Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN tầm quan trọng của tư vấn tâm sinh lý đối với học sinh cấp THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 19 trang )

Đề tài: Tầm quan trọng của tư vấn tâm sinh lý đối với học sinh cấpTHCS
TÊN ĐỀ TÀI: “TẦM QUAN TRỌNG CỦA TƯ VẤN TÂM SINH LÝ ĐỐI
VỚI HỌC SINH CẤP THCS”
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Được sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước, trong những năm gần
đây ngành giáo dục đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy
học hướng tới xây dựng mơ hình “trường học hạnh phúc”. Với 3 tiêu chí lớn
để xây dựng trường học hạnh phúc đó là: u thương, an tồn và tơn trọng.
Chính vì vậy công tác tư vấn tâm sinh lý cho học sinh là một yếu tố vơ cùng
quan trọng đóng vai trị quyết định hình thành nên 3 tiêu chí đó.
Trong những năm trở lại đây vấn đề nóng ln được các cấp, các ngành,
phụ huynh học sinh cũng như toàn xã hội quan tâm. Đó là các trường hợp trẻ em
bị xâm hại, bị đánh đập ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất dẫn đến nhiều hậu
quả đáng tiếc sẩy ra như: nhiều em học sinh bị trầm cảm, chán sống, tự tử hoặc
có thai ngồi ý muốn vv…. VD: Báo tuổi trẻ đưa tin ngày 4/4/2018 có vụ bé gái
11 tuổi ở Hà nội bị xâm hại; ngày 14/5/2018 ở thành phố HCM có vụ bé gái 16
tuổi nhảy cầu tự tử vì bạn trai có bạn gái mới.
Một số học sinh khác khơng có nhận thức đúng đắn dễ bị lôi kéo vào các tệ
nạn xã hội dẫn đến ham chơi, lười học, chốn học, bỏ học vv… ở trường THCS
nơi tôi đang công tác lớp 8A có em Phạm Hồi Nam, em Tùng hồn cảnh gia
đình đặc biệt bố nghiện rượu kinh tế khó khăn dẫn đến các em chán nản, bỏ bê
học tập, hút thuốc lá thường xuyên khi đến trường; lớp 8B có em Nam Anh, em
Linh thay đổi tâm sinh lý có tình cảm tuổi học trò với bạn khác giới thường
xuyên vui buồn lẫn lộn nghỉ học đi chơi vv…
Nguyên nhân của các hiện tượng trên phần lớn là do các em không được
quan tâm, chia sẻ, tư vấn định hướng cụ thể, chưa có sự quan tâm đúng mực từ
cha mẹ chưa có sự can thiệp kịp thời từ
phía nhà trường.
Mặt khác các em đang ở độ tuổi vị
thành niên mọi thứ đều rất mới lạ. Ở độ


tuổi này các em rất hiếu động, tị mị,
nghịch ngợm, vui buồn thất thường….
Chính vì vậy sự quan tâm, chia sẻ, định
hướng kịp thời là vơ cùng cần thiết.
Bằng những trải nghiệm của chính
bản thân tôi trong 10 năm công tác với cương vị là một người cán bộ y tế học
Hình 1: Hoạt động tư vấn cho HS
khuyết tật

1/15


Đề tài: Tầm quan trọng của tư vấn tâm sinh lý đối với học sinh cấpTHCS
đường tại trường THCS tôi nhận thấy làm tốt công tác tâm lý học đường, sẽ hạn
chế tình trạng học sinh hư hỏng, quậy phá, bỏ học, trầm cảm, những hành vi lầm
đường lạc lối như có thai ngồi ý muốn, hút thuốc lá…; ngăn chặn kịp thời tình
trạng bạo lực học đường đã và đang gây ra nỗi lo của phụ huynh học sinh và
toàn xã hội trong giai đoạn hiện nay. Giúp cho học sinh định hướng được tâm lý,
tư tưởng, phát triển một cách tồn diện, hình thành nhân cách đúng đắn và trở
thành cơng dân tốt cho gia đình và xã hội.
Đó cũng chính là lý do tơi chọn tên đề tài nghiên cứu là: “Tầm quan trọng
của tư vấn tâm sinh lý đối với học sinh cấp THCS”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Chăm sóc sức khỏe tồn diện cho các em học sinh là một vấn đề cấp thiết hiện
nay. Khi viết sáng kiến này, tơi mong được đóng góp ý kiến của mình góp một
phần nhỏ vào q trình phát triển tồn diện của các em. Mục đích cụ thể:
- Giúp học sinh nắm được những thay đổi trên cơ thể và tiếp nhận sự thay
đổi một cách nhẹ nhàng nhất.
- Giúp học sinh ổn định tâm sinh lý, giải tỏa những vấn đề vướng mắc
trong độ tuổi vị thành niên và lứa tuổi dậy thì.

- Biết tránh xa thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội và biết cách tự bảo vệ bản thân mình.
- Giúp học sinh ổn định tâm sinh lý ở mọi độ tuổi, tập thói quen độc lập, tập
trung suy nghĩ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.
- Giúp các em tạo thói quen cởi mở, biết chia sẻ khi có chuyện vui buồn và
vượt qua nỗi sợ hãi khi không may gia đình bản thân gặp biến cố.
Để đạt những mục tiêu trên, mỗi người cán bộ y tế cần phải có ý thức trách
nhiệm, có năng lực, có bản lĩnh trong việc thực hiện. Luôn gần gũi, cởi mở, luôn
coi các em là một thành viên luôn lắng nghe khi các em trao đổi và cần cho ý
kiến. Không coi nhẹ, khơng thờ ơ khi gặp các tình huống nhỏ lẻ tại trường.
III. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài tập trung nghiên cứu về vấn đề tư vấn chăm sóc sức khỏe tâm sinh lý
ở lứa tuổi vị thành niên đặc biệt học sinh cấp THCS. Góp phần vào việc giúp các
em có một q trình phát triển tồn diện nhất.
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Học sinh cấp THCS (Đặc biệt khối 8,9)
V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU-THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1.Phạm vi nghiên cứu:
- Áp dụng nghiên cứu trực tiếp trên HS tại trường THCS nơi tôi công tác.
2. Thời gian:
- Năm học 2018 – 2019; Năm học 2019 – 2020

