SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Mã số:
!"#$%$&#' (
)*+,
Người thực hiện: Nguyễn Thị Lê
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục : 1
- Phương pháp dạy học bộ môn: Ngữ văn 1
- Lĩnh vực khác: 1
Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
1 Mô hình 1 Phần mềm 1 Phim ảnh 1 Hiện vật khác
Năm học: 2014-2015.
BM01-Bìa SKKN
/012')3*
. 4 &56
1. Họ và tên: Nguyễn Thị Lê
2. Ngày tháng năm sinh: 04/10/1980
3. Nam, nữ: nữ
4. Địa chỉ: Phước Thái- Long Thành- Đồng Nai
5. Điện thoại: 0613551883 ; ĐTDĐ:0962566919
6. E-mail:
7. Chức vụ: Tổ trưởng
8. Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu
. 78$)9)
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ : Cử nhân
- Năm nhận bằng: 2003
- Chuyên ngành đào tạo: Ngữ văn
.)3*
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Ngữ văn
- Số năm có kinh nghiệm: 11
Giáo viên Nguyễn Thị Lê THPT Nguyễn Đình Chiểu.
2
BM02-LLKHSKKN
Sáng kiến kinh nghiệm: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LÀM BÀI VĂN NGHỊ
LUẬN CHO HỌC SINH THPT- LỚP 12.
.2:)*5$
Tác phẩm văn học nghệ thuật là một “chiếc gương soi” của cuộc sống, là
một kho kinh nghiệm sống, một kho tư liệu dồi dào về cuộc sống, là ý thức, băn
khoăn, rung động của con người trước cuộc sống. Cho nên để hiểu cuộc sống
một cách cụ thể, để có thể hình dung một cách cụ thể thời đại đã qua, không gì
có thể thay thế bằng tác phẩm văn chương. (Lí luận văn học – Vấn đề và suy
nghĩ, NXB GD,1998)
Từ việc tiếp nhận những giá trị tư tưởng, thẩm mĩ qua tác phẩm văn học trong
Nhà trường cũng như những tác phẩm ngoài chương trình và những vấn đề trong
đời sống, mỗi học sinh tự bày tỏ sự nhận thức, tình cảm, thái độ … của bản thân
thông qua bài làm văn. Đó là kết qủa của quá trình lĩnh hội tri thức, là thành quả
học tập của các em.
Là một giáo viên dạy Văn, tôi luôn mong muốn học trò của mình làm được
những bài văn hay, đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, qua các kì thi. Tuy nhiên,
đó không phải là một việc đơn giản. Bài văn hay trước hết phải là bài văn viết đúng
(đúng theo nghĩa tương đối, nghĩa là trong khuôn khổ nhà trường). Hay và đúng có
mối quan hệ mật thiết với nhau. Bài văn hay trước hết phải viết theo đúng yêu cầu
của đề bài, đúng những kiến thức cơ bản, hình thức trình bày đúng quy cách …
Xác định đúng yêu cầu của đề bài là rất cần thiết, bước này giúp học sinh thể
hiện đúng chủ đề của bài văn, tránh lạc đề hay xa đề. Xác định đúng yêu cầu của
đề cũng giúp người viết lập được một dàn ý tốt và do đó cũng tránh được sự dài
dòng, lan man “Dây cà ra dây muống”, “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” tạo
được sự thống nhất, hài hoà giữa các phần của bài viết, tránh tình trạng “Đầu voi
đuôi chuột”. Mặt khác, việc viết đúng kiến thức cơ bản vô cùng quan trọng, kiến
thức cơ bản là “bột”, mà “Có bột mới gột nên hồ”.
Hình thức trình bày là sự thể hiện bố cục của bài văn trên trang giấy. Một
bài văn đúng quy cách là bài văn mà khi nhìn vào tờ giấy phần bài làm của học
sinh chưa cần đọc, chúng ta đã thấy rõ ba phần: Mở bài, thân bài và kết bài. Muốn
thế, người viết không chỉ phải chú ý đến nội dung mà hình thức cũng phải rõ ràng.
Trong thực tế dạy – học tôi thấy bài văn của học sinh mình chưa đáp ứng
được những yêu cầu của một văn bản trong nhà trường. Bài văn của các em vẫn
còn hiện tượng lạc đề, xa đề do không chú ý đến việc tìm hiểu đề; đoạn văn trong
bài thường sai quy cách (các em thường viết đoạn không có câu chủ đề hoặc có
nhiều câu chủ đề trong một đoạn,…). Bên cạnh đó, sự liên kết giữa các đoạn văn
chưa lôg•c (triển khai ý nọ sọ ý kia, không nhất quán, trùng lặp,…). Thậm ch•, có
rất nhiều em đã học đến lớp 12 nhưng hoàn toàn không biết làm một bài văn nghị
luận đúng yêu cầu (một số em để giấy trắng, một số khác thì viết linh tinh để đối
phó trong bài kiểm tra). Trong khi đó phần Làm văn nghị luận chiếm tỉ lệ 50% đến
70% điểm số bài thi, cho nên tình trạng học sinh điểm dưới trung bình là rất cao.
Đó cũng là lý do khiến các em lo sợ, không hào hứng khi học môn Ngữ văn, nhất
là phân môn Tập làm văn.
Giáo viên Nguyễn Thị Lê THPT Nguyễn Đình Chiểu.
3
Từ những lý do đó, tôi đã tiến hành tìm tòi, nghiên cứu và vận dụng vào
thực tế giảng dạy “Rèn luyện kỹ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh
THPT- Lớp 12”. Trong đề tài này, tôi chia sẻ chủ yếu cách làm hai dạng đề thiết
thực nhất là: kỹ năng làm bài nghị luận văn học và kỹ năng làm bài nghị luận
văn học kết hợp nghị luận xã hội nhằm giúp học sinh đạt điểm cao trong kỳ thi
THPT Quốc gia 2015 sắp tới.
./;2 (&$<=
,. >?>@A@BC
Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số
16/2006/QĐ- BGDĐT ngày 5/6/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã nêu: “Phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS, phù hợp với đặc trưng
môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học, bồi dưỡng
cho HS phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kĩ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và
trách nhiệm học tập cho HS”.
Tổ chức hoạt động dạy học theo hướng t•ch cực, phát huy năng lực chủ động,
sáng tạo ở cả người dạy lẫn người học, chú trọng khái quát nội dung kiến thức tạo
thuận lợi để học sinh lĩnh hội và phát triển các thao tác tư duy khoa học. Tăng
cường và sử dụng hợp lý các phương tiện trong dạy học,“nâng cao chất lượng
thực hành hướng tới đảm bảo sự phát triển năng lực cho mỗi cá nhân”(Tài liệu
bồi dưỡng giáo viên dạy lớp 9- Vụ giáo dục trung học trang 6,7). Lớp 9 cũng như
lớp 12 là những lớp cuối cấp nên có một vị tr• hết sức quan trọng: vừa phải tổng
kết được những kiến thức, kĩ năng được học tập, rèn luyện trong quá trình học, vừa
phải chuẩn bị cho các kỳ thi, tạo tâm thế, tiềm lực cho các em lên bậc Đại học hoặc
đi vào cuộc sống thực tế.
Nghị luận nói chung, nghị luận về một tác phẩm Văn học nói riêng có vị tr• rất
quan trọng trong chương trình Tập làm văn lớp 12. @BDEF là một dạng
nghị luận mà các vấn đề đưa ra bàn luận là các vấn đề văn học: tác phẩm, tác giả,
thời đại văn học, trào lưu, các giá trị về nội dung, nghệ thuật, hình tượng, của
một tác phẩm cụ thể. @BDEFGHIJKL@BMNO là hình
thức tổng hợp hai dạng kiến thức: từ tác phẩm văn học và từ thực tiễn đời sống.
Xuất phát từ đặc trưng của văn học: có t•nh hình tượng, hàm súc, đa nghĩa, hệ
thống; là nghệ thuật ngôn từ; là phương tiện chuyển tải những tư tưởng, tình cảm
của nhà văn để từ đó mang đến nội dung giáo dục sâu sắc về tình cảm, thẩm mĩ
cho người đọc. Do vậy, khi làm bài nghị luận văn học, người viết phải phát hiện
được các giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật thẩm mĩ, nền cảm xúc, của tác
phẩm, tác giả đồng thời thể hiện được năng lực cảm thụ, thưởng thức văn học của
cá nhân.Bài nghị luận văn học kết hợp với nghị luận xã hội đòi hỏi người viết
phải đáp ứng các yêu cầu về cảm thụ tác phẩm như đã nêu ở trên đồng thời cần thể
hiện những nhận thức, đánh giá, suy nghĩ của bản thân về các vấn đề tư tưởng, đạo
đức, lối sống; các hiện tượng đang diễn ra trong cuộc sống.
Mặt khác, cũng cần hiểu rằng một tác phẩm văn học ra đời là đứa con tinh
thần của nhà văn; chịu sự chi phối của tư tưởng, quan niệm và tài năng của tác giả.
Giáo viên Nguyễn Thị Lê THPT Nguyễn Đình Chiểu.
4
Đồng thời, nó cũng phản ánh một thời đại lịch sử (bối cảnh tác phẩm) trong một
hoàn cảnh xã hội nhất định (hoàn cảnh ra đời). Do đó, khi làm bài nghị luận văn
học cần huy động tri thức về thời đại của tác giả, về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm,
về văn học và về tiếng Việt Khi nghị luận về tác phẩm văn học phải đặt tác phẩm
vào thời đại mà tác phẩm phản ánh cũng như hoàn cảnh tác phẩm ra đời để thấy rõ
giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Theo cách thức nghị luận và phương pháp lập luận có thể chia thành các kiểu
bài nghị luận văn học: phân t•ch, bình luận, chứng minh. Người ra đề cũng có thể
kết hợp nhiều yêu cầu trong một đề văn. Đó là l• do học sinh thường gặp kiểu bài
hỗn hợp.
