Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

SKKN giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 30 trang )

Phụ lục
Phần thứ nhất MỞ ĐẦU…………………………………………………… 2
Phần thứ hai NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ…………………………………....5
Chương I . CƠ SỞ LÝ LUẬN………………………………………………5
1.1. Khái niệm môi trường……………………………………………….5
1.2.Chức năng của môi trường…………………………………………..5
1.3. Những yếu tố môi trường gây nguy hại cho sức khỏe………………6
1.4.Một số bệnh liên quan đến mơi trường……………………………..14
Chương II. GIÁO DỤC MƠI TRƯỜNG TRƯỜNG HỌC……………….18
2.1. Giáo dục bảo vệ môi trường………………………………………18
2.2.Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường trong trường
học……………………………………………………………………..19
2.3. Các loại hình và phương pháp giáo dục mơi trường………………20
2.4. Thực trạng của vệ sinh môi trường trường học…………………..21
2.5. Các giải pháp nhằm giáo dục bảo vệ môi trường hiệu quả tại trường
THPT Chuyên Bắc Giang…………………………………………….23
Chương III. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM..................26
Phần thứ ba KẾT LUẬN………………………………………………….27
Tài liệu tham khảo………………………………………………………...29

1


MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Mơi trường là vấn đề được cả nhân loại quan tâm hiện nay, đây là một
trong những vấn đề cấp bách, đòi hỏi sự chung tay giải quyết của cộng đồng,
mỗi cá nhân, tổ chức. Trong những năm gần đây cùng với tốc độ phát triển các
khu công nghiệp,cụm công nghiệp , trung tâm công nghiệp, cộng với tốc độ
tăng trưởng kinh tế, nền kinh tế nước ta phát triển nhanh chóng, tăng tỷ trọng
GDP , khoa học kỹ thuật, công nghệ phát triển giúp người lao động thủ công


thay thế bằng những máy móc. Tăng năng suất lao động rất nhiều góp phần
nâng cao và cải thiện đời sống nhân dân. Nhưng bên cạnh những kết quả thu
được cũng khơng ít tác hại riêng của nó gây ra như : ơ nhiễm mơi trường , chất
thải công nghiệp bọc nilon, chai nhựa, ….. gây nhiều hậu quả xấu đối với môi
trường sống con người, xuất hiện nhiều căn bệnh nguy hiểm khơng vacxin
phịng bệnh .Kinh tế tăng trưởng, xã hội phát triển ,dân số tăng nhanh, nhu cầu
sinh hoạt của con người đa dạng phong phú dẫn đến chất thải ngày càng nhiều.
Môi trường hiện nay bị ô nhiễm nghiêm trọng và cùng với nhiều biện
pháp đã được đề ra để bảo vệ môi trường, đã được Đảng và Nhà Nước ta quan
tâm. Nhà nước đã có nhiều chính sách để giải quyết các vấn đề về môi trường.
Bảo vệ môi trường đã được các nhà trường đẩy mạnh trong các hoạt động sư
phạm của các nhà trường. Các nội dung về giáo dục môi trường đã được đẩy
mạnh trong các nhà trường nói chung và đối với trường THPT Chuyên Bắc
Giang nói riêng. Nội dung giáo dục môi trường đã được lồng ghép ở một số
môn, các hoạt động trải nghiệm, đối với các em học sinh thì ngành giáo dục
cũng đã có một số biện pháp để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em
như : cho các em lao động nhặt rác sân trường , tham gia phong trào làm cho thế
giới sạch hơn, tuyên truyền dưới cờ về bảo vệ môi trường …. .
Tuy nhiên, việc giáo dục môi trường và bảo vệ môi trường trong học
đường hiện nay chưa được quan tâm đứng mức, các nội dung giáo dục mơi
trường chủ yếu mang tính chất lồng ghép trong các mơn học như Địa lí, giáo
dục công dân, dạy học theo chủ đề, các hoạt động trải nghiệm. Ý thức bảo vệ và
hành động bảo vệ mơi trường chưa thực sự hiệu quả vì đa số các em chưa có ý
thức cao trong việc bảo vệ môi trường , những việc làm của các em chưa có tính
tự giác, khi nào giáo viên nhắc nhỡ u cầu các em mới làm , nếu có thì chỉ có
số ít các em làm,nếu như trường mà chưa có được một tập thể học sinh có ý
2


thức về bảo vệ mơi trường thì việc thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng

trường học xanh – sạch – đẹp” khó có thể thực hiện tốt.
Là một nhân viên y tế, phụ trách y tế trong nhà trường tôi, nhận thấy rằng
môi trường học đường hiện nay đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của giáo
viên cũng như học sinh trong các trường học. Các em học sinh ngày càng mắc
nhiều loại bệnh học đường như cận thị, trầm cảm……Ý thức bảo vệ môi trường
sống, cũng như mơi trường học đường cịn chưa cao……
Trước thực tế trên tôi đã lựa chọn đề tài “ Giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường trong nhà trường phổ thông” để nghiên cứu nhằm đưa ra những giải
pháp tích cực trong bảo vệ mơi trường tại trường học.
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài nhằm cung cấp tới người đọc những kiến thức, kĩ năng trọng tâm
trong giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong trường THPT. Cụ thể là:
- Hệ thống hóa kiến thức về mơi trường và giáo dục môi trường.
- Hiện trạng môi trường học đường tại các trường THPT.
- Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục môi trường.
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để thực hiện mục đích trên, đề tài tập trung giải quyết một số nhiệm vụ
chủ yếu sau:
- Trình bày khái quát một số vấn đề môi trường và giáo dục môi trường
- Nghiên cứu thực trạng và giáo dục môi trường tại nhà trường THPT
- Đề ra các giải pháp để bảo vệ môi trường và giáo dục môi trường tại các
trường THPT.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài, chúng tôi đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
1. Phương pháp thu thập tài liệu
Việc thu thập tài liệu được thực hiện dựa vào mục đích và nhiệm vụ
nghiên cứu của đề tài. Các nguồn tài liệu gồm sách báo, tạp chí chuyên ngành,
các báo cáo khoa học, các đề tài nghiên cứu, các trang web cung cấp thông tin
và các chỉ thị, nghị quyết của ngành giáo dục có liên quan đến đề tài. Vì vậy,
nguồn tài liệu thu thập được hết sức phong phú và đều liên quan đến nội dung

của đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, việc lựa chọn và sắp xếp nội dung sao cho
chính xác, phù hợp với q trình dạy học hiện nay cần khá nhiều thời gian và
công sức của các tác giả.
3


Các nguồn số liệu trong chuyên đề được tổng hợp từ các cơ quan chức
năng tin cậy như Tổng cục thống kê, bộ tài nguyên và môi trường, sở TN và
môi trường, bộ y tế ....Trên cơ sở nguồn tài liệu đã thu thập được, tác giả đã
thực hiện các thao tác xử lí, đối chiếu, so sánh... nhằm đưa ra được các kết luận
quan trọng cho chuyên đề.
2. Phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh số liệu thống kê.
Sau khi thu thập tài liệu, tác giả tiến hành tổng hợp, phân tích và so sánh
tài liệu để phù hợp với mục đích nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu này có
tác dụng “làm sạch” tài liệu, biến tài liệu “thô” thành tài liệu “tinh”, giảm độ
“vênh” giữa các tài liệu do được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau.
Vận dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp giúp tác giả đối chiếu, phát
hiện sự khác biệt của đối tượng nghiên cứu so với đối tượng khác, thấy được xu hướng
phát triển, mối quan hệ giữa các đối tượng, trên cơ sở đó đưa ra được nhận định và kết
luận đúng đắn theo mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của chuyên đề.
3. Sử dụng công nghệ thông tin trong q trình nghiên cứu
Đây là phương pháp khơng chỉ được sử dụng trong nghiên cứu Địa lí mà
cịn được sử dụng rất phổ biến trong các lĩnh vực khác. Các phần mềm và công
cụ hỗ trợ được sử dụng trong đề tài bao gồm: Microsoft Word, Internet
Explorer, IMindMap...
VI. CẤU TRÚC CỦA CHUYÊN ĐỀ
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của chun đề gồm có 2 chương
chính:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
Chương 2: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.


