Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Đánh giá tác động và hiệu quả thực hiện chính sách thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp tại tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 125 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐÀO XUÂN HỒNG

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH THU PHÍ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG
ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI CƠNG NGHIỆP TẠI
TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Thái Nguyên – 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐÀO XUÂN HỒNG

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH THU PHÍ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG
ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI CƠNG NGHIỆP TẠI
TỈNH YÊN BÁI
Ngành: Khoa học môi trường
Mã số ngành: 8.44.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phan Đình Binh

Thái Nguyên - 2020


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là hồn tồn trung
thực, của tơi, khơng vi phạm bất cứ điều gì trong luật sở hữu trí tuệ và pháp luật
Việt Nam. Nếu sai, tơi hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Tác giả luận văn

Đào Xuân Hồng


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ,
những lời động viên và chia sẻ chân thành của gia đình, thầy cô và bạn bè.
Đầu tiên, tôi xin được gửi lời cám ơn đến trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên, cũng như Khoa Môi trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tơi có cơ hội
được thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình trong điều kiện tốt nhất.
Tơi cũng xin được gửi lời cám ơn đến PGS.TS. Phan Đình Binh, người đã
trực tiếp hướng dẫn và theo sát tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi, hướng dẫn tận tình cho tơi trong suốt q trình làm luận
văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, tơi cũng xin được gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những
người đã luôn ở bên cạnh tôi, động viên và giúp đỡ tơi trong q trình học tập và
thực hiện luận văn tốt nghiệp.

Tôi xin chân thành cám ơn!
Yên Bái, ngày

tháng

HỌC VIÊN

Đào Xuân Hồng

năm 2020


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. vi
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................2
3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................................2
3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................4
1.1. Cơ sở khoa học của chính sách kinh tế về bảo vệ môi trường. ............................4
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về nước thải cơng nghiệp và chính sách kinh tế về
bảo vệ môi trường .......................................................................................................4
1.1.2. Cơ sở lý luận của chính sách kinh tế trong quản lý mơi trường .......................7
1.2. Tổng quan kinh nghiệm trong việc thực hiện chính sách thu phí bảo vệ mơi

trường đối với nước thải cơng nghiệp .......................................................................14
1.2.1. Kinh nghiệm về thực hiện chính sách thu phí BVMT đối với nước thải cơng
nghiệp của một số quốc gia trên thế giới ..................................................................14
1.2.2. Kinh nghiệm về thực hiện chính sách thu phí BVMT đối với nước thải công
nghiệp của một số tỉnh, thành phố của Việt Nam .....................................................16
1.3. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến phí bảo vệ mơi trường
đối với nước thải tại Việt Nam...................................................................................18
1.3.1. Lĩnh vực bảo vệ môi trường ............................................................................19
1.3.2. Lĩnh vực tài nguyên nước ...............................................................................19
1.4. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp qua các giai đoạn ..............20
1.4.1. Khái quát hệ thống văn bản hướng dẫn thu phí BVMT đối với nước thải cơng
nghiệp qua các giai đoạn ...........................................................................................20
1.4.2. Giới thiệu Nghị định số 154/2016/NĐ-CP ngày 16/11/2016 của Chính phủ về
phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải ...................................................................20


iv

1.5. Đánh giá chung về tổng quan tài liệu nghiên cứu .................................................25
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ..........................................................................................................................26
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................26
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................26
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................26
2.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................26
2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................27
2.3.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp ...............................................27
2.3.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp................................................................27
2.3.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý tài liệu, số liệu .............................................28
2.3.4. Phương pháp phân tích, đánh giá ....................................................................28

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................29
3.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Yên Bái ...............29
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................29
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ..............................................................32
3.1.3. Một số nhận xét đánh giá về thực trạng phát triển kinh tế-xã hội có tác động
đến việc thực hiện chính sách kinh tế về bảo vệ mơi trường ....................................34
3.2. Một số đặc điểm hoạt động sản xuất của các đơn vị thuộc đối tượng thu phí
nước thải tại tỉnh Yên Bái. ........................................................................................35
3.2.1. Lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản ........................................................35
3.2.2. Lĩnh vực chế biến lâm, nông sản ....................................................................41
3.2.3. Lĩnh vực chăn ni..........................................................................................45
3.2.4. Lĩnh vực cơ khí và lĩnh vực khác ....................................................................46
3.3. Đánh giá thực trạng công tác thu phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải cơng
nghiệp tại tỉnh Yên Bái .............................................................................................47
3.3.1. Trách nhiệm thực hiện thu và nộp phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải
cơng nghiệp ...............................................................................................................47
3.3.2. Trình tự tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp ...49
3.3.3. Quản lý và sử dụng phí ...................................................................................51


v

3.3.4. Kết quả thu phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải công nghiệp tại tỉnh Yên Bái 51
3.4. Đánh giá hiệu quả của chính sách thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
công nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái ......................................................................55
3.4.1. Hiệu quả kinh tế ..............................................................................................56
3.4.2. Hiệu quả về công tác quản lý nhà nước ..........................................................58
3.4.3. Hiệu quả về mơi trường ..................................................................................60
3.4.4. Đánh giá chính sách thu phí BVMT đối với nước thải cơng nghiệp qua ý kiến
của cán bộ quản lý môi trường và cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng nộp

phí BVMT đối với nước thải công nghiệp ................................................................61
3.5. Tồn tại hạn chế, nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao việc
thực hiện chính sách thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp tại
tỉnh Yên Bái ..............................................................................................................66
3.5.1. Tồn tại hạn chế, nguyên nhân trong thực hiện chính sách thu phí bảo vệ mơi
trường đối với nước thải công nghiệp tại tỉnh Yên Bái ............................................66
3.5.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả cơng tác thu phí bảo vệ
mơi trường đối với nước thải công nghiệp tại tỉnh Yên Bái .....................................72
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................................81
1. Kết luận .................................................................................................................81
2. Đề nghị ..................................................................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................83
PHỤ LỤC ..................................................................................................................85


