Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Quá trình phát triển kinh tế, xã hội của hồng kông từ năm 2007 đến năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 98 trang )

Rcft frtctuy

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

BÙI ÁNH SÁNG

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA HỒNG KÔNG
TỪ NĂM 2007 ĐẾN NĂM 2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Nghệ An, tháng 8/2018

NGHỆ AN, 2017


Rcft frtctuy

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

BÙI ÁNH SÁNG

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA HỒNG KÔNG
TỪ NĂM 2007 ĐẾN NĂM 2017

CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ THẾ GIỚI
Mã số: 8.22.90.11



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:
TS. HẮC XUÂN CẢNH

Nghệ An, tháng 8/2018


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được thực hiện và hoàn thành dưới sự hướng dẫn của thầy giáo,
Tiến sĩ Hắc Xuân Cảnh. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn –
người đã dành nhiều thời gian, cơng sức giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến các thầy cô trong khoa Lịch sử, thầy giáo Chủ
nhiệm chuyên ngành Lịch sử thế giới - Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn và phòng Đào
tạo Sau đại học Trường Đại học Vinh đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học
tập và nghiên cứu.
Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều cơ quan
báo chí, các Viện nghiên cứu khoa học, các Trung tâm lưu trữ thông tin, tài liệu,
các Thư viện như: Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, Viện nghiên cứu Trung Quốc,
Thông tấn xã Việt Nam, Thư viện Quốc gia Việt Nam, Trung tâm thông tin- tư liệu
thư viện Nguyễn Thúc Hào trường Đại học Vinh … trong việc tiếp cận các nguồn
thông tin, tư liệu, tài liệu liên quan đến đề tài. Tơi xin chân thành cảm ơn vì sự
giúp đỡ đó.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu trường THPT Diễn
Châu 4 – Nghệ An, cùng các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã hết lịng giúp đỡ,
động viên, tạo điều kiện để cho tơi học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này.
Nghệ An, tháng 8 năm 2018
Tác giả


Bùi Ánh Sáng


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VÀ TỪ TIẾNG ANH
Chữ cái

Tên tiếng Anh

Tên tiếng Việt

viết tắt
ADB

Aisa Deveploment Bank

Ngân hàng Phát triển châu Á

AFCD

Aquaculture and conservation

Thủy sản và Bảo tồn

ALRS

Agricultural land restoration project

Đề án Phục hồi đất nông nghiệp

APEC


Asia-Pacific Economic
Cooperation
Association of South East Asian Nations
Asia Investment Infrastructure of Bank

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái
Bình Dương
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á

China economic partnership
Agreement
Economic and Social Commission

Hiệp định tăng cường đối tác kinh tế
(Trung Quốc với Hồng Kông)
Ủy ban KT&XH khu vực châu Á - Thái

for Asia and the Pacific

Bình Dương

EU

European Union

Liên minh châu Âu

GDP


Gross Domestic Product

tổng sản phẩm quốc nội

GFCI

Global financial center Internation

Trung tâm tài chính tồn cầu

FDI
HKD

Foreign Direct Investment
Hong Kong Dollar

Vốn đầu tư dài hạn
Dolar Hồng Kông

HKSAR

Hong Kong Special Administrative Region

Đặc khu hành chính Hồng Kơng

HKTDB

Hong Kong Trade Development Board


Ủy ban Phát triển Thương mại Hồng Kông

ICAC

Hong Kong Anti-Corruption Agency

Cơ quan chống tham nhũng Hồng Kông

IPO

Initial Public Offering

Phát hành cổ phiếu lần đầu

ASEAN
AIIB
CEPA
ESCAP

KT-XH

Kinh tế - xã hội

ILC

Interim Legislative Council

Hội đồng Lập pháp Lâm thời

PECC


Pacific Economic Cooperation Council

Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dương

OECD

Organization for Economic Cooperation and Development;
Severe acute respiratory syndrome
United Nations conference
Trad And Development
Research & Development

SARS
UNCTAD
R&D
TNHH

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
Dịch cúm ở Hồng Kông
Hội nghị Thương mại và phát triển Liên
Hợp Quốc
Nghiên cứu và phát triển
Trách nhiệm hữu hạn

WB

World Bank

Ngân hàng thế giới.


WCO

World Customs Organization

Tổ chức Hải quan Thế giới

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1

Tăng trưởng GDP của kinh tế thế giới giai đoạn 2010 – 2015 …....9

Bảng 1.2.

Kinh tế Hồng Công giai đoạn 1997 – 2007 ……………………….15

Bảng 1.3.

Thống kê số dân ở Hồng Kông phân theo nước giai đoạn
1996 – 2006…………………………………………………..……19

Bảng 2.1.


Thống kê giá trị gia tăng của bốn ngành công nghiệp trọng điểm
và các ngành khác …………………………………………… 27- 28

Bảng 2.2.

So sánh tỉ trọng các ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ …… 30

Bảng 2.3.

So sánh ngành công nghiệp "mới"của Hồng Kông với các thành
phố khác ………………………………...………………………...31

Bảng 2.4.

Ngoại thương Hồng Kông 2008 – 2017 ………………...…………34

Bảng 2.5.

Thống kê giá trị xuất khẩu của Hồng Kông sang các thị trường chủ yếu
trong năm 2017 .........................................................................................35

Bảng 2.6.

Thống kê giá trị nhập khẩu tại một số thị trường chính của Hồng
Kơng năm 2017 …………………………………………………….36

Bảng 2.7.

Thống kê giá trị các hàng hóa xuất khẩu của Hồng Kông năm 2017 …..37


Bảng 2.8.

Thống kê giá trị các hàng hóa xuất khẩu của Hồng Kơng năm 2017 …...38

Bảng 2.9.

Đầu tư FDI giữa Hồng Kông và Trung Quốc Đại lụcgiai đoạn
2007 -2016 …………………………………………………………41

Bảng 2.10. Thống kê số lượng khách du lịch đến Hồng Kông giai đoạn
2014 – 2017 của 15 quốc gia/vùng lãnh thổ có nhiều du khách nhất …...44

Bảng 2.11. Kết cấu các ngành kinh tế Hồng Kông giai đoạn 2011 – 2017 …….46
Bảng 2.12: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động theo giới tính và theo nhóm tuổi .56
Bảng 3.1.

Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của Hồng Kông những năm 2013 – 2016 …61


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 2.1. Thương mại Hồng Kông giai đoạn 2008 – 2017 ……………...…..33
Biểu đồ 2.2. Đầu tư FDI vào Hồng Kông giai đoạn 2008 – 2016 …………......40
Biểu đồ 2.3. Chỉ số chứng khốn Hồng KơngTop 10 cơng ty lón nhất
1997 – 2017 …………………………………………………..……42
Biểu đồ 2.4: Đóng góp của nơng nghiệp vào tăng trưởng GDP của Hồng
Kơng (2006 - 2016) ……………………………………….………..48
Biểu đồ 2.5. Dân số Hồng Kông qua các năm (1950 - 2017) ……………………50
Biểu đồ 2.6. Gia tăng dân số ở Hồng Kông (1951 - 2017) ……………….……..50

Biểu đồ 3.1. GDP theo ngành của Hồng Kông năm 2015 ………………….……63
Biểu đồ 3.2: Bảng xếp hạng các trung tâm tài chính thế giới theoChỉ số trung tâm
tài chính tồn cầu ………………………………………………………..69


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................................... 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .......................................................................................3
4. Mục đích và nhiệm vụ .....................................................................................................4
5. Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu .........................................................................4
6. Đóng góp của luận văn ....................................................................................................5
7. Bố cục luận văn ...............................................................................................................6
NỘI DUNG ………………………………………………………………………………7
Chương 1. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA HỒNG KƠNG TỪ NĂM 2007 ĐẾN NĂM 2017 ....................7
1.1. Tình hình kinh tế, chính trị thế giới và khu vực ...........................................................7
1.1.1. Tình hình kinh tế ........................................................................................................7
1.1.2. Tình hình chính trị ...................................................................................................10
1.2. Sự phát triển kinh tế, chính trị - xã hội của Hồng Kơng trước năm 2007 ..................12
1.2.1. Vị trí địa - kinh tế, địa - văn hóa của Hồng Kơng ...................................................12
1.2.2. Sự phát triển kinh tế.................................................................................................14
1.2.3. Tình hình chính trị - xã hội ......................................................................................17
1.3. Chính sách phát triển kinh tế, xã hội của Chính phủ nước Cộng hịa Nhân dân Trung
Hoa và chính quyền Hồng Kơng từ năm 2007 đến năm 2017 ..........................................21
1.3.1. Chính sách của Chính phủ Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa đối với Hồng Kơng..21
1.3.2. Chính sách của chính quyền Hồng Kông ................................................................ 23
Tiểu kết chương 1 ..............................................................................................................25
CHƯƠNG 2: SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA HỒNG KÔNG TỪ NĂM

2007 ĐẾN NĂM 2017 .......................................................................................................26
2.1. Kinh tế ........................................................................................................................26
2.1.1. Công nghiệp .............................................................................................................26
2.1.2. Thương mại và đầu tư.............................................................................................. 32
2.1.3. Tài chính ngân hàng ………………………………………………………………..……41
2.1.4. Du lịch và dịch vụ ....................................................................................................43
2.1.5. Nông nghiệp .............................................................................................................46
2.2. Xã hội .........................................................................................................................49


2.2.1. Cơ cấu xã hội ...........................................................................................................49

2.2.2. Các lĩnh vực xã hội…………………………………………..……....……………52
2.2.2.1. Văn hóa, giáo dục, y tê……………………………………………...………….52
2.2.2.2. Lao động, việc làm và các chế độ phúc lợi xã hội……….……...………….55
Tiểu kết chương 2 ..............................................................................................................59
Chương 3. NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA
HỒNG KÔNG TỪ NĂM 2007 ĐẾN NĂM 2017............................................................. 60
3.1. Thành tựu, hạn chế .....................................................................................................60
3.1.1. Thành tựu .................................................................................................................60
3.1.2. Hạn chế ....................................................................................................................62
3.2. Tác động của sự phát triển kinh tế, xã hội Hồng Kông ..............................................66
3.2.1. Đối với Trung Quốc đại lục .....................................................................................66
3.2.2. Đối với khu vực và thể giới......................................................................................68
3.3. Một số bài học kinh nghiệm của Hồng Kơng ............................................................. 70
3.3.1. Tích cực đấu tranh phịng, chống tham nhũng, xây dựng chính sách thuế phù hợp,
tạo động lực cho sự phát triển ...........................................................................................70
3.3.2. Chú trọng các lĩnh vực chất lượng cao, phát huy lợi thế cạnh tranh .....................72
3.3.3. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, lấy văn hóa làm nền tảng để đảm bảo
mục tiêu phát triển .............................................................................................................74

KẾT LUẬN .......................................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................81
PHỤ LỤC ..........................................................................................................................85


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hồng Kông là một khu vực có lịch sử, địa - chính trị đặc biệt của nước Cộng
hòa Nhân dân Trung Hoa. Trước khi trở về Trung Quốc, đặc khu này đã trải qua
99 năm là nhượng địa dưới quyền cai trị của Vương quốc Anh. Mặc dù có diện
tích nhỏ bé nhưng Hồng Kơng đã có một q trình phát triển theo chế độ tư bản
chủ nghĩa và đã trở thành trung tâm tài chính, thương mại và dịch vụ thế giới, là
cửa ngõ giao lưu của các nền kinh tế lớn trên thế giới.
Trong 20 năm từ khi trở về với Trung Quốc (1997 - 2017), Hồng Kơng ln
đóng vai trị là cầu nối giữa Trung Quốc đại lục với thế giới. Theo đó, việc nghiên
cứu về Hồng Kơng đã được nhiều học giả quan tâm. Các cơng trình nghiên cứu
trước đây hầu hết đều đánh giá sự thành công của mô hình “một nước, hai chế độ”
được áp dụng tại Hồng Kông. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, sau 10 năm đầu
khá ổn định, sự phát triển của Hồng Kông trong khoảng 10 năm trở lại đây đã và
đang bộc lộ những hạn chế nhất định cả về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội. Đặc
biệt, năm 2017 là năm kỷ niệm 20 năm Hồng Kông trở về với Trung Quốc đại lục,
cũng là năm đầu tiên áp dụng hình thức phổ thơng đầu phiếu tại đặc khu này. Đặc
khu Hồng Kông sau 20 năm trở về với Trung Hoa đại lục đã có những chuyển biến
đáng kể về kinh tế, xã hội, chế độ tự chủ về các lĩnh vực theo Thỏa thuận Trung –
Anh và Luật Cơ bản liệu có cịn hiệu quả? Tình hình dân chủ ở Đặc khu này ra sao
sau 20 năm? … là những vấn đề cần được tìm hiểu. Do đó cần có những nghiên
cứu sâu hơn để đánh giá một cách khách quan về quá trình phát triển kinh tế, xã
hội của đặc khu này.

Nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế, xã hội Hồng Kông giai đoạn 2007 2017 sẽ cho ta thấy bức tranh toàn cảnh của đặc khu này với những thành tựu và
những hạn chế của mô hình “một nước, hai chế độ” tại Hồng Kơng. Bên cạnh đó,
việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa Hồng Kông với Trung Quốc đại lục cũng cho
thấy những điều chỉnh trong chính sách của Trung Quốc với Hồng Kơng cũng như
mối quan hệ giữa hai thực thể này.


