Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Biểu tượng trong thơ thế hệ đổi mới (qua một số tác giả tiêu biểu)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 136 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ YẾN

BIỂU TƢỢNG TRONG THƠ THẾ HỆ ĐỔI MỚI
(QUA MỘT SỐ TÁC GIẢ TIÊU BIỂU)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ YẾN

BIỂU TƢỢNG TRONG THƠ THẾ HỆ ĐỔI MỚI
(QUA MỘT SỐ TÁC GIẢ TIÊU BIỂU)

Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 822.01.20
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. LÊ THỊ HỒ QUANG

NGHỆ AN, 2018



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Biểu tượng trong thơ thế hệ Đổi mới (Qua một
số tác giả tiêu biểu), trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn các quý thầy cô
khoa Sƣ phạm Ngữ văn, trƣờng Đại học Vinh đã hỗ trợ, tạo điều kiện, giúp đỡ
tôi trong suốt hai năm học vừa qua. Đặc biệt, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới giảng viên, TS. Lê Thị Hồ Quang, ngƣời đã ln tận tình hƣớng dẫn,
chỉ bảo và đồng hành với tơi trong q trình thực hiện luận văn này. Cùng với
đó, tơi muốn gửi lời tri ân tới gia đình, bạn bè, ngƣời thân - những ngƣời đã
luôn ủng hộ, cổ vũ tinh thần và giúp đỡ, tƣơng trợ tôi. Tất cả sự giúp đỡ ấy
ln có một ý nghĩa lớn lao và đặc biệt đối với tôi.
Vinh, ngày 15 tháng 07 năm 2018
Tác giả

Nguyễn Thị Yến


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .......................................................................... 2
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi văn bản khảo sát.................................... 9
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 9
5. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 10
6. Đóng góp mới của luận văn ...................................................................... 11
7. Cấu trúc của luận văn ............................................................................... 11
Chƣơng 1 NHÌN CHUNG VỀ BIỂU TƢỢNG TRONG SÁNG TÁC CỦA
CÁC NHÀ THƠ THẾ HỆ ĐỔI MỚI ........................................................... 12
1.1. Khái niệm biểu tƣợng ............................................................................ 12
1.1.1. Biểu tƣợng nhƣ một ký hiệu ngôn ngữ................................................ 12

1.1.2. Biểu tƣợng nhƣ một ký hiệu văn hóa .................................................. 15
1.1.3. Biểu tƣợng nhƣ một ký hiệu nghệ thuật .............................................. 17
1.2. Khái lƣợc về các nhà thơ thế hệ Đổi mới ............................................... 20
1.2.1. Khái niệm nhà thơ thế hệ Đổi mới ...................................................... 20
1.2.2. Một số gƣơng mặt nhà thơ nổi bật của thế hệ Đổi mới........................ 21
1.3. Ý nghĩa, giá trị và cơ sở xã hội - thẩm mỹ của biểu tƣợng trong sáng tác
của các nhà thơ thế hệ Đổi mới .................................................................... 27
1.3.1. Khái lƣợc về ý nghĩa, giá trị của hệ biểu tƣợng trong thơ của các tác giả
thế hệ Đổi mới.............................................................................................. 27
1.3.2. Cơ sở xã hội - thẩm mỹ của phƣơng thức mô tả đời sống bằng biểu
tƣợng trong thơ thế hệ Đổi mới .................................................................... 28
Chƣơng 2 CÁC NHÓM BIỂU TƢỢNG VÀ NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG
BIỂU TƢỢNG TRONG THƠ CÁC TÁC GIẢ THẾ HỆ ĐỔI MỚI ............ 32
2.1. Các nhóm biểu tƣợng trong thơ các tác giả thế hệ Đổi mới.................... 32
2.1.1. Nhóm biểu tƣợng về thế giới tự nhiên và đời sống thế tục .................. 32
2.1.2. Nhóm biểu tƣợng về thế giới tâm linh ................................................ 36
2.1.3. Nhóm biểu tƣợng về những giá trị văn hóa dân tộc ............................. 39


2.1.4. Nhóm biểu tƣợng về tình u và sức mạnh dục tính ........................... 43
2.1.5. Nhóm biểu tƣợng về hoạt động sáng tạo nghệ thuật............................ 49
2.2. Nghệ thuật xây dựng biểu tƣợng trong thơ các tác giả thế hệ Đổi mới ... 52
2.2.1. Đẩy biểu tƣợng lên bề mặt của văn bản .............................................. 52
2.2.2. Tơ đậm tính chất kì vĩ, lớn lao hoặc dị thƣờng của biểu tƣợng............ 55
2.2.3. Mô tả biểu tƣợng qua những cảm giác vận động trực tiếp, cụ thể 57
2.2.4. Gia tăng khoảng trống giữa câu chữ, hình ảnh khi xây dựng biểu tƣợng . 59
Chƣơng 3 BIỂU TƢỢNG TRONG THƠ BA TÁC GIẢ NỔI BẬT CỦA
THẾ HỆ ĐỔI MỚI: NGUYỄN QUANG THIỀU, MAI VĂN PHẤN,
INRASARA................................................................................................. 63
3.1. Biểu tƣợng trong thơ Nguyễn Quang Thiều ........................................... 64

3.1.1. Biểu tƣợng làng Chùa ......................................................................... 64
3.1.2. Biểu tƣợng sông Đáy .......................................................................... 69
3.1.3. Biểu tƣợng nấm mộ ............................................................................ 73
3.1.4. Biểu tƣợng Cây ánh sáng .................................................................... 79
3.2. Biểu tƣợng trong thơ Mai Văn Phấn ...................................................... 83
3.2.1. Biểu tƣợng Ánh sáng - Bóng tối ......................................................... 84
3.2.2. Biểu tƣợng Nƣớc - Lửa ....................................................................... 89
3.2.3. Biểu tƣợng Bầu trời - Đất đai ............................................................. 96
3.3. Biểu tƣợng trong thơ Inrasara .............................................................. 105
3.3.1. Biểu tƣợng tháp Chàm ...................................................................... 106
3.3.2. Biểu tƣợng sông Lu .......................................................................... 109
3.3.3. Biểu tƣợng cây xƣơng rồng .............................................................. 114
3.3.4. Biểu tƣợng vũ nữ Chàm Apsara ........................................................ 117
KẾT LUẬN ................................................................................................ 123
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 125
DANH MỤC TÁC PHẨM NGHIÊN CỨU ................................................ 128


QUY ƢỚC VIẾT TẮT
Nxb: Nhà xuất bản
Tp: Thành phố
Cách chú thích tài liệu trích dẫn: số thứ tự tài liệu đứng trƣớc, số trang
đứng sau. Ví dụ: [6; 21] nghĩa là số thứ tự của tài liệu trong mục Tài liệu tham
khảo là 6 nhận định trích dẫn nằm ở trang 21 của tài liệu này.


