Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

CÁC NỘI DUNG DUNG LƯU Ý KẾ TOÁN XÂY DỰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (669.56 KB, 23 trang )

CÁC NỘI DUNG CẦN CHÚ Ý KHI LÀM KẾ TOÁN XÂY DỰNG

I) Quy trình nghiệp vụ:
Hợp đồng thi cơng (Chia giai đoạn nghiêm thu, thanh tốn) => Dự tốn cơng trình => Vay vốn
(nếu có) Phát sinh nghiệp vụ (NVL, Nhân công, khấu hao, bán thầu phụ…) => Ghi nhận giá trị
lũy kế phát sinh, nghiệm thu thanh toán theo giai đoạn => Tính giá thành, ghi nhận tổng doanh
thu, lãi lỗ khi cơng trình hồn thành => Nghiệm thu tồn bộ, thanh lý, đối chiếu dự tốn, đối
chiếu cơng nợ, nhập kho NVL thừa….
1) Kế toán cần chuẩn bị, lưu trữ thông tin:
- Hơp đồng thi công, bảng dự tốn từ phịng kỹ thuật, hợp đồng th nhân cơng, thuê lao động
thời vụ, hơp đồng thuê thầu phụ;
- Biên bản nghiệm thu theo giai đoạn, nghiệm thu toàn bộ, thanh lý hợp đồng;
- Lưu trữ đầy đủ các chứng từ phát sinh;
- Đối chiếu giữa dự toán và thực tế phát sinh. Đối chiếu giữa chứng từ đầu vào và chi phí thực tế
để lên kế hoạch cân đối đầu vào;
- Biên bản đối chiếu công nợ, giấy đề nghị thanh tốn….
2) Đối với NVL chính (621):
- Trường hợp mua hàng xuất ln cho cơng trình khơng qua kho: 331/621 ghi nhận chi tiết theo
vât tư từng cơng trình.
- Trường hơp mua hàng nhập kho rồi xuất cho công trình: 331/152 => 152/621 ghi nhận chi tiết
theo vât tư từng cơng trình.
- Điều chuyển NVL từ cơng trình này sang cơng trình khác (nếu có): lập phiếu điều chuyển kho
ghi nhận chi tiết vật tư, cơng trình chuyển, cơng trình nhận.
- Nhập kho NVL thừa từ cơng trình về. Ghi giảm 621, ghi tăng 152.
3) Đối với chi phí nhân công (622):
- Chuẩn bị hợp đồng thuê nhân công thời vụ, hợp đồng giao khoán;


- Hạch tốn chi phí nhân cơng: 334/622 chi tiết theo cơng trình. Trường hợp khơng chi tiết đươc
sẽ tập hợp chung để phân bổ. Chi phí nhân cơng thường đươc ghi nhận và hạch toán vào cuối
tháng.


4) Đối với chi phí máy thi cơng (623):
- Trích khấu hao theo từng tháng. Đối với máy thi công tham gia nhiều cơng trình thì kế tốn đưa
ra mỗi cơng trình sử dụng trong khoảng thời gian nào để phân bổ khấu hao cho cơng trình đó;
- Trường hợp khó xác định thì kế tốn tập hợp chung để phân bổ vào cuối tháng.
5) Đối với chi phí thầu phụ (627):
- Kế tốn ghi nhận chứng từ, hóa đơn từ nhà thầu phụ và tập hợp thẳng vào cơng trình th thầu
phụ: 331/627;
- Khơng nên để nhà thầu phụ xuất 1 hóa đơn cho nhiều cơng trình nhận thầu;
- Đối với chi phí chung khác (627) như: chi phí dịch vụ mua ngồi, khấu hao TSCĐ khác,
CCDC, chi phí trả trước, nhân viên quản lý giám sát cơng trình….
- Kế tốn hạch tốn chi phí cho cơng trình: 111, 112, 142, 242, 334…/627 chi tiết theo cơng
trình;
- Đối với các chi phí khơng xác định cụ thể cho cơng trình nào thì kế toán tập hợp chung để phân
bổ.
6) Kiểm tra, xử lý:
- Phân bổ các chi phí tâp hợp chung cho các cơng trình. Thơng thường phân bổ theo 621;
- Rà sốt lại các chứng từ để xem tính đúng đắn để đưa phương án điều chỉnh, bổ sung;
- Hạch toán thuế tạm tính đối với cơng trình ngoại tỉnh.
7) Lập báo cáo:
- Các báo cáo công nợ, kho theo công trình;
- Các báo cáo giá thành: Bảng cân đối phát sinh cơng trình, báo cáo giá thành cơng trình, tổng
hợp, chi tiết NVL phát sinh theo cơng trình, lãi lỗ theo cơng trình….
- So sánh chi phí thực tế với giá thành dự tốn.
8) Theo dõi cơng nợ và thanh toán từ chủ đầu tư:


- Hỗ trợ nhập (import) bảng dự toán vào phần mềm. Đồng thời so sánh giữa giá thành dự toán và
chi phí thực tế chi tiết theo từng chỉ tiêu trong dự tốn.
- Cho phép theo dõi cơng trình theo nhiều cấp (hạng mục, gói thầu, giai đoạn). Khi đó tổng chi
phí, doanh thu của các cơng trình cấp dưới sẽ bằng chi phí, doanh thu của cơng trình mẹ.

- Tập hợp chi phí chi tiết theo từng loại: Nguyên vật liệu, nhân cơng thi cơng, máy thi cơng, chi
phí thầu phụ, các chi phí thi cơng khác cho từng cơng trình hoặc tâp hợp chung.
- Cho phép trích và phân bổ tư động các chi phí: khấu hao TSCĐ, mức phân bổ CCDC, chi phí
trả trước, chi phí máy thi cơng. Cho phép trích phân khấu hao theo ngày tự động đối với các máy
thi công, tài sản tham gia nhiều cơng trình trong kỳ.
- Cho phép phân bổ tự động các chi phí khơng xác định cụ thể cho cơng trình nào.
- Quản lý số liệu liên năm và lũy kế phát sinh từ khi khởi công.
- Theo dõi cơng nợ và thanh tốn đối với nhà thầu phụ.
- Theo dõi tồn kho theo cơng trình.
- Tính giá thành, ghi nhận doanh thu chi tiết và phản ánh kết quả kinh doanh theo từng cơng
trình.
- Phản ánh báo cáo đa chiều, đa chỉ tiêu, đa dạng báo cáo, cho phép tự sắp xếp, tự hiển thi các
trường thông tin trên báo cáo, truy xuất ngược.

