Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

TIỂU LUẬN văn học TRUYỆN KIỀU dưới CON mắt của NHÂN dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.18 KB, 32 trang )

BÀI THỰC HÀNH NHÓM 6: TRUYỆN KIỀU DƯỚI MẮT NHÂN DÂN

MỤC LỤC
A. NÊU VẤN ĐÊ....................................................................................................
2
B. NỘI DUNG........................................................................................................
2
I. Vấn đề đọc (tiếp nhận) Truyện Kiều.............................................................
2
I.1 Tiếp nhận của tầng lớp bình dân..............................................................
2
I.1.1 Tập Kiều, lẩy Kiều ...................................................................................
2
I.1.2 Bói Kiều....................................................................................................
4
I.1.3 Đố Kiều.....................................................................................................
6
I.1.4 Ngâm Kiều ...............................................................................................
8
I.1.5 Nhại Kiều..................................................................................................
8
I.2 Tiếp nhận của tầng lớp trí thức ...............................................................
9
II. Các khuynh hướng phê bình, đánh giá Truyện Kiều ................................
9
II.1 Phê bình, đánh giá Truyện Kiều theo tư tưởng đạo đức Nho giáo .............
9
II.2 Phê bình, đánh giá Truyện Kiều theo một số lý thuyết phương Tây .........
12

1




BÀI THỰC HÀNH NHÓM 6: TRUYỆN KIỀU DƯỚI MẮT NHÂN DÂN

II.2.1 Phê bình, đánh giá Truyện Kiều theo quan điểm phân tâm học..............
12
II.2.2 Phê bình, đánh giá Truyện Kiều theo quan điểm xã hội học...................
16
II.2.3 Phê bình, đánh giá Truyện Kiều theo quan điểm Thi pháp – Phong
cách học ..................................................................................................................
19
III. Một số loại hình nghệ thuật lấy cảm hứng từ Truyện Kiều........................
26
III.1 Sân khấu ...................................................................................................
26
III.2 Điện ảnh ....................................................................................................
27
III.3 Âm nhạc.....................................................................................................
28
III.4 Hội hoạ......................................................................................................
28
III.5 Thơ.............................................................................................................
28
Kết luận...................................................................................................................
28
Tài liệu tham khảo ..................................................................................................
28

VẤN ĐÊ ĐỌC (TIẾP NHẬN) VÀ PHÊ BÌNH TRUYỆN KIỀU CỦA
NGUYỄN DU – TRUYỆN KIỀU DƯỚI MẮT NHÂN DÂN

A. NÊU VẤN ĐÊ:

2


BÀI THỰC HÀNH NHÓM 6: TRUYỆN KIỀU DƯỚI MẮT NHÂN DÂN

Có thể nói, Truyện Kiều (Nguyễn Du) không chỉ là mợt hiện tượng văn học mà cịn là
mợt hiện tượng văn hóa mang tính phổ quát của xã hợi trên mọi phương diện, mọi thời đại từ
sau khi nó ra đời. Việc đọc (tiếp nhận) Truyện Kiều trong nhà trường và trong dân gian dưới
các hình thức được gọi chung là tiếp nhận. Việc tiếp nhận Truyện Kiều qua mỗi thời đại có
những đặc điểm riêng và tùy thuộc vào từng đối tượng độc giả trong đó việc phê bình Truyện
Kiều lại luôn là vấn đề gây nhiều tranh cãi trong văn giới với những ý kiến bình giá khác
nhau thậm chí trái ngược nhau. Điều đó thể hiện sự đa dạng phức tạp trong đời sống lịch sử
của tác phẩm và chứng tỏ Truyện Kiều luôn có sức sống lớn đối với đời sống văn hóa tinh
thần dân tộc. Tìm hiểu các hình thức đọc (tiếp nhận) và phê bình Truyện Kiều sẽ giúp chúng
ta có cái nhìn khoa học, toàn diện, khách quan về tác phẩm. Từ đấy thấy được những cống
hiến thật sự vĩ đại của thi hào cho nền văn học, văn hóa nước nhà.
B. NỘI DỤNG:
I. Vấn đề đọc (tiếp nhận) Truyện Kiều:
Trong lịch sử văn học Việt Nam từ xưa đến nay chưa có tác phẩm văn học nào lại trở
thành một hiện tượng văn hóa và tạo nên nhiều đối tượng người đọc như Truyện Kiều của
Nguyễn Du. Vấn đề tiếp nhận Truyện Kiều, từ sau khi tác phẩm ra đời đã luôn xuất hiện
nhiều đối tượng độc giả khác nhau và có thể quy về hai tầng lớp: bình dân và trí thức.
I.1 Tiếp nhận của tầng lớp bình dân:
Đối với giới bình dân, việc tiếp nhận Truyện Kiều luôn chịu ảnh hưởng truyền thống
văn hóa Việt, rõ nét nhất là truyền thống văn hóa dân gian. Người bình dân đọc Kiều theo
cách riêng của họ. Họ có thể đọc hoặc nghe người khác đọc rồi nhớ và thuộc; hiểu và lưu
truyền. Khi đọc như thế họ có khuynh hướng sử dụng tất cả những câu Kiều hay, phù hợp để
vận vào những cảm xúc, tâm trạng của mình. Từ cách đọc, hiểu và đồng cảm ấy, nâng cao

hơn họ chuyển hóa cách tiếp nhận của mình vào các hình thức sáng tác dân gian như: tập
Kiều, lẩy Kiều, đố Kiều, bói Kiều, nhại kiều… Ở mỗi hình thức tiếp nhận ấy, họ đều tìm thấy
mình trong đó để có thể toàn tâm, toàn ý giữ gìn, tiếp nối và sáng tạo không ngừng một tác
phẩm đã trở thành giá trị tinh thần của dân tộc.
I.1.1 Tập Kiều, lẩy Kiều:
Truyện Kiều là một áng văn bất hủ. Giá trị của Truyện Kiều không những ở trong
những câu văn óng ả, trau chuốt, ý tứ hàm súc mà còn ở cái nhạc điệu dịu dàng êm ái dễ nhớ,
dễ ngâm, dễ truyền tụng. Ai ở trong trường hợp nào cũng có thể tìm được một câu Kiều vừa
ý để mà ngâm ngợi, giải tỏ nỗi lòng. Để tả những tâm trạng phức tạp mà một hai câu liền

3


BÀI THỰC HÀNH NHÓM 6: TRUYỆN KIỀU DƯỚI MẮT NHÂN DÂN

không đủ ngụ được hết ý, người ta đặt ra lối “lẩy Kiều” hoặc “tập Kiều”, nghĩa là lấy một
câu sáu ở đoạn này ghép với câu tám cùng vần ở đoạn kia.
Chẳng hạn khi hoàn cảnh đưa đẩy phải làm một việc liều lĩnh, không biết mai kia sẽ
ra làm sao, người trong cuộc đành chép miệng:
Cũng liều nhắm mắt đưa chân,
Thử xem con tạo xoay vần đến đâu.
Hoặc khi gặp số phận hẩm hiu, bước trầm luân không dứt, kẻ xấu số đành an ủi:
Phận bèo bao quản nước sa,
Lênh đênh đâu nữa cũng là lênh đênh.
Ngoài ra, những chữ dùng trong Trụn Kiều đơi khi cịn được khoác cho một nghĩa
riêng biệt để phù hợp với một cảnh ngộ khác thường. Chuyện kể rằng:
Xưa, có một cô thiếu nữ ăn nói bặt thiệp, mở quán nước bên đường để kén chồng.
Các cậu khóa, anh đồ nghe tin kéo đến rất đông, ai cũng muốn khoe tài để mong được người
đẹp chú ý nhưng đã bao ngày vẫn chưa có ai địch lại mồm mép của giai nhân. Ở đời vỏ quýt
dày tất có móng tay nhọn. Một hôm, có một nho sinh vào quán nghỉ chân. Cô gái quen như

mọi lần, lại giở cái giọng “đàn chị” ra để trêu chọc, nhưng anh chàng đối đáp không kém
phần cứng cỏi. Cuối cùng, cô bèn đọc một câu tập Kiều:
Khen cho con…mắt tinh đời!
Anh hùng đoán giữa trần ai mới già
Cô nhấn mạnh ba tiếng khen cho con, nghỉ một lát rồi mới nối ba tiếng sau. Lối đọc
này mang hàm ý: “Khen cho con đấy, con ạ!”. Nho sinh hiểu ý, đọc ngay một câu cũng trong
Kiều:
Vả bây giờ…mới thấy đây
Mà lòng đã chắc những ngày một hai
Lúc đọc anh ta dằn mạnh ba tiếng vả bây giờ, cũng nghỉ mợt tí mới đọc tiếp ba tiếng
sau, khiến cho câu thơ có nghĩa là: “Hỗn với tôi thì tôi vả cho bây giờ!”. Thấy nho sinh trả
lời hóm hỉnh như vậy, cô gái vừa phục vừa thẹn, mắt đỏ ửng lên và lặng thinh ngồi mân mê
tà áo…
I.1.2 Bói Kiều:

4


BÀI THỰC HÀNH NHÓM 6: TRUYỆN KIỀU DƯỚI MẮT NHÂN DÂN

- Bói tên:
Cách bói: lấy tên mình cợng với tên người đó (khơng tính họ và tên đệm)
1

2

A, J, S

B, K, T


Ví dụ: Kiều
29 5 3
19

+

3

4

5

C, L, U D, M, V E, N, W F, O, X

Trọng
29657
29

48 ---> 4 + 8 = 12 ---> 1 + 2 = 3 tra ở số 3
1) Người đâu gặp gỡ làm chi
Trăm năm biết có duyên gì hay không
Tình ta đằm thắm mặn nồng
Bên ngoài đằm thắm, bên trong lạnh lùng
2) Tưởng rằng hạnh phúc trăm năm
Cùng chung chăn gối trăm năm trọn đời
Nào ngờ kèo gẫy cột rơi
Anh đi lấy vợ tôi đi lấy chồng
3)