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

1.1. Hiện nay, trong nghiên cứu, phê bình văn học hiện đại, tiếp cận thơ
ca theo hƣớng biểu tƣợng đang dành đƣợc nhiều quan tâm, chú ý. Điều này,
một mặt xuất phát từ tính chất đa nghĩa, phức tạp và khó lý giải của biểu
tƣợng; mặt khác việc khám phá từ góc nhìn biểu tƣợng sẽ giúp ngƣời nghiên
cứu mở ra những ý nghĩa độc đáo, thú vị của văn bản thơ. Trong thơ Việt
Nam hiện đại, nhƣ một xu thế chung, các tác giả đều coi trọng việc xây dựng
hệ thống các biểu tƣợng, từ đó, hình thành nên thế giới thơ riêng biệt mang
đậm dấu ấn của chủ thể sáng tạo.
1.2. Thơ Việt Nam sau 1975, đặc biệt từ công cuộc Đổi mới (12/1986)
đã có những bƣớc chuyển mình đầy mạnh mẽ. Một thế hệ các nhà thơ mới ra
đời, gây đƣợc tiếng vang và sớm khẳng định bản lĩnh của mình trên thi đàn.
Có thể kể đến những tên tuổi nhƣ Nguyễn Lƣơng Ngọc, Dƣơng Kiều Minh,
Nguyễn Quang Thiều, Mai Văn Phấn, Nguyễn Bình Phƣơng, Dƣ Thị Hồn,
Trần Quang Q, Trần Hùng, Inrasara, Trần Tiến Dũng, Trƣơng Đăng Dung,
Đỗ Minh Tuấn, Đỗ Trọng Khơi, Trần Anh Thái, Nguyễn Việt Chiến, Đặng
Huy Giang, Giáng Vân, Nguyễn Linh Khiếu… Trong đó, Nguyễn Quang
Thiều, Mai Văn Phấn, Inrasara đƣợc xem là những đại diện nổi bật của thơ
Việt thời Đổi mới. Nếu Nguyễn Quang Thiều đƣợc xem là đại diện tiên
phong, mở đầu cho xu hƣớng cách tân thơ Việt sau 1975; Mai Văn Phấn là
ngƣời nối tiếp và làm phát triển thêm thành tựu cho thơ giai đoạn này thì
Inrasara đƣợc xem là thi sĩ tiêu biểu cho giai đoạn cuối của thơ Đổi mới, tạo
tiền đề sáng tạo cho lớp các nhà thơ trẻ sau này. Họ là những ngƣời đã giúp
cho thơ Việt có nhiều khởi sắc và đóng góp tiếng nói tích cực trên thi đàn cả
trong và ngồi nƣớc. Họ là ba gƣơng mặt mang ba phong cách thơ khác nhau


2

nhƣng đều có chung một đích đến: làm phát triển thêm tiếng nói của thơ dân
tộc trong cái nhìn của bạn đọc trong và ngoài nƣớc.

1.3. Trong thế giới thơ của các tác giả thế hệ Đổi mới, biểu tƣợng đƣợc
xem là một phƣơng diện, thủ pháp nghệ thuật độc đáo. Từ hệ thống các biểu
tƣợng nổi bật, ngƣời đọc có thể “lần” ra những dấu chỉ hiệu quả để có cách
nhìn và lý giải mới, độc đáo về con ngƣời và thế giới xung quanh trong sáng
tác của các nhà thơ Đổi mới. Nhờ vậy, việc đọc/ tiếp nhận văn bản thơ qua
“kênh” biểu tƣợng đƣợc xem là một cách đọc có - hiệu - quả cho các hiện
tƣợng thơ lâu nay vẫn bị/ đƣợc xem là “khó” của thơ Việt đƣơng đại. Tuy
nhiên, cho đến nay vấn đề biểu tƣợng trong thơ các tác giả thuộc thế hệ Đổi
mới vẫn đƣợc ít ngƣời quan tâm, tìm hiểu.
Vì những lí do trên chúng tơi quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài:
“Biểu tượng trong thơ thế hệ Đổi mới” (Qua một số tác giả tiêu biểu).
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Cho đến nay, thơ Việt Nam thời kỳ Đổi mới là đối tƣợng nghiên cứu
của khá nhiều công trình khoa học. Tuy nhiên, vấn đề biểu tƣợng trong thơ
Việt Nam thời kỳ Đổi mới vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu sâu. Những cơng trình,
bài viết về đề tài này chủ yếu mới chỉ dừng lại ở một số tác giả, tác phẩm cụ
thể, hoặc chỉ là những ý kiến kết hợp nói thêm khi bàn đến những vấn đề khác
của thơ Đổi mới. Sau đây là những ý kiến nhận định, đánh giá tiêu biểu.

2.1. Các cơng trình, bài viế t về biể u tư ợ ng trong thơ
Đ ổ i mớ i nói chung
Tác giả Nguyễn Đăng Điệp trong Thơ Việt Nam sau 1975 - từ cái nhìn
tồn cảnh (2014) nhận xét các nhà thơ sau 1986 đã “chú ý nhiều hơn đến tính
đa nghĩa của ngơn ngữ thơ ca” và đó là lý do khiến họ có “ý thức tạo ra tính
nhịe mờ trong ngơn ngữ và biểu tƣợng”: “Với tƣ cách là một nghệ sỹ, cái


3

quan trọng nhất là nhà thơ phải tạo ra đƣợc quan niệm riêng về đời sống.

Quan niệm ấy không hiện lên qua những lời lý thuyết khô khan mà phải hóa
thân vào chữ nghĩa và hình tƣợng. Đó là lý do khiến các nhà thơ sau 1986 chú
ý nhiều hơn đến tính đa nghĩa của ngơn ngữ thơ ca. Bên cạnh xu hƣớng đƣa
thơ gần với đời sống là một cực khác: ý thức tạo ra tính nhịe mờ trong ngôn
ngữ và biểu tƣợng. Xu hƣớng này muốn gia tăng chất ảo trong thơ, buộc
ngƣời đọc phải giải mã các sinh thể nghệ thuật qua nhiều chiều liên tƣởng văn
hóa khác nhau” [5].
Nhà phê bình Lê Hồ Quang trong bài viết Tư duy thơ Việt Nam sau
1975 qua sáng tác của một số tác giả thế hệ Đổi mới (2016) mặc dù không
trực tiếp bàn về vấn đề biểu tƣợng trong thơ thế hệ Đổi mới, tuy nhiên, khi
phân tích về sự đổi mới trong mặt kết cấu thơ, cụ thể là chất liệu thơ đã mô tả
về những biểu tƣợng phổ biến trong thơ thế hệ Đổi mới: “Không ngẫu nhiên
mà trong thơ Nguyễn Quang Thiều xuất hiện phổ biến hệ sinh vật “cấp thấp”
hiếm gặp trong thơ trƣớc đó, chẳng hạn ốc sên, rắn, chó, mèo, chuồn chuồn,
cào cào…; những sự vật, sự việc bình thƣờng, thậm chí tầm thƣờng trong thơ
Mai Văn Phấn: chiếc tất, buồng chuối, tiếng giã giò, ăn dưa hấu, ăn bánh,
tắm biển, xem tivi…; hoặc đời sống đƣờng phố trong thơ Inrasara: bia 333,
hát karaoke, say xỉn, bụng bia, ly đen, quán café, cơ gái mười bảy bán bia ơm
Sài Gịn… Dù mục đích và cách sử dụng chất liệu có khác nhau, song chúng
đều đƣợc nhìn qua lăng kính nhân sinh phổ quát và gắn liền với đời sống con
ngƣời ở thì hiện tại. Song hành và có phần “lấn át” chất liệu đời thực là các
chất liệu “siêu thực”, những chất liệu dƣờng nhƣ chỉ tồn tại trong giấc mơ và
trí tƣởng tƣợng hoang dại. Một thế giới của những khu rừng ma, con hươu
ma, những con chim ngủ yên trong mặt trăng bằng nước, những ngọn nước
rào rào chảy ngược, cơn giơng trong suốt, bầy ngựa phi tím tái lưng


