Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Tăng lương danh nghĩa, giảm lương thực tế! doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.32 KB, 3 trang )

Tăng lương danh nghĩa, giảm lương thực tế!
Nguồn: vietbao.vn
Do mức độ lạm phát, chế độ tiền lương mới trên danh nghĩa có tăng, nhưng tiền
lương thực tế đang có nguy cơ giảm sút, đặc biệt là đối với khu vực hành chính sự
nghiệp (HCSN). Điều đó đã được xác định tại cuộc Hội thảo "Những tác động đối
với người LĐ khi áp dụng chế độ tiền lương mới" diễn ra trong 2 ngày 14-15/6 tại
Hà Nội.
Lương khối DNNN: Lợi nhiều hơn thiệt, nhưng...
Tính đến hết tháng 12/2004, Chính phủ đã ban hành 4 nghị định về chế độ tiền lương mới
đối với khu vực DNNN. Căn cứ các NĐ của Chính phủ, đến nay Bộ LĐTBXH đã ban
hành 11 thông tư hướng dẫn về tiền lương mới cho khu vực này.
Về cơ bản, các DNNN đã hoàn thành việc chuyển xếp lương cũ sang lương mới, làm cơ
sở thực hiện đóng BHXH, BHYT và triển khai kế hoạch tiền lương năm 2005. Theo ông
Hoàng Minh Hào - Phó Vụ trưởng Vụ Tiền lương, tiền công (Bộ LĐTBXH), khi áp dụng
tiền lương mới, thu nhập thực lĩnh của người LĐ đã được tăng lên. Cụ thể: Hệ thống
thang lương, bảng lương được điều chỉnh mở rộng quan hệ tiền lương (tăng hệ số lương),
bổ sung các chức danh mới tạo điều kiện để xếp tăng hệ số lương (tiền lương chế độ) cho
người LĐ.
Với điều chỉnh này, người có mức lương trung bình và người có mức lương thấp đã được
tăng lương với tỉ lệ cao hơn (mức trung bình tăng 31,5% và mức lương thấp tăng 50%).
Hệ số tiền lương được điều chỉnh đã tạo cơ sở pháp lý tăng mức lương thực hiện chế độ
BHXH cho người LĐ, để khi nghỉ hưu có mức lương hưu cao hơn (người LĐ chỉ đóng
5% mức lương mới, nhưng được hưởng 20% tính trên mức lương mới), đồng thời tăng
mức tiền lương để tính hưởng các chế độ khác như: Thai sản, nghỉ phép, ốm đau, bệnh
nghề nghiệp...
Theo ông Hào thì một vấn đề rất có lợi là: Chế độ tiền lương mới đã tách riêng lương của
thành viên HĐQT, TGĐ, GĐ Cty nhà nước ra khỏi quỹ tiền lương theo đơn giá của người
LĐ để tạo điều kiện trả lương thoả đáng, trên cơ sở hiệu quả hoạt động, kết quả điều hành
DN. Với cách trả lương này, mức lương cao nhất của chủ tịch HĐQT, TGĐ Cty nhà nước
hạng đặc biệt có thể lên tới 22 triệu đồng/tháng.
Bên cạnh những tích cực trên, việc thực hiện chế độ tiền lương mới sẽ rất khó khăn cho


DNNN, nhất là những DN hoạt động kém hiệu quả. Cũng theo ông Hào, khu vực kinh tế
nhà nước hiện có 4.300 DN, nhưng 70% số này làm ăn không có lãi, trong đó có tới 30%
thua lỗ. Việc phải tăng tiền lương cho người LĐ theo quy định mới quả là một vấn đề nan
giải.
Khối HCSN: Lương thực tế đang giảm
Điều bức xúc nhất đối với các đại biểu dự hội thảo là những tác động tiêu cực của việc áp
dụng tiền lương mới cho khối HCSN. Bà Nguyễn Xuân Dung - Ban CSKTXH Tổng
LĐLĐVN - nêu ý kiến: "Tuy không tăng mức lương tối thiểu, nhưng do hệ số mức lương
tăng nên tiền lương danh nghĩa của CNVC-LĐ khối HCSN có tăng. Tuy nhiên, vì chỉ số
giá tăng cao trong thời gian qua (5 tháng đầu năm 2005 tăng 4,8%) nên đã ảnh hưởng lớn
đến thu nhập, đời sống của đại bộ phận công chức, viên chức và người LĐ.
Nếu so sánh với thời điểm tháng 1/2003 (khi ban hành mức lương tối thiểu 290.000
đồng), thì chỉ số giá đến tháng 5.2005 đã là 117,15%. Như vậy, tiền lương thực tế của
người LĐ đã bị giảm sút!". Nhiều đại biểu khác thì cho rằng, cải cách tiền lương phải
đảm bảo tiền lương thực tế tăng. Lương mới chưa được áp dụng mà giá cả đã tăng thì cải
cách tiền lương không còn ý nghĩa.
Hội thảo cũng nêu lên những bất cập do chậm triển khai chế độ tiền lương mới. Tiền
lương mới được điều chỉnh từ 1/10/2004, nhưng đến tháng 1/2005 Bộ Nội vụ mới tập
huấn các nội dung nghị định, thông tư hướng dẫn và sau đó các ngành, địa phương mới tự
chuyển xếp lương trong ngành, địa phương quản lý. Mặc dù đã chậm, nhưng khi chuyển
xếp lương mới lại phát sinh nhiều vấn đề gây thắc mắc, cần bổ sung, sửa đổi, dẫn đến
việc thực hiện càng chậm hơn.
Nguồn kinh phí thực hiện đối với đơn vị sự nghiệp có thu cũng có vấn đề. Quy định là sử
dụng tối thiểu 40% số thu được để lại để chi lương, riêng các đơn vị sự nghiệp thuộc
ngành y tế sử dụng tối thiểu 35%. Với quy định này, cán bộ công chức các đơn vị (trừ
đơn vị được ngân sách bao cấp) không phấn khởi, vì thực chất thu nhập của họ tuỳ thuộc
vào hiệu quả kinh tế của đơn vị. Dù Nhà nước có tăng lương, nhưng thực chất là lấy bớt
một phần thu nhập hiện có của họ chuyển sang tiền lương mới!

×