Tải bản đầy đủ (.docx) (100 trang)

Luận văn chuyên ngành Lý luận văn học với đề tài "Kiểu nhân vật trong Đinh Trang mộng của Diêm Liên Khoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.01 KB, 100 trang )

1
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Luận văn chuyên ngành Lý luận văn học với đề tài
"Kiểu nhân vật trong Đinh Trang mộng của Diêm Liên Khoa", ngoài
sự nỗ lực và cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ vô
cùng quý báu của các thầy cơ.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Đặng Thị Bích Hồng
đã tận tâm hướng dẫn trong q trình học tập và hồn thành đề tài luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Hùng Vương, khoa Khoa
học Xã hội và Văn hóa Du lịch, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Trường Trung
học cơ sở Mỹ Thuận - ngôi trường học tập, cơ quan tôi công tác, cảm ơn
các bạn đồng nghiệp và bạn bè đã ln tạo điều kiện, giúp đỡ tơi hồn
thành nhiệm vụ học tập, nghiên cứu luận văn này.
Với việc thực hiện một đề tài nghiên cứu trong khoảng thời gian và
khả năng cịn hạn chế, luận văn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính
mong nhận được sự góp ý từ quý thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ

Nguyễn Văn Hiếu


2
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn tốt nghiệp với đề tài "Kiểu nhân vật
trong Đinh Trang mộng của Diêm Liên Khoa" là cơng trình nghiên cứu
của cá nhân tôi. Các tài liệu, những kết luận, nhận định là trung thực và
chưa được công bố trong bất cứ công trình nào khác, của bất cứ ai.
Tơi xin chịu mọi trách nhiệm về cơng trình nghiên cứu của mình.


Phú Thọ, ngày

tháng 7 năm 2020.

TÁC GIẢ

Nguyễn Văn Hiếu


3
1. MỤC LỤC


4
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
1.1. Trong các nhà văn tiêu biểu của nền văn học hiện đại Trung
Quốc, Diêm Liên Khoa nổi lên là một cây bút có sức sáng tạo dồi dào, dẻo
dai, một tài năng xuất sắc độc đáo, mang dấu ấn riêng.Với hơn 20 tác phẩm
được dịch hơn 30 ngoại ngữ, nhiều giải thưởng danh giá như giải Kafka
năm 2014 (nhà văn châu Á thứ hai được vinh danh sau Murakami), 2 lần
nhận giải Lỗ Tấn, giải thưởng Hồng lâu mộng, hai lần vào chung khảo giải
Man Booker quốc tế..., Diêm Liên Khoa đã để lại dấu ấn không chỉ trong
nước mà còn vươn ra thế giới. Ở Việt Nam, Diêm Liên Khoa được biết đến
với một số tác phẩm đã được dịch là Người tình phu nhân sư trưởng, Nàng
Kim Liên ở trấn Tây Môn, Kiên ngạnh như thủy, Đinh Trang mộng, Tứ thư,
Phong nhã tụng… cùng một số bài viết của các nhà nghiên cứu viết về tiểu
sử và những sáng tác của nhà văn. Dù thành danh muộn trên văn đàn,
nhưng trong việc khai thác các vấn đề nóng bỏng của xã hội, ngòi bút nhà
văn dám đối diện và dũng cảm phản ánh hiện thực đời sống xã hội Trung

Quốc với nhiều góc khuất. Diêm Liên Khoa được mệnh danh là "đại sư
của chủ nghĩa hiện thực hoang đường", dùng văn chương để đối diện với
những mặt trái của xã hội, mặt tối của lòng người. Tác phẩm của Diêm
Liên Khoa thường gây tranh luận, mỗi khi ông cho xuất bản một tác phẩm
mới là một lần dấy lên dư luận và chấn động văn đàn. Sức hấp dẫn trong
những sáng tác của Diêm Liên Khoa nằm ở khả năng xử lý và đi đến tận
cùng nhiều vấn đề nhức nhối, uẩn khúc của lịch sử và hiện thực, sự giễu
nhại thâm thúy cùng khả năng tưởng tượng văn học đáng kinh ngạc. Nhà
văn thường viết về bóng tối, cái chết và sự băng hoại của nhân phẩm nhưng
lại hướng con người đến ánh sáng, sự sống và nhân tính.
Một trong những tiểu thuyết của nhà văn được đánh giá cao, được
độc giả chú ý đó là Đinh Trang mộng. Tác phẩm có thể coi là một trong


5
những tiểu thuyết để lại dấu ấn trong sự nghiệp sáng tác của Diêm Liên
Khoa, tiểu thuyết được sáng tác năm 2005, lần đầu được xuất bản ở Hồng
Kong (Trung Quốc) năm 2006; Đinh Trang mộng, đoạt “Giải thưởng người
đọc sách” của Đài Loan, đoạt danh hiệu 10 bộ sách hay viết bằng tiếng Hoa
trên toàn thế giới của “Tuần báo Á Châu” của Hong Kong, được mạng
internet Nhật Bản bình chọn là “Bản dịch hay nhất” . Đinh Trang mộng
được vào vòng chung kết “Giải thưởng văn học Á Châu Man” (Man Asian
Literary Prize) năm 2011, lọt vào vòng chung kết của giải thưởng dịch
thuật hằng năm của “Báo độc lập” Anh quốc; được tờ “Thời báo tài chính”
Anh quốc bình giá là “sách hay trong năm” của văn học thế giới năm
2012 .Tác phẩm ông viết bằng tất cả sự thống khổ đau đớn và lương tâm
trách nhiệm của một nhà văn coi ngòi bút như sinh mệnh và cầm bút với
tâm thế “sống là không thể không viết và tất yếu phải viết”. Có lẽ khơng có
cuốn tiểu thuyết nào định nghĩa nhà văn của nhân dân có thể đúng với ơng
hơn Đinh Trang mộng. Cùng chủ đề phơi bày sai lầm của một số chủ

trương duy ý chí nhưng ở tác phẩm người đọc thấy đầy đủ, gợi chiều sâu,
cảm xúc và sự căm phẫn với những kẻ gây tội ác cho nhân dân nhưng cũng
động lòng trước những thân phận con người bé nhỏ, đáng thương. Ở Việt
Nam cuốn tiểu thuyết được xuất bản và giới thiệu ra mắt độc giả tháng 3
năm 2019. Với đề tài đậm chất thời sự, Đinh Trang mộng đã xé toạc, phơi
bày hiện thực trần trụi giữa cái sống và chết, giữa mộng và máu bằng bút
pháp hiện thực huyền ảo hòa quyện với hiện thực phê phán (nếu khơng
muốn nói là hiện thực trần trụi) của nhà văn, đủ cho thấy một Diêm Liên
Khoa tài năng thực sự trong những sáng tác giầu chất tư duy nghệ thuật
nhất là thể loại tiểu thuyết vốn được xem là địa hạt của nhà văn.
Những sáng tác của Diêm Liên Khoa trong đó có tiểu thuyết Đinh
Trang mộng đến được với độc giả Việt Nam bắt nguồn từ việc giao lưu văn
hóa trên cơ sở tình hữu nghị Việt - Trung những năm gần đây ngày càng


