Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Tính thơ trong đêm núm sen của trần dần dưới góc nhìn ngôn ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (490.69 KB, 98 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

---------------

VÕ THỊ HỒNG THƯ

TÍNH THƠ TRONG ĐÊM NÚM SEN CỦA
TRẦN DẦN DƯỚI GĨC NHÌN NGƠN NGỮ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN, 8-2018


ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

---------------

VÕ THỊ HỒNG THƯ

TÍNH THƠ TRONG ĐÊM NÚM SEN CỦA
TRẦN DẦN DƯỚI GĨC NHÌN NGƠN NGỮ
Chun ngành: Ngơn ngữ Việt Nam
Mã số: 822.01.02


LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Hoài Nguyên


iii

NGHỆ AN, 8-2018

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập và nghiên cứu, tơi đã hồn thành luận văn Thạc sĩ Ngữ
văn với đề tài: Tính thơ trong Đêm núm sen của Trần Dần dưới góc nhìn ngơn
ngữ.
Để thực hiện được luận văn, ngồi sự nỗ lực của bản thân, tơi còn nhận được
sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cơ, gia đình và bạn bè.
Tơi xin bày tỏ sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Hồi
Ngun – người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tơi trong q trình thực hiện luận
văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, khoa Sau đại học, khoa Ngữ Văn,
các thầy cô giáo Trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
q trình học tập và nghiên cứu.
Tơi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy cơ, gia đình và bạn bè đã động viên,
giúp đỡ tôi thực hiện thành công luận văn này.

Nghệ An, ngày 01 tháng 8 năm 2018
Tác giả luận văn

Võ Thị Hồng Thư



iv


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ……………………………………………………………………….. i
MỤC LỤC …………………………………………………………………………… i
DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT …………………………………….. iii
MỞ ĐẦU………………………………………………………………….................. 1
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu …………………………... ………….. 1
2. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu ………………………………….................... 2
3. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………..................... 2
4. Đóng góp của luận văn …………………………………….................................... 3
5. Kết cấu của luận văn ……………………………………........................................ 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI …………………………………….…... 4
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ……………..…………………….. 4
1.1.1. Những nghiên cứu về tiểu thuyết của Trần Dần ……………..……………….. 4
1.1.2. Những nghiên cứu về ngôn từ nghệ thuật trong tiểu thuyết Trần Dần..………. 5
1.1.3. Những nghiên cứu về tiểu thuyết Đêm núm sen của Trần Dần …………..…… 7
1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI………………………………………...…… 9
1.2.1. Dẫn nhập …………………………………………………………..................... 9
1.2.2. Ngôn ngữ văn xuôi …………………………………………………...……….. 9
1.2.3. Ngôn ngữ tiểu thuyết ……………………………………………….....……… 17
1.2.4. Trần Dần và tác phẩm Đêm núm sen ………………………………................ 25
1.3. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ………………………………………………….…..... 30
CHƯƠNG 2. TÍNH THƠ TRONG ĐÊM NÚM SEN NHÌN TỪ BÌNH DIỆN
NGỮ ÂM ……………………………………………….…………… 32
2.1. NHỊP ĐIỆU TRONG ĐÊM NÚM SEN ……………………………………….. 32
2.2. TIẾT TẤU TRONG ĐÊM NÚM SEN ………………………………................. 37

2.3. VẦN VÀ HIỆP VẦN TRONG ĐÊM NÚM SEN ………………………….…. 40
2.3.1. Hiệp vần trong Đêm núm sen ………………………………………...……… 40
2.3.2. Các loại vần trong Đêm núm sen ………………………………….................. 42
2.4. PHÂN BỐ BẰNG TRẮC TRONG ĐÊM NÚM SEN …………………….....…. 48
2.5. NHẠC ĐIỆU TRONG ĐÊM NÚM SEN .……………………………………... 51
2.6. TIỂU KẾT CHƯƠNG 2…………………………………….………………...... 56


CHƯƠNG 3. TÍNH THƠ TRONG ĐÊM NÚM SEN NHÌN TỪ BÌNH DIỆN CÁC
BIỆN PHÁP TU TỪ NGỮ NGHĨA ……………………………. 58
3.1. SO SÁNH TU TỪ …………………………………………………………… 58
3.1.1. Khái niệm so sánh tu từ ……………………………………………………. 58
3.1.2. So sánh tu từ trong Đêm núm sen ………………………………………….. 58
3.2. ẨN DỤ ……………………………………………………………………… 60
3.2.1. Khái niệm ẩn dụ …………………………………………………………... 60
3.2.2. Ẩn dụ trong Đêm núm sen ………………………………………………… 60
3.3. HỐN DỤ …………………………………………………………….…….. 65
3.3.1. Khái niệm hốn dụ ………………………………………………….…….. 65
3.3.2. Hoán dụ trong Đêm núm sen ………………………………………….…... 65
3.4. NHÂN HỐ ……………………………………………………….……….. 72
3.4.1. Khái niệm nhân hố …………………………………………….…………. 72
3.4.2. Nhân hoá trong Đêm núm sen ………………………………….………….. 72
3.5. PHÚNG DỤ ………………………………………………………….……… 75
3.5.1. Khái niệm phúng dụ ………………………………………………............. 75
3.5.2. Phúng dụ trong Đêm núm sen …………………………………….……….. 75
3.6. TƯỢNG TRƯNG …………………………………………………………… 77
3.6.1. Khái niệm tượng trưng ………………………………………………….…. 77
3.6.2. Tượng trưng trong Đêm núm sen ……………………………………….…. 78
3.7. TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ………………………………………………….…. 82
KẾT LUẬN ………………………………………………………………….…… 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………….……… 86
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN ………………………………………………….…….. 91

DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT


1. Chữ viết tắt:
B: Thanh bằng
T: Thanh trắc
B (c): Bằng cao
B (t): Bằng thấp
T (c): Trắc cao
T (t) : Trắc thấp
2. Ký hiệu
/: Ngừng ngắn
//: Ngừng vừa
///: Ngừng lâu hoặc ngừng hẳn



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
1.1. Lý do chọn đề tài
Trần Dần là một hiện tượng thơ độc đáo. Thơ ông xuất hiện từ lâu, song đối với
giới nghiên cứu, vẫn đang còn nhiều vấn đề để ngỏ. Suốt một thời gian dài, tên tuổi
Trần Dần bị chìm trong im lặng. Cho đến những năm gần đây, cùng với sự nhìn nhận
lại một số vấn đề văn chương học thuật là sự đánh giá lại một số nhà văn, trong đó có
Trần Dần. Thế là, sau một thời gian dài, màn sương huyền thoại bao phủ lên cuộc đời
và tác phẩm của Trần Dần được nhiều nhà nghiên cứu vén lên và từng bước khám phá.
Bắt đầu là những nghiên cứu về thơ Trần Dần. Tuy được sáng tác cách đây mấy chục