4

trăng… trong thơ Nguyễn Bình Phƣơng hay những ảo giác kỳ dị, lạ lùng

trong thơ Trần Tiến Dũng là những ví dụ…” [28].
Nhà thơ Mai Văn Phấn trong cơng trình Khuynh hướng cách tân trong
thơ Việt Nam sau 1975 (2016) đã đề cập đến những cách tân, đổi mới của thơ
sau 1975. Trong đó, khi nhắc đến sự thay đổi, cách tân về đề tài đã nhận xét:
“Các nhà thơ cách tân đã kết hợp hài hịa giữa cái “Tơi” trong Thơ Mới, tính
“đại tự sự” trong thơ thời chiến với tâm thức mở nhiều chiều của đời sống văn
minh hiện đại. Sự kết hợp ấy đƣợc đẩy xa một khoảng cách bằng những ẩn
ức, trực giác, mê sảng,… bằng những mơ-đun, lát cắt, biểu tƣợng,... để bạn
đọc bình tĩnh minh định nó trong một thế giới thơ mới lạ” [26; 368]. Nhƣ vậy,
theo tác giả này, biểu tƣợng chính là một trong những phƣơng tiện nổi bật
khiến thơ thế hệ Đổi mới phản ánh đƣợc những ẩn ức, trực giác, mê sảng của
con ngƣời trong sự nới rộng phạm vi mô tả hiện thực của các tác giả.
2.2. Các cơng trình, bài viết về biểu tượng trong thơ một số tác giả
tiêu biểu thuộc thế hệ Đổi mới
Tác giả Nguyễn Vĩnh Ngun trong cơng trình Inrasara - người thơ
trầm tưởng (2003) viết về những biểu tƣợng gắn với văn hóa Chăm, con
ngƣời Chăm trong thơ Inrasara: “Hình ảnh tháp Chàm đi vào thơ Inrasara với
đầy đủ trạng thái: tháp nắng, tháp lạnh, tháp nghiêng, tháp đợi... mà mỗi trạng
thái là một biểu tƣợng đẹp về quê hƣơng vừa linh thánh lại vừa gần gũi. Nhịp
vỗ Ginăng, Baranƣng, tiếng kèn Saranai và thanh âm, sắc màu lễ hội cũng ùa
vào thơ anh đôi khi nhƣ ký ức đồng vọng, đôi khi là thực tại tha thiết gọi mời.
Và dịng sơng Lu nhƣ sợi chỉ xanh trằn trọc vắt qua làng dệt kia cứ thao thiết
tắm gội ngữ ngôn anh, dạy anh cách vƣơn nhìn và giở ra những vịm trời mới
của sáng tạo khi xuôi về biển cả cuộc đời” [22].
Trong Thơ sinh ra để nói về niềm hi vọng của con người (2011), tác giả
Văn Giá đã dành một mục (trong tổng số ba mục của bài viết) để nói về một


5


trong những đặc trƣng của thế giới thơ Mai Văn Phấn - đó là sự xuất hiện dày
đặc của các biểu tƣợng. Cụ thể, trong cơng trình này, tác giả bài viết đã phân
tích về ba hình ảnh mà theo ông là “cô đọng nhất, chụm nhất nên trở thành
tiêu biểu nhất” trong thơ Mai Văn Phấn: Đất đai, Ánh sáng và Em/ Ngƣời
tình. Từ đó, đƣa ra nhận định khái quát: “Cả ba hình ảnh này đều nằm trong
sự quy chiếu của lẽ phồn sinh và hóa sinh bất định với tất cả sự sống động của
chúng” và “nói theo cách nói của thi pháp học, đó chính là thế giới nghệ thuật
đặc sắc của thơ Mai Văn Phấn” [9].
Nhã Thun trong cơng trình Khí quyển thơ - sinh thái của Mai Văn
Phấn: Thơ, bầu trời và những linh hồn (2011) đã tìm hiểu về hệ thống biểu
tƣợng trong thơ Mai Văn Phấn, mà với Nhã Thuyên chúng đã cùng tạo nên
một không gian - hệ sinh thái giàu có trong thơ Phấn. Trong bài viết này, tác
giả đi sâu phân tích về biểu tƣợng “bầu trời” và nhận xét: “Thực ra, nếu so
sánh với các hình tƣợng các yếu tố nguyên thủy khác nhƣ đất (biến thể là
cánh đồng, đất đai…), nƣớc (biến thể là sông, biển…), lửa (biến thể là ánh
sáng, mặt trời…) thì “bầu trời” (đúng ra là biến thể của yếu tố “khí” nguyên
thủy, cùng với các biến thể khác nhƣ hơi gió, làn hơi…) xuất hiện có vẻ thƣa
vắng hơn. Tuy nhiên, hình tƣợng khơng gian này lại trở nên giàu có, bởi
tiềm năng khêu gợi tƣởng tƣợng về một không gian vô tận của tự nhiên và
suy tƣởng của nó, bởi đó là chiều cao, chiều rộng và cả chiều sâu, bởi nó
hƣớng về một viễn tƣợng xa xôi”. Đồng thời, tác giả Nhã Thuyên đã mở
rộng phân tích tới các biểu tƣợng thiên nhiên khác trong thơ Mai Văn Phấn
và có đánh giá đáng chú ý: “Ngƣời đọc cũng dễ dàng nhận ra hàng loạt
những hình tƣợng thiên nhiên có tính chất biểu tƣợng, ẩn dụ trong thơ Mai
Văn Phấn. Tôi muốn nói thêm rằng: đó khơng phải là những biểu tƣợng bất
biến, cố định, chết cứng, mà nó sinh thành cùng kinh nghiệm cảm giác của