NỘI DUNG
4


Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Mơi trường là gì ?
Môi trường sống của con người là tổng hợp các điều kiện vật lý, hóa học,
sinh học và xã hội bao quanh con người và có ảnh hưởng tới sự sống, sự phát
triển của từng cá nhân, từng cộng đồng và toàn bộ loài người trên hành tinh.
Hoạt động sống và sản xuất của con người ở mức độ nào đó tác động ngược trở
lại mơi trường. Mơi trường sống của con người được phân chia thành môi
trường tự nhiên, môi trường xã hội và môi trường nhân tạo.
Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố tự nhiên, vật lý, hóa học, sinh
học tồn tại khách quan ngồi ý muốn của con người, hoặc ít chịu sự chi phối
của con người.
Môi trường xã hội là tổng thể các mối quan hệ trong xã hội thơng qua các
hình thái tổ chức, các thể chế kinh tế xã hội.
trường nhân tạo bao gồm các nhân tố vật lý, hóa học., sinh học và xã hội
do con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người
Ba loại môi trường này cùng tồn tại đan xen và có mối quan hệ tương tác
chặt chẽ trong quá trình phát triển của xã hội lồi người.
vậy, mơi trường là một khái niệm rộng lớn, nội dung phong phú, đa
dạng. Môi trường tác động đến chất lượng cuộc sống, đặc biệt ảnh hưởng đến
sức khỏe của con người.
1.2. Chức năng của môi trường
- Môi trường là nơi cung cấp nhiều nguồn tài nguyên cần thiết cho cuộc
sống và hoạt động của con người.
- Môi trường là không gian sống của con người, là một lớp bảo vệ chắc
chắn, ngăn ngừa cho con người mọi đe dọa về bệnh tật, về chất lượng cuộc

sống.
- Môi trường cũng là nơi chứa đựng các chất thải do con người tạo ra trong
cuộc sống và hoạt đông sản xuất của mình. Vì vậy, nó cũng là nguồn gây nên
bệnh tật, phá hoại cuộc sống hạnh phúc, quá trình phát triển của xã hội nếu như
mơi trường đó bị hủy hoại, bị các chất thải của chính con người tàn phá.
Có thể coi mơi trường là con dao hai lưỡi và việc sử dụng nó như thế nào
là do chính con người quyết định.
1.3. Những yếu tố mơi trường gây nguy hại cho sức khỏe.
5


Sức khỏe con người gắn liền với mọi biến động lớn nhỏ của mơi trường
và những biến động đó có thể trở thành mối đe dọa cho sức khỏe. Có nhiều yếu
tố môi trường gây nguy hại cho sức khỏe con người.
Nhóm các yếu tố truyền thống: Do nghèo nàn, lạc hậu đang gặp ở các
nước chậm phát triển. Chúng bao gồm các yếu tố sau:
- Thiếu nguồn nước sạch và vệ sinh mơi trường kém.
- Ơ nhiễm khơng khí trong nhà.
- Rác thải không được quản lý.
- Bệnh do cơn trùng trung gian.
- Phong tục tập qn, thói quen của người dân.
Nhóm các yếu tố hiện đại: Do phát triển không bền vững, thiếu quan tâm
của xã hội, gặp ở các nước phát triển và các nước bắt đầu cơng nghiệp hóa.
Chúng bao gồm các yếu tố sau:
- Hóa chất và các chất gây ơ nhiễm khác.
- Ơ nhiễm khơng khí ngồi trời.
- Ngộ độc thực phẩm.
- Tai nạn thương tích.
- Biến động khí hậu, thời tiết do mơi trường bị suy thoái.
- Một trong những khác biệt giữa các mối nguy cơ truyền thống với các

mối nguy cơ hiện đại là ở chỗ các mối nguy cơ truyền thống thường nhanh
chóng biểu hiện ở dạng bệnh tật. Nhờ đó, chúng dễ phát hiện và nhanh chóng.
Trong khi đó, tác động các yếu tố hiện đại thường biểu hiện từ từ, lặng lẽ và
tiềm tang rất khó nhận biết được ngay và khi phát hiện ra thì có những hậu quả
nặng nề.
1.3.1 Những yếu tố truyền thống phổ biến hiện nay
Thiếu nước sạch và điều kiện vệ sinh môi trường kém. Hiện nay , có đến
80% trường hợp bệnh tiêu chảy là do thiếu nước sạch và điều kiện vệ sinh mơi
trường kém. Tại Việt Nam cịn trên 50% dân số nông thôn vẫn sử dụng nước
không đảm bảo an tồn và trên 60% gia đình chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh. Môi
trường nước của chúng ta bị ô nhiễm nghiêm trọng. Ô nhiễm nước xảy ra khi
nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác công nghiệp, các chất ô
nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm. Ơ nhiễm nước do sản xuất cơng
nghiệp là rất nặng. Ví dụ: Ở ngành cơng nghiệp Dệt may, ngành công nghiệp
6


Giấy và Bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9-11; chỉ số nhu cầu
ơ xy sinh hố (BOD), nhu cầu ơ xy hố học (COD) có thể lên đến 700mg/1 và
2.500mg/1; hàm lượng chất rắn lơ lửng... cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép.
Hiện nay, mức độ ô nhiễm trong các kênh, sông, hồ ở các thành phố lớn là rất
nặng. Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn
các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải; một lượng rác
thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết được… là những nguồn quan
trọng gây ra ơ nhiễm nước.

Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị thấy rõ nhất là ở thành phố Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều nơi ở các thành phố này, nước thải sinh
hoạt khơng có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận
(sông, hồ, kênh, mương). Các loại phân bón hố học và thuốc trừ sâu dư thừa

trên đồng ruộng ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt
được thải ra từ các khu dân cư ven sông gây ô nhiễm trầm trọng,ảnh hưởng đến
sức khỏe của người dân, sinh vật trong khu vực. Trong điều kiện môi trường
như vậy nhiều loại bệnh tật rất dễ phát sinh, nhiều khi trở thành các vụ dịch.
Chính vì vậy, việc xây dựng và cải thiện điều kiện vệ sinh là vô cùng quan trọng
để giảm tỉ lệ mắc bệnh của người dân, đặc biệt là trẻ em.
Ơ nhiễm khơng khí trong nhà.Ơ nhiễm khơng khí trong nhà là yếu tố
nguy hại cho sức khỏe chúng đến từ các hoạt động thường ngày trong ngơi nhà
của bạn. Tình trạng ơ nhiễm khơng khí trong nhà có thể ảnh hưởng đến tất cả
mọi người ở mọi độ tuổi. Nguyên nhân chính là do đun nấu bằng bếp than, củi
khơng được thơng khí tốt, nhà cửa khơng thống mát, chật hẹp, ẩm thấp và gần
chuồng gia súc.
Ơ nhiễm do chất thải. Chất thải được hình thành từ các hoạt động của gia
đình, xã hơi và cơng nghiệp. Càng ngày chất thải càng nhiều lên về khối lượng
7


cũng như đa dạng về thành phần do sự gia tăng dân số, sự năng cao mức sống,
sự đo thị hóa và sự phát triển của khoa học và cơng nghệ. Phần lớn các chất thải
trong sinh hoạt ở nước ta có chứa phân người. Trong phân có chứa nhiều vi
khuẩn gây bệnh như tả, lị, thương hàn và trứng giun sán. Những mầm bệnh này
có thể gây bệnh cho những người thu gom rác, dùng phân bón ruộng, tưới rau…
và có thể gây ra các vụ dịch tiêu chảy, ngộ độc trong cộng đồng với quy mô lớn.

