Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Quỹ đầu tư trong doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.12 KB, 15 trang )

Đề án môn học
Kinh tế đầu tư
Đề tài: Quỹ đầu tư trong doanh nghiệp
Giáo viên hướng dẫn:TS. Từ Quang Phương
Nhóm thực hiện: nhóm 14
Phạm Tuấn Hiển(C)
Nguyễn Thành Hiệp
Nghiêm Tuấn Hưng
Đỗ Tất Nguyên
Phan Trung Hòa
Quỹ đầu tư trong doanh nghiệp
MỤC LỤC
Lời mở đầu……………………………………………………………………3
CHƯƠNG I: QUỸ ĐẦU TƯ TRONG DOANH NGHIỆP………………...4
I. Khái niệm chung về đầu tư………………………………………………4
1. Khái niệm………………………………………………………………...4
2. Vai trò của đầu tư phát triển……………………………………………..5
3. Đặc điểm của đầu tư phát triển…………………………………………..5
II. Quỹ đầu tư trong doanh nghiệp………………………………………..5
1. Khái niệm………………………………………………………………..5
2. Nguồn hình thành quỹ và các yếu tố ảnh hưởng………………………...6
2.1. Nguồn hình thành quỹ……………………………………………………...6
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng………………………………………………………7
3. Quản ly và sử dụng quỹ…………………………………………………8
3.1. Quản ly quỹ…………………………………………………………………..8
3.2. Sử dụng quỹ………………………………………………………………...11
CHƯƠNG II: QUỸ ĐẦU TƯ TRONG DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM…………………………………………………12
I. Đánh giá chung………………………………………………………....12
1. Đánh giá chung về doanh nghiệp Việt Nam……………………………12
2.Tình hình đầu tư trong những năm gần đây……………………………..13


II. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư:………………………………………....13
1. Cơ cấu vốn đầu tư giữa các khu vực doanh nghiệp………………….....13
2. Doanh thu thuần trên vốn……………………………………………….14
3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn……………………………………………...15
4. Doanh thu thuần theo lao động…………………………………………15
III. Một số vấn đề đặt ra:……………………………………………………16
1. Đa phần thiếu vốn trầm trọng…………………………………………..16
2. Chỉ một số được ưu đãi về vốn…………………………………………16
3. Khả năng quản ly yếu kém……………………………………………..16
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ RA………………………………..17
I. Giải pháp làm tăng khả năng huy động vốn………………………….17
1. Vai trò của Nhà nước:………………………………………………….17
1.1.Tạo cơ chế thông thoáng…………………………………………………..17
1.2.Bình ổn thị trường vốn……………………………………………………..18
1.3.Điều chỉnh chính sách tín dụng…………………………………………..18
2.Vai trò của doanh nghiệp……………………………………………….18
II. Giải pháp làm tăng hiêu quả sử dụng vốn……………………………18
1. Giải pháp thuộc lĩnh vực quản ly Nhà nước……………………………19
1.1. Ban hành văn bản pháp luật……………………………………………..19
1.2. Tạo môi trường đầu tư thuận lợi…………………………………………19
1.3. Hoạch định gắn với chiến lược phát triển……………………………..19
2. Biện pháp liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp…………………20
2.1. Nâng cao năng lực quản ly…………………………………………….....20
2.2. Phát huy hiệu quả đầu tư các dự án…………………………………….21
Đề án Kinh tế đầu tư Page 2
Quỹ đầu tư trong doanh nghiệp
Kết luận……………………………………………………………………..22
Danh mục tài liệu tham khảo………………………………………………23
Lời mở đầu
Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế theo cơ chế thị trường năm 1986 đến nay

đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Cũng như bất kì một nền kinh tế tiến bộ nào, sự
phát triển đó được tạo nên bởi khối doanh nghiệp trong nền kinh tế. Có thể nói doanh
nghiệp là thành phần cơ bản, đặc trưng nhất của nền kinh tế thị trường. Số lượng
doanh nghiệp ở Việt Nam tăng nhanh trong thời gian qua, cùng với sự tăng lên về
loại hình cũng như năng lực.
Đối với một doanh nghiệp đặt mục tiêu là tăng lợi nhuận và mở rộng quy mô sản
xuất thì đầu tư và tái đầu tư là một trong những hoạt động căn bản quan trọng nhất.
Qua đó ta có thể thấy vai trò của đầu tư doanh nghiệp là cực kì quan trọng đối với sự
phát triển của nền kinh tế.
Trong nội dung của đề án, chúng tôi sẽ đề cập đến những khái niệm cơ bản về
quỹ đầu tư trong doanh nghiệp cùng với tình hình sử dụng quỹ trong doanh nghiệp
Việt Nam hiện nay, từ đó đề ra một vài giải pháp chính để nâng cao hiệu quả đầu tư
từ nguồn quỹ.
Do kiến thức còn nhiều hạn chế nên đề án có thể không khỏi thiếu sót và nội dung
còn khá hạn hẹp.
Đề án thực hiện với sự hướng dẫn của thầy giáo, TS Từ Quang Phương. Chúng
em xin chân thành cảm ơn.
CHƯƠNG I: QUỸ ĐẦU TƯ TRONG DOANH NGHIỆP
I. Khái niệm chung về đầu tư:
1. Khái niệm:
Đầu tư, theo nghĩa rộng, nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến
hành các hoạt động nào đó để thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong
tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra.
Theo nghĩa hẹp, đầu tư chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện
tại nhằm đem lại cho nền kinh tế xã hội các kết quả trong tương lai lớn hơn các
nguồn lực đã bỏ ra. Nếu xét trong phạm vi quốc gia thì chỉ có các hoạt động sử dụng
các nguồn lực ở hiện tại để trực tiếp làm tăng các tài sản vật chất,, nguồn nhân lực và
tài sản trí tuệ, hoặc duy trì hoạt động của các tài sản và nguồn nhân lực sẵn có thuộc
phạm trù đầu tư theo nghĩa hẹp hay đầu tư phát triển.
Chúng ta thường phân biệt đầu tư thành các loại sau đây:

Đề án Kinh tế đầu tư Page 3
Quỹ đầu tư trong doanh nghiệp
1) Đầu tư tài chính: người có tiền bỏ ra mua hoặc cho vay các chứng chỉ có giá để
hưởng lãi suất. Đầu tư tài sản tài chính không tạo ra tài sản mớicho nền kinh tế mà
chỉ làm tăng giá trị tài sản tài chính cho người đầu tư.
2) Đầu tư thương mại: người có tiền bỏ tiền ra mua hàng hóa và sau đó bán với
giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận do chênh lệch giá. Loại đầu tư này cũng không tạo ra
tài sản mới cho nền kinh tế mà chỉ làm tăng tài sản chính cho người đầu tư.
3) Đầu tư tài sản vật chất và sức lao động : người có tiền bỏ tiền ra để tién hành
các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất
kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác. Loại này gọi chung là đầu tư phát triển.
Khái niệm đầu tư chúng ta sử dụng sau đây là đầu tư phát triển.
2. Vai trò của đầu tư phát triển:
Đầu tư phát triển được coi là nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế, là chìa khóa
của sự tăng trưởng, thể hiện ở các mặt sau:
- Trên giác độ toàn bộ nền kinh tế của đất nước:
+ Đầu tư vừa tác động đến tổng cung vừa tác động đến tổng cầu.
+ Đầu tư tác động hai mặt đến sự ổn định của nền kinh tế: Đầu tư cùng một lúc
vừa yếu tố phá vỡ sự ổn định vừa là yếu tố duy trì sự ổn định của nền kinh tế mọi
quốc gia.
+ Đầu tư quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một quốc gia.
+ Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế ở các quốc gia.
- Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ: đầu tư quyết định sự ra đời, tồn
tại và phát triển của mỗi cơ sở.
3. Đặc điểm:
Hoạt động đầu tư phát triển có các đặc điểm khác biệt với các loại hình đầu tư
khác, đó là:
- Họat động đầu tư đòi hỏi một số vốn lớn và để nằm khê đọng trong suốt quá
trình tiến hành hoạt động đầu tư.
- Thời gian từ khi tiến hành đầu tư cho đến khi thu hồi đủ vốn và phát huy thành

