Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Tờ trình trình cấp trên giải quyết vấn đề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.14 KB, 6 trang )

BỘ Y TẾ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: …./TTr - BYT

Hà Nội, ngày 21 tháng 6 năm 2021
TỜ TRÌNH

Về kế hoạch Tiêm phịng vaccine phịng bệnh COVID-19
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA KẾ HOẠCH
Hơn một năm trơi qua, đại dịch COVID-19 đã hoành hành trên thế giới, gây
ra những tổn thất nghiêm trọng, cướp đi sinh mạng của hàng triệu người và đảo lộn
đời sống, kinh tế, xã hội của các quốc gia. Đại dịch này vẫn chưa có dấu hiệu
thuyên giảm, tại Việt Nam đến nay đã ghi nhận 13.258 ca mắc, 64 ca tử vong. Theo
WHO, giải pháp vaccine COVID-19 là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ tính
mạng của người dân và đưa cuộc sống trở lại bình thường. Việt Nam là một quốc
gia nằm trong danh sách được hỗ trợ vaccine của Chương trình COVAX Facility.
Đến nay đã có 4 lơ vaccine AstraZeneca về tới Việt Nam với tổng gần 2,9 triệu
liều. Lô đầu tiên gồm 117.600 liều về ngày 24/2, lô thứ 2 của Chương trình
COVAX về ngày 01/4 với 811.200 liều, lô thứ 3 của COVAX về ngày 16/5 với
1.682 triệu liều và lô mới nhất 288.000 liều. Việt Nam chính thức triển khai tiêm
chủng vaccine ngừa Covid-19 từ ngày 08/3. Tại Việt Nam, tính đến 16 giờ ngày
19/6/2021, tổng cộng đã thực hiện tiêm 2.359.376 liều vaccine phòng COVID-19.
Trong đó, số người đã được tiêm đủ 02 mũi vacine phòng COVID-19 là 115.315
người. Hơn 200 cuộc trao đổi, làm việc, đàm phán với các tổ chức, nhà sản xuất
vaccine được Bộ Y tế bền bỉ thực hiện suốt từ giữa năm 2020 đến nay đã giúp Việt
Nam có được 130 triệu liều vaccine trong năm 2021. Để kịp thời tiếp cận và sử
dụng nguồn vaccine trong thời gian tới, đưa ra bản kế hoạch là hết sức cấp thiết


hiện nay.
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ngày 21/11/2007.
- Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về
hoạt động tiêm chủng.
- Thơng báo số 164/TB-VPCP ngày 31/12/2020 của Văn phịng Chính phủ
thơng báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ
về vaccine phịng COVID-19.


- Nghị Quyết số 21/NQ-CP ngày 26/2/2021 của Chính phủ về mua và sử dụng
vaccine phịng COVID-19.
- Thơng tư số 38/2017/TT-BYT ngày 17/10/2017 của Bộ Y tế ban hành danh
mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vaccine, sinh phẩm y
tế bắt buộc.
- Thư của COVAX Facility ngày 10/12/2020 về việc chấp thuận Việt Nam là
Thành viên của COVAX Facility và cam kết sẽ hỗ trợ Việt Nam vaccine phòng
COVID-19 để tiêm chủng cho 15- 16% và có thể tối đa 20% dân số.
- Thư của COVAX Facility ngày 29/01/2021 và ngày 26/02/2021 về việc phân
bổ vaccine của AstraZeneca sản xuất cho Việt Nam.
III. MỤC TIÊU
Hướng tới thực hiện chiến dịch tiêm chủng lớn nhất với 3 phương châm
"Tiêm đến đâu an tồn đến đó", “Khơng bỏ phí bất cứ một liều vaccine nào” và
“Khơng lãng phí bất cứ đồng nào từ Quỹ Vaccine phịng, chống COVID-19 của
Việt Nam”.
IV. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI
1. Nguyên tắc triển khai
Sẽ huy động tổng lực với hơn 12 nghìn cơ sở y tế và hàng vạn cán bộ y tế
trong cả nước thực hiện khẩn trương và hiệu quả chiến dịch tiêm chủng. Đồng thời
giám sát chặt chẽ việc bảo quản và vận chuyển vaccine để đảm bảo chất lượng tốt

