Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Xây dựng và sử dụng câu hỏi bài tập để rèn luyện kĩ năng suy luận trong bồi dưỡng cho học sinh giỏi phần di truyền học sinh 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI BÀI TẬP
ĐỂ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SUY LUẬN TRONG
BỒI DƢỠNG HỌC SINH GIỎI PHẦN DI TRUYỀN HỌC
SINH HỌC 12

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Chuyên ngành Lý luận và PPGD môn Sinh học

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. HOÀNG VĨNH PHÚ

NGHỆ AN 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI BÀI TẬP
ĐỂ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SUY LUẬN TRONG
BỒI DƢỠNG HỌC SINH GIỎI PHẦN DI TRUYỀN HỌC
SINH HỌC 12

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Chuyên ngành Lý luận và PPGD môn Sinh học


Mã số: 8.14.01.11

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. HOÀNG VĨNH PHÚ

NGHỆ AN 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là khách quan, trung thực và chưa
từng được cơng bố trong cơng trình nào khác.

Tác giả

Nguyễn Thị Phƣơng


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn, tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Hoàng Vĩnh Phú đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình
nghiên cứu.
Tơi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong khoa Sinh trường Đại học
Vinh đã nhiệt tình giảng dạy và có những ý kiến đóng góp quý báu cho đề tài.
Cảm ơn Ban Giám Hiệu, các thầy cô trong tổ Sinh và học sinh trường
THPT Vũ Quang, THPT Hồng Lĩnh, THPT Trần Phú đã tạo điều kiện và hợp
tác với chúng tơi trong q trình nghiên cứu, thực hiện đề tài.
Mặc dù bản thân đã cố gắng song khơng tránh khỏi những thiếu sót.
Kính mong nhận được sự góp ý của thầy cơ và các bạn để đề tài ngày càng
hồn thiện.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

Vinh, tháng 8 năm 2018
Tác giả

Nguyễn Thị Phƣơng


MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC ................................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ................................................................. v
Phần 1: MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 2
4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 3
5. Đối tượng, khách thể nghiên cứu ............................................................................ 3
6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 3
7. Giả thuyết khoa học ................................................................................................ 4
8. Đóng góp mới của đề tài ......................................................................................... 4
9. Cấu trúc của đề tài ................................................................................................... 5
Phần 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ....................................................................... 6
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........................... 6
1.1. Lược sử về việc sử dụng câu hỏi bài tập trong dạy học ....................................... 6
1.2. Khái quát về bồi dưỡng học sinh giỏi trên thế giới và Việt Nam ........................ 8
1.2.1. Vấn đề bồi dưỡng nhân trí ở các nước phát triển .............................................. 8
1.2.2. Bồi dưỡng học sinh giỏi ở Việt Nam ................................................................ 9
1.3. Cơ sở lí luận về câu hỏi bài tập (CH-BT) ........................................................... 10
1.3.1. Khái niệm về CH-BT ...................................................................................... 10
1.3.2. Cơ sở phân loại CH-BT................................................................................... 11

1.3.3. Nguyên tắc xây dựng CH-BT trong dạy học .................................................. 11
1.3.4. Phương pháp sử dụng CH-BT trong dạy học SH............................................ 12
1.4. Kĩ năng học tập của học sinh ............................................................................. 12
1.4.1. Khái niệm kĩ năng ........................................................................................... 12
1.4.2. Kĩ năng học tập ............................................................................................... 13
i


1.4.3. Kĩ năng suy luận ............................................................................................. 14
1.5. Khái quát về HSG và bồi dưỡng bồi dưỡng HSG .............................................. 14
1.5.1. Mục tiêu bồi dưỡng HSG ................................................................................ 15
1.5.2. Những phẩm chất và năng lực phổ biến của học sinh giỏi cần bồi dưỡng và
phát triển .................................................................................................................... 15
1.5.3. Các hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi ........................................................... 15
1.6. Thực trạng công tác bồi dưỡng HSG ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh
Hà Tĩnh ...................................................................................................................... 16
CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI - BÀI TẬP ĐỂ RÈN
LUYỆN KĨ NĂNG SUY LUẬN CHO HỌC SINH TRONG BỒI DƢỠNG
HỌC SINH GIỎI PHẦN DI TRUYỀN HỌC-SINH HỌC 12 ........................... 19
2.1. Mục tiêu và cấu trúc nội dung phần Di truyền học- Sinh học 12 ..................... 19
2.1.1. Mục tiêu phần Di truyền học- Sinh học 12 ................................................... 19
2.1.2 . Phân tích cấu trúc, nội dung phần Di truyền học- Sinh học 12 ..................... 21
2.2. Quy trình xây dựng CH-BT để rèn luyện kĩ năng suy luận cho HS trong dạy
học chuyên đề Di truyền học ..................................................................................... 27
2.3. Hệ thống CH-BT rèn luyện kĩ năng suy luận..................................................... 29
2. 4. Quy trình rèn luyện kĩ năng ............................................................................. 76
2.5. Vận dụng qui trình để rèn luyện kĩ năng suy luận cho HS bằng các câu hỏi- bài
tập ............................................................................................................................. 76
2.5.1. Tổ chức cho HS rèn luyện kĩ năng suy luận thông qua giải các câu hỏi- bài
tập ............................................................................................................................. 78