2/15


Đề tài: Tầm quan trọng của tư vấn tâm sinh lý đối với học sinh cấpTHCS
VI. PHƯƠNG PHÁP ĐƯỢC SỬ DỤNG KHI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1. Phương pháp quan sát:
Là phương pháp từ trực quan sử dụng tri giác một cách trực tiếp để thu thập
thơng tin cần thiết có liên quan.
2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn, khảo sát:

Đây là phương pháp rất quan trọng giúp thu thập các thơng tin liên quan đến
đối tượng học sinh mình đang hướng đến.
3. Phương pháp tổng hợp ý kiến:
Việc sử dụng và tổng hợp các ý kiến của các đối tượng xung quanh như:
BGH, GVCN, học sinh, giáo viên bộ môn, đồng nghiệp trong trường và phụ
huynh học sinh mang lại hiệu quả rất cao trong việc tư vấn tâm sinh lý. Nhờ vào
đó chúng ta sẽ biết cách lựa chọn thông tin để truyền đạt tới học sinh một cách
phù hợp và hiệu quả nhất.
4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
Là phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn tại cở sở, đem lý luận phân
tích kinh nghiệm của thực tiễn rồi từ những phân tích đó rút ra kết luận về
những trường hợp cụ thể của từng em để có hướng giải quyết tốt nhất cho những
lần tư vấn tiếp theo.
B. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. KHẢO SÁT THỰC TẾ
1. Cơ sở lý luận
Thực hiện tốt công tác tâm lý học đường có vai trị hết sức quan trọng trong
việc duy trì và ổn định tình trạng tâm lý của học sinh, giúp các em tư duy, suy
nghĩ và nhìn nhận các vấn đề xung quanh một cách đúng đắn.
Đồng thời, xử lý những nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra như học sinh đánh
nhau, chán học, bỏ học, vi phạm pháp luật, có thái độ thù hận với bạn bè và mọi
người xung quanh, nhiều trường hợp có thể dẫn đến học sinh tự tử, hủy hoại
thân thể hoặc sa ngã vào các tệ nạn xã hội vv…
Công tác tâm lý học đường rất cần thiết trong việc giáo dục học sinh trong
nhà trường, nhất là ở cấp THCS, các em đang ở giai đoạn lứa tuổi vị thành niên,
lứa tuổi nhạy cảm trong cuộc đời mỗi con người. Lúc này rất cần một cán bộ y
tế tâm lý, có trách nhiệm tư vấn, hướng dẫn, tâm sự, theo dõi những học sinh có
diễn biến tâm lý bất thường, kịp thời đề ra các giải pháp để tư vấn, định hướng
hoặc xử lý các vấn đề tâm lý xảy ra cho các em.
Người cán bộ y tế cần phải là người gần gũi và tin yêu nhất của học sinh, là

nơi học sinh có thể tìm đến trao đổi, tâm sự, mong muốn giải đáp những thắc
mắc về vấn đề tâm lý, sự thay đổi của bản thân ở từng giai đoạn. Bằng chuyên

3/15


Đề tài: Tầm quan trọng của tư vấn tâm sinh lý đối với học sinh cấpTHCS
mơn nghiệp vụ của mình, người cán bộ y tế phải có trách nhiệm phân tích, định
hướng, chia sẻ nhằm giải tỏa tâm lý cho học sinh, giúp các em có tâm lý, tư
tưởng đúng đắn để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. Bên cạnh đó,
cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa cán bộ y tế với GVCN và phụ huynh học
sinh trong việc thông tin và xử lý những biểu hiện tâm lý của các em.
Ví dụ: một học sinh lên lớp có biểu hiện chán nản, học hành sa sút, nguyên nhân
là cha mẹ hay cãi vã với nhau. Lúc này người cán bộ y tế có trách nhiệm tiếp cận tìm
hiểu nguyên nhân, trao đổi với GVCN mời phụ huynh đến để trao đổi, sau đó cha mẹ
phải khắc phục hành vi cãi vã trước mặt con, động viên, tạo tư tưởng yên tâm thoải
mái. Như vậy, tư tưởng học sinh sẽ được giải tỏa, thay đổi tâm lý và tiếp tục tích cực
học tập.
Đây là một trong những ví dụ nhỏ trong mn vàn các biểu hiện tâm lý của
học sinh hiện nay đặc biệt lứa tuổi vị thành niên mà trực tiếp là các em cấp
THCS. Muốn tiếp cận và xử lý những biểu hiện tâm lý của học sinh, người cán
bộ y tế cần phải có tâm với nghề, có trách nhiệm và thương u học sinh thì mới
có thể thực hiện được nhiệm vụ này.
Tư vấn là gì?
Là sự hỗ trợ về tâm lý giúp học sinh nâng cao hiểu biết về bản thân, hồn
cảnh gia đình, mối quan hệ xã hội từ đó tăng cảm xúc tích cực tự đưa ra quyết
định trong những tình huống khó khăn mà bản thân các em gặp phải trong cuộc
sống hàng ngày ở nhà, ở trường, ở lớp học vv…...
Tâm sinh lý là gì ?
Đó là trạng thái tâm lý cảm xúc và sự biến đổi trên cơ thể của con người.

