ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HOC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THU THỦY
VẤN ĐỀ THỂ HIỆN NHÂN VẬT TRONG
SỬ THI Ê ĐÊ QUA TÁC PHẨM MDRONG DĂM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học dân gian
HÀ NỘI – 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HOC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THU THỦY
VẤN ĐỀ THỂ HIỆN NHÂN VẬT TRONG
SỬ THI Ê ĐÊ QUA TÁC PHẨM MDRONG DĂM
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học dân gian
Mã số : 602236
Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. NGUYỄN XUÂN KÍNH
HÀ NỘI – 2013
MỤC LỤC
Mục lục 0
Mở đầu 1
Chương 1: Tổng quan về Tây Nguyên, dân tộc Ê Đê và sử thi Ê Đê… 8
1.1. Thiên nhiên, xã hội, con người Tây Nguyên 8
1.2. Dân tộc Ê Đê và sử thi Ê Đê 12
1.2.1. Dân tộc Ê Đê 12
1.2.2. Sử thi Ê Đê 15
Tiểu kết 18
Chương 2: Các dạng nhân vật và thi pháp thể hiện nhân vật trong sử
thi Ê Đê qua tác phẩm Mdrong Dăm…………….…… 20
2.1. Các dạng nhân vật 20
2.1.1. Nhân vật trung tâm (nhân vật anh hùng) 20
2.1.2. Nhân vật phụ nữ (nhân vật người đẹp) 34
2.1.3. Nhân vật Mtao 45
2.1.4. Nhân vật bà Duôn Sun và cháu gái 51
2.1.5. Nhân vật thần linh 52
2.2. Thi pháp 54
2.2.1. Ngôn ngữ miêu tả 54
2.2.2. Ngôn ngữ trần thuật 58
2.2.3. Công thức tả - kể mang tính chất lặp đi lặp lại 62
2.2.4. Biện pháp nghệ thuật 65
Tiểu kết 70
Chương 3: So sánh việc thể hiện nhân vật trong sử thi Ê Đê với sử thi
Mơ Nông…………………………………….……………….71
3.1. Nhân vật trong sử thi Mơ Nông 71
3.2.So sánh việc thể hiện nhân vật trong sử thi ÊĐê với sử thi MơNông .83
3.2.1. So sánh 83
3.2.2. Lí giải 89
Tiểu kết 93
Kết luận 94
Tài liệu tham khảo 97
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bàn về văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam không thể không kể
đến sử thi Tây Nguyên – các tác phẩm dân gian có quy mô phản ánh hiện
thực rộng lớn, có nghệ thuật “không thể nào bắt chước”, được “sản sinh ra
trong những điều kiện xã hội không bao giờ trở lại” (Các Mác) [18, tr.174].
Chủ nhân của một trong những kho tàng đó chính là tộc người Ê Đê cùng
các sáng tác vô giá.
Sử thi Ê Đê là nội dung hấp dẫn, đã được nghiên cứu sâu trên nhiều
phương diện, một trong số đó phải kể đến những tìm hiểu về hệ thống nhân
vật của thể loại này. Bằng cách miêu tả đặc biệt, với lối diễn đạt ấn tượng,
các tác giả dân gian đã khiến cho tác phẩm của mình trở nên hấp dẫn, cuốn
hút; khiến nhân vật trong sử thi Ê Đê có những nét đẹp riêng về ngoại hình,
hành động khó phai mờ trong lòng người nghe, người đọc. Trong khuôn khổ
yêu cầu của luận văn thạc sĩ, với thời gian cho phép, chúng tôi lựa chọn đề
tài “Vấn đề thể hiện nhân vật trong sử thi Ê Đê qua tác phẩm Mdrong Dăm”
để tìm hiểu việc thể hiện từ ngoại hình đến hành động, tính cách, phẩm chất
của nhân vật trong sử thi Ê Đê.
Lựa chọn đề tài “Vấn đề thể hiện nhân vật trong sử thi Ê Đê qua tác
phẩm Mdrong Dăm”, một mặt chúng tôi kế thừa những nghiên cứu đi trước
đồng thời dựa trên những nguồn tư liệu mới được công bố về một số tác
phẩm sử thi để tìm hiểu kĩ hơn vấn đề của đề tài. Qua đó, chúng tôi hy vọng
sẽ thu nhận được thêm nhiều tri thức về loại hình tự sự dân gian không hẳn
mới mẻ, song chắc chắn còn nhiều điều lý thú này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Sử thi Tây Nguyên thực sự là một mảnh đất màu mỡ mà ở đó nhiều
nhà nghiên cứu đã “cày xới” tạo nên những công trình có giá trị tiêu biểu.
Chỉ tính riêng ở Việt Nam, việc nghiên cứu sử thi đã bắt đầu từ cách đây khá
nhiều năm gắn với tên tuổi các tác giả Võ Quang Nhơn, Phan Đăng Nhật, Đỗ
Hồng Kỳ Chúng tôi đã tiếp cận được một số công trình như: Sử thi anh
hùng Tây Nguyên – Võ Quang Nhơn [20], Văn học các dân tộc thiểu số Việt
Nam [14], Sử thi Ê Đê [15], Vùng sử thi Tây Nguyên [16], Nghiên cứu sử thi
Việt Nam [17] cùng của tác giả Phan Đăng Nhật; Sử thi Tây Nguyên [24] của
nhiều tác giả; Hệ thống nghệ thuật cuả sử thi Tây Nguyên – Phạm Nhân
Thành [22]
Ngoài những công trình trên có nghiên cứu hoặc đề cập đến vấn đề
thể hiện nhân vật trong các sáng tác sử thi nói chung thì chúng tôi cũng tiếp
cận được các công trình nghiên cứu riêng về sử thi Ê Đê như cuốn Sử thi Ê
Đê – Phan Đăng Nhật [15], Văn học dân gian Ê Đê, Mơ Nông – Trương Bi
(chủ biên) [1], Văn học dân gian Ê Đê, Mơ Nông – Đỗ Hồng Kỳ [13], Tổng
tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, Tập 9, Sử thi Ê Đê –
Viện khoa học xã hội Việt Nam [25]
Trong những nghiên cứu trên, vấn đề mà chúng tôi lựa chọn tìm hiểu
đều ít nhiều được nói đến. Ở cuốn Sử thi anh hùng Tây Nguyên [20], tác giả
Võ Quang Nhơn đã đề cập đến việc thể hiện nhân vật thông qua một hệ
thống nghệ thuật liên hoàn, có quan hệ hữu cơ với nhau. Vẻ đẹp ngoại hình
của con người được giới thiệu với cách nói ví von, giàu hình ảnh “khi mô tả
chàng trai thì người nghệ sĩ kể khan nói như sau: “Anh đi trên đường cái
thoăn thoắt như con rắn prao huê. Anh đi trong đám cỏ tranh lanh như rắn
prao howmat Mỗi khi anh giẫm mạnh vào ngạch cửa làm sàn nhà rung
rinh bảy lần ”. Đó là vừa nhanh nhẹn, mềm mại, vừa khỏe khoắn của chàng
trai. Còn khi mô tả cô gái thì sử thi dùng những lời như sau: “Nàng đi đủng
đỉnh, thân hình uyển chuyển như cành cây blô sai quả, mềm dẻo như những
cành trên ngọn cây, gió đưa đi đưa lại Nàng đi như chim phượng bay, như
chim diều lượn trên không, như nước chảy dưới suối ” Lối nói ví von của
khan, khắc họa một cách sắc sảo, rõ ràng vẻ đẹp duyên dáng nhẹ nhàng,
uyển chuyển của các cô gái Tây Nguyên như bay lượn trên không, chứ không
phải đi dưới đất nữa” [20, tr. 82]. Ngoài ra, tác giả Võ Quang Nhơn cũng đề
cập đến những đặc điểm thi pháp khác giúp xây dựng nhân vật anh hùng
trong sử thi như ngôn ngữ kịch, tình thế tương phản Với điểm tựa này,
chúng tôi mong muốn có thể nghiên cứu được cách thể hiện của nhiều dạng
nhân vật trong sử thi.