6


chính tác giả trong mỗi lần phát kiến một bài thơ, một câu thơ, thậm chí một
từ ngữ” [19; 429-455].
Nhà thơ - nhà phê bình Dƣơng Kiều Minh trong bài viết Cuộc trở về
tâm không trong tập Bầu trời không mái che của nhà thơ Mai Văn Phấn
(2011) đã chỉ ra cách thi sĩ này trở về với bản thể của mình trong thinh lặng,
đó là cái tơi ẩn mình trong/ sau các biểu tƣợng của thiên nhiên: “Nhà thơ
trong thinh lặng tìm thấy mình ẩn dƣới các biểu tƣợng của thiên nhiên, là đá
trong lịng suối, nơi đỉnh gió, nhà thơ lại thấy mình là gió…”, để từ đó “đƣợc
bao phủ bởi không gian và ánh sáng từ cuộc trở về tĩnh lặng đến cái đích của
Tâm khơng và tái sinh ở một đời sống mới” [19; 34-45].
Tác giả Lƣu Tấn Thành ở bài viết Bước đầu tìm hiểu phong cách thơ
Inrasara (2012) đã có nhận xét đáng chú ý khi nhận thấy phong cách thơ
Inrasara mang đậm dấu ấn của những biểu tƣợng gắn liền với quê hƣơng: “Có
thể nói, Inrasara u dân tộc mình bằng tình u của một đứa con xa q. Ơng
ln tha thiết hƣớng về quê hƣơng trên mỗi bƣớc đƣờng phiêu bạt. Nỗi nhớ
q là niềm hồi bão và tơ tƣởng mà ơng dành cho vùng đất sỏi khô cằn...
Quê hƣơng đẹp đẽ bao dung nhƣ tâm hồn ngƣời, nên Inrasara luôn khắc khoải
mơ tƣởng và tìm về. Trong đó, những biểu tƣợng của nền văn hóa dân tộc,
những nét văn hóa phi vật thể ln tồn tại khơng thể xóa nhịa trong tiềm thức
nhà thơ” [34].
Hồ Thế Hà trong cơng trình Thơ Nguyễn Quang Thiều nhìn từ Mẫu gốc
(2013) đã đi sâu phân tích thơ Nguyễn Quang Thiều dƣới góc độ biểu tƣợng.
Ở đó, Hồ Thế Hà nhấn mạnh về một Nguyễn Quang Thiều luôn luôn bị ám
ảnh thƣờng trực bới các mẫu gốc trong cả hữu thức và vô thức. Trong bài viết
này, tác giả phân tích kỹ về làng Chùa - một biểu tƣợng đầy ám ảnh trong thơ
Nguyễn Quang Thiều: “Hình tƣợng mẫu gốc ám gợi nhất trong thơ Nguyễn
Quang Thiều là làng Chùa - nơi chôn nhau cắt rốn của anh, nơi mà anh - với


7


tƣ cách một nhà thơ đã tự cho phép mình phải tun ngơn về nó nhƣ một tình
cảm và mệnh lệnh tối thƣợng mà anh gọi là Bản tuyên ngôn của giấc mơ”.
Đồng thời, Hồ Thế Hà xem mẫu gốc làng Chùa là nơi sản sinh ra các biểu
tƣợng tái sinh khác trong thơ Nguyễn Quang Thiều. Đấy là dòng sông Đáy biểu tƣợng của sự “ám gợi da diết, dịng sơng chảy trong tâm thức làng Chùa
mà Nguyễn Quang Thiều đã tắm suốt tuổi thơ, tắm cả trong những giấc mơ
mộng mị”; là biểu tƣợng Đất “cổ mẫu then chốt, ám ảnh để nhận ra chất thơ
riêng của anh. Đất trong thơ anh cũng lạ và đƣợc nhìn ngắm từ cội nguồn văn
hóa làng quê”; và nấm mộ nhƣ là “biểu tƣợng về mặc cảm chết (complexe de
mort) trong thơ anh, nó có liên quan đến thế giới hiện sinh, những ám ảnh về
sự ra đi, sự tan rã vào đất đai, cây cỏ và hƣ vô” [12].
Nhà phê bình Lê Hồ Quang trong cuốn sách Âm thanh của tưởng tượng
(2015) đã có hàng loạt bài viết đề cập đến vấn đề biểu tƣợng trong thơ của các
tác giả thuộc thế hệ nhà thơ Đổi mới. Có thể kể đến những bài viết nổi bật
nhƣ: Biểu tượng thơ Hoàng Hưng, Nguyễn Lương Ngọc và quan niệm thơ lập
thể, Dương Kiều Minh ra đi và trở về, Đọc thơ Nguyễn Bình Phương, Âm
thanh của tưởng tượng, Thế giới nghệ thuật thơ Mai Văn Phấn... Cơng trình
này thể hiện một cách nhìn/ cách đọc khá - đặc - biệt của ngƣời viết về thơ:
“bớt đi cái tỉnh táo ráo riết của lý trí, gia tăng sự phiêu lƣu của trí tƣởng
tƣợng, sự buông bắt xa lạ và ngẫu hứng của trực giác” để từ đó, thấu cảm về
một thế giới thơ mang tính đặc trƣng của các tác giả thế hệ Đổi mới: sự xuất
hiện dày đặc của hệ thống các biểu tƣợng nổi bật. Tiêu biểu nhƣ cơng trình:
Dương Kiều Minh, ra đi và trở về, Lê Hồ Quang giúp độc giả có cái nhìn sâu
sắc về thơ Dƣơng Kiều Minh: “Thơ Dƣơng Kiều Minh là một thế giới biểu
tƣợng, trong đó, giấc mơ là biểu tƣợng trung tâm, nối kết với các biểu tƣợng
khác thành một hệ thống khá chặt chẽ” [27; 255]; Trong Đọc thơ Nguyễn
Bình Phương, tác giả bài viết đã có những phát hiện mới mẻ về thơ Nguyễn


8


Bình Phƣơng và chỉ ra “đa dạng hóa hệ thống biểu tƣợng” là một trong những
thao tác kỹ thuật trong thơ ông: “Những suy ngẫm về đời sống - tồn tại nhƣ
một “chủ âm” trong thơ Nguyễn Bình Phƣơng - cũng hiếm khi đƣợc tổ chức
theo kiểu luận đề lộ liễu, chúng chủ yếu đƣợc “trình bày” qua những hình
ảnh, biểu tƣợng liên tƣởng phóng túng, nhiều khi khá mơ hồ” [27; 266];
Trong Âm thanh của tưởng tượng, tác giả Lê Hồ Quang tiếp tục có sự khảo
sát và phân tích về các biểu tƣợng nổi bật trong tuyển thơ Châu thổ của
Nguyễn Quang Thiều. Tuyển thơ gắn liền với những biểu tƣợng đầy ám ảnh
của âm thanh - một thứ âm thanh đặc biệt: âm thanh của tƣởng tƣợng, của vơ
thức, tâm linh. Đó là các biểu tƣợng giọng nói, cái tai; Hay trong Thế giới
nghệ thuật thơ Mai Văn Phấn , Lê Hồ Quang đã chỉ ra những nét độc đáo
trong thi pháp thơ Mai Văn Phấn, trong đó nhấn mạnh về biểu tƣợng nhƣ là
một trong những yếu tố tạo nên vẻ đẹp siêu thực lạ lùng của thế giới thơ Mai
Văn Phấn… Trong Thơ Inrasara “nhập cuộc về hướng mở” (2017), tác giả
này cũng cho thấy mối quan hệ chặt chẽ, sức ảnh hƣởng mạnh mẽ của văn
hóa Chăm đã hóa thân thành các biểu tƣợng nổi bật trong sáng tác của
Inrasara: “Ý thức xác định/ khẳng định bản thân trong mối quan hệ máu thịt
với cội nguồn dân tộc đã trở thành cảm hứng chủ đạo của tác giả. Theo đó, cả
một hệ thống biểu tƣợng của nền văn hóa Chăm đã sống dậy trong thơ
Inrasara…”. Đồng thời, tác giả cơng trình cũng chỉ ra hạn chế trong cách xây
dựng biểu tƣợng của Inrasara và đặt ra vấn đề: “Trong khi sự phổ biến của
những hình ảnh này trên các phƣơng tiện thơng tin đại chúng phần nào cũng
làm “nghèo” đi ý nghĩa tƣợng trƣng của chúng, biến chúng thành các “ký hiệu
đơn”, thì việc nhà thơ phải “tái cấu trúc” biểu tƣợng, cấp thêm cho chúng
những ý nghĩa “lạ hóa” giàu có và tƣơi mới hơn là điều cần thiết” [29].
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm thơ Mai Văn Phấn (2015) của Nguyễn Thị
Hƣơng Giang, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã đi sâu tìm hiểu về



