Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đặc điểm từ vựng của trẻ rối loạn phổ tự kỉ 3 - 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (734.79 KB, 7 trang )

VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 489 (Kì 1 - 11/2020), tr 14-20

ISSN: 2354-0753

ĐẶC ĐIỂM TỪ VỰNG CỦA TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ 3-6 TUỔI
Trần Thị Minh Thành+,
Đỗ Thị Thúy

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
+ Tác giả liên hệ ● Email:

Article History
Received: 05/9/2020
Accepted: 25/9/2020
Published: 05/11/2020

ABSTRACT
The social deficits associated with autism spectrum disorders (ASD) have
been implicated in the language delays and deficits of children with ASD.
This paper aims to investigate the vocabulary development characteristics of
ASD aged 3-6 years children. The results showed that children with ASD
have a slow rate of vocabulary development, the older age children with
ASDs have, the more significant difference in vocabulary compared to typical
development. The nouns occupied about half of the child's vocabulary. The
study also found that the number of applied vocabulary in children with ASD
is 5 times higher than the number of understood words. This article suggests
that teachers and parents should pay attention to using specific methods to
help children with ASD to understand words, thereby helping children to
develop communication skills and social integration effectively.



Keywords
Vocabulary, Autism
Spectrum Disorders, 3-6
years old, language.

1. Mở đầu
Để giao tiếp tốt, trẻ cần tích lũy được số lượng từ vựng cơ bản, hiểu được ý nghĩa của từ và sử dụng từ ngữ đúng
hoàn cảnh giao tiếp. Giai đoạn 3-6 tuổi là giai đoạn ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh về chất (Đồn Văn Lâm, 2016).
Có được từ vựng, trẻ sẽ hiểu được nội dung cuộc hội thoại, tạo tiền đề tốt cho việc tham gia học tập tại trường phù
hợp với khả năng của trẻ. Vốn từ vựng không chỉ ảnh hưởng đến thành công trong việc đọc hiểu mà cịn ảnh hưởng
đến tổng thể thành cơng ở trường học (Đinh Hồng Thái, 2013; Weismer, 2011, Lindgren, Folstein, Tomblin, &
Tager-Flusberg, 2009). Tiếp thu từ vựng và kiến thức là một thành phần quan trọng của năng lực ngôn ngữ giúp trẻ
thành thạo trong giao tiếp bằng lời và đọc hiểu.
Giai đoạn 3-6 tuổi là giai đoạn mà từ vựng của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào môi trường xung quanh, ở giai đoạn
này trẻ tiếp thu và thể hiện ngôn ngữ của bản thân một cách mạnh mẽ nhất. Đây cũng là giai đoạn trẻ rất ham hiểu
biết, thích đặt câu hỏi về môi trường xung quanh. Về cơ bản, tốc độ phát triển về từ vựng không nhanh như giai đoạn
trước (0-3 tuổi), trẻ đã có đủ các từ loại cơ bản như danh từ, động từ, tính từ và các từ loại khác. Ở trẻ không khuyết
tật, tỉ lệ danh từ và động từ cao hơn nhiều các từ loại khác. Đến khi 5-6 tuổi, tỉ lệ danh từ, động từ giảm đi nhường
chỗ cho các từ loại khác tăng lên (Lưu Thị Lan, 1996).
Đối với trẻ rối loạn phổ tự kỉ (RLPTK), 3-6 tuổi là giai đoạn trẻ bắt đầu hình thành nên ngơn ngữ lời nói, là thời
điểm vàng để nhà giáo dục tiến hành cung cấp từ vựng, dạy trẻ sử dụng từ đúng ngữ cảnh và phát triển nhận thức
thơng qua ngơn ngữ vì qua giai đoạn này thì việc tiếp thu từ vựng, giao tiếp và học tập ở trẻ càng khó khăn hơn.
Ngôn ngữ là một trong những khiếm khuyết phổ biến ở trẻ RLPTK. Tại hội thảo “Vocabulary learning of
Children with Autism Spectrum Disorder” tháng 10/2018 tổ chức ở Pháp, các tác giả Kamran Khowaja, Dena AlThani và Siti Salwah Salim đã chỉ ra rằng những đứa trẻ tự kỉ phải đối mặt với những khó khăn về nội dung và ngữ
pháp ngay cả khi khơng có sự chậm trễ về ngơn ngữ nói. Trẻ có thể sử dụng khơng đúng các tính từ, ngơn ngữ giao
tiếp bị chậm phát triển.
Đánh giá về từ vựng, khả năng hiểu và sử dụng từ vựng có ý nghĩa lâu dài và quan trọng để xác định các chiến
lược can thiệp phù hợp, tạo điều kiện để trẻ RLPTK tiếp thu ngôn ngữ tốt nhất, đặc biệt là ngữ dụng- khía cạnh mà
trẻ RLPTK gặp khó khăn nhiều nhất. Trên thế giới trong những năm gần đây có nhiều cơng bố về vốn từ của trẻ

