Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Vai trò giới trong gia đình người raglai hiện nay dưới góc nhìn của phụ nữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.28 KB, 65 trang )

Đề Tài: Vai trò giới trong gia đình người Raglai hiện nay dưới góc nhìn của
phụ nữ
NGUYỄN THỊ THÙY LINH
Bản Thảo Lần 2
1
MỤC LỤC
Phần A: phần mở đầu 5
1.Lý do chọn đề tài 5
2.Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 7
2.1.Mục tiêu nghiên cứu 7
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 7
3.Nội dung nghiên cứu 8
4.Đối tượng và khách thể nghiên cứu 8
4.1.Đối tượng nghiên cứu 8
4.2.Khách thể nghiên cứu 8
5.Giới hạn của đề tài 8
6.Điểm mới của đề tài 9
7.Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn 9
7.1.Ý nghĩa lí luận 9
7.2.Ý nghĩa thực tiễn 9
8.Kết cấu của đề tài 9
Phần B: NỘI DUNG 10
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
1.1. Cơ sở lý luận 10
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu 10
1.1.2. Những cách tiếp cận và lý thuyết nghiên cứu 16
1.1.2.1. Cách tiếp cận giới 16
1.1.2.2. Lý thuyết vị thế vai trò 17
1.1.3. Những khái niệm liên quan 18
1.1.3.1. Giới 18
1.1.3.2. Vai trò giới 19


1.1.3.3. Gia đình 20
1.1.3.4. Dân tộc Raglai 21
1.1.3.5. Chế độ mẫu quyền (chế độ thị tộc mẫu hệ) 21
1.2. Phương pháp nghiên cứu 21
1.2.1. Phương pháp luận 21
2
1.2.2. Phương pháp hệ (Phương pháp thu thập thông tin) 22
1.2.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu sẵn có 22
1.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin định lượng 22
1.2.2.3 Phương pháp thu thập thông tin định tính 22
1.2.2.4. Phương pháp xử lý thông tin 23
1.3. Câu hỏi nghiên cứu 23
CHƯƠNG 2. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm về vai trò giới trong gia đình người
Raglai 23
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 23
2.2. Đặc điểm mẫu nghiên cứu 27
2.3. Vai trò giới trong gia đình người Raglai 32
2.3.1. Vai trò trong lao động sản xuất 32
2.3.2Vai trò giới trong lao động tái sản xuất: làm việc nhà và chăm sóc con cái 37
2.3.2.1.Làm việc nhà 37
2.3.2.2.Chăm sóc và giáo dục con cái 38
2.3.3. Tham gia các hoạt động cộng đồng 40
2.4. Quyền quyết định trong gia đình người Raglai 44
2.4.1. Quyền quyết định các công việc lớn nhỏ trong gia đình 44
2.4.2. Quyền thừa kế tài sản 48
2.5. Quyền ưu tiên cho con trong việc tiếp cận giáo dục 49
Phần C: Kết Luận 55
3.1. Kết luận 55
3.2. Khuyến nghị 56
PHỤ LỤC I 57

59
Danh mục các từ viết tắt
CEDAW: Công ước loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ
nữ
3
ADB: Ngân hàng Phát triển châu Á
FAO: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
UNDP: Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc
CIDA: Cơ quan phát triển quốc tế Canada
PVS: Phỏng vấn sâu
PL: Phụ lục
TB: Trung bình
Danh mục các bảng
Bảng 2.1: tôn giáo của người dân
Bảng 2.2: Nghề nghiệp chính của người dân
4
Bảng 2.3: Nghề nghiệp phụ của người dân
Bảng 2.4: Những công việc vợ/ chồng làm
Bảng 2.5: Những công việc của vợ làm với 5 nhóm thu nhập
Bảng 2.6: Những công việc của chồng làm với 5 nhóm thu nhập
Bảng 2.7: Thể hiện điểm trung bình mức độ quyết định chồng/ vợ và thành
viên khác
Bảng 2.8: Ưu tiên cho con đi học của cha mẹ ở xã Khánh Nam Khánh Vĩnh
Bảng 2.9: Tương quan giữa học vấn và ưu tiên cho con đi học
Bảng 2.10: Tương quan giữa thu nhập và ưu tiên cho con đi học
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Biểu 2.1: Trình độ học vấn của người phụ nữ Raglai
Biểu 2.2: Độ tuổi của người phụ nữ Raglai
Biểu 2.3: Tình trạng hôn nhân của người dân
Biểu 2.4: Thể hiện người đi họp

Bảng 2.5: Thể hiện mối quan hệ giữa người đi họp với họp vấn đề gì
Phần A: phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, từ khi thực hiện các chính sách đổi mới Việt Nam
đã có nhiều cải tiến đáng kể trong lĩnh vực bình đẳng giới nhất là từ khi kí công ước
CEDAW mọi hình thức về phân biết đối xử với phụ nữ được xóa bỏ và Việt Nam
được liên hiệp quốc đánh giá cao vì đã đạt nhiều nhiều kết quả tốt trong sự hướng tới
vì mục tiêu bình đẳng giới.
5
Như chúng ta đã biết gia đình là một tế bào của xã hội, là hình ảnh thu nhỏ của
xã hội; Đồng thời cũng là cái nôi đầu tiên nuôi dưỡng nhân cách và tâm hồn con
người. Trong đó hiện diện đầy đủ các quan hệ xã hội như quan hệ kinh tế, quan hệ
giáo dục, quan hệ văn hóa, quan hệ tổ chức, v.v… Những biến chuyển xã hội đã và
đang tác động vào gia đình trên mọi phương diện và đưa đến những hệ quả đa chiều
như phân biệt đối xử giữa nam giới và nữ giới dẫn đến sự tiếp cận các nguồn lực giữa
hai giới về các dịch vụ xã hội như y tế giáo dục cũng như cơ hội việc làm cũng có sự
khác nhau. Trong khi đó ở xã hội nông thôn vẫn còn tồn tại nhiều phong tục đó là
những rào cản đối với sự tiến bộ và phát triển của giới. Ngoài ra gia đình không chỉ là
nơi bảo lưu và phát huy những giá trị tinh thần trong đời sống và nó là nơi lưu truyền
các giá trị truyền thống như nề nếp gia phong vẫn còn ảnh hưởng nhiều những luật tục
lạc hậu. Chính những điều này là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến phân biệt đối xử
giữa nam giới và phụ nữ. Nam giới luôn được kì vọng là người trụ cột gia đình là
khuôn mẫu hình tượng là người tạo ra nguồn sống của gia đình trong khi đó người phụ
nữ được kì vọng là người phải có công - dung - ngôn - hạnh nếu không có những
phẩm hạnh trên thì bị coi là lệch lạc vượt ra khỏi khuôn mẫu của xã hội. Bên cạnh đó
là do nhận thức và quan niệm về văn hóa truyền thống về vai trò giới còn hạn chế,
cách ứng xử của xã hội chịu ảnh hưởng khá rõ nét về sự bất bình đẳng trong gia đình.
Tuy nhiên dưới sự phát triển của kinh tế xã hội thì các hình thái của gia đình có
nhiều thay đổi từ nhận thức đến hành vi và quan niệm đặc biệt là những khuôn mẫu
giới đang dần thay đổi theo hướng tích cực hơn vai trò của giới trong gia đình ngày