năm nhưng thơ Trần Dần vẫn làm người đọc ngỡ ngàng bởi sự mới mẻ, hiện đại; để
rồi, thừa nhận Trần Dần là một trong vài người hăng hái cách tân thơ Việt. Khơng
dừng lại ở thơ, giới nghiên cứu cịn đi sâu khám phá văn xuôi qua các tiểu thuyết
Người người lớp lớp và Những ngã tư và những cột đèn của ông. Văn xuôi Trần Dần
cũng làm mọi người ngạc nhiên bởi những thể nghiệm mới, những cách tân táo bạo,
vượt trội so với thời điểm các tác phẩm ra đời và so với ngay cả hiện tại. Sáng tác của
Trần Dần như một dòng suối mát chảy vào văn học nước nhà đang trong tình trạng
khan nước, nó có sức khơi gợi sự hứng thú ngay cả những nhà nghiên cứu khó tính
nhất.
Cách nay vài tháng, cuốn tiểu thuyết Đêm núm sen của Trần Dần đã chính thức
nhập tịch văn học Việt Nam đương đại sau hơn nửa thế kỷ ngủ yên. Với Đêm núm sen,
lần đầu tiên, Trần Dần thử nghiệm thể loại tiểu thuyết, mở rộng biên độ của công việc
làm tiếng Việt mà ông vẫn luôn tâm niệm và say sưa thực hành. Bởi thế, Đêm núm sen
được đánh giá là bom tấn của văn học Việt Nam trong năm nay (Võ Hồng Thu), là
những con chữ phập phồng, tươi mới (Huỳnh Trọng Khang), một cocktail của trữ tình,
bi tráng và u-mua, của các bề chiều chữ: màu chữ, mùi chữ, vị chữ, nhịp chữ, biến tấu
chữ (Phạm Xuân Nguyên). Nếu tiểu thuyết xuất bản vào năm 1961, đúng thời điểm
bảm thảo hồn thành, thì đó sẽ là một chấn động lớn trong văn học, bởi cho đến giờ
chúng ta nhìn lại, chưa có một tác phẩm nào cùng thời mà mang vóc dáng như Đêm
núm sen (Dương Tường).
Tiểu thuyết Đêm núm sen là câu chuyện tình yêu, là cuộc đi tìm tình yêu; bởi vì
tình u mà lũ kiến hố thân thành người, hoặc có khi, con người sẵn sàng mang kiếp


của kiến. Nhưng điều mê hoặc người đọc là Trần Dần trình diễn bằng một ngơn từ mà
ngữ âm là của thi ca, từ vựng là của thi ca, cảm xúc cũng là của thi ca. Ai có thể tả
những phấp phỏng, thẹn thùng, nhớ nhung, đau khổ, say đắm như Trần Dần? Ai có thể
tả Đêm núm sen phập phồng cảm xúc và sexy như Trần Dần? Với Đêm núm sen, sự
viết của Trần Dần một lần nữa khẳng định rằng tiếng Việt đẹp thế nào và vì sao ông
vẫn là một thành lũy vời vợi... Với cách viết của Trần Dần trong Đêm núm sen, chức

năng thi ca của ngơn ngữ, trong đó có tiếng Việt được sáng tỏ. Chính vì những lẽ trên,
chúng tơi chọn khảo sát Tính thơ trong Đêm núm sen của Trần Dần dưới góc nhìn
ngơn ngữ làm đề tài Luận văn tốt nghiệp.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Từ việc chứng tỏ chất thơ trong ngơn từ Đêm núm sen, luận văn góp phần làm
nổi rõ tính chất xuyên thể loại trong các sáng tác của Trần Dần, khẳng định những
đóng góp của ơng trong việc cách tân ngôn ngữ tiểu thuyết, xác nhận Trần Dần không
thể sống một ngày không sáng tạo.
2. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là cách tổ chức ngôn từ giàu chất thơ trong
tiểu thuyết Đêm núm sen của Trần Dần, Nxb Hội nhà văn, H 2017.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau đây:
- Trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu và xác lập cơ sở lý thuyết của đề tài.
- Khảo sát, phân tích và làm nổi rõ tính thơ từ nhịp điệu (chỗ ngừng), hiệp vần,
bố trí thanh điệu để tạo nên nhạc điệu trong tiểu thuyết Đêm núm sen.
- Khảo sát, phân tích, làm nổi rõ tính thơ từ các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn
dụ, hoán dụ, nhân hoá, phúng dụ, tượng trưng trong tiểu thuyết Đêm núm sen.
3. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau đây:
- Dùng phương pháp thống kê để thu thập và xử lý tư liệu, gồm các yếu tố thuộc
bình diện ngữ âm và các biện pháp tu từ ngữ nghĩa. Dựa trên kết quả thống kê, người
viết phân tích, lí giải ý nghĩa của điều đó nhằm làm sáng tỏ cho một phương diện nào
đó có liên quan. Phương pháp này chủ yếu được sử dụng ở chương 2 và chương 3 của
luận văn.


- Dùng các thủ pháp phân tích, miêu tả, tổng hợp để xác định đặc điểm thơ trong
ngôn từ Đêm núm sen của Trần Dần. Các thủ pháp này chủ yếu được sử dụng ở

chương 2 và chương 3 của luận văn.
- Dùng phương pháp so sánh đối chiếu để nhận diện ngơn ngữ văn xi (trong
đó có ngơn ngữ tiểu thuyết) và ngơn ngữ thơ, qua đó chỉ ra tính chất xuyên thể loại
trong sáng tác của Trần Dần.
4. Đóng góp của luận văn
Các kết quả của đề tài góp phần làm sáng tỏ những sáng tạo, cách tân không
ngừng của Trần Dần đối với ngôn ngữ tiểu thuyết Việt Nam đương đại, xác nhận tính
chất xuyên thể loại trong các sáng tác của Trần Dần, xác lập những cơ sở để khẳng
định Trần Dần là một tài năng lớn trong văn học Việt Nam thế kỷ XX; khẳng định
những đổi mới, cách tân ngôn ngữ nghệ thuật của ông cách nay hơn nửa thế kỷ vẫn
còn nguyên giá trị.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung luận văn được trình
bày thành 3 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài
Chương 2. Tính thơ trong Đêm núm sen nhìn từ bình diện ngữ âm
Chương 3. Tính thơ trong Đêm núm sen nhìn từ bình diện biện pháp tu từ

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU


1.1.1. Những nghiên cứu về tiểu thuyết của Trần Dần
Từ lúc mới ra đời, các tiểu thuyết Người người lớp lớp (1954), Những ngã tư
và những cột đèn (1964) đã được độc giả và các nhà nghiên cứu đón nhận. Nhận
định chung về nghệ thuật của hai tác phẩm này, đã có rất nhiều ý kiến. Trong Im
lặng trong cơ đơn để viết tương lai, Công Tú nhận ra rằng: Những cách tân theo lối
phương Tây thường được dùng như lời khen tặng với các nhà văn ham tìm tịi của
Việt Nam thời đang sống, Trần Dần đều đã “thể nghiệm” cả [66]. Quả thật, khi đọc

Những ngã tư và những cột đèn của Trần Dần, ta ngạc nhiên bởi sự hiện đại của nó
trên nhiều phương diện trần thuật. Trần Dần từ những năm 1966 đã làm được những
điều mà các nhà văn Việt Nam hôm nay mới chạm tới. Hoài Nam rất đề cao Trần
Dần khi viết: Bằng sáng tác của mình, ơng gây hấn, ơng tấn cơng và đập phá không
thương tiếc những đường biên nghệ thuật đã rất sâu gốc bền rễ [34]. Cách nói ơng
gây hấn của Hoài Nam rất phù hợp với sự quyết liệt trong sáng tạo của Trần Dần.
Còn Phạm Xuân Nguyên khẳng định nội dung và nghệ thuật trong tiểu thuyết Trần
Dần được thể hiện bằng bút pháp siêu việt, kỹ thuật siêu việt và tư tưởng nhân văn
sâu sắc. Phạm Xuân Nguyên lý giải điều đó là do chỉ khi nhà văn dám sống chết với
với từng con chữ thì mới mong tìm được cái mới [40].
Nguyễn Vĩnh Nguyên cũng nhận xét về nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết
Trần Dần: Những thủ pháp như liên văn bản, phân mảnh tự sự giễu nhại… của
phương pháp hậu hiện đại đã được Trần Dần sử dụng nhuần nhuyễn từ sớm với một
ý thức cao [37]. Như vậy, Nguyễn Vĩnh Nguyên không chỉ dừng lại ở việc xem tiểu
thuyết của Trần Dần có tính hiện đại mà cịn thấy thấp thống trong đó bóng dáng
của cảm quan và bút pháp hậu hiện đại. Cũng bàn đến vấn đề trần thuật trong Những
ngã tư và những cột đèn, Lại Nguyên Ân khẳng định, Trần Dần đã dùng kỹ thuật tự
sự đa chủ thể (nhiều nhân vật cùng kể chuyện) - một kỹ thuật rất tiên tiến của văn
chương thế giới cùng thời [4]. Còn Nhã Thuyên trong Trần Dần giữa những cơn
mưa cũng nói về chủ thể trần thuật trong tác phẩm này với ý ông là nhà thơ mọi lúc
khi mà cá tính các nhân vật (dù được xây dựng với lời kể từ ngơi thứ nhất, xưng
“tơi”) dường như bị xóa nhịa, đúng hơn, bị đồng nhất với cái Tơi – Trần Dần [62].
Như thế, Những ngã tư và những cột đèn đích thị là một bài thơ - trường thiên. Và
nhân vật thực sự của cuốn tiểu thuyết–thơ này là một Tôi đa nhân cách [62]. Phạm
Thị Phương, trong bài viết Cuộc vượt biên hệ hình nghệ thuật hiện thực XHCN của