quả thường dài và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố.
- Các thành quả của hoạt động đầu tư có giá trị sử dụng lâu dài, thường là các
công trình xây dựng sẽ hoạt động ở ngay nơi nà nó được tạo dựng nên.
II. Quỹ đầu tư trong doanh nghiệp:
1. Khái niệm:
Quỹ đầu tư là một loại quỹ trong doanh nghiệp. Quỹ này tập trung các nguồn lực
cho các hoạt động đầu tư phát triển của doanh nghiệp. Xét về bản chất, quỹ chính là
nguồn vốn đầu tư được tách biệt ra khỏi cơ cấu vốn chung của doanh nghiệp và tồn
tại dưới dạng quỹ.
Như vậy, quỹ đầu tư trong doanh nghiệp có liên quan trực tiếp, chặt chẽ đến
nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp
Đầu tư là một hoạt động thường xuyên và mang tính thiết yếu nên quỹ đầu tư trở
thành một vấn đề được mọi doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Việc doanh nghiệp tạo
dựng được một nguồn quỹ lớn đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có nhiều hơn những
cơ hội tiến hành các hoạt động đầu tư quy mô lớn và dài hạn. Nguồn lợi thu được từ
Đề án Kinh tế đầu tư Page 4
Quỹ đầu tư trong doanh nghiệp
các hoạt động này sẽ lại là cơ sở để doanh nghiệp tăng quy mô của quỹ cho các hoạt
động đầu tư tiếp theo.
2. Nguồn hình thành quỹ và các yếu tố ảnh hưởng:
Quỹ đầu tư là một phần của tổng nguồn vốn doanh nghiệp nên khi tìm hiêu về các
nguồn hình thành nên quỹ tức là ta nghiên cứu nguồn vốn và các phương thức huy
động vốn trong doanh nghiệp cùng các yếu tố có thể ảnh hưởng đến quyết định sử
dụng nguồn vốn cho hoạt động đầu tư.
2.1. Các nguồn và phương thức huy động vốn cho đầu tư mà doanh nghiệp có thể sử
dụng bao gồm:
a) Nguồn vốn chủ sở hữu:
- Vốn góp ban đầu.
- Lợi nhuận không chia.
- Tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu mới.

Trong đó, phần lơi nhuận không chia- nguồn vốn nội bộ là một nguồn rất hấp dẫn
doanh nghiệp, vì doanh nghiệp giảm được chi phí, giảm được sự phụ thuộc vào bên
ngoài. Thực tế thì phần lớn lợi nhuận không chia được sử dụng để tái đầu tư, mở rộng
sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Tái đầu tư từ lợi nhuận chỉ có thể thực hiện
nếu doanh nghiệp đã và đang hoạt động có lợi nhuận, được phép tiếp tục đầu tư. Đối
với doanh nghiệp nhà nước thì còn phụ thuộc vào chính sách khuyến khích tái đầu tư
của nhà nước. Đối với các công ty cổ phần thì việc để lại lợi nhuận liên quan đến việc
chia lại cổ phần cho các cổ đông.
Phát hành cổ phiếu bổ sung cũng là một phương thức huy động vốn cho đầu tư.
Phần lớn cổ phiếu mới được phát hành sau khi thị giá cổ phiếu của doanh nghiệp trên
thị trường chứng khoán tăng lên, bởi vì điều này cho thấy dấu hiệu có nhiều cơ hội
đầu tư mở rộng vào những dự án có triển vọng. Phương thức này có thể gíup huy
động vốn nhanh chóng nhưng không được phép sử dụng thường xuyên. Ngoài ra việc
phát hành thêm cổ phiếu cũng có thể giúp doanh nghiệp tránh việc gia tăng tỉ lệ nợ,
giữ vững khả năng thanh toán.
b) Nợ:
- Nguồn vốn tín dụng Ngân hành và tín dụng thương mại: đây là một trong những
nguồn vốn quan trọng nhất. Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp thường vay
Ngân hàng để đảm bảo khả năng tài chính cho các hoạt động sản xuất kinh doanh ,
đặc biệt là vốn cho các dự án mở rộng hoặc đầu tư chiều sâu của doanh nghiệp.
- Phát hành trái phiếu công ty:
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động cho hoạt động đầu tư:
Quy mô của quỹ đầu tư phụ thuộc trước hết vào nguồn vốn huy động được và tỷ
lệ nguồn vốn trích ra cho hoạt đông đầu tư của doanh nghiệp.
a) Đối với nguồn vốn từ lợi nhuận không chia có thể liên quan đến một số yếu tố sau:
- Chính sách khuyến khích tái đầu tư của Nhà nước (đối với DNNN) hoặc chính
sách chia lãi cổ phần của công ty. Chính sách này phụ thuộc vào:
+ Tổng số lợi nhuận ròng trong kỳ.
+ Mức chia lãi trên 1 cổ phiếu của năm trước.
+ Sự xếp hạng cổ phiếu trên thi trường và tính ổn định của thị giá cổ phiếu của