càng được nâng cao hơn. Nhưng đâu đó vẫn còn có những người phụ nữ và nam giới
chưa thể phát huy hết các ý tưởng sang tạo của mình vì những nguyên nhân nào đó.
Và làm thế nào để thay đổi được những bất lợi đó? Làm thế nào để cả hai giới có thể
phát huy hết khả năng của mình trong sự phát triển của kinh tế xã hội.
Thực chất sự phân biệt giới không chỉ có ở gia đình mà nó diễn ra ở phạm vi
ngoài gia đình, vì đây là hiện tượng tâm lý chung của toàn xã hội mang tính chủ quan
đã ăn sâu và tiềm thức của người dân Việt Nam đặc biệt là ở nông thôn, các khuôn
mẫu ấy là những nét đặc trưng khiến người dân tin tưởng và khó có thể thay đổi, trong
khi đó gia đình là môi trường xã hội hóa đầu tiên của con người trong quá trình hình
6
thành nhân cách và duy trì những khuôn mẫu có tính phổ biến tạo nên thang đo những
giá trị chuẩn mực cho nam giới và nữ giới trong gia đình và ngoài xã hội. Điều này
làm cho chúng ta khó mà thay đổi được những yếu tố gây bất lợi cho cả hai giới, tạo
cơ sở ngang bằng cho hai giới về cơ hội. Vì vậy ta cần phát huy tính sáng tạo của mỗi
giới để họ tích cực hơn trong lao động và tránh khỏi các áp bức về giới.
Vậy vai trò của giới trong gia đình nó có ảnh hưởng như thế nào? Phải chăng
chế độ mẫu hệ vẫn còn tồn tại mạnh mẽ với đồng bào Raglay hiện nay? Để tìm câu trả
lời, tác giả chọn đề tài nghiên cứu "Vai trò giới trong gia đình người Raglai hiện nay
dưới góc nhìn của phụ nữ" (điển cứu tại xã Khánh Nam Huyện Khánh Vĩnh Tỉnh
Khánh Hòa) làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu Vai trò giới trong gia đình người
Raglai hiện nay dưới góc nhìn của phụ nữ ở xã Khánh Nam Huyện Khánh Vĩnh Tỉnh
Khánh Hòa. Qua đó cho ta thấy được vai trò của phụ nữ và nam giới người Raglai
trong chế độ mẫu hệ hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục tiêu trên tác giả đưa ra một số nhiệm vụ nghiên cứu sau nhằm phân
tích vấn đề cụ thể sau.
Làm rõ những vai trò giới trong gia đình cư dân Raglai hiện nay.

Mô tả và phân tích để làm rõ những vai trò giới ở khía cạnh khác nhau như: lao
động sản xuất, lao động tái sản xuất, hoạt động cộng đồng .
3. Nội dung nghiên cứu
Với đề tài “Vai trò giới trong gia đình người Raglai hiện nay dưới góc nhìn của
phụ nữ”, ở đây tác giả khác luận sẽ đi mô tả các công việc mà nam giới và phụ nữ
trong gia đình qua các tiêu chí sau
Vai trò giới của vợ (chồng) trong gia đình
7
+ Vai trò trong lao động sản xuât:
+ Vai trò trong lao động tái sản xuât:
Chăm sóc giáo dục con cái
Công việc nhà
+ Vai trò hoạt động cộng đồng
Quyền quyết định trong gia đình
+ Quyền quyết định mua sắm lớn nhỏ
+ Quyền sở hữu tài sản
Quyền ưu tiên cho con trong việc tiếp cận nguồn lực giáo dục
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu tìm hiểu Vai trò giới trong gia đình người Raglai
hiện nay dưới góc nhìn của phụ nữ" tại xã Khánh Nam Huyện Khánh Vĩnh Tỉnh
Khánh Hòa.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của đề tài là phụ nữ người Raglai đang sống tại Xã
Khánh Nam Huyện Khánh Vĩnh Tỉnh Khánh Hòa.
5. Giới hạn của đề tài
Luận văn chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu vai trò giới và quyền quyết định trong gia
đình người Raglai tại xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa
Do hạn chế về thời gian và kinh nghiệm tác giả chưa thể nghiên cứu sâu vào
nhiều khía cạnh của vai trò giới và quyền quyết định mà chỉ có thể nghiên cứu một

mảng nhỏ. Với mong muốn đề tài này sẽ được mở rộng hơn trong tương lai.
8
6. Điểm mới của đề tài
Hầu hết các nghiên cứu về dân tộc ít người trước đây chỉ mới tập trung nghiên
cứu ở các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, tiếp cận các nguồn lực xã hội và cũng chỉ mới
tập trung ở một số dân tộc cụ thể. Vì vậy đề tài này tác giả sẽ tập trung tìm hiểu những
Vai trò giới trong gia đình người Raglai hiện nay dưới góc nhìn của phụ nữ" và nó
cũng là một điểm mới của đề tài.
7. Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn
7.1. Ý nghĩa lí luận
Đúc kết lại những kiến thức đã học về môn phương pháp nghiên cứu và các
môn chuyên nghành khác. Đồng thời giúp người nghiên cứu có một cách nhìn sâu sắc
hơn về các vấn đề xã hội và rèn luyện kĩ năng nghiên cứu, cũng như cách thực hiện đề
tài nghiên cứu khoa học cho chuyên nghành xã hội một cách độc lập.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Bên cạnh ý nghĩa lý luận thì vấn đề giới là vấn đề được sự quan tâm trong xã
hội nhưng nó mới chỉ dừng lại ở những người làm công tác nghiên cứu. Vì vậy đề tài
thực hiện nhằm tìm hiểu “Vai trò giới trong gia đình người Raglai”. Từ đó giúp
chúng ta hiểu thêm vấn đề giới về mặt lí thuyết cũng như lí thuyết được áp dụng.
Qua đó ta thấy được những vấn đề mà hai giới đang gặp phải trong gia đình
hiện nay.
8. Kết cấu của đề tài
Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học dự kiến gồm có 3 phần và 2 chương. Đó
là:
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Nội dung
+ Chương 1: Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
9
+ Chương 2: Kết quả nghiên cứu thực nghiệm về “vai trò giới và quyền quyết
định trong gia đình người Raglai hiện nay dưới góc nhìn của phụ nữ”

