Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Lịch sử việt nam Thời Bắc thuộc •(thuộc) Nam Việt: thời nhà Triệu, vương quốc Nam Việt gồm Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam, đại bộ phận tương đương Quảng Đông, Quảng Tây và một phần tương đương nam bộ Quý Châu hiện nay39. •(thuộc) Giao Chỉ bộ: Bắc thuộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 29 trang )

Lịch sử Việt Nam nếu tính từ lúc có mặt con người sinh sống thì đã có hàng vạn năm trước
Cơng ngun, cịn tính từ khi cơ cấu nhà nước được hình thành thì mới khoảng từ 700 năm
trước cơng ngun.
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy các di tích chứng minh loài người đã từng sống tại Việt Nam từ thời
đại đồ đá cũ thuộc nền văn hóa Tràng An, Ngườm, Sơn Vi và Soi Nhụ. Vào thời kỳ đồ đá mới,
nền văn hóa Hịa Bình – Bắc Sơn tại vùng này đã phát triển về chăn nuôi và nông nghiệp, đặc
biệt là kỹ thuật trồng lúa nước. Những người Việt tiền sử trên vùng châu thổ sông Hồng – Văn
minh sông Hồng và sông Mã này đã khai hóa đất để trồng trọt, tạo ra một hệ thống đê điều để
chế ngự nước lụt của các sông, đào kênh để phục vụ cho việc trồng lúa và đã tạo nên nền văn
minh lúa nước và văn hóa làng xã
Truyền thuyết kể rằng từ năm 2879 TCN, nhà nước Xích Quỷ của người Việt đã hình thành,
cùng thời với truyền thuyết về Tam Hoàng Ngũ Đế tại Trung Quốc. Tuy nhiên, đây chỉ là truyền
thuyết dân gian, các nghiên cứu khảo cổ hiện chưa tìm được bằng chứng nào cho thấy nhà
nước này từng tồn tại.
Đến thời kỳ đồ sắt, vào khoảng thế kỷ 8 TCN đã xuất hiện nhà nước đầu tiên của người
Việt trên miền Bắc Việt Nam ngày nay. Theo sử sách, đó là Nhà nước Văn Lang của các vua
Hùng. Thời kỳ Vua Hùng được nhiều người ghi nhận là quốc gia có tổ chức đầu tiên của người
Việt Nam, bắt đầu với truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên mà người Việt Nam tự hào truyền
miệng từ đời này qua đời khác.[1]

Một phần của loạt bài về

Các nền văn hóa cổ
Việt Nam

Hậu kỳ Thời đại đồ đá cũ
Văn hóa Tràng An (23.000 TCN - 1000 TCN)
Văn hóa Sơn Vi (20.000 - 12.000 TCN)
Văn hóa Soi Nhụ (18.000 - 7.000 TCN)

Thời đại đồ đá mới


Văn hóa Hịa Bình (12.000 - 10.000 TCN)
Văn hóa Bắc Sơn (10.000 - 8.000 TCN)
Văn hóa Quỳnh Văn (8.000 - 6.000 TCN)
Văn hóa Cái Bèo (7.000 - 5.000 TCN)
Văn hóa Đa Bút (6.000 - 5.000 TCN)

Thời đại đồ đồng đá


Văn hóa Hạ Long (3.000 - 1.500 TCN)
Văn hóa Phùng Nguyên (2.000 - 1.500 TCN)
Văn hóa Cồn Chân Tiên, Hoa Lộc
Văn hóa Tiền Sa Huỳnh (2.000 - 1.000 TCN)

Trung kỳ thời đại đồ đồng
Văn hóa Đồng Đậu (1.500 - 1.000 TCN)

Hậu kỳ thời đại đồ đồng
Văn hóa Gị Mun (1.000 - 600 TCN)

Thời kỳ đồ sắt
Văn hóa Sa Huỳnh (1.000 TCN - 200)
Văn hóa Đơng Sơn (800 TCN - 200 TCN)
Văn hóa Đồng Nai (500 TCN - 0)
Văn hóa Ĩc Eo (1 - 630)

Loạt bài
Lịch sử Đông Nam Á

Đông Nam Á thời tiền sử

Những nền văn minh đầu tiên
Văn hóa Đơng Sơn
Văn hóa Sa Huỳnh
Văn hóa Ĩc Eo
Văn hóa Mã Lai
Văn hóa Java
Văn hóa Mơn - Khmer
Các vương quốc đầu đầu tiên
Văn Lang (TK 7 TCN - 258TCN)
Âu Lạc (258TCN-208TCN)
Lâm Ấp (192 - 605)



x



t



s


Phù Nam (1 - 630)
Chân Lạp (550 - 717)
Dvaravati (TK 6 - TK 11)
Malayu (TK 4 - TK 7)
Langkasuka (TK 4 - TK 7)

Pan Pan (TK 4 - TK 7)
Sailendra (732 - giữa TK 9)
Medang (giữa TK 9 - 1049)
Pyu (TK 3 - TK 9)
Hariphunchai (TK 8 - TK 13)
Các quốc gia phong kiến hình
thành
Đại Việt (938 - 1887)
Chăm Pa (TK 7 - 1693)
Vương quốc Khmer (877 - 1863)
Pagan (TK 9 - TK 13)
Sukhothai (1238 - 1448)
Ayutthaya (1351 - 1767)
Lan Na (1254 - TK 17)
Lan Xang (1353 - TK 18)
Kediri (1049 - 1221)
Majapahit (1293 - 1527)
Srivijaya (TK 8 - TK 13)
Melaka (1402 - 1511)
Giao lưu về văn hóa - tơn giáo
Phật giáo đại thừa
Phật giáo tiểu thừa
Hindu giáo
Hồi giáo
Công giáo
Ảnh hưởng của Ấn Độ
Ảnh hưởng của Trung Hoa
Thực dân hóa từ Châu Âu
Thuộc địa Hà Lan
Thuộc địa Bồ Đào Nha

Thuộc địa Anh
Thuộc địa Tây Ban Nha
Thuộc địa Pháp
Các phong trào dân tộc đầu thế kỷ
20
Đông Nam Á hiện nay
Xem thêm




Lịch sử Brunei



Lịch sử Đông Timor



Lịch sử Indonesia



Lịch sử Lào



Lịch sử Malaysia




Lịch sử Myanma



Lịch sử Philippines



Lịch sử Singapore

Lịch sử Campuchia




Lịch sử Thái Lan



Lịch sử Việt Nam
sửa

Mục lục


1Thời kỳ tiền sử
1.1Thời đại đồ đá

o

o

1.2Thời đại đồ đồng đá

o

1.3Thời đại đồ đồng

o

1.4Thời đại đồ sắt



2Thời kỳ cổ đại (2879–111 TCN)
2.1Kỷ Hồng Bàng (?–258 TCN)

o


2.1.1Truyền thuyết về nước Xích Quỷ



2.1.2Nước Văn Lang (Thế kỷ VII–258 TCN hoặc 218 TCN)
2.2Nhà Thục (257–208 hoặc 179 TCN)

o



3Thời kỳ Bắc thuộc (179 TCN–938)
o

3.1Bắc thuộc lần 1 (179 TCN–40)

o

3.2Nhà Triệu cai trị (179 – 111 TCN)

o

3.3Hai Bà Trưng (40–43)

o

3.4Bắc thuộc lần 2 (43–544)

o

3.5Nhà Tiền Lý (544–602)

o

3.6Bắc thuộc lần 3 (602–923 hoặc 930)

o

3.7Ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam

o


3.8Thời kỳ tự chủ (905–938)




3.8.1Họ Khúc (905–923 hoặc 930)
4Thời kỳ quân chủ (939–1945)

o

4.1Thời kỳ độc lập (939–1407)

o

4.2Bắc thuộc lần 4 (1407–1427)

o

4.3Thời kỳ trung hưng (1428–1527)

o

4.4Thời kỳ chia cắt (1527–1802)


4.4.1Trịnh – Nguyễn phân tranh


4.4.2Mở rộng lãnh thổ về phương Nam




4.5Thời kỳ thống nhất (1788–1858)

o


5Thời kỳ hiện đại (1858–nay)
o

5.1Thời kỳ Pháp thuộc (1858–1945)

o

5.2Thời kỳ Nhật thuộc (1940–1945)

o

5.3Thời kỳ cộng hòa (1945–nay)





5.3.1Tuyên bố độc lập



5.3.2Chiến tranh Đông Dương (1946–1954)




5.3.3Chiến tranh Việt Nam (1955–1975)



5.3.4Thời kỳ đầu sau thống nhất (1976–1986)



5.3.5Thời kỳ đổi mới (1986–nay)



5.3.6Tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN
6Tên nước qua các thời kỳ

o

6.1Thời Hồng Bàng

o

6.2Thời Bắc thuộc

o

6.3Thời phong kiến độc lập


o

6.4Thời Pháp thuộc

o

6.5Giai đoạn từ 1945 đến nay



7Dân số qua các thời kỳ



8Các cuộc chiến tranh trong lịch sử Việt Nam



9Xem thêm



10Chú thích



11Thư mục




12Đọc thêm



13Liên kết ngoài

Thời kỳ tiền sử
Bài chi tiết: Việt Nam thời tiền sử, văn hóa Tràng An, văn hóa Ngườm, và văn hóa Soi Nhụ
Lịch sử Việt Nam thời tiền sử (trước thời Hồng Bàng) chỉ được ghi nhận, dự đốn thơng qua
các di tích khảo cổ. Các truyền thuyết, dã sử đều có sau giai đoạn này.

Thời đại đồ đá
Bài chi tiết: Văn hóa Sơn Vi, Văn hóa Hịa Bình, và Văn hóa Bắc Sơn