6
mở rộng và thắt chặt trong đó có giao lưu lĩnh vực văn học nghệ thuật.
Công tác dịch thuật các tác phẩm văn học của Trung Quốc nói chung và
những sáng tác của Diêm Liên Khoa đã và đang là cầu nối giúp độc giả
Việt tiếp cận và hiểu hơn về dịng chảy văn học đương đại nước ngồi.
Cũng vì thế mà cơng tác nghiên cứu phê bình để tiếp thu, tiếp nhận và học
hỏi có nhiều thuận lợi nhưng cũng khơng ít những khó khăn trong q trình
nghiên cứu để phát hiện những điều mới mẻ, sáng tạo khơi nguồn mới
trong học tập của mỗi chúng ta.
1.2. Trong mỗi một tác phẩm không thể thiếu nhân vật. Nhân vật
luôn là trung tâm của tác phẩm. Chính nhân vật là phương tiện để nhà văn
gửi gắm, thể hiện tư tưởng, quan niệm về con người về cuộc sống. Do đó
tìm hiểu về nhân vật giúp chúng ta hiểu biết hơn về đề tài, khám phá chiều
sâu chủ đề tư tưởng tác phẩm, thấy được thế giới quan trong sáng tác của
nhà văn. Còn trong thi pháp học con người là một phạm trù được đề cập và

được xem là cách tiếp cận tác phẩm, phần nào gợi mở cho chúng ta hướng
đến đối tượng chủ yếu của văn học - con người. Đó là nghệ thuật miêu tả,
biểu hiện con người. Con người vừa là những nhân vật trong tác phẩm vừa
được xem là một phương tiện thiết yếu của sáng tạo nghệ thuật. Vì thế,
tìm hiểu khám phá về thế giới nhân vật giúp chúng ta biết được quan niệm
nghệ thuật về con người của nhà văn thể hiện như thế nào trong sáng tác
của nhà văn.
Với việc nghiên cứu “Kiểu nhân vật trong Đinh Trang mộng của
Diêm Liên Khoa”, người nghiên cứu hướng tới một chủ đề, nhận ra quan
niệm xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của nhà văn. Nghiên cứu này
được xem là vấn đề thú vị góp phần viết thêm một góc nhìn mới về nhân
vật - con người trong xã hội đương đại Trung Hoa.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu về sáng tác của Diêm Liên Khoa


7
2.1.1. Nghiên cứu về Diêm Liên Khoa ở nước ngoài
Tại Trung Quốc, cho đến nay, đã có một khối lượng lớn các luận văn,
luận án, bài báo nghiên cứu về tiểu thuyết Diêm Liên Khoa. Theo thống kê
của thư viện học thuật trực tuyến CNKI (China National Knowledge
Infrastructure), truy cập ngày 1/7/2019, từ khóa Diêm Liên Khoa cho ra 2206
kết quả, bao gồm 6 luận án tiến sĩ, 217 luận văn thạc sĩ, 13 hội thảo trong
nước, 3 hội thảo quốc tế, 1757 bài tạp chí, 210 bài báo. Với số lượng khá đồ
sộ của các cơng trình nghiên cứu đã cho thấy phần nào vị trí cũng như sức hút
của nhà văn này trên văn đàn Trung Quốc đương đại.[7]
Nghiên cứu về Diêm Liên Khoa đã có những thành tựu đáng kể khi nhà văn
ngày càng có chỗ đứng trong giới viết văn. Những sáng tác nói chung và tiểu thuyết
nói riêng của nhà văn đã được các học giả nghiên cứu đánh giá. Với giải thưởng
văn học Kafka năm 2014, Diêm Liên Khoa nhận được sự quan tâm rất lớn từ truyền

thơng và độc giả Trung Quốc. Hồng loạt các cơng trình nghiên cứu về nhà văn đã
xuất hiện như một trào lưu nghiên cứu tìm hiểu về Diêm Liên Khoa; năm 2012 là
141 bài, năm 2013 là 189 bài, riêng năm 2014 là 235 bài. Điều này cũng dễ nhận ra
trong thời gian này, nhà văn cho xuất bản hàng loạt các tiểu thuyết đình đám. Diên
Liên Khoa được biết đến vỡi những đề tài sáng tác hết sức phong phú với nhiều thể
loại, nổi bật hơn cả là truyện, tiểu thuyết. Đặc biệt là thể loại tiểu thuyết những thập
niên gần đây, Diêm Liên Khoa được đánh giá cao bằng việc khai thác ở nhiều góc
độ khác nhau. Độc giả bắt gặp và nhận ra mạch nguồn trong tiểu thuyết của Diêm
Liên Khoa đề cập đến đề tài hương thổ, tự sự thân thể, tự sự gian khổ, tự sự về bệnh
điên, tự sự ngụ ngôn hóa, hệ thống khơng gian núi Bả Lâu, nghệ thuật sử dụng
phương ngữ…là những dấu ấn rất rõ. Trong các cơng trình nghiên cứu đã phân tích
chỉ ra thi pháp tự sự để khẳng định tâm lý sáng tác và phong cách sáng tác của
Diêm Liên Khoa. Đáng chú ý nhất trong những bài viết, nghiên cứu về Diêm Liên
Khoa là tiểu luận “Văn học sử của một cá nhân hay là xuất phát từ điểm mờ của
lịch sử văn học” (Bàn về tiểu thuyết của Diêm Liên Khoa và những vấn đề liên


8
quan) của nhà phê bình văn học Vương Nghiêu, đã khái quát lại lịch sử sáng tác
gần ba mươi năm của Diêm Liên Khoa, học giả Vương Nghiêu đã tiếp cận những
vấn đề liên quan đến nhà văn theo hướng xem ơng “như là mắt xích quan trọng
trong sự thay đổi trật tự văn học giữa thập niên 90 của thế kỉ XX trở lại đây”,
“Xung đột giữa hiện thực và nội tâm”, “quan hệ giữa chính trị và mĩ học”, “siêu thể
loại và siêu chủ nghĩa” …đã được Vương Nghiêu phân tích rất kỹ và đi đến khẳng
định sự “thành đạt” cũng như những đóng góp trong sáng tác của Diêm Liên Khoa
đối với nền văn học Trung Quốc nói chung và văn học đương thời - hậu hiện đại
nói riêng.
Những năm gần đây cùng với sự phát triển của ngành văn học so sánh,
việc so sánh phong cách tiểu thuyết Diêm Liên Khoa với các tác giả khác
trong và ngoài nước cũng là một hướng nghiên cứu được nhiều học giả Trung