Phần 3: Kết luận và kiến nghị
Phần B: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu
Trong những năm gần đầy các công trình nghiên cứu tổng thể về khoa học giới
và gia đình ở các khía cạnh khác nhau, đã cho thấy một bức tranh toàn diện về tình
hình giới ở việt nam và các nước trên thế giới có những điểm tương đồng hay những
khác biệt trong quan điểm phân tích. Ở mỗi tác giả có mỗi hướng tiếp cận khác nhau
và mục đích nghiên cứu khác nhau về vai trò giới trong gia đình hay hoạt động của
mỗi giới đối với mỗi hoạt động trong gia đình và ngoài gia đình. Đặc biệt là cách hành
xử của văn hóa và thiết chế gia đình ảnh hưởng đến nam giới và phụ nữ.
10
Từ những kết quả đó cho thấy các tác giả đã đi sâu vào nhiều mảng của khoa
học giới và phát triển. Các kết quả còn cho thấy những khó khăn mà phụ nữ gặp phải
trong bối cảnh công nghiệp hóa hiện đại hóa, dường như nó không làm giảm bớt vai
trò của phụ nữ mà ngược lại còn làm làm tăng áp lực giới, mà vô hình chúng ta đẩy
phụ nữ vào vai trò kép "giỏi việc nước, đảm việc nhà". Họ cùng lúc phải thực hiện hai
vai trò cùng một lúc, vai trò sản xuất và vai trò tái sản xuất chăm sóc cho gia đình
nhiều hơn số giờ mà họ làm việc nhiều hơn nam giới. Sự phân biệt đối xử trong xã hội
là cho nam giới và nữ giới mất đi khả năng sáng tạo mà bản thân họ vốn có.
Từ những đòi hỏi phát triển trong thực tế của các vấn đề xã hội và các yêu cầu
về nhận thức khoa học các nhà nghiên cứu phải xác định một loạt các vấn đề như vai
trò giới trong gia đình, ai là người trụ cột của gia đình, hay việc đánh giá bình đẳng
giới thông qua việc phân công lao động trong gia đình? Đâu là những yếu tố tác động
và nó thể hiện như thế nào?
Để trả lời các câu hỏi đó, một loạt các công trình nghiên cứu với sự tham gia
của các chuyên gia, các nhà khoa học, các tổ chức phát triển thế giới, những dự án
chuyên ngành đã được tiến hành với nhiều đề tài khác nhau trong lĩnh vực giới và gia
đình nói chung và vai trò của giới trong gia đình nói riêng. Có thể kể đến những công

trình lớn đã được thực hiện trong những năm gần đây như: Đánh giá tình hình giới ở
việt nam ( 2006) do ngân hàng thế giới, ADB, CIDA đồng thời thực hiện và tài trợ;
Khác biệt giới trong nền kinh tế chuyển đổi ở việt nam do quỹ FAO và UNDP tài trợ (
2002); Số liệu thống kê giới những năm đàu thê kỉ 21 do ủy ban vì sự tiến bộ của phụ
nữ Việt Nam và tổng cục thống kê trong dự án VIE 01 - 05 -01 do UNDP và chính
phủ Hà Lan tài trợ.
Các nghiên cứu trên đây, dựa trên phương pháp nghiên cứu chủ yếu là nghiên
cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng với quy mô mẫu khá lớn trên địa bàn
và mang tính đại diện cho cả nước. Về phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên những tiêu
chí đưa ra để đo lường đến các vai trò giới ở đây là sự phân công lao động theo giới
trong gia đình, giáo dục, văn hóa, tuổi, giới tính, nghề nghiệp việc làm, thời gian làm
việc nhà, sức khỏe y tế sử dụng và tiếp cận nguồn lực, đặc biệt là quyền ra quyết định
ở trong gia đình và ngoài xã hội. Mặc dù các đề tài không tiếp cận trực tiếp về khía
11
cạnh vai trò giới nhưng các chỉ báo cũng đã nói lên được phần nào những vấn đề gây
bất lợi cho việc thực hiện vai trò giới.
Nhìn chung, có nhiều đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực giới và gia đình thể hiện
sự đa dạng về cách tiếp cận và những điểm nóng về vấn đề giới, các đề tài không thiên
về lĩnh vực nào cụ thể mà nó chỉ mới nêu ra ở một khía cạnh nào đó như một lực cản
trong việc phát huy vai trò giới có thể kể một số công trình nghiên cứu như sau dưới
dạng phân tích đi sâu vào vấn đề phân công lao động trong gia đình như: Khía cạnh
giới trong phân công lao động gia đình (Nguyễn Hữu Minh, 2009); Phân công lao
động nội trợ trong gia đình (Vũ Tuấn Duy và Deborah S.car, 2002); Vai trò của người
cha trong gia đình (Vũ Tuấn Duy, 2002); Thực tế chăm sóc con cái của phụ nữ nông
thôn (Joyce Halliday & Jolittle, 2004); Vai trò giới trong các dân tộc ít người ở Sơn
La, Lai Châu hiện nay (Lê Thị Quý, 2004); Vai trò giới trong các gia đình người
khuyết tật ở Tp. HCM (Nguyễn Thị Từ An, 2012); Khác biệt giới trong dự định đầu tư
của bố mẹ cho việc học của con cái (Lê Thúy Hằng, 2006); Vị thế của người phụ nữ
trong một số vấn đề của gia đình (Nguyễn Linh Khiếu, 2002); Chủ hộ gia đình việt
nam là ai? (Vũ Mạnh Lợi 2009).

