Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

TIỂU LUẬN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC QUAN ĐIỂM CỦA MÁC, ĂNGGHEN VÀ LÊ VỀ NIN THỜI KỲ QUÁ ĐỘ GIÁN TIẾP TỪ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.52 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


TIỂU LUẬN
MƠN HỌC: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: QUAN ĐIỂM CỦA MÁC, ĂNG-GHEN VÀ LÊ VỀ NIN THỜI KỲ
QUÁ ĐỘ GIÁN TIẾP TỪ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2021

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU..........................................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài........................................................................................................................1
2.Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................................1
NỘI DUNG......................................................................................................................................2
CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA MÁC, ĂNG-GHEN VÀ LÊ NIN VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ
GIÁN TIẾP TỪ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI.....................................2
1.1 Khái niệm...................................................................................................................................2
1.2 Tính tất yếu của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.............................................................2
1.3 Nội dung và thực chất của thời kì quá độ từ xã hội tư bản đi lên xã hội chủ nghĩa...................3
1.3.1 Nội dung của thời kỳ hóa độ từ xã hội tư bản đi lên xã hội chủ nghĩa................................3
1.3.2 Cách thức đi lên quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội..................................................................6
1.4. Đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội....................................................................6
1.4.1 Trên lĩnh vực kinh tế............................................................................................................6
1.4.2 Trong lĩnh vực chính trị.......................................................................................................7
1.4.3 Trong lĩnh vực tư tưởng – văn hóa.......................................................................................7
1.4.4 Trong lĩnh vực xã hội...........................................................................................................8
CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở


VIỆT NAM......................................................................................................................................8
2.1 Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa....................................................8
KẾT LUẬN...................................................................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................13


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ lịch sử đặc biệt, thời kỳ cải biến
cách mạng sâu sắc, toàn diện, triệt để từ xã hội cũ (xã hội tư bản chủ nghĩa) thành
xã hội mới (xã hội cộng sản chủ nghĩa mà giai cấp thấp là xã hội chủ nghĩa), tạo ra
những tiền đề vật chất, tinh thần cần thiết để hình thành một xã hội mà trong đó
những nguyên tắc căn bản của xã hội chủ nghĩa được sẽ được thực hiện. Thời kỳ
này được bắt đầu từ khi cách mạng vô sản thắng lợi, giai cấp vô sản giành được
chính quyền bắt tay vào xây dựng xã hội mới và kết thúc khi xây dựng thành công
các cơ sở kinh tế, xã hội, chính trị của chủ nghĩa xã hội. Qua đó quá độ gián tiếp từ
xã hội trước hay tiền tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Đây là hình thức quá độ phản ánh
sự phản ánh sự phát triển nhảy vọt quá độ lên chủ nghĩa xã hội không qua chế độ tư
bản chủ nghĩa ở những nước có nền kinh tế kém phát triển.
Với mục đích tìm hiểu những vấn đề lý luận và thực tế thực hiện con đường quá
độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội, nhóm em đã chọn đề tài “Quan điểm của Mác,
Ăng-Ghen và Lê-Nin thời kỳ quá độ gián tiếp từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã
hội”.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Về kiến thức: nắm được những quan điểm của chủ nghĩa Mác -Lênin về chủ
nghĩa xã hội, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng sáng tạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam vào điều kiện cụ thể Việt Nam.
Về kỹ năng: Biết vận dụng những tri thức có được vào phân tích những vấn đề
cơ bản về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện

nay.

1


Về tư tưởng: Khẳng định niềm tin vào chế độ xã hội chủ nghĩa, luôn tin và ủng
hộ đường lối đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam.

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA MÁC, ĂNG-GHEN VÀ LÊ NIN
VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ GIÁN TIẾP TỪ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1.1 Khái niệm
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, triệt
để, toàn diện từ xã hội cũ thành xã hội mới: chủ nghĩa xã hội. Nó diễn ra từ khi giai
cấp vơ sản giành được chính quyền bắt tay vào xây dựng xã hội mới và kết thúc khi
xây dựng thành công những cơ sở của chủ nghĩa xã hội cả về lực lượng sản xuất,
quan hệ sản xuất, cơ sở kinh tế và kiến trúc thượng tầng.

