Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

TIỂU LUẬN văn học PHÂN TÍCH tác PHẨM TRUYỆN NGẮN đoạn TUYỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.31 KB, 11 trang )

ĐOẠN TUYỆT
Tóm tắt đoạn tuyệt.
Nhân vật chính là một cơ gái tân thời tên Loan, thuận lấy Thân, người đàn
ông mà nàng khơng u, chỉ vì khơng muốn làm buồn lòng người mẹ đang hấp hối.
làm như vậy, nàng hy sinh tình yêu của mình đối với Dũng, một người bạn từ hồi
trẻ mà nàng khâm phục vì sự dũng cảm và thông minh. Vừa bước chân về nhà
chồng, Loan đã vấp phải một thế giới thù địch. Trước tiên, ở đấy nàng biết rằng mẹ
mình gả mình cho Thân chỉ như một cách để trả món nợ lớn của gia đình với gia
đình chàng trai này. Những điều nhận thấy cay đắng đó chẳng thấm gì so với sự
hành hạ mà nàng sắp hứng chịu. đối với mẹ chồng, ba phần, nàng chỉ là một đồ vật
mua với một giá cực kì đắt, và sử dụng chẳng cần nể nang. Loan đau đớn vì sự mệt
mỏi của thân thể không bằng sự độc ác của mẹ chồng và các cơ em chồng, những
kẻ vơ cùng thù ghét cơ. Cịn Thân – chồng cô lại là một kẻ đần độn, vơ tình, nhu
nhược và hèn nhát. ở các vụ xung đột nổ ra trong gia đình, anh ta bao giờ cũng
đứng về phía mẹ và các em gái. Khi đứa con trai của Loan bị ốm, bà Phán đã cho
nó uống nước thải của thầy cúng, pha với tàn hương và nước lã. Lúc tình trạng đứa
bé trở nên trầm trọng, Loan mang nó đến một bệnh viện, ở đấy thầy thuốc khơng
cứu chữa được nó nữa. cái chết này do chính sự mê tín của bà Phán gây ra, lại đổ
cho y học phương tây và cho Loan đã dám dùng nó. Giờ đây, đứa con khơng cịn
nữa, cơ cũng trở thành người vô dụng. thân đi lại với một cơ gái hàng xóm và để
hợp pháp hóa mối quan hệ này, hắn lại cô này làm vợ lẽ, với sự đồng tình thậm chí
khuyến khích của bà Phán. Người vợ lẽ này sinh một đứa con trai nên cô ta quan
trọng hơn cả vợ cả. nàng không thể chịu nổi cảnh sống như vậy, và chỉ còn cách đi
trốn. nhưng một sự việc tình cờ chấm dứt nỗi đau khổ của nàng. Trong một lần cãi
cọ ầm ĩ với Thân, bị mẹ chồng đối xử tàn bạo, bị chồng đánh đập, nàng ngã ngửa
và khi trông thấy Thân tay cầm một cái lọ bằng đồng xơng vào mình, nàng do bản
năng tự vệ vớ lấy con dao díp ở đầu giường. thân trượt chân, và tự giết mình khi bị


ngã vào mũi dao. Bị mẹ chồng khởi tố là kẻ giết chồng, Loan được tòa xử trắng án
sau lời biện hộ tài giỏi của luật sư: đã chứng minh rằng Thân, cũng như bản thân


