Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

BÀI tập NHÓM môn LUẬT HIẾN PHÁP CHỦ đề về COVID

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.45 KB, 13 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHĨM
MƠN: LUẬT HIẾN PHÁP
Chủ đề 02: Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang
ngày càng nguy hiểm, Nhà nước Việt Nam đặt ra quy
định bất cứ tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nào nghiên
cứu ra Vắc-xin phịng bệnh đều phải cơng khai phương
pháp điều chế để các doanh nghiệp khác có thể cùng
sản xuất, nghiêm cấm độc quyền sản xuất và phân phối
Vắc-xin. Hãy lập luận để ủng hộ/phản đối quy định trên.
NHÓM

: 03

LỚP

: N05.TL5

Hà Nội, 2020


PHẦN THƠNG TIN
ĐỀ BÀI: Chủ đề 02.
Nhóm tranh biện: Nhóm 03
Lớp N05. TL5
Thành viên nhóm:
1.

Nguyễn Thu Trang (nhóm trưởng)



-

452911

2.

Hồng Minh Thùy

-

452912

3.

Đào Khánh Toàn

-

452913

4.

Hoàng Thị Kiều Nhi

-

452914

5.


Nguyễn Hương Thảo

-

452915



MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, các nhà sản xuất, các cơ quan nghiên cứu và
các quốc gia đang ưu tiên và nỗ lực hết mình “chạy đua” trong việc nghiên cứu,
phát triển Vắc-xin phịng bệnh Covid-19 để có thể cung ứng sớm nhất cho thị
trường, góp phần trong cơng cuộc ngăn chặn, khống chế, kiểm sốt dịch bệnh
và đưa cuộc sống trở về bình thường. Theo đó, ở Việt Nam Bộ Y tế đã chỉ đạo
các nhà sản xuất trong nước tăng cường các hoạt động nghiên cứu sản xuất
Vắc-xin. Bộ Y tế đang xây dựng kế hoạch mong muốn có thể sử dụng Vắc-xin
Covid-19 cho tồn bộ người dân Việt Nam. Bởi vậy Nhà nước Việt Nam đặt ra
quy định bất cứ tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nào nghiên cứu ra Vắc-xin
phịng bệnh đều phải cơng khai phương pháp điều chế để các doanh nghiệp khác
có thể cùng sản xuất, nghiêm cấm độc quyền sản xuất và phân phối Vắc-xin.
Bằng những kiến thức đã học và kiến thức thực tiễn đời sống chúng em ủng hộ
với quy định trên của Nhà nước Việt Nam.

NỘI DUNG
I. Thông tin về Covid-19:
1. Covid-19 là gì?

- Coronavirus 2019 (Covid-19) là một loại vi-rút đường hô hấp mới gây bệnh
viêm đường hơ hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người.
2. Nguồn gốc của vi-rút Covid-19:
- Virus corona là một betacoronavirus, giống như MERS và SẢ, tất cả đều có
nguồn gốc từ vật chủ từ loài dơi.
3. Cơ chế lây lan của vi-rút Covid-19
- Vi-rút này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây lan từ
người sang người. Ở người, vi-rút lây từ người này sang người kia thông qua
5


tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ lây lan của
chủng vi-rút, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi
nhiễm.
II. Khái niệm và công dụng của Vắc-xin.
1. Khái niệm về Vắc-xin:
- Vắc-xin là chế phẩm có nguồn gốc từ vi sinh vật, được làm mất khả năng
gây bệnh hoặc từ vật liệu sinh học không phải vi sinh vật nhưng vẫn có khả
năng kích thích sự hình thành miễn dịch đặc hiệu để chống đỡ các mầm bệnh
tương ứng hoặc được dùng với mục đích khác.
2. Cơng dụng của Vắc-xin
- Vắc-xin có tác dụng ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là những
bệnh có khả năng biến chứng, để lại di chứng và gây tử vong. Tiêm Vắc-xin làm
giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng bằng cách phối hợp với hệ miễn dịch tự
nhiên của cơ thể để hình thành nên khả năng miễn dịch với những tác nhân gây
bệnh cụ thể một cách an toàn.
III. Giải quyết vấn đề
1. Thực trạng về đại dịch Covid-19 ở Việt Nam và trên tồn thế giới.
* Tính đến 18h00 ngày 17/12/2020:
- Việt Nam: + Số ca mắc: 1407