Như vậy, để làm tốt bài nghị luận văn học, cần cho học sinh hiểu rõ t•nh chất
tổng hợp của kiểu bài này. Giáo sư Lê Tr• Viễn đã có lời nhắn nhủ: “Dạy văn lấy
cảm làm đầu”. Người giáo viên dạy học sinh làm bài văn nghị luận văn học, bài
nghị luận văn học kết hợp với nghị luận xã hội không thể nghèo nàn cảm xúc,
cũng không thể kém hiểu biết thực tế cuộc sống. Cho nên hướng gợi ý học sinh
trình bày những cảm nhận, đánh giá tác phẩm, hiện tượng đời sống hay tư tưởng,
đạo l• phải xuất phát từ những rung cảm thẩm mĩ chân thật; phải biết kết hợp linh
hoạt nhiều thao tác lập luận; phát huy t•nh t•ch cực, sáng tạo của cá nhân, không gò
ép theo khuôn mẫu.
Năm 2008, Bộ Giáo dục tiếp tục triển khai cho giáo viên trên toàn quốc một
số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn, trong đó phương pháp
giảng dạy phân môn Tập làm văn được chú trọng nhiều nhất cũng đã mở ra nhiều
hướng suy nghĩ mới, giúp giáo viên giảng dạy tốt hơn nếu biết tự nghiên cứu và
vận dụng sáng tạo hơn.
?>IPFIC
Môn Ngữ văn trong nhà trường THPT gồm có ba phân môn: Đọc văn, tiếng
Việt và Tập làm văn.Trong thực tế, phân môn Tập làm văn luôn được coi là phân
môn khó. Hơn thế, cách ra đề thi tốt nghiệp THPT năm 2014 của Bộ GD& ĐT
theo hình thức mới lại càng khó hơn không chỉ đối học sinh mà còn đối với cả giáo
viên. Bởi để làm được bài văn hay đòi hỏi tư duy, kỹ năng và một phần năng khiếu
của người viết.
Về ph•a giáo viên:
Trong chương trình nghị luận văn học lớp 12, nghị luận về một tác phẩm, một
đoạn tr•ch văn xuôi; nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ; nghị luận về một ý kiến
bàn về văn học đã được tách ra thành từng phần, từng bài để hướng dẫn cho học
sinh nắm được đặc trưng cơ bản của từng dạng bài. Từ đó, giúp học sinh có cách
làm từng loại bài văn cụ thể theo yêu cầu của đề bài. Tuy nhiên, do thời gian theo
PPCT dành cho tiết học Tập làm văn này •t. Hơn nữa, bản thân tôi cũng như một số
giáo viên trong tổ khi dạy những tiết Tập làm văn chưa chú trọng, chưa đầu tư
nghiên cứu kỹ nội dung, kiểu bài, để có phương pháp dạy phù hợp. Thông thường
đến những tiết Tập làm văn, giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh nắm được nội dung
của bài làm văn đó. Chẳng hạn, cũng hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, lập dàn ý chi
Giáo viên Nguyễn Thị Lê THPT Nguyễn Đình Chiểu.
5
tiết, viết mở bài, thân bài, kết bài cho những đề văn mà sách giáo khoa đưa ra.
Nhưng một thực tế, nhiều đề trong số những đề đó nó không hoàn toàn thiết thực
với chương trình, mục đ•ch mà học sinh lớp 12 đang học. Trong khi đó, một số
giáo viên lại không linh động khi soạn giáo án để thay thế đề bài khác phù hợp với
chương trình học sinh lớp 12 đang tiếp cận mà vẫn đảm bảo yêu cầu về kiểu bài.
Việc ra đề kiểm tra của giáo viên hiện nay cũng còn nhiều điều cần bàn. Một số
giáo viên chưa quen với cách ra đề theo hình thức mới nên ra đề chỉ mang t•nh chất
đối phó.
Về ph•a học sinh: Theo kết quả điều tra của bản thân tôi vào đầu năm học bằng
phiếu lấy ý kiến:
Học phân môn Tập làm văn em thích hay không thích?
Thích ¨ Không thích ¨
Năng lực học Tập làm văn của em ở mức nào?
Giỏi ¨ Khá ¨ TB ¨ Yếu ¨
Làm bài Tập làm văn khó hay dễ? Khó ¨ Dễ ¨
Theo bản thân em, thể loại văn bản nào sau đây đối với em là khó làm bài nhất?
Thuyết minh ¨ Nghị luận ¨
Làm bài Tập làm văn kết hợp giữa nghị luận văn học và nghị luận xã hội khó
hay dễ? Khó ¨ Dễ ¨
Kết quả khảo sát cho thấy, trong tổng số 68 phiếu điều tra học sinh khối 12,
trong đó có đến hơn 2/3 ý kiến không th•ch học phân môn Tập làm văn, các em
cho đây là phân môn khó và học rất yếu, đặc biệt là ở thể loại văn nghị luận. Cụ
thể:
Chưa coi trong bộ môn so với các môn khoa học tự nhiên nên chưa đầu tư, chưa
có thái độ học tập đúng đắn; chưa có thói quen chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
Học sinh học Tập làm văn một cách máy móc. Trước một đề bài các em •t
nghiên cứu, chỉ đọc loáng thoáng rồi viết theo kiểu đối phó.
Nhiều bài văn chưa đạt yêu cầu do chưa biết cách viện dẫn, dẫn chứng nghèo
nàn, thiếu ch•nh xác và không lôg•c.
Học văn nghị luận mà chưa biết cách phân biệt thể loại, kiểu bài.
Thiếu năng lực phân t•ch cần thiết, chưa thấy được cái hay cái đẹp trong văn
chương.
Nhiều học sinh chỉ làm được phần nghị luận văn học hoặc tách ra thành hai
đoạn riêng biệt.
Nhiều học sinh khi viết bài mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, lập luận, viết đoạn,
hành văn và nhiều lỗi khác.
Giáo viên Nguyễn Thị Lê THPT Nguyễn Đình Chiểu.
6
Trước thực trạng trên, bản thân tôi là người phụ trách bộ môn của trường,
đồng thời là giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 12, tôi luôn băn khoăn, trăn trở làm
thế nào để giúp học sinh nắm và làm tốt bài Tập làm văn.
Với mục đ•ch là rèn luyện cho học sinh lớp 12 thành thạo những kỹ năng cơ
bản nhất, thiết thực nhất, thậm ch• là cụ thể hóa khi làm bài nghị luận. Và mục tiêu
chung là giúp hơn 65% học sinh yếu của trường cũng có thể đậu trong kỳ thi THPT
Quốc gia môn Ngữ văn.
Sáng kiến kinh nghiệm này nhằm đạt được mục đ•ch và mục tiêu trên, thực tế
những năm qua chúng tôi đã vận dụng trong việc dạy học làm văn nghị luận văn
học; dạy nghị luận văn học kết hợp nghị luận xã hội ngay từ kỳ ôn thi tốt nghiệp
THPT năm 2013-2014, năm học 2014-2015 ở lớp 12 và đã đạt được những kết quả
bước đầu đáng ghi nhận: trên 85% học sinh khối 12 không còn “choáng ngợp” với
văn nghị luận, không rơi vào tâm l• sợ làm nghị luận; học sinh chủ động, t•ch cực
và th•ch học và làm nghị luận hơn. Điều đó thể hiện rất rõ qua kết quả các bài
kiểm tra, bài thi.Tỉ lệ đậu tốt nghiệp được nâng lên đáng kể qua từng năm.(Năm
2014 tỉ lệ đậu tốt nghiệp môn Văn trường THPT Nguyễn Đình Chiểu là 82%).
Những giải pháp tôi đưa ra đây chắc chắn không hoàn toàn là những giải
pháp mới lạ. Nhưng đây là những giải pháp thiết thực, cụ thể hóa để phù hợp với
đối tượng học sinh trường THPT Nguyễn Đình Chiểu .
.QR<S
Để có một bài văn hoàn chỉnh người viết phải trải qua các bước: Tìm hiểu đề,
tìm ý; lập dàn ý; viết bài văn; đọc và sửa bài. Tuy nhiên ở phạm vi bài viết này tôi
chỉ tập trung một số vấn đề có t•nh thiết thực nhất đối với học sinh lớp 12 như sau:
,.TUV
Để tìm hiểu để tốt, người viết cần đọc kĩ đề, chú ý từ ngữ then chốt để xác
định đúng yêu cầu về nội dung, hình thức và tư liệu sử dụng.
a) Xác định kiểu bài: Đề bài yêu cầu nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ; nghị
luận về một đoạn tr•ch, một tác phẩm văn xuôi hay nghị luận về một ý kiến bàn về
văn học, hay kết hợp nghị luận về một vấn đề văn học với một vấn đề xã hội? Lời
yêu cầu về kiểu bài theo lối trực tiếp hay gián tiếp? Thông thường học sinh khi
nhận được đề bài thường bỏ qua khâu này, nhưng các em lại không biết rằng đây
là việc quan trọng giúp các em nhận thức tốt các khâu còn lại trong bước tìm hiểu
đề. Vì vậy, khi dạy tôi luôn yêu cầu học sinh thực hiện khâu này trước tiên mà
không bao giờ được bỏ qua.
Chẳng hạn:
Đề 1: Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến qua đoạn thơ sau:
“ Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Giáo viên Nguyễn Thị Lê THPT Nguyễn Đình Chiểu.
7
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành ”
( Trích Tây Tiến - Quang Dũng)
Đề 2: Vẻ đẹp của một nhân vật nam trong chương Ngữ văn 12 mà em yêu
th•ch.
Đề 3: Phân tích bài thơ sau của Hồ Ch• Minh:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ, Ngườii chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.
Đề 4: Phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
Đề 5: Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong đoạn trích Vợ
chồng Aphủ của nhà văn Tô Hoài.
Đề 6 : Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai cho rằng: “Nhìn chung văn học Việt
Nam phong phú, đa dạng; nhưng nếu cần xác định một chủ lưu, một dòng chính,
quán thông kim cổ, thì đó là văn học yêu nước”. Hãy trình bày suy nghĩ của anh
(chị) đối với ý kiến trên.
Đề 7: Phân tích hình tượng nhân vật Việt trong tác phẩm Những đứa con
trong gia đình của Nguyễn Thi. Từ nhân vật Việt anh/chị hãy bàn về tình yêu nước
của thế hệ trẻ trong thời hiện đại.
Đề 8:Cảm nhân của anh/chị về nhân vật Tràng trong tác phẩm “Vợ nhặt” của
Kim Lân.Từ đó làm sáng rõ tình yêu thương con người trong xã hội hiện nay (đúng
với tinh thần “Lá rách ít đùm lá rách nhiều” mà ông cha ta đã dạy).