Đổi tình bạn sang tình yêu


Như chàng Kim Trọng gặp Kiều
Ái ân bạn đời khóc cùng xuân
Tình yêu bạn sẽ sang xuân một lần
4) Tưởng rằng nguyệt nọ hoa kia
Ngờ ra nào có tiếc gì hỡi ai
Chữ tri gắn bó một hai
Ngày nay chờ đợi ngày mai sẽ thành
5)

6

Người yêu chẳng có thuỷ chung
5

7

8

9

G, P, Y

H, Q, Z

I, R


BÀI THỰC HÀNH NHÓM 6: TRUYỆN KIỀU DƯỚI MẮT NHÂN DÂN


Nay đào mai mận, hết hồng lại hoa
Xin đừng oán trách ong tơ
Hãy nên lựa chọn kẻo mơ lại nhiều
6)

Dù cịn là mới tình đầu

Lần sau sẽ rõ lần sau sẽ thành
Dở hay là mối hữu tình
Để ai để mối tỏ tình cho ai
7)

Không ham địa vị giàu sang

Chẳng ước mà được chẳng cần mà nên
Tình yêu cần trách đảo điên
Khen ai khéo nết thành đôi vợ chồng
8) Chẳng duyên chẳng nợ mà cần
Gặp nhau hạnh phúc gối chăn cả đời
Thật là tốt số đẹp đôi
Thôi đừng kén chọn cho hoài tuổi xuân
9)

Khen ai khéo gặp tỏ tình

Cho thuyền quên bến cho anh quên nàng
Cho tình dang dở dở dang
Duyên tơ vỡ mới cho đàn đứt dây.
- Bói tâm trạng: Người bói giữ trong tay quyển Truyện Kiều, gấp sách lại, nhẩm nội dung
cầu nguyện và khấn: “lạy vua Từ Hải, lạy vãi Giác Duyên, lạy tiên Thúy Kiều, xin cho con

ba dòng,…” và lật sách ra, đọc đúng vị trí trang sách, dịng thơ mà mình đã xin. Sau đó dựa
vào ý nghĩa những câu thơ Truyện Kiều ấy mà bói xem có ứng với tâm trạng và nội dung cầu
nguyện của mình không.
I.1.3 Đố Kiều:

6


BÀI THỰC HÀNH NHÓM 6: TRUYỆN KIỀU DƯỚI MẮT NHÂN DÂN

Đớ Kiều là mợt trị chơi văn nghệ dân gian dưới hình thức đối đáp, một bên hỏi, một
bên trả lời, mỗi bên thường là một nhóm, một đội... Khi chơi trị đớ Kiều, cả người ra đớ và
giải đớ thường dùng thơ, chủ yếu là thể lục bát, để chủn tải ý của mình. Trị chơi đớ Kiều
x́t hiện ở nhiều nơi, dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng ở vùng quê Nghệ Tĩnh trước
đây chủ yếu diễn ra trong các cuộc hát Phường vải.
Nội dung hát đố, giải trong hát Phường vải gồm nhiều đề tài khác nhau, nhưng đớ
Kiều ln ln chiếm mợt vị trí quan trọng. Cái khó của người giải đố là sau khi nghe đố
xong, chỉ một thời gian thật ngắn phải có lời đáp. Bởi vậy trò chơi này đòi hỏi những người
tham gia không những thuộc, hiểu "Truyện Kiều", mà phải có phản ứng nhanh trong việc
diễn tả ý của mình dưới thể thơ lục bát, đồng thời cần có giọng ngâm, giọng hát hay. Sau đây
là mợt sớ ví dụ:
Đớ: "Truyện Kiều" anh đã thuộc lịng
Chỗ nào tơ liễu mà khơng buông mành?
Ở câu này, người ra đố đi từ nhận xét rằng, không ai mê "Truyện Kiều" mà không
thuộc câu "Lơ thơ tơ liễu buông mành/ Con oanh học nói trên cành mỉa mai", nên hễ nhắc
hai chữ tơ liễu là thế nào buông mành cũng hiện lên. Vả lại, trong "Truyện Kiều" có rất nhiều
từ liễu, từ tơ nhưng tơ liễu thì chỉ xuất hiện hai lần, nên "tơ liễu mà không buông mành" chỉ
có một lời giải duy nhất:
Giải: Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha!

Trong trị chơi đớ Kiều, loại câu đố mà lời giải là một câu Kiều thì rất phổ biến.
Đố: "Truyện Kiều" anh đã thuộc làu
Đố anh kể được một câu năm người?
Giải: Này chồng, này mẹ, này cha
Này là em ruột, này là em dâu!
Đố: "Truyện Kiều" anh đã thuộc lịng
Đố anh đọc được một dịng tồn Nho?

7


BÀI THỰC HÀNH NHÓM 6: TRUYỆN KIỀU DƯỚI MẮT NHÂN DÂN

Giải: Hồ công quyết kế thừa cơ
Lễ tiên, binh hậu khắc cờ tập cơng!...
Nhưng có nhiều câu đớ địi hỏi lời giải không phải là một câu Kiều, mà là sự tổng
hợp của những câu, những đoạn khác nhau. Cái khó của lời giải loại này là không chỉ thống
kê các câu Kiều, mà phải xử lý vần để lời giải là một đoạn thơ:
Đố: Nàng Kiều lưu lạc gian truân
Với người tình, đã mấy lần chia tay?
Giải: "Dùng dằng một bước một xa"
Chia tay Kim Trọng châu sa đẫm ngày
"Chén đưa nhớ buổi hôm nay"
Chia tay chàng Thúc hẹn ngày năm sau
"Đành rằng chờ đó ít lâu"
Chia tay Từ Hải, lịng đau nhớ nhà
Chiếc thân bèo nổi, sóng sa
Ba lần ly biệt xót xa, tội tình!
Cũng có khi người ra đố không chỉ dùng một vài lời ngắn gọn, mà dùng nhiều câu dắt
dẫn, đưa đẩy để giới thiệu mình hoặc để tỏ tình, trước khi vào nội dung cần đớ:

Nữ: "Trăm năm tính cuộc vng trịn
Phải dị cho đến ngọn nguồn lạch sông"
Phải đâu mèo mả, gà đồng
Thuyền quyên muốn hỏi anh hùng trước sau:
"Ba quân chỉ ngọn cờ đào
Đạo ra Vơ Tích, đạo vào Lâm Tri"
Thế cịn một đạo làm chi?
Trai anh hùng giải được, gái nữ nhi chịu tài.
Nam: Vì ai chiếc lá lìa cành
Khi săn như chỉ, khi mành như tơ
Trót cơng rày đợi mai chờ
"Phải người trăng gió vật vờ hay sao"

8


BÀI THỰC HÀNH NHÓM 6: TRUYỆN KIỀU DƯỚI MẮT NHÂN DÂN

"Ba qn chỉ ngọn cờ đào
Đạo ra Vơ Tích, đạo vào Lâm Tri
Ắt còn một đạo binh uy
Ở nhà giữ chốn biên thùy cho nghiêm
Anh hùng tỏ với thuyền quyên
"Chữ tình càng mặn, chữ dun càng nồng"!
Trong loại câu đớ này, người ra đố và giải đố dùng những câu Kiều nguyên vẹn hoặc
lẩy Kiều để chuyển tải ý mình, và hình như đây không chỉ là đố giải Kiều mà cịn là đới đáp
tỏ tình.
I.1.4 Ngâm Kiều: Là hình thức giải trí lấy các câu từ trong Truyện Kiều ra để ngâm,
để thưởng lãm với nhau. Phần lớn, lối ngâm Kiều này là của giới học giả, trí thức. Trong
những buổi đàm đạo văn chương hay nói chuyện đời người ta vẫn thường ngâm vài câu

Kiều. Tuy nhiên, hình thức này trong dân gian vẫn hay dùng hơn cả. Trong cuộc sống đời
thường, các cụ ông, cụ bà khi dạy dỗ con cháu hoặc những lúc thảnh thơi đàm đạo về thế sự
nhân tình có khi lấy luôn một vài câu của Kiều ra để ngâm. Hình thức ngâm như vậy là để
thưởng thức một áng văn đẹp đồng thời như là sự ngụ ý về một lời giải, lời đánh giá, bình
phẩm về thế thái nhân tình.
Đó là lời cơ lái đị cất lên ngân nga theo nhịp mái chèo vỗ nước lướt trên mặt sông
lấp lánh ánh trăng: “ Làn thu thủy, nét xuân sơn/ Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”.
Chị lái đò ngợi ca nàng Kiều nhan sắc tuyệt vời nhưng tình duyên trắc trở.
Đó là lời người đàn ông nhân mùa thu hoạch cau, dưới ngọn đèn treo trên xà nhà, khi
tất cả gia đình ngồi quay quần róc và bửa cau đến lúc đêm đã khuya, chuyện trò ngớt dần,
chỉ nghe tiếng dao soàn soạt trên vỏ cau bỗng húng hắng ho để cho thanh giọng, rồi giữa bầu
khơng khí trầm lặng ngâm lên: “Thừa cơ trúc chẻ, ngói tan/ Bình uy từ ấy sấm ran trong
ngoài./ Triều đình riêng một góc trời./ Gồm hai văn võ, rạch đơi sơn hà./ Địi phen gió quét
mưa sa,/ Huyện thành đạp đổ năm tòa cõi Nam./ Phong trần mài một lưỡi gươm…”
I.1.5 Nhại kiều: Là một hình thức tiêu khiển dân gian mà người chơi bắt chước câu
chữ của Truyện Kiều để sáng tác nên những bài thơ mang cảm hứng nhân tình thế sự. Nội
dung của các sáng tác nhại Kiều không liên quan gì đến Truyện Kiều. Ví dụ bài: Cụ Nguyễn