II) Báo cáo thuế năm:
1) Đối với Báo cáo tài chính và các báo cáo năm:
- Phơ tơ báo cáo tài chính các năm
- Phơ tơ quyết tốn thuế TNDN các năm
- Phơ tơ quyết tốn thuế TNCN các năm
- Phơ tơ giấy phép kinh doanh
2) Đối với những năm nộp qua mạng thì:
- In toàn bộ ra thành 02 bản: 01 dùng lưu trữ, 01 bản gửi cán bộ thuế sau này
- Phải in tờ xác nhận đã nộp tờ khai qua mạng thành công của tổng cục thuế
3) Đối với Báo cáo thuế:
- Copy báo cáo thuế 12 các năm gộp lại 1 file excel: gồm bảng kê đầu ra và đầu vào
- Lọc một bản những hóa đơn > 20.000.000 đẻ sẵn, nếu ghi chú được ngày thanh toán UNC càng
tốt
- Phô tô sẵn các ủy nhiệm chi để sẵn đi kèm giải trình theo những hóa đơn > 20.000.000. Khơng
làm trước thì sau này các cán bộ thuế vào cũng yêu cầu làm nên tiên phát chế nhân vẫn tốt hơn
- Thuế vãng lai ngoại tỉnh thì phơ tơ các giấy rút tiền từ ngân sách nhà nước



- Phô tô sẵn các giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước: thuế GTGT, TNDN, Môn bài, Phạt vị
phạm hoặc khác....
III Hợp đồng kinh tế:
1) Hợp đồng kinh tế:
- Những hợp đồng kinh tế mà chưa xuất hóa đơn
- Những hợp đồng kinh tế mà đã xuất hóa đơn, nghiệm thu, thanh lý.
+ Liệt kê danh sách các công trình:
- Danh sách cơng trinhd đang thi cơng dở dang cịn treo TK 154
- Danh sách cơng trình đã thi cơng xong và hồn thành nghiệm thu
- Thời gian từ ngày nào đến ngày nào kết thúc cơng trình, doanh thu bao nhiêu, thuế GTGT bao
nhiêu.....
+ Sắp xếp:
- Hợp đồng của năm nào sắp cho năm đó đóng vào bìa còng
- Các văn bản kèm theo hợp đồng: thanh lý, nghiệm thu, xác nhận khối lượng.....
- Sắp xếp đầy đủ theo tuần tự hợp đồng đầu vào đã giao dịch trong năm: Kiểm tra các biên bản,
giấy tờ của từng hợp đồng nếu có: hợp đồng, biên bản nghiệm thu hoặc giao nhận, thanh lý hợp
đồng, phiếu xuất kho bên bán, nếu tốt thì lập một phai excel theo dõi ngày mua bán theo hợp
đồng, giá trị, ngày ngày hóa đơn, ngày thanh toán = UNC là ngày nào...... sau khi kiểm tra đầy
đủ thì đóng thành quyển lưu trữ bìa cịng cẩn thận
+ Hợp đồng lao động :
- Hợp đồng lao động và hệ thống thang bảng lương: hợp đồng lao động, bảng lương, phải có chữ
ký đầy đủ.
- Các quyết định bổ nhiệm, điều chuyển công tác, tăng lương và các văn bản khác liên quan đến
lao động tiền lương.
2) Thống kê Ủy Nhiệm Chi:
- Lập một file danh sách theo dõi những hóa đơn > 20.000.000 chi tiết chuyển khoản ngày nào?
cho hóa đơn nào? nếu thanh tốn khơng theo hóa đơn thì phải gom chung cơng nợ đối tượng
khách hàng đó lại và liệt kê ngày thanh tốn.

- Phơ tơ tất cả những ủy nhiệm chi này đóng lại thành một cuốn bằng Kẹp Acco nhựa hoặc sắt
3) Sổ sách: In toàn bộ chi tiết và đầy đủ: sổ cái, nhât ký chung, cân đối phát sinh, kết quả kinh
doanh tháng, sổ quỹ các loại......
- Đóng quyển và bỏ vào thùng Carton sếp ngăn nắp gọn gàng cho năm đó, xem ký tá, đóng đấu
đã đầy đủ chưa mỗi năm một thùng không để lộn xộn
Chuẩn bị sổ sách đã in hàng năm (theo hình thức NCK)
- Sổ nhật ký chung
- Sổ nhật ký bán hàng
- Sổ nhật ký mua hàng
- Sổ nhật ký chi tiền
- Số nhật ký thu tiền


- Sổ chi tiết công nợ phải thu cho tất cả các khách hàng
- Sổ chi tiết công nợ phải trả cho tất cả các nhà cung cấp
- Biên bản xác nhận cơng nợ của từng đối tượng (nếu có) cuối năm.
- Sổ quỹ tiền mặt và sổ chi tiết ngân hàng.
- Sổ cái các tài khoản: 131 , 331, 111, 112, 152, 153, 154, 155, 211, 214,...621, 622, 627,
641, 642,...Tùy theo doanh nghiệp sử dụng quyết định 48 hoặc 15.
- Sổ tổng hợp về tình hình tăng giảm tài sản cố định
- Sổ tổng hợp về tình hình tăng giảm công cụ dụng cụ
- Sổ khấu hao tài sản cố định
- Sổ khấu hao công cụ dụng cụ
- Thẻ kho/ sổ chi tiết vật tư
- Bảng tổng hợp nhập xuất tồn từng kho: 152,156,155
- Toàn bộ chứng từ đã nhập đều phải in ra ký (đầy đủ chữ ký).
Lưu ý: số thứ tự các phiếu phải được đánh và sắp xếp tuần tự.
Sổ sách đóng thành từng quyển, có nếu doanh nghiệp lớn, 1 tháng 1 cuốn, nếu
doanh nghiệp nhỏ thì 1-2-3…..12 tháng gom lại thành một quyển
Sau khi in sổ sách xong thì phải ký tá, đóng dấu đầy đủ

Sổ sách đóng dấu giáp lai sau khi in và ký tá xong (nếu cần thiết còn đa số bây giờ
người ta ít đóng giáp lại cho số sách lắm chỉ dùng cho văn bản giao dịch như hợp đồng
hoăc khác mà thôi...)

4) Khai báo thuế & chứng từ thu chi:
- Sắp xếp chứng từ gốc hàng tháng theo tuần tự của bảng kê thuế đầu vào - đầu ra đã in và nộp
báo cáo cho cơ quan thuế hàng tháng: Bắt đầu tư tháng 1 đến tháng 12 của năm tài chính bao
gồm:
* Tờ khai kê thuế GTGT hàng tháng
* Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn,
* Môn Bài
* Báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng q
- Các chứng từ gốc: hóa đơn đầu vào đầu ra được kẹp chung với tờ khai thuế GTGT hàng tháng
đã nộp cho cơ quan thuế, được đóng thành quyển, mỗi tháng một quyển bằng Kẹp Acco nhựa
hoặc sắt
- Kiểm tra Các chứng từ đi kèm: phiếu thu, phiếu chi, ủy nhiệm chi....của hóa đơn báo cáo trên
bảng kê đã đầy đủ chưa
6. Thống kê sẵn một số tài khoản ra excel: cái này tùy theo yêu cầu của mỗi đơn vị thuế kiểm tra
ko phải đơn vị nào cũng giống đơn vị nào cả, và cũng phụ thuộc cán bộ thuế kiểm tra yêu cầu gì
nhưng chuẩn bị trước xuất ra excel trước thì vẫn hơn, cịn hơn để sau này vào kiểm rùi bắt thống
kê lại cũng đủ mệt mỏi, khơng cịn thời gian giải trình gì nữa
- TK 154
- TK 334