Với các đề bài trên, giáo viên hướng dẫn học sinh làm thế nào để xác định
đúng nhất, nhanh nhất các dạng đề. Muốn vậy, giáo viên phải hướng học sinh dựa
vào từ ngữ có t•nh chất định hướng, gợi yêu cầu của đề. Đồng thời, phải giúp học
sinh thấy được sự khác nhau của các từ ngữ trong đề nổi để từ đó có cơ sở xác
định đúng các thao tác trọng tâm.
Những đề bài cho ở trên, lưu ý những từ, cụm từ in nghiêng, gạch chân giúp
học sinh nhận diện yêu cầu của đề bài. Căn cứ vào đó ta nhận diện được:
Đề 1 là nghị luận về một đoạn thơ; đề 1 lời yêu cầu về kiểu bài trực tiếp- đề
đóng (đề nổi), đề 2 lời yêu cầu về kiểu bài gián tiếp- đề mở .
Đề 3 nghị luận về một bài thơ (đề đóng),
Đề 4 nghị luận về một tác phẩm văn xuôi (đề đóng),
Giáo viên Nguyễn Thị Lê THPT Nguyễn Đình Chiểu.
8
Đề 5 nghị luận về một đoạn tr•ch văn xuôi (đề đóng),
Đề 6 nghị luận về một ý kiến bàn về văn học- đề mở ( đề chìm),
Đề 7,8 nghị luận văn học kết hợp nghị luận xã hội,
Đề 1, 3, 4, 5 thao tác nghị luận ch•nh là phân t•ch; đề 2 và đề 7 thao tác ch•nh
là bình luận, phân t•ch; đề 6 thao tác ch•nh là chứng minh, phân t•ch.
Đề 1,2,3,4,5,6 là dạng đề nghị luận văn học; đề 7,8 là đề kết hợp giữa nghị
luận văn học và nghị luận xã hội.
b) Xác định nội dung trọng tâm yêu cầu của đề:
Có thể căn cứ vào đề bài để xác định nội dung trọng tâm. Có bài viết chỉ cần
dựa vào đề bài là có thể nhận thấy nội dung trọng tâm. Nhưng phần lớn các bài
viết đều đòi hỏi người viết phải suy luận thêm: qua nội dung trước mắt (được thể
hiện rất rõ ở đề bài) đề bài yêu cầu người viết phải nhận thức thêm về vấn để gì ?
Đó là những vấn đề tư tưởng chủ đề sâu sắc của tác phẩm mà mọi chi tiết, hình
ảnh, câu chữ, của tác phẩm đều hướng đến thể hiện.
Chẳng hạn với đề bài Theo anh (chị), t•nh dân tộc trong bài thơ “Việt Bắc”
được hiểu hiện cụ thể ở những phương diện nào? Trình bày vắn tắt và nêu dẫn
chứng minh hoạ.
Nội dung trọng tâm của bài viết là: Phân t•ch t•nh dân tộc trong bài thơ “Việt
Bắc”của Tố Hữu. (Tr 5-Rèn luyện kỹ năng làm bài thi tốt nghiệp và đại học môn
Văn-NXB ĐHQG Hà Nội)
Kỹ năng tìm hiểu đề là kỹ năng định hướng cho toàn bộ quá trình thực hiện
một bài Tập làm văn. Tuy vậy, đa số học sinh thường không chú ý đến bước này.
Vì vậy, trong quá trình làm bài các em thường lạc đề hoặc xa đề nên bài văn
thường không có điểm cao. Cũng ch•nh vì lẽ đó hướng dẫn các em làm tốt bước
này sẽ giúp học sinh tránh được việc lạc đề, xa đề. Từ đó bài văn sẽ tốt hơn.
Nắm được hạn chế đó của học sinh nên tôi luôn hướng dẫn học sinh thực
hiện thao tác này và nó được lặp đi lặp lại ở mỗi bài viết cũng như trước các đề
trong bài học. Trên cơ sở đó các em sẽ biến nó thành một kỹ năng cần thiết trước
khi viết bài.
Để học sinh xem tìm hiểu đề là một bước không thể thiếu khi làm bài thì
giáo viên phải giúp các em thành thạo bước này trong quá trình dạy học. Người
giáo viên nên tận dụng thời gian để cho các em luyện tập. Chẳng hạn, ra đề và yêu
cầu HS về nhà thực hiện, trước các bài viết số 1, số 2, số 3, dựa trên nội dung ôn
tập đã thống nhất.
Để giúp học sinh tìm hiểu đề, trước một đề bài tôi thường yêu cầu học sinh
đọc nhiều lần (thậm ch• yêu cầu học sinh đọc thuộc đề); lấy bút chì gạch chân
những từ cần chú ý, chép lại đề với những ý có gạch đầu dòng để làm cho nổi bật
các yêu cầu của đề; xác định ba yêu cầu của đề. V• dụ: Phân t•ch hình tượng người
l•nh Tây Tiến trong đoạn thơ sau:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Giáo viên Nguyễn Thị Lê THPT Nguyễn Đình Chiểu.
9
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
( Trích Tây Tiến - Quang Dũng)
C) Xác định các thao tác lập luận
Có nhiều thao tác lập luận: giải th•ch, chứng minh, phân t•ch, so sánh, bác bỏ,
bình luận (trong đó, thao tác giải th•ch và chứng minh tạm được coi là những thao
tác bộ phận của thao tác phân t•ch). Mỗi thao tác lại có những ưu thế riêng, trong
bài văn nghị luận nên vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận một cách phù họp
để bài viết đạt hiệu quả cao nhất. Muốn vậy, đòi hỏi người viết phải nắm chắc
được đặc điểm chung của một số thao tác lập luận cơ bản. Trên thực tế, những
thao tác này học đã được học từ các lớp dưới, tuy nhiên không phải học sinh nào
cũng nhớ và thành thạo khi làm bài. Vì vậy, ngay từ bài hướng dẫn học sinh làm
bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ (lớp 12), tôi yêu cầu các em phải ôn lại
những thao tác lập luận đã học và bắt buộc các phải em ghi nhớ. Cứ thế, trong suốt
quá trình luyện tập- trái buổi ở những đề cụ thể của bất kì kiểu bài nào.
Dưới đây là đặc điểm chung của một số thao tác lập luận cơ bản.
Phân tích: chia tách sự vật, hiện tượng thành nhiều yếu tố nhỏ để đi sâu vào
xem xét một cách kĩ lưỡng nội dung và mối quan hệ bên trong của hiện tượng và
sự vật đó. Khi phân t•ch cần chú ý gắn cái riêng với cái chung, không nên tách rời
sự vật đối tượng khỏi cái chung khiến chúng trở nên lẻ tẻ, vụn vặt. V• dụ:
Con sông Đà“tuôn dài, tuôn dài như áng tóc trữ tình ” câu văn dài chất
chứa niềm yêu say mê của Nguyễn Tuân với sông Đà. Biện pháp so sánh không
chỉ gợi chiều dài của dòng sông mà còn cảm nhận về dáng hình, dòng chảy của
nó. Sông Đà trong một sự vận động, chảy trôi miên man, vô tận. Sông Đà hung
dữ đã thay bằng hình ảnh một con sông mềm mại, uốn lượn, được hình dung như
mái tóc của người thiếu nữ. Hình ảnh gợi cảm, duyên dáng, tình tứ, có khá năng
tạo ra những trường liên tưởng rộng lớn qua trí tưởng tượng sinh động của nhà
văn. (Đề bài : Phân tích hình ảnh thơ mộng, trữ tình của những dòng sông Việt
Nam qua hai bài tuỳ bút Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân) và Ai đã đặt tên
cho dòng sông ? (Hoàng Phủ Ngọc Tường).
Trong đoạn văn trên, người viết đã phân tích câu văn (Con sông Đà) “tuôn
dài, tuôn dài như áng tóc trữ tình ” trên cả hai phương diện: nội dung (chiều dài
cùa dòng sông; dáng hình, dòng chảy của nó; hình ảnh một con sông mềm mại,
uốn lượn, ) và nghệ thuật (Biện pháp so sánh; Hình ảnh gợi cảm; trường liên
tưởng rộng lớn, ) để làm rõ ý văn của tác giả.
Giáo viên Nguyễn Thị Lê THPT Nguyễn Đình Chiểu.
10
So sánh: đối chiếu hai hay nhiều sự vật, hoặc là các mặt trong cùng một sự vật
nhằm chỉ ra những nét tương đồng hay khác biệt, từ đó thấy rõ đặc điểm và giá trị
cùa từng sự vật. Khi so sánh cần chú ý lựa chọn và duy trì một tiêu ch•, một bình
diện so sánh nhất định. Chẳng hạn:
Nguyễn Văn Siêu đã rất đúng đắn khi đặt ra một yêu cầu cho văn chương
chân chính, đó phải là tiếng nói, hơi thở của cuộc sống đời thường, đưa ra nhiệm
vụ phản ánh hiện thực cho văn chương. Yêu cầu này đòi hỏi ở nhà văn một sự
tinh tế, nhạy cảm, thức nhọn các giác quan rất cao để có thế giới quan cuộc sống,
nhập thân vào cuộc sống để khám phá, tìm tòi. Một tác phẩm ưu tú "không đem
đến một cách cho người đọc sự thoát ly hay sự quên:, nó đem đến cho người đọc
hơi thỏ, nhịp đập của chính cuộc đời cho người đọc những “bài học trông nhìn và
thưởng thức" (Theo dòng)-Thạch Lam. “Tác phẩm văn nghệ phải thể hiện sự
sống thật hơn là sự sống bình thường, cô đọng hơn, khái quát hơn, cao hơn cuộc
sống mà văn là cuộc sống” (Trường Chinh). Người nghệ sĩ phải nhận thức, phản
ánh cuộc sống có lí tưởng, chứ không phải mình họa li tưởng cuộc sống. Lí tưởng
nằm ngay trong cuộc sống chứ không tách ra khỏi cuộc sống, không khiến người
ta thoát ly hay quên lãng (Bài viết: Trong một bức thư luận bàn về văn chương,
Nguyễn Văn Siêu có viết: “Văn chương [ ] có loại đáng thờ. Có loại không đáng
thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là
loại chuyên chú ở con người”. Hãy phát biểu ý kiến về quan niệm trên).
Đoạn văn trên có sự so sánh trong quan niệm về văn chương của các tác giả:
Nguyễn Văn Siêu, Thạch Lam, Trường Chinh. Từ đó, người đọc thấy được sự
tương đồng trong quan niệm của các tác giả về vấn đề này.
