Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 92 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LƯƠNG QUANG HUY

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU GOM VÀ XỬ LÝ
CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THÀNH PHỐ
MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Thái Nguyên, năm 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LƯƠNG QUANG HUY

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU GOM VÀ XỬ LÝ
CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THÀNH PHỐ
MĨNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH
Ngành: Khoa học mơi trường
Mã ngành: 8.44.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Văn Điền

Thái Nguyên, năm 2020




i

LỜI CẢM ƠN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã
được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày ….. tháng ….. năm 2020
Người viết cam đoan

Lương Quang Huy


ii

LỜI CẢM ƠN
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí của Trường Đại
học Nơng Lâm, Đại học Thái Nguyên, khoa Môi trường và dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS. Trần Văn Điền đã cho phép, tạo điều kiện, hướng dẫn tơi
thực hiện và hồn thành bản luận văn này.
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn chân thành đến PGS.TS. Trần Văn
Điền đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, truyền thụ những kinh nghiệm quý báu, giúp
đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu và viết luận văn này.
Tôi xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Môi trường, Bộ phận Sau Đại
học, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi, động viên khuyến khích và giúp đỡ tơi trong q trình học tập cũng như hồn
thành bản luận văn này.

Tơi cũng xin chân thành cảm ơn phịng TNMT thành phố Móng Cái, Cơng
ty CP mơi trường và cơng trình đơ thị đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q
trình thu thập số liệu hồn thiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè, đồng
nghiệp đã quan tâm động viên tơi trong suốt q trình nghiên cứu và thực
hiện đề tài.
Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của q thầy cơ và các
bạn học viên để đề tài của tơi được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày …. tháng … năm 2020
Tác giả luận văn

Lương Quang Huy


iii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ......................................................... vi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 2
3. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 3
1.1.1. Khái niệm liên quan đến đề tài................................................................ 3
1.1.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn........................................................... 4
1.1.3. Phân loại chất thải rắn ............................................................................. 6
1.1.4. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt ......................................................... 9
1.1.5. Những lợi ích và tác hại của chất thải rắn ............................................... 9
1.1.6. Hệ thống quản lý chất thải .................................................................... 12
1.1.7. Các phương pháp xử lý chất thải rắn .................................................... 13
1.2. Cơ sở pháp lý về quản lý chất thải sinh hoạt ........................................... 16
1.3. Tổng quan kết quả nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam .................... 18
1.3.1. Tình hình quản lý chất thải sinh hoạt trên thế giới ............................... 18
1.3.2. Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam .......................... 22
1.4. Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tỉnh Quảng Ninh ..................... 28
1.4.1. Hệ thống quản lý ................................................................................... 28
1.4.2. Xe thu gom và vận chuyển rác .............................................................. 30
1.4.3. Đánh giá Hệ thống Thu gom và vận chuyển rác................................... 31


iv

1.4.4. Hệ thống xử lý chất thải cuối cùng ....................................................... 31
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 34
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 34
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 34
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 34
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 34
2.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Móng Cái,
tỉnh Quảng Ninh .............................................................................................. 34
2.2.2. Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt thành phố Móng Cái,

tỉnh Quảng Ninh. ............................................................................................. 34
2.2.3. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt của
thành phố Móng Cái. ...................................................................................... 34
2.2.4. Nhận thức về bảo vệ môi trường và ý kiến đánh giá, đóng góp
của người dân, nhân viên mơi trường trong cơng tác quản lý và xử lý
chất thải rắn sinh hoạt ....................................................................................... 35
2.2.5. Đề xuất các biện pháp xử lý và quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn
thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. .......................................................... 35
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 35
2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp ...................................... 35
2.3.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp ...................................... 36
2.4.3. Phương pháp tham khảo các ý kiến của chuyên gia ............................. 38
2.4.4. Phương pháp tính tồn, xử lý số liệu và viết báo cáo ........................... 38
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 39
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu .................. 39
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 39
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội.................................................... 44


v

3.2. Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng
Ninh. ................................................................................................................ 49
3.2.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ................................................ 49
3.2.3. Khối lượng CTRSH tại thành phố Móng Cái ....................................... 52
3.2.4. Dự tính khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trong tương lai .................. 53
3.3. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Móng Cái..... 54
3.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý .......................................................................... 54
3.3.2. Công tác phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh
hoạt .................................................................................................................. 55

3.3.3. Hiện trạng mơi trường khơng khí tại Nhà máy xử lý chất thải rắn ........ 58
3.3.4. Hiện trạng môi trường nước tại Nhà máy xử lý chất thải rắn ................ 61
3.4. Nhận thức về bảo vệ môi trường và ý kiến đánh giá, đóng góp của người dân,
nhân viên môi trường trong công tác quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt. . .. 65
3.4.1. Đánh giá của người dân ........................................................................ 65
3.4.2. Đánh giá của nhân viên vệ sinh môi trường ......................................... 68
3.5. Đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn một số
phường trung tâm thành phố Móng Cái .......................................................... 69
3.5.1. Hồn thiện thể chế, chính sách về quản lý chất thải rắn ....................... 69
3.5.2. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt. .......................................................... 70
3.5.3. Thu gom vận chuyển ............................................................................. 70
3.5.4. Giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế............................................................. 70
3.5.5. Giáo dục, tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng.............................. 71
3.5.6. Hợp tác quốc tế trong công tác quản lý chất thải rắn............................ 72
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 73
Kết luận ........................................................................................................... 73
Kiến nghị ......................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 75
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Thành phần CTR phát sinh theo mức thu nhập .............................. 23
Bảng 1.2: Lượng CTRSH đô thị phát sinh qua các năm
tại một số địa phương ...................................................................................... 24
Bảng 1.3. Số liệu về phát sinh chất thải rắn trong tỉnh Quảng Ninh .............. 28
Bảng 1.4 - Xe thu gom và vận chuyển rác (năm 2015) .................................. 30
Bảng 1.5. Hiện trạng các bãi rác hiện tại ........................................................ 32