Rác đô thị chứa nhiều chất thải cơng nghiệp. Các xí nghiệp, nhà máy,
bệnh viện thải ra đủ mọi thành phần rác. Các loại rác này chứa nhiều chất độc
hại có thể gây nguy hại cho sức khỏe con người. Đặc biệt các vật phẩm chứa
trong rác thải bị phân hủy có thể giải phóng hóa chất vào cống rãnh, nước
ngầm, khơng khí cùng với các mầm bệnh truyền nhiễm mà lan truyền ra môi
trường xung quanh, nguy cơ ô nhiễm càng lớn. Theo báo cáo giám sát của Uỷ

ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, tỉ lệ các khu cơng
nghiệp có hệ thống xử lí nước thải tập trung ở một số địa phương rất thấp, có nơi
chỉ đạt 15 - 20%. Một số khu công nghiệp có xây dựng hệ thống xử lí nước thải
tập trung nhưng hầu như khơng vận hành vì để giảm chi phí. Đến nay, mới có
60 khu cơng nghiệp đã hoạt động có trạm xử lí nước thải tập trung (chiếm 42%
số khu công nghiệp đã vận hành) và 20 khu cơng nghiệp đang xây dựng trạm xử
lí nước thải. Bình quân mỗi ngày, các khu, cụm, điểm công nghiệp thải ra
khoảng 30.000 tấn chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải độc hại khác. Có nơi,
hoạt động của các nhà máy trong khu công nghiệp đã phá vỡ hệ thống thuỷ lợi,
tạo ra những cánh đồng hạn hán, ngập úng và ô nhiễm nguồn nước tưới, gây trở
ngại rất lớn cho sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân.
Các làng nghề thủ cơng truyền thống cũng có sự phục hồi và phát triển
mạnh mẽ. Việc phát triển các làng nghề có vai trị quan trọng đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm ở các địa phương. Tuy nhiên, hậu
8


quả về môi trường do các hoạt động sản xuất làng nghề đưa lại cũng ngày càng
nghiêm trọng, đã tới mức báo động. Một số bài báo đã đánh giá một cách đáng
lo ngại là “sống giàu, nhưng chết mòn” đối với làng tái chế nilông Minh Khai
(Như Quỳnh, Hưng n); “hít khói ăn tiền” ở xã Chỉ Đạo (Văn Lâm, Hưng
Yên) - tái chế chì, hay là “những làn khói độc” ở làng Gốm Bát Tràng (Gia
Lâm, Hà Nội). Ở rất nhiều làng nghề, đặc biệt là các làng nghề ở vùng Đồng
bằng Bắc Bộ, đang kêu cứu về ơ nhiễm mơi trường khơng khí.
Tình trạng ơ nhiễm khơng khí, chủ yếu là do nhiên liệu sử dụng trong
các làng nghề là than, lượng bụi và khí CO, CO 2, SO2 thải ra trong quá trình
sản xuất khá cao. Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay cả
nước có 2.790 làng nghề, trong đó có 240 làng nghề truyền thống, đang giải
quyết việc làm cho khoảng 11 triệu lao động, bao gồm cả lao động thường
xuyên và lao động không thường xuyên. Các làng nghề được phân bố rộng khắp

cả nước, trong đó các khu vực tập trung phát triển nhất là đồng bằng sông
Hồng, Bắc Trung Bộ, Tây Bắc Bộ, đồng bằng sông Cửu Long. Hoạt động gây ô
nhiễm môi trường sinh thái tại các làng nghề không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến
cuộc sống, sinh hoạt và sức khoẻ của những người dân làng nghề mà còn ảnh
hưởng đến cả những người dân sống ở vùng lân cận, gây phản ứng quyết liệt
của bộ phận dân cư này, làm nảy sinh các xung đột xã hội gay gắt.
Bên cạnh các khu công nghiệp và các làng nghề gây ô nhiễm môi
trường, tại các đơ thị lớn, tình trạng ơ nhiễm cũng ở mức báo động. Đó là các ơ
nhiễm về nước thải, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, khơng khí, tiếng ồn...
Chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh những bãi rác công cộng ngay bên lề đường
không được đổ đúng nơi quy định đang bốc mùi hôi thối mà không có các giải
pháp thu gom hay xử lý. Trên các tuyến đường thành, thị, huyện, xã nhiều đoạn
hai bên đường có vơ số những đống rác thải do một số người dân sinh sống gần
đường chở rác thải đến đổ thành đống. Hoặc dọc những kênh mương nhiều nơi
rác thải trôi lềnh bềnh trên mặt nước với mật độ ngày càng dày đặc. Đây là bãi
rác tự phát do người dân ở gần đổ ra vì do ý thức của người dân cịn hạn chế, có
nhiều vùng cịn chưa có bãi rác tập chung và khơng có đội thu gom rác thải. Rác
thải được vứt ở mọi nơi và ngay ở đầu nguồn nước ..

9


Kênh rạch tại thôn Yên Viên tràn rác do sự thiếu ý thức của người dân

Các nơi tập trung rác, các bãi rác là những điều kiện rất thuận lợi cho sự
phát triển nhiền vật trung gian truyền bệnh như chuột, gián, ruồi, muỗi. Các vật
trung gian này có thể mang các mầm bệnh từ người bệnh sang người lành đó là
các loại cơn trùng, ký sinh trùng, vi khuẩn, vi rút gây ra các bệnh như tiêu chảy,
dịch hạch, sốt xuất huyết, sốt rét….
Phong tục, tập quán, thói quen. Nhân dân ta hiện nay cịn có những tập

qn lạc hậu ảnh hưởng đến sức khỏe như tập quán dung phân tươi để tưới rau,
ni cá, phóng uế bừa bãi ra song ngòi, vứt rác ra đường, uống nước lã….Việc
thay đổi cải thiện tập quán, thói quen vệ sinh của người dân là một trong những
vấn đề quan trọng nhất. Để làm được điều đó địi hỏi phải tiến hành các hoạt
động truyền thông giáo dục sức khỏe vệ sinh mơi trường đến tận từng cá nhân,
gia đình và cộng đồng thường xuyên, lien tục bằng nhiều hình thức giúp cho
mọi người có được nhận thức đúng đắn, thay đổi được thái độ và thực hiện
được những hành vi có lợi cho sức khỏe.