Tác giả Phan Đăng Nhật trong cuốn Sử thi Ê Đê [15] có nghiên cứu kĩ
nhân vật anh hùng như một hình ảnh thẩm mỹ tiêu biểu của sử thi. Ông đã
nhân định rất chính xác rằng: “Về mọi mặt, hình thức cũng như nội dung, tài
năng cũng như đức tính các nhân vật anh hùng khan là một kiểu mẫu của
CÁI ĐẸP, cái tuyệt vời, siêu việt và phi thường; một hình ảnh con người lý
tưởng không những hơn hẳn mọi người thường trên thế gian mà đạt đến tầm
của thần thánh” [15, tr.182]. Vấn đề thể hiện nhân vật theo tác giả không chỉ
tập trung ở việ miêu tả ngoại hình mà còn cả ở hành động, tâm lý, tính cách.
Đặc biệt, tâm lý của nhân vật được hành động hóa một cách tài tài tình, “các
hiện tượng tâm lý trừu tượng của con người được khan chuyển thành hành
động cụ thể” [15, tr 34]. Nhân vật hiện lên sống động qua từng lời kể bởi các
biện pháp nghệ thuật như phép cường điệu, phóng đại, so sánh với tính hình
tượng cao. Mặc dù chỉ đề cập đến nhân vật anh hùng trong hệ thống hệ thống
rất nhiều nhân vật của sử thi Ê đê nhưng thông qua nghiên cứu của tác giả
Phan Đăng Nhật, chúng tôi có gợi dẫn để nghiên cứu sâu hơn về nhân vật
người anh hùng nói riêng cũng như các nhân vật khác nói chung trong sử thi
Mdrong Dăm. Ngoài ra, việc tác giả khẳng định: “Lấy tư duy cụ thể thay cho
tư duy trừu tượng là một đặc điểm của người Ê Đê và các dân tộc ở trình độ
xã hội tương tự” [15, tr.34] cũng giúp chúng tôi mạnh dạn so sánh cách thể
hiện nhân vật trong sử thi Ê Đê với sử thi Mơ Nông.
Tiếp tục vấn đề nghiên cứu, chúng tôi đọc được cuốn Văn học dân
gian Ê đê, Mơ nông [13] của tác giả Đỗ Hồng Kỳ. Trong cuốn sách này tác
giả đã phân chia hệ thống nhân vật trong sử thi Ê Đê gồm: nhân vật trung
tâm, nhân vật mtao (tù trưởng), nhân vật nữ tài sắc, nhân vật bà Duôn Sun và
cháu gái, nhân vật Aê Du, Aê Diê (ông trời). Đồng thời, tác giả cũng đề cập
đến hệ thống thi pháp của sử thi Ê Đê. Cuốn sách của tác giả Đỗ Hồng Kỳ
khá gần với đề tài nghiên cứu của chúng tôi nhưng nội dung mới chỉ đề cập
đến vấn đề chung, khái quát; nghiên cứu về nhân vật mới chỉ dừng lại ở vẻ
bề ngoài, chưa tìm hiểu sâu trên các phương diện hành động, tính cách Kế
thừa nghiên cứu của tác giả, chúng tôi mong muốn sẽ triển khai được vấn đề
của luận văn một cách cụ thể và sâu sắc hơn.
Đa dạng và đầy đủ hơn, tác giả Phạm Nhân Thành trong cuốn Hệ
thống nghệ thuật của sử thi Tây Nguyên [22] đã trình bày về đặc điểm các
nhân vật chính trong sử thi Tây Nguyên trong chương hai khá rõ nét Nghiên
cứu đã chia nhân vật chính trong sử thi ra làm bốn loại: nhân vật anh hùng,
nhân vật người đẹp, nhân vật đối địch, nhân vật tượng trưng. Đồng thời,
trong chương ba, các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong quá trình xây
dựng nhân vật cũng được bàn tới. Cuốn sách đã giúp chúng tôi nhiều trong
việc tìm hiểu về các dạng nhân vật trong sử thi Mdrong Dăm của người Ê
Đê.
Gần đây, tác giả Phạm Văn Hóa với bài báo “Hình tượng người đẹp
Tây Nguyên trong sử thi” đăng trên tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam [6] đã
bàn riêng về vẻ đẹp bên ngoài cũng như vẻ đẹp phẩm chất của những nhân
vật phụ nữ trong các sáng tác sử thi Tây Nguyên. Tuy nhiên, do khuôn khổ
của một bài báo, lại tìm hiểu trên nhiều nhân vật nên chỉ mới là điểm qua
chứ chưa phân tích sâu vào một nhân vật phụ nữ cụ thể của một tác phẩm.
Nhưng đây cũng là gợi dẫn để chúng tôi khai thác về nhân vật người phụ nữ
nói riêng cũng như các nhân vật khác nói chung trong sử thi Mdrong Dăm
của dân tộc Ê Đê.