Bảng 3.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
tại Thành phố Móng Cái ................................................................................. 49
Bảng 3.2 Thành phần rác thải sinh hoạt phát sinh tại một số phường
Thành phố Móng Cái ...................................................................................... 50
Bảng 3.3. Khối lượng CTRSH của thành phố ................................................ 52
Bảng 3.4: Dự báo lượng rác thải sinh hoạt phát sinh tại Thành phố Móng cái
......................................................................................................................... 53
Bảng 3.5. Cơ cấu tổ chức nhân lực của công ty cổ phần MT
và CT đơ thị ..................................................................................................... 54
Bảng 3.6. Kết quả phân tích các chỉ tiêu mơi trường khơng khí .................... 58
tại Nhà máy xử lý chất thải rắn......................................................................... 58
Bảng 3.7. Kết quả phân tích khí thải tại Nhà máy xử lý chất thải rắn ............. 60
Bảng 3.8. Kết quả phân tích nước thải tại Nhà máy xử lý chất thải rắn .......... 61
Bảng 3.9. Kết quả phân tích nước mặt tại Nhà máy xử lý chất thải rắn ............. 63
Bảng 3.10. Kết quả phân tích nước giếng khoan tại Nhà máy xử lý CTR ......... 64
Bảng 3.11: Ý kiến đánh giá của người dân về mức độ ảnh hưởng của rác thải
sinh hoạt đến môi trường, mỹ quan đường phố .............................................. 66
Bảng 3.12: Ý kiến đánh giá của người dân về việc phân loại rác thải sinh hoạt
tại nguồn .......................................................................................................... 67
Bảng 3.13. Đánh giá của người dân về công tác thu gom,
vận chuyển CTRSH......................................................................................... 67
Bảng 3.14. Đánh giá của nhân viên vệ sinh MT về công tác thu gom, vận
chuyển CTRSH ............................................................................................... 68


vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn ........................................................... 5
Hình 1.2. Cơng nghệ xử lý rác thải bằng phương pháp ép kiện ..................... 16

Hình 1.2. Phát sinh Chất thải .......................................................................... 29
Hình 3.1. Sơ đồ vị trí địa lý thành phố Móng Cái......................................... 39
Hình 3.2. Thành phần CTRSH tại một số phường trên địa bàn...................... 51
thành phố Móng Cái ........................................................................................ 51
Hình 3.3. Khối lượng CTRSH của thành phố ................................................. 52
Hình 3.4. Sơ đồ quy trình thu gom, vận chuyển CTRSH TP Móng Cái ........ 57
Hình 3.5. Kết quả phân tích khí thải tại Nhà máy xử lý chất thải rắn ............ 61
Hình 3.6. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu nước thải tại Nhà máy xử lý chất
thải rắn ............................................................................................................. 63
Hình 3.7: Ý kiến đánh giá của người dân về mức độ ảnh hưởng ................... 66
của RTSH đến môi trường, mỹ quan đường phố ............................................ 66


viii

DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
BOD5
BTNMT
BVMT
BYT
COD
CTR
CTRĐT
CTRSH
EM
NĐ-CP
NXB
PCCC
QCVN
QĐ-BYT

QĐ-TTg
QĐ-UBND
QH
SXKD
TCVN
TT
TP
TT-BTC
TT-BTNMT
TTCN-DVTM
UBND
VHXH
VOC
WHO

Nhu cầu ô xy sinh hoá đo ở 200C sau 5 ngày.
Bộ Tài nguyên và môi trường
Bảo vệ môi trường
Bộ Y tế
Nhu cầu ô xy hố học
Chất thải rắn.
Chất thải rắn đơ thị
Chất thải rắn sinh hoạt
Chế phẩm sinh học
Nghị định Chính phủ.
Nhà xuất bản.
Phòng cháy chữa cháy.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Quyết định Bộ Y tế.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Quyết định của Uỷ ban nhân dân.
Quốc hội.
Sản xuất kinh doanh
Tiêu chuẩn Việt nam
Thơng tư.
Thành phố
Thơng tư - Bộ tài chính
Thơng tư - Bộ Tài nguyên và môi trường.
Tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại
Uỷ ban nhân dân.
Văn hóa xã hội
Chất hữu cơ bay hơi
Tổ chức y tế thế giới