Trong tác cả các tài liệu trên có đặc điểm chung là đó là sử dụng công cụ phân
tích giới để cho thấy được sự khác biệt trong mỗi giới, sự bất bình đẳng trong quan
niệm xã hội và cuộc sống gia đình là những đánh giá tổng quát về giới ở nước ta. Tuy
không trực tiếp đánh giá về vai trò giới hay quyền ra quyết định nhưng các tác giả đã
cho ta thấy được những bất lợi từ nhiều phía và sự phát triển chung của xã hội có thể
nhận thấy những điểm chung ở các điểm sau ở các nghiên cứu trên:
Vai trò giới trong việc phân công lao động: Phân công lao động theo giới vẫn
chịu ảnh hưởng của những đặc trưng truyền thống, người ta vẫn quan niệm rằng người
phụ nữ có thể làm tốt công việc gia đình và các lao động tái sản xuất đó là chăm sóc
gia đình, còn người chồng là người trụ cột gia đình với chức năng kinh tế. Họ cho
rằng kể cả về nhận thức và hành vi, người phụ nữ và nam giới đều gắn cho những
công việc cụ thể nhất định được coi là phù hợp với giới của mình (Vũ Tuấn Duy và
Deborah S.car, 2002). Hay những công việc gia đình do người phụ nữ đảm nhiệm bất
kể là loại gia đình nào quan niệm này không chỉ thể hiện ở nam giới mà còn ở phụ nữ,
12
người phụ nữ có đức tính lo cho chồng con nên họ luôn cố gắng mọi việc trong gia
đình, thậm chí họ còn cho rằng không ai chăm sóc chồng con và công việc gia đình
hơn họ (Nguyễn Hữu Minh, 2009). Vì hầu hết không ai cho rằng những phân biệt giới
này còn những bất công và việc chăm sóc con là riêng của các bà mẹ không chỉ là ở
các vùng nông thôn mà con ở những nơi biến đổi chậm chạp. Cả nam giới và phụ nữ
đều có mức độ phân biệt về sự phân công lao động đa số người phụ nữ làm các hoạt
động tái sản xuất nhiều hơn, cùng một lúc họ tham gia vào các hoạt động khác nhau,
họ phải đảm nhiệm “vai trò kép” (Joyce Halliday & Jolittle, 2004). Do vậy sự phân
công lao động luôn bất lợi với nữ giới. Trong các nghiên cứu khi so sánh quan niệm
của nam và nữ thì nữ có mức độ phân biệt lớn hơn nam giới nhận định, không ai có
thể thay thế tốt công việc gia đình tốt hơn nữ giới trong nghiên cứu của (Nguyễn Hữu
Minh; 2009).
Về phương pháp phân tích các nghiên cứu trên cho thấy việc đo lường sự phân
công lao động trong gia đình chủ yếu là liệt kê các công việc để trả lời cho ai làm gì
trong gia đình nhưng chưa khai thác hết được về thời gian làm việc đối với các công

việc của mỗi giới. Trong nghiên cứu “Khác biệt giới trong nền kinh tế chuyển đổi ở
việt nam do quỹ FAO và UNDP tài trợ (2002)” dự án có khai thác đến khía cạnh này
nhưng chưa có đo lường các chỉ báo cụ thể mà mới đề cập đến một cách chung chung
và còn mang tính khái quát. Ở nghiên cứu “Vai trò giới trong các gia đình người
khuyết tật tở Tp. HCM” của tác giả Nguyễn Thị Từ An. Đề tài sử dụng phương pháp
nghiên cứu định tính chỉ rõ ra được những công việc mà hai giới làm chính qua các
nhóm khuyết tật đảm nhận từng công việc phù hợp với mình. Tuy nhiên những công
việc kiếm tiền vẫn là người chồng, công việc nhà chăm sóc con cái vẫn do người phụ
nữ đảm nhiệm.
Vai trò giới trong việc ra quyết định trong gia đình: Đánh giá việc ra quyết
định cho thấy được vị thế của nam và nữ trong xã hội, ở đó việc họ có tiếng nói như
thế nào? Ai có vị thế hơn? Trong xu hướng hiện nay tỷ lệ cả hai vợ chồng cùng tham
gia bàn bạc và ra quyết định vào một loại công việc nào đó đang có xu hướng tăng,
tuy nhiên việc ra quyết định chính trong những công việc quan trọng như sản xuất,
mua sắm đồ dùng giá trị ….vẫn thiên về nam giới nhiều hơn. Tuy nhiên tỷ lệ đó có sự
13
khác biệt giữa các vùng miền ở thành phố tỷ lệ hai vợ chồng cùng nhau bàn bạc và
quyết định mau đồ dùng chiếm tỷ lệ cao hơn ở các vùng nông thôn Trung Du, Miền
Núi ở các khoản chi cho tiền học, tiền hiếu hỉ, …ở đồng bằng và trung du miền núi vai
trò quyết định chủ yếu là người vợ. Việc quyết định số con trong gia đình đều do hai
vợ chồng cùng nhau bàn bạc và có sựu thống nhất về quyết định số con (Nguyễn Linh
Khiếu, 2004). Theo quan niệm của người việt nam chủ hộ là nam giới nên quyền
quyết định chính trong gia đình là do nam giới quyết định, nhưng có sự khác biệt ở
đây nếu chủ hộ là nam giới thì họ có quyền quyết định còn chủ hộ là nữ thì họ là
người gánh vác thêm công việc này không kể nam giới (Vũ Mạnh Lợi, 2009). Người
chồng với vai trò cung cấp nguồn sống, cung cấp kinh tế cho gia đình nên quyền ra
quyết định luôn nằm trong họ đăch biệt là ảnh hưởng của khuôn mẫu văn hóa truyền
thống nên quyền ra quyết định không thuộc về phụ nữ dù những công việc đó có liên
quan đến bản thân họ (Vũ Tuấn Huy, 2002). Nhìn chung trong việc ra quyết định các
nghiên cứu chỉ ra được ai là người ra quyết định chính trong gia đình, và tiếng nói của

mỗi giới trong gia đình, tuy nhiên các tác giả chưa giải thích được việc ra quyết định
có ảnh hưởng từ các yếu tố nào mà mới dừng lại ở việ giải thích từ khuôn mẫu văn
hóa và chưa so sánh được mức độ quyết định giữa nam và nữ khác nhau như thế nào,
các yếu tố vùng miền nó có ảnh hưởng đến quyền ra quyết định của nam và nữ trong
gia đình. Ở đây với công cụ phân tích thống kê nhằm mô tả bức tranh chung về thực
trạng chưa có khai thác sâu.
Vai trò giới trong việc tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực: Đây là vấn đề
mà hầu hết các tác giả quan tâm vì việc tiếp cận các nguồn lực luôn có sự phân biệt
đối với nam và nữ một mặt là do truyền thống văn hóa, một mặt là do bản thân người
phụ nữ có trình độ thấp, sức khỏe yếu. Phụ nữ coi sự đóng góp của họ là không cao
nên nhường cho chồng, cho con trai chính vì điều đó đã tạo cho người phụ nữ ít có
thói quen đứng tên chủ sở hữu tài sản trong gia đình, nếu có đi nữa thì người phụ nữ
không nhận được sự hợp tác từ người chồng, vì thế đã giảm khả năng đào tạo, sinh
hoạt cộng đồng của phụ nữ. Khi so sánh dự định đầu tư cho việc học giữa con trai và
con gái thì tỷ lệ ưu tiên đầu tư cho con trai học cao hơn 61,2% con gái chỉ có 53,3%.
Ở đây các bậc cha mẹ lí giải rằng con trai mạnh mẽ hơn giỏi giang còn con gái thì yếu
14
đuối và nhút nhác nên chỉ việc tham gia vào các công việc kinh tế, xã hội với tư cách
là thừa hành nên việc ra quyết định nên việc tiếp cận các nguồn lực luôn hạn chế hơn.
Con trai được cha mẹ trông đợi là chỗ dựa về vật chật và tinh thần khi về già cho dù
sức học của con gái có tốt hơn thì cơ hội học tập cao hơn vẫn được nhường cho nam
giới và trẻ em trai (Nguyễn Thu Nguyệt, Lê Thị Quý, 2004).
Vai trò giới theo khuôn mẫu văn hóa: Thông thường nhiều quan niệm xã hội
cho rằng con gái thì không thích hợp cho việc học hành, việc học nghề hây kĩ thuật
chỉ nên là người nội trợ trong gia đình. Sự phân biệt giới theo khuôn mẫu văn hóa là
nét đặc trưng dễ nhận thấy trong các phân tích về giới của các tác giả, đây là lí do ảnh
hưởng lớn nhất đến việc người ta coi trọng nam giới hay nữ giới. Việc giáo dục con
cái theo khuôn mẫu giới góp phần làm cho sự phân biệt giới có tính kế thừa, được
truyền theo thế hệ này sang thế hệ khác và nó trở thành một nét văn hóa chính tạo ra
quá trình xã hội hóa giới trở nên sâu đậm hơn. Vì vậy các tác giả cho rằng đây chính

