Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm vime bitech trong nuôi tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei boone, 1931) giai đoạn từ pl 10 đến pl 40

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 77 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA: NÔNG LÂM NGƯ
=====  =====

CHU THỊ TÚ OANH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHẾ PHẨM VIME-BITECH TRONG
NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG ( penaeus vanamei Boone, 1931)
GIAI ĐOẠN TỪ PL 10 ĐẾN PL 40

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƢ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Vinh - 05/2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA: NÔNG LÂM NGƯ
=====  =====

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHẾ PHẨM VIME-BITECH TRONG
NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG ( penaeus vanamei Boone, 1931)
GIAI ĐOẠN TỪ PL 10 ĐẾN PL 40

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƢ NI TRỒNG THỦY SẢN

Ngƣời thực hiện

: Chu Thị Tú Oanh


Lớp

: 53K - NTTS

Ngƣời hƣớng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Thanh

Vinh - 05/2016


i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản đề tài này ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được
sự giúp đỡ hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo từ các thầy cô trong khoa Nông Lâm Ngư,
trường Đại học Vinh, những người đã dìu dắt tơi trong suốt khoảng thời gian ngồi
trên ghế nhà trường.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc nhất tới cơ giáo
Th.s Nguyễn Thị Thanh - người đã chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới lãnh đạo công ty TNHH sản xuất và ứng dụng
công nghệ thủy sản Vina, các cán bộ, công nhân viên công ty đã tạo điều kiện về cơ
sở vật chất, trang thiết bị, hóa chất thí nghiệm và đã giúp đỡ tơi trong suốt thời gian
thực tập vừa qua.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình và những
người bạn thân đã động viên khích lệ và giúp đỡ tơi trong q trình học tập cũng
như trong cuộc sống.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Vinh, tháng 4 năm 2016
Sinh viên
Chu Thị Tú Oanh



ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CPF

: Charoen Pokphand Foods

CT

: Công Thức

CD

: Chiều Dài

DO

: Oxy Hòa Tan

TSCĐ

: Tài Sản Cố Định

KL

: Khối Lượng

PL


: Postlavae

SX

: Sản Xuất

TĐTT

: Tốc Độ Tăng Trưởng

TB

: Trung Bình

T.S

: Tiến Sỹ

TTCT

: Tơm Thẻ Chân Trắn



: Thức ăn


iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 2
1.1. Đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) ............................. 2
1.1.1. Hệ thống phân loại của tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) ......................... 2
1.1.2. Phân bố, tập tính sinh sống ................................................................................... 2
1.1.3. Hình thái và cấu tạo............................................................................................... 3
1.1.4. Chu kỳ sống........................................................................................................... 4
1.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng ............................................................................................ 4
1.1.6. Đặc điểm sinh sản ................................................................................................. 5
1.1.7. Đặc điểm sinh trưởng ............................................................................................ 6
1.1.8. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến tơm ni .................................................. 6
1.2.1. Tình hình ni tơm thẻ Chân trắng trên thế giới ................................................... 7
1.2.2. Tình hình nuôi tôm thẻ Chân trắng ở Việt Nam ................................................. 10
1.3. Các nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm đến khả năng sinh trưởng và tỷ lệ
sống của tôm thẻ chân trắng .......................................................................................... 11
1.3.1. Trên thế giới ........................................................................................................ 11
1.3.2 Tại Việt Nam ........................................................................................................ 13
1.4. Vài nét về chế phẩm sử dụng trong nuôi tôm thẻ chân trắng................................ 14
Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 16
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................. 16
2.2. Vật liệu và thiết bị nghiên cứu ............................................................................... 16
2.3. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ............................................................................. 16
2.4. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ........................................................ 16
2.5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 17
2.6 Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu ....................................................... 19
2.6.1. Phương pháp xác định một số yếu tố môi trường trong ao ni thí nghiệm ................ 19
2.6.2. Phương pháp xác định tốc độ tăng trưởng của tôm ............................................ 20
2.6.3. Phương pháp xác định tỷ lệ sống ........................................................................ 21
2.6.4. Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) .............................................................................. 21



iv
2.6.5. So sánh hiệu quả kinh tế...................................................................................... 21
2.7. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................... 21
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 22
3.1. Kết quả theo dõi biến động của một số yếu tố môi trường ao nuôi ....................... 22
3.1.1. Sự biến động của nhiệt độ trong ao nuôi ........................................................... 22
3.1.2. Sự biến động của hàm lượng Oxy hồ tan (DO) trong ao ni .......................... 23
3.1.3. Sự biến động của pH trong ao nuôi ..................................................................... 24
3.1.4 .Sự biến động của độ kiềm trong ao nuôi ............................................................ 26
3.1.5. Sự biến động của độ mặn trong ao nuôi ............................................................. 27
3.1.6. Sự biến động của NH3 trong ao nuôi .................................................................. 29
3.2. Ảnh hưởng của Vime–Bitech đến tốc độ tăng trưởng của tôm nuôi ..................... 30
3.2.1. Ảnh hưởng của Vime-Bitech đến tăng trưởng về khối lượng của tôm ............... 30
3.2.2. Ảnh hưởng của Vime-Bitech đến tăng trưởng về chiều dài của tôm ................. 34
3.3. Ảnh hưởng của chế phẩm Vime-Bitech đến tỷ lệ sống của tôm ............................ 38
3.4. Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) ............................................................................ 40
3.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế....................................................................................... 40
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 43
Kết luận ......................................................................................................................... 43
Kiến nghị ....................................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 45
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 50


v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Điều kiện mơi trường thích hợp đối với nuôi tôm thẻ chân trắng ..................... 3
Bảng 1.2. Sản lượng tôm nuôi tại châu Á và châu Mỹ Latinh từ 2007-2011 ..................... 9
Bảng 1.3 . Sản lượng và diện tích ni tơm Chân trắng tại Việt Nam. .................... 11
Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng thức ăn VIET HOA. .......................................... 18