Trần Dần trong tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn đưa ra ba nguyên tắc xây
dựng điểm nhìn của tiểu thuyết hiện thực XHCN để rồi khẳng định Trần Dần đã phá
vỡ cả ba nguyên tắc đó. Bài viết đã chỉ ra điểm nhìn trùng phức với những người kể

chuyện đa thức, đó là một mơ hình trần thuật hiện đại, đem đến tính dân chủ, bình
đẳng cho các nhân vật, gia tăng tính đối thoại […] khiến tiểu thuyết gắn với một
văn bản đa thanh [45]. Nguyễn Thành Thi trong bài viết Tiếng nói của cái tơi bị
chấn thương và tính khả dụng của yếu tố nhật ký, trinh thám trong tiểu thuyết đã
phân biệt chức năng của một chủ thể kể chuyện xưng tôi khác, là người khơng có
chức năng thay thế mà giữ vai trị bổ sung tư liệu, sao chép hay sắp xếp lại bản
thảo, hoặc bình luận thuyết minh thêm [56]. Cịn Đồn Cầm Thi trong bài viết
Những ngã tư và những cột đèn: đi tìm thời đang mất lại băn khoăn về mối liên hệ
giữa nhân vật nhà văn trong tác phẩm và Trần Dần. Liệu có phải chính Trần Dần đã
hóa thân thành nhà văn trong tác phẩm hay không? [55]. Bàn về kết cấu trần thuật,
Nguyễn Chí Hoan, trong bài viết Đọc Những ngã tư và những cột đèn, chỉ ra một
mạng không gian nhiều chiều hiển hiện, tạo ra một không gian phức hợp thực sự, và
một tiểu thuyết không cốt truyện với một cái kết mở thênh thang [21]. Trong bài
Trần Dần và Dostoevsky, Cao Việt Dũng chỉ ra sự dịch chuyển không gian vô cùng
nhỏ nhỏ bé và nhận xét: Nhân vật của Trần Dần mắc kẹt trong thời gian, nhiều khi
khơng thực sự cịn có ý thức về thời gian, có những lúc với họ thời gian khơng trơi
nữa, mà đứng n bất động [10]. Ngồi ra, các ý kiến của Đoàn Cầm Thi, Vũ Văn
Kha, Phạm Thị Phương, Nhã Thuyên,… cũng đều có những nhận xét về yếu tố thời
gian, về tính bất khả tóm tắt tiểu thuyết của Trần Dần.
1.1.2. Những nghiên cứu về ngôn từ nghệ thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần
Trong bài viết Một cuộc thử nghiệm ngơn ngữ, Hồi Nam nhận định: Nếu xét
về cốt truyện, cách xây dựng nhân vật hay nghệ thuật trần thuật, đọc Những ngã tư
và những cột đèn ở thời điểm này không khiến ta thấy lạ. Nhưng nếu xét về nghệ
thuật ngôn ngữ, đoan quyết là, đến tận bây giờ cũng ít ai làm giống như Trần Dần
[34]. Đây là bài viết có tính chất xác định những cách tân cũng như đóng góp to lớn
về ngôn ngữ của Trần Dần cho sự đổi mới về nghệ thuật tiểu thuyết của nước nhà.
Hoài Nam cũng đưa ra ví dụ để chứng minh cho nhận định của mình bằng một sự lạ
trong ngơn ngữ của Trần Dần. Đó là những dấu phẩy thừa. Hồi Nam cũng nhận xét
không chỉ xuất hiện sự lặp lại của những dấu phẩy thừa mà còn điệp các từ, cụm từ,



cấu trúc câu,…; chính điều này đã tạo nên nhịp điệu đặc biệt cho tác phẩm của Trần
Dần. Nhã Thuyên cũng đánh giá không thấp cốt truyện, nhân vật, tâm lý,… trong
quyển tiểu thuyết này nhưng vẫn nghĩ rằng người đọc nên tạm gạt hết để thưởng
thức sự phong phú và độc đáo của ngơn từ, cả lối trình bày chữ riêng biệt, như
trong các bài thơ của ông [62]. Những đánh giá này cũng đã nhấn mạnh đến khía
cạnh quan trọng trong tác phẩm của Trần Dần cả về thơ và tiểu thuyết: sự đổi mới
ngôn từ nghệ thuật. Và chất thơ, những đặc điểm của thơ dường như thấm đẫm trong
văn xi Trần Dần. Nhà phê bình Lại Nguyên Ân đã đưa ngôn từ trong tiểu thuyết
này của Trần Dần lên một tầm cao khi ông đánh giá nhà văn sử dụng ngôn ngữ điêu
luyện đến độ tôi chỉ có thể thán phục một cách sung sướng vì được thưởng thức kỹ
thuật của một bậc thầy [4]. Còn Dương Tường hào hứng chia sẻ: Đọc Trần Dần,
người ta thấy khoái cảm chữ, tiếng. Cuốn tiểu thuyết như bữa tiệc ngơn ngữ. Có
nhiều trang, chương như thơ [71]. Nguyễn Chí Hoan lại cho rằng Trần Dần có lối
văn bạch thoại, các dấu ngắt câu tạo nhịp điệu như thơ, là một bậc thầy ngôn ngữ
vượt trội [21]. Nhà nguyên cứu Phạm Xuân Nguyên nhận xét: Trần Dần rất kỹ chữ
[…] Trần Dần tạo khoái cảm bằng chữ và tiếng, chữ của ơng khơng nằm trên mặt
phẳng, khơng dẹt, nó cựa quậy giàu sức gợi. Đọc ông, là được hưởng bữa tiệc ngôn
ngữ [40]. Vi Thùy Linh cũng tán đồng ý kiến này với Phạm Xuân Nguyên mà cho
rằng, từ sự trăn trở sáng tạo, Trần Dần mà ưu tư về nghề viết Chỉ khi nhà văn dám
sống chết với từng con chữ thì mới mong tìm tịi được cái mới [32].
Về giọng điệu trần thuật, Phạm Ngọc Hiền đưa ra nhận xét giọng văn của Trần
Dần trong Người người lớp lớp là có khí thế sơi sục, mạnh mẽ, tạo ra một dòng sử
thi cường tráng, tạo âm hưởng dài hơi và điệp khúc hùng tráng của người người lớp
lớp [19]. Nguyễn Chí Hoan cho rằng truyện kể nhiều giọng điệu với phức hợp các
“hình thức của diễn đạt” - nhật ký, tâm lý, trinh thám…, [21]. Từ đó, ta có thể thấy
chính sự đa dạng của hình thức diễn đạt đã làm nên sự phức hợp giọng điệu của tác
phẩm này. Hoài Nam cũng nhận xét rằng Trần Dần đã tạo ra Một nhịp điệu không
bằng phẳng, không cân đối. Nó trúc trắc, gập ghềnh, xơ lệch, đầy sự bất ngờ và đầy
nỗi bất an [34]. Còn Nguyễn Minh Thu, khi bàn về giọng điệu trần thuật trong tiểu

thuyết của Trần Dần lại cho rằng, trong Người người lớp lớp có giọng điệu anh hùng
ca và giọng điệu hóm hỉnh, tinh nghịch; cịn trong Những ngã tư và những cột đèn
lại có giọng điệu giễu nhại, hài hước [58].