Bác bỏ: dùng lập luận đầy đủ để chứng minh một ý kiến nào đó là sai. Muốn
bác bỏ một ý kiến nào đó, cần tr•ch ý kiến đó rồi trả lời bằng những lập luận: ý
kiến đó sai ở chỗ nào và vì sao như thế là sai. V• dụ:
Nguyễn Văn Siêu đã rất đúng đắn khi đặt ra một yêu cầu cho văn chương
chân chính, đó phải là tiếng nói, hơi thở của cuộc sống đời thường, đưa ra nhiệm
vụ phản ánh hiện thực cho văn chương […]
Tuy nhiên, cũng cần quan tâm đến hình thức nghệ thuật. Hình thức và nội
dung cần có sự tương xứng. Nghệ thuật giúp nội dung trở nên đặc sắc hơn. Một
tác phẩm hay phải là một chỉnhthể thẩm mĩ, là sự gắn bó, quyện hòa giữa hai mặt
hình thức và nội dung. Văn học “như người con gái đẹp” (Chế Lan Viên) khônq
chỉ lôi cuốn người ta bằng y phục, dáng hình mà còn làm mê đắm lòng người
bằng vẻ đẹp nhân phẩm bên trong. Một tác phẩm văn học chỉ hay khi kết tinh cao
độ sự độc đáo, mới lự của hình thức và sự sâu kín của nội dung, là một chỉnh thề
thống nhất, hài hòa. Tính nhạc dặt dìu được rạo nên từ thể thơ năm chữ như ru,
như hát, như thủ thỉ tâm tình của một bài thơ đẹp như “Thơ tình cuối mùa thu” đã
dần người đọc dạo bước mùa thu, dạo bước tình yêu. Hình ảnh thơ trong sáng,
giản dị, nghệ thuật ngắt dòng, lặp từ rất khéo léo, thành công khiến bài thơ như
một điệp khúc tình yêu ngân vang, tha thiết […]
Như vậy, ý kiến, quan niệm của Nguyễn Văn Siêu [ ] thiếu cái nhìn toàn
diện, chưa nhận thức đầy đủ về giá trị, vai trò của rác yếu tố hình thức, nghệ
Giáo viên Nguyễn Thị Lê THPT Nguyễn Đình Chiểu.
11
thuật trong văn chương.(Bài viết: "Trong một bức thư luận bàn vể văn chương,
Nguyễn Văn Siêu có viết: “Văn chương [ ] có loại đáng thờ. Có loại không đáng
thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là
loại chuyên chú ở con người”. Hãy phát biểu ý kiến về quan niệm trên").
Trong phần văn bản trên, người viết đã sử dụng thao tác bác bỏ để bác đi ý
kiến của Nguyễn Văn Siêu khi ông phủ nhận hoàn toàn vai trò của hình thức nghệ
thuật trong sáng tác văn học. Bằng việc đưa ra những vấn đề l• luận và phân t•ch
một V• dụ cụ thể (bài thơ “Thơ tình cuối mùa thu” của Xuân Quỳnh), người viết
đã khẳng định vai trò không thể thiếu của nghệ thuật đối với một tác phẩm văn
học có giá trị. Từ đó, chỉ ra thiếu sót trong quan niệm của Nguyễn Văn Siêu: thiếu
cái nhìn toàn diện, chưa nhận thức đầy đủ về giá trị, vai trò của các yếu tố hình
thức, nghệ thuật trong văn chương.
Bình luận: bàn bạc và đánh giá vể sự đúng sai, thật giả, lợi hại của các tác
phẩm, các vấn đề văn học, các ý kiến bàn về văn học, Muốn bình luận một vấn
đề cần lưu ý xác định đối tượng bình luận, giới thiệu đối tượng đó và đề xuất ý
kiến bình luận (phân t•ch đối tượng một cách cụ thể và nhìn đối tượng từ nhiều
mối quan hệ). Chẳng hạn:
Hình ảnh người l•nh Tây Tiến là một bức tượng đài đẹp đẽ với tư thế hiên
ngang, với kh• phách anh hùng và có cả những say mê, ước vọng lãng mạn, đẹp đẽ.
Nhưn thơ Quang Dũng còn tả rất thực về những mất mát, hy sinh của đoàn binh
Tây Tiến. Không thi vị hóa hiện thực, ngòi bút thơ Quang Dũng dám nhìn nhận
vào nhữnq tổn thất tất yếu của con người trong chiến tranh tàn khốc (Bài viết “Vẻ
đẹp bi tráng của người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng”).
Trong đoạn văn trên, người viết đã sử dụng thao tác bình luận để đánh giá về
thơ Quang Dũng mà cụ thể là bài thơ “Tây Tiến” và hình ảnh người l•nh trong bài
thơ. Hình ảnh người l•nh Tây Tiến “là một bức tượng đài đẹp đẽ”. Thơ Quang
Dũng “tả rất thực về những mất mát, hy sinh của đoàn binh Tây Tiến. Không thi
vị hóa hiện thực [ ] dám nhìn nhận vào những tổn thất tất yếu của con người
trong chiến tranh tàn khốc” (Tr 5,6,7-Rèn luyện kỹ năng làm bài thi tốt nghiệp và
đại học môn Văn-NXB ĐHQG Hà Nội)
Ngoài những thao tác trên, trong bài viết cần vận kết hợp nhiều thao tác khác
để bài viết được sáng tỏ, có sức thuyết phục. Tuy nhiên, điều quan trong ở khâu
này là học sinh phải xác định được trong một đề bài cụ thể thao tác nào là trọng
tâm, là ch•nh, cần sử dụng nhiều; thao tác nào là phụ? Muốn vậy, giáo viên hướng
dẫn học sinh chú ý ở những từ ngữ nêu rõ thao tác lập luận biểu hiệu ở đề bài, để
xác định cho đúng.
V• dụ: Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc
thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. Ở đề bài này học sinh cần xác định phải
kết nhiều thao tác: phân t•ch, chứng minh, giải th•ch, bác bỏ, bình luận,… Trong
đó, thao tác phân t•ch và bình luận là ch•nh.
d) Xác định phạm vi tư liệu
- Đối với những để bài thuộc kiểu bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học,
Giáo viên Nguyễn Thị Lê THPT Nguyễn Đình Chiểu.
12
phạm vi tư liệu là bản thân ý kiến đó và những tác phẩm văn học tiêu biểu.
Chẳng hạn với đề bài: Anh (chị) hãy hày tỏ quan điểm cửa mình về ý kiến của
nhà văn Pháp La Bơ-ruy-e:“Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi
cho ta những tình cảm cao quý và can đảm, không cần tìm một nguyên tắc nào để
đánh giá nó nữa: đó là một cuốn sách hay và do một nghệ sĩ viết ra”.
Phạm vi tư liệu là: Ý kiến của La Bơ-ruy-e; những tác phẩm văn học tiêu biểu.
- Đối với những đề bài thuộc kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ; một
tác phẩm, một đoạn tr•ch văn xuôi, phạm vi tư liệu nằm trong ch•nh những tác
phẩm văn học là đối tượng của bài viết. V• dụ:
Đề bài “Phân tích hình ảnh thơ mộng, trữ tình của những dòng sông Việt Nam
qua hai bài tuỳ hút “Người lái đò sông Đà” (Nguyễn Tuân) và "Ai đã đặt tên cho
dòng sông?” (Hoàng Phủ Ngọc Tường).
Phạm vi tư liệu: Tác phẩm Người lái đồ sông Đà (Nguyễn Tuân) và Ai đã đặt
tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường); dẫn chứng từ thực tế/trong văn học
về những dòng sông Việt Nam.
- Đối với những đề bài thuộc kiểu bài nghị luận về một vấn đề văn học kết hợp
vấn đề thuộc tư tưởng, đạo l• hay hiện tượng đời sống thì phạm vi tư liệu nằm
trong ch•nh những tác phẩm văn học và vấn đề đời sống, tư tưởng, đạo l• được nêu
lên là đối tượng của bài viết. V• dụ:
Đề bài: Phân tích hình tượng nhân vật Việt trong tác phẩm Những đứa con
trong gia đình của Nguyễn Thi. Từ nhân vật Việt anh/chị hãy bàn về tình yêu nước
của thế hệ trẻ trong thời hiện đại.
Kết quả của bước tìm hiểu đề giúp học sinh xác định được tất cả các yêu cầu
của đề bài: về kiểu bài, về nội dung trọng tâm của đề, thao tác lập luận, phạm vi
dẫn chứng.
V• dụ: Phân tích nhân vật Mị trong đoạn trích “Vợ chồng A Phủ” của Tô
Hoài (Đối với dạng đề nghị luận văn học)
Học sinh cần xác định được:
+Kiểu bài: nghị luận về một đoạn tr•ch văn xuôi- phân t•ch nhân vật trong
đoạn tr•ch.
+Nội dung trọng tâm: phân t•ch nhân vật Mị-> tư tưởng, tình cảm của nhà văn
qua đoạn tr•ch.
+Thao tác lập luận: phân t•ch, giải th•ch, chứng minh, bình luận, Trong đó
phân t•ch và bình luận là hai thao tác ch•nh.
+Phạm vi tư liệu: đoạn tr•ch “Vợ chồng A Phủ”, mở rộng cả tác phẩm.
V• dụ: Phân tích hình tượng nhân vật Việt trong tác phẩm Những đứa con trong
gia đình của Nguyễn Thi. Từ nhân vật Việt anh/chị hãy bàn về tình yêu nước của
thế hệ trẻ trong thời hiện đại. (Đối với dạng đề nghị luận văn học kết hợp nghị xã
hội)
Giáo viên Nguyễn Thị Lê THPT Nguyễn Đình Chiểu.
13
Học sinh cần xác định được:
+Kiểu bài: nghị luận về một tác phẩm văn xuôi- phân t•ch nhân vật trong đoạn
tr•ch và nghị luận về một tư tưởng, đạo l•.
+Nội dung trọng tâm: phân t•ch nhân vật Việt-> tư tưởng, tình cảm của nhà
văn qua đoạn tr•ch; bàn về tình yêu nước của thế hệ trẻ.
+Thao tác lập luận: phân t•ch, giải th•ch, chứng minh, bình luận, Trong đó
phân t•ch và bình luận là hai thao tác ch•nh.