Những nghiên cứu đã tiếp cận được điểm qua trên đây cũng như
những nghiên cứu chưa được đề cập đến (do phạm vi có hạn của luận văn)
chính là điểm tựa, là gợi dẫn để chúng tôi tiếp thu, kế thừa trong quá trình
triển khai đề tài “Vấn đề thể hiện nhân vật trong sử thi Ê Đê qua tác phẩm
Mdrong Dăm”, Chúng tôi cũng mong muốn tìm hiểu sâu việc thể hiện nhân
vật trong một tác phẩm sử thi Ê Đê cụ thể và có sự so sánh đối chiếu về vấn
đề này với sử thi Mơ Nông.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Với đề tài “Vấn đề thể hiện nhân vật trong sử thi Ê Đê qua tác phẩm
Mdrong Dăm”, chúng tôi nghiên cứu cách thể hiện nhân vật trong sử thi Ê
Đê thông qua tác phẩm Mdrong Dăm [27] - được sưu tầm và công bố thời
gian gần đây (năm 2006). Với việc lựa chọn của mình, chúng tôi hi vọng có
thể nghiên cứu tốt một vấn đề cũ nhưng trên một nguồn tư liệu mới.
Để nhận diện cái riêng của sử thi Ê Đê trong vấn đề nghiên cứu,
chúng tôi tìm hiểu, so sánh đối chiếu nội dung liên quan ở tác phẩm của sử
thi Mơ Nông: Lêng giành lại cây nêu ở bon Ting, Yông con Gâr [30]. Đây
cũng là tác phẩm rất mới, được sưu tầm và công bố gần đây (năm 2011).
4. Mục đích nghiên cứu
- Thấy được những nét đặc sắc trong miêu tả nhân vật tù trưởng, nhân
vật phụ nữ chính và các nhân vật khác qua ngoại hình, hành động, tính
cách… trong sáng tác của nghệ nhân dân gian Ê Đê trên cơ sở nghiên cứu tác
phẩm Mdrong Dăm.
- So sánh, đối chiếu để thấy điểm tương đồng, khác biệt cũng như
bước phát triển trong việc miêu tả con người giữa sử thi Ê Đê và sử thi Mơ
nông.
- Thấy được đặc trưng thi pháp miêu tả con người trong sáng tác sử
thi được lựa chọn cũng như sử thi Ê Đê nói riêng và sử thi Tây Nguyên nói
chung.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Với đề tài “Vấn đề thể hiện nhân vật trong sử thi Ê Đê qua tác phẩm
Mdrong Dăm”, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp sau:
Đọc, phân loại. Đây là tháo tác đầu tiên giúp xác định được những
dạng nhân vật cần tìm hiểu.
Thống kê. Phương pháp này có nhiệm vụ sơ lược thống kê những
dạng nhân vật, tần suất của các yếu tố trong cách thể hiện nhân vật của sử thi
hai dân tộc Ê Đê và Mơ Nông.
Phân tích. Đây là phương pháp cơ bản giúp tìm hiểu rõ ràng cách thể
hiện nhân vật của sử thi Ê Đê.
So sánh. Phương pháp này giúp đối chiếu để thấy được trong cách thể
hiện nhân vật của sử thi Ê Đê và Mơ Nông cớ sự tương đồng và khác biệt từ
đó lí giải nguyên nhân.
Tổng hợp, khái quát. Đây là phương pháp giúp nhận ra những nét
chung trong cách thể hiện nhân vật của dân tộc Ê Đê và Mơ Nông.
6. Cấu trúc:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì nội dung chính
của luận văn được triển khai qua ba chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về Tây Nguyên, dân tộc Ê Đê và sử thi Ê Đê
Chương 2: Các dạng nhân vật và thi pháp thể hiện nhân vật trong sử
thi Ê Đê qua tác phẩm Mdrong Dăm
Chương 3: So sánh việc thể hiện nhân vật trong sử thi Ê Đê với sử thi
Mơ Nông
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÂY NGUYÊN, DÂN TỘC Ê ĐÊ
VÀ SỬ THI Ê ĐÊ
1.1. Thiên nhiên, xã hội, con ngƣời Tây Nguyên
Tây Nguyên là vùng cao nguyên, giáp với Hạ Lào và Đông Bắc
Campuchia. Thực chất, Tây Nguyên không phải là một cao nguyên duy nhất
mà là một loạt cao nguyên liền kề. Tây Nguyên lại có thể chia thành ba tiểu
vùng địa hình đồng thời là ba tiểu vùng khí hậu, gồm Bắc Tây Nguyên
(tương ứng với các tỉnh Kon Tum và Gia Lai, trước là một tỉnh), Trung Tây
Nguyên (tương ứng với các tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông), Nam Tây Nguyên
(tương ứng với tỉnh Lâm Đồng). Khí hậu ở Tây Nguyên được chia làm hai
mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến
tháng 4, trong đó tháng 3 và tháng 4 là hai tháng nóng và khô nhất. Do ảnh
hưởng của độ cao nên ở các cao nguyên cao 400 - 500 m khí hậu tương đối
mát và mưa nhiều, riêng cao nguyên cao trên 1000 m (như Đà Lạt) thì khí
hậu lại mát mẻ quanh năm như vùng ôn đới.
Tây Nguyên là vùng đất được ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên. Tây
Nguyên có đến 2 triệu hecta đất bazan màu mỡ, tức chiếm đến 60% đất
bazan cả nước, rất phù hợp với những cây công nghiệp như cà phê, ca cao,
hồ tiêu, dâu tằm, trà. Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây
Nguyên. Tây Nguyên cũng là vùng trồng cao su lớn thứ hai sau Đông Nam
Bộ, chủ yếu tại Gia Lai và Đắk Lắk. Tây Nguyên còn là vùng trồng dâu tằm,
nuôi tằm tập trung lớn nhất nước ta, nhiều nhất là ở Bảo Lộc. Đây cũng là
khu vực ở Việt Nam còn nhiều diện tích rừng với thảm sinh vật đa dạng, trữ
lượng khoáng sản phong phú hầu như chưa khai thác và tiềm năng du lịch
lớn. Tây nguyên có thể coi là mái nhà của miền trung, có chức năng phòng
hộ rất lớn. Tuy nhiên, nạn phá rừng, hủy diệt tài nguyên thiên nhiên và khai
thác lâm sản bừa bãi chưa ngăn chận được tại đây có thể dẫn đến nguy cơ
làm nghèo kiệt rừng và thay đổi môi trường sinh thái.