Tâm sinh lý học đường ?
Đó là q trình thay đổi tâm tư tình cảm của các em học sinh. Nó diễn ra trên
tất cả các em mà biểu hiện rõ ràng và cần sự quan tâm can thiệp nhất đó là đối
tượng học sinh đang ở lứa tuổi vị thành niên, hay nói chính xác hơn là học sinh
cấp THCS.
2.Cơ sở nghiên cứu thực tiễn
Qua áp dụng thực tế trong 10 năm cơng tác tơi nhận thấy q trình thay đổi
tâm sinh lý của học sinh diễn ra rất phức tạp. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay,
sự bủng nổ của CNTT có tác động mạnh mẽ vào sự phát triển tâm sinh lý của
các em học sinh (đối tượng chịu tác động nhiều nhất đó là học sinh khối 8,9 THCS). Các em ở độ tuổi tị mị muốn tìm hiểu muốn biết nhưng lại e ngại
khơng dám nói chuyện với cha mẹ, thầy cô, vv... không biết nên giải quyết ra
sao, lúc này người thầy các em tin và làm theo đó chính là Google, là máy tính,
là điện thoại,vv… Khi các em khơng được định hướng tốt sẽ tìm hiểu theo

4/15


Đề tài: Tầm quan trọng của tư vấn tâm sinh lý đối với học sinh cấpTHCS
hướng tiêu cực và dẫn đến nhiều hệ lụy khơng mong muốn. Chính vì thế càng
đòi hỏi sự vào cuộc của BGH, GVCN, giáo viên bộ môn phối kết hợp với cán bộ
y tế học đường để định hướng cho các em vững tâm đón nhận một sự thay đổi
mới trong cuộc đời mỗi con người.
Để đạt được kết quả tốt khi nghiên cứu đề tài này tôi dựa trên các yếu tố :
- Dựa trên điều kiện thực tế tại trường THCS nơi tôi đang công tác.
- Dựa vào các đợt khám sức khỏe định kỳ trong năm.
- Dựa vào các tài liệu tham khảo về công tác y tế học đường.
- Dựa vào ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, GVCN và giáo viên bộ mơn
trong tồn trường.
- Dựa vào những chia sẻ thực tế từ học sinh trong q trình cơng tác tại trường.
- Dựa trên quá trình điều tra tại trường mình cơng tác trong năm học 2018 –

2019. Tính từ tháng 1 năm 2018 qua điều tra phỏng vấn thực tế tại trường.
Trường có 8 lớp, bình qn mỗi lớp có 32 HS trong mỗi lớp có khoảng 7 em có
vấn đề về tâm sinh lý cần được hỗ trợ cụ thể như sau :
Điểm điều tra
Số lượng(học sinh)
Tỷ lệ(%)
Số HS cần được hỗ trợ về tâm sinh lý
56/254
22
Số HS đã được tư vấn
16/254
6,2
Số học sinh tự tìm đến để được tư vấn
2/254
0,8
Số HS không hợp tác chia sẻ
38/254
15
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỤ THỂ CHO QUÁ TRÌNH TƯ VẤN TÂM
SINH LÝ HỌC SINH CÓ HIỆU QUẢ (ĐẶC BIỆT KHỐI 8,9)
Giai đoạn này có sự thay đổi mạnh mẽ cả về trí tuệ, tinh thần hay thể chất
như: chiều cao, cân nặng của các em thay đổi nhanh chóng, tâm sinh lý tình cảm
cũng thay đổi theo. Biết e thẹn, chăm chút bản thân để ý đến hình thức bên ngồi
và đơi khi quan tâm đến người khác giới vv…
Mặt khác ở cùng độ tuổi lại có mức độ phát triển khác nhau điều này do
hoàn cảnh sống chi phối. Có hai trường hợp cụ thể như sau : Một là: những đứa
trẻ được bao bọc không tham gia hoạt động của xã hội khơng làm gì ngồi việc
học thì thường bị kìm hãm sự phát triển hơn.
Hai là : những đứa trẻ sống trong mơi trường hồn cảnh khó khăn khắc nghiệt
thường thúc đẩy phát triển về tính cách dẫn đến sớm có tính độc lập và tự chủ hơn.

Trong giai đoạn phát triển của con người, lứa tuổi vị thành niên có một vị trí và
ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Đây là thời kỳ phát triển phức tạp nhất và cũng là thời
kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những bước trưởng thành sau này. Nó là tiền đề
hình thành phát triển nhân cách của mỗi con người. Chính vì vậy, vấn đề tâm sinh

5/15


Đề tài: Tầm quan trọng của tư vấn tâm sinh lý đối với học sinh cấpTHCS
lý ở giai đoạn này là vấn đề cấp thiết cần được quan tâm. Nó là thước đo để các em
có một sự phát triển nhân cách toàn diện.
1. BIỆN PHÁP 1: Tư vấn tham mưu với BGH thành lập Ban chỉ đạo
(BCĐ) – Ban tham vấn y tế học đường
- Trưởng ban: Hiệu trưởng nhà trường.
- Phó ban: Phó hiệu trưởng nhà trường và mời Trạm trưởng trạm y tế xã làm phó ban.
- Thường trực: Cán bộ y tế trường học - Thư ký.
- Ủy viên: Tổ trưởng tổ TN, Tổ trưởng tổ XH, Tổ trưởng tổ HC, TPT Đội,
Ban đại diện CMHS, giáo viên chủ nhiệm, kế toán, thủ quỹ.
Ban chỉ đạo có nhiệm vụ:
- Thực thi cơng việc theo sự phân cơng của Trưởng ban. Có mặt khi có các
vấn đề về sức khỏe, dịch bệnh xảy ra trong trường.
- Báo cáo kịp thời lên cấp trên.
2. BIỆN PHÁP 2: Lập các kế hoạch cụ thể
a. Lập kế hoạch y tế cho năm học mới
- Lên kế hoạch cụ thể cho từng tháng theo chủ đề công tác trong năm học mới.
- Sơ cứu và xử trí kịp thời các vấn đề về sức khỏe xảy ra tại trường học.
- Lên kế hoạch tổ chức khám sức khỏe định kỳ 2 lần/ năm cho học sinh.
+ Tổng hợp kết quả sau khám thông báo tới phụ huynh học sinh quan tâm
kịp thời đến con em.
+ Làm báo cáo đầy đủ nộp TTYT, PGD.....