RLPTK. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, tốc độ phát triển từ vựng và ngữ pháp của trẻ RLPTK đều có sự chậm trễ, khơng
theo mốc phát triển thơng thường. Ngay cả đối với trẻ RLPTK có ngơn ngữ nói tốt thì việc sử dụng các động từ, tính
từ, danh từ vẫn là thách thức (Charman, Drew, Baird, & Baird, 2003; Ashley, Eigsti, & Snedeker, 2011). Gần đây
một số cơng trình nghiên cứu trên thế giới tập trung vào đặc điểm vốn từ, ngơn ngữ của trẻ RLPTK nói hai ngôn ngữ
(Gonzalez-Barrero, A. M., & Nadig, A. 2018, 2019). Nghiên cứu cũng đưa ra lời khuyên rằng việc can thiệp ngôn
ngữ cho trẻ RLPTK nên cân nhắc tới can thiệp song ngữ, trong đó tập trung vào ngơn ngữ mà trẻ có khả năng hơn
(Maria, 2020).

14


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 489 (Kì 1 - 11/2020), tr 14-20

ISSN: 2354-0753

Ở Việt Nam, khoảng 20 năm trở lại đây đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về các phương pháp can thiệp trẻ
RLPTK nhưng dường như chưa có nghiên cứu nào về đặc điểm ngôn ngữ và từ vựng của trẻ.
Bài báo này tìm hiểu về đặc điểm từ vựng và sự phát triển về từ vựng của trẻ RLPTK 3-6 tuổi học hòa nhập nhằm
cung cấp những gợi ý cho các nhà chuyên môn và phụ huynh trong q trình can thiệp ngơn ngữ nói riêng và q
trình giáo dục trẻ RLPTK nói chung.
2. Kết quả nghiên cứu
2.1. Phương pháp nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: 42 trẻ RLPTK 3-6 tuổi học hịa nhập, trong đó có 33 trẻ trai và 9 trẻ gái; trong số 42 trẻ
có 11 trẻ 3 tuổi, 15 trẻ 4 tuổi, 10 trẻ 5 tuổi và 6 trẻ 6 tuổi.
* Công cụ khảo sát: Nghiên cứu đã sử dụng Danh sách từ vựng của Phạm Thùy Giang (2008) để đánh giá từ
vựng của trẻ ở 2 khía cạnh vận dụng (hiểu và nói) và hiểu. Danh sách gồm hơn 300 từ chia thành các mục: Âm thanh,
các loại xe, con vật, đồ chơi, đồ ăn uống, người, quần áo, đồ ở nhà, bộ phận cơ thể, nội thất và trong nhà, đồ ngồi
trời và các nơi, trị chơi, hành động, hành động/ tính từ, tính từ, câu hỏi, số từ/ tính từ, đại từ, thời gian.