Vùng đất Tây Nguyên từ xưa vốn là vùng đất tự trị, địa bàn sinh sống
của các bộ tộc thiểu số, chưa phát triển thành một quốc gia hoàn chỉnh. Tây
Nguyên có khoảng 20 dân tộc khác nhau. Nói là “khoảng” vì có dân tộc theo
bảng phân định dân tộc chính thức của nhà nước hiện nay được coi là một
nhánh của một dân tộc chung lớn hơn, nhưng cho đến nay lại không chịu
chấp nhận cách phân loại đó mà tự coi mình là một dân tộc riêng. Như người
Cà Dong ở miền núi tây Quảng Nam, theo bảng phân loại dân tộc học của
nhà nước là một nhánh của dân tộc Xơ Đăng, nhưng hầu hết người Cà Dong
nhất định tự coi mình là một dân tộc riêng với tất cả các đặc điểm riêng của
một dân tộc độc lập…
Các dân tộc ở Tây Nguyên thuộc hai ngữ hệ khác nhau: Môn-Khơme
(hay Nam Á) và Malayo-Polynésien (hay Nam Đảo). Quan sát sự phân bố
các dân tộc ở Tây Nguyên theo ngữ hệ có thể thấy một điều đáng chú ý:
thuộc ngữ hệ Môn-Khơme có các dân tộc ở Bắc Tây Nguyên từ khoảng giữa
tỉnh Gia Lai hiện nay trở ra, như các dân tộc Xơ Đăng, Cơ Tu, Dẻ Triêng, Rơ
Mâm, Ba Na, Brâu…, và các dân tộc ở miền Nam Tây Nguyên từ nửa tỉnh
Đắc Lắc trở vào như các dân tộc Mơ Nông, Kơ Ho, Mạ, Sre, Stiêng… Chen
vào giữa, trên vùng đất từ giữa tỉnh Gia Lai hiện nay cho đến nửa tỉnh Đắc
Lắc, là các dân tộc thuộc ngữ hệ Malayo-Polynésien gồm người Gia Rai,
người Ê Đê, người Chu Rú, người Rakglei. Người Chàm sống ở vùng duyên
hải Nam Trung Bộ cũng thuộc ngữ hệ này. Đông, mạnh nhất ở Tây Nguyên
là dân tộc Gia Rai, rồi đến người Ê Đê, người Ba Na, người Xơ Đăng…
Cũng có những dân tộc rất nhỏ như người Châu ở trong thung lũng Mường
Hon của núi Ngok Linh, chỉ có khoảng 80 người…
Trong xã hội Tây Nguyên cổ truyền, vẫn còn rất đậm nét cho đến tận
ngày nay, làng là đơn vị xã hội cơ bản và duy nhất. Không có đơn vị xã hội
cao hơn làng. Trong nhiều ngôn ngữ các dân tộc Tây Nguyên không có từ để
chỉ đơn vị cao hơn làng. Bon trong tiếng Mơ Nông, Buôn trong tiếng Ê Đê,
Plei trong tiếng Gia Rai, Ba Na, Veil trong tiếng Cơ Tu… đều có nghĩa là
làng. Ngày trước trong một số dân tộc có từ T’ring dùng để chỉ liên minh
giữa một số làng, nhưng đấy chỉ là những liên minh tạm thời để cùng nhau
đối phó với một số trở lực nào đó, khi trở lực ấy đã được giải quyết thì
những liên minh đó cũng tan rã, không hề có lãnh thổ và tổ chức hành chính
tương đương.
Trong xã hội cổ truyền Tây Nguyên cũng không có đơn vị nhỏ hơn
làng. Ở đây ý thức về cá nhân chưa phát triển, không có cá nhân độc lập đối
với làng. Con người là một bộ phận nhỏ chìm trong cộng đồng làng, hòa tan
trong làng, không thể tách rời khỏi làng. Ở Tây Nguyên, hình phạt nặng nề
nhất, nổi đau đớn lớn nhất, điều nhục nhã nhất đối với một người là bị đuổi
khỏi làng. Nếu ta thường nói người Tây Nguyên có tính cộng đồng rất cao,
thì tính cộng đồng đó là tính cộng đồng làng, thậm chí còn sâu đậm và cụ thể
hơn cả ý thức về tộc người. Một người Ê Đê biết mình là người Ê Đê, nhưng
ý thức về tộc người Ê Đê không sâu đậm bằng ý thức về làng của mình.
Ngày trước, trong chiến tranh bộ lạc, không phải chẳng hạn mấy làng Ê Đê
này liên minh lại đi đánh nhau với mấy làng Mơ Nông kia, mà là hai ba làng
Ê Đề này liên minh với vài ba làng Mơ Nông kia đi đánh hai ba làng Ê Đê
khác liên minh với vài ba làng Mơ Nông khác.
Con người Tây Nguyên có nhiều phẩm chất đẹp, để lại những ấn
tượng sâu sắc cho ai đã từng tiếp xúc với họ. Ấn tượng đầu tiên là sự trầm
lặng, ít nói. Nhưng đó là sự im lặng lắng sâu của núi rừng. Từ sự trầm lặng
dồn nén ấy, đến mùa lễ hội sẽ bùng lên thành những con người mang phẩm
chất khác, đó là phẩm chất nghệ sĩ được hấp thụ trong sự phong phú của
những điệu nhạc rừng tuôn chảy từ thuở hồng hoang. Con người nghệ sĩ ấy
thể hiện trước hết ở tâm hồn phóng khoáng, lấy lang thang phiêu bạt làm
niềm vui của cuộc đời, không chịu ràng buộc bởi yếu tố vật chất. Trong mùa
"ăn năm uống tháng" họ lang thang, uống rượu, vui chơi, ca hát đến quên cả
thời gian. Có lẽ do sống trong môi trường phóng khoáng của tự nhiên dẫn
đến sự phóng khoáng trong tính cách và tâm hồn. Môi trường rừng với sự
phong phú của sản vật cùng những bí ẩn đã thôi thúc con người khám phá,
chính vì vậy mà người Tây Nguyên có thói quen thích lang thang trong rừng,
xem đó là một thú vui lớn. Dần dần, lang thang đã trở thành một lẽ sống - lẽ
sống nghệ sĩ. Tuy nhiên lang thang phiêu bạt chưa phải là biểu hiện rõ nhất
và phong phú nhất của con người nghệ sĩ Tây Nguyên. Đặc điểm nổi bật
chính là năng khiếu âm nhạc và điêu khắc, trong đó khả năng âm nhạc là
hàng đầu. Đối với họ, có hai hình thức sinh hoạt chủ yếu là làm rẫy để có cái
ăn vật chất và sinh hoạt âm nhạc để có "cái ăn" tinh thần. Với thể chất cường
tráng, họ có thể lao động không ngơi nghỉ; với tâm hồn khoẻ khoắn và tư
chất âm nhạc bẩm sinh, họ có thể đánh đàn ca hát suốt đêm, thậm chí là suốt
đời. Có lẽ vì vậy mà Nguyên Ngọc đã từng khẳng định rằng ở Tây Nguyên
không có nghệ sĩ chuyên nghiệp. Người ta không làm nghệ thuật. Nghệ thuật
tuyệt đối không phải là một nghề. Nghệ thuật là đời sống, cách sống, thế
thôi. Là hơi thở, là không khí. Con người Tây Nguyên do vậy luôn đậm đặc
chất nghệ sĩ. Chất nghệ sĩ ấy đã làm nên một đời sống văn hóa lễ hội đặc sắc
trên đất Tây Nguyên hùng vĩ và trữ tình.
