Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu: Bao giờ? doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.31 KB, 2 trang )

Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu: Bao giờ?

Nguồn: .gic.com.vn

Tại hội thảo quốc tế về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu do Bộ Công Thương phối hợp
Bộ Tài chính tổ chức tại TPHCM ngày 20-3, rất nhiều ý kiến quan tâm đến vấn đề
thành lập một tổ chức bảo hiểm độc lập chỉ chuyên về hỗ trợ tín dụng xuất khẩu
cho doanh nghiệp (DN)
Mặc dù trong 5 năm qua, xuất khẩu VN ngày càng khẳng định vai trò hết sức quan
trọng trong việc phát triển kinh tế quốc gia, chiếm từ 50%-70% GDP/năm với tốc
độ tăng trưởng 20%/năm nhưng việc bảo hiểm xuất khẩu chưa được xem trọng.
Các DN chỉ mới triển khai bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu ở mức từ 3%-5% tổng giá
trị hàng xuất, một tỉ lệ hết sức khiêm tốn so với nhiều nước khác. Riêng bảo hiểm
tín dụng xuất khẩu thì tại VN vẫn chưa có, trong khi tại châu Âu, bảo hiểm tín
dụng xuất khẩu đang phát triển rất nhanh, chiếm 80% thị phần trên toàn thế giới;
tại nhiều nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ,... cũng đã triển khai từ
lâu.
Lý giải về sự kém mặn mà của DN xuất khẩu trong nước đối với việc bảo hiểm,
ông Trịnh Thanh Hoan, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Bộ Tài chính, cho rằng là do bản
thân các DN chưa nhận thức được rủi ro trong giao dịch quốc tế như khả năng tài
chính của đối tác nhập khẩu, rủi ro thanh toán,... Bên cạnh đó, việc bảo hiểm tỉ giá
hối đoái thông qua các ngân hàng thương mại rất khó thực hiện bởi chính các ngân
hàng này cũng phụ thuộc vào việc định tỉ giá hối đoái của Ngân hàng Nhà nước.
Để giải quyết gút mắc này, ông Hoan cho biết vào khoảng tháng 5 năm nay, Bộ
Công Thương và Bộ Tài chính sẽ trình đề án cho Chính phủ về việc thành lập một
tổ chức chuyên cung cấp sản phẩm bảo hiểm tín dụng cho DN với mục tiêu phi lợi
nhuận bởi trên thế giới đang có xu hướng thay thế các thanh toán L/C (tín dụng
thư) bằng tín dụng mở, do đó rủi ro tín dụng của DN xuất khẩu VN sẽ ngày càng
cao. “Muốn xuất khẩu VN phát triển mạnh, không gì hơn là phải có một đầu mối
thay DN đứng ra chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc biến động tỉ giá hối
đoái, về rủi ro trong thanh toán ngoại thương,...”


×