9


BÀI THỰC HÀNH NHÓM 6: TRUYỆN KIỀU DƯỚI MẮT NHÂN DÂN

Du ơi của Lê Khả Sĩ: “"Trăm năm trong cõi"...bây giờ/ Thị trường cơ chế bất ngờ là
đây/Đường đường hậu thế ra tay/ Mang danh của Cụ phơi bày kinh doanh”
I.2 Tiếp nhận của tầng lớp trí thức:
Nếu như lẩy Kiều, bói Kiều, đớ Kiều, trị Kiều… được quần chúng bình dân tham gia
rợng rãi thì giới trí thức của các thời đại có những cách đọc (tiếp nhận), thưởng thức Kiều
riêng như ngâm, vịnh Kiều, bình Kiều. Ngoài ra, Truyện Kiều cũng khơi nguồn cảm hứng
sáng tác cho hàng loạt tác phẩm thuộc nhiều thể loại văn học nghệ thuật khác như: sân khấu,

chèo, tuồng, cải lương, phim ảnh, âm nhạc, hội họa, thơ, …
Truyện Kiều đã khơi nguồn cho hàng trăm công trình, bài viết. Các công trình, bài
viết về Truyện Kiều trên lĩnh vực phê bình, đánh giá cho thấy nhiều khuynh hướng tiếp nhận
khác nhau như: Phê bình, đánh giá theo tư tưởng đạo đức Nho giáo; phê bình, đánh giá theo
một số lý thuyết phương Tây: phân tâm học, xã hội học, thi pháp - phong cách học…
II. Các khuynh hướng phê bình, đánh giá Truyện Kiều:
II.1.1 Phê bình, đánh giá Truyện Kiều theo tư tưởng đạo đức Nho giáo:
Xã hội Việt Nam dưới chế độ phong kiến, nền văn hóa chịu ảnh hưởng sâu đậm từ
Trung Hoa, đặc biệt là tư tưởng Nho giáo của Khổng Tử. Nguyễn Du sinh ra và lớn lên trong
bới cảnh mà Nho giáo chiếm vị trí đợc tơn. Nho giáo đã ảnh hưởng rất lớn đến những sáng
tác của ông, đặc biệt là Truyện Kiều. Việc phê bình Truyện Kiều của các nhà nghiên cứu giai
đoạn từ CMT8 trở về trước có những ý kiến đánh giá khác nhau về những triết lý Nho giáo
mà Nguyễn Du thể hiện trong sáng tác của mình. Khi phê bình, đánh giá Truyện Kiều theo tư
tưởng đạo đức Nho giáo, dư luận chủ yếu xoay quanh bình phẩm các nhân vật trong Truyện
Kiều mà trọng tâm là nhân vật Thúy Kiều. Với nhân vật này, dư luận đã chia làm hai quan
điểm. Một quan điểm đứng trên lập trường đạo đức phong kiến và một có xu hướng thoát ra
khỏi quỹ đạo Nho giáo.
Khuynh hướng thứ nhất bao gồm những người như vua Minh Mệnh, vua Tự Đức,
Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Công Trứ đều hết lời ca ngợi Thúy Kiều. Đấy là khuynh hướng
tiêu biểu cho quan niệm trung, nghĩa, tiết, hiếu, tam cương, ngũ thường và không tiếc lời phê
phán gay gắt nhân vật nào dám đương đầu làm trái với những quan niệm đã đi vào tiềm thức
ấy. Vua Minh Mệnh thì ca ngợi Kiều là con người biết “giữ trọn đạo hiếu”, “biết tiết, biết
nghĩa” trong bài “Thánh Tổ Nhân hoàng đế ngự chế tổng thuyết”. Nguyễn Văn Thắng ca
ngợi Kiều: “Xét sau trước đủ trung trinh hiếu nghĩa” nhưng cịn đới với Nguyễn Cơng Trứ
thì ngược lại, Kiều không có gì đáng gọi là tiết hạnh, tiết nghĩa gì cả: “…Từ Mã Giám Sinh
10


BÀI THỰC HÀNH NHÓM 6: TRUYỆN KIỀU DƯỚI MẮT NHÂN DÂN


cho đến chàng Từ Hải / Tấm thân tàn đem bán tại chốn thanh lâu / Bấy giờ Kiều còn hiếu
hảo vào đâu / Mà bướm chán ong chường cho đến thế?”. Ơng lên án Kiều mợt cách gay gắt:
“Bạc mệnh chẳng lầm người tiết nghĩa / Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm”.
Quan niệm của vua Tự Đức trong bài “Dục Tông Anh hoàng đế ngự chế tống từ” có
một kết luận về giá trị cơ bản của Truyện Kiều là ở chỗ nó phát ngôn cho đạo đức phong
kiến:
“Đại để cổ kim hào kiệt sĩ,
Cương thường luân lý nhất thân kiên.
Đắc táng cùng không hưu thuyết trước,
Hảo lương khuê ngữ nhập âm liên”.
Bản dịch của cụ Võ Khắc Triều và cụ Lê Thước như sau:
“Gẫm xưa nay mấy người hào kiệt,
Đạo cương thường gánh hết một thân.
Được thua sướng khổ chớ bàn,
Đem lời khuê các phổ vần thi ca”.
Tương truyền rằng Tự Đức đọc Truyện Kiều thấy Kiều khen Từ Hải: “Tấn Dương
được thấy mây rồng có phen” nghĩa là khen Từ Hải có tướng mạo đế vương, Tự Đức không
chịu, bắt phải chữa lại: “Rồng mây rõ mặt anh hùng có khen” và sau khi đọc đến đoạn nói về
Từ Hải: “Chọc trời khuấy nước mặc dầu / Dọc ngang nào biết trên đầu có ai” thì nổi giận
đùng đùng, ném phăng cuốn Truyện Kiều xuống đất, địi giá như Nguyễn Du cịn sớng phải
đè ra đánh ba chục roi vì đó là đoạn thơ “vô quân” nhất trong tác phẩm.
Nhìn chung thì dù khen hay chê, dư luận về Truyện Kiều đứng trên quan điểm đạo
đức Nho giáo phong kiến không thấy được dù chỉ một chút giá trị chân chính nào toát ra từ
Truyện Kiều và nhân vật Thúy Kiều.
Ở khuynh hướng thứ hai bao gồm những người như Phạm Qúy Thích, Mợng Liên
đường chủ nhân, Phong Tuyết chủ nhân, Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Khuyến…. Họ có quan
điểm giống nhau là đều không chịu sự ràng ḅc của lễ giáo phong kiến và ít nhiều có bất
mãn với xã hội đương thời. Họ thấy được dưới triều đại nhà Nguyễn, cái tài tình của con
người nhiều khi bị vùi dập, bị đày đọa và qua cuộc đời Kiều, trong một chừng mực nào đó,
họ đã thấy được hình bóng cuộc đời mình.

Mộng Liên đường chủ nhân nói: “Cái nợ sầu của hai chữ tài tình tuy khác đời mà
cũng chung một dạ”. Chu Mạnh Trinh cũng nói: “Ta cũng nịi tình thương người đồng
điệu”. Đới với ông, việc bình phẩm Truyện Kiều trước hết là tỏ sự thơng cảm và tỏ lịng
thương xót với Nguyễn Du và Kiều. Ông đã viết hàng loạt các bài thơ vịnh Kiều để nói lên
11


BÀI THỰC HÀNH NHÓM 6: TRUYỆN KIỀU DƯỚI MẮT NHÂN DÂN

tấm chân tình của ông với Nguyễn Du và đời cô Kiều.
TỔNG VỊNH TRUYỆN KIỀU
“Cuốn ngỏ rèm xuân trải mấy sương
Sắc tài chi lắm để làm gương
Công cha bao quản liều thân thiếp
Sự nước xui nên phụ nghĩa chàng
Cung oán nỉ non đàn Bạc mệnh
Duyên nay run rủi lưới Tiền Đường
Hai bên vẹn cả tình cùng hiếu
Đem bắc đồng cân đáng mấy vàng”.
Nhưng với Phạm Qúy Thích thì ơng than thở: “Đoạn trường mộng lí căn duyên
liễu /Bạc mệnh cầm chung ốn hận trường” (Trong giấc mợng đoạn trường hiểu rõ căn
nguyên cuộc đời nàng / Tiếng đàn bạc mệnh tuy đã gẩy xong mà nỗi oán hận vẫn còn dai
dẳng).
Cịn Mợng Liên Đường chủ thì cắt nghĩa rằng: “Tài mà khơng được gặp gỡ, tình mà
khơng được hả hê. Đó là cái căn nguyên của hai chữ đoạn trường vậy”. Với Chu Mạnh
Trinh thì cao hơn một mức, ông bàn cái nguyên nhân sâu xa của bấy nhiêu đau khổ trong
cuộc đời của Kiều cũng như cái chết của Từ Hải là do những bất công trong xã hội: “Gía thử
ngày trước khi Liêu Dương cách trở, duyên chàng Kim đừng dở việc ma chay, quan lại công
bằng, án viên ngoại tỏ ngay tình oan uổng, đâu đến nỗi son phấn mấy năm lưu lạc, đem thân
bán cho thiên hạ mua cười, mà chắc rằng biên thùy một cõi nghênh ngang, ai xui được anh

hùng cởi giáp”. Như vậy, ở đây, ta thấy rằng Chu Mạnh Trinh còn đầy những nhiệt tình ủng
hộ cho Kiều trước những lời kết án gay gắt của những người đứng trên quan điểm đạo đức
phong kiến mà nhìn xuống nỗi đau của kẻ khác cho dù ơng là nhà thơ có tính chất hưởng lạc,
thoát ly. Tuy Chu Mạnh Trinh không có mấy bài có nội dung xã hội, thế mà ở đây, ông đã tỏ
ra rất tiến bộ trong phương diện tố cáo hiện thực cũng như bênh vực cho tình yêu tự do đơi
lứa.
Như vậy, bình phẩm Kiều cịn là dịp để mọi người gửi gắm những suy ngẫm, trăn trở
của mình về các vấn đề đặt xã hội. Từ Truyện Kiều của Nguyễn Du, nhiều người đã liên
tưởng một cách linh hoạt đến cuộc đời và thời đại họ. Từ việc bình phẩm một tác phẩm văn
học, họ đã mạnh mẽ bày tỏ thái đợ châm biếm ít nhiều đới với những cái xấu xa trước mắt.
Chu Manh Trinh trong bài “Vịnh Vương ông được tha” và Nguyễn Khuyến trong bài “Vịnh
Kiều bán mình” đã nói lên nhận thức sâu sắc của mình về vai trò của đồng tiền.