Hiểu được về vùng đất và cuộc sống của con người nơi đại ngàn Tây
Nguyên sẽ giúp ta hiểu về những dân tộc sống ở nơi đây nói chung cũng như
tộc người Ê Đê và nền văn hóa của họ nói riêng.
1.2. Dân tộc Ê Đê và sử thi Ê Đê
1.2.1. Dân tộc Ê Đê
Ê Đê là cộng đồng có gần 195.000 người có địa bàn cư trú tương đối
tập trung ở tỉnh Đắc Lắc và miền tây hai tỉnh Khánh Hoà, Phú Yên. Ngoài
ra, còn có các nhóm địa phương như Kpa, Adham, Bih, Ktul…với những tên
gọi khác như Rađê, Đê, Kpa, Ktul…
Người Ê Đê làm rẫy là chính, riêng nhóm Bih làm ruộng nước theo
lối cổ xưa có trâu dẫm đất thay cho việc cày xới. Người Ê Đê không đi vào
cải tiến những công cụ làm rẫy mà tập trung vào thay đổi các khâu canh tác
để giữ gìn cải tạo đất như luân canh, xen canh…Khai thác những đặc điểm
khác biệt của tiểu khí hậu chẳng hạn như khi phơi rẫy thì gặp nắng, trỉa lúa
thì có mưa…Người Ê Đê có rất nhiều hiểu biết về những biến đổi thời tiết
hàng năm, về đất đai, cây cỏ, muông thú. Mặc dù đó mới chỉ là những tri
thức ở dạng kinh nghiệm dân gian.
Ở trình độ phát triển tư duy của mình, người Ê Đê vẫn quan niệm
rằng những thành bại của nghề nương rẫy là do thần linh. Vì vậy, song song
với việc canh tác nương rẫy, người Ê Đê còn tiến hành các lễ nghi nông
nghiệp, tìm sự trợ giúp của thần linh với ước mong về mùa màng bội thu
sung túc.
Canh tác nương rẫy theo kiểu luân canh đã hình thành cho ngưòi
Ê Đê một thói quen di chuyển thường xuyên. Cũng như những dân tộc làm
nương rẫy khác, từ xa xưa người Ê Đê cư trú nửa năm ở ngoài nương, nửa
năm ở trong buôn. Đến khi có thiên tai, đất đai khan hiếm, người Ê Đê còn
di chuyển cả buôn làng đến một nơi ở mới. Tại đây họ chặt phá cây làm nhà,
đốt rừng làm nương. Chính lối canh tác đó đã khiến cho đồng bào Ê Đê một
tập quán sinh hoạt du canh du cư, tự do, tạm bợ, tuỳ tiện.
Chăn nuôi của người Ê Đê cũng khá phát triển, mỗi gia đình thường
có từ vài con đến vài chục con, có khi tới hàng trăm con trâu bò. Ngoài trồng
trọt, người Ê Đê còn làm những việc như săn bắt, hái lượm, đánh cá, dệt…
Sống giữa thiên nhiên, núi rừng hoang dã, người Ê Đê từ xa xưa có nghề săn
bắn, thuần phục voi. Ngoài ra họ hái lượm, săn bắt những thứ rau quả, măng
nấm, cá tôm, một số côn trùng ăn được…Ngoài nhu cầu sinh nhai, đó còn là
cách để họ quay về với thế giới thiên nhiên thân thuộc của mình. Các nghề
thủ công chưa trở thành nghề độc lập với kinh tế nông nghiệp. Đồng bào tự
làm lấy các công cụ sản xuất, các đồ nan, bát đồng, đồ gỗ, đồ trang sức, đồ
đất nung hợp với nhu cầu sinh hoạt của dân tộc. Ngày nay, cùng với sự phát
triển kinh tế của xã hội, người Ê Đê cũng có những thay đổi trong đời sống
lao động của mình đó là việc mở rộng những ngành nghề mới. Trồng cà phê
hiện được coi là một nghề quan trọng của đồng bào Ê Đê.
Về trang phục thì phụ nữ Ê Đê thường quấn váy dài chớm gót, mặc
áo chui đầu ngắn trên gai hông, có hoa văn ở vai, nách và cổ tay. Đàn ông Ê
Đê đóng khố, mặc áo chui đầu, thân sau dài quá mông với mảng vải đỏ giữa
ngực, có đường hoa văn dọc hai bên nách, suốt ngang gấu áo thân sau và có
những tua sợi thắt nút lồng hạt cườm.
Người Ê Đê ở nhà sàn. Ngôi nhà sàn Ê Đê nhìn từ xa tựa như con
thuyền. Cầu thang lên nhà được làm bằng một tấm gỗ liền thân, đầu trên hơi
uốn cong; ở đó chạm hình mặt trăng khyết, hình con chim cu đất, hay đôi vú
phụ nữ căng tròn. Nhà sàn là nơi cư trú của đại gia đình mẫu hệ Ê Đê. Gian
trong bao gồm các tiểu gia đình, mỗi tiểu gia đình đều có một bếp nấu ăn
uống lớn. Đứng đầu ngôi nhà dài là một phụ nữ nhiều tuổi, có uy tín phân
công lao động, quản lí tài sản, giải quyết những mối bất hòa trong phạm vi
gia đình.