công ty, tâm ly và đánh giá của công chúng về cổ phiếu đó.
Đề án Kinh tế đầu tư Page 5
Quỹ đầu tư trong doanh nghiệp
+ Hiệu quả của việc tái đầu tư.
b) Đối với nguồn vốn từ phát hành cổ phiếu bổ sung phụ thuộc 1 số yếu tố sau:
- Giới hạn phát hành do Nhà nước và điều lệ công ty quy định.
- Tình hình biến động thị giá chứng khoán trên thị trường.
- Sức hấp dẫn của các loại cổ phiếu phát hành và sự tín nhiệm của nhà đầu tư với
công ty.
c) Nguồn vốn tín dụng Ngân hàng phụ thuộc:
- Khả năng đáp ứng các điều kiện tín dụng và các điều kiên bảo đảm tiền vay mà
Ngân hàng đặt ra.
- Lãi suất và sự kiểm soát của Ngân hàng có tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiến
hành hoạt động đầu tư hay không.
Nguồn vốn tín dụng thương mại cũng là một cơ sở để doanh nghiệp có thể tiếp
tục đầu tư, và thường chiếm một phần lớn trong tổng số nguồn vốn. Nguồn tài trợ này
chủ yếu do khả năng hợp tác, uy tín của doanh nghiệpvới các đối tác quyết định.
d) Tương tụ cổ phiếu, nguồn vốn huy động từ phát hành trái phiếu cũng chịu ảnh
hưởng bởi những biến động trên thị trường chứng khoán cũng như khả năng thu hút
đầu tư của trái phiếu công ty. Công ty cần xác định các loại trái phiếu sẽ phát hành
với lãi suất tương ứng để đảm bảo khả năng chi trả của mình.
e) Với doanh nghiệp mà khả năng huy động vốn đa dạng thì sẽ có quỹ đầu tư có quy
mô lớn. Ngoài ra chính sách đầu tư của doanh nghiệp cũng là 1 yếu tố quyết định quy
mô quỹ đầu tư mà doanh nghiệp sẽ tạo lập. Một doanh nghiệp thường xuyên có
những dự án quy mô lớn sẽ buộc phải lập quỹ có khả năng đáp ứng lớn hơn nhiều so
với doanh nghiệp chỉ chuyên đầu tư nhỏ lẻ và không thường xuyên.
Như vậy có cả yếu tố bên ngoài và bên trong ảnh hưởng đến quy mô của quỹ đầu
tư của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần nắm rõ những yếu tố này, xem xét chính sách
của doanh nghiệp mình để đưa ra phương thức huy động vốn thích hợp đồng thời tính
đến các ảnh hưởng từ tác động bên ngoài để huy động có hiệu quả.

3. Quản ly và sử dụng quỹ đầu tư:
3.1. Quản ly quỹ:
Do quỹ đầu tư cũng là một loại qũy trong doanh nghiệp nên sẽ quản ly theo các
phương pháp của hạch toán kế toán doanh nghiệp, theo các nguyên tắc về tài chính
của bản thân doanh nghiệp.Những quy định của Nhà nước về vấn đề này thường
xuyên có những thay đổi. Có thể tham khảo một số điểm như sau:
Nguyên tắc phân phối lợi nhuận của Công ty Nhà nước đã được quy định trong
luật DNNN năm 2003, quy chế tài chính chỉ cụ thể hoá các nguyên tắc đã quy định
trong Luật. Theo quy chế tài chính, lợi nhuân sau thuế của công ty Nhà nước trước
hết được dùng để bù đắp các khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn chuyển lỗ
theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Quy định này nhằm bảo toàn vốn Nhà nước
hiện có tại doanh nghiệp, tương tự như cơ chế phân phối lợi nhuận hiện hành. Sau khi
đã bù đắp các khoản lỗ, Công ty được trích lập quỹ dự phòng tài chính với mức trích
là 10% số lợi nhuận còn lại. Quỹ dự phòng tài chính sẽ bị khống chế số dư tối đa là
25% vốn điều lệ của doanh nghiệp. Khi số dư quỹ đạt mức độ tối đa thì công ty
không phải trích lập quỹ này nữa. Đối với một số ngành đặc thù như Ngân hàng
thương mại, bảo hiểm, luật chuyên ngành cho phép được trích lập các quỹ đặc thù, thì
Đề án Kinh tế đầu tư Page 6

×