Tải bản đầy đủ (.doc) (324 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO từ điển tâm lý học QUÂN sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 324 trang )

7
a
ám thị, sự tác động lên hành vi, tâm lý con người làm thay đổi hành vi
ứng xử cũng như tâm lý, ý thức của người bị ám thị do tiếp nhận thông tin
một cách không phê phán. ám thị có thể được thực hiện bằng các phương
tiện ngơn ngữ hoặc phi ngơn ngữ. ám thị có thể diễn ra trong giao tiếp
thơng thường, nhưng cũng có khi là một dạng giao tiếp được tổ chức đặc
biệt để áp đặt một cách không kháng cự cho người bị ám thị một số thông
tin (như áp đặt ý kiến, các đánh giá hay tâm trạng, cũng như hình thành
niềm tin...). ám thị có thể tồn tại dưới dạng ám thị bên ngoài (người ám thị
tác động vào người bị ám thị) hoặc tự ám thị (người ám thị và người bị ám
thị là một). Có ám thị bằng lời nói (ngơn ngữ, ngữ điệu) và ám thị phi lời
nói (nét mặt, cử chỉ, hành động). Về phương pháp, có ám thị trực tiếp hoặc
ám thị gián tiếp. Hiệu quả của ám thị phụ thuộc vào đặc điểm của người ám
thị, người bị ám thị và mối quan hệ, tình cảm giữa họ. Về khách quan, sức
ám thị có thể tăng lên trong các điều kiện, hồn cảnh có thảm họa (tự nhiên
hoặc nhân tạo) hoặc các tình huống trong đời sống chính trị - xã hội khi
xuất hiện hành vi (tâm lý) đám đông, dưới ảnh hưởng của tuyên truyền,
quảng cáo, hay ý nghĩa lớn của thơng tin mới, uy tín đặc biệt lớn của người
lãnh đạo... Trong đời sống và hoạt động quân sự, ám thị có tác dụng nhất
định đối với việc giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng niềm tin cho bộ
đội. ám thị có thể được sử dụng trong y học quân sự để điều trị một số bệnh
tâm thần và thể chất cho thương, bệnh binh. Tuy nhiên, trước hết người ám
thị (cán bộ, thầy thuốc...) phải có trình độ, kinh nghiệm và có uy tín lớn đối
với người bị ám thị (quân nhân, thương bệnh binh...).
ảo giác khi cất cánh, sự tri giác sai của phi công khi cất cánh. ảo giác
khi cất cánh thường xảy ra ở hai trường hợp sau: 1.Trong khi cất cánh khỏi
đường băng, phi cơng nhìn địa tiêu trên đường băng sân bay khơng chính xác


8


nên tưởng tượng ra rằng mình đã thốt ly khỏi mặt đất ( đường băng) hoặc đã
cất cánh nhưng vẫn tưởng tượng rằng mình đang chạy đà trên đường băng. 2.
Khi cất cánh, do bị ảnh hưởng của trạng thái tâm lý căng thẳng nên trí tưởng
tượng của phi cơng quá cao; hoặc do quá mệt mỏi nên hoạt động chức năng
của các cơ quan cảm giác của phi công kém, hoặc do nhiễu của môi trường
sân bay: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm...Để tránh ảo giác khi cất cánh, phi công
và chỉ huy bay cần chủ động khắc phục, loại bỏ các nguyên nhân dẫn đến ảo
giác khi cất cánh để đảm bảo an toàn bay.
ảo giác khi hoạt động trên biển, sự tri giác các sự vật, hiện tượng một
cách sai lệch của bộ đội hải quân khi đang hoạt động trên biển. Chẳng hạn,
khi đi ở luồng hẹp chiến sỹ hải quân cảm thấy tốc độ tàu dường như nhanh
hơn do ảnh hưởng bởi sự di chuyển của các đối tượng trên bờ; tiếng ồn của
máy tàu khi làm việc nghe như to hơn do dội vào vách đá; trong đêm tối quan
sát các vật dường như chúng ở gần hơn so với thực tế... ảo giác khi hoạt động
trên biển xuất hiện do các nguyên nhân khách quan như: hình dáng, màu sắc,
đối tượng, ánh sáng, sự bố trí sắp xếp của các vật thể và các nguyên nhân chủ
quan như về sinh lý: do quá mệt mỏi, say sóng, khó chịu; về tâm lý: do quá
căng thẳng, lo lắng, thiếu tin tưởng, thiếu kinh nghiệm. Để khắc phục ảo giác
khi hoạt động trên biển, chiến sĩ hải qn cần có tinh thần địi hỏi cao với bản
thân, có trách nhiệm và chu đáo trong cơng việc, phát triển các phẩm chất và
kinh nghiệm cần thiết, tích lũy kiến thức và cách quan sát khi hoạt động trên
biển, tự kiểm tra, làm quen với các loại ảo giác điển hình và có phương pháp
khắc phục chúng.

ảo giác trong hoạt động quân sự, sự tri giác sai lệch các sự vật, hiện
tượng của quân nhân trong quá trình hoạt động qn sự. Có thể xảy ra ảo giác


9
về các thuộc tính khơng gian, thời gian và các thuộc tính vận động của sự vật,

hiện tượng. Nguyên nhân khách quan là do ranh giới giữa mục tiêu với các
vật xung quanh không rõ ràng; một số loại vũ khí trang bị có những thuộc
tính, đặc điểm bề ngồi tương tự nhau; do đối phương ngụy trang, nghi binh.
Nguyên nhân chủ quan là do thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm thực tiễn
chiến đấu, trạng thái tâm - sinh lý không tốt ( ốm đau, quá lo lắng, sợ hãi...).
Trong huấn luyện và thực tiễn chiến đấu cần chú ý công tác ngụy trang, nghi
binh, đánh lừa địch. Đồng thời, thường xuyên nâng cao năng lực quan sát cho
bộ đội, hạn chế thấp nhất hiện tượng ảo giác.
áp lực nhóm, sự tác động tâm lý của nhóm lên các thành viên, buộc các
thành viên phải tuân theo chuẩn mực chung của nhóm, phục tùng lợi ích của
nhóm để nhóm tồn tại, phát triển và thực hiện vai trò xã hội của mình. Trong
q trình phát triển, nhóm đã hình thành các chuẩn mực riêng do chính các
thành viên xây dựng nên để điều chỉnh các mối quan hệ giữa họ. Trong hoạt
động thực tiễn, các thành viên bắt buộc phải tuân theo các chuẩn mực đó và
kết quả là tạo ra "áp lực nhóm". Có nhiều cách thức tạo ra áp lực nhóm. Cách
phổ biến nhất là dùng dư luận nhóm. Thơng qua sự phán xét, đánh giá, biểu
thị thái độ chung của nhóm đối với các thành viên, tạo áp lực buộc các thành
viên của nhóm phải điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi của mình phù hợp
với u cầu, lợi ích của nhóm. Lợi ích của nhóm có thể phù hợp hoặc khơng
phù hợp với lợi ích chung của tập thể, cộng đồng. Vì vậy, áp lực nhóm có thể
tạo ra những kết quả về hành vi của các cá nhân theo chiều tích cực hoặc tiêu
cực. Nắm bắt áp lực của các nhóm xã hội trong tập thể đơn vị, để từ đó điều
chỉnh nó phục vụ cho hoạt động chung của đơn vị là một yêu cầu trong thực
hiện chức trách của người lãnh đạo, chỉ huy đơn vị, nhất là ở các đơn vị cơ sở
trong quân đội.