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, đời sống người dân
không ngừng nâng cao, song song với quá trình phát triển đó chúng ta đang
phải đối mặt với tình trạng ơ nhiễm mơi trường đang diễn ra ở khắp các địa
phương. Q trình đơ thị hố diễn ra ngày càng nhanh chóng kéo theo nó là
sự phát sinh một lượng các loại chất thải tương đối lớn gây tác động không tốt
đến sức khoẻ của con người và làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị
Rác thải là một phần tất yếu của cuộc sống, không một hoạt động nào
trong sinh hoạt hằng ngày không sinh ra rác. Theo Tổng cục Thống kê, năm
2016, cả nước thu gom được trên 33.167 tấn chất thải rắn (CTR), trong đó
tổng lượng CTR thông thường thu gom được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia tương ứng đạt khoảng 27.067 tấn (chiếm tỷ lệ 81%). Như

vậy, vẫn còn khoảng 5.100 tấn CTR được thu gom nhưng chưa được xử lý
theo quy định, chưa kể lượng lớn CTR chưa được thu gom, đã và đang gây ô
nhiễm môi trường. Vì vậy, vấn đề rác thải đã và đang trở thành một vấn đề
nóng bỏng của tất cả các quốc gia trên Thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng.
Quảng Ninh là địa bàn có có sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế
trong những năm gần đây. Trong đó thành phố Móng Cái đang tiềm năng lớn
để phát triển hoạt động thương mại dịch vụ, đóng vai trị quan trọng trong
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố. Sự phát triển vượt bậc về du lịch
kinh tế cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế và cơ sở hạ tầng kéo
theo hàng loạt các vấn đề về môi trường, lượng chất thải phát sinh ngày càng
nhiều.
Trong khi đó cơng tác quản lý, thu gom và xử lý chất thải tại thành phố
Móng Cái chưa được quan tâm đúng mức, nguồn kinh phí đầu tư cho công tác
thu gom và xử lý rác thải chưa cao, cán bộ môi trường giám sát thu gom và
quản lý rác thải sinh hoạt chưa làm việc đúng năng lực. Vì vậy để đưa ra


2

những đánh giá khách quan, chung thực về công tác quản lý, thu gom và xử lý
rác thải trên địa bàn thành phố để từ đó đề ra những biện pháp, giải pháp xử lý
rác thải sao cho hiệu quả, góp phần làm cho mơi trường “xanh - sạch - đẹp”.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên và được sự đồng ý của nhà
trường, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải
pháp nâng cao hiệu quả thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành
phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá hiện trạng rác thải sinh hoạt tại thành phố Móng Cái, tỉnh
Quảng Ninh.

- Đánh giá thực trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố
Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
- Đề xuất giải pháp quản lý nguồn rác thải sinh hoạt nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý rác thải trên địa bàn thành phố.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học cho các nghiên cứu
tiếp theo về công tác thu gom, xử lý và quản lý rác thải rắn sinh hoạt tại tỉnh
Quảng Ninh. Đề tài góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và khoa học trong
công tác quản lý rác thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các kết quả của đề tài sẽ góp phần cung cấp những bằng chứng thực
tiễn, đánh giá chính xác về thực trạng ơ nhiễm MT tại thành phố Móng Cái
nói chung và ơ nhiễm rác thải sinh hoạt nói riêng, đồng thời chỉ ra được các
hoạt động BVMT hiện nay ở thành phố Móng Cái, phân tích đánh giá những
mặt làm được và chưa làm được của các hoạt động BVMT từ đó cung cấp
những kiến nghị để nâng cao chất lượng quản lý rác thải sinh hoạt hiệu quả,
góp phần giải quyết vấn đề ơ nhiễm MT tại thành phố Móng Cái.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Khái niệm liên quan đến đề tài
Khái niệm về môi trường:
Theo khoản 1, điều 3 Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam 2014: “ Môi
trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối
với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.” (Quốc hội, 2014)

- Khái niệm về ô nhiễm môi trường:
Theo khoản 8, điều 3 Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam 2014: “ Là
sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ
thuật môi trường và tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường gây ảnh hưởng xấu đến
con người và sinh vật”. (Quốc hội, 2014)
- Khái niệm về chất thải:
Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh
hoạt hoặc các hoạt động khác. (Quốc hội, 2014)
Tất cả những gì con người đã sử dụng, khơng cịn dùng được nữa (hoặc
khơng muốn dùng nữa) nên vứt bỏ. Các chất thải khác trong sinh hoạt và từ
các ngành công nghiệp.
- Khái niệm về chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH): Là chất thải rắn
phát sinh trong hoạt động sinh hoạt của các cá nhân, hộ gia đình. Thành phần
rác thải sinh hoạt bao gồm: kim loại, thủy tinh, gạch ngói vỡ, cao su, chất dẻo,
thực phẩm dư thừa,… ( Trần Hiếu Nhuệ, 2001)
- Khái niệm về chất thải nguy hại: Theo quy chế quản lý chất thải
nguy hại năm 1999: “chất thải nguy hại là chất thải có chứa các chất hoặc hợp
chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ
độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính gây nguy hại khác), hoặc tương
tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe con người”.