2

Việt Nam là một quốc gia láng giềng, có mối quan hệ mật thiết với Trung
Quốc, do vậy, những thành cơng, hạn chế của Trung Quốc trong q trình xây
dựng và phát triển kinh tế, xã hội của Hồng Kông sẽ để lại nhiều bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam trong quá trình xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội của đất
nước.
Với những ý nghĩa khoa học và thực tiễn nêu trên, chúng tôi quyết định
chọn vấn đề “Quá trình phát triển kinh tế, xã hội của Hồng Kơng từ năm 2007
đến năm 2017” làm đề tài luận văn Thạc sĩ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ sau khi Hồng Kông trở về với Trung Quốc đại lục cho đến nay (1997 –
2017) đã có nhiều cơng trình nghiên cứu của các học giả trên thế giới và Việt Nam
đề cập đến sự phát triển của đặc khu này. Trong số các cơng trình nghiên cứu, các
bài viết của tác giả trong và ngồi nước mà chúng tơi tiếp cận được, có thể chia
thành hai nhóm như sau:
Ở nước ngồi, các học giả Trung Quốc, Hồng Kơng và Đài Loan chủ yếu
đưa ra những luận giải về tính ưu việt của lý luận “một nước, hai chế độ” giúp
Trung Quốc thu hồi và quản lý Hồng Kông mà không gây ra xáo trộn đối với xã
hội Hồng Kông và đặc biệt là có thể áp dụng mơ hình này trong việc thu hồi Đài
Loan thống nhất hịa bình. Trong đó, có thể kể đến các cuốn sách: “Tương lai
Hồng Kông” do Lô Thụ Thải, Lô Đông Thanh chủ biên, Nxb Tài chính Trung
Quốc, năm 1998; “Mơ hình Hồng Kơng với tiền đồ của Đài Loan” do Phan Quốc

Hoa chủ biên, Nxb Phát thanh quốc tế Trung Quốc năm 2004; “Phát triển chính trị
Hồng Kơng hướng tới năm 2007 ” do Trương Định Hồi chủ biên, Nxb Cơng ty
TNHH Xuất bản Đại Cơng Báo năm 2007 … Nhìn chung, các tác giả đều dựa trên
phương pháp định tính và định lượng để nghiên cứu và phần lớn đều đánh giá cao
mơ hình “một nước, hai chế độ”, cho rằng Hồng Kông được hưởng chế độ tự trị
cao độ chưa từng có trên thế giới. Một số nhà nghiên cứu cũng đưa ra dự báo về
khả năng phát huy vai trò trung tâm tài chính của Hồng Kơng trong tương lai.


3

Ở Việt Nam, trong 20 năm trở lại đây cũng đã có nhiều bài viết, tạp chí
chun ngành phân tích và đánh giá về kinh tế, luật pháp, điều chỉnh mơ hình phát
triển, thương mại và đầu tư giữa Trung Quốc và Hồng Kông cũng như quan hệ
giữa Hồng Kông với Việt Nam. Bên cạnh đó, những thành tựu, hạn chế của Hồng
Kông từ khi trở về với Trung Quốc cũng được đánh giá ở những khía cạnh khác
nhau. Trong đó, đáng chú ý có cuốn “Hồng Kơng mười năm trở về Trung Quốc:
Thực trạng và triển vọng ” của PGS.TS Phùng Thị Huệ, Nxb Từ điển bách khoa
năm 2010. Cuốn sách này đã tổng hợp, phân tích những cơ sở lý luận của mơ hình
“một nước, hai chế độ” và đi sâu làm rõ tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Hồng
Kông trong 10 đầu trở về Trung Quốc cũng như vai trò và mối quan hệ phụ thuộc
và hỗ trợ lẫn nhau giữa Hồng Kông với Trung Quốc đại lục , Hồng Kơng đã đóng
vai trị quan trọng trong công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc và ngược lại
Trung Quốc cũng đã có đảm bảo chính trị cho Hồng Kơng và đưa ra cơ chế hợp
tác kinh tế chặt chẽ giữa hai bên cùng thắng, tạo ra động lực giúp kinh tế của Hồng
Kông phát triển.
Tại trường Đại học Vinh, vào năm 2007, Học viên Cao học khóa XIII, Lê
Thanh Đức – chuyên ngành Lịch sử thế giới, đã tiến hành nghiên cứu và bảo vệ
Luận văn Thạc sĩ với đề tài “Sự phát triển của Hồng Kông từ 1997 đến 2007” dưới
sự hướng dẫn của Tiến sĩ Văn Ngọc Thành. Luận văn đã dựng lại tồn cảnh q

trình phát triển của Đặc khu Hồng Kông 10 năm (1997 - 2007) sau khi được
Vương quốc Anh trao trả về với Trung Quốc đại lục.
Cho đến nay, chưa có một cơng trình nào nghiên cứu tồn diện và hệ thống
về tình hình kinh tế, xã hội của Hồng Kơng từ năm 2007 đến năm 2017. Vì vậy,
thực hiện đề tài này chúng tôi muốn dựng lại bức tranh tổng thể về quá trình phát
triển kinh tế, xã hội của Hồng Kông trong 10 năm trở lại đây (2007 - 2017).
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Quá trình phát triển kinh tế, xã hội của
Hồng Kông từ năm 2007 đến năm 2017.


4

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: đề tài nghiên cứu về quá trình phát triển kinh tế, xã hội Hồng
Kông từ năm 2007 đến hết tháng 6 năm 2017, (thời điểm trịn 20 năm Hồng Kơng
trở về Trung Quốc đại lục).
Về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung sau:
- Đường lối, chính sách và các nội dung phát triển kinh tế của Hồng Kông từ
năm 2007 đến năm 2017;
- Quá trình phát triển xã hội Hồng Kông qua một số lĩnh vực: Dân số và việc
làm; Chế độ phúc lợi xã hội; Giáo dục và y tế...
- Vai trị của Hồng Kơng đối với Trung Quốc đại lục.
4. Mục đích và nhiệm vụ
4.1. Mục đích
- Trên cơ sở khái qt tình hình kinh tế, chính trị của thế giới và khu vực,
khái quát tình hình phát triển kinh tế, xã hội Hồng Kông từ năm 1997 đến năm
2007, đánh giá việc áp dụng mơ hình “một nước, hai chế độ” tại Hồng Kông và sự
phụ thuộc lẫn nhau giữa Trung Quốc và Hồng Kông cùng với nêu bật vai trị, vị trí

địa – chính trị, địa – văn hóa mà Hồng Kơng có được để làm rõ những nhân tố tác
động đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội của Hồng Kông trong giai đoạn từ
năm 2007 đến năm 2017.
- Làm rõ những biến động của Hồng Kông trong thời gian 10 năm trở lại
đây trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội qua đó nhận xét và đánh giá vai trị, ảnh
hưởng của Trung Quốc tại Hồng Kông cũng như phản ứng của xã hội Hồng Kơng
trong tình hình hiện nay.
- Tìm hiểu và đánh giá những chính sách của Trung Quốc đối với Hồng
Kơng đặc biệt là chính sách “một nước, hai chế độ” bao gồm những thuận lợi và
khó khăn, lý luận và thực tiễn.