Loan, là nạn nhân cuộc xung đột giữa truyền thống và quan niệm mới về quyền và
vai trị phụ nữ. được giải thốt khỏi địa ngục cuộc sống vợ chồng của mình, Loan
đi tìm lại Dũng người mà cô yêu.
Cuộc xung đột giữa mới và cũ
1. Cái tôi cá nhân trong lịch sử văn học
- Trong xã hội phong kiến, cá nhân khơng có quyền sống riêng từ trong gia
đình ra ngồi xã hội, nó phải tuân theo những nguyên tắc, những quy phạm nghiệt
ngã. Chẳng hạn, về kỷ cương xã hội thì quân, sư, phụ; về đạo lý làm người thì
nhân, lễ. nghĩa, trí, tín; về tiêu chuẩn mỹ học thì văn dĩ tải đạo; về ứng xử trong gia
đình của người phụ nữ thì tại gia tịng phụ, xuất giá tịng phu, phu tử tịng tử…Con
người bị trói buộc bởi những qui định bất di bất dịch như thế → Nền văn học
phong kiến cũng là 1 thứ văn học phi ngã.
- Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát giương cao ngọn cờ của cái “tôi”, đấu tranh
cho quyền sống, quyền tự do của con người liền bị xã hội phong kiến coi là giặc, là
kẻ phiến loạn.
- Từ đầu những năm 20, tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách đã
khẳng định vai trò của cá nhân, quyền sống của con người trước quyền uy của lễ
giáo phong kiến khắc nghiệt. nhưng cái “tơi cá nhân” đấu tranh cho tình u tự do
trong Tố Tâm còn khép nép trước những tếh lực rất mạnh của lễ giáo phong kiến
và cuối cùng phải chịu đầu hàng lễ giáo phong kiến.
- Cuộc đấu tranh đòi giải phóng cá nhân trong văn học lãng mạn trước năm
1930 chưa mạnh mẽ và quyết liệt nưh sau này trong phong trào Thơ mới và Tự lực
Văn đoàn. Cái tơi trong Thơ mới lang mạn và đã nói lên được “một nhu cầu lớn về
tự do và về phát huy bản ngã” (Tố Hữu).
- Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh cũng nhận xét “Ngày thứ nhất – ai
biết đích ngày nào – chứ tơi xuất hiện trên thi đàn Việt Nam, nó thực bỡ ngỡ. nó


như lạc lồi như đất khách. Bởi nó mang theo một quan niệm chưa từng thấy ở xứ
này: quan niệm “cá nhân”

- Cuộc đấu tranh cho tự do yêu đương, cho việc giải phóng cá nhân ra khỏi
sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến, cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ. Tự lực
văn đồn đứng về phía cái mới.
- Cuộc đấu tranh địi giải phóng cá nhân, chống lại uy quyền của lễ giáo
phong kiến đã trở nên quyết liệt, mạnh mẽ, nhất là từ sau khi Phan Bội Châu với
phong trào Đông du đã rút khỏi vũ đài chính trị và cuộc khởi nghĩa Yên Bái bị dìm
trong máu.
2. Cái tơi cá nhân trong Đoạn tuyệt (hay cuộc xung đột giữa mới và cũ).
Nhất Linh ca ngợi tình u tự do của lứa đơi, chủ trương giải phóng hồn
tồn người phụ nữ ra khỏi đại gia đình phong kiến (Đoạn tuyệt) giải phóng họ khỏi
những quan niệm tiết trinh hẹp hòi của lễ giáo (Lạnh lùng). Tình yêu và lý tưởng
của cá nhân đều bị đại gia đình kìm hãm, cho nên muốn hồn tồn có tự do thì phải
đoạn tuyệt hẳn với nó.
- Tiểu thuyết Đoạn tuyệt thành công nhất ở những chương miêu tả cuộc xung
đột giữa cái cũ và cái mới. Xung đột này đã thể hiện ra gay gắt ngay trong từng tế
bào của xã hội là gia đình, đơi khi trở thành sự xa cách, hằn thù giữa các thế hệ.
Dẫn chứng 1: Ông Tuần đã đăng báo từ con nên Dũng phải sống một cuộc
đời lang thang, phiêu bạt.
Dẫn chứng 2:
Cuộc hơn nhân của Loan
Ơng Hai, bà Hai là những người sống theo nề nếp “tục lệ của ông cha để
lại”, không quan tâm đến “sự thay đổi to tát của xã hội”. cho nên lúc quyết định
việc hôn nhân của Loan “ông bà càng cảm thấy rõ và lo sợ mà nhận ra rằng con
mình khơng cùng một quan niệm về cuộc đời như mình nữa, cách biệt xa lắm”,
“thành một người ở xã hội khác hẳn cái xã hội Việt Nam bình thường”. Loan là
một cơ gái mới đã học đến năm thứ tư bậc cao đẳng tiểu học. thế mà việc hôn nhân
của nàng chỉ là một việc mua bán, do các bậc cha mẹ của hai gia đình định đoạt.
“Trước kia, cha mẹ Loan giao ước cho nàng làm vợ Thân là đã làm một việc bán