Khu vực nay là Việt Nam đã có người ở từ thời kỳ đồ đá cũ. Các nhà khảo cổ đã tìm ra các dấu
vết người thượng cổ cư ngụ tại hang Thẩm Hoi, Thẩm Khuyên (Lạng Sơn), núi Đọ (Thanh Hóa),
Thung Lang (Ninh Bình) và Nga Sơn, Thanh Hóa cách đây hàng trăm nghìn năm. Thời kỳ
này mực nước biển thấp hơn, và Việt Nam khi đó nối liền với bán đảo Malaysia,
đảo Java, Sumatra và Kalimantan của Indonesia, với khí hậu ẩm và mát hơn bây giờ. Người Việt
cổ khai thác đá gốc (ba-dan) ở sườn núi, ghè đẽo thô sơ một mặt, tạo nên những công cụ mũi
nhọn, rìa lưỡi dọc, rìa lưỡi ngang, nạo,... bỏ lại nơi chế tác những mảnh đá vỡ (mảnh tước).
Những di tích ở núi Đọ được coi là bằng chứng cổ xưa nhất về sự có mặt của con người tại
vùng đất Việt, khi tổ chức xã hội loài người chưa hình thành.
Phân tích di truyền thuần túy do một số nhóm nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng các dân tộc ở
Việt Nam hiện nay có nguồn gốc từ các nhóm dân cư tiền sử sống ở khu vực phía nam sơng
Dương Tử của Trung Quốc.[2] Họ cho rằng ngoại trừ người Chăm nói tiếng
Austronesian và người Mảng nói tiếng Austroasiatic, tất cả các dân tộc khác ở Việt Nam hiện
nay và người Hán ở miền Nam Trung Quốc đều có chung tổ tiên là 1 nhóm dân cư tiền sử sống
cách đây ít nhất 30.000 năm, ở vùng mà ngày nay là miền Nam Trung Quốc, sau đó 1 nhóm

trong số này di cư xuống phía Nam, tới vùng mà ngày nay là miền Bắc Việt Nam [3]
Vào thời kỳ mà các nhà nghiên cứu gọi là Văn hóa Sơn Vi, những nhóm cư dân nguyên thủy tại
đây đã sinh sống bằng hái lượm và săn bắt trong một hệ sinh thái miền nhiệt - ẩm với một thế
giới động vật và thực vật phong phú, đa dạng cách đây 11-23 nghìn năm, cuối thế Canh
Tân (Late Pleistocene).
Cách đây 15.000 – 18.000 năm trước, đây là thời kỳ nước biển xuống thấp. Đồng bằng Bắc
Bộ bấy giờ kéo dài ra mãi đến tận đảo Hải Nam và các khu vực khác. Về mặt địa chất học thời
kỳ khoảng 15 nghìn năm trước Cơng ngun (cách đây khoảng 18 nghìn năm) là thời kỳ cuối
của kỷ băng hà, nước biển dâng cao dần đến khoảng năm 8.000 năm trước đây thì đột ngột
dâng cao khoảng 130m (tính từ tâm của kỷ băng hà là khu vực Bắc Mỹ). Nước biển ở lại suốt
thời kỳ này cho đến và rút đi vào khoảng 5.500 năm trước đây. Ứng với thời kỳ này cùng với các
di chỉ khảo cổ cho thấy nước biển đã ngập toàn bộ khu vực đồng bằng sông Hồng ngày nay đến
tận Vĩnh Phúc trong suốt gần 3.000 năm.
Do chính đặc trưng về địa chất nên vùng đồng bằng sơng Hồng, vịnh Bắc bộ khơng có điều kiện
khai quật nền đất cổ đại có ở khoảng 8000 năm trước Cơng ngun (trước khi có đại hồng thủy)
để xác nhận dấu vết của các nền văn minh khác nếu có. Trang sử Việt có một khoảng trống
khơng xác định được từ khoảng năm trước 5.500 năm - 18.000 năm trước.
Sau thời kỳ văn hóa Sơn Vi là văn hóa Hịa Bình và Bắc Sơn, thuộc thời kỳ đồ đá mới. Văn hóa
Hịa Bình được ghi nhận là cái nôi của nền văn minh lúa nước, xuất thân từ Đơng Nam Á có
niên đại trễ được tìm thấy vào khoảng 15000 năm trước đây. Do đặc trưng địa chất về hồng thủy
nên có thể một phần sự phát triển rực rỡ của nền văn hóa Hịa Bình có thể đã chưa bao giờ
được nhận ra và tìm thấy. Các nhà khảo cổ đã liên kết sự khởi đầu của nền văn minh người Việt
ở cuối thời kỳ đồ đá mới và đầu thời đại đồ đồng (vào khoảng hơn 5700 năm trước Công
nguyên).[4]

Thời đại đồ đồng đá
Bài chi tiết: Văn hóa Phùng Nguyên
Văn hóa Phùng Nguyên là một nền văn hóa tiền sử thuộc sơ kỳ thời đại đồ đồng, cuối thời đại
đồ đá mới, cách đây chừng 4.000 năm đến 3.500 năm. [cần dẫn nguồn] Phùng Nguyên là tên một làng
ở xã Kinh Kệ, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi đầu tiên tìm ra các di chỉ của nền văn hóa này.


Thời đại đồ đồng
Bài chi tiết: Văn hóa Đồng Đậu và Văn hóa Gị Mun
Văn hóa Đồng Đậu là nền văn hóa thuộc thời kỳ đồ đồng ở Việt Nam cách ngày nay khoảng
3.000 năm, sau văn hóa Phùng Ngun, trước văn hóa Gị Mun. Tên của nền văn hóa này đặt
theo tên khu di tích Đồng Đậu ở thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.

Thời đại đồ sắt
Bài chi tiết: Văn hóa Đơng Sơn, Văn hóa Sa Huỳnh, và Văn hóa Ĩc Eo


Đến khoảng năm 1200 TCN, sự phát triển của kỹ thuật trồng lúa nước và đúc đồ đồng trong khu
vực sông Mã và đồng bằng sông Hồng đã dẫn đến sự phát triển của nền văn hóa Đơng Sơn, nổi
bật với các trống đồng. Các vũ khí, dụng cụ và trống đồng được khai quật của văn hóa Đơng
Sơn minh chứng cho việc kỹ thuật đúc đồ đồng bắt nguồn từ đây, nhiều mỏ đồng nhỏ xưa đã
được khai quật ở miền Bắc Việt Nam. Ở đây các nhà khảo cổ đã tìm thấy quan tài và lọ chơn
hình thuyền, nhà sàn, và bằng chứng về phong tục ăn trầu và nhuộm răng đen.

Thời kỳ cổ đại (2879–111 TCN)
Kỷ Hồng Bàng (?–258 TCN)
Truyền thuyết về nước Xích Quỷ
Bài chi tiết: Xích Quỷ
Theo một số sách cổ sử[5], các tộc người Việt cổ (Bách Việt) sinh sống ở miền Lĩnh Nam, bao
gồm một vùng rộng lớn phía nam sơng Trường Giang của Trung Quốc hiện nay đến vùng đồng
bằng sông Hồng, sông Mã ở miền bắc Việt Nam. Truyền thuyết kể rằng nhà nước Xích
Quỷ của các tộc người Việt đã được hình thành từ năm 2879 TCN tại vùng Hồ Động Đình (Hồ
Nam, Trung Quốc ngày nay).
Hiện khơng có chứng cứ khảo cổ để khẳng định sự tồn tại của nước Xích Quỷ, nó chỉ mang tính
huyền thoại giống như thời kỳ Tam Hoàng Ngũ Đế của Trung Hoa. Nếu thực sự tồn tại một liên
minh của các bộ tộc người Việt cổ (Xích Quỷ) trong thời kỳ này thì có thể nói đây chỉ là một

kiểu liên minh các bộ tộc lỏng lẻo giữa các nhóm tộc Việt khác nhau như Điền Việt ở Vân
Nam, Dạ Lang ở Quý Châu, Mân Việt ở Phúc Kiến, Đông Việt ở Triết Giang, Sơn Việt ở Giang
Tây, Nam Việt ở Quảng Đông, Âu Việt (Tây Âu) ở Quảng Tây, Lạc Việt ở miền bắc Việt Nam[6]...
Các nhóm tộc Việt này có nhiều điểm khác nhau về ngôn ngữ, tập quán và địa bàn cư trú, quan
hệ giữa các tộc này chủ yếu là trao đổi bn bán chứ khơng có một nhà nước thống nhất.
Đến thời Xuân Thu–Chiến Quốc (thế kỷ VIII TCN đến thế kỷ III TCN), do các sức ép từ các
vương quốc Sở, Tần ở miền Bắc Trung Quốc và làn sóng người Hoa Hạ chạy tị nạn chiến tranh
từ miền Bắc xuống nên dần dần các tộc người Việt cổ bị mất lãnh thổ, một số bộ tộc Việt bị đồng
hóa vào người Hoa Hạ. Đỉnh điểm là vào thời Tần Thủy Hoàng, lãnh thổ của Trung Hoa kéo
xuống tận ven biển phía nam Quảng Đơng[7].
Những biến động trong thời kỳ này cũng dẫn tới sự tan rã của liên minh của các tộc người Việt;
từ thế kỷ VIII TCN trở đi từ các bộ tộc Việt cư trú tại các khu vực khác nhau ở miền nam sơng
Dương Tử đã hình thành nên các nhà nước khác nhau ở từng khu vực cũng như thời kỳ
như: Nước Việt, Văn Lang, Việt Thường, Nam Việt, Âu Lạc, Quỳ Việt, Mân Việt, Đông Việt,...
Các bộ tộc này từng bước bị các vương triều của người Hoa Hạ ở miền Bắc sơng Dương
Tử đánh bại thơn tính, hoặc là tự nội chiến với nhau dẫn tới suy yếu. Đến thời kỳ đế chế
Hán khoảng thế kỷ I TCN, tất cả các nhà nước Việt đều bị thơn tính[8].
Nước Văn Lang (Thế kỷ VII–258 TCN hoặc 218 TCN)
Bài chi tiết: Văn Lang

Lãnh thổ nước Văn Lang năm 500 TCN

Đến thế kỷ 8 TCN, các nhà nước độc lập của các tộc người Việt dần được hình thành khắp vùng
phía Nam sơng Dương Tử[8].


Các tài liệu nghiên cứu hiện đại[9] cũng như các bằng chứng khảo cổ học}[10] phần lớn đều đồng ý
theo ghi chép của Việt sử lược về một vương quốc Văn Lang của người Lạc Việt có niên đại
thành lập vào thế kỷ VII TCN cùng thời Chu Trang Vương (696 TCN – 682 TCN) ở Trung Quốc.
Vương quốc này tồn tại ở khu vực mà ngày nay là vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ cũng

như ba tỉnh Thanh Hóa-Nghệ An-Hà Tĩnh. Nhà nước này có thể đã giao lưu bn bán với các bộ
tộc Việt khác, có thể là cả với nước Việt của Việt Vương Câu Tiễn ở khu vực hạ lưu
sông Trường Giang (Trung Quốc) ngày nay.
Bộ máy nhà nước Văn Lang đã bước đầu phỏng theo thể chế quân chủ. Ở trung ương do vua
Hùng đứng đầu, có các Lạc hầu và Lạc tướng giúp việc. Ở địa phương chia thành 15 bộ (là 15
bộ lạc của vùng đồng bằng Bắc Bộ trước khi nhà nước ra đời) do Lạc tướng cai quản. Dưới bộ
là các làng do Bồ chính cai quản.

Nhà Thục (257–208 hoặc 179 TCN)
Bài chi tiết: Âu Lạc
Đến thế kỷ III TCN, Thục Phán, thủ lĩnh của bộ tộc Âu Việt – một trong những bộ tộc của Bách
Việt ở phía Bắc Văn Lang, đã đánh bại Hùng Vương thứ 18 lập nên nhà nước Âu Lạc. Nhà
nước liên minh Âu Việt – Lạc Việt đã đánh bại cuộc xâm lược của nhà Tần. Nhà nước định đô
tại Cổ Loa, thuộc huyện Đơng Anh, Hà Nội ngày nay. Ơng tự xưng là An Dương Vương.
Nước Âu Lạc của An Dương Vương bị Triệu Đà (một viên tướng cũ của nhà Tần) thơn tính
năm 208 TCN (hoặc 179 TCN).