Quốc quan tâm. Tiêu biểu Lý Doanh (Đại học Sư phạm Liêu Ninh, 2012) đã
so sánh tiểu thuyết của Diêm Liên Khoa với dòng tiểu thuyết hương thổ tả
thực Trung Quốc những năm 20 ở các phương diện: nội dung tư tưởng (phê
phán tính nơ lệ, vận mệnh bi kịch của nữ giới, sự xuống cấp của giá trị nhân
văn); đặc điểm nghệ thuật (ngôn ngữ, văn thể, ý tượng, ý tại ngôn ngoại) và
phong cách sáng tác (thái độ sáng tác, tinh thần của tác phẩm, thủ pháp nghệ
thuật) [15]. Một số luận văn so sánh đặc trưng phong cách tiểu thuyết của
Diêm Liên Khoa với các tác gia văn học khác, như Giả Bình Ao, Mạc Ngôn,
như: Luận văn So sánh nghệ thuật tự sự thần bí của tiểu thuyết Giả Bình Ao
và Diêm Liên Khoa của Dụ Sướng (Đại học Sư phạm Hồ Nam, 2012), so
sánh những nét tương đồng và khác biệt của Diêm Liên Khoa và Giả Bình Ao
ở các phương diện như: phương thức tự sự, cách thức sáng tạo ra các ý tượng
nghệ thuật, ngôn ngữ tự sự... Luận văn So sách cách nhìn về cái chết trong
tiểu thuyết hươngthổ của Diêm Liên Khoa và Mạc Ngôn củaVương Vũ Đan
(Đại học Sư phạm Đơng Bắc, 2013) từ góc độ mỹ học và triết học truyền
thống Trung Quốc để phân tích sự khác nhau trong cách nhìn về cái chết của


9
hai nhà văn lớn Mạc Ngôn và Diêm Liên Khoa. Các nhà nghiên cứu Trung
Quốc vận dụng cả lý thuyết của chủ nghĩa hình thức Nga, tự sự học Genette,
chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ Latinh, lập trường văn hóa dân gian để bình
xét tác phẩm Diêm Liêm Khoa ở cả hai mặt truyền thống và hiện đại.
Có thể thấy nghiên cứu về tiểu thuyết của Diêm Liên Khoa ở Trung Quốc
càng ngày càng phong phú với nhiều khám phá, đánh giá về nhà văn. Như vậy
con đường sáng tác của Diêm Liên Khoa còn dài, bút lực của ơng cịn rất sung
mãn, điều đó đồng nghĩa với việc nghiên cứuvề tiểu thuyết Diêm Liên Khoa
vẫn đang và sẽ là một hiện tượng văn học đầy hứa hẹn.
Không chỉ ở Trung Quốc mà trên thế giới những sáng tác của Diêm
Liên Khoa đặc biệt là thể loại tiểu thuyết được các nhà phê bình, nghiên

cứu đánh giá, dành cho nhà văn những lời ngợi khen: Trên tờ “Báo thế
giới” của Pháp đã đánh giá: “Nhà văn Trung Quốc Diêm Liên Khoa thừa
sức trở thành Đại văn hào. Khơng có ai nắm bắt xã hội mạnh mẽ như ông
đã nắm bắt xã hội thơng qua hình thức tiểu thuyết, tác phẩm của ơng có sức
lay động kinh người, trong tác phẩm thể hiện chất hài hước có lúc làm
người khác tuyệt vọng một cách dễ dàng”. Tờ “Vệ báo” nước Anh gọi
Diêm Liên Khoa là “Bậc thầy châm biếm với sức tưởng tượng phong
phú” .Tờ “Danh lợi trường” của Italia đã tán dương “Diêm Liên Khoa lão
luyện trong không gian giữa kì ảo và hiện thực”. Cịn tờ “Báo châm ngơn
Frankfurt” của Pháp lại phân tích “nhà văn Trung Quốc Diêm Liên Khoa
có hai đặc điểm lớn: ơng vừa có thiên phú đã viết là viết tác phẩm lớn vừa
có dũng khí dám đối mặt với chủ đề nhạy cảm”. Tạp chí “Thế giới” của
Nhật Bản lại cho rằng “nhà văn Diêm Liên Khoa và tác phẩm của ông là
tọa độ quan trọng khảo sát trình độ và khơng gian văn học Trung Quốc”…
Gần đây, tác phẩm của Diêm Liên Khoa đã thu hút sự chú ý của giới
nghiên cứu văn học ở Mỹ. Năm 2016, Xuenan Cao (trường đại học Duke,


10
USA) nghiên cứu từ phương diện phong cách nghệ thuật đã chỉ ra, Diêm Liên
Khoa đã kết hợp giữa tính cổ xưa và chất hiện đại, mang đến một phong cách
văn học gọi là chủ nghĩa thần thực. Cũng trong năm 2016, Clarissa Sebag
Montefiore của báo Độc lập (Mỹ) đã viết: tác phẩm của Diêm Liên Khoa
“vượt qua chủ nghĩa hiện thực trong việc miêu tả xã hội và đạt đến đỉnh cao
của chủ nghĩa hư vô”. Tiểu thuyết của Diêm Liên Khoa được thế giới chú ý,
là bởi mỗi tác phẩm của nhà văn đều chọn một đề tài “mang tính kích thích”,
nhằm “miêu tả khơng khoan nhượng những tệ nạn xã hội và sự bất lực của
con người”
Có thể thấy văn phong trong thể loại tiểu thuyết của Diêm Liên Khoa
ln thay đổi; chính sự thay đổi này đã đem đến những thách thức không

chỉ với độc giả u thích tiểu thuyết của nhà văn mà cịn là thử thách cho
chính các nhà phê bình nghiên cứu văn học. Trên phương diện nội dung,
ông là nhà tiểu thuyết suy tư trực tiếp nhất, dám nhìn thẳng, thậm trí có lúc
như đối đầu vào lịch sử và hiện thực Trung Quốc, con người Trung Hoa;
còn trên phương diện thể loại, ngôn ngữ, mỗi tác phẩm của nhà văn đều có
kết cấu khác nhau, ngơn ngữ trần thuật khác nhau, mang đến nhưng thử
nghiệm sáng tác khác nhau. Đó là hành trình tìm tịi trong nghệ thuật sáng
tác của nhà văn; những tìm tịi đó đã mang lại thành cơng xuất sắc trên
phương diện thể loại của nền văn học Trung Quốc trên con đường phát
triển của văn học. Với sáng tác của ông không ngừng thay đổi, cách tân
nghệ thuật vừa làm thay đổi trật tự văn học Trung Quốc, vừa xây dựng một
trật tự mới của văn học Trung Quốc. Ơng tự xưng mình là “phản đồ của
sáng tác”, lại là một người có sức sáng tạo nghệ thuật lớn của văn học
Trung Quốc, ông là người đã dẫn văn học Trung Quốc phát triển theo một
hướng khác trong gần 20 năm. Ông đã khiến cho thế giới biết đến một
Diêm Liên Khoa đầy cá tính trong sáng tác, từ đề tài đầy gai góc, thời sự
đến nghệ thuật sự sự được đánh giá “bậc thầy” trong một số kĩ thuật sáng


11
tác. Qua đây cho thấy Diêm Liên Khoa được đánh giá khá cao với hàng
loạt các tiểu thuyết trên văn đàn, từng bước để lại dấu ấn và danh tiếng
vượt ra khỏi khuân khổ quốc gia Trung Hoa rộng lớn.
Về tiểu thuyết Đinh Trang mộng đã được dịch giới thiệu xuất bản tại
nhiều quốc gia như: Đức, Nhật Bản, Pháp, Mỹ… Tác giả Rachel Leng (quốc
tịch Singapore, thạc sĩ Đại học Harvard) có những nghiên cứu đáng lưu ý khi
soi chiếu Đinh Trang mộng dưới góc độ văn hóa - xã hội học. Tác giả đưa ra
nhiều dữ liệu quan trọng về hiện trạng xã hội Trung Quốc đầu những năm
2000 - những sự kiện thúc đẩy Diêm Liên Khoa viết nên tác phẩm này (hàng
trăm trạm thu máu được thành lập ở tỉnh Hà Nam để cung cấp cho thị trường