2.6. Tiêu chí đánh giá việc rèn luyện kĩ năng suy luận ............................................ 80
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ....................... 83
3.1. Mục đích thực nghiệm ...................................................................................... 83
3.2. Nội dung và phương pháp thực nghiệm ............................................................ 83
3.3. Bố trí thực nghiệm ............................................................................................ 83
3.4. Xử lý kết quả thực nghiệm ................................................................................ 84
3.5. Phân tích kết quả TN về việc rèn luyện kĩ năng suy luận ................................ 84
ii


Phần 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 91
1. Kết luận ................................................................................................................ 91
2. Kiến nghị .............................................................................................................. 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................... 93

iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Các chữ viết tắt

Ý nghĩa chữ viết tắt

CHBT

Câu hỏi- bài tập

GV

Giáo viên


HS

Học sinh

HSG

Học sinh giỏi

NST

Nhiễm sắc thể

SH

Sinh học

THPT

Trung học phổ thong

TN

Thực nghiệm

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Trang

1. Bảng
Bảng 1.1. Kết quả điều tra thực trạng thiết kế giáo án có sử dụng CHBT để rèn
luyện kĩ năng suy luận cho HS khi bồi dưỡng HSG Sinh học 12 ............................ 16
Bảng 1.2. Kết quả học sinh giỏi tỉnh môn Sinh 12 .................................................. 17
Bảng 2.1. Tiêu chí đánh giá việc rèn luyện kĩ năng suy luận ................................... 78
Bảng 2.2. Đánh giá việc rèn luyện kĩ năng suy luận hợp theo từng tiêu chí ............ 79
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp kết quả các lần kiểm tra kĩ năng suy luận ........................ 81
Bảng 3.2: Bảng tổng hợp mức độ về các tiêu chí của kĩ năng suy luận ................... 82
Bảng 3.3: Bảng tổng hợp mức độ của từng tiêu chí của kĩ năng suy luận ................ 84
2. Sơ đồ
Sơ đồ 2.2.1. Quy trình xây dựng CHBT ................................................................... 28
Sơ đồ 2.4.1. Qui trình rèn luyện kĩ năng suy luận .................................................... 76
3. Đồ thị
Đồ thị 3.1:Đồ thị biểu diễn các mức độ về kĩ năng suy luận trước, trong và sau TN
................................................................................................................................... 83
Đồ thị 3.2: Đồ thị biểu diễn các mức độ đạt được của tiêu chí 1 trước, trong và sau
TN.............................................................................................................................. 84
Đồ thị 3.3: Đồ thị biểu diễn các mức độ đạt được của tiêu chí 2 trước, trong và sau
TN.............................................................................................................................. 85
Đồ thị 3.4: Đồ thị biểu diễn các mức độ đạt được của tiêu chí 3 trước, trong và sau
TN.............................................................................................................................. 85

v


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Phó Đơ Ngun Súy Thân Nhân Trung đã từng có câu nói bất hủ: “ Hiền
tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh và lên cao,
ngun khí suy thì thế nước yếu và xuống thấp”. “Bồi dưỡng nhân tài” là một

trong những nội dung quan trọng, được đặc biệt nhấn mạnh trong các nghị
quyết của Đảng và Nhà nước. Ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới,
việc bồi dưỡng nhân tài, tuyển chọn học sinh giỏi cũng được chú trọng trong
chiến lược phát triển chương trình giáo dục phổ thông.
Bộ Giáo dục và đào tạo đã xác định mục đích của thi chọn học sinh giỏi
là nhằm động viên, khuyến khích người dạy và người học phát huy năng lực
sáng tạo, dạy giỏi, học giỏi;… chọn người học vào các đội tuyển tham dự kỳ
thi ở cấp cao hơn; đồng thời phát hiện người học có năng khiếu về môn học
để tạo nguồn bồi dưỡng, thực hiện mục tiêu đào tạo nhân tài cho địa phương,
đất nước[6].
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đã khẳng định "Giáo dục và
đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài,…"[1]
Như vậy, một chức năng rất quan trọng của ngành giáo dục là phát hiện,
bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG), đào tạo nên những nhà khoa học mũi nhọn
trong từng lĩnh vực. Sinh học là một trong số lĩnh vực mũi nhọn của thế kỷ
21. Nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực sinh học đóng vai trị then chốt
cho nền nơng nghiệp hiện đại, chất lượng cao. Ngồi ra, sinh học cịn đóng
vai trị quan trọng khác trong đời sống và sản xuất như y tế, dược học, bảo vệ
môi trường,…
Học sinh giỏi là những học sinh có nền tảng kiến thức tốt, khả năng tư
duy và tự học rất cao vì thế rất cần một chương trình học phù hợp nhằm phát
1