12


BÀI THỰC HÀNH NHÓM 6: TRUYỆN KIỀU DƯỚI MẮT NHÂN DÂN

“Thằng bán tơ kia giở thói ra,
Làm cho bận đến cụ Viên già.
Muốn êm phải biện ba trăm lạng,
Khéo xếp nên liều một chiếc thoa.
Nổi tiếng mượn màu son phấn mụ.
Đem thân chuộc lấy tội tình cha.
Có tiền việc ấy mà xong nhỉ?
Đời trước làm quan cũng thế a?”
II.1.2 Phê bình, đánh giá Truyện Kiều theo một số lý thuyết phương Tây:
II.1.2.1 Phê bình, đánh giá Truyện Kiều theo phân tâm học:
Vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, bác sĩ tâm thần học người Áo Sigmund Freud
đưa ra thuyết phân tâm học, học thuyết được coi là triết học về tâm lý mà điểm nổi bật là sự

phát hiện ra cái vô thức – những gì ở mình mà bản thân con người hoàn toàn không ý thức
được – và tụt đới hóa vai trị của nó đới với hoạt động của con người.
Trên cơ sở chủ nghĩa Freud cũng đã xuất hiện khuynh hướng phân tâm học trong phê
bình văn học mà người nổi bật nhất là Nguyễn Bách Khoa (Trương Tửu, 1913-1999) với
công trình Nguyễn Du và Truyện Kiều (Tạp chí Văn Mới sớ Đặc biệt năm 1942).
“… Nguyễn Du một căn tạng đa cảm quá đợ, căn tạng này gây ra mợt tính khí lo sợ,
hoảng hớt và mợt trí tưởng ảo giác. Tính khí và trí tưởng đó tạo ra ở thi sĩ những trạng thái
trầm muộn, những tình cảm bi thương, những trận khóc kinh niên. Lúc ra đời, bị hoàn cảnh
xã hội chà đạp, thi sĩ không hoạt động được đành quay về ở ẩn, sinh ra những thói mơ mộng
hoài cổ, ưa chiêm bao tin thần bí.”
“Ngần ấy ́u tớ sinh lý và tâm lý đã thành cá tính Nguyễn Du. Trong đời sớng thì cái
tính ấy là mợt tính lãng mạn, trầm ṃn, thích cơ liêu, thèm an nhàn, mợng mị, ghét những
hoàn cảnh mới lạ. Trong văn chương thì nó là sự rung động, thành thực và mãnh liệt, sự
tưởng tượng dồi dào, sự cảm xúc ủy mị và bi thương, đau khổ với thần linh.”
“ Truyện Thúy Kiều đã kết tinh được cá tính ấy mợt cách mỹ mãn cũng như nó đã
kết tinh được đẳng cấp tính Nguyễn Du và phản chiếu đầy đủ xã hội đương thời với Nguyễn
Du. Một xã hội ốm, một đẳng cấp ốm, một cá tính ốm: Tất cả Truyện Kiều là ở đó.”
Quan điểm trên của Nguyễn Bách Khoa đã bị phê phán mạnh mẽ.
Trong phê bình văn học, đóng góp của Nguyễn Bách Khoa rất lớn, nhưng cũng dễ
chỉ ra các sai lầm của ông, những sai lầm này có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là ở việc
ông sử dụng lí thút phương Tây mợt cách cứng nhắc, như một bộ công cụ, bộ “đồ nghề” để
làm việc với các hiện tượng văn học Việt Nam, không thấy những giới hạn của mỗi lí thuyết
13


BÀI THỰC HÀNH NHÓM 6: TRUYỆN KIỀU DƯỚI MẮT NHÂN DÂN

phê bình. Ngoài ra, có lẽ cũng còn do tư tưởng duy khoa học quá mức của ông và cảm quan
thuộc địa trong phê bình văn học đầu thế kỉ.
Kỳ quặc hơn khi Nguyễn Bách Khoa cố chứng minh Kiều là hình ảnh sinh động về

sự chiến thắng của vô thức đối với hữu thức. ông chẩn đoán cho Kiều một cách thật là liều
lĩnh: “ Gia đình viên ngoại vốn là một gia đình giàu có, địa vị kinh tế của nó là địa vị hạng
người sống bằng sức lao động của kẻ khác. Không phải thầy bói ta có thể biết được rằng sự
sinh hoạt vật chất của nhà viên ngoại rất phong lưu: ăn thì cao lương mỹ vị, mặc thì nhung
lụa gấm vóc, nằm thì màn che trướng rủ. Cậu ấm cô chiêu thì ra hán vào hài, kẻ hầu người
hạ, suốt ngày chẳng phải mó vào việc gì nặng nhọc. Đó là một gia đình hoàn toàn ỷ lại, sống
như ký sinh trùng trên lưng người khác để dự bị nhảy lên đẳng cấp trí thức trâm anh…”
“Đó là trường hợp của Thúy Kiều, cuộc sống giàu sang nhàn hạ đã làm lệch thăng
bằng bộ thần kinh của nàng. Nàng là một con bệnh có căn tạng đa sầu, đa cảm, đa tình, sự
phát hiện sớm sủa và rõ nét nhất của chứng bệnh thần kinh ấy ở nàng là cái chương Bạc
mệnh mà chính nàng đã sớm tạo ra để phổ vào chiếc hồ cầm ngay từ thuở còn xuân xanh sấp
xỉ tới tuần cập kê. Ở cái tuổi hoa niên mà các thiếu nữ khác cịn ngây thơ vui tươi, lấy sự bứt
mợt bơng hường, hay bắt mợt cánh bướm làm trị đùa nghịch thì Kiều đã sáng tạo riêng cho
mình một bản nhạc ai dâm sầu oán để ngày đêm thu hồn trong cái buồn não mênh mang của
khúc tì bà…”
Trong công trình Nguyễn Du và Truyện Kiều của mình, Trương Tửu cịn khai thác
tâm lí cơ Kiều ở bản năng khát dục. Theo ơng ngoài biến cớ chính là vụ cướp đến với gia
đình Vương ông, Vương bà đã làm hệ lụy đến đời cô Kiều, đưa cô vào kiếp đoạn trường
mười lăm năm lưu đày chỉ là “cái cớ” (nguyên nhân khách quan); nguyên nhân chính đẩy
Kiều vào đoạn đời trôi nổi này là do “ thói đa tình” của chính Kiều (nguyên nhân chủ quan).
Trong Nguyễn Du và Truyện Kiều có đoạn ơng viết: “bị bế tắc sinh khí tác động trong nội bộ
cơ thể và thần kinh đứa bé, làm ra những tính ưa mợng, thích tưởng tượng, thèm những cảm
giác lạ và nhất là tính dâm dục. Tính này sinh ra cái mà người ta gọi mợt cách thanh lịch là
thói đa tình ở những thiếu niên phong lưu quyền quý. Sự dâm dục ấy lại bị bản ngã tâm lí
của thiếu niên và hoàn cảnh luân lý gia đình kiềm tỏa không cho tự do phát triển. Không
được thỏa mãn, nó lẩn vào bên trong tâm hồn, tàn phá sự cân bằng của thần kinh hệ, q́y rới
trí khơn đến náo loạn, thiêu đớt trí tưởng tượng và xúc động luôn luôn đến trái tim làm cho
máu chảy khi nhanh khi chậm hơi thở khi dài khi ngắn. Trạng thái sinh lí này dễ gây cho đưa
bé mợt tính khí bất nhất, hoảng hớt về sầu muộn. Dần dần đứa bé biến thành một con bệnh
thần kinh, tâm trí lúc nào cũng sợ hãi bi thương và mạch nước lúc nào cũng chực sẵn sàng để


14


BÀI THỰC HÀNH NHÓM 6: TRUYỆN KIỀU DƯỚI MẮT NHÂN DÂN

mở nguồn. Đó là trường hợp của Thúy Kiều, cuộc sống giàu sang nhàn hạ đã làm lệch thăng
bằng bộ thần kinh của nàng”.
Khẳng định mầm mống của căn bệnh thần kinh trong Kiều, Trương Tửu đi đến luận
giải tiếp cho quan điểm của mình trong đoạn Kiều viếng mộ Đạm Tiên: “bởi thế khi đi qua
“nấm đất bên đường” khi biết đó là mồ vô chủ của Đạm Tiên thì Kiều liên tưởng đột ngột
đến cuộc đời mình. Liên tưởng để lo sợ. Rồi đốt hương, rồi làm thơ đề tặng, rồi khóc lóc sụt
sùi, kết bạn với vong hồn u hận: đó là triệu chứng của căn bệnh thần kinh đã đi vào thời kỳ
khó chữa”. Theo Trương Tửu, Kiều là một người con gái từ nhỏ sớm bộc lộ bản năng khát
dục ghê ghớm, ông cho rằng, giọt nước mắt mà Kiều khóc trước mộ Đạm tiên không phải là
sự đồng cảm mà là vì hoảng sợ, nàng tự thấy bất lực trước cuộc đời, nên linh cảm rằng thân
thế mình sẽ bạc mệnh như người kỹ nữ xấu số kia: “một thiếu nữ đương tơ, con nhà danh giá
mà đứng trước một nấm mồ vô chủ, lại đột nhiên có những ý tưởng cực kỳ táo bạo: Sống
làm vợ khắp người ta/ Hại thay! Thác xuống làm ma không chồng / Nào người phượng chạ
loan chung/ Nào người tiếc lịch tham hồng là ai?…Thì ta bắt buộc phải tin rằng đó là một
tâm hồn vô cùng dâm đãng luôn luôn băn khoăn với những hình ảnh loan chung phượng chạ
và luôn mơ tưởng đến những điều tiếc lục tham hồng. Ở một người con gái nhà lương thiện
mà có những ý tưởng sớm sủa ấy thì thật là anh hoa phát tiết ra ngoài có phần hơi trâng tráo
quá…
Tất cả những triệu chứng ấy đều là những hình thức phát tiết của một thứ bệnh trạng
thần kinh mà y học Tây Phương gọi là trạng thái ưu uất (hystérie). Đó là trạng thái của người
con gái đến thời kỳ xuân tình phát động mà hoặc vì thân thể và thần kinh hệ yếu quá, không
đủ lực chịu đựng sức tiến triển của cơ quan sinh dục hoặc bị lễ giáo kiềm chế tính dâm đãng
khơng thực hiện được, nên đâm ra người gầy, mắt như có nước trong con ngươi, xanh vàng
cả mặt và tay chân. Ở con bệnh, chất máu đỏ bị úa đi, sự tuần hoàn thiếu đều đặn, cơ quan

