Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu GIÁO VIÊN VĂN HỌC THỜI CÔNG NGHỆ THÔNG TIN pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.2 KB, 5 trang )

GIÁO VIÊN VĂN HỌC THỜI CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Để thực hiện bài viết này chúng tôi lang thang trên mạng trong vai
học trò tìm “thầy giáo ảo” – các bậc thầy giảng dạy trên mạng Iternet
và gặp ngay lời mời gọi rất cởi mở:

“Từ tuần lễ thứ nhất, từ 13/8/2007, các em có thể lên mạng tải bài học về
để bổ xung cho những nội dung đã được học và ghi chép trên lớp.Thầy sẽ
post bài lên vào chiều thứ Bảy hàng tuần. Chúc các em học tập tốt !” .


1. Đó là lời mời từ trang blog của thầy Nguyễn Mạnh Bình giáo viên trường
PTTH Nguyễn Đình Chiểu, TP. Mỹ Tho. Ngay sau lời mời ấy chúng tôi
được đọc trên màn hình bài giảng “Bên kia sống Đuống’’ của thầy với rất
nhiều gạch đầu dòng tóm lược ý, và bốn hình minh họa: một chân dung tác
giả Hoàng Cầm thời trẻ trai, rất sắc nét, hai tranh dân gian Làng Hồ, hơi bị
nhòe và một tấm ảnh thiếu nữ bên phiến lá xanh cực đẹp minh họa cho bài
thơ “Lá diêu bông”, bài thơ được giới thiệu như là tác phẩm đọc thêm cuối
bài giảng này.

Từ blog này, chúng tôi, chuyển vào trang web bạ
chkim.vn và thật sự sửng
sốt! Có một thư viện bài giảng điện tử đủ các môn, riêng môn văn đã có tới
5802 bài giảng điện tử. Càng sửng sốt hơn khi ngay trên tranh nhất của web
này là thông báo:

“Do sự cố máy chủ nên thông tin của 6000 thành viên đăng ký từ ngày 12-
8-2008 đến ngày 15-8-2008 đã bị mất. Vì vậy rất mong các thành viên đăng
ký trong khoảng thời gian này thông cảm và đăng ký lại”.

Chỉ trong 3 ngày đã có nhiều ngàn người muốn tìm bài giảng ở đầy. Vậy là
số lượng người giảng dạy bằng giáo án điện tử đã nhiều và sẽ nhiều hơn rất


nhanh. Họ là ai? học trò như chúng tôi tìm bài học? Hay họ là các thầy vào
đấy lấy giáo án tham khảo khi soạn bài? Lấy giáo án dạy liền khỏi phải
soạn?
Chỉ mới lang thang vài bước trên xa lộ thông tin Iternet, chúng tôi đã thấy
nhiều điều cần trao đổi với anh em giáo viên nói chung và riêng với giáo
viên văn học. Chúng tôi đi thực tế, bước đầu
mới chỉ tới được với các thầy cô một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.


2.Chúng tôi tới trường Đại học An Giang và trao đổi với thạc sĩ Phùng Hoài
Ngọc. Thầy Ngọc mở máy vi tính cho xem giáo án điện tử bài Thơ Đường
của mình. Chúng tôi hỏi:

-Thưa thầy! Nên dùng cái máy tính cá nhân tới giới hạn nào trong giảng dạy
văn học?

- PC ngày nay đang trở nên phổ biến rộng rãi trong xã hội. Người giáo
viên các cấp nhất thiết cần dùng đến...Chưa kể nhu cầu gửi email và chat
thông thường, GV sẽ làm được nhiều việc hơn với một cái PC, đặc biệt tiện
lợi hơn nữa là cái vi tính xách tay.

- Với riêng giáo viên Ngữ văn thì sao. Thưa thầy ?

- Cũng như tất cả những người làm công tác khoa học, GV Ngữ văn cần
có máy vi tính tìm kiếm tài liệu bổ sung cho việc soạn bài giảng. Soạn bài
giảng điện tử cho mọi môn học là cần thiết và hữu ích, không ngoại trừ bộ
môn ngữ văn. Dùng PC kèm với máy Projector phóng lên màn hình trắng
những hàng chữ đẹp, to , nhiều màu sắc, lại sinh động hấp dẫn thay thế cho
viết bảng thì lợi hại quá rồi. (Nhất là với những GV trời không cho hoa tay
viết chữ đẹp thì may mắn quá). GV có thể biến lớp học thành rạp chiếu phim

minh họa tác phẩm khi cần. Nhưng không thể lạm dụng màn hình vi tính.
GV vẫn phải mang cuốn sách Văn lên lớp, không thể dùng cái máy PC mãi
được. Tiếng nói truyền cảm của người GV Văn-thứ vưu vật trời cho- muôn
đời vẫn không phương tiện máy móc nào thay được”