1.1.3. Những nghiên cứu về tiểu thuyết Đêm núm sen của Trần Dần
Tháng 5/2017, tiểu thuyết Đêm núm sen của Trần Dần xuất bản; chỉ trong một
thời gian ngắn đã có nhiều bài viết giới thiệu, đánh giá tác phẩm trên nhiều bình
diện. Là người biên tập cuốn tiểu thuyết, Nguyễn Hoàng Diệu Thuý đề xuất: Nếu
chọn một trong những bom tấn của văn học Việt Nam trong năm nay, thì tơi nhất
định chọn Đêm núm sen của Trần Dần […], bởi giá trị của cuốn sách, bởi vì nó
được viết ra bởi người khổng lồ Trần Dần [61]. Nhận xét về vẻ đẹp ngôn từ, tác giả
nhấn mạnh: Đọc Đêm núm sen của Trần Dần là đọc một cuộc trình diễn ngơn ngữ.
Trần Dần sở hữu một thứ tiếng Việt đẹp, ngon, mạnh mẽ, tràn trề năng lượng. Tiểu
thuyết cho ơng nhiều đất diễn. Có thể bắt gặp rất nhiều câu văn hay [61]. Và tác giả
kết luận: Đúng 20 năm sau ngày ông mất, cuốn tiểu thuyết Đêm núm sen lần đầu
tiên bước ra ánh sáng từ kho di cảo bụi bặm nhưng ẩn chứa đầy tâm sự và tâm
huyết của nhà văn. Sự viết của Trần Dần qua Đêm núm sen, cũng như nhiều tác
phẩm khác, khiến cho người ta nhận ra tiếng Việt đẹp thế nào, và khả năng của nó
vơ tận đến đâu. Ở khía cạnh này, cho đến nay Trần Dần vẫn là một thành lũy vời vợi
khó ai vượt qua [62]. Trong bài Đêm núm sen, cuộc đi tìm tình yêu, Võ Hồng Thu
khẳng định: Đêm núm sen chính là tình u, là cuộc đi tìm tình u được cực tả bởi
ngịi bút Trần Dần đầy rung động, gợi cảm và đẹp đến thắt lịng, nhắc nhở rằng
hình như chúng ta đã qn mất yêu một cách giản dị và say đắm là như thế nào [..].
Đọc Đêm núm sen cũng chính là thưởng thức ngôn từ của Trần Dần, một thứ tiếng
Việt đẹp, độc đáo, mênh mang cảm xúc, mạnh mẽ cuốn hút. Và thực sự hiện đại [59].
Kể chuyện bản thảo Đêm núm sen ố vàng thời gian, thất lạc, rồi được phục hồi, Nho
Quân so sánh: Nếu như cuốn tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn xuất hiện
trước đây của Trần Dần được thán phục bởi lối viết thì Đêm núm sen được ca ngợi
bởi sự sáng tạo trong ngôn từ […] Văn chương của Trần Dần vốn là sự sáng tạo

chữ, nên ngôn từ phong phú, rất mới, rất đẹp [47]. Huỳnh Trọng Khang, trong bài
Đêm núm sen, những con chữ phập phồng, tươi mới đã định vị Trần Dần: Địa vị
phải sống, phải viết, phải ghi lại, phải ký thác đau thương của một dân tộc vào
những con chữ để làm bất tử cho cả một thời [25]. Nhận xét về nghệ thuật ngôn từ
trong Đêm núm sen, tác giả viết: Những con chữ như thực thể sống, phập phồng,
cựa quậy cứ thế nương theo cảm xúc mà sinh sôi trên những trang văn rồi đây sẽ
thành tiền đề cho những cách tân táo bạo hơn, biến thành những ruộng chữ, những


ô chữ, thành thứ thi giới văn chương ở bên ngồi thời gian và khơng gian, giữa
nhân sinh và ảo thế [25]. Với bài viết Những biến tấu ngôn từ của Trần Dần trong
Đêm núm sen, Lê Quang Vinh cho rằng, Trần Dần thoả sức sáng tạo cùng ngôn ngữ
[72]. Còn Mai Anh Tuấn, trong bài viết Đêm núm sen, những cái êm rất xóc lưu ý về
những trường đoạn giàu chất hội họa trong tác phẩm. Tác giả khẳng định: Đêm núm
sen là một khả thể dựng hình từ lời; một đề nghị họa từ văn. Bản thân lời, hay đúng
hơn là ngôn từ văn chương luôn gặp giới hạn trong việc hiển thị hình, sắc của
khơng gian nhưng Trần Dần dường như đang cố gắng tìm kiếm các chỉ dẫn thị giác
trên từng câu văn. Chính ơng cũng thử nghiệm một lối “thơ họa”, thơ “không lời”
để tác phẩm rơi vào thế đa nghĩa, chờ đợi những giải mã tự do và tự thân nhất [67].
Mai Anh Tuấn thừa nhận Tôi không đủ sức để đuổi theo hết ý tưởng của Trần Dần.
Cuốn sách này làm cho ta ngỡ ngàng về tính hiện đại. Đọc nó, cho tơi những cặp tri
nhận khác nhau: chiến đấu - lao động, tình u - sự thù ốn, đau khổ - hèn nhát,
mộng tưởng - tuyệt vọng…[67].
Các tác giả Dương Tường, Phạm Xuân Nguyên cũng có những nhận xét rất
tâm đắc về ngôn từ trong Đêm núm sen của Trần Dần. Theo Dương Tường: Đêm
núm sen của Trần Dần là một cocktail của trữ tình, bi tráng và u-mua của các bề
chiều chữ: mùi chữ, vị chữ, nhịp chữ, biến tấu chữ [www.tuannau.com]. Cịn Phạm
Xn Ngun thì Hồi hộp, thích thú, kinh ngạc… Đêm núm sen tươi mọng, run rẩy,
cựa quậy, phập phồng ngôn ngữ, câu chữ, cảm giác của cả một thế giới kiến, mà
đọc thấy rất hiện thực và lịch sử của con người. Trần Dần luôn gây bất ngờ bởi văn

chương Trần Dần với một văn cách rất khác-lạ-mới mà ơng coi là nhà văn thì phải
có mới thực là có tư cách nhà văn. Viết năm 1961, Đêm núm sen một lần nữa đem
lại một Trần Dần không thể sống một ngày mà không sáng tạo [40].
Sen Nguyễn lại cho rằng: […] ở chính tiểu thuyết này tơi nảy ra cái ý nghĩ về
một Trần Dần, xin cho tôi được cliché, “hậu hiện đại”, khi tuyên ngôn về thơ của
ông, được ông đem sang áp dụng cho văn xuôi, về việc ông để “con chữ tự làm ra
nghĩa”. […] Trần Dần để cho chữ nghĩa văn bản chơi một trò chơi của số nhiều về
nghĩa, của tự phát sinh ra một chuỗi về nghĩa, mà ở đó độc giả mỗi người tìm cho
mình một nghĩa riêng [41].
Tuy mới xuất hiện trong một thời gian ngắn nhưng Đêm núm sen đã được
nhiều nhà nghiên cứu đánh giá từ nhiều bình diện, trong đó, có bình diện ngơn từ.