b. Đề nghị bổ sung trang thiết bị y tế, thuốc thiết yếu phục vụ cho năm học mới
- Cán bộ y tế học đường có trách nhiệm kiểm kê và báo cáo đề nghị Hiệu
trưởng nhà trường cấp đầy đủ số vật tư y tế cũng như thuốc thiết yếu phục vụ
công tác sơ cấp cứu trong năm học mới.
c. Lập kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích
Hình ảnh 2. Hoạt động ngoại khóa
+ Giúp các em nắm được cách sơ cấp cứuhướng
cho chính
khơng
may
dẫn sơbản
cứuthân
băngkhi
bó gãy
xương
gặp tai nạn, gãy chân gãy tay, chảy máu...
cho HS khối 9
e. Lập kế hoạch tuyên truyền
Có kế hoạch cụ thể cho từng tháng
trong năm ưu tiên tháng có dịch bệnh.
f. Kiểm tra và đôn đốc nhân viên
vệ sinh đảm bảo môi trường sạch nhà
vệ sinh sạch
+Thường xuyên kiểm tra các công trình vệ sinh, khu hành lang, đơn đốc
nhân viên vệ sinh đảm bảo lớp học, khuôn viên trường sạch đẹp.

6/15


Đề tài: Tầm quan trọng của tư vấn tâm sinh lý đối với học sinh cấpTHCS

+ Tổ chức các buổi lao động giúp các em hiểu ý nghĩa của lao động và biết
cách giữ gìn vệ sinh chung trong nhà trường cũng như trong cộng đồng.

Hình ảnh 3: Phong trào vệ sinh mơi
trường của lớp trực tuần

Hình 4: Tổng vệ sinh toàn trường

3. BIỆN PHÁP 3. Tổ chức tuyên truyền vào các buổi ngoại khóa
+ Tổ chức các buổi tuyên truyền ngoại khóa giúp các em biết cách phịng
chống dịch bệnh.
+ Tham gia hoạt động tập thể, hòa đồng
gần gũi với học sinh.
+ Hướng dẫn các em có kỹ năng phịng

chống tai nạn thương tích và phịng
vệ cho chính bản thân mình.

Hìnhphịng
6: Độichống
xung kích
Hình 5: Tun truyền
sốt diệt bọ gậy
xuất huyết

4. BIỆN PHÁP 4. Tiến hành tư vấn tâm sinh lý lứa tuổi vị thành niên
4.1. Về phía người cán bộ y tế
a. Làm gì để học sinh khơng coi mình xa lạ
Bước 1. Tiếp cận gần gũi làm quen với học sinh
Đây tưởng chừng như một vấn đề dễ mà lại không hề dễ. Đối với học sinh,

thông thường học sinh sẽ gần gũi, tiếp cận với với giáo viên nhanh hơn và nhiều
hơn. Vậy để tiếp cận được với học sinh, để các em chia sẻ tâm tư tình cảm của
các em mỗi người cán bộ y tế phải có bí quyết riêng của mình để tạo được thiện
cảm với học sinh và được các em yêu mến tự tìm đến và chia sẻ với chúng ta.
7/15


Đề tài: Tầm quan trọng của tư vấn tâm sinh lý đối với học sinh cấpTHCS
Bước 2. Luôn chân thành
Dù bạn là ai đi chăng nữa thì
chânthành ln là yếu tố cần và đủ để
người khác đón nhận bạn. Đối với học
sinh cũng vậy, khi bạn yêu thương và
muốn gần gũi chúng thì khơng vì lý do
gì mà chúng lại từ chối bạn.
Bước 3. Tạo thói quen kiên nhẫn
Để tiếp cận được với học sinh đã khó,
để học sinh tiếp nhận cơ, chia sẻ những
vấn đề tâm tư tình cảm lại càng khó. Chính vì vậy tạo thói quen kiên nhẫn, mưa dầm
thấm lâu là yếu tố vô cùng quan trọng và cần thiết đối với một người cán bộ y tế học
đường.
Bước 4. Ln là người vui vẻ có chừng mực
- Luôn là người vui vẻ, không quan liêu hách dịch. Tránh tình trạng các em
thấy ngại thấy sợ khi gặp cơ.
Hình 7: Tư vấn HS tại phịng y tế
- Mặt khác, trở thành một hình tượng vui vẻ nhưng có chừng mực nhất định
để các em khơng nhờn và khơng có thái độ cợt nhả thiếu nghiêm túc.
- Làm việc và vui chơi có khn khổ nhất định.
- Ln để học sinh có cảm giác bình n khi tiếp xúc với người cán bộ y tế,
phân tích theo hướng tích cực có cái nhìn đúng đắn khơng gây áp lực cũng như

gây hoang mang tư tưởng của các em.
b. Lắng nghe, đặt câu hỏi và chia sẻ những tình huống mình gặp
- Hãy ln là người lắng nghe khi các em nói
- Chia sẻ cởi mở về cuộc sống cơng việc, cuộc sống của bản thân gia đình và
trường học.
- Đưa những lời khuyên phù hợp có ý nghĩa.
- Đặt câu hỏi song song với tình huống mà các em cần trợ giúp.
c. Gợi mở để học sinh nói ra vấn đề khúc mắc trong lịng các em
- Tạo độ tin tưởng bằng cách cho trẻ có cảm giác an tồn và thơng tin ln
được bảo mật.
- Khơng phải học sinh nào cũng dễ dàng chia sẻ tâm tư của bản thân cho
người ngoài. Vậy chúng ta phải có cách nói, cách hướng và cách thuyết phục để
trẻ tự nói ra điều mình muốn nói.
- Tạo cho trẻ có cảm giác ai cũng phải trải qua thời kỳ đó. VD: Cơ cũng như em
hồi đi học, bạn nào ở lớp cũng có lúc như thế, đó là chuyện bình thường vv…
d. Tìm hướng gỡ rối cùng trẻ và đưa ra hướng xử trí tốt nhất
Hình ảnh 8: Chun đề Chăm sóc sức
8/15 khỏe LTVTN và phịng chống xâm hại