nhất từ khâu tiếp nhận, vận chuyển cho đến tận bàn tiêm; đảm bảo tiêm chủng an
toàn, đúng đối tượng; xử lý nhanh chóng và hiệu quả các trường hợp phản ứng sau
tiêm.
2. Đối tượng triển khai
Ngồi 09 nhóm đối tượng ưu tiên tiêm và miễn phí theo Nghị quyết số
21/NQ-CP ngày 26/2/2021, Việt Nam đang hướng tới mục tiêu bao phủ vaccine
cho ít nhất 2/3 dân số đến hết năm 2021. 09 nhóm đối tượng gồm:
- Lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch, gồm:
+ Người làm việc trong các cơ sở y tế;
+ Người tham gia phòng chống dịch;
+ Quân đội;


+ Công an.
- Nhân viên, cán bộ ngoại giao nước ngoài của Việt Nam được cử đi nước
ngoài; hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh.
- Người cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp
dịch vụ điện, nước.
- Giáo viên, người làm việc tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; người làm việc tại
các cơ quan, đơn vị hành chính thường xuyên tiếp xúc với nhiều người.
- Người mắc các bệnh mãn tính, người trên 65 tuổi.
- Người sinh sống tại các vùng có dịch.
- Người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội.
- Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao
động ở nước ngoài.
- Các đối tượng khác do Bộ Y tế quyết định căn cứ u cầu phịng chống dịch.
Ngồi ra các đối tượng ưu tiên nhằm vừa phát triển kinh tế, vừa chống dịch
hiệu quả gồm:
- Công nhân đang thực hiện sản xuất, lao động tại các Khu công nghiệp.
- 500.000 liều vaccine Vero Cell sẽ được ưu tiên tiêm cho 3 nhóm:

+ Người Trung Quốc đang làm việc tại Việt Nam;
+ Người Việt Nam có nhu cầu học tập, làm việc tại Trung Quốc;
+ Người dân khu vực biên giới.
3. Phạm vi thực hiện
Ưu tiên thực hiện tại các tỉnh/ Thành phố đang là trung tâm vùng dịch, các
tỉnh/ Thành phố mật độ dân cư đông đúc, nơi là đầu mối giao thông quan trọng,
khu công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm, hướng tới bao phủ trên cả nước.
4. Thời gian thực hiện
Thực hiện trong năm 2021.
5. Lộ trình


- Hoàn thiện kế hoạch tiêm vaccine AstraZeneca cho 09 nhóm đối tượng ưu
tiên, tiếp tục phân bổ vaccine cho các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Thành phố Hồ
Chí Minh và các tỉnh thành khác thuộc trung tâm vùng dịch, công nhân lao động
tại các khu công nghiệp lớn.
- Phân bổ và thực hiện tiêm 500.000 liều vaccine Vero Cell cho 3 nhóm:
Người Trung Quốc đang làm việc tại Việt Nam, người Việt Nam có nhu cầu học
tập, làm việc tại Trung Quốc và người dân khu vực biên giới.
- Tiếp tục tiếp nhận, phân bổ và tiêm vaccine bao phủ tồn bộ trên cả nước.
6. Nguồn kinh phí
Kinh phí mua vaccine, dụng cụ y tế hỗ trợ cho hoạt động tiêm phịng, kinh phí
cho hoạt động vận chuyển, bảo quản vaccine tuyến Trung ương, tập huấn tuyến
tỉnh/ thành phố do Trung ương chi.
Kinh phí mua vaccine, dụng cụ y tế hỗ trợ cho hoạt động tiêm phịng, kinh phí
cho hoạt động vận chuyển, bảo quản vaccine tuyến địa phương, tập huấn tuyến
huyện, xã do Địa phương chi.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm bố trí kinh phí và chỉ
đạo việc tổ chức triển khai tiêm chủng tại địa phương.