Thời kỳ Bắc thuộc (179 TCN–938)
Bắc thuộc lần 1 (179 TCN–40)
Nhà Triệu cai trị (179 – 111 TCN)
Xem thêm: Vấn đề chính thống của nhà Triệu
Xem thêm: Nhà Triệu và Nam Việt
Bắc thuộc là một vấn đề cịn có hai quan điểm khác nhau từ xưa đến nay của lịch sử Việt Nam,
phần lớn các quan điểm sử học thời phong kiến đều cho rằng nhà Triệu là một triều đại trong lịch
sử Việt Nam, vì vậy thời Bắc thuộc bắt đầu từ năm 111 TCN khi nhà Hán đánh chiếm nước Nam
Việt. Quan điểm thứ hai được xuất hiện từ thế kỷ 18 khi sử gia Ngơ Thì Sĩ phủ nhận nhà Triệu là
triều đại chính thống của Việt Nam vì Triệu Đà vốn là người Hoa ở phương Bắc, là tướng theo
lệnh Tần Thủy Hoàng mà đánh xuống phương Nam. Quan điểm này được tiếp nối bởi sử
gia Đào Duy Anh trong thế kỷ 20, các sách lịch sử trong nền giáo dục tại Việt Nam hiện nay đều
theo quan điểm này. Theo quan điểm thứ hai này thì thời Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam bắt

đầu từ năm 179 TCN khi nhà Triệu đánh chiếm nước Âu Lạc của An Dương Vương.
hiện



x



t



s

Kháng chiến của Việt Nam
Cuối thời Tần, Triệu Đà (người nước Triệu thời Chiến Quốc, nay là tỉnh Hà Bắc của Trung Quốc)
được nhà Tần bổ nhiệm là Huyện lệnh huyện Long Xuyên, sau được Nhâm Ngao tự ý bổ nhiệm
làm Quận úy quận Nam Hải (thuộc tỉnh Quảng Đông ngày nay).
Nhân khi nhà Tần rối loạn sau cái chết của Tần Thủy Hoàng (210 TCN), Triệu Đà đã tách ra cát
cứ quận Nam Hải, sau đó đem quân thơn tính sáp nhập vương quốc Âu Lạc và quận Quế
Lâm lân cận rồi thành lập một nước riêng, quốc hiệu Nam Việt với kinh đô đặt tại Phiên
Ngung (nay là thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông) vào năm 207 TCN.


Nước Nam Việt trong thời nhà Triệu bao gồm khu vực hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây của
Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam ngày nay. Nam Việt được chia thành 4 quận: Nam Hải, Quế
Lâm, Giao Chỉ và Cửu Chân. Biên giới phía bắc là hệ thống dãy núi Ngũ Lĩnh, biên giới phía
nam là dãy Hồnh Sơn.
Sau khi nhà Hán được thành lập và thống nhất toàn Trung Quốc, Triệu Đà xưng là Hoàng đế của

nước Nam Việt để tỏ ý ngang hàng với nhà Tây Hán. Trong khoảng thời gian 68 năm (179 TCN
– 111 TCN), miền Bắc Việt Nam hiện nay là một phần của nước Nam Việt, nước này có vua
là người Trung Hoa và vị vua này không công nhận sự cai trị của nhà Hán.
Năm 111 TCN, đội quân của Hán Vũ Đế xâm chiếm nước Nam Việt và sáp nhập Nam Việt vào
đế chế Hán. Người Trung Quốc muốn cai quản miền châu thổ sơng Hồng để có điểm dừng cho
tàu bè đang buôn bán với Đông Nam Á[11]. Trong thế kỷ 1, các tướng Lạc Việt vẫn còn được giữ
chức, nhưng Trung Quốc bắt đầu chính sách đồng hóa các lãnh thổ bằng cách tăng thuế và cải
tổ luật hôn nhân để biến Việt Nam thành một xã hội phụ hệ để dễ tiếp thu quyền lực chính trị
hơn.

Hai Bà Trưng (40–43)
Một cuộc khởi nghĩa do Hai Bà Trưng lãnh đạo đã nổ ra ở quận Giao Chỉ, tiếp theo sau đó là các
quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố và các địa phương khác của vùng Lĩnh Nam (mà theo cổ
sử Việt ghi nhận là có tất cả 65 thành trì) hưởng ứng trong năm 40. Sau đó, nhà Hán phái
tướng Mã Viện sang đàn áp cuộc khởi nghĩa này. Sau 3 năm giành độc lập, cuộc khởi nghĩa bị
tướng Mã Viện đàn áp. Do bị cô lập và quân đội chưa tổ chức hồn thiện nên Hai Bà
Trưng khơng đủ sức chống cự lại quân do Mã Viện chỉ huy. Hai Bà Trưng đã tự vẫn trên
dịng sơng Hát để giữ vẹn khí tiết.

Bắc thuộc lần 2 (43–544)
Tiếp theo sau nhà Hán, các triều đại phong kiến Trung Quốc kế tiếp khác như Đông Ngô, nhà
Tấn, Lưu Tống, Nam Tề, nhà Lương lần lượt thay nhau đô hộ Việt Nam, người Việt cũng đã
nhiều lần nổi dậy chống lại sự cai trị của ngoại bang, tuy nhiên tất cả đều không thành công cho
mục tiêu giành độc lập.
Các cuộc nổi dậy tiêu biểu như khởi nghĩa anh em Triệu Quốc Đạt và Triệu Thị Trinh vào thời
thuộc Đông Ngô. Cuộc nổi dậy của anh em Lý Trường Nhân và Lý Thúc Hiến từ thời bắc thuộc
Lưu Tống, Nam Tề từ năm 468 đến 485.

Nhà Tiền Lý (544–602)
Năm 541, Lý Bí nổi dậy khởi nghĩa, đã đánh đuổi được thứ sử Tiêu Tư nhà Lương, sau 3 lần

đánh bại quân Lương những năm kế tiếp, Lý Bí tự xưng đế tức là Lý Nam Đế, lập ra nước Vạn
Xuân vào năm 544. Đến năm 545, nhà Lương cử Trần Bá Tiên và Dương Phiêu sang đánh
nước Vạn Xuân, Lý Nam Đế bị thua trận, giao lại binh quyền cho Triệu Quang Phục. Sau khi Lý
Nam Đế mất, Triệu Quang Phục đánh đuổi được quân Lương vào năm 550, bảo vệ được nước
Vạn Xuân. Ông tự xưng là Triệu Việt Vương, đến năm 571, một người cháu của Lý Nam Đế
là Lý Phật Tử đã cướp ngôi Triệu Việt Vương, tiếp tục giữ được sự độc lập cho người Việt thêm
20 năm nữa cho đến khi nhà Tùy sang đánh năm 602.

Bắc thuộc lần 3 (602–923 hoặc 930)
Kế tiếp nhà Tùy, nhà Đường đô hộ Việt Nam gần 300 năm. Trung Quốc đến thời Đường đạt tới
cực thịnh, bành trướng ra 4 phía, phía bắc lập ra An Bắc đơ hộ phủ, phía đơng đánh nước Cao
Ly lập ra An Đơng đơ hộ phủ, phía tây lập ra An Tây đơ hộ phủ và phía nam lập ra An Nam đơ hộ
phủ, tức là lãnh thổ nước Vạn Xuân cũ.
Trong thời kỳ thuộc nhà Đường, đã nổ ra các cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc của người Việt
như khởi nghĩa Lý Tự Tiên và Đinh Kiến, khởi nghĩa Mai Hắc Đế, khởi nghĩa Phùng Hưng và
khởi nghĩa Dương Thanh từ cuối thế kỷ VII đến thế kỷ IX.
Từ sau loạn An Sử (756–763), nhà Đường suy yếu và bị mất thực quyền kiểm soát với nhiều địa
phương do các phiên trấn cát cứ, khơng kiểm sốt nổi phía nam. An Nam đô hộ phủ bị các nước


láng giềng Nam Chiếu, Chăm Pa, Sailendra vào cướp phá và giết hại người bản địa rất nhiều,
riêng Nam Chiếu đã giết và bắt đến 15 vạn người, quân Đường bị đánh bại nhiều lần. Tới năm
866, nhà Đường kiểm soát trở lại và đổi gọi là Tĩnh Hải quân.
Cuối thế kỷ IX, nhà Đường bị suy yếu trầm trọng sau cuộc nổi loạn của Hoàng Sào và các chiến
tranh quân phiệt tại Trung Quốc. Tại Việt Nam, năm 905, một hào trưởng địa phương người Việt
là Khúc Thừa Dụ đã chiếm giữ thủ phủ Đại La, bắt đầu thời kỳ tự chủ của người Việt.

Ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam
Các triều đại này cố gắng đồng hóa dân tộc Việt Nam theo tộc Hán. Tuy vậy, mặc dù chịu nhiều
ảnh hưởng về tổ chức thể chế chính trị, xã hội, văn hóa của Trung Quốc, nhưng người Việt Nam

vẫn giữ được nhiều bản chất nền tảng văn hóa dân tộc vốn có của mình sau một nghìn năm đô
hộ.[12]
Người Việt cũng chịu ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa đang phát triển ở Đơng Á, mặc dù lúc
đó Đông Nam Á đã chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo và Phật giáo Nguyên thủy. Phật giáo Đại
thừa được hòa trộn với Nho giáo, Lão giáo và thêm vào đó là các tín ngưỡng dân gian địa
phương[13].

Thời kỳ tự chủ (905–938)
Họ Khúc (905–923 hoặc 930)
Năm 905, Khúc Thừa Dụ đã xây dựng chính quyền tự chủ của người Việt nhân khi nhà
Đường suy yếu, đặt nền móng cho nền độc lập của Việt Nam.

Thời kỳ quân chủ (939–1945)
Xem thêm: Lãnh thổ Việt Nam qua từng thời kỳ


Bản đồ hoạt hình về sự thay đổi lãnh thổ của Việt Nam, 1009–1945

Bản đồ thay đổi lãnh thổ Việt Nam từ 1009 đến 1945.
Tên gọi Việt Nam
hiện
Một phần của loạt bài về

Các vương quốc cổ ở
Việt Nam
Việt Thường (? TCN - ? TCN)


Nam Cương (316 TCN - 257 TCN)


Nam Việt (207 - 111 TCN)

Phù Nam (1 - 630)

Chăm Pa (192 - 1832)

Chân Lạp (550 - 802)

Ngưu Hống (1067 - 1337)

Bồn Man (1369 - 1478)

Tiểu quốc J'rai (TK 15- TK 19)

Tiểu quốc Mạ (TK 15 - TK 17)

Tiểu quốc Adham (TK 18 - TK 19)

Vương quốc Xơ Đăng (1888 - 1890)



x



t




s

Thời kỳ độc lập (939–1407)

Mơ hình tháp bằng đất nung thời Lý

Năm 939, Ngô Quyền xưng vương sau trận chiến lịch sử trên sông Bạch Đằng trước quân Nam
Hán.
Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh xưng đế, lập nên nhà Đinh (968–980) và đặt tên nước là Đại Cồ Việt.
Năm 980, Lê Hồn lên ngơi vua, lập nên nhà Tiền Lê (980–1009)


Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi vua, lập nên nhà Lý (1009–1225). Năm 1054, vua Lý Thánh
Tông đổi tên thành Đại Việt.
Việt Nam giai đoạn này trải qua nhiều chế độ phong kiến: Nhà Ngô (939–965), nhà Đinh (968–
980), nhà Tiền Lê (980–1009), nhà Lý (1009–1225), nhà Trần (1226–1400) và nhà Hồ (1400–
1407).
Trong thời kỳ này, các vương triều phương Bắc ở Trung Hoa, Mông Cổ mang quân sang xâm
lược, nhưng đều bị Việt Nam đẩy lùi: Lê Hoàn và Lý Thường Kiệt đẩy lui hai lần quân nhà
Tống (năm 981 và 1076), nhà Trần đánh bại quân Mông Cổ năm 1258 và kế tiếp là nhà
Nguyên vào năm 1285 và 1288. Đầu thế kỷ XV, nhà Minh xâm chiếm được Đại Việt và cai trị
trong 20 năm, nhưng cũng bị Lê Lợi nổi lên đánh đuổi năm 1428 và thành lập nhà Hậu Lê. Năm
1789, nhà Thanh sang xâm lược cũng bị Nguyễn Huệ đánh bại. Tuy nhiên, từ cuối thế kỷ
XVIII trở đi, phong kiến Việt Nam đã bắt đầu suy yếu.
Từ thế kỷ X tới thế kỷ XIV, các triều đại Đại Việt xây dựng nhà nước trên cơ sở Phật giáo cùng
với những ảnh hưởng Nho giáo từ Trung Quốc. Tới cuối thế kỷ XIV, ảnh hưởng của Phật
giáo dần thu hẹp và ảnh hưởng của Nho giáo tăng lên, sự phát triển nhà nước Nho giáo theo mơ
hình kiểu Trung Hoa, sang đến thế kỷ XV thì Đại Việt có một cơ cấu chính quyền tương tự nước
láng giềng Trung Hoa, cơ cấu luật pháp, hành chính, văn chương và nghệ thuật đều theo kiểu
Trung Hoa.

Cùng với việc thu nhận mơ hình chính trị, tổ chức xã hội của Trung Hoa, các triều đại Việt Nam
từ thế kỷ X trở đi từng bước mở rộng vùng ảnh hưởng ra ngoài khu vực đồng bằng sông Hồng.
Từ triều Lý, thông qua các cuộc hôn nhân, quân sự và tấn phong thủ lĩnh các bộ tộc miền núi,
các vương triều Lý, Trần, Lê đã lần lượt sáp nhập và đưa các sắc tộc khác ở vùng Tây
Bắc, Đông Bắc vào quốc gia Đại Việt. Cùng với người Việt, các bộ tộc miền núi đã cùng chung
sức với người Việt trong các công cuộc chống ngoại xâm và xây dựng đất nước.
Việt Nam trong thời phong kiến phát triển vẫn dựa vào nông nghiệp mà chủ yếu là trồng lúa
nước để cung cấp lương thực, từng triều đại đã lần lượt cho đắp đê ngăn lũ lụt, đào kênh dẫn
nước cũng như giao thông đi lại, khai hoang các vùng đất đồng bằng ven biển để tăng diện tích
trồng trọt. Các hoạt động thương mại, ngoại thương cũng đã được hình thành. Ngồi hai quốc
gia láng giềng Trung Quốc và Chăm Pa, vào thời nhà Lý, nhà Trần đã có bn bán thêm với các
vương quốc trong vùng Đông Nam Á tại cảng Vân Đồn (Quảng Ninh), thời Hậu Lê có bn bán
thêm với châu Âu, Nhật Bản tại các trung tâm như Thăng Long và Hội An.
Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn đồ (竹竹竹竹竹竹竹)

Bắc thuộc lần 4 (1407–1427)
Năm 1407, quân Minh sang xâm lược Đại Ngu với cớ đánh đuổi nhà Hồ khôi phục nhà
Trần (Phù Trần diệt Hồ). Quân Minh nhanh chóng đánh bại quân Đại Ngu, giai đoạn này gọi là
Bắc thuộc lần 4.
Các lực lượng của Nhà Hậu Trần đã nổi dậy từ 1407–1413 để chống lại quân Minh nhưng cũng
bị đánh dẹp.
Một thủ lĩnh Giao Chỉ là Lê Lợi khởi nghĩa chống lại sự đô hộ của Nhà Minh. Cuộc khởi nghĩa
Lam Sơn giành thắng lợi năm 1427, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, lập ra Nhà Hậu Lê.

Thời kỳ trung hưng (1428–1527)


Đại Việt sử ký tồn thư - bộ chính sử Việt Nam xưa nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay

Năm 1427, Lê Lợi sau khi đánh bại quân Minh lập ra Nhà Hậu Lê, giai đoạn này còn được gọi

là Nhà Lê sơ. Thời kỳ nhà Lê Sơ, nước Đại Việt phát triển mạnh về kinh tế và quân sự. Nhưng
đến đầu những năm 1500, nhà Lê suy yếu do những vị vua kém cỏi và những cuộc nội loạn
trong nước.

Thời kỳ chia cắt (1527–1802)
Bắt nguồn từ thời kỳ Nam – Bắc triều, năm 1527, sau khi giành ngôi từ nhà Hậu Lê, Mạc Đăng
Dung đã lập nên nhà Mạc. Nhà Hậu Lê (sử gọi là nhà Lê trung hưng) được tái lập vài năm sau
đó với sự giúp đỡ của Nguyễn Kim, một tướng cũ và giành được sự kiểm sốt khu vực từ Thanh
Hóa vào Bình Định. Sau khi Nguyễn Kim chết, người con rể là Trịnh Kiểm đã giành quyền bính,
60 năm kế tiếp, Trịnh Kiểm và các con cháu của ông đã giành được chiến thắng trước nhà Mạc
vào năm 1592 và mở đầu cho thời kỳ đặc biệt trong lịch sử phong kiến Việt Nam, thời kỳ vua Lê
chúa Trịnh
Việt Nam giai đoạn này trải qua nhiều chế độ phong kiến: Nhà Mạc (1527–1592), nhà Lê trung
hưng (1533–1789), chúa Trịnh (1545–1787), chúa Nguyễn (1558–1777) và nhà Tây Sơn (1778–
1802).
Trịnh – Nguyễn phân tranh

Sông Gianh, biên giới giữa Đàng Ngoài và Đàng Trong gần 200 năm.

Bến sông Hội An cuối thế kỷ XVIII


Sự mâu thuẫn giữa hai người cận thần của nhà Lê trung hưng là Trịnh Kiểm và Nguyễn
Hoàng (trấn thủ xứ Thuận Hóa và Quảng Nam) đã bắt đầu cho sự phân chia đất nước ra thành
hai lãnh thổ. Trong khi Trịnh Kiểm tìm cớ giết Nguyễn ng (con cả của Nguyễn Kim) thì Nguyễn
Hồng chạy vào Thuận Hóa lập cát cứ, hai chính quyền riêng biệt là Đàng Ngồi và Đàng
Trong với sơng Gianh (Quảng Bình) làm biên giới. Các con cháu của Trịnh Kiểm lần lượt kế tiếp
nhau nắm quyền ở Đàng Ngoài được gọi là các chúa Trịnh, các con cháu của Nguyễn Hoàng kế
tiếp nhau cầm quyền ở Đàng Trong được gọi là các chúa Nguyễn, các vua Lê chỉ có danh
vị hồng đế của Đại Việt trên danh nghĩa.

Thời kỳ Đại Việt chia thành hai lãnh thổ riêng biệt Đàng Ngoài và Đàng Trong cũng là thời kỳ
hoạt động ngoại thương sôi động, cả Đàng Ngoài và Đàng Trong đều tham gia vào hệ thống
giao thương toàn cầu bởi các thương nhân châu Âu, Nhật Bản, Trung Hoa đến Đại Việt buôn
bán. Người Hà Lan, Anh, Pháp lập các thương điếm tại Kẻ Chợ (Hà Nội), người Bồ Đào Nha,
Anh, Nhật Bản đặt các thương điếm tại Faifo (Hội An). Các mặt hàng chính được xuất khẩu từ
Đại Việt là tơ lụa, hồ tiêu, gốm sứ. Tuy nhiên, sang đến thế kỷ XVIII thì hoạt động thương mại
giảm sút ở cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngồi[14].
Cùng với sự giao thương bn bán với các nước phương Tây và Nhật Bản, đạo Công giáo cũng
bắt đầu được truyền vào Đại Việt qua các giáo sĩ phương Tây theo các tàu buôn vào giảng đạo
ở cả Đàng Ngồi và Đàng Trong. Nền tảng vững chắc của Cơng giáo tại Việt Nam được các
thừa sai Dòng Tên xây dựng vào thế kỉ 17.[15]
Mở rộng lãnh thổ về phương Nam
Bài chi tiết: Nam tiến

Các thời kỳ Nam tiến của người Việt

Dấu ấn về việc mở rộng đất nước trong thời kỳ phong kiến này chính là sự bành trướng xuống
phương Nam, cuộc Nam tiến nhằm tìm đất nơng nghiệp để cung cấp lương thực cho sự gia tăng
dân số của Đại Việt. Với một quân đội có tổ chức tốt hơn, từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV, sau các
cuộc chiến tranh cũng như hơn nhân chính trị giữa Đại Việt và Chăm Pa, lãnh thổ Đại Việt đã
được mở rộng thêm từ dãy Hoành Sơn (bắc Quảng Bình) tới đèo Cù Mơng (bắc Phú n).
Từ thế kỷ XVII, Đàng Trong là một lãnh thổ, chính quyền riêng biệt với Đàng Ngoài, do các chúa
Nguyễn cai quản. Các chúa Nguyễn về danh nghĩa là quan của nhà Hậu Lê, nhận lệnh vua Lê
cai quản phía Nam, nhưng thực tế họ cai trị Đàng Trong tương đối độc lập, ít khi nhận lệnh từ
nhà Hậu Lê. Nhằm tiếp tục tìm kiếm thêm diện tích đất đai cho sự gia tăng dân số, cũng như
tăng cường quyền lực các chúa Nguyễn đã lần lượt tiến hành các cuộc chiến tranh với Chăm Pa
và sáp nhập hoàn toàn phần lãnh thổ cịn lại của người Chăm (từ Phú n tới Bình Thuận) vào
năm 1693.



Tiếp đó, sau các cuộc di dân của người Việt từ Đàng Trong vào sinh sống ở vùng đất của người
Khmer, các chúa Nguyễn lần lượt thiết lập chủ quyền từng phần trên vùng đất Nam Bộ, sau các
cuộc chiến với vương quốc Khmer, vương quốc Ayutthaya cũng như các yếu tố chính trị khác,
từ năm 1698 đến năm 1757, chính quyền Đàng Trong đã giành được hồn tồn Nam Bộ ngày
nay vào sự kiểm sốt của mình.
Cùng với việc mở rộng lãnh thổ trên đất liền, chính quyền Đàng Trong lần lượt đưa người ra
khai thác và kiểm soát các hịn đảo lớn và quần đảo trên biển Đơng và vịnh Thái Lan. Quần đảo
Hoàng Sa được khai thác và kiểm sốt từ đầu thế kỷ XVII, Cơn Đảo từ năm 1704, Phú Quốc từ
năm 1708 và quần đảo Trường Sa từ năm 1816[16].
Sự khác biệt về văn hóa giữa hai miền có lẽ bắt nguồn từ cuộc Nam tiến này. Văn hóa Nho giáo
trong chính quyền miền Nam không phát triển mạnh, do họ chịu ảnh hưởng phần nào của văn
hóa Champa, văn hóa Khmer. Ngày nay, người miền Bắc có xu hướng tiết kiệm, bảo vệ nhóm,
giỏi ứng xử; người miền Nam thì có xu hướng thoải mái trong đời sống, trong suy nghĩ và thẳng
thắn[17]. Tổ chức hành chính cũng khác biệt. Cách tổ chức chính quyền tỉ mỉ ở miền Bắc đã được
đơn giản hóa ở miền Nam[17].