+Phạm vi tư liệu: tác phẩm “Những đứa con trong gia đình”, một số tác phẩm
khác cùng đề tài; trong đời sống.
Trong quá trình dạy – học (nhất là ở tiết trả bài) tôi đã cho học sinh thấy một
cách nghiêm túc rằng lạc đề là lỗi nặng nhất, nghiêm trọng nhất của một bài Tập
làm văn. Một bài văn lạc đề dù có những đoạn văn hay đến đâu cũng không thể đạt
được điểm cao. Đối với giáo viên, trước một đề Tập làm văn việc tìm hiểu đề là
đơn giản nhưng với học sinh khâu này rất quan trọng. Vì vậy, trước bất cứ một đề
văn nào giáo viên luôn yêu cầu học sinh thực hiện tốt khâu này.
Có thể nói rằng đây là một bước mất •t thời gian của tiết học nhưng nó mang
lại hiểu quả rất tốt cho học sinh. Thực tế, nhiều năm dạy lớp 12, đặc biệt ở tiết
luyện tập trái buổi tôi đã áp dụng giải pháp này và từng bước đạt được kết quả
đáng kể. Chỉ qua một, hai tiết hướng dẫn tìm hiểu đề, dù là những học sinh kém về
môn Văn nhưng •t nhiều các em vẫn nhận thức được đúng yêu cầu của đề bài.
Trong những lớp tôi phụ trách, trường hợp học sinh hiểu sai đề chỉ là 1 hoặc 2 em
ở bài viết số 1 và kết quả được nâng ở những bài viết tiếp theo.
BKWXA
Đối tượng của bài nghị luận văn học là đa dạng, tuy nhiên xuất phát từ nhu cầu
thiết thực, phù hợp đối tượng học sinh. Nên ở giải pháp này tôi chỉ giới hạn dạng
đề nghị luận về một đoạn thơ, một tác phẩm, đoạn tr•ch văn xuôi; nghị luận về một
vấn đề văn học kết hợp tư tưỏng, đạo l• hoặc hiện tượng đời sống.
Việc lập dàn ý giúp người viết bao quát được vấn đề, đảm bảo được t•nh hệ
thống của lập luận, t•nh cân đối của bài viết, xác định được mức độ trình bày mỗi
ý, từ đó phân bố thời gian hợp l•. Có hướng dẫn học sinh sắp xếp các ý theo trình
tự nội dung, nghệ thuật, rồi đến nhận xét, đánh giá, suy nghĩ của bản thân (thường
là phân t•ch các tác phẩm văn xuôi). Có thể sắp xếp đan xen giữa nội dung, nghệ
thuật và nhận xét đánh giá, suy nghĩ của thân (phổ biến trong phân t•ch thơ). Lập
dàn ý tốt, viết sẽ dễ dàng hơn, nhanh hơn, hay hơn nhờ biết lựa chọn đúng cách
diễn đạt, cách trình bày bài viết. Dàn ý của bài văn nghị luận có cấu trúc ba phần.
Mỗi phần có nhiệm vụ riêng:
a ) Mở bài
Người ta thường nói: Văn hay chưa hẳn là dài- Mới đọc mở bài đã biết văn
hay. Mở bài có vai trò quan trọng đối với một bài văn. Mở bài đúng và hay sẽ khai
thông được mạch văn. Ở phần mở bài, người viết cần giới thiệu khái quát vấn đề
sẽ nghị luận, sẽ làm sáng tỏ trong bài viết. Để có được đoạn mở bài hay, cần nêu
Giáo viên Nguyễn Thị Lê THPT Nguyễn Đình Chiểu.
14
trọng tâm và phạm vi vấn đề sẽ bàn bạc một cách ngắn gọn, viết tự nhiên, khúc
chiết và mới mẻ.
Nhìn chung có hai cách ch•nh: mở bài trực liếp và mở bài gián tiếp.
V• dụ 1: Đề bài- Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến qua đoạn thơ:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
( Trích Tây Tiến - Quang Dũng)-Đây là dạng đề nghị luận văn học.
- Mở bài trực tiếp, người viết nêu ngay vấn đề trọng tâm. Chẳng hạn:
Tây Tiến là bài thơ đặc sắc của Quang Dũng viết về đề tài người lính trong
kháng chiến chống Pháp nói riêng và thơ ca Việt Nam nói chung . Bài thơ đã khắc
họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến: anh hùng, lãng mạn, hi sinh anh
dũng vì quê hương đất nước. Hình tượng người lính hiện lên rõ nét nhất qua đoạn
thơ sau:
“ Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành ”
Trong mở bài trên, người viết trực tiếp giới thiệu bài thơ của Quang Dũng và vị
tr•, vai trò của tác phẩm đối với tác giả và nền văn học Việt Nam (l• do để người
viết “yêu th•ch” tác phẩm- tình cảm, ấn tượng khái quát của người viết).
Ví dụ 2: Phân tích hình tượng nhân vật Việt trong tác phẩm Những đứa con trong
gia đình của Nguyễn Thi. Từ nhân vật Việt anh/chị hãy bàn về tình yêu nước của
thế hệ trẻ trong thời hiện đại.(Đây là dạng đề kết hợp giữa nghị luận văn học và
nghị luận xã hội).
Ở dạng đề này chúng ta nên hướng dẫn học sinh mở bài trực tiếp: giới thiệu về
tác giả dẫn vào tác phẩm rồi giới thiệu vấn đề nghị luân.
Giáo viên Nguyễn Thị Lê THPT Nguyễn Đình Chiểu.
15
-Mở bài gián tiếp, người viết xuất phát từ một vấn đề khái quát hơn, một ý
kiến, một câu chuyện, một câu thơ, đoạn văn, một phát ngôn của nhân vật nổi
tiếng nào đó, dẫn dắt người đọc đến vấn đề sẽ bàn luận trong bài viết. Cũng đề
bài ở v• dụ 1, ta có thể mở gián tiếp như sau:
Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 viết về đề tài người lính đã để lại
nhiều bài thơ hay. Nếu như Đồng chí của Chính Hữu, Nhớ của Hồng Nguyên là
những tiếng thơ về người lính xuất thân từ “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên
sỏi đá” thì Tây Tiến lại viết từ cảm hứng thẩm mĩ của một lớp chiến sĩ hoàn toàn
khác. Bài thơ hiện lên bức chân dung, vẻ đẹp tâm hồn của người lính- những
chàng trai thành thị trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Tiêu biểu nhất qua đoạn
thơ sau:
“ Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành ”
Mở bài trên đi từ vấn đề khái quát của đối tượng ch•nh trong đề bài, lập luận
theo lối so sánh, dẫn dắt vào vấn đề.
Tóm lại, khi mở bài người viết cần chủ động viết thật sáng tạo để chẳng
những khơi gợi hứng thú theo dõi văn phong mà còn gây được sự chú ý của người
đọc về vấn đề sẽ viết.
Trên đây là những vấn đề về mặt lý thuyết. Thực tế, đối tượng học sinh tôi dạy
đến 90% là yếu-kém ở khâu viết mở bài, đa số các em không có khả năng tư duy,
suy luận, cảm thụ. Ở tiết luyện tập đầu tiên khi yêu cầu các em viết mở bài có
nhiều em hoàn toàn không biết viết như thế nào? Vận dụng kiến thức ở phần nào
trong bài Đọc văn để viết ? Vì vậy, khi dạy học sinh viết mở bài, giáo viên đã cụ
thể hóa về cách viết- chọn cách trực tiếp, các nội dung kiến thức để viết mở bài,
cách dẫn vào vấn đề cần bàn luận. Có nghĩa là hướng các em tìm hiểu, ghi nhớ
theo khả năng bản thân những kiến thức cần thiết để viết mở bài (Chẳng hạn: cần
nắm được tác giả, nhận định về tác giả, tác phẩm, các hình tượng dạng đề v• dụ
1; cần nắm được tác giả, nhận định về tác giả, tác phẩm, các hình tượng, các vấn
đề thuộc về tư tưởng, đạo l•; các hiện tượng đời sống dạng đề v• dụ 2). Bởi vì,
học sinh của chúng tôi tuy khả năng sáng tạo, suy luận kém nhưng các em vẫn có
thể ghi nhớ, thậm ch• là bắt chước.
Cũng đề bài v• dụ 1 và v• dụ 2, tôi hướng dẫn các em HIT>YX như sau:
Giáo viên Nguyễn Thị Lê THPT Nguyễn Đình Chiểu.
16
Ví dụ 1: Quang Dũng là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp,
một nghệ sĩ đa tài -viết văn, làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc. Nhưng Quang Dũng
trước hết là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài
hoa. Ông có rất nhiều bài thơ hay viết về người lính trong đó có bài"Tây Tiến".
Bài thơ đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến: anh hùng, lãng
mạn, hi sinh anh dũng vì quê hương đất nước. Tiêu biểu nhất qua đoạn thơ sau:
“ Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành ”
(Mở bài trên giới thiệu khái quát về tác giả, dẫn vào bài thơ rồi dẫn vào hình
tượng người l•nh).
Ví dụ 2: Nguyễn Thi là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ
giải phóng Miền Nam thời kì chống Mĩ. Ông gắn bó sâu sắc với nhân dân Nam Bộ
và thực sự trở thành nhà văn của người nông dân Nam Bộ. Sáng tác của Nguyễn
Thi vừa giàu chất hiện thực, vừa đằm thắm chất trữ tình. Một trong những tác
phẩm tiêu biểu của Nguyễn Thi là truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình”.
Truyện xây dựng thành công nhân vật Việt với những nét t•nh cách độc đáo đã tạo
nên sức hấp dẫn cho tác phẩm. Qua nhân vật Việt chúng ta có những nhận thức
mới về tình yêu nước của thế hệ trẻ thời hiện đại.
(Mở bài trên giới thiệu khái quát về tác giả, dẫn vào bài thơ rồi dẫn vào hình
tượng nhân vật Việt, nêu được vấn đề tình yêu nước của thế hệ trẻ).
Yêu cầu của tôi là các em vận dụng cách mở bài này cho tất cả các đề cùng
dạng, chỉ có khác ở nội dung, tư liệu. Ưu điểm của cách mở bài này là học sinh
không lan man, không viết dài dòng, không dẫn dắt lủng củng, thiếu ý hoặc thừa ý.