nhưng tất cả mới chỉ là những đánh giá khái quát, rời rạc. Do đó, cần có những
nghiên cứu có tính hệ thống, tồn diện, cụ thể về ngơn từ tiểu thuyết Đêm núm sen.
Đó là lý do chúng tơi mạnh dạn khảo sát chất thơ trong ngôn từ Đêm núm sen của
Trần Dần.
1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Dẫn nhập
Ngơn ngữ, đó chính là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng
của văn học. Khơng có ngơn ngữ thì khơng có tác phẩm văn học, bởi vì chính ngơn
ngữ chữ khơng phải cái gì khác đã cụ thể hóa và vật chất hóa sự biểu hiện của chủ
đề và tư tưởng, tính cách và cốt truyện. Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên mà nhà văn sử
dụng trong quá trình chuẩn bị và sáng tạo tác phẩm; nó cũng là yếu tố xuất hiện đầu
tiên trong sự tiếp xúc giữa người đọc với tác phẩm; có lẽ vì thế mà M.Gorki đã viết
Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ /Dẫn theo Bùi Công Hùng, [23]/.
Về nguồn gốc tạo thành, ngôn ngữ của tác phẩm văn học là ngôn ngữ của đời
sống, ngơn ngữ của tồn dân nhưng được nâng lên đến trình độ nghệ thuật. Nói cách
khác, đó là ngơn ngữ tồn dân được trau dồi, mài giũa, tinh luyện. Nói như
Maiacơpki: Phải tốn phí ngàn cân quặng chữ/ Mới thu về một chữ mà thôi /Dẫn theo

Bùi Công Hùng [23]/. Trong phạm vi đề tài, xuống dưới, chúng tôi chỉ tập trung
trình bày ngơn ngữ văn xi.
1.2.2. Ngơn ngữ văn xuôi
1.2.2.1. Đặc điểm ngôn ngữ văn xuôi
Văn xuôi là một khái niệm có nội hàm rộng, có nhiều thể loại: văn diễn giảng,
văn lịch sử, văn nghị luận và văn tự sự. Văn xi văn học có tiểu thuyết, truyện
ngắn, ký, tùy bút… Trong giới hạn của luận văn, chúng tơi chỉ bàn đến hai loại hình
cơ bản của văn xuôi là tiểu thuyết và truyện ngắn.
Ngôn ngữ văn xuôi lấy chất liệu từ ngôn ngữ đời sống và gần với ngơn ngữ đời
sống. Nhưng khơng phải bất kì phương diện nào của ngôn ngữ cũng được thể hiện
trong tác phẩm. Bởi ngôn ngữ của cộng đồng - nơi nhà văn tìm chất liệu để sáng tác
có sự khác biệt với ngôn ngữ trong tác phẩm văn học. Huỳnh Như Phương cho rằng,
ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm là một kiểu lời nói nghệ thuật do nhà văn sáng
tạo nên trên cơ sở sản phẩm ngôn ngữ của một xã hội mà ông ta tiếp thu được. Lời
văn nghệ thuật này chính là đối tượng của một sự phân tích văn học [43, tr.31]. Khi


nghiên cứu tác phẩm văn học, chúng ta phải tiến hành trên chính lớp ngơn từ này
chứ khơng phải ngơn ngữ của cuộc sống.
Ngôn ngữ văn xuôi tự sự là ngơn ngữ của cuộc sống đời thường; nó chấp nhận
mọi lớp từ, mọi biến thái, mọi chiều kích, thậm chí, cả sự xô bồ, phồn tạp đến cực độ
để tái hiện bộ mặt cuộc sống, tâm lý con người trong sự sâu rộng, đa chiều vốn có
của nó, gồm ngơn từ bác học, ngơn từ bình dân, ngơn từ chợ búa, ngơn từ địa
phương, tiếng lóng, khẩu ngữ, từ tục,… Theo Lại Nguyên Ân [4], văn xuôi phong
tục của các nhà văn như Tơ Hồi, Kim Lân,… chú ý khắc họa cái diện mạo thực
trong sinh hoạt, nếp sống, nếp nghĩ của con người Việt Nam đương thời với tính cụ
thể địa phương của nó. Bên cạnh khẩu ngữ trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh có
thứ ngơn ngữ vỉa hè ở tác phẩm Phạm Thị Hồi. Lại có lời mộc mạc, dân dã trong
truyện ngắn Sương Nguyệt Minh (đi năm lần bảy lượt, mời mẻ bát gẫy đũa…),
Nguyễn Khải (cười thắt ruột, ăn nói quá quân trộm cướp...)… Có kiểu phát ngôn

trần trụi, không gọt dũa của thứ ngôn ngữ chợ búa ở Người hùng trường làng (Tạ
Nguyên Thọ), Khơng có vua (Nguyễn Huy Thiệp)... Trong một số tác phẩm, những
tiếng lóng, những từ ngữ tục, những câu chửi thề,... được nhà văn sử dụng khá
thường xuyên. Tuy thế, việc vận dụng thích hợp mảng ngơn từ ít có giá trị thẩm mĩ
tự thân này, trong một chừng mực nhất định, có thể nâng cao hiệu quả trần thuật.
Chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn
bộc lộ khá rõ đặc trưng văn hóa vùng miền. Phương ngữ được sử dụng có chủ ý chứ
không chỉ thuần túy do chất giọng bản địa của nhà văn. Người trần thuật không
những tải nội dung truyện kể mà cịn chuyển những giá trị văn hóa nằm sâu dưới lớp
ngơn ngữ. Do đó, có vẻ đẹp bình dị của vùng sơng nước Nam bộ qua bờ kênh, con
rạch, những cù lao xanh,... (Nguyễn Ngọc Tư); có chất Huế dịu ngọt đặc trưng qua
ngôn ngữ trần thuật (Trần Thuỳ Mai), v.v.. Có thể nói, văn xi là mãnh đất màu mỡ
của hỗn loạn diễn ngôn. Chẳng hạn, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có thể được
xem là bảng tổng sắp các loại lời, các kiểu phát ngôn mang các nhãn quan giá trị
khác nhau.
Tiểu thuyết và truyện ngắn là những thể loại văn xi có hư cấu thơng qua nhân
vật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của
cuộc sống con người, biểu hiện tích chất tường thuật kể chuyện bằng ngôn ngữ văn
xuôi theo những chủ đề xác định.


Theo M. Bakhtin [5], trong tiểu thuyết (bao hàm truyện ngắn) có sự đan xen
nhiều lớp ngơn ngữ khác nhau; trước hết là ngôn ngữ kể chuyện (do tác giả sáng tạo
ra). Ngơn ngữ ở đây mang tính khách quan và trung tính. Người kể chuyện được
chứng kiến câu chuyện và có khả năng kể lại tồn bộ câu chuyện theo cách riêng của
mình. Ngơn ngữ này cịn có nhiệm vụ tái hiện và phân tích, lý giải thế giới khách
quan, lý giải lời nói của người khác,... có vai trò then chốt trong phương thức tự sự và
là yếu tố cơ bản thể hiện phong cách nhà văn, truyền đạt cái nhìn, giọng điệu, cá tính
của tác giả.
Ngơn ngữ kể chuyện có thể có một giọng (chỉ nhằm gọi ra sự vật) hoặc có hai

