Phát triển ngành công nghiệp dệt, may, giày dép theo hướng bền vững UBND tỉnh Đồng Nai đã quyết định
phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt, may và giày dép trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến
năm 2015, có tính đến năm 2020 với quan điểm phát theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, tạo bước
nhảy vọt về chất sản phẩm, tăng nhanh tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu, gắn chặt với việc bảo vệ môi trường
và phù hợp với khả năng đáp ứng về nguồn nhân lực, góp phần phát triển kinh tế – xã hội Đồng Nai bền
vững.
Thời gian qua, ngành công nghiệp dệt, may, giày dép trên địa bàn tỉnh phát triển khá mạnh, tốc độ tăng
trưởng bình quân giai đoạn 2001-2007 đạt 21,6%/năm, kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 23,5%/năm;
năm 2007 đạt 2.540 triệu USD, chiếm tỷ trọng trên 51% kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh, góp phần phát triển
kinh tế của tỉnh và giải quyết nhiều việc làm cho xã hội. tính đến hết năm 2007 có 188.465 lao động làm
việc trong ngành này, chiếm 45,6% trong cơ cấu lao động toàn ngành công nghiệp. Tuy nhiên, sự phát triển
này còn mang tính tự phát, chưa có sự chọn lọc, phân kỳ kêu gọi các dự án đầu tư cũng như phân bố hợp lý
giữa các địa phương, vùng lãnh thổ, làm mất cân đối về cơ cấu lao động và một số vấn đề xã hội phát sinh
về yếu tố con người, môi trường, nhà ở…Vì thế, cần thiết phải hình thành định hướng quy hoạch cho ngành
để hội nhập bền vững.
Với mục tiêu phát triển ngành công nghiệp dệt, may, giày dép thành một ngành công nghiệp chủ lực,
mũi nhọn về xuất khẩu của địa phương, đóng vai trò quan trọng trong phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong
nước, góp phần giải quyết việc làm, thúc đẩy tăng trưởng ngành công nghiệp của tỉnh phát triển bền vững,
UBND tỉnh Đồng Nai đã phê duyệt quy hoạch phát triển ngành đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020.
Theo đó, đến năm 2010, giá trị sản xuất hàng công nghiệp dệt, may, giày dép đạt 23.750 tỷ đồng, chiếm
24% trong cơ cấu toàn ngành công nghiệp, tăng gấp 2,4 lần so với năm 2005. Đến năm 2015, giá trị sản
xuất đạt 40.020 tỷ đồng, chiếm 18,1% trong cơ cấu toàn ngành công nghiệp, tăng gấp 1,7 lần so với năm
2010. Và đến năm 2020, giá trị sản xuất đạt 56.130 tỷ đồng, chiếm 11,8% trong cơ cấu toàn ngành công
nghiệp, tăng gấp 1,4 lần so với năm 2015. Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm sản xuất ngành DMG theo hướng
sản xuất sản phẩm sạch, sản phẩm thời trang cao cấp, sản phẩm có giá trị gia tăng và hàm lượng chất xám
cao. Tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu và phát triển thị trường nội địa, hạn chế gia công sản phẩm. Đa
dạng hoá việc sản xuất các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu trong nước, các sản phẩm ngành nghề thủ công
truyền thống. Nhanh chóng thay thế những thiết bị và công nghệ lạc hậu, nâng cấp những thiết bị còn khả
năng khai thác, bổ sung thiết bị mới, đổi mới công nghệ và thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm. Phát
triển vùng nguyên liệu bông và tơ tằm để chủ động về nguyên liệu dệt, giảm nhập khẩu nguyên liệu.
Để tránh ô nhiễm môi trường, sẽ xây dựng các Khu, Cụm Công nghiệp chuyên ngành dệt may có cơ sở
hạ tầng đủ điều kiện cung cấp điện, nước, xử lý nước thải đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường theo quy định
của Nhà nước. Thực hiện di dời và xây dựng mới các cơ sở dệt nhuộm tại các Khu, Cụm Công nghiệp tập
trung để có điều kiện xử lý nước thải và giải quyết tốt việc ô nhiễm môi trường…
Hoàng Anh
Tìm kiếm
Tìm ki?m
Tìm ki?m
Trang chủ
Hệ thống
Rosa
Khuyến
mãi
Khách
hàng
Sổ tay nội
trợ
Siêu thị trực
tuyến
Tin tức - Sự
kiện
Liên hệ
Trang chủ Tin tức sự kiện Tin thị trường Ngành dệt may quay về nội địa với 3 đề án
Ngành dệt may quay về nội địa với 3 đề án
Thứ sáu, 17 Tháng 7 2009 08:29
Thứ trưởng thường trực Bộ Công thương Bùi Xuân Khu cho biết bộ đang chỉ đạo ngành
dệt may xây dựng ba đề án quan trọng nhằm tạo động lực phát triển ngành trong thời gian
từ nay đến năm 2015 theo hướng nội địa hóa và phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Phát triển công nghiệp dệt may theo hướng tăng tỷ lệ nội địa hóa và thời trang hóa còn
nhiều thách thức
Thông tin trên được Thứ trưởng Bùi Xuân Khu chia sẻ với Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn
Online trong một phỏng vấn gần đây. Theo ông Khu, mặc dù chiếm tỷ trọng cao trong tổng
kim ngạch xuất khẩu của cả nước, song ngành dệt may chưa thực sự phát huy hết tiềm
năng vốn có.