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng thống kê kết quả thu phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải cơng
nghiệp của tỉnh Bắc Kạn năm 2017-2019 .................................................................17
Bảng 1.2. Bảng thống kê kết quả thu phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải công
nghiệp của tỉnh Lào Cai năm 2017-2019 ..................................................................17
Bảng 1.3. Bảng thống kê kết quả thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công
nghiệp của tỉnh Phú Thọ năm 2017-2019 .................................................................18
Bảng 1.4. Mức thu phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải cơng nghiệp tính theo
từng thơng số ơ nhiễm có trong nước thải ................................................................22
Bảng 3.1. Danh sách các cơ sở sản xuất,kinh doanh thuộc đối tượng thu phí bảo vệ
mơi trường đối với nước thải công nghiệp năm 2020 ...............................................35
Bảng 3.2. Danh sách các cơ sở hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản thuộc
đối tượng thu, nộp phí bảo vệ mơi trường nước thải công nghiệp năm 2020 ...............36

Bảng 3.3. Danh sách các cơ sở chế biến lâm, nông sản thuộc đối tượng thu phí
BVMT đối với nước thải cơng nghiệp năm 2020 .....................................................41
Bảng 3.4. Danh sách các cơ sở chăn nuôi gia súc thuộc đối tượng thu phí BVMT
đối với nước thải công nghiệp năm 2020 ..................................................................45
Bảng 3.5. Danh sách các cơ sở cơ khí và lĩnh vực khác thuộc đối tượng thu phí
BVMT đối với nước thải cơng nghiệp ......................................................................46
Bảng 3.7. Kết quả xác định lưu lượng nước thải công nghiệp phát sinh của các đối
tượng nộp phí năm 2020 ...........................................................................................52
Bảng 3.8. Số lượng cơ sở được lấy mẫu, phân tích mẫu nước thải cơng nghiệp phục
vụ thu phí năm 2020 ..................................................................................................53
Bảng 3.9. Kết quả thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp phân theo năm ...54
Bảng 3.10. Kết quả thu phí BVMT đối với nước thải cơng nghiệp phân ...................54
chia theo đơn vị..........................................................................................................54
Bảng 3.11. Kết quả quản lý, sử dụng phí BVMT đối với nước thải cơng nghiệp ....55
Bảng 3.12. Kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý đối với chính sách
thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp ........................................62
Bảng 3.13. Kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ, nhân viên tại các cơ sở sản
xuất, kinh doanh thuộc đối tượng nộp phí đối với chính sách thu phí bảo vệ mơi
trường đối với nước thải công nghiệp .......................................................................64


vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ mục đích áp dụng các chính sách kinh tế trong quản lý mơi trường .......8
Hình 1.2. Mức thuế ơ nhiễm tính trên mỗi đơn vị sản phẩm ......................................9
Hình 1.3. Mức phí xả thải tối ưu ...............................................................................11
Hình 3.1. Bản đồ tỉnh Yên Bái ...................................................................................29
Hình 3.2. Sơ đồ triển khai thực hiện thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp ....49



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với quá trình phát triển kinh tế của thế giới, trong những năm vừa qua
Việt Nam đã thu được những thành tựu đáng khích lệ về tăng trưởng kinh tế, trong
giai đoạn năm 2010-2018, mặc dù tình hình kinh tế thế giới nhiều lần bị suy thối,
nhưng Việt Nam vượt qua khó khăn và thách thức với mức tăng trưởng GDP năm
2018 đạt 7,08%. Tuy nhiên, cùng với nhịp độ tăng trường kinh tế cao và q trình
cơng nghiệp hố, đơ thị hoá đang diễn ngày một nhanh, Việt Nam đã và đang phải
đối mặt với các vấn đề về suy giảm chất lượng, suy thối và ơ nhiễm mơi trường
như: ơ nhiễm nguồn nước (nước mặt, nước ngầm); ô nhiễm không khí, đặc biệt là
mơi trường khơng khí tại các đơ thị, thành phố lớn; ô nhiễm do chất thải rắn… do
các hoạt động phát triển kinh tế xã hội gây ra. Trong đó, tình hình ơ nhiễm mơi
trường do nước thải công nghiệp ngày càng nghiêm trọng hơn tại các thành phố lớn,
các khu, cụm công nghiệp, các làng nghề và khu đông dân… làm ảnh hưởng đến
đời sống của nhân dân, đến sự phát triển bền vững của đất nước. Chỉ trong một thời
gian ngắn các cơ quan, lực lượng chức năng đã phát hiện hàng trăm nhà máy, cơ sở
sản xuất… xả nước thải không qua xử lý ra hệ thống sơng, hồ, mơi trường xung
quanh. Trước tình hình đó, Chính phủ đã đề ra nhiều biện pháp, chính sách khác
nhau: chính sách về quản lý, chính sách giáo dục và truyền thơng, chính sách kinh
tế nhằm mục đích xử lý, giảm thải ơ nhiễm, bảo vệ mơi trường.
Để hạn chế, giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường nói chung, ơ nhiễm mơi trường
do nước thải nói riêng và hướng tới đảm bảo phát triển bền vững đất nước, Đảng,
Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, luật và các văn bản
quy phạm pháp luật liên quan đến bảo vệ mơi trường trong đó có việc ban hành các
chính sách kinh tế về bảo vệ môi trường nước theo nguyên tắc “Người gây ô
nhiễm phải trả tiền” (Polluter Pay Principle-PPP). Cụ thể, về bảo vệ mơi trường
đối với nước thải thì trong giai đoạn từ năm 2003 - 2018 Chính phủ đã ban hành 03

Nghị định về phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải công nghiệp gồm: Nghị định
số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ mơi trường đối với
nước thải; Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về phí bảo
vệ mơi trường đối với nước thải và Nghị định số 154/2016/NĐ-CP ngày 16/11/2016
của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.


