Tải bản đầy đủ (.pdf) (214 trang)

Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững đới bờ áp dụng thí điểm cho điều kiện tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.16 MB, 214 trang )

i
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN MƠI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
---------------------

VÕ THANH TỊNH

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ CHỈ THỊ ĐÁNH GIÁ
TÍNH BỀN VỮNG ĐỚI BỜ ÁP DỤNG THÍ ĐIỂM
CHO ĐIỀU KIỆN TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT

TP. Hồ Chí Minh, 2016


ii
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN MƠI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
---------------------

VÕ THANH TỊNH

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ CHỈ THỊ ĐÁNH GIÁ
TÍNH BỀN VỮNG ĐỚI BỜ ÁP DỤNG THÍ ĐIỂM
CHO ĐIỀU KIỆN TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT
Chuyên ngành: Sử dụng và Bảo vệ tài nguyên môi trƣờng
Mã số: 62.85.15.01
Phản biện độc lập 1: TS. Nguyễn Văn Tài


Phản biện độc lập 2: TS. Nguyễn Hữu Dũng
Phản biện 1: PGS. TS. Lê Văn Khoa
Phản biện 2: TS. Đặng Minh Phƣơng
Phản biện 1: PGS. TS. Vũ Chí Hiếu

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Chế Đình Lý
2. PGS. TS. Lƣơng Văn Thanh


i

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan luận án này là cơng trình nghiên cứu do chính bản thân mình thực
hiện, không sao chép kết quả nghiên cứu của ngƣời khác. Tác giả tin tƣởng và khẳng
định rằng các kết quả nghiên cứu của luận án chƣa đƣợc xuất bản hay công bố trên bất cứ
ấn phẩm nào trƣớc đây. Các thông tin thứ cấp sử dụng tham khảo trong luận án đƣợc chỉ
dẫn nguồn rõ ràng và đầy đủ.
Tác giả luận án

Võ Thanh Tịnh


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trƣờng Viện Mơi trƣờng và Tài ngun
(ĐHQG TP. Hồ Chí Minh), đến nay tơi đã hồn thành luận án tiến sĩ thuộc chuyên ngành
Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo Viện Mơi trƣờng và

, Phịng Quản lý t
ực hiệ

.
đến PGS. TS. Chế Đình Lý

Tác giả xin bày tỏ
và PGS. TS. Lƣơng Văn Thanh

ệt tình hƣớng dẫn, giúp đỡ và góp ý kiến chỉnh sử

ực hiện để hồn thiện

.

Xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Bình Định, Văn
phịng UBND tỉnh, Chi cục Bảo vệ môi trƣờng đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong
thời gian học tập, nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn các anh chị, đồng nghiệp công tác tại các Sở Tài nguyên
và Môi trƣờng, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn
Bình Định, Cục Thống kê tỉnh Bình Định, UBND huyện Phù Mỹ, UBND huyện Phù Cát
và UBND các xã Cát Minh, Cát Thành, Cát Khánh, Phƣớc Sơn, Phƣớc Thuận, Nhơn Lý
và nhân dân 06 xã nêu trên đã tạo điều kiện cung cấp thơng tin số liệu, báo cáo cho tơi
trong q trình thực hiện Luận án.
Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến cha mẹ, anh chị em trong gia đình,
bạn bè, đặc biệt là ngƣời vợ đã ủng hộ, động viên, chia sẻ công việc trong thời gian qua.


iii


TÓM TẮT
Đới bờ là nơi tiếp giáp giữa lục địa và biển, có vai trị quan trọng đối với sự phát triển
nền kinh tế đất nƣớc. Việc xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững đới bờ và áp dụng
đánh giá thí điểm tại tỉnh Bình Định là rất cần thiết vì đây là một trong những địa phƣơng
ven biển miền Trung. Hoạt động kinh tế kinh tế - xã hội những năm gần đây đã gây ra
nhiều áp lực nhƣ khai thác cạn kiệt tài nguyên khoáng sản, khai thác nguồn lợi thủy sản
quá mức, phá hủy hệ sinh thái, ô nhiễm môi trƣờng, tác động của biến đổi khí hậu đã đe
dọa đến sự phát triển bền vững vùng ven biển.
Dựa vào đặc điểm địa hình, địa mạo, thủy văn và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, tác
giả phân chia đới bờ tỉnh Bình Định thành 02 cấp: cấp cộng đồng và cấp huyện để thực
hiện nghiên cứu, đánh giá tính bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu.
Dựa trên phƣơng pháp phân tích quyết định đa thuộc tính (MADA), tác giả đã thiết lập 4
chủ đề và 16 chỉ thị, áp dụng trong việc đánh giá tính bền vững cho cộng đồng ở các xã,
phƣờng ven biển. Việc đánh giá tính bền vững đƣợc thực hiện thí điểm đối với 02 cộng
đồng: khai thác, nuôi trồng thủy sản và bảo tồn hệ sinh thái.
Thông qua việc sử dụng phƣơng pháp cộng trọng số đơn giản (SAW) và kỹ thuật phân
tích tiến trình thứ bậc (AHP), kết quả đánh giá cho thấy cộng đồng khai thác, ni trồng
thủy sản có 02 mức độ kém bền vững và bền vững trung bình. Trong đó, xã Mỹ Thành có
điểm đánh giá ở mức thấp nhất thuộc bậc kém bền vững; xã Cát Khánh và xã Cát Minh
có kết quả đánh giá thuộc bậc bền vững trung bình.
Tƣơng tự, kết quả đánh giá tính bền vững đối với cộng đồng bảo tồn hệ sinh thái ven
biển cho thấy điểm đánh giá cũng ở 02 mức độ kém bền vững và bền vững trung bình.
Trong đó, xã Nhơn lý có điểm đánh giá thấp nhất thuộc bậc kém bền vững, xã Phƣớc
Thuận và xã Phƣớc Sơn bền vững trung bình.
Bên cạnh đó, tác giả đã nghiên cứu và xây dựng bộ chỉ thị bền vững cho các yếu tố tham
gia đánh giá với 4 chủ đề và 28 chỉ thị cũng nhƣ mức độ bền vững (5 bậc) để áp dụng
đánh giá điển hình về tính bền vững cho huyện, thành phố vùng ven biển Bình Định (bao
gồm thành phố Quy Nhơn, các huyện Tuy Phƣớc, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn).