+ Số ca khỏi bệnh: 1263
+ Số ca tử vong: 35
- Thế giới:

+ Số ca mắc: 74.653.660
+ Số ca tử vong: 1.657.925

=> Qua số liệu trên có thể thấy số ca nhiễm mới và số ca tử vong do Covid-19 ở
Việt Nam nói riêng cũng như tồn thế giới nói chung chưa có dấu hiệu dừng lại.
6


2. Thực trạng về vấn đề sản xuất và thử nghiệm Vắc-xin ở Việt Nam và
trên tồn thế giới
- Tính đến ngày 11/12/2020 Việt Nam là một trong 40 quốc gia đã thử nghiệm
Vắc-xin Covid-19 trên người. Tại Việt Nam có 4 đơn vị được cấp phép nghiên
cứu Vắc-xin Covid-19 bao gồm IVAC, VABIOTECH, POLYVAC, NANOGEN.
Trên thế giới một số quốc gia đã hoàn thành xong việc thử nghiệm Vắc-xin
Covid-19 lần thứ nhất như Nga, Mỹ, Đức, Trung Quốc,…Đây là bước đột phá
của Việt Nam nói riêng và tồn thế giới nói chung trong cuộc “chạy đua” với
đại dịch Covid-19.
3. Cơ sở pháp lý của việc công khai phương pháp điều chế Vắc-xin
a. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân:
- Điều 19 Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam quy định: “ Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật
bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.”
- Khoản 1 Điều 38 Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam quy định: “ Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức
khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế….”
- Khoản 1 Điều 58 Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam quy định: “ Nhà nước, xã hội đầu tư phát triển sự nghiệp bảo
vệ, chăm sóc sức khỏe của Nhân dân,.…”
=> Trong bối cảnh dịch Covid-19 là đại dịch tồn cầu, đe dọa đến tồn nhân
loại thì việc sản xuất vắc xin là một điều vô vùng cần thiết và cấp bách, việc
Nhà nước đặt ra quy định trên là cơ hội để sản xuất được nhiều vắc xin một
cách nhanh chóng, kịp thời để phục vụ cho dịch bệnh, tránh tình trạng cung
khơng đủ cầu.
- Điều 34 Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
7


Việt Nam quy định: “Cơng đân có quyền được đảm bảo an sinh xã hội.”
- Khoản 2 điều 59 Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam quy định: “ Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân
thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội, có chính sách
trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo và người có hồn
cảnh khó khăn khác.”
+ An sinh xã hội là chống lại những khó khăn về kinh tế và xã hội gây
ra bởi ốm đau, bệnh tật,… nhằm đảm bảo thu nhập và đời sống của công
dân trong xã hội khi họ gặp những biến cố, rủi ro.
+ Những phúc lợi, chính sách ưu đãi của nhà nước chỉ đủ để cho những
người hưởng nó sống qua ngày, họ cũng khơng có khả năng lao động thì
càng khó có thể tiếp cận với Vắc-in. Đặc biệt là những người già sức đề
kháng kém dễ bị nhiễm bệnh thì càng cần phải được tiếp cận với Vắc-xin
sớm.
+ Để đảm bảo an sinh xã hội cần có nguồn ngân sách ổn định nhưng
khi dịch bệnh bùng lên kinh tế đất nước bị khủng hoảng, khả năng tham
gia nguồn phúc lợi xã hội của người dân giảm mà số người cần được trợ cấp lại
tăng cao nên khó có thể đảm bảo sự ổn định của an sinh xã hội.
 Nếu Nhà nước khơng đặt ra quy định trên thì sẽ tạo cơ hội cho cá nhân, tổ