10
Angơlrít hoạt động của trắc thủ qn sự, (tiếng La tinh: Algorithm cái quy định trước; cái được xây dựng trên cơ sở một hệ thống các quy tắc;
một trật tự các thao tác nhất định). Bảng quy tắc quy định thứ tự thực hiện

các thao tác điều khiển (vận hành) vũ khí, khí tài của trắc thủ quân sự. Nếu
trắc thủ khi vận hành hệ thống vũ khí, khí tài quân sự tuân thủ nghiêm ngặt
trật tự các thao tác (hay Angơlrít) của hoạt động thì nhất định đạt được kết
quả. Angơlrít là khái niệm chủ yếu của tốn lơ-gíc được vận dụng vào trong
Tâm lý học kỹ sư quân sự để xây dựng các quy trình vận hành các tổ hợp
vũ khí, khí tài qn sự. Angơlrít hoạt động của trắc thủ quân sự có cấu trúc
bao gồm: thứ tự danh mục các nhiệm vụ bắt buộc phải giải quyết; các dữ
liệu ban đầu; các chỉ tiêu (hoặc các quy tắc, quy phạm) quy định thao tác
chuẩn để đạt tới kết quả. Trong huấn luyện, cần hình thành cho trắc thủ thói
quen tn thủ nghiêm ngặt các Angơlrit hoạt động.
ảnh hưởng của môi trường chiến đấu đến tâm lý qn nhân, tồn
bộ những tác động của mơi trường chiến đấu (bao gồm tồn bộ các yếu tố
khơng gian, thời gian của trận chiến đấu; tính chất nguy hiểm ác liệt của trận
đánh; các loại vũ khí, kỹ thuật được sử dụng; tương quan lực lượng; điều kiện
địa hình, thời tiết; tính biến động, bất ngờ của hồn cảnh; tác động của chiến
tranh tâm lý của địch v.v...) đến tư tưởng và tâm lý của quân nhân. Sự ảnh
hưởng diễn ra theo hai hướng: hướng "cường" và hướng "nhược". Hướng
"cường" là những ảnh hưởng có tính chất "dương tính" mang chiều hướng
tích cực, nâng đỡ hoạt động của quân nhân, hoạt hóa các chức năng hoạt động
tâm lý. Hướng "nhược" là những ảnh hưởng "âm tính", mang chiều hướng
tiêu cực, kìm hãm và cản trở hoạt động, làm rối loạn các chức năng hoạt động
tâm lý... Nguyên nhân là do hoạt động chiến đấu của quân nhân luôn diễn ra
trong những điều kiện nguy hiểm, ác liệt. Quân nhân phải hoạt động thường
xuyên trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi cả về tâm lý và thể lực, từ đó dẫn


11
đến nảy sinh quá trình ức chế trong hoạt động của hệ thần kinh, gây nên các
rối loạn tâm lý ( giảm trí nhớ, tri giác nhầm lẫn, tư duy kém linh hoạt...). Để
khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của môi trường chiến đấu đến tâm lý

quân nhân yêu cầu trong huấn luyện sát thực tế chiến đấu, hình thành cho bộ
đội các biểu tượng chính xác về địch, về ta, về địa hình, thời tiết; tiến hành
mơ phỏng bức tranh toàn cảnh về trận đánh hiện đại, (tiếng nổ, khói lửa
v.v...); đưa bộ đội vào huấn luyện trong các điều kiện khó khăn, gian khổ,
phức tạp để rèn luyện tính độc lập, sự bền vững cảm xúc, ý chí chiến đấu, tinh
thần vượt qua khó khăn, nguy hiểm.
ảnh hưởng của môi trường đến hoạt động của trắc thủ quân sự,
tác động của toàn bộ những yếu tố vật lý, hóa học, tâm - sinh lý, xã hội lên
trắc thủ khi đang điều khiển vũ khí, khí tài, kỹ thuật quân sự làm ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động đó. Tâm lý học kỹ sư quân sự phân loại các
yếu tố tác động của mơi trường thành 4 nhóm sau: 1 nhóm những yếu tố
nảy sinh trực tiếp từ quan hệ tác động qua lại giữa người - máy; 2. nhóm
những yếu tố nảy sinh gián tiếp do thiết kế khí tài; 3. nhóm những yếu tố
nảy sinh do các điều kiện vệ sinh khi làm việc; 4. nhóm những yếu tố nảy
sinh từ mơi trường bên ngồi. Tác động của những yếu tố trên đã làm thay
đổi một loạt các chức năng tâm - sinh lý của trắc thủ theo các hướng tích
cực và tiêu cực. Theo hướng tiêu cực, chúng có thể làm giảm tốc độ, độ
chính xác của các phản ứng tâm - vận động, gây ra chóng mệt mỏi, làm
giảm khả năng làm việc của trắc thủ. Từ đó, trong thực tiễn hoạt động quân
sự luôn đặt ra vấn đề cần thiết phải đảm bảo các điều kiện làm việc tối ưu
cho hoạt động của trắc thủ.
ảnh hưởng của môi trường đến các ngưỡng cảm giác khi bay, tác
động từ môi trường hoạt động bay có thể làm tăng hay giảm độ nhạy cảm


12
tuyệt đối hoặc độ nhạy cảm sai biệt của các cơ quan cảm giác của phi công.
Cụ thể, khi đang bay ở độ cao lớn với vận tốc siêu âm, phi công dễ bị mất khả
năng nhận biết sự thay đổi của cự ly, khoảng cách trong bay biên đội, người
phi công thường làm việc trong điều kiện thiếu dưỡng khí, định vị khơng gian

liên tục thay đổi, khả năng nhận biết của phi công trước các tác động giảm
trong khi ở điều kiện bình thường họ đều nhận biết tốt. Người phi cơng có khả
năng làm chủ và điều khiển máy bay tốt sẽ đánh giá chính xác độ cao, vận tốc
trong quá trình bay và hạ cánh, khi họ có giới hạn nhạy cảm và độ tinh nhạy
cao. Do vậy, trong luyện tập, cần thường xuyên tạo điều kiện thuận lợi cho
phi công rèn luyện để tăng độ nhạy cảm của các giác quan, hạn chế và thu hẹp
cảm giác sai.
Arixtốt (tiếng Pháp: Aristote; tiếng Hy lạp: Aristoteles, khoảng 384 322, tr.cn), nhà triết học, nhà tư tưởng, nhà giáo dục thời cổ đại Hy Lạp; con
một thầy thuốc của vua xứ Makêđônia; học ở trường Aten, thuộc trường phái
Platon trong suốt 20 năm, từ lúc ông 17 tuổi. Về sau, Aristốt lại đối lập tư
tưởng với Platon là thầy dạy của mình và bạn của Alêxanđrơ đại đế. Năm 335
tr.cn, Arixtốt trở về Aten và mở trường dạy học ở khu Lykeios. Là nhà khoa
học "uyên bác nhất trong những nhà triết học Hy Lạp" (Ph.Ăng-ghen), "nhà tư
tưởng lớn nhất cổ đại" (Các Mác) ở phương Tây; Aristốt đã để lại hơn 150
cơng trình khoa học thuộc các lĩnh vực: triết học, tự nhiên học, lơgíc học,
chính trị học, đạo đức học, tu từ học... Những tác phẩm chính: "Vật lý học",
"Cơ học", "Bàn về tâm hồn", "Đạo đức học", "Chính trị học", "Siêu hình
học", "Về sự phát sinh và sự biến chất", "Về vận động", "Tu từ học", "Thi ca"
v.v... Những tư tưởng tâm lý học được ơng trình bày có hệ thống trong tác
phẩm "Bàn về tâm hồn", trong đó, Aristốt đã nêu quan điểm cho rằng tâm hồn
không phải là thân thể, nhưng là bản chất không thể tách rời của thân thể.
Tâm hồn là hình thức, là chức năng, là cái "tự đích" của cơ thể sống ( bản


