc trưng của pháp luật là tính liên hệ mật thiết với các quy phạm xã hội khác, đặc biệt là các quy
tắc đạo đức, tập quán và các quy phạm của mọi tổ chức xã hội.
Việc giáo dục, trong đó có giáo dục ý thức trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội, thế giới tự nhiên hay ý
thức pháp luật là điều vơ cùng quan trọng, mang tính chất sống cịn đến sự tồn tại và phát triển của xã hội. Ý thức

pháp luật được hiểu là một hình thái ý thức xã hội, hình thành một cách tự giác chủ yếu thơng qua chương trình giáo
dục pháp luật ở các cấp học, bậc học và giáo dục của xã hội. Ý thức pháp luật là biểu hiện thái độ chủ quan của con
người đối với pháp luật; là tổng hợp những tư tưởng, quan điểm, thái độ, sự hiểu biết của con người đối với pháp luật
hiện hành cũng như với tinh thần chung của pháp luật Nhà nước. Nó thể hiện sự đánh giá về tính hợp pháp hay khơng
hợp pháp trong hành vi xử sự của con người cũng như trong tổ chức, hoạt động của các cơ quan, tổ chức.
Như vậy, ý thức pháp luật chính là giá trị đạo đức, ý thức chấp hành nội quy, kỉ luật trong nhà trường và được
hình thành trong suốt quá trình nhận thức (học tập), để từ đó có những nhận thức đúng đắn về pháp luật, tôn trọng
và tự giác xử sự theo yêu cầu của pháp luật. Ý thức pháp luật của mỗi công dân thể hiện ở sự hiểu biết về pháp luật,
thái độ đối với pháp luật, khả năng thực hiện và năng lực động viên mọi người xung quanh thực hiện pháp luật. Sự
phát triển của ý thức pháp luật là biểu hiện của sự phát triển văn hóa. Xã hội càng phát triển, địi hỏi ý thức pháp luật
của mỗi công dân càng cao. Đây cũng chính là điều kiện cho sự phát triển của xã hội. Vì vậy, giáo dục ý thức pháp
luật không chỉ nhằm làm cho các thế hệ công dân tuân theo pháp luật, duy trì trật tự xã hội mà cịn có ý nghĩa sâu sắc
về giáo dục ý thức dân tộc và văn hóa dân tộc, giáo dục đạo đức mới và lối sống mới - bởi nó là cầu nối đưa pháp
luật vào đời sống, góp phần nâng cao hiệu lực quản lí Nhà nước; nâng cao dân trí pháp luật; hình thành và hồn thiện
nhân cách cá nhân; xây dựng quan điểm, lối sống có quy tắc chuẩn mực, tôn trọng cộng đồng; giảm thiểu hành vi vi
phạm pháp luật.
2.2.2. Giáo dục tác phong công nghiệp
Tác phong công nghiệp là yêu cầu không thể thiếu của nền sản xuất công nghiệp. Tất cả mọi người đã, đang làm
việc hoặc chuẩn bị tham gia cũng cần phải biết và rèn luyện về tác phong công nghiệp, đặc biệt là những đối tượng
đang theo học nghề. Tác phong công nghiệp được hiểu chung nhất là việc người lao động chấp hành và tuân thủ
nghiêm ngặt các quy định, nguyên tắc làm việc trong môi trường sản xuất công nghiệp, được thể hiện rõ nét qua
những biểu hiện sau:
- Tính khẩn trương, năng động: Người có tác phong cơng nghiệp thể hiện trước hết qua việc tuân thủ và quý
trọng thời gian, đi làm đúng giờ, đến đúng hẹn, hồn thành cơng việc đúng tiến độ,... Ở các nước phát triển, việc tuân
thủ giờ giấc làm việc, đúng hẹn là một trong những nguyên tắc cơ bản, là yếu tố đầu tiên để đánh giá, tuyển chọn
nhân viên. Ở Việt Nam, thiếu tác phong công nghiệp là điểm yếu lớn của người lao động; nhiều người vẫn có thói
quen sử dụng “giờ cao su”, chậm chạp, lề mề trong cơng việc, coi trễ hẹn là bình thường.
- Tính trách nhiệm, kỉ luật và tơn trọng luật pháp: Người có tác phong cơng nghiệp ngồi việc ln tn thủ giờ
giấc làm việc cịn phải có tinh thần trách nhiệm, chấp hành nội quy, kỉ luật lao động và pháp luật của Nhà nước.
- Tính kế hoạch và hợp lí hóa: Làm việc có kế hoạch là phẩm chất đầu tiên dễ thấy của những người có tác phong