tiêu hóa chậm hoạt động, cơ quan sinh dục luôn luôn náo động trong thời kỳ phát triển…”
Cách hiểu của Trương Tửu chưa hẳn là sai hoàn toàn nhưng quá cực đoan, bởi nếu chỉ dựa
vào bản năng gốc của con người mà quy kết cho Kiều mang nặng mặc cảm chung đụng cả
đoạn trường 15 năm thì chất hiện thực trong tác phẩm sẽ là gì ?
Lí giải Truyện Kiều theo thuyết Phân tâm học của Freud, Nguyễn Bách Khoa còn cho
rằng sinh lực, lịng ham sớng và khí phách cá nhân của Nguyễn Du do di trùn hút thớng
và địa phương tính tạo nên, bị ý thức hệ nho giáo của đẳng cấp nho sĩ mà ông là một thành
viên dồn ép vào tiềm thức. Vì vậy, giữa ý thức hệ và tiềm thức luôn xung đột nhau và làm
nên “tấn bi kịch của tâm hồn” cũng tức là tâm sự sâu thẳm của Nguyễn Du. Phê bình Truyện
Kiều là chỉ ra những biểu hiện của tâm sự sâu thẳm này trong tác phẩm.
15


BÀI THỰC HÀNH NHÓM 6: TRUYỆN KIỀU DƯỚI MẮT NHÂN DÂN

Phê bình khoa học của Nguyễn Bách Khoa bị phản ứng dữ dội từ các nhà phê bình
theo lối truyền thống, nhất là Hoài Thanh. Hoài Thanh châm biếm rằng: với ông Nguyễn
Bách Khoa cái gì cũng có thể cắt nghĩa được như 2 với 2 là 4. Theo Hoài Thanh “Muốn bước
vào thế giới như thế giới Đoạn Trường tân thanh, thái độ đúng và khoa học hơn cả là bỏ hết
các kiến thức khoa học ở ngoài cửa để đi vào với tấm lòng chân thành và thanh khiết”. Trong
việc đọc văn học, Hoài Thanh chỉ tin vào cảm thụ chủ quan, ông chủ trương phê bình phi lí
thuyết: “Cho hay những lí thuyết chẳng có nghĩa lí gì, chẳng ăn thua gì”.
Nếu ở lĩnh vực sáng tác, các nhà văn ứng dụng một số phạm trù của học thuyết
Freud nhưng tập trung nhất là mặc cảm Oedipe và tính dục thì ở lý luận - phê bình, các nhà
nghiên cứu ứng dụng hầu hết các phạm trù trong phân tâm học để phê bình các hiện tượng
văn học cũng như giải mã tâm lý sáng tạo của nhà văn như vấn đề vơ thức, tính dục, ám ảnh
tuổi thơ, vấn đề dự phóng trong sáng tạo…
Một trong những vấn đề mấu chốt của học thuyết Freud là ông đã chứng minh quá trình
sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ không chỉ có ở ý thức, tiềm thức mà có ngay trong vô
thức. Vì vậy, phân tâm học rất đề cao yếu tố vô thức trong sáng tạo nghệ thuật. Không chỉ có

vô thức cá thể như phát kiến của Freud mà sau này Jung còn nói đến cả vô thức tập thể. Như
vậy, vô thức có vai trò rất quan trọng trong sáng tạo của người nghệ sĩ. Đây cũng là điều các
nhà phê bình văn học quan tâm khi nghiên cứu quá trình sáng tạo của nhà văn. Sở dĩ nhà văn
sáng tạo trong vô thức, vì nhà văn luôn chứa đựng trong mình những ẩn ức của tiềm thức và
giấc mơ mà theo phân tâm học, đây chính là những dự phóng tạo nên sự thăng hoa trong
sáng tạo của người nghệ sĩ.
Bên cạnh Nguyễn Bách Khoa trong cuốn Nguyễn Du và Truyện Kiều như đã nói thì tác
giả Thanh Lãng cũng đã vận dụng quan niệm này để lý giải việc sáng tạo của Nguyễn Du
trong Truyện Kiều, khi ông cho rằng: “Cái Kim Trọng rất đàn bà, si mê liều lĩnh, đó là dự
phóng của một Nguyễn Du tiềm thức, một Nguyễn Du ở bề sâu, mợt Nguyễn Du sâu kín”.
Hoặc khi lý giải khát vọng tự do của Nguyễn Du qua nhân vật Từ Hải, Thanh Lãng cũng cho
rằng “Từ Hải là một dự phóng vọt ra dưới sức dồn ép quá độ. Từ Hải đã dự phóng giấc mơ
kiêu hùng của Nguyễn Du”. Còn khi lý giải những mâu thuẫn trong tâm lý sáng tạo của
Nguyễn Du ở thơ chữ Hán, Thanh Lãng cho rằng đó là một Nguyễn Du với một thể xác bệnh
hoạn, già, tóc bạc, tàn úa, rã rời và luôn ám ảnh về sự chết ngược lại với một hình ảnh Kiều
luôn đẹp, luôn tươi trẻ, khỏe mạnh mặc dầu bị triền miên đau khổ dày vò cả thể xác lẫn tâm
hồn. Thanh Lãng cho rằng đó là dự phóng với nhiều sửa chữa trá hình, “Một Kiều trẻ đẹp,
không bao giờ đau khổ, không bao giờ suy giảm tài, sắc, và hầu như bất tử sau bao nhiêu lần

16


BÀI THỰC HÀNH NHÓM 6: TRUYỆN KIỀU DƯỚI MẮT NHÂN DÂN

tự tử là dự phóng một Nguyễn Du phản kháng, tự tiềm thức, đối với mối lo ngại sợ già, lo sợ
tóc bạc, lo sợ bệnh hoạn, lo sợ chết. Kiều là giấc mơ yêu dấu, nhưng bi đát tuyệt vọng của
Nguyễn Du”.
Như các học thuyết khác, phân tâm học cũng có những mặt tích cực, những hạn chế cần
bổ khuyết. Song, sự xuất hiện của phân tâm học cũng đã góp phần giải quyết nhiều vấn đề
của đời sống xã hội trong đó có khoa học văn học

II.1.2.2 Phê bình, đánh giá Truyện Kiều theo quan điểm xã hội học:
Đầu thế kỉ XX, qua sự tiếp nhận luồng gió mới của phê bình phương Tây,Vũ Đình
Long có cách nhìn nhận mới về Truyện Kiều. Ông đã gắn Truyện Kiều với cuộc đời tác giả
và phát hiện ra tâm sự di thần của Nguyễn Du. Cũng như nhân vật Thúy Kiều không nguôi
được mối tình đầu với Kim Trọng, nhà thơ vẫn thương tiếc nhà Lê và thờ ơ với tân triều, dù
làm quan hàng bao nhiêu năm với nhà Nguyễn. Ơng đã “đem cái phẩm giá của mợt người
bầy tơi thờ vua mà ví với mợt người đàn bà thờ chồng”( TCNP,số 87).
Sau Vũ Đình Long, một số tác giả khác xuất phát lập trường chính trị mà tiếp nhận
Truyện Kiều theo những cách khác nhau.
Xuất phát từ một đợng cơ chính trị phản đợng, Phạm Quỳnh đã hơ hào sùng bái Kiều
một cách chung chung để nhằm tách thanh niên lúc bấy giờ ra khỏi cuộc đấu tranh chính trị
của dân tợc.
Phạm Quỳnh cho rằng “…Trụn Kiều cịn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn, có
gì mà lo, có gì mà sợ, có điều chi nữa mà ngờ !...” “…Một nước không thể không có quốc
hoa, Truyện Kiều là quốc hoa của ta ; một nước không thể không có quốc túy, Truyện Kiều là
quốc túy của ta, một nước không thể không có quốc hồn, Truyện Kiều là quốc hồn của ta.
Truyện Kiều là cái văn tự của giống Việt Nam ta đã “trước bạ” với non sơng đất nước
này…” ( Trích Bài diễn thuyết bằng quốc văn đọc tại lễ kỷ niệm Nguyễn Du, tạp chí Nam
Phong sớ 86, 1924)
Trái với Phạm Quỳnh, x́t phát từ đợng cơ chính trị tiến bợ và u nước đã khiến
cho Ngô Đức Kế và Huỳnh Thúc Kháng khắt khe với Truyện Kiều. Gắn văn chương với
chính trị, thưởng thức văn học với số phận của đất nước, cả hai cụ đã chú ý đến tác hại của
Truyện Kiều đối với thanh niên.
Với Ngô Đức Kế, Truyện Kiều là truyện “phong tình”, có cái vẻ “ai, dâm, sầu, oán,
đạo, dục, tăng, bi” ( Trích Luận về chánh học cùng tà thuyết, tạp chí Hữu Thanh ngày
21/9/1924).