13
chất, ngun nhân, mục đích tồn tại của nó). Tâm hồn đồng nghĩa với sự sống
mà dấu hiệu bản chất của nó là có trí tuệ, cảm giác, vận động, đứng im trong
không gian và trong phát triển với nghĩa là có sinh ra, lớn lên và mất đi. Tâm
hồn động vật chỉ có cảm giác, do vậy nó ở cấp độ phát triển thấp. Vật chất
mang tâm hồn là chất khí. Tâm hồn trí tuệ thuần túy tinh thần, có thể tách

khỏi cơ thể vì bản chất của nó thuộc Chúa trời. Tâm hồn có hai năng lực là
vận động trong không gian và suy nghĩ . Aristốt đã chia ra ba loại tâm hồn:
tâm hồn thực vật, tâm hồn động vật và tâm hồn trí tuệ chỉ có ở người, do
Thượng đế ban cho. Trong lĩnh vực giáo dục, Aristốt sáng lập ra phái Tiêu dao
(Peripotos). Ông là một trong những người đầu tiên coi con người là một
"động vật xã hội". Về phát triển tâm lý, Aristốt cho rằng, con người sinh ra
vốn chỉ có những mầm mống năng lực bẩm sinh thơi và do đó phải bằng con
đường giáo dục mới có thể phát triển được tồn diện. ơng quan niệm, giáo dục
phải bao gồm 3 chức năng có quan hệ chặt chẽ với nhau: thể dục, đức dục, trí
dục. Đó cũng là sự thể hiện tư tưởng phát triển nhân cách toàn diện con
người, đỉnh cao của tư tưởng giáo dục thời cổ đại, đã có ảnh hưởng lâu dài
suốt nhiều thế kỷ về sau.
b
Ban nghiên cứu ứng dụng Tâm lý học quân sự - Viện Khoa học xã
hội nhân văn quân sự - Bộ Quốc phòng, Ban nghiên cứu chuyên ngành
Tâm lý học quân sự, thuộc Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự Bộ Quốc
phòng; được thành lập theo Quyết định thành lập Viện Khoa học xã hội nhân
văn quân sự - Bộ Quốc phòng số 1455/QĐ-1998/BQP ngày 27 tháng 10 năm
1998 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Chức năng, nhiệm vụ: 1. Nghiên cứu,
phát triển lý luận Tâm lý học Mácxít và Tâm lý học quân sự Mácxít; nghiên
cứu (tiếp thu và phê phán) những quan điểm ngồi mác-xít về tâm lý học,


14
Tâm lý học quân sự; nghiên cứu những ảnh hưởng của điều kiện hoạt động
quân sự đến tâm lý của quân nhân và tập thể quân nhân; nghiên cứu tâm lý
của quân nhân và tập thể quân nhân trong hoạt động quân sự; nghiên cứu
những cơ sở và điều kiện tâm lý trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động, giáo
dục, huấn luyện, quản lý, chỉ huy bộ đội; nghiên cứu những cơ sở và điều
kiện tâm lý trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động công tác đảng, công tác

chính trị; nghiên cứu những cơ sở và điều kiện tâm lý trong việc nâng cao
hiệu quả hoạt động dạy học trong các nhà trường quân đội; nghiên cứu thực
trạng đời sống tâm lý của nhân dân, của lực lượng vũ trang nhân dân, quân
đội nhân dân trong xây dựng nền quốc phịng tồn dân, lực lượng vũ trang
nhân dân, quân đội nhân dân và trong tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ
Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. 2. Vận dụng lý luận Tâm lý học Mácxít, trực tiếp là
Tâm lý học quân sự Mácxít để nghiên cứu những vấn đề tâm lý trong lĩnh vực
quân sự, góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định đường lối
xây dựng nền quốc phịng tồn dân, lực lượng vũ trang nhân dân; tham gia
đấu tranh trên mặt trận tư tưởng lý luận về những vấn đề liên quan đến nội
dung nghiên cứu. Tham gia giảng dạy cho các đối tượng đào tạo đại học, sau
đại học theo sự phân công của trên. Hợp tác với các Ban nghiên cứu của Viện,
với các Khoa có liên quan của Học viện Chính trị quân sự, với các trung tâm
khoa học trong và ngồi qn đội nghiên cứu, trao đổi thơng tin khoa học,
giảng dạy và đào tạo cán bộ. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ thị cấp
trên.
Bản chất các mối quan hệ qua lại giữa các quân nhân, trong Quân
đội nhân dân Việt Nam, các mối quan hệ qua lại giữa các quân nhân mang bản
chất xã hội chủ nghĩa, biểu hiện sự nhất trí về chính trị - đạo đức, bình đẳng
về nhân cách, tình hữu nghị giữa các dân tộc, chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ
nghĩa, tinh thần quốc tế vô sản, các yêu cầu nghiêm túc của điều lệnh quân


15
đội và chuẩn mực đạo đức xã hội chủ nghĩa. Nét đặc trưng nhất của các mối
quan hệ trong tập thể qn nhân là tình đồng chí, tình bạn chiến đấu, vừa tơn
trọng, vừa thương u lẫn nhau, vừa địi hỏi cao lẫn nhau để thực hiện tốt nhất
nhiệm vụ. Bên cạnh các yếu tố khách quan như: yêu cầu của xã hội, nhiệm vụ
của đơn vị, chức trách của mỗi quân nhân, điều lệnh quân đội, các chuẩn mực
đạo đức xã hội chủ nghĩa cịn có các điều kiện tâm lý như: việc xác định mục

đích hoạt động, xu hướng vươn tới mục đích ấy, tính kỷ luật, tính tập thể,
truyền thống của tập thể, mục đích, động cơ quan điểm, kiến thức của tập thể
và sự đồng cảm, ác cảm, lịng tin, uy tín... nảy sinh trong q trình chung sống
và hoạt động giữa cán bộ và chiến sĩ. Từ đó đã hình thành hai loại quan hệ
qua lại trong tập thể: chính thức (các quan hệ phục vụ và quan hệ xã hội chính trị đã được quy định trong điều lệnh quân đội, điều lệ Đảng, Đồn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) và khơng chính thức (những quan hệ sinh
hoạt hình thành trên cơ sở các yếu tố tâm lý như đồng cảm, ác cảm, nhu
cầu...mang tính tự phát khơng được ghi thành văn bản). Cả hai loại quan hệ
này đều tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hành vi của từng quân nhân và
tồn đơn vị. Do đó, cán bộ chỉ huy, cán bộ chính trị cần quan tâm đúng mức
đến cả hai loại quan hệ đó để có biện pháp điều chỉnh kịp thời theo hướng có
lợi cho tập thể.
Bản chất nhân cách quân nhân, Tâm lý học quân sự Mácxít coi nhân
cách quân nhân bao giờ cũng là sản phẩm xã hội - lịch sử, bị quy định bởi các
điều kiện xã hội - lịch sử và các mối quan hệ xã hội - lịch sử của bản thân họ.
Nhân cách quân nhân là một kết cấu tâm lý mới và mang bản chất xã hội. Sự
hình thành và phát triển nhân cách quân nhân chịu sự tác động qua lại của các
yếu tố xã hội, sinh học và tâm lý, trong đó yếu tố xã hội giữ vai trị quyết định
nhất. Yếu tố xã hội ghi dấu ấn lên toàn bộ các phẩm chất, thuộc tính tâm lý cá
nhân quân nhân, làm biến đổi cả những đặc điểm sinh vật, tâm lý của quân


16
nhân trong quá trình hoạt động xã hội. Trong xã hội có giai cấp, nhân cách
quân nhân mang bản chất giai cấp sâu sắc. Trong khi khẳng định, nhân cách
quân nhân là sản phẩm của xã hội - lịch sử, tâm lý học quân sự Mácxít coi
nhân cách quân nhân là chủ thể tích cực có vai trị tác động trở lại đối với
hoàn cảnh; nhân cách quân nhân vừa là khách thể, vừa là chủ thể của các quan
hệ xã hội trong điều kiện hoạt động quân sự. Trong bản chất nhân cách quân
nhân bao giờ cũng có sự thống nhất biện chứng giữa cái xã hội và cái cá nhân,

giữa cái chung, phổ biến với cái riêng, cái đặc thù nhưng cái xã hội, cái chung
bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo và quyết định bản chất xã hội của nhân cách
quân nhân.
Bắt chước, sự mô phỏng, tái tạo, lặp lại các hành động, hành vi, tâm
trạng, cách thức suy nghĩ, ứng xử của một người hay một nhóm người nào đó.
Sự bắt chước có ở mọi giai đoạn phát triển khác nhau của cá nhân. Đặc biệt ở
trẻ em, bắt chước giữ một vai trò quan trọng cho phát triển tâm lý. Tùy tính
cách từng người và hồn cảnh cụ thể, người ta có thể bắt chước hành vi tiêu
cực, lạc hậu hoặc bắt chước hành vi tích cực, tiên tiến. Có thể sử dụng cơ chế
bắt chước vào thực hiện những mục đích nhất định. Trong quân đội, bắt chước
được thể hiện dưới nhiều hình thức: làm theo động tác mẫu, học tập gương
điển hình của một cá nhân hoặc đơn vị nào đó, hoặc học cách tổ chức một
buổi sinh hoạt. Muốn vậy, cán bộ phải nói hay, nói đúng và hành động đẹp,
chuẩn xác làm gương cho chiến sĩ học tập noi theo (bắt chước), đồng thời cần
kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những suy nghĩ, hành động đua đòi, a dua (bắt
chước) theo những lời nói, việc làm khơng phù hợp với lối sống, điều lệnh,
điều lệ, kỷ luật quân đội.
Bầu không khí tâm lý xã hội trong tập thể quân nhân, trạng thái
tâm lý trội của tập thể phản ánh tính chất mối quan hệ giữa các quân nhân