1.2 Tính tất yếu của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội
Để chuyển từ xã hội tư bản chủ nghĩa lên xã hội xã hội chủ nghĩa cần phải trải qua một
thời kỳ quá độ nhất định. Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được lý giải
từ các căn cứ sau đây:
Một là, chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội khác nhau về bản chất. chủ nghĩa tư bản
được xây dựng trên cơ sở chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về các tư liệu sản xuất; dựa trên
chế độ áp bức và bóc lột. Chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên cơ sở chế độ công hữu về
tư liệu sản xuất chủ yếu, tồn tại dưới 2 hình thức là nhà nước và tập thể; khơng cịn các
giai cấp đối kháng, khơng cịn tình trạng áp bức, bóc lột. Muốn có xã hội như vậy cần
phải có một thời kỳ lịch sử nhất định.

Hai là, chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên nền sản xuất đại cơng nghiệp có trình độ cao.
Q trình phát triển của chủ nghĩa tư bản đã tạo ra cơ sở vật chất – kỹ thuật nhất định cho

2


chủ nghĩa xã hội, nhưng muốn có cơ sở vật chất – kỹ thuật đó cần phải có thời gian tổ
chức, sắp xếp lại.
Đối với những nước chưa từng trải qua q trình cơng nghiệp hóa tiến lên chủ nghĩa xã
hội, thời kỳ quá độ cho việc xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội có
thể kéo dài với nhiệm vụ trọng tâm của nó là tiến hành cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
Ba là, các quan hệ xã hội của chủ nghĩa xã hội khơng tự phát nảy sinh trong lịng chủ
nghĩa tư bản, chúng là kết quả của quá trình xây dựng và cải tạo xã hội chủ nghĩa. Sự phát
triển của chủ nghĩa tư bản dù đã ở trình độ cao cũng chỉ có thể tạo ra những điều kiện,
tiền đề cho sự hình thành các quan hệ xã hội xã hội chủ nghĩa, do vậy cũng cần phải có
thời gian nhất định để xây dựng và phát triển các quan hệ đó.
Bốn là, cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là một cơng việc mới mẻ, khó khăn và phức
tạp, cần phải có thời gian để giai cấp cơng nhân từng bước làm quen với những cơng việc
đó.
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở các nước có trình độ phát triển kinh tế – xã hội
khác nhau có thể diễn ra với khoảng thời gian dài, ngắn khác nhau. Đối vơi những nước
đã trải qua chủ nghĩa tư bản phát triển ở trình độ cao thì khi tiến lên chủ nghĩa xã hội, thời
kỳ quá độ có thể tương đối ngắn. Những nước đã trải qua giai đoạn phát triển chủ nghĩa tư
bản ở mức độ trung bình, đặc biệt là những nước cịn ở trình độ phát triển tiền tư bản, có
nền kinh tế lạc hậu thì thời kỳ quá độ thường kéo dài với rất nhiều khó khăn, phức tạp.

1.3 Nội dung và thực chất của thời kì quá độ từ xã hội tư bản đi lên
xã hội chủ nghĩa
1.3.1 Nội dung của thời kỳ hóa độ từ xã hội tư bản đi lên xã hội chủ nghĩa
Thời kỳ quá độ bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Cùng với sự phát triển lịch

đại của một xã hội theo chiều dọc thời gian, tuần tự trải qua các hình thái do mâu thuẫn

