Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

TIỂU LUẬN văn học HÌNH ẢNH HOA TRONG THƠ THIỀN lý TRẦN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.58 KB, 29 trang )

Mở đầu
Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, ngày càng hiện đại, cuộc sống bộn
bề khiến con người luôn phải chạy đua với thời gian, với bao lo toan vất vả. Nhưng
đâu đó trong sâu thẳm tâm hồn họ luôn muốn hướng tới những điều tốt đẹp, thanh
tao, hướng tới chân – thiện – mĩ. Những giây phút con người lắng lòng mình để
nghe âm thanh của tiếng mưa đêm hay nghe thanh âm trong trẻo của tiếng chuông
chùa vọng lại cũng là lúc họ tìm thấy sự thanh thản trong tâm hồn. Đôi lúc con
người ấy lắng lòng mình với một ý thơ, một lời văn để trở về với cái tâm vô tư,
trong sáng, hồn nhiên – cội nguồn của bản tính con người. Trở về với văn học, đặc
biệt là văn học trung đại, chúng ta sẽ bắt gặp một dòng thơ “tĩnh lặng” mà không
kém phần sâu sắc – như đóa hoa sen dù sống trong đầm lầy vẫn vươn cao, tỏa
hương thơm ngát – đó là dòng thơ Thiền Lí – Trần.
Thơ Thiền Lí – Trần
Thơ thiền Lý Trần ra đời dưới thời đại Lý Trần với sự ảnh hưởng mạnh mẽ
của Phật giáo. Thời đại Lý Trần (1009 - 1440) là thời kì đỉnh cao trong lịch sử các
triều đại phong kiến Việt Nam. Thời Lý (1009 - 1225) bắt đầu từ khi Lý Công Uẩn
lên ngôi vào tháng 10 năm 1009 sau khi giành được quyền lực từ trong tay nhà tiền
Lê và kết thúc năm 1225 khi vua Lý Chiêu Hoàng, lúc đó mới có 8 tuổi bị ép thoái
vị để nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, tổng cộng là 216 năm. Thời Trần (1225
- 1440) bắt đầu khi vua Thái Tông Trần Cảnh lên ngôi năm 1225 sau khi giành
được quyền lực từ tay nhà Lý và chấm dứt khi vua Thiếu Đế, khi đó mới 5 tuổi bị
ép thoái vị để nhường ngôi cho ông ngoại là Hồ Quí Ly.
Thời đại này đầy biến động đòi hỏi nhiều lần phải dùng đến vũ lực để đánh dẹp
ngoại xâm và nội loạn nhưng giá trị được dân tộc đề cao hơn hết là tinh thần nhân
văn nhân đạo từ bi mang đậm màu sắc Phật giáo. Ngay từ triều Lý, Phật giáo đã
cực kì hưng thịnh. Các đời vua về sau tiếp tục tích cực ủng hộ việc chép kinh, đúc
chuông, tạc tượng, xây chùa. Phật giáo trở thành quốc đạo và phát triển tới mức
“nhân dân quá nửa là sư sãi, trong nước chỗ nào cũng có chùa chiền” (Lê Văn Hưu
– dẫn theo [1, tr. 19]).
Thời đại Lý Trần là thời đại phóng khoáng và hào sảng. Tinh thần tam giáo
đồng nguyên cùng với tinh thần hòa quang đồng trần đã mở ra một thời kì văn hóa


Trang 1


rực rỡ trong lịch sử dân tộc. Văn hóa Phật giáo tôn trọng tự do của con người.
Trong không khí văn hóa ấy, con người mở ra bốn hướng với tâm hồn bao dung
rộng lớn đầy sức sáng tạo. Vì thế con người của nền văn hóa thiền là con người đa
diện đa chiều, hiền minh, phóng khoáng. Ba thế kỉ thời Lý Trần đã sản sinh ra cho
dân tộc biết bao tên tuổi lừng lẫy ở nhiều phương diện: giữ nước, dựng nước, văn
chương học thuật và cả trong phương diện tâm linh.
Xét về mặt chức năng, thơ Thiền Lí – Trần bao gồm hai loại: loại là thơ đích
thực và loại là vốn là những bài kệ trình bày triết lí của Phật giáo nhưng do tính
chất giảng truyền đặc biệt của Thiền cũng như tính khoáng đạt của giáo lí Thiền
tông và của nhà thơ Thiền, đã trở thành những bài thơ về tự nhiên và cuộc sống đầy
hình ảnh, màu sắc, âm thanh. Đó là những bài thơ của các tác giả là thiền sư hoặc
không phải là thiền sư nhưng hâm mộ Thiền, có nghiên cứu và hiểu biết về Thiền,
sáng tác theo những nội dung sau:
-

Trực tiếp giảng về yếu chỉ Thiền tông – đó là những bài kệ như Thị tịch
(Ngộ Ấn), Cáo tật thị chúng (Mãn Giác).

-

Gián tiếp thuyết giảng về yếu chỉ thiền tông (bằng hình ảnh trong thiên
nhiên và cuộc sống hàng ngày với cách nói ẩn dụ, nghịch ngữ…) ví dụ như
Tham đồ hiển quyết (Viên Chiếu), Ngữ lục vấn đáp môn hạ (Trần Thái
Tông), Đối cơ (Tuệ Trung)…

-


Bày tỏ cảm xúc mang ý vị Thiền trước cái đẹp của thiên nhiên, con người,
cuộc sống; hoặc bày tỏ trạng thái tâm tư đã giác ngộ chân lí, miêu tả cái đẹp
vi diệu của thế giới bên trong con người, ví dụ như Ký Thanh Phong am
tăng Đức Sơn (Trần Thái Tông), Độc Phật sự đại minh lục hữu cảm, Tự
thuật (Trần Thánh Tông), Giới am ngâm (Trần Minh Tông), Tảo thu (Huyền
Quang)…
Xuất phát từ mục đích nguyên thủy của thơ Thiền là dùng để thể hiện sự ngộ

đạo và truyền đạo nên thơ Thiền Lí – Trần có tính chất triết lí, luận lí về những
quan điểm của nhà Phật, triết luận về vũ trụ và nhân sinh quan mang màu sắc và tư
tưởng Thiền. Với tính chất đó thơ Thiền chọn một hệ thống đề tài, chủ đề và nội
dung phản ánh có tính riêng biệt – đó là sự quan tâm đến thiên nhiên, cuộc sống và
con người bằng cảm quan Phật giáo. Tất cả những đối tượng được nói đến đều
Trang 2


được soi rọi, nhìn nhận bằng giác quan nhà Phật mà độ đậm nhạt tùy theo từng tác
giả , từng giai đoạn và cũng tùy theo từng đối tượng được phản ánh.
Có thể nói chất triết lí và tư tưởng Phật giáo là đặc điểm nổi bật và có tính chất khu
biệt thơ Thiền với các loại thơ khác. Tính chất này thể hiện rõ nét trong những bài
thơ trực tiếp lí giải các quan niệm thiền, các quan niệm về vũ trụ, về nhân sinh bằng
tư tưởng thiền.
Thiên nhiên trong thơ Thiền Lí – Trần
Như trên đã đề cập, thơ Thiền Lí – Trần chọn một hệ thống đề tài, chủ đề và
nội dung phản ánh có tính riêng biệt – đó là sự quan tâm đến thiên nhiên, cuộc sống
và con người bằng cảm quan Phật giáo. Trong đó, nổi bật nhất là chủ đề về thiên
nhiên. Chính vì con người và vũ trụ có cùng bản ngã nên thiên nhiên trong vũ trụ
với con người không có gì xa lạ mà rất gần gũi, thân thiết. Trong thơ Thiền Lí Trần, thiên nhiên không phải là đối tượng miêu tả mà nó là cái để các thiền sư, các
nhà thơ đạt đạo thể hiện cái tâm thanh tịnh của mình. Qua thiên nhiên, toát lên vẻ
đẹp của chiều sâu tâm hồn của các nhà thơ Thiền. Từ đó, giúp ta hiểu sâu hơn về

cuộc sống và con người đương thời.
Thiên nhiên xuất hiện trong thơ Thiền Lí – Trần khá đậm đặc và chia làm hai xu
hướng: mang ý nghĩa trực tiếp và mang ý nghĩa biểu tượng.
a. Thiên nhiên mang ý nghĩa trực tiếp
Đó là thiên nhiên sinh động, nên thơ, gợi cảm của con người đời thường,
đồng thời cũng có chứa cảm hứng thiền, tâm trạng thiền, mang ý vị thiền do
được nhìn qua con mắt thiền gia.
b. Thiên nhiên mang ý nghĩa biểu tượng
Thiên nhiên mang ý nghĩa biểu tượng cho những quan niệm của triết lí thiền
tông. Đó là:
-