cơng nghiệp. Lập kế hoạch nhằm xác định mục tiêu và trình tự các bước công việc phải thực hiện, cũng như thời
gian hồn thành mỗi bước, mỗi nội dung cơng việc để đạt được mục tiêu. Việc lập kế hoạch và dự tính thời gian hồn
thành thể hiện tính chủ động, có trách nhiệm với công việc, giúp công việc được tiến hành đồng bộ, ăn khớp và hiệu
quả; đồng thời, để sắp xếp và quản lí tiến độ cơng việc. Những người có tác phong cơng nghiệp đều biết rõ cơng việc
mà họ phải làm, phải hoàn thành trong ngày và việc gì phải làm trước, việc gì phải làm sau.
- Tính thân thiện với mọi người dựa trên các quan hệ hợp tác và phân công: Trong công việc cần phải có sự
phối hợp nhịp nhàng giữa hợp tác và phân công. Ngày nay, hầu hết các công việc đều cần phải có sự hợp tác, cùng
làm của nhiều người, nhiều tổ chức. Hợp tác đang là xu hướng nổi trội; đối với tập thể hay gia đình, người có tác

10


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 490 (Kì 2 - 11/2020), tr 8-13

ISSN: 2354-0753

phong cơng nghiệp phải biết nhìn nhận mọi người với con mắt phân công và hợp tác trong mọi vấn đề. Theo đó,
họ dễ thân thiện, đồn kết, phối hợp với nhau trên cơ sở khách quan hơn là kiểu tình cảm cá nhân, kéo bè kéo
cánh, cục bộ, chia rẽ...
- Đánh giá con người chủ yếu dựa trên kết quả công việc: Kết quả công việc luôn là thước đo về tính chuyên
nghiệp của người lao động. Nếu có thái độ làm việc tận tâm, tận lực; làm việc với tinh thần tự giác, thực sự yêu nghề
sẽ giúp cho người lao động quên đi mệt nhọc, tránh được sự đố kị và những suy nghĩ tiêu cực. Họ sẽ có được những
niềm vui và ln hồn thành tốt công việc; biết quý trọng, học tập người nào có sáng kiến, cải tiến hợp lí hóa sản
xuất, làm cho lao động và cuộc sống nhẹ nhàng, thảnh thơi hơn mà năng suất cao, hiệu quả hơn.
Như vậy, giáo dục tác phong công nghiệp là giáo dục cho người học tính khẩn trương, năng động; tính kế hoạch
và hợp lí hóa; tính trách nhiệm, kỉ luật và tơn trọng luật pháp ngay khi còn học ở ghế nhà trường, nhất là các trường
đào tạo nghề. Để thực hiện có hiệu quả cơng tác giáo dục tác phong cơng nghiệp, chúng ta có thể tập trung vào những
việc sau đây: Nhà trường (gồm cả phổ thông và chuyên nghiệp, dạy nghề) phải duy trì nghiêm nội quy, kỉ luật, chú