- TK 621
- TK 622
- TK 623
- TK 627
- TK 632

- TK 152
- ......
4) Chuẩn bị chứng từ và số liệu để giải trình sẵn:
a/ Tổng PS Có TK 152 đối chiếu với Phát sinh 621 tại sao lại không bằng:
- Vì có những thứ xuất thẳng khơng qua tài khoản 152
- Có những nguyên vật liệu dùng cho : 627,632,641,642,154* khơng nhất thiết qua tài khoản
621 nên cần có bảng kê chi tiết dùng cho các tài khoản này giá trị tiền chi tiết theo ngày tháng
năm là bao nhiêu
- Tổng phát sinh Có TK 152 phát sinh trong năm:

Tổng phát sinh Có TK 152:Tổng PS Có TK 152 đối chiếu với Phát sinh 621 tại sao lại không
bằng
- Tổng xuất dùng cho cơng trình trong năm
- Tổng xuất bán trong năm
- Nếu là số liệu các bạn làm thì khơng sao lống qua vài phút các bạn có thể thống kê lại giải
trình nhanh chóng, cịn của người khác thì chịu thua, để thống kê lại thì phải có phai mềm chứ ko
phải nhìn bản giấy cộng thủ cơng, nếu kế tốn trước cịn có tâm thì họ cịn cấp cho bạn gặp dạng
bát nháo thì người giải trình là bạn vơ vàn khó khăn
b/ Tổng hợp chi phí lương 12 tháng trong năm:
- Tổng hợp số liệu chi phí lương
- Chi tiết theo tháng phát sinh
- Tổng hợp chi phí lương văn phịng hàng tháng
- Tổng hợp chi phí lương cơng nhân sản xuất hàng tháng đối chiếu với Cân đối Phát Sinh xem có
khớp hay khơng
- Đối chiếu cùng Quyết toán thuế TNCN nhân trong năm


- Đối chiếu lại Hợp đồng lao động mức lương căn bản, phụ cấp theo lương... có khớp với hợp
đồng lao động
- Chữ ký có đầy đủ hay khơng


Tổng hợp và chuẩn bị như sau:
Lương, thưởng:
+ Hợp đồng lao động+chứng minh thư phô tô
+ Bảng chấm công hàng tháng
+ Bảng lương đi kèm bảng chấm cơng tháng đó
+ Phiếu chi thanh toán lương, hoặc chứng từ ngân hàng nếu doanh nghiệp thanh tốn bằng
tiền gửi
+ Tất cả có ký tá đầy đủ
+Đăng ký mã số thuế thu nhập cá nhân (danh sách nhân viên được đăng ký MSTTNCN
+Tờ khai: Quyết tóan thuế TNCN cuối năm
+Tờ khai thuế TNCN tháng quý nếu có phát sinh
+Các chứng từ nộp thuế TNCN nếu có
Cơng tác kiểm tra:
+Tài khoản 334 : Số dư nợ đầu kỳ sổ cái TK 334 = Số dư nợ đầu kỳ TK 334 trên bảng cân
đối phát sinh, Tổng Phát sinh Có trong kỳ = Tổng phát sinh thu nhập được ở Bảng lương
trong kỳ (Lương tháng + Phụ cấp + tăng ca), Tổng phát sinh Nợ trong kỳ = Tổng đã thanh
toán + các khoản giảm trừ ( bảo hiểm) + tạm ứng; Tổng Số dư Có cuối kỳ = Tổng số dư Có
cuối kỳ ở bảng cân đối phát sinh
Kiểm tra xem số liệu trên bảng lương đã khớp với số liệu trên TK Thuế TNCN chưa (Phần
Thu Nhập Chịu Thuế)? Danh sách, tên tuổi đã khớp giữa bảng lương với tên tuổi trên tờ khai
QT Thuế TNCN chưa? Quan trọng nữa : Kiểm tra hợp đồng lao động đã đầy đủ chưa? Và các
khoản thu nhập + phụ cấp trên bảng lương đã quy định cụ thể trong HDLD chưa? Nếu chưa
phải làm phụ lục HDLD đưa hết vào trong HDLD các khoản lương, thưởng & phụ cấp rõ ràng
nhé. Lương bao nhiêu đ/tháng? phụ cấp A bn đ/tháng? phụ cấp b đồng/tháng...phải cụ thể số
tiền & cụ thể khoản phụ cấp, trợ cấp. Hoặc các khoản phụ cấp phải được quy định trong


+Những sai sót hay gặp là:
- Người trên bảng lương nhiều hơn so với số lượng hợp đồng lao động vì lý đo đơn giản bạn

chưa làm hợp đồng lao động cho họ hoặc bị thất lạc ở đâu đó, hoặc bạn qn và bỏ sót => Giải
trình: do thất lạc nên để tìm lại, hơm sau bạn bổ sung thêm cho đủ
- Trên bảng lương chưa ký tá đầu đủ chưa có sót ai khơng, các chữ ký có đống nhất nhau khơng
=> tránh tình trạng hợp đồng lao động chữ ký khác, mà trên bảng lương chữ ký cũng khác dễ bị
văn vẹo
- Mức lương căn bản trên bảng lương cao hơn so với trong hợp đồng lao động: ví dụ: lương căn
bản trên bảng lương là 4.000.000 nhưng trên hợp đồng lại là 2.500.000 => Nên phải chuẩn bị
phụ lục hợp đồng trước nếu số lượng ít nhân viên, cịn nếu nhiều q thì nên lập danh sách làm
quyết định tăng lương
- Lương các tháng không đồng nhất: tháng 03 lương căn bản là 3: 500.000 tháng 04: 3.000.000
sang tháng 05: lại là 2.500.000 đó là sự cân đối chi phí lương theo doanh thu và copy lương các
tháng trước nhưng wên không sửa lại lương căn bản nên mới xảy ra lỗi ngớ ngẫn vậy => đây là
sai sót ngớ ngẫn và buồn cười nhất cho nhà kế và dĩ nhiên tìm câu giải trình cho phù hợp: như do
vi phạm lao động, hay nghĩ việc nên hạ lương lên xuống, nói chung bạn hãy tự nghĩ ra câu trả lời
hay nhất lúc này
- Những ai có hợp đồng lao động, có trên bảng lương nhưng làm mất chứng minh thư thì đều bị
tính truy thu 10% nếu có MST, và 20% nếu ko có MST => có thể xin bổ sung sau để tìm lại


- Trên hợp đồng lao động phụ cấp chức vụ là 300.000 nhưng trên bảng lương lại là 500.000 nên
những khoản phụ cấp khi lập hợp đồng lao động cũng phải đồng nhất, hoặc trên bảng lương có
phụ cấp nhưng trên hợp đồng chẳng thấy phụ cấp nằm ở đâu
- Chỉ có những ví trí cao cấp cán bộ trưởng bộ phận, phịng kinh doanh trong cơng ty mới có phụ
cấp điện thoại cịn những vị trí khác sẽ ko được chấp nhận, không ai chấp nhận công nhân lại có
phụ cấp điện thoại bao giờ
- Trên hợp đồng lao động phụ cấp cơm cũng phải ghi rõ ràng ko ghi chung chung rất dễ không bị
chấp nhận => ghi rõ là phụ cấp cơm: 15.000 đồng/suất ăn.
- Hợp đồng lao động nên đóng lại thành quyển
- Với hợp đồng lao động thời vụ: kế toán để tránh bảo hiểm nên làm hợp đồng lao động thời vụ,
và cũng làm cam kết 02 để tạm không khấu trừ thuế TNCN 10%, nhưng thời điểm có MST lại là