1.3.2. Những yếu tố môi trường hiện đại
Hóa chất và các chất gây ơ nhiễm khác. Những hóa chất rắn và lỏng như
các chất thải trong cơng nghiệp, việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, gây ô
10


nhiễm nguồn nước ngầm, nước bề mặt và đất. Các hóa chất này từ mơi trường
xâm nhập vào cơ thể tích tụ lâu dài sẽ gây ung thư, tổn thương bộ máy di
truyền. Nhất là thuốc trừ sâu và phân bón. Trên thực tế rất ít hộ gia đình đảm
bảo đầy đủ về tỉ lệ các loại phân bón và liều lượng theo hướng dẫn. Đa số các
hộ dân sử dụng lượng phân bón có nguồn gốc hóa học vượt mức kĩ thuật còn
phân hữu cơ lại với một lượng thấp. Hậu quả là làm đất bị trai cứng, độ ẩm
trong đất thấp do thiếu mùn và các diều kiện khác để các loại vi sinh vật hữu
hiệu hoạt động làm tơi xốp đất, tăng lượng ôxi cho đất, ảnh hưởng đến bộ rễ cây
trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Từ đó, làm cho hiệu quả thấp, tiềm ẩn
nguy cơ sa mạc hóa cho đất.
Ngồi phân hóa học làm ơ nhiễm mơi trường đất thì thuốc bảo vệ thực
vật cũng có ảnh hưởng nặng nề đến mơi trường đất. Đất là nơi tàng trữ dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng. Hợp chất Asen là một trong những hợp
chất được sử dụng nhiều để trừ sâu bệnh. Mặc dù rất hiệu quả trong việc trừ sâu
nhưng asen đã tồn tại trong đất với lượng rất lớn làm cây trông cằn cỗi, năng

suất giảm sút, cây bị chết, dư lượng tồn tại trong nông sản, gây độc, khơng sử
dụng được…

Vỏ thuốc BVTV khơng xử lí đúng cách sau khi phun làm ô nhiễm môi trường đất

Trong q trình canh tác người nơng dân thường gặp nhiều loại sâu,
bệnh như: sâu vẽ bùa, rầy chổng cánh, nhện đỏ, bệnh loét, bệnh vàng lá, bệnh
thối gốc…và đều phải xử lí bằng các loại thuốc hóa học khác nhau với nhiều
thành phần trong đó nhiều thành phần rất độc hại. Thuốc bảo vệ thực vật được
phân thành hai loại chính là thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ. Các loại thuốc này
có ưu điểm là diệt sâu bệnh, cỏ dại nhanh, sử dùng lại đơn giản, nên được nông
dân ưa thích. Nhưng thuốc bảo vệ thực vật cũng có rất nhiều tác hại. Thực tế có
11


rất nhiều loại sâu hại khác nhau (có loại sâu ẩn núp dưới lá, có loại đục vào thân
cây, có loại lại chui vào đất) nên phải dùng nhiều loại thuốc khác nhau. Việc này
gây khó khăn cho người sử dụng. Có nhiều người hay phun quá liều chỉ dẫn để
cho "chắc ăn", làm tăng lượng thuốc thừa tích đọng trong đất và nước. Các loại
thuốc trừ sâu thường có tính năng rộng, nghĩa là có thể diệt được nhiều loại côn
trùng. Khi dùng thuốc diệt sâu hại một số cơn trùng có ích cũng bị diệt ln,
đồng thời ảnh hưởng tới các loại chim ăn sâu, vì chim ăn phải sâu đã trúng độc.
Nghĩa là sau khi phun thuốc trừ sâu, số lượng các lồi có ích cũng giảm. Ðiều
đó có lợi cho sự phát triển của sâu hại. Các loại thuốc trừ sâu đều có tính độc
cao.Khi sử dụng một phần được cây và các loài sâu bọ hấp thụ; một phần bay
hơi hịa vào khơng khí, gây ô nhiễm không khí; một phần ngấm xuống đất gây ô
nhiễm môi trường đất, môi trường nước ngầm; một phần theo dịng chảy về
sơng, suối, ao, hồ, nước giếng khoan, giếng đào, gây ô nhiễm môi trường nước;
một phần do sử dụng nhiều lần các hóa chất chưa kịp phân hủy còn tồn đọng lại
trên hoa quả làm dư lượng kháng sinh trên hoa quá vượt ngưỡng cho phép gây

ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe người tiêu dùng .

Một số loại thuốc trừ sâu có khả năng bay hơi mạnh nên gây khó chịu,
mệt mỏi, thậm chí chống ngất cho người trực tiếp phun thuốc sâu trên đồng
ruộng, nhất là trong trường hợp khơng có các biện pháp phịng tránh tốt. Việc
dùng thuốc trừ sâu liên tục sẽ sinh chứng nhờn thuốc. Ðể hạn chế bệnh nhờn
thuốc, người ta thường tăng dần nồng độ thuốc, tăng số lần dùng thuốc. Việc
làm này làm ô nhiễm môi trường mạnh hơn, do lượng tồn dư trong môi trường
nhiều lên.Một số loại thuốc trừ sâu có tính năng hố học ổn định, khó phân huỷ,
nên sẽ tích luỹ trong mơi trường. Sau nhiều lần sử dụng lượng tích luỹ này có
thể cao đến mức gây độc cho môi trường đất, nước, không khí và con người. Do
thuốc tồn đọng lâu khơng phân huỷ, nên có thểtheo nước và gió phát tán tới các
vùng khác, theo các loài sinh vật đi khắp mọi nơi. Thuốc diệt cỏ được dùng ở
mức ít hơn. Tuy nhiên do có tính độc.
12


Tất cả những việc làm đó của người dân đã và đang gây nên những hậu
quả nghiêm trọng. Mặc dù chưa có thống kê của phịng y tế huyện nhưng theo
điều tra của Cục Y tế dự phịng và mơi trường Việt Nam, hằng năm ở nước ta có
trên 5000 trường hợp nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật phải cấp cứu tại bệnh
viện và có trên 300 trường hợp tử vong (do ngộ độc cấp tính ) vì lượng hóa chất
tồn đọng quá cao trong lương thực, thực phẩm. Thuốc BVTV có thể đi vào cơ
thể qua nhiều đường như: Da, miệng, mắt, đường hô hấp. Chủ yếu có hai loại
nhiễm độc mãn tính hoặc nhiễm độc cấp tính
Ơ nhiễm khơng khí ngồi trời. Nhìn chung, hầu hết các khu, cụm, điểm
công nghiệp trên cả nước chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn về môi trường
theo quy định. Thực trạng đó làm cho mơi trường sinh thái ở một số địa phương
bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cộng đồng dân cư, nhất là các cộng đồng dân cư lân
cận với các khu công nghiệp, đang phải đối mặt với thảm hoạ về mơi trường.