Vạn vật và con người vốn cùng một bản thể, tức chân như

-

Thế giới hiện tượng là hư ảo, vô thường, luôn vận động, biến đổi và tuân
theo quy luật.

-

Trí tuệ bát nhã và chân tâm của người đạt đạo

-

Sự lầm lạc của người đời

Trang 3



-

Sự vận động biện chứng giữa hai đối cực: giả và thực, động và tĩnh, cái
mong manh hữu hạn và cái trường cửu
Các bài thơ về thiên nhiên hầu như chiếm đa số trong thơ Thiền Lí – Trần.

Với con mắt ngộ đạo của thiền sư và những người yêu mến đạo Phật thì thiên nhiên
sinh động, nên thơ là nguồn cảm hứng bất tận cho họ. Qua thiên nhiên, các thiền
sư –thi sĩ gửi lòng mình vào cõi thanh tịnh trong không gian của vũ trụ cao rộng, cô
tịch và luôn hiện hữu hằng thường. Sự vật trong thiên nhiên dưới con mắt các thiền
sư vừa thực, vừa hư, vừa mang ý nghĩa trực tiếp, vừa mang ý nghĩa biểu tượng.
Thiên nhiên trong thơ Thiền Lí – Trần xuất hiện với nhiều hình ảnh như trăng, hoa,
chim, mây, núi…trong đó hoa là một trong những hình ảnh nổi bật. Mỗi loài hoa
mang một ý nghĩa biểu tượng cho những quan niệm của triết lí thiền, cho cái hư
tâm của con người đã giác ngộ, không vướng bận, không lo toan, hay nói cách khác
là con người đã đạt đạo. Mỗi loài hoa còn gợi sự liên tưởng về cái vĩnh hằng của
bản thể, của quy luật, về cái hữu hạn của thế giới hiện tượng. Nó tạo thành một thế
giới hình tượng đa thanh với nhiều giao thoa của các âm hưởng, các phương tiện
cảm xúc nhưng đều nhất quán thể hiện một triết lí của thiền tông: lấy cái “không”
làm nền tảng. Chính nhờ trống không mà thâu tóm được tất cả và không sợ mất cái
gì, hòa điệu với bản thể vũ trụ, đạt được cái vui vĩnh hằng ở thế giới đời thường và
con người luôn luôn tìm về với tự tính, bản thể của chính mình, đó mới là chân tâm,
đó mới là giác ngộ.
Hình ảnh hoa trong thơ Thiền Lí – Trần
1. Hoa sen
Người dân Ấn Độ nghiêng về nhìn hoa sen dưới cái đẹp của năng lực huyền
bí. Người Trung Quốc lại nghiêng về thưởng thức vẻ đẹp thanh thoát ở sen. Trong
khi đó, người dân Việt Nam lại nhìn hoa sen trong sự dung hợp, hoa sen vừa đẹp
trong vẻ đơn sơ, gắn với cuộc sống nơi đồng quê, nhưng hoa sen cũng là cái đẹp
của một tinh thần tôi luyện (vượt lên trên sự nhiễm ố của bùn lầy). Thơ thiền LýTrần thường nhắc về hình ảnh “đóa sen trong lị lửa” cũng là vì vậy.

Bước vào nền mỹ thật dân tộc, ta có thể bắt gặp hoa sen xuất hiện dày đặc
trên các phù điêu, đá tảng kê chân cột, bệ tượng Phật trong chùa, trên các họa tiết

Trang 4


trang trí, đặc biệt là trong kiến trúc chùa tháp. Hoa sen trở thành biểu tượng ẩn chứa
chiều sâu tâm thức tín ngưỡng người dân.
“Giấc mộng hoa sen, giáng sinh Thiên tử”, đã trở thành truyền thuyết thi vị
về nguồn gốc xuất thân kỳ diệu của vua Lê Đại Hành. Đại Việt sử ký toàn thư, có
nói đến việc một hôm mẹ vua mộng thấy hoa sen nở trong bụng mà có thai rồi sinh
ra vua. Đến triều Lý, hoa sen một lần nữa lại xuất hiện trong giấc mộng của vua Lý
Thái Tông để rồi một một kiến tạo vô giá, là chùa Một Cột đã được ra đời.
Trở lại với biểu tượng hoa sen trong thơ thiền Lý-Trần - biểu tượng mang
tính đa nghĩa: hoa sen - biểu tượng của bản thể (vẻ đẹp thanh thoát, đơn sơ, gần
gũi), và hoa sen – biểu tượng quá trình tu chứng, có thể lý giải điều này dưới cái
nhìn nguồn gốc văn hóa dân tộc như dưới đây.
Với nền văn minh lúa nước, con người Việt Nam vốn giữ cho mình bản tính
hiền hòa, sống theo thiên nhiên, dựa vào thiên nhiên. Trong con mắt của họ, thiên
nhiên mang một vẻ đẹp hồn hậu, gần gũi. Ưa màu sắc thanh đạm, thanh âm hài hòa,
thích cái đẹp giản dị.… đó là nét thẩm mỹ riêng của con người Việt Nam. Những
tâm hồn bình dị ấy, trước vẻ đẹp đơn sơ, thanh thoát của một đóa sen thường say
sưa chiêm ngưỡng hơn là thích triết lý. Là người Việt Nam, chắc hẳn, không ai lại
không biết đến, hoặc ít nhất một lần ngâm ngợi những câu ca dao giản dị thế này:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bơng trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Hoa sen thường gắn với khung cảnh sinh hoạt nơi bến nước – sân đình, một
trong những nét văn hóa làng – xã Việt Nam. Với cái nhìn trong trẻo, đôi khi đầy dí

dỏm của người dân, hoa sen còn là nhịp cầu nối duyên đôi lứa:
Hơm qua tát nước đầu đình
Bỏ qn chiếc áo trên cành hoa sen
Âm hưởng truyền thống ấy không hề mất đi theo thời gian, mà một lần nữa,
chúng được tái hiện lại trong cái nhìn của các thiền sư - thi sĩ Lý - Trần. Đó là vẻ
đẹp của “sen đỏ mùa hoa nghe nước thơm” trong thơ Trần Thái Tông, là “Nhị sen
đỏ thơm, chẳng nhuốm bùn” trong lời ngợi ca của Tuệ Trung, hay cái đẹp toàn chân
Trang 5