huy tối đa khả năng tư duy và kích thích tính tự giác của các em. Tuy nhiên,
việc bồi dưỡng học sinh giỏi thường được diễn ra trong khoảng thời gian ngắn
nên không tránh khỏi việc nhồi nhét kiến thức một chiều, ít chú trọng đến việc
phát triển các kĩ năng nhận thức ở học sinh. Ngoài ra, việc xây dựng nội dung
và chương trình, phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi hoàn toàn phụ thuộc

vào kinh nghiệm của mỗi giáo viên đứng đội tuyển.
Trong phần Di truyền học Sinh học THPT, nội dung kiến thức bao gồm
các khái niệm, cơ chế của các hiện tượng di truyền, biến dị, quy luật di truyền,
ứng dụng di truyền học có mối liên hệ chặt chẽ được hình thành và phát triển
theo một trình tự logic, có nhiều ứng dụng trong thực tiễn. Mặc dù kiến thức
này đã có nền tảng trong chương trình lớp dưới nhưng đây cũng được coi là
một nội dung có lượng kiến thức nhiều và khó, được khai thác triệt để trong
các đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12, thi Trung học phổ thông quốc gia.
Từ những lý do trên, để góp phần nâng cao hiệu quả của việc bồi dưỡng
học sinh giỏi lớp 12 tôi quyết định chọn đề tài:“ Xây dựng và sử dụng câu
hỏi, bài tập để rèn luyện kĩ năng suy luận trong bồi dưỡng học sinh giỏi
phần Di truyền học, Sinh học 12”.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng được hệ thống câu hỏi - bài tập và lựa chọn được quy trình
phù hợp để rèn luyện kĩ năng suy luận cho học sinh trong bồi dưỡng học sinh
giỏi phần kiến thức Di truyền học - sinh học 12.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài
- Phân tích nội dung phần Di truyền học làm cơ sở cho việc thiết kế các
câu hỏi bài tập phù hợp nội dung môn học.
- Thiết kế hệ thống các câu hỏi, bài tập nhằm rèn luyện kĩ năng suy luận
cho học sinh trong bồi dưỡng học sinh giỏi phần Di truyền học, Sinh học 12.
2


- Sử dụng câu hỏi bài tập đã thiết kế để rèn luyện kĩ năng suy luận cho
học sinh trong bồi dưỡng học sinh giỏi phần Di truyền học, Sinh học 12.
- Thực nghiệm sư phạm để để đánh giá hiệu quả rèn luyện kĩ năng suy
luận của việc sử dụng các câu hỏi, bài tập trong bồi dưỡng học sinh giỏi phần
Di truyền học, Sinh học 12.

4. Phạm vi nghiên cứu
- Kĩ năng suy luận
- Nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi phần Di truyền học, Sinh học 12.
5. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu:
Các câu hỏi, bài tập và phương pháp sử dụng câu hỏi bài tập để rèn luyện
cho học sinh kĩ năng suy luận trong dạy học sinh giỏi phần Di truyền học,
Sinh học 12.
5.2. Khách thể nghiên cứu:
Quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi phần Di truyền học, Sinh học 12.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu các tài liệu về quan điểm, đường lối, chủ trương, nghị
quyết của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác bồi dưỡng
học sinh giỏi, về đổi mới phương pháp và chương trình dạy học.
- Nghiên cứu các tài liệu và cơng trình nghiên cứu về xây dựng và sử
dụng bài tập rèn luyện các kỹ năng tư duy cho học sinh.
- Nghiên cứu các tài liệu về bồi dưỡng học sinh giỏi phần Di truyền học
Sinh học 12: nội dung kiến thức, phương thức truyền đạt, đề thi học sinh giỏi
qua các năm.

3


6.2. Phương pháp điều tra
Điều tra thực trạng sử dụng câu hỏi bài tập rèn luyện các kĩ năng tư duy
trong bồi dưỡng học sinh giỏi của một số trường Trung học phổ thông trên địa
bàn tỉnh Hà Tĩnh, thông qua phiếu điều tra và trao đổi lấy ý kiến trực tiếp.
6.3. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các giáo viên tham gia lâu năm

trong lĩnh vực bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm mục đích xây dựng và điều
chỉnh nội dung của câu hỏi, bài tập đã thiết kế.
6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành sử dụng câu hỏi bài tập phần Di truyền học Sinh học 12 trong
quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh lớp 12 tại các trường THPT X để đánh
giá tính khả thi của đề tài.
6.5. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê để xử lí và đánh giá các số liệu thu thập
được từ phiếu điều tra và thực nghiệm sư phạm.
7. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế được các câu hỏi bài tập trong phần Di truyền học, Sinh
học 12 đồng thời sử dụng chúng theo một quy trình chặt chẽ sẽ góp phần rèn
luyện kĩ năng suy luận cho học sinh (HS) đồng thời nâng cao chất lượng bồi
dưỡng học sinh giỏi ở các trường THPT.
8. Đóng góp mới của đề tài
- Góp phần hồn thiện cơ sở lý luận của việc sử dụng câu hỏi, bài tập để
rèn luyện kĩ năng suy luận cho HS trong bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Hệ thống câu hỏi, bài tập để rèn luyện kĩ năng suy luận trong bồi
dưỡng học sinh giỏi phần Di truyền học, Sinh học 12.
- Đề xuất phương án sử dụng câu hỏi bài tập trong quá trình bồi dưỡng
4


học sinh giỏi để rèn luyện kĩ năng suy luận cho HS.
9. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Xây dựng và sử dụng câu hỏi, bài tập để rèn luyện kĩ năng
suy luận trong bồi dưỡng học sinh giỏi phần Di truyền học, Sinh học 12.
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm.