Trong sinh hoạt của xã hội Ê Đê, các hoạt động nghi lễ tín ngưỡng
chiếm vị trí hết sức quan trọng. Vai trò của những thầy cúng, thầy bói được
đặc biệt đề cao. Ngoài ra, còn phải kể đến những nghệ nhân dân gian gọi là
Pôkhan (người kể Khan), PôMtul Ching (người sửa chiêng)…
Trong đời sống, người Ê Đê vẫn bảo lưu tàn dư của xã hội tiền giai
cấp: lấy buôn làng làm đơn vị tổ chức xã hội nhỏ nhất. Hợp thành buôn là
các gia đình, đại gia đình theo chế độ mẫu hệ. Trong xã hội Ê Đê truyền
thống dòng họ đóng vai trò hết sức quan trọng. Người Ê Đê có tập tục chuê
nuê. Tập tục quy định: nếu trong hai vợ chồng có một người chết thì gia đình
người qúa cố phải tìm người thế vào. Người Ê Đê luôn luôn coi gia đình, cả
đại gia đình mẫu hệ là một “hruh malao” (tổ ấm). Nếu không may, một
trong hai người chết đi, con trẻ sẽ rỡi vào tình trạng thiếu người nuôi nấng,
dạy bảo. Đối với người đàn ông già chết vợ cũng vậy, nếu không có người
nuê thì ông ta phải trở về nhà cha mẹ để ở với cháu gái (lúc này cha mẹ đã
rất già hoặc đã chết). Việc chuê nuê giúp cho con trẻ, người già góa bụa có
nơi nương tựa, có được cái không khí thân mật, ấm cúng của gia đình. Đó
chính là tính nhân văn của hiện tượng này. Ngày nay, tục lệ này vẫn còn tồn
tại ở những mức độ khác nhau.
Trong số những dân tộc thiểu số ở nước ta, Ê Đê là dân tộc có đời
sống tinh thần phong phú. Người Ê Đê cho rằng thế giới có ba tầng: tầng đất,
tầng trời và tầng dưới mặt đất. Ở ba tầng đó đều có các vị thần trú ngụ.
Trong xã hội Êđê truyền thống, đời sống hiện thực của con người luôn gắn
bó chặt chẽ với tín ngưỡng, nghi lễ. Các thần linh là những lực lượng chi
phối đến đời sống hiện thực của con người. Con người muốn có đựơc sự
bình yên, sản xuất và chiến đấu với các bộ lạc khác được thuận lợi phải cầu
xin để tìm sự che chở của các đấng siêu nhiên.
Vì còn phát triển ở trình độ tiền chữ viết, nền văn hoá của người Ê
Đê về cơ bản vẫn là văn hoá dân gian. Kho tàng văn hoá dân gian của đồng
bào nơi đây bao gồm khá nhiều thể loại truyện thơ, ngụ ngôn và đặc biệt là
những tấc phẩm sử thi – klei khan được truyền miệng từ đờì này sang đời
khác như “Đăm Săn”, “Đăm Di”, “Xinh Nhã”… và đặc biệt là tác phẩm
“Mdrong Dăm” mà chúng tôi lựa chọn nghiên cứu. Khan của người Ê Đê là
những tác phẩm văn học dân gian được các nhà nghiên cứư phát hiện sớm
nhất trong số những di sản văn hoá còn lại của đồng bào dân tộc Tây
Nguyên.
1.2.2. Sử thi Ê Đê
Cũng như các dân tộc anh em, trong ngữ văn dân gian, người Ê Đê
thường dung ba hình thức ngôn ngữ và thơ ca để phản ánh cuộc sống, diễn
đạt tâm hồn tư tưởng của mình. Thứ nhất là ngôn ngữ thông thường; thứ hai
là lời nói vần được gọi là duê; thứ ba là ca hát. Như vậy là, người Ê Đê có ba
loại hình văn học dân gian: Loại hình kể chuyên xưa được diễn đạt bằng lời
nói thông thường; loại hình đúc kết kinh nhiệm được diễn đạt bằng lời nói
vần; loại hình phô diễn tâm tình được diễn đạt bằng ca hát dân gian. Sự phân
loại trên đây không hoàn toàn chặt chẽ và ranh giới giữa các loại hình cũng
không hoàn toàn dứt khoát. Nổi bật trong văn học dân gian Ê Đê phải kể đến
Klei khan.
Trong tiếng Ê Đê, klei là lời, bài, còn khan là hát kể. tuy nhiên hát ở
đây không phải là hát thông thường, mà là hát bao hàm ý nghĩa ngợi ca. Klei
khan là một hình thức truyện kể tổng hợp được thông qua hát kể. Nghệ nhân
khan – sử thi đã thu hút, sử dụng các hình thức ngôn ngữ giao tiếp, lời cúng
thần, tập quán pháp, thành ngữ, tục ngữ, ca dao – dân ca, một số “điển tích”
của thần thoại, cổ tích vào trong các tác phẩm khan.
Về phương diện nội dung, klei khan là bức tranh rộng lớn về cuộc
sống vật chất và tinh thần của người Ê Đê. Nội dung cơ bản của khan - sử thi
là kể chuyện các nhân vật anh hùng trong mối quan hệ với con người và thần
linh, trong đó chủ yếu là tường thuật các trận đánh nhau giữa hai lực lượng
đối lập nhau về quyền lợi. Về phương thức thể hiện, khan – sử thi kết hợp
phương thức trần thuật khách quan và phóng đại hiện thực. Nhìn chung,
mạch văn nhịp nhàng, đôi khi ào ạt, có sức lôi cuốn, hấp dẫn người khác.
Khi diễn xướng khan, nghệ nhân chủ yếu chỉ dùng ngôn ngữ và giọng
điệu để biểu đạt nội dung truyện kể, rất ít người dùng động tác nào đó để mô
phỏng cử chỉ, hành động của nhân vật. tùy theo nội dung cụ thể của truyện
kể mà nghệ nhân có giọng điệu sao cho phù hợp, nhằm đưa lại hiệu qủa nhận
thức – thẩm mĩ cao nhất cho người nghe.
Nhìn chung, hát kể khan được tiến hành theo một chu kì khá đơn
giản. Khi bắt đầu, giọng nghệ nhân từ thấp lên cao, diễn tả hết một câu, một
ý thì giọng nghệ nhân ngân dài để ngắt câu, chuyển ý. Sau khi ngắt câu,
chuyển ý, nghệ nhân lại có giọng như lúc bắt đầu khan. Điều kính phục ở
đây là nội dung khan được người diễn xướng diễn đạt bằng nhiều làn điệu.
