Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Giải đáp thắc mắc về bệnh đái tháo đường – Kỳ 2 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.36 KB, 5 trang )

Giải đáp thắc mắc về bệnh đái tháo đường – Kỳ 2

Người như thế nào có nguy cơ
mắc bệnh ĐTĐ type 2

Điều tiết chế độ ăn không nhiều chất đường cho bệnh nhân ĐTĐ
Tôi xin được hỏi, người như thế nào có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ type 2?
Nếu ăn nhiều cơm và đường thì có bị bệnh này không? Phòng tránh ĐTĐ bằng
cách nào?

Trả lời:
Những người sau đây có nguy cơ cao mắc bệnh ĐTĐ type 2:
1. Béo phì.
2. Ăn nhiều chất đường, mỡ, uống nhiều bia rượu
3. Ít lao động chân tay.
4. Gia đình có người mắc bệnh ĐTĐ.
5. Hệ thống cholesterol trong máu cao.
6. Thai phụ.
7. Lớn tuổi trên 60.
Nếu bạn ăn nhiều chất đường, kéo dài từ khi còn bé và tới khi đứng tuổi
thì hay bị mắc bệnh ĐTĐ, ăn nhiều cơm cũng có thể nhưng không có nguy cơ cao
mắc bệnh bằng ăn nhiều đường.
Bạn có thể tránh được ĐTĐ nhờ hai yếu tố (nếu tuyến tuỵ bẩm sinh là bình
thường).
- Điều tiết chế chế độ ăn, không ăn nhiều chất đường, chất mỡ và chất
tinh bột như gạo từ lúc còn trẻ.
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên hoặc lao động chân tay
nhiều. Nên thử khả năng dung nạp đường. Nếu khả năng dung nạp đường kém cần
áp dụng triệt để hai yếu tố trên để phòng tránh bệnh ĐTĐ.



Làm gì để phòng tránh các biến
chứng của ĐTĐ
Người mắc bệnh ĐTĐ nên làm gì để phòng tránh các biến chứng và kéo
dài tuổi thọ?

Trả lời:
Khi đã mắc bệnh ĐTĐ, người bệnh cần tuân thủ 3 nguyên tắc:
- Thứ nhất: Điều tiết chế chế độ ăn uống, cần xây dựng thực đơn và chế độ
ăn uống thích hợp với hoạt động của nghề nghiêp.Nguyên tắc chung là ăn các thực
phẩm ít đường đảm bảo với sức tiết insulin của tụy vừa đảm bảo sức lao động. Bên
cạnh đó, người bệnh cần thường xuyên được chăm sóc bởi thầy thuốc chuyên khoa
nội tiết.
- Thứ 2: Tăng cường vận động bằng cách tập luyện thể dục ,thể thao thường
xuyên: đi bộ, chạy, tập yoga, tập dưỡng sinh... hoặc dành thời gian lao động chân
tay (đối với người thiên về lao động trí óc ).
- Thứ 3: Dùng thuốc đúng cách. Không tự mình đọc sách hay nghe người
khác mách bảo mà phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Người bệnh nếu kiên trì thực hiện tốt ba nguyên tắc trên sẽ tránh khỏi nhiều
biến chứng do ĐTĐ gây nên và có thể duy trì tốt khả năng lao động cũng như kéo
dài tuổi thọ.

ĐTĐ có chữa khỏi hoàn toàn?
Có phải ĐTĐ là người mắc bệnh đi đái ra đường không? Bệnh này có
chữa khỏi được không?

Trả lời:
Đúng vậy, nếu mắc bệnh ĐTĐ mà không điều trị kịp thời và đúng cách thì
khi bệnh nặng lên, mức glucose trong máu quá cao trong nước tiểu sẽ có đường
glucoza.
ĐTĐ là cách gọi thông thường cho dễ hiểu, chứ thực ra phải gọi là bệnh

tăng glucose trong máu mới đúng bản chất khoa học của bệnh.
Cho đến nay, bệnh ĐTĐ vẫn chưa có khả năng chữa khỏi. Tuy nhiên, với
nền khoa học hiện đại, người bệnh có thể chung sống một cách hòa bình với chúng
bằng cách trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết để chăm sóc bản thân, bao
gồm: chế độ ăn uống lành mạnh, luyện tập thể dục phù hợp, dùng thuốc đúng theo
sự hướng dẫn của bác sĩ, biết cách tự theo dõi đường huyết, biết được các biểu
hiện của cơn hạ đường huyết cũng như cách xử trí, biết cách tự chăm sóc để ngăn
ngừa các biến chứng ĐTĐ (huyết áp, tim mạch, thận, mắt, thần kinh và bàn chân).
Một ngày nào đó y học có thể ghép tế bào gốc tụy vào tụy đã suy yếu thì
chúng ta sẽ chữa khỏi bệnh ĐTĐ.

×