của đóa sen Bát Nhã hiện lên trong thơ Lý Thái Tông “Sen Bát Nhã ngát hương
thơm”. Dù để ngụ ý triết lý bản thể, nhưng trong cái nhìn của các tác giả trên vẫn
vang vọng hơi thở của những lời ca dao, dân ca.
Bên cạnh vẻ đẹp bản thể, hoa sen trong thơ thiền Lý – Trần còn được nhìn
trong quá trình tu chứng, viên thành. Sen ẩn chứa vẻ đẹp của nghị lực, vừa mang
niềm vui của sự vượt thốt. Đây chính là nét đợc đáo riêng của thơ thiền Lý-Trần
khi cảm nghiệm vẻ đẹp của sen. Trong cảm nghiệm của các thiền sư thời Lý-Trần,
hình ảnh hoa sen thường nghiêng về vẻ đẹp kín đáo, vẻ đẹp được rèn giũa trong thử
thách. Ở hoa sen, ta bắt gặp một nguồn nội lực bất diệt, rất gần với con người Việt
và dân tộc Việt luôn phải đấu tranh cho sự tồn tại và khẳng định chính mình.)
Trong văn học Lý – Trần, đặc biệt là trong mảng thơ thiền, hoa sen là biểu
tượng cho trí tuệ bát nhã và chân tâm của người đạt đạo, cho cái gì hằng
thường, bất diệt, vượt lên trên luật sinh diệt của cõi trần. Hình ảnh hoa sen trong
lò lửa là biểu tượng cho cái chân tâm vĩnh hằng, trường tồn. Đóa hoa sen là cái
tượng trưng cho phẩm chất thanh khiết, bất diệt. Lò lửa là cái lò của tạo hóa nhào
nặn, sản sinh ra vạn vật, con người với lẽ sinh hóa. Người tu hành nhờ giác ngộ nên
dù thân xác có bị hủy diệt nhưng chân tâm không bao giờ mất đi, vẫn mãi mãi với
thời gian, chẳng khác nào đóa hoa sen trong lò thiêu đốt nó vẫn nở tươi thơm ngát.
Đóa hoa ấy không có lửa nào thiêu hủy được kể cả cái thứ lửa đáng sợ nhất là lửa
tam muội (tham, sân, si). Ngộ Ấn đời Lý đã viết hai câu thơ thật ý nghĩa:

Ngọc phần sơn thượng sắc trường nhuận
Liên phát lô trung thấp vị can
(Thị tịch - Ngộ Ấn)
(Ngọc bị thiêu trên núi mà vẫn ln tươi nhuần
Hoa sen nở trong lị lửa mà vẫn ướt chưa hề khô)
Hình ảnh hoa sen trong lò lửa còn xuất hiện rất nhiều lần trong thơ của Tuệ
Trung thượng sĩ:
Hành diệc thiền, tọa diệc thiền
Nhất đóa hồng lơ hỏa lí liên
(Phật tâm ca)
(Đi cũng thiền, ngồi cũng thiền
Trang 6


Trong lửa lị hồng một đóa sen)
Hay:
Tu tri thế hữu nhân trung Phật
Hữu qi lơ khai hỏa lí liên
(Nên biết trong đời sinh đức Phật
Lạ chi giữa lửa nở sen vàng)
(Trình thiền sư Tiêu Dao ở Phúc Đường)
Những biến chuyển cuộc đời, sự vận hành các pháp diễn ra trước mắt không
hề làm Tuệ Trung mảy may xao động. Không phải ngồi nơi am mây tọa thiền mới
thật sự là tu, là thiền. Với Tuệ Trung, “đi” cũng có thể thiền được, “ngồi” cũng có
thể thiền được miễn sao giữ cho tâm mình thanh tịnh trong sáng như “một đóa sen
trong lị lửa đỏ”. Nhà sư ḿn khun chúng ta đừng nên câu chấp vào hình thức
bên ngoài, hãy chú trọng đến cái bản chất, cái tự tính bên trong của mỗi con người.
Chúng ta hẳn còn nhớ câu chuyện của một tên cướp với một nhà tu hành đang trên
đường tìm Đức Phật. Tên cướp đã mổ bụng mình gửi “tấm lòng thành” cho nhà sư
đem đến cho Đức Phật, nhưng giữa đường vì không chịu nổi mùi hôi thối và cho

rằng hắn là cướp thì làm sao thành Phật được, nhà sư đã vứt bỏ nó. Cuối cùng tên
cướp đã đạt thành chánh quả, còn nhà sư kia mãi vẫn không được thành Phật. Như
vậy, dù là ai, làm việc gì, miễn có tấm lòng thành, giữ được tự tính của mình, đừng
quá câu chấp vào cái “có – không”, “mê – ngộ” thì cũng có thể đạt đạo. Và đạo thì
cũng không cần phải tìm kiếm đâu xa, nó ở ngay trong chính mỗi con người.
Có thể thấy, hình ảnh hoa sen xuất hiện với tần số khá cao trong thơ thiền Lý
– Trần. Trong số 39 bài thơ thiền có sự góp mặt của hình ảnh hoa được khảo sát,
hoa sen xuất hiện tới hơn 10 lần. Có khi đó là đóa sen bát nhã ngát thơm:
Hạo hạo Lăng Già nguyệt
Phân phân bát nhã liên
Hà thì lâm lâm diện kiến
Tương dữ thoại trùng huyền
(Trăng Lăng Già vằng vặc
Sen bát nhã ngạt ngào
Bao giờ được gặp mặt
Trang 7


Cùng nhau giảng lẽ huyền)
(Truy tán Pháp Vân tự Tỳ Ni Đa Lưu Chi Thiền sư - Lý Thái Tôn)
khi là bông sen lặng lẽ đưa hương:
Yểu điệu hoa đường trú ảnh trường,
Hà hoa xuy khởi bắc phong lương.
Viên lâm vũ quá lục thành ác,
Tam lưỡng thiền thanh náo tịch dương.
(Hạ cảnh – Trần Thánh Tơng)
(Nhà hoa thăm thẳm, bóng ngày rủ dài,
Hoa sen đưa hương mát đến cửa sổ phía Bắc.
Vườn rừng sau mưa trở thành tấm màn biếc,
Vài ba tiếng ve khua rộn bóng chiều.)

Có lúc lại là đóa sen thanh khiết “không nhuốm bùn”:
Thu quang hắc bạch tùy duyên sắc,
Liên nhị hồng hương bất trước nê.
(Ánh thu tùy duyên mà lúc đen lúc trắng,
Nhị sen đỏ thơm không nhuốm bùn).
(Thị chúng – Tuệ Trung)
Lý tưởng thiết tha của Thiền tông là nở đóa sen vàng trong lò lửa. Đời đối
với họ chỉ là cái lò lửa thiêu đốt con người, là địa ngục trần gian của con người.
Nếu giác ngộ thì sẽ là đóa hoa tươi trong cái lò ấy, là đóa sen vàng, lửa không làm
hủy hoại được:
Sắc thân dữ diệu thể
Bất hợp bất phân ly
Nhược nhân yếu phân biệt
Lô trung hoa nhất chi
(Thân mầu và thể nhiệm
Khơng hợp chẳng chia phơi
Nếu ai muốn tách bạch
Lị lửa bông hoa cười)
Thị tật – Đạo Huệ thiền sư
Trang 8


Rõ ràng, con người đã vượt qua được cái ranh giới của tư duy logic thông
thường để đạt đến trí tuệ bát nhã, thứ trí tuệ siêu việt được soi chiếu bằng ánh sáng
tâm linh. Thứ trí tuệ vượt lên khoảng không của sự tự do tuyệt đối, sáng suốt tuyệt
đối.
Trong thơ Thiền Đường - Tống, hình ảnh hoa sen cũng mang ý nghĩa bản
thể, tượng trưng cho cái gì đó hằng thường, bất diệt:
Liên hoa hà diệp cộng trì trung
Hoa diệp niên niên lục gian hồng