là các nguyên nhân người ta coi nam giới là thế này, thế kia nội trợ là thiên chức của
người phụ nữ và được cả nam giới và phụ nữ chấp nhận như một thực tế đã tồn tại từ
lâu (Nguyễn Hữu Minh, 2009; Vũ Tuấn Huy, 2002; Joyce Halliday & Jolittle, 2004)
trong gia đình nông thôn kì vọng hướng giáo dục đến các vai trò trong gia đình “nữ
công gia chánh” đây là các công việc hướng đến vai trò của người vợ, người mẹ trong
gia đình, do các yếu tố và phong tục đã ảnh hưởng và ăn sâu vào nếp văn hóa trở
thành một khuôn mẫu hành động chung ảnh hưởng đến phân biệt giới trong gia đình.
Tóm lại, các đề tài không tập trung vào việc khai thác sự khác biệt giới trong
gia đình mà chỉ xem vấn đề này như một nhân tố ảnh hưởng lên các khía cạnh giới
trong gia đình, đặc biệt trong gia đình ở nông thôn với một lượng mẫu khá lớn và cách
tiếp cận chủ yếu là cách tiếp cận giới và cách tiếp cận văn hóa (Lê Thị Quý 2004; Vũ
Tuấn Huy, 2000) và cách tiếp cận theo dịch vụ và kinh tế (Joyce Halliday & Jolittle,
2004). Tuy nhiên, hướng tiếp cận chuyên sâu vào vai trò giới và quyền quyết định sẽ
có cái nhìn khách quan hơn và xác định được các yếu tố ảnh hưởng lên nó, như cách
tiếp cận có được các tác giả quan tâm sử dụng theo hướng tiếp cận khách quan như sự
biến đổi của kinh tế xã hội dẫn đến những biến đổi quan niệm của người dân mặc dù
khó tránh khỏi những ý kiến trùng lặp hoặc phân tích trùng lặp các chỉ báo khác nhau.
15
Trong phạm vi các đề tài mà tác giả đọc được chưa có công trình nào nói đến
vai trò và quyền quyết định trong gia đình người Raglai hiện nay dưới góc nhìn của
phụ nữ” vì vậy đây chính là điểm mới của đề tài. Trong khóa luận của mình tác giả sẽ
đi làm rõ vai trò và quyền quyết định của mà mỗi giới trong gia đình người Raglai
đang đảm nhiệm, từ đó cho chúng ta thấy được một bức tranh sinh hoạt của người
Raglai.
1.1.2. Những cách tiếp cận và lý thuyết nghiên cứu
1.1.2.1. Cách tiếp cận giới
Ở Việt Nam quan niệm về gia đình có truyền thống lâu dài thì quan niệm về
giới là quan niệm tương đối mới. Theo các dữ liệu nghiên cứu xã hội học trước đây
chỉ có một khái niệm về giới tính để phân biệt giữa nam và nữ hay bản chất sinh học
và bản chất xã hội. Trong mấy năm trở lại đây cách tiếp cận về giới đã được áp dụng

nhiều (Vũ Mạnh Lợi, 2000), trong thực tế mối quan hệ gia đình không chỉ là mối quan
hệ vợ chồng mà còn có các mối quan hệ khác như mối quan hệ huyết thống mối quan
hệ quyền lực, hay nhu cầu và lợi ích mà mỗi giới đạt được trong gia đình. Gia đình là
nơi đầu tiên hình thành nhân cách là hạt nhân cơ bản của con người với nhiều hoạt
động khác nhau nhằm duy trì nòi giống và phát triển. Vì vậy cách tiếp cận giới tức là
chú ý đến vai trò xã hội mà mỗi giới đạt được trong gia đình về quyền quyết định, sự
phân công lao động trong gia đình. Như vậy, để duy trì một thiết chế gia đình nảy sinh
nhiều vấn đề bất bình đẳng giữa vợ và chồng. Đối với cách tiếp cận giới chúng ta
không chỉ quan tâm tới vợ hay chồng mà chúng ta còn phải quan tâm tới các thành
viên khác trong gia đình như con trai con gái đến với các điều kiện đối với các đặc
điểm xã hội của giới có được đảm bảo hay không.
Nói chung, với cách tiếp giới trong chủ đề nghiên cứu nhằm trả lời cho câu hỏi
ai làm gì? Vì sao? Ai là người quyết định trong gia đình? Thêm vào đó là về giới đó là
vấn đề phân công lao động hay là quan niệm người chồng, người vợ như thế nào
bằng các công cụ phân tích giới, và nguyên tắc phân tích giới. Là một bức tranh tổng
thể trong nghiên cứu giới và gia đình, những hoạt động gia đình với vai trò xã hội của
giới. Nó cũng là công cụ hữu ích trong việc tìm hiểu vai trò giới trong gia đình.
16
Tiếp cận giới giúp cho đề tài này tập trung vào những nội dung chủ đạo về vai
trò giới mà không bị lạc vào những mô tả chung về hoạt động của con người. Một số
vấn đề cơ bản đó là sự phân công lao động theo giới trong gia đình, quyền quyết định
của vợ, chồng, vai trò của người vợ, người chồng trong gia đình, việc tiếp cận với các
nguồn lực giáo dục
1.1.2.2. Lý thuyết vị thế vai trò
Mỗi cá nhân trong gia đình cũng như trong xã hội đều có những vị trí xã hội
khác nhau, thể hiện những vai trò khác nhau mà xã gia đình cũng như xã hội kì vọng
người đó. Ví dụ, người cha được kì vọng là người có uy quyền, mẫu mực hay một
người giáo viên khác với một người nông dân ông ta không thể cư xử giống như một
người nông dân được. Về mặt xã hội thì mỗi người, cả người giáo viên và người nông
dân đều có vị trí xã hội nhất định.