Đề tài: Tầm quan trọng của tư vấn tâm sinh lý đối với học sinh cấpTHCS
- Đưa ra những lời khuyên hữu ích phù hợp với từng trường hợp.
- Đặt giả định "NÊN hay KHÔNG NÊN; LÀM hay KHÔNG LÀM" và
hướng các em theo câu trả lời có ý nghĩa nhất.
e. Kết luận và hướng học sinh tới những điều tích cực trong cuộc sống
- Vậy khi đã suy nghĩ em hãy đưa ra quyết định cho bản thân?
Làm thế nào? làm cái gì cho tốt nhất?
- Ln ln phải sống tích cực và tin tưởng vào cuộc sống.
-Vui vẻ, năng lượng, tự tin ln là chìa khố của cuộc sống.
4.2. Về phía học sinh

a. Tìm hiểu đối tượng (HS có vấn đề về tâm sinh lý cần hỗ trợ)
- Đối tượng là các em học sinh có tâm sinh lý không ổn định về tất các các
mặt: tâm sinh lý, tình cảm, biến cố gia đình…
- Tìm hiểu thơng tin của đối tượng qua giáo viên chủ nhiệm, học sinh cùng lớp.
+ Đối với GVCN thông tin cần lấy đó là:
Tìm hiểu về học lực của học sinh: học sinh học có tốt khơng? có chú ý
nghe bài khơng? có năng động, sơi nổi tham gia các hoạt động của lớp
khơng? Có hịa đồng với bạn bè trong lớp? Có những hành vi cá biệt khơng?
Tìm hiểu về hồn cảnh sống của học sinh: lấy thông tin về gia đình học
sinh gia đình có đơng anh em khơng? Con thứ mấy trong gia đình? bố mẹ làm
nghề gì? kinh tế như thế nào? có quan tâm đầu tư tới tình hình học tập của con
cái khơng? Bố mẹ có va chạm gì về tình cảm khơng?
Tìm hiểu về thời gian gần dây nhất: các biểu hiện cụ thể xuất phát từ bao
giờ? cụ thể vào thời điểm nào? xem GVCN nắm được những gì?
Tìm hiểu thơng tin qua các bạn bè cùng lớp, bạn thân khác lớp:
+ Đối với nguồn thông tin lấy từ bạn bè (đặc biệt bạn gần nhà và bạn thân
của đối tượng) của đối tượng cần tiếp cận sâu với các thông tin sau:
Tất cả các thông tin lấy từ GVCN đếu lấy lại từ phía học sinh để nâng cao độ
chính xác sát thực và thực tế.
Ngoài những vấn đề trên khi tiếp xúc với học sinh bạn của đối tượng cụ thể
cần đi sâu những vấn đề sau: mối quan hệ của đối tượng ở lớp như thế nào? có
vui vẻ có hịa đồng khơng? có tham gia các hoạt động ở lớp khơng? có thân thiết
với bạn nào khơng? hoặc có sự cảm mến với bạn nào đặc biệt không?
Thời gian đi học của bạn có đầy đủ có đúng giờ khơng? có tn thủ các quy
định chung của lớp khơng? vv.....?
Thời gian tính đến thời điểm đối tượng gặp vấn đề hiện tại đã lâu chưa?
Tìm hiểu thơng tin qua gia đình của đối tượng học sinh:

9/15



Đề tài: Tầm quan trọng của tư vấn tâm sinh lý đối với học sinh cấpTHCS
Nếu có thể tiếp cận với phụ huynh học sinh và trao đổi về tình hình cụ thể
của các em?
Nếu gia đình có vấn đề về kinh tế thì mức sinh hoạt ra sao? Bố mẹ có định
hướng gì cho con chưa? Nếu đó là vấn đề tình cảm thì bố mẹ đã giải quyết vấn
đề như thế nào? Những trận cãi vã có hay xảy ra khơng? Trong đó có sử dụng
địn roi với các em không vv…?
b. Tiếp cận đối tượng
- Để tiếp cận được đối tượng học sinh có vấn đề tâm sinh lý bất thường người
cán bộ y tế cần áp dụng tốt 4 bước ở mục tiếp cận làm làm quen với học sinh (ở
phần 1 đã nêu rất rõ).
Phải làm sao để các em có cảm giác gần gũi, thực sự nhẹ nhàng khi tiếp cận
người cán bộ y tế.
c. Nắm rõ về đối tượng
- Vận dụng phần (a, b-4.2) để rút ra kết luận đối tượng là ai? cần giải quyết
theo hướng nào?
e. Tư vấn giải quyết vấn đề
- Nắm chắc về giải phẫu cũng như sinh lý đúng độ tuổi của đối tượng:
Khi các em bước vào lứa tuổi vị thành niên đồng nghĩa với việc chuyển giao
giai đoạn từ trẻ con thành người lớn. Những thay đổi xen kẽ nhau cả về trí tuệ
lẫn tinh thần, các mối quan hệ từ đơn giản chuyển sang phức tạp.
Lứa tuổi vị thành niên chia làm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Từ 10 – 13 tuổi
+ Giai đoạn 2: Từ 13 đến 16 tuổi
+ Giai đoạn 3: 16 đến 19 tuổi
Lúc này cả nữ và nam đều có sự thay đổi rõ dệt về giọng nói, chiều cao, cân
nặng, vịng ngực, mơng vv…. Bộ máy sinh sản dần hoàn thiện. Nữ xuất hiện chu
kỳ kinh nguyệt đầu tiên và nam là những lần xuất tinh lần đầu tiên.
Tâm sinh lý bắt đầu có những sự thay đổi rõ dệt và biểu hiện rõ nét nhất cụ