9

đặc điểm thơ của tác giả Mai Văn Phấn qua ba tập thơ Bầu trời không mái
che, hoa giấu mặt và Vừa sinh ra ở đó và rút ra nhận định: “Những hình ảnh
mang tính biểu tƣợng xuất hiện trong ba tập thơ của Mai Văn Phấn khá nhiều
và đa dạng, có thể chia là ba nhóm chính: hình ảnh đất đai, sơng nước, cỏ
cây; hình ảnh ánh sáng, ban mai, ngọn lửa; hình ảnh người mẹ, người tình.
Các biểu tƣợng này đan cài, đồng hiện trong thơ một cách tích cực tạo thành
một chuỗi biểu tƣợng chồng xếp lên nhau, tạo nên một thế giới nghệ thuật đa
tầng đa nghĩa và đầy biến ảo” [10].
Nhƣ vậy, qua việc khảo sát các tƣ liệu, bài viết, cơng trình nghiên cứu
về các nhà thơ thuộc thế hệ Đổi mới, chúng tôi nhận thấy vấn đề biểu tƣợng
trong thơ các tác giả thế hệ Đổi mới mới chỉ đƣợc nghiên cứu một cách riêng
lẻ, ở một số tác giả cụ thể. Luận văn hy vọng sẽ có điều kiện đi sâu nghiên
cứu về biểu tƣợng trong thơ một số tác giả thế hệ Đổi mới trên cơ sở tiếp thu,
kế thừa các nghiên cứu của ngƣời đi trƣớc, hƣớng tới một cái nhìn tồn diện
và khách quan về một phƣơng diện đóng góp nổi bật của thế hệ nhà thơ Đổi
mới vào hành trình cách tân chung của văn học Việt Nam đƣơng đại.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi văn bản khảo sát
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là biểu tƣợng trong thơ một số tác
giả thế hệ Đổi mới.
3.2. Phạm vi văn bản khảo sát
Luận văn này khảo sát văn bản thơ của một số tác giả thế hệ Đổi mới,
đặc biệt tập trung vào ba tác giả: Nguyễn Quang Thiều, Mai Văn Phấn,
Inrasara.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này chúng tôi nhằm hƣớng đến những mục đích sau:
Làm rõ đặc điểm nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật xây dựng biểu tƣợng trong



10

thơ của một số tác giả thế hệ Đổi mới, đặc biệt đi sâu nghiên cứu ba tác giả:
Nguyễn Quang Thiều, Mai Văn Phấn, Inrasara.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài Biểu tượng trong thơ một số tác giả thế hệ Đổi mới,
chúng tơi xác định có những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Làm rõ khái niệm biểu tƣợng và đặc điểm của các tác giả thế hệ Đổi
mới. Đồng thời làm rõ ý nghĩa, giá trị và cơ sở xã hội - thẩm mỹ của hệ thống
biểu tƣợng trong sáng tác của các nhà thơ thế hệ Đổi mới.
- Phân loại các nhóm biểu tƣợng và làm rõ nghệ thuật xây dựng biểu
tƣợng trong thơ của một số tác giả thuộc thế hệ Đổi mới.
- Khảo sát hệ thống biểu tƣợng nổi bật trong thơ của Nguyễn Quang
Thiều, Mai Văn Phấn, Inrasara.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp sau đây:
5.1. Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi cần tổng hợp nhiều kiến thức của
các nhóm ngành/ lĩnh vực khác nhau: văn hóa - văn học - triết học; văn học
sử, thi pháp học… Do đó, phƣơng pháp này sẽ giúp ngƣời viết có cái nhìn
nhiều chiều, nhiều góc độ để phân tích, đánh giá đối tƣợng.
5.2. Phương pháp hệ thống - cấu trúc
Quan niệm thế giới biểu tƣợng trong thơ là một chỉnh thể, xuất phát từ
đặc điểm riêng của thế giới biểu tƣợng trong thơ các tác giả thế hệ Đổi mới,
luận văn chú trọng tìm hiểu hệ thống biểu tƣợng trong thơ các tác giả này về
các đặc điểm, ý nghĩa, cách tổ chức xây dựng nghệ thuật cấu tạo nên chỉnh
thể ấy.
5.3. Phương pháp hình thức



11

Vận dụng phƣơng pháp này, chúng tôi đi sâu phân tích các khía cạnh
hình thức của văn bản thơ của các tác giả thế hệ Đổi mới. Từ đó, nhận diện
biểu tƣợng trong cấu trúc chỉnh thể văn bản.
5.4. Phương pháp so sánh
Phƣơng pháp này giúp ngƣời viết có thể nhìn nhận rõ hơn sự khác biệt
giữa thế giới biểu tƣợng trong thơ các tác giả; đồng thời nhận ra nét riêng biệt
trong từng cách xây dựng hệ thống biểu tƣợng trong thơ của các tác giả thế hệ
Đổi mới, khẳng định cá tính sáng tạo riêng của họ.
Ngồi các phƣơng pháp nêu trên, chúng tơi cịn sử dụng một số thao tác
nghiên cứu nhƣ thống kê, phân loại; phân tích, tổng hợp…
6. Đóng góp mới của luận văn
Luận văn góp phần làm rõ những đặc điểm, ý nghĩa nổi bật của hệ
thống biểu tƣợng trong thơ các tác giả thế hệ Đổi mới, đặc biệt ở ba tác giả:
Nguyễn Quang Thiều, Mai Văn Phấn, Inrasara.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn đƣợc triển khai gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Nhìn chung về biểu tƣợng trong sáng tác của các nhà thơ
thế hệ Đổi mới
Chương 2: Các nhóm biểu tƣợng và nghệ thuật xây dựng biểu tƣợng
trong thơ các tác giả thế hệ Đổi mới
Chương 3: Biểu tƣợng trong thơ ba tác giả nổi bật của thế hệ Đổi mới:
Nguyễn Quang Thiều, Mai Văn Phấn, Inrasara.