cuối năm tháng 12 hoặc có khi sang tháng 1-2-3 năm sau mới đăng ký mà người ta làm là tháng
1-2-3 trong năm thành ra lúc ký hợp đồng chưa có MST thì sao làm cam kết 02 được => mấy
khoản này bị truy thu TNCN doanh nghiệp lại mất thêm một vố, nên các bạn nếu đã làm thời vụ
< 03 tháng kèm bản cam kết 02 thì phải có mã số thuế TNCN hoặc tranh thủ đăng ký ngay

c. Giải trình chi phí giá thành 154
- Tổng hợp chi phí giá thành
Tổng hợp chi phí giá thành cơng trình:
- Tổng phát sinh chi phí giá thành 154 trong năm đưa thẳng vào giá thành cơng trình mua nợ
331* hay mua tiền mặt 1111
- Tổng chi phí nguyên vật liệu 621 phát sinh trong năm
- Tổng chi phí nhân cơng 622 phát sinh trong năm
- Tổng chi phí sản xuất chung 627 phát sinh trong năm
- Tổng chi phí phát sinh TK Có 154 trong năm = Tổng PS 154* đưa thẳng vào + Tổng PS 621
+ Tổng PS 622 + Tổng PS 627
+Những lưu ý:
- Mỗi cơng trình phải theo dõi riêng không được gộp chung dạng bốc thuốc, nếu chưa có thì cơ
quan thuế sẽ cho thời gian để ngồi tổng hợp lại chi tiết giá thành các cơng trình thi cơng trong
năm
- Giá thành xây dựng cơng trình bao giờ cũng nên thấp hơn doanh thu tối thiểu 5% phải có giá
thành chi tiết cho từng cơng trình theo dự tốn, cịn nếu khơng có dự tốn mà căn cứ vào báo
giá và hợp đồng, quyết toán khối lượng thì lợi nhuận định biên để đảm bảo an tồn


- Nếu không tách và theo dõi được chi tiết từng cơng trình mà khi cán bộ vào thanh tra các bạn
khi làm cứ gom cục vào 154 cán bộ thuế sẽ bị áp giá vốn theo tỉ lệ của họ lúc đó sẽ khơng có
cơng trình nào lỗ, giá vốn áp vào rất thấp lúc đó việc phát sinh thuế TNDN .
+Giải trình giá thành chi tiết như sau:

+ Những câu hỏi hay gặp khi thanh tra thuế:

- Tại sao tổng bên Nợ TK 154 # TP PS 621 + PS 622 + PS 627 + PS 623 nhìn vào bảng giải trình
trên ta thấy có những khoản ko nhất thiết thông qua TK 621,622,627 mà đưa trực tiếp vào TK
154* của cơng trình nên việc chênh lệch số liệu là điều đương nhiên
- Có những khoản phát sinh như : đưa vào TK 155,157 không nhất thiết qua 154 phải qua TK
632
- Phát sinh TK 154 có thể qua 111,112,331 do mua đưa thẳng vào giá thành
- Cũng có trường hợp kế tốn làm biếng đưa thẳng vào 154: Nợ 154/ có 152
- Tại sao chi phí nhân cơng lại cao hơn chi phí ngun vật liệu đưa vào: đơn giản vì cơng trình có
gia cơng thì nhân cơng chiếm phần lớn chi phí cịn vật liệu chiếm tỉ trọng rất nhỏ, có những
cơng trình chỉ lấy được ngun vật liệu chính cịn những ngun vật liệu phụ ko lấy được hóa
đơn ví dụ: dự tốn NVL = 500, nhân công = 200 nhưng khi thi công chỉ lấy được 250 NVL , còn


nhân công vẫn là 200 phần NVL ko lấy được hóa đơn là phần thiệt cho doanh nghiệp => lãi lớn,
chứ ko có chuyện ko lấy được hóa đơn NVL lại đi lấy chi phí nhân cơng đắp vào bao giờ
- Căn cứ vào đâu để tính nhân cơng, ngun vật liệu, ca máy, chi phí chung: căn cứ vào dự tốn
xây dựng do phịng kỹ thuật cấp, căn cứ vào hợp đồng, báo giá, quyết tốn khối lượng khơng có
cái kiểu nói em phỏng chừng, em đốn đâu nha
d/ Giải trình chi phí giá vốn 632
- Tổng chi phí giá vốn trên cân đối phát sinh là bao nhiêu

- Trong chi phí giá vốn xuất bán là bao nhiêu
- Xuất dùng cho cơng trình là bao nhiêu
+Tại sao tổng phát sinh Nợ tK 154 lại không bằng tổng: PS 621+622+627+623:
- Có những khoản vượt mức giá vốn thì đưa thẳng vào 632: Nợ 632/ có 621,622,627,623
- Có những nguyên liệu khơng sử dụng cơng trình mà đem xuất bán: Nợ 632/ có 152
5) Hạn mức tồn kho 152:
- Mua bán hóa đơn để khơng phải nộp tiền thuế VAt nên mới tồn nhiều (vì cơng trình khi thi
cơng thì phần chi phí nhân cơng 622 bạn ko thể lấy hóa đơn mà phần nhân cơng này tương ứng
phần VAT nên mới xảy ra tình trạng doanh nghiệp lấy đầu vào nhiều hơn để được khấu trừ thuế

và tạm không nộp thuế GTGT đầu ra
- Nên những công ty này nếu lấy được hóa đơn nhân cơng : tránh được 10,20% TNCN; tránh
được 34.5% BHXH, BHYT, BHTN; tránh thêm được phải quyết tốn thuế TNCN, hơp động lao
động, chấm cơng tính lương; giảm thiểu được thuế TNDN 20%....rất nhiều lợi ích cho kế tốn.
6) Phần cơ khí gia cơng:
Nếu có gia cơng cơ khí sắt thép, vì kèo, sửa sắt thép các loại lan can, cầu thang....thì nên xuất
hóa đơn phế liệu
7) Xuất hóa đơn cho cá nhân lẻ:
- Thực tế khoản này nếu kê cũng được nếu ko cũng chả có căn cứ nào để cán bộ thuế bắt khó
doanh nghiệp được nhưng chốt lại khơng kê cũng ko được đâu nha
- Các khoản này đa số làm cho cá nhân hộ cá thể gia đình nên ko xuất hóa đơn nếu muốn chỉ cần
xuất 1 vài cái nhỏ nhỏ cho cho có mang đậm tính chân thực với doanh nghiệp vê tài chính, và sổ
sách sát thực tế khi các bác kiểm tra nhé