* Xử lí kết quả: Số liệu được xử lí bằng phần mềm SPSS 16.0.
2.2. Kết quả khảo sát
2.2.1. Số lượng từ vựng của 42 trẻ rối loạn phổ tự kỉ 3-6 tuổi
Bảng 1. Thống kê mô tả từ vựng của trẻ RLPTK 3-6 tuổi
N
Tối thiểu
Tối đa
Trung bình (M)
Độ lệch chuẩn (SD)
Danh từ
42
37
194
164,62
39,006
Tính từ
42
0
26
20,57
7,651
Động từ
42
0
6
45,98
22,774
Từ loại khác
42
9

31
22,48
6,029
Tổng từ
42
53
322
253,17
70,202
Danh từ chỉ hiểu
42
0
127
41,29
31,519
Động từ chỉ hiểu
42
0
63
17,93
18,326
Tính từ chỉ hiểu
42
0
25
6,71
6,264
Tổng từ chỉ hiểu
42
3

202
74,74
53,583
DT vận dụng
42
35
194
123,33
41,476
Động từ vận dụng
42
0
66
28,05
19,211
Tính từ vận dụng nói
42
0
26
13,86
7,996
Từ loại khác vận dụng
42
3
25
13,19
5,790
Tổng từ vận dụng
42
41

311
178,43
70,030
Bảng thống kê trên cho thấy, trẻ RLPTK 3-6 tuổi có vốn từ trung bình là 253 từ, trong đó thấp nhất là 53 từ, cao
nhất là 322 từ. Số từ nói (hay còn là số từ vận dụng) là khoảng 178 từ, số lượng từ chỉ hiểu khoảng 75 từ. Danh từ có
trung bình cao nhất so với các từ loại khác, sau đó là động từ, tính từ và các từ loại khác (M danh từ = 164,62, M
động từ = 45,98, M tính từ = 20,57, M từ khác = 22,48). Danh từ chỉ hiểu bằng khoảng 1/3 danh từ nói (41 so với
123). Các từ loại khác cũng ở tình trạng tương tự là vốn từ chỉ hiểu thấp hơn vốn từ nói.
Bảng 2. Số lượng từ vựng của trẻ RLPTK theo độ tuổi
Tuổi
N
Trung bình Độ lệch chuẩn
Tối thiểu
Tối đa
3
11
219,00
92,122
53
313
4
15
259,60
52,724
177
322
Tổng số từ 5
10
251,60
74,364

113
316
6
6
302,33
10,172
291
314
Tổng 42
253,17
70,202
53
322

15


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 489 (Kì 1 - 11/2020), tr 14-20

3
4
Tổng số từ
5
chỉ hiểu
6
Tổng
3
4

Tổng số từ
5
vận dụng
6
Tổng

11
15
10
6
42
11
15
10
6
42

80,18
85,73
56,80
67,17
74,74
138,82
173,87
194,80
235,17
178,43

ISSN: 2354-0753


52,920
66,703
32,666
49,224
53,583
71,258
62,275
69,108
51,867
70,030

4
4
3
3
3
41
85
110
171
41

178
202
119
137
202
258
270
280

311
311

Khảo sát 42 trẻ RLPTK cho thấy trung bình vốn từ ở trẻ 3 tuổi có 219 từ, trẻ 4 tuổi có khoảng 260 từ, trẻ 5 tuổi
có khoảng 252 từ và trẻ 6 tuổi có 302 từ. Như vậy số lượng từ vựng được mở rộng theo độ tuổi. Tuy nhiên, có điều
khá ngạc nhiên là số lượng từ ít nhất rơi vào độ tuổi lên 3 nhưng ở mức tối đa (maximum) thì khơng có sự chênh
lệch nhiều giữa các độ tuổi. Dường như 4 tuổi có số lượng từ vựng nhiều nhất so với các độ tuổi.
Ở mọi độ tuổi thì số từ vận dụng (hiểu và nói) đều cao hơn từ vựng chỉ hiểu và sự chênh lệch này tăng lên theo
độ tuổi.
Nhóm trẻ 6 tuổi có số lượng từ vận dụng cao nhất vì đã trải qua thời gian can thiệp và học mầm non hòa nhập dài
hơn. Càng lớn, trẻ càng sử dụng được nhiều từ hơn (3 tuổi trẻ sử dụng được 139 từ đến 6 tuổi số từ trẻ hiểu là 269
từ). Số lượng từ trẻ chỉ hiểu nhưng không sử dụng được cũng giảm đi (trẻ 3 tuổi trẻ chỉ hiểu được 80 từ, đến khi 6
tuổi số từ đó giảm xuống cịn 67 từ).
2.2.2. So sánh lượng từ vựng của trẻ rối loạn phổ tự kỉ với trẻ mầm non không khuyết tật
Như đã trình bày, cho đến nay ở Việt Nam có cơng trình duy nhất của Lưu Thị Lan nghiên cứu chính thức khá
tồn diện về những mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ em 0-6 tuổi. Mặc dù tác giả đã công bố kết quả nghiên cứu từ
năm 1996 nhưng đây vẫn là một tài liệu có giá trị và được nhiều nhà nghiên cứu về ngôn ngữ trẻ em sau này tham
khảo. Vì vậy, bài báo này đã tham chiếu với kết quả nghiên cứu của Lưu Thị Lan để bước đầu so sánh vốn từ của trẻ
RLPTK và trẻ em mầm non không khuyết tật cùng độ tuổi. Biểu đồ dưới đây thể hiện sự chênh lệch về vốn từ của 2
nhóm trẻ.
1200
1000
800
Trẻ RLPTK

