Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Glaucoma, hay là Bệnh Căng Áp Suất Mắt pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.95 KB, 3 trang )

Glaucoma, hay là Bệnh Căng Áp Suất Mắt

Vũ Qúi Đài, M.D., Ph.D., Cựu Giáo Sư Khoa Trưởng Y Khoa Đại Học Sàigòn


Thế nào là căng áp suất mắt?
Ở đằng trước và đằng sau con ngươi, có một chất lỏng thông thương với nhau.
Ở trước con ngươi, gọi là phòng ngoài (anterior chamber), sau con ngươi gọi là phòng
trong (posterior chamber). Chất lỏng tiết ra ở phòng trong, chảy qua con ngươi đi ra
phòng ngoài, rồi từ đó thoát ra ngoài bằng những ống thoát rất nhỏ. Nếu vì cớ gì sự luân
lưu bị nghẽn lại, thì áp suất của chất lỏng sẽ tăng lên. Nguyên do thông thường nhất, là vì
chất lỏng không thoát từ phòng ngoài được, nên ứ dội ngược lại, kết qủa là áp suất trong
mắt bị căng lên, làm hư hại giây thần kinh mắt, thị lực bị ảnh hưởng, nếu nặng có thể mù
được.
Có hai loại glaucoma. Nếu những ống thoát từ phòng ngoài vẫn thông thương được,
không bị tắc nghẽn, nghĩa là vẫn " mở", thì người ta gọi là" bệnh mở "(open-angle
glaucoma).
Nếu những ống thoát đó bị các thớ thịt của tròng đen bóp nghẹt, nghĩa là bị đóng lại, thì
gọi là "bệnh đóng" (closed-angle glaucoma).
Thường thì không biết nguyên nhân gây ra sự luân lưu bất thường như vậy. Có thể có yếu
tố di truyền, vì người ta nhận thấy có nhiềøu bệnh nhân có liên hệ huyết thống với nhau.
Khám mắt
Có thể đo áp suất bên trong mắt (intraocular pressure), bằng cách đo cái sức ép ở phòng
ngoài. Ngày xưa còn cổ lỗ, thì có cái đo nhỏ cầm tay, đặt nhẹ vào giữa con ngươi rồi đọc
số do cái kim chỉ. Cái cách đo thô sơ này, nay được thay thế bằng máy tự động vừa nhẹ
nhàng vừa chính xác hơn. Con số 20 trở lên kể như là áp suất trong mắt bị cao.
Cũng như đo áp suất máu, nếu nghi là cao thì phải đo đi đo lại nhiều lần trước khi quyết
định. Ngoài việc đo áp suất, người ta cũng dùng ống soi mắt để coi võng mạc phía bên
trong con mắt, xem giây thần kinh thị giác có bị hư hại không. Có ống kính đặc biệt để
quan sát trực tiếp những ống thoát, nhưng khó khăn hơn nên ít dùng.
Người bình thường nhìn thấy một khoảng lớn trước mắt, tất cả các điểm trong đó đều


thấy. Người thị lực bị giảm vì căng áp suất mắt thì phần ven biên và lỗ chỗ ở vùng trước
mặt có nhiều điểm không nhìn thấy, gọi là những "điểm mù" (blind spots).
Người ta thử thị lực vùng biên và tìm xem có điểm mù hay không, bằng cách bảo bệnh
nhân nhìn thẳng trước mắt, rồi hoặc là cầm một cây que chỉ nhiều điểm khác nhau, hoặc
dùng một máy tự động đốm lên những đốm sáng để thử coi có còn thấy đủ không.
Bênh căng áp suất mắt, loại mở
Tuy rằng các ống thoát vẫn mở, nhưng chất lỏng từ phòng ngoài thoát ra rất chậm làm
cho sức ép tăng lên vì vậy mà hại đến giây thần kinh thị giác. Thường là bị cả hai bên
mắt.
Mắt nhìn thấy kém, bắt đầu là bị ở vùng ven biên. Nếu để lâu không chữa thì sẽ lan rộng
ra dần và cuối cùng thì mù hẳn.
Bệnh mở thường gặp hơn là bệnh đóng, thường phát bệnh sau tuổi 35, nhưng một đôi khi
con nít cũng bị. Bệnh có vẻ có tính di truyền, và thường thấy ở người bị tiểu đường và
người cận thị nặng.
Bệnh nhân có thể thấy nhức đầu, nhìn chỉ thấy rõ ở vùng ngay trước mặt, vùng biên
không thấy rõ, có khi thấy như có hào quang quanh bóng đèn. Dần dần cái vùng nhìn
thấy trước mặt càng ngay càng hẹp lại và khi đi vào chỗ nào không sáng lắm thì nhìn rất
kém.
Có nhiều khi bệnh đã phát và gây hại cho mắt rồi mà bệnh nhân không thấy triệu chứng
gì cả. Vì vậy việc đo áp suất mắt định kỳ cho người bình thường rất cần thiết.
Chữa trị bệnh căng áp suất mắt, loại mở. Bệnh cần chữa trị sớm. Khi thị lực đã bị
giảm, thì có chữa cũng là giữ không cho bị nặng thêm, chứ phần đã mất không lấy lại
được.
Thường thì chữa bằng thuốc nhỏ mắt. Thuốc thông dụng nhất là thuộc nhóm gọi là beta
blockers (cũng cùng loại như những thuốc uống chữa cao huyết áp) như là timolol,
betaxolol, ... Những thuốc này giảm bớt sự sản xuất chất lỏng trong mắt. Thuốc
pilocarpine nhỏ mắt đã dùng từ xưa cũng có hiệu quả vì nó làm cho con ngươi co lại, kéo
theo lòng đen làm hở thêm lối thoát, do đó gia tăng tốc độ chất lỏng từ phòng ngoài thoát
đi.
Ngoài ra cũng có thuốc uống như Diamox làm cho chất lỏng giảm bớt.