iv
Tác giả cũng đã áp dụng kỹ thuật phân tích tiến trình thứ bậc (AHP) để thiết lập trọng số
cho mỗi chủ đề và từng chỉ thị. Sau khi tính tốn các kết quả đánh giá cho mỗi chỉ thị
thơng qua phƣơng pháp đánh giá toàn diện dựa trên thuật toán mờ (FCE) theo hàm thành
viên, kết quả đánh giá cho thấy mức độ bền vững của các huyện và thành phố ven biển
của tỉnh Bình Định là trung bình.
Từ những kết quả đánh giá thí điểm về tính bền vững đới bờ ở cấp cộng đồng và cấp
huyện, luận án đã đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý hiệu quả tài ngun, bảo vệ mơi
trƣờng và thích ứng với biến đổi khí hậu hƣớng đến mục tiêu phát triển bền vững cho
vùng ven biển Bình Định, cụ thể:
- Cộng đồng khai thác, nuôi trồng thủy sản tập trung vào các giải pháp: Nâng cao các bờ
bao các ao nuôi tôm, cá ven đầm Đề Gi, ứng dụng công nghệ mới trong khai thác, nuôi
trồng thủy sản, đầu tƣ tàu công suất lớn đánh bắt xa bờ.
- Cộng đồng bảo tồn hệ sinh thái ven biển tập trung vào các giải pháp: Nghiên cứu phục
hồi, bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển, bảo vệ nguồn lợi thủy sản có giá trị ở
đầm Thị Nại, bảo tồn rạn san hô tại biển Nhơn Lý.
- Giải pháp phát triển bền vững các huyện thành phố ven biển: Thành phố Quy Nhơn
nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, bảo tồn hệ sinh thái rạn san hô; huyện Tuy
Phƣớc bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn, nâng cấp đê bao vùng cửa sông và ven đầm
tăng giá trị sản xuất nông nghiệp; huyện Phù Cát xây dựng khu neo đậu tàu thuyền, đầu
tƣ đánh bắt xa bờ, bảo vệ rừng ngập mặn; huyện Phù Mỹ phát triển sản xuất công nghiệp,
trồng phi lao chống cát bay các xã ven biển; huyện Hoài Nhơn cải tạo khu neo đậu tàu
thuyền, nâng cấp kè chắn sóng, quy hoạch các khu nuôi trồng thủy sản.
Việc thiết lập các chỉ thị đánh giá tính bền vững và áp dụng thí điểm tại vùng ven biển
tỉnh Bình Định trong điều kiện biến đổi khí hậu tạo ra các căn cứ, luận chứng khoa học
cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách thực hiện các giải pháp quản lý phù hợp góp
phần vào việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền
vững khu vực ven biển.



v
ABSTRACT
The coastal zone is the interface where the land meets the ocean, which plays an
important role in the country's economy. The building of indicators for evaluating the
sustainability of coastal zone in the pilot application in Binh Dinh province is necessary
because this is one of outstanding coastal zone in the Central Vietnam. The socioeconomic development on coastal areas in recent years caused pressures as well as
exhausted exploitation of mineral resources, excessive exploitation of fisheries resources,
disrupting the ecosystems, environmental pollution, especially the impacts of climate
change threatening to a sustainable development in the coastal zone.
From the topographic, morphological and hydrological characteristics and conditions of
socio-economic development, the author classified coastal Binh Dinh province in 02
levels (community level and district level) to carry out research to evaluate the
sustainability in the condition of climate change.
Using the method of Multiple Attribute Decision Analysis (MADA), the author has
established 4 themes and 16 indicators in sustainability assessment for communities in
coastal communes and wards. The assessment of sustainability was piloted for 02
communities: exploitation of fisheries resources–aquaculture (including 03 communes:
My Thanh, Cat Minh, Cat Khanh) and conservation of coastal ecosystems (03
communes: Phuoc Son, Phuoc Thuan, Nhon Ly).
Through the use the method of Simple Additive Weight (SAW) and analysis hierarchy
process (AHP), the evaluation results for community of fishing-aquaculture showed that
sustainable level of this community is 02 levels under the sustainability and sustainable
average. My Thanh commune was assessed at the lowest level, followed by Cat Khanh
commune, the highest score commune of Cat Minh.
Similarly, the results of the sustainability assessment for community conservation of
coastal ecosystems also showed 02 levels under the sustainability and sustainable
average. Nhon Ly most underrated score are lack of sustainability, Phuoc Thuan and
Phuoc Son is at sustainable average.
Besides, the author has studied and built the sustainable indicators for the factors
involved in the assessment using 4 themes with 28 indicators as well as sustainable levels

(5 levels) in order to assess the sustainability of districts in coastal zone in Binh Dinh
province (including the Qui Nhon city, Tuy Phuoc district, Phu Cat district, Phu My
district, Hoai Nhon district).


vi
The author has also applied the analysis hierarchy process (AHP) to establish a set of
weights for each subject and indicator. After calculating the assessment results for each
indicator through the method of fuzzy comprehensive evaluation (FCE) by the
membership functions. Through the implementation of these methods, the evaluation
results showed that the level of sustainability of coastal districts and cities of Binh Dinh
province is average.
From the results of the pilot evaluation of coastal zone sustainability at the community
level and the district level has proposed a number of solutions to effectively manage
resources, environmental protection and adaptation to climate change aims to sustainable
development coastal zone in Binh Dinh province.
- Community aquatic resource exploitation, aquaculture focus on the solution: Raising
the levees along the De Gi lagoon, applications of new technology in exploitation,
aquaculture, invest large-capacity vessels for offshore fishing.
- Community conservation of coastal ecosystems focusing on solutions: restoration and
protection mangrove ecosystems, the seagrass and aquatic resources in the Thi Nai
lagoon, conservation of coral reefs in coastal Nhon Ly.
- Solutions for sustainable development of the coastal zone districts: Quy Nhon City
should conservation of coral reef; conservation of mangrove ecosystems, expanded
levees and coastal estuaries Thi Nai lagoon, improving the efficiency of agricultural
production in Tuy Phuoc District; building boats mooring, preservation mangrove
ecosystem, planting casuarinas for coastal protection in Phu Cat District; planning antisand fly, industrial investment in Phu My District; renovation the boats anchoring,
upgrading embankments wave, planning of aquaculture areas in Hoai Nhon District.
The establishment of indicators for the sustainability assessment piloted in coastal zone
in Binh Dinh province proposed management solutions in condition of climate change

and created bases, scientific evidence for the implementation of appropriate management
of the rational use of natural resources, environmental protection and sustainable
development of coastal areas.


vii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ ii
TÓM TẮT ............................................................................................................................. iii
ABSTRACT ........................................................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ẢNH ..................................................................................................... x
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................. xii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... xiv
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................ 1
2. Mục tiêu ........................................................................................................................ 2
3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................. 3
4. Nội dung nghiên cứu .................................................................................................... 3
5. Những điểm mới của luận án........................................................................................ 5
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ...................................................................................... 5
7. Cấu trúc của luận án ..................................................................................................... 6
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT, TỔNG QUAN VỀ PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
TÍNH BỀN VỮNG DỰA TRÊN BỘ CHỈ THỊ ..................................................................... 7
1.1. CÁC CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA LUẬN ÁN ................................................................ 7
1.1.1. Khái niệm và phạm vi đới bờ ................................................................................. 7
1.1.2. Khái niệm về tính bền vững và phân biệt với phát triển bền vững ........................ 9
1.1.3. Một số khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong đánh giá tính bền vững ...................... 9
1.1.4. Phƣơng pháp tiếp cận hệ thống trong đánh giá tính bền vững ............................. 12
1.2. TỔNG QUAN CÁC BỘ CHỈ THỊ ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG........................... 14