2

Trong quá trình áp dụng thực hiện các Nghị định về phí bảo vệ mơi trường
đối với nước thải qua các giai đoạn đã phát sinh nhiều bất cập, tồn tài hạn chế và đã
được điều chỉnh, khắc phục cho phù hợp với điều kiện thực tế. Hiện nay, chính sách
kinh tế về bảo vệ môi trường nước đối với nước thải cơng nghiệp đang có hiệu lực
và được áp dụng triển khai thực hiện là Nghị định số 154/2016/NĐ-CP ngày
16/11/2016. Việc triển khai thực hiện các Nghị định đã mang lại những thành công
nhất định. Trước hết, phải kể đến ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp, của các nhà
sản xuất đối với môi trường được nâng lên; năng lực của cơ quan quản lý nhà nước
đối với việc triển khai áp dụng chính sách kinh tế về bảo vệ mơi trường được tăng
cường; kinh phí cho cơng tác xử lý chất thải, cải thiện môi trường cấp Trung ương
và địa phương được bổ sung... Tuy nhiên, bên cạnh đó, trong q trình thực hiện
Nghị định 154/2016/NĐ-CP đã phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc trong q
trình triển khai thực hiện.
Vì vậy, để tiếp tục hồn thiện chính sách kinh tế quan trọng này trong hệ
thống các chính sách kinh tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tôi lựa chọn đề tài
“Đánh giá tác động và hiệu quả thực hiện chính sách thu phí bảo vệ mơi trường
đối với nước thải công nghiệp tại tỉnh Yên Bái”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá được tác động của chính sách thu, quản lý và sử dụng phí bảo vệ
môi trường đối với nước thải công nghiệp tại tỉnh Yên Bái;
- Đánh giá được hiệu quả của chính sách thu phí bảo vệ mơi trường đối với

nước thải cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của
việc thực hiện chính sách thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công
nghiệp tại tỉnh Yên Bái.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Làm rõ một số vấn đề lý thuyết vốn tồn tại, khó khăn vướng mắc, hạn chế,
bất cập về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp
Bổ sung nội dung lý thuyết để hồn thiện cơng cụ, chính sách kinh tế về phí
bảo vệ mơi trường đối với nước thải công nghiệp


3

Làm cơ sở xây dựng, điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện về lý thuyết hoặc xây
dựng các giải pháp khác nhau trong quản lý và tổ chức thực hiện chính sách kinh tế
về phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải công nghiệp.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc tổ chức thực hiện chính sách thu phí
bảo vệ mơi trường đối với nước thải cơng nghiệp cho các cơ quan quản lý nhà
nước ở địa phương
Nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ có phát sinh nước thải cơng nghiệp nói riêng và các cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ nói chung về bảo vệ môi trường.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học của chính sách kinh tế về bảo vệ mơi trường.
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về nước thải công nghiệp và chính sách kinh tế về
bảo vệ mơi trường
1.1.1.1. Một số khái niệm về nước thải công nghiệp
a. Theo từ điển bách khoa Việt Nam
Nước thải công nghiệp là nước bị thải loại ra môi trường sau khi đã qua sử
dụng trong sản xuất cơng nghiệp với các mục đích khác nhau như làm lạnh, sản
xuất, vệ sinh…
b. Theo lĩnh vực công nghệ:
Nước thải công nghiệp là nước thải được sinh ra trong q trình sản xuất
cơng nghiệp từ các công đoạn sản xuất và các hoạt động phục vụ sản xuất như nước
thải khi tiến hành vệ sinh công nghệ hoặc hoạt động sinh hoạt của công nhân.
c. Theo Luật bảo vệ môi trường.
- Theo QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
cơng nghiệp thì nước thải công nghiệp như sau: “Nước thải phát sinh từ q trình
cơng nghệ của cơ sở sản xuất, dịch vụ công nghiệp (sau đây gọi chung là cơ sở
công nghiệp), từ nhà máy xử lý nước thải tập trung có đấu nối nước thải của cơ sở
cơng nghiệp.” (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011).
- Theo Khoản 2, Điều 2, Nghị định số 154/2016/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm
2016 của Chính phủ về phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải quy định: “Nước thải
công nghiệp là nước thải từ: cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến nông sản, lâm sản, thủy
sản; cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến thực phẩm, rượu, bia, nước giải khát, thuốc lá; cơ
sở chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; cơ sở nuôi trồng thủy sản; cơ sở sản
xuất thủ công nghiệp trong các làng nghề; cơ sở thuộc da, tái chế da; cơ sở khai thác,
chế biến khoáng sản; cơ sở dệt, nhuộm, may mặc; cơ sở sản xuất giấy, bột giấy, nhựa,
cao su; cơ sở sản xuất phân bón, hóa chất, dược phẩm, thuốc bảo vệ thực vật, vật liệu
xây dựng, văn phòng phẩm, đồ gia dụng; cơ sở cơ khí, luyện kim, gia cơng kim loại,


5


chế tạo máy và phụ tùng; cơ sở sản xuất linh kiện, thiết bị điện, điện tử; cơ sở sơ chế
phế liệu, phá dỡ tàu cũ, vệ sinh súc rửa tàu; nhà máy cấp nước sạch; hệ thống xử lý
nước thải tập trung khu công nghiệp; cơ sở sản xuất khác”(Chính phủ, 2016).
1.1.1.2. Đặc điểm nước thải cơng nghiệp
Hiện nay người ta quan tâm nhiều tới 3 nguồn nước thải chính là nguồn nước
thải bệnh viện, nguồn nước thải cơng nghiệp và nguồn thải sinh hoạt. Đặc biệt nguồn
nước thải công nghiệp là một thách thức lớn cho hệ thống sông hồ của nhiều nước trên
thế giới và nhất là ở Việt Nam do những đặc tính độc hại của nó đối với mơi trường.
Đặc điểm nguồn nước thải cơng nghiệp chứa nhiều hoá chất độc hại (kim
loại nặng như Hg, As, Pb, Cd,…); các chất hữu cơ khó phân huỷ sinh học (phenol,
dầu mỡ...); các chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học từ cơ sở sản xuất thực phẩm. Tuy
nhiên nước thải cơng nghiệp khơng có đặc điểm chung mà thành phần tính chất tuỳ
thuộc vào q trình sản xuất cũng như quy mô xử lý nước thải. Nước thải của các
cơ sở chế biến lương thực thực phẩm có chứa nhiều chất phân huỷ sinh học; trong
khi nước thải công nghiệp lại chứa nhiều kim loại nặng… (Lương Văn Hinh, 2015).
Từ các khái niệm, nhận định nêu trên đều cho thấy nước thải công nghiệp là
nước thải ra từ các cơ sở sản xuất kinh doanh. Trong nước thải cơng nghiệp có chứa
các chất ơ nhiêm hữu cơ, vô cơ, kim loại nặng… như: BOD, COD, chất rắn lơ lửng,
sắt, đồng, mangan, thủy ngân, chì, asen, cadimi, dầu mỡ… với nồng độ ô nhiễm ở
các mức độ khác nhau (Theo QCVN 40:2011/BTNMT có 33 thơng số ơ nhiễm đặc
trưng trong nước thải công nghiệp). Nếu các nguồn nước thải công nghiệp ở các
lĩnh vực sản xuất không được xử lý hoặc xử lý không đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về môi trường mà thải ra mơi trường thì sẽ gây ảnh hưởng, suy thối, ơ
nhiễm các nguồn tiếp nhận là hệ thống sông, suối, ao, hồ…, gián tiếp ảnh hưởng
đến chất lượng nước ngầm, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây mất mỹ quan
và hủy hoại các hệ sinh thái.
1.1.1.3. Một số khái niệm về các chính sách kinh tế trong bảo vệ mơi trường.
Chính sách kinh tế về bảo vệ mơi trường là hệ thống các chính sách được sử
dụng nhằm tác động tới chi phí và lợi ích trong của hoạt động các cá nhân và tổ