Thời kỳ thống nhất (1788–1858)
Xem thêm: Chiến tranh Tây Sơn–Chúa Nguyễn (1789-1802)

Đại Nam nhất thống toàn đồ năm 1834

Từ giữa thế kỷ XVIII, các cuộc chiến liên tục giữa Đàng Trong với vương quốc Khmer, Ayutthaya
cũng như các cuộc tranh chấp ở Đàng Ngoài làm cho đời sống người dân thêm cùng quẫn.
Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân đã nổ ra, song phần lớn chịu thất bại. Tới phong trào nổi
dậy của Tây Sơn bùng nổ năm 1771 tại Quy Nhơn (Bình Định) đã phát triển rộng lớn, đánh bại
hai chế độ cai trị của hai họ Nguyễn - Trịnh, chấm dứt việc chia đôi đất nước, cũng như bãi
bỏ nhà Hậu Lê vốn chỉ còn trên danh nghĩa.
Nhà Tây Sơn đã đánh bại 5 vạn quân Xiêm La (năm 1784) tại miền Nam và 29 vạn quân Mãn
Thanh (năm 1789) xâm lược tại miền Bắc. Vua Tây Sơn là Nguyễn Huệ chính thức trở thành
vua của Đại Việt, lấy niên hiệu là Quang Trung, thống nhất hầu hết lãnh thổ từ miền Bắc vào

tới Gia Định. Tuy nhiên sau cái chết của ông năm 1792, nội bộ lục đục khiến chính quyền Tây
Sơn càng ngày càng suy yếu.
Một người thuộc dòng dõi chúa Nguyễn ở miền Nam là Nguyễn Phúc Ánh, với sự hậu thuẫn và
cố vấn của một số người Pháp, đã đánh bại được nhà Tây Sơn vào năm 1802. Ông lên làm vua,
lấy niên hiệu là Gia Long và trở thành vị vua đầu tiên của nhà Nguyễn, với lãnh thổ gồm hai
đồng bằng phì nhiêu nối với nhau bằng một dải duyên hải miền Trung. Năm 1804, ông cho đổi
tên nước từ Đại Việt thành Việt Nam.


Gia Long (1802–1820) đóng đơ ở Huế, ơng cho xây dựng kinh đô Huế tương tự như Tử Cấm
Thành ở Bắc Kinh (Trung Quốc). Gia Long và con trai Minh Mạng (cai trị 1820–1841) đã cố gắng
xây dựng Việt Nam theo khái niệm và phương pháp hành chính của Trung Quốc thời nhà Thanh.
Từ thập niên 1830, giới trí thức Việt Nam (đại diện tiêu biểu là Nguyễn Trường Tộ) đã nhận thấy
sự tụt hậu và trì trệ của đất nước, họ đề nghị triều đình nên học hỏi phương Tây để phát triển
công nghiệp – thương mại, nhưng các quan lại này chỉ là thiểu số. Đáp lại, vua Minh Mạng và
những người kế tục Thiệu Trị (1841–1847) và Tự Đức (1847–1883) chọn chính sách đã lỗi thời
là coi trọng phát triển nông nghiệp (dĩ nông vi bản), tiếp tục cấm bn bán với nước ngồi.
Ngồi ra, các vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức ngăn cấm truyền bá Công giáo mà họ coi là
"tả đạo". Tiếp nối các thừa sai Dòng Tên dưới quy chế bảo trợ Bồ Đào Nha là các thừa sai Pháp
và Tây Ban Nha đến truyền giáo từ nửa sau thế kỉ 17. Một số giáo sĩ Pháp nổi bật cũng hỗ trợ
nhân lực và vật lực cho nhà Nguyễn trong cuộc chiến với nhà Tây Sơn dẫn đến chiến thắng của
vua Gia Long. Đến giữa thế kỷ 19, có khoảng 450.000 người Cơng giáo.[18] Chính quyền nhà
Nguyễn dưới các triều vua này lo ngại sự lớn mạnh của một tôn giáo khác biệt và có tổ chức
nên đã ra lệnh cấm truyền đạo Công giáo, đồng thời đàn áp những người theo đạo Cơng giáo và
san bằng nhiều xóm đạo.

Thời kỳ hiện đại (1858–nay)
Thời kỳ Pháp thuộc (1858–1945)
Xem thêm: Chiến tranh Pháp-Đại Nam
Bài chi tiết: Pháp thuộc và Việt Nam trong Chiến tranh thế giới thứ nhất


Việt Nam bị chia làm ba kỳ thuộc Liên bang Đông Dương

Ngày 31 tháng 8 năm 1858, Hải quân Pháp đổ bộ tấn công vào cảng Đà Nẵng và sau đó rút vào
xâm chiếm Sài Gịn. Tháng 6 năm 1862, Vua Tự Đức ký hiệp ước nhượng ba tỉnh miền
Đông cho Pháp. Năm 1867, Pháp chiếm nốt ba tỉnh miền Tây kế tiếp để tạo thành một lãnh thổ
thuộc địa Nam Kỳ (Cochinchine). Sau khi củng cố vị trí vững chắc ở Nam Kỳ, từ năm 1873 đến
năm 1886, Pháp xâm chiếm nốt những phần còn lại của Việt Nam qua những cuộc chiến phức
tạp ở Bắc Kỳ. Miền Bắc khi đó rất hỗn độn do những mối bất hòa giữa người Việt và người Hoa
lưu vong. Chính quyền Việt Nam khơng thể kiểm sốt nổi mối bất hòa này. Cả Trung Hoa và
Pháp đều coi khu vực này thuộc tầm ảnh hưởng của mình và gửi qn đến đó, nhưng cuối cùng
thì người Pháp đã chiến thắng.


Pháp tuyên bố là họ sẽ "bảo hộ" Bắc Kỳ (Tonkin) và Trung Kỳ (Annam), nơi họ tiếp tục duy trì
các vua nhà Nguyễn cho đến Bảo Đại (làm vua từ 1926 đến 1945) cùng bộ máy quan lại. Nhà
Nguyễn tuy tiếp tục tồn tại ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ nhưng chỉ còn quyền lực hạn chế, mọi vấn đề
lớn phải được Tồn quyền Đơng Dương của Pháp thơng qua. Vào năm 1885, các quan lại Việt
Nam tổ chức phong trào kháng chiến Cần Vương chống Pháp nhưng thất bại. Các vua Nguyễn
là Hàm Nghi, Duy Tân và Thành Thái có ý phản kháng đều bị Pháp truất ngơi và đưa đi đày.
Vào năm 1887, hồn tất q trình xâm lược Việt Nam, người Pháp đã tổ chức ra một bộ máy cai
trị khá hoàn chỉnh từ trung ương cho đến địa phương. Ở trung ương là Phủ toàn quyền Đơng
Dương (ban đầu thủ phủ ở Sài Gịn, năm 1902 đặt ở Hà Nội). Đứng đầu Phủ toàn quyền gọi
là Tồn quyền Đơng Dương, là người có quyền hành cao nhất trong thể chế chính trị Pháp trên
tồn cõi Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và Cao Miên. Đứng đầu ở 3 kỳ là: Thống đốc Nam Kỳ, Khâm
sứ Trung Kỳ và Thống sứ Bắc Kỳ, cả ba đều nằm dưới quyền giám sát và điều khiển tối cao của
viên Tồn quyền Đơng Pháp, trực thuộc bộ Thuộc địa. Đến năm 1893, quyền kiểm sốt của Tồn
quyền Đơng Pháp được mở rộng thêm, bao gồm cả Ai Lao.
Sau thất bại của phong trào Cần Vương cuối thế kỷ 19, người Pháp đã cũng cố hoàn toàn việc
tổ chức cai trị tại Việt Nam. Cuộc cải cách trong giáo dục trong thập niên 1910 đã xóa bỏ hồn

tồn nền nho học với chữ Hán cả nghìn năm trong chế độ phong kiến Việt Nam để thay thế bằng
phong trào tân học theo chữ quốc ngữ đã tạo ra một tầng lớp trí thức mới, đó là những người
xuất thân từ truyền thống nho giáo nhưng được tiếp cận với văn hóa phương Tây. Đại diện tiêu
biểu cho giới này là Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu đã mở đầu cho Phong trào Duy
Tân và Phong trào Đông Du vận động tầng lớp cai trị người Pháp tiến hành tăng cường dân trí,
dân chủ, nhân quyền và cải cách xã hội cho người Việt. Tuy nhiên sự phát triển các phong trào
này sớm bị chính quyền thực dân Pháp dẹp bỏ vì nhận thấy nguy cơ đối với chế độ thuộc địa
của họ.
Cuối thập niên 1920, những người Việt cấp tiến dưới ảnh hưởng của Chủ nghĩa Tam Dân đã
thành lập Việt Nam Quốc dân Đảng. Tuy nhiên, đến năm 1930, sau khi cuộc Khởi nghĩa Yên
Bái thất bại, Việt Nam Quốc dân Đảng bị suy yếu nghiêm trọng. Cùng năm đó, một số thanh niên
Việt Nam theo Chủ nghĩa Marx-Lenin thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương, nhưng cũng mau
chóng trở thành mục tiêu truy bắt của Pháp mặc dù tổ chức của họ thân thiện với Mặt trận Bình
dân trong chính quyền Pháp.