trọng xây dựng và giáo dục nền nếp, tác phong cho HS; xây dựng và đưa nội dung giáo dục tác phong công nghiệp
trước khi giới thiệu việc làm cho các em. Do vậy, việc giáo dục tác phong công nghiệp cho người lao động cũng như
sinh viên, HS là nhu cầu rất cần thiết.
2.2.3. Giáo dục ý thức trách nhiệm và tinh thần cầu tiến
Giáo dục ý thức trách nhiệm và tinh thần cầu tiến là một trong những nội dung của giáo dục YTNN cho HS. Hiện
nay, khi đất nước đang tiến nhanh vào thời kì hội nhập trên con đường CNH, HĐH thì việc giáo dục ý thức trách
nhiệm và tinh thần cầu tiến cho những lao động tương lai lại càng trở nên cấp thiết hơn. Nội dung này rất quan trọng,
giúp người lao động có khả năng thích ứng với bất kì sự thay đổi nào trong mơi trường cơng việc của mình. Sự thích
nghi nhanh với mọi hoàn cảnh trong học tập, làm việc cũng là một trong những thể hiện của tính chuyên nghiệp. Vì
vậy, chúng ta nên chủ động chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để người lao động có thể hội nhập với môi trường làm
việc năng động và hiện đại như ngày nay.
Người có ý thức trách nhiệm và tinh thần cầu tiến là người thường xuyên học tập, tu dưỡng, rèn luyện, tự hồn thiện
bản thân; có tinh thần cố gắng vươn lên; tích cực nắm bắt, cập nhật kịp thời, cải tiến phương pháp làm việc; chủ động
xây dựng kế hoạch làm việc rõ ràng, cụ thể; rèn luyện lối làm việc nghiêm túc và có trách nhiệm để thực hiện tốt nhiệm
vụ được giao. Do vậy, giáo dục ý thức trách nhiệm và tinh thần cầu tiến cho HS thể hiện qua việc giáo dục ý thức chấp
hành nội quy nhà trường, ý thức về những việc làm của mình và sẵn sàng chịu trách nhiệm trước tập thể; luôn nêu cao
tinh thần học hỏi, nghiên cứu độc lập, sáng tạo, mạnh dạn tham gia các hoạt động, tham gia hợp tác và phân công công
việc, ln hồn thành nhiệm vụ được giao. Ngược lại, sự thiếu trách nhiệm của người lao động sẽ kéo theo cách làm
việc qua loa, cẩu thả, có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Vì thế, khơng một nhà quản lí doanh nghiệp nào
chấp nhận một nhân viên có ý thức trách nhiệm kém, bảo thủ và khơng có tinh thần cầu tiến.
2.2.4. Giáo dục ý thức kỉ luật lao động, học tập
Theo quy định tại Điều 118, Bộ Luật Lao động: “Kỉ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian,
công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh thể hiện trong nội quy lao động” (Quốc hội, 2012). Là một chế định
của Bộ Luật Lao động, chế độ kỉ luật lao động là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định nghĩa vụ, trách nhiệm
của người lao động và người sử dụng lao động đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; quy định những biện pháp
khuyến khích người lao động gương mẫu chấp hành cũng như những hình thức xử lí đối với người không chấp hành
hoặc chấp hành không đầy đủ những nghĩa vụ, trách nhiệm đó.
Q trình lao động của con người địi hỏi phải có trật tự, nền nếp để hướng hoạt động của từng người vào việc thực
hiện kế hoạch chung và tạo ra kết quả chung đã định và điều đó phải thơng qua kỉ luật lao động. Với ý nghĩa này, kỉ luật
lao động càng trở nên quan trọng. Trong quan hệ lao động, xét về góc độ pháp lí và quản lí, kỉ luật lao động là yếu tố

khơng thể thiếu, vì vậy người lao động phải có nghĩa vụ chấp hành những yêu cầu sau: - Chấp hành thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi; - Chấp hành mệnh lệnh điều hành sản xuất, kinh doanh hợp pháp của người sử dụng lao động;
- Chấp hành quy trình cơng nghệ, các quy định về nội quy an toàn lao động và vệ sinh lao động; - Bảo vệ tài sản và giữ
bí mật công nghệ, kinh doanh thuộc phạm vi trách nhiệm được giao; - Chấp hành những quy định khác trong nội quy
lao động mà người sử dụng lao động đề ra không trái pháp luật.
Như vậy, giáo dục kỉ luật lao động là giáo dục những quy tắc làm việc mà trong quan hệ lao động, mỗi người đều
phải chấp hành, nhằm đảm bảo trật tự của quá trình sản xuất; còn giáo dục kỉ luật lao động cho HS là giáo dục ý thức