Trung Quốc; quan chức chính quyền địa phương đã đưa ra một đề án phát
triển nông thôn bằng cách để nông dân bán máu; thông qua các đầu nậu máu,
các thủ tục thu máu sai quy định là nguyên nhân gây ra sự lây lan nhanh
chóng của dịch bệnh AIDS...). Dựa trên thuyết bá quyền văn hóa - chính trị
của Antonio Gramsci, R.Leng nhận định: “Diêm Liên Khoa dành cho những
đối tượng ở thang dưới xã hội (dân làng bị bệnh AIDS) một vị trí để phát
ngơn - với những quan điểm khác nhau để bổ sung cho phối cảnh của văn
bản”. Từ góc độ văn hóa, song song cung cấp những dữ liệu lịch sử - xã hội
có thực để soi chiếu tác phẩm, Leng coi Giấc mộng làng Đinh (tên gọi khác
của Đinh Trang mộng) là “sự giải ảo những huyền thoại của quan hệ huyết
tộc” ở TrungQuốc. Leng cũng không quên nhấn mạnh, trong Giấc mộng làng
Đinh, “tự sự của người chết trở thành một công cụ diễn ngơn”. (Rachel Leng,
Những tiếng nói ở địa vị thấp trong giấc mộng của làng Đinh) [272].
2.1.2. Nghiên cứu về Diêm Liên Khoa ở Việt Nam
Diêm Liên Khoa được biết đến ở Việt Nam trong vài năm trở lại đây
cùng với sự lan tỏa, giao lưu văn hóa Việt - Trung. Tác giả Diệp Thúy dịch
và tổng hợp đăng trên Tạp chí Phê bình văn học (2014) đã viết về tiểu sử,


12
những nhận xét đánh giá về sự nghiệp sáng tác của nhà văn phần nào giúp
độc giả Việt Nam hiểu thêm về Diên Liên Khoa. Trong nghiên cứu học tập
cũng có một hai đề tài nghiên cứu tìm hiểu về những sáng tác của Diêm
Liên Khoa. Gần đây ở trường Đại học Sư phạm Huế có luận văn thạc sĩ với
đề tài “Bi kịch của người trí thức trong tiểu thuyết “Phong nhã tụng” của
Diêm Liên Khoa” của Trần Thị Việt Hà (2015). Luận văn chủ yếu phân loại
các kiểu bi kịch của người trí thức như bi kịch gia đình, bi kịch nghề
nghiệp… và sự phân tích, lý giải vấn đề. Hay khóa luận tốt nghiệp “Bức
tranh hiện thực trong "Phong Nhã Tụng" của Diêm Liên Khoa” của Ngô
Thị Thúy (2017) cũng chỉ dừng lại ở việc mô tả hiện thực được tác giả đề

cập trong tác phẩm. Hay đề tài Khoa học và Công nghệ “Chất nghịch dị
trong tiểu thuyết của Diêm Liên Khoa” của Nguyễn Thị Tịnh Thy
(12/2018) trường Đại học Huế cũng đã chỉ ra những biểu hiện của tính chất
nghịch dị trong tiểu thuyết của Diêm Liên Khoa được nhà phê bình Trung
Quốc Vương Nghiêu khơi mở trong bài viết của ông.
Gần đây Tiến sĩ, dịch giả Nguyễn Thị Minh Thương trong bài viết
“Diêm Liên Khoa thắp ánh sáng từ bóng tối” cho rằng “Tác phẩm của
Diêm Liên Khoa thường viết về mặt tối của xã hội, nhưng lại hướng con
người đến ánh sáng và nhân tính. Có thể nói, ơng là người thắp lên ánh
sáng từ bóng tối” (29/12/2018). Gây chú ý là Tọa đàm văn học mang tên
“Khám phá tiểu thuyết với diễn giả là nhà văn - giáo sư Diêm Liên Khoa
(Đại học Nhân dân Trung Quốc) và giáo sư Vương Nghiêu” (Đại học Tô
Châu, Trung Quốc) diễn ra vào ngày 5/4/2019 tại trường đại học Sư phạm
Hà Nội. Trong buổi tọa đàm này cũng như trong các bài viết về sáng tác và
tác giả Diêm Liên Khoa; Tiến sỹ, dịch giả Minh Thương là một người đóng
vai trị là cầu nối để độc giả trong nước hiểu hơn và đến gần hơn trong
những sáng tác của nhà văn.


13
Mới đây, khoa Văn học - Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn ĐHQG TP Hồ Chí Minh tổ chức buổi sinh hoạt khoa học với chủ đề
“Trung Quốc và văn học trong một thôn trang” cùng diễn giả là nhà văn
đương đại Trung Quốc Diêm Liên Khoa. Trong buổi sinh hoạt khoa học
này nhà văn đã giúp độc giả Việt Nam đã giúp nhà văn gợi lại hình ảnh
thơn trang khơng chỉ tồn tại trong ơng như một hoài niệm đẹp, một động
lực lớn cho con đường viết lách, mà còn là một nguồn cảm hứng mãnh liệt
cho sáng tác, một kho tàng của những câu chuyện và ký ức sống động,
nhức nhối và có khả năng khai mở những vấn đề tầm cỡ của đất nước, dân
tộc, thậm chí nhân loại.
Nguyễn Thị Thúy Hạnh đã có khá nhiều bài viết từ bài viết giới

thiệu, chuyên đề nhỏ, tiểu luận đến luận án nghiên cứu về tác giả Diêm
Liên Khoa và những sáng tác của nhà văn. Đơn cử một số bài viết có chất
lượng như: Bài viết:“Diêm Liên Khoa: Từ quan niệm đến sự thực hành chủ
nghĩa thần thực” của Nguyễn Thị Thúy Hạnh đã đăng trên Tạp chí Nghiên
cứu văn học số 11 năm 2019 đã chỉ ra quá trình chuyển biến trong quan
niệm nghệ thuật của nhà văn từ “hiện thực” đến “thần thực” trong những
sáng tác của nhà văn. Liên quan đến nghệ thuật sáng tác trong tiểu thuyết
của Diêm Liên Khóa gần đây trên Tạp chí Văn Nghệ Thái Nguyên của Hội
văn học nghệ thuật Thái Nguyên; nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Thúy Hạnh
có bài viết “Kết cấu tự sự trong một số tiểu thuyết của Diêm Liên Khoa”.
Trong bài viết này nhà nghiên cứu đã giới thiệu khái quát kết cấu tự sự
trong những sáng tác tiểu thuyết của Diêm Liên Khoa tạo nên “phong cách
tự sự” mang đến sự độc đáo riêng của nhà văn. Cũng trong năm 2019,
Nguyễn Thị Thúy Hạnh có nghiên cứu với cơng trình khoa học: “ Nghệ
thuật tiểu thuyết Diêm Liên Khoa” của Luận án Tiến sĩ văn học nước ngoài
đã giới thiệu, nhận diện đặc sắc nghệ thuật tiểu thuyết Diêm Liên Khoa (tư
tưởng nghệ thuật, kỹ thuật tự sự, ngôn ngữ nghệ thuật) so với những nhà
văn trước và đương thời, qua đó chỉ ra những đóng góp của nhà văn đối