Thời kỳ Nhật thuộc (1940–1945)
Nhật Bản tấn cơng Đơng Dương vào năm 1940 và nhanh chóng thỏa thuận được với chính
quyền Vichy ở Pháp để cho Nhật tồn quyền cai trị Đơng Dương. Chính quyền thực dân Pháp
chỉ tồn tại đến tháng 3 năm 1945 khi Nhật tấn cơng tồn bộ Đơng Dương. Ngay sau đó, Nhật
thiết lập một chính quyền thân Nhật với quốc vương Bảo Đại và thủ tướng Trần Trọng Kim, đặt
quốc hiệu mới đế quốc Việt Nam và quốc kỳ là cờ quẻ ly.
Việt Minh (viết tắt của Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội) thành lập năm 1941 với vai trò một mặt
trận của Đảng Cộng sản Đông Dương được điều hành từ Pắc Bó (ở biên giới Việt – Trung)
bởi Hồ Chí Minh khi ơng trở về nước lần đầu tiên kể từ năm 1911 (năm ông rời Việt Nam), mặc
dù ơng có liên hệ với những người Cộng sản trong nước trong các thập niên 1920 và 1930.
Ngày 11 tháng 3 năm 1945 khi quân đội Nhật Bản làm cuộc đảo chính lật đổ chính phủ Bảo
hộ của Pháp, được sự hậu thuẫn và kiểm sốt của Nhật, hồng đế Bảo Đại ban ra một chiếu chỉ
với nguyên văn:
"Theo tình hình thế giới nói chung và hiện tình Á Châu, chính phủ Việt Nam long trọng
cơng bố rằng: Kể từ ngày hơm nay, Hịa ước Bảo hộ ký kết với nước Pháp được hủy bỏ

và vơ hiệu hóa. Việt Nam thu hồi hoàn toàn chủ quyền của một quốc gia độc lập."[19]
Trần Trọng Kim được bổ nhiệm làm thủ tướng một chính phủ mới với danh xưng Đế quốc
Việt Nam, nhưng hầu hết quyền lực của chính phủ này do lực lượng phát xít Nhật nắm giữ.
Trên thực tế, Đế quốc Việt Nam là một chính phủ bù nhìn do Đế quốc Nhật Bản dựng lên.
Đến ngày 14 tháng 8 năm 1945 khi Nhật Bản đầu hàng quân Đồng Minh (bao gồm cả Việt
Minh tại Việt Nam), chính quyền Trần Trọng Kim bên bờ vực sụp đổ. Lúc này, Việt Minh kiểm
sốt tồn bộ khu vực nơng thơn, chính quyền Trần Trọng Kim và quân đội Nhật chỉ còn cố


cầm cự ở một số thành phố lớn. Trong thời gian cầm quyền, chính phủ Trần Trọng Kim
khơng tổ chức được Tổng tuyển cử nên khơng trở thành chính phủ chính thức mà chỉ
là chính phủ lâm thời, chưa phải là người đại diện hợp pháp của nhân dân Việt Nam.
Đầu năm 1945, Việt Nam rơi vào một tình trạng hỗn loạn. Chiến tranh đã làm kiệt quệ nền
kinh tế, người Nhật chiếm lấy lúa gạo và các sản phẩm khác, bắt dân phá lúa trồng đay để
phục vụ chiến tranh, cộng thêm thiên tai, nạn đói (Nạn đói Ất Dậu) đã xảy ra tại Bắc
Kỳ và Trung Kỳ. Người ta ước tính rằng đã có khoảng hai triệu người chết vì nạn đói này [20].

Thời kỳ cộng hịa (1945–nay)
Tun bố độc lập
Bài chi tiết: Việt Nam trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Cao trào kháng Nhật cứu
nước, Chiến dịch Đông Dương thuộc Pháp (1945), và Cách mạng Tháng Tám

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tun ngơn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, ngày 2 tháng
9 năm 1945.

Tuyên bố Potsdam của Anh, Mỹ và Trung Hoa Dân quốc gửi Nhật ngày 26 tháng 7 khơng
nói rõ phần lãnh thổ nào của Đông Dương sẽ do ai giải giới vũ khí mà chỉ nói các vùng lãnh
thổ do Nhật Bản chiếm được bằng vũ lực sẽ được các nước đồng minh vào giải giới. Tuyên
bố cũng không nhắc đến việc vùng nào do ai giải giới mà chỉ nói là phe Đồng minh (bao gồm
cả Việt Minh) sẽ tham gia giải giới.[21] Tuy nhiên, Thủ tướng Nhật lúc đó là Suzuki tuyên bố

bác bỏ Tuyên bố Potsdam cũng như Tuyên bố Cairo trước đó[22]. Tới 10 tháng 8 năm 1945,
phía Nhật mới chấp nhận Tuyên bố Potsdam và đầu hàng quân Đồng Minh[23]
Trước đó, lực lượng Việt Minh do Hồ Chí Minh lãnh đạo đã liên tục chống phát xít
Nhật và thực dân Pháp từ thập niên 1930. Đặc biệt, trong năm 1945, Việt Minh đã nhiều lần
tổ chức cho quần chúng nhân dân cướp các kho gạo của Nhật để cứu đói. Tới tháng 8 năm
1945, lực lượng Việt Minh lãnh đạo đã tổ chức thành công cuộc Cách mạng tháng Tám,
giành lấy quyền lực ở hầu khắp các tỉnh tại Việt Nam (trừ một số tỉnh biên giới giáp Trung
Quốc). Chính quyền phát xít Nhật khi đó đã đầu hàng Đồng Minh, Hồng đế Bảo Đại thoái vị
và trở thành cố vấn tối cao của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại Hà Nội, Hồ Chí Minh tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa độc lập và thống nhất từ miền Bắc tới miền Nam. Đầu năm 1946, một cuộc
bầu cử toàn quốc đã được tổ chức. Các đại biểu Việt Minh chiếm ưu thế, song các phe phái
khác cũng tham gia chính phủ. Quốc kỳ được chọn là cờ nền đỏ, sao vàng năm cánh, hiến
pháp được thông qua. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa chính thức trở thành người
đại diện hợp pháp của nhân dân Việt Nam từ Bắc chí Nam.
Chiến tranh Đơng Dương (1946–1954)
Bài chi tiết: Hiệp định Genève và Cuộc di cư Việt Nam, 1954


Quân đội Nhân dân Việt Nam phất cờ chiến thắng ở Điện Biên Phủ.

sông Bến Hải, ranh giới chia cắt hai miền Việt Nam (1954-1975)

Tuy nhiên, nền độc lập của Việt Nam bị đe dọa chỉ sau 2 tuần. Ở miền Bắc, Đồng Minh chỉ
định quân đội quốc gia Trung Hoa giải giới Nhật Bản. Quân Trung Hoa duy trì ở đó
đến tháng 5 năm 1946 rồi chuyển giao cho Pháp. Ngược lại, ở miền Nam, quân Nhật được
giải giới bởi quân Anh–Ấn. Sau đó, quân Anh–Ấn đã chuyển giao miền Nam cho Pháp khi
Pháp trở lại miền Nam Việt Nam vào cuối năm 1945. Pháp thể hiện rõ mục đích muốn tái
chiếm Đơng Dương.
Trong suốt năm 1946, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hịa do Hồ Chí Minh lãnh đạo

đã đàm phán hịa bình với Pháp, mặc dù vậy hai bên cũng chuẩn bị lực lượng cho chiến
tranh. Pháp chỉ công nhận quyền tự trị trong Liên hiệp Pháp của Việt Nam chứ không đồng ý
cho Việt Nam độc lập. Sau khi Pháp ra tối hậu thư đòi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đầu
hàng, chiến tranh giữa Việt Nam và thực dân Pháp bùng nổ tháng 12 năm 1946.
Vào đầu năm 1947, Pháp thắng thế và nắm được tồn bộ các đơ thị lớn của Việt Nam. Tuy
nhiên, Việt Nam Dân chủ Cộng hịa kiên trì thực hiện chiến lược "chiến tranh nhân dân" và
chiến thuật du kích, tổ chức một cuộc chiến lâu dài khiến Pháp sa lầy. Tới năm 1949, để
giảm bớt gánh nặng, Pháp đàm phán với các chính trị gia người Việt chống nhà nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa để thành lập một chính phủ mới là Quốc gia Việt Nam. Người đứng
đầu chính phủ này là Bảo Đại, vốn là vua cuối cùng của nhà Nguyễn, với cờ Quẻ Ly là quốc
kỳ. Chính phủ này có sự tham gia của các quan lại cũ của triều Nguyễn và lãnh đạo các
đảng phái quốc gia. Pháp hỗ trợ tài chính, vũ khí cũng như nắm quyền chỉ huy, còn Quân
đội Quốc gia Việt Nam góp qn tham gia cùng Pháp hịng dập tắt phong trào kháng chiến
của Việt Minh.
Năm 1950, chính quyền Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa và Liên Xơ bắt đầu viện trợ vũ khí
cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bên kia, Pháp được Mỹ hậu thuẫn, hỗ trợ phần lớn chiến
phí, nhưng đầu thập niên 1950, thế trận của Pháp ngày càng yếu đi ở Đông Dương.
Thất bại ở trận Điện Biên Phủ vào tháng 5 năm 1954 đã kết thúc hoàn toàn nỗ lực của Pháp
và Mỹ nhằm chiếm giữ Việt Nam và tồn bộ Đơng Dương.
Sau trận Điện Biên Phủ, các bên tham chiến đã họp tại Genève năm 1954 để kết thúc chiến
tranh. Kết quả Hiệp định Genève được ký kết với nội dung là đình chiến và tạm thời phân
chia Việt Nam thành hai vùng tập trung quân sự tạm thời có ranh giới tại vĩ tuyến 17, ranh
giới này không được coi là biên giới chính trị hay biên giới quốc gia. Miền Bắc là nơi tập kết
của quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hịa, lãnh đạo bởi Hồ Chí Minh. Miền Nam là nơi tập
kết quân của Liên hiệp Pháp (bao gồm Quốc gia Việt Nam). Tập kết chính trị tại chỗ cịn dân
chúng có quyền tự do lựa chọn lãnh thổ cư trú. Theo Tuyên bố cuối cùng của Hiệp định, sau


2 năm, khi Pháp rút quân xong thì cả hai miền sẽ tổ chức tuyển cử để thống nhất đất nước.
Dân chúng có quyền lựa chọn cư trú tại miền Bắc hoặc miền Nam. Khoảng 1 triệu người,

gồm phần lớn là người theo Công giáo ở miền Bắc đã di cư vào Nam, trong khi 150.000
người (gồm phần lớn là bộ đội chống Pháp người miền Nam) tập kết ra miền bắc.
Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hịa ở miền Bắc do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đã
xây dựng xã hội chủ nghĩa, bao gồm quốc hữu hóa cơng nghiệp và tập thể hóa nơng
nghiệp. Cải cách ruộng đất trong thập niên 1950 đã phân phối lại ruộng đất cho nông dân
nghèo, tuy nhiên một số sai lầm gây ra những hậu quả đáng tiếc cho xã hội miền Bắc trong
giai đoạn đầu[24]. Về mặt kinh tế, các nhà máy công nghiệp mới bắt đầu được xây dựng với
sự hỗ trợ về vốn, công nghệ của các nước thuộc khối Xã hội chủ nghĩa.
Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xem Hiệp định Genève là một thắng lợi quan
trọng vì Hiệp định này quy định một cuộc tổng tuyển cử để thành lập một quốc gia độc lập và
thống nhất. Họ tin rằng mình sẽ thắng cử vì uy tín rộng khắp của Hồ Chí Minh lúc đó. Tuy
nhiên, cuộc tuyển cử đã khơng bao giờ diễn ra. Pháp rút quân, Tổng thống
Mỹ Eisenhower được báo cáo của CIA cho biết khoảng 80% người Việt Nam sẽ bầu cho Hồ
Chí Minh nếu mở cuộc tổng tuyển cử[25] Hoa Kỳ quyết định hậu thuẫn cho Ngơ Đình
Diệm thành lập chính phủ ở phía Nam vĩ tuyến 17, không thực hiện tổng tuyển cử thống
nhất Việt Nam[26]. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tố cáo đây là hành động phá hoại Hiệp định
Genève.[27][28]
Chiến tranh Việt Nam (1955–1975)

Người Mỹ biểu tình phản đối cuộc chiến của chính phủ Mỹ tại Việt Nam với sự châm biếm: "Đế quốc
Mỹ và Con rối Sài Gòn"