Xuân thủy liên y thanh triệt để
Nhất thinh đề điểu ngũ canh phong
Trương Vô Tận cư sĩ
(Hoa sen, hoa và lá của nó đều ở trong ao nước
Quanh năm nó khơng thay đổi: lá vẫn xanh, hoa vẫn đỏ.
Nước ao mùa xuân gợn sóng và trong suốt thấy đáy
Một tiếng chim hót báo canh năm rồi(trời sáng rồi))
Hoa sen, ở đây, còn tượng trưng cho cái chân tâm của người đạt đạo. Trở về
với bản thể, với tự tính, thoát ra khỏi những đua chen, danh lợi đời thường, giữ cho
cái tâm thanh tịnh, trống không chính là con đường “đạt đạo”:
Nê thủy vị phân hồng hạm đảm
Vũ dư tiên thấu bích ba hương
Thiên ban ý lộ chung nan hội
Nhất trước quy căn tiện tư đương
Phật Đăng Tuần thiền sư
(Lúc bùn nước chưa phân thì tính chất của hoa sen đã được xác định: hoa
sen đỏ
Đợi nước mưa thúc phát thì hoa sen mới trồi lên khỏi mặt nước tỏa hương
thơm thanh khiết lan xa
Nếu trên ý thức khởi lên mn ngàn thứ thì rốt cuộc khó mà thể hội
(Chỉ cần) một phen trở về nguồn liền khai ngộ)
2. Hoa mai

Trang 9


Cũng như Sen, Mai bước vào trong thơ thiền Lý – Trần với vẻ đẹp thanh
nhã, cao quý, vẻ đẹp của tự tính, bản thể:
Ngũ xuất viên ba kim niễn tu,
San hô trầm ảnh hải lân phù.

Cá tam đông bạch chi tiền diện,
Tá nhất biện hương xuân thượng đầu.
Cam lộ lưu phương si điệp tỉnh,
Dạ quang như thủy khát cầm sầu.
Hằng Nga nhược thức hoa giai xứ
Quế lãnh thiềm hàn chỉ ma hưu!
(Năm cánh hoa trịn nhị điểm vàng,
[Như] bóng san hơ chìm, [như] vảy cá biển nổi.
Cành hoa trắng xóa suốt trong ba tháng đơng,
Sang đầu xn chỉ cịn lống thống một vài cánh thơm nhẹ.
Móc ngọt chảy mùi thơm làm chú bướm si ngây tỉnh giấc,
Ánh sáng ban đêm như nước khiến con chim khát buồn rầu.
Nếu Hằng Nga biết được vẻ đẹp thanh nhã của hoa mai,
Thì có ưa gì cây quế với cung thiềm lạnh lẽo.)
Tảo mai 1 – Trần Nhân Tông
Hoa mai nở là dấu hiệu của sự luân chuyển thời gian, sự tuần hoàn của
đất trời:
Sương dung tẩy hạ, hà phương trạm
Phong sắc lai xuân, mai dĩ hoa
Thái thế hư huyễn – Tuệ Trung
(Vẻ sương tắm hạ, sen mới đơm bơng
Sắc gió vời xn đến, mai đã nở hoa)
Cây mai trong sân chùa ở làng quê Việt Nam được xem là hình ảnh quan
trọng trong thơ thiền thời đại Lý - Trần. Trong tuệ giác của các bậc thánh nhân,
hình ảnh cây mai sống trong sương mai nắng chiều, sống qua bốn mùa xuân, hạ,
thu, đông mà nở hoa đó là năng lực sống nhiệm mầu. Chính vì vậy, nó xứng đáng
là biểu tượng cho trạng thái thân tâm vô nhiễm trong cuộc đời này. Thiền sư Mãn
Trang 10



Giác làm bài thơ “Cáo tật thị chúng” với hình ảnh cây mai vàng đã gửi gắm tinh
thần siêu việt tiềm ẩn trong khả năng của con người. Đó là năng lực sống tự chủ và
trí tuệ. Trí tuệ ấy là tầm nhìn tổng quát trong mọi hoàn cảnh thăng trầm của cuộc
sống, vượt qua mọi ràng buộc ước lệ thời gian và không gian trong thế giới hiện
tượng:
Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tòng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
(Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu, già đến rồi
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua – sân trước – một cành mai)
Có thể thấy, nổi bật trong hai câu kết, và trong cả bài thơ, là hình ảnh nhành
mai thanh thản rung rinh trước gió. Mai là một trong tứ quý của người xưa. Mai thể
hiện sức sống mãnh liệt, thể hiện sự cao quý và thanh khiết. Trong bài kệ này, cành
mai là biểu hiện cho cái chân tâm của người đạt đạo, an nhiên tự tại vượt lên
trên sinh diệt, là niềm tin vào sự sống vẫn không ngừng sinh sôi nảy nở đến bất
tận dù cuộc sống có hạn định, là biểu tượng cho những giá trị đẹp đẽ tồn tại
vĩnh hằng mãi mãi. “Nhất chi mai” thể hiện sự bất diệt và vẻ đẹp tâm linh theo
quan niệm Phật giáo. Vượt trên mọi bể dâu, biến đổi của cuộc đời cành mai kia vẫn
kiêu hãnh tươi thắm. Tính biểu tượng của nhành mai, vì thế, mà cũng trở nên đậm
nét hơn. Xưa nay, thơ viết về mai có nhiều (Lục Du đời Tống có hơn một trăm bài,
“Vịnh mai thi tập cẩm” có hơn 290 bài…), Cao Bá Quát cũng có câu thơ rất nổi
tiếng “nhất sinh đê thủ bái mai hoa” nhưng có lẽ chỉ ở Mãn Giác thiền sư chất
thiền mới thấm nhuần trong nhành mai một cách đậm đà đến thế. Hai câu thơ năm

chữ như một bước rẽ ngoặt bứt khỏi nhịp đều đặn tuần hoàn của bốn câu thơ năm
Trang 11


chữ. Thiền sư đang có bệnh, sớm hay muộn gì rồi thân sẽ diệt đi nhưng cái tâm
thiền an lạc, tấm gương sống tốt đời, đẹp đạo truyền lại cho đời sau thì mãi mãi
tươi thắm như cành mai vĩnh cửu. Hai câu thơ toát lên sự tự do tuyệt đỉnh, tự do với
chính cả cái chết của con người đã giác ngộ được quy luật cuộc sống và hiểu rõ giá
trị đời sống.
Lời nhắn nhủ của thiền sư mang theo tinh thần lạc quan của Thiền phái Vô
ngôn, như là một chứng nghiệm về con đường giải thoát, với niềm tin tưởng vào sự
sống trường cửu. Từ cách diễn đạt theo ý niệm thông thường về “bách hoa lạc” đến
“bách hoa khai”, tới cách diễn đạt ý niệm Thiền từ “hoa lạc tận” đến “nhất chi mai”
là sự vận động đầy lạc quan của tư tưởng Thiền tông. Cái thản nhiên tự tại trước lẽ
sinh diệt để đúc kết thành tinh hoa Phật pháp trong cành - mai tinh - thần đã cho
thấy nhà thơ không bận lòng vì lẽ sinh - diệt trước lúc thị tịch. Nét độc đáo của hình
tượng nhất chi mai này chính là thể hiện quan niệm Thiền phái Vô Ngôn Thông:
“Tất cả các pháp – Đều từ tâm sinh”. Điều quan trọng nhất để đạt đến cõi Niết Bàn
chính là xuất phát từ tâm của con người không vọng động trước mọi biến chuyển.
Một nhành mai hiện hữu trong đêm trước, hiện hữu ngay trong bóng tối – vô minh
cũng chính là nhành mai bất tử trong tâm tưởng về sự sống vĩnh hằng. Hiểu điều đó
cũng chính là lúc con người đạt đến “vô úy”, đối diện với cái vô thường, hư huyễn
của cuộc đời. Đó là con đường giải thoát xuất phát từ tâm thường nhiên, vượt qua
sự chi phối của thời gian, không gian, để đi đến cảnh giới của thật sự “đốn ngộ”.
Cũng như thiền sư Mãn Giác, thiền sư Huyền Quang nhìn nhận thế giới
xung quanh không chỉ đơn thuần là một phản ánh mà nhìn sâu vào bản chất của sự
vật trong những tương quan của nó. Với người đời, hoa mai chỉ là hoa mai, biểu
tượng cho sự thanh cao. Huyền Quang miêu tả mai hoa trong sự tương phản với
cảnh sắc quanh nó:
Dục hướng thương thương vấn sở tịng,