11


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 490 (Kì 2 - 11/2020), tr 8-13

ISSN: 2354-0753

chấp hành nội quy, những nguyên tắc phân công trong lớp học, trong các giờ thực hành tại xưởng, cung cấp những
kiến thức chung về an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ tài sản nhà trường.
2.2.5. Rèn luyện các kĩ năng
Đất nước ta đang trong giai đoạn tiến hành CNH, HĐH với xu thế hội nhập kinh tế thế giới, nên địi hỏi phải có
nguồn nhân lực được đào tạo tốt; một đội ngũ lao động có chun mơn vững, tay nghề cao nhằm cung cấp cán bộ,
lao động kĩ thuật cho các lĩnh vực sản xuất. Theo đó, các doanh nghiệp trong và ngồi nước hiện nay đang rất cần
tuyển dụng một số lượng lớn lao động được đào tạo từ các trường chuyên nghiệp, dạy nghề. Tuy nhiên, có một thực
tế là nhiều HS khi ra trường không xin được việc làm, một số phải làm việc trái ngành nghề hoặc đi làm được một
thời gian rồi bị sa thải. Nguyên nhân chính là do họ yếu về chuyên môn, kém về kĩ năng, thiếu sự năng động, sáng
tạo trong công việc. Do vậy, trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực, nếu người học không tự đào sâu nghiên cứu;
không tự rèn luyện thêm các kĩ năng: tư duy, ứng xử, giao tiếp, hành động và không trau dồi thêm Tin học, Ngoại
ngữ thì sẽ rất khó khăn trong việc ổn định nghề nghiệp cho bản thân. Để giúp HS có khả năng đáp ứng đầy đủ những
tiêu chuẩn mà nhu cầu nghề nghiệp địi hỏi trong tình hình hiện nay, các trường cần đưa ra những kĩ năng tự đào tạo,