thể như: thích độc lập hơn không muốn phụ thuộc vào cha mẹ, muốn thể hiện
mình, muốn tỏ ra mình là người lớn. Muốn khẳng định ta là ai ? ta có thể làm
gì ? Nam muốn tỏ ra mạnh mẽ, ga lăng nữ lại e thẹn dịu dàng xen kẽ vui buồn
lẫn lộn hay bị lầm tưởng về tình bạn với tình yêu vv…Bên cạnh những yếu tố và
những sự thay đổi đó thì có vơ vàn nguy cơ hiện hữu song song cùng các em đó
là : thai nghén ngồi ý muốn, vơ sinh, lây bệnh qua đường tình dục và bị xâm
hại tình dục (đặc biệt đối với trẻ em nữ).

10/15


Đề tài: Tầm quan trọng của tư vấn tâm sinh lý đối với học sinh cấpTHCS
- Tư vấn trấn an tinh thần về sự thay đổi về hình thể bên ngoài cũng như
tâm sinh lý bên trong ở lứa tuổi vị thành niên :
+ Học sinh sẽ rất lúng túng và có tâm lý sợ hãi khi thấy cơ thể thay đổi một
cách nhanh chóng. Vậy trách nhiệm của người cán bộ y tế lúc này đó là giải
thích cụ thể cho các em biết để các em yên tâm và đón nhận cơ thể mới của
mình. Hiện tượng xuất tinh lần đầu tiên hay xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt đầu
tiên cũng hồn tồn bình thường đó là một bước ngoặt đánh dấu chính thức các
em trở thành người lớn và có khả năng trở thành bố mẹ.
- Phải nhấn mạnh các nguy cơ lứa tuổi vị thành niên hay gặp để các em
biết cách tránh xa :
+ Nguy cơ có thai ngồi ý muốn
+ Nguy cơ vơ sinh
+ Nguy cơ lây bệnh qua đường tình dục
+ Nguy cơ bị xâm hại tình dục
- Hướng dẫn cách phát hiện bất thường của bản thân ở độ tuổi dậy thì :
+ Hướng dẫn cho học sinh biết cách tự thăm khám sức khỏe sinh sản cho bản
thân bằng cách đưa ra những dấu hiệu, triệu chứng, biểu hiện đơn giản nhất để
học sinh phát hiện sớm và có những can thiệp kịp thời từ phía phụ huynh.

- Chia sẻ cách vệ sinh đúng cách trong giai đoạn nguyệt san :
+ Vệ sinh đúng cách : thay băng như thế nào là đúng, rửa như thế nào là đúng,
sử dụng loại băng nào cho tốt vv…
- Biết cách chăm sóc và bảo vệ bản thân tránh bị xâm hại : Cảnh giác
- Không đi chơi với người khác giới khi chỉ có 2 người.
- Khơng đi buổi tối khi chỉ có một mình.
- Khơng xem các băng đĩa, hình ảnh đồi trụy.
- Khơng đi một mình ở nơi tối tăm, vắng vẻ.
- Khơng ở trong phịng kín một mình với người lạ. Nếu đó là người quen của
gia đình thì cửa phịng phải ln được mở.
- Khơng nhận tiền, q hoặc sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không rõ lý do.
- Không đi nhờ xe người lạ, hoặc sử dụng ăn uống của người lạ đưa.
- Không để cho người lạ đến gần đến mức họ có thể chạm tay vào người mình.
- Khơng để người lạ vào nhà, nhất là khi trong nhà chỉ có một mình.
- Khơng nói chuyện điện thọai với người lạ khi đang ở nhà một mình.
- Khơng cho ai (ngồi Bố mẹ, Bác sỹ khám bệnh) có quyền tùy tiện động
chạm, sờ mó vào chỗ kín của cơ thể hoặc bất kỳ hành động thô lỗ nào với các em.
- Không ăn mặc hở hang, không gần gũi quá mức với người lạ, kể cả những
người thân họ hàng (trừ Bố mẹ, ông Bà, anh chị em ruột của mình).

11/15


Đề tài: Tầm quan trọng của tư vấn tâm sinh lý đối với học sinh cấpTHCS
- Tin vào linh tính của bản thân khi thấy điều gì khơng bình thường cần cảnh
giác và chủ động nghĩ cách phòng tránh để thốt ra khỏi tình huống đó.
* Chỉ dẫn giúp các em tránh nguy cơ bị động chạm khơng an tồn, bị xâm hại :
- Đứng ngay dậy.
- Nhìn thẳng vào kẻ định sàm sỡ.
- Lùi ra xa đủ để không cho họ với tay được đến mình.