1.2.1. Bộ chỉ thị/chỉ số phát triển bền vững.................................................................... 16
1.2.2. Các bộ chỉ thị/chỉ số về tài nguyên môi trƣờng .................................................... 20
1.2.3. Bộ chỉ thị/chỉ số theo đặc thù của vùng đới bờ .................................................... 22
Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................... 26
2.1. PHÂN TÍCH, LỰA CHỌN PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 26
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG CHO LUẬN ÁN ................................. 28
Chƣơng 3. DỮ LIỆU VÀ MƠ HÌNH TÍNH TOÁN ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU .......... 40
3.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỈNH BÌNH ĐỊNH ................................. 40
3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................................ 40
3.1.2. Địa hình ................................................................................................................ 41
3.1.3. Khí hậu ................................................................................................................. 42
3.1.4. Thuỷ văn ............................................................................................................... 44
3.2. DIỄN BIẾN KINH TẾ-XÃ HỘI CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ Ở ĐỚI BỜ ............... 45


viii
3.2.1. Phát triển kinh tế khu vực đới bờ gắn với ngành thủy sản ................................... 47
3.2.2. Hoạt động văn hóa-xã hội..................................................................................... 50
3.3. KHÁI QUÁT VỀ TÀI NGUYÊN VEN BIỂN ............................................................. 53
3.3.1. Tài nguyên phi sinh vật ........................................................................................ 53
3.3.2. Tài nguyên sinh vật............................................................................................... 57
3.3.2.1. Nguồn lợi hải sản biển....................................................................................... 57
3.3.2.2. Đa dạng sinh học tại các đầm phá .................................................................... 59
3.3.3. Một số hệ sinh thái đặc trƣng ven biển................................................................. 61
3.4. DIỄN BIẾN CHẤT LƢỢNG MÔI TRƢỜNG ............................................................. 64
3.4.1. Diễn biến chất lƣợng môi trƣờng nƣớc ................................................................ 64
3.4.2. Chất lƣợng môi trƣờng khơng khí ........................................................................ 67
3.4.3. Chất lƣợng mơi trƣờng đất ................................................................................... 67
3.4.4. Xử lý chất thải rắn ................................................................................................ 68
3.5. KHÁI QUÁT MỘT SỐ TỔN THƢƠNG DO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ

HẬU ĐẾN VÙNG VEN BIỂN BÌNH ĐỊNH ...................................................................... 69
3.5.1. Biến đổi khí hậu .................................................................................................... 69
3.5.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến kinh tế - xã hội.............................................. 72
3.5.3. Tác động của BĐKH đến tài nguyên và môi trƣờng ............................................ 73
3.6. DỰ BÁO VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG TƢƠNG LAI ....................................... 74
3.6.1. Gia tăng nhiệt độ................................................................................................... 74
3.6.2. Thay đổi lƣợng mƣa ............................................................................................. 77
3.6.3. Nƣớc biển dâng ..................................................................................................... 80
Chƣơng 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................................... 81
4.1. PHÂN CẤP ĐƠN VỊ ĐỚI BỜ LÀM CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG
TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU....................................................................... 81
4.1.1. Cấu trúc quản lý nhà nƣớc về đới bờ ở Việt Nam ................................................ 81
4.1.2. Phân cấp đơn vị đánh giá đới bờ theo quy mơ ở Bình Định ................................ 82
4.1.3. Loại hình cộng đồng điển hình ven biển Bình Định ............................................ 83
4.2. XÂY DỰNG BỘ CHỈ THỊ BỀN VỮNG VÀ ÁP DỤNG ĐÁNH GIÁ ĐIỂN HÌNH
CHO CẤP CỘNG ĐỒNG VEN BIỂN ................................................................................ 83
4.2.1. Cơ sở đề xuất bộ chỉ thị sơ bộ .............................................................................. 84
4.2.1.1. Căn cứ pháp lý để đề xuất bộ chỉ thị ................................................................. 84
4.2.1.2. Mơ hình đánh giá và đề xuất bộ chỉ thị sơ bộ ................................................... 84
4.2.2. Sàng lọc bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững cấp cộng đồng .................................. 89
4.2.3. Kết quả đánh giá điển hình cộng đồng khai thác, nuôi trồng thủy sản ................ 93
4.2.3.1. Khái qt khu vực nghiên cứu ........................................................................... 93
4.2.3.2. Tính tốn trọng số cho các chủ đề và các chỉ thị cấp cộng đồng ..................... 94
4.2.3.3. Kết quả đánh giá................................................................................................ 94
4.2.4. Kết quả đánh giá điển hình cộng đồng bảo tồn hệ sinh thái ven biển ................ 100
4.2.4.1. Khái quát khu vực nghiên cứu ......................................................................... 100


ix
4.2.4.2. Kết quả đánh giá.............................................................................................. 101

4.3. XÂY DỰNG BỘ CHỈ THỊ VÀ ÁP DỤNG ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG THÍ
ĐIỂM CHO CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ VEN BIỂN BÌNH ĐỊNH ............................. 106
4.3.1. Thiết lập bộ chỉ thị sơ bộ đánh giá tính bền vững đới bờ cấp huyện ................. 106
4.3.1.1. Căn cứ pháp lý để đề xuất bộ chỉ thị ............................................................... 106
4.3.1.2. Mơ hình đánh giá và đề xuất bộ chỉ thị sơ bộ ................................................. 107
4.3.2. Sàng lọc bộ chỉ thị đánh giá tồn diện về tính bền vững đới bờ cấp huyện ....... 111
4.3.3. Áp dụng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững thí điểm cho các huyện, thành phố
ven biển Bình Định ............................................................................................................ 115
4.3.3.1. Xây dựng ma trận các bậc bền vững cho các yếu tố tham gia đánh giá ......... 116
4.3.3.2. Xác định trọng số cho các chủ đề và chỉ thị tham gia đánh giá ..................... 117
4.3.3.3. Kết quả đánh giá.............................................................................................. 117
4.4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN, BẢO VỆ
MÔI TRƢỜNG ĐỚI BỜ THEO HƢỚNG BỀN VỮNG .................................................. 125
4.4.1. Đề xuất giải pháp quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng đới bờ cấp
cộng đồng ..................................................................................................................... 125
4.4.1.1. Giải pháp cụ thể đối với cộng đồng khai thác, nuôi trồng thủy sản nghiên cứu
điển hình ....................................................................................................................... 125
4.4.1.2. Giải pháp cụ thể đối với cộng đồng bảo tồn hệ sinh thái ven biển nghiên cứu
điển hình ....................................................................................................................... 127
4.4.2. Giải pháp quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng theo hƣớng bền
vững cho các huyện, thành phố ven biển ........................................................................... 128
4.5. ĐỀ NGHỊ QUI TRÌNH ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG ĐỚI BỜ TRƢỚC BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU ................................................................................................................... 135
4.5.1.Mục đích của qui trình ......................................................................................... 135
4.5.2. Qui trình đánh giá tính bền vững đới bờ đề nghị ............................................... 135
4.5.2.1. Quy trình đánh giá cấp cộng đồng .................................................................. 135
4.5.2.2. Quy trình đánh giá đới bờ cấp huyện (thị xã, thành phố) ............................... 138
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 141
CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÁC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .......................................................................................... 145