Nếu thuốc nhỏ và thuốc uống trị không được, thì cần phải giải phẫu, theo kỹ thuật thông
thường hoặc là dùng tia laser.
Bệnh căng áp suất mắt, loại đóng
Ai cũng biết là con mắt có lòng trắng và lòng đen. Phần lớn người Việt nam mắt nâu đậm
(tương phản với lòng trắng, thì nâu đậm cũng tựa như đen) hoặc là đen tuyền (đôi mắt
huyền mơ) vì vậy ta gọi lòng đen là "lòng đen".
Lòng đen kiểm soát cho ánh sáng lọt vô mắt nhiều hay ít tùy theo ánh sáng bên ngoài ít
hay nhiều, bằng cách co giãn vòng thớ thịt quanh con ngươi cho mở lớn hay nhỏ, tựa như
cái màn bên trong ống kính máy ảnh vậy. Cái khoảng giữa lòng đen và giác mạc là chỗ
mà chất lỏng từ phòng ngoài của mắt chảy thoát đi.
Những người bị bệnh căng áp suất mắt loại đóng, thì cái khoảng giữa giác mạc và lòng
đen hẹp hơn người ta. Nay vì một cớ gì mà con ngươi mở lớn ra, thì lòng đen ép vào giác
mạc làm cho chất lỏng thoát ra không được, thành ra áp suất mắt bị tăng lên bất thình lình
...
Đây là một bệnh cấp tính, thường bị một bên mắt. Các nguyên do làm con ngươi mở lớn
thì nhiều, thí dụ như đi vào chỗ tối, nhỏ thuốc để soi đáy mắt, hay là hiệu quả phụ của
một số thuốc uống hay thuốc nhỏ mắt.
Triệu chứng tới bất thình lình. Bệnh nhân chợt cảm thấy mờ mắt, nhìn đèn thấy có vùng
hào quang và nhức đầu, nhức mắt. Các triệu chứng như vậy kéo dài mấy tiếng đồng hồ
rồi bớt, trước khi bị cơn bệnh thực sự; bỗng nhiên bị mù không nhìn được gì, mắt nhức
giựt giựt dữ dội, sưng đỏ, chảy nước mắt, đầu cũng nhức như búa bổ.. Có nhiều người
mắc ói, nôn mửa. Cơn bệnh như vậy chữa rồi có thể tái phát. Mỗi lần phát cơn thì thị lực
lại giảm dần đi cho tới khi mù hẳn.
Chữa trị bệnh căng áp suất mắt, loại đóng. Cơn bệnh cần được chữa trị cấp thời. Có
thể chữa bằng thuốc uống và thuốc nhỏ mắt. Đơn giản nhất là uống nước pha với
glycerine.
Cũng có khi bác sĩ cho uống Diamox, nếu uống sớm thì chặn được cơn bệnh. Thuốc nhỏ
mắt pilocarpine làm cho con ngươi co lại, do đó kéo theo lòng đen làm cho cái khoảng
chỗ chất lỏng thoát ra đỡ bị ép. Sau khi cơn bệnh hết, thì bác sĩ thường cho thuốc uống
cùng với thuốc nhỏ mắt dùng tiếp theo. Nếu cần, thì phải tạo một cái lỗ ở lòng đen cho

chất lỏng thoát ra thêm cho khỏi bị căng áp suất mắt, như vậy bệnh có thể chữa dứt.
Dùng tia laser thì nhẹ nhàng hơn nhưng nếu không xong thì phải dùng phẫu thuật thông
thường
(Bài này chỉ nhằm cung cấp những thông tin cơ bản về sức khỏe và y tế. Nếu cần chữa
bệnh, xin liên lạc trực tiếp với bác sĩ của bạn).

bác sĩ Vũ Quí Đài

×