17
trong tập thể, được biểu hiện ra ở thái độ đối với nhau, thái độ đối với lao
động, rèn luyện, học tập và chiến đấu của tập thể, thái độ đối với bản thân.
Trong tập thể quân nhân, bầu không khí tâm lý xã hội quan hệ chặt chẽ và phụ
thuộc rất lớn vào bầu khơng khí chính trị - tư tưởng, đồng thời nó có ảnh
hưởng to lớn đến toàn bộ đời sống và hoạt động của tập thể và mỗi qn
nhân. Bầu khơng khí tâm lý xã hội trong tập thể qn nhân có 2 loại: bầu
khơng khí tâm lý xã hội tích cực và bầu khơng khí tâm lý xã hội tiêu cực. Bầu
khơng khí tâm lý xã hội tích cực trong tập thể qn nhân có các biểu hiện

như: tâm trạng hồ hởi, phấn khởi tin tưởng chiếm ưu thế trong tập thể, khơng
khí dân chủ được thể hiện rõ nét; mọi quân nhân tự giác, tích cực, mọi quy
định được thực hiện nghiêm; quan hệ giữa các quân nhân chân tình, cởi mở,
quan tâm lẫn nhau; thái độ địi hỏi cao ở nhau, khơng dung túng cho nhau làm
việc xấu; các thành viên có sự hiểu biết lẫn nhau, thông cảm với nhau, lịch sự,
tế nhị trong giao tiếp, tự phê bình và phê bình nghiêm khắc; người lãnh đạo quản lý gương mẫu, có uy tín; kết quả hoạt động của tập thể ln ở mức cao.
Bầu khơng khí tâm lý xã hội tiêu cực trong tập thể quân nhân biểu hiện tâm
trạng bi quan, chán nản, các thành viên thiếu gắn bó với nhau, khơng có sự
hịa đồng trong tập thể, thường xuất hiện mâu thuẫn, mất đồn kết; tình trạng
vi phạm kỷ luật nhiều, kết quả hoàn thành nhiệm vụ thấp. Xây dựng bầu
khơng khí tâm lý xã hội tích cực trong tập thể quân nhân là một nội dung
quan trọng của hoạt động cơng tác đảng, cơng tác chính trị, là trách nhiệm của
lãnh đạo, chỉ huy và cán bộ chính trị ở các đơn vị cơ sở.
Biện pháp giải quyết xung đột tâm lý, cách thức, phương pháp người
lãnh đạo, chỉ huy đơn vị sử dụng để giải quyết các xung đội tâm lý trong tập
thể quân nhân. Một số biện pháp chính:1. Biện pháp thuyết phục: biện pháp cơ
bản và chủ yếu của giải quyết xung đột tâm lý. Thường có hai kiểu thuyết
phục: dùng những người có uy tín trong tập thể tiếp cận từng bên tham gia


18
xung đột để giải thích, thuyết phục; thơng qua giáo dục tập thể, dùng ý kiến tập
thể, dư luận của các tổ chức quần chúng trong tập thể để thuyết phục các bên
tham gia xung đột tự hòa giải với nhau. 2. Biện pháp dùng người thứ ba làm
trung gian hòa giải: Khi cuộc xung đột kéo dài, ngày càng trở nên căng thẳng,
cần có sự can thiệp của người thứ ba làm trung gian hòa giải. Người thứ ba
phải là người có phẩm chất và năng lực thuyết phục, có uy tín cao trong tập thể,
được hai bên tham gia xung đột chấp nhận, làm trọng tài phân xử đúng sai. 3.
Cách ly những người tham gia xung đột một cách hợp lý: người lãnh đạo, quản
lý cần tìm cách đưa một trong hai người tham gia xung đột ra khỏi cuộc nhằm

làm giảm bớt diện tiếp xúc của họ. 4. Chặn đứng xung đột bằng biện pháp hành
chính mạnh như kiểm điểm, nếu cần có các hình thức kỷ luật. Cách xử lý phải
bảo đảm công khai, công bằng, dân chủ, bảo đảm sự đoàn kết và mang tính
giáo dục cao.

Biểu tượng của qn nhân, hình ảnh của sự vật, hiện tượng khách
quan đã được cảm giác từ trước, xuất hiện trong ý thức của quân nhân trên cơ
sở nhớ lại hay tưởng tượng. Cơ sở sinh lý của biểu tượng là sự hoạt hóa “dấu
vết” của các kích thích tác động trước kia lên vỏ não. Biểu tượng của quân
nhân là một hình thức của nhận thức cảm tính, song nó là bước q độ chuyển
tiếp từ cảm giác và tri giác sự vật, hiện tượng cụ thể đến việc nhận thức khái
niệm, hiện thực dưới hình thức tư duy lơgíc trừu tượng. So với tri giác, mức
độ rõ ràng và chính xác của biểu tượng thấp hơn. Biểu tượng cho phép quân
nhân định hướng đúng đắn trong hoàn cảnh chiến đấu, giải quyết tốt các
nhiệm vụ nhận thức cũng như thực hành. Biểu tượng của quân nhân được
phát triển, hoàn thiện phụ thuộc rất lớn vào xu hướng nhân cách của quân
nhân và thực tiễn hoạt động quân sự. Các nhu cầu, hứng thú, mong ước, thế
giới quan của cá nhân góp phần quyết định những đặc điểm nào của sự vật
hiện tượng mà quân nhân quan sát sẽ được củng cố trong ý thức. Để xây dựng
các biểu tượng phù hợp với yêu cầu hoạt động quân sự cho quân nhân, công


19

tác huấn luyện, giáo dục phải sát với thực tế chiến đấu; thường xuyên luyện
tập thực hành trong nhiều hoàn cảnh phức tạp khác nhau; xây dựng động cơ,
hứng thú, ham muốn, lòng say mê với chức trách, nghiệp vụ quân sự cho quân
nhân; bảo đảm tính chính xác và đầy đủ của những biểu tượng đã được hình
thành; kịp thời uốn nắn, bổ sung, thay thế những biểu tượng mới có nội dung
khoa học cụ thể, chính xác.