Bảng 2.2. Phương pháp kiểm tra các yếu tố môi trường .......................................... 19
Bảng 3.1. Biến động của nhiệt độ theo ngày nuôi .................................................... 22
Bảng 3.2. Diễn biến hàm lượng Oxy theo ngày nuôi ............................................... 23
Bảng 3.3. Diễn biến pH theo ngày nuôi.................................................................... 24
Bảng 3.4. Biến động độ kiềm theo ngày nuôi........................................................... 26
Bảng 3.5. Biến động độ mặn theo ngày nuôi ............................................................ 28
Bảng 3.6. Biến động hàm lượng NH3 theo ngày ni (mg/l) ................................. 29
Bảng 3.7. Khối lượng trung bình của tơm trong q trình thí nghiệm ..................... 30
Bảng 3.8. Tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng của tôm nuôi.................................. 32
Bảng 3.9. Tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng của tôm nuôi ..................... 33
Bảng 3.10. Bảng chiều dài trung bình của tơm qua các kì theo dõi ........................ 34
Bảng 3.11. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối ADG (cm/con/ngày) về chiều dài
tôm ............................................................................................................................ 36
Bảng 3.12. Tăng trưởng tương đối SGR (%/con/ngày) về chiều dài ...................... 37
Bảng 3.13. Tỷ lệ sống của tôm nuôi ở các công thức khác nhau ............................. 39
Bảng 3.14. Bảng tính hệ số FCR .............................................................................. 40
Bảng 3.15. Bảng hạch toán kinh tế (đồng) ............................................................... 41


vi
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Hình thái, cấu tạo tơm thẻ chân trắng (P. vannamei) ................................ 3
Hình 1.2. Vịng đời của tơm ....................................................................................... 4
Hình 1.3. Bản đồ các khu vực ni tơm thẻ Chân trắng trên thế giới ........................ 8
Hình 1.3.Chế phẩm VIME-BITECH ........................................................................ 14
Hình 2.1. Sơ đồ khối nghiên cứu thí nghiệm ............................................................ 17
Hình 3.1.Biến động hàm lượng Oxy vào buổi sáng trong các ao ni ..................... 23
Hình 3.2. Biến động hàm lượng Oxy vào buổi chiều trong các ao ni .................. 24
Hình 3.3.Biến động của pH vào buổi sáng trong các ao ni .................................. 25
Hình 3.4. Biến động của pH vào buổi chiều trong các ao ni ................................ 25

Hình 3.5. Đồ thị biểu diễn sự biến động của độ kiềm trong các ao ni ................. 27
Hình 3.6. Đồ thị biểu diễn sự biến động của độ mặn trong các ao ni ................... 28
Hình 3.7. Đồ thị biểu diễn sự biến động của hàm lượng NH3 trong các ao
nuôi ........................................................................................................................... 29
Hình 3.8. Diễn biến sự tăng trưởng về khối lượng của tơm (g/con) ......................... 30
ở các cơng thức thí nghiệm ....................................................................................... 30
Hình 3.9. Tăng trưởng tuyệt đối ADG(g/con/ngày) về khối lượng của tơm
ni ........................................................................................................................... 32
Hình 3.10. Tốc độ tăng trưởng tương đối SGR (%/con/ngày) về khối lượng
của tơm ni............................................................................................................. 34
Hình 3.11. Sự tăng trưởng trung bình về chiều dài của tơm ni ............................ 35
Hình 3.12. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối ADG (cm/con/ngày) về chiều dài thân
tơm............................................................................................................................. 37
Hình 3.13. Tốc độ tăng trưởng tương đố(SGR %/con/ngày) về chiều dài
thân của tơm .............................................................................................................. 38
Hình 3.14. Tỷ lệ sống của tơm ni ở các công thức khác nhau .............................. 39


1
MỞ ĐẦU
Việt Nam có 3260 km bờ biển, 12 đầm phá và các eo vịnh, 112 cửa sông
rạch, hàng ngàn đảo lớn nhỏ ven biển cùng với hệ thống sông ngòi, kênh rạch
chằng chịt và các hồ chứa thủy lợi, thủy điện đã tạo cho nước ta một tiềm năng
lớn về nuôi trồng thủy sản nước ngọt, lợ, mặn đặc biệt là nuôi tôm.
Trong những năm vừa qua nghề nuôi trồng thủy sản ở nước ta đã có những
bước tiến vượt bậc, góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế sơi động của nước nhà,
trong đó ni trồng thủy sản nước lợ mặn, đặc biệt là nuôi tôm sú đã đóng góp trên
50% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành. Tuy nhiên, trong những năm
gần đây do mơi trường ao ni có chiều hướng suy thối, ô nhiễm, dịch bệnh ngày
càng nhiều nên nuôi tôm sú khơng cịn mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Bên cạnh đó tơm thẻ Chân trắng (Penaeus vannamei) là lồi tơm rộng
muối, rộng nhiệt, có tốc độ sinh trưởng nhanh, khả năng chống chịu tốt hơn tôm
sú, thời gian nuôi ngắn có thể tránh được những rủi ro bất lợi về thời tiết, khí
hậu, người ni có khả năng thu lợi nhuận dễ hơn nuôi tôm sú. Đây được xem là
đối tượng mới đang được ưu tiên phát triển.
Tôm thẻ chân trắng nuôi với mật độ cao theo quy mô công nghiệp ln
tiềm ẩn những rủi ro về tài chính cho người nuôi, nhằm tăng sức đề kháng, tốc độ
phát triển rút ngắn thời gian nuôi thương phẩm, tăng hiệu quả sản xuất là vấn đề
đang được người nuôi đặc biệt quan tâm. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, được sự
đồng ý của khoa Nông Lâm Ngư, trung tâm thực hành NTTS Đại Học Vinh,…
tôi muốn tiến hành thực hiện đề tài “ Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm
Vime-Bitech trong nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei Boone, 1931)
giai đoạn từ PL 10 đến PL 40”
*Mục tiêu của đề tài:
Đánh giá đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm Vime-Bitech trong nuôi
tôm thẻ Chân Trắng (Penaeus vannamei Boone, 1931) nhằm nâng cao tỷ lệ sống,
tốc độ tăng trưởng và tăng hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.