Theo lí thuyết hệ thống, mỗi một hệ thống xã hội đều có một cơ cấu phức tạp
tương xứng với nó bao gồm nhiều bộ phận được cấu thành. Mỗi một bộ phận đều có
vị trí vai trò, chức năng khác nhau.
Theo Robertsons “vai trò là tập hợp các chuẩn mực, hành vi, quyền lợi và
nghĩa vụ được gắn liền với một vị thế xã hội nhất định” (Lê Ngọc Hùng, năm 2002).
Khái niệm vai trò xã hội bắt nguồn từ khái niệm vai diễn trên sân khấu. Vai diễn trên
sân khấu đòi hỏi diễn viên phải nhập tâm, bắt chước và học tập đóng vai của những
nhân vật được đạo diễn phân đóng. Trong khi đó vai trò xã hội không có tính chất
tưởng tượng, bắt chước, cứng nhắc và nhất thời. Những hành vi thực tế của một người
nhờ học hỏi được những kinh nghiệm, lối sống, tác phong từ trước đó trong cuộc
sống. Vai trò xã hội của một người có nghĩa là người đó phải đảm nhận hay thể hiện
đầy đủ các hành vi, nghĩa vụ, hệ thống chuẩn mực trên cơ sở vị thế của người đó.
Đồng thời họ cũng nhận được những quyền lợi xã hội tương ứng với việc thực hiện
vai trò của họ.
Như vậy vai trò xã hội được xác định trên cơ sở vị thế xã hội tương ứng, tương
ứng với từng vị thế có một hành vi mong đợi vì vậy xem xét các vấn đề về vị thế và
17
vai trò người ta xem xét đến mặt động của vị thế vì xã hội luôn biến động và sự di
động của cá nhân không có sự ổn định.
Có thể nhận thấy, theo lí thuyết về vai trò, nhấn mạnh sự không bình đẳng
trong xã hội và dẫn đến phân tầng xã hội, phân biệt về giới và giới tính gắn liền với sự
phân chia một cách không đồng đều trong xã hội về quyền lực. Việc vận dụng lí
thuyết này trong đề tài này nhằm phân tích mối quan hệ địa vị giữa nam và nữ cụ thể
là giữa vợ và chồng trong các mối quan hệ xã hội và gia đình như vai trò giới trong
phân công lao động, vai trò giới trong việc ra quyết định.
Theo Merton một người phụ nữ có thể đóng nhiều vai trò khác nhau họ vừa
làm vợ làm mẹ, họ vừa lao động kiếm sống, vừa làm công việc tái sản xuất tham gia
hoạt động cộng đồng
Áp dụng lý thuyết này vào đề tài, tác giả muốn làm rõ vị thế, vai trò của người
phụ nữ Raglai trong gia đình, và với vị thế của mình thì họ đã thực hiện vai trò của

mình như thế nào? Để thông qua đó đánh giá và nhìn nhận về vai trò và mức độ thực
hiện vai trò giới và quyền quyết định trong gia đình tại địa bàn nghiên cứu. Bên cạnh
đó nhằm lý giải vị thế của mỗi thành viên trong gia đình đóng một vai trò nhất định.
Đưa ra một bức tranh sinh hoạt trong gia đình, vai trò của mỗi giới trong gia đình, qua
đó xem xét những bất lợi mà người mà mỗi giới thường gặp phải trong gia đình.
1.1.3. Những khái niệm liên quan
1.1.3.1. Giới
Là một thuật ngữ xã hội học nói đến vai trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã
hội quy định cho nam và nữ. Giới đề cập đến sự phân công lao động, các kiểu phân
chia các nguồn lực và lợi ích giữa nam và nữ trong bối cảnh cụ thể của xã hội.
Giữa giới và giới tính hoàn toàn khác biệt. Giới là phạm trù của xã hội còn giới
tính là phạm trù sinh học cụ thể khi nói đến giới tính người ta nói đến sự khác nhau
về hình thể, nhiễm sắc thể, hay chức năng sinh sản đó là những đặc trưng bẩm sinh,
đồng nhất và không thể biến đổi.
18
Còn khi nói đến giới là nói đến các điều kiện - yếu tố xã hội quy định hành vi,
vị trí của mỗi giới trong xã hội. Những đặc điểm về giới không cố định mà thay đổi
theo thời gian và không gian.
1.1.3.2. Vai trò giới
Phân công lao động theo giới trả lời cho câu hỏi ai làm gì? Trong hầu hết các
xã hội, phụ nữ và nam giới tham gia vào những công việc khác nhau. Lợi ích và vị thế
xã hội mà họ có được dựa trên những công việc họ thực hiện khác nhau.
Dưới cái nhìn của xã hội, một cá nhân xuất hiện trong xã hội với những vai trò
khác nhau, ví dụ một người phụ nữ có thể đóng vai trò của người vợ đối với chồng,
của người mẹ đối với con cái hay vai trò của một người nông dân trên cánh đồng.
Vai trò giới là vai trò xã hội, là công việc và hoạt động cụ thể mà phụ nữ và
nam giới thực sự đang làm sao cho phù hợp với giới của mình.
Khi phân loại giới ta thấy được những công việc thưc tế phụ nữ thường làm ba
nhóm công việc sau:
+ Lao động kiếm sống: làm việc tại công sở, nhà máy, lao động sản xuất trên

đồng ruộng (cấy, bón phân, làm cỏ )
+ Lao động nuôi dưỡng (nội trợ gia đình và chăm sóc người già, trẻ em )
+ Công việc cộng đồng (dọn vệ sinh ngõ xóm, đường phố )
Nam giới làm hai nhóm công việc chính sau:
+ Lao động kiếm sống: Làm việc tại công sở, nhà máy, lao động sản xuất trên
đồng ruộng (cày bừa, thu hoạch )
+ Công việc cộng đồng: (họp xóm thôn, tổ dân phố, đi dự các đám hiếu hỉ, tổ
chức các lễ hội )
Nam giới ít làm các công việc nuôi dưỡng hơn vì xã hội hầu như không trông
chờ đàn ông tham gia các công việc ấy.
19
1.1.3.3. Gia đình
Bàn về khái niệm gia đình, nhiều học giả và nhiều nhà nghiên cứu đã có những
khái niệm riêng của mình. Vì vậy, đến nay khái niệm gia đình đã trở nên phong phú,
các nhà xã hội học việt nam cũng hình thành cho mình những khái niệm riêng không
đi cùng với các học giả phương tây. Như khái niệm gia đình của Đỗ Thái Đồng, Trần
Đình Hượu tiếp cận khái niệm của mình theo văn hóa Việt Nam. Do đó để nó phù hợp
với yêu cầu của đề tài nghiên cứu tác giả đã tìm cho mình một khái niệm hợp lý nhất
cũng là một yêu cầu khó. Vì vậy dưới đây là khái niệm mà tác giả cho là hợp lí nhất
và nó mang ý nghĩa chung nhất.
Theo E.W. Burgess và H.J.Locker, “Gia đình là một nhóm người đoàn kết với
nhau bằng mối liên hệ hôn nhân, huyết thống và những mối quan hệ con nuôi tạo
thành một hộ đơn giản, tác động lẫn nhau và thống nhất với nhau trong vai trò tương
ứng của họ là người chồng và người vợ, người mẹ và người cha, anh em và chị em,
tạo nên một nền văn hóa chung” (TS.Trần Thị Kim Xuyến, 2001).
Khái niệm này, đảm bảo được các yếu tố chung nêu lên được các mối quan hệ
giới tính trong gia đình thông qua mối quan hệ hôn nhân, mối quan hệ huyết thống,
đặc biệt là khái niệm cũng bao gồm sự tác động qua lại giữa các thành viên trong đình
như mối quan hệ vợ chồng, con cái thể hiện qua các khái niệm vai trò. Điều mà khái
niệm chưa nêu lên quá trình hình thành của gia đình trong phạm trù lịch sử của xã hội