600

Trẻ khơng khuyết tật
400
200

0
3 tuổi

4 tuổi

5 tuổi

6 tuổi

Biểu đồ 1. So sánh số lượng từ vựng của trẻ RLPTK với trẻ không khuyết tật
Quan sát biểu đồ 1, có thể thấy cũng giống như trẻ không khuyết tật, số lượng từ vựng của trẻ RLPTK tăng lên
theo tuổi.

16


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 489 (Kì 1 - 11/2020), tr 14-20

ISSN: 2354-0753

Biểu đồ cũng cho thấy, càng ở độ tuổi lớn sự chênh lệch giữa vốn từ của trẻ RLPTK với trẻ không khuyết tật
càng rõ rệt: Ở độ tuổi 3 tuổi từ vựng của trẻ RLPTK bằng khoảng 1 nửa so với trẻ không khuyết tật; từ 4 đến 6 tuổi,
từ vựng của trẻ tự kỉ chỉ bằng 1/3 trẻ không khuyết tật. Ở trẻ không khuyết tật, giai đoạn phát triển lượng từ vựng
nhiều nhất là giai đoạn 3-4 tuổi nhưng trong nghiên cứu này tốc độ tăng trưởng từ vựng của trẻ RLPTK khá chậm
và không có sự vượt trội ở độ tuổi nào.
2.2.3. Cơ cấu từ loại của trẻ rối loạn phổ tự kỉ 3-6 tuổi
Từ loại trong từ vựng là một tiêu chí quan trọng trong đánh giá từ vựng của trẻ em. Số lượng từ loại càng nhiều
thì trẻ càng dễ dàng giao tiếp, chất lượng giao tiếp tốt hơn. Trong nghiên cứu này, cơ cấu từ loại được chia thành các

nhóm danh từ, động từ, tính từ và các từ loại khác (đại từ, câu hỏi, tiếng kêu con vật, thời gian). Qua khảo sát cho
thấy cơ cấu từ loại của trẻ RLPTK 3-6 tuổi không cân đối, chủ yếu là danh từ và động từ. Sự mất cân đối về cơ cấu
từ loại có thể diễn ra ở cả từ chỉ hiểu và từ vận dụng (hiểu và nói).
* Cơ cấu từ loại trong vốn từ chung của trẻ:
Bảng 3 dưới đây thể hiện cơ cấu từ loại trong vốn từ (chung) của trẻ RLPTK 3-6 tuổi.
Bảng 3. Cơ cấu từ loại trong vốn từ của trẻ RLPTK 3-6 tuổi
Tuổi
N
Trung bình
Độ lệch chuẩn
Tối thiểu
Tối đa
3
11 148,09
56,795
37
194
4
15 168,07
25,946
124
194
Danh từ
5
10 162,40
38,728
83
194
6
6

190,00
4,517
184
194
Tổng
42 164,62
39,006
37
194
3
11 17,36
10,279
0
26
4
15 22,07
5,147
10
26
Tính từ
5
10 18,80
8,417
5
26
6
6
25,67
,516
25

26
Tổng
42 20,57
7,651
0
26
3
11 36,00
27,957
0
66
4
15 46,80
19,221
22
66
Động từ
5
10 45,20
24,179
9
66
6
6
63,50
3,507
59
66
Tổng
42 45,98

