Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

SKKN một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá, giỏi lớp 7 – trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.5 MB, 37 trang )

Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá,
giỏi lớp 7 – Trung học cơ sở

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Môn Ngữ văn là môn học cực kì quan trọng trong hệ thống Giáo dục và
Đào tạo nước ta. Bởi vì dạy Văn là dạy cách ứng xử, dạy cách làm người. Ngữ
văn là công cụ đắc lực trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
Đối tượng học sinh ở bậc phổ thơng nói chung và học sinh ở Trung học cơ
sở nói riêng rất hồn nhiên, trong sáng. Các em như vùng đất phù sa màu mỡ phì
nhiêu. Người giáo viên cùng tồn xã hội phải có trách nhiệm gieo trồng những
hạt giống tốt để thu hoạch những hoa thơm, trái ngọt cả về tri thức và đạo đức.
Với môn Ngữ văn, hạt giống tốt về kiến thức văn học không chỉ riêng nội dung ý
nghĩa sâu sắc từ mỗi bài học hay một khái niệm Tiếng Việt nào đó, mà học sinh
cần phải có được những kĩ năng cần thiết để làm văn một cách thành thạo. Mặt
khác, Văn học từ lâu đã là một bộ môn khoa học xã hội hay, song lại là một môn
học khiến nhiều học sinh ngại học, ngại viết. Vậy đối với giáo viên giảng dạy bộ
mơn Ngữ văn, ngồi việc cung cấp nội dung bài dạy theo hướng dẫn của sách
giáo khoa, sách giáo viên, chúng tơi cịn phải rất quan tâm đến phương pháp rèn
kĩ năng làm văn cho học sinh.
I. Lí do chọn đề tài :
Đã từ lâu, tơi rất quan tâm đến kiểu bài Nghị luận trong chương trình Ngữ
văn. Đây là một kiểu bài khó trong chương trình Tập làm Văn của cấp Trung học
cơ sở. Tôi đã để tâm nghiên cứu và đưa vào thực nghiệm rèn cho học sinh một số
kĩ năng để các em làm tốt hơn một bài văn nghị luận. Đặc biệt, trong năm học
này, tôi được giao nhiệm vụ giảng dạy môn Ngữ văn lớp 7, năm học đầu tiên học
sinh được làm quen với kiểu bài nghị luận. Với học sinh lớp 7, tư duy lô-gic, tư
duy trừu tượng của các em cịn non nớt, khơng muốn nói là cịn hạn chế thì việc
học và làm văn nghị luận đối với các em là một việc vơ cùng khó khăn. Với các
em, tơi đã rất băn khoăn trăn trở để tìm ra những cách khác nhau, trong đầu tôi
luôn đặt câu hỏi cho mình : Phải làm thế nào để giúp các em nắm được và thực
hành tốt được những kĩ năng của kiểu bài nghị luận, để các em có thể viết được


những bài văn nghị luận đạt yêu cầu ?
1.Cơ sở lí luận:
Con người muốn tồn tại trong tự nhiên và trong xã hội bao giờ cũng có yêu
cầu và cũng cần nhận thức về thế giới. Để nhận thức thế giới, con người không
chỉ dựa vào những hiểu biết do giác quan mang lại. Là động vật có tư duy, con
người còn biết các tri thức do giác quan mang lại mà phán đoán và suy luận để
nhận thức sâu hơn về thế giới. Dựa trên những phán đốn và suy luận chính xác,
con người đã phát hiện ra rất nhiều quy luật của tự nhiên và xã hội. Càng ngày
1


Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá,
giỏi lớp 7 – Trung học cơ sở
con người càng nắm chắc quy luật đó để làm chủ thế giới và cải tạo thế giới.
Phán đoán, suy luận – thao tác của tư duy nhận thức con người – là yêu cầu
thường xuyên và liên tục của tư duy nhận thức con người. Nhưng tư duy con
người bao giờ cũng gắn chặt với ngôn ngữ và tiến hành trên cơ sở ngơn ngữ. Do
đó, văn nghị luận cũng ra đời và phát triển theo yêu cầu nhận thức của con người.
Văn nghị luận có thể được xem là phương tiện giúp con người nhận thức
thế giới, nhận thức bằng tư duy lí tính, bằng trừu tượng hóa, khái quát hóa. Nhận
thức con người ngày càng phát triển phong phú thì văn nghị luận cũng phát triển
phong phú và đa dạng.
Chúng ta thấy văn nghị luận trong những văn bản triết học xa xưa như
“Luận ngữ, Mạnh Tử” (Trung Quốc), trong những luận văn triết học của Hê-raclit, A-ri-xtơt (Hi Lạp), chúng ta cịn thấy văn nghị luận dưới dạng những tác
phẩm văn học như “Hịch tướng sĩ” (Trần Quốc Tuấn), “Bình Ngơ đại cáo”
(Nguyễn Trãi)… Và chúng ta còn thấy văn nghị luận trong xã luận, bình luận trên
báo chí, trong các cơng trình nghiên cứu, phê bình văn học.
Như vậy, văn nghị luận đã hình thành cách chúng ta một khoảng thời gian
khá xa và phát triển cùng với sự phát triển của tư tưởng văn hóa nhân loại. Đến
ngày nay, văn nghị luận càng phát triển đến một tầm cao mới. Nó chính là một

thứ vũ khí khoa học, vũ khí tư tưởng vơ cùng sắc bén có thể giúp con người nhận
thức đúng đắn mọi lĩnh vực của đời sống xã hội cũng giúp một phần không nhỏ
thúc đẩy mọi hoạt động thực tiễn của con người.
Chính vì vậy, văn nghị luận là một loại văn đã được đưa vào giảng dạy và
cũng trở thành một nội dung quan trọng trong việc dạy – học văn trong nhà
trường. Văn nghị luận đặt ra những vấn đề tư tưởng, quan điểm về học thuật địi
hỏi người học sinh phải tìm ra những hướng giải quyết và từ đó giúp cho các em
vận dụng tổng hợp các tri thức đã học được từ tự nhiên đến xã hội, rèn các kĩ
năng diễn đạt bằng ngôn ngữ, khả năng tư duy lô-gic khoa học, nghĩa là có
phương pháp tư duy đúng để tìm hiểu đúng vấn đề và có thái độ đúng trước các
sự việc xảy ra trong cuộc sống. Từ đó, các em được phát triển tư duy và hoàn
thiện nhân cách một cách tồn diện. Vì vậy, văn nghị luận ngày càng quan trọng
và chiếm một vai trị khơng nhỏ trong cuộc sống của con người.
Vậy nên hiểu về văn nghị luận như thế nào?
Văn nghị luận là một trong những kiểu văn bản quan trọng trong đời sống
xã hội con người. Vì nó giúp cho con người rèn luyện năng lực tư duy biểu đạt
những quan điểm. những tư tưởng sâu sắc trong đời sống. Văn nghị luận thực
chất là văn bản lí thuyết, văn bản nói lí lẽ, nhằm phát biểu những nhận định, tư
2


Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá,
giỏi lớp 7 – Trung học cơ sở
tưởng, suy nghĩ, thái độ trước một vấn đề đặt ra. Do đó, muốn làm văn nghị luận
phải có một khái niệm về một vấn đề, có quan điểm, chủ kiến, biết vận dụng khái
niệm, đồng thời biết tư duy lô-gic, biết vận dụng những thao tác phân tích, tổng
hợp, quy nạp, diễn dịch, so sánh, tư duy trừu tượng, có năng lực nghị luận là một
điều kiện để con người có thể thành cơng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống.
2. Cơ sở thực tiễn
a. Trong văn học trung đại :

- Có văn nghị luận cổ: được nhà vua Lí Thái Tổ sử dụng để ban “Chiếu dời đơ”
(Thiên đơ chiếu) với mục đích nêu lên một tư tưởng, một quan điểm lớn là chọn
nơi đóng đơ để mưu toan nghiệp lớn, xây dựng một quốc gia độc lập, hùng
cường, tìm kế phát triển lâu bền cho nhân dân, xã tắc.
- Tiếp đó là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn viết bài văn nghị luận “Hịch
tướng sĩ” đúng lúc Tổ quốc bị lâm nguy trước nạn ngoại xâm của đế chế Mông
Nguyên vào thế kỉ XIII để khích lệ lịng u nước, lịng căm thù giặc; để các
tướng sĩ đồng tâm hiệp lực đứng dậy đánh đuổi giặc ngoại xâm.
- Rồi nữa, đến thế kỉ XV, sau khi Lê Lợi qt sạch khơng cịn bóng dáng một tên
giặc Minh nào trên đất nước ta thì Nguyễn Trãi đã thay mặt ơng viết bài văn nghị
luận “Bình Ngơ đại cáo” (Cáo Bình Ngơ) để tổng kết tồn bộ thắng lợi ấy và
tuyên bố nền độc lập tự cường của dân tộc Đại Việt – một dân tộc có chủ quyền.
b. Trong văn học hiện đại :
- Sau khi cuộc cách mạng tháng Tám – năm 1945 thành công, Hồ Chí Minh viết
văn bản nghị luận “Tun ngơn độc lập” để khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ
cộng hịa.
- Khi nói về truyền thống u nước của nhân dân Việt Nam, Hồ Chí Minh viết
văn bản nghị luận “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Ngữ văn 7 – tập II).
- Khi muốn bàn về sự giàu đẹp và trong sáng của tiếng Việt ta, nhà phê bình văn
học Đặng Thai Mai đã tơn vinh vẻ đẹp của tiếng Việt bằng văn bản nghị luận “Sự
giàu đẹp của tiếng Việt” (Ngữ văn 7, tập II).
- Khi muốn bàn về sự vô giá của sách và tầm quan trọng của việc đọc sách đối
với đời sống con người và các phương pháp đọc sách để tích lũy kiến thức để
nâng cao tầm hiểu biết, nhà mĩ học, lí luận văn học Trung Quốc – Chu Quang
Tiềm đã dùng văn bản nghị luận “Bàn về đọc sách” (Ngữ văn 9 – tập II).
- Ngồi ra, trong cuộc sống, cịn vô cùng nhiều những văn bản khác được viết
bằng phương thức nghị luận với mục đích trình bày những tư tưởng, quan điểm
tư duy trước thực tiễn cuộc sống xã hội của con người. Cho nên văn nghị luận là
một kiểu văn bản có một vị trí vơ cùng quan trọng trong thực tế đời sống xã hội
3



Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá,
giỏi lớp 7 – Trung học cơ sở
con người.
- Vì vậy, sách Ngữ văn lớp 7 đã đưa vào chương trình giảng dạy phần nội dung
tìm hiểu chung về văn nghị luận với hai phương pháp lập luận chứng minh và
giải thích để tiến hành lập luận trong bài văn nghị luận. Tuy nhiên, phần bài tập
tìm hiểu và bài tập rèn kĩ năng mới chỉ dừng lại ở mức độ nhận biết, còn phần
luyện tập thì chưa nhiều.
3. Về tính cấp thiết
- Vậy, làm thế nào để học sinh lớp 7 có thể nắm vững kĩ năng tạo lập văn bản
nghị luận là một vấn đề đặt ra ngay trước mắt ? Với đối tượng học sinh lớp 7, học
văn nghị luận là một việc làm khá khó khăn. Để trả lời câu hỏi đó, theo tơi học
sinh cần phải được luyện tập thêm hệ thống bài tập để nắm vững đặc trưng của
phương thức nghị luận, phương pháp làm bài văn nghị luận, các bước tạo lập văn
bản nghị luận; cần phải có thêm thời gian. Và hơn hết, học sinh cần có lịng u
thích bộ mơn Ngữ văn thì mới có được những bài văn nghị luận hay, đặc sắc, có
sức lay động lịng người.
- Trong q trình giảng dạy bộ mơn Ngữ văn, tơi đã tích lũy cho mình một vài
kinh nghiệm – mà theo tơi nghĩ, đã giúp ích rất nhiều trong việc làm văn nghị
luận, tôi mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình trong đề tài: “Một vài phương pháp
rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá, giỏi lớp 7 – Trung học cơ
sở”
II. Thời gian và đối tượng nghiên cứu, khảo sát, thực nghiệm:
- Đề tài được áp dụng trong năm học 2014 - 2015. Tơi bắt đầu có ý tưởng này
nghiên cứu đề tài này từ những năm học trước. Và năm nay được nhà trường
phân công dạy môn Ngữ văn khối 7 nên tôi đã bắt tay vào thực hiện nghiên cứu
đề tài này ngay từ khi lên kế hoạch dạy học tháng 9 năm 2014, đến cuối tháng 4
năm 2015 đề tài của tôi đã kết thúc.

- Tôi nghĩ rằng việc rèn kĩ năng làm văn nghị luận cho học sinh lớp 7, trước
hết là áp dụng đối với học sinh có lực học khá, giỏi của khối. Sau khi thu được
những kết quả khả quan, tôi sẽ tiến hành thực hiện đối với học sinh ở những lớp
đại trà và thực hiện tiếp tục ở các năm học sau này. Tuỳ cơ ứng biến, tơi cịn có
thể sử dụng kinh nghiệm này một cách tỉ mỉ, kiên trì cho đối tượng là những học
sinh ngại học văn, chưa có tình cảm với thể loại văn nghị luận.
- Đối với lớp học sinh khá, giỏi, nội dung đề tài sẽ được lồng ghép trong
những chuyên đề bồi dưỡng học sinh khá, giỏi và những giờ dạy, học theo phân
phối chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, những giờ học bồi dưỡng
ngồi giờ học chính khóa. Ngay cả những tiết học ngoại khóa cũng có thể áp
4


Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá,
giỏi lớp 7 – Trung học cơ sở
dụng được. Bên cạnh đó, tơi cịn áp dụng bằng cách đưa bài tập về nhà để các em
luyện tập thêm, sau đó sẽ thu lại và chấm chữa cho các em nhận ra ưu, nhược
điểm để làm những bài sau được tốt hơn.
III. Nhiệm vụ của sáng kiến :
Từ những đối tượng đưa ra ở trên, giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn 7 sẽ phải
thật linh hoạt trong việc rèn kĩ năng cho học sinh. Sau đây là những nhiệm vụ của
sáng kiến kinh nghiệm này:
+ Giúp học sinh biết cách tìm hiểu đề bài để xác định đúng yêu cầu của đề bài,
định hướng làm bài cho đúng với yêu cầu.
+ Hướng dẫn học sinh cách tìm ý cho bài văn nghị luận nói chung và cả hai loại
nhỏ: chứng minh và giải thích.
+ Hướng dẫn học sinh cách lập dàn bài, xây dựng các dàn bài đại cương và cả
dàn bài chi tiết.
+ Rèn kĩ năng dựng đoạn trong văn nghị luận.
+ Rèn kĩ năng diễn đạt trong văn nghị luận cho học sinh.

+ Luyện lời văn chuyển đoạn, liên kết đoạn cho bài văn nghị luận.
+ Luyện viết mở bài và kết bài cho bài văn nghị luận; luyện viết những đoạn văn
nhỏ trong phần thân bài.
+ Giao viết bài hoàn chỉnh từ những dàn ý có sẵn.
IV. Phương pháp nghiên cứu.
1. Trực tiếp giảng dạy, đọc và sưu tầm tài liệu tham khảo.
2. Khảo sát đối tượng học sinh qua trực tiếp giảng dạy bằng những bài kiểm tra
trắc nghiệm, bài kiểm tra thường xuyên hoặc định kì, bài viết Tập làm Văn.
3. Tham khảo ý kiến đồng nghiệp.
4. Điều tra, dự giờ, thực nghiệm.
5. Đàm thoại, kiểm tra, đối chiếu trước và sau khi áp dụng đề tài sáng kiến kinh
nghiệm.
6. Viết đề cương, từ đó áp dụng vào để viết sáng kiến kinh nghiệm.

B. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Phần I. Thực trạng vấn đề qua khảo sát thực tế :
Năm học 2014 – 2015, tôi được giao nhiệm vụ giảng dạy môn Ngữ văn
của khối 7. Trong đó có một lớp có đại đa số học sinh có lực học khá, giỏi ; hai
lớp cịn lại số học sinh khá, giỏi rất ít, đại đa số là học sinh có học lực trung bình,
một số ít học sinh có lực học yếu kém. Ở học kì I, các em học tiếp về tự sự, văn
miêu tả và văn biểu cảm (các kiểu bài mà các em đã học ngay từ lớp 2 của bậc
Tiểu học). Đến học kì II của lớp 7, các em được làm quen với kiểu bài nghị luận,
5


Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá,
giỏi lớp 7 – Trung học cơ sở
một kiểu bài rất mới mẻ đối với các em. Những tiết đầu tiên học văn nghị luận,
ngay cả lớp có nhiều học sinh khá, giỏi, có năng lực nhận thức nhanh nhạy cũng
nghe giảng như vịt nghe sấm ; hầu như tơi đều phải nói đi nói lại nhiều lần để các

em có thể nhận dạng được sự khác nhau của kiểu bài nghị luận với các kiểu bài
các em đã học. Tơi nhìn thấy rất rõ sự lo lắng vì khơng hiểu bài của học sinh. Tôi
cũng trực tiếp được nghe các em bày tỏ những băn khoăn, những khó khăn khi
tiếp nhận kiểu bài này. Rồi đến khi làm bài tập thực hành, và nhất là khi làm bài
viết thì tơi nhận thấy rất rõ sự lo âu ấy hiện lên trên nét mặt các em. Các em thực
sự thấy lúng túng với văn nghị luận vì nó khác xa so với những kiểu bài mà các
em đã học.
Qua quá trình giảng dạy một số giờ, tôi nhận thấy khả năng diễn đạt, dùng
từ, đặt câu,... của các em còn chưa đạt yêu cầu; các em không tự làm được dàn ý
và đặc biệt là không biết dựng một đoạn văn nghị luận theo các cách trình bày nội
dung thơng thường. Tơi đã từng gặp nhiều khó khăn trong việc rèn kĩ năng diễn
đạt cho học sinh qua các giờ dạy vì quỹ thời gian trên lớp khơng có để thực hiện
và tổ chức cho học sinh luyện tập nhiều. Mặt khác, do một bộ phận học sinh còn
chậm chạp, khả năng nhận thức cũng như khả năng tư duy còn nhiều hạn chế; các
em học tập cịn thụ động, chưa tích cực, việc chuẩn bị bài chưa tốt, các kĩ năng
Tập làm văn chưa thuần thục.
Trước khi thực hiện đề tài này, tôi tiến hành khảo sát học sinh bằng cách
giao cho học sinh một số bài tập về nhà làm :
Đề số 1 : Viết một đoạn văn khoảng 10 đến 15 câu chứng minh lợi ích của việc
đọc sách đối với con người.
Đề số 2 : Viết một đoạn văn giải thích nghĩa của câu tục ngữ “Lá lành đùm lá
rách”
Qua khảo sát, tơi thu được kết quả như sau :
Tiêu chíđánh giá