- Các hộ gia đình thường vât liệu họ tự lo, cơng ty chỉ làm nhân cơng và quyết tốn nhân cơng
mà thơi, nhưng nhân cơng khơng có hóa đơn đầu vào khơng có thuế GTGT nên nếu xuất hóa đơn
phần VAT sẽ không tránh khỏi, nên đa số không có ơng chủ nào muốn chi tiền nộp thuế nên mói
xảy ra việc khơng xuất hóa đơn né vat
8) Các vấn đề chú ý cơng ty xây dựng:
- Về hóa đơn: thời điểm nghiệm thu là thời điểm xuất hóa đơn
Căn cứ luật sử dụng hóa đơn:
THƠNG TƯ Số: 39/2014/TT-BTC Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2014
Hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số
04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hố đơn bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ
Điều 16. Lập hố đơn
2. Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hoá đơn
a) Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn
Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao cơng trình,

hạng mục cơng trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hồn thành, khơng phân biệt đã thu được tiền
hay chưa thu được tiền.
Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi
lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hoá đơn cho khối lượng, giá trị hàng hoá, dịch vụ được
giao tương ứng.
Biện pháp khắc phục:
- Nếu là cơng trình tư nhân thì có thể nhờ họ ký xác nhận lại biên bản nghiệm thu cho đúng ngày
xuất hóa đơn thì sẽ khơng bị phạt
- Nếu là cơng trình nhà nước thường thì nghiệm thu các giai đoạn thì cũng phải xuất hóa đơn,
nên kế tốn cần chú ý điểm này
- Nếu đã nghiệm thu mà vì lý do họ chưa thanh tốn tiền mà doanh nghiệp khơng chiu xuất hóa
đơn thì sau này phần doanh thu và tiền thuế GTGT đều bị truy hồi tố lại tại thời điểm nghiệm thu
đồng thời phạt vi phạm xuất chậm hóa đơn khơng đúng ngày nghiệm thu + truy hồi tố doanh thu
về thời điểm nghiệm thu + phần thuế GTGT tương ứng phần doanh thu = > cái này gọi là doanh
và thuế kéo về các năm trước đó
- Nên đi làm kế tốn các kế tốn viên nên nhắc chủ doanh nghiệp phải xuất hóa đơn khi nghiệm
thu kể cả giai đoạn cũng phải xuất hóa đơn, hoặc khách hàng khơng thanh tốn thì cũng phải
xuất, vì nhiều chủ doanh nghiệp có tư tưởng là nếu ko thanh tốn thì ko chịu xuất hóa đơn vị sợ
xuất hóa đơn.


Hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn
3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Lập hố đơn khơng đúng thời điểm.
Thời điểm lập hoá đơn thực hiện theo hướng dẫn tại Thơng tư của Bộ Tài chính về hoá
đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
a.1) Phạt cảnh cáo nếu việc lập hố đơn khơng đúng thời điểm khơng dẫn đến chậm thực
hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ. Trường hợp khơng có tình tiết giảm nhẹ thì phạt tiền
ở mức tối thiểu của khung hình phạt.
Ví dụ: Cơng ty C giao hàng cho khách hàng vào ngày 01/3/2014 (căn cứ vào phiếu xuất

kho của Công ty C), nhưng đến ngày 03/3/2014 Công ty C mới lập hóa đơn để giao cho khách
hàng. Việc lập hố đơn như trên là khơng đúng thời điểm nhưng Cơng ty C đã kê khai, nộp thuế
trong kỳ tính thuế của tháng 3/2014 nên Công ty C bị xử phạt ở mức 4.000.000 đồng (do khơng
có tình tiết giảm nhẹ).
- Cái lỗi này gặp hầu hết các công ty xây dựng chỉ là nhiều hay ít mà thơi, nếu kế tốn
biết luật áp luật và cân luật thì sai phạm hầu như được giảm tối đa hóa, khơng nghiêm trọng
- Nên khi làm công ty xây dựng các bạn nên cẩn trọng điều này và đừng quên đặc thù
riêng của ngành xây dựng là cứ nghiệm thu phải xuất hóa đơn, cho dù là giai đoạn hay kết thúc
đại cơng trình
+ Hóa đơn các vấn đề cân quan tâm: tổng hợp bảng kê mua vào và bán ra các năm thanh
tra thuế
- Tổng hợp bảng kê Mua Vào 12 tháng ( từ tháng 1 - đến tháng 12) của các năm có quyết định
thanh tra thuế tại doanh nghiệp Phụ lục: 02 bản kê hàng hóa dịch vụa mua vào đã khai báo thuế
- Tổng hợp bảng kê Bán Ra 12 tháng ( từ tháng 1 - đến tháng 12) của các năm có quyết định
thanh tra thuế tại doanh nghiệp Phụ lục: 01 bản kê hàng hóa dịch vụ bán ra đã khai báo thuế
- Sắp xếp hóa đơn mua và bán ra kèm theo tờ khai thuế hàng tháng, cơ quan thuế sẽ căn cứ dò lại
theo bảng kê này xem có sai sót: thơng tin người bán hàng, mã số thuế, số tiền thuế so với hóa
đơn, những hóa đơn đã báo cáo thuế nhưng khi kiểm tra bị thiếu hoặc mất: nếu thiếu thì bạn tìm
bổ sung, nếu mất thì bị phạt
- Cơ quan thuế sẽ đặc biệt chú ý đến những hóa đơn > 20.000.000 đ, có chứng từ Ủy Nhiệm Chi
chuyển khoản hay khơng, nếu khơng có sẽ bị loại bỏ
- Những hóa đơn có dấu hiệu bỏ trốn hoặc hóa đơn mang tính chất tiêu dùng cá nhân nhưng
đứng tên doanh nghiệp đã khai báo thuế như hóa đơn: cạc điện thoại , bao da điện thoại, quần áo


số lượng ít, bát đũa, bột giặt, ấm chén....những thứ mà sếp đi siêu thị mua cho gia định và mang
về một mớ kêu kế toán kê khai thuế, các bạn khi nhận được hóa đơn này tốt nhất khơng nên kê
khai thuế vì nếu kê khai thuế thì: tiền thuế GTGT sẽ ko được khấu trừ, và phần chi phí sẽ khơng
được tính vào chi phí hợp lý, nên khi sếp đưa hãy giải thích cho sếp hiểu
- Nếu đã chót khai báo thuế thì tốt nhất nên điều chỉnh giảm KHBS tờ hóa đơn đó và phần chi