rèn luyện cho các em như sau:
- Kĩ năng tư duy sáng tạo là khả năng nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, nhận biết vấn đề. Đây còn là khả năng
hiểu được nguyên nhân, hiểu được tính logic, tính hệ thống khi xem xét, nghiên cứu vấn đề cần được xử lí, từ đó giải
quyết nhiệm vụ một cách linh hoạt, sáng tạo, thích hợp với từng hồn cảnh, điều kiện trong thực tiễn. Thơng qua tư
duy sáng tạo, HS có thể lĩnh hội kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo; đồng thời, làm cho hoạt động tư duy thêm linh hoạt, mềm
dẻo. Nhờ vậy, HS có năng lực thích ứng cao trong quá trình lĩnh hội và vận dụng tri thức vào các tình huống mới
mn màu, mn vẻ trong thực tiễn nghề nghiệp tương lai. Hơn thế nữa, đây phải là nguồn nhân lực tư duy sáng tạo;
có khả năng tạo nghiệp; có tính đa năng, đa dạng và tính thích ứng cao; có sự tự chủ, năng động, trách nhiệm, sáng
tạo, biết giao tiếp…
Ngày nay, việc rèn luyện kĩ năng tư duy sáng tạo cho HS trong các trường, đặc biệt là trường dạy nghề đã trở
thành một trong những điều kiện cần thiết, góp phần làm cho khả năng tiếp thu và vận dụng tri thức của các em càng
trở nên nhanh chóng, chính xác hơn. Chính năng lực tư duy đã tạo nên bản lĩnh trí tuệ của người học trong nền kinh
tế tri thức và khả năng tiếp nhận, xử lí các thơng tin của q trình tồn cầu hố.
- Kĩ năng hành động là khả năng của con người biết vận dụng kiến thức vào cơng việc có hiệu quả; biết ứng dụng
sáng tạo những thành tựu của khoa học cơng nghệ; biết tự tìm, tự tạo việc làm; có kĩ năng tổ chức, quản lí cơng việc
tập thể, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh hợp tác của nền kinh tế nước ta trong thị trường quốc tế. Người có kĩ
năng hành động sẽ ln có tinh thần đồng đội cao, biết làm việc theo nhóm, biết tổ chức, thực hiện cơng việc chủ
động, tự tin, linh hoạt, thành thạo. Vì vậy, họ ln hồn thành nhiệm vụ dù trong điều kiện thực tiễn đầy phức tạp,
khó khăn. Kĩ năng hành động cịn trang bị cho người lao động có sự nhạy cảm đối với nhu cầu và động cơ của công
việc; giúp cho họ có được khả năng tự chủ, khơng để xảy ra sai sót và nếu có thì sẽ sẵn sàng nhận mọi trách nhiệm
về mình. Theo đó, giáo dục YTNN cho HS khi đang học tập tại trường là phải tạo cơ hội cho các em phát huy kĩ
năng hành động; thường xuyên tổ chức nhiều chương trình sinh hoạt tập thể cũng như các phong trào hoạt động thực
tiễn nhằm rèn luyện ý thức, thái độ tích cực, sự tự tin, mạnh dạn trước đám đông cũng như giúp các em có ý thức,
sống trách nhiệm hơn. Từ đó, sẽ làm việc năng động, chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.
- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử là một trong những “kĩ năng mềm” cực kì quan trọng, là một tập hợp những quy tắc,
nghệ thuật, cách ứng xử, đối đáp được đúc rút qua kinh nghiệm thực tế hằng ngày, nhằm giúp mọi người giao tiếp
hiệu quả, thuyết phục hơn. Có thể nói, kĩ năng giao tiếp đã được nâng lên thành nghệ thuật giao tiếp với rất nhiều kĩ
năng nhỏ khác, như: lắng nghe, thấu hiểu, sử dụng ngôn ngữ cơ thể, sử dụng ngôn từ, âm điệu,… Để có được kĩ năng
giao tiếp tốt địi hỏi người sử dụng phải thực hành thường xuyên, áp dụng vào mọi hoàn cảnh trong cuộc sống.
Riêng ở mỗi cá nhân, giao tiếp tốt không chỉ giúp họ chiếm được tình cảm, nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ từ

người khác mà còn giúp họ học hỏi, bổ sung được nhiều kinh nghiệm, nắm bắt nhanh các thông tin hữu ích, các cơ
hội để thực hiện tốt công việc của mình. Trong giao tiếp, chúng ta thường sử dụng lời nói để biểu đạt ý nghĩ và để
trao đổi thơng tin với người khác. Nhưng giao tiếp không chỉ đơn giản là nói chuyện với ai đó mà cịn bao hàm rất
nhiều các vấn đề, như: phải biết lắng nghe, biết phản hồi và đặc biệt là phải có tâm lí thoải mái, ln bình tĩnh, tự tin.
Có như vậy, giao tiếp mới mang lại hiệu quả tốt nhất. Trong nhà trường hiện nay, do quá đặt nặng công tác học tập,
trau dồi chuyên môn, tay nghề mà việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp, ứng xử cho các em có phần mờ nhạt.
- Kĩ năng học và tự học: Trong q trình học tập, việc xác định mục đích, xây dựng động cơ, lựa chọn phương
pháp, hình thức học và tự học hợp lí là cần thiết. Nhưng quan trọng hơn, người học phải có hệ thống kĩ năng học và

12


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 490 (Kì 2 - 11/2020), tr 8-13