linh hồn của con đi, nay cha mẹ bắt nàng làm vợ Thân là đã bán xác thịt nàng, bán
nàng vì một số tiền ba nghìn bạc”.
Tình yêu của Loan dành cho Dũng:
Dũng là hiện thân rực rỡ của cuộc đời thứ hai, là hình bóng của lý tưởng
trong tâm hồn Loan. Một lần tình cờ Loan được cùng Dũng đi xe wor rừng. dũng
hình như có việc gì khẩn cấp lắm, nên cho xe mở hết máy vùn vụt, làm cho các tà
áo Loan bay hất cả lên mặt, cịn bà huyện Tịch thì kêu rú lên. Loan tuy sợ nhưng
“nàng thấy có một cái thú lạ lùng, cái thú mê hồn của sự nguy hiểm. nàng đăm đăm
nhìn Dũng đang cúi rạp trên tay lái, đầu tóc rối bời trước gió…Lúc này, nàng mới
cảm thấy rõ rệt hết cả cái mãnh liệt của đời Dũng một cuộc đời đắm đuối trong sự
hành động mê man… Nàng thầm mong cho chiếc xe kia đâm vào thân cây hay hốc
đá và tan tành ra như cám, để nàng được hưởng một cái chết mạnh mẽ bên cạnh
người nàng vẫn yêu mà lúc này nàng càng thấy yêu, để khỏi trở về cái cảnh đời
khốn nạn, nhỏ nhen nó giày vị nàng bấy lâu, chưa biết bao giờ buông tha nàng ra.
lúc hai người chia tay, Loan đã có cái “ý tưởng liều lĩnh bỏ cả gia đình, bỏ chồng
con, bỏ cả xã hội nàng đương sống, bỏ hết, nhắm mắt theo Dũng, liều thân sống
với Dũng một cuộc đời rộn rã, rồi sau này muốn ra sao thì ra”.
Mối quan hệ của Loan với đại gia đình phong kiến
+ Với mẹ chồng
- Sự độc ác tinh vi của bà mẹ chồng, lần lượt dùng sự xỉ mắng thậm tệ và lời
bóng gió mỉa mai, được vẽ bằng nhiều nét bút nhỏ góp phần làm cho nhân vật nổi
bật đột ngột. người đàn bà đẫy đà này, cai quản nhà cửa với một sự cảnh giác
khơng bao giờ sai sót, thù ghét con dâu một cách vô nhân đạo, là nhân vật sinh
động nhất của tiểu thuyết. Những chương tố cáo mạnh mẽ các tập quán cố hủ trong
gia đình bà phán, cách đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo của những kẻ đại diện cho lễ
giáo phong kiến.
Dẫn chứng: Khi con trai Loan ốm, bà Phán dùng quyền làm bà để cho nó
uống nước thải của thầy cúng, pha bằng tàn hương với nước lã. Lúc tình trạng đứa
trẻ trở nên quá trầm trọng, Loan mang nó đến một bệnh viện, ở đấy thầy thuốc