5


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lƣợc sử về việc sử dụng câu hỏi bài tập trong dạy học
Trên thế giới, việc sử dụng CH-BT như là một phương tiện dạy học trong
quá trình dạy học đã có từ rất sớm. Ngay từ trước Công Nguyên, XôCrat – nhà
Triết học Hi Lạp lỗi lạc đã đề ra phương pháp vấn đáp gợi mở, trong đó giáo
viên đặt câu hỏi và khéo léo dẫn dắt học sinh rút ra những tri thức mới. Và
chính ông- người được mệnh danh là bậc thầy về truy vấn cũng đã dùng
phương pháp hỏi- đáp trong quá trình giảng dạy Triết học. Ơng đã có câu nói
nổi tiếng “ mẹ tơi đỡ đẻ cho sản phụ cịn tơi đỡ đẻ cho những bộ óc” vì bằng
những câu hỏi ơng kích thích người đối thoại tự tìm ra câu trả lời, phát hiện
chân lí. Phương pháp này đã được Platon miêu tả trong tác phẩm “Các cuộc hội
thoại của Xôcrat”. Đến năm 1933, John Dewey cũng đã viết” Biết đặt câu hỏi
tốt là điều kiện rất cốt lõi để dạy tốt”[14].
Đến những năm thập niên 70 của thế kỉ XX, Ở Liên Xô (cũ), Pháp và
nhiều nước phương Tây, đã rất khuyến khích dùng BT để rèn luyện tính tích
cực, chủ động của HS, có nhiều tài liệu đề cập đến phương pháp thiết kế và sử
dụng cũng như ý nghĩa và bản chất của CH, BT trong dạy[19]
Tuy nhiên, cơ sở lí luận về CH-BT cịn chưa được nghiên cứu một cách
hệ thống. Việc phân loại các câu hỏi về mặt nhận thức, cách sử dụng câu hỏi
trong các khâu của quá trình dạy học chưa được trình bày cụ thể.
Trong những năm qua, Đảng và nhà nước ta đã đưa ra nhiều chủ trương,
chính sách về đổi mới giáo dục. Đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục, đào
tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi và cấp thiết từ quan điểm, tư tưởng,
đến mục tiêu nội dung, phương pháp…ở tất cả các bậc học, ngành học[1] Nổi
bật đó là sự phát triển mạnh về lí luận đổi mới phương pháp dạy học và kiểm

tra đánh giá. Có nhiều nghiên cứu về phương pháp dạy học phát huy tính tích
6


cực, tự giác, chủ động của người học, đồng thời chú trọng rèn luyện kĩ năng,
hướng tới hình thành và phát triển năng lực tự học của người học.
Ngay từ những năm thập kỉ 60 của thế kỉ XX, vấn đề phát huy tính tích
cực tích cực học tập của HS đã được nhiều nhà giáo dục đề cập đến. Một số
cơng trình tiêu biểu của các tác giả nghiên cứu về câu hỏi, bài tập như:
“Giáo trình lí luận dạy học sinh học đại cương” của Trần Bá Hoành
(1970), “Sử dụng câu hỏi bài tập trong dạy học sinh học của Nguyễn Quang
Báo (1981), “ Dạy học sinh học ở trường trung học phổ thông” của Nguyễn
Đức Thành (1986), Sử dụng bài tập nhận thức để nâng cao hiệu quả dạy học
của Lê Đình Trung (1994) và Vũ Đức Lưu (1995), “Hình thành kĩ năng và
năng lực cho học sinh trong quá trình dạy học” của Nguyễn Đình
Chỉnh(1999), “Sử dụng bài tập tình huống sư phạm để rèn luyện cho sinh viên
kĩ năng dạy học sinh học” của Phan Đức Duy( 1999), “Sử dụng câu hỏi, bài
tập để tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học” của Lê
Thanh Oai ( 2003).
Năm 1996, trong cuốn Kỹ thuật dạy học sinh học, tác giả Trần Bá Hoành
đã đề cập tới ý nghĩa của việc sử dụng câu hỏi, phân biệt các loại vấn đáp căn
cứ vào các mục đích sư phạm của phương pháp vấn đáp hay tính chất nhận
thức của người học, các trình độ câu hỏi về mặt nhận thức, cách sử dụng câu
hỏi trong bài lên lớp. Tác giả nhấn mạnh theo hướng dạy học phát triển trí
thơng sáng tạo của học sinh thì giáo viên nên chú trọng tăng cường loại câu
hỏi có u cầu cao( higher cognitive question) nhưng cũng khơng xem thường
loại câu hỏi sự kiện (fact question).
Một số nghiên cứu khác gần đây cũng đã đề cập đến chi tiết về quy trình
thiết kế, quy tình sử dụng các loại câu hỏi, bài tập, bài tập nhận thức, bài tập
tình huống, bài tập thực hành thí nghiệm trong dạy học các nội dung ở trường