Biểu tượng của tưởng tượng, hình ảnh của sự vật, hiện tượng đã tri
giác trước đây được con người chế biến lại trong óc. Biểu tượng của tưởng
tượng là kết quả của sự cải biến những biểu tượng của trí nhớ, phản ánh
những sự vật, hiện tượng mà con người chưa nhìn thấy bao giờ. Những hình
ảnh của loại biểu tượng này được xây dựng nên do óc tưởng tượng của con
người. Khác với quá trình tri giác, biểu tượng của tưởng tượng khơng cịn là
hình ảnh cảm tính của sự vật, hiện tượng thu nhận được khi tri giác. Trên cơ
sở những biểu tượng của trí nhớ, nhờ các phương thức hành động: phân tách,
nhấn mạnh, kết hợp, thay đổi kích thước, điển hình hóa v.v... Kết quả là trong
ý thức xuất hiện những mối liên hệ, các cơ cấu và những hình ảnh, những ý
nghĩa mới của sự vật, hiện tượng.
Biểu tượng của trí nhớ, hình ảnh của sự vật, hiện tượng tri giác trước
đây được chủ thể nhớ lại chính xác nhiều hay ít. Là kết quả của hoạt động trí
nhớ, nhờ trí nhớ mà con người có thể giữ lại trong óc những hình ảnh của sự
vật, hiện tượng trước đây đã tác động vào các cơ quan cảm giác. Biểu tượng
của trí nhớ phụ thuộc vào vốn kinh nghiệm của con người, nó bao gồm:
những hình ảnh mà con người tri giác từ trước, những kinh nghiệm, những ý
nghĩ đã trải qua, những rung cảm đã trải nghiệm, những hoạt động và hành vi
của con người đã xảy ra trong kinh nghiệm trước đây và để lại dấu vết trong
trí nhớ dưới dạng các hình ảnh nhất định. Biểu tượng của trí nhớ phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như: nội dung, tính chất của tài liệu cần nhớ, phương pháp


20
ghi nhớ...Biểu tượng của trí nhớ giúp người quân nhân đúc rút được kinh
nghiệm từ thực tiễn hoạt động quân sự để có cách làm hiệu quả hơn trong các
hoạt động quân sự tiếp theo.
Biểu tượng thị giác, một loại biểu tượng mà thị giác là cơ quan phân
tích đầu tiên tiếp nhận tác động của sự vật, hiện tượng trong thế giới khách

quan, từ đó hình ảnh của chúng được lưu giữ trong ý thức con người. Do có
tính trực tiếp và chứa đựng lượng thông tin lớn về đối tượng so với các cơ
quan cảm giác khác, biểu tượng thị giác có khả năng tác động, điều chỉnh,
định hướng hành động rất mạnh. Ngoài những chức năng giống như ở các
dạng biểu tượng khác, nó cịn có chức năng "định hướng thị giác", tham gia
trực tiếp vào việc xây dựng mơ hình ban đầu của hình ảnh vận động. Để xây
dựng và phát huy hết vai trò của biểu tượng thị giác, trong huấn luyện bộ đội,
giáo viên cần luyện tập cho họ tự mình trực tiếp xây dựng các biểu tượng thị
giác, bằng cách tạo ra các điều kiện khách quan như hình ảnh thao trường, địa
hình, địa vật, sơ đồ, biểu bảng, học cụ trực quan đúng mẫu chuẩn, trình bày
đẹp, rõ ràng; các điều kiện chủ quan như tinh thần, động cơ, thái độ học tập
của bộ đội tốt, có nỗ lực ý chí cao trong học tập; giáo viên phải mô phạm,
động tác phải chuẩn mực. Ngoài ra, giáo viên cần chỉ cho bộ đội biết những
đặc điểm diễn ra của quá trình hình thành biểu tượng thị giác để họ chủ động
tự mình xây dựng và biết cách sử dụng chúng trong học tập, rèn luyện ở đơn
vị.
Biểu tượng thính giác, một loại biểu tượng mà thính giác là cơ quan
phân tích đầu tiên tiếp nhận sự tác động của sự vật, hiện tượng trong thế giới
khách quan, từ đó hình ảnh của chúng được lưu giữ trong ý thức con
người.Biểu tượng thính giác có vai trị quan trọng chỉ sau biểu tượng thị giác
trong xây dựng nên hình ảnh về sự vật, hiện tượng, tham gia vào xây dựng mô


21
hình hành động của chủ thể. Hầu hết các biểu tượng của quân nhân đều được
tạo nên thông qua lời nói( ngơn ngữ), tức là có vai trị của biểu tượng thính
giác. Do vậy, trong huấn luyện, giáo viên ngồi việc chú trọng sử dụng
phương pháp mô phỏng âm thanh của hồn cảnh chiến đấu, tiếng nổ của vũ
khí...Trong giảng giải nội dung huấn luyện, cần dùng ngôn ngữ rõ ràng, trong
sáng, mạch lạc, có độ khái quát phù hợp với nhận thức của bộ đội. Đồng thời

chú trọng phát huy tự học, tự ôn luyện, yêu cầu mỗi quân nhân dùng lời mơ tả
lại, trình bày lại nội dung huấn luyện, giúp họ hình thành và phát triển biểu
tượng thính giác nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả huấn luyện.
Bộ máy phân tích (của hệ thần kinh trung ương), cơ quan làm nhiệm
vụ tiếp nhận và phân tích các kích thích khác nhau từ bên ngồi và cả từ bên
trong cơ thể, gồm 3 bộ phận cơ bản: 1. bộ phận ngoại biên, gồm các thụ cảm
thể (đầu tận cùng của dây thần kinh nằm ở ngoại vi) có nhiệm vụ tiếp nhận
kích thích; 2. bộ phận dẫn truyền, gồm các dây thần kinh hướng tâm (truyền
tín hiệu từ bộ phận ngoại biên đến cơ quan thần kinh trung ương) và dây thần
kinh ly tâm (truyền mệnh lệnh từ cơ quan thần kinh trung ương đến các cơ
quan vận động); 3. cơ quan thần kinh trung ương, gồm các trung khu thần
kinh có chức năng khác nhau, được phân bố trong não bộ và ở bán cầu đại
não thực hiện sự tiếp nhận và giải mã các xung động thần kinh qua q trình
tổng hợp và phân tích thơng tin. Kết quả của quá trình này là các quyết định
đáp lại hành động hay không hành động và lưu giữ các thơng tin nhận được từ
kích thích.
c
Cá nhân, cá thể người, một đơn vị người riêng biệt không thể chia cắt
được, có những đặc điểm riêng phân biệt người này với người khác. Cá nhân
có sự phân biệt rõ ràng đối với nhóm, tập thể, cộng đồng, xã hội... Nói tới cá


22
nhân là nói đến sự tồn tại của một con người và phải xét tới cả mặt sinh lý,
tâm lý và xã hội. Con người từ khi sinh ra đã là một cá nhân và là một thực
thể sinh vật - xã hội, có ý thức, có ngơn ngữ, là chủ thể của hoạt động lịch sử
và hoạt động nhận thức. Trong q trình sống, thơng qua học hỏi, tích lũy
kinh nghiệm, cá nhân dần dần gia nhập vào các mối quan hệ xã hội và thực
hiện các hoạt động dẫn đến hình thành và phát triển các phẩm chất xã hội.
Mỗi quân nhân vừa là một nhân cách đồng thời còn là một cá nhân với những

đặc điểm riêng của người đó như các đặc điểm về thể trạng, kinh nghiệm
sống, tính khí, thói quen, các ham thích cá nhân... Cán bộ chỉ huy, cán bộ
chính trị cần tính đến những đặc điểm cá nhân đó của mỗi quân nhân trong
quản lý, huấn luyện và giáo dục bộ đội.
Cá tính, tổng thể những nét tính cách, tâm lý đặc trưng của con người
làm nên nét độc đáo của nhân cách người đó, khơng giống một ai. Cá tính
biểu hiện rõ ở các nét trí tuệ, cảm xúc, ý chí và tất cả các biểu hiện khác của
tâm lý nhân cách. Mỗi người đều có đặc điểm tâm lý, sinh lý khác nhau nên
cá tính cũng khác nhau. Cá tính thường được hình thành và bộc lộ trong hoạt
động thực tiễn của cá nhân dưới tác động của môi trường xã hội. Tiền đề vật
chất hình thành cá tính là các tố chất giải phẫu- sinh lý trong con người. Do
vậy, cá tính của con người mang tính ổn định tương đối. Tuy nhiên, cá tính có
thể được cải tạo và biến đổi dưới tác động của giáo dục; có thể thay đổi được
tùy thuộc ý chí chủ quan của cá nhân và tác động của môi trường xã hội.
Các cấp độ sáng tạo, phản ánh bản chất có tính cấu trúc tầng bậc của
cơ chế sáng tạo. Có bốn cấp độ của quá trình sáng tạo: 1. cấp độ phân tích
lơgíc: ở giai đoạn này, chủ thể sáng tạo phải sử dụng các tri thức, hiểu biết để
giải quyết vấn đề; 2. cấp độ làm việc của trực giác: chủ thể dùng trực giác như
là công cụ để giải quyết vấn đề; 3. cấp độ ngơn ngữ hóa trực giác: chủ thể sử