Lẫm nhiên cơ trĩ tuyết sơn trung.
Chiết lai bất vị già thanh nhãn,
Nguyện tá xuân tư ủy bệnh ông
Mai hoa tác
(Muốn hỏi trời xanh: hoa tự đâu,
Trang 12


Một mình gội tuyết chốn non sâu.
Bẻ về, đâu muốn lừa tri kỷ,
Chỉ mượn tinh hoa giải bệnh sầu)
Huyền Quang khắc họa sự tương phản giữa cây mai và bối cảnh xung
quanh. Hoa mai mỏng manh là thế nhưng lại đứng lẫm liệt một mình giữa núi tuyết
cô đơn và lạnh giá. Giữa núi tuyết khô lạnh, khắc nghiệt, cây hoa mai vẫn tồn tại,
hơn nữa còn đứng một cách lẫm liệt và đơm hoa, tỏa hương thanh khiết. Đó là cái
đức quý báu của hoa mai, cũng có thể ẩn dụ cho cái đức thanh cao của con người
giữa muôn trùng khắc nghiệt của đời sống. Cái cô đơn của hoa mai trên đỉnh núi
tuyết không phải là cái cô đơn thường tình của thế gian, không phải là cái cô đơn
thường đi cùng với khổ đau, thất vọng. Niềm cô đơn của hoa mai trên núi tuyết và
Huyền Quang trên đỉnh mây (Vân Yên) là niềm cô đơn mà thế gian không hiểu nổi.
Ở đây, cô đơn không phải là ngục tù của một con người riêng lẻ mà là sự cô đơn
với vũ trụ. Đó là niềm cô đơn của con người biết sống một mình. Nói cách khác,
niềm cô đơn ấy là sự dừng lại những dục vọng và thấu thị những huyền diệu của vũ
trụ. Dung nhan rạng rỡ của hoa mai khi tiết xuân về, cảm giác bay lượn với mây
với núi mà Huyền Quang trải nghiệm trên đỉnh mây là một vài trong vô số những
huyền diệu ấy.
Trong văn hóa Trung Quốc, hoa mai được coi là quốc hoa. Tính chịu đựng
sương gió lạnh lẽo giúp nó trổ hoa chính là tượng trưng cho tinh thần và khí tiết của
người Trung Quốc. Hoa mai được các nhà thơ khen tặng là đứng đầu trăm hoa:
Sơ ảnh hoành tà thủy thanh thiển

Ám hương phù đợng ngụt hoàng hơn
Lâm Hòa Tĩnh
(Bóng thưa của hoa nằm ngang giữa làn nước trong ở nơi cạn
Hương thầm của hoa làm lung lay bóng nguyệt lúc hồng hơn)
Hoặc:
Phân phân sơ nghi nguyệt quảy thụ
Liên liên độc dữ tham hoàng hôn
Tô Đông Pha

Trang 13


(Những cánh hoa mai rơi lả tả mới ngỡ rằng trăng rải ánh vàng trên
cây
Nhà thơ như hòa làm một với hoa mai lúc hồng hơn)
Đới với các cao tăng kiến đạo thì hoa cỏ không những làm người vui mà còn
gửi gắm tình cảm ẩn chứa đạo lí. Bài thơ “Cổ mai” của một nhà sư đời Đường đã
nói lên cái tiết tháo của những bậc hiền nhân quân tử giữa những cơn biến động của
cuộc đời:
Hỏa ngược phong thao thủy tứ căn
Sương thuân tuyết trựu cổ đài ngân
Đông phong vị khẳng tùy hàn thử
Hựu nguyệt thanh hương dữ phản hờn
(Lửa táp gió lùa lại nước ngâm
Sương như búa, tuyết như cưa khắc dấu hằn
Gió đơng lạnh buốt dù chưa đến
Song vẫn đâm chồi tỏa ngát hương)
Như vậy, hoa mai, trong cảm thức của những bậc thiền sư Đường Tống,
tượng trưng cho khí tiết thanh cao của những hiền nhân quân tử giữa những
biến động của cuộc đời.

Đối với Vương Duy – nhà thơ nổi tiếng của những bài thơ mang đậm ý vị
Thiền đời Đường – hoa mai còn biểu đạt cho nỗi niềm thương nhớ quê hương.
Trong Tạp thi, nhà thơ đã viết:
Quân tự cố hương lai
Ưng tri cố hương sự
Lai nhật ỷ song tiền
Hàn mai trước vi hoa
(Anh từ quê cũ tới
Chắc biết tình hình quê nhà
Trước cửa sổ chắn màn the ngày anh tới
Cây hàn mai đã nở hoa chưa?)
Trong thơ của Mỗ Ni (đời Tống), hoa mai là biểu tượng cho sự giác ngộ
Phật pháp của con người:
Trang 14


Tận nhật tầm xuân bất kiến xuân
Mang hài đạp phá lãnh đầu vân
Quy lai ngẫu bả mai hoa khứu
Xuân tại chi đầu dĩ thập phần
(Ngợ đạo thi)
(Tìm xn chẳng thấy bóng xuân sang
Giày rơm giẫm nát đỉnh mây ngàn
Trở về chợt ngửi hương mai ngát
Xuân ở đầu cành đã chứa chan)
3. Hoa cúc
“Hoa hướng quần phương xuất nhất đầu”
(Trong các lồi hoa thì cúc trội hơn một bậc)
Các thiền sĩ thời đại Lý – Trần, đặc biệt là Huyền Quang rất yêu hoa cúc,
loài hoa mùa thu, khiêm nhường, lặng lẽ. Thiền sư cho rằng trong các loài hoa, cúc

trội hơn một bậc. Tình yêu đối với cúc hoa ấy là một tình yêu tự do và minh triết,
hoàn toàn không giống lòng ngưỡng mộ hoa của những kẻ tầm thường:
Niên niên hòa lộ hướng thu khai
Nguyệt đạm phong quang thiếp thốn hoài
Kham tiếu bất minh hoa diệu xứ
Mẫn đầu tùy đáo tháp qui lai
(Thu về, móc nhẹ, cúc đơm bơng
Gió mát trăng thanh dịu nỗi lịng
Vẻ đẹp tinh khơi người chẳng hiểu
Bề ngồi cài tóc đáng cười khơng)
(Cúc hoa IV)
Theo Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, “hoa cúc (trong quan niệm của
người Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam) […] là biểu tượng của sự hồn hảo, tồn
bích và của niềm vui chiêm ngưỡng cái đẹp”, “là biểu tượng của tính giản dị, chất
phác và kín đáo”.
Trong thơ Thiền Lí – Trần, hoa cúc mang nhiều tầng ý nghĩa. Cúc mang vẻ
đẹp hồn nhiên và thuần phác của bản thể chân thật. Cúc nở báo hiệu thu sang,
Trang 15


cúc là người bạn tri âm tri kỉ của nhà thơ, cúc gợi lên vẻ đẹp thanh tịnh, yên
bình, khiêm nhường lặng lẽ nhưng sâu sắc.
Con người hòa mình vào thiên nhiên, quên đi cuộc sống thực tại, quên đi
giấc mộng danh lợi, đua chen. Thấy hoa cúc nở, biết là dấu hiệu, bước chuyển
mình của thiên nhiên, vạn vật:
Ly hạ Trùng Dương cúc,
Chi đầu thục khí oanh.
Trú tắc kim ô chiếu,
Dạ lai ngọc thố minh
(Viên Chiếu thiền sư)