khơng cứu được nó nữa. cái chết này, do tính cách mê tín của bà Phán gây ra, lại
được bà đổ cho y học phương Tây và cho Loan đã dám dùng nó.
+ Với chồng:
Nàng đã cố gắng hết sức để góp phần, nếu chẳng phải cho hạnh phúc, thì chí
ít cũng cho sự n ổn của gia đình. Nàng tìm cách làm nảy ra giữa nàng và chồng,
thay cho tình yêu, một chút ấu yếm cho phép mình chịu đựng số phận một cách tốt
hơn. Một buổi chiều đẹp trời, lúc nàng ngẫu nhiên đứng trong vườn nhà cùng với
Thân, nàng hái một bông hồng đặt lên môi và gửi một cái hôn cho chồng qua bông
hoa. Nhưng chồng có vẻ khơng hiểu, nên nàng cảm thấy hơi ngượng, thay đổi chủ
đề câu chuyện bằng cách nói về bầu trời trong trẻo. chồng nàng khơng tìm được
câu nào khác ngồi câu này: “Trời thế này thì ngày mai nóng lắm đấy. mợ đã bảo
mua dầu xăng cho vào quạt máy chưa?”.
Hố ngăn cách hai người ngày càng sâu thêm. Nàng cảnh báo chồng về
những bất hạnh có thể xảy ra nếu gia đình nhà chồng khơng thay đổi thái độ đối
với nàng: “Nếu một ngày kia, người ta làm cho tơi khơng thể nhịn được nữa, chắc
sẽ có nhiều chuyện lôi thôi. Cậu liệu trước đi là hơn”. Cuộc xung đột tiềm tàng làm
cho người này chống lại người kia, cuối cùng sắp nổ ra trong một cảnh bạo liệt,
trong đó sự đoạn tuyệt dứt khốt được hồn thành, mà một trong hai người phải trả
giá bằng đời mình.
=> Loan sống như một kẻ xa lạ trong gia đình nhà chồng, chịu đựng mọi sự
giày vò, hành hạ của bà Phán, lũ em gái chồng và cả người chồng mà nàng không
yêu. Thân phận nàng cũng như thân phận người vợ lẽ, đều là “những người bị
người ta mua về, hì hục lạy người ta để nhận làm cái máy đẻ, làm con sen hầu hạ
không công”. Trong các gia đình phong kiến như gia đình bà Phán Lợi, người ta có
thể “ghét mẹ mà u q được con” vì “ đứa con kia mới là máu mủ, là dịng dõi
nhà mình”, cịn những người mẹ chỉ là “nữ nhân ngoại tộc”! Từ xưa đến giờ tất cả
đời nàng dâu khác, đời Loan chỉ là để người ta đem hy sinh đi để gây dòng dõi cho
các gia tộc. họ khơng bao giờ có quyền sống một cuộc đời riêng., “cái quyền làm



người” của họ người ta không kể đến. Đoạn tuyệt khơng chỉ đấu tranh cho tự do
hơn nhân, nó cịn đặt vấn đề giải phóng hồn tồn người phụ nữ ra khỏi đại gia
đình phong kiến. nó là một thứ “tun ngơn nhân quyền” bằng nghệ thuật, nó đấu
tranh cho quyền tự do và bình đẳng giữa con người và con người trong xã hội.
Xung đột trong tác phẩm đã lên đến đỉnh điểm khi Loan bắt đầu nhận ra
“bấy lâu nàng đã hèn nhát sống theo tục lệ”, đã nhẫn nhục hy sinh để được vừa
lịng mẹ, “khơng có can đảm phá tan những tục lệ” để đấu tranh cho “quyền làm
người” của mình. Loan đã lớn tiếng nói trước mẹ chồng:
“ - Khơng ai có quyền chửi tơi, khơng ai có quyền đánh tơi.
- Tao có quyền, mày cứ chửi lại xem nào…
Bà nhảy chồm lên, hai mắt tròn xoe rồi sấn tới nắm lấy Loan tát túi bụi…
Loan vuốt tóc ngược lên nhìn thằng vào mặt mẹ chồng.
- Bà cũng là người, tôi cũng là người, không ai hơn ai kém. Bà đánh tơi, tơi
khơng…
Nói chưa dứt lời…thì một cái đấm mạnh vào ngực làm Loan chau mày, cúi
gục đầu vào tường, rồi người nàng bị đẩy ngã lăn xuống đất. nàng cố sức đứng
dậy đi lùi vào góc giường và cảm thấy phẩm giá mình lúc ấy không bằng phẩm giá
một con vật.
- Mợ muốn sống thì đứng lại!
Bà Phán đã ngồi dậy, trỏ tay, mồm nói:
- Đánh nó chết đi cho tơi. Chết đã có tơi chịu tội. Loan vẫn lùi, Thân hục
hặc nhìn quanh, rồi tiện tay cầm lấy cái lọ đồng sấn lại phía nàng”
Thân đã chết oan vì ngã vào con dao Loan cầm ở tay.
=> Nhất Linh đã dùng một chi tiết ngẫu nhiên để giải quyết cái mâu thuẫn
không thể điều hòa được giữa cái mới và cái cũ, giữa cá nhân và đại gia đình
phong kiến. tồn bộ tư tưởng – chủ đề của tác phẩm tập trung vào lời của trạng sư,
người phát ngôn cho tác giả, cho luận đề của cuốn tiểu thuyết: “Giữ lấy gia đình!
Nhưng xin đừng lầm giữ gia đình với giữ nơ lệ. cái chế độ nô lệ bỏ từ lâu, mỗi lần
ta nghĩ đến khơng khỏi rùng mình ghê sợ! Ấy thế mà có ai ngờ đâu cịn cái chế độ