2
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei)
1.1.1. Hệ thống phân loại của tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei)
Ngành chân khớp: Athropoda
Lớp giáp xác: Crustacea
Bộ mười chân: Decapoda
Phân bộ chân bơi: Nantatia
Liên họ tôm he: Penaeoidea
Họ tôm he: Penacidae
Giống tôm he: Penaeus

Lồi: Penaeus vannamei (Boone, 1931)
Tên khoa học:

Penaeus vannamei

Tên tiếng Việt:

Tơm thẻ chân trắng

1.1.2. Phân bố, tập tính sinh sống
Tơm thẻ chân trắng (TTCT) là lồi tơm biển, có nguồn gốc vùng biển xích
đạo Đơng Thái Bình Dương, từ Mexico đến Peru. Là loại tơm q, có nhu cầu
tiêu thụ cao trên thị trường, được nuôi phổ biến ở khu vực châu Mỹ La Tinh.
Phân bố trong các thủy vực từ 40 vĩ độ Bắc đến 40 vĩ độ Nam.
Ấu trùng và tơm con của lồi tơm thẻ chân trắng phân bố tập trung ở cửa
sông, ven bờ, nơi giàu sinh vật thức ăn, do tác động cơ học của thủy triều. Tơm
trưởng thành phân bố ngồi khơi và có tập tính di cư sinh sản theo đàn. Ban ngày
tơm sống vùi trong bùn, ban đêm mới bị đi kiếm ăn.
Tơm thẻ chân trắng có sự thích nghi rất tốt đối với sự thay đổi đột ngột
của môi trường sống. Lên khỏi mặt nước khá lâu vẫn không chết. Các thử
nghiệm cho thấy:
Tơm thẻ chân trắng thích nghi tốt với ngưỡng oxy thấp. Gói tơm con cỡ
2÷7cm trong một khăn ướt (độ ẩm trên 80%, nhiệt độ 270C), để sau 24 giờ vẫn sống
100%, sức chịu đựng hàm lượng oxy thấp nhất là 1,2 mg/l. Tôm càng lớn sức chịu
đựng oxy thấp càng kém: Với cỡ 2÷4cm là 2,0 mg/l, cỡ dưới 2cm là 1,05 mg/l.


3
Bảng 1.1. Điều kiện mơi trường thích hợp đối với ni tơm thẻ chân trắng
Yếu tố mơi trường


Chỉ số thích hợp

Nền đáy

Đáy cát, cát bùn

Độ sâu

1÷1,5m

Nhiệt độ

25÷320C

Độ mặn

28÷34‰

pH

7,7÷8,3

Thích nghi tốt với thay đổi độ mặn: Cỡ tơm 1÷6cm đang sống ở độ mặn
20‰ trong bể ương, khi chuyển vào các ao ni chúng có thể sống trong phạm vi
5÷50‰, thích hợp nhất là 10÷40‰, khi dưới 5‰ hoặc trên 50‰ tơm bắt đầu
chết dần, những con tơm cỡ 5cm có sức chịu đựng tốt hơn cỡ tơm nhỏ hơn 2cm.
Thích nghi với nhiệt độ nước: Tôm sống tự nhiên ở biển có nhiệt độ nước
ổn định từ 25÷320C, vẫn thích nghi được khi nhiệt độ thay đổi lớn. Đang sống ở
bể ương, nhiệt độ nước là 150C, thả vào ao, bể có nhiệt độ 12÷ 280C chúng vẫn

sống 100%, dưới 90C thì tơm chết dần. Tăng dần lên 410C, cỡ tôm dưới 4cm và
trên 4cm đều chỉ chịu được tối đa là 12 giờ rồi chết hết. Ni trong phịng thí
nghiệm rất ít thấy chúng ăn thịt lẫn nhau. Có thể nuôi với mật độ rất dày nhưng
tỷ lệ ăn thịt lẫn nhau rất thấp.
1.1.3. Hình thái và cấu tạo
Cũng giống như một số lồi tơm he khác, cấu tạo của tơm thẻ chân trắng
gồm các bộ phận sau:

Hình 1.1: Hình thái, cấu tạo tơm thẻ chân trắng (P. vannamei)
Chủy có 2÷4 (đơi khi có 5÷6) răng cưa ở phía bụng. Vỏ giáp có gai gân và
gai râu rất rõ, khơng có gai mắt và gai đi, khơng có rãnh sau mắt, khơng có
rãnh tim mang. Có 6 đốt bụng, 3 đôi mang trứng, rãnh bụng rất hẹp hoặc không có,
gai đi khơng phân nhánh. Râu khơng có gai phụ và chiều dài râu ngắn hơn nhiều


4
so với vỏ giáp. Con đực khi thành thục có bộ phận giao phối đực cân đối, nửa mở,
khơng có màng che. Khơng có hiện tượng phóng tinh, có gân bụng ngắn. Túi chứa
tinh hoàn chỉnh, bao gồm ống chứa đầy tinh dịch và có cấu trúc gắn kết riêng biệt
với sự sinh sản cũng như với các chất kết dính.
1.1.4. Chu kỳ sống
Q trình phát triển tơm thẻ chân trắng từ trứng đến giai đoạn Postlarvae
trải qua 6 giai đoạn Nauplius kéo dài 1,5 ngày; 3 giai đoạn Zoea kéo dài khoảng
5 ngày và 3 giai đoạn Mysis kéo dài khoảng 3 ngày. Trứng nở thành ấu trùng
Nauplius sau 14÷15 giờ. Tuy nhiên thời gian biến đổi qua các giai đoạn ấu trùng
phụ thuộc vào nhiệt độ nước.
Cửa sông

Biển khơi


Trưởngthành

Hình 1.2. Vịng đời của tơm
1.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng
Tơm thẻ chân trắng là lồi tơm ăn tạp giống như các loại tơm he khác,
thức ăn của nó cũng cần các thành phần: protein, lipid, glucid, vitamin và muối
khoáng,... Khả năng chuyển hóa thức ăn của tơm thẻ chân trắng rất cao, trong
điều kiện ni lớn bình thường, lượng thức ăn chỉ cần bằng 5% thể trọng tôm
(thức ăn ướt). Thức ăn cho tôm thẻ chân trắng cần hàm lượng đạm 35÷38% trong
khi đó tơm sú cần 40% protein.
Giai đoạn ấu trùng: Do tập tính sống trơi nổi, bắt mồi thụ động bằng các đôi
phụ bộ nên thức ăn phải phù hợp với cỡ miệng. Thức ăn mà ấu trùng sử dụng trong
thuỷ vực tự nhiên là các loài tảo khuê (Skeletonema, Cheatoceros...), luân trùng
(Brachionus plicatilis), vật chất hữu cơ có nguồn gốc động và thực vật
(Microplankton và Microdetritus). Ngồi ra trong sản xuất giống nhân tạo còn sử


5
dụng các loại thức ăn khác như ấu trùng Artemia, thịt tơm, thịt cá, mực, lịng đỏ
trứng gà, thức ăn công nghiệp, ...
Giai đoạn tiền trưởng thành: Trong thủy vực tự nhiên tôm tiền trưởng thành sử
dụng các loại thức ăn như giáp xác nhỏ (ấu trùng Ostracoda, Copepoda, Mysidacca),
các loài nhuyễn thể (mollues) và giun nhiều tơ (Polychaeta). Khi ương tơm bột lên
tơm giống, thức ăn có thể phối hợp từ nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau. Nhu cầu
dinh dưỡng về đạm, đường, mỡ thay đổi tuỳ theo giai đoạn phát triển của tôm. Lượng
đạm thô cần cho tôm giống từ 30÷35% và tơm thịt từ 25÷30%.
Giai đoạn tơm trưởng thành: Giai đoạn này tôm sử dụng các loại thức ăn
như giáp xác sống đáy (Benthic crustacean), hai mảnh vỏ (Bivalvia), giun nhiều
tơ và các loại ấu trùng của động vật đáy, ...
1.1.6. Đặc điểm sinh sản