12


Chƣơng 1
NHÌN CHUNG VỀ BIỂU TƢỢNG TRONG SÁNG TÁC
CỦA CÁC NHÀ THƠ THẾ HỆ ĐỔI MỚI
1.1. Khái niệm biểu tƣợng
Biểu tƣợng (symbol) là thuật ngữ đƣợc dùng khá phổ biến, đặc biệt
trong lĩnh vực văn hóa, văn học. Tuy nhiên, cho đến nay, khái niệm này vẫn
chƣa đƣợc định nghĩa một cách thống nhất. Điều này, có lẽ đúng nhƣ Jean
Chevarlie trong cuốn Từ điển văn hóa biểu tượng đã khẳng định: “Khơng
cách gì định nghĩa đƣợc một biểu tƣợng. Tự bản chất của nó, nó phá vỡ các
khn khổ định sẵn và tập hợp các thái cực lại trong cùng một ý niệm. Nó
giống nhƣ mũi tên bay mà không bay, đứng im mà biến ảo, hiển nhiên mà lại
không nắm bắt đƣợc. Ta sẽ cần phải dùng các từ để gợi ra một hay nhiều ý
nghĩa của biểu tƣợng; nên phải luôn nhớ rằng các từ không thể diễn đạt đƣợc
tất cả giá trị của biểu tƣợng” [8; XIV]. Song, dƣờng nhƣ việc bị/ được xem là
cái “không thể nắm bắt” nên bản thân biểu tƣợng càng chứa đựng sức hút
mạnh mẽ đối với các nhà nghiên cứu.
Trong giới hạn của đề tài, chúng tơi sẽ trình bày khái niệm biểu tƣợng
dƣới các góc độ: biểu tƣợng nhƣ một ký hiệu ngôn ngữ, biểu tƣợng nhƣ một
ký hiệu văn hóa và biểu tƣợng nhƣ một ký hiệu nghệ thuật.
1.1.1. Biểu tượng như một ký hiệu ngôn ngữ
Xét theo nghĩa từ nguyên, biểu tƣợng trong tiếng Hán đƣợc cắt
nghĩa nhƣ sau: biểu có nghĩa là bày ra , trình bày , dấu hiệu để nhận biết một
điều gì đó ; tượng có nghĩa là hình tƣợng. Biểu tƣợng là một hì nh tƣợng nào
đó đƣợc phô bày r a để trở thành một dấu hiệu , ký hiệu tƣợng trƣng nhằm để
diễn đạt về một ý nghĩ a mang tí nh trƣ̀u tƣợng

. Còn trong Tiếng Anh, biểu



13

tƣợng là symbol. Thuật ngữ “symbol” đƣợc bắt nguồn từ Hi Lạp là
“Symbolon”. Nó có nghĩa là ký hiệu, lời nói, dấu hiệu, triệu chứng.
Có thể nói, trong q trình cố gắng cắt nghĩa, lý giải biểu tƣợng, các
nhà nghiên cứu, nhà ngôn ngữ học đều thống nhất với nhau ở việc biểu tƣợng
mang bản chất ký hiệu, nó gồm hai mặt: cái biểu đạt và cái đƣợc biểu đạt.
“Cái biểu đạt của biểu tƣợng có thể là một vật, hành vi, hình ảnh trong nghệ
thuật, đám rƣớc, lễ hội... Cái đƣợc biểu đạt là nội dung (ý nghĩa , khái niệm)
hàm chứa trong đó. Nội dung ấy có tính bao quát, tính chung, tính quy luật”
[6; 21]. Và chính ký hiệu học là khoa học nền tảng và quan trọng nhất khi
chúng ta tiếp cận nghiên cứu về biểu tƣợng.
Ngƣời đầu tiên đặt nền móng cho lý thuyết ngơn ngữ mang bản chất ký
hiệu là F. De. Saussure - ngƣời sáng lập ra ngành ngôn ngữ học hiện đại thế kỉ
XX, trong Giáo trình ngơn ngữ học đại cương. Ở đó, ơng đã đi sâu nghiên
cứu về tính hai mặt của ký hiệu thơng qua mơ hình: kí hiệu (sign) = cái biểu
đạt (signifier) + cái đƣợc biểu đạt (signified). Tức là một ký hiệu gồm có hai
bình diện là cái biểu đạt (hình thức) và cái đƣợc biểu đạt (nội dung). Tuy
không đề cập đến biểu tƣợng nhƣ là đối tƣợng đƣợc nói đến, song “với mơ
hình này, nhân tố cơ bản nhất của biểu tƣợng cũng đã đƣợc xác lập và trở
thành nền tảng cho rất nhiều những nghiên cứu về biểu tƣợng sau này” [38].
Tiếp nối những lý thuyết ban đầu của F. De. Saussure về mối quan hệ
giữa cái biểu đạt và cái đƣợc biểu đạt, các tác giả cuốn Từ ký hiệu đến biểu
tượng, đã trích dẫn một số ý kiến khác nhau và nêu ra nhận định của mình. Cụ
thể, họ chỉ ra ba loại ý kiến khi đề cập đến mối quan hệ giữa cái biểu đạt và
cái đƣợc biểu đạt nhƣ sau:
Loại ý kiến thứ nhất, hiểu biểu tượng theo nghĩa rất rộng, bao gồm tất
cả các hình thức biểu hiện văn hóa lồi người: nghi lễ, ngơn ngữ, nghệ thuật,
thần thoại, khoa học... đều là biểu tượng. Tiêu biểu cho quan niệm này là E.



14

Cassirer và Ch. Pierce. Biểu tượng ở đây hầu như đồng nhất với kí hiệu
(sign), tính biểu tượng tương đương với tính kí hiệu.
Loại ý kiến thứ hai, có thể gọi là quan niệm hẹp, coi biểu tượng như
một dạng kí hiệu đặc biệt, mà “cái được biểu đạt” (hình ảnh, sự vật, sự việc)
gợi người đọc đến một nội dung khác ngoài nghĩa hiển lộ trực tiếp. Nội dung
khác này đa nghĩa, mơ hồ, xa lạ, tàng ẩn, chỉ với lí trí khơng thể nắm bắt và
diễn tả hết được. Theo quan điểm này có thể kể ra các tác giả tiêu biểu như
A.F. Losev, Iu. Lotman, Tz. Todorov, S. Freud, C. Jung...
Loại ý kiến thứ ba, coi biểu tượng là một hiện tượng thiêng liêng, thần
bí, một thơng điệp của đấng tối cao gửi đến cho con người. Một số cách diễn
giải các biểu tượng thời cổ như Kinh Dịch của Trung Hoa, Hà Đồ, Lạc Thư
hay một số tôn giáo sau này là như vậy [6; 21-22].
Từ đó, các tác giả cuốn Từ ký hiệu đến biểu tượng đã đồng tình với loại
ý kiến thứ hai, và theo họ “nghiên cứu của chúng tôi đi theo hƣớng ký hiệu
học văn hóa, có tham chiếu những thành tựu của phân tâm học”; đồng thời rút
ra kết luận: “Biểu tƣợng cũng là dạng siêu ngôn ngữ” và “biểu tƣợng là một
ký hiệu mà bình diện nội dung của nó là một ký hiệu khác, có ý nghĩa văn hóa
cao hơn, điều ấy dẫn đến việc nó làm trung hịa nghĩa thứ nhất, biến một ký
hiệu chỉ có chức năng thơng tin thuần túy thành sự biểu đạt văn hóa” [6; 24].
Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, khi xét biểu tƣợng nhƣ một ký hiệu ngơn
ngữ thì trƣớc tiên nó là công cụ, là phƣơng tiện phục vụ cho hoạt động giao
tiếp của con ngƣời. Nhƣng không đơn thuần gắn với những nội dung đơn
nghĩa, ngƣợc lại, biểu tƣợng luôn mang chứa sự đa nghĩa, và bản thân nó có
thể giúp con ngƣời cụ thể hóa, định danh hóa những gì mà ngơn ngữ thơng
thƣờng khơng thể mơ tả đƣợc. Cụ thể, nó vƣợt lên lớp nghĩa bề mặt ban đầu,
mang chứa trong nó nhiều lớp nghĩa khác nhau. Chính vì vậy, tự thân biểu
tƣợng ln có tính mơ hồ, đa nghĩa.