(Lưng giậu thu về cúc nở hoa
Xuân nồng cành thắm tiếng oanh ca
Vầng dương rạng rỡ ngày tươi sáng
Đêm đến trăng vàng lấp lánh xa)
hay:
Tuế vãn sơn trung vô lịch nhật
Hoa cúc khai xứ, tức trùng dương
(Năm cuối trong rừng khơng có lịch
Thấy hoa cúc nở biết trùng dương)
(Cúc hoa III, Huyền Quang)
Như vậy, không phải tác giả miêu tả thiên nhiên mà là thông qua sự đổi thay
trong thiên nhiên để nhận biết mùa. Và không chỉ dừng lại ở đó, thiền sư như muốn
nói một điều gì đó sâu xa hơn. Trong thơ Thiền Lý – Trần, không ít những bài thơ
có sự xuất hiện của con người “quên”. “Quên” không phải là một quan niệm sống
tiêu cực mà là một phương tiện để di dưỡng tâm hồn, khám phá nghệ thuật. Đặc sắc
và ý nghĩa nhất có lẽ là cái “quên” ở bài thơ Cúc hoa III của Huyền Quang:
Vong thân, vong thế, dĩ đô vương (vong)
Tọa cửu tiên nhiên nhất tháp lương
Tuế vãn sơn trung vô lịch nhật
Cúc hoa khai xứ tức trùng dương
(Quên mình, quên đời, quên hết cả
Trang 16


Ngồi lặng đìu hiu, mát cả giường
Năm cuối trong rừng khơng có lịch
Thấy hoa cúc nở biết Trùng dương)
Phút giây “quên” kì diệu đã đưa con người vượt qua thế giới hữu hạn đến
cõi bờ của một không gian vĩnh hằng. Ngồi hồi lâu, nhà sư mới chợt nhận ra cái
lạnh của giường thiền, sống trong núi cô tịch không biết ngày tháng, hoa cúc nở

báo hiệu cho nhà sư sực nhớ đến tiết trùng dương 1. Trong con mắt của nhà thơ –
một con người giác ngộ – thì cái không gian quên ấy mới chính là thực tại đích
thực.
Con người trong bài thơ đã quên tất cả, quên ta, quên người và quên thế sự
(quên cả chủ thể và khách thể). Bên ngoài có vẻ như là một kẻ sống phó mặc,
buông xuôi nhưng suy cho cùng, sâu xa bên trong đích thực là một con người sống
đầy đủ nhất, hài hòa cùng vạn vật, hợp lẽ tự nhiên, hết mình với thực tại, trân trọng,
không lãng phí từng khoảnh khắc thời gian của đời người. Từ đó, nuôi dưỡng được
một cái tâm trong trẻo, tinh khôi như nước suối đầu nguồn, như tự tính sáng trong,
không phân biệt, thiên kiến.
Bông cúc tự nhiên thường nở vào mùa thu, đúng vào thời tiết các loài không
thể nở. Đặc tính tự nhiên này của hoa cúc là nguồn gợi tứ cho thi nhân, là chất liệu
để thi nhân ký thác, tỷ dụ cho những phẩm chất vượt trội của tinh thần người quân
tử. Trong tinh thần của thi nhân xưa, hoa cúc nở vào mùa thu là sự hiện hữu sinh
động cho sức mạnh tinh thần, do kết quả của công phu rèn luyện. Nó thể hiện cốt
cách vượt trội và đạo đức thanh khiết. Đặc điểm tự nhiên này của bông cúc theo
cách nhìn của nhà nho, nó được nhân hóa để làm biểu tượng cho sức mạnh tinh
thần và đạo đức, sự ưu trội của riêng một nhóm nhỏ kẻ sĩ. Trong những bài thơ đề
vịnh của nhà nho, bông cúc hoàn toàn hiện diện với những mục đích ký thác tỷ dụ
như vậy. Chẳng hạn bài thơ Nôm Cúc của Nguyễn Trãi:
Nào hoa chẳng bén khí dầm hâm,
Có mấy bầu sương nhụy mới đâm.
Trùng cửu chớ hiềm thu đã muộn,
1

Trùng dương còn gọi là "trùng cửu" tức là tiết ngày mồng 9 tháng 9 âm lịch, ngắm hoa uống rượu "cúc hoa tửu". Đó là thứ rượu ủ với
cánh hoa cúc, khi hoa sắp tàn người ta mang nhặt bỏ những cành lá mà chỉ lấy toàn cánh hoa ủ với men rượu và một chút nước, đến
năm sau vào đúng ngày Trùng Dương tức là mồng chín tháng chín mới mang ra uống.

Trang 17



Cho hay thu muộn tiết càng thơm
Nhà Nho coi bông cúc nở trong sương cũng giống như người quân tử tu
dưỡng đạo đức, cốt cách, tinh thần. Khó khăn gian khổ là điều kiện rèn luyện họ, là
cơ hội để họ thể hiện những phẩm chất riêng có của mình. Đối với nhà nho, cái đẹp
của hình tượng bông cúc trong thơ vịnh là cái đẹp của tinh thần nội tại, của những
phẩm chất đạo đức và tài năng vượt trội, của nhân vi, của sự cố gắng, cái đẹp đó
mang tính thực tại, thực hữu. Cái đẹp đó, một lần nữa, có thể được nhận thấy trong
thơ Thiền viết về hoa cúc của Huyền Quang: hoa cúc gợi lên cái thanh thoát của
tinh thần chủ thể mang đậm chất Thiền:
Tùng thanh Tưởng Hủ tiên sinh kính,
Mai cảnh Tây Hồ xử sĩ gia.
Nghĩa khí bất đồng nan cẩu hợp,
Cố viên tuỳ xứ thổ hồng hoa.
Cúc hoa I
Dịch nghĩa:
Tiếng thơng reo ngõ nhà tiên sinh Tưởng Hủ,
Cảnh hoa mai ở nhà xử sĩ Tây hồ
Nghĩa khí khác nhau, khó có thể hòa hợp bừa bãi,
Vườn cũ hoa cúc đã tùy chỗ thích hợp của nó mà nở vàng khắp nơi.
Cây tùng ngõ nhà Tưởng Hủ và hàng mai nhà Hàn Thế Trung đều là những
giống cao quý cả, nó được nhắc đến cùng với phẩm chất thanh cao, ẩn cư cầu chí
của chủ nhân chúng. Bông cúc của Huyền Quang nở không cốt khoe đức thi tài mà
trong vườn xưa, tùy nơi thích hợp của nó mà khoe sắc. Hai chữ tùy xứ hướng người
ta cảm nhận về bông cúc tùy duyên, chỗ nào gặp duyên thì mọc hữu duyên thì nở,
vậy thôi. Sự khác biệt với cây tùng, cây mai của hai nhà ở chỗ không mục đích đặt
sẵn, không chủ ý để tượng trưng. “Nghĩa khí khác nhau khơng thể hòa hợp cẩu thả
được” vừa thể hiện thiền ý về một bông cúc tự nhiên nhậm vận không lệ thuộc
vào một tinh thần nào, một mong muốn hay ký ngụ nào, nhưng lại đồng thời