chức kinh tế để tạo ra các tác động ảnh hưởng đến hành vi của các tác nhân kinh tế
theo hướng có lợi cho mơi trường.


6

Các chính sách kinh tế về bảo vệ mơi trường rất đa dạng, trong đó các chính
sách kinh tế trong quản lý môi trường thường được sử dụng gồm: Thuế tài ngun;
thuế và phí mơi trường; Giấy phép chất thải (có thể mua bán được) hay "cota ơ
nhiễm"; quỹ bảo vệ mơi trường; đặt cọc-hồn trả; ký quỹ mơi trường; trợ cấp môi
trường…
a. Thuế tài nguyên
Thuế tài nguyên là sắc thuế áp dụng cho tất cả các cá nhân, tổ chức có khai
thác tài nguyên thuộc diện chịu thuế tài nguyên theo quy định pháp luật của một
quốc gia. Thuế tài nguyên thường bao gồm một số loại sau: Thuế sử dụng đất; thuế
sử dụng nước; thuế khai thác tài ngun khống sản (trong đó, tiền cấp quyền khai
thác tài nguyên nước và khoáng sản cũng được coi là một dạng thuế tài nguyên);
thuế tài nguyên rừng, thuế tài nguyên biển…
Ngồi ra, theo Luật Thuế tài ngun năm 2009 thì đối tượng chịu thuế tài
nguyên gồm: Khoáng sản kim loại; Khống sản khơng kim loại; Dầu thơ; Khí thiên
nhiên, khí than; Sản phẩm của rừng tự nhiên, trừ động vật; Hải sản tự nhiên, bao gồm
động vật và thực vật biển; Nước thiên nhiên, bao gồm nước mặt và nước dưới đất;
Yến sào thiên nhiên; Tài nguyên khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.
(Quốc hội, 2009).
b. Thuế/Phí môi trường
- Theo quy định tại Luật Thuế Bảo vệ mơi trường 2010 thì thuế bảo vệ mơi
trường được hiểu như sau: Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản
phẩm, hàng hóa (sau đây gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến
mơi trường. Hay nói theo cách khác thì thuế môi trường là khoản thu của ngân sách
nhà nước, nhằm điều tiết các hoạt động có ảnh hưởng tới mơi trường và kiểm sốt ơ

nhiễm mơi trường. (Quốc hội, 2010).
Theo Điều 148 Luật bảo vệ mơi trường 2014 thì phí bảo vệ mơi trường được
hiểu như sau: Phí bảo vệ mơi trường là khoản phí mà tổ chức, cá nhân phải trả do
hoạt động của họ hoặc sản phẩm họ dùng có ảnh hưởng bất lợi cho mơi trường, làm
phát sinh tác động xấu đối với môi trường. Nhà nước sẽ dùng khoản phí này vào
việc bảo vệ, cải thiện môi trường. (Quốc hội, 2014).


7

Có thể nói, thuế/phí bảo vệ mơi trường là một trong những chính sách kinh
tế nhằm đưa chi phí mơi trường vào giá thành sản phẩm theo nguyên tắc “người
gây ơ nhiễm phải trả tiền”. Thuế/phí mơi trường có hai mục đích chủ yếu là:
khuyến khích người gây ơ nhiễm giảm lượng chất gây ô nhiễm thải ra môi trường
và là nguồn thu của ngân sách để phục vụ cho hoạt động bảo vệ, cải thiện và xử lý
ô nhiễm mơi trường.
c. Một số chính sách kinh tế khác
Một số chính sách kinh tế khác trong quản lý mơi trường gồm: Quỹ bảo vệ
mơi trường; Đặt cọc và hồn trả; Ký quỹ môi trường; Trợ cấp môi trường; Giấy
phép môi trường.
1.1.2. Cơ sở lý luận của chính sách kinh tế trong quản lý mơi trường
1.1.2.1. Chính sách kinh tế trong quản lý môi trường
Trong thập niên 70-80 của thế kỷ trước (thế kỷ 20), nhiều quốc gia nước trên
thế giới đã bắt đầu xây dựng và áp dụng các chính sách, công cụ kinh tế trong quản
lý môi trường, đặc biệt là quản lý mơi trường khơng khí, mơi trường nước, môi
trường đất… Đến nay, các loại công cụ này đã, đang được hoàn thiện và tiếp tục
được sử dụng rộng rãi ở các cấp độ khác nhau từ quy mô vùng lãnh thổ, quốc gia
đến địa phương nhằm kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường và sử dụng bền vững các
nguồn tài ngun.
Chính sách kinh tế trong quản lý mơi trường là hệ thống các chính sách, cơng

cụ được sử dụng nhằm tác động tới chi phí và lợi ích trong các hoạt động sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân để tạo ra các tác động ảnh hưởng đến
hành vi của các tác nhân kinh tế theo hướng có lợi cho mơi trường.
Chính sách kinh tế có thể tác động trực tiếp vào các nhà sản xuất, kinh doanh
dưới dạng thuế, phí mơi trường hoặc phí xả thải hoặc vào người sử dụng dưới dạng
phí sử dụng. Trong tất cả các trường hợp đó chính sách kinh tế trong quản lý mơi
trường đều có mục đích chung là hạn chế lượng chất thải phát sinh và giảm ảnh
hưởng của việc tiêu thụ tài nguyên và năng lượng. Việc sử dụng chính sách kinh tế
để kích thích các chủ thể hoạt động có lợi cho mơi trường theo 2 nguyên tắc người
hưởng lợi phải trả tiền và người gây ô nhiễm phải trả tiền.