23
dụng ngôn ngữ để diễn đạt tường minh cả kết quả và cả cơ chế, quá trình sáng
tạo; 4. cấp độ hồn thiện kết quả sáng tạo: chủ thể trình bày hồn chỉnh q
trình sáng tạo từ đặt vấn đề, cách giải quyết vấn đề, tu chỉnh cách giải quyết
vấn đề, hoàn thiện kết quả sáng tạo. Trong hoạt động sáng tạo, chủ thể chủ
yếu dùng tư duy để giải quyết nhiệm vụ sáng tạo. Yêu cầu chủ thể phải rất
un bác về trí tuệ và có trực giác tốt, đồng thời sát thực tiễn mới có khả năng
sáng tạo tốt.
Các cấu thành tâm lý, hệ thống các quá trình, trạng thái tâm lý được

củng cố, trở thành định hình chiếm ưu thế, phản ánh những hoàn cảnh sống
quen thuộc đối với con người. Dựa vào mức độ phức tạp về cấu trúc, theo
mức độ ảnh hưởng đối với hoạt động, Tâm lý học đã chia các cấu thành tâm
lý thành hai loại: cấu thành tâm lý giản đơn: gồm các kiến thức, kỹ xảo, kỹ
năng, thói quen nói lên kinh nghiệm và trình độ đào tạo nghề nghiệp của con
người; cấu thành tâm lý phức tạp: gồm các thuộc tính tâm lý cá nhân như xu
hướng, tính cách, khí chất, năng lực... Đó là những đặc điểm tâm lý bền vững
nhất giữ vai trò là cơ quan điều chỉnh cao nhất và thường xuyên nhất hành vi
và hoạt động của từng cá nhân. Nghiên cứu nắm vững các đặc điểm, nội
dung, cấu trúc cũng như các đặc trưng, đặc điểm tâm lý quá trình hình thành,
phát triển của các cấu thành tâm lý vận dụng vào trong giáo dục, huấn luyện
bộ đội là yêu cầu rất quan trọng trong hoạt động của các cán bộ chỉ huy, cán
bộ chính trị ở đơn vị cơ sở.
Các chỉ số của sự phát triển trí tuệ, có nhiều quan điểm khác nhau về
cách xác định các chỉ số của sự phát triển trí tuệ. Dựa theo cách tiếp cận cấu
trúc trí tuệ hai thành phần của N.A Menchinxcaia, có hai chỉ số: tri thức được
phản ánh và phương thức phản ánh tri thức. N.D Levitov đưa ra các chỉ số
như: tính độc lập của tư duy sự bền vững của mức độ lĩnh hội tài liệu học tập,


24
tốc độ định hướng trí tuệ khi giải quyết những bài toán độc đáo, khả năng đi
sâu vào bản chất của tài liệu nghiên cứu, óc phê phán. V.A Cruchetxki lại đưa
ra các chỉ số: nhịp độ tiến bộ, tốc độ của hoạt động và của khái quát, tính tiết
kiệm của tư duy. Tâm lý học sư phạm quân sự đánh giá sự phát triển các
phẩm chất trí tuệ của học viên theo các chỉ số sau: tốc độ của sự định hướng
trí tuệ khi giải quyết nhiệm vụ thể hiện ở khả năng phát triển vấn đề chính
xác, tính tích cực của hành động trí tuệ; tính khái quát, mềm dẻo của hành
động trí tuệ thể hiện ở khả năng khái quát nhanh, có những ý tưởng sáng tạo.
Sự phát triển của các thao tác trí tuệ thể hiện ở kỹ năng phân tích, tổng hợp,

so sánh, khái quát hóa trừu tượng hóa, kỹ năng phát hiện các mâu thuẫn, tìm
nguyên nhân.
Các chỉ số độ tin cậy tâm lý trong hoạt động của trắc thủ quân sự,
sự phù hợp của các đặc điểm tâm lý nhân cách trắc thủ với đặc điểm hoạt
động điều khiển vũ khí, khí tài quân sự. Để xác định độ tin cậy của hoạt động
trắc thủ, tâm lý học kỹ sư quân sự đã chỉ ra ba nhóm yếu tố quy định, đó là:
sự hồn thiện của máy móc, khí tài, kỹ thuật; mức độ thục luyện của trắc thủ;
những đặc điểm cá nhân trắc thủ. Theo các nhà tâm lý học kỹ sư qn sự thì
nhóm yếu tố thuộc những đặc điểm cá nhân trắc thủ có ý nghĩa đặc biệt. Do
vậy các nghiên cứu của tâm lý học kỹ sư quân sự đang tập trung nghiên cứu,
làm rõ các kiểu loại nhân cách trắc thủ và mức độ phù hợp của từng kiểu nhân
cách trắc thủ với hoạt động điều khiển vũ khí, khí tài quân sự, đồng thời cũng
quy định chỉ số độ tin cậy tâm lý trong hoạt động của họ.
Các giai đoạn hình thành kỹ xảo, phản ánh sự khác nhau về tính chất,
mục đích cũng như đặc điểm của q trình tập luyện có hướng dẫn để hành
động được tự động hóa. Q trình hình thành kỹ xảo tuân theo các giai
đoạn sau: 1. giai đoạn phân tích - tổng hợp: ở giai đoạn này, hành động
được chia nhỏ thành những động tác, cử động để luyện tập. Sau đó kết hợp


25
lại theo trình tự các động tác trong một hành động hồn chỉnh. Đặc điểm:
động tác diễn ra chậm, cịn nhiều sai sót. Thường xuyên có sự giám sát của
ý thức, đòi hỏi sự tập trung chú ý và nỗ lực ý chí cao, nên mức độ tiêu hao
năng lượng thần kinh và cơ bắp lớn, hành động căng thẳng và chóng mệt
mỏi. Yêu cầu: luyện tập tỷ mỉ từng động tác riêng lẻ, đảm bảo độ chính
xác, chưa yêu cầu cao về tốc độ. Sau đó luyện tập kết hợp các động tác
thành một hành động hoàn chỉnh; 2. giai đoạn hoàn thiện: các động tác
được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác hơn, sự phối hợp các
động tác nhịp nhàng, đúng quy cách hơn. Đặc điểm: ý thức vẫn phải

thường trực giám sát các khâu của hành động, vẫn cần có sự tập trung chú
ý và nỗ lực ý chí nhất định. Yêu cầu: nâng cao tính chính xác và tốc độ của
hành động, từng bước giải phóng ý thức khỏi một số khâu của hành động,
giảm bớt được mức độ căng thẳng trong hành động; 3. giai đoạn tự động
hóa: các động tác được thực hiện một cách tự nhiên, nhanh chóng, chính
xác, sự phối hợp các động tác nhịp nhàng, hành động đạt tốc độ và hiệu quả
cao. Đặc điểm: ý thức hầu như đã được giải phóng, khơng phải trực tiếp
giám sát tất cả mọi khâu của hành động mà chỉ thường trực sẵn sàng điều
chỉnh động tác khi cần thiết ở những khâu chủ yếu của hành động. ở giai
đoạn này, đỡ tiêu hao năng lượng thần kinh cơ bắp, khơng địi hỏi sự tập
trung chú ý và sự nỗ lực ý chí. Nắm vững các giai đoạn hình thành kỹ xảo,
cán bộ chỉ huy có cơ sở khoa học để vạch ra tiến trình huấn luyện phù hợp,
đảm bảo nội dung phương pháp huấn luyện đạt được tốc độ và hiệu quả.
Các giai đoạn phát triển của tập thể quân nhân, phản ánh sự biến
đổi về chất mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa hoạt động chung vì xã
hội và trình độ phát triển tâm lý xã hội của tập thể quân nhân. Sự phát triển
của tập thể quân nhân trải qua các giai đoạn cơ bản sau: 1 giai đoạn tổng
hợp ban đầu, Các thành viên xem xét quan sát lẫn nhau, quan sát người