Trong những tháng đầu năm, khi xuất khẩu dệt may gặp khó khăn do một số thị trường chủ
lực thu hẹp do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, như Mỹ, Nhật Bản, EU, các
doanh nghiệp trong nước có xu hướng quay về thị trường nội địa.
Tuy nhiên, chiếm lĩnh thị trường nội địa không đơn giản bởi hàm lượng giá trị gia tăng
trong sản phẩm dệt may của Việt Nam còn thấp, tính sáng tạo chưa cao và mẫu mã, màu
sắc còn đơn điệu. Hơn nữa, theo ông Khu, khâu thiết kế và phân phối, bán hàng chưa được
doanh nghiệp chú trọng đầu tư mà chủ yếu vẫn tập trung vào khâu gia công.
Hiện nay, Bộ Công thương đang chỉ đạo ngành dệt may thực hiện ba đề án quan trọng. Đề
án thứ nhất là sản xuất 1 tỉ mét vải từ nay đến 2015 phục vụ xuất khẩu, nằm trong chương
trình nội địa hóa và phát triển công nghiệp hỗ trợ dệt may. Thứ hai là phát triển vùng bông
chuyên canh theo kiểu trang trại và cuối cùng là Đề án phát triển nguồn nhân lực ngành dệt
may.
Nhưng ông Khu cho rằng ba đề án tham vọng trên là bài toán khó, ngay cả mục tiêu phấn
đấu đến năm 2015 tỉ lệ nội địa hóa dệt may đạt khoảng 65-70% cũng rất khó vì công
nghiệp phụ trợ, rồi xây dựng vùng chuyên canh đang gặp nhiều vướng mắc, trong khi yếu
tố gia công lại chi phối quá nhiều.
"Chúng ta đã vạch ra chiến lược thời trang hóa ngành dệt may song nói thật, mới dừng lại
ở chủ trương thôi, chưa có định hướng và chiến thuật cụ thể, đồng bộ và dài hạn. Một số
công ty Việt Nam đã mạnh dạn đầu tư thay đổi cách làm, sáng tạo ra nhiều sản phẩm may
mặc có hàm lượng chất xám cao được người tiêu dùng chấp nhận. Tuy nhiên, số này còn
khá ít, ví dụ như Việt Tiến, Nino Maxx, Foci… Đa số vẫn làm gia công theo đơn hàng của
đối tác nước ngoài, nếu họ khó khăn như vừa qua là bị ảnh hưởng ngay”, ông Khu nhìn
nhận.
Theo phân tích của ông, một trong những nguyên nhân lớn nhất gây trở ngại cho quá trình
thời trang hóa dệt may là tỷ lệ nội địa hóa của các sản phẩm còn thấp. Đa số các nguyên
phụ liệu sản xuất ra một chiếc áo sơmi hay một chiếc váy hiện vẫn phải nhập khẩu.
Trên thực tế, chỉ có một số ít công ty là chủ động được nguồn nguyên phụ liệu đầu vào,
chẳng hạn như Dệt Thành Công. "Một năm doanh nghiệp này xuất khẩu khoảng 100 triệu
đô la Mỹ thì họ có thể làm hết từ A-Z, không phải nhập khẩu nguyên phụ liệu", ông Khu
nói.
Trong lĩnh vực dệt may, dệt kim có tỷ lệ nội địa hóa cao nhất, khoảng trên 70%. Công ty
Dệt kim Đông Xuân sản xuất các sản phẩm dệt kim cho đối tác Nhật Bản thì họ tự đảm
nhận toàn bộ các khâu trong quá trình sản xuất, kể cả nguồn nguyên liệu đầu vào mà không
cần nhập khẩu.