5

- Rút ra những nhận xét về thành tựu, hạn chế trong quá trình phát triển kinh
tế, xã hội của Hồng Kông, đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm trong thực hiện
các chính sách, kinh nghiệm về quản lý kinh tế, xã hội mà Việt Nam có thể tham
khảo.
4.2. Nhiệm vụ: Sưu tầm, tập hợp và xử lý nguồn tư liệu liên quan đến đề tài,
trên cơ sở đó tiến hành phân tích sâu các nội dung về sự phát triên kinh tế, xã hội của
Hồng Kông 2007 đến năm 2017 để rút ra những nhận xét, đánh giá, khách quan và
khoa học.
5. Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ, đề tài chủ yếu sưu tầm các tài liệu phục
vụ nghiên cứu bao gồm: Các đầu sách chuyên khảo của các học giả Trung Quốc
đại lục, Hồng Kông, Đài Loan, các bài viết tiếng Trung Quốc, tiếng Anh có liên
quan đến chủ đề nghiên cứu. Có những tư liệu đã được dịch sang tiếng Việt. Bên
cạnh đó có những tư liệu tác giả sử dụng trực tiếp bằng tiếng Anh.
Nguồn tư liệu bằng tiếng Việt bao gồm: các cơng trình khoa học, các bài

báo, tạp chí của các nhà nghiên cứu Việt Nam và nước ngoài (đã dịch sang tiếng
Việt). Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ tại trường Đại học Vinh, Đại học sư phạm Hà
Nội, các bài viết, sách, báo tiếng Việt, tài liệu của Viện nghiên cứu Trung Quốc.
Các Bài viết báo chí lưu trữ thơng tin tư liệu, tin tham khảo đặc biệt của Thông tấn
xã Việt Nam, các trang mạng đáng tin cậy của các cơ quan quản lý, thống kê Việt
Nam, Trung Quốc, Hồng Kông vv….
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tơi chủ yếu hai phương pháp chính là phương
pháp lịch sử và phương pháp logic để nghiên cứu về q trình phát triển kinh tế, xã
hội của Hồng Kơng từ năm 2007 đến năm 2017. Bên cạnh đó, chúng tơi cịn sử
dụng các phương pháp nghiên cứu chun ngành, liên ngành như thống kê, phân


6

tích, so sánh, tổng hợp… để so sánh, đánh giá và rút ra nhận xét về quá trình phát
triển kinh tế, xã hội của Hồng Kông từ năm 2007 đến năm 2017.
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn góp phần giúp người đọc có cái nhìn tổng quan và hiểu biết thêm
về lịch sử, tình hình kinh tế, xã hội Hồng Kông từ 2007 đến năm 2017.
- Luận văn giúp người đọc hiểu được những chính sách mà Trung Quốc áp
dụng tại Hồng Kơng, mơ hình “một nước, hai chế độ” và dự báo sự phát triển kinh
tế, xã hội của Hồng Kơng trong tương lai. Qua đó đánh giá, nhận xét và rút ra một
số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong q trình áp dụng chính sách phát
triển kinh tế, xã hội phù hợp với từng vùng, từng địa phương, kinh nghiệm về quản
lý, phát triển kinh tế và mối quan hệ giữa Việt Nam với Hồng Kông.
- Là đề tài nghiên cứu lịch sử theo hướng chun sâu, luận văn góp phần
phục vụ cơng tác giảng dạy, biên soạn bài giảng và là tài liệu cho những ai quan
tâm đến Hồng Kơng nói riêng và Trung Quốc nói chung.
7. Bố cục luận văn

Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Nội dung luận
văn chia làm 3 chương:
Chương 1: Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội
của Hồng Kông từ năm 2007 đến năm 2017.
Chương 2: Sự phát triển kinh tế, xã hội của Hồng Kông từ năm 2007 đến
năm 2017.
Chương 3: Nhận xét về quá trình phát triển kinh tế, xã hội của Hồng Kơng
từ năm 2007 đến năm 2017.


7

NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA HỒNG KÔNG TỪ NĂM 2007 ĐẾN NĂM 2017

1.1. Tình hình kinh tế, chính trị thế giới và khu vực
1.1.1. Tình hình kinh tế
Bước sang thế kỉ XXI, cùng với tình hình chính trị, tình hình kinh tế thế giới
có những thay đổi nhất định. Thế giới dần hình thành nền kinh tế dựa vào tri thức,
sử dụng trực tiếp các thành tựu của khoa học công nghệ vào phục vụ sản xuất. Xu
hướng quốc tế hoá khiến cho nền kinh tế thế giới đang phát triển thành một thể
thống nhất nhưng vẫn tồn tại những mâu thuẫn địi hỏi phải có sự phối hợp chung
để giải quyết. Trong bối cảnh đó, các nền kinh tế phát triển muốn mở rộng thị
trường, nguồn vốn đầu tư… thì phải mở rộng những quan hệ hợp tác cùng có lợi.
Điều đó đang tạo ra phương hướng mới của các quan hệ kinh tế quốc tế, tạo ra cơ
hội để các nền kinh tế có điều kiện có thể mở rộng các quan hệ, đồng thời cho thấy
rằng các nền kinh tế không thể phát triển một cách khép kín, tự cơ lập.
Bên cạnh q trình quốc tế hóa ngày càng diễn ra một cách mạnh mẽ, kinh

tế thế giới trong thế kỷ XXI cũng đang phát triển dựa trên nền tảng cơ sở vật chất
ngày càng hiện đại. Thế kỷ XXI cũng được cho là thời kỳ phát triển của nền kinh
tế trí tuệ. Theo đó, những người lao động sẽ dần được thay thế bằng các máy móc
tự động; các nguồn năng lượng mới, vật liệu mới… sẽ phổ biến và thay thế cho các
nguồn năng lượng, vật liệu hiện có. Những thay đổi về sản xuất và cơ cấu kinh tế
cũng dẫn tới những thay đổi về thị trường: thị trường của hàng hố có hàm lượng
kỹ thuật cao và dịch vụ sẽ ngày càng mở rộng, cịn thị trường hàng hố truyền
thống sẽ ngày càng thu hẹp.
Thế kỷ XXI cũng được đánh giá là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của cuộc
chạy đua phát triển kinh tế. Vì vậy, việc xây dựng lại thể chế kinh tế toàn cầu


8

nhằm đáp ứng yêu cầu mới của sự phát triển sản xuất, đồng thời phù hợp với diễn
biến về mặt kinh tế, chính trị và thể chế xã hội trở thành một nhu cầu được đặt lên
hàng đầu.
Dưới tác động của các xu thế chung nói trên, kinh tế thế giới trong những
năm 2007 - 2017 đã có sự vận động với nhiều bước thăng trầm, tác động không
nhỏ đến sự phát triển của tất cả các quốc gia, các nền kinh tế.
Năm 2007, mặc dù chịu sự tác động của giá dầu thế giới tăng cao kỷ lục gần
100 USD/thùng cùng những bất ổn trên thị trường tài chính toàn cầu, nhưng kinh
tế thế giới vẫn đạt mức tăng trưởng cao. Theo thống kê, tăng trưởng kinh tế của
châu Á đạt 8,3%, các nền kinh tế Đông Á tăng trưởng 8,5%, trong đó, kinh tế
Trung Quốc đạt tốc độ tăng trưởng 11,5%, cao hơn 1,0% so với năm 2006. Bên
cạnh đó, các nền kinh tế mới cơng nghiệp hóa châu Á (NIEs) gồm: Hàn Quốc, Đài
Loan, Hồng Kông và Singapore đạt mức tăng trưởng GDP khoảng 4,9%; kinh tế
các nước Đơng Nam Á tăng trưởng 6,3%, trong đó, Philippin: 6,6%, Inđônêxia:
6,2%, Thái Lan: 4,5%; Campuchia, Lào và Việt Nam tăng trưởng vững chắc trên
7% [37].