giọng (như lời nhại, mỉa mai, lời nửa trực tiếp,…) thể hiện sự đối thoại với ý thức
khác về cùng một đối tượng miêu tả. Loại thứ hai này cho phép tác giả di chuyển điểm
nhìn trần thuật, tạo nên tính chất đa thanh trong ngôn ngữ kể chuyện, ngôn ngữ tiểu
thuyết.
Ngôn ngữ trần thuật dưới hình thức lời người kể chuyện ngồi đặc điểm như trên
còn mang thêm các sắc thái, quan điểm bổ sung do lập trường, đặc điểm tâm lý, cá tính
của nhân vật - người kể chuyện mang lại. Chẳng hạn, ngôn ngữ của nhân vật tôi
trong Đêm núm sen của Trần Dần hay Nhật kí người điên của Lỗ Tấn.
Ngơn ngữ trần thuật của nhân vật là lời trực tiếp của nhân vật trong tác phẩm, là
thứ ngôn ngữ được miêu tả. Đó cũng là thực chất ngơn ngữ của tác giả, nhưng tác giả
để cho nhân vật tự giãi bày về mình [15].
Ngơn ngữ trần thuật của nhân vật có thể là đối thoại hoặc độc thoại. Ngơn ngữ
đối thoại thường hướng đến người khác và tác động qua lại giữa người với người; còn
độc thoại thường hướng về chính bản thân người nói. Ngơn ngữ trần thuật của nhân
vật có nhiều vai trị khác nhau như góp phần phản ánh hiện thực, giúp nhân vật tự bộc
lộ, là đối tượng miêu tả của tác giả. Thông qua ngôn ngữ trần thuật, nhân vật kể lại
cuộc đời mình, bộc lộ tâm tư, suy nghĩ, chiêm nghiệm về cuộc đời, lẽ sống, giúp người
đọc lĩnh hội được tư tưởng, quan niệm của nhà văn. Cùng với ngôn ngữ trần thuật tác
giả, ngơn ngữ trần thuật của nhân vật góp phần hoàn thiện bức tranh đời sống trong tác
phẩm.
Sự thống nhất của tác phẩm văn xuôi không chỉ chứa đựng bên trong các phong
cách và những thể loại lời nói khác nhau, mà còn, ở cả những giọng điệu và tiếng nói
đa dạng. Vì thế, theo định nghĩa của M.M. Bakhtin, vấn đề trung tâm của lí thuyết văn


xuôi nghệ thuật là vấn đề lời hai giọng, lời đối thoại bên trong ở tất cả các loại hình
và biến thể khác nhau của nó [5, tr.143]. Mặc dù ngơn ngữ kể chuyện chiếm vị trí
quan trọng trong tác phẩm nhưng văn xuôi hiện đại với tinh thần gia tăng tính đối
thoại, đã thực sự thay đổi tương quan khá lớn: vai trò của nhân vật ngang hàng và bình
đẳng với vai trị người kể chuyện. Nói khác đi, tác giả đã tin cậy trao cho nhân vật

quyền phát ngơn với những phát ngơn ấy hàm chứa cái nhìn bình đẳng với chủ thể trần
thuật. Việc đan xen lớp ngôn ngữ kể chuyện (ngôn ngữ người kể chuyện ở ngôi thứ ba
và ngôn ngữ người kể chuyện ở ngôi thứ nhất) với ngơn ngữ nhân vật (trong đó là sự
kết hợp hiệu quả giữa ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại) đã tạo những bước
đột phá mới cho văn xuôi hiện đại và khẳng định sự thành công của một số nhà văn
trong việc xử lý ngôn ngữ.
Ngôn ngữ văn học luôn mang dấu ấn thời đại lịch sử của nó. Hồ chung với bối
cảnh mới, ngơn ngữ văn xi đã có sự cách tân, đổi mới mang tính đột phá, bởi các
nhà văn khơng chịu núp mình dưới lớp vỏ ngơn ngữ cũ kĩ, khn sáo như trước. Theo
quan niệm truyền thống, người sáng tác viết văn là để nói với người đọc một điều gì
đó. Để người đọc hiểu được thì cái được nói ra phải có mạch lạc, cái biểu đạt và cái
được biểu đạt phải hài hoà, thể loại phải rõ ràng (giống như lời nói phải theo chuẩn
mực ngơn ngữ); thế mà, trong văn bản hậu hiện đại, ngôn từ bị thông tục hóa, suồng sã
đến mức thơ tục, cái biểu đạt lại bành trướng đến phì đại, hư cấu vơ chừng mực, diễn
ngôn hỗn loạn, trần thuật bị phân mảnh, xé nhỏ để thành diễn ngôn phi trung tâm, phi
chủ thể, thể loại pha trộn hỗn độn,… Phùng Gia Thế [54] cho rằng, văn xi từ sau
1986 mang trong mình yếu tố cácnavan (nguyên tắc lộn trái, lật ngược). Trong bài Một
nền thi pháp học sụp đổ, Kristeva cho rằng, nền văn chương biểu trưng, văn chương
mơ tả giờ khơng cịn đất tồn tại. Theo bà, sự hình thành tâm lý chủ thể (Coller) chỉ có
thể phản ánh nghệ thuật bằng hai cách, hoặc là nó được biểu hiện trong nghệ thuật
cácnavan, hoặc là nó trở thành đối tượng tự phân tích trong khn khổ của một lối viết
vượt qua được hàng rào mô tả.
Trong khuynh hướng văn xuôi hậu hiện đại, sự thực thì các thể loại ngơn ngữ này
gắn chặt với cảm hứng giải thiêng thế giới, giải thiêng văn học của nhà văn. Ở đây, sự
thơng tục hóa phi thẩm mĩ ngôn từ, sự bành trướng của cái biểu đạt và sự hỗn loạn của
diễn ngôn được xem là những hiện thể tiêu biểu nhất cho tiếng nói đối ứng của văn
chương với những khung khổ cứng nhắc của lí tính, những tơn nghiêm của thiết chế và


sự giáo điều của tư tưởng. Nó là một bằng chứng để khẳng định, ngơn ngữ văn xi

đương đại có xu hướng chấp nhận mọi kiểu ngôn ngữ. Nhận xét về vai trò của thể loại
lời đặc biệt này, M. Bakhtin viết: Trong lời nói suồng sã, nhờ sự dỡ bỏ mọi cấm kị và
quy tắc ngơn từ nên có được sự tiếp cận hiện thực đặc biệt, phi quan phương, rất tự
do. Vì vậy, các thể loại phong cách bỗ bã từng giữ vai trị to lớn và có ý nghĩa tích cực
ở thời đại Phục hưng trong việc phá dỡ bức tranh thế giới chính thống thời trung đại,
và ở những giai đoạn khác, khi thời đại đặt ra nhiệm vụ xóa bỏ các phong cách chính
thống cổ truyền và loại thế giới quan đã xơ cứng, trở thành khn sáo, thì các phong
cách bỗ bã có ý nghĩa to lớn trong văn học. Ngoài ra, sự suồng sã hóa các phong cách
đã mở lối để các tầng vỉa ngơn ngữ vẫn bị cấm kị trước đó thâm nhập vào văn học [5,
tr.183].
1.2.2.2. Phân biệt ngôn ngữ văn xuôi với ngôn ngữ thơ
Trước tiên, xét về vấn đề ngôn ngữ, văn xuôi và thơ là một trong hai phong cách
chính yếu của thực tiễn ngơn ngữ. Hoạt động nói năng của con người, tự nó đã phân
lập thành hai kiểu tổ chức trên cơ sở những chu kỳ lặp lại đều đặn nhất định của nhịp
và vần. Trong thực tiễn ngơn ngữ hằng ngày, người ta nói bằng văn vần ít hơn rất
nhiều so với nói bằng văn xuôi. Thế nhưng, trong nghệ thuật ngôn từ - lấy lời nói làm
chất liệu, thì thơ - loại hình nghệ thuật ngôn từ dựa trên quy tắc tổ chức ngôn ngữ của
văn vần - lại ra đời sớm hơn rất nhiều.
Vào đầu thế kỷ XX, ngành thi pháp học phát triển mạnh mẽ. Cơng việc nghiên
cứu phê bình văn học dưới ánh sáng của thi pháp học đạt được nhiều thành tựu to lớn
với những tên tuổi như R.Jakobson, J.Cohen, Bakhtin,… Họ đã đưa ra những tiêu chí
rõ ràng để phân biệt văn xi với thơ dưới góc độ hình thức ngơn ngữ.
Thứ nhất, thơ là tiếng nói bộc bạch làm việc trên trục dọc (trục lựa chọn, trục
thay thế, tương đồng, quy chiếu, trục của các ẩn dụ), còn văn xi là tiếng nói của đối
thoại làm việc trên trục ngang (trục tuyến tính, trục kết hợp). Thơ trữ tình chỉ có một
lời nói duy nhất thống lĩnh tồn bộ thế giới nghệ thuật: lời độc thoại trực tiếp của nhân
vật trữ tình (hóa thân của chủ thể trong tác phẩm). Ở đó, tính tương đồng của các đơn
vị ngôn ngữ được dùng để xây dựng các thông báo. Cịn văn xi có giọng điệu đa
thanh: giọng tự sự, giọng trữ tình, lời kể, lời tả, lời nửa trực tiếp,… Sự nhấn mạnh vào
trần thuật tạo hình in dấu ấn đậm nét trong đặc trưng giọng điệu của văn xuôi nghệ