Giỏi
SL

%


Khá
SL

Trung bình

Yếu

Kém

%

SL

%

SL

%

SL

12
em

33,33

1
em

Lớp 7B (36 em)

Đề số 1

10
13
27,77
em
em

36,11

2,77

0

Đề số 2

9
em

41,66 10 em 27,77 2 em 5,55

0

25

15
em

Trên đây là những số liệu tổng hợp. Đi vào từng bài làm cụ thể của học
6



Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá,
giỏi lớp 7 – Trung học cơ sở
sinh, tôi thấy rõ: Các kĩ năng làm văn của các em còn nhiều hạn chế, nhiều em tỏ
ra rất lúng túng, vụng về trong khi dùng từ, đặt câu và diễn đạt,...Các em rất ít
vốn từ, từ ngữ cịn thơ, gần với lời nói hàng ngày, ít chất văn, chứ chưa nói gì đến
tính khả năng diễn đạt trơi chảy và dùng lời văn trau chuốt, có sự liên kết chặt
chẽ. Vì vậy, tơi chọn đề tài này để rèn luyện cho học sinh kết hợp trong các tiết
học chính khóa, các buổi học bồi dưỡng chiều để củng cố, nâng cao kiến thức,
rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận.
Phần II. Những nội dung lí luận và giải pháp thực hiện
I. Khái quát chung về văn nghị luận:
1. Căn cứ vào nội dung, người ta chia văn nghị luận thành hai loại:
a. Nghị luận xã hội:
- Là nghị luận về một vấn đề xã hội. Khái niệm xã hội được hiểu theo nghĩa rộng
bao gồm những vấn đề thuộc mọi quan hệ, hoạt động của con người trong mọi
lĩnh vực đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, giáo dục đạo đức, dân số, môi
trường.
b. Nghị luận văn học:
- Là nghị luận về một vấn đề văn học, về một tác phẩm, một tác giả, một giai
đoạn, một trào lưu, một quan điểm văn học nào đó.
2. Căn cứ vào cách thức, người ta chia văn nghị luận thành các kiểu:
a. Kiểu bài chứng minh:
- Là kiểu bài mà người viết dùng dẫn chứng, lí lẽ để nêu bật sự đúng đắn của vấn
đề được nêu ra.
- Nghị luận chứng minh là làm cho người đọc thấy đúng mà tin.
b. Kiểu bài giải thích:
- Là kiểu bài trong đó người viết dùng lí lẽ và có dẫn chứng làm cho người đọc,
người nghe hiểu rõ, tin vào sự đúng đắn của vấn đề đưa ra nghị luận.

Trên đây là hai kiểu bài chính mà học sinh được học ở lớp 7, 8. Ngoài ra, cịn có
các kiểu bài khác như: bình luận, phân tích, bình giảng, hỗn hợp...
Tuy nhiên chứng minh, giải thích là những phương pháp dùng khi nghị luận. Tùy
theo những yêu cầu cụ thể mà chúng ta sử dụng phương pháp nào là chủ yếu.
Một bài văn nghị luận không phải chỉ sự dụng một phương pháp nghị luận, mà
thường có sự kết hợp nhiều phương pháp. Nghĩa là trong chứng minh có giải
thích, trong giải thích có chứng minh, và có cả phân tích, bình luận nữa. Ngồi ra
cịn sử dụng cả miêu tả, tự sự, biểu cảm trong nghị luận. Để bài văn nghị luận cụ
thể, rõ ràng, sinh động, hấp dẫn và có sức thuyết phục cao thì chúng ta phải lựa
chọn phương pháp nghị luận cho hợp lí nhất.
7


Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá,
giỏi lớp 7 – Trung học cơ sở
3. Dạng đề:
Văn nghị luận có nhiều dạng đề khác nhau. Trong thực tế, cách ra đề văn
nghị luận cũng khá đa dạng và linh hoạt. Tuy nhiên, căn cứ vào nội dung, hình
thức cấu tạo đề, ta có thể xếp đề văn nghị luận theo hai dạng sau:
a. Dạng đề nổi: là dạng đề mà các yêu cầu về nội dung, hình thức, cách thức,
phương hướng, phạm vi, mức độ nghị luận được nêu rõ ràng, trực tiếp.
- Dạng đề này có 3 phần:
 Lời dẫn dắt, giới thiệu đề.
 Nêu nội dung vấn đề nghị luận: ý kiến, nhận định, đoạn văn, đoạn thơ,…
 Lời chỉ dẫn cách thức, phương hướng, phạm vi, mức độ nghị luận.
b. Dạng đề chìm: là dạng đề khó có dữ liệu rõ, đầy đủ (các yêu vầu về nội dung,
cách thức, phạm vi nghị luận), có khi chỉ xuất hiện một bộ phận thông báo nội
dung nghị luận.
4. Kết cấu bài văn nghị luận:
a. Mở bài – Đặt vấn đề:

- Có nhiệm vụ giới thiệu vấn đề nghị luận gây hứng thú người đọc, lôi cuốn sự
chú ý người đọc đối với vấn đề đó.
- Mở bài thường là một đoạn văn ngắn gọn, nội dung nêu lên những ý nghĩa khái
quát của đề bài, định ra hướng giải quyết, phạm vi giải quyết vấn đề.
b. Thân bài – Giải quyết vấn đề:
- Nhiệm vụ triển khai đầy đủ ý lớn (luận điểm chính), ý nhỏ (luận điểm phụ) để
giải quyết triệt để yêu cầu của đề bài.
- Tùy theo yêu cầu của đề bài, phần này sẽ diễn ra một số thao tác như: chứng
minh, giải thích, phân tích, bình luận… để làm rõ vấn đề.
- Thân bài thường gồm nhiều đoạn văn, mỗi đoạn văn tuy được trình bày tách
bạch, độc lập với nhau nhưng phải thể hiện được sự nối tiếp, liên kết với nhau
chặt chẽ theo các trình tự cụ thể để làm sáng tỏ luận đề.
c. Kết bài – Kết thúc vấn đề:
- Nhiệm vụ đóng lại bài, kết thúc vấn đề đặt ra ở mở bài và phần thân bài.
- Thường gồm một đoạn văn, nêu ý khái quát.
- Nếu mở bài có nhiệm vụ giới thiệu ý khái quát thì phần kết bài có nhiệm vụ rút
ra kết luận chung, đánh giá chung vấn đề, nêu những liên hệ vận dụng trong đời
sống.
5. Các yếu tố chủ yếu tạo nên bài văn nghị luận:
 Ý: Văn nghị luận là loại văn của tư duy lơ-gic, tư duy trừu tượng. Nó bao
gồm những ý kiến thể hiện, những phán đoán suy luận, gọi tắt là ý. Tùy
8


Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá,
giỏi lớp 7 – Trung học cơ sở
theo mức độ, vai trị, vị trí đối với bài văn nghị luận, những ý được gọi là:
luận đề, luận điểm, luận cứ.
a. Luận đề: là vấn đề nghị luận. Đó là ý kiến được nêu ra trong đề, yêu cầu giải
quyết.

b. Luận điểm: là những ý chính hàm chứa trong luận đề. Luận đề có thể có một
luận điểm hoặc nhiều luận điểm. Trong từng luận điểm lại phân chia thành những
luận điểm nhỏ hơn. Các luận điểm lớn, nhỏ đó tương đối độc lập với nhau nhưng
cùng quy về luận đề để thuyết minh, làm sáng tỏ luận đề.
c. Luận cứ: là các cứ liệu để thuyết minh cho luận điểm. Có hai loại luận cứ: lí lẽ
(các nguyên lí, chân lí, ý kiến đã được công nhận) và thực tế (đời sống hoặc văn
học dùng làm dẫn chứng). Luận cứ là những lí lẽ, dẫn chứng hình thành nên luận
điểm, thuyết minh soi sáng luận điểm.
d. Tổ chức liên kết ý:
- Có luận điểm, luận cứ rồi phải biết tổ chức, phối hợp trình bày theo những quan
hệ nhất định sao cho luận cứ nói lên được luận điểm, luận điểm thuyết minh được
luận đề một cách mạnh mẽ, nổi bật, đầy sức thuyết phục.
- Việc tổ chức liên kết ý gọi là lập luận. Cách đưa luận điểm, luận cứ vào quỹ đạo
lô-gic trong quá trình trình bày để tạo nên sức thuyết phục mạnh mẽ cho việc giải
quyết luận đề và biện pháp thực hiện.
6. Các thao tác nghị luận:
a. Khái niệm: Thao tác nghị luận là thao tác tìm, xác lập hệ thống luận đề, luận
điểm, luận cứ và thao tác làm cho hệ thống này đến người đọc và thuyết phục
được người đọc (người nghe).
- Để tìm luận đề, luận điểm, luận cứ, người viết phải sử dụng các thao tác lô-gic
mà nghiên cứu các sự vật, hiện tượng, đối tượng. Các thao tác này đồng thời là
cách thức trình bày các ý của bài văn. Để luận đề, luận điểm, luận cứ đến được
với người đọc, chúng ta phải vận dụng các thao tác nghị luận thực sự.
- Thuộc loại thao tác nghị luận (đồng thời là cách thức trình bày ý) là các cặp
thao tác: phân tích, tổng hợp; quy nạp, diễn dịch. Thuộc loại thao tác nghị luận
thực sự là giải thích, bình luận (thao tác chứng minh đồng thời cũng là thao tác
lô-gic).
b. Các thao tác nghị luận thuộc thao tác lơ-gic:
- Phân tích và tổng hợp:
+ Phân tích: là đem một ý kiến, một vấn đề lớn chia ra thành những ý kiến, những

vấn đề nhỏ để xem xét từng khía cạnh của vấn đề. Có phân tích thì mới mở rộng
được vấn đề, làm cho bài văn nghị luận được sâu sắc, phong phú.
9


Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá,
giỏi lớp 7 – Trung học cơ sở
+ Tổng hợp: là đem ý kiến nhỏ, vấn đề nhỏ, vấn đề riêng quy lại thành một ý kiến
lớn, vấn đề lớn mang tính chung nhất. Đó không phải là sự gộp lại đơn giản, mà
theo nguyên tắc: chỉ tổng hợp những cái chung, cái đồng thời nhất trong từng bộ
phận và tổng hợp theo cấp bậc.
Phân tích và tổng hợp có mối quan hệ mật thiết với nhau, quy định lẫn nhau.
Phân tích mà khơng có tổng hợp thì phân tích sẽ lan man, tản mạn, xa đề. Tổng
hợp mà khơng có phân tích thì sẽ khơng mở được vấn đề, sẽ khơng có sức thuyết
phục, bài văn nghị luận sẽ hời hợt, khơng sâu sắc.
Ví dụ:
(1)Trong hoàn cảnh “trăm dâu đổ đầu tằm”, ta càng thấy chị Dậu thật là một
phụ nữ đảm đang, tháo vát. (2)Một mình chị phải giải quyết khó khăn đột xuất
của gia đình, phải đương đầu với thế lực tàn bạo: quan lại, cường hào, địa chủ
và tay sai của chúng. (3)Chị có khóc lóc, có kêu trời, nhưng chị khơng nhắm mắt
khoanh tay, mà tích cực tìm cách cứu được chồng ra khỏi cơn hoạn nạn. (4)
Hình ảnh chị Dậu hiện lên vững chãi như một chỗ dựa chắc chắn cho cả gia
đình.
(Theo Nguyễn Đăng Mạnh)
Đoạn văn trên có bốn câu:
o Câu 1 (tổng): Hoàn cảnh của chị Dậu và ca ngợi phẩm chất của chị
Dậu.
o Hai câu 2 và 3 (phân): Chứng minh những khó khăn mà chị Dậu phải
đối mặt, phải vượt qua, để cứu chồng ra khỏi cơn hoạn nạn.
o Câu 4 (hợp): Khái quát những vấn đề đã phân tích, chứng minh bằng

một nhận định có tính tổng qt về chị Dậu.
- Diễn dịch và quy nạp:
+ Diễn dịch: là thao tác tư duy đi từ cái chung đến cái riêng, từ cái toàn thể đến
cái bộ phận, từ cái khái quát đến cái đơn nhất, từ chân lí đã có tìm ra chân lí
mới…
Ví dụ:
(1) Nghệ thuật trong “Nhật kí trong tù” rất phong phú. (2)Có lời phát
biểu trực tiếp, đọc hiểu ngay. (3)Có bài lại dùng lối ngụ ngơn thâm thúy. (4)Có
bài tự sự. (5)Có bài trữ tình hay vừa tự sự vừa trữ tình. (6)Lại có bài châm biếm.
(7)Nghệ thuật châm biếm cũng nhiều vẻ. (8)Khi là tiếng cười mỉa mai. (9)Khi là
tiếng cười phẫn nộ. (10)Cũng có khi đằng sau tiếng cười ấy là nước mắt.
Đoạn văn trên gồm 10 câu. Câu 1 là câu chủ đề, là câu mở đoạn, câu mang ý
nghĩa chính của đoạn. 9 câu cịn lại là những câu triển khai làm rõ ý của câu chủ
10


Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá,
giỏi lớp 7 – Trung học cơ sở
đề.
+ Quy nạp: là thao tác tư duy đi từ cái riêng đến cái chung, từ cái bộ phận đến cái
toàn thể, từ cái đơn nhất đến cái khái quát.
Ví dụ:
(1) Cùng một tư tưởng rèn luyện như trên, bài thơ này lại tạo ra một hình
tượng đau đớn của việc giã gạo và sự trong trắng của hạt gạo khi đã giã xong
rồi. (2) Bài thơ không che giấu sự đau khổ của quá trình rèn luyện và chỉ ra sự
thành công qua những bước gian nan. (3) Đó là những câu thơ rất “Hồ Chí
Minh”. (4) Vì khơng những Bác đã tự khun mình mà đã thực hiện được trung
thành những lời tự khuyên đó. (5)“Thơ suy nghĩ của Bác” chính là “thơ hành
động”.
Đoạn văn trên được trình bày theo cách quy nạp. Gồm 5 câu: 4 câu đầu

triển khai phân tích ý nghĩa tư tưởng rèn luyện của bài thơ “Nghe tiếng giã gạo”
rồi từ đó khái quát vấn đề trong câu cuối – câu chủ đề, diễn đạt ý chính của đoạn:
nhận định chung về thơ Bác.
c. Các thao tác nghị luận thực sự:
- Giải thích: hiểu theo nghĩa chung là làm cho người đọc hiểu ý kiến, luận đề,
luận điểm.
- Chứng minh: là làm sáng tỏ vấn đề bằng các dẫn chứng và lí lẽ đã được khẳng
định trong thực tiễn. Khi chứng minh, ta có thể dùng dẫn chứng (con số, sự việc,
sự kiện…) dùng lí lẽ hoặc kết hợp cả dẫn chứng và lí lẽ.
- Bình luận: là bày tỏ ý kiến riêng của một vấn đề, đánh giá bản chất, ý nghĩa của
vấn đề, khẳng định tính đúng sai, mở rộng vấn đề để giải quyết một cách triệt để
và tồn diện. Khi bình luận thường kết hợp cả bình và luận. Để vấn đề đưa ra
bình luận được chặt chẽ và có sức thuyết phục đối với người đọc.
II. Quy trình làm một bài văn nghị luận (Các bước tạo lập văn bản nghị
luận)
*Bước 1: Xác định yêu cầu của đề
1.Tầm quan trọng:
- Xác định yêu cầu của đề tức là tìm hiểu đề để nắm vững đúng yêu cầu của đề về
hai phương diện: cách thức nghị luận và nội dung nghị luận. Đây là công việc
quan trọng có ý nghĩa quyết định trước tiên đối với sự thành bại của một bài văn
nghị luận.
- Tìm hiểu tốt sẽ tránh được tình trạng lạc đề, xa đề, thừa hoặc thiếu ý.
2.Công việc cần làm: Xác định
- Cách thức nghị luận:
11


Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá,
giỏi lớp 7 – Trung học cơ sở
+ Là phải xác định được dạng đề xem yêu cầu nghị luận theo cách nào: chứng

minh, giải thích hay kết hợp cả chứng minh và giải thích.
+ Để xác định được yêu cầu về phương diện này ta căn cứ vào phần chỉ dẫn của
đề bài.
+ Tuy nhiên không phải bao giờ đề bài cũng chỉ dẫn rõ cách thức nghị luận. Dạng
đề này cần căn cứ cấu trúc ngữ pháp của đề mà suy ra yêu cầu, cách thức nghị
luận.
-Nội dung nghị luận: Để xác định yêu cầu này, ta thường tự đặt ra câu hỏi:
+ Đề bài yêu cầu nghị luận về vấn đề gì? Đây là câu hỏi để xác định luận đề.
+ Nghị luận đến đâu? Câu hỏi này xác định phạm vi, mức độ nghị luận và tư liệu
dẫn chứng.
+ Nghị luận để làm gì? Câu hỏi này xác định mục đích của vấn đề nghị luận.
+ Viết cho ai? Đây là câu hỏi xác định đối tượng giao tiếp.
*Bước 2: Lập dàn ý:
1.Tầm quan trọng:
- Lập dàn ý là phác thảo những nội dung cơ bản dự định triển khai. Nhờ lập làm ý
mà người viết có thể bao quát, xây dựng luận điểm, luận cứ, tư liệu, dẫn chứng…
tránh được sót ý, lặp ý hoặc khơng cân đối giữa các luận điểm, tránh lộn xộn,
thiếu mạch lạc.
2. Các bước tiến hành:
a. Tìm ý – lập ý: Tức là tìm ý và xác lập ý lớn, ý chính; từ đó lập ý nhỏ, ý phụ.
Nói cách khác, xác lập luận điểm lớn, luận điểm nhỏ và các luận cứ để giải quyết
vấn đề.
 Phương pháp đặt câu hỏi:
Ví dụ: Đối với bài chứng minh, giải thích: cần nêu hệ thống câu hỏi:
- Vấn đề có mấy luận điểm chính?
- Đó là những luận điểm nào?
- Mỗi luận điểm đó có thể triển khai thành mấy luận điểm nhỏ?
- Ý nghĩa (nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hẹp, nghĩa rộng) của vấn đề là gì?
- Do đâu? Vì sao lại khẳng định như thế?
- Vấn đề có ý nghĩa, tác dụng như thế nào?