Từ năm 2008, kinh tế thế giới bước vào thời kỳ khủng hoảng kéo dài, tăng
trưởng kinh tế khó khăn, thất nghiệp tăng cao, hoạt động thương mại suy giảm, nợ
cơng có xu hướng gia tăng mạnh… Kinh tế toàn cầu phải đối mặt với mn vàn
khó khăn. Năm 2010, kinh tế thế giới lấy lại đà tăng trưởng, đạt mức 5,1%, tuy
nhiên lại nhanh chóng giảm sâu xuống cịn 3,9% vào năm 2011 và xuống còn
3,2% trong 2 năm 2012 – 2013. Bức tranh màu xám của tăng trưởng kinh tế được
ghi nhận ở hầu hết các nhóm nước. Tại các nền kinh tế phát triển, tăng trưởng
chuyển biến hết sức chậm chạp trong hai năm đầu 2011 – 2012, và chỉ bắt đầu có
dấu hiệu lấy lại đà phục hồi từ năm 2013, tuy nhiên quá trình phục hồi vẫn rất
chậm. Trong khi đó, tại các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi, nếu như giai
đoạn 2010 trở về trước, tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế này được coi là
động lực cho quá trình phục hồi của kinh tế tồn cầu, thì đến giai đoạn này tốc độ


9

tăng trưởng cũng bắt đầu chậm lại. Trong những năm 2014 - 2015, kinh tế thế giới
vẫn tiếp tục đà tăng trưởng chậm.
Bảng 1.1. Tăng trưởng GDP của kinh tế thế giới giai đoạn 2010 – 2015
(Đơn vị: %)
Tăng trưởng GDP

2010

2011

2012

2013


2014

2015

Thế giới

5,1

3,9

3,2

3,2

3,6

3,9

Các nền kinh tế phát triển

3,1

1,6

1,3

1,3

1,8


2,4

Mỹ

3

1,8

2,8

1,9

2,8

3

EU

1,8

1,7

-0,7

-0,5

1,1

1,5


4

-0,5

1,4

1,5

1,4

1

7,3

6,2

5,0

4,7

4,9

5,3

Trung Quốc

10,3

9,3


7,7

7,7

7,5

7,3

Ấn độ

10,1

6,3

4,7

4,4

5,4

6,4

-

4,5

6,2

5


4,8

5,2

Khu vực Đông Âu

-0,9

2,4

0,7

2,7

KV Mỹ La tinh Caribe

2,7

2,6

1,3

2,4

Nhật Bản
Các nền kinh tế đang phát
triển và mới nổi

ASEAN


Nguồn: World Economic Outlook, IMF (Triển vọng kinh tế Thế giới, IMF).

Năm 2016, kinh tế thế giới vẫn nằm trong “quỹ đạo tăng trưởng thấp kéo
dài” do tiếp tục phải chịu nhiều áp lực từ biến động về giá dầu, sự sụt giảm thương
mại và đầu tư toàn cầu cũng như những vấn đề căng thẳng ở các khu vực, vấn đề
di cư, khủng bố, sự kiện Brexit và cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Tăng trưởng kinh
tế thế giới năm 2016 đạt mức 3,2%, thấp hơn 0,4% so với năm 2014. Năm 2017,
kinh tế thế giới hồi phục mạnh mẽ nhờ tiêu dùng cá nhân tăng, sự cải thiện của thị
trường lao động, giá dầu thế giới hồi phục mạnh… Sau một thập niên trì trệ trong
cuộc khủng hoảng tài chính, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
trên toàn cầu năm 2017 đã bắt đầu có đà phục hồi, kinh tế thế giới dần khởi sắc trở
lại và đạt mức tăng trưởng 3,6%, cao hơn nhiều so với năm 2016.


10

Cùng với xu hướng suy giảm về tốc độ tăng trưởng GDP, trong giai đoạn
2007 - 2017, thương mại toàn cầu cũng đã đánh mất đà tăng trưởng, thường xuyên
ở mức dưới 5%, thấp hơn rất nhiều so với mức tăng trưởng trung bình đạt 15% giai
đoạn 2005 – 2007. Bên cạnh đó, trong những năm 2007 – 2017, dịng vốn đầu tư
toàn cầu tiếp tục đi xuống, giảm liên tục từ mức đỉnh điểm 11,8 nghìn tỷ USD vào
năm 2007, tương đương xấp xỉ 20% GDP toàn cầu, xuống cịn chưa đến 2 nghìn tỷ
USD vào năm 2009, sau đó bắt đầu phục hồi trở lại đạt mức 6,1 nghìn tỷ USD
trong năm 2010 nhưng lại tiếp tục giảm xuống cịn 5,3 nghìn tỷ USD năm 2011,
4,6 nghìn tỷ USD năm 2012.
Trong giai đoạn 2007 - 2017, thế giới cũng chứng kiến sự thâm hụt ngân
sách tại các nước đang phát triển ngày càng trầm trọng. Năm 2011, tỷ lệ nợ cơng
bình qn của các nước đang phát triển đã lớn hơn 100%/GDP, trong đó đặc biệt là
các nước tại khu vực châu Âu. Các nước lớn khác như Mỹ, Nhật Bản cũng lâm vào
tình trạng tương tự. Năm 2011, tổng số nợ cơng của Chính phủ Nhật đã gấp đôi

GDP, đến năm 2012, số nợ công của Nhật Bản tiếp tục tăng khi Chính phủ tiếp tục
chi các khoản đầu tư lớn để tái thiết những khu vực bị tàn phá bởi thảm họa động
đất, sóng thần hồi tháng 3 năm 2011.
Những diễn biến chủ đạo của kinh tế thế giới giai đoạn 2007 – 2017 đã chi
phối và ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế của các nước và vùng lãnh thổ. Theo đó,
Hồng Kơng - một nền kinh tế có sự phát triển mạnh mẽ về thị trường tài chính tiền
tệ, trong đó đáng chú ý là diễn biến của các thị trường ngoại hối, thị trường vàng
và thị trường chứng khoán cũng chịu những tác động khơng nhỏ.
1.1.2. Tình hình chính trị
Nét nổi bật của tình hình chính trị, an ninh thế giới từ đầu thế kỷ XXI là mặc
dù hịa bình trở thành xu thế chủ đạo, khả năng xảy ra chiến tranh thế giới bị đẩy
lùi nhưng các cuộc xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ, xung đột sắc tộc, tôn
giáo, các hoạt động can thiệp, lật đổ, sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố quốc tế
… vẫn diễn ra ở nhiều nơi. Các cuộc chiến tranh Iraq, chiến tranh Apganistan của
Mỹ, hay những cuộc xung đột giữa người Hồi giáo và phương Tây, vấn đề hạt