8

Chính sách kinh tế trong
quản lý mơi trường

Kiểm sốt ơ nhiễm
Thuế/phí
mơi trường

Phí
người sử dụng

Tác động
khuyến khích

Bồi hồn chi
phí


Quản lý tài ngun
Thuế/phí
tài ngun

Tác động
khuyến khích

Phí
người sử dụng

Bồi hồn chi
phí

Hình 1.1. Sơ đồ mục đích áp dụng các chính sách kinh tế trong quản lý mơi trường
1.1.2.2. Phân loại chính sách kinh tế
Việc phân loại các chính sách, cơng cụ kinh tế có thể thực hiện bằng cách
xác định cách thức áp dụng cơng cụ. Ví dụ, các chính sách được áp dụng trực tiếp
đối với chất thải ơ nhiễm (thuế/phí ơ nhiễm dựa trên khối lượng chất ơ nhiễm hoặc
phí chất thải đánh vào khối lượng chất thải phát sinh) hay gián tiếp thông qua các
sản phẩm sản xuất ra hay các đầu vào (thuế/phí mơi trường đánh vào các sản phẩm
như bao bì, lốp, ắc qui hay các đầu vào như xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu...).
Thuế là khoản thu cho ngân sách, dùng để chi cho mọi hoạt động của nhà
nước. Thuế mơi trường nói chung hay thuế ô nhiễm môi trường nói riêng đều do
nhà nước định ra, thu về cho ngân sách, dùng để chi chung, khơng chỉ chi riêng cho
cơng tác bảo vệ mơi trường.
Phí là khoản thu của Nhà nước nhằm bù đắp một phần chi phí thường xun
và khơng thường xun đối với công tác quản lý, điều phối hoạt động của người
nộp phí. Như vậy, khác với thuế mơi trường, phần lớn kinh phí thu phí ơ nhiễm sẽ
được sử dụng, điều phối lại cho công tác quản lý, bảo vệ môi trường và giải quyết
một phần các vấn đề môi trường do những người đóng phí gây ra.

Thuế/phí ơ nhiễm được áp dụng trực tiếp hay gián tiếp thường phụ thuộc vào
thực trạng hệ thống thể chế hiện hành và mức độ đơn giản hố về mặt hành chính


9

trong khi áp dụng hệ thống phí. Thơng thường thuế/phí gián tiếp dễ áp dụng hơn vì
chúng thường được tính gộp vào các khoản thuế/phí hiện có. Do đó cơng tác thu
thuế/phí cũng thường đơn giản hơn. (Nguyễn Thế Chinh, 2003).
1.1.2.3. Thuế ơ nhiễm và phí thải
Arthur C.Pigou (Pigou 1877 - 1959) - Giáo sư kinh tế chính trị trường Đại học
Cambridge là người đầu tiên có sáng kiến áp dụng cách tiếp cận kinh tế và việc giải
quyết ngoại ứng do ơ nhiễm mơi trường. Ơng đã đưa ra ý tưởng về việc đánh thuế với
những người gây ô nhiễm. Đây là loại thuế thay vì đánh vào đầu ra sản phẩm, người
ta đánh cho mỗi đơn vị phát thải ô nhiễm đầu vào. Đây là cách tạo ra một động cơ
kinh tế cho người gây ô nhiễm thay đổi mức sản lượng của mình và buộc họ phải
chịu đầy đủ chi phí xã hội của việc sản xuất, bao gồm cả chi phí cá nhân (nguyên vật
liệu, nhà xưởng, vốn, lao động…) và chi phí ngoại ứng mơi trường
a. Thuế ô nhiễm (thuế Pigou)
Nhằm đạt được mức hoạt động tối ưu (sản lượng tối ưu) Q*, nhà kinh tế học
Pigou người Anh đã đề xuất một công cụ kiểm sốt khi có ơ nhiễm xảy ra nhằm làm
cho chi phí cá nhân bằng chi phí xã hội bằng thuế ơ nhiễm tối ưu hay cịn gọi là thuế
Pigou. Ngun tắc tính thuế ơ nhiễm tối ưu (thuế Pigou) nêu ra là ai gây ơ nhiễm
người đó phải chịu thuế. Thuế Pigou tính trên từng đơn vị sản phẩm gây ơ nhiễm.
B, C

B, C
MEC

MNPB


MNPB-t*

MEC

MNPB

b

d

a
t*

0

Q*

e
t*

Qp

Q

0

Q*

Hình 1.2. Mức thuế ơ nhiễm tính trên mỗi đơn vị sản phẩm


Qp

Q

f

Mức thuế ơ nhiễm tính cho mỗi đơn vị sản phẩm gây ơ nhiễm có giá trị bằng
chi phí bên ngồi (MEC) do đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm gây ra tại mức hoạt động
tối ưu (sản lượng tối ưu) Q*.