Họ phải sống chung với khói bụi, uống nước từ nguồn ô nhiễm chất thải công
nghiệp... Từ đó, gây bất bình, dẫn đến những phản ứng, đấu tranh quyết liệt của
người dân đối với những hoạt động gây ơ nhiễm mơi trường, có khi bùng phát
thành các xung đột xã hội gay gắt.
Khói, bụi từ các nhà máy: Chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các nguyên nhân
gây ra tình trạng ơ nhiễm khơng những khơng khí mà cịn cả nguồn nước, thức
ăn. Trong khói bụi từ các nhà máy có một
lượng lớn các khí CO2, CO, SO2, NOx,
các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than,
bụi) với nồng độ cực cao. Nếu trong quá
trình xử lý khí thải khơng tốt sẽ ảnh
hưởng rất xấu đến sức khỏe của người
dân sống trong khu vực đó. Thậm chí đây
cịn là ngun nhân chính gây ra hiện tượng mưa axit gây ra rất nhiều thiệt hại
cho con người cũng như mùa màng

Giao thơng: Lượng khói, bụi từ xe hơi, xe máy, các phương tiện nói
chung sử dụng nhiên liệu khí đốt để hoạt động… cũng rất lớn bởi số người tham
gia giao thông hàng ngày là cực cao. Đối với những đất nước chưa phát triển
hoặc đang phát triển thì các phương tiện giao thơng có thể gây ơ nhiễm không
13


khí hơn khi sử dụng các phương tiện lỗi thời cũng như cơ sở hạ tầng cho các
dịch vụ di chuyển cơng cịn chưa phát triển.

Ngồi ra, cịn có các ngun nhân khác gây ra ơ nhiễm mơi trường khơng
khí như nạn chặt phá rừng, biến đổi khí hậu....

1.4. Một số bệnh liên quan đến môi trường

1.4.1. Các bệnh đường tiêu hóa
Vi khuẩn, vi rút thường gây ra các bệnh đường tiêu hóa cấp tính nguy
hiểm như: tả, lị, thương hàn, viêm gan, tiêu chảy…Chúng thường xâm nhập vào
14


cơ thể con người do sử dụng nước ô nhiễm hoặc qua khâu chế biến thực phẩm
không đảm bảo vệ sinh. Bệnh thường truyền từ người này sang người khác và
có thể gây thành các vụ dịch, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của cộng đồng
nhất là trẻ em.
Các biện pháp phòng bệnh cần thực hiện:
- Đối với người bệnh: Người bị tả, lị, thương hàn, viêm gan cần được cách
ly. Phân và các loại chất thải của người bệnh phải được xử lýkhử trùng bằng hóa
chất hoặc thiêu đốt.
- Đối với người khỏe: Không dùng chung đồ dùng với người bệnh. Mọi
người phải thực hiện tốt vệ sinh cá nhân như rửa tay trước khi ăn, sau khi đi đại
tiện và sau khi phục vụ người bệnh. Không ăn thức ăn sống, ôi thiu, phải ăn
chin, uống sơi. Mỗi gia đình, mỗi trường học cần có nhà tiêu hợp vệ sinh, sử
dụng và bảo quản tốt nguồn nước sạch, nguồn thức ăn, tích cực diệt ruồi, nhặng
và xử lý rác, không để môi trường bị ô nhiễm.
1.4.2. Các bệnh giun sán
Nước ta là một trong những nước có tỉ lệ nhiễm giun sán vào loại cao
nhất thế giới. Bệnh nhiễm giun sán đường ruột có thể gây ra nhiều tác hại nguy
hiểm cho trẻ em như biếng ăn, chậm lớn, gây sa sút tinh thần và trí tuệ, hoặc
giun chui vào các bộ phận của cơ thể gây tắc ruột, viêm túi mật, viêm vùng
kín... nhưng biểu hiện của bệnh ở trẻ thường không biểu hiện rõ nét . Nguyên
nhân bệnh này có nhiều nhưng chủ yếu do môi trường ô nhiễm, nguồn nước
không vệ sinh, sinh hoạt hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với môi trường đất, nguồn
khơng khí bị ơ nhiễm, tay bẩn. Để đề phòng nhiễm giun sán cần tiến hành các
biện pháp sau đây:

-Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, không đi chân đất, lê la trên đất, rửa tay sạch
trước khi ăn và sau khi đi đại, tiểu tiện.
- Thức ăn phải được rửa kỹ nấu chin. Đồ dùng đựng thức ăn phải rửa sạch
trước và sau khi ăn.
- Thực hiện diệt ruồi và gián.
- Giữ vệ sinh phân nước rác. Không phóng uế bừa bãi, khơng dùng phân
tươi để tưới bón rau, nuôi cá.
- Khi giết mổ súc vật phải được thú y kiểm tra để tránh bệnh gạo. Không
ăn thịt các loại súc vật bị bệnh hoặc đã chết.
15


- Ở những vùng, những người có cường độ nhiễm giun cao nên tẩy giun
mỗi năm 2 lần. Việc dùng thuốc tẩy giun, sán phải do y tế hướng dẫn để đảm
bảo đúng liều và an toàn.
1.4.3. Các bệnh do muỗi truyền
Có nhiều loại muỗi là vật trung gian truyền bệnh rất nguy hiểm. Các loại
muỗi gây bệnh thường đẻ trứng vào nước, trứng nở thành bọ gậy và lớn lên
thành cung quăng rồi thành muỗi.
Bệnh sốt rét là một bệnh truyền nhiễm có thể gây thành dịch do ký sinh
trùng sốt rét gây ra. Khi muỗi đốt người bệnh, ký sinh trùng sốt rét sẽ được hút
vào dạ dày muỗi và phát triển. Khi muỗi đốt người khác, ký sinh trùng sốt rét sẽ
vào máu và gây bệnh cho họ.
Bệnh sốt xuất huyết thường xảy ra ở các nước nhiệt đới nơi muỗi sinh sản
rất nhanh. Bệnh hay phát thành các vụ dịch vào mùa nóng và mưa do một loại
vi rút theo muỗi lan truyền mà gây ra.
Bệnh giun chỉ thường do muỗi truyền mầm bệnh từ người bệnh sang
người lành. Hiện tượng hay gặp của bệnh là chân bị sưng to lên, dị dạng mà ta
gọi là “ Chân voi”
Bệnh viêm não Nhật Bản do muỗi truyền có thể gây tử vong rất cao hoặc

để lại những di chứng nặng nề cho suốt cuộc đời.
Để đề phòng bệnh do muỗi truyền cần thực hiện các biện pháp sau đây:
- Mọi người phải nằm màn( màn thông thường hoặc có tẩm thuốc)
- Dùng khói hương muỗi, quần áo bảo vệ để tránh muỗi đốt.
- Tổng vệ sinh nhà ở, phát quang bụi rậm quanh nhà.
- Nơi ở gọn gang, sạch và thoáng.
- Dọn sạch các nơi ao tù, nước đọng…làm thốt nước hoặc đổ một ít dầu
hỏa lên mặt ao hồ, nuôi cá trong chum, vại nước đẻ diệt muỗi.
- Phun thuốc diệt muỗi.
- Sốt rét có thể phòng được hoặc giảm tác hại bằng cách uống thuốc chống
sốt rét theo kế hoạch đều đặn.
1.4.4. Bệnh về mắt, ngoài da, phụ khoa
Bệnh thường truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành mà nguyên
nhân chính là do thiếu nước sạch để tắm rửa, giặt giũ, tắm ở các ao, hồ, bể bơi
không đảm bảo vệ sinh.
16


Các bệnh thường gặp là đau mắt hột, đau mắt đỏ cỏ dử, hắc lào, chàm,
nấm ngoài da, chấy rận, viêm âm hộ, âm đạo, viêm loét cổ tử cung. Để phòng
chống các bệnh này cần thực hiện các biện pháp sau đây:
- Cung cấp đủ nước sạch, phải thực hiện vệ sinh cá nhân tốt, nhất là phự nữ
và trẻ em.
- Khi tắm rửa, giặt giũ phải dùng xà phịng.
- Mỗi người phải có khăn mặt riêng.
- Khơng dùng chung một chậu nước để rửa mặt.
- Quần áo của người bị bệnh ngoài da phải được giặt sạch phơi khô. Người
lành không mặc chung quần áo với người bệnh.
- Bể bơi công cộng phải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh.
1.4.5. Bệnh do hóa chất và chất độc