15

1.1.2. Biểu tượng như một ký hiệu văn hóa
Khi xem xét biểu tƣợng nhƣ một ký hiệu văn hóa, ngƣời ta thƣờng nhìn
nhận nó trong mối quan hệ với khái niệm văn hóa và chức năng của nó trong
việc hình thành và xây dựng văn hóa. Theo Unesco, văn hóa là “tập hợp hệ
thống các biểu tƣợng, nó quy định thế ứng xử của con ngƣời và làm cho số
đông ngƣời có thể giao tiếp với nhau, liên kết thành một cộng đồng riêng
biệt”. Nhƣ vậy, khái niệm này đã chỉ ra biểu tƣợng là một thành tố của văn
hóa, nó cấu thành văn hóa, và đồng thời tạo dựng văn hóa. Do đó, ta khơng
thể khơng tìm hiểu về biểu tƣợng (và ý nghĩa của nó) khi muốn đi sâu tìm
hiểu về văn hóa của một đất nƣớc, cộng đồng dân tộc nào đó. Tất cả những
điều này đã tác động vào việc nghiên cứu biểu tƣợng, khiến nó trở thành một
trong những đối tƣợng nghiên cứu cơ bản của văn hóa học.
Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới là một cơng trình nghiên cứu quy
mơ, cơng phu, kỹ lƣỡng của các soạn giả Jean Chevalier và Alain Gheerbrant
về vấn đề biểu tƣợng - một trong những mảng quan trọng của văn hóa. Trong
cuốn sách này các tác giả đã có sự so sánh, phân biệt thuật ngữ biểu tƣợng với
các thuật ngữ thƣờng hay bị lẫn lộn với nó: biểu hiệu, vật hiệu, phúng dụ, ẩn
dụ, loại suy, triệu chứng, dụ ngôn, ngụ ngôn luân lý. Và họ rút ra kết luận
điểm chung của những lối diễn đạt bằng hình ảnh đó “là những dấu hiệu và
khơng vƣợt quá mức độ của sự biểu nghĩa” và sự khác biệt cơ bản giữa biểu
tƣợng với dấu hiệu là “ở chỗ dấu hiệu là một quy ƣớc tùy tiện trong đó cái
biểu đạt và cái đƣợc biểu đạt (khách thể hay chủ thể) vẫn xa lạ với nhau,
trong khi biểu tƣợng giả định có sự đồng chất giữa cái biểu đạt và cái đƣợc
biểu đạt theo nghĩa một lực năng động tổ chức” [8; XIX]. Từ đó, họ thấy
rằng “biểu tƣợng phong phú hơn là một dấu hiệu, ký hiệu đơn thuần: hiệu
lực của nó vƣợt ra ngồi ý nghĩa, nó phụ thuộc vào cách giải thích và cách

giải thích thì phụ thuộc vào một thiên hƣớng nào đó. Nó đầy gợi cảm và


16

năng động. Nó khơng chỉ vừa biểu hiện, theo một cách nào đó, vừa che đậy;
nó cịn vừa thiết lập, cũng theo một cách nào đó, vừa tháo dỡ ra” [8; XX].
Khi xét dƣới góc độ văn hóa, biểu tƣợng đƣợc xem là sản phẩm đặc
biệt của con ngƣời. Từ đời sống thực tại, con ngƣời đã sáng tạo nên một thế
giới mới - thế giới của các biểu tƣợng. Đó là cách con ngƣời "gọi tên” cho
những giá trị mang ý nghĩa cao hơn "sự vật” mang hình hài của chính nó.
Nhƣng đó cịn là cách con ngƣời cụ thể hóa, vật thể hóa và định danh hóa
những điều bí ẩn đang cịn chìm sâu trong cõi vơ thức của thế giới nhân sinh.
Điều quan trọng, "nó cịn là hạt nhân của sự di truyền xã hội, từ đời này sang
đời khác theo dòng đi của lịch sử, bằng các khn mẫu văn hố cổ truyền Cổ mẫu (Archetypes) chìm sâu trong vơ thức của cộng đồng - xã hội” [15].
Theo cách lí giải này, khái niệm biểu tƣợng có thể hiểu là việc các hình ảnh,
sự vật vƣợt qua lớp vỏ ngơn ngữ ban đầu của nó, thơng qua tri giác, nhận thức
của con ngƣời, trở thành vật tƣợng trƣng cho một ý nghĩa nào đó và khác
nghĩa ban đầu của nó. Ý nghĩa ấy phải là sự thống nhất đại diện cho một cộng
đồng xã hội nhất định.
Nó đƣợc xem là “hình thức dùng hình này để tỏ nghĩa nọ, hay nói khác
đi là mƣợn một cái gì đó để tƣợng trƣng cho một cái gì khác” [13]. Song giữa
hình thức và ý nghĩa nảy sinh của biểu tƣợng phải có mối - liên - hệ - mật thiết với nhau. Bởi lẽ, chỉ khi đƣợc gắn kết trong một mối quan hệ “thầm kín”
và sâu xa nào đó thì hình ảnh mới mang nghĩa của một biểu tƣợng thật sự;
thiếu sợi dây liên kết đó, chúng không thể trở thành biểu tƣợng mà chỉ dừng
lại là những hình ảnh đơn thuần. Chẳng hạn, hình ảnh bơng lúa trên nền phù
điêu làm biểu tƣợng cho các nƣớc trong khối Asean - vốn gắn liền với nền
nông nghiệp trồng lúa nƣớc; năm vòng tròn đƣợc xếp đặt, lồng ghép nhau trên
logo của các giải đấu thể thao vốn là biểu tƣợng đƣợc biết đến với ý nghĩa
tƣợng trƣng cho năm châu lục trên thế giới...



17

Biểu tƣợng văn hóa có nhiều cấp độ. Nó có thể mang tính tƣợng trƣng
chung cho tất cả các quốc gia trên thế giới, nhƣ là biểu tƣợng chim bồ câu
tƣợng trƣng cho hịa bình; biểu tƣợng cái cân tƣợng trƣng cho lẽ phải, sự cơng
bằng... Bên cạnh đó, có những biểu tƣợng chỉ là sản phẩm của một cộng đồng,
một dân tộc. Nó phản ánh nét đặc thù trong đời sống tinh thần riêng biệt của
cộng đồng, dân tộc đó. Chẳng hạn, cây tre vốn đƣợc xem là biểu tƣợng cho
tinh thần bất khuất, kiên cƣờng của ngƣời Việt trƣớc những khó khăn trong
q trình gây dựng và bảo vệ nền độc lập; đồng hồ Big Ben đã trở thành biểu
tƣợng của sự bền vững, an ninh và nền dân chủ nƣớc Anh... nhƣng ở Trung
Quốc, Hàn Quốc hay Mỹ..., chúng chƣa hẳn đã có những ý nghĩa nhƣ vậy. Do
đó, biểu tƣợng văn hóa thay đổi theo thời gian và nó cũng khác nhau, thậm
chí trái ngƣợc nhau trong những nền văn hóa khác nhau. Chẳng hạn, cái gật
đầu ở Việt Nam là biểu tƣợng cho sự đồng ý, ƣng thuận; tuy nhiên, ở Bulgaria
lại có nghĩa là không. Điều này, xuất phát từ việc lựa chọn khác nhau về văn
hoá giữa cộng đồng văn hoá này với cộng đồng văn hố khác. Mơ hình lựa
chọn đó sẽ tạo nên bản sắc riêng của mỗi cộng đồng, dân tộc. Chính vì thế,
biểu tƣợng khơng chỉ “có tác dụng mang lại tính đồng nhất của cộng đồng hay
nhóm” mà cịn là “cơng cụ hữu hiệu để con ngƣời có thể cùng chia sẻ với
nhau về mặt văn hóa” [13].
1.1.3. Biểu tượng như một ký hiệu nghệ thuật
Xét dƣới góc độ văn học, khi xem xét biểu tượng nhƣ là tḥt ngƣ̃ của
mĩ học, lí luận văn học và ngơn ngữ học thì nó có nghĩa rộng và nghĩa hẹp

.