14
với văn học Trung Quốc hiện đại. Luận án này đã phần nào làm sáng tỏ
những đặc sắc nghệ thuật viết tiểu thuyết góp phần làm nên giá trị trong
sáng tác của Diêm Liên Khoa.
2.2. Nghiên cứu về tiểu thuyết Đinh Trang mộng
Là một nhà văn đương đại của Trung Quốc được biết đến với những
giải thưởng văn học trong nước và quốc tế, Diêm Liên Khoa đã thể hiện tài
năng trong nghệ thuật tự sự. Cùng với sự lan tỏa giao lưu văn hóa trên thế
giới cũng như giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc, tên tuổi
Diêm Liên Khoa đã được độc giả Việt Nam biết tới. Khơng những thế

chính việc lựa chọn đề tài sáng tác gai góc, những mảng tối trong đời sống
xã hội, những gam màu phảng phất chính trị, những mảnh đời nghiệt ngã,
số phận…ln đem đến sự tị mị khám phá của độc giả để xem sự thể hiện
của nhà văn như thế nào trong những sáng tác của ông.
Với tiểu thuyết Đinh Trang mộng đã có những bài viết giới thiệu về
chủ đề, đề tài, hiện thực sáng tác khi sách được ra mắt độc giả trong nước
năm 2019. Có thể kể đến một số bài viết như: “Đinh Trang mộng: Nghẹt
thở với vực thẳm nhân tính.” của Nguyễn Thị Thúy Hạnh đã đăng trên Tạp
chí Nghiên cứu văn học số 11 năm 2019 đã đề cập đến nội dung phản ánh
đậm chất hiện thực bằng việc khai thác đề tài xã hội của nhà văn Diêm
Liên Khoa.
Có nhiều bài viết và đồng thời là những giới thiệu, bình luận về nội
dung tiểu thuyết Đinh Trang mộng của nhà văn Diêm Liên Khoa hơn cả là
Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thương. Độc giả Việt Nam khơng khó để nhận ra
chính Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thương là dịch giả của cuốn tiểu thuyết
Đinh Trang mộng nổi tiếng này. Không những thế Minh Thương cịn đóng
vai trị diễn ngơn, diễn giả trong những lần ra mắt cuốn tiểu thuyết, giao
lưu, tọa đàm; đặc biệt trong lần đến Việt Nam tháng 4 năm 2019 của nhà
văn Diêm Liên Khoa. Trong những bài viết của nhà nghiên cứu, dịch giả


15
Minh Phương, phả kể đến bài viết “Mộng mị và tình thế của sự làm người Đọc Đinh Trang mộng của Diêm Liên Khoa”đăng trên trang
https//tuoitre.vn, bài viết “Chuyện có thật về thơn bán máu, chết vì HIV”
đăng trên trang https//newzing.vn - mục Sách hay đã hé lộ những sự thật
khi Diêm Liên Khoa viết cuốn tiểu thuyết này trong đó có việc nhà văn đã
nhiền lần đến vùng người dân mắc bệnh AIDS trong những ngôi làng vùng
nông thôn Trung Quốc nổi lên hiện tượng bán máu rầm rộ những năm 80
của thế kỉ XX.
Ngồi ra cịn có một số bài viết về tác giả, tác phẩm của Diên Liên

Khoa của các nhà nghiên cứu có đề cập đến nội dung, chủ đề, đề tài của
cuốn tiểu thuyết Đinh Trang mộng để làm rõ thêm làm nổi bật về thành
công của nhà văn Diêm Liên Khoa trong việc khai thác những vấn đề
“nóng” của xã hội đương đại Trung Quốc. Khi đề cập đến vấn đề này trong
sáng tác của Diêm Liên Khoa trong đó có tiểu thuyết Đinh Trang mộng
trong các bài viết dường như muốn “giật tuyp” để tạo sự tò mò của độc giả.
Hay gần đây độc giả Việt Nam biết đến Đinh Trang mộng qua những trang
tiếp thị giới thiệu thông tin nội dung đề tài của cuốn tiểu thuyết.
Với tình hình nghiên cứu về tác phẩm này cịn khá ít, chưa đi vào
chiều sâu của tác phẩm. Vấn đề nhân vật cũng đã được đề cập đến, song
mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu nội dung, đề cập đến nhân vật với những
biểu hiện chung nhất trong những tiểu thuyết của nhà văn. Điều này đã thơi
thúc bản thân tìm hiểu, khám phá để độc giả hiểu thêm về thế giới nhân vật
mà Diêm Liên Khoa đã gửi gắm quan niệm về con người góp phần làm nên
thành cơng của tiểu thuyết Đinh Trang mộng nói riêng và những sáng tác
của Diêm Liên Khoa nói chung trong nền văn học Trung Quốc đương đại
cũng như của Châu lục. Đồng thời một lần nữa làm rõ những khía cạnh đặc
sắc về tư tưởng và nghệ thuật của một trong những nhà văn Trung Quốc
đương đại nổi bật nhất hiện nay thể hiện trong Đinh Trang mộng. Không


16
những thế, nghiên cứu kiểu nhân vật trong Đinh Trang mộng của Diêm
Liên Khoa không chỉ giúp chúng ta nhận ra một hiện tượng văn học nước
ngoài đáng chú ý, mà cịn có thể thấy được diện mạo của xã hội Trung
Quốc trong những thời kỳ lịch sử nhất định.
Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài để
làm rõ Kiểu nhân vật trong “Đinh Trang mộng” của Diêm Lên Khoa.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu

Xuất phát từ những nhận thức về nhân vật văn học soi chiếu vào tiểu
thuyết Đinh trang mộng, nghiên cứu này hướng tới làm nổi bật tính đa
dạng, kế thừa, phát huy và sáng tạo mới về xây dựng nhân vật của nhà văn.
Đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra sự độc đáo của ngòi bút Diêm Liên Khoa
trong việc khắc họa nhân vật góp phần đổi mới, sáng tạo khơng ngừng của
tiểu thuyết Trung Quốc hiện đại vận động và chuyển mình trong dịng chảy
của văn học
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, luận văn tập trung thực hiện các nhiệm vụ cơ
bản:
- Hệ thống khung lí thuyết cơ bản đặc trưng về nhân vật văn học,
phạm trù quan niệm nghệ thuật về con người tạo cơ sở nghiên cứu khám
phá thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Đinh Trang mộng của Diêm Liên
Khoa trong việc thể hiện quan niệm về con người của nhà văn.
- Nghiên cứu và làm sáng rõ những tiền đề cho sự xuất hiện kiểu
nhân vật trong sáng tác của Diêm Liên Khoa.
- Tìm hiểu nghiên cứu nhân vật trong Đinh Trang mộng của Diêm
Liên Khoa để thấy được thế giới nhân vật đa dạng, đầy đủ, sống động. Tập
trung phân tích, soi chiếu những góc khuất tăm tối, những “hố thẳm” của