4

Theo luật BVMT 2014: “ Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố
độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc
có đặc tính nguy hại khác” (Quốc hội, 2014).
Tuy có sự khác nhau về từ ngữ những cả hai định nghĩa đề có nội dung
như nhau, giống với định nghĩa của các nước và tổ chứ trên thế giới, đó là nêu
đặc tính nguy hại cho mơi trường và sức khỏe cộng đồng của chất thải nguy hại.

- Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm
thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải.
- Quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu
tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu
giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa,
giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ con người
- Xử lý chất thải là dùng các biện pháp kỹ thuật để xử lý các chất thải
và không làm ảnh hưởng tới mơi trường; tái tạo ra các sản phẩm có lợi cho xã
hội nhằm phát huy hiệu quả kinh tế.
- Phế liệu là sản phẩm, vật liệu thải ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu
dùng được thu hồi dùng làm nguyên liệu sản xuất.
1.1.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn
Chất thải rắn phát sinh chủ yếu từ các nguồn sau:
Từ khu dân cư: Bao gồm các khu dân cư tập trung, những hộ dân cư
tách rời. Nguồn rác thải chủ yếu là: thực phẩm dư thừa, thuỷ tinh, gỗ, nhựa,
cao su,.. cịn có một số chất thải nguy hại
Từ các động thương mại: Quầy hàng, nhà hàng, chợ, văn phịng cơ
quan, khách sạn, nhà in... Các nguồn thải có thành phần tương tự như đối với
các khu dân cư (thực phẩm, giấy, catton,..)
Các cơ quan, công sở: Trường học, bệnh viện, các cơ quan hành chính:
lượng rác thải tương tự như đối với rác thải dân cư và các hoạt động thương
mại nhưng khối lượng ít hơn.


5

Từ xây dựng: Xây dựng mới nhà cửa, cầu cống, sửa chữa đường xá, dỡ
bỏ các cơng trình cũ. Chất thải mang đặc trưng riêng trong xây dựng: sắt thép
vụn, gạch vỡ, các sỏi, bê tông, các vôi vữa, xi măng, các đồ dùng cũ không
dùng nữa

Dịch vụ công cộng của các đô thị: Vệ sinh đường xá, phát quan, chỉnh
tu các công viên, bãi biển và các hoạt động khác,.. Rác thải bao gồm cỏ rác,
rác thải từ việc trang trí đường phố.
Các q trình xử lý nước thải: Từ quá trình xử lý nước thải, nước rác,
các quá trình xử lý trong cơng nghiệp. Nguồn thải là bùn, làm phân compost,..
Từ các hoạt động sản xuất công nghiệp: Bao gồm chất thải phát sinh từ
các hoạt động sản xuất cơng nghiệp và tiểu thủ cơng, q trình đốt nhiên liệu,
bao bì đóng gói sản phẩm,.. Nguồn chất thải bao gồm một phần từ sinh hoạt
của nhân viên làm việc.
Từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp: Nguồn chất thải chủ yếu từ các
cánh đồng sau mùa vụ, các trang trại, các vườn cây,.. Rác thải chủ yếu thực
phẩm dư thừa, phân gia súc, rác nông nghiệp, các chất thải ra từ trồng trọt, từ
quá trình thu hoạch sản phẩm, chế biến các sản phẩm nông nghiệp.
Nhà dân,

Cơ quan

Nơi vui

khu dân cư.

trường học

chơi, giải trí

Chợ, bến xe,

Chất

thải


nhà ga
Giao thơng,
xây dựng.

Nông nghiệp,
hoạt động xử
lý rác thải

Bệnh viện,
cơ sở y tế
Khu cơng
nghiệp, nhà máy,
xí nghiệp

Hình 1.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn
(Nguồn:Nguyễn Xuân Nguyên, 2014)


6

1.1.3. Phân loại chất thải rắn
Chất thải rắn nói chung là một hỗn hợp đồng nhất và phức tạp của
nhiều vật chất khác nhau. Tuỳ theo cách phân loại, mỗi một loại chất thải rắn
có một số thành phần đặc trƣng nhất định. Thành phần của chất thải rắn đô thị
là bao qt hơn tất cả vì nó bao gồm mọi thứ chất thải rắn từ nhiều nguồn gốc
phát sinh khác nhau (sinh hoạt, công nghiệp, y tế, xây dựng, chăn nuôi, xác
chết, rác đường phố) (Nguyễn Xuân Nguyên, 2014)
a, Phân loại theo nguồn gốc phát sinh:
Chất thải rắn sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến các hoat động

của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ những khu dân cư, các cơ quan,
trường hoc ̣, các trung tâm dịch vụ thương mại.
Chất thải rắn công nghiêp: là những chất phát sinh từ những hoạt
động sản xuất công nghiêp,̣ tiểu thủ công nghiệp.
Chất thải xây dưng: là những phế thải như đất, đá, gạch, ngói, bê tơng
vỡ do các hoạt động phá dỡ, xây dựng cơng trình.
Chất thải nông nghiêp: là những chất thải thải ra từ các hoạt động nông
nghiệp như trồng trọt thu hoac ̣h các loại cây trồng, các sản phẩm từ chế biến sữa,
các lị giết mổ, chất thải chăn ni (Nguyễn Xn Ngun, 2014)
b, Theo mức độ nguy hại
Theo mức độ nguy hại có thế phân loại như sau:
Chất thải nguy hại: bao gồm các hoá chất dễ phản ứng, các chất độc
hại, chất thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, dễ gây nổ, chất thải
phóng xạ,..
Chất thải khơng nguy hại: Là những chất thải không chứa các chất và
các hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc gián tiếp.
Chất thải y tế nguy hại: Là những chất thải có nguồn gốc từ các hoạt
động y tế, mà nó có đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường


7

và sức khỏe của cộng đồng bao gồm bông băng, gạt, kim tiêm, các bệnh phẩm
và các mô bị cắt bỏ,....
c, Phân loại theo trạng thái chất thải
Các loại chất thải rắn được thải ra từ các hoạt động khác nhau được
phân loại theo nhiều cách. Có thể phân loại chất thải rắn như sau:
* Theo vị trí hình thành: Người ta phân biệt rác hay chất thải rắn trong
nhà, ngồi nhà, trên đường phố, chợ...
* Theo thành phần hố học và vật lý: Người ta phân biệt theo các thành

phần hữu cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim loại, da,
dẻ vụn, cao su, chất dẻo.
- Theo bản chất nguồn tạo thành - chất thải rắn được phân thành các loại:
+ Chất thải rắn sinh hoạt: Là những chất thải liên quan đến các hoạt
động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cư quan,
trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại. Chất thải rắn sinh hoạt có
thành phần bao gồm kim loại sành sứ thuỷ tinh, gạch ngói vỡ, đất đá cao su,
chất dẻo thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ,
lông gà vịt, vải, giấy, rơm rạ, xác động vật, vỏ rau quả…
* Theo phương diện khoa học có thể phân biệt các loại chất rắn sau:
+ Chất thải thực phẩm bao gồm các thức ăn thừa, rau quả…loại chất
thải này mang bản chất dễ bị phân huỷ tạo ra các chất có mùi khó chịu, đặc
biệt trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Ngồi loại thức ăn dư thừa từ gia đình
cịn có thức ăn từ các bếp ăn tập thể, các nhà hàng, khách sạn, ký túc xá,
chợ…
+ Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân, bao gồm phân người
và phân của các động vật khác.
+ Chất thải lỏng chủ yếu là chất bùn ga cống rãnh, là các chất thải ra từ
các khu vực sinh hoạt của dân cư.


8

+ Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: Các loại vật liệu sau đốt
cháy, các sản phẩm sau khi đun nấu bằng than củi và các chất thải dễ cháy khác
trong gia đình, trong kho của các cơng sở, cơ quan xí nghiệp, các loại xỉ than.
+ Các chất thải rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu là lá cây, que,
củi, nilon, vỏ bao gói…
Chất thải rắn cơng nghiệp: Là các chất thải phát sinh từ các hoạt động
sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Các nguồn phát sinh chất thải

công nghiệp gồm:
+ Các phế thải từ vật liêu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro, xỉ,
trong các nhà máy nhiệt điện.
+ Các phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho sản xuất.
+ Các phế thải trong q trình hoạt động cơng nghệ.
+ Bao bì đóng gói sản phẩm.
Chất thải xây dựng: Là các phế thải từ đất cát, gạch ngói, bê tông vỡ do
các hoạt động phá dỡ, xây dựng công trình… Chất thải xây dựng bao gồm:
+ Vật liệu xây dựng trong q trình dỡ bỏ cơng trình xây dựng.
+ Đất đá do việc đào móng trong xây dựng.
+ Các vật liệu như kim loại, chất dẻo…
Các chất thải từ các hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như trạm sử lý
nước thiên nhiên, nước sinh hoạt, bùn cặt từ các cống thốt nước thành phố.
Chất thải nơng nghiệp: Là các phế thải từ các hoạt đơng nơng nghiệp,
thí dụ như trông trọt, thu hoạch các loại cây trồng, các sản phẩm thải ra từ chế
biến sữa, của các lò giết mổ.
* Theo mức độ nguy hại, chất thải rắn được phân thành các loại:
Chất thải nguy hại: Bao gồm các loại hoá chất gây phản ứng, độc hại,
chất thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất phóng xạ,
các chất thải nhiễm khuẩn, lây lan…Có nguy cơ đe doạ đến sức khoẻ của con
người và động vật cây cỏ.


9

Nguồn phát sinh chất thải nguy hại chủ yếu từ các hoạt động y tế, công
nghiệp và nông nghiệp.
Chất thải không nguy hại: Là những loại chất thải không chứa các chất
và các hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác
thành phần. (Nguyễn Xuân Nguyên, 2014)