Theo Từ điển thuật ngữ văn học , “trong nghĩa rộng biểu tượng là đặc trƣng

phản ánh cuộc sống bằng hình tƣợng của văn học nghệ thuật

. Theo nghĩ a

hẹp, biểu tượng là một phƣơng thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại
hình tƣợng nghệ thuật đặc biệt c ó khả năng truyền cảm lớn , vƣ̀a khái quát
đƣợc bản chất của một hì nh tƣợng nào đấy , vƣ̀a thể hiện một quan niệm , một


18

tƣ tƣởng hay một triết lí sâu xa về con ngƣời và cuộc đời”

[14; 24]. Từ điển

này cũng chỉ rõ: “Biểu tƣợng là khái niệm chỉ một giai đoạn, một hình thức
của nhận thức cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật cịn giữ lại trong
đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan ta đã chấm dứt” [14; 23]. Từ
góc độ văn học, biểu tƣợng còn đƣợc xem là một phương thức, phương tiện
sáng tạo nhằm phản ánh và nhận thức thế giới. Nhờ có biểu tƣợng, những
vấn đề lý luận trừu tƣợng mới trở nên cụ thể, sống động và dễ hiểu, nói nhƣ
nhà nghiên cứu Đồn Văn Chúc: “Biểu tƣợng khơng chỉ làm cho cái không tri
giác đƣợc trở thành cái tri giác đƣợc, mà cũng chính trong q trình “tri giác
hóa” cái “bất khả tri giác”, nó gây khối cảm, nhất là cho ngƣời tiêu thụ, nhƣ
nghe một bản nhạc, xem một vở kịch, đọc một bài thơ” [3; 58]. Do đó, có thể
thấy, biểu tƣợng chính là phƣơng tiện hữu hiệu mà nhà thơ, nhà văn có thể sử
dụng để truyền tải cái ẩn ý thầm kín mà ngơn từ bình thƣờng khó (thậm chí
khơng thể) diễn tả đƣợc; đồng thời ngƣời đọc từ biểu tƣợng lại có thể nắm bắt
những ẩn ý sâu xa đó của tác giả, chuyển hóa chúng thành những ý nghĩa cụ
thể trong nhận thức, tƣ duy thẩm mĩ của mình.

Riêng trong thơ ca, đặc biệt là thơ ca tƣợng trƣng - nơi các nhà thơ vốn
sáng tạo/ thể hiện chủ yếu thông qua các biểu tƣợng thì khái niệm biểu tƣợng
đƣợc định nghĩa là một hình ảnh/ sự vật có ý nghĩa tƣợng trƣng chỉ một cái gì
rộng lớn hơn chính nó; đƣợc lặp đi lặp lại nhiều lần với tần số cao. Đồng thời,
hình ảnh/ sự vật đó phải đƣợc tổ chức theo một cách đặc biệt, từ đó, nghĩa của
nó khơng cịn dừng lại ở nghĩa đen nữa mà có sự chuyển nghĩa, mang nghĩa
rộng hơn nghĩa ban đầu (lúc này là nghĩa tƣợng trƣng). Do đó, biểu tƣợng chỉ
tồn tại và mang các ý nghĩa, các giá trị khi ở trong văn cảnh nhất định của tác
phẩm đó; rời khỏi tác phẩm, nó khơng cịn mang ý nghĩa biểu tƣợng ấy nữa.
Ý nghĩa của biểu tƣợng có sự trùng phức, phức tạp, đa dạng về nghĩa, thậm
chí giữa các nghĩa có thể đối nghịch nhau. Nhƣ vậy, biểu tƣợng thể hiện


19

những sáng tạo về nghĩa của nhà văn nhƣng ngƣời đọc lại đóng vai trị mang
tính quyết định trong việc tìm kiếm các giá trị nghĩa ấy.
Với tƣ cách là phƣơng tiện sáng tạo nghệ thuật, biểu tƣợng phân biệt
với hình ảnh, hình tƣợng bởi tính chất, cấp độ ý nghĩa của nó. Hình ảnh là sự
phản chiếu sự vật trong cuộc sống đời thƣờng, nó giống nhƣ một “lát cắt” của
đời sống, thƣờng đơn giản về nghĩa. Hình tƣợng, cao hơn hình ảnh, là những
bức tranh đời sống đƣợc đƣa vào trong tác phẩm một cách cảm tính, sống
động, là sự thể hiện hiện thực đầy đặn hơn so với hình ảnh. Cịn biểu tƣợng là
những hình tƣợng đặc biệt, mang tính đa nghĩa và thƣờng có hàm nghĩa đánh
giá về giá trị, nhất là trong thơ tƣợng trƣng. Tức là các nghĩa nằm trong cùng
một biểu tƣợng chúng có khi khơng đồng nhất với nhau, ngƣợc lại, sẵn sàng
đối nghịch nhau. Chẳng hạn, biểu tƣợng miệng trong thơ Hàn Mặc Tử không
chỉ thể hiện cho cái chết với những trạng thái nơn, mửa, ọc, rên... mà đó cũng
là nơi sự sống đƣợc khởi phát; hay biểu tƣợng Đất trong thơ Mai Văn Phấn
khơng chỉ thể hiện cho hình tƣợng ngƣời phụ nữ, ngƣời Mẹ, ngƣời tình mang

vẻ đẹp phồn thực mà nó cịn là sự hóa thân của ngƣời đàn ông... Tuy nhiên,
mặc dù chúng đối nghịch nhau song khi cùng nằm trong một biểu tƣợng, các
nghĩa ấy vẫn ln ln thống nhất với nhau.
Trong cơng trình này, chúng tơi nhìn nhận, sử dụng khái niệm biểu
tƣợng chủ yếu từ góc độ nghệ thuật, cụ thể là biểu tƣợng trong thơ hiện đại .
Biểu tƣợng , lúc này , đƣợc xem là nhƣ̃ng hì nh ảnh mang tí nh ngụ ý

, mang

tính quan niệm, bao hàm trong nó nhiều ý nghĩa, gây đƣợc ấn tƣợng sâu sắc
đối với ngƣời đọc. Đƣợc xây dựng bằng ngôn từ và những thủ pháp đặc biệt ,
nó vƣợt qua những hình ảnh cụ thể , cảm tính bề mặt để trở thành nhƣ̃ng ảnh
hình tƣợng trƣng tích chứa quan niệm , tƣ tƣởng sáng tạo của tác giả . Những
hình ảnh, sự vật này có ý nghĩa trùng phức, đa nghĩa và nó chỉ nảy sinh
trong một văn cảnh nhất định, rời khỏi văn cảnh đó, biểu tƣợng đó sẽ khơng


×