17
nhân vật trong tác phẩm, để từ đó góp phần giải mã về con người - một
thực thể phức hợp và bí ẩn.
- Chỉ ra một số thủ pháp nghệ thuật; đánh giá hiệu quả, tác dụng nghệ
thuật xây dựng nhân vật của nhà văn trong tác phẩm trong việc thể hiện tư
tưởng chủ đề của tiểu thuyết Đinh Trang mộng.
4. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: “Kiểu nhân vật trong Đinh Trang

mộng của Diêm Liên Khoa”
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn dựa vào bản dịch tiểu thuyết Đinh Trang mộng của nhà văn
Diêm Liên Khoa, Bản dịch của Minh Phương, Nhà xuất bản Hội nhà văn ấn
hành tháng 02 năm 2019.
5. Phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp luận: Luận văn chủ yếu áp dụng lý thuyết của chủ nghĩa
hậu hiện đại kết hợp với tự sự học, thi pháp học, lí luận văn học vào việc phân
tích, tìm hiểu kiểu nhân vật trong Đinh Trang mộng của Diêm Liên Khoa.
Các phương pháp của luận văn là khảo sát, thống kê, phân tích, tổng
hợp, so sánh. Phương pháp khảo sát, thống kê được vận dụng để nhận diện,
sắp xếp thành hệ thống đặc điểm của các kiểu nhân vật. Phương pháp phân
tích được áp dụng để phân chia nhân vật, không gian, thời gian trong tiểu
thuyết Đinh trang mộng thành một số kiểu, loại với những tiêu chí nhận
diện nhất định. Cùng với đó, luận văn cũng so sánh đối chiếu, liên hệ với
một số tác phẩm của Diêm Liên Khoa, tác phẩm của các nhà văn hiện đại,
hậu hiện đại trên thế giới.
Để tiến hành nghiên cứu, căn cứ vào nội dung, yêu cầu của đề tài
chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp thống kê, miêu tả: Thống kê các tác phẩm của Diêm
Liên Khoa, cũng như những tác phẩm tiểu thuyết của nhà văn, các công


18
trình nghiên cứu đi trước và những đánh giá, nhận xét. Trên cơ sở đó để ta
có một cái nhìn khách quan, tổng thể hơn về vấn đề.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Cùng với việc thống kê cần phải
phân tích, tổng hợp một cách logic, hợp lý. Vừa tổng hợp vừa đưa ra những
dẫn chứng để phân tích, làm rõ vấn đề.
Phương pháp so sánh, đối chiếu: Nhằm phân biệt sự giống và khác

nhau trong phong cách sáng tác nói chung và quan niệm nghệ thuật về con
người nói riêng qua tiểu thuyết Đinh Trang mộng so với các tác phẩm khác
của Diêm Liên Khoa, đồng thời là với các nhà văn khác.
Vận dụng lý thuyết tự sự học, thi pháp học để làm rõ hơn quan niệm
của nhà văn về xây dựng nhân vật về con người trong các tác phẩm văn
học. Đặc biệt là đối với tiểu thuyết Đinh Trang mộng của Diêm Liên Khoa
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, kết luận, thư mục tài liệu tham khảo, luận văn
được chia làm 3 chương:
Chương 1. (Từ trang 15 đến trang 24): Nhân vật và thế giới nhân vật
trong sáng tác của Diên Liên Khoa
Chương 2. (Từ trang 25 đến trang 52): Các kiểu nhân vật trong Đinh
Trang mộng
Chương 3. (Từ trang 53 đến trang 85): Đặc sắc nghệ thuật thể hiện
nhân vật trong Đinh Trang mộng


19

CHƯƠNG I
NHÂN VẬT VĂN HỌC VÀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG
SÁNG TÁC CỦA DIÊM LIÊN KHOA
1.1. Nhân vật văn học
1.1.1. Khái niệm nhân vật
Nhân vật văn học thường được hiểu là "hình tượng nghệ thuật về con
người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong
nghệ thuật ngôn từ" [5]. Một nhân vật văn học có thể có những nét rất gần
với nguyên mẫu có thật nhưng bao giờ cũng là một đơn vị nghệ thuật có tính
ước lệ để thể hiện quan niệm của nhà văn về con người.
Từ thực tiễn sáng tác, có thể khẳng định nhân vật trong văn học đã

được xây dựng qua những phương thức phong phú. Nhà văn dùng chi tiết để
dựng chân dung ngoại hình, hành động, tâm trạng và những quá trình trong
sâu thẳm nội tâm nhân vật. Nhân vật còn hiện lên qua lời thoại, đối thoại và
độc thoại. Những mâu thuẫn, xung đột cũng góp phần quan trọng để nhân
vật bộc lộ bản chất sâu kín của mình. Tính cách, trình độ văn hóa, giáo dục,
thẩm mỹ, cung cách giao tiếp của nhân vật thể hiện rõ nhất qua việc làm,
hành động, ý nghĩ. Trong văn học hiện đại và hậu hiện đại, dòng ý thức của
nhân vật được đặc biệt quan tâm.
Trong giới sáng tác, phê bình và nghiên cứu văn học đã dựa vào nhiều
tiêu chí khác nhau để phân chia kiểu và loại nhân vật. Vai trị, vị trí khác
nhau trong tác phẩm đưa đến "nhân vật chính" và "nhân vật phụ". "Nhân vật
chính diện" và "nhân vật phản diện" là kết quả phân loại nhìn từ sự truyền
đạt lý tưởng xã hội của nhà văn. Theo tiêu chí thể loại, sẽ có "nhân vật tự
sự", "nhân vật kịch" và "nhân vật trữ tình". "Nhân vật chức năng", "nhân vật
tư tưởng" hay "nhân vật tính cách" là những thuật ngữ xuất hiện khi nghiên
cứu sâu vào từng xu hướng và thời đại văn học. Còn những nét chung nhất


20
về nhân vật văn học cho phép gọi tên "kiểu nhân vật" như kiểu nhân vật
kiếm tìm, kiểu nhân vật nhỏ bé, kiểu nhân vật lạc loài...
Vấn đề nhân vật bao giờ cũng là một giới hạn mở của lịch sử sáng tạo
nghệ thuật. Mỗi thời đại lại đặt ra những vấn đề mới về con người và đến
lượt mình, văn học lại tạo dựng những kiểu nhân vật mới. Và như vậy, lịch
sử nhân vật là lịch sử kéo dài của phả hệ nhân vật cùng các loại hình nhân
vật cơ bản. Tìm ra nhân vật mới cũng đồng nghĩa với mở ra một mảnh đất
mới, một mảng hiện thực mới. Thực tiễn sáng tạo hết sức đa dạng, phong
phú, phức tạp của thế giới những năm đầu thế kỉ XXI và khả năng sáng tạo
mạnh mẽ của các nhà văn đã đưa đến những kiểu loại nhân vật chưa từng có
trước đó: nhân vật lạc lồi, cơ đơn; nhân vật nổi loạn, dấn thân; nhân vật tự

nhận thức; nhân vật tha hóa; nhân vật đồng tính; nhân vật điên khùng; nhân
vật tâm linh, siêu thực; nhân vật kiếm tìm, nhân vật tư tưởng…
Ngồi ra nhân vật được quan niệm, tồn tại như một chức năng, hành
động. Nhân vật được coi là sợi chỉ hướng dẫn cung cấp khả năng để hiểu các
motip, đồng thời nhân vật còn là phương tiện thích hợp để phân loại và sắp
xếp các trật tự của motip riêng lẻ [103]. Theo quan niệm của Nhà nghiên cứu
Nga B. Tomashevski còn cho rằng: “Nhân vật một mặt là phương tiện sâu
chuỗi các motip, mặt khác là sự thuyết minh lí do được thể hiện và được
nhân hóa mối liên hệ của các motip” [104]. Nhân vật trong tác phẩm còn tồn
tại như một thực thể tâm lí. Đó là cá tính, nhân cách thể hiện; thậm trí nhân
vật trong tác phẩm cịn được xem như người thật, việc thật.
1.1.2. Nhân vật con người - phạm trù trung tâm của thi
pháp học hiện đại.
Con người vốn là đối tượng chủ yếu của văn học, dù đối tượng miêu
tả là con vật, ồ vật hay thần linh thì đều thể hiện con người. Như vậy con
người đã trở thành nguồn tư duy nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật trong
sáng tác. Đó chính là sự lí giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được
hóa thân thành các nguyên tắc, phương pháp, phương tiện hình thức thể