phổ thơng nói chung và sinh học nói riêng. Có thể kể đến một số tác giả như
7


Nguyễn Đăng Ban (2006), Hoàng Thị Thu Huyền (2012), Nguyễn Thị Hà
Trang, Hồ Thị Thúy Vân (2014), Nguyễn Minh Hà (2016)… Đặc biệt, một tài
liệu đề cập khá chi tiết về kỹ thuật dạy học liên quan đến câu hỏi bài tập, kỹ
thuật hỏi, đáp… là giáo trình Kỹ thuật dạy học sinh học của Phan Đức Duy và
cộng sự xuất bản năm 2018.
Như vậy, thời gian qua đã có nhiều nghiên cứu về đổi mới phương pháp
dạy học, về phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học trong
tồn bộ q trình dạy học để phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng
dạy học. Trong đó, việc sử dụng CH-BT để phát huy tính tích cực của học
sinh, đặc biệt là để rèn luyện các kĩ năng cụ thể cho học sinh khá phổ biến.
Mặt khác, trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, đối tượng là các em học
sinh có kiến thức nền tảng tốt, khả năng tư duy và tự học cao, và vậy phải chú
trọng đến việc phát triển các kĩ năng nhận thức ở học sinh: kĩ năng phân tích tổng hợp, kĩ năng so sánh, kĩ năng khái quát hóa, kĩ năng suy luận. Phải rèn
luyện cho các em phương pháp, thói quen tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi,
khám phá, khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề.
Qua đó ta thấy việc xây dựng và sử dụng CH-BT để rèn luyện các kĩ
năng cho HS trong quá trình dạy học nói chung và bồi dưỡng học sinh giỏi
nói riêng là rất cần thiết.
1.2. Khái quát về bồi dƣỡng học sinh giỏi trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Vấn đề bồi dưỡng nhân trí ở các nước phát triển
Các nước phát triển đều rất coi trọng vai trò to lớn của nhân tài đối với
quốc gia đặc biệt là trong giai đoạn tồn cầu hóa hiện . Tuy nhiên mỗi giai
đoạn, mỗi đất nước lại có những quan niệm và cách thức phát hiện, bồi dưỡng
nhân tài khác nhau[ 10].
Mãi đến thế kỉ XIX nước Mỹ mới chú ý đến vấn đề giáo dục HSG và tài
năng nhưng nó nhanh chóng trở thành vấn đề của nước Mỹ trong suốt thế kỉ

8


XX. Đầu tiên là trườngSt.Public Schools Louis (1868) với hình thức giáo dục
linh hoạt và sau đó là nhiều trường khác như Woburn, MA năm 1884,
Elizabeth, NJ năm 1886 và ở Cambridge, MA năm 1891. Có trường đã cho
phép HSG học chương trình sáu năm trong vịng bốn năm như trường
St.Louis. Đến năm 1920, ở Hoa Kỳ đã có tới hai phần ba các thành phố
lớnthực hiện chương trình giáo dục HSG . Năm 2002 trong tổng số 38 bang
của Hoa Kỳ có đạo luật về giáo dục HSG thì 28 bang có thể đáp ứng đầy đủ
cho việc giáo dục HSG [10].
Ở Châu Âu, vấn đề HSG và nhân tài được đầu tư rất cơng phu, có viện
quốc tế Aurino với nhiệm vụ nhận diện, khảo sát HSG và HS tài năng trên
khắp thế giới, Nước Anh có viện hàn lâm quốc gia dành cho HSG và tài năng
trẻ, website hướng dẫn GV dạy cho HSG và HS tài năng. Từ năm 2001 chính
quyền New Zealand đã phê chuẩn kế hoạch phát triển chiến lược HSG. Đức
và Anh đều có hiệp hội dành cho HSG[ 10].
Những quốc gia Châu Á cũng rất quan tâm đến vấn đề phát hiện và bồi
dưỡng nhân tài. Singapore, Hàn Quốc đều có chương trình giáo dục HSG. Từ
năm 1985, Trung Quốc cho phép các HSG có thể học vượt lớp và HSG cần có
chương trình giáo dục đặc biệt. Ấn Độ xác định phát hiện và bồi dưỡng HS tài
năng là mục tiêu ưu tiên trong sự nghiệp giáo dục[10].
Có thể nói đa số các nước đều chú trọng vấn đề đào tạo và bồi dưỡng
HSG.
1.2.2. Bồi dƣỡng học sinh giỏi ở Việt Nam
Ở nước ta, từ năm 1484, Phó Đơ Ngun Súy Thân Nhân Trung đã khắc
vào bia đá đặt tại Văn Miếu Quốc Tử Giám dòng chữ: “Hiền tài là nguyên khí
của quốc gia, ngun khí thịnh thì nước mạnh, rồi lên cao; ngun khí suy thì
nước yếu, rồi xuống thấp”
Tháng 9 năm 1965, lớp chuyên toán đầu tiên ở nước ta được thành lập.