22,774
0
66
3
11 19,73
5,623
11
27
4
15 21,00
7,309
9
31
Khác
5
10 25,40
3,273
19
30
6
6
26,33
2,805
21
29
Tổng
42 22,48
6,029
9
31

Bảng 3 cho thấy, ở mọi độ tuổi số lượng danh từ luôn chiếm đa số trong vốn từ của trẻ. Số lượng danh từ, động
từ, tính từ và các từ loại khác đều tăng lên theo độ tuổi; trong đó số lượng danh từ và động từ tăng khá mạnh so với
tính từ và các từ loại khác.
Nghiên cứu còn xem xét tỉ lệ của các từ loại trong vốn từ của trẻ ở từng nhóm tuổi để tìm hiểu các từ loại có xu
hướng tăng lên hay giảm đi theo thời gian (xem bảng 4).
Bảng 4. Tỉ lệ các từ loại trong vốn từ của trẻ RLPTK
Tuổi
Danh từ
Động từ
Tính từ
Từ loại khác
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
3 tuổi
148
66,97
36
16,29
17
7,69
20
9,05
4 tuổi
168

66,67
47
18,65
22
8,73
21
8,33

17


VJE
5 tuổi
6 tuổi

Tạp chí Giáo dục, Số 489 (Kì 1 - 11/2020), tr 14-20

162
190

62,31
62,9

45
63

ISSN: 2354-0753

17,31
20,86


19
26

7,31
8,61

25
26

9,61
8,61

Bảng 4 cho thấy, tỉ lệ danh từ giảm dần theo độ tuổi và tỉ lệ động từ và tính từ có xu hướng tăng. Tỉ lệ danh từ ở
trẻ 6 tuổi giảm 4% so với trẻ 3 tuổi; tỉ lệ động từ ở trẻ 6 tuổi tăng hơn 4% so với trẻ 3 tuổi. Trong khi đó, so với trẻ 3
tuổi, nhóm trẻ 6 tuổi có tỉ lệ tính từ chỉ tăng 1%, từ loại khác chỉ giảm 0,4%. Như vậy, tỉ lệ tăng ở nhóm tính từ và
giảm ở nhóm từ loại khác là khơng đáng kể.
Phân tích cơ cấu từ loại trong vốn từ chỉ hiểu của nhóm trẻ cho thấy, danh từ, động từ và tính từ có xu hướng
giảm đi, cịn các từ loại khác có xu hướng tăng lên. Trong khi số lượng danh từ có sự giảm đi rõ ràng thì nhóm động
từ, tính từ có sự giảm đi khơng đáng kể. Nhóm trẻ 4 tuổi có số lượng từ vựng chỉ hiểu cao nhất so với các nhóm tuổi
còn lại.
Trong vốn từ chỉ hiểu của trẻ RLPTK ở mọi độ tuổi, danh từ chiếm tỉ lệ cao nhất, sau đó là động từ, từ loại khác
và cuối cùng là tính từ. Ở giai đoạn 3 tuổi, trẻ có thể hiểu khoảng 50 danh từ, 5 tính từ, 19 động từ và 8 từ loại khác
(số từ, đại từ, liên từ...). Ở giai đoạn 5 tuổi, trẻ hiểu khoảng 45 danh từ, 10 tính từ, 21 động từ và 9 từ loại khác.
Nhóm động từ và tính từ chỉ hiểu thì giá trị thấp ở các độ tuổi là 0 (min = 0); cịn nhóm danh từ thì ngồi nhóm
trẻ 4 tuổi thì ở các độ tuổi đều có giá trị min = 0; trong khi ở nhóm các từ loại khác thì chỉ có nhóm trẻ 4 tuổi mới có
giá trị min = 0.
Về cơ cấu từ loại trong vốn từ vận dụng: phân tích dữ liệu điều tra cho thấy, số lượng các từ loại trong vốn từ vận
dụng có xu hướng tăng lên theo độ tuổi, trong đó tăng mạnh nhất là danh từ, sau đó là động từ. Số lượng tính từ và
số các từ loại khác gần tương đương nhau. Đáng chú ý ở nhóm động từ và tính từ vận dụng giá trị thấp nhất (min =