chức, doanh nghiệp độc quyền sản xuất Vắc-xin và với tình hình dịch bệnh
đang ngày càng nghiêm trọng như bây giờ thì có thể sẽ:
+ Là cơ hội cho những cơ sở sản xuất nâng giá Vắc-xin lên cao nhằm thu
lợi nhuận và khả năng phân bố Vắc-xin bị thu hẹp, việc vận chuyển Vắc-xin
tới những vùng sâu, vùng xa,... trở nên khó khăn hơn là một điều thiệt thòi
cho người dân trong việc tiếp cận với Vắc xin.
=> Từ đó, việc Nhà nước đặt ra quy định như trên giúp khả năng phòng
chống bệnh của người dân tăng cao, đảm bảo an sinh xã hội, và quyền sống
8


của mỗi cá nhân. Bởi theo thực tế, chi phí chữa bệnh Covid-19 vô cùng lớn,
nếu Vắc-xin được sản xuất rộng rãi và mọi người đều được sử dụng sẽ giảm
đi đáng kể khả năng lây nhiễm bệnh, tiết kiệm ngân sách cho Nhà nước.
- Khoản 2 điều 45 hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam quy định: “Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia
xây dựng nền quốc phòng tồn dân”
+ Nền “quốc phịng tồn dân” là sức mạnh quốc phòng được xây dựng trên
nền tảng nhân lực, vật lực, tinh thần mang tính chất tồn dân, tồn diện, độc lập,
tự chủ, tự cường. Những tác động của đại dịch gây ra hệ lụy nặng nề đẩy nhân loại
vào cuộc khủng hoảng trầm trọng mang tính tồn cầu. Vì vậy, nó trở thành một
vấn đề liên quan đến an ninh, quốc phòng, đòi hỏi ở mỗi người đều phải có trách
nhiệm trong việc tham gia phịng chống dịch, tiến tới là nghĩa vụ ở thời điểm mà
“Covid-19” đang trở thành một loại giặc mang tên “giặc bệnh”.
 Như vậy, dưới góc độ pháp lí của Hiến pháp, có thể khẳng định việc Nhà nước
đặt ra quy định bất cứ tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nào nghiên cứu ra Vắc-xin
phịng bệnh đều phải cơng khai phương pháp điều chế để các doanh nghiệp khác
có thể cùng sản xuất, nghiêm cấm độc quyền sản xuất và phân phối Vắc-xin là
hoàn tồn hợp lí khi xét về vấn đề “quốc phịng tồn dân”. Nhờ đó, Việt Nam có
thể tự chủ sản xuất Vắc-xin, tự phục hồi “Covid-19” và hơn thế là ngày càng lớn

mạnh hơn trong lĩnh vực Y dược học.
- Luật Bảo vệ sức khỏe năm 1989:
+ Điều 1. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ sức khoẻ quy
định: “Bảo vệ sức khoẻ là sự nghiệp của tồn dân. Tất cả cơng dân có nghĩa
vụ thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật về bảo vệ sức khoẻ
nhân dân để giữ gìn sức khoẻ cho mình và cho mọi người”
=> Việc cơng khai phương pháp nghiên cứu Vắc xin cũng là một phần
trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ sức khỏe bản thân, sức khỏe cộng
9