9


Đến những năm của thập kỉ 80, 90, các lớp chun ở các bộ mơn ngữ
văn, ngoại ngữ, vật lí, hóa học, sinh học, tin học, lịch sử, địa lí được thành
lập. Đến năm 2006-2007, hệ thống các trường THPT chuyên được tạo nên với
7 trường đại học, 63/64 tỉnh, thành phố có trường THPT chuyên với 74
trường, khối THPT chuyên, tổng số HS khoảng 47.500 em[10].
Trong quá trình phát triển, mục đích của hệ thống trường chun đã có
sự thay đổi. Ban đầu mục đích là nơi phát triển các tài năng đặc biệt xuất sắc
trong các lĩnh vực khoa học cơ bản nhưng

cùng với sự mở rộng của hệ

thống trường chuyên và việc Việt Nam tham dự các kì thi Olympic khoa học
quốc tế nhiều hơn thì mục tiêu” thực dụng” lúc này là đạt thành tích cao trong
các kì thi HSG. Hệ quả là tỉ lệ HS các trường chuyên tiếp tục theo đuổi khoa
học ngày càng thấp. Tuy nhiên, duy trì và phát triển hệ thống trường THPT
chuyên là điều cần thiết và sự nghiệp bồi dưỡng, phát triển nhân tài cho đất
nước phải được đặt lên một tầm cao mới với “yêu cầu mới, nguồn lực mới và
cách làm mới”.
1.3. Cơ sở lí luận về câu hỏi bài tập (CH-BT)
1.3.1. Khái niệm về CH-BT
a) Khái niệm về câu hỏi
Câu hỏi là dạng cấu trúc ngôn ngữ, diễn đạt một nhu cầu, một đòi hỏi
hay một mệnh lệnh cần được giải quyết[4]
Câu hỏi cho phép giáo viên biến những nội dung tường minh của sách
giáo khoa thành những nội dung cần khám phá, phải tìm tịi đối với người
học.
b) Khái niệm bài tập

Theo từ điển tiếng Việt do Hồng Phê chủ biên (2000) thì bài tập là bài
ra cho học sinh làm để vận dụng những điều đã học được[19]
Bài tập là nhiệm vụ mà người giải cần thực hiện, trong bài tập có dữ
10


kiện và yêu cầu cần tìm[4]
Như vậy, về mặt cấu trúc, mỗi CH-BT đều có hai thành phần có quan hệ
mật thiết với nhau là điều đã biết và điều cần tìm.
- Điều đã biết là tài liệu có tính chất "ngun liệu" như: Hình vẽ, các
thơng tin gợi ý cho trước, đoạn tư liệu trong sách giáo khoa....[19]
- Điều chưa biết là các câu hỏi hướng dẫn HS hoạt động tư duy, xử lí
các tư liệu đã có như: Chọn câu trả lời đúng, giải thích, phân tích tìm nội dung
cơ bản qua hình vẽ[19]
1.3.2. Cơ sở phân loại CH-BT [4],[19]
Theo tài liệu chuyên đề Bồi dưỡng giáo viên THPT có nhiều cách phân
loại CH-BT căn cứ vào các tiêu chí khác nhau. Ví dụ căn cứ vào mục đích sử
dụng , về cách trình bày câu trả lời, về mức độ nhận thức.... Trong phạm vi
nghiên cứu của đề tài chúng tôi chú ý tới cách thức phân loại CHBT căn cứ
vào mục đích hình thành, phát triển năng lực nhận thức. Với cách phân loại
này chúng ta có các loại CHBT như rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích,
tổng hợp,so sánh. Tất nhiên, các kĩ năng nhận thức này có mối quan hệ mật
thiết với nhau, vì vậy việc phân loại cũng chỉ có tính tương đối.
1.3.3. Nguyên tắc xây dựng CH-BT trong dạy học[4],[19]
Theo tài liệu chuyên đề Bồi dưỡng giáo viên THPT môn Sinh học, khi
xây dựng CH-BT cần phải đảm bảo một số nguyên tắc cơ bản sau đây[4],[19]
1. CH-BT phải có tác dụng nêu vấn đề, chứa đựng mâu thuẫn nhận thức.
2. CH-BT có tính hệ thống phù hợp với cấu trúc của chương, bài, từ dễ
đến khó
3. Cách thức thiết kế CH-BT rõ ràng, chính xác.

4. Khai thác những điểm chính trong nội dung bài học để đặt câu hỏi.
5. CH-BT phải có những u cầu phân tích, giải thích hoặc chứng minh
cho những kiến thức từ tài liệu giáo khoa.
11