và chưa coi gia đình là một thiết chế hoặc chưa đề cập nhiều đến các chức năng của
gia đình. Tuy nhiên về mặt ý nghĩa thì đây là khái niệm được coi là logic nhất về mối
quan hệ trong gia đình nhất là vai trò của vợ và chồng trong gia đình. Vì vậy tác giả
khóa luận sử dụng khái niệm này để nói lên vai trò của vợ của chồng trong gia đình
hướng mọi người có một cách nhìn chung nhất, tiện cho việc phân tích các chỉ báo về
giới.
Tóm lại, khi xét đến khái niệm về gia đình tùy theo cách tiếp cận của đề tài mà
các tác giả lựa chọn cho mình một khái niệm phù hợp với chủ đề nghiên cứu và hướng
tiếp cận của mình. Gia đình là nơi mà mỗi con người chúng ta được sinh ra và lớn lên
và cũng từ gia đình mà con người có những khái niệm đầu tiên về cách sống, các
chuẩn mực mà gia đình đã hướng đến cho mỗi cá nhân. Khi nói đến gia đình là nói
20
đến các mối quan hệ khác giới, quan hệ vợ chồng, quan hệ huyết thống và vai trò của
mỗi giới đạt được trong gia đình cũng như các chức năng, thiết chế được hình thành
trong qua trình phát triển của gia đình. Nó là chỗ dựa về vật chất lẫn tinh thần của mỗi
con người khi cần đến. Xác định gia đình như thế nào phải luôn phù hợp với mục đích
của quá trình nghiên cứu để từ đó xây dựng các chỉ báo riêng cho đề tài nghiên cứu
của mình đó là điều quan trọng.
1.1.3.4. Dân tộc Raglai
Dân tộc Ra Glai, còn viết là Ra-glai hoặc Raglai ( tên gọi khác Ra Glây, Hai,
Noana, La Vang) là dân tộc thiểu số thuộc hệ ngôn ngữ Mã Lai Polynesia cư trú chủ
yếu ở tỉnh Ninh Thuận và huyện Khánh Sơn, phía nam tỉnh Khánh Hòa cũng như
tại Bình Thuận
1
1.1.3.5. Chế độ mẫu quyền (chế độ thị tộc mẫu hệ)
Chế độ mẫu hệ hay chế độ mẫu quyền là một hình thái tổ chức xã hội trong đó
người phụ nữ, đặc biệt là người mẹ, giữ vai trò lãnh đạo, quyền lực và tài sản được
truyền từ mẹ cho con gái
2
.

1.2. Phương pháp nghiên cứu
1.2.1. Phương pháp luận
Đề tài khóa luận sử dụng bộ dữ liệu nghiên cứu trong đề tài “Tình hình đời
sống người Raglay Huyện Khánh Vĩnh, Tỉnh Khánh Hòa trong bối cảnh CNH-HĐH
tại xã Khánh Nam – huyện Khánh Vĩnh – tỉnh Khánh Hòa”, đề tài thực tập cuối kì của
K11 Khoa Xã Hội Học Đại Học Bình Dương. Đề tài nghiên cứu sử dụng các phương
pháp điều tra trong xã hội học bao gồm phương pháp nghiên cứu định tính và phương
pháp nghiên cứu định lượng.
1
/>2
/>21
1.2.2. Phương pháp hệ (Phương pháp thu thập thông tin)
1.2.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu sẵn có
Đề tài sử dụng những thông tin sẵn có từ cục thống kê, từ các tạp chí xã hội
học, của các công trình nghiên cứu đã thực hiện có liên quan để vận dụng, so sánh để
phụ vụ cho việc chứng minh các ý tưởng trong lập luận của tác giả luận văn.
Ngoài ra còn thu thập các tư liệu sẵn có về tình hình kinh tế - văn hóa xã hội
của địa bàn nghiên cứu. Những thông tin này giúp cho tác giả có một cái nhìn khái
quát về địa bàn nghiên cứu.
1.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin định lượng
Thông qua công cụ bảng hỏi nghiên cứu được thực hiện với dung lượng mẫu là
182 mẫu có cả nam và nữ, và được chọn ngẫu nhiên theo danh sách các hộ gia đình
trong 2 ấp Axay và Hòn Dù. Vì đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình tác giả chỉ
nghiên cứu ở góc nhìn nữ giới nên trong đề tài của mình tác giả chỉ sử dụng 114/182
đó là những mẫu mà người tham gia trả lời là nữ giới.
1.2.2.3 Phương pháp thu thập thông tin định tính
Phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu định tính với công cụ
phỏng vấn sâu, phương pháp sử dụng bảng câu hỏi mang tích gợi mở. Phỏng vấn sâu
được thực hiện ở các gia đình đông con, hưởng chính sách, nghèo nhất, sản xuất giỏi
và phỏng vấn sâu cán bộ thôn và cán bộ xã. Sẽ tìm hiểu những mong muốn của người