Hạn chế là chưa phát huy hết được khả năng sáng tạo của tất cả học sinh. Tuy
nhiên, theo kinh nghiệm dạy ôn thi tốt nghiệp THPT, để có kết quả như mong
muốn chúng ta cần có giải pháp cụ thể như vậy.
Đối chiếu với những năm học trước, năm học này tôi áp dụng ngay từ bài hướng
dẫn bài viết số 1, kết quả cho thấy, rõ ràng trên 95% học sinh lớp 12ª5, 80 % học
sinh lớp 12ª4 đã biết viết mở bài đúng yêu cầu đề bài; số còn lại cũng đạt được
khoảng 60% đến 80% yêu cầu viết mở bài, không có trường hợp để giấy trắng.
YZ Thân bài
Trong một bài văn nghị luận, phần thân bài có nhiệm vụ làm sáng tỏ vấn đề
Giáo viên Nguyễn Thị Lê THPT Nguyễn Đình Chiểu.
17
mà mở bài đã nêu. Nếu xem phần mở bài chỉ có nhiệm vụ đặt vấn đề thì phần thân
bài ứng với thao tác giải quyết vấn đề đó. Ở phần thân bài, người viết cụ thể hoá
vấn đề cần nghị luận - được gọi là luận đề bằng một hệ thống luận điểm. Mỗi luận
đề được phát triển bằng nhiều luận cứ.
Thân bài gồm nhiều đoạn văn. Giữa các đoạn có câu văn hoặc từ chuyển tiếp
nối kết các luận điểm với nhau làm cho bài văn liền mạch. Về l• thuyết, mỗi đoạn
thân bài tập trung làm nổi bật một luận điểm. Luận điểm đó thường được thể hiện
bằng một câu chốt. Vị tr• của câu chốt: đứng đầu hoặc đứng cuối đoạn văn. Nhưng
trên thực tế, luận điểm thường có nhiều nội dung nên luận điểm ấy cần chia ra
thành nhiều đoạn. Trường hợp này, giữa các đoạn văn bộ phận của luận điểm vẫn
phải có sự chuyển tiếp và mỗi đoạn văn cũng có một câu chốt nêu lên chủ đề của
đoạn.
Chẳng hạn, với đề bài “Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng thiên nhiên và
con người Việt Bắc trong đoạn thơ sau: Ta về, mình có nhớ ta Nhớ ai tiếng hát
ân tình thuỷ chung”, bài viết sẽ có hai luận điểm trung tâm là hình tượng thiên
nhiên và con người Việt Bắc. Luận điểm hình tượng thiên nhiên Việt Bắc lại có
một số nội dung bộ phận như: cảnh mùa đông Việt Bắc, cảnh mùa xuân Việt Bắc,
cảnh mùa hạ Việt Bắc, Khi đó, luận điểm này sẽ được triển khai như sau:
Cảnh vật Việt Bắc được khắc họa rất điển hình. Tố Hữu đã mượn hình
ảnh của hoa chuối đỏ tươi để gợi dậy một nét đặc trưng của mùa đông Việt
Bắc. Có người cho rằng hình ảnh hoa chuối lần đầu tiên đi vào thơ Tố Hữu
nhưng đã tạo được ấn tượng đặc biệt với người đọc. Cảnh mùa đông có nét ấm
áp, rực rỡ, tươi tắn, chứ không phải là sự lạnh lẽo, hắt hiu. Bức tranh đan dệt bởi
nhiều màu sắc: xanh, đỏ tươi, vàng [ ].
Nếu mùa đông Việt Bắc sống dậy từ sắc đỏ của hoa chuối thì mùa xuân
Việt Bắc được gợi ra từ sắc trắng của hoa mơ, sắc xanh của rừng, tạo nên nét
đẹp tinh khôi, thơ mộng của cảnh. Màu trắng của hoa có khả năng bao chiếm
không gian, nhấn mạnh sự thanh khiết của cảnh vật [ ]
Nếu câu thơ mùa xuân bừng sáng sắc trắng của hoa mơ thì câu thơ mùa
hạ lại ngân lên tiếng ve quen thuộc của núi rừng Việt Bắc. Tiếng ve dệt thành
bản đồng ca mùa hạ rộn ràng, tươi vui [ ]
Không rực rỡ, tươi tắn dưới ánh sáng mặt trời, hình ảnh vầng trăng mùa
thu hòa bình mát rượi và tiếng hát ân tình vang ngân của con người đã làm
sáng lên bức tranh mùa thu. Bức tranh ấy lắng lại trong nét đẹp quyến rũ, gợi
cảm [ ]
Những đoạn văn trên đều là những bộ phận của luận điểm thiên thiên Việt
Bắc. Câu văn Cảnh vật Việt Bắc được khắc họa rất điển hình nêu lên luận điểm
cho cả bốn đoạn văn. Những câu được in nghiêng đậm vừa mang vai trò là câu
chuyển tiếp vừa mang vai trò là câu chốt cho từng đoạn văn. Mặt khác, giữa các
đoạn văn có sự liên kết còn được thể hiện ở việc khung cảnh thiên nhiên các mùa
được trình bày theo thứ tự thời gian: đông, xuân, hạ, thu.
Mô hình chung của phẩn thân bài trong bài văn nghị luận là:
Giáo viên Nguyễn Thị Lê THPT Nguyễn Đình Chiểu.
18
- Luận điểm 1:
+ Luận cứ 1:
+ Luận cứ 2:
- Luận điểm 2:
+ Luận cứ;
Phần thân bài là phần giải quyết vấn đề, nên khi lập dàn ý đến khâu này đòi hỏi
học sinh phải xác định được cụ thể các luận điểm, luận cứ, dẫn chứng. Đồng thời,
phải biết sắp xếp các luận điểm, luận cứ theo trình tự lôg•c. Nên đánh số thứ tự
cho từng luận điểm, luận cứ (Tr8,10-Rèn luyện kỹ năng làm bài thi tốt nghiệp và
đại học môn Văn-NXB ĐHQG Hà Nội).Chẳng hạn, đề: Phân tích hình tượng nhân
vật Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi. Từ nhân
vật Việt anh/chị hãy bàn về tình yêu nước của thế hệ trẻ trong thời hiện đại học
sinh cần xác lập luận điểm, luận cứ như sau:
- Luận điểm 1: Là một chàng trai mới lớn; t•nh tình cón trẻ con, hồn nhiên, vô tư.
+Luận cứ 1: Hay tranh giành với chị
+Luận cứ 2: Đi đánh giặc vẫn mang theo cái ná thun; sợ ma
-Luận điểm 2: Giàu tình yêu thương, yêu nước căm thù giặc sục sôi.
+Luận cứ 1: Thương má, chị chị gái
+Luận cứ 2: Quyết tâm đi bộ đội để tiêu diệt kẻ thù.
-Luận điểm 3: Là một chiến sĩ dũng cảm, kiên cường.
+Luận cứ 1: Khi xông trận chiến đấu dũng cảm, Việt đã dùng thủ pháo tiêu diệt
được một xe bọc thép của giặc,
+Luận cứ 2: Dù bị trọng thương nhưng lúc nào cũng trong tư thế sẵn sàng chiến
đấu,
- Nghệ thuật:
+ Nhiều chi tiết được chọn lọc vừa cụ thể vừa giàu ý nghĩa, gây ấn tượng mạnh.
+ Giọng văn chân thật, tự nhiên, nhiều đoạn gây xúc động mạnh.
+ Ngôn ngữ bình dị, phong phú, giàu giá trị tạo hình, khắc họa t•nh cách nhân vật
đậm chất Nam bộ.
- Luận điểm 4: Bàn về tình yêu nước của thế hệ trẻ trong thời đại mới:
+ Luận cứ 1: Tiếp nối truyền thống tốt đẹp của thế hệ cha anh: luôn gắn bó sâu
nặng với quê hương, đất nước; tự hào, tự tôn dân dân tộc; quyết tâm giữ vững độc
lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
+ Luận cứ 2: Ý thức sâu sắc về vài trò của bản thân đối sự nghiệp canh tân đất
nước: không ngừng trau dồi học tập, rèn luyện; lao động hăng say; có ý thức giữ
gìn bản sắc văn hóa; đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác
Giáo viên Nguyễn Thị Lê THPT Nguyễn Đình Chiểu.
19
+ Luận cứ 3: Phê phán bộ thanh niên có nhận thức lệch lạc: chạy theo lối sống thực
dụng; sống thiếu trách nhiệm với đất nước; làm những việc trái pháp luật, trái với
thuần phong mỹ tục; sống thiếu l• tưởng,
Đây là phần chiếm nhiều thời gian, ghi điểm nhiều nhất và cũng là phần t•ch
hợp nhiều nhất kiến thức của ba phân môn. Vì vậy, khi hướng dẫn học sinh thực
hiện phần này bao giờ tôi cũng yêu cầu các em phải nắm được nội dung của những
bài Đọc văn cụ thể, tránh tình trạng khi lập dàn ý mà lại không nắm được kiến thức
bài học, điều này dễ dẫn đến tâm l• ngại ngùng, chán nản, hoang mang trong các
em. Thường thì, tôi cho đề các em tham khảo, luyện tập trước ở nhà. Đến tiết luyện
tập trái buổi, trước hết yêu cầu một đến hai học sinh trình bày phần bài chuẩn bị ở
nhà lên bảng, cả lớp nhận xét, chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện; hoặc có đề do không
có thời gian trên lớp thì tôi thu về nhà chấm- trả sau. Cứ thế, quy trình này đã trở
nên quen thuộc đối với các em, cho nên có những tiết học Đọc văn đã hết bài mà
tôi chưa cho đề tham khảo là học sinh hỏi ngay “ Không có đề ôn tập à cô?”. Làm
được như vậy nên dù đây là phần khó và dài, nhưng đa số học sinh đã đạt được yêu
cầu.
FZ HIYX
Kết bài là phần kết thúc bài viết. Vì vậy nó tổng kết, thâu tóm lại vấn đề đã đặt
ra ở mở bài và phát triển ở thân bài. Một kết bài hay không chỉ làm nhiệm vụ "gói
lại" mà còn phải "mở ra" - đó là khơi gợi suy nghĩ, tình cảm của người đọc. Thâu
tóm lại nội dung bài viết không có nghĩa là lặp lại mà phải dùng một hình thức
khác để khái quát ngắn gọn. Khơi gợi suy nghĩ hay tạo dư ba trong lòng người đọc
là câu văn khi đã khép lại vẫn khiến cho người đọc day dứt, trăn trở hướng về nó.