Quá trình sinh sản của tôm he chân trắng cũng giống như các lồi tơm
biển khác, gồm các giai đoạn: Giao vĩ, thành thục và đẻ trứng.
Đến giai đoạn trưởng thành, tôm thành thục sinh dục và tiến hành giao vĩ.
Ở con cái buồng trứng đầu tiên có màu trắng đục sau đó chuyển thành màu vàng
nâu hoặc xanh nâu. Trong những ngày đẻ trứng tơm đực có nhiệm vụ đưa các túi
tinh vào túi chứa tinh của con cái, con cái sẽ đẻ sau vài giờ.
Sự quấn quýt nhau giữa con đực và con cái bắt đầu vào buổi chiều và có
liên quan chặt chẽ đến cường độ ánh sáng. Sự phân cắt của trứng diễn ra chủ yếu
ở thời gian đẻ. Quá trình đẻ được bắt đầu bằng sự nhảy lên đột ngột và bơi nhanh
của con cái. Quá trình này chỉ diễn ra trong vịng một phút.
Tơm mẹ thành thục lần đầu từ năm thứ hai trở đi. Trọng lượng 30÷40g/con.
Số lượng trứng tuỳ thuộc kích cỡ tơm mẹ. Nếu tơm có khối lượng 30÷35g/con
lượng trứng sẽ là 100.000÷250.000 hạt, trứng có đường kính khoảng 0,22 mm. Mùa
đẻ rộ vào tháng 4÷5 ở Ecuador và tháng 12 đến tháng 4 ở Peru. Tôm đẻ nhiều nhất
tới trên 10 lần/năm. Thường sau khi đẻ 3÷4 lần liền thì có một lần lột vỏ. Tinh con
đực cũng được tái sinh nhiều lần.


6
1.1.7. Đặc điểm sinh trưởng
Tôm thẻ chân trắng nhỏ hơn tơm sú, nhưng nó phát triển nhanh hơn ở 60
ngày đầu, 90-100 ngày đạt 15÷20 g/con trong khi đó tơm sú trong 120 ngày đạt
tới 35÷40 g/con.
Khác với sinh trưởng mang tính liên tục ở cá, sinh trưởng của tơm mang
tính giai đoạn, đặc trưng bởi sự gia tăng đột ngột về kích thước và khối lượng. Tơm
muốn tăng kích thước phải tiến hành lột xác và quá trình này thường tùy thuộc vào
dinh dưỡng, môi trường nước và cả giai đoạn phát triển của cá thể. Tơm cịn nhỏ khi
thay vỏ cần vài giờ, tơm lớn cần 1÷2 ngày, lớn hơn cần 6÷7 ngày, tơm cái thường
lớn nhanh hơn tơm đực. Ni 60 ngày có thể đạt đến thương phẩm, nhưng người ta
thường thu hoạch 100÷120 ngày đạt cỡ tơm trung bình 17g.

1.1.8. Các yếu tố mơi trường ảnh hưởng đến tơm ni
a, Hàm lượng oxy hịa tan (DO)
Oxy là yếu tố giới hạn đối với sự phát triển của tơm nhưng nó cũng là yếu
tố thường xun thay đổi. Các nghiên cứu cho thấy tơm có thể sinh sống bình
thường ở nồng độ oxy hịa tan lớn hơn 4 mg/l. Khi hàm lượng DO dao động 2÷3
mg/l tơm lớn chậm và nhỏ hơn 2 mg/l bắt đầu tôm có hiện tượng ngạt hoặc chết.
b, pH- độ kiềm
pH là yếu tố thường xuyên thay đổi theo thời gian trong ngày. pH từ đạt
giá trị trong khoảng 6,5÷8,8 an tồn cho sự phát triển của tôm, nhưng giá trị tối
ưu là 7,5÷8,5. Độ pH rất quan trọng bởi vì sự thay đổi của nó ảnh hưởng gián
tiếp đến đời sống thủy sinh vật do nó làm thay đổi theo các yếu tố chất lượng
nước khác. Độ pH thấp sẽ làm giải phóng các kim loại từ đá và các chất lắng đáy
trong sông, suối, ao, hồ. Các kim loại này sẽ ảnh hưởng đến q trình trao đổi
chất của tơm, cá và khả năng hấp thu nước qua mang.
Tổng kiềm biểu hiện khả năng đệm của nước, hạn chế sự biến đổi quá lớn
của pH. Đối với nước nuôi tôm giá trị tổng kiềm được xác định lớn 100 mg
CaCO3/l sẽ đảm bảo cho mơi trường nước ít biến đổi lớn trong ngày. Độ kiềm
thích hợp cho tơm phát triển là từ 90÷150 mg CaCO3/l.
c, Hàm lượng amonia


7
NH3 là dạng khí độc cho tơm cá, nó được hình thành từ quá trình phân
huỷ các hợp chất hữu cơ như thức ăn dư thừa, phân bón, xác phiêu sinh động
thực vật, chất bài tiết của tôm, … tăng lên trong ao nuôi ngày càng cao vào cuối
vụ, tạo điều kiện cho khí độc hành thành và phát sinh.
Trong các ao ni tơm có tới 85% lượng Nitrogen trong phân tôm chuyển
sang dạng Amoni. Đối với tôm sú ngưỡng thích hợp là nhỏ hơn 0,03mg/l và hàm
lượng lớn hơn 0,1mg/l có thể gây chết.
d, Độ mặn