thuật. Cả trong câu thơ, lẫn trong văn xuôi, giọng điệu có thể xem là sự biểu đạt nối


kết các quan hệ tiết tấu - cú pháp trong việc hình thành và triển khai văn bản nghệ
thuật. Nhưng giọng điệu của lời nói bao giờ cũng có quan hệ với tình huống ngồi lời
ít nhiều mang tính cụ thể, và so với thơ, chính tương quan ấy sẽ thay đổi sâu sắc trong
hệ thống văn xuôi. Trong thơ, mọi ý nghĩa biểu vật - tạo hình đều phụ thuộc vào giọng
điệu chủ đạo, sự thống nhất của chủ thể tập trung toàn bộ thế giới trong bản thân được
biểu hiện ở sự thống nhất của giọng điệu chủ đạo ấy. Trong văn xuôi, giọng điệu bám
chắc trong lời trở thành một nhân tố của tình huống mơ tả, nhập vào thế giới tạo hình
nghệ thuật, và ở đây, xuất hiện những quan hệ đầy căng thẳng mang tính đặc thù với
tác phẩm văn xuôi giữa giọng mô tả và giọng được mơ tả.
Khơng chỉ có hành động, mà cịn có cả các nhân vật hành động với tình cảm,
quan niệm, giọng nói của chúng, khơng chỉ có cái được kể, mà ở mức độ này khác,
cịn có cả người kể chuyện được nhập vào cái được mô tả; vì thế, nảy sinh nhu cầu tái
tạo bằng ngơn từ trong chỉnh thể nghệ thuật nhiều giọng nói khác nhau và trái ngược
nhau tạo thành một hệ thống nào đó tương đồng với thế giới khách quan trong tồn bộ
tính đa diện, đa giọng điệu chủ quan của nó. Có thể dẫn ra trường hợp A.N. Tolstoi
làm ví dụ điển hình cho tham vọng về tính khách quan theo kiểu như thế:…Thảo
nguyên, ráng chiều, con đường bẩn thỉu. Họ đi - một người sung sướng, một người bất
hạnh, một kẻ say khướt. Có ba kiểu cảm thụ khác nhau về từ vựng, về tiết tấu, về chiều
kích. Nhiệm vụ ở đây là: khách quan hoá động tác. Để mặc cho các đối tượng tự nói
về mình. Xin mời bạn, độc giả, nhìn con đường và ba người, khơng phải bằng đơi mắt
của mình, mà hãy đi theo con đường ấy với cả kẻ say rượu, cả người sung sướng, lẫn
người bất hạnh [A.N. Tolstoi, Toàn tập, tr. 569]
Sự thống nhất của tác phẩm văn xuôi không chỉ chứa đựng bên trong các phong
cách và những thể loại lời nói khác nhau, mà còn ở cả những giọng điệu và tiếng nói
đa dạng. Vì thế, theo định nghĩa của M. Bakhtin, vấn đề trung tâm của lí thuyết văn
xi nghệ thuật là vấn đề lời hai giọng, lời đối thoại bên trong ở tất cả các loại hình
và biến thể khác nhau của nó [5, tr.143].

Câu thơ và văn xi có thể tác động qua lại hữu hiệu trong khuôn khổ của một
chỉnh thể nghệ thuật. Ở những nhà văn bậc thầy, câu văn vẫn có một tiết tấu nào đấy,
dù là trong những hình thức hết sức tự do. Từ văn xuôi Tản Đà vốn rất gần thể phú một thể trung gian giữa ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ văn xuôi - đến ngôn ngữ của Tố
Tâm, cuốn tiểu thuyết hiện đại đầu tiên, ảnh hưởng của phong cách ngôn ngữ thơ vẫn


còn khá đậm. Trong văn học tiếng Việt ngày nay, ở một chừng mực nhất định, chúng ta
cịn có thể thấy ảnh hưởng trở lại của ngôn ngữ văn xuôi đối với ngôn ngữ thơ. Chứng
cứ là thể thơ tự do đang chiếm ưu thế trong sáng tác của các nhà thơ trẻ, hoặc thể thơ
văn xuôi đang được thể nghiệm trong sáng tác của một số nhà thơ, kể cả một vài nhà
thơ lớn tuổi như Chế Lan Viên, Huy Cận,…
Thứ hai, không gian trên trang giấy in thơ có nhiều khoảng trống hơn trang in
văn xi. Điều này cho thấy, thơ nói ít mà chứa đựng nhiều nghĩa, hàm súc. Mỗi từ
trong ngôn ngữ bao giờ cũng là sự khái quát và bao quát một sự vật, hiện tượng cùng
loại. Mỗi từ là một sự trừu tượng. Nhưng vào tác phẩm văn xuôi, nhất là văn xuôi kể
chuyện, mỗi từ sẽ khắc phục được tính chất khái quát và trừu tượng ấy để vẽ ra những
sự vật, hiện tượng thật cụ thể, thật cá thể, cho người đọc cảm thấy, sờ thấy và không
lẫn vào cái khác cùng loại. Vẻ cặn kẻ, xác thực đầy tư liệu ở văn xuôi Nguyễn Tuân,
vẻ rậm rạp đầy cành lá trong văn Nguyên Hồng, vẻ chắt lọc cô gọn ở văn xuôi Kim
Lân, vẻ tỉ mẫn kỹ lưỡng ở văn xuôi Tơ Hồi,…
Ngơn ngữ thơ lại mang nặng tính đặc tuyển. Là thể loại có một dung lượng ngơn
ngữ hạn chế nhất trong các loại tác phẩm văn học, nhưng thơ lại có tham vọng chiếm
lĩnh thế giới. Nói như Ơgiêrốp: Bài thơ là một lượng thông tin lớn nhất trong một diện
tích ngơn ngữ nhỏ nhất /Dẫn theo Bùi Cơng Hùng [23]/. Chính sự hạn định số tiếng
trong câu thơ, bài thơ buộc người nghệ sỹ phải thôi xao, nghĩa là, phải phát huy sự tư
duy ngôn ngữ để lựa chọn từ ngữ cho tác phẩm. Bởi thế, Maiacôpxki gọi lao động
nghệ thuật ngôn từ của nhà thơ là trả chữ với với giá cắt cổ. Để đạt được tính hàm súc
cao nhất, có thể biểu hiện được cái vơ hạn của cuộc sống trong những cái hữu hạn của
các đơn vị ngơn ngữ, thơ ca phải tính đến những kiểu tổ chức đặc biệt mà nhà nghiên
cứu Phan Ngọc gọi là quái đản.