Trong thực tế, việc viết văn nghị luận chúng ta thường gặp một số kiểu kết bài
như sau:
Kết bài tóm tắt và nhận xét khái quát về nội dung, tư tưởng của người viết đã
trình bày trước đó. Đây là cách thông thường và cũng là yêu cầu cơ bản nhất của
kết bài, nhưng không đáp ứng tốt yêu cầu gợi dư ba cho bài viết. V• dụ:
Nói tóm lại, tính dân tộc trong bài thơ "Việt Bắc" của Tố Hữu được thể hiện ở
nhiều phương diện khác nhau: đề tài, thể thơ, cách xưng hô “mình” - “ta”,
những hình ảnh thơ, Và những phương diện biểu hiện tính dân tộc ấy đã được
minh chứng bằng những câu thơ đầy thuyết phục. (Đề bài: Theo anh (chị), t•nh dân
tộc trong bài thơ “Việt Bắc” được biểu hiện cụ thể ở những phương diện nào?
Trình bày vắn tắt và nêu dẫn chứng minh hoạ).
Kết bài khái quát nội dung và đạt ra câu hỏi nhằm khơi gợi suy nghĩ và tình
cảm ở người đọc. Chẳng hạn:
Chỉ một tình huống mà thấu tỏ bao triết nhân sinh chỉ một câu chuyện nhặt vợ
mà Kim Lán đã đưa tới cho bạn đọc những hài học về số phận von người, tình yêu
thươnq, niềm hy vọng, học cách "nghĩ đến cái sống trong khi người ta chỉ nghĩ đế
cái chết”. Cách xây dựng tình huống độc dáo, giọng văn tỉnh táo, khách quan đã
giúp Kim Lân tái hiện chân thực hiện thực cuội sống và chở đi những chiều sâu tư
tưởng khôn cùng. Chỉ khi thấm rỏ, quyện hòa máu tim của người nghệ sĩ, tình
Giáo viên Nguyễn Thị Lê THPT Nguyễn Đình Chiểu.
20
huống truyện mới đạt được đỉnh cao của nghệ thuật, tìm kiếm được những giá trị
nhân sinh. “Nghệ thuật là những câu trả lời đầy thẩm mĩ cho con người”. Những
câu trả lời ấy ta đã tìm ở một tình huống hay chăng?. (Đề bài:: "Phân t•ch giá trị
nghệ thuật của việc xây dựng tình huống truyện trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của
Kim Lân").
Kết bài khái quát nội dung và mở rộng, nâng cao vấn đề đã được bàn bạc
trong phần thân bài
Như vậy, ý kiến, quan niệm của Nguyễn Văn Siêu đã nhìn nhận được những
chức nâng cao quý, đặc trưng thẩm mĩ quan trọng của văn chương chân ch•nh,
song lại thiếu cái nhìn toàn diện, chưa nhận thức đầy đủ về giá trị, vai trò của các
yếu tố hình thức, nghệ thuật trong văn chương. Từ đây, ta hiểu rằng, một tác phẩm
hay phải là một chỉnh thể thẩm mĩ, là sự gắn bó, quyện hòa giữa hai mặt hình thức
và nội dung.
Điều đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc sáng tác văn học của các
nhà văn và việc tiếp nhận văn học của độc giả. (Bài viết: Trong một bức thư luận
bàn về văn chương, Nguyễn Văn Siêu có viết: “Văn chương [ ] có loại đáng thờ.
Có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương.
Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”. Hãy phát biểu ý kiến về quan niệm
trên). (Rèn luyện kỹ năng làm bài thi tốt nghiệp và đại học môn Văn-NXB ĐHQG
Hà Nội)
Như vậy, có rất nhiều cách để mở bài và kết bài. Dựa theo khả năng và hướng
triển khai bài viết mà mỗi bài viết lại có một mở bài và kết bài tương ứng, phù
hợp.
Tuy nhiên, với đối tượng học sinh của tôi, để các em tự sáng tạo ra một kết bài
thì thường là các em chỉ tóm tắt lại nội dung của phần thân bài. Cho nên ở phần
này, bản thân giáo viên cũng cần định hướng cụ thể. Tôi yêu cầu, thâu tóm nội
dung trọng tâm và cảm nhận của bản thân về vấn đề nghị luận trên. V• dụ viết kết
bài cho đề Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc
thuyền ngoài xa của NMC như sau:
“Qua những nét khắc hoạ ấn tượng, người đàn bà hàng chài đã trở thành một
biểu tượng đầy ám ảnh, giúp nhà văn NMC thể hiện những tư tưởng đạo l• sâu sắc
cho truyện ngắn. Đó là niềm cảm thương và nỗi lo âu cho số phận những con
người bất hạnh, khốn khổ, bị cầm tù giữa đói nghèo tăm tối và bạo lực; đó còn là
niềm tin yêu trước những phẩm chất tôt đẹp trong tâm hồn, t•nh cách những con
người luôn sống với lòng nhân hậu vị tha và dũng cảm. Tác phẩm cũng rung lên
hồi chuông báo động về tình trạng bạo lực gia đình và hậu quả khôn lường của
nó”.
Hay viết kết bài cho đề bài Phân tích hình tượng nhân vật Việt trong tác phẩm
Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi. Từ nhân vật Việt anh/chị hãy bàn
về tình yêu nước của thế hệ trẻ trong thời hiện đại như sau:
“Truyện đã khắc họa thành công hình tượng nhân vật Việt xuất thân trong một
gia đình có truyền thống CM, chịu nhiều mất mát đau thương; có lòng căm thù
Giáo viên Nguyễn Thị Lê THPT Nguyễn Đình Chiểu.
21
giặc sâu sắc, quyết tâm đi bộ đội, chiến đấu dũng cảm; giàu tình thương với những
người thân trong gia đình, đồng đội nhưng cũng rất hồn nhiên, ngây thơ. Việt
ch•nh là người anh hùng- đại biểu cho thế hệ thanh niên miền Nam anh hùng trong
thời kì kháng chiến chống Mĩ nói riêng và thanh niên Việt Nam trong thời kỳ hội
nhập nói chung”.
[.\YXW]F^
Có nhiều cách trình bày dẫn chứng:
Cách 1: Đưa dẫn chứng thành câu văn riêng biệt và tr•ch xuống dòng, thường
được dùng cho những câu thơ, câu văn hay.
Chẳng hạn, trong những v• dụ sau, phần tr•ch dẫn được đưa vào ngoặc kép
Nhờ tiếp thu được t•nh hiện đại của thơ tượng trưng Pháp thế kỷ XIX, Xuân
Diệu góp phần làm phát triển nghệ thuật thơ ca, nhạc điệu câu thơ trở nên phong
phú hơn, khả năng chiếm lĩnh và diễn đạt thế giới khách quan và nội tâm tinh vi,
màu nhiệm hơn, đặc biệt là quan hệ tương giao giữa các giác quan:
“Này lắng nghe em khúc nhạc hồng
Này lắng nghe em khúc nhạc thơm”
Hay:
“Chiều mộng hào thơ trên nhánh duyên,
Cây me ríu rít cặp chim chuyền”
Tràng có một ngoại hình rất dễ gây ấn tượng cho người đọc: “Hắn bước ngật
ngưỡng trên con đường khẳng khiu. Hắn vừa đi, vừa tủm tỉm cười, hai con mắt
nhỏ t•, quai hàm bạnh ra, rung rung làm cho cái mặt thô kệch của hắn lúc nào cũng
nhấp nh•nh những ý nghĩ vừa lý thú, vừa dữ tợn Trẻ con trêu đùa, Tràng ngửa
mặt lên cười hềnh hệch, cái áo nâu Tràng vắt sang một bên cánh tay, cái đầu trọc
nhẵn chúi về ph•a trước”.
Cách 2: Dùng một số chữ đặt ẩn trong câu văn.
V• dụ: Lối v• von trong “Tương tư” cũng rất gần với dân gian. Nói về tình yêu,
dân gian vô cùng tinh tế “nói xa” rồi mới “nói gần”, không bao giờ “nói thẳng như
ruột ngựa”. Bày tỏ niềm tiếc nuối vì người thương đã lấy chồng, chàng trai phải
đưa đẩy, xa xôi rồi mới bày tỏ nỗi niềm.
Tác giả cho A Phủ xuất hiện khá đột ngột trong một hoàn cảnh đánh nhau với
A Sử, bị bát, bị đánh độp tàn nhẫn ở nhà thống l• Pá Tra, rồi mới kể về lai lịch của
nhân vật. Đó là một người nghèo khổ đã mất hết cả mẹ cha và anh em trong một
trận đậu mùa khủng khiếp đã phải sống kiếp bơ vơ khi còn rất nhỏ và “người làng
đói bụng đã bắt A Phủ đưa xuống bán đổi lấy thóc của người Thái ở dưới cánh
đồng”. Không cam chịu cuộc sống khốn khổ, mới 10 tuổi đầu A Phủ đã tự khẳng
định t•nh cách gan góc: một mình kiếm sống, học hỏi đủ thứ nghề “biết đúc lưỡi
cày lại cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo”.
Giáo viên Nguyễn Thị Lê THPT Nguyễn Đình Chiểu.
22
Cách 3: Tóm tắt ý dẫn chứng thành lời văn của mình, thường dùng cho văn
xuôi và văn tự sự.
Chẳng hạn, trong v• dụ dưới đây, diễn biến của truyện đã được tóm tắt ngắn
gọn trở thành lời văn của người viết:
Tràng dẫn người đàn bà lạ về làm vợ, để xây dựng gia đình, tiếp nối sự sống.
Trên bờ vực thẳm của cái chết, họ tìm đến sự sống. Tràng vui sướng vì sự kiện to
lớn, bất ngờ của đời anh: Anh đã có vợ, anh đang dẫn vợ về nhà. Đói, chết tràn
lan, mình cũng đói, mẹ già cũng đói. Thế mà lại lấy vợ vào lúc này! Thật lạ lùng
và thú vị. Có lúc anh cảm thấy ngượng ngùng, lúng túng. (Tr 11,12-Rèn luyện kỹ
năng làm bài thi tốt nghiệp và đại học môn Văn-NXB ĐHQG Hà Nội)
Trong một bài làm văn, nên dùng đồng thời ba cách, không nên thiên quá về
một cách nào.(với những học sinh khá). Đối với học sinh trường tôi, thường khi
nghị luận về tác phẩm thơ, tôi hướng dẫn học sinh theo cách 1, tác phẩm văn xuôi
theo cách 2. (Bởi các em rất yếu trong cách trình bày, mà yêu cầu kết hợp nhiều
cách trong một bài viết dễ dẫn đến tình trạng lẫn lộn, lủng củng). Định hướng cụ
thể, rõ ràng cho các em trình bày dẫn chứng như vậy nên về hình thức bài viết của
các em rõ ràng hơn, nội dung sinh động hơn, trách được nhiều lỗi hơn.