Các lồi tơm sú và tơm chân trắng là lồi rộng muối có thể thích nghi với
độ muối từ 5÷45‰. Giới hạn cực thuận độ mặn của tơm trong khoảng 20÷25‰.
Trong mơi trường ni có độ muối thấp tơm thường phát triển nhanh, sức đề
kháng giảm. Ngược lại trong mơi trường ni có độ muối cao tôm chậm lớn
nhưng cơ thể chắc và sức đề kháng tăng.
e, Nitrite và nitrate
Nitrite: là chất rất độc đối với cá nhưng ít độc hơn đối với tơm. Nitrite gây
độc chính yếu là tạo thành chất methemoglobin và giảm sự chuyển oxygen tới tế
bào. Những hiểu biết về ảnh hưởng của NO2- đến sự phát triển của tôm không
được biết nhiều, theo khuyến cáo của các nhà khoa học ngưỡng an toàn được áp
dụng là 0,1 mg/l. Các kết quả thử nghiệm của Chen 1988 thấy rằng, LC50 (96
giờ) đối với ấu trùng tôm sú là 13,6 mg/l và tôm sú khối lượng 5 g là 171 mg/l.
Ngưỡng được ghi nhận an tồn đối với tơm sú là nhỏ hơn 1 mg/l.
Như vậy, mặc dù con tơm có mơi trường sinh thái khá rộng tuy nhiên
nó cũng địi hỏi có mơi trường ni khá sạch, các biến động mơi trường ni đều
có thể tác động tiêu cực đến hoạt động sinh trưởng và phát triển của con tôm đặc
biệt tôm nuôi với mật độ dầy trong các ao ni tơm cơng nghiệp.
1.2. Tình hình ni tơm thẻ Chân trắng trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình ni tôm thẻ Chân trắng trên thế giới
Tôm thẻ Chân trắng được nuôi phổ biến nhất ở Châu Mỹ, chiếm hơn 70%
sản lượng của các lồi tơm he Châu Mỹ. Các quốc gia có sản lượng đứng đầu về
ni tơm thẻ như Ecuado, Mehico, Panama. Họ đã phát triển nghề nuôi tôm thẻ
từ cuối những năm 90 của thế kỷ XX. Trong đó, Ecuado là Quốc gia đứng đầu về


8
sản lượng, riêng năm 1998 đạt 191.000 tấn. Hiện nay, giá trị xuất khẩu tôm Chân
trắng trên 1 kg bằng 81% so với tôm sú [7].

Khu vực nuôi

tôm thẻ chân trắng

Hình 1.3. Bản đồ các khu vực ni tơm thẻ Chân trắng trên thế giới
(Nguồn: Main producer countries of Penaeus vannamei
FAO Fishery Statistics, 2006)
Trước đây, thông tin về các đợt dịch bệnh (đặc biệt là hội chứng Taura)
gây giảm sản lượng nuôi tôm thẻ Chân trắng nghiêm trọng ở các quốc gia Châu
Mỹ đã gây tâm lý e ngại cho các nhà quản lý ở các quốc gia có ý định nhập nội
thử nghiệm và phát triển nghề nuôi tôm thẻ Chân trắng [5]
Tuy nhiên, do thành công của các cơng trình nghiên cứu tạo đàn tơm sạch
bệnh và cải thiện di truyền ở các nước Châu Mỹ đã mở ra triển vọng cho việc duy trì
và phát triển nghề ni tơm he nói riêng và tơm biển nói chung trên thế giới [7].
Trung Quốc, Đài Loan, Indonexia, Philippin, Malaixia đã tiến hành nhập
và thuần hóa lồi tơm thẻ Chân trắng. Đi đầu là Trung Quốc, họ đã nhập về nuôi
ở tỉnh Sơn Đông. Năm 1998 sản xuất được 150 triệu giống thuần chủng, sạch
bệnh. Năng suất ni bình qn 2 tấn/ha/vụ và sẵn sàng chuyển giao công nghệ
cho bất cứ quốc gia nào muốn nhập nuôi đối tượng này.


9
Bảng 1.2. Sản lượng tôm nuôi tại châu Á và châu Mỹ Latinh từ 2007-2011
Châu Á

2008

2009

2010

2011


1,265,636

1,286,074

1,181,130

899,600

962,000

Thái Lan

504,856

507,500

541,994

548,800

553,200

Việt Nam

376,700

381,300

302,400


357,700

403,600

Indonesia

330,155

408,346

299,050

333,860

390,631

Ấn Độ

107,665

86,600

76,261

94,190

107,737

63,600


67,197

105,000

110,000

115,000

2,648,612

2,719,017

2,505,835

2,344,150

2,532,168

2008

2009

2010

2011

Trung Quốc

Bangldesh

Tổng châu Á
Châu Mỹ Latinh

2007

2007

Ecuador

150,000

150,000

140,000

145,000

148,000

Mexico

111,787

130,201

130,000

91,500

120,000


Brazil

65,000

65,000

65,000

72,000

82,000

Colombia

20,300

20,300

20,016

16,500

15,000

Honduras

26,333

26,586


20,000

30,800

22,000

Venezuela

17,658

16,002

18,000

20,000

15,000

391,078

408,089

393,016

376,300

402,000

3,039,690


3,127,106

2,898,851

2,720,450

2,934,168

Tổng châu Mỹ Latinh
Tổng

Nguồn: The Global Aquaculture Advocate
(The Global Magazine for Farmed Seafood).
Theo số liệu của FAO (2002), năm 2003 sản lượng nuôi tôm của Châu Á
ước đạt 1,35 triệu tấn, tăng 11% so với sản lượng ước tính năm 2002 và 15% sản
lượng ước tính năm 2001. Riêng Trung Quốc ước đạt 390.000 tấn, tăng 15% sản
lượng ước đạt năm 2002. Tiếp đến là Thái Lan 280.000 tấn, giảm 9% sản lượng
năm 2000. Sản lượng của Indonexia tăng ước đạt 160.000 tấn. Sản lượng Ấn Độ
năm 2003 có thể đạt 150.000 tấn. Thực tế trong năm 2003 các nước Châu Á dẫn
đầu về sản lượng nuôi tơm thế giới, chiếm khoảng 86% sản lượng tồn cầu.
Riêng tôm Chân trắng chiếm 42% sản lượng, tương đương với tơm Sú. Trong đó
Trung Quốc là nước dẫn đầu về sản lượng, tiếp đến là Thái Lan, Indonexia, Ấn
Độ.[15].