ISSN: 2354-0753

tự học; bởi lẽ, muốn có kĩ năng nghề nghiệp trước hết phải có kĩ năng làm việc độc lập, trên cơ sở phát huy tính tích
cực nhận thức để chiếm lĩnh hệ thống tri thức.
Như vậy, để hoạt động học tập đạt chất lượng và hiệu quả, HS phải có kĩ năng học và tự học. Chính kĩ năng tự
học là điều kiện để người học biến động cơ học tập thành kết quả cụ thể và làm cho các em tự tin vào bản thân, bồi
dưỡng và phát triển hứng thú, duy trì tính tích cực nhận thức trong hoạt động tự học, tự nghiên cứu. Kĩ năng học và
tự học là việc HS biết lên kế hoạch học tập hợp lí, có phương pháp học tập đúng đắn, học chủ động, tích cực, ở mọi
lúc mọi nơi và ln kiên trì, nhẫn nại để đạt được kết quả tốt. Kĩ năng học và tự học không chỉ quan trọng trong
khoảng thời gian ngồi trên ghế nhà trường, mà còn rất cần thiết cho suốt thời gian lao động của cả đời người. Ngày
nay, khi thế giới biến đổi q nhanh, nếu người học khơng có kĩ năng học và tự học để tiếp thu liên tục những đổi
mới này thì các em sẽ tụt hậu. Chất lượng và hiệu quả giáo dục sẽ nâng cao khi và chỉ khi nó tạo ra được năng lực
sáng tạo cho người học, biến quá trình giáo dục thành q trình tự giáo dục. Do đó, việc rèn luyện kĩ năng học và tự
học, tự nghiên cứu cho HS trong các trường nghề là rất quan trọng và cần thiết.

3. Kết luận
Giáo dục nghề nghiệp cho HS trong các trường dạy nghề nhằm tập trung giúp các em tìm hiểu sâu về nghề, giáo
dục lòng yêu nghề, tạo điều kiện để các em nhanh chóng thích ứng với nghề, hào hứng học nghề và an tâm với nghề
đã chọn. Ở các trường dạy nghề, HS có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về nghề, thử sức với nghề và khẳng định tính đúng
đắn của việc chọn nghề. Nhìn chung, giáo dục YTNN giúp cho HS hình thành quan điểm, thái độ đúng đối với lao
động; biết quý trọng những cơng việc có ích cho xã hội, lao động có tổ chức, kỉ luật, năng suất và hiệu quả; cung cấp
cho HS học vấn kĩ thuật tổng hợp, những tri thức cơ bản về kinh tế, kinh doanh, phát triển tư duy kĩ thuật hiện đại;
định hướng nghề nghiệp, giúp các em biết lựa chọn nghề thích hợp, yêu ngành nghề đã chọn; rèn luyện tốt những kĩ
năng, kĩ xảo trong lao động, từ đó góp phần sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội, đất nước.
Tài liệu tham khảo
Bộ GD-ĐT (2007). Quyết định số 50/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 29/8/2007 về cơng tác giáo dục phẩm chất chính trị,
đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên trong các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên
nghiệp.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2006). Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ X. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2011). Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2016). Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ XII. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.
Hoàng Phê (chủ biên, 2007). Từ điển tiếng Việt. NXB Đà Nẵng.
Hội đồng Trung ương (1999). Giáo trình Triết học Mác - Lênin (1999). NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.
Nguyễn Khắc Toàn (2020). Thực trạng quản lí hoạt động đào tạo nghề ở Trường Cao đẳng Việt - Đức Nghệ An.
Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt kì 1 tháng 5, tr 284-288.
Nguyễn Viết Sự (2005). Giáo dục nghề nghiệp - Những vấn đề và giải pháp. NXB Giáo dục.
Quốc hội (2005). Luật Giáo dục. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.
Quốc hội (2006). Luật Dạy nghề. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.
Quốc hội (2012). Bộ Luật Lao động. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.
Vũ Tuấn (2019). Thực trạng quản lí đào tạo nghề ở các trường trung cấp ngành Giao thơng vận tải đáp ứng nhu
cầu xã hội. Tạp chí Giáo dục, số 468, tr 11-17.

13




×