Khi chìa khóa là tâm lý học niềm tin
Sai lầm là chuyện bình thường trong cuộc sống, nhưng chính sự kiên trì
mới là điểm nhấn tách biệt giữa những doanh nhân thành công và những doanh
nhân bình thường. Khi mà rất nhiều nhà lãnh đạo kinh doanh vĩ đại phải đối mặt
với không ít thất bại ở đâu đó trên suốt chặng đường sự nghiệp của họ thì theo các
chuyên gia tâm lý thì điều đó chính là những bài học đáng giá.
Trong kinh doanh – cũng như trong thể thao, chính trị hay nghệ thuật -
nhiều nhà lãnh đạo lớn nhất và có ảnh hưởng nhất không ngừng chia sẻ các câu
truyện thất bại của họ.
Nhà sản xuất ô-tô Henry Ford hay nhà làm phim hoạt hình Walt Disney đã
cùng lún sâu vào những khó khăn với những dự án kinh doanh mạo hiểm ban
đầu.
Hay khi mới khởi đầu sự nghiệp với General Electric, Jack Welch đã gây ra
một vụ nổ thổi tung cả nóc của toà nhà. Còn đối với Steve Jobs, không lâu sau khi
đưa Apple Computer ra công chúng, ông đã bị đánh bật ra khỏi công ty bởi chính
người đàn ông mà Steve đã thuê để quản lý công ty.
Các nhà tâm lý học nói rằng sự việc không đơn giản là những doanh nhân
này học hỏi từ các sai lầm để dẫn tới thành công sau cùng. Nó còn là sự bền bỉ và
dẻo dai mà các doanh nhân này thể hiện để vượt qua các hố sâu khó khăn.
Thất bại có thể "mang nhiều điều giá trị hơn là sự huỷ hoại ý chí. Nó nói
với bạn về những gì bạn có thể cần làm nhằm đạt được các mục đích khác", theo
đúng như nhận định của Albert Bandura, giáo sư tâm lý học tại trường đại học
Stanford - người khai phá Học thuyết về sự tự tin (Theory of self-efficacy) - một
niềm tin nội tại bên trong mỗi chúng ta về khả năng vươn tới thành công.
Theo Bandura, sự tự tin là nhận thức về năng lực, niềm tin rằng chúng ta sở
hữu các kỹ năng cá nhân và khả năng hành động sẽ giúp chúng ta tiếp xúc một
cách trực tiếp và thành công trong những tình huống khó khăn định trước.
Trong khi sự tự tin khá giống với các yếu tố tích cực khác như tự trọng, tin
tưởng, nó đặc biệt liên quan tới niềm tin về khả năng thực hiện tốt một nhiệm vụ
cụ thể nào đó. Lúc mà các thất bại tấn công, những doanh nhân có sự tự tin cao độ
sẽ học hỏi được nhiều điều từ các sai lầm của họ và củng cố hơn giải pháp đi tới
thành công.
Quan sát sự bền bỉ và dẻo dai
Hàng thập kỷ qua, khái niệm của Bandura được áp dụng vào rất nhiều lĩnh
vực khác nhau, từ giáo dục, cai thuốc lá tới huấn luyện thể thao. Và trong những
năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, Bandura và một đồng sự tại trường đại
học Quản lý kinh doanh Australia đã thực hiện cuộc nghiên cứu giúp nhận ra yếu
tố tự tin có sự ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động của các nhà lãnh đạo kinh
doanh. Họ mong muốn kết luận được rằng "sự tự tin trong quản lý kinh doanh" là
một đặc tính có thể trau dồi được.
Làm việc cùng với nhiều sinh viên từ các trường đại học kinh doanh hàng
đầu, Bandura nói với một nửa trong số các sinh viên rằng họ được đánh giá dựa
trên các khả năng cố hữu của họ để quản lý một tổ chức mô phỏng. Số sinh viên
còn lại được nói rằng họ được đánh giá dựa trên khả năng thích nghi và tìm kiếm
các kỹ năng cần thiết để thành công trong một tổ chức được mô phỏng vi tính hóa.
Các sinh viên được đề nghị tự phân công lẫn nhau các nhiệm vụ sao cho
hiệu quả nhất và nhanh chóng hoàn thành mục tiêu đề ra. Những nhà nghiên cứu
đặt ra các mục tiêu ở mức độ rất cao để quan sát các sinh viên chống đỡ và linh
hoạt ra sao với thách thức.