11

nhân trên bán đảo Triều Tiên, nội chiến Syria, các nước Arap,… vẫn diễn biến
phức tạp và làm cho thế giới luôn ở vào trạng thái căng thẳng. Bên cạnh đó, những
cuộc xung đột, tranh giành ảnh hưởng giữa các nước lớn ở các khu vực Trung
Đông, Trung Á, cuộc khủng hoảng ở Ukraina... là những tâm điểm thể hiện sự diễn
biến phức tạp của tình hình chính trị thế giới trong gần 2 thập niên đầu thế kỷ XXI.
Những điểm nóng trên có thể là “ngịi nổ” dẫn đến sự xung đột, tranh chấp khu
vực cũng như trên phạm vi toàn cầu.
Trong bối cảnh thế giới chưa thật sự bình yên, những hậu quả của thời kỳ
Chiến tranh Lạnh và những xung đột cuối thế kỷ XX chưa được giải quyết hồn
tồn thì từ đầu thế kỷ XXI, nhân loại lại đứng trước những thách thức nhiều mặt
cần phải giải quyết như: sự lan rộng của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan với sự xuất

hiện của nhà nước Hồi giáo tự xưng IS, vấn đề nhập cư ở châu Âu và sự trỗi dậy
của tư tưởng dân tộc chủ nghĩa, vấn đề an ninh năng lượng và hàng hải, vấn đề
tranh chấp chủ quyền trên biển, đảo ở các khu vực, nhất là ở Biển Đơng… Những
vấn đề đó đã và đang tác động mạnh mẽ đến đời sống chính trị ở các nước, các khu
vực. Trong bối cảnh đó, Hồng Kơng là một vùng lãnh thổ theo chế độ dân chủ lại
đang trong quá trình thực hiện “một nước, hai chế độ” nên cũng chịu tác động từ
trào lưu dân chủ. Điều này được thể hiện rõ trong các sự kiện chính trị diễn ra ở
Hồng Kơng trong thời gian qua.
Trong bối cảnh chung của thế giới, khu vực Đơng Bắc Á - nơi hội tụ các lợi
ích cùng những mâu thuẫn về kinh tế, chính trị và an ninh của các nước lớn, như:
Trung Quốc, Mỹ, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc... Trong đó, đặc điểm chính trị nổi bật
nhất chính là sự cùng tồn tại và vận hành của các thể chế chính trị khác nhau, bao
gồm: nhóm các nước xã hội chủ nghĩa (Trung Quốc, Triều Tiên) và các nhóm
nước tư bản chủ nghĩa (Nhật Bản, Hàn Quốc...). Sự tồn tại và phát triển đồng thời
của các thể chế chính trị - xã hội khác nhau đã tạo nên tính phức tạp, đa dạng của
sự phát triển ở khu vực này. Bên cạnh đó, với sự vươn lên và bằng những chính
sách quyết liệt của Trung Quốc, những tranh chấp, bất đồng giữa các nước trong
khu vực, trong đó nổi cộm nhất là vấn đề tranh chấp chủ quyền biển, đảo đã tạo
nên những căng thẳng về chính trị trong khu vực trong những năm qua. Những


12

căng thẳng trong quan hệ giữa Trung Quốc với Nhật Bản, giữa Nhật Bản với Hàn
Quốc… đã và đang đặt ra những thách thức về hợp tác chính trị, an ninh của toàn
khu vực. Sự đa dạng và phức tạp của tình hình chính trị, an ninh khu vực Đơng
Bắc Á đã tạo ra những khó khăn và thách thức không nhỏ cho sự ổn định của mỗi
quốc gia, vùng lãnh thổ và chi phối, tác động sâu sắc đến môi trường phát triển
kinh tế - xã hội của Hồng Kơng. Trong bối cảnh đầy phức tạp đó, Hồng Kơng một vùng lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc nhưng lại có mơ hình phát
triển theo con đường tư bản chủ nghĩa đang đứng trước sự tác động mạnh mẽ của

trào lưu dân chủ hóa đời sống xã hội ở khu vực và thế giới. Điều đó đặt ra những
thách thức nhất định trong việc theo đuổi mô hình “một nước, hai chế độ” mà
Hồng Kơng đang thực hiện. Những thách thức nói trên đã thể hiện trong các cuộc
bầu cử và trưng cầu dân ý ở Hồng Kông, đồng thời là nguyên nhân dẫn đến những
bất ổn về chính trị ở vùng lãnh thổ này trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, bên cạnh những thách thức đặt ra, tình hình chính trị và an ninh
ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung, Đơng Bắc Á nói riêng trong hai
thập niên đầu thế kỷ XXI vẫn tương đối ổn định. Các mâu thuẫn trong quan hệ
giữa các nước, vùng lãnh thổ trong khu vực vẫn nằm trong tình trạng đang được
kiểm sốt. Đây là những khu vực không xảy ra các cuộc xung đột, chiến tranh quy
mơ lớn. Xu thế chính của khu vực vẫn là hịa bình, ổn định và hợp tác, nhất là
khơng phát sinh sự can thiệp từ bên ngồi vào chính trị và an ninh của các nước,
vùng lãnh thổ trong khu vực. Điều đó đã tạo mơi trường ổn định, thúc đẩy hợp tác
và liên kết giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ trong khu vực. Đó là điều kiện thuận
lợi để Hồng Kơng tạo lập được mơi trường hịa bình và phát triển, tiếp tục khẳng
định vai trị của một nền kinh tế hàng đầu khu vực, là điều kiện để thu hút đầu tư,
tăng cường sự phát triển kinh tế và giữ vững ổn định chính trị, xã hội.
1.2. Sự phát triển kinh tế, chính trị - xã hội Hồng Kơng trước năm 2007
1.2.1. Vị trí địa - kinh tế, địa - văn hóa của Hồng Kơng
Đặc khu hành chính Hồng Kơng (HKSAR) là một phần lãnh thổ nằm về
phía Đơng Nam của lục địa Trung Quốc, phía bắc tiếp giáp với tỉnh Quảng Đông,


13

phía Đơng, Tây và Nam giáp với Biển Đơng. Lãnh thổ Hồng Kơng có diện tích
1104 km2 bao gồm các đảo chính là: đảo Hồng Kơng (81 km2), bán đảo Cửu Long
(47 km2), Tân Giới (748 km2) cùng với đảo Lantau (Lạn Đầu) và 262 hòn đảo lớn
nhỏ khác (228 km2). Phần lớn diện tích của Hồng Kơng là đồi núi, đồng bằng có
diện tích nhỏ và thường là đất nhiễm mặn nên Hồng Kông phải nhập khẩu hơn