phí thì bạn vẫn hoạch tốn bình thương bao gồm cả tiền thuế và cuối năm khi quyết tốn thuế
TNDN thì nhập tổng số tiền của hóa đơn này vào mục B4 của tờ khai quyết tốn thuế TNDN
năm
- Phơ tơ tất cả những ủy nhiệm chi này kẹp cùng hóa đơn > 20.000.000 đ hoặc liên gốc kẹp cùng
nếu mất thì làm cơng văn xin ngân hàng sao ý trích lục lại cho bạn mang về kẹp cùng hóa đơn
này
- Khi kiểm tra cán bộ thuế có viết trì và vài tờ giấy trắng mang theo sẵn: tay trái xem tờ khai, tay
phải xem hóa đơn, thấy sai sót hay nghi nghờ gì thì ghi ngay vào giấy và lấy bút chì gạch, phết
làm dấu vậy nên các bạn cũng áp dụng kiểu này tự kiểm cho chính mình trước đi nha
- Hóa đơn nào bị mất thì tồn bộ phần VAT sẽ không được khấu trừ
+Tập hợp giá thành cơng trình:
- Có nhiều kế tốn do mới ra trường khơng có kinh nghiệm hoặc những kế tốn làm bên công ty
thương mại hoặc dịch vụ khi sang làm lĩnh vực cơng ty xây dựng thì khơng biết cách làm = > các
bạn thường gom chung nguyên vật liệu, chi phí nhân cơng, sản xuất chung một cục vào tài khoản
154 vào cuối tháng không phân biệt là của công trình nào cả nếu làm như vậy thì khi quyết tốn
thuế họ sẽ hỏi kế tốn sẽ tặc lưỡi vì khơng biết trả lời làm sao được do đó khi đi làm các bạn phải
tổng hợp chi phí giá thành riêng cho từng cơng trình khơng nên gom cục những người làm theo
kiểu gom cục là do:
- Khơng có kinh nghiệm mảng giá thành kế toán xây dựng, cho dù đã làm cả trục năm kinh
nghiệm bên thương mại, dịch vụ....nên nói đến kinh nghiệm người ta nhìn mặt trước là già năm
sinh cỡ bự, sau là đến thấy số nàm tuổi làm việc nhưng cái đó chỉ là kinh nghiệm nhỏ của một
lĩnh vực bạn làm qua thôi nha còn lĩnh vực khác bạn củng chỉ là đứa trẻ mới ra trường mà thôi
- Do làm bên thương mại, lĩnh vực khác nhảy sang
- Do không biết đọc dự tốn, nên cứ căn cứ hóa đơn là làm chứ ko căn cứ vào dự tốn
- Do có mối quan hệ với bên cơ quan thuế nên tư tưởng của họ là khơng sợ trời đất gì cả, vì làm
sai hay làm đúng thì sau này các cán bộ kiểm tra đều cho qua tất cả mà tất cả chỉ là lịe thiên hạ
và kiểm cho có mà thơi
Biện pháp:
- Tập hợp giá thành chi tiết cho từng cơng trình theo mẫu



- Thơng thường cơ quan thuế sẽ nhìn tổng quan:
- Tổng chi phí ngun vật liệu đưa vào có lớn hơn dự tốn hay khơng nếu bé hơn hoặc bằng họ
cho qua và chuyển sang
- Kiểm tra tổng chi phí nhân cơng đưa vào có lớn hơn chi phí nhân cơng của dự tốn nếu bé hơn
hoặc bằng họ cho qua và chuyển sang
- Kiểm tra tổng chi phí sản xuất chung phần bổ có lớn hơn chi phí sản xuất chung của dự
toán nếu bé hơn hoặc bằng họ cho qua và chuyển sang
- Kiểm tra tổng chi phí máy thi cơng đưa vào có lớn hơn chi phí máy thi cơng của dự tốn nếu bé
hơn hoặc bằng họ cho qua
Khi kiểm tra đến đâu nếu thất bất thường thì sẽ dừng lại kiểm tra chi tiết nguyên nhân đưa vào
lớn hơn bắt giải trình và 99% sẽ bị loại bỏ phần vượt


-Nên khi tính giá thành phải bám sát dự tốn phần: Ngun vật liệu, nhân cơng, sản xuất chung,
chi phí máy thi cơng của dự tốn khơng để vượt dự tốn nếu vượt thì tốt nhất cuối năm nên loại
phần vượt khi quyết tốn chi phí thuế TNDN nhập phần vượt này vào mục B4 của tờ khai quyết
toán thuế TNDN năm
+ Nếu phát sinh tài khoản TK 811 và TK 711 thì cũng lo giải trình tốt nhất chứ làm bản giải trình
sẵn trong năm khi vấn đề phát sinh để sau này lúc kiểm tra mang ra trình cái là xong khỏi tốn
thời gian lục lại để mà tìm và giải trình số liệu
9) Dị lại hóa đơn đầu vào và ra:
- Có bị mất tờ hóa đơn đầu vào - ra nào khơng
- Những hóa đơn đầu vào nào bị mất thì sẽ khơng được khấu trừ thuế GTGT
- Những hóa đơn cùng một ngày nhưng có giá trị > 20.000.000 mà không chuyển khoản sẽ bị
xuất tốn phần VAT khơng được khấu trừ phần VAT tương ứng, cái này mình cũng dính đơi khi
khối lượng cơng việc nhiều khiến bạn khơng cịn thời gian kiểm tra lại
- Các sai sót khi kê khai như kí hiệu, tên hàng hóa, hay số hóa đơn khơng quan trọng nếu bị phạt
cũng nhẹ nên khơng có gì đáng lo
- Các hóa đơn mang tên cá nhân nhưng do sai sót kế tốn vẫn kê khai vào để khấu trừ: nếu phát

hiện sớm thì tự làm KHBS điều chỉnh giảm xuống, và xuất tốn phần chi phí vào B4 của tờ khai
quyết tốn năm (ví dụ: hóa đơn tiền điện thoại, tiền nước, tiền điện.....)


- Hóa đơn đầu vào và ra khi kê khai thuế sắp theo thứ tự tăng dần từ nhỏ đến lớn nhé chứ đừng
sắp kiểu loạn xạ ngầu lúc bạn kiểm cũng khó mà cán bộ kiểm cũng khó => nếu sắp loạn xà ngầu
lên mới xảy ra chuyện lúc hỏi tìm hồi khơng ra luống cuống như gà mắc tóc mà đơi khi do sắp
lộn xộn nên có khi những hóa đơn >20.000.000 phát sinh cùng một ngày mà bạn cứ tống thẳng
vào TK 111 đến lúc kiểm tra thấy cùng ngày thì loại là chắc rùi nha, nếu từ năm 2014 trở đi mà
khơng thanh tốn qua ngân hàng thì toi phần VAT đã khơng được khấu trừ mà phần thuế TNDN
cũng khơng được trừ vì khơng được tính vào chi phí hợp lý.
- Hóa đơn > 20.000.000 nếu cẩn thận bạn lấy bút chì ghi vào ngày nào chuyển khoản là ok dùng
cho những công ty thanh toán chuyển khoản theo những lần phát sinh và theo hóa đơn, cịn cơng
ty nào mà phát sinh giao dịch nhiều tùy tình hình tài chính mà họ thanh tốn khơng căn cơ vào
hóa đơn thì chú ý vấn đề chuyển khoản thanh tốn
10) Các lưu ý đối với hóa đơn đầu vào > 20.000.000
Các trường hợp chuyển khoản giữa bên Mua và bên Bán như sau:
+ Bên Mua Nộp thẳng tiền vào tài khoản bên Bán = Giấy nộp tiền => Không hợp lệ

+ Bên Mua Dùng Ủy nhiệm chi thanh toán sang tài khoản giám đốc hoặc cá nhân Công Ty
bên Bán = > Không hợp lệ
+ Bên Mua Dùng tài khoản giám đốc cty thanh toán sang tài khoản giám đốc hoặc cá nhân
Công Ty bên Bán = > Không hợp lệ
+ Bên Mua Dùng tài khoản giám đốc cty thanh tốn sang tài khoản Cơng Ty bên Bán = >
Không hợp lệ
+ Bên Mua Dùng Ủy nhiệm chi thanh toán từ tài khoản cty Bên Mua thanh tốn sang tài
khoản Cơng Ty bên Bán = > Hơp lệ
11) Chuẩn bị hóa đơn chứng từ như sau:
+ Xuất tất cả bảng kê ra một phai excel: copy phụ lục bảng kê mua vào một sheet, bán ra
một sheet để sau này khi cơ quan thuế đến sẽ u cầu bản mềm này, nếu khơng có hoặc

khơng cịn do mỗi lần nâng cấp HTKK bị mất dữ liệu ngồi nhập lại sẽ rất mất thời gian và
công sức
+ Kiểm tra lại đối chiếu lại và pho tô hoặc kẹp UNC vào các hóa đơn đầu ra vào các hóa
đơn đầu vào > 20.000.000 , kiểm tra việc chuyển tiền cho khách có đúng hạn hợp đồng
thanh tốn , có đúng tài tài khoản của khách, kiểm tra hình thức thanh toán đã đúng chưa