Khi thì nói vần, khi thì ngân nga, khi thì hát, sự cuốn hút, hấp dẫn người
nghe của khan chủ yếu là ở ngôn ngữ, âm điệu, hình ảnh nội dung lời khan
và giọng kể, ngâm của nghệ nhân. Ngoài ra thường không có nhạc kèm theo.
Klei khan được kể trong các buổi sinh hoạt công cộng có cúng lễ hoặc
không có cúng lễ vào giai đoan vui chơi của buổi sinh hoạt. Klei khan được
hát kể tại ba địa điểm: trong chòi, ở trên rẫy, lễ bỏ mả và trong gian khách
của ngôi nhà dài. Khan thường được diễn xướng trước đám đông. Sự có mặt
đông đúc của công chúng sẽ làm cho nghệ nhân càng thêm hứng khởi. Công
chúng khan đa dạng hơn công chúng của các hình thức văn học dân gian
khác, cảm xúc thẩm mĩ của họ khi nghe khan cũng phong phú, đa dạng hơn.
Sinh hoạt khan không thể tách rời không khí hòa hợp với tinh thần cộng
đồng hân hoan của các sinh hoạt tập thể của người Ê đê với các hoạt động
của nó như chiêng trống, cúng lễ, uống rượu cần… Một không khí tràn ngập
hội hè ăn uống mà đồng bào gọi là “ăn năm, uống tháng”. Sinh hoạt khan
dẫu có được tổ chức sau buổi sinh hoạt công cộng có cúng lễ hay không thì
nó cũng không mang tính chất nghi lễ tín ngưỡng mà mang tính chất văn học
nghệ thuật. Đặc biệt để có xúc cảm và niềm tin chân thành về toàn bộ các
hoạt động thần kì và không khí thần thoại trong khan, toàn bộ quá trình sang
tạo, trình diễn và thưởng thức khan đều phải tắm trong quan niệm mà các
nhà nghiên cứu gọi là quan niệm về sự huyền ảo có thật.
Tiểu kết
Tây Nguyên núi đồi hùng vĩ, theo năm tháng vẫn giữ lại trong mình
một vẻ đẹp hoang sơ và kỳ bí đến lạ thường. Văn hóa Tây Nguyên muôn
màu muôn vẻ, đa sắc thái dân tộc, được bao bọc bởi chính đất mẹ nơi này.
Những cánh rừng bạt ngàn, những con thác ngày đêm ầm ầm đổ nước, hay
những lời ca hát, những tiếng cồng chiêng của buôn làng cứ thế mà đi theo
năm tháng trong tiềm thức của mỗi người con núi rừng.
Sống ở mảnh đất Tây nguyên, dân tộc Ê Đê mang trong mình những
nét chung của đại ngàn và cả những điểm riêng khác biệt. Tộc người Ê Đê có
nhiều nhóm. Tuy các nhóm này có một số điểm khác nhau về phong tục tập
quán, nghĩa từ vựng, cách phát âm, nhưng cư dân Ê Đê là một tộc người có
nền văn hóa chung, thống nhất.
Sản xuất nương rẫy chiếm vị trí trọng yếu, là nguồn sống chính của
người Ê Đê. Bên cạnh trồng lúa, người Ê Đê còn trồng ngô, khoai, sắn.
Ngoài việc làm rẫy, đồng bào còn vào rừng chặt đọt mây, kiếm các loại rau
quả về làm thức ăn. Việc đánh bắt cá, săn bắn chim muông mang lại cho
người Ê Đê một nguồn thực phẩm khá dồi dào. Việc chăn nuôi gia cầm, gia
súc rất được chú trọng phát triển trong từng gia đình.
Một tập tục tồn tại từ lâu và khá bền vững trong xã hội Ê Đê phải kể
đến là chuê nuê. Mục đích quan trọng của tập tục này là kế thừa tài sản, cũng
là để duy trì mối quan hệ thông gia. Chuê nuê còn tìm lại sự hài hòa cho gia
đình, dòng họ.
Trong quan niệm của mình, người Ê Đê cho rằng thế giới có ba tầng:
tầng đất, tầng trời và tầng dưới mặt đất. Ở ba tầng đó đều có các vị thần trú
ngụ. Họ tin rằng con người, chim muông, cây cỏ, đồ vật trong nhà… đều có
hồn. Vì vậy, cuộc sống của người Ê Đê gắn bó mật thiết với những tập tục
tôn giáo, tín ngưỡng.
Người Ê Đê có thể loại văn học dân gian tổng hợp gọi là klei khan,
theo thuật ngữ chuyên ngành thì gọi là sử thi dân gian.
Klei khan là món ăn tinh thần quan trọng của người Ê Đê. Có thể nói
mỗi người Ê Đê yêu thích khan đều có một Dăm Săn, Sing Nhã, Dăm Yi,
Mdrong Dăm, Hñi, Brơ Tang, Hbia Blao, Hbia Sun….của mình. Tuy nhiên,
ở đây người Ê Đê không đơn thuần chỉ coi hát kể khan là sinh hoạt văn nghệ
giải trí mà qua đó còn là sự truyền dạy và tiếp thu lịch sử của tộc người họ.
Đồng bào luôn tin rằng các nhân vật trong khan là có thật.
CHƢƠNG 2
CÁC DẠNG NHÂN VẬT VÀ THI PHÁP THỂ HIỆN
TRONG SỬ THI Ê ĐÊ QUA TÁC PHẨM MDRONG DĂM
2.1. Các dạng nhân vật
2.1.1. Nhân vật trung tâm (nhân vật anh hùng)
Người anh hùng là nhân vật trung tâm của tác phẩm sử thi. Do vậy
xây dựng kiểu mẫu nhân vật anh hùng chính là yếu tố quan trọng nhất. Nhân
vật anh hùng trong sử thi Ê Đê được nghệ nhân hướng tới sự “hoàn tất” (với
ý nghĩa ở các mặt đều có phẩm giá cao nhất) và “toàn vẹn” (với ý nghĩa giữa
bản chất thật của nó và sự biểu hiện bên ngoài của nó không có mảy may
khác biệt). Đó là một trong những dấu hiệu tiêu biểu, là bản chất của sử thi
khi viết về những người anh hùng – nhân vật trung tâm của tác phẩm.