21
hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho
hình tượng nhân vật trong những sáng tác [55].
Nhân vật là hình thức cơ bản để miêu tả con người trong văn học.
Nếu như trước đây, nhân vật chỉ chú ý về phẩm chất, tính cách, ngoại hình,
tâm lí; ngơn ngữ nhân vật có được cá tính hóa hay khơng? Đó là những
phương diện nội dung và tính khách thể của nhân vật. Để xác lập hình nhân
vật người ta cịn chia ra nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật chính diện,
nhân vật phẩn diện. E.M Forster phân biệt nhân vật “dẹt” và nhân vật
“tròn”, tức là phiến diện, nghèo nàn hay đầy đặn, đa diện; còn T. Docherty

lại chia ra nhân vật tĩnh, nhân vật động. L.Ghindơbua phân ra nhân vật mặt
lạ, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng xét về mặt cấu
trúc [56]. Đó là những cách hình dung về chức năng và cấu tạo của nhân
vật trong hệ thống hình tượng tự sự. Tuy nhiên cần thấy được quan niệm,
sự thể hiện của nhà văn về nhân vật con người; đó là sự cảm thụ lý giải,
khám phá, phát hiện của nhà văn dù nhân vật trong tác phẩm có nguyên
mẫu hay hư cấu.
Quan niệm nghệ thuật về con người hình thành và biến đổi trên cơ sở
xã hội, lịch sử văn hóa gắn liền với các hình thái xã hội, hệ tư tưởng. Sang
thời kỳ hiện đại nhất là thời hậu hiện đại, tính chủ thể của con người được
đề con trong mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh. Ngoài ra quan
niệm nghệ thuật về con người mang dấu ấn, sáng tạo riêng của từng nhà
văn. Từ cách đặt, gọi tên, cách giới thiệu, hành động, diễn biến tâm lí, ngơn
ngữ …theo suốt tác phẩm góp phần bộc lộ tính cách của nhân vật.
Tìm hiểu nhân vật gắn liền quan niệm của nhà văn về nhân vật trong
tác phẩm giúp chúng ta thâm nhập vào cơ chế tư duy, khám phá cơ chế vận
động, nội dung ẩn chứa bên trong mà tác phẩm thể hiện.
1.2. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Diêm Liên Khoa


22
Là câu bút gắn liền với truyện ngắn và tiểu thuyết, độc giả biết đến Diên
Liên Khoa nhiều hơn qua các tiểu thuyết, nhất là các tác phẩm viết vào những
thập niên đầu thế kỉ XXI. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của nhà văn nhất là
tiểu thuyết được giới thiệu tại Việt Nam đã cho thấy sự trưởng thành của nhà văn
trong việc lựa chọn đề tài chủ đề sáng tác thể hiện bức tranh muôn màu của xã
hội đương đại Trung Quốc. Ngay chính Diêm Liên Khoa khi được hỏi về những
tác phẩm như Đinh Trang mộng, Nhật quang lưu niên, Kiên ngạnh như thủy,
Thụ hoạt, Tứ thư, Tạc liệt chí, Nhật tức, Phong nhã tụng đều tỏ ra hài lòng với
những sáng tác này bởi trong q trình sáng tác với phương thức ngơn ngữ, trần

thuật, câu chuyện, nhân vật, phương pháp kể chuyện, nhịp điệu kể chuyện… của
mỗi tác phẩm đều có sự thay đổi rất lớn. Chúng ta cùng nhìn lại một số sáng tác
tiêu biểu của nhà văn nhất là những tiểu thuyết ra mắt độc giả Viện Nam những
năm gần đây để thấy thế giới nhân vật phong phú được nhào nặn bằng ngòi bút
sắc nhọn, dám động chạm đến những vấn đề gai góc của xã hội Trung hoa
đương thời như thế nào?
Đến với tác phẩm "Nàng Kim Liên ở trấn Tây Môn" là cả một xã hội
Trung Quốc đương đại thu nhỏ, tạo sức gợi, sinh động đáng kinh ngạc. Tác
phẩm được dịch giả Minh Thương dịch ra tiếng Việt, NXB Hội Nhà văn và
Công ty Cổ phần sách Tao Đàn ấn hành năm 2018. Diêm Liên Khoa mượn
thủ pháp "cố sự tân biên" (viết lại/viết mới những truyện cũ) mà các nhà
văn Trung Quốc như Giả Bình Ao, Lỗ Tấn… thường hay sử dụng. Thủ
pháp này trong điện ảnh, các nhà đạo diễn cũng vận dụng khi mượn một
câu chuyện trong tác phẩm văn học và "cải biên", "chuyển thể" dưới cái
nhìn của người hiện đại, khơng hồn tồn lệ thuộc vào nguyên tác.
Kim Liên trong bộ tiểu thuyết chương hồi nổi tiếng "Kim Bình Mai" là
một cơ gái xinh đẹp, lẳng lơ, dâm loạn bị hấp dẫn bởi người em chồng Võ
Tòng đã phản bội người chồng Võ Đại Lang của mình, về sau sa ngã vì
quyền thế và tiền tài của Tây Môn Khánh. Được mặc định những tính cách
xấu xa như vậy, có lẽ chỉ Diêm Liên Khoa mới vượt thoát xây dựng một


23
nhân vật Kim Liên là điểm sáng lương tri duy nhất và le lói ở cái trấn Tây
Mơn - tượng trưng cho một bộ phận xã hội Trung Quốc trong bối cảnh ấy bị
tiền tài, quyền hành làm đổi thay.
Lấy vùng đất Bá Lâu ở Hà Nam làm bối cảnh sáng tác, Diêm Liên
Khoa đã tạo ra một vùng đất cho riêng mình giống như Thương Châu "phế
đơ" của Giả Bình Ao hay Cao Mật của Mạc Ngơn… Ơng đã miêu tả những
thay đổi của trấn Tây Môn khi ngọn gió đổi mới ùa đến, những con người ở