khốn nạn đó trong gia đình An Nam…Những người đã được hấp thụ văn hóa mới


đã được tiêm nhiễm những ý tưởng về nhân đạo, về cái quyền tự do cá nhân, lẽ cố
nhiên tìm cách thốt ly ra ngồi chế độ đó”
Nghệ thuật:
- Đoạn tuyệt là một bước tiến quan trọng nhất của Nhất Linh so với Nho
Phong (1926) và Người quay tơ (1927), trong Nho Phong, Nhất Linh cịn lý tưởng
hóa một lớp người sống theo đạo đức phong kiến. từ Lê Nương (người vợ hiền dâu
thảo, chịu thanh bần để giữ trọn tiết nghĩa) đến Loan, từ Dương Văn (một nho sinh
quyết chí theo con đường cử nghiệp) đến Dũng,…, là hai thời kỳ khác hẳn nhau
trong tư tưởng Nhất Linh. Nho Phong tuy có chú ý đến những quy luật tâm lý mà
nhìn chung vẫn giữ nhiều yếu tố của lối kết thúc có hậu theo khuynh hướng lý
tưởng hóa. Người quay tơ là giai đoạn Nhất Linh đang băn khoăn giữa truyền
thống và hiện đại, giữa phương Đông và phương Tây để tìm tịi phương hướng cho
một nền văn xi mới. đến Hồn bướm mơ tiên, Đoạn tuyệt, Đôi bạn, Đời mưa giớ,
…các nhà văn Tự lực Văn đoàn đã thấy rõ cần phải xây dựng một nền tiểu thuyết
Việt Nam hiện đại với một cách viết mới mẻ và sáng tạo.
- Kết cấu theo quy luật tâm lý chứ khơng theo trình tự thời gian như tiểu
thuyết chương hồi.
- Diễn biến tâm lý của các nhân vật trong Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt, Đôi
bạn,…đã phức tạp, tinh tế hơn nhiều so với những nét tâm lý còn đơn giản trong
Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách.
- Đoạn tuyệt đã nghiêng hẳn về khuynh hướng hiện đại và chịu nhiều ảnh
hưởng của lối viết phương Tây. Tuy nhiên, Nhất Linh vẫn sử dụng một số motip
gần gũi với truyền thống.
Dẫn chứng: Hình ảnh Minh Nguyệt, cơ cả Đạm hiện lên ở phần đầu tác
phẩm làm ta liên tưởng đến motip Đạm Tiên trong truyện Kiều, nhưng một bên là
tiền kiếp, là số mệnh báo trước còn một bên là lời cảnh báo.
→ Nhờ sự kết hợp nhuần nhị những ảnh hưởng của nền văn học hiện đại