- Nói to/hét to và kiên quyết: Không! Hãy dừng lại! Tôi không cho phép! Tôi
không muốn! Nếu không dừng lại, tôi sẽ mách với mọi người … (Có thể nhắc đi
nhắc lại).
- Bỏ chạy đến chỗ an tồn nếu họ tìm cách sờ nắn hoặc ơm ấp mình và kêu to
cầu cứu sự giúp đỡ của mọi người xung quanh.
- Kể ngay với cha mẹ hoặc những người tin cậy. Nếu người thứ nhất chưa tin
lời em thì kể với người thứ hai, nếu người thứ hai chưa tin thì kể cho người thứ
ba… cho đến lúc có người tin và giúp đỡ. Cha mẹ, người lớn trong gia đình, thầy
cơ giáo, bạn bè, trụ sở công an gần nhất… hay bất cứ người nào mà các em tin
tưởng là người các em cần tìm và nhờ họ giúp đỡ, bảo vệ.
-Nếu em bị sàm sỡ, xâm hại, hãy kể ngay với cha mẹ, người thân và cùng người
lớn đến cơ sở y tế để khám.
- Các em không nên phớt lờ, chối bỏ, né tránh vấn đề.
f. Định hướng
- Lúc này các em đang ở độ tuổi tị mị, thích tìm kiếm, khám phá mọi thứ
khác lạ xung quanh là một người cán bộ y tế lúc này rất cần:
+ Định hướng giải thích cho các em nên tìm hiểu theo hướng nào? khơng nên
tìm hiểu theo hướng nào?
Nên: Khuyến khích các em tìm hiểu theo hướng tích cực? tìm hiểu để biết, để
phịng và để tránh xa.
Khơng nên: Khơng nên tìm hiểu theo hướng đua địi bắt trước. Đặc biệt
khơng nên thử - ý nghĩ thử là ý nghĩ vô cùng nguy hiểm.
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Sau khi thực hiện đề tài này bước đầu tôi nhận thấy đây là một hoạt động,
một nhiệm vụ quan trọng, cần thiết đối với mỗi người cán bộ y tế nói riêng và
ngành giáo dục nói chung. Thiết nghĩ hoạt động này cần phải được thực hiện
thường xun, tích cực hơn nữa. Vì hiệu quả nó đem lại vơ cùng to lớn.
Bảng so sánh đối chứng sau khi thực hiện đề tài nghiên cứu tính đến
tháng 1 năm 2020 như sau:
Điểm điều tra

Trước khi nghiên
Sau khi nghiên
cứu
cứu

12/15


Đề tài: Tầm quan trọng của tư vấn tâm sinh lý đối với học sinh cấpTHCS
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng Tỷ lệ
(học sinh)
(%)
(học sinh)
(%)
Số HS cần được hỗ trợ về tâm sinh lý
56/254
22
56/254
22
Số HS đã được tư vấn
16/254
6,2
33/254
13
Số học sinh tự tìm đến để được tư vấn
2/254
0,8
19/254

7,5
Số HS khơng hợp tác chia sẻ
38/254
15
4/254
1,5
- Từ 38 em không hợp tác chia sẻ sống buông thả sau khi áp dụng và thực
hiện đề tài nghiên cứu tư vấn tâm sinh lý số học sinh khơng hợp tác giảm
xuống cịn 4 em thì đây là một con số vơ cùng ý nghĩa.
- Ngồi ra thay vì những con số cụ thể trong bảng điều tra còn rất nhiều em học
sinh ở đối tượng khác tự tìm đến để xin được tư vấn. Quá trình tư vấn tâm sinh lý
cho các em giúp xây dựng niềm tin, tình u cuộc sống, sống tốt, sống tích cực và
sống có ý nghĩa cho học sinh (đặc biệt đối tượng học sinh khối 8,9 các em đang có
những dao động đầu đời quá lớn). Nhờ có định hướng tốt mà học trị có khả năng
thích nghi với hồn cảnh cuộc sống cao hơn, có tính độc lập và tự quyết tốt hơn,
giảm tối đa tình trạng học sinh nghỉ học không lý do, bạo lực học đường, mang thai
ngoài ý muốn vv…
- Khi vấn đề tâm sinh lý được giải quyết các em tập chung học tập tốt hơn,
vui vẻ trở lại và khơng có hiện tượng bỏ học, học chống đối vv…
- Sau khi thực hiện áp dụng đề tài nghiên cứu học sinh tự tìm đến tơi để tư
vấn nhiều hơn. Các em có thái độ gần gũi và hợp tác khi chia sẻ.
Tâm tư biểu đạt rõ ràng hơn không e dè sợ sệt như trước.
- Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh năm học 2018 – 2019 đạt 96,2% hạnh
kiểm tốt đứng thứ 2 tồn huyện.
C. KẾT LUẬN
Cơng tác tư vấn tâm sinh lý học đường là một trong những mảng quan
trọng góp phần đặt nền móng cho sự phát triển tồn diện của học sinh cấp THCS
nói riêng và tồn thể học sinh nói chung.
Đề tài “Tầm quan trọng của tư vấn tâm sinh lý đối với học sinh cấp
THCS” mang lại khơng ít kết quả tốt đẹp, giải quyết đáng kể các trường hợp

học sinh có vấn đề về tâm sinh lý ở nhiều độ tuổi. Các em được gỡ rối, được giải
tỏa và tạo lịng tin từ phía học sinh đối với người cán bộ y tế.
Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng đề tài trên bản thân tôi nhận thấy
công tác tư vấn tâm sinh lý đối với học sinh cấp THCS thu được kết quả cao,
thay đổi nhận thức của học sinh theo hướng tích cực, các em có nhận thức đúng
đắn, có trách nhiệm với chính cuộc sống của bản thân mình.
Để duy trì nâng cao chất lượng của công tác tư vấn tâm sinh lý cho học
sinh đòi hỏi BGH, GVCN, giáo viên bộ môn và đặc biệt là người cán bộ y tế
13/15


Đề tài: Tầm quan trọng của tư vấn tâm sinh lý đối với học sinh cấpTHCS
phải có tâm với nghề, với học sinh. Nếu chúng ta làm được như thế tôi tin chắc
rằng công tác tư vấn tâm sinh lý sẽ được duy trì, nâng cao và góp phần vào sự
phát triển tồn diện của học sinh nói chung và học sinh cấp THCS nói riêng.
D. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Nhờ nghiên cứu đề tài “Tầm quan trọng của tư vấn tâm sinh lý đối với
học sinh cấp THCS” giúp tôi dày dặn kinh nghiệm hơn trong qúa trình tiếp cận
học sinh và phục vụ cho công tác của các năm tiếp theo tốt hơn.
Biết cách lập kế hoạch cho công việc một cách đúng đắn, cụ thể và khoa học.
Nâng cao tầm hiểu biết của bản thân cũng như hiểu sâu về học trò hơn.
Yêu học trò yêu nghề và biết trân quý nghề hơn.
E. NHỮNG KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT
Sau khi thực hiện đề tài này tôi xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến như sau :
1. Về phía phịng giáo dục – TTYT huyện
- Đề nghị PGD-TTYT sẽ đầu tư, quan tâm sát sao đến tâm tư nguyện vọng
lứa tuổi học sinh nhiều hơn (đặc biệt đối tượng lứa tuổi vị thành niên)
- Xây dựng “Đề án tư vấn tâm sinh lý đối với đối tượng học sinh” để đưa vào
áp dụng trên tất cả các trường học.
- Tổ chức nhiều chương trình, sân chơi có ý nghĩa cho học sinh tham gia