đây khơng chịu được thứ "thuốc thử" là đồng tiền, danh vọng nên đã biến
chất và tha hóa. Kim Liên là một cô gái xinh đẹp, thuần phác, yêu Nhị Lang
nhưng rồi lấy Đại Lang và vì ơm ấp tình u với người em mà cô đã hy sinh
cả danh tiết, tiếng tăm để thành toàn cho những tham vọng của Nhị Lang.
Cuối cùng, khi nhìn thấu bản chất của Nhị Lang, thấy từng bước từng bước
Nhị Lang sa đọa, cô đã tuyệt vọng, mất niềm tin và quyết định bỏ đi.
Kế thừa truyền thống "thuyết thoại" (kể chuyện) của tiểu thuyết cổ
điển, Diêm Liên Khoa viết truyện như để kể. Câu chuyện ngắn gọn, súc tích
nhưng hấp dẫn, có đầu có đi, có đoạn dài dịng miêu tả nhưng cũng có
đoạn nhanh gọn, khẩn trương. Dĩ nhiên, vì là truyện hiện đại nên tâm lý
nhân vật được khắc họa rõ nét. Chúng ta thấu hiểu và đồng tình với những
suy nghĩ và biến chuyển tâm lý của Kim Liên, từ yêu mến, khao khát tình
u, tình dục, thậm chí có lúc tưởng chừng như chao đảo, ngả nghiêng cho
đến dửng dưng và lạnh nhạt khi chứng kiến người mình từng yêu bị quay
cuồng trong quyền thế và dục vọng. Sự biến mất của nàng Kim Liên là một
cái kết bi kịch tất yếu, quả thật người như nàng không thể sống được trong
cái xã hội đó.
Truyện được Diêm Liên Khoa viết từ năm 1997, khi làn sóng cải
cách kinh tế bắt đầu tràn vào Trung Quốc. Con người, chỉ có thể nhìn rõ
được "bản lai diện mục" của mình nhất khi đứng trước cám dỗ, đó có thể là
tiền tài, quyền lực, danh vọng, hay sắc đẹp… và đôi khi, ranh giới giữa tử


24
tế và tha hóa hết sức mong manh. Bởi vì ở đời, không phải lúc nào trắng,
đen cũng rõ ràng mà có lúc nó hết sức tinh vi rất khó nhận ra, giống như
chi tiết Kim Liên muốn lấy lòng trưởng thôn bằng cách đi đổ bô cho vợ
ông ta, hối lộ bằng cách quấn thuốc lá, mua trứng gà vườn đến cho gia
đình họ…. Vì thế, điều khó nhất, phức tạp nhất mà trong cuốn sách này,
Diêm Liên Khoa muốn gửi gắm, đó là làm thế nào giữ được thiên lương

của mình giữa cuộc sống hết sức phức tạp và đầy cạm bẫy.
Bước vào Tứ thư của Diêm Liên Khoa được Châu Hải Đường dịch
do Nhà sách Tao Đàn và NXB Hội nhà văn liên kết phát hành tháng 4/2019
lại có góc nhìn khác. Chuyện xảy ra ở trại cải tạo dành cho các trí thức,
được gọi là khu Dục Tân (đào tạo và bồi dưỡng con người mới), nằm ven
bờ sơng Hồng Hà. Trại viên của khu Dục Tân với hơn hai mươi ba nghìn
người, chín mươi phần trăm là trí thức. Giáo sư, cán bộ, học giả, nhà văn,
thầy giáo, bác sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ… dù cho kiến thức chất đầy năm xe, tài
cao tám đấu, tất tần tật đều bị đưa đến đây lao động cải tạo, bồi dưỡng để
thành con người mới. Và thật kinh khủng, cuộc cách mạng bồi dưỡng đó đã
thành cơng.
Trại cải tạo đã làm mới các trí thức. Mới đến mức tất cả đều từ tốt
biến thành xấu, cao thượng biến thành thấp hèn; từ con người biến thành kẻ
“mất tư cách làm người”. Họ biến thành súc vật? Không, ví như thế thì rất
tội cho súc vật. Họ biến thành ác thú? Khơng, ví như thế thì ác thú sẽ kêu
oan. Họ biến thành ma quỷ? Khơng, ví như thế thì q bất cơng với ma
quỷ. Họ biến thành những sinh vật kỳ quái, kinh dị đến mức không thể so
sánh được với bất cứ sinh loài nào trên thế gian này.
Khu Dục Tân được chia lô đánh số gồm 99 khu; trong đó khu thứ 99 có
127 trại viên trí thức cải tạo dưới quyền lãnh đạo tối cao của nhân vật được
mệnh danh là Con Trời - bộ đội phục viên. Lao động vất vả, thiếu ăn thiếu mặc,
thành tích giả dối, sách vở bị đốt…, các trí thức đều khao khát được trở về nhà.


25
Họ cắt máu tưới cho lúa ngô để tăng năng suất; rình rập người khác phạm tội để
bắt bớ, tố cáo nhằm lập cơng. Trộm cắp, gian dối, so bì, soi mói, đố kỵ, hãm
hại… những tiềm năng ác độc trong con người được phát huy tối đa.
Mất mùa và thiên tai khiến cái đói trở thành đại nạn. Đói! Đói lay lắt.
Đói dữ dội. Đói kiệt cùng. Chết! Chết vì đói. Chết vì rét. Chết vì vừa đói

vừa rét. Những người cịn lại khơng đủ sức khiêng người chết đi chôn,
đành chất chồng thi thể đông cứng của họ trong một gian nhà. Cuối mùa
đông, sau khi ăn hết cả cỏ dại, dây nịt, giày dép…, các trại viên đã tự cứu
mình bằng cách ăn thịt những người chết. Giáo sư, giáo viên, bác sĩ,
chuyên gia, học giả…; đàn ông, đàn bà; người già, người trẻ… đều nhóm
bếp luộc thịt người. Mùi thịt theo khói bốc lên tanh tưởi. Tiếng húp xì
xoạp. Có người ăn để đủ sức treo cổ mình lên xà nhà, có người ăn để chờ
ngày được trở về nhà. Tổng cộng năm mươi hai xác chết đơng cứng, khơng
xác nào cịn ngun vẹn, chỗ nào có thể xẻo ăn được đều bị ăn hết.

Khơng chỉ riêng khu Dục Tân bị đói, mà Bắc Kinh cũng đói, tồn đất
nước Trung hoa đều đói. Con Trời đành phát cho mỗi trí thức một túi đậu
tương rang, một ngơi sao đỏ bằng sắt để họ có thể trở về nhà mà không bị
bắt, cho họ lấy lại những quyển sách cịn sót sau vụ đốt sách mà lâu nay
anh ta âm thầm phục chế, bảo bọc. Con Trời khơng ra đi cùng họ. Anh ta
đóng một cái giá gỗ lớn hình chữ thập, tự đóng đinh mình trên đó. Máu
chảy rịng rịng…Con Trời phóng thích các trại viên, thực chất là trả họ từ
nơi đói khát này về nơi đói khát khác. Về phần mình, anh chọn cái chết như
chúa Jesus. Chết vì giác ngộ sau bao đêm âm thầm đọc Kinh thánh và sách
vở tịch thu được hay chết vì sụp đổ lý tưởng? Có lẽ do cả hai.
Đề cập đến những chủ đề lớn như lịch sử, sinh mệnh, nhân tính, Tứ
thư là bi kịch của người trí thức, là sự phản tư đầy quyết liệt và đau đớn về


×