17



BÀI THỰC HÀNH NHÓM 6: TRUYỆN KIỀU DƯỚI MẮT NHÂN DÂN

Thái độ của Huỳnh Thúc Kháng rất gay gắt khi cụ ví Trụn Kiều như mợt chiếc hợp
sơn son thiếp vàng “về mặt mỹ thuật rõ là cực tốt mà ở trong đựng những vật có chất độc”
hay “…Sau này, tơi xin chánh cáo cùng anh em trí thức trong nước biết rằng: Truyện Kiều
chẳng qua chỉ là một lối văn mua vui mà thôi, chớ không phải là thứ sách học, mà nói cho
đúng Truyện Kiều là một thứ dâm thư, rõ khơng ích mà có hại. Ở xã hội ta từ kẻ tán dương
Kiều, truyền bá học Kiều đến nay, đã biết bao lớp thanh niên say mê sóng sắc, chìm nổi bể
tình, vứt cả nền nếp gia đình, trật tự xã hội mà theo mối ham mê của mình. Hiện xã hội ta
ngày nay mà diễn ra những tuồng thương phong, bại tục kia, cái giống độc con đĩ Kiều gieo
vào trong cõi tư tưởng không phải là ít.Vậy ngày nay mà được trăm ngàn người học Kiều thì
khắp trong xã hợi ta khơng thấy cái ích mà chỉ thấy cái hại, mà nếu được một người “đạo
đức hẹp hịi” như ơng Ngơ Đức Kế thì khơng khác gì cợt đá giữa dịng sơng lở, ngọn đ́c
trong khoảng đêm trường, có công với thế đạo nhân tâm khơng phải là ít.Vì cái mãnh lực của
ơng đủ kéo được biết bao nhiêu kẻ sa hầm sụp hố kia” (Trích Chánh học cùng tà thuyết có
phải là vấn đề có quan hệ chung khơng? báo Tiếng Dân,17/9/1930).
Cũng bởi đợng cơ tình cảm và thái đợ chính trị, Lưu Trọng Lư một lần nữa nói rõ
quan điểm của mình “Nói tóm lại, tôi bác Kiều là bác những kẻ tán dương điều tà, điều bất
chính kia, chớ bản thân nó thế nào mặc kệ nó. Ông Ngạc Am đã dẫn Kinh Thi còn chưa lấy
làm đủ, lại dẫn thêm tiểu thuyết đăng báo để so sánh nữa. Bản thân tiểu thuyết thì nó là tiểu
thuyết, điều hay để khuyên đời, điều dở để răn đời. Có tội to lớn là những ai tán dương ca
tụng điều bất chính kia mà thôi.Vậy tôi xin nhắc lại một lần nữa cho độc giả được rõ thêm :
Tôi bác Truyện kiều là bác sự tán dương những điều bất chính” ( Trích Lại câu chuyện bác
Truyện Kiều , báo Tiếng Dân, 17/2/1934).
Tuy xuất phát từ đợng cơ chính trị nhưng Hoài Thanh khác với Ngô Đức Kế, Huỳnh
Thúc Kháng, Lưu Trọng Lư. Hoài Thanh cho rằng “Văn chương là văn chương, Truyện Kiều
chỉ đơn giản là do thiên tài của Nguyễn Du sáng tạo ra, chứ không mảy may liên hệ gì với
hiện thực” và theo ông “ cầm bút để bênh vực kẻ yếu và viết văn làm văn chương là hai việc
khác nhau” ( trích văn chương và hành đợng ) nên rõ ràng thái đợ chính trị của Hoài Thanh
là mợt thái đợc chính trị bạc nhược của người trí thức tiểu tư sản.

Như vậy, ý nghĩa và giá trị của Truyện Kiều đã bị khúc xạ bởi động cơ tình cảm và
thái đợ chính trị nên Trụn Kiều đã gắn giá trị của mình với vận mệnh của nhân dân và đất
nước.
Sang những năm 30 của thế kỉ XX, Truyện Kiều lại được xem xét, tiếp nhận ở những
góc độ khác. Các nhà phê bình đã tách rời nghệ thuật với đời sống. Họ thể hiện một thái độ
hời hợt xem nhẹ lao động sáng tạo của nhà văn và những thân phận bị đọa đày. Họ ca ngợi
18


BÀI THỰC HÀNH NHÓM 6: TRUYỆN KIỀU DƯỚI MẮT NHÂN DÂN

vẻ đẹp hình thức và phủ nhận giá trị nội dung của Truyện Kiều. Họ quan niệm nội dung của
Truyện Kiều chỉ là cái triết lí nh́m màu tơn giáo “Cái điều người ta gọi là nội dung Truyện
Kiều, theo tôi, chỉ là hình thức mà thôi. Và trái lại, nội dung theo tôi là những tình, những
cảnh, những hình tượng, những âm điệu, tất cả những cái gì biểu diễn thiên tài của Nguyễn
Du…”
Với quan niệm, văn chương là một mặt trận và lý tưởng xã hội là tiêu chuẩn hàng đầu
để đánh giá một tác phẩm, một số tác giả lại có cách tiếp nhận Truyện Kiều khác hẳn.
Truyện Kiều là một áng văn chương đẹp nhưng là “cái đẹp buồn bã, êm thấm, yếu ớt,
suy đồi” nên “ sẽ có ảnh hưởng xấu đến người đọc” ( Cao Văn Chánh)
“Cụ Nguyễn Du trong khi khóc thân thế Kiều ở bên Trung Quốc, chẳng qua là để giải
tỏ cái thân éo le của mình cùng bao nỗi đắng cay về thời Hậu Lê…” ( Hải Triều )
Những quan điểm trên tuy còn nặng về quan điểm giai cấp và phần nào cực đoan
thiếu cái nhìn lịch sử cụ thể nhưng những các tác giả ấy đã nêu bật lên được những hạn chế
trong Truyện Kiều. Chính tình cảm giai cấp đã giúp các tác giả chú ý đến tác động của tác
phẩm đối với người đọc.Trước sự áp bức bất công, Kiều chỉ than khóc, và có thái độ khuất
phục nên Truyện Kiều sẽ có ảnh hưởng xấu đến người đọc. Đứng trên lập trường nhân đạo
rất nhiều tác giả khẳng định Nguyễn Du đã đồng hành với dân tộc, với nhân loại thống khổ
bởi nỗi nhức nhối về số phận của dân tộc, của nhân loại.
Viết về lòng nhân đạo của Nguyễn Du, Đặng Thai Mai cho rằng Nguyễn Du là nhà

thi sĩ có một tình yêu rộng rãi sâu sắc đối với nhân loại. Người đọc thương Kiều chính là vì
Nguyễn Du đã chảy nước mắt trước cảnh ngộ của nàng nên chủ nghĩa nhân đạo là yếu tố đẹp
đẽ nhất trong tập thơ của Nguyễn Du và Truyện Kiều là một cuốn truyện dồi dào tinh thần
nhân đạo chủ nghĩa trong một xã hội vô nhân đạo.
“… Sức sống của con người Thúy Kiều đã làm rạn nứt cái khuôn chật hẹp của phong
kiến. Thân thế trầm luân của Thúy Kiều lại là lời tố cáo những gì nhơ nhớp độc ác trong trật
tự phong kiến. Giữa xã hội phong kiến ném ra một con người như vậy quả là một chuyện rất
phiền cho phong kiến. Nhất là con người ấy lại không phải không có ý thức về quyền sống
của mình, quyền sống của con người…. “Đau đớn thay phận đàn bà…Nhưng nói đến một
người đàn bà mà thực ra Nguyễn Du đã nói dùm nỗi niềm cho tất cả những người bị ngạt thở
trong cái khuôn phong kiến. Giá trị nhân văn của Truyện Kiều là ở đó…” ( Trích Quyền
sống con người trong Truyện Kiều ,Hoài Thanh,1949)
“Các khổ ải của Thúy Kiều được diễn tả rất hiện thực và chủ nghĩ nhân đạo khách
quan phản phong kiến của Nguyễn Du đạt tới mức phản đối thống thiết xã hội đương thời, vì
nó sỉ nhục, tiêu hủy mọi tài năng “ ( Hoàng Xuân Nhị ).
19


BÀI THỰC HÀNH NHÓM 6: TRUYỆN KIỀU DƯỚI MẮT NHÂN DÂN

“Tinh thần nhân đạo của Nguyễn Du là một tinh thần nhân đạo bao quát. Cái thế giới
là cho ông thương cảm xót xa là thế giới của tất cả những con người bị dày xéo đày đọa về
thể xác cũng như về tinh thần. Lời tố cáo của ông là lời tố cáo đánh thẳng vào những kẻ,
những chế độ chà đạp lên con người”(Nguyễn Khánh Toàn)
Nguyễn Khắc Viện trong khi dịch Truyện Kiều ra tiếng Pháp cũng cho rằng “Nguyễn
Du đã từng xúc động sâu sắc vì những nỗi đau khổ của nhân dân, và tim ông cũng đã từng
đập theo nhịp của những mối hoài vọng đang ấp ủ trong lòng quảng đại quần chúng”.
Tuy có nhiều ý kiến khác nhau nhưng cách bình, giá theo quan điểm xã hội học cũng
đã đóng góp đáng kể cho các khuynh hướng tiếp nhận Truyện Kiều.
II. 1. 2. 3 Phê bình, đánh giá Truyện Kiều theo Thi pháp - phong cách học:

Thi pháp là gì?
“Thi pháp VHTĐVN”: thi pháp là hệ thống các nguyên tắc nghệ thuật chi phối sự tạo
thành của một hệ thống nghệ thuật với các đặc sắc của nó. Thi pháp không phải là nguyên
tắc có trước, nằm bên ngoài mà là nguyên tắc bên trong, vốn có của sáng tạo nghệ thuật. Thi
pháp biểu hiện trên các cấp độ: tác phẩm, thể loại, ngôn ngữ, tác giả và bao trùm là cả nền
văn học.
Thi pháp học là gì?
Thi pháp học là khoa học nghiên cứu về thi pháp.
Từ điển Văn học Việt Nam bộ mới: “Thi pháp học nghiên cứu cấu tạo của tác phẩm
văn học với các nguyên tắc, phương thức, phương tiện của nó.”
Vậy khi tiếp nhận Truyện Kiều ta cũng tìm hiểu các phương thức vừa kể trên như:
tác phẩm, thể loại, ngôn ngữ, tác giả.
Phương pháp tự sự của Nguyễn Du: Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, mọi mưu
mô đều biến mất, sự việc diễn ra do cái lơgíc khách quan của c̣c sớng, khơng phải do mưu
mơ tính toán của con người. Kiều và Kim Trọng mới gặp nhau đã “Chập chờn cơn tỉnh cơn
mê” (165) rồi, chẳng phải mưu mô gì hết, bởi vì họ là những đấng, bậc tài sắc. Nghe lời Sở
Khanh nói, nàng đã “sinh nghi” nhưng trong hoàn cảnh của nàng, không có cách nào khác
nên Kiều đành phải làm theo Sở Khanh. Không có ai tàn nhẫn hơn đối với thao tác sử dụng
mưu mô trong truyền thống tiểu thuyết cũ.
Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du chỉ phác hoạ vài nét là có thể thâu tóm được đoạn
trích Thúc Sinh mua Kiều “Chiến hoà sắp sẵn hai bài/ Mượn tay thầy thợ mượn người dò la.”
Chỉ có thế, còn vay mượn tay thầy thợ như thế nào, dị la ra sao, thì đới với ông đều là thứ
yếu, ông gạt hết.

20


BÀI THỰC HÀNH NHÓM 6: TRUYỆN KIỀU DƯỚI MẮT NHÂN DÂN

Không những Nguyễn Du gạt bỏ mọi mưu mô, mà cịn gạt bỏ mọi tính chất ly kì

trong mưu mơ. Mưu mô Hồ Tôn Hiến dụ Từ Hải ra hàng chiếm gần hai hồi, với 2800 chữ
nhưng trong Truyện Kiều câu chuyện phức tạp này bị rút gọn lại trong sáu câu thơ:
“Biết Từ là đấng anh hùng,
Biết nàng cũng dự quân trung luận bàn.
Đóng quân làm chước chiêu an,
Ngọc vàng gấm vóc, sai quan thuyết hàng.
Lại riêng một lễ với nàng,
Hai tên thể nữ, ngọc vàng nghìn cân. ”
Ở đây, ơng chỉ nói chụn dụ hàng, cịn dụ hàng như thế nào, các thuyết khách nói ra
sao, ông đều gạt hẳn.
Biện pháp rút gọn sự việc xuống tối thiểu, gạt bỏ chi tiết, không phải chỉ riêng
Nguyễn Du mà là phong cách của truyện Nôm Việt Nam nói chung. Sự khác nhau ở đây là
do truyền thống diễn xuất khác nhau. Trung Quốc có một truyền thống kể chuyện bằng văn
xuôi rất phong phú, có nhiều trường phái, có tổ chức hẳn hoi. Việt Nam không có truyền
thống kể chuyện bằng văn xuôi, nhưng lại có truyền thống kể chuyện nôm bằng thơ mà
Trung Quốc không có. Câu thơ lục bát của ta rất đa dạng và diễn tả được đối thoại, yếu tố
nhất định phải có trong mọi sử thi. Người kể chuyện nôm trình bày cả một đoạn thơ dài,
trong khi người kể chuyện văn xuôi của Trung Quốc chỉ kể một chi tiết nhỏ.
Quan trọng hơn, trong Truyện Kiều, tác giả đặt sự việc vào một thế đới lập. Ơng đới
lập mợt hành đợng với những hành động khác cùng loại để qua đó gây nên những quan hệ,
những tương phản bắt người ta rút ra những kết luận cần thiết. Điều này có được có lẽ là do
ông học tập ở kịch của Trung Quốc và nhất là ở tuồng, bởi vì thời Nguyễn Du chính là thời
người ta diễn những vở tuồng thầy mẫu mực. Có thể lấy mợt ví dụ để minh hoạ cho điều vừa
nói. Đoạn trích Kiều trả ân báo oán chiếm 127 câu thơ (2311 - 2438), và chiếm trên một
phần ba số câu trong cả cuộc đời của Kiều từ khi gặp Từ Hải cho đến khi Từ Hải chết (370
câu). Trái lại trong Kim Vân Kiều truyện nó chỉ chiếm một phần sáu. Tại sao Nguyễn Du lại
ưu ái đến như thế? Bởi vì nếu không có nó, tất cả cuộc khởi nghĩa của Từ Hải sẽ chỉ là một
cuộc nổi loạn phi nghĩa. Để biến cuộc khởi nghĩa thành chân chính, ơng phải đới lập cơng lý
của quần chúng với pháp luật phong kiến, mà ông gọi là “thói sai nha”, cũng như đới lập lại
thế lực của môi trường phong kiến mà ông gọi là “địa ngục ở miền nhân gian”. Cảnh nêu cao

công lý của quần chúng là để đối lập lại cảnh công sai vào nhà Kiều ở trên, và cảnh Hoạn bà,
Hoạn Thư hành hạ Kiều, trong đó kiếp sống của con người lao động chỉ như “ Con ông cái
21


BÀI THỰC HÀNH NHÓM 6: TRUYỆN KIỀU DƯỚI MẮT NHÂN DÂN

kiến”. Thanh Tâm Tài Nhân đi vào chi tiết của mọi cách hình phạt, trái lại Nguyễn Du cốt đề
cao chính nghĩa của hành đợng. Về mặt ngơn ngữ rõ ràng là đối chọi từng chữ một. Điều mới
trong bố cục của Truyện Kiều lầ đặt các sự kiện trong những hoàn cảnh đối lập và dùng ngôn
ngữ để nêu cao sự đối lập ấy. Tuy là vay mượn của kịch, nhưng nó vẫn là mới khi xét trong
nội bộ thể loại tiểu thuyết.
Việc đặt sự việc trong những hoàn cảnh đối lập như thế nó sẽ tạo nên những cái hay
về nghệ thuật như:
Thứ nhất, nó làm cho ta nhớ một sự kiện trong nhiều hoàn cảnh. Nói đến chuyện
Kiều gặp Kim Trọng, ta lập tức nhớ bốn lần gặp gỡ. Nói đến chuyện Kiều gảy đàn, ta nhớ
Kiều có bớn lần gảy đàn chính. Nhờ biện pháp đới lập này mà tuy tự sự rất ít nhưng ý nghĩa
lại sâu xa và phong phú. Sự sâu xa và phong phú là do những quan hệ khác nhau nảy sinh từ
một việc như nhau, nhưng trong những hoàn cảnh khác nhau. Hoàn cảnh Kiều gảy đàn cho
Kim Trọng nghe lần thứ nhất, khác hoàn cảnh nàng gảy cho Hoạn Thư, Hồ Tôn Hiến, cho
Kim Trọng nghe trong lúc tái hợp. Bốn lần sự kiện lặp lại là đánh dấu bốn giai đoạn trong
cuộc đời nàng, trong tiếng đàn vang lên tiếng nói của cuộc đời mà nàng đã trải qua, nội tâm
của nàng. Phương pháp tự sự này quả thực chưa có trong văn học Việt Nam và hiện nay cũng
chưa có ai tiếp tục.
Thứ hai, Nguyễn Du đã đổi mới hoàn toàn bố cục của Kim Vân Kiều truyện. Trong
Kim Vân Kiều truyện có 20 hồi, nhưng hồi 19 kết thúc khi Kiều nhảy xuống sông Tiền
Đường, toàn bộ câu chuyện tái hợp thu gọn lại chỉ trong một hồi vội vã. Nhưng đối với
Nguyễn Du lại khác. Nguyễn Du tìm hiểu cuộc đời Kiều nhảy xuống sông rồi, nhưng Kim
Trọng thì sao? Cái chết của Truyện Kiều là mẫu mực của nghệ thuật. Nó chiếm 606 câu
(2649 - 3254), 12,5 phần trăm tác phẩm. Lúc này bất chấp truyền thống, Nguyễn Du đưa ra

cái nhìn phi thường của mình, ông gạt bỏ cái lôgic của sự khách quan để thể hiện cá lôgic
của nghệ thuật. Bấy giờ mọi điều phi lí trong cái nhìn của thế tục đều trở thành hợp lý:
gương vỡ lại lành và má đào thêm xuân. Nguyễn Du muốn đem đến một sự “bù đắp” như
Aristote đã nói rất hay về nghệ thuật Hy Lạp. Người xem phải hưởng được sự bù đắp ấy.
Tâm hồn của Nguyễn Du cũng lớn như nghệ thuật của ông. Nguyễn Du đã nhìn Kiều với cặp
mắt của Thúc Sinh “Thân này hầu dễ mấy lần gặp tiên” (1704), của Kim Trọng:
“Như nàng lấy hiếu làm trinh,
Bụi nào cho đục được mình ấy vay.
Trời cịn để có hơm nay,
Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời” (3119 - 3122)

22


BÀI THỰC HÀNH NHÓM 6: TRUYỆN KIỀU DƯỚI MẮT NHÂN DÂN

Chỉ cần một chữ dùng không gượng nhẹ là toàn bộ hình ảnh đẹp đẽ của Kiều tan vỡ.
Nhưng Nguyễn Du khơng bao giờ nói. Ơng khẳng định nàng là hiếu, là trinh, là trong trắng,
là nơi tập trung mọi giá trị.
Tóm lại, cách tự sự của Nguyễn Du là mới mẻ và táo bạo, nó là một cống hiến của
phong cách ơng đới với văn học Việt Nam. Chính nó làm nền tảng cho mọi giá trị khác của
Nguyễn Du về mặt phong cách. Chính do cách tự sự độc đáo ấy mà mỗi thời đại, mỗi người
nghiên cứu đều có thể tìm thấy ở Truyện Kiều những điều mới mẻ, chưa ai thấy, và hầu như
không có người nào yêu văn học lại không có một cảm tình đặc biệt đối với Truyện Kiều.
Truyện Kiều là một tiểu thuyết phân tích tâm lý
Thứ nhất, nó là tiểu thuyết phân tích tâm lý hiện đại,
Thứ hai, sự phân tích này là phân tích khoa học thật sự, bởi vì mỗi nhân vật được quy
định ra thành một tập hợp những yếu tố khu biệt với nhau, đối lập với nhau, các yếu tố này
không ngừng mâu thuẫn với nhau và diễn biến trong một quá trình biện chứng theo cái biện
chứng pháp của tâm hồn.