0) rơi vào độ tuổi 3 và 4 tuổi, trong khi ở nhóm các từ loại khác thì khơng có độ tuổi nào có giá trị min = 0.
Tương quan giữa từ chỉ hiểu và từ vận dụng
Kết quả khảo sát cho thấy có sự chênh lệch khá lớn giữa từ chỉ hiểu và từ vận dụng (xem biểu đồ 2). Biểu đồ 2 cho
thấy ở trẻ RLPTK, số từ vận dụng nhiều hơn số từ chỉ hiểu ở mọi độ tuổi. Ở trẻ 3 tuổi, số từ vận dụng cao gấp 1,7 lần
số từ chỉ hiểu. Ở trẻ 4 tuổi, số từ vận dụng cao gấp 2 lần, ở 5 tuổi cao hơn 2,24 lần và ở 6 tuổi cao 3,5 lần số từ chỉ hiểu.
Nghiên cứu này đã phân tích mối qua hệ tương quan giữa từ chỉ hiểu và từ vận dụng (hiểu và nói) của trẻ RLPTK
3-6 tuổi bằng phần mềm SPSS. Vốn từ chỉ hiểu có mối tương quan nghịch với vốn từ vận dụng, bao gồm các từ loại
vận dụng (danh từ, động từ, tính từ và các từ loại khác) (chỉ số r dao động từ -.329 đến -.439), có nghĩa là khi vốn từ
chỉ hiểu giảm đi thì vốn từ vận dụng tăng lên và ngược lại. Từ loại khác vận dụng có tương quan nghịch và chặt chẽ
với danh từ chỉ hiểu (r=-,470) và động từ chỉ hiểu (r=-,326).

250
200
150

Từ chỉ hiểu

100

Từ vận dụng

50
0
3 tuổi

4 tuổi

5 tuổi

6 tuổi


Tổng

Biểu đồ 2. So sánh số lượng từ chỉ hiểu và số lượng từ vận dụng của trẻ RLPTK 3-6 tuổi
2.3. Bình luận
Mục tiêu của nghiên cứu là chỉ ra đặc điểm từ vựng của trẻ RLPTK 3-6 tuổi nên đã sử dụng danh sách từ vựng
của Phạm Thùy Giang, đồng thời so sánh với sự phát triển từ vựng của trẻ bình thường.

18


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 489 (Kì 1 - 11/2020), tr 14-20

ISSN: 2354-0753

Kết quả nghiên cứu cho thấy vốn từ ở trẻ RLPTK 3-6 tuổi tăng lên theo thời gian cũng giống như trẻ không
khuyết tật cùng độ tuổi. Tuy nhiên, vốn từ của trẻ chậm mở rộng hơn so với trẻ cùng độ tuổi, ở độ tuổi lên 3 trẻ
RLPTK có vốn từ chỉ bằng một nửa trẻ khơng khuyết tật cịn ở độ tuổi 5,6 tuổi thì chỉ bằng 1/3.
Nghiên cứu của Lưu Thị Lan (1996) cho rằng vốn từ của trẻ 3-4 tuổi có xu hướng tăng mạnh và tăng dần đều ở
độ tuổi 5-6 tuổi và cho đến 6 tuổi thì vốn từ của trẻ gấp khoảng 3 lần so với 3 tuổi. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này,
trẻ RLPTK vốn từ có sự tăng lên theo độ tuổi nhưng không đáng kể, số lượng từ ở 6 tuổi không chênh lệch nhiều so
với 3 tuổi.
Cũng giống như trẻ không khuyết tật, tỉ lệ danh từ giảm đi theo độ tuổi, trong khi tỉ lệ động từ và tính từ tăng lên.
Tuy nhiên, sự thay đổi về tỉ lệ tính từ và các từ loại khác dường như không đáng kể qua thời gian.
Theo tác giả Lưu Thị Lan, về cơ bản vốn từ đã có đủ các từ loại. Tuy nhiên, tỉ lệ danh từ và động từ cao hơn
nhiều so với các từ loại khác. Ở trẻ 3 tuổi: danh từ giảm từ 37,91% - 35,36%; động từ giảm từ 33,36%- 31,04%; đại
từ tăng từ 2,82%- 3,61%, thì trẻ em 5 tuổi danh từ giảm 35,06% - 33,28%, động từ giảm 30,29% - 29,10%, tính từ
tăng 8,7%- 9,84%; trẻ 6 tuổi: danh từ giảm từ 32,47% xuống 30,97%, tính từ tăng từ 9,94% tăng lên 11,64%.