đồng của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức.
b. Quyền và lợi ích đối với cá nhân, tổ chức nghiên cứu Vắc-xin Covid-19:
- Khoản 2 Điều 62 Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam quy định: “ Nhà nước ưu tiên đầu tư và khuyến khích tổ chức,
cá nhân đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao, ứng dụng có hiệu quả thành
tựu khoa học và công nghệ; bảo đảm quyền nghiên cứu khoa học và cơng nghệ;
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.”
- Khoản 3 Điều 62 Hiến pháp 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam quy định: “ Nhà nước tạo điều kiện để mọi người tham gia và được
hưởng thụ lợi ích từ các hoạt động khoa học và công nghệ.”
 Giữa bối cảnh đại dịch diễn ra đang ngày càng phức tạp, sản xuất vắc-xin là
điều vô cùng cần thiết và luôn được Nhà nước ủng hộ phát huy hơn nữa. Nhà
nước luôn bảo đảm về lợi ích cho các cá nhân, tổ chức có phát minh quan trọng,
bảo đảm về quyền sở hữu trí tuệ. Hơn nữa việc Nhà nước đưa ra các quy định
trên cũng là tạo điều kiện cho Vắc-xin sớm được đưa vào sử dụng, phục vụ lợi
ích cho cộng đồng, lợi ích tồn quốc gia và giảm bớt chi phí sản xuất.
 Và khi sản xuất thành công Vắc-xin được sử dụng trên người, sử dụng đại
trà, rộng rãi trong cộng đồng, phịng chống đại dịch cho tồn thể người dân Việt
Nam và xa hơn là có thể cung cấp Vắc-xin cho các quốc gia khác trên thế giới

thì Việt Nam đã đánh dấu một bước thành cơng trong cơng trình nghiên cứu
khoa học cơng nghệ nói chung và lĩnh vực Y dược học nói riêng.
IV. Ví dụ từ các quốc gia khác trên thế giới:
- Từ nay đến cuối tháng 12/2020, một số quốc gia sẽ phân phối những liều
Vắc-xin Covid-19 đầu tiên đến người dân. Các nước như Mỹ, Trung Quốc, Nga,
Anh.. đang dẫn đầu thế giới nhờ chiến dịch tiêm chủng đại trà Vắc-xin Covid-19
cho toàn bộ người dân trong nước cũng như các hợp đồng mua Vắc-xin sớm.

10


+ Nga là quốc gia đi đầu trong việc nghiên cứu và sản xuất Vắc-xin Covid-19.
Vắc-xin Covid-19 của Nga đã được chính phủ cấp phép và được tiêm cho tồn bộ
nhân viên y tế kể từ tháng 9 và có thể tiêm đại trà cho toàn bộ người dân nước này
bắt đầu từ tháng 01/2021.
+ Thủ tướng Đức Angela Merkel nhấn mạnh việc sản xuất và phân phối
Vắc-xin chống COVID-19 công bằng ở mọi nơi trên thế giới là điều cần thiết,
phục vụ lợi ích chung tồn nhân loại.
+ Tại Mỹ, ngày 13/12/2020 (giờ Mỹ), những chiếc xe tải và máy bay chất
đầy gần 3 triệu liều Vắc-xin Covid-19 đầu tiên đã di chuyển ra khắp 50 bang
nước Mỹ để bắt đầu chiến dịch tiêm chủng đại trà cho người dân Mỹ. Các quan
chức liên bang cho biết 145 địa điểm phân phối dự kiến tiếp nhận Vắc-xin ngày
14/12/2020 (giờ Mỹ) và thêm 425 địa điểm cùng 66 địa điểm khác nhận Vắc-xin
lần lượt vào ngày 15 - 16/12/2020
+ Moderna - một công ty công nghệ sinh học của Mỹ chuyên phát triển
các loại thuốc và Vắc-xin dựa trên công nghệ gen. Cơng ty sở hữu ít nhất 7 bản
quyền liên quan tới Vắc-xin, kể cả Vắc-xin chống lại một chủng vi-rút corona,
bao gồm vi-rút gây bệnh Covid-19, tuyên bố sẽ khơng giữ độc quyền các sáng
chế của mình liên quan tới Vắc-xin Covid-19 trong thời điểm đại dịch đang
hoành hành hiện nay.