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................. 146
PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 152


x
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Sơ đồ tiến trình thực hiện nghiên cứu luận án

4

Hình1.2. Phạm vi đới bờ

8

Hình 1.3. Chỉ thị, dữ liệu và mục tiêu đánh giá tính bền vững

10

Hình 1.4. Hai dịng phương pháp phân tích quyết định đa mục tiêu và đa thuộc tính

12

Hình 1.5. Tính bền vững của hệ thống xã hội

13

Hình 1.6. Hệ thống sinh thái –xã hội

14


Hình 1.7 Hệ thống hố các cơng cụ đánh giá tính bền vững

15

Hình 1.8. Chỉ số SSI của 150 quốc gia

19

Hình 1.9. Phạm vi đới bờ của Bắc Ireland

24

Hình 2.1. Sơ đồ cây cấp bậc chỉ thị đánh giá cấp cộng đồng

34

Hình 2.2. Sơ đồ khung phương pháp luận nghiên cứu luận án

39

Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Định

40

Hình 3.2. Diễn biến nhiệt độ trung bình năm 2000-2013

42

Hình 3.3. Diễn biến lượng mưa trung bình năm 2000-2013


43

Hình 3.4. Số cơn bão khu vực ven biển Bình Định từ 2000-2013

44

Hình 3.5. Gía trị sản xuất CN các huyện đới bờ/ tồn tỉnh

47

Hình 3.6. Diễn biến gía trị sản xuất nơng nghiệp

48

Hình 3.7. Diễn biến giá trị sản xuất thủy sản

48

Hình 3.8. Diễn biến giá trị ni trồng thủy sản

50

Hình 3.9. Diễn biến giá trị khai thác thủy sản

50

Hình 3.10. Gia tăng dân số và lao động ngành thủy sản

51


Hình 3.11. Diễn biến về số xã, phường có trường THCS

52

Hình 3.12. Diễn biến về số xã, phường có bác sỹ

52

Hình 3.13. Sử dụng nước sạch, nhà vệ sinh

53

Hình 3.14. Bản đồ phân bố titan ven biển Bình Định

54

Hình 3.15. Hàm lượng các khống vật trong quặng sa khống titan

54

Hình 3.16. Sản lượng khai thác quặng ilmanite hàng năm

56

Hình 3.17. Một số hình ảnh về khai thác, ni trồng thủy sản

59

Hình 3.18. Một số hình ảnh rừng ngập mặn, san hơ và cỏ biển


64

Hình 3.19. Hàm lượng COD, BOD5 trong nước mặt

65

Hình 3.20. Đường quá trình mưa năm, mùa khơ, mùa mưa

70

Hình 3.21. Mức tăng nhiệt độ so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999

75


xi
Hình 3.22. Nhiệt độ trung bình năm 2050 kịch bản B2

76

Hình 3.23. Nhiệt độ trung bình năm 2100 kịch bản B2

76

Hình 3.24. Mức tăng nhiệt độ trung bình (0C) năm 2050 so với thời kỳ 1980-1999

76

Hình 3.25. Mức tăng nhiệt độ trung bình (0C) năm 2100 so với thời kỳ 1980-1999


76

Hình 3.26. Mức thay đổi tỷ lệ lượng mưa (%) so với trung bình thời kỳ 1980-1999

78

Hình 3.27. Lượng mưa trung bình năm 2050 – kịch bản B2

79

Hình 3.28. Lượng mưa trung bình năm 2100 - kịch bản B2

79

Hình 3.29. Mức thay đổi lượng mưa (%) vào năm 2050 so với thời kỳ1980-1999

79

Hình 3.30. Mức thay đổi lượng mưa (%) vào năm 2100 so với thời kỳ 1980-1999

79

Hình 3.31. Nguy cơ ngập ứng với kịch bản nước biển dâng 60 cm

80

Hình 3.32. Nguy cơ ngập ứng với kịch bản nước biển dâng 90 cm

80


Hình 4.1. Mơ hình đánh giá tính bền vững đới bờ cấp cộng đồng

86

Hình 4.2. Bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững đới bờ cấp cộng đồng tại Bình Định

92

Hình 4.3. Bản đồ khu vực nghiên cứu cộng đồng khai thác, ni trồng thủy sản

93

Hình 4.4. Kết quả đánh giá điển hình cộng đồng khai thác, ni trồng thủy sản

98

Hình 4.5. Biểu đồ kết quả đánh các chủ đề khai thác, ni trồng thủy sản

99

Hình 4.6. Bản đồ khu vực nghiên cứu cộng đồng bảo tồn hệ sinh thái ven biển

100

Hình 4.7. Kết quả đánh giá điển hình cộng đồng bảo tồn hệ sinh thái ven biển

104

Hình 4.8. Biểu đồ kết quả đánh giá các chủ đề bảo tồn hệ sinh thái ven biển


105

Hình 4.9. Mơ hình đánh giá tính bền vững đới bờ cấp huyện

110

Hình 4.10. Các chỉ thị tham gia đánh giá tính bền vững cấp huyện

112

Hình 4.11. Bản đồ phạm vi các huyện, thành phố ở đới bờ Bình Định

115

Hình 4.12. Biểu đồ kết quả đánh giá tính bền vững các huyện, thành phố đới bờ

124


xii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1.Thang độ mạnh của các chỉ thị

30

Bảng 2.2. Bảng chỉ số ngẫu nhiên

32

Bảng 2.3. Thang điểm đánh giá tính bền vững các tiêu chí áp dụng cấp cộng đồng


34

Bảng 2.4. Ma trận phân bậc đánh giá tính bền vững đới bờ cấp huyện

36

Bảng 2.5. Các hàm thành viên cho các chỉ thị ảnh hưởng tích cực

36

Bảng 2.6. Các hàm thành viên áp dụng cho các chỉ thị ảnh hưởng tiêu cực

37

Bảng 3.1. Thống kê sản lượng khai thác, nuôi trồng thủy sản từ 2000-2011

49

Bảng 3.2. Quy mơ, trữ lượng các mỏ sa khống titan Bình Định

55

Bảng 3.3. Thống kê loài cây ngập mặn ven biển tỉnh Bình Định

62

Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu về mơi trường nước mặt ven biển Bình Định