dân, đề xuất của người dân đối với các cấp chính quyền để cải thiện cuộc sống. Những
thông tin định tính sẽ được áp dụng để minh họa thêm cho những thông tin định
lượng.
Trong bộ dữ liệu nghiên cứu với đề tài “Tình hình đời sống người Raglay
Huyện Khánh Vĩnh, Tỉnh Khánh Hòa trong bối cảnh CNH-HĐH” có tất cả có 25 cuộc
phỏng vấn sâu trong đề tài khóa luận của mình tác giả sử dụng 7 cuộc phỏng vấn sâu.
Trong 7 cuộc phỏng vấn sâu thì có 3 cuộc phỏng vấn là người trả lời là nữ giới có 4
cuộc người trả lời là nam giới. Ở đề tài tốt nghiệp tác giả nghiên cứu dưới góc nhìn nữ
22
giới nhưng vì muốn nêu lên những ý kiến của nam giới nên tác giả có sử dụng thêm 4
cuộc phỏng vấn mà người trả lời là nam giới để làm rõ vấn đề mà tác giả quan tâm.
1.2.2.4. Phương pháp xử lý thông tin
Hệ thống các tư liệu tìm được để xây dựng tổng quan tình hình nghiên cứu.
Các thông tin thu thập bằng bảng hỏi được xử lí bằng phần mềm SPSS for
Windows, cho ra những số liệu thống kê mô tả và so sánh dựa trên những biến số độc
lập, độ tuổi giới tính trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, nhằm tìm hiểu những vấn
đề mà hai giới đang gặp phải. Các câu hỏi mở được nhóm và tiến hành mã hóa, xử lí
như câu hỏi đóng.
Thông tin từ quan sát và định tính được lồng ghép vào bài báo cáo, giúp báo
cáo có tính thuyết phục hơn, chặt chẽ hơn.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Trong gia đình người Raglai có phải người chồng là người tạo thu nhập chính?
Có phải người phụ nữ Raglai là người đảm nhiệm những những công nhà và
chăm sóc con cái?
Liệu có phải nam giới người Raglai là người tham gia các hoạt động cộng
đồng?
Trong xã hội mẫu hệ có phải rằng người phụ nữ Raglai là người quyết định các
công việc lớn nhỏ trong gia đình và ưu tiên cho con gái đi học?
CHƯƠNG 2. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm về vai trò giới trong gia đình
người Raglai

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Khánh Nam là xã miền núi thuộc tỉnh Khánh Hòa, cách trung tâm thành phố
Nha Trang 25km về phía Tây nam. Xã có 3 thôn, tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã là
4214 ha.
23
-Phía Đông: giáp huyện Diên Khánh.
- Phía Nam: giáp huyện Khánh Sơn
- Phía Bắc: giáp xã Ninh Hòa
Về khí hậu – thuỷ văn: Khánh Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió
mùa, có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa tập trung từ tháng 9 dến tháng 12 hàng năm, mùa
khô từ tháng 01 đến tháng 8 hàng năm. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 25
o
C, nhiệt
độ cao nhất là 35
o
C, nhiệt độ thấp nhất là 22
o
C. Độ ẩm trung bình hàng năm là 80%.
Lượng mưa hàng năm 1.600 mm – 2.000 mm. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng
27,6
0
Khánh Nam là một trong hai xã miền núi của tỉnh Khánh Hòa có một mạng
lưới thủy văn đa dạng, hệ thống sông ngòi dày đặc và phân bố không đồng đều trên
địa bàn, với 1 con sông lớn là sông Cái chảy từ địa phận 6 xã của huyện. Hệ thống
sông ngòi có mức chảy ổn định nhưng mùa mưa, nước tại các con sông suối dâng cao
đã tạo không ít khó khăn cho các hoạt động kinh tế của xã, hệ thống công trình cầu
cống chưa đảm bảo nên vẫn xảy ra hiện trạng các vùng bị chia cắt trong mùa mưa
hàng năm.
Hệ thống sông suối, chảy trên địa bàn xã phân bố tương đối đồng đều, mật độ
sông suối là 0,35-0,55 km/km². Lưu lượng nước của các suối đều chịu ảnh hưởng theo

mùa.
- Mùa mưa: 450 - 500 m³/s, nước lớn, dâng nhanh, dòng chảy mạnh.
- Mùa khô: 2,7 m³/s, lưu lượng rút nhanh, lượng nước giảm đáng kể, một số
các suối nhỏ hầu như cạn kiệt nước. Về khoáng sản Tại huyện Khánh Vĩnh nói chung
và xã Khánh Nam nói riêng được nhận định là nguồn tài nguyên quan trọng cho sự
phát triển công nghiệp khai thác và chế biến.
Khoáng sản: gồm các loại như: Thiếc, cao lanh… song nói đến Khánh Nam
thì phải nói đến các loại gỗ quý hiếm, tổng trữ lượng rừng của huyện lên đến 10 triệu
m
3
, trong đó có 9 triệu m
3
tập trung ở rừng rậm và rừng trung bình.
24
Về tài nguyên đất: Trên địa bàn xã có những nhóm đất chính với diện tích và
tỷ lệ từng loại đất như sau:
-Nhóm đất phù sa: Diện tích 1.465 ha, chiếm tỷ lệ 27,29% diện tích tự nhiên
toàn xã, phân bổ tập trung ở khu vực thung lũng ven sông thuộc phía Bắc của xã. Đất
được bồi đắp hàng năm do bị ngập lụt nên khá phì nhiêu. Hiện nay đất phù sa đang
được sử dụng vào trồng lúa hai vụ và hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày.
-Nhóm đất xám rẫy: Diện tích 1.215,5 ha, chiếm tỷ lệ 22,56%. Phân bố ở khu
vực phía Đông Bắc của Xã. Hiện nay đang được khai thác để trồng sắn, cây keo
-Nhóm Đất đỏ vàng trên đất phiến sét: chiếm 14,17%, phân bố ở khu vực phía
Tây của xã.
-Nhóm đất vàng nhạt trên đá granit (Fa,Ha) chiếm 18,52%, phân bổ tập trung ở
khu vực giữa xã và phía Đông. Đất có tầng dày nhỏ hơn 30cm, thành phần cơ giới từ
thịt nặng đến sét, khả năng giữ ẩm kém, có đá lẫn.
-Nhóm đất khác: Bao gồm các loại đất lầy thụt và đất dốc tụ, phân bổ dưới các
khe suối hợp thủy. Loại đất này có độ phì khá cao, giàu mùn, khả năng giữ ẩm rất tốt,
tuy nhiên chỉ chiếm tỷ lệ 17,46%.

Về tài nguyên rừng: Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng: 2.790ha.
Trong đó :
Đất rừng sản xuất: 1.598 ha
Đất rừng đặc dụng: 959 ha
Đất rừng trồng: 233 ha
Về tình hình dân số, dân tộc và tôn giáo: Theo báo cáo UBND xã Khánh
Nam toàn xã có 3 thôn, buôn với 501 hộ và 1915 khẩu, gồm nhiều dân tộc chung sống
với nhau, chủ yếu là người Raglay. Trong đó, tổng số hộ nghèo tại xã Khánh Nam là:
151 hộ với 561 nhân khẩu, chiếm 31,58 %, hộ cận nghèo là 123 hộ với 508 nhân
khẩu, chiếm tỷ lệ 25,73%. Trong năm đã có 160 hộ nghèo và cận nghèo được ngân
hàng chính sách cho vay tổng số tiền là 750 triệu đồng, góp phần cải thiện vốn đầu tư
sản xuất cho nhân dân.
25

×