80% lương thực, thực phẩm. Mặc dù nhiều đồi núi nhưng lại nghèo khống sản,
chỉ có một ít quặng sắt, chì và thiếc.
Tên gọi "Hồng Kông" xuất phát từ "Hương Cảng", tiếng Quảng Đơng đọc là
Hướng Coỏng, có nghĩa là "cảng thơm", lấy từ khu vực ngày nay là Aberdeen nằm
trên đảo Hồng Kông, nơi các sản phẩm từ gỗ hương và hương liệu một thời được
buôn bán tại đây [34; tr.14]. Hồng Kơng có bờ biển dài và khơng thẳng, tạo nên
nhiều vịnh, sông và bãi biển. Vùng nước chia tách đảo Hồng Kông và bán đảo Cửu
Long là bến cảng Victoria, một trong những hải cảng tự nhiên sâu nhất thế giới.
Hồng Kơng cách Ma Cao 60 km về phía Đông và giáp với thành phố đặc
khu Thâm Quyến thuộc tỉnh Quảng Đơng về phía Bắc. Với vị trí địa lý hết sức
thuận lợi cho sự giao lưu với thế giới bên ngồi, là đầu mối giao thơng quan trọng
giữa Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. Vị trí ưu việt của Hồng Kơng chính là
chỗ nó nằm trong múi giờ rất có lợi cho các hoạt động thị trường tiền tệ lớn ở khu
vực Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, Hồng Kông nằm trong cùng múi giờ với
các thị trường tiền tệ lớn của thế giới là New York - Hồng Kông – Luân Đôn luôn
ở trong quỹ đạo làm việc liên tục, nên Hồng Kông trở thành một trong những trung
tâm hoạt động sôi nổi của thị trường tiền tệ lớn của khu vực và thế giới. Điều đó đã
tạo điều kiện cho Hồng Kơng phát triển mạnh các ngành thông tin liên lạc, giao
thông vận tải, thiết lập các cơ sở hạ tầng hiện đại phục vụ đắc lực cho mậu dịch đối
ngoại, chứng khoán và các hoạt động kinh tế khác.
Về văn hóa, Hồng Kơng thường được mô tả là “nơi phương Đông gặp
phương Tây”. Trong hạ tầng kinh tế hay trong các hoạt động giáo dục và văn hóa,
người ta có thể thấy rõ các nét văn hóa truyền thống Trung Hoa thơng qua những
tiệm bán thảo dược, hay văn hóa Phật giáo qua các đồ dùng, hoặc tại các góc phố,
người ta có thể tìm thấy các rạp hát đang chiếu các bộ phim ăn khách


14

của Hollywood, một quán rượu theo phong cách Anh, một nhà thờ Công giáo hoặc

một quán thức ăn nhanh McDonald's. Ngơn ngữ chính thức được sử dụng ở Hồng
Kơng là tiếng Hoa (gồm tiếng Quảng Đông và tiếng Quan Thoại –ngơn ngữ chính
thống của Trung Quốc) và tiếng Anh. Ẩm thực của Hồng Kông cũng khá phong
phú đa dạng gồm ẩm thực của các vùng miền Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật
Bản, châu Âu, Mĩ, Hàn Quốc và các nước khác. Các món ăn địa phương phục vụ ở
các phịng trà và quầy bán đồ ăn cũng phổ biến.
Cùng với các ngành sản xuất khác, ngành giải trí, đặc biệt là thể loại phim
võ thuật đóng vai trị quan trọng trong các dịch vụ thương mại của Hồng Kơng.
Bên cạnh đó, Chính quyền Hồng Kơng cũng đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ văn
hóa thơng qua hoạt động của các cơ quan văn hóa như: Bảo tàng Di sản Hồng
Kơng, Bảo tàng Nghệ thuật Hồng Kông, Học viện Nghệ thuật biểu diễn Hồng
Kông và Giàn nhạc giao hưởng Hồng Kông… nhằm thu hút khách du lịch.
Như vậy, với vị trí địa lý thuận lợi, Hồng Kông không những trở thành trung
tâm về kinh tế, mà còn là nơi giao thoa, tiếp thu các giá trị văn hóa khu vực và thế
giới. Đó chính là nền tảng quan trọng cho q trình phát triển kinh tế, xã hội của
Hồng Kông trong lịch sử, hiện tại và tương lai.
1.2.2. Sự phát triển kinh tế
Kinh tế Hồng Kông là một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa được xây dựng trên
nền kinh tế thị trường tự do. Đây cũng là một trong những nền kinh tế có mức
thu thuế thấp và ít chịu sự can thiệp của chính phủ.
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Hồng Kơng đã tiến hành q trình cơng
nghiệp hóa, trong đó ngành cơng nghiệp chế tạo đóng vai trò là ngành quan trọng
nhất của nền kinh tế. Đến những năm 70 của thế kỷ XX, Hồng Công đã chuyển
mạnh nền kinh tế hướng về xuất khẩu và đạt được tốc độ tăng trưởng bình
quân hàng năm là 8,9%. Tiếp đó, trong những năm 80 của thế kỷ XX, Hồng Kông
một lần nữa chuyển dịch nhanh sang một nền kinh tế dịch vụ với tốc độ tăng
trưởng bình quân đạt 7,7% mỗi năm. Trong thời kỳ này, phần lớn các hoạt
động sản xuất của Hồng Kông được chuyển qua Trung Hoa đại lục. Công



15

nghiệp lúc này chỉ chiếm 9% trong tỷ trọng nền kinh tế. Với những kết quả đạt
được, từ thập niên 90 của thế kỷ XX, kinh tế Hồng Kông đã lớn mạnh, trở thành
một trung tâm tài chính của thế giới. Tuy nhiên, trong thời gian này tốc độ tăng
trưởng của Hồng Kông đã chậm lại. Từ cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, kinh tế
Hồng Kông bước vào giai đoạn suy giảm. Năm 1998, do hậu quả của cuộc khủng
hoảng tài chính châu Á, kinh tế Hồng Kơng chỉ đạt mức tăng trưởng 5,3%.
Bước sang thế kỷ XXI, kinh tế Hồng Kông dần được phục và đạt mức tăng
trưởng 10% vào năm 2000. Tuy nhiên, năm 2003, kinh tế Hồng Kông đã bị ảnh
hưởng nghiêm trọng của dịch SARS (dịch cúm hô hấp cấp), làm cho tốc độ tăng
trưởng chỉ còn 2,3%. Năm 2004, do nhu cầu nội địa và bên ngồi tăng cao, đồng
thời chi phí sản xuất giảm khiến cho năng năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Hồng
Kông tăng, tạo đà cho kinh tế phát triển. Theo đó, giai đoạn lạm phát kéo dài 68
tháng đã chấm dứt vào giữa năm 2004 với chỉ số lạm phát theo giá hàng tiêu dùng
xoay quanh mức zero [4]. Tiếp đó, kinh tế Hồng Kơng duy trì mức tăng trưởng khá
cao trong các năm 2005 - 2007.
Bảng 1.2. Kinh tế Hồng Công giai đoạn 1997 - 2007
(Đơn vị tính: %)
Năm
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006