_.`FFA
Chuyển ý có nhiệm không kém phần quan trọng trong một bài làm văn: đảm
bảo bài văn có sự liên tục, uyển chuyển, phát triển tự nhiên; xác định mối quan hệ
chặt chẽ giữa các ý tạo nên bài văn. Có nhiều cách chuyển ý:
Cách 1: Chuyển ý bằng cách dùng các kết từ: trước tiên, trước hết, tiếp
theo, Chẳng hạn:
“Tiếp theo “Việt Bắc” là “Gió lộng” (1955 - 1961) - tập thơ ra đời trong giai
đoạn Cách mạng mới. “Gió lộng” dạt dào bao nguồn cảm hứng lớn lao. Nhà thơ
hướng về quá khứ để thấm th•a những nỗi đau khổ của cha ông, công lao của
những thế hệ đi trước mở đường, từ đó ghi sâu ân tình của cách mạng, ”.
Cách 2C Chuyển ý bằng câu.
Dùng câu có cấu trúc “Nếu thì ” để tóm tắt ý trên và mở ra ý mới. V• dụ:
“Nếu như “Việt Bắc” là tiếng ca hùng tráng, thiết tha về cuộc kháng chiến
chống Pháp và những con người kháng chiến thì “Gió lộng” hướng về quá khứ để
thấm th•a những nỗi đau khổ của cha ông, công lao của những thế hệ đi trước mở
đường, từ đó ghi sâu ân tình của cách mạng, ”.
Dùng cấu trúc câu “Bên cạnh A còn có B” để chuyển ý khi giữa ý trên và ý
dưới có quan hệ ngang hàng. V• dụ:
“Bên cạnh viên quản ngục còn có viên thơ lại cũng là một người làm nhầm
nghề, sống nhẩm nơi. Ông hẳn cũng là người có tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” như
chủ nên đã để ý đến cái tài của Huấn Cao, nhất nhất làm theo những phép đối xử
đặc biệt mà viên quản ngục dành cho người tử tù nổi tiếng, ”.
Dùng câu có cấu trúc “Do A nên dẫn đến B”, “Sở dĩ A là vì có B” nếu ý trước
Giáo viên Nguyễn Thị Lê THPT Nguyễn Đình Chiểu.
23
và ý sau có quan hệ nhân – qủa. V• dụ:
“Bởi có tấm lòng “Biệt nhỡn liên tài” như vây nên viên quản ngục đã không
nề hà nguy hiểm, phá bỏ những phép tắc thông thường trong nhà ngục để biệt đãi
Huấn Cao. Ngày ngày, ngoài những thức ăn thường Huấn Cao còn được thêm
phần rượu thịt, ”.
- Dùng câu có cấu trúc “Hơn cả A là B”, “Không chỉ A mà còn B” nếu ý sau
ở mức độ cao hơn ý trước.
“Không chỉ có kh• phách hiên ngang, kiên cường và sự tài hoa phóng khoáng,
mà nhân vật Huấn Cao còn có cái tâm trong sáng, cao thượng. Điều đó được thể
hiện ở nhiều chi tiết, ”.
- Dùng một câu triết l• hoặc câu thơ, câu văn, ý kiến nhận định để thay lời
chuyển ý. V• dụ:
“Mỗi tác phẩm là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung”
(Lê- ô-n•t Lê-ô-nốp). “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu không chỉ
là sự khám phá, sáng tạo so với các nhà văn khác mà còn là sự sáng tạo trong
ch•nh sáng tác của nhà văn. Tác phẩm cho thấy một hướng quan niệm mới, tiến bộ
hơn trong hành trình đi tìm cái đẹp ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn mỗi con người
của ông, cái đẹp không mang màu sắc lãng mạn nữa mà gắn với hiện thực trần
trụi”.
Trong một bài văn, nên đồng thời kết hợp nhiều cách chuyển ý linh hoạt để tạo
nên sự hấp dẫn cho bài viết. (Tr 17-Rèn luyện kỹ năng làm bài thi tốt nghiệp và
đại học môn Văn-NXB ĐHQG Hà Nội)
Lưu ý đối với dạng đề nghị luận văn học kết hợp nghị luận xã hội, khi
chuyển ý giáo viên nên hướng dẫn học sinh bám sát vào yều cầu của đề bài để
nêu ý chuyển đúng trọng tâm và đáp ứng được cầu của đề (Ví dụ minh họa cụ
thể trình bày trong giáo án- xem Tr 48).
a.XDI\bD@B
a) Khái niệm: Hành văn là cách diễn đạt ý (ý lớn, ý nhỏ), những cảm xúc, suy
nghĩ thành lời văn của người viết.
b) Cách hành văn
* Đảm bảo t•nh chuẩn xác:
Yêu cầu này được hiểu là phản ánh đúng t•nh chất, ý nghĩa của đối tượng nghị
luận. Không nói quá nhưng cũng không nói giảm. Chẳng hạn, với "Truyện Kiều"
của Nguyễn Du hay “Ch• Phèo” của Nam Cao, có thể dùng từ “kiệt tác” khi đánh
giá về giá trị tác phẩm cũng như vị tr• của chúng trong nền văn học dân tộc.
Nhưng từ “kiệt tác” lại không thể được dùng cho nhiều tác phẩm khác: “Rừng xà
nu” của Nguyễn Trung Thành, “Vợ nhặt” của Kim Lân,
* Đảm bảo t•nh truyền cảm:
- Câu văn có t•nh triết l• tạo nên t•nh suy ngẫm và t•nh tư tưởng sâu sắc trong bài
Muốn l• lẽ sàu sắc phải biết viết những câu văn triết l•. Đó là những câu văn thể
hiện quan niệm chung của con người về các vấn đề nhân sinh và xã hội. L• lẽ
Giáo viên Nguyễn Thị Lê THPT Nguyễn Đình Chiểu.
24
muốn sâu sắc còn phải biết biện luận; biện luận là đưa ra l• lẽ ý kiến khác để tranh
luận phải trái, khẳng định ý kiến mà mình cho là đúng.
Chẳng hạn, trong bài viết về truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyên
Minh Châu, có thể có những câu văn triết l• như sau, chú ý câu văn in nghiêng:
Để có được cái đẹp đ•ch thực, nghệ thuật lại phải một lần nữa hành trình để
kiếm tìm và cuộc hành trình này tất nhiên cũng không hề dễ dàng. Nếu không có
một tâm hồn lớn, một sự đồng cảm sâu sắc nhà văn sẽ không tìm thấy viên ngọc
ẩn giấu sau lớp vỏ hiện thực trần trụi kia. Điều đó cũng giống như việc người
nghệ sĩ trong tác phẩm, sau sự ngộ nhận đầu tiên nếu như không khám phá ra vẻ
đẹp tiềm ẩn trong người đàn bà làm nghề chài lưới kia có lẽ sẽ vĩnh viễn mất đi
niềm tin vào sự tồn tại của cái đẹp trong cuộc sống”.
- Câu văn giàu hình ảnh:
+ Muốn viết câu văn giàu hình ảnh phải tưởng tượng phong phú, phải biết diễn
đạt sự tưởng tượng ấy bằng các phép so sánh.
+ Tưởng tượng tái tạo là tưởng tượng ra thế giới hình tượng của câu thơ, câu
văn rồi tái hiện nó như một bức tranh có đường nét, màu sắc, âm thanh bằng ngôn
ngữ của riêng mình.
+ Tưởng tượng sáng tạo là dùng phép liên tưởng để làm sự vật trước mắt phải
hiện ra, phải cho người ta cái k•nh viễn vọng để nhìn xa hơn, nhìn vào cả lương lai,
phải tượng ra cái phẩn ở ngoài của câu chữ nhưng phù hợp với quy luật của đời
sống.
Có thể tham khảo v• dụ dưới đây, chú ý những từ ngữ được in nghiêng:
“Trên hành trình đến chân trời tương lai của sự nghiệp, một ngày kia Hộ gặp
Từ, một cô gái dịu dàng đoan trang thuỳ mị, thuỷ chung, xinh đẹp, chịu thương,
chịu khó đang rơi vào cảnh khốn cùng. Là con người giàu lòng nhân hậu, Hộ đã
sẵn sàng chìa bàn tay niềm mại của mình ra cứu vớt, dìu dắt cuộc dời Từ ra khỏi
chốn bơ vơ. Từ khi Hộ ghép cuộc đời Từ vào cuộc đời hắn, hắn có cả một gánh
nặng vật chất gia đinh phải chăm lo.”
- Câu văn giàu cảm xúc:
+ Viết văn là viết ra những điều mình hằng quan tâm, suy nghĩ và cảm xúc về
cuộc đời. Chỉ có hiểu và đồng cảm với tác giả, với nhân vật thì mới viết được
những câu văn có cảm xúc; người viết phải biết khóc, biết cười với tác phẩm, phải
có niềm tin vào vấn đề mình đang nghị luận. Khi nhiệt tình ca ngợi hay bênh vực
một vấn đề nào đó thì câu văn sẽ là lời tâm huyết tự đáy lòng và khi ấy mới có
cảm xúc thật sự và chân thành.
+ Cảm xúc bộc lộ trực tiếp thể hiện qua những câu, những từ cảm thán để bày
tỏ cảm xúc của mình.
+ Cảm xúc bộc lộ gián tiếp được thể hiện qua những câu văn tỏ ra đồng cảm
với nhân vật, với những gì nhà văn trăn trở.
V•dụ:
“Tây Bắc hiện lên trong câu thơ Chế Lan Viên thật đẹp, một vẻ đẹp huyền ảo,
có cái gì đó heo hút mà văn kỳ vĩ rất tiêu biểu cho vẻ đẹp núi rừng miền Tây. Phải
Giáo viên Nguyễn Thị Lê THPT Nguyễn Đình Chiểu.
25