65


Bảng 3.5. Diễn biến ơ nhiễm COD, NH4+ khu vực cảng, cửa biển

66

Bảng 3.6. Chất lượng mơi trường khơng khí xung quanh khu vực ven biển

67

Bảng 3.7. Chất lượng môi trường đất tại một số vị trí ven biển Bình Định

68

Bảng 3.8. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của các đô thị các huyện

68

Bảng 3.9. Sự gia tăng nhiệt độ qua các thập kỷ tại Bình Định

69

Bảng 3.10. Tác động của BĐKH đến khu vục ven biển Bình Định

70

O

Bảng 3.11. Mức tăng nhiệt độ trung bình ( C) so với thời kỳ 1980 – 1999

75


Bảng 3.12. Thay đổi tỷ lệ lượng mưa (%) so với trung bình thời kỳ 1980-1999

77

Bảng 4.1. Thống kê các xã phường ven biển Bình Định

82

Bảng 4.2. Chủ đề Tiềm lực kinh tế

87

Bảng 4.3. Chủ đề Tài nguyên vè môi trường ven biển

87

Bảng 4.4. Chủ đề Năng lực xã hội của cộng đồng

88

Bảng 4.5. Chủ đề Năng lực điều hành của chính quyền địa phương

89

Bảng 4.6. Thang điểm đánh giá các thuộc tính

90

Bảng 4.7. Xác định trọng số các thuộc tính của chỉ thị


90

Bảng 4.8. Bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững cấp cộng đồng

91

Bảng 4.9. Kết quả tính toán trọng số cho các chủ đề và các chỉ thị cấp cộng đồng

94

Bảng 4.10. Kết quả đánh giá các chỉ thị cộng đồng khai thác, nuôi trồng thủy sản

95

Bảng 4.11. Kết quả đánh giá bốn chủ đề cộng đồng khai thác, nuôi trồng thủy sản

98

Bảng 4.12. Kết quả đánh giá các chỉ thị cộng đồng khai thác, nuôi trồng thủy sản

101

Bảng 4.13. Kết quả đánh giá bốn chủ đề bảo tồn hệ sinh thái ven biển

104

Bảng 4.14. Chủ đề Tiềm lực kinh tế

109



xiii
Bảng 4.15. Chủ đề Tiềm lực xã hội và cơ sở hạ tầng

109

Bảng 4.16. Chủ đề Chất lượng môi trường ven biển

110

Bảng 4.17. Chủ đề Năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu

111

Bảng 4.18. Bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững đới bờ cấp huyện

113

Bảng 4.19. Ma trận các bậc bền vững đánh giá đới bờ cấp huyện

116

Bảng 4.20. Trọng số để đánh giá tính bền vững đới bờ Bình Định

117

Bảng 4.21. Kết quả đánh giá tồn diện theo thuật toán mờ thành phố Quy Nhơn

118


Bảng 4.22. Kết quả đánh giá tồn diện theo thuật tốn mờ huyện Hoài Nhơn

119

Bảng 4.23. Kết quả đánh giá toàn diện theo thuật toán mờ huyện Phù Mỹ

121

Bảng 4.24. Kết quả đánh giá tồn diện theo thuật tốn mờ huyện Phù Cát

122

Bảng 4.25. Kết quả đánh giá tồn diện theo thuật tốn mờ huyện Tuy Phước

123

Bảng 4.26. Các chỉ thị cần quan tâm cải thiện để tăng tính bền vững xã Mỹ Thành

125

Bảng 4.27. Các chỉ thị cần quan tâm cải thiện để tăng tính bền vững xã Cát Minh

126

Bảng 4.28. Các chỉ thị cần quan tâm cải thiện để tăng tính bền vững xã Cát Khánh

126

Bảng 4.29. Các chỉ thị cần quan tâm cải thiện để tăng tính bền vững xã Phước Sơn


127

Bảng 4.30. Các chỉ thị cần quan tâm cải thiện tăng tính bền vững xã Phước Thuận

127

Bảng 4.31. Các chỉ thị cần quan tâm cải thiện để tăng tính bền vững xã Nhơn Lý

128

Bảng 4.32. Các chỉ thị có kết quả đánh giá kém bền vững thành phố Quy Nhơn

128

Bảng 4.33. Các chỉ thị có kết quả đánh giá kém bền vững huyện Tuy Phước

130

Bảng 4.34. Các chỉ thị có kết quả đánh giá kém bền vững huyện Phù Cát

131

Bảng 4.35. Các chỉ thị có kết quả đánh giá kém bền vững huyện Phù Mỹ

132

Bảng 4.36. Các chỉ thị có kết quả đánh giá kém bền vững huyện Hồi Nhơn

133


Bảng 4.37. Bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững đới bờ cấp cộng đồng

136

Bảng 4.38. Thang điểm đánh giá tính bền vững các chỉ thị áp dụng cấp cộng đồng

137

Bảng 4.39. Bộ chỉ thị cần thu thập để đánh giá tính bền vững đới bờ cấp huyện

139


xiv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AHP:

Analytic hierarchy process (phân tích tiến trình thứ bậc)

BĐKH:

Biến đổi khí hậu

CRC :

Trung tâm nghiên cứu khoa học xã hội Australia

DEDUCE : Tổ chức phát triển khu vực ven biển châu Âu
DPSIR:


Khung Động lực- Áp lực-Trạng thái-Tác động-Đáp ứng

ĐDSH:

Đa dạng sinh học

EC:

European Commission (Ủy ban Châu Âu)

FAO:

Food and Agriculture Organization (Tổ chức Nông lƣơng thế giới)

FCE:

Fuzzy comprehensive evaluations (Đánh tồn diện theo thuật tốn mờ)

GDP:

Gross domestic product (Tổng sản phẩm địa phƣơng)

GIS:

Geographic information system (hệ thống thông tin địa lý)

ICZM:

Integrated coastal zone management (Quản lý tổng hợp đới bờ)


IOC:

Uỷ ban Liên chính phủ về Hải dƣơng học

IUCN:

Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế

MADA:

Multiple attribute decision analysis (phân tích quyết định đa thuộc tính)

NBD:

Nƣớc biển dâng

PTBV:

Phát triển bền vững

PEMSEA:

Các nƣớc thành viên trong quản lý môi trƣờng các biển Đông Á

QLTHĐB:

Quản lý tổng hợp đới bờ

SDI:


Sustainable development indicators (Chỉ số phát triển bền vững)

SSI:

Sustainable social indicators (Chỉ số xã hội bền vững)

SAW:

Simple additive weight (Cộng trọng số đơn giản)

UNCSD:

Hội đồng phát triển bền vững Liên hiệp quốc

UBND:

Ủy ban Nhân dân

WHO:

World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)

WCED:

World Commission on Environment and Development (Ủy ban Môi trƣờng
và Phát triển Thế giới)


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là quốc gia có đƣờng bờ biển dài hơn 3200 km. Vùng biển và ven biển (đới
bờ) với nhiều tiềm năng, lợi thế có vai trị quan trọng đối với sự phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội đất nƣớc. Bên cạnh đó, khu vực ven biển cũng là nơi chịu nhiều áp
lực về khai thác tài nguyên, ô nhiễm môi trƣờng và các tác động do biến đổi khí hậu
xảy ra hàng năm.
Bình Định là một trong 28 tỉnh ven biển của nƣớc ta, là một trong những cửa ngõ đầu
mối giao thông quan trọng của Tây Nguyên kéo dài đến Hạ Lào, Đông Bắc
Campuchia và Thái Lan.
Hệ thống thủy văn lục địa bao gồm các sơng ngắn có độ dốc cao, tổng trữ lƣợng nƣớc
5,2 tỷ m³. Bình Định có bốn con sơng lớn là sơng Cơn, sơng Lại Giang, sông La Tinh
và sông Hà Thanh cùng với đầm nƣớc ngọt Trà Ổ và hai đầm nƣớc lợ Đề Gi và Thị
Nại tạo thành một vùng nƣớc có vai trị hết sức quan trọng trong việc phát triển nơng
nghiệp và ni trồng thủy sản.
Tuy nhiên, đới bờ tỉnh Bình Định là một trong những địa phƣơng chịu ảnh hƣởng và
tác động của khí hậu ở quy mơ tồn cầu. Các tác động quan trọng nhất đó là cao áp
lạnh lục địa châu Á, cao áp nhiệt đới Thái Bình Dƣơng, các áp thấp nóng và rãnh gió
mùa phía Tây. Biến đổi khí hậu đƣa đến hậu quả thiên tai nhƣ bão, lũ, nƣớc biển dâng
gây những thiệt hại nghiêm trọng về tài sản và tính mạng ngƣời dân ven biển.
Cùng với phát triển nông nghiệp, vùng ven biển tỉnh Bình Định đang chú trọng đến
việc phát triển cơng nghiệp với sự hình thành các khu cơng nghiệp, đặc biệt là khu
kinh tế Nhơn Hội ở bán đảo Phƣơng Mai.
Hoạt động khai thác khoáng sản nhƣ quặng ilmanite (titan), cát, đá xây dựng cũng
đang diễn ra khá sôi động ở nhiều nơi, nhất là dải ven biển của tỉnh.
Việc phát triển cơng nghiệp sẽ mang đến các lợi ích kinh tế nhƣng đồng thời cũng
mang theo các mối đe dọa cho môi trƣờng, đặc biệt là môi trƣờng ven biển. Quy



2
hoạch xả thải nƣớc thải công nghiệp chƣa đƣợc quan tâm đúng mức; phần lớn nƣớc
thải sinh hoạt chƣa qua xử lý và xả thải trực tiếp vào các ao, hồ, sông, đầm, biển.
Mặt khác, việc sử dụng vùng biển ven bờ cho các mục đích khai thác và ni trồng
thủy sản trong những năm qua đã gây ra những hậu quả tiêu cực không chỉ đối với tài
nguyên và mơi trƣờng mà cịn ảnh hƣởng nghiêm trọng đến đời sống của cộng đồng
ven biển. Các hệ sinh thái ven biển nhƣ rừng ngập mặn, rạn san hô đã bị phá hủy
nghiêm trọng.
Để có giải pháp sát thực và tồn diện bảo đảm sự phát triển đới bờ Bình Định một
cách bền vững, rất cần phải thực hiện đánh giá tính bền vững của hệ thống tự nhiên
và xã hội ven biển trƣớc tác động của biến đổi khí hậu tại Bình Định.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững đới bờ áp
dụng thí điểm cho điều kiện tỉnh Bình Định sẽ tạo tạo căn cứ, luận chứng khoa học
cho việc xây dựng và triển khai các giải pháp quản lý phù hợp góp phần sử dụng hợp
lý tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững dải ven biển.
2. Mục tiêu
* Mục tiêu tổng quát: Xây dựng bộ chỉ thị và áp dụng đánh giá thí điểm tính bền
vững đới bờ từ đó đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế -xã hội gắn với quản lý tài
nguyên, bảo vệ mơi trƣờng, thích ứng với biến đổi khí hậu góp phần nâng cao chất
lƣợng cuộc sống của nhân dân ở khu vực ven biển Bình Định.
* Mục tiêu cụ thể:
1. Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững đới bờ trong điều kiện biến đổi khí
hậu theo quy mô hai cấp: cấp cộng đồng và cấp huyện.
2. Đánh giá điển hình mức độ bền vững của đới bờ tỉnh Bình Định dựa trên bộ chỉ
thị đã xây dựng. Từ kết quả đánh giá, đề xuất các giải pháp quản lý theo hƣớng bền
vững trong điều kiện biến đổi khí hậu.
3. Khái qt đề xuất qui trình đánh giá tính bền vững đới bờ đối với những địa
phƣơng có điều kiện tƣơng tự.



3
3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Việc xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững đới bờ và áp
dụng để đánh giá thí điểm cho điều kiện tỉnh Bình Định đƣợc thực hiện trong phạm vi
của phần đất liền ven biển và vùng biển ven bờ trên địa bàn tỉnh Bình Định, cụ thể
bao gồm tất cả các huyện ven biển (Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phƣớc) và
thành phố Quy Nhơn, trong đó lựa chọn một số xã, phƣờng ven biển để nghiên cứu
điển hình.
Đối tượng nghiên cứu: Là hệ thống sinh thái nhân văn bao gồm các điều kiện tự
nhiên, tài nguyên thiên nhiên nhƣ khoáng sản, nguồn lợi thủy sản, các hệ sinh thái
ven biển; chất lƣợng môi trƣờng nƣớc, khơng khí, đất và hoạt động kinh tế - xã hội,
cơ chế, chính sách quản lý của nhà nƣớc diễn ra tại khu vực ven biển tỉnh Bình Định.
4. Nội dung nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu đặt ra, các nội dung chính đƣợc thực hiện cụ thể
nhƣ sau:
1) Tổng quan các nghiên cứu trong nƣớc và trên thế giới về việc xây dựng bộ chỉ thị
đánh giá tính bền vững và phát triển bền vững.
2) Khái quát về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, mơi trƣờng, biến đổi khí
hậu và hoạt động kinh tế - xã hội vùng ven biển tỉnh Bình Định.
3) Xây dựng bộ chỉ thị và áp dụng đánh giá điển hình tính bền vững đới bờ quy mơ
cấp cộng đồng ven biển.
4) Xây dựng bộ chỉ thị và áp dụng đánh giá thí điểm tính bền vững cho các huyện,
thành phố khu vực ven biển Bình Định.
5) Đề xuất một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên, bảo vệ mơi trƣờng đới bờ
trong điều kiện biến đổi khí hậu.
6) Xây dựng quy trình đánh giá tính bền vững các địa phƣơng vùng bờ có điều kiện
tƣơng tự.