Một số hóa chất có trong nước có thể gây bệnh cho người khi bị thừa
hoặc thiếu chúng ở trong nước. Nước bị nhiễm bẩn, nước thải cơng nghiệp hoặc
các chất hóa học dùng trong đời sống và sinh hoạt hàng ngày như chì, đồng,
thủy ngân sẽ gây cho con người những bệnh hiểm nghèo. Để phịng ngừa các
bệnh do hóa chất và chất độc, cần thực hiện các biện pháp sau đây:
- Bổ sung các hóa chất vào nước nếu thiếu, xử lý bớt các hóa chất hàm
lượng trong nước cao.
- Các nhà máy xí nghiệp phải có biện pháp để xử lý nước thải theo đúng
tiêu chuẩn Nhà nước cho phép, không để ô nhiễm nguồn nước ăn và sinh hoạt
cộng đồng.
- Quản lý tốt các loại hóa chất gia dụng, hóa chất bảo vệ thực vật.
- Tăng cường kiểm sốt an tồn vệ sinh thực phẩm.
- Tun truyền giáo dục kiến thức cho cộng đồngvề các biện pháp để đề
phịng ngộ độc, nhiễm độc do hóa chất.
1.4.6. Các bệnh do lối sống
Lối sống không lành mạnh cũng đang là một yếu tố môi trường gây ảnh
hưởng lớn đến sức khỏe trong xã hội hiện nay. Các bệnh tim mạch, đái đường,
suy nhược thần kinh, béo phì đã chiếm vị trí hàng đầu trong danh mục bệnh tật.
Các bệnh này là kết quả của sự ăn uống không hợp lý, sử dụng nhiều bia rượu,
hút thuốc lá, ăn thức ăn giàu chất đạm, chất mỡ kết hợp với một môi trường làm
việc căng thẳng, ít vận động. Đặc biệt hút thuốc lá và sử dụng ma túy là những
17


hành vi hết sức có hại cho sức khỏe. Để phòng tránh các bệnh do lối sống cần
thực hiện các biện pháp sau:
- Tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe.
- Mỗi cá nhân phải thay đổi lối sống gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe cá
nhân và cộng đồng, tạo ra môi trường lành mạnh thuận lợi cho việc nâng cao
sức khỏe.

- Xây dựng những đô thị sinh thái, làng sinh thái tạo điều kiện cho người
dân phát huy được
CHƯƠNG II: GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG TRƯỜNG HỌC
2.1. Giáo dục bảo vệ mơi trường.
"Là q trình nhận ra các giá trị và làm rõ khái niệm để xây dựng những
kỹ năng và thái độ cần thiết, giúp hiểu biết và đánh giá đúng mối quan tương
quan giữa con người với nền văn hố và mơi trường vật lý xung quanh, Giáo
dục môi trường cũng tạo cơ hội cho việc thực hành để ra quyết định và tự hình
thành quy tắc ứng xử trước những vấn đề liên quan đến chất lượng môi trường "
Hiện nay, Định nghĩa mới về Giáo dục môi trường:“Giáo dục môi trường là
một quá trình phát triển những tình huống dạy/học hiệu quả giúp người dạy và
người học tham gia giải quyết những vấn đề mơi trường liên quan, đồng thời
tìm ra một lối sống có trách nhiệm và được thơng tin đầy đủ" (Jonathon Wigley,
2000)
Giáo dục mơi trường trong trường học, cịn được gọi là giáo dục mơi
trường chính thức, đề cập đến các trường khác nhau trong giáo dục môi trường,
các đối tượng của giáo dục các cấp trong trường. Có thể được chia thành các
trường đại học, trung học, tiểu học và giáo dục môi trường mẫu giáo mầm non.
Giáo dục môi trường trong trường học là một dịch vụ trong tương lai của giáo
dục nhằm mục đích trau dồi kiến thức với khoa học môi trường và đạo đức môi
trường thế hệ công dân mới cho sự phát triển của nhân viên phịng đào tạo khoa
học mơi trường. Đối với các trường, chủ yếu là phổ biến kiến thức khoa học về
môi trường. Để kết thúc này, từ mẫu giáo, tiểu học đến trung học cơ sở trong
các lĩnh vực tương ứng tăng nội dung giáo dục môi trường. Hiện dựa trên kinh
nghiệm của các nghiên cứu thí điểm tổng kết hơn nữa và giáo dục môi trường
trong các quy tắc nhất định.

18



2.2. Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc bảo vệ mơi trường trường học
Tình trạng ơ nhiễm mơi trường và suy thối mơi trường đang ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khỏe con người, nhất là trẻ em. Ở trẻ em đang lớn, do đặc
điểm cơ thể, sự nghịch ngợm vô ý thức và tính tị mị…có thể đặt trẻ vào nguy
cơ bị tác động bởi các hiểm họa môi trường mà mắc nhiều bệnh tật, tai nạn
thương tích.
Để ngăn chặn các yếu tố nguy cơ, bảo vệ sức khỏe môi trường cho cộng
đồng, trước hết cần tiến hành giáo dục vệ sinh môi trường cho trẻ em ngay từ
khi ngồi trên ghế nhà trường. Ở các trường học hiện nay đã và đang lồng ghép
giáo dục vệ sinh môi trường vào các mơn học chính khóa cũng như các hoạt
động ngoại khóa. Điều đó đã giúp cho các em có được những kiến thức cơ bản
về bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường.
Để nhà trường thực sự là ngôi nhà chung của trẻ em, ở đó các em được
sống, học tập, vui chơi, giải trí trong một mơi trường trong sạch, lành mạnh.
Chúng ta cần thực hiện mọi biện pháp, việc làm cách làm nhằm mục đích là làm
cho môi trường xanh – sạch – đẹp. Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền
kinh tế và đã thải ra ngồi rất nhiều lượng chất thải có hại cho con người và môi
trường chúng ta những chất thải như : bọc nilon, chai nhựa , chai sành sứ , thủy
tinh, chất thải công nghiệp… Con người tỏ thái độ bàng quan, thiếu quan tâm
cho dù môi trường ô nhiễm ra sao, coi đó là việc của xã hội, của người khác
khơng phải của mình . Nguy hại hơn những suy nghĩ trên khơng phải của một
số ít người, mà của rất nhiều người. Vì vậy, cần hiểu lại vấn đề, cần có những
hành vi ứng xử thật đúng đắn với môi trường và tài nguyên thiên nhiên là vấn
đề cấp bách đang đặt ra, bởi nếu không những vấn đề trên sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến cuộc sống của con người trong hiện tại và cả tương lai nữa. Cho học
sinh hiểu biết tổng hợp môi trường nơi đang sống. Hạn chế của chất thải có hại
cho con người và môi trường ảnh hưởng đến nguồn nước uống, sinh hoạt. Bảo
vệ môi trường là một việc làm thiết thực góp phần bảo vệ đất nước mình và
xem đây là nhiệm vụ quan trọng của học sinh.
Mục tiêu của giáo dục môi trường trong nhà trường gồm:

- Nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường của mỗi cá nhân, nhất
là giáo dục ý thức cho học sinh trong việc bảo vệ môi trường sống.
- Bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng, tránh nguy cơ nhiễm bệnh do môi
trường ô nhiễm gây ra.
19


- Hình thành kĩ năng chăm sóc, bảo vệ mơi trường sống; nâng cao nhiệm
vụ xử lý rác thải trong trường học…
2.3. Các loại hình và phương pháp giáo dục mơi trường
Các loại hình giáo dục mơi trường gồm:
+ Giáo dục mơi trường chính quy: Mơn giáo dục mơi trường được đưa
vào kế hoạch học tập chính khố của các trường học và cơ sở giáo dục. Nó bao
gồm những hoạt động diễn ra trên lớp và trên thực địa.
+ Giáo dục mơi trường khơng chính quy: Giáo dục mơi trường được lập
kế hoạch và nhằm vào đối tượng, mục tiêu nhất định nhưng diễn ra ngoài hệ
thống giáo dục chính quy. Các hoạt động Giáo dục mơi trường thơng qua các
lớp tập huấn trong các CLB thanh niên, nhà bảo tàng và các hoạt động mang
tính khơng chính quy.
GDMT thơng thường: Loại hình khơng có kế hoạch xác định. Hình thức
giáo dục có thể được thực hiện khác nhau, thường thông qua hệ thống thông tin
đại chúng, các cuộc đối thoại, ca hát, loa truyền thanh, vô tuyến truyền hình,
báo chí, phim ảnh.
Các phương pháp chính trong GDMT
+Phương pháp diễn giảng: Người giảng sử dụng các thuyết trình để trình
bày trọn vẹn một vấn đề GDMT và người nghe theo dõi để thông hiểu và ghi
nhớ. Bài diễn giảng cần có nội dung hấp dẫn, nội dung tránh phức tạp hoá gây
nặng nề bài giảng. Đây là phương pháp dễ thực hiện, không cần nhiều thiết bị,
cùng một lúc có thể tác động đến nhiều người.
+ Phương pháp đối thoại, tranh luận và thảo luận

Thực hiện đối thoại bằng hệ thống các câu hỏi và câu trả lời. Thực hiện tranh
luận bằng cách nêu vấn đề và dùng trí tuệ tập thể để chứng minh, phản bác và
tìm ra nội dung chính xác. Thực hiện thảo luận bằng cách người giảng và người
nghe cùng nhau xem xét, phân tích một vấn đề để tìm ra tiếng nói chung. Dễ
thực hiện, không cần nhiều thiết bị hỗ trợ, phát huy sự hứng thú và tích cực của
người tham gia.
+ Phương pháp dùng sách và tài liệu có liên quan. Hình thức truyền thông
tin một chiều đến người nhận thông qua việc phát tài liệu nhằm tác động đến
quan điểm của họ và kêu gọi chấp nhận thực hiện một hành vi nào đó. Nâng cao
kỹ năng đọc, ghi nhận, phân tích và xử lý thơng tin, áp dụng với nhiều đối
tượng, có thể thực hiện trên phạm vi rộng, thời gian tác động lâu. Địi hỏi phải
có kinh phí nhất định để in ấn tài liệu.
20


+ Phương pháp minh hoạ: Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan
để minh hoạ về một hành động, một nội dung cần giáo dục. Sử dụng rộng rãi
cho cả giáo dục chính quy và khơng chính quy. Giúp người đọc dễ dàng tiếp cận
nội dung GD.
+ Phương pháp hấp dẫn tuy nhiên đòi hỏi người sử dụng phương pháp
phải có kỹ năng biểu diễn và sử dụng các cơng cụ trực quan.
+Phương pháp đưa người học vào cuộc sống xã hội. Phương pháp gắn
liền cuộc sống của đối tượng giáo dục vào xã hội. Ví dụ: Đưa học sinh đi tham
quan bảo tàng, thăm cơ sở nghiên cứu khoa học, khu bảo tồn thiên nhiên. giúp
các em hình thành ý thức lao động, tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ tài
nguyên, môi trường.
2.4. Thực trạng của vệ sinh mơi trường trong trường học.
2.4.1.Thực trạng của nhà trường
Vị trí nhà trường: Trường nằm vị trí thuận lợi về giao thông, Số lượng
học sinh của nhà trường 1037 em. Số lớp: 30 lớp . Học sinh có ý thức bảo vệ

cảnh quan môi trường và cảnh quan thiên nhiên tương đối sạch sẽ. Tuy nhiên
vẫn còn một bộ phân học sinh chưa có ý thức bảo vệ mơi trường .
* Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của các cấp chính quyền và tồn xã hội về vấn đề mơi
trường trong trường học.
- Thường xuyên tổ chức cho các em lao động tổng vệ sinh toàn trường.
- Các em thường xuyên được tuyên truyền giáo dục về bảo vệ môi trường
thông qua các tiết học của các môn lồng ghép môi trường , sinh hoạt chủ
nhiệm , sinh hoạt dưới cờ ,tuyên truyền ….
- Phong trào thi đua “ Xây dựng trường học xanh – sạch – đẹp “ cũng
được áp dụng vào và xem đây là tiêu chí thi đua của trường và của các lớp như :
trồng cây xanh trong phịng học , sân trường ,…
Ngồi việc khai thác các nội dung trong các môn học như : Sinh học; Địa
lý; Giáo dục công dân… Do các giáo viên trên lớp thực hiện, bên cạnh đó nhà
trường có nhà vệ sinh cho học sinh và giáo viên, nhà trường luôn giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường bằng các cơng việc hằng ngày như trồng cây, chăm sóc
cây, trồng chậu cây cảnh, vệ sinh trường lớp. Những nội dung đó đã được nhà
trường đưa vào danh mục thi đua của từng lớp, từng tuần, từng tháng cho
mỗi lớp.
21


* Khó khăn: Bên cạnh thuận lợi thì cịn gặp phải những khó khăn:
- Ý thức của học sinh về môi trường và bảo vệ môi trường chưa cao.
- Diện tích quy hoạch sân chơi trong trường chưa có khu vực chuyên biệt
và hình thức phong phú, trồng cây xanh chỉ mang tính tạo cảnh quan.
- Đồ dùng dạy học của môn lồng ghép bảo vệ môi trường hầu như khơng
có, việc dạy chủ yếu là dạy chay, học chay.
- Ngồi việc cơ sở vật chất cịn thiếu thốn ra hiện nay công tác giáo dục
môi trường của chúng ta gặp nhiều khó khăn.