Như vậy, CH-BT cho phép giáo viên biến những nội dung tường minh
của sách giáo khoa thành những nội dung người học cần phải tìm tịi, cần phải
khám phá. Trong quá trình dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, việc xây dựng các
CH-BT phải đặc biệt chú ý nguyên tắc khai thác những điểm chính trong nội
dung bài học, yêu cầu giải thích, chứng minh nhằm đảm bảo đạt mục tiêu vừa
lĩnh hội được kiến thức trọng tâm vừa rèn luyện được các kĩ năng.
1.3.4. Phương pháp sử dụng CH-BT trong dạy học SH
Trong quá trình dạy học, CH-BT được giáo viên sử dụng ở các khâu
khác nhau như trong dạy bài mới( vấn đáp gợi mở), sau khi giảng kiến thức
mới( vấn đáp củng cố), hệ thống hóa sau khi học một chương, một phần( vấn
đáp tổng kết) [19]
- Sử dụng CH-BT để tạo tình huống
- Sử dụng CH-BT để định hướng vấn đề học tập.
- Sử dụng CH-BT để giới hạn vấn đề cần trả lời:
- Sử dụng CH-BT để hướng dẫn quan sát:
- Sử dụng CH-BT để rèn luyện, phát triển kĩ năng tư duy.
- Sử dụng CH-BT để tự kiểm tra và kiểm tra kết quả học tập:
Một yêu cầu quan trọng trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi là rèn
luyện cho HS phương pháp, thói quen tự học, tự nghiên cứu, tìm tịi, khám
phá phát hiện vấn đề độc đáo, mới lạ. Để HS hoạt động tích cực, tự lực trong
học tập, khâu kiểm tra và tự kiểm tra thì giáo viên sử dụng CH-BT phù hợp
để HS tự kiểm tra và tự điều chỉnh cách học nhằm nắm vững kiến thức, kĩ
năng và phát triển năng lực nhận thức.Trong khuôn khổ đề tài, chúng tôi chú
trọng nghiên cứu việc xây dựng và sử dụng CH-BT để ôn luyện, bồi dưỡng

HSG về chuyên đề Di truyền học.
1.4. Kĩ năng học tập của học sinh
1.4.1. Khái niệm kĩ năng
12


Xét về nguồn gốc từ ngữ, kỹ năng có nguồn gốc từ Hán – Việt, “kĩ” là sự
khéo léo, “năng” là có thể[21]
Theo Trần Bá Hồnh: “Kĩ năng là khả năng vận dụng những tri thức thu
nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tiễn. Kĩ năng đạt tới mức hết
sức thành thạo, khéo léo trở thành kĩ xảo”[26].
Theo Nguyễn Đình Chỉnh: “Kĩ năng là một thao tác đơn giản hoặc phức tạp
mang tính nhận thức hoặc mang tính hoạt động chân tay, nhằm thu được một
kết quả.....”[ 9].
Có nhiều quan điểm khác nhau về kỹ năng, nhưng tựu trung lại bất kì kĩ
năng nào cũng dựa trên cơ sở lý thuyết - đó là kiến thức.
Mỗi kỹ năng chỉ được biểu hiện thông qua một nội dung, tác động của kĩ
năng lên nội dung chúng ta sẽ đạt được mục tiêu đặt ra [15],[21].
Mục tiêu = Kĩ năng x Nội dung
Kĩ năng quyết định đến kết quả hành động và biểu thị năng lực cá nhân.
Mỗi kĩ năng đều có hai thuộc tính cơ bản là: dựa trên cơ sở kiến thức đã có và
hoạt động thực tiễn [21].
1.4.2. Kĩ năng học tập
Theo các nhà tâm lý học, kĩ năng học tập là khả năng của con người thực
hiện có kết quả các hành động học tập phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh
nhất định, nhằm đạt được mục đích, nhiệm vụ đề ra[4]
Như vậy một trong những đặc trưng cơ bản của kĩ năng học tập là nó
quyết định đến kết quả học tập. Và trong q trình học tập nhiều kĩ năng
chun biệt có thể mất đi, thay thế hoặc được điều chỉnh [15]
Theo Nguyễn Ngọc Quang, để lĩnh hội kiến thức có kết quả, mỗi HS

phải thực hiện các hoạt động từ tri giác đến hệ thống hoá trong khi nghiên cứu
bài học. Thơng qua q trình xử lý thơng tin bằng các thao tác trí tuệ: phân
tích và tổng hợp, khái quát hoá, cụ thể hoá, trừu tượng hoá, so sánh đối chiếu,
13


suy luận,...mà học sinh thông hiểu kiến thức[20][16]
Tuy nhiên, trong thực tiễn q tình học tập do học sinh cịn thiếu phương
pháp xử lý thơng tin và GV cũng ít chú ý cung cấp và huấn luyện cho các em
cho nên nhiều HS còn rất lúng túng về vấn đề này. Để rèn luyện các kỹ năng
học tập cho học sinh thì giáo viên phải sử dụng một hay nhiều nội dung nhất
định trong các tình huống gần gũi với HS hoặc là những tình huống mà HS sẽ
gặp về sau [ 9]
Với phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi tập trung việc thiết kế và sử
dụng câu hỏi, bài tập để rèn luyện kĩ năng suy luận cho học sinh ( thuộc nhóm
kĩ năng học tập phục vụ chức năng nhận thức liên quan đến thu thập, xử lý,
sử dụng thông tin...)
1.4.3. Kĩ năng suy luận
a) Khái niệm suy luận[11],[16]
Suy luận là hình thức của tư duy nhờ đó rút ra phán đốn mới từ một hay
nhiều phán đốn theo các quy tắc lơgic xác định.
b) Cấu trúc của kĩ năng suy luận
Bất kỳ suy luận nào cũng gồm tiền đề, kết luận và lập luận. Tiền đề (cịn
gọi là phán đốn xuất phát) là phán đốn chân thực từ đó rút ra phán đốn
mới. Kết luận là phán đốn mới thu được bằng con đường lơgic từ các tiền đề.
Cách thức lôgic rút ra kết luận từ các tiền đề gọi là lập luận.
Quan hệ suy diễn lôgic giữa các tiền đề và kết luận được quy định bởi
mối liên hệ giữa các tiền đề về mặt nội dung. Nếu các phán đốn khơng có
liên hệ về mặt nội dung thì khơng thể lập luận để rút ra kết luận.
Căn cứ vào cách thức lập luận, suy luận được chia ra thành suy luận suy

