Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tài liệu Hoàn thiện khung thể chế về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.16 KB, 4 trang )

HOÀN THIỆN KHUNG THỂ CHẾ
VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA

Công tác thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam trong 15
năm qua đã đạt được những thành quả đáng khích lệ, góp phần tích cực vào
sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Một trong những nguyên
nhân dẫn đến kết quả trên là nhờ sự chỉ đạo và điều hành của Chính phủ và
Thủ tướng Chính phủ đối với công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA
thông qua việc xây dựng và không ngừng hoàn thiện khung thể chế về quản
lý và sử dụng nguồn vốn này. Bài viết dưới đây nhằm giới thiệu với bạn đọc
quá trình hình thành và phát triển thể chế quản lý và sử dụng ODA từ năm
1994 đến nay và những vấn đề đặt ra trong thời gian tới.
Khung thể chế quản lý và sử dụng ODA ở Việt Nam bao gồm các văn
bản pháp quy của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan quản lý
nhà nước về ODA liên quan đến chính sách và pháp luật về quản lý và sử
dụng nguồn vốn này.
Trước năm 1994, quản lý viện trợ dựa trên quyết định của Thủ tướng
Chính phủ đối với từng khoản viện trợ hoặc từng chương trình, dự án cụ thể.
Nhìn chung công tác quản lý ODA tập trung ở cấp Trung ương.
Trong quá trình đổi mới, công tác quản lý mọi mặt đời sống kinh tế -
xã hội của đất nước đã chuyển dần sang nền tảng pháp luật. Việc quản lý
nguồn vốn ODA không là ngoại lệ và chính vì vậy mà ngay sau khi Việt
Nam nối lại quan hệ với cộng đồng tài trợ quốc tế vào tháng 11 năm 1993,
Chính phủ đã nhận thức được trách nhiệm của mình đối với việc sự dụng
hiệu quả nguồn vốn ODA cũng như tầm quan trọng của nguồn vốn này đối
với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đặt ra yêu cầu phải
quản lý chặt chẽ nguồn vốn này như một nguồn lực công của quốc gia. Theo
tinh thần đó, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ thị cho Ủy ban Kế hoạch Nhà
nước lúc đó (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và các cơ quan hữu quan Việt
Nam bắt tay nghiên cứu và xây dựng Nghị định của Chính phủ về quản lý và
1


sử dụng ODA và ngày 15 tháng 3 năm 1994, Chính phủ đã ban hành Nghị
định đầu tiên về quản lý và sử dụng ODA (Nghị định 20/CP).
Tiếp theo Nghị định 20/CP, căn cứ vào tình hình thực tế và thưc tiễn
của viện trợ phát triển, Chính phủ đã ban hành Nghị định 87/CP (ngày
05/8/1997), Nghị định 17/2001/NĐ-CP (ngày 04/5/2001) và Nghị định
131/2006/NĐ-CP (Ngày 9/11/2006). Trong quá trình thực hiện có thể thấy
rõ Nghị định sau tiến bộ và hoàn thiện hơn nghị định trước. Nếu như trong
Nghị định 20/CP quy trình quản lý và sự dụng ODA còn đơn giản và tập
trung chủ yếu ở cấp Trung ương thì trong Nghị định 131/2006/NĐ-CP quy
trình ODA đã bao quát toàn diện và phân cấp mạnh mẽ cho các Bộ, ngành
và địa phương.
Căn cứ vào các Nghị định trên của Chính phủ, các cơ quan quản lý nhà
nước về ODA như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài Chính, Bộ ngoại giao đã
ban hành các thông tư, quyết định hướng dẫn thi hành.
Trong thời gian gần đây, để hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ đề ra trong
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2006-2010), thực hiện Tuyên bố
Pa-ri và Cam kết Hà Nội về Hiệu quả viện trợ, trên cơ sở tham vấn rộng rãi
các nhà tài trợ, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án định hướng thu hút
và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức thời kỳ 2006-2010 (ban hành
kèm theo Quyết định 290/2006/QĐ-TTg). Đây được xem là “cuốn sách trắng“
tuyên bố về chính sách thu hút và sử dụng ODA của Việt Nam trong thời kỳ
2006-2010 và tầm nhìn sau năm 2010.
Có thể nói, quá trình hoàn thiện không ngừng khung thể chế về quản lý
và sử dụng ODA của Chính phủ đã thể hiện sự cam kết mạnh mẽ của Việt
Nam đối với việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn này. Quá trình này cũng phù
hợp với tiến trình cải cách luật pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền
trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế
sâu rộng.
Trong Nghị định 131/2006/NĐ-CP hiện hành có những bước đột phá
quan trọng sau đây:

2
Thứ nhất, tính đồng bộ cao của Nghị định về quản lý và sử dụng ODA
với các văn bản pháp luật chi phối khác trong các lĩnh vực như đầu tư, xây
dựng công trình, thuế, đền bù di dân, giải phóng mặt bằng, ký kết và tham
gia các điều ước quốc tế khung và cụ thể về ODA. Sự hài hòa với các quy
định của nhà tài trợ cũng được thể hiện rõ trong Nghị định này, đặc biệt là
khâu theo dõi và đánh giá các chưng trình và dự án ODA.
Thứ hai, Nghị định đã thể hiện sự phân cấp mạnh mẽ trong quản lý và
sử dụng vốn ODA tương tự như đối với đầu tư công. Theo Nghị định, Thủ
tướng Chính phủ chỉ phê duyệt Danh mục yêu cầu tài trợ, các chương trình,
dự án ODA quan trọng quốc gia, các chương trình, dự án kèm theo khung
chính sách và trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng . Việc quyết định đầu tư và
phê duyệt các chương trình và dự án ODA khác đều phân cấp cho Thủ
trưởng các cơ quan chủ quản. Sư phân cấp mạnh mẽ này một mặt tạo ra sự
chủ động và nâng cao vai trò làm chủ, trách nhiệm của các ngành, các cấp
song mặt khác đặt ra thách thức về năng lực quản lý và tổ chức thực hiện đối
với các bộ, ngành và địa phương.
Thứ ba, công khai, minh bạch trong quản lý và sử dụng ODA thông
qua việc Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các nhà tài trợ công bố rộng rãi thông tin
về nguồn ODA, các chính sách và điều kiện tài trợ để các đơn vị đề xuất có
điều kiện để chuẩn bị và đề xuất các chương trình, dự án ODA.
Thứ tư, công tác theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA
được quy định cụ thể và toàn diện, tiệm cận với tập quán quốc tế. Đây cũng
là lần đầu tiên Chính phủ và các nhà tài trợ sử dụng chung hệ thống mẫu
biểu báo cáo tiến độ thực hiện các chương trình, dự án ODA.
Nhìn tổng thể, Nghị định 131/2006/NĐ-CP đã thể hiện khá thành công
ý tưởng Chính phủ thống nhất quản lý ODA (phê duyệt Danh mục yêu cầu
tài trợ), trao quyền cho các đơn vị thụ hưởng và cơ quan chủ quản trong quá
trình thực hiện để đề cao trách nhiệm, phát huy sáng kiến và huy động sự
tham gia, đồng thời tăng cường hậu kiểm theo tinh thần hài hoà quy trình và

thủ tục ODA với nhà tài trợ.
Căn cứ vào Nghị định 131/2006/NĐ-CP, các cơ quan quản lý nhà
nước về ODA đã ban hành thông tư, quyết định hướng dẫn việc thực hiện,
3
bao gồm Thông tư 04/2007/TT-BKH hướng dẫn thực hiện Nghị định
131/2006/NĐ-CP và Thông tư 03/2007/TT-BKH hướng dẫn về cơ cấu tổ
chức và chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý các chương trình, dự án ODA
của Bộ kế hoạch và Đầu tư; Thông tư 108/2007/TT-BTC của Bộ tài Chính
hướng dẫn quản lý tài chính trong nước vốn ODA; Thông tư 01/2008/TT-
BNG của Bộ Ngoại giao hướng dẫn việc ký kết các điều ước quốc tế về
ODA,...
Trong thời kỳ năm 2010 nguồn vốn ODA sẽ có những thay đổi về
lượng và cơ cấu vốn ODA. Trong bối cảnh đó, vấn đề đặt ra là cần phải có
chính sách mới về thu hút và sử dụng ODA cũng như các văn bản quy phạm
pháp luật mới phù hợi với tính chất nguồn vốn ODA có nhiều thay đổi trong
thời gian sắp tới.
Một hệ thống thể chế quản lý và sử dụng ODA được phát triển đồng
bộ song hành với đội ngũ cán bộ quản lý dự án được đào tạo có bài bản,
chuyên nghiệp là cơ sở chắc chắn bảo đảm việc quản lý và sử dụng ODA có
hiệu quả và nhìn về lâu dài đây là một bài tập có giá trị để góp phần hoàn
thiện quản lý các nguồn vốn đầu tư công là một trong những trọng trách của
Chính phủ./.
4

×