2. Bộ Tài chính bố trí ngân sách trung ương để mua, nhập khẩu, tiếp nhận
vaccine, vận chuyển, bảo quản, chi phí dịch vụ tiêm chủng theo Nghị quyết số
21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ và phối hợp với Bộ Y tế quy định giá
dịch vụ tiêm chủng phịng COVID-19.
3. Bộ Cơng an, Bộ Quốc phịng, Bộ giao thơng vận tải, Bộ Ngoại giao chịu
trách nhiệm tổ chức tiêm cho các đối tượng thuộc đơn vị mình và hỗ trợ Bộ Y tế
tiêm cho các đối tượng khác khi cần thiết.
4. Giao cho các Cục, cơ quan thuộc Bộ y tế, các cơ quan khác chủ trì phối hợp
thực hiện:
- Cục Y tế dự phịng chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng
phương án tiêm chủng vaccine COVID-19, giám sát sức khỏe sau tiêm và biện
pháp xử lý tình huống bất lợi liên quan tới sốc phản vệ (nếu có).
- Cục Quản lý Dược chịu trách nhiệm nhập khẩu, các thủ tục cấp giấy phép
lưu hành để vaccine được đảm bảo kịp thời, an toàn, đúng tiến độ.


- Cục Khoa học và Đào tạo chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện đánh giá
tính an tồn của vaccine trong tiêm chủng.
- Cục Quản lý Môi trường y tế chịu trách nhiệm xây dựng hướng dẫn, chỉ đạo
thực hiện các quy trình xử lý rác thải trong quá trình sử dụng vaccine phòng
COVID -19 theo quy định.
- Vụ Kế hoạch - Tài chính tham mưu trình Bộ Y tế xây dựng đề án phân bổ
kinh phí, hướng dẫn các tỉnh/ thành phố xây dựng kinh phí để thực hiện mua
vaccine, triển khai tiêm trên địa bàn tỉnh.
- Vụ Truyền thông và thi đua khen thưởng, các cơ quan thông tấn báo chí chịu
trách nhiệm xây dựng truyền thơng, đưa các thông tin về dịch COVID-19, chịu
trách nhiệm xử lý thông tin giả mạo, sai sự thật, tuyên truyền cách phòng chống
COVID hiệu quả tới nhân dân.
- Các Viện thuộc hệ thống Y tế dự phòng chịu trách nhiệm tiếp nhận, vận
chuyển, bảo quản vaccine; tập huấn, truyền thông, tổ chức thực hiện và giám sát

hoạt động tiêm chủng theo phân công; theo dõi và xử lý các sự cố bất lợi sau tiêm
chủng vaccine phòng COVID-19. Viện Kiểm định quốc gia vaccine và sinh phẩm
Y tế có trách nhiệm kiểm định chất lượng vaccine đảm bảo đúng tiến độ, quy trình
đã được phê duyệt.
5. Các nhà phân phối, nhập khẩu vaccine xây dựng kế hoạch nhập khẩu, bảo
quản, vận chuyển vaccine khi có yêu cầu của Bộ Y tế hoặc Sở Y tế; chịu trách
nhiệm về việc bảo quản, vận chuyển vaccine và đảm bảo cung ứng vaccine theo kế
hoạch.
6. Các tuyến Bệnh viện Trung ương, Bệnh viện đa khoa tỉnh, Trung tâm Y tế
dự phịng/ kiểm sốt bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế dự phòng huyện, Bệnh viện
huyện, Trạm Y tế xã/ phường, các cơ sở tiêm chủng nhà nước và tư nhân, các đơn
vị được huy động theo yêu cầu có chịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch tiếp nhận,
vận chuyển, bảo quản, phân phối và sử dụng vaccine phòng COVID-19.
VI. KIẾN NGHỊ
Bộ Y tế kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Kế hoạch Tiêm
phòng vaccine phòng COVID-19 để làm căn cứ cho các Bộ, ngành, địa phương
triển khai xây dựng nội dung, nhiệm vụ và lộ trình tổ chức thực hiện có hiệu quả./.
Nơi nhận:
- Như mục V;
- Văn phịng Chính phủ;

BỘ TRƯỞNG
(đã ký và đóng dấu)


- Lưu: VT, CNN.

Nguyễn Thanh Long




×