diễn và suy luận quy nạp.
Như vậy, khi được trang bị kĩ năng suy luận sẽ tạo điều kiện cho HS thu
được tri thức mới từ những tri thức tiền đề đã biết
14


1.5. Khái quát về HSG và bồi dƣỡng bồi dƣỡng HSG
1.5.1. Mục tiêu bồi dưỡng HSG[10]
Theo nghiên cứu của tác giả Lê Tấn Diện, mục tiêu chính của chương
trình dành cho HSG và HS tài năng đều hướng đến một số điểm chính sau[8]:
+ Phát triển phương pháp suy nghĩ ở trình độ cao phù hợp với khả năng
trí tuệ của trẻ.
+ Bồi dưỡng sự làm việc sáng tạo.
+ Phát triển thái độ, phương pháp tự học suốt đời.
+ Nâng cao ý thức về sự tự chịu trách nhiệm.
+ Khuyến khích sự phát triển ý thức trách nhiệm trong đóng góp cho xã
hội.
+ Phát triển phẩm chất lãnh đạo
Và nhiều nước trên thế giới đều tập trung phát hiện và bồi dưỡng HSG
trên nhiều lĩnh vực khác nhau rất đa dạng và phong phú. Tiêu biểu như lĩnh
vực trí tuệ, sự sáng tạo, nghệ thuật, khả năng lãnh đạo,...
1.5.2. Những phẩm chất và năng lực phổ biến của học sinh giỏi cần bồi
dƣỡng và phát triển[10]
Theo nghiên cứu của tác giả Lê Tấn Diện, HSG cần có những phẩm
chất và năng lực như: năng lực tiếp thu kiến thức, năng lực suy luận logic,
năng lực đặc biệt, năng lực lao động sáng tạo, năng lực kiểm chứng, năng lực
thực hành, năng lực vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn...
1.5.3. Các hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi[10]
Có nhiều hình thức bồi dưỡng HSG rất phong phú đa dạng được nhiều
cơ sở giáo dục áp dụng như:

- Tổ chức lớp chuyên biệt: Những HSG được rèn luyện trong một lớp
hoặc một trường gọi là lớp chuyên, lớp năng khiếu.
-Phương pháp Mông-te-xơ-ri (Montessori method): Trong một lớp HS
15


có ba nhóm tuổi, nhà trường tạo điều kiện cho HS có cơ hội học tập để vượt
lên so với các nhóm bạn cùng nhóm tuổi.Phương pháp này hết sức có lợi cho
những HS giỏi trong hình thức học tập với tốc độ cao.
- Tăng gia tốc (Acceleration): Xếp những HS xuất sắc xếp vào một lớp
có trình độ cao với nhiều tài liệu tương ứng với khả năng của mỗi HS.
- Học tách rời (Pull out): Một phần thời gian HS theo lớp HSG, phần còn
lại học lớp thường.
- Làm giàu trí thức (Enrichment): Tồn bộ thời gian học tập HS học theo
lớp bình thường và nhận tài liệu mở rộng tự học ở nhà.
- Dạy ở nhà (Homeschooling): một nửa thời gian học tại nhà, học lớp,
học nhóm, học có cố vấn (mentor) hoặc một thầy, một trị (tutor) và không
cần dạy.
- Trường mùa hè (summer school) tổ chức nhiều courses trong hè.
- Sở thích riêng (Hobby): Ví dụ một số môn thể thao được tổ chức dành
cho HSG thử trí tuệ sau giờ học như cờ vua .
1.6. Thực trạng công tác bồi dƣỡng HSG ở một số trƣờng THPT trên địa
bàn tỉnh Hà Tĩnh
Để có cơ sở thực tiễn của đề tài, chúng tôi đã tiến hành điều tra thực
trạng bồi dưỡng học sinh giỏi sinh học 12 của giáo viên (GV) và năng lực suy
luận của HS bằng quan sát, trao đổi trực tiếp, sử dụng phiếu thăm dò ý kiến
đối với GV và kiểm tra HS.
Qua việc trao đổi và kiểm tra hồ sơ giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi 12
của 16 đồng nghiệp trong và ngoài trường về việc sử dụng phương pháp để
rèn luyện kĩ năng suy luận cho HS chúng tôi đã thu được kết quả thể hiện ở

bảng 1.1

16


×