Nhân vật trung tâm của “Mdrong Dăm” chính là chàng trai Mdrong
Dăm. Trong tiếng Ê Đê thì Mdrong nghĩa là giàu có, còn Dăm chỉ chàng trai
tài giỏi, hùng mạnh. Như vậy, Mdrong Dăm được hiểu là “chàng trai giàu có,
tài giỏi và hùng mạnh”. Ngay tên gọi của tác phẩm cũng đã nói lên khát
vọng, sự ngưỡng mộ của cộng đồng Ê Đê gửi gắm qua nhân vật này.
Chúng ta đã từng gặp trong các truyện cổ tích, truyện truyền thuyết
của người Kinh sự ra đời kỳ lạ của những nhân vật như Thánh Dóng, Sọ Dừa
Thạch Sanh… Nguồn gốc của họ đều mang một màu sắc huyền thoại. Có
một mô tip phổ biến đó là một cặp vợ chồng đã già rồi mà vẫn chưa có con,
người vợ ăn phải dị vật (uống nước trong quả dừa rồi thụ thai - “Sọ Dừa”);
hoặc người mẹ giẫm phải vết chân (“Thánh Gióng”) rồi đứa trẻ được sinh
ra; hay như Thạch Sanh là do hoàng tử con trai Ngọc Hoàng đầu thai làm
người… Những đứa trẻ này lớn lên cũng khác biệt với những người khác
(Thánh Gióng ba năm không biết nói biết cười, chỉ đến khi nghe sứ giả rao
tìm người tài mới bật tiếng gọi. Câu nói đầu tiên là câu nói muốn đánh giặc.
Còn Sọ Dừa lớn lên trong vỏ bọc xấu xí, dị hợm như một cục thịt đỏ hỏn
suốt ngày chỉ lăn lông lốc nhưng cũng đi chăn bò, làm thuê. Thạch Sanh thì
một mình lớn lên bên gốc đa và được thần dạy cho võ nghệ…).
Như vậy, mặc nhiên trong trí tưởng tượng của dân gian, những nhân
vật anh hùng xuất chúng như vậy đều không thể được sinh ra theo cách bình
thường như những con người bình thường. Họ phải là con của những thế lực
siêu nhiên, kì lạ… Cũng chính vì thế, họ sống một cuộc đời khác với những
người phàm trần khác.
Sử thi Ê Đê cũng kể về những nhân vật anh hùng đều có sự ra đời kì
lạ, thậm chí không rõ nguồn gốc. Chỉ biết họ là con của thần, của trời đất…
Sử thi Ê Đê thường cho một dung lượng nhất định để kể về thời thơ ấu của
các nhân vật chính.
Sự ra đời của Mdrong Dăm cũng mang vẻ khác thường, dù mẹ chàng
đã tình tự với Dăm Bhu trong rừng, nhưng nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của
nhân vật anh hùng này còn là do mẹ chàng “ăn trái cây giữa thân, uống nước
giữa dòng thác, ăn trái dại trong rừng nên bụng mới ngày một to lên” [28,tr
622]. Việc chàng chào đời cũng đặc biệt hơn những đứa trẻ khác, chàng làm
mẹ mình đau đớn khủng khiếp, chẳng như cái đau đớn của sự sinh đẻ bình
thường “Hbia Knhí càng đau dữ dội, như có vật gì xé rách bụng, đau buốt
xương, người mệt lử. Nàng đứng dậy đến ngồi ở phía đông không được, rồi
đến ngồi ở phía tây cũng không xong, đứa con trong bụng đang đưa chân ra
trước” [28, tr 631]. Muốn đứa trẻ ra đời thì phải “cúng bằng một rượu ché
ba, cùng một con gà trống trắng, phải cúng cho các thần cây có quả giữa
thân, phải cúng tổ tiên. Ngoài rượu ché ba, gà trống trắng còn phải có ba
rượu ché tuk, một con heo trắng chưa thiến để cúng cho thần cây có quả giữa
thân, cúng cho loại hoa mọc hoang trong rừng” [28, tr 548]. Khi đã được
sinh ra, cậu bé con cũng thể hiện sự khác thường của mình khi cứ khóc mãi
không thôi. “Chàng Prong Mưng Hdăng dạo hỏi bao nhiêu tên của các tù
trưởng tài giỏi, giàu mạnh trên khắp xứ sở này, mà con trai của Hbia Knhí
vẫn cứ khóc” [28, tr 650]. Cuối cùng, phải đến khi vị thần tối cao của người Ê
Đê - Aê Du - đặt tên nó là Mdrong Dăm thì nó mới thôi khóc. Rõ ràng, đây
không phải là sự ra đời của một con người bình thường. Đó là sự xuất hiện
của một người khác thường trong tương lai. Chính bà bói khi xem cho Hbia
Knhí trước lúc sinh cũng đã khẳng định đứa con của nàng “nếu là con trai nó
sẽ trở thành người dũng mãnh và giàu có. Dù con tê giác đi qua, con voi ngăn
nó đều không sợ, dù người khác tài giỏi đến đâu cũng không bằng nó” [28, tr
648]. Sau này, chính mẹ của Hbia Sun cũng đã nhận xét về Mdrong Dăm rằng
“đó là con của thần linh, dưới là đồng, trên là vàng” [28, tr 690].
Như đã nói, nhân vật anh hùng trong sử thi Ê Đê được nghệ nhân
hướng tới sự “hoàn tất” (với ý nghĩa các mặt đều có phẩm giá cao nhất) và
toàn vẹn. Vậy nên, khi xây dựng hình tượng những anh hùng, tác giả dân
gian bao giờ cũng dành cho họ những lời ngợi ca, sự trân trọng nhất. Trong
tiềm thức của họ, những anh hùng chính là sự kết hợp một cách hoàn hảo
nhất hình thức đẹp đẽ, tài trí và lòng dũng cảm.
Trước hết, Mdrong Dăm khi còn nhỏ đã thật đẹp, chàng “có đôi chân
như người ta tạc, miệng như quả mlue, mắt như sao hôm, thân thể thơm mãi
mùi hoa quả rừng” [28, tr 668]. Lớn lên, Mdrong Dăm có vẻ đẹp nổi bật
“bắp chân như người ta chạm, ngắm bắp đùi như người tạc có, tiếng nói,
tiếng cười của chàng giòn tan” [28, tr 689]. Trang phục của Mdrong Dăm
thật rực rỡ, tương xứng với sự giàu sang và vẻ đẹp oai hùng của chàng: “khố
kiểu người Hdrung quấn ba vòng, chàng mặc khố thêu của người Ê Đê bằng