+ Kiểm tra từng hóa đơn với bảng kê của hai phụ lục ra và vào xem có kê khai sai chổ nào:
Tay trái cầm hóa đơn để bên trái, còn bên phải để bảng kê tay phải cầm viết chì dị cái
nào sai nghi nghờ ghạch đánh đấu, cái nào ok chếch dấu “V” hoặc “–“ làm lần lượt 12
tháng.
+ Các vấn đề sai sót có thể gặp:
o Hóa đơn sai tên công ty , địa chỉ, mã số thuế...việc sai có có làm biên bản điều chỉnh
khơng, nếu sai thì kẹp biên bản điều chỉnh cùng hóa đơn bị sai, sai số tiền khai báo thuế
hay tiền hàng có làm hồ sơ điều chỉnh KHBS hay chưa
o Lập thêm một bản word giải trình cho những sửa đổi như KHBS những thứ cảm thấy
nghi ngờ sẽ bị truy hỏi
o Kiểm tra những hóa đơn có nội dung hàng hóa đầu vào hay chi phí đó có phục vụ hoạt
động sản xuất kinh doanh hay khơng ( ví dụ : hóa đơn metro cả sếp mua sắm đồ của nhà
thì kiểm tra nếu thấy khai báo thì làm KHBS điều chỉnh giảm và loại bỏ chi phí đó ra khi
quyết toán thuế TNDN trước khi cơ quan thuế vào kiểm tra bóc ra, nên tốt nhất nên làm
trước, nên hóa đơn nào nghi ngờ thì ngay lâp tức loại bỏ)
Làm sẵn bản giải trình đi nha kẻo khơng 4-5 năm hỏi lại tặc lưỡi chạy đơng tay nam bắc
tìm kiếm lục lọi rùi lại phải phô tô lại để giải trình mất cả buối thậm chí mất cả ngày,
thương kế toán hay nhảy việc , người này thay người kia, khai báo thuế nâng cấp liên tục
mất dữ liệu là điều khó tránh sẽ làm việc giải trình của bạn thêm khó khăn
o Kê khai sai tiền thuế và MST mới nghiêm trọng còn sai các chỉ tiêu khác chỉ là vấn đề
nhỏ phạt cũng ít chả đáng quan tâm nhiều
o Hóa đơn có giá trị > 20.000.000 từ những năm 2013 về trước thì lưu ý thời gian kê khai
tối đa 06 tháng, từ năm 2014 trở đi thì khơng giới hạn kê khai nữa

o Với thuế TNDN thì từ những năm 2013 về trước nếu khơng chuyển được những hóa đơn
có giá trị > 20.000.000 thì vẫn là chi phí hợp lý phần VAT khơng được khấu trừ sẽ được
tính vào chi phí hoặc hoặc giá thành, giá vốn, hoặc nguyên giá tài sản, từ năm 2014 trở đi
nếu khơng chuyển khoản thanh tốn những hóa đơn có giá trị > 20.000.000 thì tồn bộ
phần vat khơng được khấu trừ và tồn bộ giá trị khơng được tính là chi phí hợp lý bị xuất
tốn tồn bộ.
o

Chứng từ ngân hàng:
o In sao kê đầy đủ 12 tháng kèm theo các chứng từ : Giấy báo Nợ, Giấy báo có của Ngân
hàng
o Mỗi tháng là một tập kẹp lại của tháng nào ra tháng đó đừng để lẫn lộn


o Ủy nhiệm chi thì phơ tơ để kẹp cùng hóa đơn > 20.000.000 hoặc chuyển khoản
o Kiểm tra sổ 112 với số phụ ngân hàng, số dư hàng tháng và số dư cuối năm khớp với số
dư cuối năm trên sổ phụ Ngân hàng hay không? Đối chiếu kiểm tra kỹ hàng tháng của
năm tài chính
o Phải có đầy đủ sổ phụ theo từng tháng gồm có: sổ phụ, giấy báo (nợ, có), chứng từ đi
kèm (giấy nộp tiền, ủy nhiệm chi, lệnh chi,…). Có sao kê hàng tháng và năm.
13.TK 131 và 331 là tài khoản lưỡng tính vừa có số dư bên nợ lại vừa có số dư bên có
+TK 131 phải thu khách hàng:
TK 131 số dư NỢ khi khách hàng mua tiền nhưng chưa thanh toán : Dư Nợ 131 = MS 131 trên
BCĐKT thuộc khoản phải thu
TK 131 số dư CÓ khi khách hàng ứng trước tiền hàng cho doanh nghiệp (mình) những chưa lấy
hàng nên để treo bên Có = MS 313 trên BCĐKT thuộc khoản phải trả
- Cơ quan thuế rất chú trọng bên Có TK 131 vì bên có chứng tỏ khách hàng đã chuyển khoản
hoặc tạm ứng trước tiền mặt cho doanh nghiệp nếu là cơng trình tư nhân thì bạn có thể thốt nạn
vì tư nhân chẳng cần nghiệm thu hay văn bản gì khác nhiều các giao dịch bằng miệng là chính ít
thơng qua văn bản nên cái này khơng đáng lo ngại. Nhưng nếu là cơng trình nhà nước thơng

thường ứng thanh tốn các giai đoạn thì phải có nghiệm thu và xác nhận khối lượng, và hồ sơ
thanh toán qua kho bạc nhà nước mà nghiệm thu thì phải xuất hóa đơn nên nếu gặp cơng trình
nhà nước tạm ứng cũng phải xuất hóa đơn
- Khi kiểm tra cán bộ thuế nếu thấy Có TK 131 < 500.000.000 triệu thì sẽ khơng xem kỹ thêm
nữa nhưng nếu là hàng tỷ thì bạn chuẩn bị tinh thần giải trình
- Nếu kiểm tra mà thấy cùng một đối tượng nhưng qua năm này sang năm khác mà cứ nằm bên
Có TK 131 thì hãy chuẩn bị giải trình lý do vì họ cho rằng bạn đã giao dịch giao hàng nhưng ko
chịu xuất hóa đơn đơn do đó bạn phải giải trình cho tốt, nếu khơng bị truy thu VAT và truy thu
thuế TNDN
- Các tài khoản này phải có chi tiết phát sinh cho mỗi khách hàng ko được làm kiểu cha chung
khơng ai khóc
+TK 331 phải trả người bán:
TK 331 số dư NỢ khi mình ứng trước tiền mua hàng cho người bán : Dư Nợ 131 = MS 132 trên
BCĐKT trả trước cho người bán thuộc khoản phải thu