1.1.4. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt
Thành phần lý, hóa học của chất thải rắn rất khác nhau tùy thuộc vào
từng địa phương vào các mùa khí hậu, vào điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố
khác. Có rất nhiều thành phần chất thải rắn trong các rác thải có khả năng tái
chế, tái sinh. Vì vậy mà việc nghiên cứu thành phần chất thải rắn sinh hoạt là
điều hết sức cần thiết. Từ đó ta có cơ sở để tận dụng những thành phần có
thể tái chế, tái sinh để phát triển kinh tế.
Mỗi nguồn thải khác nhau lại có thành phần chất thải khác nhau như :
Khu dân cư và thương mại có thành phần chất thải đặc trưng là chất thải
thực phẩm, giấy, carton, nhựa, vải, cao su, rác vườn, gỗ, nhôm…; chất thải
từ dịch vụ như rửa đường và hẻm phố chứa bụi, rác, xác động vật.., chất thải
thực phẩm như can sữa, nhựa hỗn hợp…
1.1.5. Những lợi ích và tác hại của chất thải rắn
a. Lợi ích của chất thải rắn
Các chất thải có thể phân hủy sinh học được (hay cịn gọi là rác hữu cơ)
thường là những loại rác thải có nguồn gốc từ thực vật, động vật và có thể bị
phân hủy trong môi trường tự nhiên bởi các vi sinh vật. Các loại rác thải có
thể phân hủy sinh học có khả năng tái chế lại để sản xuất năng lượng điện
bằng công nghệ chôn lấp rác để thu khí gas chạy máy phát điện hoặc sản xuất
phân bón bằng cơng nghệ ủ vi sinh. Việc tái chế chất thải hữu cơ bằng một
hoặc cả hai phương pháp này đều góp phần đáng kể làm giảm tổng lượng phát
thải các loại khí nhà kính ra mơi trường tự nhiên và do đó góp phần kiểm sốt
hiện tượng nóng lên toàn cầu.


10

Nhiều loại rác thải không thể phân hủy sinh học thường có khả năng tái
chế được hay tái sử dụng được như giấy, nhựa, thủy tinh, kim loại.
Ngay kể cả một số loại rác thải được xem là có tính nguy hại như dầu

bôi trơn, thiết bị điện/điện tử, pin/ắc quy… nếu được thu gom và đem bán
cho các cơ sở tái chế có cơng nghệ tái chế an tồn và phù hợp với mơi
trường thì chúng ta lại có thể tách riêng các chất/thành phần nguy hại và
đem tái chế những thành phần không nguy hại thành nguồn nguyên liệu đầu
vào phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội.
Do các tính năng có thể sử dụng lại hay có thể tái chế được của những
thành phần không độc hại nên chất thải sinh hoạt nếu được quản lý tốt và
được phân loại ngay từ nguồn phát sinh thì sẽ trở thành nguồn tài nguyên quý
giá phục vụ sản xuất và đời sống.
b. Tác hại của chất thải rắn đối với môi trường và sức khỏe con người
- Tác hại của rác thải sinh hoạt đến môi trường
+ Rác thải sinh hoạt nằm rải rác khắp nơi không được thu gom đều
được lưu giữ lại trong đất, một số loại chất thải khó phân hủy như túi nilon,
vỏ lon, hydrocacbon… nằm lại trong đất làm ảnh hưởng tới môi trường đất: thay
đổi cơ cấu đất, đất trở nên khơ cằn, các vi sinh vật trong đất có thể bị chết.
+ Lượng rác thải rơi vãi nhiều, ứ đọng lâu ngày, khi gặp mưa rác rơi
vãi sẽ theo dòng nước chảy, các chất độc hòa tan trong nước, qua cống rãnh,
ra ao hồ, sơng ngịi, gây ơ nhiễm nguồn nước mặt tiếp nhận.
+ Nhiều loại chất thải như xỉ than, vôi vữa… đổ xuống đất làm cho đất
bị đóng cứng, khả năng thấm nước, hút nước kém, đất bị thối hóa.
+ Rác thải khơng thu gom hết ứ đọng trong các ao, hồ là nguyên nhân
gây mất vệ sinh và ô nhiễm các thủy vực. Khi các thủy vực bị ơ nhiễm hoặc
chứa nhiều rác thì có nguy cơ ảnh hưởng đến các loài thủy sinh vật, do hàm
lượng oxy hòa tan trong nước giảm, khả năng nhận ánh sáng của các tầng


11

nước cũng giảm, dẫn đến ảnh hưởng tới khả năng quang hợp của thực vật
thủy sinh và làm giảm sinh khối của các thủy vực.