2.Chúng tôi tới trường PTTH huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp. Thầy hiệu phó
Trương Dương Hoàng tiếp chúng tôi. Thầy Hòang cho biết “Vận dụng tin
học vào giảng dạy” là đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh của trường, nhưng
mới triển khai, chưa có gì để nói. Thầy giúp chúng tôi nối mạng với một
trường lớn hơn, lâu đời hơn của Đồng Tháp.

Chúng tôi chuyển những câu hỏi trên tới thạc sĩ Nguyễn Anh Dân, giáo
viên văn trường PTTH thị xã Sa Đéc. Câu trả lời được chuyển qua mạng:

“Khi được học một giờ Văn bằng giáo án điện tử những học sinh không
biết vi tính, mù tịt về việc lên mạng rất thích thú và ngạc nhiên. Các em
thấy thầy cô mình sao mà hay quá : tạo được những dòng chữ đủ màu sắc,
kiểu dáng chạy nhảy trong màn ảnh. Tiếp theo là bao hình ảnh thật sinh
động hiện ra. Nhưng đối với những học sinh thạo vi tính, thường xuyên lướt
“nét” thì chuyện đó không có gì là lạ. Thậm chí có em còn biết được có giáo
viên “copy” giáo án điện tử từ mạng về, “thêm mắm dặm muối”, “mông
má” chút đỉnh để biến giáo án của người ta thành của mình rồi mang “trình
làng”.

Học một giờ Văn bằng giáo án điện tử, học sinh rất thích thú vì
những hình ảnh tư liệu. Nhưng khi kết thúc tiết học thì hầu như các em quên
hết lời giảng của thầy cô.Bởi vì trong những giờ học ấy, thời gian để người
dạy “giảng” văn và “bình” văn bị thu hẹp lại rất nhiều (do phải dành thời
gian để trình chiếu, đàm thoại, thảo luận theo phương pháp dạy mới (!) ).


Xưa nay không hiếm giáo viên dạy Văn chỉ sử dụng một phương
pháp duy nhất là thuyết giảng. Thế nhưng qua lời giảng ấy -những áng văn
thơ- đã đi theo người học suốt cả cuộc đời. Thử hỏi ngày nay bao nhiêu lời
giảng Văn qua những tiết dạy bằng giáo án điện tử còn đọng lại trong tâm trí
học sinh ?

Giả sử một cấp quản lý giáo dục nào đó tổ chức thí nghiệm theo
gợi ý như sau xem cách dạy nào mang lại hiệu quả: Xét tuyển vào lớp 10
hai lớp, mỗi lớp 40 học sinh có trình độ ngang nhau ( 20 khá và 20 trung
bình). Một lớp dạy tất cả các môn (trong đó có môn Văn) theo phương pháp
“cổ lỗ”: giảng - đọc - chép. Một lớp dạy theo phương pháp hiện đại, tiên
tiến: giáo án điện tử - đàm thoại - thảo luận. Hai lớp này được quản lý thật
chặt chẽ: ở tập thể, không được đi học thêm , học sinh giữa lớp này và lớp
kia không được tiếp xúc, trao đổ bài vở, tài liệu cho nhau. Sau ba năm học
cho hai lớp này thi tốt nghiệp chung với học sinh bên ngoài. Xin hỏi lớp nào
đỗ tốt nghiệp nhiều?

Người Việt Nam ta có tính hay bắt chước. Cái gì “mới”, “lạ” là bắt
chước mà không đâu ra đâu, không suy xét xem đúng-sai, hay-dở, lợi-hại thế
nào. Thấy người ta trồng tiêu, trồng nhãn thì cũng bắt chước phá vườn trồng
tiêu, trồng nhãn. Thấy ai nuôi cá, nuôi tôm thì cũng bắt chước đào ao nuôi
cá, nuôi tôm. Nghe nói đi xe đạp điện ít tốn chi phí, không hại môi trường
thì móc hầu bao ra mua xe đạp điện.. Thấy việc dùng giáo án điện tử để loè
học sinh không biết vi tính cũng hay hay thì bắt chước theo. Người viết
không dám chắc chắn nhưng biết đâu việc sử dụng giáo án điện tử trong dạy
Văn cũng như phong trào nuôi ốc bươu vàng. Đến một ngày nào đó nó phải
cáo chung để trả lại cho giờ Văn những lời thuyết giảng, những lời bình
Văn. Đó mới là một Văn đích thực”.