Thứ ba, những mâu thuẫn trong tâm lý, quá trình phát triển của biện chứng tâm hồn,
là phản ánh quá trình phát triển khách qua của xã hợi, của lứa tuổi, của chính kinh nghiệm
sớng của nhân vật.
Thứ tư, chính phương pháp phân tích hiện đại này đã dẫn đến hai hậu quả sau đây:
một là bất cứ nhân vật nào của Nguyễn Du cũng đều là một thao trường tranh cãi không bao
giờ có thể chấm dứt được. Hai là Truyện Kiều trở thành quyển sách bói, bắt con người đang
sống trong hiện tại đi tìm trong tác phẩm những câu trả lời liên quan đến tương lai của mình.
Ngôn ngữ của tác giả
Theo trùn thớng nghệ tḥt tự sự, vai trị của tác giả chỉ là phần thứ yếu trong tác
phẩm nhưng trong Truyện Kiều, chúng ta có một cách tổ chức nghệ thuật khác hẳn. Ngôn
ngữ tác giả xuất hiện khắp nơi, thay đổi tất cả, tổ chức lại tất cả. Mọi yếu tố của tác phẩm, từ
cách tự sự đến cách miêu tả nhân vật…, mọi cái đều bị nó chi phối. Đây cũng là tình cảm
của tiểu thuyết Tolstoi. Giữa Chiến tranh và hồ bình và Truyện Kiều có những thao tác
giống nhau. Ngôn ngữ tác giả chỉ đạo tất cả. Khơng những tác giả bàn những đoạn phím ḷn
dài, mà còn tham gia vào mọi chi tiết, tư cách miêu tả nhân vật, nhận xét về giọng nói, cử
chỉ, phân tích ngữ điệu, cho đến cả việc khen chê nhân vật. Nghiên cứu Truyện Kiều trong
thế đối lập với Kim Vân Kiều truyện và với truyền thống truyện Nôm Việt Nam sẽ giúp ta
hiểu được một thao tác quan trọng nhất của Nguyễn Du là sử dụng ngôn ngữ tác giả. Điều
này hiện nay bình thường, nhưng cách đây một thế kỷ thì khác hẳn.

23


BÀI THỰC HÀNH NHÓM 6: TRUYỆN KIỀU DƯỚI MẮT NHÂN DÂN

Khi nói đến cách tự sự của Nguyễn Du, chúng ta đã thấy sớ lượng câu tự sự hết sức
ít: 575 câu. Đã vậy, ngay trong cái số lượng quá ít ỏi này, trên một nửa lại thuộc kiểu tự sự
mới. Đó là lới tự sự nhằm mục đích phân tích nợi tâm nhân vật, hành vi của anh ta, tức là trái
hẳn lối tự sự khách quan mà ta vẫn quen thấy trong truyền thống cũ. Có thể thấy điều đó
trong ví dụ sau: Trong Kim Vân Kiều truyện, sau khi giới thiệu nhân vật Mã Giám Sinh, tác

giả trình bày đầy đủ về nhân vật nhưng không nêu đánh giá của mình. Với Nguyễn Du thì
khác, khi nhân vật xuất hiện, ông giới thiệu, nhưng trong lúc giới thiệu, ngoài nghững sự
việc khách quan cần thiết để hiểu lai lịch nhân vật, thế nào ông cũng đi ngay vào nội tâm và
đưa ngay ra cách đánh giá của mình.
“Chẳng ngờ gã Mã Giám Sinh,
Vẫn là một đứa phong tình đã quen.
Quá chơi lại gặp hồi đen,
Quen mồi lại kiếm ăn miền nguyệt hoa.
Lầu xanh có mụ Tú Bà,
Làng chơi đã trở về già hết duyên,
Tình cờ chẳng hẹn mà nên,
Mạt cưa mướp đắng đôi bên một phường.
Chung lưng mở một ngôi hàng,
Quanh năm bán phấn buôn hương đã lề.
Dạo tìm khắp chợ thì quê.
Giả danh hầu hạ dạy nghề ăn chơi,
Rủi may âu cũng sự trời,
Đoạn trường lại chọn mặt người vơ dun.
Xót nàng chút phận thuyền qun,
Cành hoa đem bán vào thuyền lái buôn”

Nguyễn Du đã sử dụng những sự kiện cần thiết của Kim Vân Kiều truyện để nêu lai
lịch của Mã Giám Sinh, nhưng không ngần ngại bỏ ngay lối trình bày khách quan để đưa ra
một sự đánh giá của riêng mình dưới hình thức chửi bới tới tấp: Gã Mã Giám Sinh, một đứa
quen mồi, mụ Tú Bà, mạt cưa mướp đắng, một phường… để đi đến chữ lái buôn là chữ chủ
chốt của toàn đoạn. Tác giả phơi bày bản chất lưu manh của Mã Giám Sinh: đứa phong tình
đã quen, kiếm ăn miền nguyệt hoa, giả danh hầu hạ… Ta thấy ngay Mã chỉ là một tên lừa
bịp. Nguyễn Du áp dụng biện pháp này nhất quán, bất kỳ nhân vật nào xuất hiện cũng được

24



BÀI THỰC HÀNH NHÓM 6: TRUYỆN KIỀU DƯỚI MẮT NHÂN DÂN

giới thiệu, phân tích nợi tâm, rồi đánh giá phê phán. Do đó, ngay trong cách tự sự đã chứa
đựng ngầm ngôn ngữ của tác giả.
Ngôn ngữ nhân vật
Nhận xét đầu tiên khi ta đối lập Kim Vân Kiều truyện với Truyện Kiều là trong
Truyện Kiều nhân vật nói rất ít. Dưới đây là bảng thống kê so sánh
Đoạn trích
Kim Vân Kiều truyện
Kiều và Kim Trọng trao vành Kiều nói 10 lần

Truyện Kiều
Kiều nói 3 lần

đổi quạt Kiều nói
Đêm thề nguyền

Kim Trọng nói sáu lần

Kim Trọng nói 34 lần

Kiều nói 42 lần
Từ khi Kiều bán mình đến Mã Giám Sinh nói 14 lần

Kiều nói 7 lần
Mã Giám Sinh nói 2 lần

khi ra đi


Vương ông nói16 lần

Vương ông nói 2 lần

Vương bà nói nói 8 lần

Vương bà nói 0 lần

Vương Quan nói 3 lần

Vương Quan 0 lần

Thuý Vân nói 8 lần
Thuý Vân 3 lần
Tại sao các nhân vật của Truyện Kiều lại nói ít đến thế? Rất đơn giản là vì ngôn ngữ
của họ là ngôn ngữ tâm trạng, và trừ khi tình thế bắt buộc không thể làm khác được. Nguyễn
Du chấp nhận có ngôn ngữ tâm trạng mà thôi.
Ta thử phân tích ngơn ngữ của Sở Khanh để làm ví dụ. Về thực chất hắn chỉ là mợt
tên lưu manh “Bạc tình nổi tiếng lầu xanh” (1159), nhưng hẳn là một kiểu lưu manh đội lớp
nho sĩ, cho nên hắn phải nói năng giống như một nho sĩ văn nhã thực sự, tức là giống như
Kim Trọng. Mặt khác, tên lưu manh nhìn thấy Kiều, cô gái khuê các, trong tình cảnh bi đát
như thế, thì chỉ còn cách mơ ước một vị anh hùng xuất hiện để cứu vớt mình, do đó hắn phải
nói năng như một vị anh hùng, tức là lối nói của hắn phải có cái khí phách của người anh
hùng Từ Hải. Hai yếu tố sau là giả, yếu tố đầu là thực. Vậy làm sao cho cái thực bộc lộ ra ở
đằng sau cái giả. Đó là điều tài ba của Nguyễn Du.
Thứ nhất, Sở Khanh đã giả vờ rất khéo, ngôn ngữ của hắn là ngôn ngữ nhại lại của
Kim Trọng, hắn cũng biết gọi người con gái là hoa “Hoa sao hoa khéo giã giầy bấy hoa”
(1068), rồi hắn kêu, hắn than, hắn giận “Sốt gan riêng giận giời già!” theo đúng cách cư xử
của một nho sĩ văn nhã.

Thứ hai, hắn cịn nhại lại cách ứng xử của mợt anh hùng duy nhất trong Truyện Kiều
là Từ Hải. Trước hết Từ Hải xưng mình là anh hùng thì hắn cũng xưng mình là anh hùng:
“Thuyền quyên ví biết anh hùng” (1071). Nguyễn Du áp dụng những biện pháp này là có ý
thức. Đó là biện pháp mà từ chương học gọi là “Tá khách hình chủ’ (mượn khách để nêu bật

25


×