+ Ở các bãi chôn lấp rác chất ô nhiễm trong nước rác là tác nhân gây ô
nhiễm nguồn nước ngầm trong khu vực và các nguồn nước ao hồ, sông suối
lân cận. Tại các bãi rác, nếu không tạo được lớp phủ bảo đảm hạ n chế tối đa
nước mưa thấm qua thì cũng có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt.
+ Tại các trạm/ bãi trung chuyển rác xen kẽ khu vực dân cư là nguồn
gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí do mùi hơi từ rác, bụi cuốn lên khi xúc rác,
bụi khói, tiếng ồn và các khí thải độc hại từ các xe thu gom, vận chuyển rác.
+ Tại các bãi chôn lấp chất thải rắn vấn đề ảnh hưởng đến môi trường
khí là mùi hơi thối, mùi khí metan, các khí độc hại từ các chất thải nguy hại.
- Tác hại của rác thải sinh hoạt đối với sức khỏe con người
+ Tác hại của rác thải lên sức khỏe con người thông qua ảnh hưởng
của chúng lên các thành phần môi trường. Môi trường bị ô nhiễm tất yếu sẽ
tác động đến sức khỏe con người thông qua chuỗi thức ăn.
+ Tại các bãi rác, nếu không áp dụng các kỹ thuật chơn lấp và xử lý
thích hợp, cứ đổ dồn rồi san ủi, chơn lấp thơng thường, khơng có lớp lót, lớp
phủ thì bãi rác trở thành nơi phát sinh ruồi, muỗi, là mầm mống lan truyền
dịch bệnh, chưa kể đến chất thải độc hại tại các bãi rác có nguy cơ gây các
bệnh hiểm nghèo đối với cơ thể người khi tiếp xúc, đe dọa đến sức khỏe cộng
đồng xung quanh.
+ Rác thải còn tồn đọng ở các khu vực, ở các bãi rác không hợp vệ
sinh là nguyên nhân dẫn đến phát sinh các ổ dịch bệnh, là nguy cơ đe dọa
đến sức khỏe con người.
- Rác thải sinh hoạt làm giảm mỹ quan đô thị
+ Rác thải sinh hoạt nếu không được thu gom, vận chuyển đến nơi xử
lý, thu gom không hết, vận chuyển rơi vãi dọc đường, tồn tại các bãi rác nhỏ


12

lộ thiên… đều là những hình ảnh gây mất vệ sinh môi trường và làm ảnh

hưởng đến vẻ mỹ quan đường phố, thơn xóm.
+ Một ngun nhân nữa làm giảm mỹ quan đô thị là do ý thức của
người dân chưa cao. Tình trạng người dân đổ rác bừa bãi ra lòng, lề đường
và mương rãnh vẫn còn rất phổ biến, đặc biệt là ở khu vực thơn xóm nơi mà
công tác quản lý và thu gom vẫn chưa được tiến hành chặt chẽ (Trần Hiếu
Nhuệ, 2001).
1.1.6. Hệ thống quản lý chất thải
Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch quản
lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu
gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm
ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ
con người.
Hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị là một cơ cấu tổ chức quản lý
chun trách về CTR đơ thị có vai trị kiểm sốt các vấn đề có liên quan đến
CTR liên quan đến vấn đề về quản lý hành chính, tài chính, luật lệ, quy hoạch
và kỹ thuật.
a. Các hoạt động quản lý chất thải rắn
- Phân loại chất thải rắn: Trước khi CTR được xử lý thì cần thiết phải
qua công tác phân loại. Hoạt động phân loại chất thải rắn có thể được tiến
hành tại hộ gia đình, các điểm trung chuyển và các bãi rác xử lý tập trung.
- Thu gom chất thải: Công tác thu gom xử lý chất thải cần được hợp lý
hóa, cần xác định mức độ phục vụ đề ra như thu gom thường xuyên, phân tích
kho chứa tạm thời và phương pháp thu gom đã áp dụng cũng như các tuyến
đường thu gom vận chuyển.
b. Nguyên tắc quản lý RTSH
- Tổ chức, cá nhân xả thải hoặc có hoạt động làm phát sinh rác thải phải
nộp phí cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải.


13


- RTSH phải được phân loại tại nguồn phát sinh, được tái chế, tái sử
dụng, xử lý và thu hồi các thành phần có ích làm ngun liệu và sản xuất
năng lượng.
- Nhà nước khuyến khích việc xã hội hố công tác thu gom, phân loại,
vận chuyển và xử lý RTSH.
c. Các công cụ quản lý môi trường và RTSH
Công cụ quản lý môi trường và RTSH là các biện pháp hành động thực
hiện công tác quản lý môi trường của nhà nước, các tổ chức khoa học và sản
xuất. Mỗi một cơng cụ có một chức năng và phạm vi tác động nhất định, liên
kết và hỗ trợ lẫn nhau. Cơng cụ quản lý mơi trường có thể phân loại theo bản
chất thành các loại cơ bản sau:
- Công cụ luật pháp chính sách bao gồm các văn bản về luật quốc tế,
luật quốc gia, các văn bản khác dưới luật, các kế hoạch và chính sách mơi
trường quốc gia, các ngành kinh tế, các địa phương.
- Các công cụ kinh tế gồm các loại thuế, phí đánh vào thu nhập bằng
tiền của hoạt động sản xuất kinh doanh. Các cơng cụ này chỉ áp dụng có hiệu
quả trong nền kinh tế thị trường.
- Các công cụ kỹ thuật quản lý thực hiện vai trị kiểm sốt và giám sát
nhà nước về chất lượng và thành phần môi trường, về sự hình thành và phân
bố chất ơ nhiễm trong mơi trường. Các cơng cụ kỹ thuật quản lý có thể gồm
các đánh giá môi trường, giám sát môi trường, xử lý chất thải, tái chế và tái sử
dụng chất thải. Các cơng cụ kỹ thuật quản lý có thể được thực hiện thành công
trong bất kỳ nền kinh tế phát triển như thế nào (Nguyễn Xuân Nguyên, 2014)
1.1.7. Các phương pháp xử lý chất thải rắn
1.1.7.1. Phương pháp ủ sinh học làm phân (composting)
Để xử lý chất thải và tận dụng nguồn phân bón cho sản xuất nơng
nghiệp, sau một quá trình ủ, lên men, chất thải hữu cơ trở nên vơ hại và là
nguồn phân bón tốt cho cây trồng. Phương pháp này thích hợp với loại chất