TK 331 số dư CĨ mình đi mua hàng nợ bên bán treo bên Có = MS 312 trên BCĐKT thuộc
khoản phải trả
Không được phép cấn trừ công nợ khi phát sinh vừa là người mua hàng đồng thời cũng là
người cung cấp hàng hóa trên cùng một đối tượng khách hàng, nếu cấn trừ cơng nợ thì phải có
văn bản xác nhận của hai bên rồi mới được phép cấn trừ công nợ của nhau, cuối năm làm cái
giấy xác nhận công nợ đối chiếu giữa hai bên cái này cơng ty nhà nước hay làm cịn tư nhân thì
hay bỏ qua bước này
Cuối năm phải lập biên bản đối chiếu công nợ với các công ty Mua và Bán hàng có ký tá
đóng đấu xác nhận của hai bên thì càng tốt
- Các tài khoản này phải có chi tiết phát sinh cho mỗi khách hàng ko được làm kiểu cha chung
khơng ai khóc
Cán bộ thuế sẽ chú trọng bên Có TK 331 Nếu kiểm tra mà thấy cùng một đối tượng nhưng
qua năm này sang năm khác mà cứ nằm bên Có TK 331 thì hãy chuẩn bị giải trình lý do vì họ
cho rằng bạn đã giao dịch giao nhưng vẫn chưa thanh tốn thì nguy cơ phần thuế GTGT đầu

vào nếu giải trình khơng tốt sẽ không được khấu trừ
+ Cách lưu trữ chứng từ như sau: tham khảo
- Mỗi chứng từ hoặc một nhóm chứng từ phải kèm theo
Hóa đơn đầu ra:
+Hóa đơn bán ra liên xanh < 20 triệu mà thu bằng tiền mặt.
+ Đối với Xây dựng:
-

Hóa đơn bán ra liên xanh < 20 triệu

-

Dự tốn và báo giá đính kèm

-

Phiếu xuất kho

-

Biên bảng nghiệm thu

-

Biên bản xác nhận khối lượng

-

Bảng quyết toán khối lượng


-

Hợp đồng kinh tế


-

Biên bản thanh lý

-

Phiếu thu tiền

+Hóa đơn bán ra liên xanh > 20 triệu
+ Đối với Xây dựng:
-

Hóa đơn bán ra liên xanh >20 triệu

-

Phiếu kế toán (hay phiếu hoạch tốn)

-

Dự tốn và báo giá đính kèm

-

Phiếu xuất kho


-

Biên bảng nghiệm thu

-

Biên bản xác nhận khối lượng

-

Bảng quyết toán khối lượng

-

Hợp đồng kinh tế

-

Biên bản thanh lý

= > Sau này nhận được tiền kẹp thêm : - Khi khách hàng chuyển vào TK của cty : Giấy
báo có
Hóa đơn đầu vào:
+Hóa đơn mua vào (đầu vào) liên đỏ < 20 triệu nếu thanh toán bằng tiền mặt.
+ Đối với Xây dựng:
-

Hóa đơn mua vào (đầu vào) liên đỏ < 20 triệu


-

Dự tốn và báo giá đính kèm

-

Phiếu nhập kho

-

Hợp đồng kinh tế

-

Biên bản thanh lý


-

Phiếu chi tiền

-

Giấy đề nghị thanh tốn

+Hóa đơn mua vào (đầu vào) >20 triệu:
+ Đối với Xây dựng:
-

Hóa đơn mua vào (đầu vào) liên đỏ < 20 triệu


-

Dự toán và báo giá đính kèm

-

Phiếu nhập kho

-

Hợp đồng kinh tế

-

Biên bản thanh lý

=> Sau này chuyển tiền kẹp thêm : - Khi chuyển tiền trả khách hàng: Giấy báo Nợ + Khi
chuyển khoản đi : Ủy nhiệm chi
14. Những cái lặt vặt khơng đáng ngại:
- Các sai sót khi báo cáo thuế như kí hiệu hóa đơn....Những sai sót khơng liên quan đến
tiền thuế khi kê khai thì Ok sai sót khơng trọng yếu nên khơng gì đáng lo nên các bác
cũng có phạt nhưng chỉ vài trăm đến vài triệu khơng có gì đáng ngại cả
- Cái nào trả lời được thì giải trình cịn năm nào mà các bạn khơng phải là nguời làm sổ
sách và báo cáo thì nói ln là các bạn khơng làm năm đó nên xin có thời gian để tổng
hợp số liệu giải trình lại, những năm mình làm thì mình nắm khá rõ nên chả cần nhiều 30
là có ngay dữ liệu giải trình rùi, cịn của người khác có khi cịn có khi bạn phải gọi điện
hỏi để xin lại số liệu nha, cái nào sai thì nhận sai khơng nên cãi lẫy làm gì càng có cãi
càng thêm ghét cang moi cho bây chết vì khi đã khơng có thiện cảm với nhau rùi thì lồi
người ai cũng ích kỷ giống lồi thú cả thơi sẽ tìm cách sát phạt lẫn nhau mà thôi. Chỉ nên

đối đáp cứng khi bạn nắm chắc bạn là người làm đúng 99% chứ không phải theo tơi nghĩ,
theo tơi nó như vậy, theo tơi có lẽ nó như vậy, tơi thấy nó đúng mà....những cái ngu xuẩn
đó chỉ là theo bạn chứ khơng phải là đối phương, bạn nghĩ vậy chứ đối phương không
nghĩ vậy nên càng cãi lẫy càng thấy cái ngu của mình nên tốt nhất cái nào sai khi cán cán
bộ hỏi thì im lặng chấp nhận giải trình để giảm thiểu được rùi ro phạt nặng thì làm khơng
thì thơi, cái nào đúng văn bản luật có căn cứ rùi thì bạn mới nên đối đáp giải trình


- Khi làm thì cái gì cũng phải chi tiết nhé, lúc trước bạn mình nói 131,331,154...cái gì
cũng gộp chung chung kiểu đại khái để sau này giải trình với thuế cho dễ, xin thưa các
bạn làm vậy là tự đào hố chơn mình, vì cái gì cũng chung chung nên giờ họ nhìn tài
khoản 131,331,154... họ hỏi bạn chỉ tặc lưỡi ko trả lời nỗi một câu nào nhé đủ để biết
trình độ kế tốn đến đâu rùi
- Có những chi phí, có những hóa đơn khi cán bộ thuế xem xong cảm thấy không hợp lý
họ sẽ lập lại thành một danh sách sau đó sẽ hỏi kế tốn nếu cái đó bạn khơng giải trình
thỏa đáng sẽ bị xuất tốn, ví dụ: điện thoại di động sam sung hay điện thoại bàn, máy
lạnh họ bảo loại ra khơng chấp nhận nếu bạn ko giải thích được thì sẽ bị loại, lúc đó bạn
phải sử dụng câu hỏi ngược lại để phá giải, ủa cơ quan thuế thấy gắn máy lạnh, điện thoại
trang bị đầy đủ sao doanh nghiệp lại khơng cho sài?
- Có nhũng hóa đơn do để lẫn lộn trong lúc kiểm tra họ check không thấy kê vào dạng kê
biên là làm mất lúc đó bạn phải về tìm lại mang bản gốc hoặc phơ tơ nó ra đóng dấu treo
mang lên giải trình lại
BÀI VIẾT CÓ THAM KHẢO THÊM NGUỒN INTERNET
MONG MỌI NGƯỜI GÓP Ý ĐỂ BÀI VIẾT HOÀN THIỆN HƠN.



×