 Các quốc gia như trên họ có được như vậy là vì họ có sự cơng khai minh bạch
cơng trình nghiên cứu Vắc-xin đến các cơ sở đơn vị nghiên cứu trong nước để làm
sao có thể sản xuất ra nhiều và nhanh nhất Vắc-xin ngừa Covid-19. Họ có được sự
bảo trợ, bảo đảm của Nhà nước về cơng trình nghiên cứu khoa học, phát minh
khoa học cũng như quyền sở hữu trí tuệ. Bởi vậy Vắc-xin khơng chỉ được tiêm
chủng rộng rãi cho tồn người dân mà cịn có thể xuất sang các quốc gia khác trên
thế giới.

11


V. Giải pháp khắc phục:
- Để bảo đảm về quyền sở hữu trí tuệ cho cá nhân, tổ chức nghiên cứu, phát
minh ra Vắc-xin Covid-19 Nhà nước có thể ban hành các văn bản quy định về
việc công khai phương pháp điều chế Vắc-xin cũng như có các chính sách hỗ trợ
các cơ sở nghiên cứu ra Vắc-xin Covid-19. Các cơ sở được cấp phép, trao đổi
phương pháp điều chế, sản xuất Vắc-xin từ các cơ sở nghiên cứu phải đảm bảo về
quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ. Nghiêm cấm các hành vi có mục đích xấu, trái
với đạo đức và pháp luật như ăn cắp bản quyền, bán phương pháp điều chế Vắcxin với giá cao để thu lợi nhuận,…vv…vv…..
- Chính sách hỗ trợ: Bộ Y tế đã có đề xuất gửi Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ cho
các nhà sản xuất vắcxin và hiện Thủ tướng đã đồng ý về mặt nguyên tắc

KẾT LUẬN
Từ những lý luận và thực tiễn thơng qua việc phân tích cụ thể có thể thấy việc
sản xuất Vắc-xin Covid-19 là một vấn đề vô cùng quan trọng. Bởi vậy việc Nhà
nước quy định bất cứ tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nào nghiên cứu ra Vắc-xin
phịng bệnh đều phải cơng khai phương pháp điều chế để các doanh nghiệp khác
có thể cùng sản xuất, nghiêm cấm độc quyền sản xuất và phân phối Vắc-xin là
vô cùng đúng đắn trong thời điểm dịch bệnh đang ngày càng chuyển biến phức
tạp nghiêm trọng như hiện nay. Qua đó có thể thấy cần đưa ra những kiến nghị,

đề xuất định hướng, các văn bản hướng dẫn để hướng tới hoàn thiện những quy
định trên của Nhà nước. Do kiến thức còn hạn chế nên bài làm cịn nhiều thiếu
sót, chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ các thầy cơ bộ môn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy cô!

TÀI LIỆU THAM KHẢO
12


1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
2. Giáo trình mơn học Luật Hiến pháp năm 2020
3. Luật bảo vệ sức khỏe năm 1989
4. Tìm hiểu về đại dịch Covid-19
/>5. Cập nhật tình hình dịch bệnh covid-19 (Báo sức khỏe và đời sống)
/>6. Các đơn vị được cấp phép sản xuất Vắc-xin ở Việt Nam (thời sự VTV24)
/>7. Bài giảng về Vắc-xin và huyết thanh miễn dịch (Bệnh viện Quân y 103)
/>8. Hệ miễn dịch và vai trò của Vắc-xin ( Bệnh viện Quốc tế Vinmec)
/>9. Các quốc gia trên thế giới về vấn đề sản xuất Vắc-xin
/>10. 6 điều cần biết về Vắc-xin Covid-19 (Báo tuổi trẻ)
/>11. Vắc-xin Covid-19 “đổ bộ” 50 bang Mỹ (Báo tuổi trẻ)
/>12. Nga trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới trình làng Vắc-xin Covid-19
(Thời báo tài chính Việt Nam)
/>
13



×