10

Hình vẽ 1.2 mơ tả cơ chế của cơng cụ này. Mục tiêu của người sản xuất là tối
đa hoá lợi nhuận ròng cá nhân. Sau khi đánh thuế Pigou là t*, đường lợi nhuận ròng
cá nhân biên mới là MNPB - t* nằm dưới đường MNPB cũ. Khi chưa bị đánh
thuế/phí, người gây ơ nhiễm sẽ quyết định sản xuất ở mức QP để có lợi nhuận cực
đại. Khi đánh thuế t* sẽ quyết định mức sản xuất ở mức Q*.
Khi đánh thuế nếu sản xuất ở QP thì giá trị thuế bằng diện tích hình 0aeQP,
tổng lợi nhuận là diện tích 0bQP, lợi nhuận rịng được tính bằng diện tích abd trừ
diện tích deQP. Khi sản xuất ở Q*, giá trị thuế là diện tích 0adQ*, lợi nhuận là diện
tích hình 0bdQ*, lợi nhuận rịng là diện tích abd. Như vậy, khi bị đánh thuế t*,
người sản xuất sẽ điều chỉnh về mức hoạt động sản xuất Q*.
Có thể nói thuế đánh vào nguồn phát thải gồm rất nhiều mức thuế chi tiết
đánh vào các đơn vị phát thải hoặc thiệt hại do mỗi một hoạt động cụ thể gây nên.
Mức thuế đối với mỗi đơn vị được xác định tại điểm mà tổng chi phí xã hội ngoại
biên của một hoạt động bằng với (=) lợi ích biên thu được từ hoạt động đó. Do
đó, mức thuế (thuế suất) được quy định bằng một số tiền cụ thể, khơng tính
theo tỷ lệ phần trăm trên giá cả hàng hố. Thuế Pigou thường được đánh giá là

một cơng cụ hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề môi trường vì có tác động cải
thiện các hoạt động kinh tế, chi phí quản lý thấp, khuyến khích việc giảm thiểu
thiệt hại mơi trường. So với cơng cụ về chính sách thể chế, thuế Pigou có nhiều
ưu điểm hơn về định hướng giảm thiểu ô nhiễm thông qua việc điều chỉnh cơ cấu
tiêu dùng, thay đổi cấu trúc và quy mô của hoạt động, thay đổi công nghệ, sử dụng
các nguyên liệu thay thế. (Nguyễn Mậu Dũng, 2009).
b. Phí xả thải:
Phí xả thải là những khoản tiền mà người gây ô nhiễm phải trả theo quy định
của cơ quan quản lý nhà nước và tuỳ theo lượng thải thực tế vào mơi trường
Cơng thức tính phí: F = f * W
Trong đó: - F là số phí phải nộp
- f là mức phí do cơ quan nhà nước quy định
- W là lượng chất thải
Hình 1.3 mơ tả cơ chế của cơng cụ phí xả thải và mơ hình xác định mức phí xả
thải là mơ hình ơ nhiễm tối ưu và nó là cơ sở để xác định mức phí thải.


11

F Phí xả thải
MAC
MDC

f

d
a

c
b


c
0

W*

Wm

W (lượng thải)

Hình 1.3. Mức phí xả thải tối ưu
Xét hoạt động sản xuất gây ra ngoại ứng tiêu cực với hàm chi phí thiệt hại cận
biên là MDC. Bên cạnh hoạt động sản xuất, doanh nghiệp phải đầu tư và vận hành
cơng trình xử lý ơ nhiễm mơi trường với hàm chi phí giảm thải cận biên là MAC
Thông thường cơ sở sản xuất, kinh doanh muốn xả thải ở mức thải tối đa là
Wm, bởi vì tại mức thải này chi phí mà chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh bỏ ra để giảm
thải (chi phí xử lý) là thấp nhất nhưng chi phí áp đặt cho xã hội là lớn nhất. Ngược lại,
cơ quan quản lý và xã hội muốn cơ sở sản xuất, kinh doanh thải tại mức bằng 0, tương
ứng với chi phí giảm thải (chi phí xử lý) của cơ sở sản xuất, kinh doanh là lớn nhất.
Do đó, tại mức thải W* được xác định là MDC = MAC thì chi phí giảm thải
(chi phí xử lý) của cơ sở sản xuất, kinh doanh và chi phí áp đặt xã hội là nhỏ nhất.
Từ đó ta xác định được các đại lượng sau:
AC: là chi phí kiểm sốt ơ nhiễm; F: là tổng số phí phải nộp
EC: là chi phí xử lý môi trường của cơ sở sản xuất (EC = AC + F)
Dựa vào đồ thị của hình 3 ta xác định được
AC
F
EC
Wm
0

a+b+c
a+b+c
W0
b+c+d
0
b+c+d
W*
b
c
b+c
Như vậy MAC và MDC cắt nhau tại W* thì đạt được tối ưu xã hội và tối ưu
của cơ sở sản xuất, kinh doanh. W* gọi là mức thải tối ưu và với MAC = MDC = f
gọi là mức phí xả thải tối ưu. Khi đó, cơ quan quản lý nhà nước về mơi trường sẽ
căn cứ vào mức thải tối ưu này để định ra mức phí xả thải cho các cơ sở sản xuất,
kinh doanh và các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh sẽ căn cứ vào mức thu phí xả thải


12

và khả năng giảm thải (xử lý) của mình để quyết định mức thải sao cho tiết kiệm chi
phí giảm thải nhất.
Có thể nói, phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải nói chung, nước thải
cơng nghiệp nói riêng là một trong những công cụ kinh tế chủ yếu được áp dụng ở
nhiều nước trên thế giới nhằm hạn chế tình trạng ơ nhiễm mơi trường tạo động lực
để các doanh nghiệp giảm ô nhiễm, đồng thời tạo nguồn thu để chi trả cho các hoạt
động bảo vệ môi trường. (Hoàng Xuân Cơ, 2005).
1.1.2.4. Các nguyên tắc cơ bản của quản lý mơi trường bằng chính sách, cơng cụ
kinh tế thu phí BVMT đối với nước thải cơng nghiệp
a. Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền (PPP – Polluter Pays Principle)
Nguyên tắc này là sáng kiến do Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD)