3


bên trong, C. Mác còn đề cập đến sự phát triển đồng đại theo chiều ngang không gian do
tương tác qua lại giữa các xã hội. Ông chú ý đến trường hợp đặc biệt là, hai xã hội thời cổ
đại “tác động qua lại làm nảy sinh ra một cái gì mới, một sự tởng hợp”, “kết hợp cả hai”
Phương Thức Sản Xuất và cùng tiến lên một hình thái kinh tế - xã hội cao hơn. Đó là
trường hợp người Giécmanh từ xã hội công xã nguyên thủy bỏ qua xã hội nô lệ, cùng
người La Mã đi lên xã hội phong kiến. Từ khi người Giécmanh bắt đầu lấn át người La
Mã vào thế kỷ thứ II và đánh đổ chế độ nô lệ vào thế kỷ thứ V, họ chỉ mất 300 năm để từ
cuối công xã nguyên thủy bỏ qua chế độ nô lệ lên chế độ phong kiến. Nếu vẫn tồn tại
riêng biệt, thì để có sự phát triển đó, họ phải trải qua xã hội nơ lệ hàng nghìn năm.
Từ cách tiếp cận này C. Mác cũng chỉ ra, khi một số nước tử bản chủ nghĩa ở châu Âu có
trình độ cơng nghiệp khác nhau tác động qua lại, thì mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và
quan hệ sản xuất ở nước có trình độ thấp vẫn có thể gây xung đột chính trị gay gắt, khiến
cho cách mạng vơ sản sớm nở ra.
Khi quan tâm đến tình hình nước Nga Sa hồng đương thời, C. Mác và Ph. Ăngghen cho
rằng, khơng chỉ nước tư bản chủ nghĩa tiên tiến phương Tây có thể làm cách mạng vơ sản
thành cơng rồi bước vào thời kỳ quá độ, mà nước Nga và các nước tiền tư bản chủ nghĩa
nói chung cũng có thể thực hiện điều đó. Điều kiện quan trọng ở đây là, các nước này
được nước phương Tây phối hợp cùng làm cách mạng vô sản thành công, tiếp tục giúp đỡ
về vật chất khi bước vào thời kỳ quá độ. Lúc ấy nước phương Tây thực hiện thời kỳ quá
độ trực tiếp. Nước được giúp đỡ “không phải trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ
nghĩa”, “rút ngắn tiến trình đi lên chủ nghĩa xã hội”, có nghĩa là rút ngắn chính lịch trình
vận động, phát triển của xã hội tư bản chủ nghĩa. Nhưng nó vẫn phải thực hiện thời kỳ
quá độ từ tiền đề vật chất không tự tạo ra ở bên trong, mà được giúp đỡ từ bên ngồi.
Chính vì thế, thời kỳ q độ này khơng hồn tồn trực tiếp, mà chỉ là nửa trực tiếp.
Thời kỳ quá độ bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Theo V. I. Lênin, từ cuối thế kỷ XIX, chủ

nghĩa tư bản có nhiều biến chuyển quan trọng: độc quyền thay thế cạnh tranh, việc mở
mang thị trường thế giới đã đạt đến giới hạn địa lý toàn cầu. Mâu thuẫn giữa các nước
phương Tây trở nên gay gắt. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Xuất hiện cơ hội cho

4


cách mạng xã hội chủ nghĩa có thể thắng lợi ở một nước riêng biệt không phải là nước
tiên tiến, và đó chính là nước Nga. Tiếp theo, nước này có thể bước vào thời kỳ quá độ
gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Thời kỳ quá độ gián tiếp
có một nội dung chủ yếu là, dưới sự kiểm soát, bảo đảm của nhà nước xã hội chủ nghĩa,
cần sử dụng, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa để xây dựng lự lượng sản xuất. Sau đó,
tiếp tục chuyển sang thực hiện nhiệm vụ của thời kỳ quá đ trực tiếp, là xây dựng cơ sở
ban đầu cho chủ nghĩa xã hội.
Sau Cách mạng Tháng Mười năm 1917, V. I. Lênin cho rằng các nước lạc hậu phụ thuộc,
thuộc địa ở phương Đơng cũng có thể thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa và thời kỳ
quá độ, khi liên minh với nước Nga Xôviết. Trong tư tưởng của V. I. Lênin, đương nhiên
thời kỳ quá độ này sẽ khó khăn hơn nếu diễn ra đơn độc. Nhưng dù có thực hiện được sự
liên minh, thì thời kỳ quá độ ấy cũng vẫn chỉ là gián tiếp và ở trình độ thấp hơn nhiều so
với thời kỳ quá độ gián tiếp ở nước Nga. Ngoài ra, phải phân biệt tư tưởng đó của V. I.
Lênin với một ý kiến khác của chính ơng cho rằng, nếu được giai cấp vơ sản các nước tiên
tiến giúp đỡ, thì các nước lạc hậu có thể đi lên chủ nghĩa xã hội “khơng phải trải qua giai
đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”. Đây chính là tư tưởng của C. Mác và Ph. Ăngghen về
thời kỳ quá độ nửa trực tiếp, không giống thời kỳ quá độ gián tiếp mà V. I. Lênin mới nêu
lên.
Ngay từ những năm 60 của thế kỷ XIX, khi xem xét tình hình thuộc địa Ailen và chính
quốc Anh, C. Mác và Ph. Ăngghen đã từng nêu khả năng cách mạng giải phóng dân tộc ở
thuộc địa nở ra, kết hợp và thúc đẩy cách mạng vô sản tại chính quốc. Nhưng trong tư
tưởng của các ơng, thời kỳ quá độ ở Ailen là nửa trực tiếp. Bởi vì sau cách mạng vô sản,
nước Anh sẽ bước vào thời kỳ quá độ trực tiếp, nên nó có đủ điều kiện để giúp đỡ các

nước lạc hậu thực hiện thời kỳ quá độ nửa trực tiếp. Chính trên cơ sở những tư tưởng này
của Mác - Ăngghen - Lênin, từ năm 1920, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ vai trị quan
trọng, tích cực chủ động của cách mạng giải phóng dân tộc, gắn liền cuộc cách mạng này
với cách mạng xã hội chủ nghĩa.