Trong nghiên cứu này, tỉ lệ danh từ của trẻ RLPTK 6 tuổi giảm 4%, động từ tăng 4%, tính từ tăng 1%, cịn các
từ loại khác giảm 0,4%. Như vậy vốn từ của trẻ RLPTK 3-6 tuổi có những điểm rất khác biệt so với trẻ không khuyết
tật. Tỉ lệ danh từ giảm ít hơn nhiều so với trẻ không khuyết tật và tỉ lệ các từ loại khác cũng tăng lên rất ít so với
thơng thường.
Kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy rằng ở trẻ RLPTK 3-6 tuổi có vốn từ vận dụng tốt hơn vốn từ chỉ hiểu.
Trước đó, Kjelgaard và Tager-Flusberg (2001) nghiên cứu trên 89 trẻ RLPTK 4-14 tuổi cho thấy rằng ngôn ngữ tiếp
nhận của trẻ kém hơn ngôn ngữ diễn đạt. Gần đây hơn, Hudray và cộng sự (2010) trong nghiên cứu về ngơn ngữ của
nhóm trẻ RLPTK cũng đưa ra kết luận rằng trẻ em RLPTK bị suy yếu nhiều hơn về khả năng tiếp nhận ngôn ngữ,
trong khi từ vựng diễn đạt ít bị suy yếu hơn. Tương tự Kover, McDuffie, Hagerman, & Abbeduto (2013) cũng kết
luận rằng vốn từ tiếp nhận của trẻ tự kỉ tăng chậm hơn so với vốn từ diễn đạt.
Phân tích chỉ số tương quan Pearson cho thấy vốn từ nói và hiểu ở trẻ RLPTK có tương quan nghịch và chặt chẽ
với vốn từ chỉ hiểu. Biến tuổi có tương quan thuận và chặt chẽ với vốn từ và các từ loại. Tuổi càng nhiều thì vốn từ
và các từ loại càng được mở rộng. Giới tính khơng ảnh hưởng đến từ vựng của trẻ RLPTK.
Hạn chế của nghiên cứu này là số lượng trẻ ở từng độ tuổi không tương đồng và cịn hẹp. Cơng cụ khảo sát là
Danh sách từ vựng chứ không phải là các thang đo ngôn ngữ tiêu chuẩn. Vì vậy, cần tiếp tục tiến hành các nghiên
cứu về đặc điểm vốn từ của trẻ tự kỉ ở Việt Nam để tiếp nối những kết quả nghiên cứu ban đầu này. Những nghiên
cứu sau cần thực hiện trên đối tượng rộng hơn và có sự lựa chọn mẫu theo độ tuổi và giới tính theo các độ tuổi, đồng
thời nên sử dụng phương pháp nghiên cứu phong phú hơn.
3. Kết luận
Ngơn ngữ có vai trị rất quan trọng đối với trẻ RLPTK, góp phần giúp trẻ phát triển cả kĩ năng giao tiếp và học
tập. Tuy nhiên, quá trình tích lũy từ vựng của trẻ RLPTK 3-6 tuổi gặp nhiều khó khăn; sự phát triển từ vựng thường
chậm, vốn từ nghèo nàn và mất cân đối hơn so với trẻ không khuyết tật. Khác với trẻ không khuyết tật, trẻ RLPTK
có vốn từ vận dụng nhiều hơn vốn từ tiếp nhận. Theo đó, phát triển và củng cố vốn từ vựng là mục tiêu cần thiết của
các chương trình can thiệp cho trẻ tự kỉ, do đó chương trình can thiệp ngơn ngữ cho trẻ RLPTK nên bắt đầu như càng
sớm càng tốt sau khi chẩn đoán. Tuy nhiên, với những khó khăn cố hữu như hành vi khơng hợp tác đã khiến cho trẻ
RLPTK khó khăn trong lĩnh hội ngơn ngữ. Vì vậy, trong q trình can thiệp ngôn ngữ cho trẻ RLPTK 3-6 tuổi, cha
mẹ và giáo viên nên chú ý đến việc tăng cường khả năng tiếp nhận ngôn ngữ. Hơn nữa, việc nghiên cứu thêm về vốn
từ của trẻ RLPTK là cần thiết để khẳng định những kết quả ban đầu này.
Tài liệu tham khảo
Ashley, Eigsti, & Snedeker (2011). Mutual monopoly in autism spectrum disorders: pragmatic hypothesis testing.