26
lãnh đạo và người lãnh đạo cũng quan sát xem xét mỗi thành viên về mặt
nhân cách. ở giai đoạn này, quân nhân chưa ý thức được mục đích hoạt
động của tập thể. 2. giai đoạn phân hóa, tập thể hình thành các nhóm
khơng chính thức tích cực cũng như tiêu cực tùy theo sự ăn ý về sở thích,
cá tính, thói quen... giữa các qn nhân. ở giai đoạn này, quân nhân đã ý
thức rõ mục đích hoạt động của tập thể. 3. giai đoạn ổn định, mục đích
hoạt động của tập thể đã được mọi người nhất trí coi như mục đích hoạt
động của bản thân, mọi quân nhân căn cứ vào mục đích hoạt động của tập
thể mà quan tâm, giúp đỡ đòi hỏi cao lẫn nhau, tập thể đã thực hiện tốt các

chức năng của mình trong mọi hồn cảnh.
Các giai đoạn phát triển trí tuệ, phản ánh sự vận động, biến đổi về
chất mang tính tuần tự trong quá trình phát triển cá thể của các giai đoạn
phát triển trí tuệ con người phụ thuộc vào độ tuổi và hoạt động chủ đạo tương
ứng. Trí tuệ của mỗi người hình thành và phát triển theo các giai đoạn khác
nhau. Hiện đang có nhiều quan điểm khác nhau trong phân chia các giai đoạn
phát triển trí tuệ. J. Piagiê cho rằng, mỗi lứa tuổi có đặc trưng riêng về chất
lượng trí tuệ và được coi là một giai đoạn phát triển, đó là: trí tuệ cảm giác
vận động (từ 0 - 1,5; 2 tuổi); trí tuệ tiền thao tác (2 - 6; 7 tuổi); thao tác cụ thể
(7; 8 - 11; 12 tuổi ); thao tác hình thức (sau 11 - 12 tuổi). H. Wallon cho rằng
sự phát triển trí tuệ của trẻ phải thường xuyên gắn với tồn bộ q trình xã hội
hóa nhân cách. Ông chia ra các giai đoạn phát triển trí tuệ như sau: xung động
(0 - 6 tháng); cảm xúc (6 - 10 tháng); giác động (10 - 14 tháng); phóng chiếu
(14 tháng đến 2 tuổi); cá thể hoá ( từ 3 - 6 tuổi); đến trường (từ 6 - 12; 13
tuổi); dậy thì (13; 14 - 15; 16 tuổi). L.X Vưgôtxki lại căn cứ vào sự vận động
từ lứa tuổi này sang lứa tuổi khác để phân chia các giai đoạn phát triển trí tuệ,
với cơ sở là hiện tượng khủng khoảng tâm lý lứa tuổi. Theo L.X Vưgơtxki thì
có các giai đoạn phát triển trí tuệ sau: sơ sinh (0 - 2 tháng); tuổi ẵm ngửa (2
tháng - 1 năm); tuổi ấu thơ (1 - 3 năm); trước tuổi đi học (3 - 7 tuổi); tuổi học


27
sinh (8 - 12 tuổi); tuổi dậy thì (14 - 18 tuổi); tuổi trưởng thành. A.N Lêônchep
xuất phát từ cách tiếp cận hoạt động để nghiên cứu sự phát triển trí tuệ và cho
rằng, dấu hiệu để xác định chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác của
phát triển trí tuệ là sự thay đổi kiểu hoạt động chủ đạo. Theo đó, Đ.B
Encơnhin đưa ra bảng phân kỳ giai đoạn phát triển trí tuệ trong mỗi lứa tuổi
tương ứng với một hoạt động chủ đạo như sau: sơ sinh (mới sinh - 1 tuổi);
tuổi thơ (1 - 3 tuổi); mẫu giáo (3 - 5, 7 tuổi); học sinh nhỏ (6, 7 tuổi - 11, 12
tuổi); học sinh lớn (12 - 16 , 17 tuổi); thanh niên và trưởng thành (từ 18 tuổi

trở lên). Đây là quan điểm phân giai đoạn phát triển trí tuệ có tính khoa học
cao, được ứng dụng nhiều trong thực tiễn.
Các hình thức tư duy, cách thức biểu đạt hoạt động tư duy mang tính
biện chứng của con người, trong đó ý nghĩ của con người vận động đi từ cái
chung đến cái riêng, từ nguyên nhân đến kết quả và từ kết quả đến nguyên
nhân, từ hiện tượng đến bản chất. Những hình thức tư duy cụ thể của con
người gồm: khái niệm, phán đốn, suy lý. Khái niệm là hình thức tư duy,
trong đó khái quát hóa các tài liệu của kinh nghiệm mà người ta thu lượm
được trong quá trình phát triển xã hội - lịch sử. Nguồn khởi đầu hình thành
các khái niệm là những hình tượng cảm tính của sự vật. Song thông tin này
chưa đủ. Các khái niệm gắn chặt với những thuộc tính bản chất nhất của sự
vật và hiện tượng, thể hiện bản chất của chúng. Như vậy, muốn xây dựng
được khái niệm, tư duy phải vượt ra khỏi giới hạn của nhận thức cảm tính...
Trong quá trình tư duy, ý thức của con người thốt ra khỏi những hình tượng
riêng lẻ, ngẫu nhiên và nhờ các từ, dấu hiệu, công thức thay thế thực tại, thay
thế các quan hệ khách quan của sự vật, hiện tượng mà bao quát được các quan
hệ đó một cách đầy đủ hơn, diễn đạt các quan hệ đó một cách chính xác hơn
và sau đó áp dụng chúng vào các tình huống khác nhau. Trong ý thức của mỗi
người đều có một hệ thống khái niệm ít nhiều phản ánh toàn vẹn thế giới, xã


28
hội và tự nhiên xung quanh người đó trong sự thống nhất của nó. Phán đốn
là hình thức tư duy khẳng định hay phủ định những mối liên hệ, những thuộc
tính nào đó của sự vật, hiện tượng. Khái niệm và phán đốn hình thành trong
ý thức của con người trong sự thống nhất biện chứng. Khái niệm hình thành
từ phán đoán. Ngược lại, trong mỗi phán đoán con người lại vận dụng các
khái niệm qua đó làm giàu thêm khái niệm hoặc đi tới những khái niệm mới.
Suy lý là từ phán đoán này suy ra phán đoán khác, những tri thức mới được
suy ra từ những tri thức cũ, đã biết. Người ta phân biệt hai dạng suy lý, đó là:

quy nạp (từ các trường hợp riêng đi đến kết luận chung) và diễn dịch (từ các
luận đề chung đi đến các trường hợp riêng). Quy nạp và diễn dịch có quan hệ
qua lại với nhau và kiểm nghiệm lẫn nhau. Trong quá trình tư duy, nảy sinh
những phỏng đoán, những giả thuyết. Trong các phỏng đoán và giả thuyết con
người tiên đoán với độ tin cậy nào đó lời giải cho những câu hỏi đặt ra cho tư
duy. Các khái niệm, phán đoán, suy lý thể hiện hoạt động tư duy biện chứng
của con người. Trong các khái niệm, phán đoán, suy lý, ý nghĩ của con người
vận động đi từ cái riêng đến cái chung và từ cái chung đến cái riêng, từ
nguyên nhân đến kết quả, từ hiện tượng đến bản chất... Các khái niệm, phán
đoán, suy lý thể hiện sự thống nhất và khác biệt giữa cái chung và cái riêng
biệt, giữa cái ngẫu nhiên và cái tất nhiên, thể hiện mối liên hệ qua lại, sự
chuyển hóa lẫn nhau và sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. Hoạt động quân sự
có đặc điểm ln phải ra quyết định trong những tình huống khẩn trương,
căng thẳng, thiếu thông tin lại không được phạm sai lầm vì gắn với sinh mạng
bộ đội và tính chất của nhiệm vụ phải hoàn thành. Do vậy cần phát triển tất cả
các hình thức tư duy cho bộ đội, nhất là cho đội ngũ sĩ quan để trong mọi
hồn cảnh đề ra được quyết định đúng đắn.
Các khía cạnh tâm lý trong ra quyết định, việc người lãnh đạo vận
dụng các kiến thức tâm lý để ra được các quyết định đúng đắn:


29
1. phải cân nhắc kỹ lưỡng các điều kiện, tình huống, hồn cảnh, bảo đảm
tính luận cứ đúng đắn của các quyết định đề ra. Điều này liên quan trực tiếp
đến năng lực chuyên môn của người chỉ huy cũng như những kinh nghiệm
được tích lũy trong thực tiễn hoạt động quân sự của họ; 2. phải tính đến kế
hoạch và đặc điểm công tác của người dưới quyền cũng như khả năng thực
hiện của họ. Vì cấp dưới chính là những người trực tiếp thực hiện các quy
định, mệnh lệnh, chỉ thị của người lãnh đạo, chỉ huy. Tính đến điều này, các
quyết định mới mang tính khả thi, không chồng chéo, mới phát huy được sức

mạnh, sở trường của cấp dưới; 3. phải tính đến cả đặc điểm tâm lý cá nhân
của người trực tiếp thừa hành công việc (đó là các đặc điểm về các q trình
tâm lý nhận thức, quá trình cảm xúc, tình cảm, quá trình ý chí, đặc điểm về xu
hướng, tính cách, năng lực, khí chất...); 4. phải tính đến hiệu quả giáo dục của
các quyết định. Mọi quyết định trong lãnh đạo quản lý đều tác động đến nhận
thức, tình cảm, ý chí của qn nhân. Do đó, cần cân nhắc thận trọng trước khi
đưa ra một quyết định nào đó. (đặc biệt những quyết định liên quan đến sinh
mệnh chính trị con người, đến khen thưởng, kỷ luật...).

Các mối quan hệ qua lại trong tập thể quân nhân, các hình thức,
các dạng liên hệ thực tế và giao tiếp giữa các quân nhân trong quá trình sống
và hoạt động cùng nhau. Các mối quan hệ này được hình thành trên cơ sở các
yêu cầu khách quan của nhiệm vụ chính trị, đặc điểm tổ chức, chức năng,
nhiệm vụ của quân đội, đơn vị và từ nhu cầu của mỗi quân nhân. Tính chất và
biểu hiện của các mối quan hệ qua lại giữa các quân nhân phụ thuộc vào các
điều kiện tâm lý - xã hội đã hình thành nên tập thể cơ sở quân nhân. Các mối
quan hệ qua lại góp phần tạo nên sự liên kết, gắn bó chặt chẽ, thống nhất và
sức mạnh tập thể quân nhân. Những mối quan hệ tích cực sẽ góp phần củng
cố đồn kết tập thể, nâng cao hiệu suất của tập thể, phát triển nhân cách qn
nhân, hình thành bầu khơng khí tâm lý - đạo đức lành mạnh. Tính tích cực của


30
mỗi nhân cách quân nhân, sự giúp đỡ lẫn nhau vượt qua các khó khăn tăng
lên, sẽ hạn chế được các xung đột, các nhóm tiêu cực. Theo chức trách quân
nhân có quan hệ chỉ huy - phục tùng, quan hệ phối hợp cơng tác. Theo quy
chế tổ chức có quan hệ chính thức hay khơng chính thức. Theo tính chất hoạt
động có quan hệ cơng việc, quan hệ sinh hoạt.

Các phẩm chất nhân cách giáo viên quân sự, tổng hợp các phẩm

chất xã hội cần thiết của người giáo viên quân sự đảm cho họ hoàn thành tốt
chức trách nhiệm vụ mà Nhà nước, quân đội giao cho, bao gồm:
1. xu hướng chính trị - tư tưởng, thể hiện lịng trung thành với Đảng, Tổ
quốc và nhân dân, tồn tâm toàn ý phụng sự sự nghiệp đổi mới của Đảng. Có
bản lĩnh chính trị vững vàng, thái độ tích cực vận dụng các quan điểm tư
tưởng, đường lối, chủ trương Nghị quyết của Đảng vào trong giảng dạy; tích
cực đấu tranh phê phán các quan điểm lý luận không đúng, kiên quyết bảo vệ
các nguyên tắc của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Say sưa,
yêu mến nghề nghiệp sư phạm quân sự. 2. có phẩm chất đạo đức trong sáng,
mẫu mực của người thầy, mẫu mực về lối sống, có tinh thần vì tập thể, có ý
thức tổ chức kỷ lụât, đồn kết tốt. 3. có năng lực sư phạm, thể hiện: khả năng
truyền đạt nội dung học tập, dạy cho học viên cách suy nghĩ, vận dụng kiến
thức vào thực tiễn; nắm vững nghệ thuật sư phạm, hùng biện, hành vi, cử chỉ điệu bộ mẫu mực, làm mực thước cho học viên noi theo; có óc quan sát, khả
năng làm việc với con người, hiểu con người, gắn bó với học viên; quan hệ
giao tiếp rộng rãi, mẫu mực sư phạm với học viên; có khả năng tổ chức hoạt
động nhận thức, rèn luyện, nghiên cứu khoa học của học viên, chỉ huy, quản
lý tốt lớp học viên.
Các quá trình tâm lý, sự phản ánh năng động hiện thực khách quan
dưới các hình thức khác nhau của hiện tượng tâm lý. Quá trình tâm lý diễn ra


31
có khởi đầu, diễn biến và kết thúc như là một phản ứng vòng tròn mà khởi
đầu và kết thúc ln gắn bó chặt chẽ với nhau, đảm bảo tính liên tục, tính chủ
ý của tâm lý. Các q trình tâm lý nảy sinh là do các tác động từ thế giới bên
ngoài và từ bên trong cơ thể. Tâm lý học chia các quá trình tâm lý ra thành:
các quá trình tâm lý nhận thức, bao gồm cảm giác tri giác, biểu tượng, trí
nhớ, tư duy, tưởng tượng; các q trình cảm xúc gồm các trải nghiệm tâm lý
tích cực, tiêu cực; các q trình ý chí như quyết định, thực hiện quyết định,
nỗ lực ý chí. Các quá trình tâm lý giúp con người hình thành nên hệ thống tri

thức, hiểu biết về thế giới, cách thức điều chỉnh hành vi, hoạt động của mình.
ở các hoạt động tâm lý phức tạp, các quá trình tâm lý khác nhau kết hợp với
nhau tạo thành dòng ý thức đảm bảo cho chủ thể phản ánh đúng hiện thực
nhằm thực hiện tốt các hoạt động khác nhau. Các quá trình tâm lý thường diễn
ra với tốc độ nhịp điệu, cường độ khác nhau phụ thuộc vào đặc điểm của các
kích thích từ bên ngồi và phụ thuộc vào trạng thái tâm lý lúc đó của chủ thể.
Để nâng cao chất lượng nhận thức cũng như phát triển các phẩm chất nhân
cách quân nhân, cán bộ trong lực lượng vũ trang nhân dân cần nghiên cứu
nắm vững những đặc điểm, quy luật diễn ra và những yêu cầu về phẩm chất
các quá trình tâm lý của quân nhân để hình thành ở họ đáp ứng yêu cầu, đòi
hỏi của hoạt động quân sự.

Các thành phần tâm lý của tính kỷ luật tập thể quân nhân, những
yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong q trình
tạo thành tính kỷ luật của tập thể qn nhân bao gồm: 1.tính kỷ luật cao của
từng thành viên. Đây là một phẩm chất chính trị, đạo đức của nhân cách quân
nhân, nhờ nó mà quân nhân sẵn sàng tuân thủ pháp luật Nhà nước, kỷ luật
quân đội, mệnh lệnh, chỉ thị cấp trên. Nếu mỗi thành viên trong tập thể có tỉnh
kỷ luật cao thì tập thể đó dễ dàng trở thành một tập thể có kỷ luật; 2.tổ chức
hoạt động của đơn vị phù hợp với đặc điểm hoạt động của từng quân, binh
chủng, đúng với đòi hỏi của luật pháp Nhà nước, điều lệnh, điều lệ quân đội;


×