đề ra vào các năm 1972 và 1974. Nguyên tắc PPP “tiêu chuẩn” năm 1972 cho rằng
các tác nhân gây ra ô nhiễm môi trường phải trả mọi loại phí cho hoạt động kiểm sốt
và phịng chống ơ nhiễm. Ngun tắc PPP “mở rộng” năm 1974 chủ trương rằng, các
tác nhân gây ơ nhiễm ngồi việc phải tn thủ các chi phí tiêu chuẩn đối với việc gây
ơ nhiễm cịn phải bồi thường cho những người bị thiệt hại do ô nhiễm này gây ra.
Hiện nay nguyên tắc PPP đã trở thành ngun tắc chung của việc quốc tế hố
chi phí môi trường, đối tượng gây ra ô nhiễm phải chịu tồn bộ các chi phí để bù
đắp thiệt hại mơi trường gây ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Về phía
người tiêu dùng cũng phải chịu một phần chi phí, chi phí này sẽ được tính vào giá
thành sản phẩm. Điều đó góp phần hạn chế việc tiêu thụ những sản phẩm hàng hố
có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao. (Trần Thanh Lâm, 2006).
b. Nguyên tắc người hưởng lợi phải trả tiền (BPP – Benefit Pays Principle)
Đối nghịch với người trực tiếp gây ô nhiễm phải trả tiền thì người được hưởng
lợi một mơi trường đã được cải thiện cũng phải trả một khoản phí nhất định. Nguyên
tắc BPP đưa ra các giải pháp bảo vệ mơi trường với một cách nhìn riêng. Thay vì
ngun tắc PPP, nguyên tắc BPP chủ trương rằng việc phòng ngừa ô nhiễm và cải
thiện môi trường cần được hỗ trợ từ phía những người muốn thay đổi hoặc những
người không phải trả giá cho các chất thải gây ô nhiễm môi trường.


13

Về thực chất nguyên tắc BPP có thể sử dụng như một định hướng hỗ trợ
nhằm đạt được các mục tiêu bảo vệ mơi trường, cho dù đó là mục tiêu bảo vệ hay
phục hồi mơi trường. Nếu mức phí có thể được thu dù để dành cho các mục tiêu
mơi trường thì lúc đó chính sách này có thể được coi là chính sách có hiệu quả về
mơi trường. Mục đích hướng tới của nguyên tắc BPP là nhằm bảo vệ mơi trường
nên có thể nói là nó được công chúng ủng hộ rộng rãi. (Nguyễn Thế Chinh, 2003).
c. Nguyên tắc cưỡng chế.
Nguyên tắc cưỡng chế là một loạt những hành động của cơ quan quản lý nhà

nước thực hiện để đảm bảo quy định được tuân thủ và để điều chỉnh hoặc chấm dứt
những hành động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người. Hoạt động
cưỡng chế của cơ quan quản lý nhà nước bao gồm:
- Thanh tra, kiểm tra để xác định mức độ tuân thủ của các đối tượng được
điều chỉnh và để phát hiện những hành vi vi phạm.
- Thảo luận, đối thoại với các tổ chức, cá nhân không tuân thủ các quy định nhằm
xây dựng và đưa ra kế hoạch, biện pháp được nhất trí để tuân thủ các quy định đó.
- Các biện pháp pháp lý trong trường hợp cần thiết để đôn đốc, yêu cầu tổ
chức, cá nhân tuân thủ hoặc áp đặt những quy định về xử lý vi phạm hành chính và
bồi thường, khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm pháp luật hoặc những hành vi
làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng hoặc suy thối, ơ nhiễm mơi trường.
1.1.2.5. Lợi ích của việc thu phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải cơng nghiệp
a. Lợi ích về kinh tế: Lợi ích về kinh tế trong việc áp dụng thu phí bảo vệ
môi trường đối với nước thải công nghiệp nhằm tạo nguồn kinh phí cho cơng tác xử
lý chất thải, khắc phục ô nhiễm môi trường, phục hồi và cải thiện môi trường…; Bắt
buộc các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh phải thay đổi hoạt động sản xuất theo
hướng thân thiên với mơi trường
b. Lợi ích về mơi trường:
- Hạn chế ô nhiễm môi trường do các nguồn nước thải công nghiệp thải ra; Điều
tiết và hạn chế lượng nước thải thải ra mơi trường: Việc thu phí bảo vệ môi trường
đối với nước thải công nghiệp giúp các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường nắm bắt được tổng lượng nước thải thải ra môi trường để từ đó có các biện


14

pháp quản lý phù hợp để điều tiết lượng nước thải thải ra phù hợp với sức chịu tải
của môi trường tiếp nhận.
- Khuyên khích các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh đầu tư công nghệ, áp
dụng công nghệ sản xuất sạch hơn để giảm thiểu lượng nước thải thải ra mơi

trường. Từ đó, vừa giảm được chi phí đầu tư cơng trình xử lý nước thải, đạt được
các tiêu chuẩn về mơi trường, giảm được số phí nước thải phải nộp; Sử dụng tiết
kiệm nước sạch, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên.
1.2. Tổng quan kinh nghiệm trong việc thực hiện chính sách thu phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải công nghiệp
1.2.1. Kinh nghiệm về thực hiện chính sách thu phí BVMT đối với nước thải
công nghiệp của một số quốc gia trên thế giới
Từ những năm 70 của thế kỷ 20 chính sách kinh tế về phí bảo vệ mơi trường
đối với nước thải nói chung và nước thải cơng nghiệp nói riêng mới chỉ được một số
ít nước có nền kinh tế phát triển như: các nước thuộc nhóm OECD, các nước cơng
nghiệp mới NIC, một số nước khác như Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc áp dụng
với phạm vi hạn chế trong một số ngành, lĩnh vực. Trong đó phí BVMT đối với
nước thải công nghiệp đã được áp dụng và thực hiện thành cơng ở một số nước:
* Tại Hàn Quốc: Phí nước thải đánh vào nguồn gây ô nhiễm được Hàn Quốc
áp dụng từ năm 1983. Ban đầu phí được áp dụng dưới dạng phạt do không thực hiện
đúng cam kết. Cơ quan môi trường Hà Quốc được quyền phạt tiền các cơ sở gây ô
nhiễm nếu như vi phạm tiêu chuẩn về mơi trường và sau đó u cầu phải có biện
pháp xử lý nếu vẫn tiếp tục thải vượt tiêu chuẩn cho phép.(Ngô Văn Mẫn, 2015).
Từ năm 1986 đến nay biện pháp này đã được thay đổi bằng thu phí với phần
thải vượt tiêu chuẩn. Mức phí được xác định dựa trên cơ sở nồng độ chất gây ô
nhiễm, vị trí thải chất gây ơ nhiễm, thời gian vượt tiêu chuẩn cho phép và tuy vào số
lần vi phạm tiêu chuẩn. Nhưng sau một thời gian thực hiện biện pháp này đã bộc lộ
một số nhược điểm. Để khắc phục những nhược điểm từ năm 1990 Hàn Quốc dã tính
phí căn cứ vào lượng thải vượt tiêu chuẩn cho phép và kết hợp nồng độ các chất gây
ô nhiễm trong cơng thức tính phí. Ngồi ra, Hàn Quốc đã điều chỉnh xuất phí cao hơn
chi phí vận hành hệ thống xử lý ơ nhiễm để khuyến khích giảm ơ nhiễm.