- Thực tế nào đã chứng minh được những luận điểm ấy?
b. Sắp xếp ý – xác định mức độ trình bày các ý:
* Sắp xếp ý: là trình bày các ý, tìm, lập được theo một hệ thống, một trật tự hợp
lí. Có nhiều cách sắp xếp, nhưng dù sử dụng cách nào cũng cần phải chú ý tính hệ
thống của lập luận tâm lí, tiếp nhận của người đọc. Các trật tự sắp xếp theo một
12


Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá,
giỏi lớp 7 – Trung học cơ sở
thứ tự bắt buộc theo yêu cầu của đề bài hoặc theo yêu cầu của lô-gic hệ thống. Có
trường hợp sắp xếp lựa chọn trật tự thuận lợi cho việc trình bày lí luận:
- Từ dễ đến khó
- Từ xa đến gần
- Từ nhỏ đến lớn
- Từ ý ít quan trọng đến ý quan trọng.
* Xác định mức độ trình bày các ý: Tức là xác định xem ý nào cần nói kĩ, ý nào
chỉ nói lướt qua, ý nào trọng tâm, ý nào quan trọng sẽ nói kĩ hơn.
- Xây dựng dàn ý sơ lược: gồm các ý chính.
- Xây dựng dàn ý chi tiết: gồm các ý lớn, nhỏ được triển khai nhằm cụ thể hóa
hướng giải quyết vấn đề.
Ví dụ: GV giao bài tập luyện tập cho học sinh:
Bài tập 1: Lập ý cho đề văn nghị luận sau: “Dân ta có một lịng nồng nàn yêu
nước. Lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta đã chứng tỏ tinh thần ấy. Bằng
hiểu biết về lịch sử các cuộc kháng chiến đó của dân tộc ta, em hãy trình bày ý
kiến về vấn đề trên”.
Gợi ý phần trả lời cho học sinh:
Bài tập yêu cầu dựa vào đề bài phác ra trình tự luận điểm, luận cứ để trình
bày ý kiến về tinh thần yêu nước, chống ngoại xâm của dân tộc ta từ xưa tới nay.
Có thể xây dựng hệ thống dàn ý sau:

- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta giai đoạn nghìn năm Bắc thuộc:
+ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta giai đoạn phong kiến tự chủ:
+ Kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.
+ Kháng chiến chống quân xâm lược Minh.
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày nay:
+ Kháng chiến chống thực dân Pháp.
+ Kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Trước khi đưa dàn ý, giáo viên hướng dẫn học sinh để học sinh đưa ý kiến của
mình, phương hướng để giải quyết yêu cầu của bài tập.
Bài tập 2:
a. Tập đặt câu hỏi để tìm luận cứ cho luận điểm: “Nhân dân quê em hăng hái
hưởng ứng Tết trồng cây”.
b. Từ một câu hỏi, em hãy viết một đoạn văn nghị luận hoàn chỉnh.
Gợi ý phần trả lời cho học sinh:
a. Hệ thống câu hỏi đó có thể là:
13


Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá,
giỏi lớp 7 – Trung học cơ sở
+ Vì sao phải trồng cây ?
+ Việc trồng cây bao gồm những nhiệm vụ cụ thể nào ? Chúng hỗ trợ cho nhau ra
sao?
+ Phong trào trồng cây đã đem lại những lợi ích gì ?
+ Là học sinh, em phải thực hiện lời dạy của Bác như thế nào?
b. Đoạn văn tham khảo:
Từ câu hỏi: Phong trào trồng cây đã đem lại những lợi ích gì ?
Có thể viết thành đoạn văn nghị luận như sau:
Việc trồng cây và hưởng ứng Tết trồng cây như lời dạy của Bác có lợi ích

rất lớn trong việc gìn giữ môi trường sống. Cây quang hợp cho chúng ta khơng
khí trong lành; Ở những nơi đầu nguồn và ven biển, cây có thể ngăn bão lũ, ngăn
mặn xâm nhập vào đất liền; cây giữ gìn độ màu mỡ, phì nhiêu của đất; cây cho
ta những khoảng râm mát trong những ngày hè oi bức… Hãy tưởng tượng nếu
như đất nước ta được phủ bởi một màu xanh ngát của cây cối thì sẽ tuyệt vời biết
bao ! Khi đó, chẳng những cảnh vật trở nên tươi đẹp mà không khí cũng trong
lành rất có lợi cho sức khỏe của mỗi người. Mọi người mạnh khỏe, yêu đời, sẽ có
động lực để lao động, sản xuất phục vụ Tổ quốc. Mặt khác, như chúng ta đều
biết, cây xanh cũng mang đến rất nhiều nguồn lợi về kinh tế : gỗ, hoa quả, du
lịch sinh thái,…
(Bài làm của học sinh Nguyễn Thị Trâm – lớp 7B)
* Bước 3: Triển khai thành văn bản và kĩ năng xây dựng đoạn văn – dùng
dẫn chứng trong văn nghị luận.
1. Khái niệm: bài văn là một thể thống nhất hoàn chỉnh được tạo nên bởi các
phần, các đoạn, các câu. Do đó giữa các phần, các đoạn, các câu cần có sự liên
kết. Nhờ liên kết mà chuỗi câu thành đoạn, chuỗi đoạn thành bài văn.
a. Các vị trí cần liên kết: Việc liên kết phải được thực hiện giữa các vị trí: Mở
bài – thân bài – kết bài, giữa các đoạn trong phần thân bài.
b. Các cách liên kết:
- Cách 1: Dùng từ ngữ để liên kết: Tùy theo mối quan hệ giữa các đoạn, các phần
mà dùng từ ngữ thích hợp.
+ Nối các đoạn có quan hệ thứ tự: ta dùng các từ ngữ như: trước tiên, trước hết,
tiếp theo, sau đó, cuối cùng, một là, hai là, bắt đầu là,…
+ Nối các đoạn có quan hệ song song: ta dùng các từ ngữ như: một mặt, mặt
khác, ngoài ra, bên cạnh,…
+ Nối các đoạn có quan hệ tăng tiến: ta dùng các từ ngữ như: vả lại, hơn nữa,…
+ Nối các đoạn có quan hệ tương đồng: ta dùng các từ ngữ như: tương tự, cũng
14



Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá,
giỏi lớp 7 – Trung học cơ sở
thế, cũng vậy, giống như,…
+ Nối các đoạn có quan hệ nhân quả: ta dùng các từ ngữ như: bởi vậy, cho nên,
do đó, vì thế,…
+ Nối các đoạn có quan hệ tương phản: ta dùng các từ ngữ như: nhưng, song, tuy
nhiên, tuy thế, trái lại, ngược lại,…
+ Nối các đoạn có ý nghĩa tổng kết: ta dùng các từ ngữ như: tóm lại, nói tóm lại,
chung quy, tổng kết lại,…
- Cách 2: Dùng câu để liên kết: đó là những câu nối thường đứng ở đầu, hoặc
đứng ở cuối đoạn văn nhằm mục đích liên kết đoạn có chứa nó với đoạn khác.
2. Cách dùng dẫn chứng:
a. Vị trí – vai trị của dẫn chứng:
- Dẫn chứng là những số liệu, tư liệu (sự vật, sự việc, danh ngơn, câu thơ, câu văn
hay một hình tượng nghệ thuật…)lấy từ thực tế cuộc sống hoặc văn học để đưa
vào bài văn nhằm thuyết trình cho một luận điểm, một vấn đề để chứng minh.
- Dẫn chứng là tổng hợp kiến thức người viết: vốn sống, vốn kiến thức về văn
học, kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học tự nhiên,… Trong quá trình nghị luận,
người viết cần huy động xử lí vốn kiến thức này. Vốn kiến thức càng nhiều thì
bài văn càng phong phú, càng làm cho luận cứ có sức sống, lập luận trở nên sắc
sảo, có sức thuyết phục.
b. Các sử dụng dẫn chứng: Muốn đạt hiệu quả trong sử dụng dẫn chứng cần nắm
được những nguyên tắc sau:
- Chọn dẫn chứng phải đạt u cầu:
+ Về lượng: phải đầy đủ, tồn diện.
Ví dụ: Để chứng minh lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân Việt Nam, trong bài
“Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, cách chọn dẫn chứng của Hồ Chí Minh
thực sự bao quát, toàn diện:
o Thời gian: xưa – nay.
o Không gian: miền xuôi – miền ngược.

o Thành phần xã hội: nơng dân – trí thức.
o Lứa tuổi: già – trẻ.
o Lĩnh vực: chiến đấu – sản xuất.
+ Về chất: Dẫn chứng phải chính xác, tiêu biểu, đúng nguyên văn, tác giả, tác
phẩm, thời đại…
-Sắp xếp dẫn chứng: phải theo nguyên tắc và một trình tự nhất định:
+ Trình tự thời gian, khơng gian, thành phần, khía cạnh, tâm lí,…
-Cách đưa dẫn chứng: theo trình tự sau:
15


Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá,
giỏi lớp 7 – Trung học cơ sở
+ Giới thiệu dẫn chứng.
+ Trích nguyên văn dẫn chứng.
+ Phân tích ý nghĩa của dẫn chứng để làm nổi bật giá trị của dẫn chứng.
III. Cách làm một bài văn nghị luận cụ thể:
III.1. Kiểu bài chứng minh:
1. Đặc điểm:
- Là kiểu bài có nội dung làm sáng tỏ một vấn đề đã được thừa nhận với mục đích
làm cho người đọc cơng nhận sự đúng đắn của vấn đề một cách vững chắc hơn.
- Là kiểu bài dùng nhiều dẫn chứng trong thực tế đời sống hoặc trong văn học
để thuyết phục người đọc. Tuy nhiên bên cạnh dẫn chứng thực tế cũng cần có lí
lẽ để giải thích vấn đề, phân tích dẫn chứng để bàn bạc, mở rộng, nâng cao vấn
đề cần chứng minh. Như vậy, bài văn nghị luận chứng minh, bên cạnh thao tác
chứng minh thì chủ yếu cịn cần có thao tác giải thích, phân tích, bàn luận, tạo
chiều sâu cho bài văn.
2.Yêu cầu:
- Hệ thống dẫn chứng phải sát hợp, tiêu biểu, toàn diện, cảm xúc; phải được sắp
xếp theo một trình tự hợp lí; phải được dẫn dắt, phân tích, bàn luận đề gắn với

vấn đề chứng minh.
- Lí lẽ giải thích, phân tích, bàn luận phải rõ ràng, dễ hiểu, lí luận phải chặt chẽ.
Đồng thời phải biết kết hợp cả lí và tình để tăng thêm sức thuyết phục cho bài
văn.
3. Phương pháp làm bài:
a. Phần mở bài – Đặt vấn đề: thường làm theo hai cách:
- Trực tiếp: có thể dùng thao tác diễn dịch hoặc quy nạp hoặc so sánh.
Ví dụ:
+ Giới thiệu xuất xứ của vấn đề nghị luận.
+ Nêu hoàn cảnh lịch sử, xã hội có liên quan đến vấn đề nghị luận.ư
+ Nêu tầm quan trọng (vai trò, ý nghĩa xã hội) của vấn đề nghị luận.
b. Thân bài – Giải quyết vấn đề:
 Giải thích ngắn gọn luận đề (Nếu thấy cần thiết).
 Chứng minh luận đề: có thể tiến hành theo mơ hình sau:
- Luận điểm 1:
+ Nêu dẫn chứng
+ Lí lẽ phân tích dẫn chứng
+ Sơ kết đoạn.
- Luận điểm 2:
16


Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá,
giỏi lớp 7 – Trung học cơ sở
+ Nêu dẫn chứng
+ Lí lẽ phân tích dẫn chứng
+ Sơ kết đoạn.
-Luận điểm 3:
+ Nêu dẫn chứng
+ Lí lẽ phân tích dẫn chứng

+ Sơ kết đoạn.
- Luận điểm 4: …………….
 Lưu ý:
- Mỗi luận điểm lớn không nhất thiết phải có nhiều luận điểm nhỏ.
- Mỗi luận điểm nhỏ có thể trích nhiều dẫn chứng và có thể trình bày thành một
đoạn văn ngắn.
 Bàn luận mở rộng vấn đề.
c. Kết bài – Kết thúc vấn đề:
Có thể kết thúc theo một trong các cách sau:
- Tổng hợp, tóm lại.
- Nêu phương hướng áp dụng vào cuộc sống.
- Phát triển, mở rộng vấn đề.
- Mượn ý kiến của dân gian, danh nhân, sách vở để thay cho lời kết của mình.
Giáo viên giao bài tập cho HS về nhà làm:
Lập dàn ý và viết thành bài cho đề bài sau: Tục ngữ có câu: “Đi một ngày đàng
học một sàng khơn”. Em thấy nhận xét trên có đúng không? Hãy chứng minh.
- GV chữa bài sau khi kiểm tra phần bài tập làm ở nhà của HS:
a. Mở bài:
- Nêu quan điểm cần chứng minh: Đi một ngày đàng, học một sàng khơn nhưng
điều đó chỉ đúng với những người có ý thức học tập.
- Cịn với những người khơng có ý thức học tập thì chẳng có sàng khơn nào, dẫu
có đi đến mấy ngày đàng đi chăng nữa.
b. Thân bài:
* Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ:
- Đi một ngày đàng (ngày đường): dùng thời gian để chỉ quãng đường đi được coi
là tương đối xa và khác lạ so với nơi mình ở quanh năm, suốt tháng, quẩn quanh
hằng ngày…
- Học một sàng khôn: học được nhiều điều hay, biết được nhiều điều mới lạ,…
* Vì sao Đi một ngày đàng lại học được một sàng khơn?
- Lí lẽ:

17


Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá,
giỏi lớp 7 – Trung học cơ sở
+ Đi nhiều, giao hòa với đời sống sẽ học hỏi được nhiều điều bổ ích, tích lũy
được nhiều tri thức để trưởng thành.
+ Đi nhiều, giao hòa với đời sống là dịp để kiểm nghiệm, ứng dụng những tri
thức tiếp thu qua sách vở, trong nhà trường và nhờ vậy mà mau chóng trưởng
thành.
- Dẫn chứng 1:
- Dẫn chứng 2:

* Có phải cứ đi một ngày đàng là học được một sàng khơn khơng?
- Lí lẽ: Quan hệ giữa đi và khôn không phải tăng tiến theo tỉ lệ thuận. Có khi đi
nhiều mà chẳng khơn được mấy. Cái khôn do đi không thể thay thế cái khôn do
học theo sách vở, trong nhà trường.
- Dẫn chứng 1:
- Dẫn chứng 2:

c. Kết bài:
- Khẳng định lại quan điểm về tính biện chứng kết hợp giữa đi và ý thức học hỏi.
- Liên hệ: học sinh sẽ cố gắng thu thập sàng khôn như thế nào?
HS sau khi có dàn ý sẽ về nhà viết thành bài văn hoàn chỉnh. Bài viết của
HS được thu và chấm chữa cụ thể, rõ ràng.
III.2. Kiểu bài giải thích:
1.Đặc điểm:
- Là kiểu bài có nội dung trình bày những lí lẽ để giảng giải có kèm dẫn chứng
nhằm giúp người đọc hiểu đúng, hiểu rõ và đầy đủ vấn đề.
- Trong bài giải thích, chủ yếu dùng thao tác giải thích. Bên cạnh đó cũng cần kết

hợp với các thao tác khác như chứng minh để làm cho lí lẽ có cơ sở thực tế, thao
tác biểu luận để cho việc giải thích có thêm chiều sâu.
2. u cầu:
- Hệ thống giải thích phải chính xác, thỏa đáng, đầy đủ, rõ ràng. Trong q trình
giải thích, bình luận được trình bày bằng lời văn giản dị, dễ hiểu.
- Lập luận chặt chẽ, mạch lạc làm nổi bật cái lí, cơ sở chân lí của luận đề.
- Vừa phải biết bàn luận vấn đề, liên hệ vận dụng lí lẽ, vừa phải nhận thức vào
hoàn cảnh cụ thể, thời đại, đất nước, lứa tuổi, bản thân.
3. Phương hướng làm bài:
a. Đặt vấn đề: Nêu ra được vấn đề cần giải thích.
b. Giải quyết vấn đề:
18


Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá,
giỏi lớp 7 – Trung học cơ sở
- Giải nghĩa từ ngữ, khái niệm then chốt…và tiến hành giải nghĩa toàn bộ luận đề
(Nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hẹp, nghĩa rộng).
+ Luận điểm 1: thường là trả lời câu hỏi: Như thế nào? Có ý nghĩa gì?
Luận cứ 1: (lí lẽ + dẫn chứng)
Luận cứ 2: (lí lẽ + dẫn chứng)

- Giải thích ý nghĩa sâu xa, nhiều mặt của luận đề: Cắt nghĩa nguyên nhân, quá
trình phát triển, triển vọng, kết quả của vấn đề… Để nêu bật ý nghĩa, tác dụng
của vấn đề…
+ Luận điểm 2: thường trả lời câu hỏi: Tại sao? Vì sao?
Luận cứ 1: (lí lẽ + dẫn chứng)
Luận cứ 2: (lí lẽ + dẫn chứng)

- Bàn luận, mở rộng, nâng cao vấn đề được giải thích.