Ông Khu cho rằng tỷ lệ nội địa hóa trong dệt may đang tăng lên để thay thế dần nguyên
phụ liệu nhập khẩu và tăng giá trị gia tăng trong các sản phẩm may mặc của Việt Nam.
Tuy nhiên, điều khiến vị Thứ trưởng phụ trách ngành dệt may trăn trở là các ngành công
nghiệp hỗ trợ vẫn còn quá yếu so với nhu cầu thực tế: “Có nhiều nguyên nhân khiến cho
việc phát triển các trung tâm nguyên phụ liệu dệt may - một cấu thành thiết yếu của công
nghiệp hỗ trợ - chưa phát triển như mong muốn. Đó là tính liên kết giữa các bên liên quan
còn rất yếu, sự ổn định kém, nhiều đơn vị chỉ muốn “ăn nhanh” chứ chưa có chiến lược dài
hạn”.
Trả lời câu hỏi của Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online về việc Trung tâm Nguyên phụ liệu
dệt may, da giày Liên Anh tại huyện Dĩ An, Bình Dương phải đóng cửa chỉ sau một thời
gian ngắn đi vào hoạt động, ông Khu nói trong làm ăn doanh nghiệp phải tính toán rất kỹ,
nhất là với mô hình mới mẻ như Liên Anh, vì nhiều khi không thể có lời ngay mà phải sau
năm, mười năm nữa mới có lời.
Vấn đề chính là Liên Anh phải làm gì và phối hợp như thế nào với các đối tác và Hiệp hội
Dệt may để có thể khai thác tốt trung tâm có vốn đầu tư 100 tỉ đồng này.
Ông Khu gợi ý phía Liên Anh nên chủ động tìm kiếm các đối tác phù hợp để bắt tay liên
kết trên tinh thần đôi bên cùng có lợi. “Ví dụ nhé, ở Nha Trang có công ty chuyên sản xuất
khóa kéo, ở Bình Dương cũng vậy, hay Công ty YKK của Nhật Bản có nhà máy sản xuất
khóa kéo tại Khu chế xuất Tân Thuận. Vậy thì tại sao Trung tâm Liên Anh không mời các
công ty này vào thuê đất trong trung tâm, tất nhiên phải có ưu đãi thì người ta mới quan
tâm. Hay Dệt Phong Phú và Dệt Hà Nội sản xuất vải gin thì hoàn toàn có thể đưa vào trung
tâm này”, ông Khu nói.
Có thể thấy rằng sự "chết yểu" của Liên Anh không hẳn là do thời điểm, vấn đề tài chính
hoặc vấn đề cung - cầu trên thị trường. Vấn đề mấu chốt có lẽ nằm ở là sự liên kết, hợp tác
giữa các đơn vị như thế nào để một cửa hàng may đo tư nhân cũng có thể vào trung tâm
mua phụ liệu.
Hơn nữa, không thể hy vọng thành công sẽ đến trong một sớm một chiều, mà quan trọng là
phải có sự đầu tư dài hạn và một tầm nhìn chiến lược.
Ông Khu thừa nhận việc phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may và da giày
của Việt Nam vẫn là bài toán chưa có lời giải. “Các doanh nghiệp nước ngoài khi vào Việt
Nam thường nắm được giá trị thặng dư rất cao trong chuỗi giá trị, bởi vì họ có thương hiệu
mạnh, cách làm chuyên nghiệp, còn chúng ta chỉ “hớt váng”. Đây là chuyện chúng tôi rất
trăn trở”.
Chiều mai, 16-7, dự kiến Bộ Công thương sẽ phối hợp với Hiệp hội Dệt may Việt Nam và
Trung tâm Nguyên phụ liệu dệt may, da giày Liên Anh tổ chức một cuộc tọa đàm tại trung
tâm này ở huyện Dĩ An, Bình Dương, xoay quanh chủ đề chiến lược phát triển trung tâm
nguyên phụ liệu dệt may, da giày, với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp trong ngành.
Trong sáu tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt xấp xỉ 4,1 tỉ đô la Mỹ,
giảm 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường dệt may nội địa đánh dấu sự tăng trưởng
khá của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) với mức lợi nhuận tăng 48% trong sáu
tháng đầu năm so với cùng kỳ 2008.
Tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2008 đạt 9,1 tỉ đô la Mỹ, năm 2009 đặt mục tiêu
9,5 tỉ đô la.
SaigonTimes
Các bài trước:
Phát triển ngành công nghiệp dệt, may, giày dép theo hướng bền vững UBND tỉnh Đồng
Nai đã quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt, may và giày dép
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2015, có tính đến năm 2020 với quan điểm phát theo
hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, tạo bước nhảy vọt về chất sản phẩm, tăng nhanh tỷ
trọng kim ngạch xuất khẩu, gắn chặt với việc bảo vệ môi trường và phù hợp với khả năng
đáp ứng về nguồn nhân lực, góp phần phát triển kinh tế – xã hội Đồng Nai bền vững.