10
1.2.2. Tình hình ni tơm thẻ Chân trắng ở Việt Nam
Từ năm 2002 các nhà Khoa học nghiên cứu Thủy sản Việt Nam đã bắt đầu
đặt vấn đề nghiên cứu quy trình sản xuất giơng tơm thẻ Chân trắng như: Viện Hải

Dương Học Nha Trang (nguồn tôm bố mẹ do Công ty Việt Linh cung cấp từ
Hawaii), Trung tâm Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III Nha Trang (nguồn tôm
bố mẹ từ Công ty Asia Hawaii Ventures Phú Yên)…
Kể từ khi đưa vào nuôi sản lượng tôm thẻ Chân trắng không ngừng tăng.
Trong năm 2003 Việt Nam đã sản xuất được 15.000 tấn, năm 2004 đề ra mục
tiêu 40.000 tấn tôm Chân trắng với 200.000 tấn tôm Sú, năm 2005 Việt Nam sản
xuất được hơn 100.000 tấn tôm Chân trắng, số liệu năm 2006 sản lượng tôm
Chân trắng đạt 150.000 tấn, tính đến hết tháng 6/2008 sản lượng tơm thu hoạch
24 tỉnh đạt 90.688 tấn, trong đó sản lượng tơm Chân trắng là 12.324 tấn [16].
Theo Cục Nuôi trồng Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn), đến hết tháng 6 năm 2008 tổng diện tích ni tơm nước lợ của 24 tỉnh ven
biển là 369.094 ha, trong đó diện tích ni tơm Chân trắng là 12.411 ha. Vì tơm
thẻ Chân trắng ít bệnh hơn tơm Sú rất nhiều (37% so với 21%) trong khi lợi
nhuận trên 1 kg tôm hai loại là tương đương nhau nên người nuôi có xu hướng
chuyển từ tơm Sú sang tơm thẻ Chân trắng, trong đó có một phần lớn diện tích
ni tơm Sú kém hiệu quả.
Hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn có chủ trương phát
triển ni tơm Chân trắng theo quy hoạch ở các tỉnh Nam bộ. Tuy nhiên vùng
nuôi chủ yếu vẫn là các tỉnh miền Trung và miền Bắc, các tỉnh phía Nam cịn
đang ở dạng ni thăm dị. Đặc điểm của tơm thẻ Chân trắng là sống ở tầng nước
giữa khơng vùi mình trong bùn như tơm sú nên thích hợp với chất đáy cát. Nhiều
ý kiến cho rằng nuôi tôm thẻ ở vùng đồng bằng sơng Cửu Long sẽ kém hơn miền
Trung vì chất đáy bùn sét ảnh hưởng tới việc lấy thức ăn và hoạt động sống, hạn
chế tới sinh trưởng của chúng, nuôi dầy sẽ dẫn đến nhiều rủi ro. Năm 2008 diện
tích ni tơm nước lợ cả nước trên 60.000 ha đạt sản lượng 380.000 tấn, chủ yếu
là tôm sú theo các phương thức thâm canh, bán thâm canh và quảng canh cải
tiến, trong đó phần lớn là ni quảng canh cải tiến. Ngồi đối tượng tơm sú ra, ở
các tỉnh ven biển từ miền Trung trở ra phía Bắc đã nuôi tôm thẻ Chân trắng khá



11
thành cơng trên những diện tích ni tơm sú trước đây ln bị dịch bệnh. Diện
tích ni tơm thẻ Chân trắng là hơn 14.000 ha đạt sản lượng 41.000 tấn [17].
Bảng 1.3 . Sản lượng và diện tích ni tơm Chân trắng tại Việt Nam.
Năm

2008

2009

2010

2011

Sản lượng (tấn)

50.000

89.500

135.000

139.400

Diện tích (ha)

80.00

14.500


25.300

26.400
[20].

1.3. Các nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm Vime-Bitech trong
nuôi tôm thẻ chân trắng
1.3.1. Trên thế giới
Việc nghiên cứu và bổ sung chế phẩm vào thức ăn nuôi trồng thủy sản mới
chỉ được đề cập trong những năm cuối của thế kỷ XX, khi nuôi trồng thủy sản trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn ở nhiều quốc gia, Tuy vậy, đến nay kết quả thu
được cũng hết sức khả quan, ngày càng có nhiều ứng dụng hiệu quả và thiết thực
đóng góp vào việc tăng năng suất và chất lượng thương phẩm của thủy sản thu
hoạch.
Yasuda và Taga (1980), cho rằng vi khuẩn có lợi tìm thấy khơng chỉ là
thức ăn đơn thuần mà cịn có tác dụng kiểm soát sinh học trong việc ngăn ngừa
bệnh ở cá và giúp tăng cường việc tái tạo vật chất dinh dưỡng. Vào những năm
cuối của thập kỷ 80, những công bố đầu tiên về kiểm sốt sinh học trong ni
trồng thủy sản đã được cơng nhận và từ đó nhiều nghiên cứu về vấn đề này
khơng ngừng phát triển. Nhìn chung bổ sung chế phẩm vào thức ăn cho tôm để
hạn chế sự nhiễm bệnh đối với các vi khuẩn gây bệnh, mặc dù ảnh hưởng về dinh
dưỡng cũng đóng vai trò trong men vi sinh, đặc biệt là việc sử dụng làm dinh
dưỡng và làm sạch môi trường. Hầu hết vi sinh vật sử dụng làm tác nhân kiểm
soát sinh học trong nuôi trồng thủy sản là vi khuẩn lactic axít (Lactobacillus,
Carnobacterium...), giống Vibrio (Vibrio alginolyticus...), giống Bacillus hoặc
giống Pseudomonas (Verschuere et al., 2000).
Balcázar (2003) chứng minh Bacillus làm tăng tỉ lệ sống và tăng trưởng
của tôm thẻ do khống chế V.harveyi và virus đốm trắng. Một nghiên cứu khác