4.Sẵn địa chỉ email của thầy Nguyễn Mạnh Bình, chúng tôi chuyển, vẫn

những câu hỏi ấy. Thầy Bình nhiệt tình hưởng ứng bằng cách đưa tất cả các
câu trả lời lên blog của mình. Quý độc giả có thể vào xem nguyên văn,
chung tôi xin được trích, vì khuôn khổ có hạn của bài báo.

“Trường tôi là một trường lớn lại ở trung tâm thành phố Mỹ Tho nên có thể
nói : về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên có thể coi là khá mạnh so với
mặt bằng chung của các trường THPT ở Miền Tây này.
Trường tôi đã trang bị hầu như đầy đủ cho tất cả các lớp học , mỗi lớp một
bộ máy vi tính, một máy chiếu và màn hình lớn để ứng dụng dạy học bằng
công nghệ thông tin. Và tất nhiên, để sử dụng nó, đội ngũ quản lý và GV ít
nhất cũng phải biết sử dụng khá thành thạo máy vi tính, một vài phần mềm
chuyên dụng cho việc soạn thảo giáo án điện tử. Ông Giám Đốc sở đã từng
tuyên bố: Giáo viên phải có bằng A tin học, nếu không thì…( nghe anh Đỗ
Văn Nhạn, Bí thư chi bộ trường THPT Tân Hiệp nói: Trong năm qua, trường
đã cắt lao động tiên tiến đối với tất cả các GV chưa thi lấy được bằng A tin
học…). Phong trào “ người người, nhà nhà soạn giáo án điện tử” là có thực
ở Tiền Giang. Cách đây khoảng 3 năm thôi, nhiều gv văn chưa thật sự thấy
cần thiết sờ tới máy vi tính. Không biết, không cần và không nghe! Việc dạy
bằng giáo án điện tử mà tôi ứng dụng, được coi là sự tham khảo thích thú
và…tốn thời gian! Đồng nghiệp dạy văn nói: Anh rảnh thời gian thật đấy! (
Vì hồi đó, soan một GAĐT cũng tốn cả tuần ). Một số người quan niệm:
“Chỉ đỡ phải viết bảng”, và tránh đươc… “bụi phấn bay bay” . Tôi thì quan
niệm khác. Thời đại Kỹ thuật số, không ứng dụng tốt CNTT trong nhà
trường ( nơi được coi là lò tạo ra trí thức cho xh) thì hỏng! Rồi đây, cái bảng
đen sẽ biến mất, thậm chí cả ông thầy truyền thống đứng trên bục giảng
cũng sẽ mất! CNTT sẽ biến đổi các hành vi, cách thức hoạt động và việc làm
của con người!

Trước đây, muốn có giáo cụ trực quan để giảng một tiết văn cho nó sinh
động thì kiếm thật khó. Nay nhờ có CNTT và đặc biệt là mạng thông tin

toàn cầu Internet, việc ấy trở nên thật dễ dàng. Gần như tất cả những sách tài
liệu tham khảo, tranh ảnh, âm nhạc và phim ảnh nữa, đều có thể tìm thấy ở
Internet! Theo tôi, về thực chất một bài giảng kiểu CNTT tốt cần tích hợp
một cách hợp lý nhất kỹ thuật truyền thông đa phương tiện như âm thanh,
hình ảnh, màu sắc…với một bố cục chặt chẽ rõ ràng. Và như vậy, khi bắt tay
vào xây dựng một GAĐT, mỗi GV cần phải có kỹ năng lên lớp của nhà giáo,
theo từng bộ môn và khả năng hiểu biết của một người làm đạo diễn. Tôi là
dân tay ngang trong tin học, khoái thì làm và làm đến cùng.

Những người thực hiện bài viết này xin nhắc lại, hãy vào
vnvista.com/nguyenmanhbinh nếu muốn biết nguyên văn bài trả lời phỏng
vấn của thầy Mạnh Bình. Còn muốn cùng bản thảo về vấn đề này, xin bạn
gửi bài về cho chúng tôi theo địa chỉ
email:

×