Thời gian qua, ngành công nghiệp dệt, may, giày dép trên địa bàn tỉnh phát triển khá mạnh, tốc
độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2007 đạt 21,6%/năm, kim ngạch xuất khẩu tăng bình
quân 23,5%/năm; năm 2007 đạt 2.540 triệu USD, chiếm tỷ trọng trên 51% kim ngạch xuất khẩu
toàn tỉnh, góp phần phát triển kinh tế của tỉnh và giải quyết nhiều việc làm cho xã hội. tính đến hết
năm 2007 có 188.465 lao động làm việc trong ngành này, chiếm 45,6% trong cơ cấu lao động toàn
ngành công nghiệp. Tuy nhiên, sự phát triển này còn mang tính tự phát, chưa có sự chọn lọc, phân
kỳ kêu gọi các dự án đầu tư cũng như phân bố hợp lý giữa các địa phương, vùng lãnh thổ, làm
mất cân đối về cơ cấu lao động và một số vấn đề xã hội phát sinh về yếu tố con người, môi
trường, nhà ở…Vì thế, cần thiết phải hình thành định hướng quy hoạch cho ngành để hội nhập
bền vững.
Với mục tiêu phát triển ngành công nghiệp dệt, may, giày dép thành một ngành công nghiệp
chủ lực, mũi nhọn về xuất khẩu của địa phương, đóng vai trò quan trọng trong phục vụ nhu cầu
tiêu dùng trong nước, góp phần giải quyết việc làm, thúc đẩy tăng trưởng ngành công nghiệp của
tỉnh phát triển bền vững, UBND tỉnh Đồng Nai đã phê duyệt quy hoạch phát triển ngành đến năm
2015, tầm nhìn đến năm 2020.
Theo đó, đến năm 2010, giá trị sản xuất hàng công nghiệp dệt, may, giày dép đạt 23.750 tỷ
đồng, chiếm 24% trong cơ cấu toàn ngành công nghiệp, tăng gấp 2,4 lần so với năm 2005. Đến
năm 2015, giá trị sản xuất đạt 40.020 tỷ đồng, chiếm 18,1% trong cơ cấu toàn ngành công nghiệp,
tăng gấp 1,7 lần so với năm 2010. Và đến năm 2020, giá trị sản xuất đạt 56.130 tỷ đồng, chiếm
11,8% trong cơ cấu toàn ngành công nghiệp, tăng gấp 1,4 lần so với năm 2015. Chuyển dịch cơ
cấu sản phẩm sản xuất ngành DMG theo hướng sản xuất sản phẩm sạch, sản phẩm thời trang
cao cấp, sản phẩm có giá trị gia tăng và hàm lượng chất xám cao. Tiếp tục mở rộng thị trường
xuất khẩu và phát triển thị trường nội địa, hạn chế gia công sản phẩm. Đa dạng hoá việc sản xuất
các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu trong nước, các sản phẩm ngành nghề thủ công truyền thống.
Nhanh chóng thay thế những thiết bị và công nghệ lạc hậu, nâng cấp những thiết bị còn khả năng
khai thác, bổ sung thiết bị mới, đổi mới công nghệ và thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Phát triển vùng nguyên liệu bông và tơ tằm để chủ động về nguyên liệu dệt, giảm nhập khẩu
nguyên liệu.
Để tránh ô nhiễm môi trường, sẽ xây dựng các Khu, Cụm Công nghiệp chuyên ngành dệt may
có cơ sở hạ tầng đủ điều kiện cung cấp điện, nước, xử lý nước thải đáp ứng các tiêu chuẩn môi
trường theo quy định của Nhà nước. Thực hiện di dời và xây dựng mới các cơ sở dệt nhuộm tại
các Khu, Cụm Công nghiệp tập trung để có điều kiện xử lý nước thải và giải quyết tốt việc ô nhiễm
môi trường…
Ngành dệt may Việt Nam trước các thách thức mới
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2009-01-22
Xuất khẩu sụt giảm vì suy thoái kinh tế thế giới, dẫn tới việc công nghiệp dệt may Việt
Nam phải tái cơ cấu. Đợt sàng lọc sắp tới sẽ diễn ra như thế nào?
Photo AFP
Công nhân Việt Nam làm việc ở một xưởng sản xuất áo quần thể thao cho hãng Nike ở TP.