Trong thời gian 1956-1958, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đề nghị Quốc gia Việt Nam thi hành
tuyển cử thống nhất đất nước, nhưng bị từ chối. Năm 1955, với sự trợ giúp của Mỹ, Ngơ
Đình Diệm đã gian lận để chiến thắng trong Cuộc trưng cầu dân ý miền Nam Việt Nam, cho
phép ông phế truất Bảo Đại, lên làm Quốc trưởng của Quốc gia Việt Nam và sau này trở
thành Tổng thống của chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Bảo Đại phải lưu vong
sang Pháp. Mỹ bắt đầu viện trợ cho Ngơ Đình Diệm để xây dựng cải cách điền địa[29], cũng
như củng cố quân đội để giữ vững chính phủ thân Mỹ. Tuy nhiên, chính phủ Ngơ Đình Diệm
đã tổ chức đàn áp chính trị và tơn giáo khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng. Vào năm

1959, số quân Mỹ tại miền Nam Việt Nam chỉ vào khoảng vài nghìn người, dưới hình thức là
các "cố vấn" cho chính phủ Ngơ Đình Diệm. Tuy nhiên những xáo trộn chính trị vào
cuối thập niên 1950 tạo nên sự bất ổn lớn trong xã hội miền Nam. Chính phủ Việt Nam Cộng
hịa bắt đầu thực thi những chính sách "Tố cộng, Diệt cộng", nhiều cuộc thảm sát xảy ra như
Vĩnh Trinh, Hướng Điền (Quảng Trị), ở nhà tù Phú Lợi (tàn sát hàng nghìn tù nhân tình nghi
là người cộng sản hoặc thân cộng bằng cách bỏ độc vào cơm ăn, nước uống). Các cuộc
biểu tình của Phật giáo vốn chiếm số đông trong các tầng lớp dân chúng cũng bị đàn áp,
gây ra mâu thuẫn tôn giáo sâu sắc.
Từ năm 1959, tổ chức Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời và được
chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hịa hậu thuẫn nhằm kêu gọi chính phủ Ngơ Đình
Diệm tổ chức Tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Đầu thập niên 1960, lực lượng vũ trang
của Mặt trận này là Quân Giải phóng miền Nam được thành lập và tổ chức bảo vệ các cơ


sở chính trị cũ của Việt Minh cũng như bảo vệ người dân trước sự đàn áp của chính quyền
Diệm. Mặt trận đã kiểm soát một khu vực rộng lớn ở nông thôn miền nam, và mở nhiều vụ
tấn công vào các căn cứ đối phương. Trước đó, Hoa Kỳ đã hỗ trợ tài chính, vũ khí và cố vấn
cho chính phủ Ngơ Đình Diệm từ năm 1954 để ngăn chặn sự lớn mạnh của Việt Minh tại
miền Nam (do tập kết chính trị được phép tiến hành tại chỗ nên các cơ sở chính trị của Việt
Nam khơng phải ra Bắc cùng Quân đội Nhân dân Việt Nam).
Thường dân Việt Nam đi lánh nạn trong Trận Mậu Thân tại Huế.

Hoa Kỳ tăng cường viện trợ cho Việt Nam Cộng hòa và gửi 17.500 nhân viên quân sự đến
Việt Nam dưới danh nghĩa "cố vấn". Tuy nhiên, những mâu thuẫn giữa chính phủ Ngơ Đình
Diệm với phật giáo Việt Nam, việc chống qn Giải phóng miền Nam khơng đạt mục tiêu và
thái độ khơng phục tùng của Ngơ Đình Diệm, Hoa Kỳ quyết định loại bỏ Ngơ Đình Diệm
bằng cách ủng hộ Quân lực Việt Nam Cộng hòa tiến hành đảo chính. Tướng lĩnh Qn lực
Việt Nam Cộng hịa đảo chính và ám sát Ngơ Đình Diệm ngày 1 tháng 11 năm 1963, chấm
dứt nền Đệ Nhất Cộng hòa và thành lập nền Đệ Nhị Cộng hòa. Sau sự kiện này Hoa Kỳ
tuyên bố sẽ tiếp tục hỗ trợ quân sự và kinh tế cho Việt Nam Cộng hòa. Tuy nhiên, tình hình

chính trường miền Nam sau đảo chính hết sức hỗn loạn, chính phủ Việt Nam Cộng hịa bên
bờ vực sụp đổ.
Trên chiến trường, Quân lực Việt Nam Cộng hòa liên tiếp thất bại trong chiến lược chiến
tranh đặc biệt. Để cứu vãn tình thế, sau khi dựng lên Sự kiện Vịnh Bắc Bộ vào tháng 4
năm 1964, Tổng thống Mỹ Johnson có cớ ra Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ, theo đó gửi quân đội
Mỹ đến Việt Nam trực tiếp tham chiến. Bắt đầu từ tháng 3 năm 1965 lần lượt các đoàn quân
được chuyển tới chiến trường Việt Nam cùng với khoảng 20.000 "cố vấn" đã có từ trước, số
lượng quân đội Mỹ lên tới khoảng 540.000 người vào thời điểm năm 1968. Chiến tranh bùng
nổ ác liệt năm 1964 ở khu vực Nam Việt Nam, các vùng biên giới với Campuchia và Lào, và
các trận khơng kích của Mỹ đánh vào miền Bắc Việt Nam. Một bên là Quân lực Việt Nam
Cộng hòa, Hoa Kỳ và các đồng minh của Hoa Kỳ gồm Hàn Quốc, Thái Lan, Úc, New
Zealand, Philippines tham chiến trực tiếp. Một bên là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt
trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tham chiến, cịn Liên Xô và Trung Quốc chỉ
cung cấp viện trợ quân sự và huấn luyện.
Sau giai đoạn đảo chính liên tiếp, năm 1967, Nguyễn Văn Thiệu lên làm Tổng thống nền Đệ
nhị Cộng hòa của Việt Nam Cộng hòa. Ở miền Bắc, Lê Duẩn là lãnh đạo của Việt Nam Dân
chủ Cộng hịa sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời vào năm 1969.
Đầu năm 1968, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và nhân dân địa phương mở cuộc
tổng tấn công Chiến dịch Tết Mậu Thân vào hầu hết các thành phố chính ở miền Nam Việt
Nam. Cuộc tấn cơng bị tổn thất lớn nhưng đã đạt được mục đích đề ra: gây thiệt hại thật lớn
cho quân Mỹ để khiến cho Chính phủ và dân chúng Mỹ mất lịng tin vào khả năng chiến
thắng của quân đội Mỹ ở Việt Nam, cũng như buộc Chính phủ Mỹ phải ngồi đàm phán
với Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hịa miền Nam Việt Nam. Tới tháng
11 năm 1968, Johnson tuyên bố dừng hồn tồn "tất cả cuộc khơng kích, pháo kích và hải
chiến với Bắc Việt Nam" và đồng ý ngồi vào đàm phán. Tuy nhiên, 1 năm sau, Tổng thống
kế nhiệm Richard Nixon thông báo Mỹ quay trở lại, Nixon và cố vấn Henry Kissinger cho ra
đời chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh". Vào tháng 6 năm 1969, Mặt trận Dân tộc Giải
phóng miền Nam Việt Nam tuyên bố thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa
miền Nam Việt Nam. Cùng với chiến sự ở chiến trường, cả hai bên đều tìm kiếm giải pháp
chấm dứt chiến tranh thông qua các cuộc hội đàm ở Paris. Nội dung đàm phán được thực

hiện qua các phiên họp kín giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, vốn là 2 bên thực
sự điều khiển cuộc chiến (2 đồn cịn lại là Việt Nam Cộng hịa và Cộng hịa miền Nam Việt
Nam chỉ tham gia cho có đủ danh nghĩa). Mãi đến tháng 1 năm 1973, Hiệp định Hịa bình
Paris mới được ký giữa 4 bên, sau thất bại nặng nề của Mỹ trong các cuộc khơng
kích vào Hà Nội, Hải Phòng và các thành phố khác ở miền Bắc Việt Nam do không lực Hoa
Kỳ tiến hành cuối năm 1972.
Tháng 1 năm 1974, Trung Quốc đã tấn cơng vào quần đảo Hồng Sa lúc đó đang do Qn
lực Việt Nam Cộng hịa kiểm sốt và chiếm đóng hồn tồn quần đảo này.


Các xe tăng số 390 (trái) và số 843 (phải) của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tiến vào Dinh
Độc Lập trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975

Sau Hiệp định Paris 1973, quân viễn chinh Mỹ rút khỏi Việt Nam – theo đúng điều khoản đầu
tiên của hiệp định là công nhận sự "độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ" của
Việt Nam. Các điều khoản khác là đình chiến và giữ lãnh thổ của mỗi bên trước khi đình
chiến, tổng tuyển cử để xác định chính quyền tương lai ở miền Nam. Hiệp định nói rõ Hoa
Kỳ phải triệt thối qn hồn tồn trong vịng 60 ngày. Mặc dù đã có hiệp định nhưng Chiến
tranh Việt Nam vẫn tiếp diễn do Quân lực Việt Nam Cộng hòa vi phạm hiệp định. Tiêu biểu,
ngay khi Hiệp định có hiệu lực, QLVNCH đã tấn cơng cảng Cửa Việt của Quân Giải phóng
miền Nam Việt Nam. Với sự rút quân của Hoa Kỳ cùng với những điểm yếu nội tại của
mình, Qn lực Việt Nam Cộng hịa khơng thể tòn tại được lâu. Đến giữa tháng
3 năm 1975, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam mở cuộc tấn công ở Tây Nguyên, khởi
đầu những chiến dịch nối tiếp nhau. QLVNCH thất bại liên tục, để mất Tây
Nguyên rồi Huế, Đà Nẵng sau chưa đầy 1 tháng.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam giành được quyền kiểm
sốt Sài Gịn, Tổng thống Dương Văn Minh của Việt Nam Cộng hịa tun bố đầu
hàng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
Thời kỳ đầu sau thống nhất (1976–1986)
Bài chi tiết: Chiến dịch phản công biên giới Tây-Nam Việt Nam; Chiến tranh biên giới ViệtTrung, 1979; và Xung đột biên giới Việt Nam-Trung Quốc 1979-1990