15


* Tại Trung Quốc: Phí nước thải tại Trung Quốc được quy định trong Điều
18 Luật Bảo vệ môi trường 1979. Trong những năm 1979 - 1981, phí ơ nhiễm được
áp dụng trên cơ sở thử nghiệm ở 27 tỉnh, thành phố, dưới sự giám sát trực tiếp của
Chính phủ. Từ năm 1982 việc thực hiện được áp dụng trên tồn quốc.
Tuy nhiên, trong q trình thực hiện biện pháp này đã bộc lộ một số bất cập.
Để khắc phục những bất cập này, năm 2003, hệ thống tính phí nước thải của Trung
Quốc đã có một số thay đổi: Việc tính phí được dựa trên tải lượng chứ khơng chỉ
dựa trên nồng độ; Phí được tính với tất cả các đơn vị ô nhiễm (cả đơn vị trên và
dưới TCCP); Phí được tính với hơn 100 thơng số ơ nhiễm trong nước thải. Các tiêu
chuẩn do Bộ Môi trường quy định thay đổi tùy thuộc vào từng ngành công nghiệp
và mức phí thay đổi tùy theo loại chất gây ô nhiễm.(Ngô Văn Mẫn, 2015).
* Tại Philippine: Từ năm 2003, Chính phủ Philippines đã cho nhân rộng việc
áp dụng thu phí nước thải trong phạm vi cả nước. Tuy nhiên, việc thu phí trong giai
đoạn này có một số điều chỉnh nhằm tăng hiệu quả của phí. Thứ nhất, phần phí cố
định phụ thuộc lượng nước thải và việc có chứa kim loại nặng hay khơng. Thứ hai,
phần phí biến đổi áp dụng đồng loạt 5.000 Peso/tấn với tất cả các đơn vị ô nhiễm
chứ không phân biệt đơn vị ô nhiễm vượt tiêu chuẩn và dưới tiêu chuẩn. (Ngô Văn
Mẫn, 2015).
* Một số nhận xét
Qua nghiên cứu ban đầu về kinh nghiệm của một số nước cho thấy, việc áp
dụng chính sách thu phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải cơng nghiệp có đặc
điểm như sau:
- Phí nước thải là công cụ được áp dụng rộng rãi nhất trong số các chính sách
kinh tế. Việc áp dụng phí nước thải khơng gây ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
- Phí nước thải góp phần đáng kể làm giảm ô nhiễm nước vào tạo nguồn thu
cho công tác BVMT. Tuy nhiên, mức độ thành cơng có khác nhau tùy thuộc cơ chế
thu. Cụ thể là tỷ lệ thành cơng cao hơn với các nước có cơ chế thu đơn giản; áp dụng
quy mơ thí điểm trước khi áp dụng rộng rãi; áp dụng việc đánh phí với tất cả các đơn
vị ô nhiễm (cả đơn vị vượt tiêu chuẩn và khơng vượt tiêu chuẩn); tách riêng phí cố
định (phí hành chính) và phí biến đổi (phí đánh vào đơn vị ô nhiễm).



16

- Đa số các nước sử dụng phí nước thải để tái đầu tư vào các hoạt động bảo
vệ môi trường.
- Để việc thu phí hiệu quả cần hệ thống kiểm tra, giám sát tốt, xử phạt
nghiêm minh những đơn vị khơng đóng phí. Đồng thời, cần xây dựng hệ thống
quản lý môi trường trong các doanh nghiệp để tăng tính cơng khai, minh bạch
của các số liệu xả thải.
1.2.2. Kinh nghiệm về thực hiện chính sách thu phí BVMT đối với nước thải
công nghiệp của một số tỉnh, thành phố của Việt Nam
Quy định về phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải công nghiệp được Việt
Nam ban hành và tổ chức thực hiện từ năm 2003, trong giai đoạn từ năm 2003-2018
Chính phủ đã ban hành 03 nghị định về phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải công
nghiệp gồm: Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí bảo
vệ mơi trường đối với nước thải; Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của
Chính phủ về phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải và Nghị định số 154/2016/NĐCP ngày 16/11/2016 của Chính phủ về phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải. Cho
đến nay, quy định về phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải nói chung và phí bảo vệ
mơi trường đối với nước thải cơng nghiệp nói riêng đã dần được hoàn thiện và vận
hành ổn định nhưng vẫn cịn có những hạn chế bất cập ở mức độ nhất định.
1.2.2.1. Kết quả thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp của tỉnh Bắc Kạn
Trên cơ sở tổng hợp số liệu, trong giai đoạn 2017 - 2019 của Chi cục Bảo vệ
môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức thực hiện thu phí
bảo vệ mơi trường đối với nước thải trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn như sau:
- Năm 2017, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có 90 cơ sở thuộc đối tượng nộp phí
với tổng số tiền nộp phí là: 1.008.513.446 đồng, trong đó: có 9 cơ sở thuộc đối
tượng nộp phí biến đổi với số tiền là: 842.542.000 đồng, 81 cơ sở thuộc đối tượng
nộp phí cố định với số tiền là: 121.500.000 đồng.
- Năm 2018, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có 79 cơ sở thuộc đối tượng nộp phí

với tổng số tiền nộp phí là: 944.542.000 đồng, trong đó: có 11 cơ sở thuộc đối
tượng nộp phí biến đổi với số tiền là: 887.013.776 đồng, 68 cơ sở thuộc đối tượng
nộp phí cố định với số tiền là: 102.000.000 đồng.


×