hưởng ứng kết hợp tuyên truyền ngoại khóa cung cấp kỹ năng sống cho các em.
- Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế học đường tham gia nhiều chuyên đề học
tập về phục vụ tại ngơi trường mình đang cơng tác (đặc biệt là chuyên đề tâm
sinh lý).
- Tổ chức các cuộc thi giữa các khối trường với nhau theo từng chủ đề tương ứng với
đối tượng học sinh nhất định. VD : Hội thao y tế, cuộc thi tuyên truyền giỏi, cán bộ y tế
giỏi vv…
- Định kỳ kiểm tra công tác y tế thường xuyên để công tác y tế học đường
ngày một hiệu quả hơn.
- Đề nghị nâng cao vai trị của mảng y tế học đường, khơng coi nhẹ, khơng
coi là mảng phụ.
2. Về phía nhà trường
- Đề nghị BGH tiếp tục quan tâm đến sức khỏe tâm sinh lý học sinh, đôn đốc
kiểm tra công tác y tế thường xuyên để đạt hiệu quả tốt.
- Tổ chức nhiều hơn các buổi ngoại khóa tuyên truyền giao lưu học hỏi kỹ
năng sống cho các em học sinh.
- Đề nghị giáo viên tổng phụ trách, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn
sát sao hơn đối với học sinh trong toàn trường.
- Đề nghị BGH tạo điều kiện cử đồng chí cán bộ y tế tham gia học các lớp
chuyên sâu về tâm sinh lý.
3. Về phía người cán bộ y tế
- Cần tận tâm yêu nghề, mến trẻ.
- Coi đó là cơng việc đáng trân q mà cố gắng.
14/15


Đề tài: Tầm quan trọng của tư vấn tâm sinh lý đối với học sinh cấpTHCS
- Không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ.
- Tham gia đầy đủ các lớp đào tạo, tập huấn do TTYT, PGD tổ chức.
- Yêu thương trẻ là trách nhiệm của mỗi người cán bộ y tế.

- Sơ cứu, tư vấn, định hướng làm hết khả năng mình có thể để góp phần phát
triển nhân cách tồn diện cho học sinh.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân tơi rút ra trong q trình
nghiên cứu đề tài “Tầm quan trọng của tư vấn tâm sinh lý cho học sinh cấp
THCS”. Lần đầu tiên thực hiện không thể tránh khỏi thiếu sót, mong được sự
đóng góp ý kiến của Ban giám khảo, PGD, TTYT, những người tham gia công
tác y tế để đề tài nghiên cứu của tơi hồn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tôi xin cam đoan đề tài SKKN là do tơi thực hiện khơng có sao chép.
Ngày 19 tháng 02 năm 2020

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
-

Trung học cơ sở: THCS
Học sinh : HS
Phòng giáo dục: PGD
Trung tâm y tế: TTYT
Công nghệ thông tin: CNTT
Giáo viên viên nhiệm: GVCN
Tổng phụ trách: TPT
Tổ hành chính: Tổ HC
Tổ xã hội: Tổ XH
Tổ tự nhiên: Tổ TN
Lứa tuổi vị thành niên: LTVTN

15/15


Đề tài: Tầm quan trọng của tư vấn tâm sinh lý đối với học sinh cấpTHCS


-

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Kỹ năng sơ cấp cứu các tai nạn thương tích trong trường học
NXB Lao động –Xã hội
Bách khoa tri thức-Y tế học đường
NXB Hồng đức
Các giải pháp và chính sách mới trong cơng tác GDTC, y tế trường học và
chăm sóc giáo dục HS
NXB thế giới
49 Kỹ năng sống thực tế (Rèn luện kỹ năng sống cho học sinh)
NXB Văn hóa thơng tin
Cẩm nang tâm lý học đường
NXB Văn hóa – Văn nghệ
Quy chuẩn quốc gia về vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm trong các cơ sở
giáo dục
NXB Y học
Mẹ luôn đồng hành cùng con
NXB Văn học

16/15


Đề tài: Tầm quan trọng của tư vấn tâm sinh lý đối với học sinh cấpTHCS

MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
II. Mục đích nghiên cứu

III. Nhiệm vụ của đề tài
IV. Đối tượng nghiên cứu
V. Phạm vi nghiên cứu và thời gian thực hiện đề tài
VI. Phương pháp được sử dụng khi nghiên cứu đề tài
B. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. Khảo sát thực tế
II. Một số biện pháp ……
III.Kết quả thực hiện
C. KẾT LUẬN
D. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
E. NHỮNG KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT

17/15

Trang 1
Trang 2
Trang 2
Trang 3
Trang 3
Trang 3
Trang 3
Trang 5
Trang 13
Trang 14
Trang 14
Trang 14


Đề tài: Tầm quan trọng của tư vấn tâm sinh lý đối với học sinh cấpTHCS


NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CƠ SỞ
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………., ngày.... tháng …. năm 2020
Chủ tịch hội đồng
(Ký, đóng dấu)

Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀNH GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………., ngày .... tháng …. năm 2020
Chủ tịch hội đồng
(Ký, đóng dấu)

18/15


Đề tài: Tầm quan trọng của tư vấn tâm sinh lý đối với học sinh cấpTHCS

19/15




×