Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu Một số phân tích về thị trường PR và Marketing tại Việt Nam ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.28 KB, 2 trang )

Một số phân tích về thị trường PR và Marketing tại Việt Nam

Nguồn: marketingvietnam.net

Sau sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), sẽ có nhiều tập
đoàn nước ngoài và các nhà đầu tư đến Việt Nam. Thị trường dịch vụ marketing trong
những năm tới đây sẽ có những chuyển biến đáng kể. Mặt khác, các công ty đang hoạt
động tại Việt Nam cũng sẽ đầu tư nhiều hơn nữa cho các thương hiệu hiện tại của họ,
nhằm tạo ra một “sự đề kháng” trước sự xâm nhập của các tập đoàn nước ngoài.
Với tình hình trên, thị trường dịch vụ marketing sẽ phát triển mạnh hơn so với những
năm vừa qua. Về trung hạn, thị trường sẽ có nhiều đối thủ tham gia hơn nhưng vẫn đủ sân
chơi cho mỗi người vì mảnh đất dịch vụ marketing không ngừng được khai hoang.
Trong 3-5 năm tới, thị trường sẽ chuyển sang chuyên môn hóa như các quốc gia phát
triển, đó là lúc mà mảnh đất hoạt động của các công ty dịch vụ trở nên chật chội và cần
có sự phân ranh giới giữa các công ty trong cùng một lĩnh vực dịch vụ. Dịch vụ quảng
cáo và nghiên cứu thị trường là hai dịch được các marketers dùng nhiều nhất, kế đến là
các dịch vụ tổ chức sự kiện, quan hệ đối ngoại và tổ chức các hoạt động below-the-line
(BTL). Dịch vụ tư vấn marketing chưa được sử dụng nhiều và khách hàng của dịch vụ
này chủ yếu là các công ty Việt Nam.
Dịch vụ marketing so với các kỳ nghiên cứu trước đây, cơ cấu sử dụng các dịch vụ không
có sự thay đổi đáng kể. Quảng cáo dẫn đầu với tỷ lệ sử dụng dịch vụ trong 12 tháng qua
là 92%, tỷ lệ sử dụng dịch vụ nghiên cứu thị trường là 86%, tỷ lệ sử dụng dịch vụ tổ chức
sự kiện và quan hệ đối ngoại lần lượt là 60% và 59%, tỷ lệ sử dụng dịch vụ tổ chức các
hoạt động BTL là 43%. Thị trường dịch vụ marketing đang phát triển nhanh chóng, chính
vì thế cạnh tranh cũng rất gay gắt. So với vài năm trước, người sử dụng dịch vụ này càng
trở nên chuyên nghiệp trong cách sử dụng với những yêu cầu về chất lượng khắt khe. Tất
nhiên, khi thị trường có nhiều nhà cung cấp thì giá cả dịch vụ cũng rất cạnh tranh. Ngoài
yếu tố giá cả cạnh tranh, các công ty làm dịch vụ marketing luôn phải chứng minh “giá trị
mang lại” cho khách hàng.
Công ty quảng cáo: Trong lĩnh vực quảng cáo, các marketer hài lòng các công ty dịch vụ
về mặt “chuyên nghiệp hơn trong dịch vụ khách hàng”, “có những ý tưởng sáng tạo độc


đáo”, “có đội ngũ dịch vụ nhiều kinh nghiệm, có năng lực, thấu hiểu thị trường”. Rõ ràng,
vấn đề con người là một trong những vấn đề mấu chốt trong các công ty dịch vụ quảng
cáo.
Công ty tổ chức sự kiện: Trong lĩnh vực tổ chức sự kiện, các giá trị mang lại cho khách
hàng được thể hiện qua việc các công ty dịch có thể đưa ra được các ý tưởng táo bạo,
thực thi những ý tưởng đó một cách hoàn hảo. Một đội ngũ dịch vụ khách hàng nhiệt
huyết, có nhiều kinh nghiệm, có thể đảm nhận được nhiều công việc cùng một lúc là yêu
cầu của các marketer...
Dịch vụ quan hệ đối ngoại: Dịch vụ trong lĩnh vực quan hệ đối ngoại đòi hỏi các công ty
phải có được quan hệ tốt với báo đài, có khả năng quản trị và giải quyết những vấn đề/ sự
cố của khách hàng (crisis management), hiểu được yêu cầu của khách hàng và có khả
năng viết tốt.
Trong những năm tới đây, thị trường PR sẽ có khuynh hướng đi vào chuyên môn hóa
(specialization), đây cũng chính là hệ quả của sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, khi
mà các công ty phải tự tìm cho mình một sân chơi riêng trong cùng 1 mảnh đất. Đối với
các công ty tổ chức các hoạt động BTL, các marketer quan tâm đến chất lượng của việc
điều hành dự án, bao gồm các yếu tố quản trị thời gian và quản trị chất lượng dự án. Khả
năng giải quyết các vấn đề phát sinh bằng những đề xuất hợp lý sẽ làm tăng thêm giá trị
mang lại cho khách hàng. Các mối quan hệ tốt với chính quyền của công ty cũng sẽ là
một lợi thế cạnh tranh.

×