12
của Hadi Zokaei et al.,(2009) trộn Bacillus subtilis vào thức ăn tôm thẻ chân
trắng làm tăng trưởng nhanh và tỉ lệ sống cao hơn so với đối chứng, mặt khác
mật độ Bacillus subtilis cũng tăng nhanh trong hệ tiêu hóa của tôm và mật độ
Vibrio giảm.
Bùn đáy ao là chất vơ định hình, màu tối, có chứa: Carbohydrate (1,3%);
Hemicellulose (3,0%); Cellulose (0,4%); Lignin (4,2%); Axit humic (29,6%);
Axit funvic (22,0%); Humin (36,5%). Theo Lin và Nash (1996) có khoảng 26% nitơ
và 24% phốt-pho từ nguồn thức tích lũy trong bùn đáy ao ni tơm thâm canh.
Trong khi đó Funge-Smith và Briggs (1998) tìm thấy trong bùn đáy tích lũy 24%
nitơ và 84% phốt-pho từ nguồn thức ăn. Munsiri et al. (1996) cho rằng các ao ni
lâu ngày tích lũy nhiều chất hữu cơ hơn ao mới. Lượng thức ăn thừa cùng với phế
thải hữu cơ là những yếu tố làm cho ao nuôi bị ô nhiễm nghiêm trọng và phá hủy
các vùng sinh thái nuôi thủy sản làm cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển và lan
rộng một cách nhanh chóng. Trong đa số trường hợp, dịch bệnh xảy ra là kết quả
của sự thối hóa mơi trường và tôm bị sốc, bao gồm cả bệnh do vi khuẩn và bệnh do
virus. Để giải quyết vấn đề ô nhiễm đáy ao các vi khuẩn Bacillus sp.nay đã trở thành
hàng hóa ở một số nước và đang hình thành ngành công nghiệp sản xuất vi sinh
giống như các ngành công nghiệp khác phục vụ cho NTTS (Zhou etal.,2009).
( />Nghiên cứu của Jiravanichpaisal et al., (1997)) cho thấy tiềm năng sản
sinh chất kháng sinh của Bacillus subtilis đã được ghi nhận hơn 50 năm qua. Tác
giả đã tổng kết có vài trăm dịng vi khuẩn Bacillus subtilis có khả năng tiết ra
hơn 20 chất kháng sinh với cấu trúc khác nhau. Bao gồm: subtilin, ericin,
mersacidin, sublancin, subtilosin, surfactin, iturin, bacillibactin, bacillmycin,….
Hầu hết các chất tiết ra trong ruột , trên bề mặt cơ thể vật chủ hoặc ra ngồi mơi
trường nước làm rào cản sự nhân lên của vi khuẩn cơ hội gây ức chế các vi sinh
vật gây bệnh
Verschuere (2000) đã nghiên cứu và cơng bố vi khuẩn Bacillus sp đóng
vai trò quan trọng trong việc cải tiến chất lượng nước, do vi khuẩn này đạt hiệu
quả cao trong việc chuyển đổi vật chất hữu cơ thành CO2. Vì vậy, Bacillus sp

giúp giảm tích lủy chất hữu cơ và các chất hòa tan (Phạm Thị Tuyết Ngân, 2007).


13
Nghiên cứu về vi sinh vật hữu ích trong ni trồng thủy sản vẫn còn đang ở trong
giai đoạn mới mẻ và có nhiều vấn đề cần phải đầu tư.
Sử dụng Bacillus trong nuôi tôm thịt ở Indonesia sẽ an tồn trong 160
ngày, các trại khơng sử dụng Bacillus hầu như gặp thất bại, bệnh vi khuẩn phát
sáng do Vibrio thường làm tôm chết trước 80 ngày (Moriarty, 1998).
Ở Thái Lan. Jiravanichpaisal et al., (1997) đã sử dụng Lactobacillus sp.
trong nuôi tôm sú (Penaeus monodon). Ở Trung Quốc, nghiên cứu men vi sinh
trong nuôi thủy sản được tập trung vào vi khuẩn quang hợp. Qiao Zhenguo et al.,
(1992) nghiên cứu 3 chủng vi khuẩn quang hợp sử dụng cho nuôi tôm thẻ Trung
Quốc (Penaeus chinensis) dùng cải thiện chất lượng môi trường nước.[20].
1.3.2 Tại Việt Nam
Những nghiên cứu về chế phẩm bổ sung vào thức ăn nuôi tôm thẻ chân
trắng ở nước ta vẫn đang còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên những nghiên cứu đầu
tiên cho thấy tiềm năng ứng dụng của các loại chế phẩm bổ sung vào thức ăn
nuôi tôm thẻ chân trắng là rất khả quan.
Theo nghiên cứu của Lê Đình Duẩn và ctv (2007) tập hợp các enzyme có
nguồn gốc vi sinh vật như amylase, protease, lipase, cellulase, chitinase, một số
vitamin thiết yếu và chất khoáng giúp xử lý nước và nền đáy ao thường bổ sung
thêm các chủng nấm sợi và xạ khuẩn (thuộc nhóm Aspergillus, Streptomyses...).
Nguyễn Văn Minh, Dương Nhật Linh và ctv (2012) đã tuyển chọn những
chủng Bacillus spp có tiềm năng phân lập từ giun quế ứng dụng như là tác nhân
kiểm soát sinh học Vibrio spp., là tác nhân vi khuẩn gây bệnh chính trong ni
tơm. Qua thử nghiệm đối kháng bằng phương pháp vạch vng góc và đổ thạch
lớp kép kết quả cho thấy có 5 chủng Bacillus spp. (F10, F17, F11, F33, F36) đối
kháng cả 3 chủng Vibrio gây bệnh (V. Parahaemolyticus, V. Alginolyticus, V.
Harveyi). Ba chủng Bacillus spp. (F10, F11, F33) đối kháng mạnh nhất với cả 3

chủng Vibrio gây bệnh tiếp tục được tiến hành thử nghiệm đồng nuôi cấy với 3
chủng Vibrio gây bệnh trong môi trường LB; kết quả thu được 3 chủng Bacillus
sp. Này đều có khả năng ức chế sự phát triển của Vibrio gây bệnh. Đồng thời
qua thử nghiệm tính an tồn cả 3 chủng Bacillus sp. Này đều an toàn đối với ấu
trùng tôm sú. Ba chủng Bacillus spp. (F10, F11, F33) tiếp tục được thử khả năng
bảo vệ đối với ấu trùng tơm sú thì 2 chủng Bacillus spp. (F10, F11) có khả năng
bảo vệ ấu trùng tơm sú chống lại cả 3 chủng Vibrio gây bệnh. Những kết quả này


14
cho thấy rằng hai chủng vi khuẩn Bacillus sp. F10 và Bacillus sp. F11 phân lập từ
trùn quế có tiềm năng làm vi khuẩn có lợi trong ni tơm sú hay nuôi trồng thủy
sản.
1.4. Vài nét về chế phẩm sử dụng trong nuôi tôm thẻ chân trắng
Chế phẩm Vime-Bitech và cách sử dụng: Vime-Bitech là loại chế phẩm bổ
sung các dưỡng chất thiết yếu, cung cấp vi sinh vật có lợi trong đường ruột hỗ trợ
tiêu hóa và hấp thu thức ăn cho tôm. Đây là một sản phẩm của công ty cổ phần sản
xuất kinh doanh vật tư và thuốc thú y Vimedim. Thành phần gồm có:
- Lactobacillus acidophilus
- Bacillus subtillis
- Saccharomycess cerevisiae
- Enzymes Protease
- Enzymes Amylase
- Enzymes Cenllulase
- Enzymes Lipase
- Enzymes Pectinase