Kết quả rất ấn tượng. Những sinh viên tin rằng họ được tự do thích nghi và
cải thiện vẫn duy trì sự dẻo dai và bền bỉ đặc biệt trong suy nghĩ và sự tự tin quản
lý của họ. Họ giữ cho tổ chức ở mức khát vọng lớn. Các suy nghĩ lý trí của họ
mang tính hệ thống rất cao. Và họ đảm bảo yếu tố sáng tạo cho tổ chức luôn ở
mức cao.
Ngược lại, những sinh viên tin rằng các kỹ năng vốn có và nhất định của họ
đang được đặt vào cuộc thử nghiệm rất nhanh chóng suy sụp. Việc ra quyết định
của họ trở nên thất thường ngay khi họ đụng phải khó khăn và họ từ bỏ những khát
vọng lớn cho tổ chức. Bandura cho biết thông điệp ở đây chính là tầm quan trọng
của niềm tin mỗi con người về việc đối phó với các yêu cầu hoạt động phức tạp.
Theo Edwin Locke – giáo sư về lãnh đạo và động cơ tại trường đại học
Maryland, niềm tin luôn được xem là yếu tố rất quan trọng đối với các nhà lãnh
đạo kinh doanh. Locke cho rằng một vài trong số những biểu tượng vĩ đại nhất về
sự tự tin là các doanh nhân, ông ám chỉ tới Frank Woolworth của Woolworth, Ray
Kroc của McDonald và Fred Smith của FedEx.
Nhưng một đặc tính quan trọng khác mà các nhà lãnh đạo kinh doanh này
chia sẻ với mọi người đó là sự lạc quan hoà trộn với chủ nghĩa hiện thực. "Sẽ rất
quan trọng với việc có được những phản hồi chân thực tốt đẹp, để giữ cho sự tự tin
của bạn phù hợp với thực tế", Locke cho biết.
"Chúng tôi có thể làm lại nó lần nữa"
Trong khi đối với bất cứ nhà quản lý kinh doanh nào, việc duy trì cảm giác
tự tin cao độ là rất quan trọng thì hầu hết các doanh nhân thành công còn dựa vào
cảm giác cao độ về "sự tự tin tổ chức" (organizational efficacy). Đó là phát hiện
ban đầu của tiến sỹ James Bohn, giám đốc quản lý thay đổi tại hãng Johnson
Controls và nhà nghiên cứu tại trường đại học Wisconsin. "Thậm chí cả khi một
công ty có các kết hoạch chiến lược, câu hỏi thiết yếu luôn là có hay không có
những con người bên trong tổ chức ío tin rằng họ có thể kiểm soát được kết quả",
Bohn cho biết.
Bohn thấy rằng các công ty sẽ được trang bị tốt hơn để vượt qua các thất
bại nếu họ có được 03 đặc tính hỗ trợ sự tự tin tổ chức: (i) những thành tích mạnh
mẽ trong quá khứ, (ii) những đối thủ thành công để có thể so sánh được bản thân,
và (iii) những nhà lãnh đạo đưa ra được các phản hồi tích cực.
Theo Bohn, GE thực ra không đáng phải đương đầu với nhiều rắc rối lớn
với các chỉ trích gần đây liên quan tới thất bại của CEO Jeffrey Immelt trong việc
thực hiện các mục tiêu kinh doanh quý I. "Họ sẽ thoát khỏi các chỉ trích một cách
mạnh mẽ khi họ nhìn vào các hoạt động và kết quả trong quá khứ để rồi nói rằng:
Nếu chúng ta đã làm được trong quá khứ, chúng ta có thể làm đúng như vậy một
lần nữa", Bohn nói.
Mọi người đều từng trải qua ít nhiều suy sụp niềm tin, kể cả người tiền
nhiệm của Immelt tại GE, Jack Welch. Vào năm 1963, khi mới bắt đầu sự nghiệp
tại GE, Welch là người chịu trách nhiệm chính cho một vụ nổ lớn khi thực hiện
các thí nghiệm với những hoá chất đặc biệt.
Mặc dù không ai bị thương, nhưng "niềm tin của tôi bị lay động không kém
gì cường độ của vụ nổ lớn khiến cả nóc toà nhà bị phá huỷ", Welch viết trong
cuốn tiểu sử của mình
Jack: Straight from the Gut (Tam dịch: Jack - Trải rộng từ
bên trong)
. Nhưng sếp của Welch lúc đó thay vì la mắng hay trừng phạt Welch,
ông này đã để lại một bài học quan trọng bằng việc giúp đỡ Welch tập trung vào
những gì ông có thể rút ra từ sai lầm này. "Khi mọi người mắc sai lầm, điều cuối
cùng họ cần đó là kỷ luật Còn nhiệm vụ thiết yếu trước mắt là phục hồi niềm
tin", đúng như Jack Welch đã nói.