phương tây với truyền thống văn học dân tộc, Tự lực Văn đồn đã góp phần đẩy


các thể loại như báo chí, tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch nói, thơ ca tiến lên một
bước về phía trước.
- Kết cấu và cốt truyện khá chặt chẽ, lối kể chuyện hấp dẫn duyên dáng.
- Ngôn ngữ trong sáng, thơ mộng, chính xác.
Dẫn chứng 1: Để lột tả sự hăng hái của bà Phán muốn làm nhục và làm đau
đớn con dâu, ông mô tả một cách vừa giản dị vừa hiện thực những cảnh sinh hoạt
gia đình mà ở đó, về những món ăn để cũng tổ tiên, hay một thang thuốc bắc, sự
độc ác của mẹ chồng bao giờ cũng có dịp phát huy.
Dẫn chứng 2: Nói về tình u mơ mộng của Loan, ý thích phiêu lưu của
Dũng, những phong cảnh dùng làm khung cho những khát vọng của họ, tác giả sử
dụng một văn phong bám sát một cách đáng khâm phục những đà bay bổng của
tâm hồn, và lột tả trung thành các diện mạo của thiên nhiên. Bằng những chất liệu
miêu tả và rõ ràng này, bằng nhiệt tình ơng dùng để bảo vệ hạnh phúc cá nhân
chống lại sự đè nén của gia đình.
Những mặt hạn chế
- Năm 1944, trong tác phẩm Văn học khái luận, giáo sư Đặng Thai Mai viết:
“Trên con đường giải phóng, Ngày nay cái “chủ đề vĩnh cửu” đó, trong văn học
nước ta, vấn đề tình u, vẫn chưa phải là đã hoàn toàn giải quyết. trên con đường
cái quan, một buổi sáng trời dông, cô Loan đạp bước ra đi. Cô sẽ đi tới đâu? Không
ai biết, nét mặt và chí hướng của cơn cịn hết sức lu mờ sau màn sương “đoạn
tuyệt”. nhưng chúng ta có cảm giác chắc chắn là cô Loan sẽ không bao giờ đi giật
lùi giở về lối cũ” . Nhận xét trên vừa thấy được mặt tiến bộ, vừa dè chừng những
hạn chế của Đoạn tuyệt. người ta chưa rõ cái “gia đình mới” mà Nhất Linh nói tới
là gia đình kiểu nào?
- Năm 1961, trong cuốn Viết và đọc tiểu thuyết, Nhất Linh cho rằng “cái sai
lầm nhất trong đời văn sĩ của tôi là đã để “cái ý định dùng tiểu thuyết làm một việc
gì (viết luận đề tiểu thuyết) lên trên cái ý định viết một cuốn tiểu thuyết hay”. Sai

lầm này “đã làm tôi viết hai cuốn Đoạn tuyệt và Hai vẻ đẹp (kể cả Lạnh lùng nữa)
kém hay. Nếu tơi có ý định chính viết hay đã thì hai truyện ấy có lẽ cũng vẫn thế


nhưng tơi sẽ tìm kiếm nhiều chi tiết hay hơn, cố viết cho đúng tâm lý hơn, cho
những nhân vật linh hoạt hơn. Sau hơn 20 năm, giở Đoan tuyệt đọc lại, tơi thấy chỉ
có đoạn tả mẹ chồng, nàng dâu cịn có đơi chút giá trị, cịn những cái về xung đột
mới cũ, (ý định chính của tơi) như việc Loan dọn nhà đi không đem bát hương,
Loan không đẻ con trai, lời cãi của trạng sư…thì đến nay chẳng cịn gì là hay nữa”.
Nhân vật Dũng - người chiến sĩ
Một motip thường được lặp đi lặp lại trong tiểu thuyết Tự lực văn đồn là
hình ảnh người khách chinh phu. Đây là một hình ảnh đẹp và đầy quyến rũ đối với
Loan.
- Hành tung của người này đầy bí mật, hình như chàng đang theo đuổi một
sự nghiệp gì đó cao cả lắm.
+ Chàng đã ‘đoạn tuyệt” với hạnh phúc gia đình, sống cuộc đời “phiêu giạt
khắp bốn phương trời”. Mỗi độ xuân về, khi các gia đình xum họp ấm cúng thì
chàng lại “giũ áo phong sương trên gác trọ, lặng nhìn thiên hạ đón xn sang…một
buổi chiều mùa đông, ngồi uống cốc rượu tiễn năm ở đồn điền người bạn thân,
trong một tòa nhà gạch sang trọng trên đồi cao.
+ Nhìn xuống cánh đồng sương phủ mờ mờ “Dũng vẫn thấy mình là một
người dân và càng cảm thấy cái thú man mác được hòa vào đám dân không tên
tuổi, “chiều hôm ấy Dũng như cảm thấy tâm hồn của đát nước, mà biểu hiện cho
đất nước ấy không phải là những bậc vua chúa, danh nhân, chính là đám dân hèn
khơng tên khơng tuổi, dân là nước,yêu nước chính là yêu chung đám thường dân,
nghĩ đến sự đau khổ của đám thường dân”…
- Ấp ủ một tinh thần dân tộc cải lương yếu ớt. đó là tâm trạng của một lớp
thanh niên sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái, Lâm Thao bị thất bại. người anh hùng
chiến bại trong cuộc đời đã biến thành người anh hùng trong mộng tưởng. cho nên
những nhân vật khách chinh phu trong tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn thường được