Do quy mô của tác phẩm, thơ ca thường sử dụng từ ngữ rất tiết kiệm. Tính hàm
súc của ngơn ngữ thơ, vì vậy, chứa đựng các thuộc tính khác. Hàm súc cũng có nghĩa
là phải chính xác, giàu hình tượng, có tính truyền cảm và thể hiện cá tính của người
nghệ sỹ.
Định lượng số tiếng trong thơ cũng là tiền đề tạo ra sự xuất hiện với một mật độ
dày đặc các phương tiện nghệ thuật trong thơ so với văn xuôi. Nhiều lúc, trong một bài
thơ, có thể thấy xuất hiện đồng thời các phương tiện tu từ khác nhau như: ẩn dụ, hoán
dụ, nhân hoá, tượng trưng, điệp từ, điệp ngữ. Điều này tạo nên tính đa tầng ý nghĩa bài


thơ, giúp nhà thơ chuyển tải tối đa sự phức tạp, tinh tế của cảm xúc, tâm trạng. Văn
xuôi chỉ là lời nói trực tiếp hiểu theo nghĩa.
Thứ ba, một trong những nét khu biệt cơ bản của ngôn từ nghệ thuật là tiết tấu, vì
thế, phân biệt ngơn ngữ văn xuôi và ngôn ngữ thơ cần phải bắt đầu từ tiết tấu. Trong
câu thơ, luật tiết tấu hoạt động như là nguyên tắc khởi đầu duy nhất trong việc triển
khai lời nói, một nguyên tắc có sẵn ngay từ đầu và trở đi trở lại trong từng biến khúc
tiếp theo (câu thơ luôn luôn quay trở lại): trùng điệp âm vận, trùng điệp ở nhịp, trùng
điệp ở ý thơ, trùng điệp câu thơ hoạc bộ phận câu,… Để tạo sự trùng điệp về âm thanh
cũng như ngữ nghĩa, tạo điểm nhấn, trong thơ có hiện tượng chiếu trục tuyển lựa lên
trục kết hợp, tức là, các yếu tố lên trục hệ hình có thể được xuất hiện trong một thế
tương quan nhất định trên trục cú đoạn tạo ra những hình tượng âm thanh lập lại,
những cấu trúc ngữ pháp mang tính biểu trưng. Thơ là hình thức sáng tác văn học
phản ánh cuộc sống, thể hiện tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm
súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu [17, tr.309]. Định nghĩa này đã khu biệt đặc
trưng cơ bản ngôn ngữ thơ: ngơn ngữ thơ giàu nhạc tính. Tính nhạc là linh hồn của bài
thơ.
Trong văn xuôi, sự thống nhất về mặt tiết tấu là kết cục, là kết quả của việc triển
khai lời nói, cịn các tiền đề và định chế khởi điểm của kết cục ấy thì khơng có sự biểu
hiện rõ rệt bằng lời nói. Ngược lại, trong thơ, sự đa dạng được triển khai từ sự thống
nhất có tuyên bố rõ ràng và được thể hiện trực tiếp. Về phương diện này, những nhận

xét của O. Mandelstam về đặc trưng của văn xi nhìn từ góc độ thơ là hết sức thú vị:
“Với văn xuôi, điều quan trọng là nội dung và vị trí, chứ khơng phải là nội dung hình thức. Hình thức văn xi là sự tổng hợp. Các mảnh từ vựng ngữ nghĩa chạy tản
ra khắp các vị trí. Phân bố hết sức tự do… [O. Mandelstam.- Ghi chép 1931-1932
Những vấn đề văn học, tr.194]. Đúng là, trong văn xuôi, nhịp điệu ở bước vận động
sau không chịu sự quy định của bước vận động trước, mà ở mỗi giai đoạn vận động
như thế, bao giờ nó cũng nó cũng tổ chức lại theo kiểu mới. Kết cục là, người ta chỉ có
thể tìm thấy nguyên tắc tổ chức cấu trúc ẩn sâu đằng sau sự triển khai lời nói thơng
thường. Sự bất ngờ của bước sau từ nền tảng của bước đi trước trở thành nguyên tắc tổ
chức tiết tấu của văn xuôi. Trong thơ, dẫu sự tương đồng của các đơn vị lời nói được
đối sánh chỉ ở mức nhỏ nhất, thì ở đó, ngun tắc san bằng và phân đoạn kép vẫn bộc
lộ rõ nhất: chia tiết tấu thành dòng thơ - câu thơ và chia cú pháp thành câu và ngữ


đoạn. Ngược lại, văn xi có tiết tấu vẫn được xem là một dạng đặc biệt của văn xi
vì phép điệp và song hành cú pháp dẫu có nhiều kiểu thế nào, thì trong đó vẫn khơng
có sự lưỡng phân và sự nhịp nhàng định sẵn của các thành phần tiết tấu. Quy tắc của
văn xuôi nghệ thuật là sự đa dạng của lời nói với những ranh giới rõ rệt cùng các trung
tâm bên trong và sự phân đoạn thống nhất: các đơn vị tiết tấu gốc - các nhịp - cũng
đồng thời là các khối thống nhất cú pháp - ngữ cú. Việc nhận thức về ngôn từ luôn gắn
chặt với sự phân chia ngữ cú trong các câu (câu nói) và các thành phần câu nói (trong
các đơn vị vị ngữ, các câu đơn giản trong tập hợp của cái phức hợp).
Văn xi hồn tồn khơng có cấu trúc vần mà hầu hết thơ ca đều có. Thơ ca bao
giờ cũng có nhịp, vần và độ dài quy định. Ngược lại, văn xuôi chứa trọn bộ
các câu đầy đủ và có ngữ pháp chặt chẽ, tạo ra các đoạn văn và bỏ qua tính mỹ thuật
của thơ ca. Một số tác phẩm văn xuôi cũng chứa các đoạn văn mang tính đối xứng và
có chất thơ, và việc kết hợp một cách có chủ ý giữa văn xi và thơ ca được gọi là văn
xi có vần. Vần điệu được coi là mang tính hệ thống và cơng thức, trong khi, văn
xi được coi là mang tính ngơn ngữ nói hay giao tiếp nhiều hơn. Về mặt này, Samuel
Taylor Coleridge nói đùa rằng những nhà thơ mới vào nghề nên biết những định nghĩa
về văn xuôi và thơ ca. Văn xuôi là các từ được sắp xếp hay nhất. Thơ là các từ hay

nhất được sắp xếp theo cách hay nhất /Dẫn theo Nguyễn Đức Tùng [68]/.
Từ những nghiên cứu và khảo sát, chúng tôi khái lược lại vấn đề về tính thơ để
làm cơ sở lý thuyết của đề tài: thơ trữ tình chỉ có một lời nói duy nhất là lời độc thoại
của nhân vật trữ tình; ngơn ngữ thơ cơ động, hàm súc, chính xác, đa nghĩa và giàu tính
hình tượng; thơ có nhịp điệu và tiết tấu (đặc trưng cơ bản nhất mang tính khu biệt).
Thơng qua các phương tiện về ngữ âm và các biện pháp tu từ ngữ nghĩa, chúng tôi
làm rõ tính thơ trong Đêm núm sen của Trần Dần.
1.2.3. Ngôn ngữ tiểu thuyết
1.2.3.1. Thể loại tiểu thuyết
Tiểu thuyết là một thể loại văn xi có hư cấu, thơng qua nhân vật, hoàn cảnh, sự
việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con người,
biểu hiện tính chất tường thuật, tính chất kể chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi theo
những chủ để xác định.
Trong một cách hiểu khác, Belinski nhận định: Tiểu thuyết là sử thi của đời tư
chỉ ra khái quát nhất về một dạng thức tự sự, trong đó, sự trần thuật tập trung vào số
phận của cá nhân trong q trình hình thành và phát triển của nó. Hiện nay, cách hiểu


×