14

thải rắn hữu cơ trong chất thải sinh hoạt chứa nhiều cacbonhyđrat như đường,
xenlulo, lignin, mỡ, protein, những chất này có thể phân huỷ đồng thời hoặc
từng bước. Q trình ủ được coi như một quá trình xử lý, sản phẩm cuối cùng
khơng có mùi, vi sinh vật gây bệnh. Để đạt mức độ ổn định như lên men, việc
ủ đòi hỏi một phần năng lượng nhỏ để tăng cao dịng khơng khí qua các lỗ
xốp. Trong q trình ủ, oxy sẽ được hấp thụ gấp hàng trăm lần so với bể
aerotank. Quá trình ủ được áp dụng đối với chất hữu cơ không độc hại. Đầu
tiên là khử nước, sau đó là xử lý cho nó tới khi nó thành xốp và ẩm. Độ ẩm và
nhiệt độ luôn được kiểm tra để giữ cho vật liệu luôn ở trạng thái hiếu khí
trong suốt thời gian ủ. Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân hủy là CO2,
nước, các hợp chất hữu cơ bền vững như ligin, xenlulozo, sợi….
1.1.7.2. Phương pháp thiêu đốt
Đốt rác là giai đoạn xử lý cuối cùng được áp dụng cho một số loại rác
nhất định không thể xử lý bằng biện pháp khác. Đây là một giai đoạn oxy hố
nhiệt độ với sự có mặt của oxy trong khơng khí, trong đó rác thải độc hại
được chuyển hóa thành khí và các chất thải rắn khơng cháy. Các chất khí
được làm sạch hoặc khơng được làm sạch thốt ra ngồi khơng khí. Chất thải
rắn sau đốt được chôn lấp.
Xử lý chất thải bằng phương pháp thiêu đốt có thể làm giảm tới mức tối
thiểu chất thải cho khâu xử lý cuối cùng. Nếu áp dụng công nghệ tiên tiến sẽ
mang lại nhiều ý nghĩa đối với môi trường, song đây là phương pháp xử lý
tốn kém nhất so với phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh, chi phí để đốt 1 tấn
rác cao hơn khoảng 10 lần. Tuy nhiên, việc thu đốt rác sinh hoạt bao gồm
nhiều chất thải khác nhau sẽ tạo ra khói độc đioxin, nếu khơng xử lý được loại
khí này là rất nguy hiểm tới sức khoẻ .
Năng lượng phát sinh có thể tận dụng cho các lị hơi, lị sưởi hoặc cho
ngành cơng nghiệp nhiệt và phát điện. Mỗi lị đốt phải được trang bị một hệ

thống xử lý khí thải tốn kém để khống chế ơ nhiễm khơng khí do quá trình đốt


15

gây ra. Hiện nay việc thu đốt rác thải thường chỉ áp dụng cho việc xử lý rác
thải độc hại như rác thải y tế hoặc rác thải công nghiệp vì các phương pháp xử
lý khác khơng thể xử lý triệt để được.
Hiện nay, tại các nước châu Âu có xu hướng giảm đốt rác thải vì hàng
loạt các vấn đề kinh tế cũng như môi trường cần phải giải quyết. Việc đốt rác
thải thường chỉ áp dụng cho việc xử lý rác thải độc hại như rác thải bệnh viện
hoặc rác thải cơng nghiệp vì các phương pháp xử lý khác không thể xử lý triệt
để được
1.1.7.3. Phương pháp chôn lấp
Phương pháp này được áp dụng phổ biến ở các nước đang phát triển
bởi xây dựng, vận hành đơn giản, rẻ tiền hơn, có thể xử lý được đa dạng các
loại rác khác nhau: rác sinh hoạt, rác công nghiệp, rác dạng bùn nhão… Đối
với các đô thị lớn ở Việt Nam hiện nay, việc xử lý chất thải rắn bằng phương
pháp chôn lấp hợp vệ sinh được áp dụng phổ biến và tuân theo tiêu chuẩn
TCXDVN 261:2001 về thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn.
Phương pháp này có các ưu điểm như: cơng nghệ đơn giản; chi phí
thấp, song nó cũng có một số nhược điểm như: chiếm diện tích đất tương đối
lớn; khơng được sự đồng tình của dân cư xung quanh, việc tìm kiếm xây dựng
bãi chơn lấp mới là khó khăn và có nguy cơ dẫn đến ơ nhiễm mơi trường
nước, khơng khí, gây cháy nổ.
1.1.7.4. Các phương pháp xử lý khác
* Xử lý chất thải bằng công nghệ ép kiện
Rác thu gom tập trung về nhà máy chế biến được phân loại bằng
phương pháp thủ công trên băng tải. Các chất trơ và các chất có thể tận dụng
được như: kim loại, nilon, giấy, thủy tinh, nhựa…được thu hồi để tái chế.

Những chất còn lại sẽ được băng tải chuyển qua hệ thống ép nén rác bằng
thủy lực với mục đích giảm tối đa thể tích khối rác và tạo thành các kiện có tỷ


×