5


Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc toàn
bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm thực hiện sự chuyển biến từ xã hội cũ
sang xã hội mới – xã hội chủ nghĩa.
Giai cấp cơng nhân và chính đảng của nó muốn xây dựng thành cơng chủ nghĩa
xã hội với tư cách là một chế độ ưu việt, tốt đẹp hơn chủ nghĩa tư bản thì tất yếu
phải trải qua thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Bởi vì:
Một là: Chủ nghĩa xã hội với tư cách là một chế độ xã hội không thể ra đời tự
phát trong lòng chế độ tư bản chủ nghĩa hay các xã hội tiền tư bản chủ nghĩa. Các
xã hội trước chỉ chuẩn bị những điều kiện vật chất để giai cấp công nhân thực hiện
bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cịn bản thân cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã
hội chỉ được thực hiện khi có cơ sở vật chất – kỹ thuật cũng như với kiến trúc
thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hóa tương ứng.
Hai là: Sau khi giành được chính quyền, giai cấp công nhân cũng không thể đem
áp dụng ngay tức khắc những nguyên tắc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bởi vì, những
nguyên tắc xây dựng và bản chất của chủ nghĩa xã hội khác với các xã hội trước;
giai cấp thống trị cũ mới bị đánh bại về chính trị nhưng chưa bị tiêu diệt hoàn toàn;
những tàn dư của xã hội cũ còn in vết trong xã hội mới. Do đó cần có thời gian để
tiến hành cải tạo những tàn dư của xã hội cũ, từng bước xây dựng các nhân tố mới.
1.3.2 Cách thức đi lên quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội
Gồm 2 cách:
Một là: Quá độ trực tiếp từ các nước tư bản chủ nghĩa phát triển lên chủ nghĩa xã
hội.

Hai là: Quá độ gián tiếp từ các nước tiền tư bản chủ nghĩa hay các nước tư bản
trung bình lên chủ nghĩa xã hội.
Dù trực tiếp hay gián tiếp đều phải trải qua quá trình phức tạp lâu dài, dựa vào
điều kiện kinh tế xã hội, thực chất của thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội...
6


1.4. Đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
1.4.1 Trên lĩnh vực kinh tế
Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, về phương diện kinh
tế, tất yếu tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó có thành phần đối lập. Đề
cập tới đặc trưng này, V.I. Lênin cho rằng: “Vậy thì danh từ q độ có nghĩa là gì?
Vận dụng vào kinh tế, có phải nó có nghĩa là trong chế độ hiện nay có những thành
phần, những bộ phận, những mảnh của cả chủ nghĩa tư bản lẫn chủ nghĩa xã hội
không? Bất cứ ai cũng thừa nhận là có. Song khơng phải mỗi người thừa nhận
điểm ấy đều suy nghĩ xem các thành phần của kết cấu kinh tế-xã hội khác nhau
hiện có ở Nga, chính là như thế nào? Mà tất cả then chốt của vấn đề lại chính là ở
đó”. Tương ứng với nước Nga, V.I Lênin cho rằng thời kỳ quá độ tồn tại 5 thành
phần kinh tế: Kinh tế gia trưởng; kinh tế hàng hóa nhỏ; kinh tế tư bản; kinh tế tư
bản nhà nước; kinh tế xã hội chủ nghĩa.
1.4.2 Trong lĩnh vực chính trị
Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội về phương diện chính
trị, là việc thiết lập, tăng cường chun chính vơ sản mà thực chất của nó là việc
giai cấp cơng nhân nắm và sử dụng quyền lực nhà nước trấn áp giai cấp tư sản, tiến
hành xây dựng một xã hội không giai cấp. Đây là sự thống trị về chính trị của giai
cấp cơng nhân với chức năng thực hiện dân chủ đối với nhân dân, tổ chức xây dựng
và bảo vệ chế độ mới, chuyên chính với những phần tử thù địch, chống lại nhân
dân; là tiếp tục cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản đã chiến thắng nhưng
chưa phải đã toàn thắng với giai cấp tư sản đã thất bại nhưng chưa phải thất bại
hoàn toàn. Cuộc đấu tranh diễn ra trong điều kiện mới-giai cấp công nhân đã trở

thành giai cấp cầm quyền, với nội dung mới-xây dựng toàn diện xã hội mới, trọng
tâm là xây dựng nhà nước có tính kinh tế, và hình thức mới-cơ bản là hịa bình tở
chức xây dựng.