Awareness 119 (1), 96-113.
Charman, Drew, Baird, & Baird (2003). Measuring early language development in preschool children with autism
spectrum disorder using the MacArthur Communicative Development Inventory (Infant Form). Journal of Child
Language, 30(1), 213-36.
Dai, Y. G., Burke, J. D., Naigles, L., Eigsti, I. M., & Fein, D. A. (2018). Language abilities in monolingual-and
bilingual-exposed children with autism or other developmental disorders. Research in Autism Spectrum
Disorders, 55, 38-49. />
19


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 489 (Kì 1 - 11/2020), tr 14-20

ISSN: 2354-0753

Đinh Hồng Thái (2013). Phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non. NXB Đại học Sư phạm.
Đoàn Văn Lâm (2016). Sự phát triển ngôn ngữ trẻ trước tuổi đến trường. Báo Tia sáng, Bộ Khoa học và Công nghệ.
Gonzalez-Barrero, A. M., & Nadig, A. (2018). Bilingual children with autism spectrum disorders: The impact of
amount of language exposure on vocabulary and morphological skills at school age. Autism Research, 11, 16671678.
Gonzalez-Barrero, A. M., & Nadig, A. (2019). Brief report: Vocabulary and grammatical skills of bilingual children
with autism spectrum disorders at school age. Journal of Autism and Developmental Disorders, 49, 3888-3897.
Hudry et al. (2010). Preschoolers with autism have a more impaired ability to learn than to express language.
International magazine on language and communication disorders, 45(6), 681-690.
Kamran Khowaja, Dena Al-Thani và Siti Salwah Salim (2018). Vocabulary Learning of Children With Autism
Spectrum Disorder (ASD): From the Development to an Evaluation of Serious Game Prototype, Conference: 12th
European Conference on Games Based Learning At: Sophia Antipolis, France.
Kjelgaard & Tager-Flusberg (2001). An investigation of language impairment in autism: Effects on genetic subtypes.
Journal Linguistic and cognitive processes, 12(2), 287-308.
Kover, McDuffie, Hagerman, & Abbeduto (2013). Receptive vocabulary in boys with autism spectrum disorder.

Cross-sectional developmental trajectories. Journal of Autism and Developmental Disorders, 43, 2696-2709.
Lindgren, Folstein, Tomblin, & Tager-Flusberg (2009). Language and reading ability of children with autism
spectrum disorders and a specific language impairment and their first-degree relatives. Autism Research, 2(1),
22-38.
Loucas et al. (2008). Autistic Symptomatology and Language ability in Autism Spectrum Disorders and Specific
Language Impairment. Journal of Child Psychology and Psychiatry, 49 (11), 1184-1192.
Lucas & Norbury (2015). References from text: Vocabulary is important. ASHAWIRE 8:1224-1232.
Lưu Thị Lan (1997). Những bước phát triển ngôn ngữ trẻ em (0-6 tuổi). Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học, Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội.
Maria, A .G and Nadig, A (2020). Bilingualism and Language Development in Children with Autism Spectrum
Disorders. © Springer Science+Business Media, Encyclopedia of Autism Spectrum Disorders, />1007/978-1-4614-6435-8_102508-1.
Phạm Thùy Giang (2011). Danh sách từ vựng trẻ em. website: />Weismer et al. (2011). Vocabulary and grammar skills for toddlers on the autism spectrum compared to late speaking
children. Journal of Autism and Developmental Disorders, 41, 1065-1075.

20



×