cũng kín đáo thể hiện một tinh thần tự tín và cốt cách.(Có thể nhận thấy, trong
bài thơ này và một số bài thơ về hoa cúc nữa của Huyền Quang có sự đan xen, ảnh
hưởng qua lại giữa thơ Nho (mảng thơ vịnh) và thơ Thiền về một số phương diện
Trang 18


như tư duy nghệ thuật, tư duy hình thức…song trong phạm vi đề tài này, người viết
không đi sâu)
Giữa “cúc hoa” và Huyền Quang là tình bạn bè theo đúng nghĩa tri âm tri kỉ,
hiểu nhau đến chân tơ kẽ tóc. Chẳng thế mà trong đêm mùa thu, người thơ và hoa
chẳng cần một lời đưa đẩy, chỉ cần đối diện với nhau là đủ để hiểu hết tâm tư của
nhau:
Hoa tại trung đình người tại lâu
Phần hương đội tọa tự vong ưu
Chú nhân dữ vật hồn vô cạnh
Hoa hướng quần phương xuất nhất đầu
(Hoa ở dưới sân người ở trên lầu
Một mình thắp hương ngồi quên hết phiền muộn
Người với hoa hồn nhiên khơng tranh cạnh
Trong các lồi hoa thì cúc trội hơn một bậc)
(Cúc hoa V)
“Vong ưu” – quên hết phiền muộn là cảm giác của thiền sư khi đối diện với
hoa. Tất thảy dường như không còn hiện hữu, ngoại trừ vẻ đẹp huy hoàng trước
mắt của cúc hoa. Con người vô ngã đến bên hoa, hoa hào phóng chia sẻ niềm an
nhiên tự tại với Thiền sư.
Cái quên ấy của Thiền sư không phải là sự bất chấp, quay lưng với thực tại
mà là quên đi tự ngã để thâm hiểu nguyên lí vận động của đời sống, để hân thưởng
mọi vẻ đẹp của đời sống này. Nàng Lâm Đại Ngọc (Hồng lâu mộng) yêu hoa mà
khóc hoa tàn, còn Huyền Quang yêu hoa cũng dành nhiều tình yêu cho hoa, nhưng
người biết rằng vẻ đẹp kia theo quy luật sẽ đến lúc lụi tàn. Vì thế, người không

khóc hoa như nàng Lâm mà người dành hết tâm hồn mình cho việc thưởng thức vẻ
đẹp huy hoàng ngay trước mắt của hoa.
Hoa ở dưới sân và người ở trên lầu giao hòa trong sự lặng yên không lời.
Chỉ cần lặng ngắm thế thôi mà sự thông cảm lẫn nhau có thể giúp con người có thể
quên hết mọi phiền muộn. Người và hoa hồn nhiên bên nhau, không vương một
chút “tranh cạnh” nào. Chính vẻ đẹp tự nhiên của hoa làm cho con người có tâm
lắng đọng. Chính lúc đó cái tâm ban sơ xuất hiện, người và hoa có cùng bản thể,
Trang 19


cùng tự tính nên lại càng gần nhau, do đó mà con người quên hết mọi ưu tư phiền
muộn. Việc thắp hương chỉ là một hình ảnh ước lệ, tượng trưng để tưởng nhớ Đức
Phật chứ không phải là một sự mê tín cúng lạy như người ta vẫn thường nghĩ. Và
khi con người và hoa đã cùng bản thể, đã có tự tính thì không còn tranh cạnh,
không còn vướng bận một điều gì. Rõ ràng, khi con người tìm đến với thiên nhiên,
hòa mình vào thiên nhiên thì cũng chính là lúc con người tự tìm đến với chính bản
thân của mình, tìm đến với sự thanh tịnh trong tâm hồn.
Huyền Quang cười những người đến bất cứ đâu thấy hoa đều bẻ cắm đầy
đầu mang về và tự cho mình là yêu hoa. Đó chỉ là sự bắt chước thô thiển, tiếng là
yêu hoa mà không hay biết được cái huyền diệu của cúc hoa, chỉ đáng làm trò cười
cho thiên hạ:
Niên niên hòa lộ hướng thu khai
Nguyệt đạm phong quang thiếp thốn hoài
Kham tiếu bất minh hoa diệu xứ
Mẫn đầu tùy đáo tháp qui lai
(Thu về, móc nhẹ, cúc đơm bơng
Gió mát trăng thanh dịu nỗi lịng
Vẻ đẹp tinh khơi người chẳng hiểu
Bề ngồi cài tóc đáng cười không)
Cái tâm ý vi diệu, cái thâm tình sâu nặng dành cho hoa cúc đó của Huyền

Quang có thể được người đọc tìm thấy trong thơ của Cao Phong Diệu thiền sư (thơ
Thiền Đường Tống):
Táp táp thu phong mãn viện lương
Phân phương ly cúc bán kinh sương
Khả lân bất ngộ phan hoa thủ
Lang tạ chi đầu đa thiểu hương
(Gió thu thổi vi vút làm mát mẻ cả viện
Hoa cúc nơi bờ giậu đưa hương trải nửa thu rồi
Đáng thương cho những đóa hoa này vì khơng gặp được
người sành chơi hoa hái
Bẻ hái cành hoa bừa bãi làm mất hết bao nhiêu là mùi hương)
Trang 20


Hoa đào
Theo “Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới”, đào có những ý nghĩa biểu
tượng sau:
-

Hoa đào biểu tượng cho mùa xuân

-

Hoa đào là hình ảnh của sự đổi mới và sức sinh sản dồi dào. Ở Trung Quốc

người ta lấy nó biểu tượng cho lễ cưới.
-

Hoa đào tượng trưng cho sự trong trắng và thủy chung theo quan niệm của


người Nhật Bản.
Trong văn hóa Việt Nam, hoa đào không hàm chứa hết những ý nghĩa biểu
tượng ở trên mặc dù những ý nghĩa ấy không xa lạ gì với người Việt Nam qua lịch
sử, văn hóa Trung Quốc cũng như Nhật Bản. Với người Việt, trong văn hóa dân
gian, hoa đào thường được gắn với vẻ đẹp của những cô gái trẻ, mảnh mai và yếu
đuối. Điều này thể hiện trong thành ngữ "liễu yếu đào tơ", trong lời mợt bài hát
chèo cổ "Đào liễu có một mình. Ấy kìa hai vai em cịn gánh nặng mà để nhật trình
đường xa" hoặc trong mợt bài ca dao dân gian trữ tình:
Đi ngang thấy búp hoa đào
Muốn vào mà bẻ sợ bờ rào lắm gai
Bơng đào choi chói nở ra
Giơ tay muốn hái sợ nhà có cây
Hình ảnh hoa đào còn gắn bó với tình yêu và duyên nợ của trai gái nông
thôn, xuất hiện trong rất nhiều ca dao Việt Nam. Chẳng hạn:
"Đơi ta là nợ hay tình,
Là dun là kiếp, đơi mình kết giao
Em như hoa mận hoa đào
Cái gì là nghĩa tương giao hỡi chàng?"
hay:
"Đơi ta như thể Đào Nguyên,
Khi vui nước nhược, khi phiền non băng.
Thâu đêm vui vẻ bóng hằng,
Chọn ngày vui tốt sinh hằng xướng ca.
Đào hoa lưu thủy khác là,
Trang 21


Cõi trần được mấy mươi mà chả chơi.
Giai nhân tài tử ở đời,
Thanh nhàn, lịch sự là người thần tiên."