Ngày 25 tháng 4 năm 1976, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt
Nam tổ chức Tổng tuyển cử để thống nhất về mặt nhà nước thành một quốc gia có tên
chính thức là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Năm 1977, Việt Nam trở thành thành
viên của Liên Hợp Quốc.
Tuy nhiên, do những nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan như: chủ trương thống nhất
mọi mặt theo tiêu chuẩn miền Bắc (thí dụ, kế hoạch xã hội hóa tồn bộ kinh tế miền Nam
nhằm hợp nhất với kinh tế miền Bắc); các cuộc tấn công liên tục vào Nam bộ của quân
đội Khmer Đỏ, thiên tai và lũ lụt năm 1977 và 1978, Trung Quốc tấn công vào các tỉnh biên
giới phía Bắc, di chứng chiến tranh như chất độc da cam, bom mìn chưa nổ... đã làm cho
nền kinh tế quốc gia rơi vào khủng hoảng. Sự đe dọa của chiến tranh, đời sống sút kém gây
ra một làn sóng người vượt biên ra nước ngồi (thuyền nhân) bắt đầu từ năm 1978, chủ yếu
là người Hoa.
Đầu thập niên 1980, khủng hoảng kinh tế – xã hội ở Việt Nam trở nên gay gắt trầm trọng, tỉ
lệ lạm phát lên đến 774,7% vào năm 1986. Những khủng hoảng này đã gây sức ép đổi mới
cả về chính trị và quản lý kinh tế.
Sau chiến tranh Việt Nam, Campuchia nhiều lần xâm phạm lãnh thổ của Việt Nam dù cho
Việt Nam đã có nhiều động thái để duy trì hịa bình. Tháng 5 năm 1975, Khmer Đỏ đã tấn
cơng đảo Phú Quốc và Thổ Chu của Việt Nam. Từ năm 1975–1978, tranh chấp và xung đột
biên giới xảy ra thường xuyên, với sự hậu thuẫn của Trung Quốc, quân đội Khmer Đỏ nhiều
lần tiến hành các cuộc đột kích vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam, theo thống kê, có khoảng


30.000 thường dân và hàng nghìn qn lính Việt Nam bị quân đội Khmer Đỏ giết hại trong
các cuộc tấn công dọc biên giới trong thời gian này.
Vào tháng 12 năm 1978, quân Khmer Đỏ mở các cuộc tấn công lớn vào các tỉnh biên giới
từ Tây Ninh đến Kiên Giang, thị xã Hà Tiên bị chiếm. Quân đội Việt Nam tổ chức phản công,
tới ngày 7 tháng 1 năm 1979, họ tiến quân vào thủ đô Phnom Penh đánh đuổi Khmer Đỏ.
Trước việc Khmer Đỏ tổ chức diệt chủng ở Campuchia và tấn công xâm lược vào lãnh thổ
của Việt Nam, quân đội Việt Nam buộc phải tiến hành can thiệp. Ngày 8 tháng 1, với sự hậu
thuẫn của Việt Nam, Hội đồng Nhân dân Cách mạng Campuchia được thành lập do Heng

Samrin làm chủ tịch. Khoảng 10 ngày sau, hội đồng này ký hiệp ước với Việt Nam, hợp thức
hóa sự hiện diện của quân đội Việt Nam trên đất Campuchia. Tới năm 1989, quân đội Việt
Nam rút về nước sau khi chính quyền của Campuchia ổn định, lực lượng diệt chủng bị đẩy
lùi.
Sự kiện Việt Nam phản công và lật đổ chế độ Khmer Đỏ ở Campuchia là cái cớ để Trung
Quốc, vốn ủng hộ chế độ Khmer Đỏ, có lý do tấn cơng xâm lược Việt Nam, với tuyên bố của
Chủ tịch Trung Quốc là Đặng Tiểu Bình: "Việt Nam là cơn đồ, phải dạy cho Việt Nam một bài
học". Ngày 17 tháng 2 năm 1979, với lực lượng khoảng 400.000 quân, Trung Quốc đã bất
ngờ tấn cơng vào các tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam từ Quảng Ninh tới Lai Châu, sau
3 tuần đã chiếm được thủ phủ các tỉnh này. Sau sự yếu thế ban đầu, Việt Nam đã tổ chức
phản công lại và cùng với những quân đoàn thiện chiến được chuyển từ chiến trường
Campuchia ra đã dần giành lại được lợi thế. Tới ngày 18 tháng 3 năm 1979, Trung Quốc
tuyên bố rút quân khỏi những vùng biên giới mà họ đánh chiếm được.
Sự kiện này đã gây nên cuộc khủng hoảng "Hoa kiều" ở trong nước. Đầu thập niên 1980,
nhiều người gốc Hoa do lo sợ chiến tranh giữa hai nước nên đã chạy khỏi Việt Nam về
Trung Quốc, hoặc trở thành "thuyền nhân" chạy sang nước khác. Cuộc chiến này cũng đưa
tới việc cắt đứt quan hệ ngoại giao giữa hai nước, hơn 13 năm sau, tới năm 1992, hai nước
mới bình thường hóa lại quan hệ ngoại giao.
Cũng trong thời gian này, tháng 3 năm 1988, Trung Quốc sử dụng tàu chiến để tấn công các
tàu công binh của phía Việt Nam, mở cuộc hải chiến vào các bãi đá Cô Lin, Len Đao, Gạc
Ma thuộc quần đảo Trường Sa và chiếm đóng Gạc Ma, phía Việt Nam bảo vệ được bãi Cô
Lin và Len Đao thành công.
Thời kỳ đổi mới (1986–nay)
Bài chi tiết: Đổi Mới
Năm 1986, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VI tiến hành chính sách "Đổi Mới", đứng đầu là
ơng Nguyễn Văn Linh, để hợp lý hóa cơ cấu hành chính, cải cách cơ cấu Đảng, chính quyền
pháp quyền, dân chủ hơn, cải cách kinh tế theo hướng kinh tế thị trường với định hướng Xã
hội chủ nghĩa.
Công cuộc đổi mới được phát hành tồn diện, tình hình kinh tế đã được cải thiện đáng kể,
từ một nước nhập khẩu và nhận viện trợ của nước ngoài thành nước xuất khẩu.

Trước 1989, Việt Nam nhập khẩu lương thực nhưng từ năm 1989, Việt Nam bắt đầu xuất
khẩu 1–1,5 triệu tấn gạo mỗi năm; và tăng dần hàng năm: 4,5 triệu tấn (năm 2004), 4,9 triệu
tấn (năm 2005), đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo. Lạm phát giảm dần (đến
năm 1990 còn 67,4%) và năm 2005 lạm phát chỉ còn 8,5%.
Trong thời gian 1991–1995, nhịp độ tăng bình quân hàng năm về tổng sản phẩm trong
nước (GDP) đạt 8,2%. Đến tháng 6 năm 1996, đầu tư trực tiếp của nước ngoài đạt trên 30,5
tỷ USD. Lạm phát giảm từ 67,1% (1991) xuống còn 12,7% (1995) và 4,7% (1996).
Năm 2004, Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng là 7,7% cao hơn mức tăng trưởng năm
trước và đứng thứ 2 trong khu vực, sau Singapore. (Tổng sản phẩm quốc nội đạt 35 tỷ USD,
khoảng bằng GDP của bang Mecklenburg-Vorpommern của Đức). Sự phát triển bền vững
được thể hiện qua sự tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu (tăng 30%) cũng như sự tăng
trưởng của sản xuất công nghiệp và xây dựng (10,2%). Năm 2005, tăng trưởng
GDP của Việt Nam là 8,5%.


Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 167 nước, có quan hệ bn bán với
trên 100 nước. Các công ty của hơn 70 nước và vùng lãnh thổ đã đầu tư trực tiếp vào Việt
Nam.[cần dẫn nguồn]
Năm 1995, Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với Mỹ, và tiếp đó gia
nhập ASEAN, APEC, thành viên diễn đàn ASEM. Ngày 7 tháng 11 năm 2006, đã trở thành
thành viên thứ 150 của WTO.
Ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) sau 11 năm đàm phán.[30] Vào ngày 16 tháng 10 năm 2007, Việt
Nam đã được bầu làm một trong các thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an
Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2008–2009. Ngay sau khi gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam đã
tăng trưởng chậm lại do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008.
[31]
Điều này cũng đặt ra yêu cầu cho Đảng Cộng sản Việt Nam phải ngăn chặn, khắc phục
triệt để một bộ phận cán bộ, Đảng viên suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống và xây
dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, song song với việc đề cao cảnh giác các thế lực thù

địch[32]. Đến năm 2015, kinh tế Việt Nam đã bắt đầu có những dấu hiệu hồi phục mạnh mẽ[33].
Về các tác động ngoại cảnh, các sự kiện tranh chấp ở biển Đông như tàu địa chấn Bình
Minh 02 bị hải giám Trung Quốc cắt cáp, Vụ giàn khoan Hải Dương 981 và việc Trung Quốc
xây đảo nhân tạo ở biển Đông là các sự kiện chính ảnh hưởng đến tình hình chính trị Việt
Nam hiện nay[34]. Điều này thúc đẩy Việt Nam tiếp tục đóng góp nhiều hơn vào việc hình
thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN và hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ[35], ký các Hiệp định
thương mại tự do với Nhật Bản, Hàn Quốc và Liên minh châu Âu.[36]
Tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN
Ngày 31 tháng 12 năm 2015, Việt Nam chính thức tham gia thành lập Cộng đồng Kinh tế
ASEAN – ASEAN Economic Community, viết tắt AEC, gồm 10 quốc gia thành viên.
[37]
AEC sẽ là cơ hội quý báu để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngồi,
nhanh chóng bắt nhịp với xu thế và trình độ phát triển kinh tế của khu vực và thế giới.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi lớn, AEC ra đời, các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ
phải đối mặt với nhiều thách thức. Việc cạnh tranh về dịch vụ đầu tư của các nước ASEAN
sẽ dẫn đến một số ngành, doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, thậm chí rút khỏi thị trường.
Các nước sẽ mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng hóa của Việt Nam nhưng đồng
thời Việt Nam cũng phải mở cửa cho hàng hóa cạnh tranh của các nước trong ASEAN.
Việc tham gia AEC cũng sẽ là cơ hội lớn để Việt Nam đẩy mạnh cải cách thể chế, hiện đại
hóa nền kinh tế, nâng cao trình độ phát triển. Tuy nhiên, trong những năm tới, Việt
Nam cũng đứng trước sức ép rất lớn về cải cách thể chế, tái cơ cấu kinh tế, nâng cao trình
độ khoa học – cơng nghệ và năng lực cạnh tranh, trong bối cảnh ASEAN nhảy vọt từ
nấc Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) lên nấc thang Cộng đồng Kinh tế (AEC). Hiện
nay, trình độ phát triển của Việt Nam còn kém xa nhiều quốc
gia trong ASEAN như: Singapore, Malaysia, Thái Lan,... Do vậy, sức ép cải cách đặt ra
với Việt Nam là rất lớn.
Xếp hạng năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam do Diễn đàn Kinh tế Thế giới
(WEF) công bố cho năm 2015–2016, Việt Nam đứng rất thấp trong khu vực và chỉ đứng thứ
56 trên tổng số 144 nền kinh tế.[38] Nền quản lý hành chính lạc hậu, nhiều thủ tục rườm rà
gây ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng đến năng lực cạnh tranh, chi phí về thời gian và tiền

bạc của doanh nghiệp Việt Nam, đơn cử như việc các doanh nghiệp Việt Nam cần đến 872
giờ/năm để đóng thuế trong khi con số bình qn của dịch vụ đó ở các nước ASEAN-6 chỉ là
172 giờ/năm. Thực tế này cho thấy, cải cách thể chế, tái cơ cấu kinh tế, nâng cao trình
độ khoa học – cơng nghệ và năng lực cạnh tranh đang là đòi hỏi cấp thiết đặt ra cho Việt
Nam trong giai đoạn tới.

Tên nước qua các thời kỳ
Bài chi tiết: Quốc hiệu Việt Nam
Tên gọi của Việt Nam qua các thời như sau:


×