4


Đặt vấn đề nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Thu thập tài liệu thứ cấp về các đặc điểm đới bờ

Tài nguyên

Môi trƣờng

Đới bờ

Phƣơng pháp trọng
số cộng đơn giản
(SAW)

Kỹ thuật Phân
tích tiến trình
thứ bậc (AHP)

Kinh tế

Thể chế

Xã hội

Đới bờ tỉnh Bình Định

Phân cấp đới bờ là
cơ sở đánh giá tính
bền vững
Xây dựng bộ chỉ thị

bền vững và áp dụng
đánh giá quy mô cấp
cộng đồng
Xây dựng bộ chỉ thị và
áp dụng đánh giá tính
bền vững qui mơ cấp
huyện

Phƣơng pháp
điều tra thực địa,
tham vấn cộng
đồng

Phân tích quyết
định đa thuộc tính
(MADA)

Phƣơng pháp đánh
giá tồn diện theo
thuật tốn mờ (FCE)

Giải pháp quản lý bền
vững đới bờ trong
điều kiện BĐKH
Đề nghị quy trình
đánh giá tính bền
vững đới bờ

Hình 1.1. Sơ đồ tiến trình thực hiện nghiên cứu luận án



5
5. Những điểm mới của luận án
- Cách tiếp cận hệ thống một cách toàn diện về kinh tế - xã hội kết hợp với tài
nguyên thiên nhiên, môi trƣờng gắn với vấn đề biến đổi khí hậu ở đới bờ là một điểm
mới của luận án.
- Áp dụng các phƣơng pháp khoa học để sàng lọc bộ chỉ thị, khắc phục tình trạng
đƣa ra bộ chỉ thị có tính chủ quan, thiếu cơ sở khoa học.
- Phƣơng pháp đánh giá tính bền vững theo đặc thù lãnh thổ mà cụ thể là khu vực
đới bờ dựa vào bộ chỉ thị cung cấp thơng tin chi tiết, từ đó đề xuất giải pháp có căn
cứ khoa học và thực tiễn.
- Việc áp dụng kỹ thuật phân tích tiến trình thứ bậc (AHP) để hình thành trọng số
các chỉ thị và các chủ đề sẽ giúp kết quả đánh giá có tính chính xác và thuyết phục
hơn.
- Bên cạnh đó, việc đánh giá tính bền vững theo thuật tốn lý thuyết mờ áp dụng
cho đới bờ tỉnh Bình Định là đóng góp mới quan trọng của luận án. Đánh giá bằng
thuật toán mờ dựa trên phân chia các bậc bền vững trƣớc dựa trên xác suất của hàm
thành viên cho ta kết luận khách quan và khắc phục nhƣợc điểm của đánh giá bằng
chỉ số bền vững thông thƣờng, phân chia bậc bền vững sau khi tính chỉ số.
- Ngồi ra, việc đề xuất quy trình đánh giá tính bền vững đới bờ đối với những
địa phƣơng có điều kiện tƣơng tự nhƣ Bình Định theo quy mơ hai cấp cộng đồng và
cấp huyện cũng là đóng góp mới của luận án.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
* Ý nghĩa khoa học: Việc đề xuất bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững cấp cộng đồng và
cấp huyện dựa trên những phƣơng pháp luận và cơ sở lý thuyết phù hợp với thực tiễn
tại địa phƣơng. Các kết quả nghiên cứu trong luận án là tiền đề mở ra những hƣớng
nghiên cứu sâu hơn nhằm mục tiêu đánh giá chính xác mức độ bền vững khu vực đới
bờ trong điều kiện biến đổi khí hậu.
Dựa trên phƣơng pháp đánh giá có tính khoa học nhƣ phân tích quyết định đa thuộc
tính và đánh giá tồn diện theo thuật tốn mờ. Mỗi chỉ thị đều xác định trọng số thông



6
qua kỹ thuật phân tích tiến trình thứ bậc, trọng số đƣợc kiểm nghiệm tính nhất quán
bằng phƣơng pháp tính tốn có tính khoa học. Điều này giúp cho kết quả nghiên cứu
của luận án đƣợc thực hiện có giá trị khoa học góp phần hồn thiện phƣơng pháp luận
và quy trình đánh giá tính bền vững.
Các kết quả ứng dụng các phƣơng pháp khoa học vào đánh giá tính bền vững cho
vùng ven biển Bình Định sẽ đóng góp vào các kiến thức và tài liệu minh hoạ cho các
mơn học có liên quan đến phát triển bền vững và biến đổi khí hậu.
* Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả đánh giá tính bền vững đới bờ Bình Định và những giải
pháp đề xuất quản lý tổng hợp tài ngun, bảo vệ mơi trƣờng góp phần triển khai kế
hoạch phát phát triển kinh tế-xã hội có giá trị thiết thực và ứng dụng cho các nhà
hoạch định chính sách, các cơ quan quản lý nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Ngồi ra, kết quả này có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quản lý đới bờ, ứng
phó với biến đổi khí hậu cho các nhà nghiên cứu, quản lý khơng chỉ riêng ở tỉnh Bình
Định mà cho khu vực ven biển miền Trung và dải ven biển Việt Nam.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, cấu trúc Luận án có 04 chƣơng:
-

Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết, tổng quan tài liệu về đánh giá tính bền vững dựa
trên bộ chỉ thị.

-

Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu.

-


Chƣơng 3: Cơ sở dữ liệu và mơ hình tính tốn đối tƣợng nghiên cứu.

-

Chƣơng 4: Kết quả và thảo luận bao gồm các nội dung:
3.1. Phân cấp đới bờ làm cơ sở đánh giá tính bền vững.
3.2. Xây dựng bộ chỉ thị và áp dụng cộng đồng các xã, phƣờng ven biển.
3.3. Xây dựng bộ chỉ thị và áp dụng đánh giá qui mô cấp huyện.
3.4. Đề xuất giải pháp quản lý đới bờ theo hƣớng bền vững.
3.5. Đề nghị qui trình đánh giá tính bền vững đới bờ trƣớc biến đổi khí hậu.