Trong khi đó, đối với các bậc thiền sư, hoa đào được xem như mợt biểu
tượng qua đó nhận thức thực tại mà ngộ đạo (hoa đào thường được gọi là hoa
ngộ đạo). Vì thế, hoa đào thường được dùng trong những câu nói của các vị thiền
sư như những công án.
Một vị Tăng hỏi Sơ Tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông thế nào là "gia phong
Phật quá khứ". Ngài đáp:
Vườn rừng vắng vẻ ai xem sóc
Lý trắng đào hồng hoa tự nhiên.
Vị Tăng lại hỏi về "gia phong Phật hiện tại". Ngài nói:
Gia phong sóng bạc mê yến sớm
Tiên uyển đào hồng say gió xuân.
Thiền sư Linh Vân đời Đường (Trung Quốc) ở chỗ ngài Quy Sơn Linh Hựu lâu
năm không ngộ. Một hôm nhân thấy hoa đào nở mà ngộ đạo, Sư làm bài kệ rằng:
Tam thập niên lai tầm kiếm khách
Kỷ hồi lạc diệp hựu trừu chi
Tự tùng nhất kiến đào hoa hậu
Trực chí như kim cánh bất nghi.
Dịch thơ:
Ba chục năm tìm kiếm uổng thơi
Mấy phen lá rụng lại đâm chồi
Từ khi chợt thấy hoa đào nở
Nghi hoặc như nay dứt sạch rồi.
(Nguyễn Khuê dịch)
Tổ Quy Sơn xem bài kệ, chất vấn sở ngộ của Sư, thấy khế hợp, liền bảo:
"Từ duyên mà đạt ngộ, không bao giờ lui sụt, hãy khéo tự giữ gìn". Thiền lâm gọi
chuyện này là "Linh Vân kiến đào minh tâm" hoặc "Linh Vân đào hoa ngộ đạo".
Chuyện ngài Linh Vân thấy hoa đào nở mà ngộ đạo trở thành đề tài cho những cuộc
hỏi đáp giữa các thiền sư đời sau. Một vị Tăng hỏi Tuệ Trung Thượng sĩ (1230Trang 22



1291) rằng: “Uất uất hồng hoa vơ phi Bát nhã” (Rậm rậm hoa vàng đều là Bát
nhã) là ý gì? Thượng sĩ không đáp thẳng mà hỏi ngược trở lại:
Đào hoa bất thị Bồ đề thọ
Hà sự Linh vân nhập đạo tràng.
(Hoa đào không phải cội bồ đề
Bởi đâu Linh Vân vào được đạo tràng?)
Trong thơ Thiền Đường – Tống, Vương Duy trong nhiều bài thơ đã kể lại
những chuyến du ngoạn đến nguồn đào – suối hoa đào. Đó có thể là một cảnh
tượng đẹp trong bất kỳ bài thơ nào, nhưng với xúc cảm giác ngộ có từ hoa đào của
thiền sư Linh Vân, hình ảnh hoa đào mang một ý vị giải thoát. Nhà thơ viết:
Ngư chu trục thủy ái sơn xuân
Lưỡng ngạn đào hoa giáp cổ tân
Tọa khan hờng thụ bất tri viễn
(Thùn chài theo dịng nước yêu cảnh nước non mùa xuân
Hai bên bờ hoa đào nở trên bến cũ
Mãi xem “hồng thụ” mà không biết đã đi xa…)
Hoa đào, như đã nói ở trên, trong tâm thức của các thiền sư thời Đường –
Tống, là biểu tượng của khoảnh khắc giác ngộ. Thiền sư Thủ Tuần, một hôm ngồi
nhắm mắt tĩnh tọa suốt ngày, đến khi ngước mắt nhìn lên, thấy hoa đào rơi lả tả liền
ngộ, bởi lẽ thấy "đào hoa lạn mạn" là nhận thức trọn vẹn cái quy luật "sinh, trụ, dị,
diệt" của vũ trụ vạn hữu:
Chung nhật khán thiên bất cử đầu
Đào hoa lạn mạn thủy đài mâu
Nhiêu quân tiện hữu già thiên võng
Thấu đắc lao quan tức tiện hưu.
(Chung nhật khán thiên)
Dịch thơ:
Ngày trọn nhìn trời chẳng ngẩng đầu
Ngước trông lả tả cánh hoa đào
Che trời quanh bạn đều giăng lưới

Chẳng vượt lao quan chẳng chịu nào.
Trang 23


(Śt ngày nhìn trời)
Các lồi hoa khác
Khảo sát các sáng tác có sự xuất hiện của hình ảnh hoa trong thơ Thiền Lý –
Trần, bên cạnh những loài hoa có tần số xuất hiện cao như hoa sen, hoa cúc, hoa
mai, hoa đào, còn có bóng dáng của các loài hoa giản dị, chân phương, rất gần gũi
với con người trong cuộc sống người Việt. Đó là những bông hoa lau sánh quyện
cùng tiếng sáo làng chài:
Tiểu đỉnh thừa phong phiếm diểu mang
Sơn thanh thủy lục hựu thu quang
Sổ thanh ngư địch lô hoa ngoại
Nguyệt lạc ba tâm giang mãn sương
(Phiếm chu – Huyền Quang)
(Thuyền con lướt gió mênh mang
Non xanh nước biếc, thu quang lạnh lùng
Bờ lau vọng sáo ngư ông
Trăng rơi đáy nước, đầy sông sương mờ)
là hàng nghìn bông hoa quỳnh đua nở trước thềm ngọc:
Lưu ly nhất thốc bạng giang đình
Ảo xuất Tào Khê cảnh giới thanh
Huyền vũ Long Cương bài Phật ấn
Thanh lưu Yên Vĩ trạm tăng bình
Hoa khai ngọc xế quỳnh thiên thụ
Nguyệt chiếu hồi lang dạ ngũ canh
Chủng chủng thanh kì đồ hốn cựu
Thiện căn tá vấn kí viên thành
(Đề Linh Quang tự - Ngô Thì Ức)

(Bên sông một mái chùa cong
Thanh u, hư ảo như trong khe Tào
Long Cương Phật ấn đẹp sao
Nước khe Yến Vĩ rót vào bình sư
Hoa quỳnh thềm ngọc đung đưa
Trang 24


Hành lang trăng rọi chiếu vừa năm canh
Vẻ xưa đổi dáng tân thanh
Thiện căn xin hỏi viên thành đến đâu?)
có khi là bông hoa thông (tùng hoa) tỏa hương khắp chốn:
Khách khứ tăng vô ngữ,
Tùng hoa mãn địa hương.
(Khách về sư khơng nói,
Ðất ngát mùi hoa thơng).
Ðề Gia Lâm tự - Trần Quang Triều
khi là đóa hoa quế mộc mạc trên nền không gian hư tịch:
Bán song đăng ảnh mãn sàng thư,
Lộ trích thu đình dạ khí hư.
Thụy khởi châm thanh vơ mịch xứ,
Mợc tê hoa thượng ngụt lai sơ.
(Bóng đèn soi nửa cửa sổ, sách đầy giường
Móc rơi trên sân thu, hơi trống không
Tỉnh giấc tiếng chày nện không còn nghe thấy
Trên chùm hoa quế, trăng vừa mọc).
(Nguyệt – Trần Nhân Tông)
lúc là khóm hoa dương liễu đẹp tươi vươn mình trong tiết xuân của đất trời:
Dương liễu hoa thâm điểu ngữ trì,
Hoa đường thiềm ảnh mộ vân phi,

Khách lai bất vấn nhân gian sự,
Cộng ỷ lan can khán thúy vi
(Sâu trong khóm hoa dương liễu, chim hót chậm rãi
Dưới bóng thềm ngơi nhà chạm vẽ, mây chiều lướt bay
Khách đến chơi không hỏi việc người đời
Cùng dựa lan can ngắm màu xanh của chân trời).
(Xuân cảnh – Trần Nhân Tông)

và có lúc là đóa mẫu đơn thắm đỏ giữa “mịt mù tuyết bay”:
"Thu thiên đoàn thử lệ
Trang 25


×