Hình 1.3.Chế phẩm VIME-BITECH
Vime-Bitech có tác dụng tăng cường tiêu hóa và hấp thu tốt, tốc độ tăng
trưởng nhanh.Với thành phần là Lactobacillus spp, Bacillus spp, Saccharomycess

cerevisiae, Enzyme Protease, Enzyme Amylase, Enzyme Cellulase, Enzyme
Lipase, Enzyme Pectinase Vime-Bitech bổ sung các dưỡng chất thiết yếu, cung
cấp vi sinh vật có lợi trong đường ruột giúp hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường miễn


15
dịch. Khơng những vậy Vime-Bitech cịn giúp cải thiện mơi trường ức chế các
tác nhân gây bệnh giúp tôm tăng trưởng phát triển tốt.
Lactobacillus spp, Bacillus spp, Saccharomycess cerevisiae cung cấp
nguồn dinh dưỡng trực tiếp cho vật nuôi đặc biệt là axit béo và vitamin. Nghiên
cứu tương tự trên tôm thẻ trưởng thành (Penaeus chinensis) cho thấy hệ vi sinh
vật đã cung cấp nguồn dinh dưỡng và là nguồn thức ăn trực tiếp cho tơm. Vì vậy
ứng dụng các dịng vi khuẩn Lactobacillus spp, Bacillus spp, Saccharomycess
cerevisiae trong nuôi trồng thủy sản thường cho kết quả cao về tỉ lệ sống, tốc độ
tăng trưởng và hiệu quả kinh tế. Vime-Bitech chứa một hỗn hợp enzyme:
Enzyme Amylase, Enzyme Cellulase, Enzyme Lipase, Enzyme Pectinase giúp
cho q trình tiêu hóa thức ăn của tôm được tốt hơn.
Lactobacillus spp, Bacillus spp, Saccharomycess cerevisiae tiết ra enzyme
phân hủy các chất như cacbonhydrate, chất béo đạm thành những đơn vị nhỏ
hơn. Chúng có thể phân hủy các chất hữu cơ tích lũy trong nền đáy ao tôm. Làm
giảm COD, H2S trong ao tôm làm tăng năng suất tôm. Chúng là vi khuẩn gram
(+) thường phân hủy vật chất hữu cơ thành CO2 tốt hơn nhóm grm (-) Ure và axit
uric có trong thành phần chất thải của động vật thủy sảnF. Qúa trình amoon hóa
ure trải qua 2 giai đoạn., ure sẽ phân hủy tạo thành muối cacbonate amơn. Ở giai
đoạn 2, cacbonate amơn chuyển hóa thành NH3, CO2 và H2O. Axit uric bị các vi
sinh vật phân giải thành ure và axit tactronic. Sau đó ure tiếp tục phân giải thành
NH3. Vi sinh vật tham gia trong q trình amơn hóa protein là q trình phân giải
hợp chất hữu cơ chứa nitơ giải phóng NH3. Ban đầu protein bị phân cắt thành
pepton, polypeptit, oligopeptit, dipeptit và axit amin. Một phần axit amin sẽ đươc
vi sinh vật hấp thụ làm dinh dưỡng, phần khác sẽ thông qua quá trình khử amin

tạo thành NH3 và nhiều sản phẩm trung gian khác tùy điều kiện. Chúng làm tăng
quá trình phân hủy ở đáy ao làm giảm tích tụ đáy ao, giảm phát sinh khí độc, mùi
hơi đáy ao.
Các dòng vi khuẩn này còn tiết ra các chất kháng sinh làm ức chế sự phát
triển của các vi sinh vật gây bệnh
Chế phẩm Vime-Bitech đã được nhiều nơi sử dụng trong nuôi tôm. Tuy
nhiên tại trung tâm thực hành hải sản mới chỉ bước đầu sử dụng chế phẩm VimeBitech trong ni tơm nên chưa có các kết quả đánh giá hiệu quả của chế phẩm.


16
Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei, Boone, 1931) giai đoạn từ
Postlarvae 10 đến Postlarvae 40.
+ Chế phẩm Vime-Bitech.
2.2. Vật liệu và thiết bị nghiên cứu
+ Các thiết bị chuyên dùng trong sản xuất
 Cân đĩa: Cân thức ăn, hóa chất
 Cân tiểu ly: Cân khối lượng tơm, mẫu thức ăn và các hóa chất có trọng
lượng bé.
 Chài: Dùng để chài tơm để kiểm tra sức khoẻ, tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ
sống và chài mẫu khi thu hoạch.
 Sàng ăn: Kích thước 0.8 x 0.8 x 0.1 dùng để kiểm tra lượng thức ăn tôm
sử dụng và sức khoẻ tôm.
+ Thuốc và các loại hố chất
 Các chất xử lý mơi trường nước, xử lý đáy ao.
 Men tiêu hoá, men vi sinh, thuốc phòng và trị bệnh.
2.3. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm thực hành hải sản- Đại Học Vinh đóng tại

Xã Xuân Trường, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 18/01/2016 – 25/04/2016
2.4. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi
- Theo dõi sự biến động một số yếu tố môi trường ao nuôi
- Đánh giá ảnh hưởng của Vime-Bitech đến tỷ lệ sống của Tôm thẻ chân
trắng giai đoạn từ Postlavae 10 đến Postlarvae 40
- Đánh giá ảnh hưởng của Vime-Bitech đến tốc độ tăng trưởng của Tôm
thẻ

chân trắng giai đoạn từ Postlavae 10 đến Postlarvae 40
- Hệ số chuyển đổi thức ăn
- Hiệu quả kinh tế


17
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
* Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
Ao 1

Ao 2

Ao 3

Ao 4

Ao 5

CT1

CT1


C1

CT2

CT2

Ao 6
CT2

Ao 7

Ao 8

Ao 9

CT3

CT3

CT3

* Sơ đồ khối nghiên cứu

Đánh giá hiệu quả sử dụng Vime-Bitech trong nuôi tôm thẻ
chân trắng (Penaeus vannamei Boone, 1931) giai đoạn từ PL
10 đến PL 40.

Công thức 1


Công thức 2

Công thức 3

- Theo dõi các yếu tố môi trường
- Xác định tốc độ tăng trưởng
- Xác định tỷ lệ sống
- FCR
- Đánh giá hiệu quả kinh tế
- Hiệu quả kinh tế

Kết luận và kiến nghị
Hình 2.1. Sơ đồ khối nghiên cứu thí nghiệm
- Cơng thức 1 (CT1): Thức ăn công nghiệp + 4g Vime-Bitech /1kg thức ăn.
- Công thức 2 (CT2): Thức ăn công nghiệp + 2g Vime-Bitech /1kg thức ăn
- Công thức 3 (CT3): Thức ăn công nghiệp + không sử dụng Vime-Bitech (đối chứng)


×