7
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT, TỔNG QUAN VỀ PHƢƠNG PHÁP
ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG DỰA TRÊN BỘ CHỈ THỊ
Để làm rõ các khái niệm quan trọng, điểm qua các cơng trình nghiên cứu trƣớc đây về
chủ đề đánh giá tính bền vững nói chung và đánh giá tính bền vững đới bờ nói riêng.
Trong Chƣơng 1 sẽ trình bày các cơ sở lý thuyết, phân tích tổng quan tài liệu nhằm
lựa chọn phƣơng pháp nghiên cứu cho luận án.
1.1. CÁC CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA LUẬN ÁN

1.1.1. Khái niệm và phạm vi đới bờ
Đới bờ (vùng ven biển- coastal zone). Theo định nghĩa của Chƣơng trình Sinh địa
quyển quốc tế (LOICZ): “Đới bờ là vùng biển ven bờ và đất liền ven biển, có ranh
giới phía đất liền là nơi mà tác động qua lại gắn liền với biển và ranh giới phía biển
là nơi mà các hoạt động của con người ảnh hưởng đến. Về mặt lý thuyết, đới bờ được
phân cách với nhau bởi đường bờ biển. Trong thực tế, đới bờ được xác định một cách
tương đối, thường phụ thuộc vào ranh giới hành chính, năng lực và mục tiêu quản lý.
Đới bờ chiếm khoảng 8% tổng diện tích bề mặt trái đất” [1].
Hiện nay đang tồn tại những khái niệm khác nhau về đới bờ cũng nhƣ việc xác định

phạm vi, qui mô địa lý của nó. Theo Hội đồng Bảo vệ mơi trƣờng quốc gia của
Philippin (NEPC) thì "Phạm vi địa lý của đới bờ có thể bao gồm các vùng đất nằm
cách đường bờ khoảng 1 km về phía lục địa, nơi có rừng ngập mặn, các đầm nuôi
thuỷ sản nước lợ, các đầm lầy rừng tràm, các vùng cửa sơng hình phễu, các bãi cát,
và các vùng khác chịu ảnh hưởng của thuỷ triều, cũng như các vùng biển có ranh
giới tương đương đường đẳng sâu 200m, nơi có rạn san hơ, bãi rong biển, các thảm
cỏ biển và khu vực đáy mềm có thể kéo lưới quét” [2].
Phạm vi của đới bờ cịn có thể xác định: “Đới bờ biển nằm chuyển tiếp giữa biển và
lục địa, một đới hỗn tạp cả về mặt môi trường tự nhiên, sinh thái và giá trị tài
nguyên. Nó được đặc trưng bỡi các quá trình tương tác giữa biển và lục địa, giữa
nước mặn và nước ngọt, giữa các hệ sinh thái khác nhau trong phạm vi đới bờ…
Trong đới bờ biển hiện diện sự đa dạng của các hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển,
rạn san hô, cửa sông, bãi triều, đầm phá” [3].


8
Theo Quyết định 158/2007/QD-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ thì phạm vi đới bờ
đƣợc xác định gồm có 2 phần: Phần đất liền (bao gồm tất cả các quận, huyện, thị xã
ven biển); phần biển (bao gồm vùng biển ven bờ cách bờ 6 hải lý trở vào).
Hiện nay thuật ngữ đới bờ còn đƣợc thay thế bỡi thuật ngữ vùng ven biển. Cụ thể tại
Thông tƣ số 22/2012/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng quy định về việc
lập và thực hiện kế hoạch quản lý tổng hợp tài ngun và bảo vệ mơi trƣờng vùng
ven biển thì thuật ngữ vùng ven biển đƣợc xác định là vùng chuyển tiếp giữa lục địa
và biển, bao gồm vùng biển ven bờ và vùng đất ven biển:
- Vùng biển ven bờ là vùng biển có ranh giới ngồi cách bờ 6 hải lý;
- Vùng đất ven biển là vùng đất đƣợc xác định theo ranh giới hành chính bao gồm
các quận, huyện, thị xã, thành phố ven biển thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ƣơng.
Nhƣ vậy, về phạm vi đới bờ hay vùng ven biển hiện nay của Việt Nam là giống nhau
đƣợc minh họa qua sơ đồ Hình 1.2 dƣới đây.


Đới bờ
(vùng ven biển)

Hình1.2. Phạm vi đới bờ [4]
Quản lý tổng hợp đới bờ (QLTHĐB): đƣợc xem nhƣ một mô hình quản lý tài ngun
thiên nhiên và mơi trƣờng, ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng cách tiếp cận tổng
hợp và quá trình lập và thực hiện kế hoạch có sự tham gia của đầy đủ các bên liên
quan, nhằm giải quyết những vấn đề quản lý phức tạp ở đới bờ [5], [6].


9
1.1.2. Khái niệm về tính bền vững và phân biệt với phát triển bền vững
Tính bền vững (sustainability) và phát triển bền vững (sustainable development) là
hai khái niệm khác nhau nhƣng có mối liên hệ với nhau khi đƣợc phân tích từ quan
điểm hệ thống. Tính bền vững có thể đƣợc thể hiện bằng giá trị của những kết quả
của hệ thống, qua đó hệ thống có thể đƣợc đánh giá là bền vững mạnh hay yếu.
“Tính bền vững là khả năng bảo đảm sự bền vững lâu dài hay là khả năng trở nên
bền vững, khả năng phát triển liên tục mà khơng làm suy thối tài ngun, khơng lạm
phát” [7]. Trong Khoa học mơi trƣờng định nghĩa: “Tính bền vững là chất lượng môi
trường không bị nguy hại, tài nguyên thiên nhiên không bị suy kiệt và qua đó hỗ trợ
cân bằng sinh thái lâu dài” [8], [9].
Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên trong ấn phẩm Chiến lƣợc bảo
tồn Thế giới (công bố bởi IUCN,1980) với nội dung: "Sự phát triển của nhân loại
không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà cịn phải tơn trọng những nhu cầu
tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học" [10]. Khái niệm này
đƣợc phổ biến rộng rãi nhờ Báo cáo Brundtland năm 1987 của Ủy ban Môi trƣờng và
Phát triển Thế giới -WCED. Báo cáo này ghi rõ: “ Phát triển bền vững là sự phát
triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến
những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai" [11], [12].

Theo Ness et al. [13] đánh giá sự phát triển bền vững là phƣơng pháp để phản ảnh và
đo lƣờng tính bền vững.
Mục tiêu của luận án sẽ lựa chọn và áp dụng các phƣơng pháp đánh giá tính bền vững
để đo lƣờng mức độ bền vững của đới bờ tỉnh Bình Định trƣớc tác động của biến đổi
khí hậu.
1.1.3. Một số khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong đánh giá tính bền vững
Mục tiêu chính của luận án là đánh giá tính bền vững (sustainability) của đới bờ trong
điều kiện biến đổi khí hậu. Để thống nhất khái niệm, dƣới đây trình bày và làm rõ các
từ, thuật ngữ cơ bản sử dụng trong đánh giá tính bền vững.
Chỉ thị (indicator): Từ điển tiếng Anh mô tả: “Chỉ thị là một công cụ để cung cấp
thông tin” [14]. Trong ngữ cảnh này, nhiều định nghĩa khác nhau đang đƣợc sử dụng.


×