- Hạn chế nữa mà chúng ta khơng thể bỏ qua đó là: Thơng tin về giáo dục
mơi trường đã có nhưng chưa đồng bộ, chưa đến được nhiều với học sinh, khi có
vi phạm về mơi trường chưa có biện pháp xử lý kịp thời và có hiệu quả. Hình thức
tun truyền cịn mang tính hình thức , cho xong việc , nên học sinh chưa có ý thức
bảo vệ mơi trường và chưa thấy được tác hại của những chất thải độc hại .
- Gia đình các em cũng chưa giáo dục cho các em về ý thức bảo vệ môi
trường , xem đây là chuyện của nhà nước , của người khác .
- Nhà trường chưa có nơi đổ rác hợp lý , thùng rác không đủ cho nhà
trường sử dụng, cho các em lao động chưa đạt kết quả tốt .
- Hiện tại sân trường còn những chai nhựa chưa được xử lý : bọc
nilon, giấy , chai nhựa mũ , lá cây ……
22


2.4.2. Thực trạng tại địa phương nơi học sinh cư trú
* Thuận lợi :
- Có một số gia đình có sử dụng thùng đựng rác sinh hoạt.
- Một số gia đình có ý thức giữ gìn vệ sinh chung.
- Học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh mơi trường chung.
- Chính quyền địa phương cũng thường xuyên tổ chức nhiều buổi tun
truyền, mít tinh về mơi trường .
* Khó khăn:
Qua quá trình đi thực tế ở địa phương các em học sinh tơi có kết luận
chung đại đa số gia đình các em học sinh đều khơng có sọt rác gia đình , tất cả
rác sinh hoạt hằng ngày đều vứt bỏ, và vứt đại xuống sông nào là bọc, giấy,lá
cây, xác chết động vật rau cải hư, chai nhựa, thủy tinh, …chính những việc làm
như thế sẽ làm cho môi trường ô nhiễm, gây ra cho nguồn nước ô nhiễm và gây
ra nhiều căn bệnh nguy hiểm cho người dân nhất là bệnh về đường ruột cho
người dân ,.Xung quanh nơi các em sinh sống có rất nhiều hố rác.
Ý thức của người dân chưa cao , không biết là những việc làm như trên sẽ

gây ra biết bao nhiêu nguy hiểm cho mọi người. Và với quan niệm “ ai bệnh gì
thì bị , miễn là mình khơng bệnh thì thơi ” với tư tưởng ích kỹ, hẹp hịi như thế
sẽ làm cho mơi trường thêm ơ nhiễm nặng hơn .
Ở gia đình các em có cách sinh hoạt và vứt rác bừa bãi như thế thì làm
sao các em có ý thức bảo vệ mơi trường được, và tất cả những gì các em được
thầy cơ ở nhà trường tun truyền giáo dục đều khơng có tác dụng.Vì cha mẹ
các em là tấm gương cho các em noi theo, nếu cha mẹ các em có những việc
làm tốt góp phần bảo vệ mơi trường , thì các em sẽ có ý thức bảo vệ mơi trường,
nếu cha mẹ các em có những việc làm khơng tốt ảnh hưởng bảo vệ mơi trường,
thì các em sẽ khơng có ý thức bảo vệ mơi trường .
Cần phải có sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc
giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thì mới đạt được hiệu quả tốt
nhất.
2.5. Các giải pháp nhằm giáo dục bảo vệ môi trường hiệu quả tại trường
THP Chuyên Bắc Giang

23


Trước những vấn đề cấp thiết trên đòi hỏi phải có những biện pháp giải
quyết để tiến hành giải quyết vần đề, ở đây tôi muốn đề cập đến biện pháp phân
loại và xử lý rác thải.
2.5.1. Về nhà trường
Nhà trường chỉ dạo, phối kết hợp với đoàn thanh niên, giáo dục cho học
sinh biết được những tác hại từ những chất thải trên thông qua các buổi sinh
hoạt dưới cờ , tổ chức cho các em thi về môi trường , diễn kịch về mơi trường
…..từ đó các em sẽ có nhận thức đúng đắn hơn về mơi trường xung quanh nơi
các em sinh sống học tập ,để tự bản thân các em nói ,các em diễn các em sẽ ý
thức cao hơn và có tác dụng hơn là thầy cơ nói ,thầy cơ sinh hoạt vì như thế các
em sẽ nhàm chán , nghe xong rồi sẽ quên . Phải đưa nội dung bảo vệ môi trường

vào nội quy học sinh và xem là tiêu chí thi đua của các lớp.
Phải đề ra các kế hoạch thi đua bảo vệ mơi trường ở trong trường và trong gia
đình các em và mỗi tuần sẽ báo cáo lại và nhận xét đánh giá .Phải đưa khẩu hiệu
phòng học “Xanh – sạch – đẹp” vào trong lớp , và cho các em học sinh đăng kí
lớp sạch.
Giáo viên giới thiệu cho các em học sinh biết về thế nào là rác vơ cơ và
rác hữu cơ , để từ đó các em sẽ phân biệt được rác vô cơ và rác hữu cơ. Sau đó
chúng ta sẽ tiến hành phân loại rác ( vô cơ , hữu cơ). Chúng ta sẽ chia khu vực
rác vô cơ và rác hữu cơ, chúng ta không đổ những rác ấy vào chung mà phải
chia ra riêng biệt vì nếu chúng ta đổ rác chung hết vào sẽ gây sức ép cho những
nơi chứa rác, chúng ta phải phân loại rác và xử lý chúng hợp lý :
+ Như giấy vụn , lá cây : chúng ta đổ vào một khu vực riêng , rồi đem đi đốt
nó sẽ tạo thành phân bón rất tốt cho cây trồng.
+ Đồ hộp, sành sứ : chúng ta để riêng một khu vực rồi đem đi lựa chọn lại
những vật không thể tài sử dụng sẽ đem chôn xuống đất .
+ Chai nhựa , đồ kim loại , viết thước hư, bọc nilon : chúng ta đổ vào thùng
riêng rồi sẽ đem bán lại từ đó sẽ thu thêm được một khoản tiền , vì đây là những
vật có thể tái sử dụng.
Nếu như trước đây đem tất cả rác đổ chung vào thì sẽ gây sức ép cho những
nơi chứa rác và nhiều quá sẽ dẫn đến q tải của nơi chứa rác, và khơng có
được khoản tiền, có thể gây quỹ cho Đồn .
* Nhà trường phải chia ra khu vực chứa rác và thùng chứa rác theo phân loại
trên và hướng dẫn cho các em biết vị trí để bỏ rác cho đúng theo quy định. Mỗi
24


tuần, tháng chúng ta sẽ tiến hành kiểm tra và thực hiện q trình tiêu hủy rác,
khơng để tồn lại quá lâu.
* Đối với lớp học đòi hỏi các em phải có sọt đựng rác có nắp đậy để đựng
rác và phân công học sinh phụ trách công việc đổ rác theo đúng quy định( từng

loại rác, từng khu vực chứa rác).
Như vậy với cách làm này sẽ góp phần giảm thiểu lượng rác thải và làm sạch
thêm cho sân trường, cũng giáo dục cho học sinh tính tiết kiệm, ý thức bảo vệ
môi trường, thể hiện ở chỗ là các em đổ rác theo quy định, theo phân loại rác,
và các em cũng thấy được rác không phải là thứ bỏ đi mà nó cịn có thể đem lại
lợi ích cho chúng ta. Như vậy chúng sẽ góp phần cho sân trường thêm sạch hơn,
hạn chế được lượng rác thải và cũng gây được tính ý thức cho học sinh khơng
bỏ rác bừa bãi nữa vì rác cũng đem lại lợi ích cho các em, thu được khoản tiền
từ rác thải .

2. Về gia đình học sinh :
Nhà trường giáo dục hướng dẫn các em cách phân loại rác và cách thực hiện
tiêu hủy và tái sử dụng rác thải như trên để các em về gia đình mình áp dụng và
hướng dẫn mọi người xung quanh thực hiện theo việc phân loại rác và khuyến
khích mỗi gia đình các em phải có những sọt rác sinh hoạt, khơng vứt rác bừa
bãi và khuyến khích mỗi gia đình học nên đào một hố đất nhỏ để đựng rác hữu
cơ như lá cây , giấy vụn ,…. Tuy đây là một việc làm nhỏ nhưng cũng góp phần
25


×