HCM.
Thu hẹp hoạt động
Ngay từ khi chính phủ Việt Nam ban hành các biện pháp chống lạm phát hồi quí 2/2008,
các chuyên gia đã nhận định rằng bản thân các doanh nghiệp sẽ phải cải tổ và nền kinh tế
nói chung sẽ phải tái cơ cấu.
Khuyến cáo này càng trở nên khẩn thiết đối với nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam
do cuộc khủng hoảng tài chánh toàn cầu.
Nếu như dệt may Việt Nam luôn ở trong tốp đầu các mặt hàng có kim ngạch cao nhất, thì
nhu cầu cải tổ của nó càng lớn.
Hoạt động của ngành dệt may Việt Nam nói chung khó tránh khỏi sự thu hẹp ngay trong
năm 2009 và những năm sắp tới. Chúng tôi đặt câu hỏi về vấn đề này với ông Diệp Thành
Kiệt, Phó Chủ Tịch Hội Dệt May Thêu Đan TP.HCM.
Ông Kiệt đưa ra một nhận định hai chiều mà ông gọi là ‘có’ và ‘không’. Đối sự thu hẹp về
qui mô ngành dệt may, ông Kiệt nói:
“Thu hẹp lại ở dạng qui mộ rộng, nói cách khác số doanh nghiệp sẽ có phần thu hẹp lại.
Chúng tôi cho rằng thử thách lớn nhất của cuộc suy thoái này chính là nó và cũng là cơ
hội lớn nhất. Chúng tôi hiểu rằng để kinh doanh một ngành hàng nào nó cũng đòi hỏi tính
chuyên nghiệp, tính hiệu quả.
Chúng tôi cho rằng thử thách lớn nhất của cuộc suy thoái này chính là nó và cũng là cơ hội
lớn nhất. Qua thời kỳ này các doanh nghiệp nào tính chuyên nghiệp không cao, hiệu quả
không cao thì chắc chắn sẽ bị loại. Như vậy sẽ còn lại những doanh nghiệp là những tinh
hoa.
Ô. Diệp Th nh Kià ệt
Qua thời kỳ này các doanh nghiệp nào tính chuyên nghiệp không cao, hiệu quả không cao
thì chắc chắn sẽ bị loại. Như vậy sẽ còn lại những doanh nghiệp là những tinh hoa. Đó là
câu trả lời chúng tôi là ‘có’, cái qui mô trên diện rộng sẽ thu hẹp lại.”
Tái cơ cấu
Tuy nhiên ông Diệp Thành Kiệt cũng cho rằng, trên một bình diện khác có thể nói là hoạt
động dệt may đang đổi hướng phát triển:
“Những doanh nghiệp còn tồn tại thì chắc chắn sẽ có những điều kiện tốt hơn và đây là
dịp để người ta rà soát. Người ta phải tập trung vô sản xuất những sản phẩm ở đấy tính
bền vững cao hơn. Tính bền vững sẽ gồm các yếu tố, thứ nhất phải có giá trị tạo mới cao
hơn để đủ sức cạnh tranh và đủ sức nuôi người lao động.
Yếu tố thứ hai là phải lựa chọn thị trường vững chắc và theo năng lực của doanh nghiệp
chứ không chạy theo phong trào. Thí dụ như trước đây thị trường Mỹ mở ra thì rất nhiều
doanh nghiệp lúc nào cũng chằm chằm vô thị trường Mỹ.
Ở tầm Hội thì chúng tôi đã khuyến cáo, những doanh nghiệp nào đang mạnh ở thị trường
nào và vững chãi ở thị trường nào thì nên giữ mà phát triển, đừng có làm theo phong trào.
Phải nói rằng đây là giai đoạn mà các doanh nghiệp phải xem xét lại.
Cho nên thứ nhất tôi nghĩ rằng việc thu hẹp là không tránh khỏi, thứ hai tôi nghĩ rằng nếu
không phải năm 2009 hay 2010, thì chắc chắn trong quá trình phát triển nó sẽ có một giai
đoạn nào đó sẽ có sự sàng lọc mạnh không phải vì cuộc suy thoái này mà sẽ bằng những
hình thức khác.
Trong cái rủi ro là đang trong thời kỳ suy thoái, chúng tôi nghĩ rằng đó cũng là cơ hội cho
những doanh nghiệp có định hướng tốt, nhưng vì trước đây họ phải chạy vạy phải cạnh
tranh theo một số cách nào đó buộc lòng họ phải đa dạng hoá làm theo phong trào, thì
đây là dịp để họ cắt bỏ những cái đó và trở nên chuyên nghiệp hơn”.