bao phủ một màn sương lãng mạn đầy thi vị:
+ Dũng hiện ra trong sự tưởng tượng của Loan như một hình ảnh vừa xa xơi,
vừa bí mật nhưng lại đầy sức quyến rũ. Ta không theo dõi được hành tung của


Dũng, chàng thấp thoáng ẩn hiện và thỉnh thoảng từ một nơi bí mật nào đó vụt lóe
qua cuộc đời như một ngôi sao tinh lạc. Đúng vào tối tân hơn của Loan và Thân thì
“trên chuyến xe lửa đêm lên Yên Bái, Dũng ngồi khoanh tay yên lặng nhìn mặt
trăng lạnh lẽo mùa xuân chạy sau những giải rừng hè mù đen nối tiếp nhau ở chân
trời”…
+ Có lần tình cờ Loan bắt gặp Dũng bị thương vì tai nạn xe hơi giữa rừng,
đầu “buộc chiếc khăn trắng đi vào trong bóng tối đến một giải rừng hè mù đen”.
Dũng đi khai hội bí mật chăng? Nếu khơng thì việc gì Dũng phải bỏ xe hơi lại giữa
rừng để đi đến điểm hẹn một cách vội vàng và nguy hiểm như thế. Loan cũng
không biết rõ.
=> Dũng là một nhân vật lãng mạn, là người anh hùng trong mộng tưởng
của Nhất Linh là cái thế giới lấp lánh từ xa giúp Loan thỉnh thoảng quên được cuộc
đời tầm thường, nhỏ mọn, cuộc đời tù đọng trong gia đình nhà chồng.
+ Dũng cũng nghĩ đến sự nghiệp, đến lý tưởng hơn là nghĩ đến người yêu.
Trong bữa rượu tiễn năm ở đồn điền người bạn, chàng tự thú nhận “từ ít lâu nay,tự
nhiên chàng thấy cái tình yêu người cũ tràn ngập cả tâm hồn: cái tình mà chàng
tưởng đã nguội lạnh như đám tro tàn, nay lại còn ngùn ngụt bốc lên, khơng dập tắt
được”. ngày Loan ra tịa thì Dũng cũng “ở rừng” về sau hai năm xa cách, Loan có
ngờ đâu rằng “cách nàng chỉ có mấy thước, Dũng đương đăm đăm nhìn nàng và
hồi hộp, lo sợ cho nàng”.
+ Gần cuối tác phẩm là hình ảnh Dũng và một người bạn ngồi uống rượu
trên một con thuyền trên sông Đà. Lúc đêm xuống “trăng đã lên, tỏa sáng lạnh
xuống bãi cát trắng mờ mờ” và “tiếng nước róc rách vỗ vào mạn thuyền như tiếng
nói của đêm thanh thì thầm kể lể với Dũng những nỗi nhớ nhung thương tiếc”. chờ
người bạn ngủ say, Dũng kề giấy vào ván thuyền viết thư cho một người bạn gái

thổ lộ mối tình sâu nặng “hơn tám năm nay” với Loan, hy vọng rằng “hai người
cùng đau đớn như nhau, sao khơng tìm về với nhau để sống chung một cuộc đời
mới”…




×