+ Luận điểm 3: thường là trả lời cho câu hỏi : Phải làm gì?
Luận cứ 1: (lĩ lẽ + dẫn chứng)
Luận cứ 2: (lí lẽ + dẫn chứng)

c. Kết thúc vấn đề:
- Nhấn mạnh cách hiểu đúng, không thể bác bỏ hay xuyên tạc.
- Cũng có thể liên hệ với thực tế rồi rút ra bài học cho bản thân.
Giáo viên giao bài tập cho HS về nhà làm:
Bài tập 1:
Lập dàn ý chi tiết và viết thành bài cho đề bài sau: Hãy giải thích câu tục ngữ :
“Uống nước nhớ nguồn”.
- GV chữa bài sau khi kiểm tra phần bài tập làm ở nhà của HS: GV đưa cho
HS một dàn ý chi tiết:
a. Mở bài:
- Khuyên người ta phải biết nhớ ơn và đền ơn những người đi trước đã đem lại
thành quả cho mình hưởng thụ, tục ngữ có câu : “Uống nước nhớ nguồn”.
- Đó là một lời khuyên có ý nghĩa giáo dục về nhân cách làm người của cha ơng
ta, thể hiện sâu sắc đạo lí của con người Việt Nam: luôn trân trọng, biết ơn người
đi trước.
b. Thân bài:
* Thế nào là “Uống nước nhớ nguồn”? Ý nghĩa của “Uống nước nhớ nguồn”?
- Giải thích:
19


Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá,
giỏi lớp 7 – Trung học cơ sở
+ Uống nước: thừa hưởng thành quả lao động hoặc đấu tranh cách mạng của
người khác, của các thế hệ đi trước.
+ Nguồn: Nơi xuất phát của dòng nước (nghĩa đen); những người làm ra thành

quả đó (nghĩa bóng).
- Ý nghĩa chung của cả câu tục ngữ: Câu tục ngữ là một triết lí sống: Khi hưởng
thụ thành quả lao động nào đó, phải nhớ ơn và đền ơn xứng đáng những người
làm ra thành quả mà ta đang được hưởng.
* Giải thích tại sao Uống nước phải nhớ nguồn?
- Trong thiên nhiên và xã hội, khơng có hiện tượng nào là khơng có nguồn gốc.
Trong cuộc sống, khơng có thành quả nào mà khơng có cơng của một ai đó tạo
nên.
- Lịng biết ơn đó giúp ta gắn bó với cha mẹ, ơng bà, anh em, tập thể… tạo ra một
xã hội nhân ái, đoàn kết. Thiếu lòng biết ơn và hành động để đền ơn con người sẽ
trở nên ích kỉ, xấu xa và độc ác.
Vì vậy, Uống nước nhớ nguồn là đạo lí mà con người phải có, và nó trở thành
một truyền thống tốt đẹp của nhân dân.
* Nhớ nguồn phải thể hiện như thế nào?
- Giữ gìn bảo vệ thành quả của người đi trước đã tạo ra.
- Sử dụng thành quả lao động đúng đắn, tiết kiệm.
- Bản thân phải góp phần tạo nên thành quả chung, làm phong phú thêm thành
quả của dân tộc, của nhân loại.
- Có ý thức và có hành động thiết thực để đền ơn đáp nghĩa cho những người có
cơng với bản thân, với Tổ quốc.
c. Kết bài:
- Nhấn mạnh ý nghĩa của câu tục ngữ và tác dụng của nó.
- Bài học rút ra cho bản thân.
Bài tập 2: Đây cũng chính là đề bài cho bài viết số 6 (GV giao cho HS viết ở
nhà):
Cho đề bài:
Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
Bác Hồ muốn khuyên dạy chúng ta điều gì qua hai dịng thơ này? Vì sao việc
trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của

đất nước?
Có thể giải quyết yêu cầu của đề bài trên bằng dàn ý sau:
a. Mở bài:
20


Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá,
giỏi lớp 7 – Trung học cơ sở
- Giới thiệu khơng khí mùa xn dạt dào sức sống: mùa xuân cây cối đâm chồi
nảy lộc, người người nô nức với Tết trồng cây.
- Giới thiệu và trích dẫn hai câu thơ của Bác Hồ cổ vũ cho phong trào “Tết trồng
cây”. (Đây là hai câu thơ trong lời phát động Tết trồng cây của Bác năm 1960).
b. Thân bài:
* Giải thích ý nghĩa hai câu thơ của Bác:
- Từ “xuân” ở câu thứ nhất: là thời gian chỉ một mùa bắt đầu của một năm, đất
trời và lòng người rạo rực sức sống mới.
- “Tết trồng cây” là một khẩu hiệu, Bác Hồ sử dụng khẩu hiệu ấy để động viên
toàn dân tham gia trồng cây.
- Mùa xuân là Tết trồng cây vì đây là một thời điểm đất trời “trở mình”, thiên
nhiên có nhiều điều kiện cho sự phát triển của cây cối; lòng người cũng nơ nức
muốn làm những việc có ý nghĩa tốt đẹp trong đầu năm mới trong đó có việc
trồng cây – cây xanh biểu tượng cho sức sống, sự thanh xuân.
- Từ “xuân” ở câu thứ 2: chỉ sức sống, vẻ tươi đẹp.
- Với câu nói đầy hình ảnh đó, Bác khun mọi người hãy tích cực trồng cây.
Việc trồng cây sẽ làm cho đất nước tươi đẹp hơn. Bác đã phát động Tết trồng cây.
- Dẫn chứng:
+ Bản thân Bác đã rất gương mẫu trong việc trồng cây: nơi Bác ở có nhiều cây do
chính tay Bác trồng, chăm sóc; Bác trồng nhiều cây kỉ niệm: những câu đa Bác
trồng ở công viên Thống Nhất, đồi cây Vật Lại, ở Đơng Anh đã tỏa bóng mát
xum x.

+ Việc trồng cây đã trở thành phong trào, phong tục đẹp từ khi Bác phát động vào
đầu thập kỉ sáu mươi của thế kỉ XX.
- Lời dạy của Bác mang ý nghĩa thuần phong mĩ tục và thời đại.
* Vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên
mùa xuân của đất nước?
- Trồng cây tạo ra quang cảnh đẹp hơn: những công viên cây xanh, nơi nghỉ ngơi
thư giãn lí tưởng của mọi người sau những ngày làm việc vất vả.
- Cây xanh tạo cảnh quan kiến trúc thơ mộng, tôn thêm vẻ đẹp của nơi ở.
- Trồng cây làm cho môi trường sống tốt đẹp hơn:
+ Môi trường sống của chúng ta hiện nay đang bị ơ nhiễm nghiêm trọng. Tích
cực trồng cây sẽ làm môi trường trong sạch hơn.
+ Cây xanh có tác dụng: điều hịa khơng khí, chống lũ lụt, bảo vệ cho đất khơng
bị xói mịn và mất độ màu mỡ phì nhiêu…
- Trồng cây xanh mang lại lợi ích phát triển kinh tế:
21


Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá,
giỏi lớp 7 – Trung học cơ sở
+ Rừng cao su, rừng thông…
+ Vườn cây, hoa quả…
* Làm gì để thực hiện lời dạy của Bác?
- Tích cực trồng cây nhất là vào mùa xuân.
- Chăm sóc và bảo vệ cây xanh ở nhà và ở những nơi công cộng.
- Bảo vệ rừng.
c. Kết bài:
- Nhấn mạnh ý nghĩa của Tết trồng cây – một phong tục đẹp do Bác Hồ phát
động.
- Suy nghĩ về lời dạy của Bác.
IV. Hướng dẫn cách viết các phần: mở bài, thân bài, kết bài:

1.Mở bài:
-Vị trí, vai trị của mở bài: Nằm ở phần đầu văn bản. Là phần trước hết đến với
người đọc, gây cho người đọc cảm giác, ấn tượng ban đầu về bài viết, tạo ra âm
hưởng chung cho tồn văn bản. Mặt khác nó còn tạo thêm hứng thú cho bản thân
người viết văn bản.
-Một số cách mở bài:
+ Mở bài trực tiếp: giới thiệu ngay vấn đề cần trình bày. Đó là phép mở mà
người xưa nói: mở cửa sổ thấy núi. Cách mở bài này tiết kiệm thời gian, nhanh,
gọn, tự nhiên, giản dị, dễ tiếp nhận, thích hợp với những bài viết ngắn gọn, nhưng
nếu như không khéo sẽ dễ khô khan và ít hấp dẫn.
+ Mở bài gián tiếp: khơng đi thẳng ngay vào vấn đề mà thông qua một loạt sự
dẫn dắt: câu chuyện, sự kiện, con số, so sánh,... sau đó mới nêu vấn đề trình bày.
Cách này thường dài, tốn thời gian nhưng lại lôi cuốn, hấp dẫn người đọc. Các
văn bản mang tính giao tiếp cơng cộng thường dùng cách mở bài gián tiếp. Mở
bài gián tiếp có những cách: diễn dịch, quy nạp, tương liên, đối lập...
2.Thân bài:
- Là phần giải quyết vấn đề, thường gồm một số đoạn văn được liên kết với nhau
thành một hệ thống nhằm giải đáp một số yêu cầu của mở bài. Khi viết thân bài
cần chú ý mấy điểm sau:
+ Cách viết đoạn văn nghị luận: Nhìn từ chức năng, ta thấy phần thân bài có các
loại đoạn như: đoạn triển khai, đoạn chuyển tiếp,... Nhìn từ cách thức nghị luận,
ta có các loại đoạn: giải thích, chứng minh, bình luận. Từ phía thao tác tư duy, ta
có các loại đoạn: so sánh, diễn dịch, quy nạp,...
Trong đoạn văn nghị luận, đoạn văn thường được xây dựng theo chủ đề. Đây
là câu mang ý chính, khái quát nội dung của cả đoạn. Nó có tác dụng định hướng
22


Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá,
giỏi lớp 7 – Trung học cơ sở

triển khai, tránh được tình trạng lạc ý hoặc loãng ý trong đoạn. Câu chủ đề tức là
câu nêu luận điểm, luận cứ, có thể đặt ở đầu đoạn (ứng với thao tác diễn dịch)
hoặc đặt ở cuối đoạn (ứng với thao tác quy nạp).
Cũng có khi chúng ta viết đoạn văn khơng có câu chủ đề. Lúc này đoạn văn
bao hàm những câu ngang hàng về ý. Trong trường hợp này, chủ đề của đoạn văn
phải được hiểu ngầm và người đọc chỉ có thể rút ra được chủ đề ấy qua việc khái
quát ý của tất cả các câu.
Trong quá trình làm bài, để các đoạn văn có thể liên kết với nhau thành một
bài hồn chỉnh chúng ta cần chú ý tới phần chuyển ý. Có thể tóm tắt ý ở đoạn
trước để chuyển sang ý của đoạn sau. Có thể dùng một số từ nối hoặc dựa vào ý
đoạn sau móc nối đoạn trước.
Ngồi ra, cần lưu ý tới các nội dung cụ thể của bài để định rõ độ dài ngắn của
các đoạn. Các ý lớn, các mục trọng tâm cần được viết thành các đoạn chiếm tỉ lệ
thích đáng so với tồn bài. Các ý phụ chỉ nên viết thành các đoạn ngắn. Nếu làm
ngược lại, bài làm sẽ mất cân đối, lệch hoặc xa đề.
Trong phần này, sau mỗi đoạn giải quyết một ý trọn vẹn phải xuống dòng.
Những chỗ xuống dịng thích hợp rất cần cho một bài làm. Nó giúp cho bài làm
sáng sủa, mạch lạc.
3. Kết bài:
* Vai trò và chức năng của phần kết bài: Đây là phần kết luận lại vấn đề. Sau khi
giải quyết vấn đề phải có sự đánh giá bao quát, lời nhận định tổng quát đối với
nội dung bàn luận.
- Phần này, nếu có những ý sắc sảo, độc đáo sẽ gây được ấn tượng mạnh mẽ về
sự hoàn tất, trọn vẹn, gợi những ý nghĩ, cảm xúc sâu sắc, tạo được dư âm cuối
cùng ở người đọc.
- Có thể mượn một câu nói thâm thúy, đặc sắc, giàu ý nghĩa của một danh nhân
để khép bài lại thay cho người viết.
Tóm lại, viết phần kết bài tốt sẽ làm tăng thêm giá trị cho bài văn.
* Các cách kết bài: Có nhiều cách kết bài khác nhau, tùy theo dụng ý của người
viết:

- Tổng hợp, tóm lược những ý chính đã trình bày ở phần thân bài. Đây là cách kết
bài thông thường và dễ làm nhất.
- Mở rộng và nâng cao: là cách kết mở rộng vấn đề đặt ra trong đề bài.
- Vận dụng: là cách kết nêu ra phương hướng áp dụng cái tốt, cái hay hoặc khắc
phục cái xấu, cái dở của hiện tượng hay ý kiến nói trong bài văn vào cuộc sống.
- Liên tưởng: là cách kết bài mượn ý kiến tương tự của dân gian, của một người
23


Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá,
giỏi lớp 7 – Trung học cơ sở
có uy tín hay của sách để thay lời tóm tắt của người viết.
- Hỗn hợp: là cách kết hợp từ hai, ba... kiểu khác nhau thành một kiểu.
Phần V. Một số bài tập giao cho học sinh để rèn kĩ năng:
Bài tập 1: Phân tích cách lập luận, chỉ ra dấu hiệu nhận biết kiểu nghị luận chứng
minh hoặc giải thích đối với các đoạn văn sau và xác định câu văn chứa luận
điểm ở từng đoạn.
a. (1)Hiền tài là nguyên khí quốc gia. (2) Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi
lên cao, ngun khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp.
(Thân Nhân Trung)
b. (1) Thế nào là biết thương người và thế nào là lịng nhân đạo? (2) Hằng ngày
chúng ta thường có dịp tiếp xúc với đời sống bên ngoài, trước mắt chúng ta, lồi
người cịn đầy rẫy những cảnh khổ. (3) Từ một ơng lão già nua răng long tóc
bạc, lẽ ra phải được sống trong sự chăm sóc, đùm bọc của con cháu, thế mà ông
lão ấy phải sống kiếp đời hành khất, sống bằng của bố thí của kẻ qua đường, đến
một đứa trẻ thơ, quá bé bỏng mà lại sống bằng cách đi nhặt từng mẩu báng của
người khác ăn dở, thay vì được cha mẹ ni nấng, dạy dỗ... (4) Những hình ảnh
ấy và thảm trạng ấy khiến cho mọi người xót thương và tìm cách giúp đỡ. (5) Đó
chính là lịng nhân đạo.
(Theo Lâm Ngữ Đường, Tinh hoa xử thế)

c. (1) Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung
quang, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xơi. (2) Những
quyển sách khoa học có thể giúp khám phá ra vũ trụ vô tận với những quy luật
của nó, hiểu được quả đất trịn mang trên mình nó bao nhiêu đất nước khác nhau
với những hoàn cảnh thiên nhiên khác nhau. (3) Những quyển sách xã hội học lại
giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau đó với
những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hóa, những truyền thống, những khát
vọng.
(Theo Trần Thanh Đạm)
d. (1) Mỗi người trong đời, nếu khơng có một người thầy hiểu biết, giàu kinh
nghiệm truyền thụ, dìu dắt thì khó mà làm nên một việc gì xứng đáng, dù đó là
nghề nơng, nghề rèn, nghề chạm khắc, hoặc nghiên cứu khoa học. (2) Do đó,
trong cuộc đời mỗi người, học ở thầy là quan trọng nhất.
(Theo Nguyễn Thanh Tú)
Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
- Đoạn a: Là đoạn văn giải thích; triển khai theo lỗi diễn dịch, đi từ ý khái quát
đến ý triển khai. Câu (1) là câu chứa luận điểm, nêu vấn đề (Hiền tài là nguyên
24


Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá,
giỏi lớp 7 – Trung học cơ sở
khí của quốc gia); câu cịn lại giải thích rõ mối quan hệ có tính chất quyết định
của hiền tài đối với sự hưng thịnh, sự suy vong của đất nước (Nói chung hiền tài
là ngun khí của quốc gia nghĩa là nhưn thế nào?).
- Đoạn b: là đoạn văn giải thích, triển khai theo kiểu đoạn tổng – phân – hợp: Câu
(1) là câu nêu vấn đề bằng hình thức hỏi gợi; các câu tiếp theo lần lượt triển khai
để trả lời rõ ý câu (1); câu (5) khái quát lại vấn đề bằng hình thức khẳng định.
Luận điểm được thể hiện ở câu mở đoạn (câu 1) và câu kết đoạn (câu 5).
- Đoạn c: Là đoạn văn chứng minh, triển khai theo lối diễn dịc, đi từ ý khái quát

đến ý triển khai. Câu (1) là câu chứa luận điểm (nêu khái quát vai trò, tác dụng
của sách), các câu còn lại chứng minh làm sáng tỏ nhận định.
- Đoạn d: Là đoạn văn giải thích, triển khai theo lối quy nạp, đi từ ý lập luận theo
lối phản đề, đặt ra giả thiết (nếu khơng có thầy dìu dắt thì sẽ khơng thể thành
cơng) (câu 1) đến ý tổng hợp, khái quát vấn đề (vai trò của việc học thầy).
- GV giao bài tập trong giờ học bồi dưỡng buổi chiều. Có sự nhận xét, sửa chữa
kịp thời.
Bài tập 2: Hãy viết kết bài cho đề bài sau: Hãy giải thích câu tục ngữ: “Đi một
ngày đàng, học một sàng khơn”.
Có những kết bài học sinh viết như sau:
Trong giai đoạn hiện nay, việc mở rộng giao lưu ra thế giới đang là một xu
hướng, thì mỗi con người càng cần đi để học lấy những sàng khơn. Và điều đó
cịn quan trọng hơn đối với thế hệ trẻ. Hơn bao giờ hết, ngày nay, chúng ta cần
phải “đi cho biết đó biết đây” để có thể giao lưu, học hỏi, để học tập và trau dồi
cho mình, để làm việc được tốt hơn. Và bởi thế, kinh nghiệm “Đi một ngày đàng,
học một sàng khôn” của dân gian cho đến ngày nay vẫn thật sâu sắc, thấm thía,
vẫn cịn ngun giá trị giáo dục quý báu.
(Bài làm của em Nguyễn Thu Huyền – Lớp 7B)
Bài học trong câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” được
nhân dân đúc kết là một chân lí khơng bao giờ cũ. Ngày xưa, ơng cha ta khát
khao được đi đây, đi đó để vượt ra khỏi không gian chật chội của lũy tre làng.
Ngày nay, trong một xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ với xu hướng mở cửa
và hội nhập, lớp con cháu chúng ta càng nhất thiết phải học hỏi, giao lưu, đi
nhiều “ngày đàng” để học thêm những “sàng khôn”. Mỗi chúng ta hãy góp một
phần mình vào sự phát triển phồn vinh của xã hội.
(Bài làm của em Đào Ngọc Huyền – Lớp 7B)
Bài tập 3: Phân tích cách lập luận của đoạn văn sau và rút ra kết luận về cách
giải thích một câu tục ngữ.
25



×