2007

Mức tăng GDP
thực
5,1
5,3
4,0
10,0
0,6
1,8
3,2
8,6
7,5
6,9
6,8

Chỉ số giá tiêu
dùng CPI
5,8
2,8
- 4,0
- 3,8
- 1,6
- 3,0
- 2,6
- 0,4
1,0
2,0
1,8


Mức thất nghiệp
2,2
4,7
6,2
4,9
5,1
7,3
7,9
7,9
5,6
4,8
5,2

Nguồn:CRS report for congress Hong Kong: ten years after the handover, June 29, 2007, p.20.
(Báo cáo CRS cho Đại hội Hồng Kông: mười năm sau khi bàn giao, ngày 29 tháng 6 năm 2007, p20)


16

Do Hồng Kơng có ít đất bằng phẳng và ít tài nguyên thiên nhiên, nên hầu hết
nguyên liệu và thực phẩm phục vụ cho sản xuất và đời sống phải nhập khẩu từ bên
ngồi. Trong khi đó, phần lớn xuất khẩu của Hồng Kông là tái xuất khẩu, là những
sản phẩm sản xuất bên ngoài lãnh thổ, nhất là ở Trung Hoa đại lục và được phân
phối thông qua Hồng Kơng. Vì vậy, từ đầu thế kỷ XXI, chính quyền Hồng Kông
đã hướng nền kinh tế phát triển mạnh về du lịch và dịch vụ. Từ năm 2003, Hồng
Kông đã đưa ra chương trình Du lịch cá nhân, theo đó cho phép những du khách từ
một số thành phố Trung Quốc đại lục thăm Hồng Kông mà không cần đi theo
đồn. Kết quả là ngành du lịch Hồng Kơng đã thu lợi từ sự gia tăng du khách
Trung Quốc đại lục, đặc biệt là sự mở cửa của Khu giải trí Hong Kong
Disneyland năm 2005.

Cùng với nền kinh tế hướng mạnh vào xuất khẩu, tăng tỷ trọng của các
ngành dịch vụ, chính quyền Hồng Kơng thực hiện mức thuế cá nhân và thuế doanh
nghiệp thấp nhằm thu hút các nhà đầu tư và người dân đầu tư vào vùng lãnh thổ
này. Đặc biệt, để giảm lo lắng trước việc thuế thu được quá ít và việc chi tiêu của
chính quyền phụ thuộc quá nặng nề vào nguồn thuế từ các giao dịch bất động sản,
chính quyền đã đưa ra một chính sách về Thuế dịch vụ và hàng hóa. Tuy nhiên,
vào tháng 1/2007, chính quyền đã rút lại đề xuất này vì người dân khơng đồng tình
do họ lo rằng việc đánh thuế sẽ đặt gánh nặng quá mức lên người nghèo, và sẽ ảnh
hưởng tới sự thu hút của Hồng Kông trong lĩnh vực du lịch.
Như vậy, trước năm 2007, ngay cả khi đã trở về với Trung Quốc và thực
hiện chính sách “một nước, hai chế độ” (1997 - 2007), kinh tế Hồng Kông vẫn là
nền kinh tế thị trường tự do, với nhiều chính sách linh hoạt và ít sự can thiệp của
chính quyền. Trên nền tảng phát triển trong những thập niên 60 - 90 của thế kỷ
XX, bước vào những thập niên đầu của thế kỷ XXI, Hồng Kơng vẫn giữa được vị
trí là một trung tâm tài chính, thương mại quan trọng và là nơi tập trung nhiều đại
bản doanh công ty của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Từ năm 2004 đến năm
2007, do sự phục hồi của sản xuất và có những chính sách phù hợp, Hồng Kơng đã
duy trì được mức tăng trưởng kinh tế khá cao và ổn định so với các nền kinh tế
trong khu vực. Sự phát triển của kinh tế Hồng Kông trước năm 2007, nhất là giai


17

đoạn 1997 - 2007 là nhân tố đóng vai trị nền tảng đối với sự phát triển kinh tế, xã
hội của Hồng Kông giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2017.
1.2.3. Tình hình chính trị - xã hội
Năm 1898, theo các điều khoản của Hiệp định về Mở rộng chỉ giới Hồng
Kông, Vương quốc Anh được quyền thuê đảo Lantau(Lạn Đầu) và các vùng đất
lân cận ở phía bắc trong vòng 99 năm, các khu vực này được gọi chung với tên gọi
"Tân Giới" [9;tr.148]. Từ đó, Hồng Kơng trở thành một cảng tự do, có chức năng

như một trung tâm xuất nhập khẩu của Anh. Người Anh đã thiết lập ở Hồng Kơng
một hệ thống chính trị, giáo dục dựa trên mơ hình của họ.
Năm 1996, Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa thành lập Hội đồng Lập pháp
Lâm thời (PLC) để xem xét lại một số luật được Hội đồng Lập pháp Hồng Kông
thông qua bằng phổ thông đầu phiếu từ năm 1995. PLC đã thông qua Sắc lệnh Trật
tự công cộng [6], yêu cầu sự cho phép của cảnh sát khi tổ chức một cuộc biểu tình
có số người tham gia vượt quá 30 người và một số luật về tổ chức chính quyền ở
Hồng Kơng.
Ngày 01/7/1997, Vương quốc Anh chuyển giao chủ quyền Hồng Kông cho
nước Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa, từ đây nền chính trị Hồng Kông được thực
hiện theo nguyên tắc "một nước, hai chế độ". Hồng Kông sẽ được hưởng "một mức
độ tự trị cao, trừ các vấn đề về quốc phòng và ngoại giao" trong 50 năm sau (từ
năm 1997 đến năm 2007). Theo Luật Cơ bản và văn bản Hiến pháp của Hồng
Kơng, chính quyền địa phương nắm giữ chủ quyền lãnh thổ (ngoại trừ lĩnh
vực quốc phòng và ngoại giao). Theo quy định, chỉ có Trưởng Đặc khu, người
đứng đầu lãnh thổ và là người đứng đầu chính quyền là được bầu chọn bởi Ủy ban
bầu cử Trưởng Đặc khu bao gồm 800 thành viên. Tất cả các viên chức khác của
chính quyền, bao gồm các thành viên của các cơ quan hành pháp và lập pháp đều,
hoặc là được Trưởng Đặc khu bổ nhiệm (trực tiếp hay ủy nhiệm) hoặc được cử tri
bầu ra. Quy định này nhằm đảm bảo Hồng Kông được quản lý hầu như độc lập bởi
nước Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa và có thể gìn giữ được hạ tầng cơ sở kinh
tế, pháp luật, văn hóa.


×