7


1.4.3 Trong lĩnh vực tư tưởng – văn hóa
Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội còn tồn tại nhiều tư
tưởng khác nhau, chủ yếu là tư tưởng vô sản và tư tưởng tư sản. Giai cấp công nhân
thông qua đội tiền phong của mình là Đảng Cộng sản từng bước xây dựng văn hóa
vơ sản, nền văn hố mới xã hội chủ nghĩa, tiếp thu giá trị văn hóa dân tộc và tinh
hoa văn hóa nhân loại, bảo đảm đáp ứng nhu cầu văn hóa-tinh thần ngày càng tăng
của nhân dân.
1.4.4 Trong lĩnh vực xã hội
Do kết cấu của nền kinh tế nhiều thành phần qui định nên trong thời kỳ quá độ
còn tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp và sự khác biệt giữa các giai cấp tầng lớp xã
hội, các giai cấp, tầng lớp vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau. Trong xã hội của
thời kỳ quá độ còn tồn tại sự khác biệt giữa nông thôn, thành thị, giữa lao động trí
óc và lao động chân tay. Bởi vậy, thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa
xã hội, về phương diện xã hội là thời kỳđấu tranh giai cấp chống áp bức, bất cơng,
xóa bỏ tệ nạn xã hội và những tàn dư của xã hội cũ để lại, thiết lập công bằng xã
hội trên cơ sở thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động là chủ đạo.
Tóm lại, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một thời kỳ lịch sử tất yếu trên
con đường phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Đó là thời
kỳ lịch sử có đặc điểm riêng với những nội dung kinh tế, chính trị, văn hóa và xã
hội đặc thù mà giai đoạn xã hội xã hội chủ nghĩa trên con đường phát triển của hình
thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa chỉ có thể đạt được trên cơ sở hồn thành
các nội dung đó.


CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
2.1 Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa
Từ Hội nghị Trung ương 1 Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 10-1930) đến
Hội nghị Trung ương 9 khóa VI Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 8-1990), : thời kỳ
8


quá độ luôn được xác định là: “do được các nước xã hội chủ nghĩa giúp đỡ, nên bỏ
qua giai đoạn phát triển TBCN”, tức là nửa trực tiếp. Đại hội II Đảng Lao động
Việt Nam (tháng 02-1951) nêu rõ: thời kỳ quá độ ở Việt Nam có điểm xuất phát
thấp hơn, cho nên lâu dài, khó khăn hơn. Đại hội VI của Đảng (năm 1986) mở ra
thời kỳ đổi mới, bắt đầu thực hiện đa dạng hóa sở hữu - một trong những nội dung
quan trọng nhất của NEP, nhưng vẫn nêu thời kỳ quá độ ở nước ta là “bỏ qua giai
đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”.
Tính tất yếu của sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa
ở Việt Nam:
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bắt đầu từ năm 1954 ở Miền Bắc và
năm 1975 trên phạm vi cả nước theo kiểu quá độ gián tiếp hoặc như V. I. Lênin nói
là kiểu “đặc biệt của đặc biệt”. Đó là sự lựa chọn tất yếu dựa trên những căn cứ sau:
Một là: căn cứ vào quan điểm của Chủ nghĩa Mác –Lênin cho rằng, ở những nước
nghèo nàn lạc hậu, chậm phát triển về kinh tế vẫn có khả năng tiến thẳng lên chủ
nghĩa xã hội mà không phải trải qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
Hai là: căn cứ vào xu thế phát triển của thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ chủ
nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, mở đầu bằng cuộc
cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga vĩ đại. Đó cũng là thời đại độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, nên nhiều nước đã đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ
qua chế độ tư bản chủ nghĩa như Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba, Triều Tiên, Lào…
Ba là: căn cứ vào điều kiện lịch sử của cách mạng nước ta, trong quá trình phát
triển của cách mạng Việt Nam, con đương quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế

độ tư bản trước hết là sự lựa chọn của chính Đảng ta: Ngay từ “Cương lĩnh chính trị
năm 1930” đến “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội” được trình bày ở Đại hội VII năm 1991, Đảng ta đều thể hiện bản lĩnh
chính trị về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
9


Cùng với sự lựa chọn của Đảng ta là sự lựa chọn của chính nhân dân lao động
nước ta khi theo Đảng làm cách mạng là muốn có cuộc đời ấm no, hạnh phúc. Để
mang lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân khơng có con đường nào khác là con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Hiện nay, mặc dù trước mắt, chủ nghĩa tư bản cịn có tiềm năng phát triển về
kinh tế, chủ nghĩa xã hội hiện thực sụp đỗ ở Liên Xô và Đông Âu, nhưng Đảng ta
vẫn khẳng định đi lên chủ nghĩa xã hội, đó là con đường duy nhất đúng đắn. Chủ
nghĩa xã hội vẫn là khuynh hướng phát triển khách quan của thời đại. Nó khơng chỉ
là lý tưởng mà là hiện thực sinh động trong quá trình phát triển của cách mạng Việt
Nam.
Những phương hướng – nhiệm vụ cơ bản xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:
Một là, xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của nhân dân, do nhân dân,
vì nhân dân, lấy liên minh giai cấp cơng nhân với giai cấp cơng nhân và tầng lớp trí
thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Thực hiện ngày càng đầy đủ các
quyền dân chủ, làm chủ, quyền lực của nhân dân; giữ nghiêm kỷ cương xã hội,
chuyên chính với mọi tội phạm và kẻ thù của nhân dân.
Hai là, phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại
gắn liền với phát triển một nền cơng nghiệp tồn diện là nhiệm vụ trung tâm, nhằm
từng bước xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, không ngừng
nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân.
Ba là, phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, thiết lập tưng bước quan hệ
sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu. Phát

triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận
hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Kinh tế quốc doanh và
kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Thực hiện
10


nhiều hình thức phân phối, lấy hình thức phân phối theo kết quả lao động và hiệu
quả kinh tế là chủ yếu.
Bốn là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa,
làm cho chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vị tri chủ đạo trong
đời sống tinh thần xã hội. Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp
của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây
dựng một xã hội dân chủ, văn minh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người.
Năm là, thực hiện chính sách đại đồn kết tồn dân tộc, củng cố và mở rộng Mặt
trận dân tộc thống nhất, tập hợp mọi lực lượng phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Thực hiện chính sách đối ngoại
hịa bình, hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước, trung thành với chủ nghĩa quốc
tế của giai cấp cơng nhân, đồn kết với các nước xã hội chủ nghĩa, với tất cả các
lực lượng đấu tranh vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế
giới.
Sáu là, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược
của cách mạng Việt Nam. Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước,
nhân dân ta luôn luôn nâng cao cảnh giác, củng cố quốc phịng, bảo vệ an ninh
chính trị, trật tự an tồn xã hội, bảo vệ Tở quốc và các thành quả cách mạng.
Bảy là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức
ngang tầm nhiệm vụ, bảo đảm cho Đảng làm tròn trách nhiệm lãnh đạo sự nghiệp
cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

11



KẾT LUẬN
Những tư duy mới mẻ của V. I. Lênin là những chỉ dẫn lý luận cơ bản định
hướng cho q trình cải cách, đởi mới của các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới
hiện nay. Trong sự nghiệp đẩy mạnh tồn diện, đồng bộ cơng cuộc đởi mới đất
nước hiện nay, cần tiếp tục đổi mới tư duy lý luận, làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn,
hoàn thiện hệ thống các quan điểm về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam, đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận,
cung cấp các luận cứ khoa học, lý luận cho việc hoạch định, phát triển đường lối,
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.Sự nghiệp đó ln gắn
liền với những cống hiến lý luận của V. I. Lênin trong quá trình lãnh đạo xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở quốc gia đầu tiên trên thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
12


1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳquá độlên
chủnghĩa xã hội. Nhà xuất bản SựThật, Hà Nội, 1991.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳquá độlên
chủ nghĩa xã hội (Bổ sung và phát triển năm 2011, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội
2011).
3. Hội đồng trung ương chỉđạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộmơn Mác
-Lênin, Tư tưởng HồChí Minh, Giáo trình chủnghĩa xã hội. Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2002.
4.V.I. Lênin.Tồn tập, Nxb. Tiến bộ, Matxcơva. 1978, tập. 36, tr. 362.

13



14



×